Đề tài Chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia. Thực trạng và giải pháp

Hầu hết các cuộc thảo luận tôi được nghe trên Đài phát thanh cộng đồng quốc gia về những tiến bộ đạt được trong cuộc chiến chống đại dịch AIDS đã khiến tôi tin tưởng rằng, công tác nghiên cứu y học vẫn chưa tìm thấy câu trả lời cho đại dịch. Thật khó khi các nhà nghiên cứu muốn tìm kiếm lại số tiền của 25 năm trước đây. Không ai muốn đề cập đến vấn đề này và có những người đã coi đại dịch là căn bệnh mà chỉ những người có quan hệ tình dục đồng tính mới phải lo lắng, quan tâm. Việc tuyên truyền rộng rãi, hiệu quả về những nạn nhân “vô tội” của đại dịch AIDS như Ryan White đã giúp người dân hiểu rằng, đại dịch không phải chỉ là căn bệnh của riêng những người đồng tính ở San Francisco. Chính những nhân vật có thật như Magic Johnson đã giúp dân Mỹ nhận thức được rằng, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của đại dịch.

pdf50 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6220 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng HIV ở một nước còn ở giai đoạn sớm của dịch HIV. Năm 1996 Chính phủ Indonesia nhận thức được tầm quan trọng của can thiệp sớm và đã huy động các sáng kiến và nguồn lực dự phòng HIV. Nhiều chương trình đã được xây dựng để đối phó với các vụ dịch được cảnh báo. 5. Malaysia: Sáu cách mới chống AIDS. Theo Kế hoạch chiến lược quốc gia của Malaysia, hiện có 6 phương pháp mới phòng chống đại dịch HIV/AIDS trong 5 năm tới. Bộ trưởng Bộ y tế, bác sĩ Chua Soi Lek cho biết, kế hoạch nói trên đã được nội các thông qua ngày 12/4 và triển khai thực hiện theo Kế hoạch lần thứ 9 của Malaysia với khoản ngân sách là 500 triệu RM. - Nâng cao vai trò lãnh đạo, trách nhiệm và tinh thần hợp tác trong phòng chống đại dịch AIDS ở cấp quốc tế, quốc gia, bang và tỉnh lỵ. - Tăng cường năng lực kỹ thuật và các nguồn lực tài chính, con người. - Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong các con nghiện ma tuý cũng như bạn tình của họ. - Giảm khả năng dễ bị lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng là nữ giới, trẻ vị thành niên và trẻ em cũng như những đối tượng vốn bị xã hội miệt thị như gái mại dâm, người chuyển đổi giới tính, những nam giới có QHTD đồng tính. - Có sự bao quát rộng rãi và tiện lợi của thông tin về đại dịch HIV/AIDS và những dịch vụ phòng chống, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người nhiễm bệnh. - Nội các chính phủ có thêm các khoá học về HIV/AIDS trong chương trình ngoại khoá của quân chủng quốc gia. 6. Saudi Arabia: Thành lập hiệp hội chống AIDS. Một nhóm các tình nguyện viên cùng với vài bộ phận chính phủ đang công tác tại Makkah, Jeddah và Taif đã hợp tác thành lập hiệp hội trong nước nhằm chống lại tình trạng bùng phát của đại dịch thế kỷ trên toàn quốc. Động thái trên là một hành động bức thiết trước tình trạng gia tăng mạnh của đại dịch thế kỷ trong nước. 7. Tại Châu Phi, Tổng thống các nước Nam Phi, Botswana, Nigeria, Ghana, Tanzania và Malawi đều là những người nắm quyền điều hành các uỷ ban chống AIDS của nước họ. Bằng quyền lực và trách nhiệm của mình, Tổng thống gắn kết mọi người lại với nhau không chỉ ba tháng một lần mà là hàng tháng, cập nhật thông tin và các báo cáo, chọn lựa những gì được làm, đâu là nơi cần có những bước hành động khẩn trương nhằm giúp người bệnh HIV điều trị, đâu là nơi phải cải thiện việc quản lý tình trạng bệnh lao bởi bệnh lao vẫn là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất cho các bệnh nhân HIV ở Châu Phi ...“Chính ngay dưới thời cầm quyền của tổng thống mà các ca tử vong đã và đang xảy ra, vậy nên người có trách nhiệm giải quyết thực trạng này phải chính là tổng thống". 