Đề tài Cho vay ngắn hạn doanh nghiệp ngoải quốc doanh tại ngân hàng Sài Gòn thương tín Đà Nẵng

Mục lục: CHƯƠNG I: 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG 1 VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1 1. TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1 1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng 1 1.1.1. Tín dụng 1 1.1.2. Tín dụng ngân hàng 1 1.1.3. Các hình thức tín dụng 1 1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tín dụng: 2 2. PHÂN LOẠI TÍN DỤNG NGÂN HÀNG: 2 3. CÁC HÌNH THỨC CHO VAY VÀ ĐẶC ĐIỂM CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ: 4 3.1. Các hình thức cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 4 3.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay của Ngân hàng: 6 4. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NGẮN HẠN NGOÀI QUỐC DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 6 4.1. Nguyên tắc vay vốn 6 4.2. Điều kiện vay vốn 6 4. 3. Loại cho vay: 7 4. 4. Những nhu cầu vốn không được cho vay: 7 4. 5. Thời hạn cho vay: 8 4.6. Lãi suất cho vay: 8 4.7. Mức cho vay: 8 4.8. Thu nợ và lãi vốn vay: 9 4.9. Hồ sơ vay vốn: 10 CHƯƠNG II 11 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI 11 DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG 11 SẦI GÒN THƯƠNG TÍN ĐÀ NẴNG. 11 1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ĐN. 11 1.1. Quá trình thành lập NH TMCP SGTT chi nhánh Đà Nẵng: 11 1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP SGTT Đà Nẵng: 11 1.3. Tình hình nguồn vốn tại chi nhánh NHSGTT Đà Nẵng năm 2006-2007: 13 1.3.1. Tình hình nguồn vốn 13 1.3.2. Tình hình sử dụng vốn tại NHSGTT Đà Nẵng năm 2006-2007: 14 1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHSGTT Đà Nẵng trong năm 2006-2007: 15 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NHSGTT ĐÀ NẴNG NĂM 2006-2007: 16 2.1. Quy trình cho vay đối với với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 16 2.2. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn ngoài quocó doanh tại chi nhánh NHSGTT Đà Nẵng từ 2006-2007 18 2.2.1. tình hình chung về cho vay tại NHSGTT Đà Nẵng từ 2006-2007: 19 2.2.2. tình hình chung về cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh NHSGTT Đà nẵng từ 2006-2007: 20 2.3. Phân tích tình hình cho vsy ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quocó doanh tại chi nhánh NHSGTT Đà nẵng năm 2006-2007: 21 2.3.1. Tình hình chung về cho vayngoài quốc doanh 21 2.3.2. Tình hình cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo loại hình tổ chức doanh nghiệp: 23 3.3.3. Tình hình cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nước ngoài quốc doanh theo phương thức cho vay: 25 3.3.4. Tình hình cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nước ngoài quốc doanh theo phương thức cho vay: 26 3.3.4. Tình hình cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nước ngoài quốc 28 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 29 CHƯƠNG 3 33 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NHSGTT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 33 1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH. 33 1.1. Những thành quả đạt được: 33 1.2. Những tồn tại của hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 35 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHSGTT ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI 37 2.1. Thu hút và mở rộng mạng lưới khách hàng: 37 2.2. Đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư: 39 2.3. Mở rộng việc cho vay đối với các loại hình doanh nghiệp: 39 2.4. Ngân hàng nên có biện pháp tính giảm thủ tục và chi phí hành chính đối với các đơn vị cho vay ngoài quốc doanh. 40 2.5. Các biện pháp khác nhằm nâng cao kết quả cho vay: 41 2.6. Các biện pháp khơi tăng nguồn vốn của Chi nhánh. 42 2.7. Một số kiến nghị với các cấp, các ngành để tạo môi trường hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của NHSGTT Đà Nẵng. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC DANH MỤC CÁC BẢNG LỜI KẾT TÀI LIỆU RẤT RẺ NHÉ GIÁ CHỈ CÓ 7K THUI, DÙNG LUÔN BẢN MỀM NHÉ CÁC BẠN

doc50 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2657 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cho vay ngắn hạn doanh nghiệp ngoải quốc doanh tại ngân hàng Sài Gòn thương tín Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
05 108,93 110,04 104,79 4 Nợ xấu bình quân - Công nghiệp sản xuất - Công nghiệp chế biến - Thương mại du lịch 57.8 29.4 28.5 100 50,77 49,23 0 160.4 82.7 76.0 1.6 100 51,56 47,42 1,02 102.6 53.3 47.6 1.6 177,50 181,70 167,18 5 Tỷ lệ nợ xấu - Công nghiệp sản xuất - Công nghiệp chế biến - Thương mại du lịch 0.40% 0.51% 0.50% 0.00% 0.54% 0.69% 0.63% 0.07% 0.13% 0.18% 0.14% 0.07% 32,69 34,11 27,20 (theo nguồn tổng hợp Ngân hàng SGTT chi nhánh Đà Nẵng) Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng từ 96.144 triệu đồng năm 2006 lên 154.161 triệu đồng năm 2007 với tốc độ tăng khá cao là 60,34%. Điều này thể hiện sự tăng trưởng trong họat động cho vay nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của Ngân hàng. Trong tổng doanh số cho vay, cho vay đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất và công nghiệp chế biến là chủ yếu chiếm khoảng 40%-55%, cho vay trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ đạt khoảng 2%-3%. Tỷ trọng daonh số thu nợ và nợ xấu cũng đạt tương ứng. Trong cơ cấu cho vay, lĩnh vực công nghiệp sản xuất chiếm ưu thế hơn, nhưng công nghiệp chế biên có xu thế tăng nhanh hơn, tỷ trọng về doanh số thu nợ đạt cao hơn. Xét về an toàn cho vay trong lĩnh vực thì lĩnh vực thương mại dịch vụ có độ an toàn cao nhất, tỷ lệ nợ xấu chỉ khoảng 0%-0,07%. Tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức này (<1% theo quy định của ngân hàng nhà nước) là tín hiệu tốt cho họat độngc ho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 2.3.2. Tình hình cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo loại hình tổ chức doanh nghiệp: Bảng 8. Tình hình chung về cho vay ngoài quốc doanh ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1 Doanh số cho vay - Công ty cổ phần - Cty TNHH - Doanh nghiệp tư nhân 96.144 55.504 22.719 17.921 100 57,73 23,63 18,64 154.161 93.190 56.330 4.641 100 60,45 36,54 3,01 58.017 37.686 33.611 (13.208) 60,34 67,90 147,95 -74,11 2 Doanh số thu nợ - Công ty cổ phần - Cty TNHH - Doanh nghiệp tư nhân 73.142 48.113 21.833 3.196 100 65,78 29,85 4,37 148.194 92.147 52.298 3.749 100 62,18 35,29 2,53 75.052 44.034 30.465 553 102,61 91,52 139,54 17,30 3 Dư nợ bình quân - Công ty cổ phần - Cty TNHH - Doanh nghiệp tư nhân 14.312 7.737 5.690 885 100 54,06 39,76 6,18 29.919 15.782 12.231 1.906 100 52,75 40,88 6,37 15.607 8.045 6.541 1.021 109,05 103,98 114,96 115,36 4 Nợ xấu bình quân - Công ty cổ phần - Cty TNHH - Doanh