Đề tài Chứng minh và chứng cứ trong luật tố tụng dân sự
Mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công
khai như nhau, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều này.
Toà án không công bố công khai chứng cứ có
liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ
tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh
doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu
chính đáng của đương sự.
Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật
những chứng cứ thuộc trường hợp không công
bố công khai quy định tại khoản 2 Điều này
36 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4201 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chứng minh và chứng cứ trong luật tố tụng dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI 1. CHỨNG MINH VÀ CHỨNG
CỨ TRONG LUẬT TTDS
Nhóm 7:
1. Nguyễn Phạm Thùy Dung
2. Hoàng Thị Sen
3. Lê Uyên Phương
4. Phạm Hải Triều
5. Đỗ Thiện Tới
6. Nguyễn Trương Cẩm Nhung
7. Nguyễn Thị Kim Loan
I. CHỨNG MINH
1. Khái niệm, đặc điểm của họat động chứng
minh trong tố tụng dân sự
1.1. Khái niệm, Bản chất của hoạt động chứng
minh trong tố tụng dân sự
“Chứng minh là hoạt động tố tụng do Tòa án và
các chủ thể tham gia tố tụng tiến hành nhằm làm
sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án”
Chứng minh bao gồm các giai đoạn: thu thập
chứng cứ, kiểm tra chứng cứ và đánh giá chứng
cứ.
Đặc điểm:
- Họat động chứng minh bắt đầu từ khi khởi
kiện cho đến khi vụ án được giải quyết bằng bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật
- Họat động chứng minh phải tuân thủ quy
định của pháp luật
- Họat động chứng minh là hoạt động sử dụng
chứng cứ
1.2. Chủ thể - Đối tượng chứng minh
1.2.1. Khái niệm đối tượng chứng minh
Đối tượng chứng minh là các sự kiện pháp lý
mà Tòa án cần phải làm sáng tỏ để làm cơ sở
cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.
Căn cứ:
- Theo yêu cầu của đương sự
- Xác định theo pháp luật nội dung
1.2.2. Chủ thể chứng minh
Đương sự đưa ra yêu cầu: cá nhân, cơ quan tổ
chức khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của bản thân hoặc của người khác, lợi ích công
cộng, lợi ích của Nhà nước.
Đương sự phản đối yêu cầu
Đại diện đương sự
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự
Người làm chứng
Người giám định
Tòa án nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân
1.3. Phạm vi chứng minh
Của Tòa án nhân dân
Của đương sự
Của người đại diện
Của người làm chứng
Của người giám định
Của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự
1.4. Những tình tiết, sự kiện không cần phải
chứng minh (điều 80 LTTDS)
Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người
đều biết và được Toà án thừa nhận;
Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong
các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu
lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;
Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn
bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản
đối những tình tiết, sự kiện mà bên đương sự
kia đưa ra.
Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì
sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự
thừa nhận của đương sự.
II. CHỨNG CỨ - CÔNG CỤ CỦA HOẠT ĐỘNG
CHỨNG MINH
1. Khái niệm
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có
thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ
chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án
thu thập được theo trình tự, thủ tục do pháp
luật quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để
xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự
là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như
những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết
đúng đắn vụ việc dân sự. (điều 81 Bộ Luật
TTDS)
2. Đặc điểm của chứng cứ:
Tính khách quan
Tính liên quan
Tính hợp pháp.
3. Phân loại chứng cứ.
3.1. Theo nguồn gốc chứng cứ:
Chứng cứ theo người
Chứng cứ theo vật
Ý nghĩa:
+Tùy thuộc vào từng vụ án mà chứng cứ có
thể thu thập ở người hoặc vật hoặc ở cả người
và vật
+Nếu xác định sai nguồn sẽ không thu thập
được chứng cứ
3.2. Theo tính chất hình thành chứng cứ:
Chứng cứ gốc
Chứng cứ thuật lại
Ý nghĩa
+ Chứng cứ càng xa gốc mức độ tin cậy càng
kém
+ Ưu tiên thu nhập chứng cứ gốc.
3.3. Theo hình thức liên hệ giữa thông tin thực tế
với những tình tiết sự kiện cần phải chứng minh:
Chứng cứ trực tiếp
Chứng cứ gián tiếp
Ý nghĩa
+ Chứng cứ trực tiếp có giá trị chứng minh cao
hơn chứng cứ gián tiếp
+Ưu tiên thu thập chứng cứ trực tiếp
4. Nguồn chứng cứ (điều 82 LTTDS)
Nguồn chứng cứ là hình thức tồn tại của chứng
cứ, hình thức chứa đựng chứng cứ. Chứng cứ
chỉ có thể hình thành và thu thập từ những
nguồn được pháp luật quy định.
