I- ĐẶT VẤN ĐỀ: 1
II- NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC CHỦ YẾU ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở SƠN LA: 2
PHẦN I CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN .4
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH 4
II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 4
1. Tài nguyên đất 4
2. Khí hậu, thuỷ văn 6
3. Tài nguyên rừng 7
4. Khoáng sản 8
5. Tiềm năng du lịch 8
III. NGUỒN NHÂN LỰC 9
Biểu 2. Dự báo tăng dân số và lao động tự nhiên 10
PHẦN II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PTBV VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH TRONG NHỮNG NĂM QUA 12
I/- NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TỈNH NHỮNG NĂM VỪA QUA: 12
1. Về kinh tế: 12
1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 12
1.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 12
1.3. Về sản xuất nông nghiệp: 13
1.4. Công nghiệp xây dựng: 14
1.5. Dịch vụ: 14
2. Về xã hội: 15
2.1. Về xoá đói giảm nghèo giải quyết việc làm: 15
2.2. Về giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí: 15
2.3. Y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân: 15
3. Về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường: 16
3.1. Tài nguyên rừng được phục hồi: 16
3.2. Đất có chủ thể từng bước đi vào thâm canh tăng vụ: 16
3.3. Công tác quản lý nhà nước về môi trường có sự chuyển biến: 17
II- TỒN TẠI, THÁCH THỨC CHỦ YẾU: 17
1. Về nhận thức: 17
2. Về kinh tế: 18
3. Về xã hội: 18
4. Về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường: 19
III- CƠ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TỈNH: 20
1. Cơ hội để phát triển: 20
2. Xu thế hội nhập: 21
3. Xu hướng phát triển của vùng Trung du miền núi (TDMN) phía bắc: 22
PHẦN III CHIẾN LƯỢC PTBV TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 23
I- QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở SƠN LA: 23
1. Quan điểm: 23
2. Những nguyên tắc chính: 23
II- MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: 24
1. Mục tiêu tổng quát: 24
2. Một số mục tiêu cụ thể: 24
2.1. Về kinh tế: 24
2.2 Về xã hội: 27
2.3. Về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường: 30
III - NHỮNG LĨNH VỰC CHỦ YẾU CẦN ƯU TIÊN NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở SƠN LA: 31
1. Về kinh tế: 31
1.1. Chớp vận hội Nhà nước xây dựng thuỷ điện Sơn La. 31
1.2. Thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường: 32
1.3. Thực hiện quá trình “công nghiệp hoá sạch”: 34
1.4. Phát triển công nghiệp và nông thôn bền vững: 35
1.5. Phát triển bền vững các vùng: 37
2. Về xã hội: 39
2.1 Đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội: 39
2.2. Giảm mức tăng dân số tự nhiên và giải quyết việc làm: 40
2.3. Đẩy mạnh di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La gắn với sắp xếp điều chỉnh dân cư toàn tỉnh, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các khu đô thị mới: 42
2.4. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp: 43
2.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng các dân tộc: 44
3. Về lĩnh vực sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường: 45
3.1. Chống rửa trôi, xói mòn, sử dụng hiệu quả bền vững đất dốc: 45
3.2. Tăng cường bảo vệ và phát triển vốn rừng đặc biệt là rừng phòng hộ cho vùng hồ thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Hoà Bình: 46
3.3. Tăng cường quản lý chất thải rắn và độc hại: 47
IV- DỰ BÁO NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN VÀ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN: 48
1. Dự báo nguồn lực phát triển: 48
2. Một số chương trình dự án trọng điểm: 50
2.1. Các chương trình trọng điểm: 50
2.2. Các dự án ưu tiên đầu tư: 51
PHẦN IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PTBV 53
I- HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VÀ THỂ CHẾ: 53
II- HUY ĐỘNG TOÀN DÂN THAM GIA THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: 54
1. Nông dân: 55
2. Phụ nữ: 55
3. Thanh, thiếu niên: 56
4. Các nhà khoa học: 56
5. Các nhà Doanh nghiệp: 56
III- ĐẨY MẠNH THU HÚT NGUỒN LỰC QUỐC TẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: 57
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
61 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4035 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chương trình Phát triển bền vững tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trên đất dốc.
1.5. Phát triển bền vững các vùng:
a/ Vùng kinh tế quốc lộ 6.
Tiếp tục phát triển là vùng kinh tế động lực của tỉnh, tạo mối liên kết giữa 3 vùng trong tỉnh với vai trò vừa là vùng động lực vừa có sức thu hút lan toả, thúc đẩy hai vùng còn lại là vùng Sông Đà và vùng cao biên giới cùng phát triển.
Để vùng này phát triển bền vững cần tập trung vào các vấn đề chính sau:
- Củng cố phát triển toàn diện để sớm hình thành 3 cụm công nghiệp trọng điểm của tỉnh (Thị xã, Mai Sơn, Mộc Châu).
- Đẩy nhanh tốc độ phát triển các vùng sản xuất tập trung chuyên canh cây trồng, con nuôi với trình độ công nghệ cao, có thương hiệu sản phẩm đủ sức cạnh tranh với thị trường trong nước và quốc tế, các sản phẩm xuất khẩu như chè, cà phê, bò sữa, bò thịt, hoa quả, rượu vang Sơn Tra, đường kính, tinh bột, măng tre ...
- Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, du lịch.
- Đầu tư nâng cấp xây dựng trường Đại học Tây Bắc, trường Cao đẳng sư phạm Sơn La thành trường đào tạo cộng đồng của tỉnh, trường dạy nghề, bệnh viện khu vực Tây Bắc, trung tâm thế giới tuổi thơ... Phấn đấu là trung tâm giáo dục đào tạo, khám chữa bệnh chất lượng cao của tỉnh, của vùng Tây Bắc.
b/ Vùng kinh tế dọc Sông Đà:
Là mái nhà xanh của thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Hoà Bình và vùng đồng bằng Bắc Bộ; là nơi phải tổ chức di chuyển dân TĐC của thuỷ điện Hoà Bình trước đây, thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Nậm Chiến, Huội Quảng...; là địa bàn trực tiếp xây dựng thuỷ điện Sơn La, Huổi Quảng, Nậm Chiến, Suối Sập, Suối Chim...
Để phát triển bền vững, cần có những hoạt động ưu tiên sau:
- Đẩy mạnh xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn vùng Sông Đà, đặc biệt là khu rừng phòng hộ xung yếu ven hồ; thuỷ điện Sơn La 17 (xã), thuỷ điện Hoà bình (22xã), nâng độ che phủ rừng lên 65% trong đó vùng ven hồ 75%.
- Đẩy mạnh tiến độ trồng rừng nguyên liệu giấy, giai đoạn đầu tập trung ở huyện Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu và mở tiếp ở Mai Sơn, Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai.
- Xây dựng thuỷ điện Sơn La và các thuỷ điện khác: Huổi Quảng, Nậm Chiến, Suối Sập, Suối Chim, Suối Tấc, Suối Tân ..., Xây dựng các cầu cứng qua Sông Đà cầu Vạn Yên, Pá Uôn, Mường La, các hệ thống giao thông ven hồ và bến cảng.
- Xây dựng dự án nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản vùng lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình và hồ thuỷ điện Sơn La, Nậm Chiến, Nậm Chim, Suối Sập...
- Làm tốt công tác di dân TĐC gồm củng cố, ổn định, phát triển bền vững vùng chuyển dân thuỷ điện Hoà Bình, di chuển thành công và an toàn nhân dân ra khỏi vùng ngập thuỷ điện Sơn La; gắn việc di chuyển TĐC với việc bố trí sắp xếp lại dân cư, phân bố lại lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu sản xuất để thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo.