nghiệp tư nhân 57.8 31.1 21.3 5.4 100 53,85 36,92 9,23 160.4 92.1 58.0 10.3 100 57,45 36,17 6,38 102.6 61.0 36.17 4.9 177,50 196,14 171,75 91,73 5 Tỷ lệ nợ xấu - Công ty cổ phần - Cty TNHH - Doanh nghiệp tư nhân 0.40% 0.55% 0.38% 0.60% 0.54% 0.75% 0.47% 0.54% 0.13% 0.21% 0.10% -0.07% 32,69 37,68 26,43 (theo nguồn tổng hợp Ngân hàng SGTT chi nhánh Đà Nẵng) Doanh nghiệp kinh tế ngoài quốc doanh tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau (như công ty cổ phần, TNHH, doanh nghiệp tư nhân, mỗi loại hình đều cần có vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, NHSGTT Đà Nẵng đã đẩy mạnh công tác tiếp cận khách hàng cho vay để đáp ứng nhu cầu đó. Doanh số cho vay của ngân hàng đối với các loại hình doanh nghiệp đều tăng. Doanh số cho vay đối với công ty cổ phần tăng cả quy mô lẫn tỷ trọng từ 57,73% năm 2006 lên 60,45% năm 2007 với trị số tăng 37.686 triệu đồng. Doanh số cho vay đối với lọai hình công ty TNHH tăng 33.612 triệu đồng với tỷ lệ tăng 147,95%. Trong khi đó, doanh nghiệp tư nhân lại giảm quy mô từ 17.921 triệu đồng năm 2006 xuống còn 4.460 triệu đồng năm 2007 với tốc độ giảm là 74,11%. Doanh số thu nợ phụ thuộc rất lớn vào doanh số cho vay. Vì vậy cũng nưh doanh số cho vay, doanh số thu nợ năm 2007 tăng mạnh, trong đó loại hình công ty cổ phần đạt cao nhất, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 44.034 triệu đồng với tỷ lệ tăng 91,52%. Nhưng tốc độ tăng cao nhất là loại hình doanh nghiệp TNHH, năm 2007 doanh số thu nợ tăng 30.465 triệu đồng với tốc độ tăng 139,54%, còn doanh thu tư nhân thì tăng 553 triệu đồng đối với tỷ lệ 17.3% Từ cơ cấu dư nợ bình quân theo loịa hình kinh tế ta thấy công ty cổ phần vẫn có dư nợ bình quân ở vị trí cao nhất, tuy nhiên lại giảm đi về tỷ trọng từ 54,06% năm 2006 xuống còn 52,75% năm 2007. Bên cạnh đó, thành phần công ty TNHH tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng với mức tăng so với năm 2006 là 6.540 triệu đồng và tỷ lệ tăng là 114,94%. Điều này cho thấy nền kinh tế ngày càng phát triển, các côgn ty TNHH ra đời ngày càng nhiều, để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường, cho nên trong các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì công ty cổ phần và công ty TNHH là laọi hình mà ngân hàng cho vay nhiều nhất. Theo đó, dư nợ bình quân của doanh nghiệp tư nhân cũng tăng 1.021 triệu đồng với tỷ lệ tăng 115,4% Nợ xấu bình quân tăng ở cả ba loại hinhf doanh nghiệp, công ty cổ phần tăng 61 triệu đồng với tỷ lệ tăng 196,14%, côgn ty TNHH tăng 36,7 triệu đồng, tỷ lệ tăng 171,75%, doanh nghiệp tư nhân tăng 4.9 triệu đồng, tỷ lệ tăng 91,74. Tuy nợ xấu bình quân tăng nhưng tỷ lệ xấu bình quân vẫn nằm trong điều kiện an toàn tức là nhỏ hơn 1%. Tóm lại, việc cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo thành phần kinh tế có xu hướng tốt, đặc biệt với sự hội nhập và phát triển hiện nay, chi nhánh nên mở rộng tín dụng đối với các công ty TNHH và doanh nghiệp 100 vốn nước ngoài. Các công ty TNHH thường là các công ty vừa và nhỏ, việc quabr ký cũng như hoạt động đi vay và sử dụng vốn vay dễ dàng, và đây cũng là thành phần kinh tế có thể nói năng động nhất trong nền kinh tế thị trường hiện nay, số doanh nghiệp và số vốn của thành phần này càng cao. Vì vậy nhu cầu về tín dụng sẽ rất lớn. Đây thực sự là cơ hội của chi nhánh không những trong thời gian hiện tại mà trong cả nhiều năm tới. 3.3.3. Tình hình cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nước ngoài quốc doanh theo phương thức cho vay: Bảng 9. Tình hình chung về cho vay ngoài quốc doanh VT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1 Doanh số cho vay - Hạn mức - Từng lần 96.144 9.105 87.039 100 9,47 90,53 154.161 18.731 135.430 100 12,15 87,85 58.017 9.626 48.391 60,34 105,72 55,60 2 Doanh số thu nợ - Hạn mức - Từng lần 73.142 8.082 65.060 100 11,05 88,95 148.194 18.628 129.566 100 12,57 87,43 75.052 10.546 64.506 102,61 130,48 99,15 3 Dư nợ bình quân - Hạn mức - Từng lần 14.312 4.258 10.054 100 29,75 70,25 29.919 8.117 21.802 100 27,13 72,87 15.607 3.859 11.748 109,05 90,64 116,84 4 Nợ xấu bình quân - Hạn mức - Từng lần 57.8 16.0 41.8 100 27,69 72,31 160.4 51.2 109.2 100 31,91 68,09 102.6 35.2 67.4 177,50 220,00 161,24 5 Tỷ lệ nợ xấu - Hạn mức - Từng lần 0.40% 0.38% 0.42% 0.54% 0.63% 0.50% 0.13% 0.25% 0.09% 32,50 67,68 20,45 (theo nguồn tổng hợp Ngân hàng SGTT chi nhánh Đà Nẵng) Theo số liệu trên , ta thấy chi nhánh cho vay theo từng lần chủ yếu. Doanh số cho vay năm 2006 giảm tỷ trọng từ 90,53% năm 2006 xuống còn 87,85% năm 2007. nhưng lại tăng về quy mô với mức tăng 48.391 triệu đồn và tỷ lệ tăng 55,6%. Còn cho vay theo hạn mức tín dụng thì tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng với mức tăng 9.626 triệu đồn và tỷ lệ tăng 105,72%. Cùng xu hướng tăng với doanh số cho vay, doanh số thu nợ năm 2007 theo cả hai phương thức cho vay đều tăng. Doanh số thu nợ theo hạn mức tăng 10.546 triệu đồng với tỷ lệ tăng 130,48%. Tại chi nhánh chỉ thực hiện việc cho vay theo hạn tín dụng đối với các doanh nghiệp có quan hệ thường xuyên, có uy tín lớn với ngân hàng, tình hình sản xuất ổn định và nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh ít mặt hàng. Nhược điểm của cho vay theo hạn mức đó là việc quản lý vốn vay, khó khăn trong việc kiểm soát mục đíhc vay vốn của doanh nghiệp, dẫn đến việc thu hồi vốn gặp trở ngại. Vì thế dư nợ bình quân năm 2007 đối với cho vay theo hạn mức, tuy tăng về quy mô 3.859 triệu đồng, nhưng lại giảm về tỷ trọng từ 29,75% năm 2006 xuống còn27,13% năm 2007. Đối với cho vay từng lần thì dư nợ bình quân tăng cả về tỷ trọng lẫn quy mô với mức tăng 11.748 triệu đồng và tỷ lệ tăng 116, 84 %. Trong năm 2007 nợ quá hạn bình quân ở cả hai phương thức cho vay đều tăng, phương thức cho vay theo hạn mức tăng 35,2 triệu đồng với tỷ lệ tăng 220,00%, phương thức cho vay từng lần tăng 67,4 triệu đồng và tỷ lệ tăng là 161,24%. Mặc dù nợ xấu bình quân tăng, song tỷ lệ nợ xấu vẫn nhỏ hơn 1% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Điều này vẫn đảm bảo cho ngân hàng họat động kinh doanh có hiệu quả. Nhìn chung, trong thời gian NHSGTT Đà Nẵng đã thực hiện linh hoạt hai phương thức cho vay trên. Tuy nhiên trong tương lai, chi nhánh có thể mở rộng các phương thức cho vay, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có các dự án đầu tư lớn, mở rộgn quy mô sản xuất kinh doanh, tăng mức cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên thị trường cũng như có thể nâng cao phương thức cho vay từng lần bằng cách cho vay theo hình thức doanh số, cho vay từng mặt hàng để dễ quản lý cho việc thu nợ. 3.3.4. Tình hình cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nước ngoài quốc doanh theo phương thức cho vay: Bảng 10. Tình hình chung về cho vay ngoài quốc doanh ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1 