Đề tài Chứng minh sự ra đời của triết học mác đã tạo bước ngoặc cách mạng trong lịch sử triết học

Triết họctheo m ột nghĩa nào đó, là khoa h ọc về tư duy, là tư duy v ề tư duy. Tư duy triết học là chiết xuất, là tinh túy c ủa tư duy lý luận. Vì vậy triết học phải tự đổi mới mình và làm công c ụ để đổi mới t ư duy nói chung. V ới ý nghĩa đó th ì trước hết phải đổi mới tư duy tri ết học chứ không phải l à tư duy kinh t ế. Nhờ có t ư duy triết học mácxit mới hiểu v à phân tích đư ợc phép biện chứng của những b ước ngoặt, mới nắm bắt v à xử lý đúng đắn những mối quan hệ biện chứng vốn có trong cuộc sống như quan hệ giữa kinh tế v àchính trị, kinh tế v à xã hội, kinh tế v à tư tưởng, tập trung dân ch ủ, đổi mới v à kế thừa, trung th ành và sáng t ạo Và có như v ậy mới khắc phục được bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh cực đoan phiến diện v à chủ nghĩa chiết trung. Thông qua triết học m à tư duy con người được rèn luyện và nâng cao. Theo Engen, năng l ực tư duy lý luận chỉ là bẩm sinh dưới dạng khả năng, muốn phát triển tư duy lý luận phải có điều kiện v à sự rèn luyện. Một trong những cách tốt nhất để rèn luyện năng lực t ư duy lý luận, đó chính l à nghiên cứu triết học v à lịch sử triết học.

pdf31 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2687 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chứng minh sự ra đời của triết học mác đã tạo bước ngoặc cách mạng trong lịch sử triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch sử Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ra đời và lớn lên cùng với sự hình thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Khi chế độ tư bản chủ nghĩa được xác lập, giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị xã hội, giai cấp vô sản trở thành bị trị thì mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản vốn mang tính đối kháng phát triển Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 3 trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp. Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở th ành phố Liông (Pháp) năm 1831 tuy b ị đàn áp nhưng lại bùng nổ tiếp vào năm 1834. Ở Anh có phong trào Hiến chương vào cuối những năm 30 của thế kỷ XIX, l à phong trào cách mạng to lớn có tính chất quần chúng v à có hình thức chính trị. Nước Đức nổi lên phong trào đấu tranh của thợ dệt ở Xilêdi đã mang tính giai cấp. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng. Ở Anh, Pháp giai cấp t ư sản tuy nắm quyền thống trị, lại hoảng sợ trước cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản n ên không còn là vị trí tiên phong trong quá trình cải tạo dân chủ như trước. Còn giai cấp tư sản Đức đang lớn lên trong lòng xã hội phong kiến, vốn đã khiếp sợ bạo lực cách mạng khi nh ìn vào tấm gương Cách mạng tư sản Pháp 1789, nay lại thêm sợ hãi trước sự phát triển của phong trào công nhân Đức. Vì vậy, giai cấp vô sản xuất hiện tr ên vũ đài lịch sử với sứ mệnh xoá bỏ xã hội tư bản và trở thành lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội. Như vậy, thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đòi hỏi phải được soi sáng bởi một hệ thống lý luận, một học thuyết triết học mới. Học thuyết đó phải xuất hiện để định h ướng phong trào đấu tranh nhanh chóng đạt được thắng lợi. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản tr ên vũ đài lịch sử và phong trào đấu tranh của họ đã tạo ra nguồn tư liệu quý báu về thực tiễn xã hội để Các Mác và Ph. Ăngghen khái quát xây dựng những quan điểm triết học. I.2. Nguồn gốc lí luận và tiền đề khoa học tự nhiên I.2.1. Nguồn gốc lí luận Để xây dựng học thuyết của m ình ngang tầm với trí tuệ nhân loại, Các Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Triết Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 4 học Đức với hai nhà triết học tiêu biểu Hêghen và Phoiơbắc là nguồn gốc trực tiếp của triết học Mác. Các Mác và Ph.Ăngghen đã từng là những người theo học triết học Hêghen và nghiên cứu triết học Phoiơbắc. Qua đó, hai ông đã nhận thấy: Tuy học thuyết triết học của Hêghen mang quan điểm của chủ nghĩa duy tâm nhưng chứa đựng cái “hạt nhân hợp lý” của phép biện chứng. C òn học thuyết triết học Phoiơbắc tuy còn mang nặng quan niệm siêu hình nhưng nội dung lại thấm nhuần quan điểm duy vật. Các Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa “hạt nhân hợp lý” của H êghen và cải tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí để xây dựng nên lí luận mới của phép biện chứng. Hai ông đ ã kế thừa chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, khắc phục tính siêu hình và những hạn chế lịch sử khác của nó để xây dựng nên lí luận mới của chủ nghĩa duy vật. Từ đó tạo ra c ơ sở để hai ông xây dựng nên học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật v à phép biện chứng thống nhất một cách hữu c ơ. Việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học với những đại biểu xuất sắc l à A.Smít và Đ.Ricácđô không nh ững là nguồn gốc để xây dựng học thuyết kinh tế m à còn là tiền đề lý luận để hình thành quan điểm triết học. Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng nh ư Xanh Ximông và S.Phuriê là một trong ba nguồn gốc lí luận của triết học Mác. Các Mác và Ph.Ăng ghen đã kế thừa những quan điểm tiến bộ của chủ nghĩa x ã hội không tưởng Pháp (quan điểm về vai tr ò của nền sản xuất trong xã hội, quan điểm về sở hữu v.v...) và khắc phục tính không tưởng thiếu điều kiện lịch sử cụ thể của nó để xây dựng những quan điểm duy vật lịch sử. Vì vậy, khi tìm hiểu nguồn gốc lí luận của triết học Mác cần t ìm hiểu không chỉ trong triết học Đức mà trong cả chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và kinh tế chính trị học Anh. Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 5 I.2.2. Tiền đề khoa học tự nhiên Giữa triết học với khoa học nói chung v à khoa học tự nhiên nói riêng có mối quan hệ khăng khít. Sự phát triển của t ư duy triết học phải dựa trên cơ sở tri thức do các khoa học cụ thể đem lại. V ì thế, mỗi khi trong khoa học có những phát minh mang tính chất vạch thời đại thì tạo ra sự thay sđổi của triết học. Trong những năm đầu của thế kỷ XIX, khoa học tự nhi ên phát triển mạnh với nhiều phát minh quan trọng: Định luật bảo to àn biến hóa năng lượng, Thuyết tế bào, thuyết tiến hóa. Những phát minh khoa học đó đ ã vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những sự vật, giữa các h ình thức vận động khác nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng của sự vận động v à phát triển. Đồng thời đã làm bộc lộ rõ tính hạn chế và sự bất lực của phương pháp tư duy siêu hình và của tư tưởng biện chứng cổ đại cũng nh ư phép biện chứng của Hêghen. Từ đó đặt ra một yêu cầu trong tư duy nhân loại cần phải xây dựng một phương pháp tư duy mới thật sự khoa học. Với những phát minh của m ình, khoa học đã cung cấp những tri thức để Các Mác và Ph.