- Hình thành chuỗi đô thị Sông Đà và hệ thống du lịch dịch vụ khai thác đường thuỷ Sông Đà, hồ thuỷ điện Sơn La và hồ thuỷ điện Hoà Bình.
c/ Vùng cao và biên giới:
Là vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, đời sống của đồng bào dân tộc chưa thoát khỏi nền kinh tế tự cung, tự cấp.
Những hoạt động ưu tiên để phát triển bền vững:
- Giải quyết những vấn đề bức xúc về đời sống xã hội và sản xuất: định canh định cư, xây dựng địa bàn sản xuất (nương định canh, nương bậc thang), đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở; thực hiện chuyển hướng mạnh sang sản xuất hàng hoá, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững kết hợp với trồng cây đặc sản, dược liệu dưới tán rừng.
- Đẩy nhanh xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế, đời sống.
- Tăng cường công tác khuyến nông và hỗ trợ vốn để mở rộng nhanh và tiến tới 100% diện tích đất canh tác được áp dụng quy trình canh tác bền vững trên đất dốc.
- Đầu tư nâng cấp các cửa khẩu Pa Háng, Chiềng Khương, xây dựng mới cửa khẩu Lạnh Bánh, Nà Cài; phát triển các hoạt động thương mại dịch vụ, chủ động hướng tới hành lang kinh tế Việt Nam - Lào - Thái Lan - Myanma - Trung Quốc; ưu tiên tập trung các nguồn lực của các chương trình dự án, quốc gia, địa phương để xoá đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách với các vùng khác trong tỉnh.
2. Về xã hội:
2.1 Đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội:
Sau 11 năm thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng kể. Theo chuẩn nghèo mới hiện nay tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh năm 2005 rất cao.
Người nghèo các dân tộc khó khăn (nhất là dân tộc Khơ Mú, La Ha, Sinh Mun, Kháng) ít có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, dễ bị tổn thương trước những rủi ro trong cuộc sống như (thiên tai hạn hán, lũ lụt, gió lốc..., mất mùa, ốm đau). Khả năng tái nghèo cao làm cho kết quả xoá đói giảm nghèo thiếu tính bền vững.
Hiện tại tỉnh vẫn là một trong 6 tỉnh đặc biệt khó khăn, kết cấu hạ tầng nông thôn vừa thiếu vừa yếu, toàn tỉnh vẫn còn 50% số xã tuy có đường giao thông đến trung tâm xã nhưng chỉ thông xe trong mùa khô; hệ thống công trình thuỷ lợi thiếu và chủ yếu mới là công trình tạm (còn 70% công trình đầu mối là công trình phai tạm, 66% công trình kênh dẫn nước là kênh dẫn nước đất); gần 80% diện tích đất nông nghiệp là canh tác trên đất dốc. Chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc còn khá lớn. Để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Sơn La cần tập trung vào 2 lĩnh vực trọng tâm sau:
a/ Xoá đói giảm nghèo.
- Rút ngắn khoảng cách về trình độ kinh tế xã hội giữa vùng cao biên giới, vùng Sông Đà với vùng kinh tế động lực dọc quốc lộ 6 của tỉnh.
Những hoạt động ưu tiên cần thực hiện để đạt được những mục tiêu trên là:
- Đưa công tác xoá đói giảm nghèo là công tác trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của từng huyện, từng vùng, từng xã không những chỉ trong giai 2006 - 2010 mà đến tận giai đoạn 2020. Tập trung các hoạt động hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, xây dựng nương định canh, chuyển giao kỹ thuật...) tạo điều kiện cho hộ nghèo phát triển sản xuất để đảm bảo an ninh lương thực, từng bước chuyển dần sang sản xuất hàng hoá nâng cao thu nhập để tự vượt qua đói nghèo; tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hoá ngày càng tăng; hỗ trợ để giảm thiểu rủi ro do thiên tai hạn hán, lũ lụt...
- Đẩy mạnh xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế, đời sống xã hội đến xã nghèo và đặc biệt đến 1131 bản nghèo ĐBKK với quan điểm tập trung ưu tiên đầu tư hỗ trợ; đồng thời với việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phát triển sản xuất hàng hoá (phá thế độc canh cây lương thực, tự cung, tự cấp), phát triển dịch vụ nâng nhanh mức sống, giảm khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, các dân tộc và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
- Huy động lồng ghép và đa dạng hoá các nguồn lực để xoá đói giảm nghèo, phát huy nội lực sử dụng có hiệu quả lồng ghép các nguồn vốn thuộc các chương trình dự án trong nước, các tổ chức quốc tế như chương trình 135, 134, dự án WB, ODA... để đẩy nhanh xoá đói giảm nghèo bền vững như chính sách 3665 và 177 của tỉnh đã ban hành đầu tư cho các bản nghèo đặc biệt khó khăn.
b/ Thực hiện tốt các chính sách trợ giúp xã hội của TW, của tỉnh đã ban hành và bổ sung hoàn chỉnh các chính sách của tỉnh theo hướng ưu tiên hơn nữa cho vùng ĐBKK, cho các bản ĐBKK, cho các hộ nghèo, các dân tộc thiểu số và xây dựng văn hoá các dân tộc đại diện cho vùng Tây Bắc.
- Xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá thông tin cơ sở thuộc ngành văn hoá thông tin quản lý gồm 4 cấp ở tỉnh và 100% trung tâm các huyện, thị xã, trung tâm cụm xã, trung tâm xã, phường xây dựng nhà văn hoá, thư viện, trạm truyền thanh... theo quy hoạch; xây dựng và hình thành các bản làng mang sắc thái đặc trưng của các dân tộc Tây Bắc theo mô hình Bản văn hoá du lịch dân tộc cộng đồng như (dân tộc thái vùng Sông Đà, dân tộc Mông vùng cao, dân tộc Dao, Khơ Mú vùng rẻo giữa).
- Xây dựng trung tâm thế giới tuổi thơ vùng Tây Bắc tại thị xã Sơn La. Đây là mô hình mới có hiệu quả trong việc giáo dục tinh thần, thể lực cũng như nếp sống mới cho con em đồng bào các dân tộc.
- Xây dựng và củng cố đến năm 2020 có 100% các xã, bản có đội văn nghệ (hiện nay đã có trên 1.600 đội văn nghệ xã, bản). Nâng cao chất lượng đoàn văn công tỉnh, trường đào tạo nghệ thuật làm nòng cốt duy trì phát triển nền văn hoá dân tộc, tăng cường giao lưu trao đổi văn hoá với các tỉnh bạn trong nước và quốc tế; đảm bảo phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá của đồng bào dân tộc, khuyến khích các bản, làng duy trì các truyền thống của mình.
- Xây dựng bản, làng văn hoá với 5 tiêu chí quy định.
+ Đảm bảo đủ cơ sở hạ tầng công cộng và gia đình.
+ Có trình độ sản xuất và thu nhập cao (không có hộ nghèo và đói giáp hạt), ổn định định canh định cư.
+ Các vấn đề văn hoá xã hội đảm bảo.
+ An ninh quốc phòng đảm bảo trật tự giữ vững.
+ Có hệ thống tổ chức chính trị hoàn chỉnh.
- Bảo tồn các di sản văn hoá, thường xuyên tổ chức các lễ hội truyền thống các dân tộc; trao đổi giao lưu văn hoá giữa các dân tộc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị có cuộc sống vui tươi lành mạnh, bình đẳng, văn minh.