8. China tăng cường tuyên truyền với giới chức địa phương về HIV/AIDS. Hội đồng quốc gia Trung Quốc đã thiết lập một đoàn đại biểu để du hành trên toàn quốc nhằm tuyên truyền về AIDS trong giới chức chính quyền địa phương cả nước. Theo đó, ông Wang Longde, trưởng uỷ ban phòng chống và kiểm soát đại dịch AIDS thuộc Hội đồng quốc gia, sẽ có 90% số giới quan chức địa phương ở trên cấp hạt sẽ được dự nghe những bài giảng của đoàn đại biểu này đến cuối năm 2007. Qua đó giới chức địa phương nên biết về các chính sách và quy định hướng dẫn của chính phủ trong công tác phòng chống đại dịch thế kỷ. 9. Bài học thành công của Braxin trong công cuộc chống HIV/AIDS. Chương Trình Phòng Chống AIDS Quốc Gia Brazil (the Brazilian National AIDS Program (NAP)), được xem như điển hình của một chương trình toàn diện phối hợp giữa dự phòng, chăm sóc và điều trị ở một nước có thu nhập trung bình và có nhiều bất quân bình trong xã hội. Theo nghiên cứu, các chỉ số về phát triển con người của Liên Hiệp Quốc (UN indices) liên tục xếp Brazil tới hạng thứ 70 trên thế giới thế nhưng thành công của Brazil trong việc đương đầu với dịch HIV/AIDS thì thật là ngoạn mục. Tần suất mới nhiễm HIV ở Brazil hiện thấp hơn nhiều so với dự báo được đưa ra một thập kỷ trước đây; tỉ lệ tử vong giảm đi một nửa và thời gian nằm viện của bệnh nhân giảm 70 – 80% trong vòng 7 năm. Đạt được những thành công đó là do: Braxin quan niệm về quyền công dân và sự đoàn kết làm nền tảng cho sự huy động xã hội của một chế độ dân chủ; các quan niệm này được đưa vào Hiến pháp mới của Brazil năm 1988 và cho thấy chúng là trọng tâm trong quyết sách của quốc gia này đối với HIV/AIDS. Phong trào cải thiện vệ sinh, một thành tố căn bản thúc đẩy tính dân chủ ở Brazil là sự phối hợp uyển chuyển giữa nhân viên chăm sóc sức khỏe, các nhà nghiên cứu y khoa, và các thành phần khác của xã hội; tất cả những ngừơi bảo vệ quyền được sống khỏe mạnh như là một quyền căn bản đã được luật pháp qui định. Phong trào này mạnh mẽ ở Sao Paulo, nơi Sở Y tế Sao Paulo ghi nhận và xử lý ca nhiễm HIV đầu tiên năm 1983. Sở Y tế Sao Paulo sau đó đã trở thành mô hình cho hệ thống Y tế Vệ sinh Quốc gia (the National Unitary Health System). Dù có sự phân hóa sâu sắc về giàu – nghèo, sự kỳ thị về màu da và giới tính, “sự đoàn kết trong xã hội đã trở thành sức mạnh đủ bù cho những nỗi đau do phân hóa và làm giảm thiểu kỳ thị người có HIV/AIDS”. Sự tuyên truyền sớm và tích cực của những người đồng tính luyến ái nam và các nhóm ủng hộ nhân quyền đã giúp xoa dịu kỳ thị đối với người nhiễm HIV và những người có quan hệ đồng giới. Nhiều tổ chức dịch vụ về AIDS phi chính phủ đã được thành lập vào thập niên 1980 và 1990. Các tổ chức phi chính phủ và các nhóm hành động vì người nhiễm HIV/AIDS cùng với sở y tế của các tỉnh, thành phố đã tạo áp lực để chính phủ liên bang thành lập ủy ban quốc gia phòng chống AIDS. Biện pháp tiếp cận cởi mở về giới tính và tình dục của chính phủ Brazil đã hỗ trợ tích cực cho công tác dự phòng HIV thông qua khuyến khích sử dụng bao cao su (BCS), xúc tiến các chiến dịch truyền thông đại chúng để đấu tranh với thái độ kỳ thị người nhiễm. Brazil đi tiên phong trong lĩnh vực phòng chống HIV và ma túy, phát động các chương trình trao đổi bơm kim tiêm trên bình diện tỉnh/thành phố và cả quốc gia. Vào năm 2003, tỉ lệ các trường hợp AIDS có liên quan với chích ma túy đã giảm xuống còn 11% từ con số 30% vào giữa thập niên 1990. Chính sách phối hợp giữa điều trị, dự phòng, cấp thuốc miễn phí rộng rãi cho bệnh