Ăng ghen khái quát xây d ựng phép biện chứng duy vật. Như vậy, triết học Mác ra đời như một tất yếu lịch sử không những v ì đời sống thực tiễn mà còn vì những tiền đề lý luận, xã hội và khoa học mà nhân loại đã tạo ra. II. Quá trình hình thành và phát tri ển triết học Mác – Lênin II.1. Giai đoạn chuyển biến tư tưởng của Các Mác và Ph.Ăng ghen từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và cộng sản chủ nghĩa Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 6 II.1.1. Sự chuyển biến tư tưởng của Các Mác Các Mác (5/5/1818 - 14/3/1883) sinh trưởng trong một gia đình trí thức (bố là luật sư) ở thành phố Tơrevơ, tỉnh Ranh, một vùng có nhiều ảnh hưởng của cách mạng tư sản Pháp và đạo Kitô là tôn giáo độc tôn. Những ảnh hưởng tốt của giáo dục gia đ ình, nhà trường và các quan hệ xã hội khác đã giúp Các Mác hình thành tinh th ần nhân đạo và xu hướng yêu tự do. Phẩm chất đó không ngừng được bồi dưỡng và đã trở thành định hướng cho cuộc đời sinh viên và đưa Các Mác tới chủ nghĩa dân chủ cách mạng. Cũng v ì thế, trong tình hình lúc đó, triết học Hêghen với tinh thần biện chứng cách mạng của nó đ ược Các Mác xem là chân lý. Trong th ời gian học ở khoa Luật trường Đại học Tổng hợp Béc lin (1836 - 1841) ông say mê nghiên cứu triết học, nhằm giải đáp vấn đề giải phóng con người, thực hiện dân chủ, vươn tới tự do. Năm 1837 Các Mác tập trung nghiên cứu triết học Hêghen và tham gia nhóm “Hêghen tr ẻ”. Sau khi nhận bằng tiến sỹ triết học (8/1841), Các Mác chuẩn bị v ào giảng dạy triết học ở trường đại học và dự định xuất bản một tạp chí với t ên gọi “Tư liệu của chủ nghĩa vô thần”. Nhưng dự định đó không được thực hiện vì nhà nước phong kiến Phổ thực hiện chính sách đ àn áp những người dân chủ cách mạng. Ông và một số người theo phái “Hêghen trẻ” đã chuyển sang hoạt động chính trị đấu tranh chống lại chủ nghĩa chuyên chế Phổ giành lại quyền tự do dân chủ; đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tư tưởng của ông. Như vậy lúc này, trong tư tưởng của Các Mác có sự mâu thuẫn giữa thế giới quan duy tâm với tinh thần dân chủ cách mạng và vô thần. Mâu thuẫn bước đầu được giải quyết khi Các Mác làm việc ở báo Sông Ranh, ở đây lúc đầu là cộng tác viên sau trở thành linh hồn của tờ báo và ông đã làm cho nó trở thành cơ quan ngôn luận của phái dân chủ cách mạng. Thực tiễn đấu tranh báo chí đã làm cho tư tưởng dân chủ cách mạng ở Các Mác có nội dung rõ ràng hơn, đó là đấu tranh cho lợi ích của quần chúng lao động. Lúc này tư tưởng cộng sản chủ nghĩa chưa được hình thành, ông đấu tranh bảo vệ “quần chúng nghèo khổ bất hạnh” dưới tinh thần nhân đạo. Với tinh thần nhân đạo, Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 7 ông tập trung phê phán các chính sách của nhà nước Phổ, nhà nước đó chỉ là “cơ quan đại diện đẳng cấp của những lợi ích cá nhân”. Trong quá tr ình phê phán đó Các Mác đã nhận thấy hoạt động của nhà nước không phải là hiện thân của tinh thần tuyệt đối như Hêghen đã chứng minh. Như vậy, qua thực tiễn, nguyện vọng muốn cắt nghĩa hiện thực, xác lập lý tưởng tự do trong thực tế đã giúp Các Mác hình thành khuynh h ướng duy vật, nhận thấy mặt hạn chế của quan điểm duy tâm. Lúc n ày tinh thần dân chủ cách mạng sâu sắc đã không dung hợp với triết học duy tâm tư biện. Vì thế sau khi báo Sông Ranh bị cấm (1843), Các Mác đặt cho m ình nhiệm vụ duyệt lại một cách có ph ê phán quan niệm duy tâm của Hêghen trước hết về xã hội và nhà nước. Ông đã viết tác phẩm “góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” để phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen. Trong khi thực hiện phê phán ông nồng nhiệt tiếp nhận quan điểm duy vật của triết học Phoi Ơ Bắc. Song với tinh thần phê phán ông đã thấy những mặt hạn chế, nhất là việc xa rời những vấn đề chính trị nóng hổi của Phoi Ơ Bắc. Sự phê phán sâu rộng triết học Hêghen, việc khái quát kinh nghiệm lịch sử cùng với ảnh hưởng quan điểm duy vật và nhân văn của triết học Phoi Ơ Bắc đã tăng cường mạnh mẽ xu hướng duy vật trong quan điểm triết học của Các Mác. Cuối tháng 10 - 1843, Các Mác sang Pari. ở đây, không khí chính trị sôi sục và tiếp xúc với các đại biểu của giai cấp vô sản đ ã dẫn đến bước chuyển biến dứt khoát quan điểm của ông sang chủ nghĩa duy vật v à chủ nghĩa cộng sản. Trong bài báo “lời nói đầu của cuốn sách góp phần ph ê phán triết học pháp quyền của Hêghen”, Các Mác đã phân tích một cách sâu sắc theo quan điểm duy vật ý nghĩa và hạn chế của cuộc cách mạng tư sản chỉ là “cuộc cách mạng bộ phận”; đồng thời ông khẳng định, chỉ có cuộc cách mạng do giai cấp vô sản thực hiện mới l à “cuộc cách mạng triệt để”. Các Mác nêu rõ: “Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình”. Với bài báo này và một số bài báo khác đăng trong tạp chí Niên giám Đức - Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 8 Pháp năm 1844 đánh dấu bước hoàn thành quá trình chuyển biến lập trường, quan điểm của Các Mác. II.1.2. Sự chuyển biến tư tưởng của Ph.Ăngghen Ph.Ăngghen sinh ngày 28 -11-1820, trong một gia đình chủ xưởng sợi ở tỉnh Ranh. Khi còn là học sinh trung học đã có thái độ căm ghét sự chuyên quyền và độc đoán của bọn quan lại phong kiến. Việc nghi ên cứu triết học trong thời gian ở Béc lin, khi làm nghĩa vụ quân sự đã hướng ông đi vào con đường khoa học. Song, chỉ thời gian gần hai năm sống ở Manchest ơ (Anh) từ mùa thu 1842 khi nghiên cứu đời sống kinh tế và chính trị nước Anh, nhất là việc trực tiếp tham gia phong tr ào công nhân mới dẫn đến bước chuyển căn bản trong thế giới quan của ông sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản. Năm 1844 trên tạp chí Niên giám Đức - Pháp, Ph.Ăngghen đăng một số bài báo: "Bản thảo góp phần phê phán kinh tế - chính trị học", "Tình cảnh giai cấp công nhân Anh". Các tác phẩm đó cho thấy ở Ăngghen, quá tr ình chuyển từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật biện chứng v à chủ nghĩa cộng sản đã hoàn thành. Quá trình này diễn ra độc lập với Các Mác. Trong các b ài báo này, ông đã đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng v à chủ nghĩa cộng sản để phê phán kinh tế chính trị học của A.Xmit và Đ.Ricacdo. II.2. Giai đoạn hình thành những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Sự nhất trí về quan điểm và lập trường đã dễn đến tình bạn vĩ đại giữa Các Mác và Ph.