2.2. Giảm mức tăng dân số tự nhiên và giải quyết việc làm:
a/ Giảm mức tăng dân số.
Mặc dù tỉnh Sơn La có thành công trong việc hạn chế mức tăng dân số tự nhiên, nhưng cơ cầu chất lượng dân số, phân bố dân cư cùng với tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn ở mức cao, số cặp vợ chồng sinh con thứ 3 những năm gần đây tăng là những thách thức trong việc phát triển bền vững dân số ở Sơn La.
Việc tăng dân số nhất là dân số nông thôn tăng nhanh là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng phá rừng làm nương rẫy, gia tăng việc sử dụng đất dốc.
Gia tăng dân số cao là áp lực dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu trong chăm sóc sức khoẻ và giáo dục, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi thấp, tỷ lệ học sinh bỏ học cao, tình trạng mất công bằng, trong hưởng thụ về dịch vụ giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ sẽ gia tăng giữa các vùng, nhóm dân tộc.
Những hoạt động ưu tiên cần thực hiện để vựơt qua những thách thức trên là:
- Duy trì xu thế giảm tỷ lệ sinh một cách vững chắc và nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần.
- Duy trì mức giảm sinh bình quân năm giai đoạn 2006 - 2010 là 0,08 - 0,1%, giai đoạn 2011 - 2020 là 0,09 - 0,1%/năm.
- Quy mô dân số Sơn La năm 2010 là vào khoảng 1.088 nghìn người, vào năm 2015 là 1.165 nghìn người, vào 2020 là 1.248 nghìn người. Để đạt được mục tiêu này, cần thực hiện những công việc sau:
- Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình tới các xã trong tỉnh góp phần nâng tỷ lệ cặp vợ chồng chấp nhận các biện pháp tránh thai, hạn chế thấp nhất việc có thai ngoài ý muốn, giảm tỷ lệ nạo thai, hạn chế tai biến sản khoa, sản phụ.
- Nâng cao năng lực thu thập, xử lý, cung cấp thông tin, dữ liệu về dân cư nhất là ở cơ sở nhằm phục vụ việc xây dựng chính sách lập kế hoạch điều chỉnh phát triển kinh tế - xã hội, phân bố dân cư phù hợp về từng vùng, từng dân tộc nhằm phát triển bền vững.
- Lồng ghép dân số với phát triển gia đình bền vững thông qua hoạt động tín dụng - tiết kiệm và phát triển kinh tế gia đình. Từng bước xã hội hoá công tác dân số nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, tăng cường trách nhiệm của cộng đồng đi đôi với nâng cao vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình nhằm phát huy tính tự lực, từng bước chuyển sang loại hình “dân tự quản”.
- Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số ở các cấp đặc biệt là cấp cơ sở. Đi đôi với việc kiện toàn tổ chức bộ máy từ tỉnh đến huyện, đến xã, bản là tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ kỹ thuật, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn ngày càng cao…
b/ Giải quyết việc làm:
Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy yếu tố con người, nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế, làm ổn định và lành mạnh hoá xã hội, đáp ứng như cầu bức xúc của nhân dân.
Nguồn lao động của tỉnh sẽ tăng nhanh, nhất là khi xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La; ước tính sẽ tăng từ 524.950 lao động hiện nay (năm 2005) và vào năm 2020 là khoảng 726,6 nghìn lao động, mỗi năm bình quân phải tạo ra 2,2 -2,5 vạn lao động việc làm mới cùng với việc tận dụng tốt số lao động chưa sử dụng hết, lao động nông nhàn.
Để đạt mục tiêu trên cần thực hiện những công việc sau:
- Đẩy nhanh đào tạo nghề, trước mắt là những nghề có liên quan đến xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La để con em Sơn La có đủ điều kiện tham gia lao động xây dựng thuỷ điện.
- Đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xu hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, rau quả sạch, chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao, trâu … nhằm tạo ra một nền kinh tế với cơ cấu hợp lý thu hút nhiều lao động.
- Phát triển mạnh ngành nghề và xây dựng làng nghề ở nông thôn. Đẩy mạnh và nâng cao mức độ chế biến sản phẩm nhất là nông lâm sản, tập trung vào đổi mới công nghệ, hình thành và tăng năng lực các ngành chế biến cho xuất khẩu, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô; như chè, cà phê, hoa quả, măng tre...
2.3. Đẩy mạnh di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La gắn với sắp xếp điều chỉnh dân cư toàn tỉnh, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các khu đô thị mới:
Từ nay đến 2010 tỉnh Sơn La phải di chuyển sắp xếp ổn định tái định cư khoảng gần 17.000 hộ, trong đó tái định cư thuỷ điện Sơn La, Ngọc Chiến, Huổi Quảng khoảng 13.000 hộ và sấp xỉ 4.000 hộ ở các vùng không đủ điều kiện sống (đất, nước), nguy cơ sạt lở, lũ cuốn trôi, an ninh biên giới, bảo tồn thiên nhiên …. Với quan điểm phải gắn chặt với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, điều chỉnh sắp xếp ổn định dân cư và phát triển các khu đô thị mới. Quá trình di chuyển tái định cư đang gặp những khó khăn thách thức sau:
- Số lượng di chuyển dân lớn, tuyệt đại bộ phận là đồng bào dân tộc thiểu số, lại trong thời gian ngắn, gấp rút.
- Địa bàn tiếp nhận phần lớn nằm xa thị trường tiêu thụ, cơ sở hạ tầng rất yếu kém, đất đai sản xuất cắt ra bố trí cho dân tái định cư không nhiều lại phân tán.
- Việc đào tạo tay nghề và chuyển đổi nghề nghiệp chậm vì phần lớn đồng bào tái định cư quen với phương thức sản xuất tự cấp tự túc, chuyển sang sản xuất hàng hoá đòi hỏi phải có quá trình đào tạo nghề, nâng cao trình độ dân trí.
Để đạt được mục tiêu di dân tái định cư, cần ưu tiên thực hiện những công việc sau:
- Nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chi tiết các điểm, các khu tái định cư. Để các khu tái định cư phát triển ổn định, bền vững thì khu tái định cư phải hình thành một cơ cấu kinh tế tiến bộ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngay từ bước xác lập quy hoạch. Trên cơ sở quỹ đất dành cho tái định cư, cần được bố trí, quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho từng điểm (đảm bảo đủ đất sản xuất cho dân bình quân trên hộ). Định hướng phát triển nông lâm nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp dịch vụ, kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế, xã hội một cách cụ thể và chi tiết. Tất cả phải có chất lượng, tính khả thi cao mới đáp ứng được yêu cầu.
- Đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng các điểm, các khu tái định cư không phá vỡ môi trường tự nhiên san ủi mặt bằng cục bộ, bố trí dân cư hợp lý. Hệ thống giao thông vào các khu tái định cư phải được thực hiện trước, càng sớm càng tốt để phục vụ cho việc xây dựng các công trình khác: thuỷ lợi, nước sinh hoạt, điện, trường học, trạm xá, nhà văn hoá...
- Đẩy mạnh tuyên truyền vận động đến từng hộ cho dân sở tại, dân tái định cư.
- Thực hiện tốt các chính sách đền bù, hỗ trợ tái định cư, ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ.