nhân, sản xuất thuốc trị bệnh AIDS ngay trong nước, sử dụng các liệu pháp phối hợp thuốc, và liên kết với thế giới để tranh thủ sự chia sẻ và giúp đỡ. "Chương trình cấp thuốc kháng retrovirus miễn phí đã có tác động cực kỳ tích cực giúp làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do AIDS ở Brazil và gây được tiếng vang trên trường quốc tế” Bài học cuối cùng của Brazil là chương trình AIDS quốc gia đã trở thành niềm hãnh diện của quốc gia, "Đoàn kết và niềm hãnh diện dường như là động lực mạnh mẽ nhất để chống lại kỳ thị. Để kiểm soát HIV, đầu tiên chúng ta phải thừa nhận rằng đó là vấn đề của toàn xã hội chứ không của riêng ai”. II. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG QUỐC GIA HIV/AIDS. Sau 25 năm chiến đấu với HIV/AIDS kể từ khi phát hiện ra bệnh nhân AIDS đầu tiên vào năm 1981, các nước trên thế giới đã nhận ra rằng các hoạt động phòng chống AIDS cần phải được thực hiện thường xuyên và cần có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của chính sách trong đó chính phủ giữ vai trò chủ đạo trong việc thiết kế, lập kế hoạch, thực hiện, huy động sự tham gia của các thành phần trong xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện thành công chương trình phòng, chống HIV/AIDS không chỉ đến từ các nhà lãnh đạo mà còn từ tất cả mọi người dân và cộng đồng. Mỗi lời cam kết của các chính chủ, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tôn giáo… cần chuyển thành hành động cụ thể trong việc phòng chống AIDS nhằm giảm sự lan rộng của dịch, tăng cường chăm sóc, điều trị và hỗ trợ cho người nhiễm. 1. Tăng cường lãnh đạo, Quản lý Nhà nước trong công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới. Quán triệt và tổ chức thực hiện thật tốt Chỉ thị 54 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Luật Phòng, chống HIV/AIDS và Chiến lược quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể xã hội và của mọi người dân đối với nhiệm vụ lãnh đạo và tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS, cụ thể: * Các cấp ủy đảng và các cấp chính quyền cần: - Xác định phòng, chống HIV/AIDS là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài; - Thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trong ngành và địa phương, có kế hoạch thực hiện các giải pháp cần thiết nhằm phòng, chống HIV/AIDS gắn với phòng, chống các tệ nạn ma túy, mại dâm và với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. - Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị. *Các ngành chức năng coi trọng: - Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay của công cuộc phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với xu hướng hội nhập và luật pháp quốc tế. + Xây dựng và triển khai chương trình hành động, các cơ chế, chính sách có liên quan đồng bộ để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; + Ban hành chính sách, chế độ hỗ trợ việc chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, quan tâm thích đáng đến quyền lợi của người tham gia phòng, chống HIV/AIDS. - Đổi mới, đa dạng hóa và đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong xã hội, nhằm xây dựng nhận thức đúng về nguy cơ và hiểm họa của dịch HIV/AIDS, có thái độ, hành vi, cư xử đúng đối với người nhiễm HIV/AIDS, có tinh thần tích cực tham gia phòng, chống căn bệnh này; gắn phòng, chống HIV/AIDS với xây dựng gia đình văn hóa, làng, bản văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa; xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. 