Doanh số cho vay - Có đảm bảo bằng tài sản - Không đảm bảo bằng tài sản 96.144 90.539 5.605 100 94,17 5,93 154.161 164.515 7.646 100 95,04 4,96 58.017 55.976 2.041 60,34 61,83 36,42 2 Doanh số thu nợ - Có đảm bảo bằng tài sản - Không đảm bảo bằng tài sản 73.142 68.293 4.849 100 93,37 6,63 148.194 140.992 7.202 100 95,14 4,86 75.052 72.699 2.353 102,61 106,25 92,83 3 Dư nợ bình quân - Có đảm bảo bằng tài sản - Không đảm bảo bằng tài sản 14.312 11.950 2.361 100 83,50 16,50 29.919 25.365 4.554 100 84,78 15,22 15.607 13.415 2.193 109,05 112,25 92,88 4 Nợ xấu bình quân - Có đảm bảo bằng tài sản - Không đảm bảo bằng tài sản 57.8 57.8 100 100 0 160.4 160.4 100 100 0 102.6 102.6 177,50 177,50 5 Tỷ lệ nợ xấu - Có đảm bảo bằng tài sản - Không đảm bảo bằng tài sản 0.40% 0.48% 0.00% 0.54% 0.63% 00.0% 0.13% 0.15% 0.00% 32,50 30,68 (theo nguồn tổng hợp Ngân hàng SGTT chi nhánh Đà Nẵng) Một trong những điều kiện cần thiết để Ngân hàng cấp tín dụng là doanh nghiệp đi vay có tài sản đảm bảo. Năm 2007, Chi nhánh cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều có tài sản đảm bảo chiếm 95,04% tăng 55.976 triệu đồn. Đối với việc vay không đảm bảo bằng tài sản thì quy mô và tỷ trọng chỉ tăng nhẹ so với năm 2006 với mức tăng là 2.041 triệu đồng và tỷ lệ tăng là 36,42%. Tương ứng doanh số cho vay, doanh số thu nợ năm 2007 đối với cho vay có đảm bảo bằn tài sản tăng so với năm 2006 là 72.699 triệu đồn với tỷ lệ 106,45%. Còn đối với cho vay không đảm bảo bằng tài sản tuy tăng về quy mô với mức tăng 2.353 triệu đồn nhưng lại giảm về tỷ trọng từ 6,63% năm 2006 xuống còn 4,86% năm 2007. Tài sản đảm bảo cho vay tại NHSGTT Đà Nẵng là những tài sản thuộc sở hữu của khách hàn. Sự gia tăng dư nợ bình quân năm 2007 só với năm 2006 của các doanh nghiệp đi vay là 13.415 triệu đồng với tỷ lệ 112,25%, còn các doanh nghiệp đi vay không có đảm bảo bằng tài sản là 2.192 triệu đồng với tỷ lệ tăng 92,83%. Nợ xấu bình quân cuả loại doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo cho vay trong cả hai năm 2006-2007 đều bằng không. Doanh nghiệp có đảm bảo có tài sản đảm bảo cho món vay thì nợ quá hạn bình quân năm 2007 tăng so với năm 2006 là 102,6% với tỷ lệ tăng 117,50%. Theo đó tỷ lệ nợ xấu năm 2007 của doanh nghuiệp có tài sản đảm bảo cho món vay là 0,63%<1% đây là một kết quả khả quan nằm trong giới hạn cho phép cảu Chi nhánh. Tóm lại năm qua việc cho vay của Chi nhánh đối với các doanh nghiệp theo hình thức đảm bảo cho vay có xu hướng tốt, việc cho vay đối với cac doanh nghiệp không có đảm bảo bằng tài sản cho món vay luôn ở trạng thái tốt, hai năm liền không có nợ xấu. Từ đó chi nhánh cần phát huy hình thức cho vay này, không nên quá chú trọng đến tài sản mà nên xem xét phương án, hiệu quả, cũng như quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà quyết định cho vay, vừa phù hợp với tình hình thực tế cũng như phù hợp với các nghị định 178 và 85 của chính phủ về việc cho vay không có đản bảo tài sản. Nhìn chung, tình hình cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của NHSGTT Đà Nẵng năm 2006-2007 diễn ra tương đối tốt. Hầu hết các doanh nghiệp đều làm ăn có hiệu quả, phân flớn thành toán nợ gốc và lãi đúng hạn. Tuy nhiên nợ xấu bình quân còn cao, do đó Chi nhánh cần có nhiều biện pháp để tăng cường cho vay và thu nợ, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng. Đồng thời cán bộ tín dụng cần phải tích cực hơn nữa trong việc kiểm tra thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh, mục đích sử dụng vốn, tài sản thế chấp, cầm cố cũng như đôn đốc khách hàng để thu được nợ đúng hạn, giảm nợ xấu đến mức thấp nhất… nhằm góp phần mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. 3.3.4. Tình hình cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nước ngoài quốc doanh theo phương thức cho vay: Bảng 10. Tình hình chung về cho vay ngoài quốc doanh ĐVT: Triệu đồng TT Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Quý I Quý II Quý III Quý IV 19.562 23.110 24.320 29.152 20,35 24,04 25,29 30,32 27.360 32.148 36.427 58.229 27.75 20.85 23.63 37.77 7.798 9.038 12.107 29.077 39,86 39,11 49,78 99,74 Tổng 96.144 100 154.164 100 58.020 60.34 (theo nguồn tổng hợp Ngân hàng SGTT chi nhánh Đà Nẵng) Qua bảng 11 thấy: Nhìn chung thì doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh qua các quý của các năm có xu hướng gia tăng và quý chiếm tỷ trọng cao nhất là quý IV. Doanh số vay cho quý IV năm 2006 đạt 29.152 triệu đồng chiếm 30.32% tổng doanh số cho vay ngắn hạn cảu doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong năm tiếp đến là quý II đạt24.320 triệu đồng chiếm 25,29%, quý II 23.110 triệu đồng chiếm 24.04 và cuối cùng là đến quý I đạt 19.562 chiến 20,35. Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2007 qua các quý đều tăng so với năm 2006. Doanh số cho vay quí I đạt 27.360 chiếm 17,75% tăng so với năm 2006 với tỉ lệ tăng 39,86% tương ứng 7.798 triệu đồng. Doanh số cho vay quý II đạt 32.148 triệu đồng chiếm 20,85% trên tổng doanh số cho vay của Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng so với 2006 chiếm, sang quý III con số nàylà 36.427 triệu đồng chiếm 23.63% tổng doanh số vay tăng so với 2006 49,78% tương ứng 12.107 triệu đồng. Qúi IV con số này tăng vượt bậc 58.229 triệu đồng chiếm 37,77 (tăng so với 2006 99,74 tương ứng 29.077 triệu đồng). Qua số liệu phân tích trên thì đặc birjt chú ý là doanh số cho vay quý IV chiểm tỷ trọng lớn đều tăng qua các năm. Nguyên nhân là từ đâu? Đó là vì trong thời gian này nhu cầu vốn tăng mạnh nhằm bổ sung cho công việc sản xuất kinh doanh phục vụ trong dịp tết. Do vậy chi nhánh cần biết đặc điểm này để đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn của các chủ thể tại địa bàn. 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Hoạt động kinh doanh tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu là tín dụng ngắn hạn. Hoạt động tín dụng mang lại cho ngân hàng nhiều lợi nhuận, Song cũng không tránh khỏi những rủi ro. Do vậy. để đánh giá chính xác hơn về hoạt động này ta cần xem xét các chỉ tiêu sau: = Số vòng quanh vốn tín dụng ngắn hạn (Vòng/năm) Doanh số thu nợ ngắn hạn Dư nợ ngắn hạn bình quân Chỉ tiêu này này thể hiện tốc độ chu chuyển của đồng vốn tín dụng ngắn hạn trong một thời kỳ nhất định. Số ngày dương lịch trong kỳ Thời hạn cho một vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn (ngày) Số vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn = Bảng 12: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh tín dụng ngắn hạn ngoài quốc doanh tại Chi nhánh NHSGTT Đà Nẵng năm 2006-2007 TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 1 2 3 4 Doanh số cho vay ngắn hạn Doanh số thu nợ ngắn hạn Dư nợ ngắn hạn bình quân Nợ xấu bình quân ngắn hạn triệu đ triệu đ triệu đ triệu đ 