- Đẩy mạnh đào tạo tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật gồm:
+ Đào tạo nghề để tham gia xây dựng thuỷ điện Sơn La
+ Đào tạo nghề để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động
+ Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
- Huy động mọi nguồn vốn để phát triển hệ thống đô thị
Nâng cấp thị xã Sơn La lên thành phố, thị trấn Mộc Châu, Mai Sơn lên thị xã trực thuộc tỉnh, xây dựng mới thị trấn Quỳnh Nhai, thị trấn Sốp Cộp,… để hình thành 6 cụm đô thị kết hợp với 6 khu tái định cư tập trung.
2.4. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp:
Mục tiêu cơ bản của giáo dục đào tạo trong chiến lược phát triển bền vững của tỉnh là đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, mở rộng quy mô hệ thống trường lớp, huy động hầu hết học sinh đến trường phù hợp độ tuổi, từng bước nâng cao chất lượng và trình độ giáo dục và đào tạo, tăng nhanh tỷ lệ đào tạo nghề và phấn đấu không ngừng nâng cao dân trí, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người tiếp cận giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Những hoạt động ưu tiên nhằm thực hiện mục tiêu trên là:
- Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo.
Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên đi học nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Điều chỉnh cơ cấu giáo viên phổ thông, bổ sung đủ giáo viên đặc thù: nhạc hoạ, tin học, ngoại ngữ, giáo viên các ngành nghề mới. Chú trọng xây dựng và kiện toàn đội ngũ giáo viên vùng cao, vùng sâu, vùng xa và tăng nhanh tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Tiếp tục đổi mới cơ chế và phương thức quản lý giáo dục theo hướng phân cấp một cách hợp lý. Xây dựng bộ máy quản lý giáo dục theo tiêu chuẩn hoá. Đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo bồi dưỡng giáo viên nhằm tăng cướng tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, coi trọng kiến thức xã hội và nhân văn.
- Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất để tiến tới chuẩn hoá và hiện đại hoá trường sở, trang thiết bị dạy và học. Đẩy mạnh xây dựng hệ thống trường lớp; nhà ở cho học sinh bán trú, nhà công vụ cho giáo viên vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, trường dân tộc nội trú, phấn đấu giảm chênh lệch về phát triển giữa vùng 3, vùng 2 với vùng 1, giữa các dân tộc trong tỉnh.
- Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho nông thôn, ưu tiên cho nông thôn vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn nhằm trang bị cho nông dân các kiến thức về kỹ thuật sản xuất các cây, con làm ra hàng hoá và có lợi thế của từng vùng, kiến thức về các ngành nghề để đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục: khuyến khích huy động, tạo điều kiện để toàn xã hội, toàn dân tham gia phát triển giáo dục đào tạo, khuyến khích phát triển trường lớp ngoài công lập, xây dựng quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội, địa phương, các doanh nghiệp.
- Đưa giáo dục về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững vào hệ thống giáo dục các cấp. Tuyên truyền và phổ cập kiến thức về phát triển bền vững nhằm nâng cao dân trí, nâng cao nhận thức cho mọi người dân để huy động mọi người dân thực hiện phát triển bền vững.
2.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng các dân tộc:
Mục tiêu của y tế là nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho mọi người. Phấn đấu để mọi người dân kể cả vùng cao, vùng sâu, vùng xa hẻo lánh đều được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu; có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng; phấn đấu để bệnh tật ngày một giảm sức khoẻ ngày một tăng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi.
Những hoạt động ưu tiên nhằm thực hiện mục tiêu trên là:
- Phát triển mạnh đội ngũ cán bộ y tế cả số lượng lẫn chất lượng. Tăng cường công tác đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ cho ngành y đáp ứng đủ từ tuyến tỉnh, huyện, cơ sở xã , bản; từng bước đào tạo nâng cao để có đội ngũ bác sỹ chuyên khoa giỏi.
- Tăng cường đầu tư, nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống bệnh viện trên địa bàn tỉnh từ bệnh viện khu vực Tây bắc, các bệnh viện tuyến tỉnh, các bệnh viện tuyến huyện và đặc biệt là tuyến cơ sở xã để có đủ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cộng với đội ngũ nhân viên y tế cộng đồng, các kỹ thuật viên y tế để họ có khả năng tiến hành tốt công việc chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ và triển khai các hoạt động y tế dự phòng ngay từ cơ sở xã, bản.
- Phát triển và phổ cập các công nghệ y tế phù hợp với thôn bản; thực hiện tốt công tác xã hội hoá chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
- Củng cố và tăng cường các hoạt động giám sát và phòng chống các bệnh truyền nhiễm, các bệnh không truyền nhiễm, HIV/AIDS, tăng cường công tác tiêm chủng mở rộng, công tác y tế dự phòng, nâng cao sức khoẻ.
- Có chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, cho đồng bào dân tộc ít người và đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn.
3. Về lĩnh vực sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường:
3.1. Chống rửa trôi, xói mòn, sử dụng hiệu quả bền vững đất dốc:
Sơn La với địa hình núi cao đất dốc, ruộng nước bình quân đầu người rất thấp. Vì vậy, gần 80% diện tích đất canh tác là trên đất dốc dễ rửa trôi xói mòn dễ dẫn đến thoái hoá đất.
Từ nhiều năm nay, Sơn La đã quan tâm đến việc canh tác bền vững trên đất dốc thông qua các chính sách hỗ trợ xây dựng nương định canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng mô hình canh tác bền vững... song kết quả với quy mô còn nhỏ (21%) còn lại là canh tác truyền thống nguy cơ rửa trôi xói mòn thoái hoá đất cao dẫn đến năng suất hiệu quả sử dụng đất thấp kéo theo sự suy thoái môi trường. Vì vậy việc chống rửa trôi, xói mòn đất sử dụng hiệu quả bền vững đất dốc là một trong những ư tiên quan trọng của sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Sơn La.
Những hoạt động ưu tiên nhằm chống rửa trôi, xói mòn, sử dụng hiệu quả bền vững đất dốc:
- Tiến hành quy hoạch và quản lý sử dụng đất dốc trên phạm vi toàn tỉnh. Qua quy hoạch để xác định ranh giới giữa đất dốc dành cho sản xuất nông nghiệp và lâm phần, với một số vùng cao khó khăn về giao thông thì chỉ giới dành cho đất dốc canh tác nông nghiệp có thể lên tới 35%. Từ quy hoạch, xây dựng quy định về quản lý đất dốc chung cho toàn tỉnh và phù hợp với đặc thù riêng từng vùng.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nương bậc thang, nương định canh. Thông qua nguồn vốn của chương trình 135, 134, quyết định 186 của Trung ương, dự án WB..., vốn hỗ trợ tái định cư và huy động các nguồn lực khác nhằm tăng tổng nguồn hỗ trợ và định suất hỗ trợ để đẩy nhanh tốc độ xây dựng nương bậc thang, nương định canh.
- Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao, ít phải sới sáo đất để giảm rửa trôi, xói mòn đất.
- Tăng cường công tác khuyến nông và các nguồn lực khác để mở rộng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp (nông học, sinh học, hoá học, cơ học...) các mô hình canh tác bền vững trên đất dốc tập trung cho thâm canh tăng vụ nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt ưu tiên cho vùng sâu vùng xa, cho đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn.
- Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền để nông dân nâng cao nhận thức về việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên đất, hăng hái từ bỏ phương thức canh tác cũ lạc hậu để áp dụng mô hình tiên tiến hiệu quả bền vững.
3.2. Tăng cường bảo vệ và phát triển vốn rừng đặc biệt là rừng phòng hộ cho vùng hồ thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Hoà Bình:
Công tác quản lý, bảo vệ phát triển vốn rừng của Sơn La những năm gần đây đã có bước tiến đáng kể. Tỷ lệ che phủ của rừng đã tăng từ 9,5% năm 1990 lên 41% năm 2005.