2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS từ Trung ương đến địa phương. Nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS, cụ thể: - Công tác phòng, chống HIV/AIDS cần được xây dựng thành chương trình phối hợp liên ngành, huy động các tổ chức xã hội, tổ chức tôn giáo, từ thiện, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, các nhóm cộng đồng, người nhiễm HIV cùng gia đình chủ động, tích cực tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS. - Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động liên ngành HIV/AIDS với việc ban hành các văn bản chỉ đạo cụ thể cơ chế, cách thức phối hợp cũng như xác định rõ hơn nữa trách nhiệm của mỗi lực lượng xã hội khi tham gia vào hoạt động này, đặc biệt là sự cam kết đầu tư nguồn lực. - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền trong phối hợp liên ngành phòng chống HIV/AIDS ở các địa phương từ khâu lập kế hoạch hoạt động đến khâu tổ chức triển khai thực hiện và giám sát đánh giá. Đồng thời tăng cường sự phối hợp chỉ đạo giữa các cơ quan, Bộ, Ngành, đoàn thể ở Trung ương với chính quyền địa phương. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo các Ngành, các cấp về tính khó khăn, phức tạp của công cuộc phòng, chống HIV/AIDS cũng như tầm quan trọng của nó và xác định rõ trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, quản lý đối với chương trình này. - Củng cố và từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức cơ quan chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS từ Trung ương đến địa phương trong cả nước. - Thắt chặt sự chỉ đạo giữa UBQG phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm với Cục phòng chống HIV/AIDS thông qua Bộ Y tế.. - Thiết lập cơ chế giám sát, đánh giá liên ngành đối với hoạt động phòng chống HIV/AIDS của các thành viên. - Đổi mới quy trình lập kế hoạch, kết hợp cả hai phương pháp tiếp cận (từ trên xuống và từ dưới lên), khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm. - Huy động và sử dụng kinh phí cho hoạt động phối hợp liên ngành phòng chống HIV/AIDS cũng cần phải có sự thay đổi theo hướng tập trung mọi nguồn lực (ngân sách nhà nước, tài trợ quốc tế, hoạt động cộng đồng…) về một đầu mối, quản lý và phân bổ theo các hoạt động ưu tiên và được xây dựng trong kế hoạch. Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý và điều tiết nguồn kinh phí cho hoạt động, trao quyền cho cấp dưới trong sử dung kinh phí sao cho đúng mục đích và đạt hiệu quả. - Đổi mới cách thức biên soạn và phát hành các tài liệu về phòng chống HIV/AIDS với sự tham gia ngày càng nhiều hơn của các ngành thành viên, các địa phương nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của các nhóm hưởng lợi trong cộng đồng. - Thiết lập và duy trì thường xuyên cơ chế trao đổi thông tin trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS của các ngành thành viên, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội bằng cách xây dựng biểu mẫu thống kê, báo cáo chung về tình hình hoạt động, phát huy thế mạnh của công nghệ thông tin - Tạo sự đồng thuận của các lực lượng xã hội trong việc triển khai thực hiện các hoạt động giảm tác hại cho nhóm nguy cơ cao, chống phân biệt kỳ thị đối với người có HIV. Đặc biệt là phát huy hơn nữa sức mạnh của phối hợp liên ngành trong hoạt động quản lý chăm sóc, tư vấn cho người có HIV/AIDS giúp họ hoà nhập cộng đồng nhằm giảm thiểu tác hại do đại dịch gây ra đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi ngành, mỗi địa phương. 3. Quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư. Tăng mức đầu tư của Nhà nước, tích cực huy động sự đóng góp của toàn xã hội, mở rộng hợp tác nhằm tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS. Ưu tiên đầu tư cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin tuyên truyền, giáo dục, cho công tác chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS, quản lý và giám sát dịch tễ, tăng cường nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng các thành tựu nghiên cứu trong, ngoài nước về phòng, chống HIV/AIDS. 4. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống HIV/AIDS. Phát huy truyền thống tương thân, tương ái, chăm sóc, giúp đỡ của cộng đồng, chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; tạo điều kiện để những người nhiễm bệnh và gia đình họ thấy rõ trách nhiệm, tự giác tham gia tích cực các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; khuyến khích các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia phòng, chống HIV/AIDS; tiến tới thành lập tổ chức xã hội phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam. 5. Nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý và nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại gia đình, cộng đồng và các cơ sở Y tế. - Tăng cường đồng bộ các mặt của công tác chuyên môn kỹ thuật trong phòng, chống HIV/AIDS, thực hiện tốt các hoạt động giám sát và xét nghiệm, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong truyền máu và các chế phẩm máu; an toàn trong các dịch vụ y tế và các dịch vụ xã hội có liên quan đến máu. - Chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS (không chỉ của ngành y tế mà còn của các ngành thành viên). Tập trung vào bồi dưỡng một số kỹ năng quan trọng như: lập kế hoạch hoạt động, truyền thông, giám sát … - Mở rộng và tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhằm kéo dài cuộc sống cho người nhiễm HIV; dự phòng lây nhiễm HIV trong cộng đồng; - Cung cấp trang thiết bị, sinh phẩm và thuốc ARV cho các cơ sở điều trị. + Tăng 10% mỗi năm người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế được tiếp cận với thuốc ARV để đến năm 2010 có khoảng 70% người lớn, 100% trẻ em và 90% bệnh nhân lao nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị được tiếp cận với thuốc ARV; + Có ít nhất 50% cơ sở điều trị HIV/AIDS các tuyến được cung cấp đủ các trang thiết bị cơ bản để chẩn đoán, điều trị HIV/AIDS; 70% số huyện trong cả nước có cơ sở đủ khả năng điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV; Thuốc kháng HIV sản xuất trong nước có thể đáp ứng được 50% nhu cầu điều trị; - Nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS và các nhiễm trùng cơ hội tại gia đình và bệnh viện. Thực hiện giải pháp liên kết người nhiễm HIV với các dịch vụ chăm sóc toàn diện. Các dịch vụ này sẽ bao gồm giáo dục, tư vấn lâu dài cho bệnh nhân về việc duy trì tình trạng khoẻ mạnh càng lâu càng tốt nhờ chẩn đoán và điều trị các nhiễm trùng cơ hội, dinh dưỡng hợp lý, thực hành tình dục an toàn, ngừng hút thuốc và giảm tác hại do tiêm chích ma tuý. - Cung cấp dịch vụ chăm sóc HIV và y tế công cộng cho các đối tượng gái mại dâm và người nghiện chích ma túy tại các Trung tâm 05/06 của địa phương. - Nâng cao năng lực nhân viên y tế tham gia công tác chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS bằng cách đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ tham gia chăm sóc, điều trị HIV/AIDS tại các tuyến; tăng cường hỗ trợ của tuyến trên cho tuyến dưới. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện và nâng cao năng lực cho ngành y tế trong việc thực hiện các khâu phòng, chống, khám và điều trị HIV/AIDS tại địa phương. Hỗ trợ mở các lớp tập huấn cho đội ngũ tuyên truyền viên ở xã, phường, thị trấn… - Mở rộng và tăng cường giám sát, dự phòng và chăm sóc lao/HIV. + Sàng lọc lao và theo dõi người nhiễm HIV; + Tư vấn, xét nghiệm HIV và theo dõi bệnh nhân lao. Đồng thời hỗ trợ điều trị lao khi được chỉ định cho các bệnh nhân nhiễm HIV (cả điều trị dự phòng). - Hoàn thiện hệ thống thu thập số liệu, báo cáo và quản lý chưong trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm; tăng cưòng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS… - Mở rộng chương trình giám sát điểm HIV tại Việt Nam, đặc biệt là tại các tỉnh có số nhiễm HIV/AIDS cao. Đồng thời tiến hành đánh giá, tăng cường hệ thống giám sát sẵn có, đào tạo các bác sĩ, dược sĩ tham gia dịch vụ điều trị. Tăng cường hỗ trợ Labo cho công tác giám sát HIV/STIs, Lao và các nhiễm trùng cơ hội khác. 6. Họat động phòng chống HIV/AIDS phải lồng ghép vào kế họach, chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Khi xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp, nhất thiết phải lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS phải tuân thủ các nguyên tắc sau : - Quy định chỉ tiêu và các hoạt động cụ thể về phòng, chống HIV/AIDS, phân tích tác động của chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS - Quy định nguồn kinh phí để thực hiện các hoạt động cụ thể về phòng, chống HIV/AIDS; - Quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc phối hợp với cơ quan y tế đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS. 7. Thực hiện cam kết quốc tế. Tiếp tục mở rộng hơn nữa hợp tác quốc tế trong phòng, chống HIV/AIDS. Thường xuyên củng cố các mối quan hệ hợp tác đã có, đồng thời tích cực khai thác các khả năng hợp tác mới theo hướng đa phương, đa dạng hóa các mối quan hệ. Tiếp tục cam kết và thực hiện có hiệu quả các quy định điều ước, tuyên bố về phòng, chống HIV/AIDS trong khu vực và quốc tế mà Nhà nước đã tham gia ký kết hoặc gia nhập. III. CÁC GIẢI PHÁP XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS. 1. Khuyến khích mọi người tự giác tham gia tích cực vào công tác Phòng chống HIV/AIDS. Nâng cao chất lượng và mở rộng các chương trình dự phòng ban đầu lây truyền HIV trong cộng đồng. a. Mở rộng các chương trình tư vấn và mạng lưới xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở. Bao gồm công tác đào tạo, giám sát và hỗ trợ các tư vấn viên để họ có điều kiện, trình độ, kỹ năng triển khai, cung cấp dịch vụ tư vấn dự phòng HIV và giới thiệu cho các đối tượng có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, mạng lưới xét nghiệm HIV phải được mở rộng thông qua việc lập nên các phòng xét nghiệm tự nguyện dấu tên tại các thành phố trọng điểm. Trong hệ thống này, các đối tượng được xét nghiệm có kết quả dương tính sẽ được đưa vào chương trình hỗ trợ và chăm sóc tại nhà. b. Mở rộng các Chương trình giáo dục đồng đẳng, tập trung vào các nhóm đối tượng có nguy cơ cao và bạn tình của họ. Hỗ trợ tài chính cho việc tuyển dụng đồng đẳng viên, đào tạo, giám sát, trả lương, các phụ phí khác… nâng cao khả năng tiếp cận của đồng đẳng viên với đối tượng có nguy cơ cao, cũng như chi phí cho tài liệu giảng dạy và phân phối bao cao su. Hệ thống này sẽ hợp nhất với các hoạt động của chương trình dự phòng ban đầu, liên kết với các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV dấu tên tại cộng đồng cũng như các dịch vụ y tế dành cho người nhiễm HIV/AIDS. c. Tiếp cận các phụ nữ nhiễm HIV nhằm cung cấp hỗ trợ và chăm sóc làm giảm nguy cơ lây nhiễm mẹ con. Hoạt động này còn bao gồm các chương trình xét nghiệm và tư vấn trên quy mô cộng đồng cho những phụ nữ có nguy cơ cao như GMD, bạn tình của đối tượng nam nhiễm HIV, phụ nữ nghiện chích ma tuý và các đối tượng khác. Tiến hành các đánh giá nguy