Ăngghen, gắn liền tên tuổi của hai ông với sự ra đời v à phát triển một thế giới quan cách mạng của giai cấp vô sản. Thời gian từ năm 1844 đến năm 1848 là quá trình hai ông từng bước xây dựng những nguyên lý triết học của mình. Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 9 Năm 1844 qua tác phẩm "Bản thảo kinh tế - triết học" Các Mác tiếp tục phê phán triết học duy tâm của Hêghen, đồng thời cũng vạch ra mặt tích cực của nó l à phép biện chứng. Các Mác thông qua phân tích sự tha hóa của lao động đ ã cắt nghĩa: Sở hữu tư nhân trong xã hội tư bản trở thành nguyên nhân của sự tha hóa của lao động và của con người, biến sức lao động trở thành hàng hóa. Các Mác ch ỉ rõ: Muốn khắc phục sự tha hóa ấy phải xóa bỏ chế độ chiếm hữu t ư nhân. Việc giải phóng người công nhân khỏi sự tha hóa là sự giải phóng con người nói chung. Trong tác phẩm này Các Mác đã luận chứng cho tính tất yếu của chủ nghĩa cộng sản trong sự phát triển của x ã hội. Mặc dù luận chứng này chưa chín muồi về mặt lý luận, song đã cho phép phân biệt quan niệm của Các Mác về chủ nghĩa cộng sản với những quan niệm của chủ nghĩa b ình quân vốn có của các môn phái chủ nghĩa cộng sản không tưởng. Theo Các Mác, chủ nghĩa cộng sản dựa tr ên sự phát triển cao của nền sản xuất xã hội là nấc thang lịch sử cao hơn chủ nghĩa tư bản. Trong tác phẩm "Gia đình thần thánh" do Các Mác và Ph. Ăngghen viết chung năm 1845 đã nêu rõ sự phê phán của hai ông đối với "phái Hêghen trẻ" đứng đầu là anh em nhà Bauơ về quan điểm lịch sử. Hai ông đ ã trình bày một số nguyên lý cơ bản của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như: Quan điểm về vai trò của sản xuất vật chất đối với x ã hội, v.v. Năm 1845 - 1846, Các Mác và Ph. Ăngghen vi ết chung tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức". Thông qua việc phê phán các trào lưu triết học đương thời ở nước Đức hai ông đã trình bày quan niệm duy vật lịch sử một cách hệ thống. Nội dung của tác phẩm đã trình bày rõ những quan điểm với tư cách là luận điểm xuất phát như: "Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống, đó là những con người hiện thực mà sản xuất vật chất là hành vi lịch sử đầu tiên của họ" và quan điểm: "Quan điểm duy vật lịch sử khi xem xét lịch sử xã hội phải xuất phát từ con người". Trong tác phẩm này cũng đã trình bày rõ hệ thống quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người. Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 10 Trong thời gian này Các Mác viết tác phẩm: "Luận cương về Phoiơbắc" (8/1845) nêu rõ quan điểm xuyên suốt đó là: vai trò quyết định của thực tiễn đối với đời sống xã hội. Đồng thời cũng đưa ra quan điểm về bản chất của con người: "Trong tính hiện thực của nó, bản chất con ng ười là tổng hòa của các quan hệ xã hội". Với tác phẩm "Luận cương về Phoiơbắc" và nhất là tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” quan niệm duy vật lịch sử đ ã hình thành. Quan niệm đó tạo cơ sở lý luận khoa học vững chắc cho sự phát triển tư tưởng cộng sản chủ nghĩa. Tuy vậy trong hệ tư tưởng Đức, học thuyết về chủ nghĩa cộng sản đ ược hai ông trình bày như là một hệ quả trực tiếp của quan niệm duy vật lịch sử cho n ên chủ nghĩa cộng sản chưa được diễn đạt thành luận điểm cụ thể. Song, một điều quan trọng l à Các Mác và Ăngghen đã xây dựng phương pháp tiếp cận khoa học để nhận thức chủ nghĩa cộng sản. Năm 1847, Các Mác viết tác phẩm: "Sự khốn cùng của triết học". Ở đây ông trình bày tiếp các nguyên lý của triết học, chủ nghĩa cộng sản khoa học và trình bày các luận điểm để viết tác phẩm tư bản. Năm 1848, Các Mác và Ph.Ăngghen vi ết tác phẩm “Tuyên ngôn cộng sản” là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa Mác, của phong trào cộng sản thế giới. Trong đó t rình bày một cách triệt để thế giới quan mới, chủ nghĩa duy vật biện chứng v à chủ nghĩa duy vật lịch sử. Với tác phẩm Tuyên ngôn cộng sản, triết học Mác và chủ nghĩa Mác nói chung đã hình thành và sẽ được Các Mác và Ph.Ăngghen tiếp tục bổ sung phát triển trong thời gian sau. II.3. Giai đoạn Các Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển lý luận triết học Từ sau “Tuyên ngôn cộng sản”, học thuyết triết học Mác tiếp tục đ ược phát triển trong sự gắn bó hơn nữa với thực tiễn cách mạng vô sản m à hai ông là lãnh tụ. Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 11 Bằng hoạt động của mình, hai ông đã đưa phong trào cách mạng của giai cấp vô sản từ tự phát thành phong trào tự giác; chính qua đó, học thuyết triết học của hai ông không ngừng được phát triển. Các Mác đã tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của phong tr ào đấu tranh cách mạng để khái quát tìm ra những kết luận, qua đó bổ sung v à phát triển lý luận. Điều đó được biểu hiện qua nội dung của một số tác phẩm nh ư: "Đấu tranh giai cấp ở Pháp", "Nội chiến ở Pháp", "Phê phán cương lĩnh Gôta". Đặc biệt qua bộ T ư bản, ông đã trình bày những tất yếu phát triển của nền sản xuất x ã hội, lịch sử thay thế các hình thái kinh tế xã hội v.v. Trong khi đó, Ăngghen đã khái quát các thành tựu khoa học để viết các tác phẩm như: “Chống Đuyrinh”, “ Biện chứng của tự nhi ên”, “ Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”v.v.. Trong các tác phẩm đó, ngo ài việc phê phán các quan điểm triết học duy tâm, siêu hình và duy vật tầm thường, ông đã trình bày học thuyết triết học Mác dưới dạng hệ thống lý luận ho àn thiện hơn. III. Ba bộ phận cấu thành triết học Mác III.1. Triết học của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật Mác và Ăng-ghen kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa duy vật triết học v à đã nhiều lần vạch rõ rằng mọi khuynh hướng ly khai cơ sở ấy là hết sức sai lầm. Quan điểm của hai ông được trình bày rõ rệt nhất và tỉ mỉ nhất trong những tác phẩm của Ang - ghen: "Lút-vích Phơ-bách" và "Chống Đuy-rinh", những sách này cũng như "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", đều là những sách gối đầu giường của mọi công nhân giác ngộ. Nhưng Mác không dừng lại ở chủ nghĩa duy vật của thế kỷ XVIII, ông đẩy triết học tiến lên nữa. ông làm cho triết học trở nên phong phú bằng những thành quả