Tuy nhiên rừng ở Sơn La vẫn đang chịu những áp lực lớn sau đây:
- Sức ép về đất nông nghiệp nhất là ở vùng cao còn rất lớn, cùng với tình trạng du canh, phá rừng làm nương rẫy của một bộ phận dân cư vẫn còn tiếp tục chèn lấn vào lâm phần.
- Diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng lớn, song lại bị các cây nông nghiệp ngắn ngày nhất là cây ngô phát triển vì vậy việc dành phần đất này trả lại cho phát triển rừng vẫn là áp lực lớn.
- Nhu cầu gỗ, củi đun cùng với lợi nhuận cao của việc khai thác trái phép gỗ gây nhiều thiệt hại tới vốn rừng; nhất là giai đoạn di chuyển tái định cư thuỷ điện Sơn La nhu cầu này gia tăng.
- Mùa khô ở Sơn La kéo dài, tiềm ẩn cháy rừng lớn.
Mục tiêu của bảo vệ và phát triển vốn rừng bền vững là tạo nguồn sinh thuỷ cho hồ thuỷ điện Sông Đà và các suối lớn vì vậy cần ổn định quỹ rừng đến năm 2020 là 850.000 ha trong đó với 3 loại rừng: rừng phòng hộ đạt khoảng 562.300 ha, rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên đạt khoảng 87.700 ha, rừng sản xuất khoảng 200.000 ha.
Những hoạt động ưu tiên cần thực hiện là:
- Tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã trong đó có quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp tới từng xã, bản; phân vạch rõ chỉ giới giữa đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp.
- Tiếp tục thực hiện quyết định 254/CP của Chính phủ phân định rõ chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, các cấp quản lý Nhà nước về lâm nghiệp từ tỉnh xuống huyện và xã, theo hướng phân cấp quản lý nhiều hơn cho cấp xã; lấy xã bản làm địa bàn cơ sở để triển khai nhiệm vụ phát tiển lâm nghiệp.
- Xác lập các chủ rừng đích thực gắn với đổi mới lâm trường quốc Doanh. Thành lập mới và kiện toàn 4 ban quản lý rừng đặc dụng: Xuân Nha, Tà Xùa, Sốp Cộp, COPIA. Thành lập mới 11 ban quản lý rừng phòng hộ ở 11 huyện thị.
Cộng đồng thôn bản được giao quyền sử dụng rừng đối với những diện tích phù hợp với khả năng quản lý để xây dựng phát triển rừng cộng đồng.
Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được giao làm chủ các lâm phần rừng sản xuất, lâm phần phòng hộ ít sung yếu, sung yếu có diện tích vừa và nhỏ để đầu tư xây dựng vốn rừng.
- Tăng cường hơn nữa nguồn vốn ngân sách cho việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng toàn tỉnh; đặc biệt là rừng phòng hộ lưu vực Sông Đà trong đó có rừng phòng hộ sung yếu ven hồ thuỷ điện Sơn La (17 xã), ven hồ thuỷ điện Hoà Bình (22 xã).
Tăng cường nguồn vốn tín dụng cho vay để phát triển rừng sản xuất. Đồng thời cần cải tiến hình thức cho vay vốn tín dụng theo chu kỳ sản xuất, định mức suất đầu tư đối với từng loại rừng, từng loại cây trồng và chính sách tín dụng cần có lãi suất ưu ái hơn với việc trồng rừng kinh tế.
- Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút vốn, chính sách khuyến khích phát triển nông- lâm nghiệp hàng hoá của tỉnh để thúc đẩy phát triển nông lâm nghiệp sinh thái các mô hình trang trại rừng, vườn rừng, chính sách bảo vệ rừng đầu nguồn thuỷ điện.
- Đẩy mạnh hoạt động khuyến lâm để chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về trồng rừng, thâm canh, khoanh nuôi tái sinh phục hồi ... đến từng hộ nông dân và tăng cường khuyến khích sản xuất thu lợi lâm sản ngoài gỗ như dược liệu quý, nấm, măng, tre, nứa...
- Khuyến khích các hộ nông dân sử dụng các loại nhiên liệu thay thế củi đun như than, khí ga và thuỷ điện quy mô nhỏ. Sử dụng các vật liệu bê tông đúc sẵn để thay thế gỗ làm nhà.
- Chú trọng công tác dự báo, phòng chống cháy rừng và sâu bệnh hại rừng có hiệu quả.
3.3. Tăng cường quản lý chất thải rắn và độc hại:
Rác thải là vấn đề đáng được quan tâm nhất ở các khu đô thị, các khu công nghiệp, các vùng nông thôn cả trước mắt và lâu dài.
Vì vậy phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý chất thải đô thị, chất thải sinh hoạt, các chất thải từ trồng trọt, chăn nuôi, những phế thải có nguồn gốc công nghiệp...
Những hoạt động cần ưu tiên thực hiện là:
- Bổ sung chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh đến giai đoạn 2020 cho phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm của tỉnh, huyện, các ngành để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục và tiến tới kiểm soát được tình trạng ô nhiễm môi trường do các chất thải độc hại gây ra.
- Xây dựng các bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh ở thị xã, thị trấn, thị tứ, cụm dân cư tập trung.
- Xây dựng hệ thống lò đốt rác thải ở các bệnh viện.
- Khuyến khích áp dụng những quy trình công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường; đẩy mạnh phong trào xây dựng hầm Bioga, công nghệ ủ phân vi sinh gia đình ở nông thôn, áp dụng giải pháp (IPM) trong sản xuất nông nghiệp, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và chất thải trực tiếp của con người và gia súc ra sông, suối, nguồn nước.
- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường áp dụng các biện pháp kinh tế trong việc quản lý thu gom, xử lý chất thải rắn, độc hại, chất thải công nghiệp, chất thải đô thị khu dân cư.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về ý thức bảo vệ môi trường. Đưa nội dung môi trường sinh thái vào học đường; phát động và duy trì các phong trào: “sạch bản, làng tốt ruộng” ở nông thôn, “sáng, xanh, sạch, đẹp” ở thành phố đô thị.
IV- DỰ BÁO NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN VÀ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN:
1. Dự báo nguồn lực phát triển:
Từ nay đến năm 2015 do xây dựng thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Huội Quảng, thuỷ điện Nậm Chiến. Vốn ngân sách Trung ương sẽ tăng nhanh trong giai đoạn này sau đó sẽ giảm. Các nguồn vốn khác (ngoài vốn ngân sách) sẽ tăng lên do hạ tầng được cải thiện, sản xuất kinh doanh phát triển, thị trường được mở rộng hơn, khả năng thu hút đầu tư được nâng cao.
Chính sách tạo vốn phải hướng vào khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi tổ chức, đơn vị, cá nhân nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng tăng tích luỹ, tăng nguồn thu cho ngân sách. Kết hợp chặt chẽ giữa việc tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước với đẩy mạnh tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh và thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài. Huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn dỗi trong nhân dân vào phát triển kinh tế. Có chính sách khuyến khích nhân dân mạnh dạn an tâm bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhất là trong việc nhận đất nhận rừng lâu dài để xây dựng các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến. Phát triển mạnh công ty cổ phần nhằm thu hút nhiều vốn; Tranh thủ mọi khả năng để thu hút nguồn vốn nước ngoài thông qua việc tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho công ty nước ngoài hợp tác liên doanh với các đơn vị kinh tế trong tỉnh hoặc đầu tư toàn bộ. Trước mắt ưu tiên cho công nghiệp chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa cơ khí...