96.144 73.142 14.312 57,8 154.161 148.194 22.919 160,4 * 1 2 3 Kết quả tính toán Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn Thời hạn một vòng quay tín dụng ngắn hạn Tỷ lệ nợ xấu Vòng ngày /% 5,11 65 0,40 4.95 67 0.54 dựa vào các số liệu trên ta thấy số vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn năm 2007 là 4,95 vòng, thấp hơn so với năm 2006 là 0,16 vòng, làm cho tốc độ chu chuyển vốn tín dụng ngắn hạn giảm nhẹ. Thời hạn quay một vòng vốn tín dụng ngân hàng năm 2007 là 67 ngày, chậm hơn 2 ngày so với năm 2006, tuy vậy cũng không thể làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2007 có tăng so với năm 2006 song không đáng kể và vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Mức dư nợ ngắn hạn bình quân ngoài quốc doanh Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, các hoạt động khác chỉ hỗ trợ cho hoạt động này. Kết quả thu thập, chi phí lợi nhuận được tính chung cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cho việc đánh giá từng hoạt động chỉ mang tính chất tương đối. Đối với hoạt động kinh doanh tín dụng, việc đánh giá kết quả là cần thiết trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân. Do đó ta cần phân tích cụ thể kết quả của những hoạt động ngân hàng trong việc cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư của lĩnh vực này. Thu lãi cho vay hoạt động kinh doanh tín dụng x = Thu lãi cho vay ngắn hạn ngoài quốc doanh Tổng dư nợ bình quân Chi phí trả tiền gửi và tiền vay cho hoạt động kinh doanh tín dụng Mức dư nợ ngắn hạn bình quân ngoài quốc doanh Chi phí trả tiền gửi và tiền vay cho hoạt động cho vay ngoài quốc doanh x = Tổng dư nợ bình quân Thu lãi cho vay ngoài quốc doanh Chi phí quản lý chung Chi phí quản lý cho hoạt động cho vay ngoài quốc doanh x = Tổng thu nhập Bảng 13: kết quả kinh doanh về việc cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi nhánh NHSGTT Đà Nẵng năm 2006-2007 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Tỉ lệ(%) 1 2 3 4 5 6 7 Thu lãi cho vay hoạt động kinh doanh tín dụng Chi trả tiền gửi& tiền vay cho hoạt độngkinh doanh tíndụng Chi phí quản lý chung Tổng dư nợ bình quân Dư nợ ngắn hạn bình quân ngoài quốc doanh Doanh số cho vay ngắn hạn ngoài quốc doanh Tổng số cho vay 16.940 7.618 1.960 41.765 14.312 96.144 167.060 21.644 10.392 2.613 78.083 29.919 154.161 273.292 127,77 136,41 133,32 186,96 209,05 160,34 163,59 * 1 2 3 Kết quả tính toán Thu lãi cho vay ngắn hạn ngoài quốc doanh Phi phí: Chi phí trả tiền gửi và tiền vay cho hoạt động cho vay ngoài quốc doanh Chi phí quản lý cho hoạt động cho vay ngoài quốc doanh Lợi nhuận 5.804,83 2.610,67 671,69 2.522,47 8.293,02 3.981.85 1.001,33 3.309,83 142,86 152,52 149,08 131,21 Dựa vào bảng kết quả kinh doanh có thể thấy, năm 2006 hoạt động cho vay ngắn hạn ngoài quốc doanh thu được 3.309,83 triệu đôồn, tăng so với năm 2006 đến 131,21 Lợi nhuận từ hoạt động này chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng lợi nhuận của Chi nhánh là 9,426 triệu đồng. Lợi nhuận tăng đã phản ảnh quy mô và chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn ngoài quốc doanh năm 2006 tăng cao, hiệu qảu kinh doanh của Ngân hàng gặp nhiều thuận lợi. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NHSGTT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH. 1.1. Những thành quả đạt được: Trong những năm gần đây tình hình kinh tế xã hội của Tp đã có những chuyển biến tích cực, nhu cầu của các ngành kinh tế không những tăng lên, tạo nhiều cơ hội tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn do sự cạnh tranh gây gắt của các ngân hàng thương mại khác cũng như sự biến động giá cả thị trường và những khó khăn chung của khu vực. Tuy nhiên trong thời gian qua NHSGTT vẫn tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cao và đã đạt được những thành quả rất đáng khích lệ. Một trong những chỉ tiêu trọng yếu nhất để đánh giá tiềm lực và uy tín của ngân hàng, đồng thời là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng kinh doanh và uy tín trên thương trường của một số tổ chức tín dụng là giữ ổn định và tăng nguồn vốn. Vì thế trong năm qua với chính sách hoạt động vốn đa dạng và năng động, NHSGTT Đà nẵng đã thu hút được một số lượng vốn lớn trong và ngoài nước bằng VNĐ và ngoại tệ. Đến 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động quy VNĐ là 438.143 triệu đồng, tăng 41,60% so với đầu năm. Với sự nổ lực vươn lên của toàn thể cán bộ nhân viên, Chi nhánh đã phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Do vậy doanh số cho vay rất khả quan, năm 2007 đạt 273.292 triệu đồng tăng so với năm 2006: 106.232 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 63,59%. Bởi do ngân hàng dựa vào thế mạnh vốn có của mình đồng thời bám sát chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố, phục vụ kịp thời nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh qua đó đã thiết lập được mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Đôí với lãi suất tiền gửi, NHSGTT cho vay ngàng bằng hoặc cao hơn các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, nhưng với những chiến lược marketing ngân hàng, phong cách phục vụ chuyên nghiệp và không ngừng hiện đại hoá trang bị công nghệ ngân hàng. Vì vậy lượng khách hnàg ngày càng tăng và càng có nhiều khách hàng lớn tìm đến với ngân hàng. Nhằm tăng hiệu quả của hoạt động tín dụng, trong năm qua chi nhánh đã ban hành chính sách tín dụng cũng như các văn bản hướng dẫn liên quan, hình thành phòng quản lý tín dụng, đưa vào triển khai thí điểm mô hình xếp hạng cho doanh nghiệp và cá nhân, các mô hình phân tích ngành để làm cơ sởhạn chế rủi ro tín dụng, chuanả hoá các quy trình thao tác nghiệp vụ và hoàn thiện hệ thống văn bản lập quy liên quan đến hoạt động tín dụng , xây dựng báo cáo tín dụng hàng tháng. Ban hnàh quy chế giao dịch hối đoái và tiếp tục hoàn chỉnh quy trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, hoàn tất xây dựng phần mềm giao dịch Trading System và đang đưa vào vận hành thử nghiệm. Bước đầu thực hiện giao chỉ tiêu kinh doanh, tự kinh doanh với hạn mức nhỏ cho từng giao dịch viên để có cơ sở đánh giá trong việc phân cấp hệ giao diịch viên ngoại hối. Hoạt động đầu tư và tham gia vào thị trường trái phiếu, tín phiếu tiếp tục được mở rộng , cơ sấu sử dụng vốn được tái cấu trúc theo hướng tăng dẫn tỷ trọng hoạt động đầu tư, tính đến cuối năm đầu tư chiếm 16% tổng tài sản, bên cạnh đócòn tạo ra doanh số từ việc thành toán qua ATM. Tổng doanh số thanh toán quốc tế năm 2007 đạt tăng so với năm trước, trong đó thanh toán cho nước ngoài 29.524 triệu đồng và nhận thanh toán từ nước ngoài 28.381 triệu đồng. Bene cạnh việc gia tăng số lượng, chất lượng hoạt động thanh toán quocó tế cũng đã được nâng cao. Trong năm qua NHSGTT đã được ngân hàng HSBC (Hongkong Shanghai