của triết học cổ điển Đức và nhất là của hệ thống triết học Hê-ghen, là hệ thống, đến lượt nó, lại dẫn tới chủ nghĩa duy vật Phơ-bách. Trong số những thành Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 12 quả đó thì thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, tức là học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác l à thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Sự hỗn độn và tuỳ tiện từ trước đến nay vẫn thống trị trong các quan niệm về lịch sử và chính trị đã được thay thế bằng một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ, nó chỉ cho ta thấy rằng do sự phát triển của lực lượng sản xuất mà từ một chế độ sinh hoạt xã hội này đã nảy sinh ra và phát triển lên như thế nào một chế độ sinh hoạt xã hội khác, cao hơn, - chẳng hạn như chủ nghĩa tư bản nảy sinh ra như thế nào từ chế độ nông nô nhất là cho giai cấp công nhân, những công cụ nhận thức vĩ đại. III.2. Học thuyết về giá trị thặng dư Sau khi nhận thấy rằng chế độ kinh tế l à cơ sở trên đó kiến trúc thượng tầng chính trị được xây dựng lên thì Mác chú ý nhiều nhất đến việc nghiên cứu chế độ kinh tế ấy. Tác phẩm chính của Mác l à bộ "Tư bản" được dành riêng để nghiên cứu chế độ kinh tế của xã hội hiện đại, nghĩa là xã hội tư bản chủ nghĩa. Chính trị kinh tế học cổ điển hồi trước Mác thì hình thành ở Anh là nước tư bản phát triển nhất. A- đam Xmít và Đa-vít Ri-các-đô, qua việc nghiên cứu chế độ kinh tế, đã mở đầu lý luận về giá trị lao động. Mác đã tiếp tục sự nghiệp của hai người đó. Ông đã mang lại cho lý luận đó một cơ sở chặt chẽ và phát triển lý luận đó một cách nhất quán. ¤ng chỉ ra rằng giá trị của mọi hàng hóa được quyết định bởi số lượng thời gian lao động xã hội tất yếu để sản xuất ra hàng hoá ấy. ở chỗ nào mà các nhà kinh tế học tư sản nhìn thấy quan hệ giữa vật với vật (hàng hoá này đổi lấy hàng hoá khác), thì ở đó, Mác đã tìm thấ quan hệ giữa người và người. Sự trao đổi hàng hoá biểu thị sự liên hệ giữa những người sản xuất riêng lẻ với nhau, do thị trường làm trung gian. Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 13 Tiền tệ xuất hiện có nghĩa là mối liên hệ ấy ngày càng thêm chặt chẽ, gắn bó toàn bộ sinh hoạt kinh tế của những ng ười sản xuất riêng lẻ thành một chỉnh thể không thể phân chia. Tư bản xuất hiện có nghĩa là mối liên hệ ấy tiếp tục phát triển cao hơn nữa: sức lao động của con người trở thành hàng hoá. Công nhân làm thuê bán sức lao động của mình cho người chủ ruộng đất, chủ nhà máy, chủ công cụ lao động. Người công nhân dùng một phần ngày lao động để bù vào chi phí nuôi bản thân và nuôi gia đình minh (tiền công); còn phần kia thì làm công không, tạo ra giá trị thặng dư cho người tư bản, đó là nguồn lợi nhuận, nguồn giàu có của giai cấp tư bản. Học thuyết về giá trị thặng d ư là viên đá tảng của học thuyết kinh tế của Mác. Tư bản, do lao động của công nhân tạo ra, đ è nặng lên người công nhân, làm phá sản các tiểu chủ và tạo ra một đạo quân thất nghiệp. Trong công nghiệp, thắng lợi của sản xuất lớn th ì thấy rõ được ngay; nhưng cả trong nông nghiệp, chúng ta cũng thấy một hiện tượng tương tự như thế: ưu thế của nông nghiệp tư bản chủ nghĩa quy mô lớn tăng thêm, việc dùng máy móc ngày càng phát tri ển, kinh tế nông dân bị siết chặt trong sợi dây thòng lọng của tư bản tiền tệ, bị suy tàn và phá sản vì kỹ thuật lạc hậu của mình. Mác đã nghiên cứu sự phát triển của chủ nghĩa t ư bản từ những mầm mống đầu tiên của kinh tế hàng hoá, tức là từ sự trao đổi đơn giản, cho đến những hình thức cao nhất của nó, tức là sản xuất lớn. Và kinh nghiệm của tất cả các nước tư bản chủ nghĩa cũ cũng như mới, ngày càng chứng tỏ rõ ràng cho một số công nhân ngày càng đông thấy rằng học thuyết ấy của Mác là đúng. Chủ nghĩa tư bản đã thắng trên toàn thế giới, nhưng thắng lợi ấy chẳng qua chỉ là màn mở đầu cho thắng lợi của lao động đối với tư bản mà thôi. III.3. Học thuyết đấu tranh giai cấp Khi chế độ nông nô bị lật đổ và khi xã hội tư bản "tự do" đã ra đời thì lập tức người ta thấy rõ rằng tự do ấy có nghĩa là một chế độ áp bức và bóc lột mới đối Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 14 với người lao động. Các học thuyết xã hội chủ nghĩa bắt đầu mọc ra, đó l à sự phản ánh và sự phản đối ách áp bức ấy. Nhưng chủ nghĩa xã hội lúc đầu chỉ là chủ nghĩa xã hội không tưởng. Nó chỉ trích, lên án và nguyền rủa xã hội tư bản; nó mơ ước xoá bỏ xã hội này và tưởng tượng ra một chế độ tốt đẹp hơn; nó tìm cách thuyết phục những người giàu để họ thấy rằng bóc lột là không có đạo đức. Nhưng chủ nghĩa xã hội không tưởng không thể vạch ra được lối thoát thực sự. Nó không giải thích được bản chất của chế độ làm thuê trong chế độ tư bản, cũng không phát hiện ra được những quy luật phát triển của chế độ t ư bản và cũng không tìm được lực lượng xã hội có khả năng trở thành người sáng tạo ra xã hội mới. Không một thắng lợi nào về tự do chính trị giành được từ trong tay giai cấp chủ nô, m à lại không gặp một sức phản kháng quyết liệt. Không một n ước tư bản chủ nghĩa nào được thành lập trên một cơ sở ít nhiều tự do, dân chủ, mà lại không có một cuộc đấu tranh sống mái giữa các giai cấp khác nhau của x ã hội tư bản. Thiên tài của Mác là ở chỗ ông là người đầu tiên đã từ đó rút ra và triệt để vận dụng cái kết luận do lịch sử to àn thế giới chỉ ra. Kết luận đó là học thuyết đấu trah giai cấp. Chừng n ào người ta chưa biết phân biệt được lợi ích của giai cấp này hay của giai cấp khác, qua những câu nói, những lời tuyên bố và những lời hứa hẹn nào đó có tính chất đạo đức, tôn giáo, chính trị và xã hội, thì trước sau bao giờ người ta cũng vẫn là kẻ ngốc nghếch bị người khác lừa dối và tự lừa dối mình về chính trị. Muốn đập tan sự phản kháng của những giai cấp thống trị ấy, th ì chỉ có một cách là: tìm ngay trong xã hội xung quanh chúng ta, những lực lượng có thể - và, do địa vị xã hội của chúng ta mà phải - trở thành những lực lượng có khả năng quét sạch cái cũ v à tạo ra cái mới, rồi giáo dục và tổ chức những lực lượng ấy để đấu tranh. Chỉ có chủ nghĩa duy vật triết học của Mác là đã chỉ cho giai cấp vô sản con đường thoát khỏi chế độ nô lệ tinh thần, trong đó tất cả các giai cấp bị áp bức đ ã sống lay lắt từ trước tới nay. Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 15 IV. Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do Các Mác và Ph.