Dự kiến tổng vốn đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2006- 2010 khoảng 35.000 tỷ đồng tăng 88,6% so với giai đoạn 2001 - 2005.
Trong đó:
- Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước: 4.780 tỷ đồng; bình quân mỗi năm 956 tỷ đồng.
- Vốn Tái định cư thuỷ điện Sơn La: 6.000 tỷ đồng; bình quân mỗi năm 1.200 tỷ đồng.
- Vốn đầu tư xây dựng thuỷ điện Sơn La: 14.000 tỷ đồng; bình quân mỗi năm 2.800 tỷ đồng.
- Vốn tín dụng: 4.470 tỷ đồng; bình quân mỗi năm 894 tỷ đồng.
- Vốn của Doanh nghiệp và dân cư: 2.850 tỷ đồng; bình quân mỗi năm 570 tỷ đồng.
- Vốn của các Bộ ngành đầu tư trên địa bàn: 3.000 tỷ đồng bình quân mỗi năm 600 tỷ đồng.
Dự kiến tổng vốn đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2011 -2015 khoảng 30.000 tỷ đồng.
Trong đó:
- Vốn đầu tư thuộc nguồn vốn Nhà nước: 7.700 tỷ đồng.
- Vốn ổn định tái định cư thuỷ điện: 1.000 tỷ đồng.
- Vốn đầu tư xây dựng thuỷ điện Sơn La: 9.300 tỷ đồng.
- Vốn tín dụng khoảng: 5.500 tỷ đồng.
- Vốn của Doanh nghiệp và Dân cư khoảng: 3.500 tỷ đồng.
- Vốn của các Bộ ngành đầu tư trên địa bàn: 3.000 tỷ đồng.
Dự kiến tổng vốn đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2016 -2020 khoảng 27.000 tỷ đồng.
Trong đó:
- Vốn đầu tư thuộc nguồn vốn Nhà nước: 10.000 tỷ đồng.
- Vốn tín dụng khoảng: 9.000 tỷ đồng.
- Vốn của Doanh nghiệp và dân cư: 5.000 tỷ đồng.
- Vốn của các Bộ ngành đầu tư trên địa bàn: 3.000 tỷ đồng.
2. Một số chương trình dự án trọng điểm:
2.1. Các chương trình trọng điểm:
(1). Chương trình tái định cư thuỷ điện Sơn La. Hoàn thành nhiệm vụ di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La.
(2). Chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
- Phát triển chăn nuôi, trọng tâm là phát triển chăn nuôi đại gia súc và gia súc ăn cỏ khác.
- Phát triển các cây công nghiệp, các cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến, xuất khẩu.
- Xây dựng và phát triển vốn rừng, trọng tâm là xây dựng hệ thống rừng phòng hộ lưu vực Sông Đà, Sông Mã; rừng kinh tế thông qua liên doanh, liên kết sản xuất.
(3). Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Công nghiệp điện, chủ yếu là phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ gắn với phát triển hệ thống thuỷ lợi.
- Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản.
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa, làng nghề nông thôn.
(4). Chương trình phát triển dịch vụ: phát triển một số ngành dịch vụ chủ yếu theo chỉ thị 49 của Thủ tướng Chính phủ.
- Dịch vụ giao thông vận tải.
- Dịch vụ du lịch, thương mại, trọng tâm là dự án khu trung tâm du lịch Mộc Châu, tuor du lịch vùng Tây Bắc, các khu vui chơi giải trí; phát triển kinh tế cửa khẩu, dịch vụ xuất, nhập khẩu.
- Dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ xây dựng.
(5). Chương trình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Đường giao thông: nâng cấp mở mới các tuyến đường đô thị, đường giao thông nông thôn, hệ thống giao thông đường thuỷ.
- Phát triển hệ thống thuỷ lợi.
- Phát triển các khu đô thị mới: thành phố Sơn La; thị xã Mai Sơn; thị xã Mộc Châu; thị trấn Sốp Cộp, Quỳnh Nhai, Mường La...
- Hệ thống cấp thoát nước đô thị, nước sinh hoạt nông thôn và vệ sinh môi trường.
- Hiện đại hoá hệ thống công sở từ tỉnh đến cơ sở.
- Kiên cố hoá trường lớp học, nhà ở giáo viên, nhà bán trú học sinh.
- Phát triển hệ thống phát thanh, truyền hình, thể dục thể thao.
- Các cơ sở y tế khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ.
(6). Chương trình phát triển nguồn nhân lực. Trọng tâm là đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở xã, phường.
(7). Chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội bức xúc.
(8). Chương trình cải cách hành chính. Bao gồm: cải cách thể chế hành chính, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy công chức, viên chức.
(9). Chương trình liên kết phát triển với các tỉnh lân cận và hợp tác quốc tế với các tỉnh Bắc Lào. Liên kết, hợp tác phát triển với các tỉnh lân cận như Điện Biên, Lai Châu, Hoà Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai và đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các tỉnh Bắc Lào như Hủa Phăn, Luông Fra Băng...
2.2. Các dự án ưu tiên đầu tư:
(1). Dự án nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Sơn La - Tuần Giáo, quốc lộ 37, 4G, 279, 43, đường vành đai biên giới.
(2). Dự án xây dựng cầu cứng Pá Uôn, Vạn Yên.
(3). Dự án nâng cấp sân bay Nà Sản.
(4). Dự án xây dựng nhà máy xi măng Lò quay.
(5). Dự án Thuỷ điện Nậm Chiến, Huổi Quảng, Suối Sập.
(6). Dự án Thuỷ lợi thuỷ điện Keo Bắc, Nậm Sọi huyện Sông Mã.
(7). Dự án Thuỷ lợi Hồ nước bản Mòng (thị xã), Lái bay (Thuận Châu), Suối Hòm (Phù Yên).
(8). Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các điểm đón dân TĐC thuỷ điện Sơn La, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, vùng kinh tế trọng điểm.
(9). Dự án xây dựng khu công nghiệp Mai Sơn, Mộc Châu.
(10). Dự án nâng cấp thị xã lên thành phố Sơn La; nâng cấp thị trấn Mộc Châu, Mai Sơn lên thị xã; xây dựng thị trấn Sốp Cộp, Quỳnh Nhai, Mường La; xây dựng trung tâm hành chính huyện Mộc Châu mới, huyện Mai Sơn mới.
(11). Dự án khu nông nghiệp công nghệ cao và trung tâm du lịch Mộc Châu.
(12). Dự án đầu tư xây dựng nương bậc thang, nương định canh toàn tỉnh.
(13). Dự án xây dựng nhà máy chế biến và giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến thuỷ sản.
(14). Dự án nhà máy phân hữu cơ vi sinh.
(15). Dự án phát triển rau sạch, cây cảnh, hoa chất lượng tại thị xã Sơn La, Mộc Châu.
(16). Dự án Trồng rừng nguyên liệu Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu, Thuận Châu...
(17). Dự án bảo vệ phát triển hệ thống rừng phòng hộ lưu vực Sông Đà trong đó có phòng hộ sung yếu ven hồ thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Hoà Bình.
(18). Dự án khai thác quặng Đồng Ni ken Bản Phúc, than Suối Bàng.
(19). Dự án xử lý chất thải công nghiệp, các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh ở thành phố, thị xã, các thị trấn.
(20). Dự án các cơ sở sửa chữa đóng mới tàu thuyền, bốc xếp hàng hoá và cầu cảng.
(21). Dự án xây dựng bệnh viện đa khoa 500 giường vùng Tây Bắc.