Banking Corperation) công nhận là một trogn những ngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế đạt chất lượng cao, tập đoàn City Grroup và ngân hàng Union Bank Of California (USA) trao tặng giâys chứng nhận là ngân hàng có chất lượng thanh toán với tỷ lệ sai sót thấp. Trong năm qua ngân hàng đã cơ bản hoàn thành việc phát hành thẻ Sacompassport độc lập, ký hợp đồng quản lý thẻ quốc tế và nội địa với công ty Comex (Singpour) và đã làm việc với đối tác phát hành thẻ Visa và MasterCard trong năm 2006. Ngân hàng đã có sự đầu tư lớn về tài chính cũng như năng lực nhằm đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Tổ chức xét chọn thầu và tiến hành ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Core-banking-T24 với công ty Temennos, sắp xếp và tổ chức lại hoạt động của trung tâm CNTT theo hướng chuyên biệt và chuyên nghiệp hoá vừa đảm bảo nhằm cải thiện duy trì Smartbank hiện hữu vừa nhanh chóng tiếp nhận hệ thống Core-banking mới. Công tác đánh giá thi đua khen thưởng đã có nhiều thay đổi đáng kể, việc đánh giá thi đua khen thưởng thực hiện sâu sắc trong cả năm, thya vì mỗi năm đánh giá một lần như trước đây. Việc đánh giá thi đua kết hợpgiữa các chỉ tiêu định tính và định lượng rõ ràng đã làm cho công tác thi đua khen thưởng chính xác, toàn diện và có tính thuyết phục hơn, cũng như kích thích mọi người tự giác phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc đánh giá chéo cũng giúp tăng cường tinh thần trách nhiệm, đoàn kết hỗ trợ nhau giữa các bộ phận. Ngân hàng tích cực tham gia các hoạt động văn hoá xã hội như thăm và tặng quà neo đơn không nơi nương tựa, ủng hộ đồng bào các vùng bị thiên tai, lũ lụt, tặng quà trung thu cho trẻ em nghèo , trao học bổng cho học sinh hiếu học … Đồng thời ngân hàng cũng đã tổ chức nhiều hoạt động văn hoá thể thao, vui choiư bổ ích dành cho nội bộ như: các giải bóng đá, bóng bàn, cầu lông, cuộc thi tiếng hát Sacombank, hái hoa danag chủ, khéo tay hay làm… Đội ngũ cán bộ trẻ của chi nhánh được đào tạo cơ bản trong các môi trường đại học, đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngân hàng trong tình hình mới trong năm qua, Sacombank đã áp dụng chế độ tiền lương mới dựa trene cơ sở kiến thức-kỹ năng-kinh nghiệm- tính thần trách nhiệm và thành quả lao động của mỗi người, điều này sẽ là đòn bẩy quan trọng để khuyến khích mọi người gắn bó lâu dài và cống hiến hết mình cho ngân hàng. Với chất lượng cán bộ ngày càng nâng cao kết hopự với thái độ phục vụ tận tình chu đáo, công nghệ tiên tiến, ngân hàng không những đứng vững trong cơ chế mới mà còn là ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động có hiệu quả trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 1.2. Những tồn tại của hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Với khách hàngchủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên Ngân hàng cũng phải gánh chịu nhiều rủi ro. Vì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu làm nhiệm vụ hỗ trợ và vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn trong việc sản xuất, gia công các phụ kiện, các công đoạn, hoặc tổ chức thu mua, thu gom nguyên vật liệu, đại lý bán hàng nên vốn chủ sở hữu rất thấp, thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu chiến lược sản phẩm, chưa thích ứng được với cơ chế thị trường nên dễ xảy ra tình trạng thua lỗ, sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Điều này sẽ gây cho Ngân hàng những rủi ro lớn trong việc thu hồi vốn và lãi . Việc thực hiện chế độ kế toán của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa nghiêm túc theo pháp lệnh kế toán thống kê, nên sẽ khó khăn cho ngân hàng trong việc tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để có thể tiến hành thẩm định và cho vay. Để vay được vốn, điều kiện đầu tiên mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần phải có tài sản đảm bảo, nhưng các doanh nghiệp ngaòi quốc doanh lại có ít tài sản thế chấp cầm cố, không có người bảo lãnh, hoặc có tài sản nhưng không đủ quyền sở hữu hợp pháp, do vậy ngân hàng không dám cho vay, mặc dù xét thấy dự án sản xuất kinh doanh của đơn vị có tính khả thi, có hiệu quả. Quá trình chỉ đạo và thực hiện mục tiêu phát triển nhanh- an toàn - bền vững đã bộc lộ một số hạn chế nhất định: tính nhất quán và thống suốt trong toàn hệ thống không cao, nguồn lực hiện có và thời gian tuỳ lúc, tuỳ nơi, không đáp ứng đủ và kịp thời cho nhiệm vụ vừa phát triển vừa củng cố, đã xuất hiện những sự cố, tổn thất cho quá trình kiểm tra giám sát không theo kịp sự phát triển nghiệp vụ. Công tác phân cấp quản lý điều hành vẫn chưa triệt để, chưa cụ thể, dẫn đến có người làm không hết việc, có người không có việc để làm hoặc phó thác trách nhiệm cho người khác, làm cho hiệu quả công việc không cao. Thời gian của cán bộ điều hành cấp cao danh cho việc xử lý nghiệp vụ thường nhật quá nhiều, rất ít thời gian cho công tác chiến lược, quản trị điều hành. Việc giám sát rủi ro và tham mưu điều hành hoạt động chưa hiệu quả, chưa kịp thời, chưa theo kịp quy mô và tốc độ phát triển của ngân hàng do thiếu cơ chế, theieý phương tiện và chưa kiên quyết. Hiệu quả của công tác kiểm tra kiểm toán còn có mặt hạn chế: chưa tăng cường đủ nhân sự có trình độ, chậm phát hiện các sai phạm trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, chưa thực hiện nghiệp vụ cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh. Hệ thống công nghệ thông tin mặc dù được đầu tư mạnh, có nhiều chuyển biến tích cực nhưng thực sự chưa áp dụng được yêu cầu quản lý, điều hành, chưa tương xứng với quy mô phát triển của ngân hàng và cần được tiếp tục nâng cấp trong thời gian tới. Chính sách và các văn bản hướng dẫn tín dụng còn gò bó, chưa khuyến khích tính năng động sáng tạo, đồng thời còn một số điểm chưa phù hhợp với thực tiễn hoạt động tín dụng, cũng như tình hình thực tế nên chưa kích thích được định hướng để ngân hàng có thể phát huy thế mạnh trên cơ sởtận dụng đặc thù kinh tế tại địa phương. Cơ cấu tín dụng chưa thể hiện được tính bền vững và định hướng trong tương lai phù hợp với quy mô phát triển của ngân hàng. Các sản phẩm và dịch vụ của NHSGTT còn đơn điệu, chưa phong phú, thiếu tiện ích làm cho năng lực cạnh tranh không cao, cũng như khó phát triển nguồn thi dịch vụ và khách hàng mới. Công tác nghiên cứu và triển khai sản phẩm mới chưa có hiệu quả, chưa chú trọng phát hiện, khai thác và phát triển các sản phẩm mới theo nhua cầu của nền kinh tế cũng như chưa khai thác hợp lý đối tượng khách hàng để có chính sách phù hopự chamạ triển khai và chưa phát huy hiệu quả. Thu nhập phi tín dụng có phát triển nhưng chưa thực hiện sự bền vững, các mãng như bảo lãnh, thu chi hộ, dịch vụ ngân quỹ và thanh toán thẻ chưa có bước đột phá. Hoạt động kinh doanh tiền tệ nảy sinh nhiều bất cập, sơ hở cần sớm khắc phục. Mô hình tổ chức phát hành thẻ chưa hoàn thiện, chưa xây dựng được định hướng và chiến lược rõ ràng, công tác chuẩn bị chưa tốt lúng túng trong triển khai thực hiện. 