4.1. Các nguồn chứng cứ:
Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;
Các vật chứng;
Lời khai của đương sự;
Lời khai của người làm chứng;
Kết luận giám định;
Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
Tập quán;
Kết quả định giá tài sản;
Các nguồn khác mà pháp luật có quy định
4.2. Nguyên tắc xác định chứng cứ:
Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng
cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công
chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là
chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản
xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản
về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình
đó.
Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên
quan đến vụ việc.
Lời khai của đương sự, lời khai của người làm
chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng
văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi
hình, đĩa ghi hình hoặc khai bằng lời tại phiên
toà.
Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu
việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ
tục do pháp luật quy định.
Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi
là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành
theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có
chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định.
Tập quán được coi là chứng cứ nếu được cộng
đồng nơi có tập quán đó thừa nhận.
Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ
nếu việc định giá được tiến hành theo thủ tục do
pháp luật quy định hoặc văn bản do chuyên gia
về giá cả cung cấp.
5. Vai trò của chứng cứ trong vụ án dân sự:
Theo quy định tại khoản 1 điều 197 Bộ luật Tố
tụng Dân sự, bản án chỉ được căn cứ vào kết
quả tranh tụng, việc hỏi tại phiên toà và các
chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên
toà.
III. NỘI DỤNG HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1. Hoạt động cung cấp, giao nộp chứng cứ:
(điều 84 LTTDS) việc cung cấp, giao nộp chứng
cứ có thể bắt đầu từ khi khởi kiện cho đến khi
vụ án được giải quyết bằng bản án, quyết định
có hiệu lực pháp luật, bao gồm:
Giai đoạn khởi kiện
Giai đoạn chuẩn bị xét xử
Tại phiên tòa
Cung cấp chứng cứ tại thủ tục phúc thẩm
Cung cấp chứng cứ tại thủ tục giám đốc thẩm,
tái thẩm
2. Hoạt động thu thập chứng cứ: (điều 85 LTTDS)
2.1. Các hình thức thu thập chứng cứ của Tòa án
Lấy lời khai của đương sự
Lấy lời khai của người làm chứng
Đối chất
Xem xét, thẩm định tại chỗ
Trưng cầu giám định
Định giá tài sản
+ Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
+ Các bên thoả thuận theo mức giá thấp nhằm
mục đích trốn thuế hoặc giảm mức đóng án phí.
Ủy thác thu thập chứng cứ
2.2. Bảo quản, bảo vệ chứng cứ :
(điều 95 & 98 LTTDS)
2.3. Những nội dung cần xác minh, thu thập
chứng cứ:
Quan hệ pháp luật tranh chấp giữa các đương
sự
Thành phần tư cách đương sự
Những vấn đề cần phải chứng minh
3. Hoạt động nghiên cứu chứng cứ
3.1. Khái niệm:
Là việc xác định các thuộc tính của chứng cứ,
mối liên hệ của chứng cứ
3.2. Yêu cầu của việc nghiên cứu chứng cứ:
Chủ thể nghiên cứu chứng cứ là Tòa án nhân
dân. Việc nghiên cứu chứng cứ có thể diễn ra
trước phiên tòa hoặc tại phiên tòa
Ý nghĩa: kiểm tra kết quả của giai đọan cung
cấp chứng cứ và là tiền đề cho giai đọan tiếp
theo, đánh giá chứng cứ.
3.3. Nội dung của hoạt động nghiên cứu chứng
cứ:
Hình thức nghiên cứu: trực tiếp nghe lời khai
của các bên đương sự, lời khai của nhân chứng,
trình bày kết luận của giám định viên, nghe
băng ghi âm, đĩa ghi âm, trực tiếp đọc các tài
liệu, xem xét trực tiếp vật chứng, xem các băng
hình đĩa hình, hỏi những người tham gia tố
tụng.
Phương pháp nghiên cứu: so sánh, phân tích,
đối chiếu, đối chất, xem xét thẩm định tại chỗ,
trưng cầu giám định, định giá tài sản….
4. Đánh giá chứng cứ : (điều 96 LTTDS)
Là quá trình hai mặt: mặt nội dung (tư duy
logic) và mặt hình thức (mặt pháp luật )
Là giai đọan cuối cùng của quá trình chứng
minh.
Đi đến kết luận về các thuộc tính cũng như tính
xác thực của các chứng cứ, mối liên hệ giữa
chúng với nhau, về sự tồn tại hay không tồn tại
của các sự kiện, tình tiết thuộc đối tượng chứng
minh
4.1. Nguyên tắc đánh giá chứng cứ :
(khoản 1 điều 96 LTTDS)
Khách quan
Toàn diện
Đầy đủ
Chính xác.