Ănggen thực IV.1. Thực chất Sự ra đời triết học Mác tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử triết học Mác. Triết học Mác đã tạo ra hình thức phát triển cao của chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng v à hình thức phát triển cao của phép biện chứng là phép biện chứng duy vật. Triết học Mác thực sự khắc phục được sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong lịch sử phát triển của triết học. Cố nhiên, trong chủ nghĩa duy vật trước Mác đã chứa đựng không ít những luận điểm riêng biệt thể hiện tinh thần biện chứng; song do sự hạn chế của điều k iện xã hội và trình độ phát triển của khoa học nên tính siêu hình vẫn là một nhược điểm chung của nó. Do vậy, quan điểm duy vật của những học thuyết đó th ường thiếu triệt để. Đây là điểm yếu để chủ nghĩa duy tâm lợi dụng tiến h ành đấu tranh chống lại. Còn phép biện chứng lại được phát triển trong cái vỏ bọc duy tâm thần bí ti êu biểu trong triết học của Hêghen. Cho nên, nội dung của phép biện chứng ch ưa phản ánh đúng thế giới hiện thực. Các Mác và Ph.Ăngghen đã cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ, khắc phục hạn chế siêu hình; cải tạo phép biện chứng, giải thoát khỏi cái vỏ duy tâm. Từ đó khái quát xây dựng một học thuyết triết học mới - chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trước triết học Mác, có một số học thuyết triết học b àn đến vấn đề xã hội; song do hạn chế về thế giới quan hoặc phương pháp luận nên các học thuyết đó mới chỉ nghiên cứu hoặc lĩnh vực này hoặc lĩnh vực kia mà chưa nghiên cứu toàn diện mọi mặt của xã hội. Do vậy không thể nào tìm ra được quy luật phát triển chung của xã hội loài người. Các Mác và Ph.Ăngghen đã vận dụng những lý luận của duy vật biện chứng để nghiên cứu lĩnh vực xã hội, tìm ra các quy luật phát triển chung của xã hội loài người và tiến trình phát triển tất yếu tự nhiên của nó. Từ đó xây Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 16 dựng, sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử với tính cách là bộ phận của triết học Mác. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Đó là một cuộc cách mạng thực sự trong triết học. Từ khi chủ nghĩa duy vật lịch sử ra đời đã loại bỏ được cơ sở tồn tại cuối cùng của chủ nghĩa duy tâm. Những học thuyết triết học trước triết học Mác thường mới dừng lại ở việc giải thích thế giới, cho nên họ chưa đề cập đến vai trò của hoạt động thực tiễn đối với lý luận, lý luận thường tách rời với thực tiễn. Do vậy, không tránh khỏi t ình trạng rơi vào quan điểm duy tâm về xã hội. Ngay cả ở trong triết học Phoi ơbắc tuy coi vấn đề con người là trung tâm thế nhưng đây chỉ mới là con người thuần túy về mặt sinh vật, chưa phải con người với tính cách là chủ thể hoạt động cải tạo thế giới. Còn triết học Mác đã xác định rõ: Nhiệm vụ của mình không chỉ dừng lại ở giải thích thế giới mà chủ yếu là tìm ra các phương tiện, các biện pháp để cải tạo thế giới bằng cách mạng. Triết học Mác th ường lấy hoạt động thực tiễn cải tạo x ã hội, cải tạo thế giới của con ng ười là điểm xuất phát và thông qua quá tŕnh hoạt động thực tiễn để hoàn thiện hệ thống lý luận của m ình. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử triết học, triết học Mác đ ã tạo ra được sự gắn kết chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn. Lý luận xuất phát từ thực ti ễn, chịu sự quyết định của thực tiễn; khi ra đời, lý luận định hướng hoạt động thực tiễn. V ì thế, so với các học thuyết triết học khác thì triết học Mác luôn luôn được bổ xung và hoàn thiện IV.2. Ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do Các Mác và Ph.Ăngghen thực hiện Khi ra đời triết học Mác đã trở thành thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản, giai cấp vô sản có cơ sở lý luận khoa học để nhận thức thực tiễn x ã hội; từ đó định ra được đường lối chiến lược và đề ra những biện pháp đấu tranh cải biến xã hội có hiệu quả. Sự kết hợp giữa lý luận triết học Mác với phong tr ào vô sản đã tạo nên bước chuyển biến về chất của phong tr ào từ trình độ tự phát lên tự giác. Triết Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 17 học Mác còn là vũ khí tư tưởng để đấu tranh chống lại hệ t ư tưởng tư sản, chủ nghĩa xét lại, cơ hội và chủ nghĩa giáo điều, góp phần quan trọng tạo ra sự thống nhất của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản. Triết học Mác cũng đã chấm dứt tham vọng ở nhiều triết học coi triết học l à "khoa học của mọi khoa học" đứng trên mọi khoa học, Các Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng lý luận triết học của m ình trên cơ sở khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Đến lượt mình, triết học Mác ra đời đã trở thành thế giới quan khoa học và phương pháp luận chung định hướng sự phát triển của các khoa học và phương pháp luận chung định hướng sự phát triển của các khoa học . Như vậy, triết học Mác đã phân định rõ ranh giới giữa triết học với các khoa học khác và thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng, cũng nh ư xác định rõ đối tượng nghiên cứu của triết học là tìm ra quy luật vận động, phát triển chung nhát của tự nhiên, xã hội và tư duy. Chương 2 SỨC SỐNG CỦA TRIẾT HỌC MÁC TRONG X Ã HỘI HIỆN ĐẠI I. Bản chất khoa học và cách mạng của triết học Mác Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 18 I.1. Thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác - kim chỉ nam cho hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội Phép biện chứng duy vật là tinh hoa của trí tuệ nhân loại được C.Mác và Ph.Ăngghen đúc kết và V.I.Lênin phát triển trên cơ sở những thành tựu cao nhất của triết học, của khoa học hiện đại và thực tiễn xã hội - lịch sử toàn nhân loại. Những khái niệm, phạm trù nguyên lý, quy luật và những phương pháp luận cơ bản của nó mang tính phổ quát. Chúng bao quát, tác động, chi phối cả giới tự nhi ên, đời sống xã hội và tư duy con người ở mọi nơi và trong mọi giai đoạn lịch sử. Chính v ì vậy, phép biện chứng duy vật trở th ành thế giới quan và phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nói ngắn gọn nó l à kim chỉ nam cho suy nghĩ và hành động. Gần 2 thế kỷ đã qua, kể từ khi phép biện chứng duy vật ra đời cho đến nay, nhân loại đã chứng kiến những biến đổi lớn lao trong khoa học cũng nh ư trong đời sống xã hội. Những thành tựu của khoa học và công nghệ (thuyết tương đối của Anhxtanh, thuyết vụ nổ lớn, di truyền học, cơ học lượng tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nanô... ) không chỉ đóng vai trò trọng yếu trong nền sản xuất xã hội, mà còn tác động trực tiếp đến con người, làm biến đổi mọi lĩnh vực của đời sống x ã hội. Có thể nói, trong thời đại ngày nay khoa học về thực chất, đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp như dự báo của C.Mac cách đây một thế kỷ r ưỡi. Có thể nói, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ cần chứng minh tính đúng đắn của phép biện chứng duy vật càng làm sâu sắc hơn và thể hiện một cách sinh động hơn tính vật chất và tính biện chứng của thế giới, đồng thời, nó cũng đặt ra những cơ sở và điều kiện mới đòi hỏi triết học Mác phải khái quát, phải được bổ sung và phát triển hơn nữa, như Ph.