(22). Dự án xây dựng nâng cấp bệnh viện tỉnh Sơn La.
(23). Dự án xây dựng trường Đại học Tây Bắc.
(24). Dự án xây dựng trường Đào tạo nghề tỉnh.
(25). Dự án xây dựng Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên tỉnh.
(26). Dự án xây dựng trung tâm thế giới tuổi thơ.
(27). Dự án xây dựng cửa khẩu Lạnh Bánh, Nà Cài.
(28). Dự án xây dựng Thuỷ điện Nậm Chim 1 (Bắc Yên) 16 MW.
(29). Dự án xây dựng thuỷ điện Nậm Sọi 1 (Sông Mã).
(30). Dự án xây dựng thuỷ điện Nậm Công 2,3,4, (Sông Mã).
(31). Dự án xây dựng thuỷ điện Sập Việt (Yên Châu).
(32). Dự án xây dựng thuỷ điện Nậm Chiến 2 và Nậm Chiến 3 (Mường La).
(33). Dự án xây dựng thuỷ điện Ta Niết (Mộc Châu).
(34). Dự án xây dựng nhà máy chế biến dầu thực vật.
Phần IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
I- HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VÀ THỂ CHẾ:
- Thành lập Hội đồng liên ngành chỉ đạo phát triển bền vững do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu Tư làm Chủ tịch (có bộ máy chuyên trách giúp việc) để giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện thống nhất phát triển bền vững của cả tỉnh với các chức năng nhiệm vụ sau đây:
+ Tổ chức hướng dẫn và chỉ đạo quá trình thực hiện định hướng chiến lược phát triển bền vững của tỉnh. Tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện định hướng phát triển bền vững ở tỉnh với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
+ Phối hợp với các ngành, vùng lãnh thổ về việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững các chương trình dự án có tính chất liên ngành, liên vùng. Hướng dẫn và hỗ trợ các ngành, các huyện thị; doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan xây dựng định hướng chiến lược, chương trình và dự án phát triển bền vững.
+ Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp các ngành, các tầng lớp nhân dân về phát triển bền vững. Chỉ đạo việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững.
- Tăng cường năng lực quản lý sự phát triển bền vững:
+ Thành lập tổ quản lý môi trường đặt trong phòng Kế hoạch & Đầu tư của các Sở, Ban ngành để thực hiện chức năng quản lý môi trường, giám sát đánh giá phát triển bền vững của ngành.
+ Thành lập chi cục quản lý môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Trước mắt củng cố kiện toàn phòng quản lý môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường; từng bước bổ sung biên chế, trang thiết bị chuyên môn, bổ sung chức năng nhiệm vụ tiến tới thành lập Chi cục quản lý môi trường khi đủ điều kiện.
+ Kiện toàn phòng tài nguyên môi trường các huyện thị bằng cách bổ sung biên chế cho bộ phận chuyên trách về quản lý môi trường và bổ sung chức năng nhiệm vụ cho phòng: tuyến xã có 1 cán bộ bảo vệ môi trường.
+ Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ nhất là việc giám sát đánh giá phát triển bền vững cho các tổ chức và đội ngũ cán bộ có liên quan đến công tác quản lý môi trường ở các ngành các cấp trong toàn tỉnh.
- Xây dựng các thể chế.
+ Cụ thể hoá các chính sách và văn bản pháp luật quan trọng của Nhà nước vê bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
+ Xây dựng quy chế bảo vệ môi trường cụ thể cho các lĩnh vực quan trọng: quản lý rác thải thị xã, thị trấn, thị tứ, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, trồng trọt, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khai khoáng, du lịch, chất thải y tế, quy chế kiểm soát cây trồng và vật nuôi biến đổi gen.
+ Xây dựng cơ chế vận hành: phát triển bền vững là cầu nối giữa các ngành, các địa phương trong tỉnh để liên kết vấn đề môi trường với các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy phải phân công phân cấp triệt để cho các cấp các ngành việc xây dựng kế hoạch phát triển bền vững và giám sát các chỉ tiêu phát triển bền vững của ngành mình, địa phương mình, đơn vị mình và định kỳ báo cáo lên cấp trên.
- Sử dụng các công cụ tài chính phục vụ cho phát triển bền vững:
+ Tăng cường kinh phí cho sự nghiệp bảo vệ môi trường lên 0,5 % ngân sách.
+ Huy động các doanh nghiệp đầu tư nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử văn hoá; chi phí các khoản nước thải, khí thải, chất rắn thải; tài trợ vốn cho quỹ bảo vệ môi trường các cấp.
+ Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp nguồn kinh phí thực hiện quy chế bảo vệ môi trường tại nơi làm việc và nơi cư trú.
- Xây dựng chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững.
Căn cứ vào các mục tiêu nhiệm vụ cụ thể ở các phần trên để hình thành hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững các giai đoạn 2011- 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 trên cả 3 lĩnh vực.
+ Phát triển bền vững về kinh tế.
+ Phát triển bền vững về xã hội.
+ Phát triển bền vững về sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
(Hệ thống chỉ tiêu đánh giá có phụ lục chi tiết)
- Các ngành, các huyện thị cụ thể hoá xây dựng định hướng chiến lược phát triển bền vững của ngành và huyện mình trên cơ sở đó để tổ chức giám sát, đánh giá phát triển bền vững.
II- HUY ĐỘNG TOÀN DÂN THAM GIA THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cho mọi người dân về phát triển bền vững.
+ Thông qua các tổ chức đoàn thể và hoạt động cộng đồng, tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân về phát triển bền vững như bảo vệ tài nguyên rừng, đất, nước, môi trường sống, thông qua việc xây dựng các hương ước các cuộc thi tìm hiểu.
+ Phát động và duy trì các phong trào quần chúng có liên quan đến phát triển bền vững như giúp nhau kinh nghiệm làm ăn, xoá đói giảm nghèo, giữ gìn vệ sinh môi trường sống, toàn dân làm thuỷ lợi, giao thông nông thôn, phong trào sạch làng tốt ruộng, khu phố xanh, sạch đẹp...
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động về tuyên truyền phát triển bền vững trên các phương tiện thông tin đai chúng như truyền thanh, truyền hình, báo, đài lồng ghép nội dung phát triển bền vững vào các hoạt động văn nghệ thôn bản, khu phố.
- Xã hội hoá công tác phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn dân ngay từ khâu hoạch định các quy hoạch, kế hoạch các giải pháp phải được mọi người tham gia theo phương thức “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đưa giáo dục phát triển bền vững vào hệ thống giáo dục các cấp.
- Đẩy mạnh hoạt động của các nhóm xã hội. nhằm phát triển phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng các cấp chính quyền, các cơ quan ban ngành, các đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp, các cộng đồng dân cư và của mọi người dân trong tỉnh. Mỗi một nhóm xã hội đều có tổ chức của mình mà thông qua đó những hoạt động riêng lẻ của từng thành viên được phối hợp lại thành những phong trào rộng rãi. Với Sơn La trước mắt cần tập trungvào hoạt động của các nhóm xã hội chính sau đây:
1. Nông dân:
Nông dân chiếm trên 85% dân số và lực lượng lao động xã hội của tỉnh. Hội nông dân là tổ chức chính trị xã hội đại diện cho nông dân, có chân rết đến tận cơ sở là xã, bản. Hầu hết các cộng đồng dân cư nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn sự phát triển về kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường chưa bền vững. Phát huy vai trò của nông dân trong trời kỳ đổi mới, góp phần đắc lực vào sự nghiệp phát triển bền vững của tỉnh, cần thực hiện tốt những hoạt động sau:
- Nâng cao dân trí hướng dẫn khoa học kỹ thuật và đào tạo nghề nghiệp để họ chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá ưu tiên cho vùng đặc biệt khó khăn (582 bản của 61 xã vùng III, 7 xã biên giới đặc biệt khó khăn).