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHSGTT ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI Hiện nay nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế là rất lớn để phù hợp với xu hướng phát triển chung của thành phố. Đối với ngân hàng việc tìm kiếm khách hàng hoạt động có hiệu quả để cấp tín dụng là vấn đề khó. Vì thế huy động vốn nhưng hoạt động cho vay không tiến triển, bị trì trệ thì ngân hàng sẽ làm ăn không có hiệu quả, thua lỗ, vừa không bù đắp được chi phí huy động. Do đó, ngân hàng cần có nhiều biện pháp tích cực để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, nhất là hoạt động cho vay ngoài quốc doanh. 2.1. Thu hút và mở rộng mạng lưới khách hàng: Khu vực miền trung là vùng kinh tế có nhiều khả năng phát triển, Trong đó Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương được xem là trung tâm trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của miền Trung, các tỉnh như Quảng Ngãi, Quảng Nam cũng đang trên đà phát triển mạnh hứa hẹn những thị trường hấp dẫn cho hoạt động ngân hàng. Vì vậy chi nhánh cần phải tìm mọi cách để thu hút khách hàng và tạo điều kiện cho sự thành đạt của khách hàng như chính bản thân chi nhánh. Một là, tiếp tục tăng cường và nâng cao chất lượng quan hệ với các bạn hàng truyền thống và khuyến khích các bạn hàng sử dụng khép kín các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Để thực hiện thành công trong công tác khách hàng thì ngân hàng phải thực hiện tốt chính sách lãi suất và phí dịch vụ, vì đây là công cụ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn. Trong bối cảnh lãi suất liên tục tăng, chi nhánh ền bám sát thị trường, xem xét xu hướng phát riển của các ngành nghề trong tương lai thành phố, qua đó duy trì quan hệ với khách hàng. Để thực hiện được điều này chi nhánh nên có biện pháp tiết kiệm chi phí hoạt động và chi tiêu của mình cố gắng khai thác các nguồn huy động với chi phí thấp nhất để có đủ cơ sở thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp đảm bảo các thoả thuận đã cam kết. Hai là, bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, khẳng định vị thế của ngân hàng, tạo niềm tin đối với khách hàng như một địa chỉ tin cậy. Ngân hàng nên tận dụng triệt để các cơ hội xác lập mối quan hệ cá nhân, tiếp xúc trực tiếp với tinh thần Sacombank sẵn sàng là đối tác với tất cả các doanh nghiệp. Vì vậy, ngân hàng muốn được có nhiều người mua thì phải chủ động tìm đến và đặt quan hệ tín dụng với các đơn vị mới chứ không bị động ngồi chờ khách hàng đến xin vay. Để đạt được điều này, Chi nhánh cần phải mở rộng địa bàn hoạt động, xây dựng thêm các chi nhánh, các đại lý, phát triển thâm văn phòng giao dịch như Tam Kỳ, khu công nghiệp Sơn Trà, khu công nghiệp Liên Chiểu hay khu công nghiệp Điện ngọc. Việc mở rộng địa bàn này sẽ giúp cho Ngân hàng vừa thu hút được một số lượng vốn lớn trong dân cư và các tổ chức kinh tế vừa đáp ứng nhu cầu nhanh chóng vay vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó ngân hàng bày tỏ sự quan tâm đến khách hàng và luôn tìm cách để tạo sự thoả mái cho khách hàng mỗi khi đến ngân hàng. Bằng cách hàng năm, Ngân hàng nên tổ chức hội nghị khách hàng để tiếp thu ý kiến của khách hàng về những vướng mắc trong công tác tín dụng, thái độ phục vụ của cán bộ công nhân viên Ngân hàng … để Ngân hàng kịp thời khắc phục, điều chỉnh và hoàn thiện. 2.2. Đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư: Để trở thành một trung tâm kinh tế văn hoá khu vực miền Trung Tây Nguyên đòi hỏi thành phố Đà Nẵng phải có sự phát triển toàn diện, đặc biệt là sự đa dạng hoá các nghành kinh tế Trong năm qua, NHSGTT Đà Nẵng chủ yếu cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ, còn các ngành khác như xây dựng, vận tải, tư vấn thiết kế xây đựng, nông nghiệp thì chưa có. Việc cho vay này dễ gặp rủi ro xảy ra khi môi trường kinh doanh không thuận lợi hoặc do thiên tai, hoả hoạn, vì thế Ngân hàng nên tăng cường mở thêm quan hệ tín dụng cho nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành hoạt động khác nhau. Bởi lẻ, nếu ngành này hoạt động trì trệ, thì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành dddos các doanh nghiệp thuộc ngành khác có thể hoạt động khá hơn sẽ trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn cho Ngân hàng. Từ đó ngân hàng có thể phân tán rủi ro, ít gặp nguy hiểm hơn trường hợp tập trung vốn vào một ngành hoạt động. 2.3. Mở rộng việc cho vay đối với các loại hình doanh nghiệp: “ Vay để cho vay” là hoạt động cơ bản của mọi ngân hàng thương mại. Thông qua hoạt động này, Ngân hàng là nơi cung cấp nguồn lực tài chính cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các doanh nghiệp đặt quan hệ tín dụng với Ngân hàng ta. Muốn thu hút được nhiều khách hàng thì chi nhánh cần phải tư vấn giúo các khách hàng trong việc xây dựng dự án, lựac họn đối tác, ưu đãi lãi suất với bạn hàng lớn, đồng thời phải tinh giảm thủ tục để trách chậm trễ trong thanh toán. Hiện nay cả nước đang tiến hành cố phần hoá, tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước. Đây là các doanh nghiệp có ưu thế về tính năng động, thích ứng nhanh với thị trường. Tuy nhiên, các đơn vị này hoạt động chủ yếu vào vốn chiếm dụng hay vốn vay ngân hàng, chưa có uy tín trên thị trường. Do đó, khi vay vốn ngân hàng thường yêu cầuphải có tài sản thế chấp để đảm bảo cho vốn vay. Vì đây là những công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn dư ra hoạt động sản xuất kinh doanh. Uy nhiên, thực tế vẫn còn một số doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, hoàn thành tốt nghĩa vụ với ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng cần nghiên cứu kỹ để tìm ra những giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho những khách hàng đầy tiềm năng này. Vì nó góp phần vào việc gia tăng lợi nhuận của ngân hàng và góp phần đa dạng hoá thêm nữa các hình thức tín dụng. 2.4. Ngân hàng nên có biện pháp tính giảm thủ tục và chi phí hành chính đối với các đơn vị cho vay ngoài quốc doanh. Để tăng tính cạnh tranh, Ngân hàng nên áp dụng các biện pháp làm tinh giảm thủ tục và chi phí hành chính, hạn chế bớt số lần làm công chứng tài sản thế chấp cho các đơn vị ngoài quốc doanh có quan hệ vay trả nhiều lần trong năm với ngân hàng như sau: - Cho phép doanh nghịêp vay vốn được quyền sử dụng một hạn mức tín dụng trong suốt thời gian hợp đồng. - Dựa trên hạn mức tín dụng, doanh nghiệp có thể rút vốn hoặc hoàn trả vốn vay nhiều lần tuỳ theo yêu cầu sử dụng. Từ đó việc rút vốn từng lần này sẽ giúp cho ngân hàng quản lý, theo dõi chặt chẽ được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Vì vậy, mỗi