Ăngghen đã nhận xét, mỗi khi có Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 19 những phát minh lớn trong khoa học tự nhi ên thì chủ nghĩa duy vật sẽ không tránh khỏi phải thay đổi hình thức của mình. Từ nửa sau thế kỷ XX trở lại đây, chủ nghĩa t ư bản hiện đại đã có bước phát triển mới từ chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước trong phạm vi quốc gia và khu vực sang chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước trên phạm vi toàn cầu (CNTB toàn cầu hoá). CNTB hiện đại do có sự điều chỉnh, cải cách nội bộ để thích nghi với hoàn cảnh mới, do tận dụng được tối đa những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và do biết sử dụng CNTB toàn cầu hoá như một công cụ điều tiết vĩ mô, vận hành nền kinh tế theo quy luật khách quan n ên đã đạt được những thành tựu to lớn về phương diện kinh tế. Trong những thập kỷ tới, chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn có khả năng tự điều chỉnh v à thích ứng với yêu cầu phát triển mới của lực lượng sản xuất và do vậy, nó còn tiếp tục đem lại những thành quả kinh tế to lớn cho nhân loại. Mặc dù có bước phát triển mới và đạt được những thành tựu to lớn, song bản chất bóc lột và bất công của chủ nghĩa tư bản không những không thay đổi, m à còn ngày càng thể hiện một cách tinh vi và sâu sắc hơn. Chủ nghĩa tư bản toàn cầu càng phát triển thì tính phân cực các mặt đối lập, mâu thuẫn v à những khuyết tật vốn có của nó càng thêm trầm trọng (lao động và bóc lột, giàu và nghèo, thất học, thất nghiệp, khủng hoảng môi trường, chiến tranh...). Trong khuôn khổ của CNTB, những vấn đề này không thể giải quyết được. Nói cách khác CNTB hiện đại đã và đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để từng b ước thay thế nó, phủ định nó bằng những phương thức thích hợp. Như vậy có thể nói, sự phát triển của CNTB hiện đại với những th ành tựu to lớn và những mâu thuẫn, những khuyết tật không tránh khỏi của nó đ ã không những không thể làm lu mờ mà trái lại, còn làm phong phú hơn, sâu sắc hơn những Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 20 nguyên lý và quy luật của phép biện chứng duy vật. Đồng thời nó c òn cung cấp những tư liệu quý báu, đòi hỏi phải được thẩm định và khái quát về mặt triết học. I.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử - một trong hai phát kiến vĩ đại của C.Mác Nó là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học của hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội hiện đại. Từ những thập niên cuối thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ XXI, thế giới đã có những biến đổi to lớn và đáng kinh ngạc sức sống dai dẳng của CNTB hiện đại với những th ành tựu to lớn của nó, sự sụp đổ cua chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu. Sự ra đời của kinh tế tri thức đánh dấu b ước chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh trí tuệ, sự k iên trì con đường xã hội chủ nghĩa ở một số nước và thành công vượt bậc của sự nghiệp cải cách, đổi mới ở Trung Quốc và Việc Nam: vai trò ngày càng tăng với tốc độ liên tục cửa khoa học và công nghệ, cách cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, chủ nghĩa khủng bố, xung đột sắc tộc tôn giáo v à chiến tranh khu vực... Tất cả những sự biến đổi đó không mâu thuẫn và xung đột với những nguyên lý và quy luật của chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của nhận thức và cải tạo xã hội. Trong xã hội hiện đại, sản xuất vật chất vẫn l à nền tảng của dời sống xã hội. Nhân tố quyết định trong lịch sử, xét đến c ùng vẫn là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống xã hội. Nguồn gốc và động lực phát triển của toàn bộ đời sống xã hội, xét đến cùng vẫn là sự tác động biện chứng của lực l ượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Ngoài ra, trong xã hội có giai cấp thì đấu tranh giai cấp vẫn là một trong những động lực phát triển của xã hội. Sự phát triển của xã hội từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác được thực hiện thông qua các cuộc cách mạng x ã hội (với những hình thức và phương pháp cách mạng phong phú và thích hợp) . Nói một cách ngắn gọn, quan điểm của triết học Mác về hình thái kinh tế - xã hội, giai cấp Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 21 và đấu tranh giai cấp, cách mạng x ã hội, Nhà nước, con người... vẫn là cơ sở khoa học cho việc xem xét và giải quyết những vấn đề căn bản của x ã hội hiện đại. II. Vai trò của triết học Mác trong xã hội hiện đại Như đã nhận xét, thế giới đã, đang và sẽ còn có những biến đổi lớn lao và nhanh chóng, trong đó lĩnh vực xã hội luôn có diễn biến phức tạp. Quá tr ình đó đặt ra những vấn đề bức thiết thúc đẩy triết học phải v ượt lên để giải đáp. Mặt khác, nó cũng tạo ra những tiền đề và điều kiện để triết học có thể thực hiện đ ược vai trò của mình. Trong xã hội hiện đại, vai trò của triết học Mác được thể hiện tập trung ở những điểm chủ yếu sau:  Nhận thức cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và những thành tựu của nó, tìm ra bản chất đích thực của cách mạng n ày, xem xét quy luật phát triển và dự báo tương lai của nó. Trên cơ sở đó, khái quát lý luận, bổ sung v à phát triển hệ thống phạm trù, khái niệm, nguyên lý và quy luật của phép biện chứng duy vật.  Nhận thức chủ nghĩa tư bản hiện đại, nhất là chủ nghĩa tư bản toàn cầu hoá (về bản chất, quy luật, khả năng điều chỉnh v à thích ứng mâu thuẫn, xu hướng vận động khủng hoảng và quá trình phủ định biện chứng của nó để chuyển sang CHXH).  Nhận thức sự khủng hoảng của CHXH hiện thực (thành tựu và khuyết tật, nguyên nhân khủng hoảng, con đường và giải pháp thoát khỏi khủng hoảng). Nhận thức phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, "ba dòng thác cách mạng" trên thế giới và dự báo về các phong trào cách mạng này. Đồng thời nhận thức sâu sắc quá tr ình cải cách, đổi mới CHXH ở một số n ước và đưa ra dự báo về tương lai của nó. Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 22 III. Vận dụng và phát triển triết học Mác – Lênin trong điều kiện thế giới hiện nay Đặc điểm của thời đại hiện nay l à sự tương tác giữa hai quá trình cách mạng - cách mạng khoa học công nghệ và cách mạng xã hội, đã tạo nên sự biến đổi rất năng động của đời sống xã hội. Trong điều kiện đó, quá tr ình tạo ra những tiền đề của chủ nghĩa xã hội diễn ra trong các nước tư bản phát triển được đẩy mạnh như một xu hướng khách quan. Sự ra đời của công ty cổ phần từ cuối thế kỷ tr ước đã được Các Mác xem là "hình thái quá độ từ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa" sang "phương thức sản xuất tập thể". Song, hiện thực khách quan đó đ ã vượt khỏi giới hạn nhận thức chật hẹp của chủ nghĩa giáo điều tồn tại trong một số ng ười. Tính biện chứng của sự tiến hóa xã hội diễn ra trong những mâu thuẫn v à thông qua các mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản cũng là một trong những nguồn gốc nảy sinh những khuynh hướng sai lầm khác nhau, thậm chí đi tới "xét lại" trong phong tr ào cộng sản và công nhân thế giới. Điều này đã được Lênin phân tích, chỉ rõ: Do không nắm vững phép biện chứng duy vật, có những cá nhân hay nhóm ng ười luôn phóng đại khi thì đặc điểm này, khi thì đặc điểm nọ của sự phát triển tư bản chủ nghĩa; khi thì "bài học" này, khi thì "bài học" nọ của sự phát triển ấy, th ành lý thuyết phiến diện, thành một hệ thống sách lược phiến diện. Sự khủng khoảng của chủ nghĩa x ã hội làm cho yêu cầu phát triển triết học Mác - Lênin càng trở nên cấp bách. Thực tiễn cuộc đấu tranh bảo vệ th ành quả mà chủ nghĩa xã hội đã giành được, nhất là cuộc đấu tranh bảo vệ đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội vượt qua thách thức to lớn hiện nay v à tiếp tục tiến lên, đòi hỏi các Đảng cộng sản phải nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và triết học Mác - Lênin nói riêng. Trước hết phải thấm nhuần thế giới quan duy vật và phép biện chứng khoa học của nó. Hiện nay ở các nước do Đảng cộng sản nắm quyền l ãnh đạo đang thực hiện quá trình đổi mới đã tạo ra một số thành công và gặp không ít thất bại. Cả sự thành Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 23 công và thất bại đó đều đòi hỏi phải kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại, khắc phục bệnh giáo điều trong việc vận dụng lý luận. Phải biết tổng kết những thành tựu của khoa học hiện đại, khái quát sự phát triển của lịch sử x ã hội, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn qua công cuộc đổi mới để bổ sung, ho àn thiện triết học Mác - Lênin. Chúng ta không thể đổi mới thành công nếu xa rời lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, rơi vào chủ nghĩa xét lại. Như vậy, phát triển lý luận triết học Mác - Lênin và đổi mới chủ nghĩa xã hội trong thực tiễn là một quá trình thống nhất, bởi vì "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin". Chúng ta đã đạt được một số thành tựu nhất định trong đổi mới t ư duy lý luận. Cụ thể là: Trong nhận thức về CNXH có nhiều điểm sáng tỏ h ơn, thấy được nhiều cái sai trong nhận thức cũ về CNXH. B ước đầu hình thành các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo sự nghiệp đổi mới ở n ước ta. Tư duy kinh tế có sự đổi mới quan trọng. Triết học đã đóng góp nhất định vào kết quả chung trên đây của đổi mới tư duy lý luận. Có thể nói, triết học đã tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận cho quá trình đổi mới tư duy lý luận, tư duy triết học, là hạt nhân lý luận cho sự h ình thành tư duy mới về CNXH, nhất là tư duy kinh tế và tư duy chính trị. Để thực hiện những nghiên cứu trên đây, việc nghiên cứu và giảng dạy triết học từ Đại hội VI đến nay đã có những đổi mới nhất định. Hoạt động nghi ên cứu ít khuôn sáo hơn, cởi mở hơn, mạnh dạn hơn, tính chất minh họa, xuôi chiều tô hồng đã giảm bớt, có thay đổi đáng kể trong việc đánh giá các tr ào lưu triết học ngoài mácxít, đã chú ý hơn đến quan điểm cá nhân và gắn hơn với thực tiễn của CNXH trong nghiên cứu. Những thay đổi trên đây đã được phản ánh trên các Tạp chí, sách báo. Giữa các cơ quan nghiên cứu triết học có sự phối hợp tốt h ơn. Số cán bộ triết học có học hàm, học vị đã tăng lên nhiều. Công tác giảng dạy triết học có chuyển biến theo hướng đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học, khắc phục một bước – sự lạc hậu trên lĩnh vực này. Trước hết, đã đổi mới bước đầu chương trình và sách giáo khoa triết học theo hướng tăng thêm nhiều kiến thức lịch sử triết học, thống Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 24 nhất CNDV biện chứng và CNDV lịch sử, giảm bớt việc trích kinh điển, trích nghị quyết giảm bớt việc minh họa các quan điểm chính trị của Đảng chú ý gắn chặt h ơn với thực tiễn của CNXH, với thời đại, chú ý khai thác nhiều h ơn ý nghĩa phương pháp luận của các quy luật, phạm trù của triết học Mác-Lênin… Đã tổ chức nhiều cuộc tập huấn về chương trình triết học mới cho giảng viên triết học trong hệ thống các trường đại học và các trường Đảng. Về phương pháp giảng dạy, đã giảm bớt tính chất áp đặt, một chiều trong tr ình bày, tăng thêm tính gợi mở, khả năng suy nghĩ độc lập sáng tạo cho người học. Có thể nói rằng trong h ơn 5 năm đổi mới, triết học đã phát huy vai trò của nó bằng hàng chục năm trước đây. Như vậy là thực tiễn đổi mới ở nước ta những năm qua đã khẳng định vai trò của triết học Mác-Lênin, khẳng định ý nghĩa thế giới quan v à phương pháp luận của nó. Chủ nghĩa Mác-Lênin trong đó có triết học của nó cho đến nay vẫn l à học thuyết tiến bộ nhất, chưa một học thuyết nào có thể thay thế được, vẫn là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho nhận thức và hành động cách mạng của chúng ta, vẫn là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản nh ư Mác đã nói cách đây trên 150 năm Sự nghiệp đổi mới với tính chất mới mẻ, khó khăn v à phức tạp của nó đòi hỏi phải có lý luận khoa học soi sáng. Sự khám phá về lý luận phải trở thành tiền đề và điều kiện cơ bản làm cơ sở cho sự đổi mới trong hoạt động thực tiễn. Phải khắc phục tình trạng trước đây thường vắng bóng lý luận khi thông qua những quyết định quan trọng và do vậy buộc phải ra quyết định tr ên cơ sở thuần túy kinh nghiệm. Phải tạo cơ sở thế giới quan khoa học, tạo niềm tin cho cán bộ, Đảng vi ên trong quá trình đổi mới theo định