- Đẩy mạnh xây dựng nương bậc thang, nương định canh; xây dựng trang trại vườn rừng, đồi rừng và phổ cập việc canh tác bền vững trên đất dốc, mô hình kinh tế hộ gia đình theo hệ sinh thái VAC hoặc VACR.
- Xây dựng nông thôn mới bền vững giúp nhau cùng phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo, phát huy tinh thần dân chủ, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa xã hội.
- Động viên nông dân tham gia tích cực vào chương trình bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn như; xây dựng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, chuồng trại gia súc đạt tiêu chuẩn, sử dụng nước sạch, canh tác bền vững trên đất dốc, giảm phá rừng làm nương rẫy, sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học đúng quy định.
2. Phụ nữ:
Chiếm xấp xỉ 50 % dân số toàn tỉnh, có tổ chức chính trị xã hội phát triển đến cơ sở xã, bản và tổ khu phố, phường thị trấn.
Để phụ nữ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển bền vững cần thực hiện tốt những vấn đề sau:
- Hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế, tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo như mở rộng huy động vốn vay và thành lập quỹ tín dụng do phụ nữ quản để hỗ trợ phụ nữ nghèo, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm đào tạo nghề cho phụ nữ.
- Thực hiện tốt chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản nói chung, phụ nữ nói riêng, chương trình kế hoạch hoá gia đình, chương trình chống suy dinh dưỡng trẻ em, chương trình bảo vệ sức khoẻ bà mẹ.
- Tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia công viêc hoạch định các chính sách, hoạch định kế hoạch phát triển và được bình đẳng giới.
3. Thanh, thiếu niên:
Thanh, thiếu niên vừa là thế hệ chủ nhân của tương lai, vừa là lực lượng xung kích trong công cuộc phát triển bền vững của tỉnh.
Cần tổ chức tốt các phong trào thanh, thiếu niên tham gia tích cực vào sự nghiệp phát triển bền vững như:
- Duy trì và đẩy mạnh phong trào thanh, thiếu niên các trường học chuyên nghiệp, thanh niên các cơ quan, đoàn thể, quân đội... tình nguyện xuống các xã đặc biệt khó khăn, vùng cao, vùng sâu vận động, hướng dẫn bà con phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện nếp sống văn minh...
- Tạo điều kiện thanh, thiếu niên được học tập được đào tạo nghề nhất là ngành nghề liên quan phục vụ thuỷ điện Sơn La; tạo điều kiện như hỗ trợ vật chất để thanh, thiếu niên phát triển năng lực toàn diện trở tành nguồn nhân lực tương lai của tỉnh.
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thanh niên lập nghiệp sâu rộng trong toàn tỉnh để nhận đất, nhận rừng phát triển kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế...
4. Các nhà khoa học và quản lý Nhà nước:
Với một tỉnh chậm phát triển, còn lạc hậu như Sơn La thì vai trò khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho sự nghiệp phát triển bền vững.
Cần làm tốt một số công việc sau:
- Đổi mới chính sách sử dụng, đãi ngộ nhân tài khoa học công nghệ hiện có, chính sach thu hút nhân tài đồng thời với biện pháp chăm lo đào tạo nhân lực khoa học công nghệ góp phần giải quyết có hiệu quả việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
- Thực hiện tốt hơn nữa mối liên kết giữa 4 nhà; Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà sản xuất; với Sơn La giai đoạn hiện nay và thập niên tới nhà xản xuất chủ yếu là nhà nông.
- Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đẩy mạnh áp dụng công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường.
5. Các nhà Doanh nghiệp:
Tuy hệ thống doanh nghiệp ở Sơn La mới phát triển còn non trẻ, song đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Sắp tới vị trí đó ngày càng được mở rộng.
Để góp phần vào phát triển bền vững các nhà doanh nghiệp cần thực hiện:
- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường. trước hết là trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản; tiếp đến là lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng...
- Các doanh nghiệp phải có ý thức trong việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên đất, rừng, khoáng sản, nước... và tất cả các dự án đầu tư phải có phần đánh giá tác động của môi trường với chất lượng tốt và khả thi.
- Đóng góp nguồn lực vào việc quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; hỗ trợ vào việc phát triển bền vững trên địa bàn doanh nghiệp đóng và trên địa bàn toàn tỉnh.
III- ĐẨY MẠNH THU HÚT NGUỒN LỰC QUỐC TẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG:
- Tiếp tục đổi mới chính sách thu hút đầu tư của tỉnh theo hướng thông thoáng, cởi mở hơn để khuyến khích các cá nhân và tổ chức quốc tế đến với Sơn la bỏ vốn đầu tư trực tiếp hoặc liên doanh liên kết để khai thác tài nguyên thiên nhiên góp phần phát triển bền vững ở tỉnh.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn viện trợ chính thức của các tổ chức quốc tế đã và đang có cho mục đích phát triển bền vững.
- Tham gia và đẩy nhanh thực hiện tốt chương trình xây dựng bảo vệ biên giới Việt - Lào ổn định và phát triển.
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Uỷ ban nhân dân tỉnh sớm chỉ đạo các ngành liên quan cụ thể hoá các quy phạm pháp luật về phát triển bền vững của Nhà nước phù hợp sát thực với điều kiện của Sơn La, bổ sung và hoàn chỉnh và xây dựng mới các chính sách hướng vào những hoạt động ưu tiên đã nêu trong chiến lược phát triển bền vững của tỉnh.
- Các huyện, thị và các ngành chức năng liên quan, căn cứ vào những hoạt động ưu tiên tiến hành lập các dự án đầu tư cụ thể, chương trình hành động và chỉ đạo thực hiện tốt cho từng giai đoạn.
- Các ngành liên quan phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền sâu rộng trọng cộng đồng dân cư, các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp, trường học... về sự phát triển bền vững.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
CHỦ TỊCH
Hoàng Chí Thức
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Ban hành kèm theo quyết định số: 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020 tháng 7 năm 2005.
3. Chiến lược bảo vệ môi trường ở tỉnh Sơn La đến năm 2010 tháng 12 năm 2000.
4. Nghiên cứu chuyển đổi hệ thống canh tác trên vùng sinh thái “đồi núi” tỉnh Sơn La nhằm phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái T/s Lê Thế Hoàng năm 1999.
5. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010 tỉnh Sơn La tháng 9 năm 2005.
6. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án thuỷ điện Sơn La (tập 1 và 2) của trung tâm địa lý tài nguyên - TTKHTN&CNQG.
7. Báo cáo quy hoạch di dân Tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tháng 4 năm 2004.
8. Báo cáo quy hoạch bậc thang thuỷ điện Sông Đà của Công ty tư vấn xây dựng điện I.
9. Dự thảo báo cáo chính trị Đại Hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XII.
10. Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững của Trung Quốc.
11. Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tỉnh Sơn la đến năm 2010.
12. Niên giám thống kê của Cục thống kê Sơn La.
13. Các báo cáo chuyên đề về phát triển bền vững Sơn La của các ngành, các chuyên gia.
14. Dự án quy hoạch bố trí dân cư tỉnh Sơn La giai đoạn 2003 - 2010.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chương trình Phát triển bền vững tỉnh Sơn La (LA21 Sơn La).doc