lẫn rút vốn bằng khế ước, doanh nghiệp phải nêu rõ mục đích sử dụng vốn vay có văn bản. - Các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn: Khi một đơn vị vay vốn phát sinh nợ quá hạn, Ngân hàng cần phải xem xét phân tích. + Nếu người vay gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn về tài chính tạm thời, có khả năng khắc phục lại được. Ngân hàng nene áp dụng kịp thời các biện pháp sau đây để bảo vệ được lợi ích của Ngân hàng và cứu lấy người vay, khôi phục sức mạnh tài chính của họ. + Tăng thêm vốn: Đối với những khoản nợ khó đòí xét thấy khách hàng còn khả năng duy trì để phát triển kinh doanh và thái độ trách nhiệm trả nợ của khách hàng không có ý chần chờ thì nhân viên tín dụng nên linh hoạt xem xét, nếu thấy khách hàng còn có thể đứng dậy được thì chi nhánh nên tiếp tục cho vay, Biện pháp này không những tránh cho khách hàng không bị phá sản mà còn tạo khả năng thu hồi triệt để những khoản nợ cho ngân hàng. Và uy tín Ngân hàng sẽ được ngày càng được nâng cao vì khách hàng sẽ giới thiệu cho các doanh nghiệp khác. Nếu khách hàng không thể tăng thêm tài sản thế chấp, ngân hàng có thể kêu gọi bảo lãnh cho doanh nghiệp bởi những người cung ứng hoặc tiêu sản phẩm. Chuyển nợ quá hạn và gia hạn cho người vay, điều chỉnh hợp đồng cho vay để kéo dài thời gian trả nợ. Biện pháp này giúp cho doanh nghiệp có đủ thời gian cần thiết để trả nợ. Như vậy, trong hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các biện pháp khai thác khách hàng như trên được xem như là giải pháp hữu hiệu để xử lý một khoản tín dụng đã trở thành nợ khó đòi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khi cân nhắc mọi yếu tố và nhận thấy rằng khả năng cải thiện tình hình tài chính của người vay là xa vời, việc gia hạn hợp đồng cho vay ngắn hạn là rất mạo hiểm. Vì vậy, ngân hàng nên sử dụng biện pháp thanh lý cuối cùng sau khi đã áp dụng một vài hình thức khai thác giúp đỡ nào đó nhưng không thành công. Ngân hàng có thể áp dụng những biện pháp thanh lý sau: - Nếu là khoản vay có tài sản đảm bảo, ngân hàng cùng với chuyên gia tư vấn pháp luật, nhân viên thanh lý chuyên nghiệp bán đấu giá tài sản thế chấp. - Nếu khoản vay không có tài sản để bán, ngân hàng phải chờ sự phán quyết của tòa án để có biện pháp thu hồi. 2.5. Các biện pháp khác nhằm nâng cao kết quả cho vay: Đối với ngân hàng thương mại, việc mở rộng quy mô tín dụng là hế sức cấp bách, bởi ngân hàng không chỉ tăng cường cung ứng vốn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế mà là vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của bản thân Ngân hàng. Tuy nhiên việc tăng trưởng này thường đi kèm với rủi ro, vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế rủi ro góp phần nâng cao hiệu quả của Ngân hàng. Vậy để nâng cao hiệu quả cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có một số biện pháp như sau: - Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp đã vay của Ngân hàng để thực hiện theo mục đích vay vốn, tránh tình trạng không quản lý được tình hình sử dụgn vốn theo phương án xin vay. Mặc khác ngân hàng cần phải yêu cầu người xin vay đưa ra bảng dự tóan chi tiết của phương án xin vay vốn, đồng thời nghiên cứu kỹ tình hình thu chi tiền mặt tại doanh nghiệp. Qua đó, ngân hàng vừa tạo điều kiện giúp khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả, đồng thời mở rộng hoạt động tín dụng của mình trên cơ sở lợi nhuận và an toàn cao. - Ngân hàng phải xác định cho được khách hàng vay vốn thuộc đối tượng nào , uy tín của họ đối với ngân hàng ra sao, có khả năng để trả nợ hay không, phương án xin vay ngoài quốc doanh đó là tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao. - Nền kinh tế ngày càng phát triển, sự cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng diễn ra khốc liệt. Do đó để đứng vững trên thị trường, đội ngũ cán bộ nhân viên Sacombank phải luôn nâng cao phẩm chất nghề nghiệp, năng lực trình độ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phấn đấu vì mục tiêu nâng cao hiệu quả của chi nhánh. 2.6. Các biện pháp khơi tăng nguồn vốn của Chi nhánh. Trong quá trình đổi mới đất nước, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng phát triển và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Nó góp phần lớn vào việc thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập của người dân, và tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng sức canh tranh với sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp trong thành phần kinh tế này đều có quy mô nhỏ, vốn ít hoặc ở trong tình trạng thiếu vốn để mở rộng quy mô sản xuất tăng sức canh tranh với sản phẩm ngoại nhập lan tràn trên thị trường. Do đó, một yêu cầu cấp bách được đặt ra cho nền kinh tế là phải có một lượng vốn khá lớn thúc đẩy sự phát triển của thành phần kinh tế này. Vì thế trong điều kiện thị trường vốn trogn nước chưa mấy phát triển thì vai trò huy động các ngân hàng thương mại nói chung và của NHSGTT Đà Nẵng nói riêng có một vị trí hết sức quan trọng. Cho nên để góp phần mở rộng hơn nữa nguồn vốn của ngân hàng tạo điều kiện phát triển nền kinh tế đất nước cũng như phát triển nền kinh tế đất nước cũng như phát triển thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, ngân hàng có thể xem xét biện pháp sau: + Chi nhánh cần phải khai thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi tiềm tàng trong dân cư, trong nền kinh tế để sử dụng . Đây là nguồn vốn tương đối ổn định và mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Để có nguồn vốn này, điều kiện đầu tiên là ngân hàng phải chú ý đến chính sách lãi suất biến động linh hoạt phù hợp với mức lãi suất của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. + Ngân hàng cần phải tạo và giữ được “ Chữ tín” cho mình trong chiến lược huy động vốn. Vì vậy ngân hàng cần phải củng cố liên tục và thường xuyên uy tín của mình để có thể huy động nguồn vốn trong dân cư. Ngân hàng cần phải tạo được những tiện ích thật sự cho người dân, giúp họ xóa bỏ thói quen để dành tiền ở nhà, bằng cách khuyến khích người dân thanh toán các khoản thu mua, chi trả của mình qua ngân hàng phát triển những tiện ích về thanh toán không dùn tiền mặt có phần trội hơn, tiện hơn và ít nguy hiểm hơn thanh toán bằng tiền mặt, góp phần giúp cho mọi người hình thành nên thói quen gửi tiền vào ngân hàng. Ngân hàng nên phát triển việc nhận và trả tiền gửi tiết kiệm tại nhà theo yêu cầu của khách hàng qua điện thoại, Internet. Bở vì những hình thức này sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng muốn tránh việc rủi ro khi mang trên đường. Ngoài việc tiền nhàn rỗi trong dân cư, Ngân hàng cần phải duy trò và mở rộng nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Đây là một bộ phận lớn nhất quyết định đến tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại. Cho