hướng XHCN trước những biến động sâu sắc, đầy kịch tính của thời đại. Muốn vậy cần phải có triết học khoa học. Không thể đổi mới th ành công nếu thiếu mặt tư duy triết học sâu sắc. Triết học Mác–Lênin chính là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho công cuộc đổi mới của chúng ta. Nếu nh ư chủ nghĩa Mác-Lênin về cơ bản là một khoa học về giải phóng và phát triển con người và loài người thì biết học Mác-Lênin là triết lý của sự giải phóng đó. Triết học l à sự phản tư của thời đại, là sự nắm bắt thời cuộc bằng chiều sâu t ư tưởng. Vì vậy Engen Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 25 khẳng định rằng một dân tộc muốn đứng vững tr ên đỉnh cao lý luận thì phải có triết học. Bởi vì triết học là cơ sở của mọi loại tư duy (tư duy kinh tế, tư duy chính trị, tư duy văn hóa, tư duy pháp luật...). Trong những năm qua, triết học đã cổ sự đổi mới nhất định và đã đóng góp vào quá trình đổi mới đất nước. Tuy nhiên điều đó mới là bước đầu và còn rất hạn chế, cái đã có và cái cần phải có còn khoảng cách khá xa. Lý luận triết học vẫn c òn xa rời với cuộc sống, chưa nhạy cảm trước những biến đổi trong nước và trên thế giới. Nhiều vấn đề triết học do cuộc sống đặt ra ch ưa có sự giải đáp thỏa đáng, vẫn còn có những biểu hiện giáo ðiều và bảo thủ trong lý luận, hiểu biết v ê lịch sử triết học và triết học ngoài mácxít hiện đại còn ít ỏi, ít có những chuyên gia giỏi những người uyên bác trong lĩnh vực triết học... Nguyên nhân tình trạng trên có nhiều. Có phần do điều kiện lịch sử khách quan, có phần do l ãnh đạo, có phần do bàn thân các nhà triết học. Sắp tới để phát huy mạnh mẽ v à có hiệu qủa vai trò của triết học vào sự nghiệp đổi mới, cần phải giải quyết các vấn đề sau đây:  Triết học và thực tiễn: Phải tạo ra một bước ngoặt triết học hướng về thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn v à muốn vậy, phải tạo cơ chế liên hệ giữa các nhà triết học với thực tiễn và phải có chế độ, chính sách, kinh phí thỏa đáng để đi thực tế. Người làm triết học cần được thông tin tình hình trong nước và thế giới kịp thời, không v ì khó khăn về tài chính mà cắt bỏ sách báo nước ngoài. Phải xóa bỏ tình trạng giới triết học nước ta bị tách biệt với thế giới bằng cách tạo điều kiện nghi ên cứu các tài liệu triết học ở các nước tư bản và cho đi sang các nước đó để tìm hiểu tình hình đất nước họ và trao đổi, tiếp xúc với giới triết học (cả mácxít v à ngoài mácxít) ở đó.  Triết học và chính trị: Chúng ta đã thấy tác hại của việc đồng nhất triết học với chính trị, song đây là một mối quan hệ rất phức tạp và tế nhị đòi hỏi phải xử lý đúng đắn để đảm bảo phát huy tính sáng tạo của ng ười làm triết học theo định hướng chính trị đúng đắn. Phải có c ơ chế dân chủ trong nghiên cứu Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 26 để cho nhà lý luận dám nói thật ý nghĩ của m ình mà không sợ bị "mất an toàn". Phải thật sự tự do tư tưởng trong nghiên cứu vì không có tự do tư tưởng thì không có sáng tạo khoa học. Tất nhiên điều đó cũng đòi hỏi người làm triết học phải có đầy đủ ý thức trách nhiệm công dân, ý thức trách nhiệm của nhà khoa học chân chính, hơn nữa lại là trách nhiệm của nhà triết học mácxít.  Xây dựng đội ngũ: Đội ngũ những người làm triết học nước ta vừa bị phân tán, xé lẻ, vừa bị đóng cửa với thế giới b ên ngoài, ít có đầu đàn và chuyên gia, cơ cấu mất cân đối không đồng bộ, số ng ười có học hàm và học vị còn. Cần nhanh chóng khắc phục t ình trạng trên đây, nếu không sẽ rơi vào nguy cơ lý luận càng lạc hậu hơn chứ không phải khắc phục được sự lạc hậu. Phải đẩy mạnh việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ triết học về nhiều ph ương diện khác nhau.. Phải đi vào chính quy, đi vào bằng cấp mặc dù không nên cường điệu bằng cấp. Phải mạnh dạn tuyển chọn những ng ười trẻ tuổi nhưng có khả năng tư duy lý luận để đào tạo lâu dài và tạo thành nòng cốt cho đội ngũ triết học trong tương lai. Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 27 KẾT LUẬN Triết học theo một nghĩa nào đó, là khoa học về tư duy, là tư duy về tư duy. Tư duy triết học là chiết xuất, là tinh túy của tư duy lý luận. Vì vậy triết học phải tự đổi mới mình và làm công cụ để đổi mới tư duy nói chung. Với ý nghĩa đó thì trước hết phải đổi mới tư duy triết học chứ không phải là tư duy kinh tế. Nhờ có tư duy triết học mácxit mới hiểu và phân tích được phép biện chứng của những b ước ngoặt, mới nắm bắt và xử lý đúng đắn những mối quan hệ biện chứng vốn có trong cuộc sống như quan hệ giữa kinh tế và chính trị, kinh tế và xã hội, kinh tế và tư tưởng, tập trung dân chủ, đổi mới và kế thừa, trung thành và sáng tạo… Và có như vậy mới khắc phục được bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh cực đoan phiến diện v à chủ nghĩa chiết trung. Thông qua triết học m à tư duy con người được rèn luyện và nâng cao. Theo Engen, năng lực tư duy lý luận chỉ là bẩm sinh dưới dạng khả năng, muốn phát triển tư duy lý luận phải có điều kiện và sự rèn luyện. Một trong những cách tốt nhất để rèn luyện năng lực tư duy lý luận, đó chính là nghiên cứu triết học và lịch sử triết học. Hiện nay với sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Li ên xô và Đông Âu, chủ nghĩa Mác-Lênin đang đứng trước sự thử thách khắc nghiệt của lịch sử. Không những kế thừa của chủ nghĩa Mác mà có nhiều người mới ngày hôm qua đây còn được coi là người mácxít cũng ra sức xuyên tạc, công kích, bác bỏ chủ nghĩa Mác -Lênin không những lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học, về kinh tế chính trị, m à cả về triết học, nhất là quan điểm duy vật lịch sử cũng trở th ành đối tượng phê phán, phủ nhận. Trong tình hình đó việc nắm vững phép biện chứng mácxít lại c àng quan trọng vì nó là vũ khí để đấu tranh tư tưởng, đồng thời là công cụ để triết học tự bảo vệ m ình và phát triển mình lên một giai đoạn mới trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI. Tieåu luaän trieát hoïc GVHD: TS. Buøi Vaên Möa SVTH: Nguyeãn Thò Dieäu Khaùnh Trang 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO C.Mác, Ph.Ăngghen. Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1998 Giáo trình triết học Mác – Lênin. Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2006 Những vần đề chính trị, xã hội 2005 Giáo dục, số 3, tháng Ba, 1913 Bản dịch của nhà xuất bản Sự thật Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdetai20_nguyenthidieukhanh_d1k19_4967.pdf
Luận văn liên quan