4.2. Công bố và sử dụng chứng cứ: (Điều 97
LTTDS)
Mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công
khai như nhau, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều này.
Toà án không công bố công khai chứng cứ có
liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ
tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh
doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu
chính đáng của đương sự.
Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật
những chứng cứ thuộc trường hợp không công
bố công khai quy định tại khoản 2 Điều này
4.3. Thực trạng:
Công tác công bố và công khai chứng cứ vẫn
chưa đồng bộ và chưa mang lại hiệu quả cao
trong thực tiễn xét xử.
Thiệt hại trực tiếp là người dân và sự trong
sạch của thẩm phán
IV. CHẾ ĐỊNH CHỨNG MINH TRONG THỰC TẾ
1. Tình huống:
Với hành vi nhiều lần chứa mại dâm H đã bị
TAND tỉnh Q và Toà phúc thẩm TAND tối cao
tại Đà Nẳng xử phạt 6 năm tù. Vì đã có đến 4
mặt con nên không để chạy thời hiệu nữa nên
H đã nghỉ ra chiêu lách luật hữu hiệu như sau:
Trong thời gian chờ tự nguyện thi hành án H đã
nhanh chóng cùng chồng nộp đơn đến Toà án
yêu cầu giải quyết việc thuận tình ly hôn, theo
đó hai vợ chồng thuận tình ly hôn, tài sản chung
không yêu cầu giải quyết, còn việc nuôi con sau
khi ly hôn hai bên đã thoả thuận giao cho H trực
tiếp nuôi ba người con, trong đó có hai cháu nhỏ
sinh năm 1998 và sinh năm 1999.
Sau khi hết thời hạn tự nguyện nhưng H vẫn
không đi chấp hành hình phạt tù nên Công an
tỉnh Q đã triển khai việc bắt nhưng H đã nhanh
chân rời khỏi địa phương nên Công an phải ra
lệnh truy nã.
Sau khi có được quyết định công nhận thuận
tình ly hôn, H đã dẫn theo 3 người con và không
quên mang theo quyết định này đến trình diện
tại cơ quan Công an. Trước tình cảnh này cơ
quan Công an đã không thể thi hành án vì
không biết giao 3 người con của H cho ai nuôi
nên phải đề nghị làm thủ tục hoãn thi hành án
cho H (lý do là lao động duy nhất trong gia
đình).
=> Câu hỏi đặt ra là tại sao H lại dễ dàng làm
được điều này?
2. Nhận định luật:
Chỉ thể hiện được tính ưu việt khi giữa các
đương sự có tranh chấp.
Trong trường hợp các đương sự cố tình thoả
thuận với nhau trái pháp luật, trái đạo đức xã
hội, mặc dù Toà án có thể biết được nhưng
không thể tự thu thập chứng cứ để chứng minh
thì phải chịu thua đương sự.
Điều 85 BLTTDS quy định: “Trong trường hợp
cần thiết, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương
sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ,
tài liệu vật chứng để bảo đảm cho việc thực hiện
thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm,
giám đốc thẩm và tái thẩm”.
Như vậy, BLTTDS quy định cho phép Viện
kiểm sát có quyền tự thu thập chứng cứ để “phá
án” còn Toà án thì đã bị luật “còng tay” ngay cả
khi thấy pháp luật bị xâm phạm.
3. Kiến nghị:
BLTTDS cần quy định bổ sung trong trường hợp
xét thấy thoả thuận của các đương sự là trái
pháp luật, trái đạo đức xã hội thì Toà án có
quyền và nghĩa vụ thu thập chứng cứ để bảo
đảm giải quyết vụ việc dân sự đúng pháp luật.
Quy định như vậy Toà án cũng không thể lạm
quyền vì đương sự vẫn có quyền khiếu nại quyết
định áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ của
Toà án.
BLTTDS quy định đương sự có nghĩa vụ giao
nộp chứng cứ và hậu quả của việc không giao
nộp hoặc giao nộp không đầy đủ nhưng lại
không quy định về thời hạn mà đương sự phải
thực hiện việc giao nộp chứng cứ. Do đó, có
nhiều đương sự sau khi khởi kiện đã không tự
giác thu thập chứng cứ để giao nộp cho Toà án
hoặc cố tình trì hoãn việc giao nộp chứng cứ làm
kéo dài thời hạn giải quyết vụ án. Thậm chí có
chứng cứ nhưng chỉ chờ đến khi xét xử phúc
thẩm mới chịu nộp, hậu quả dẫn đến việc cấp
phúc thẩm huỷ hoặc sửa án sơ thẩm là khó
tránh khỏi.
Thank you for listening!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuyet_trinh_7921.pdf