nên ngân hàng cần phải đổi mới triệt để phòng cách phục vụ xử lý nhanh chóng chính xác yêu cầu của khách hàng với giá dịch vụ thấp, cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại khác, đồng thời nhân viên ngân hàng phải luôn xem “ Khách hàng là thượng đế, là vị cứu tinh”. Có như vậy mới duy trì và đẩy mạnh việc huy động vốn tiền gửi phong phú của các doanh nghiệp tại ngân hàng. 2.7. Một số kiến nghị với các cấp, các ngành để tạo môi trường hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngaòi quốc doanh của NHSGTT Đà Nẵng. Với chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, cho nên sự ra đời của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã góp phần khơi dậy được tiềm tăng vốn liếng, lao động trí tuệ sẵn có trong nhân dân, tọa ra nhiều của cải trong xã hội, đặc biệt là tạo sức cạnh tranh phát triển mạnh đốiv ới các thành phần khác. Nhưng do cơ ch, chính sách quản lý của nhà nước khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ, có mặt còn bỏ trống dẫn đến hiện tượng tiêu cực đối với khu vực kinh tế còn chiếm tỷ trọng lớn. Ngay cho dù trong những năm gần đây nhiều luật, Nghị định… ra đời. Rõ nét là thiếu cơ chế kiểm tra, kiểm soát, nên một số tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế này đã dùng nhiều thủ đoạn, mánh khóe, lợi dụng cơ chế trốn thuế, lừa đảo…. Bên cạnh đó, có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập thiếu sự thẩm định, kiểm tra về tình trạng vốn, năng lực quản lý, khả năng sản xuất kinh doanh, làm ăn thua lỗ, phá sản, ngừng sản xuấ. Điều này sẽ làm tăng rủi ro cho Ngân hàng khi cho vay, dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, để hạn chế bớt rủi ro cho ngân hàng cũng như để thúc đẩy nền kinh tế đất nước, các cấp các ngành cũng nên nhanh chóng giải quyết những khó khăn vướng mắc tồn đọng. Nhà nước phải tăng cường quản lý đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh bằng các cơ chế, chính sách thích hợp, đồng bộ và kip thời, xuất phát từ khâu quyết định tư cách pháp nhân đến quá trình hoạt động. Các cơ quan chức năng như viện kiểm soát, Công an, Đội thi hành án, Thanh tra nhà nước cần có sự quan tâm hỗ trợ ngân hàng trong việc xử lý thu hồi nợ, nhất là những khoản nợ khó đòi, trốn tránh trách nhiệm và lừa đảo cần có những văn bản có tính chất liên ngành nhằm phối hợp, tạo môi trường thuân lợi cho đầu tư tín dụng. Các ngành tài chính, thuế cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc tuân theo pháp lệnh kế toán thống kê với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tránh tình trạng hạch toán, ghi sổ tùy tiện làm cho ngân hàng thiếu cơ sở số liệu chính xác để tính toán, xác định mức vốn đầu tư. LỜI KẾT Qua thời gian thực tập tại chi nhánh NHSGTT Đà Nẵng, được sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo, các cô chú anh chị công tác tại ngân hàng cùng với giảng viên hướng dẫn, em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu thực tế để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Phân tích họat động cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi nhánh NHSGTT Đà Nẵng” Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh với vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng mở rộng và đạt hiệu quả. Bên cạnh đó hoạt động cho vay ngoài quốc doanh ngày càng mở rộng và đạt hiệu quả. Bên cạnh đó hoạt động cho vay ngoài quốc doanh ngày càng sôi động hơn. Trong quá trình thực hiện chuyên đề, do thời gian cũng như kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không thể tránh những thiếu sót nhất định. Vì vậy em kính mong được sự hướng dẫn và góp ý của thầy cô cùng các thầy cô cùng các bạn đê chuyên đề hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn, các thầy cô trogn khoa tài chính ngân hàng cùng các anh chị phòng tín dụng đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tín dụng ngân hàng, Nguyễn Văn Dờn (2005) 2. Tiền tệ ngân hàng, Lê Văn Tề + Ngô Hướng (2000) 3. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Lê Văn Tề (2004) 4. Tạp chí ngân hàng 5. Các văn bản hoạt động tín dụng NHSGTT DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHSGTT : Ngân hàng Sài Gòn thương tín TNHH : trách nhiệm hữu hạn TSĐB : Phòng dịch vụ khách hàng P.DVKH : Phòng dịch vụ khách hàng P. QLTD : Phòng quản lý tín dụng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1:Tình hình nguồn vốn bình quân 12 Bảng 2:Tình hình sử dụng nguồn vốn 13 Bảng 3:Kết quả hoạt động kinh doanh 14 Bảng 4:Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả 14 Bảng 5: Tình hình chung về cho vay 18 Bảng 6:Tình hình chung về cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 19 Bảng 7:Tình hình chung về cho vay ngoài quốc doanh 21 Bảng 8:Tình hình chung về cho vay ngoài quốc doanh 22 Bảng 9:Tình hình chung về cho vay ngoài quốc doanh 24 Bảng 10:Tình hình ngân hàng cho vay vốn ngắn hạn theo hình thức bảo đảm 26 Bảng 11:Tình hình ngân hàng cho vay ngắn hạn theo quý ..28 Bảng 12: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn ngoài quốc doanh tại chi nhánh NHSGTT Đà Nẵng năm 2006-2007 29 Bảng 13: Kết quả kinh doanh về việc cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh NHSGTT Đà Nẵng năm 2006-2007 31 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm trở lại đây. Một hiện tượng xảy ra trong nền kinh tế nước ta đó là sự thừa vốn trong các Ngân hàng Thương mại trong khi các doanh nghiệp lại đang khát vốn. Từ thực trạng này, Nhà nước và Chính phủ đã có hàng loạt chính sách nhằm khai thông nguồn vốn và bản thân các ngân hàng thương mại cũng đã tích cực tìm khiếm khách hàng, mở rộng đối tượng cho vay, đa dạng hóa các lọai hình đầu tư vào những dự án thựa sự có hiệu quả. Chi nhánh NHSGTT Đà Nẵng là một trong những chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín (SACOMBANK) có vị trí địa bàn nằm tại khu vực trung tâm của thành phố Đà Nẵng, Bên cạnh những lợi thế tương đối, cũng có những áp lực cạnh tranh gây gắt. Năm 2006 là năm đánh dấu sự phát triển khởi sắc của NHSGTT Đà Nẵng trong tất cả các hoạt động, trong đó hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp vừa và nhở ngày càng có vị trí quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ hoạt động cho vay của Chi nhánh. Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh NHSGTT Đà Nẵng, từ thực tế trên, em đã chọn đề tài “ Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Sài Gòn Thương tín Đà Nẵng”chuyên đề gồm ba chương CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ĐÀ NẴNG CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NHSGTT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC DANH MỤC CÁC BẢNG LỜI KẾT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCho vay ngắn hạn doanh nghiệp ngoải quốc doanh tại nh sài gòn thương tín đà nẵng.doc
Luận văn liên quan