cơ, xét nghiệm và tư vấn cho đối tượng phụ nữ mang thai, tập huấn cho các cán bộ y tế hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cho nữ giới, đặc biệt là cho phụ nữ mang thai. d. Nâng cao hoạt động đánh giá dịch tễ, hoạt động đánh giá nguy cơ và dự phòng lan truyền HIV cho nhóm đối tượng tình dục đồng giới nam một cách khoa học. Khẳng định sự có mặt của nguy cơ này đồng thời đánh giá loại hình, phạm vi của hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cũng như các nhu cầu đối với các dịch vụ của chương trình phòng, chống HIV/AIDS. 2. Thông tin, giáo dục, truyền thông: Cần thay đổi cách truyền thông, thay đổi hành vi trong phòng, chống HIV/AIDS: Nâng cao nhận thức của người dân về HIV/AIDS và sự tham gia của người dân vào công tác phòng chống HIV/AIDS. Giảm dần và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn tình trạng xa lánh, kì thị, phân biệt đối xử đối với những người nhiễm bệnh trong dân cư. Cho đến nay, chưa có phương thuốc và vắc-xin đặc trị nào hiệu quả điều trị căn bệnh này. Vì vậy, liệu pháp khả quan nhất để hạn chế và ngăn ngừa hiện nay chính là nâng cao hiểu biết của mọi người về các con đường lây truyền và cách thức phòng tránh, trong đó vấn đề đặt ra là đổi mới công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi trong phòng, chống HIV/AIDS ở VN . Trước hết, tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBCC các cấp ban, ngành TW và cơ quan truyền thông báo chí, đội ngũ phóng viên, nhà báo chuyên trách lĩnh vực này để góp phần hiệu quả vào công tác thông tin, tuyên truyền, làm thay đổi hành vi của toàn xã hội trong công cuộc phòng, chống đại dịch HIV/AIDS. Hai là, hướng tới các đối tượng chủ chốt như: lãnh đạo, quản lý...(Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các bộ, ngành…) thậm chí có thể còn phải sửa đổi các Luật như: Luật Y tế, Luật Giáo dục, Luật Lao động … để phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Ba là, giáo dục truyền thông hướng tới đối tượng có nguy cơ cao, như gái mại dâm, đối tượng tiêm chích, lái xe đường dài, cán bộ công nhân ở các công trường xây dựng, lao động ngoại tỉnh đến các thành phố. Bốn là, đẩy mạnh công tác truyền thông đến những người nhiễm HIV/AIDS. Trong thời gian qua, chính những người có HIV đã tập hợp lại với nhau thành một nhóm hoặc một tổ chức để tạo thành một mạng lưới rộng khắp, nghĩ ra thành lập các câu lạc bộ như Hoa sữa, Ánh sáng, Niềm tin,... từ đó có thể chia sẻ với nhau các thông tin liên quan đến HIV/AIDS và Luật phòng, chống HIV/AIDS để người trong nhóm hiểu về luật và hiểu về quyền và nghĩa vụ của người có HIV, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống và những kiến thức chăm sóc bản thân, tiếp cận với các dịch vụ điều trị miễn phí. Năm là, Đổi mới nội dung: biên soạn, viết và nói thế nào để các đối tượng này thay đổi được nhận thức để có thể thay đổi hành vi. Nhiều cán bộ của chúng ta đã nhận thức được nhưng vẫn sợ những người có HIV. Thay đổi hình thức thông tin tuyên truyền, dùng hình thức đối thoại trực tuyến nhằm công tác tuyên truyền đến được mọi đối tượng, thông tin hai chiều. Truyền thông về HIV/AIDS không nên chỉ dừng lại, dựa vào các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến mà cần có sự giao tiếp giữa các cá nhân trong cộng đồng với nhau. Cần phải gỡ bỏ các họa phẩm, những panô áp phích cũ nơi công cộng, thay vào những bức tranh mới với thông điệp luôn cảnh giác với HIV/AIDS nhằm tuyên truyền rằng HIV cũng là một căn bệnh, không phải tệ nạn, người nhiễm HIV vẫn sống bình thường và không gây hại cho cộng đồng nếu biết cách phòng ngừa. Cần xây dựng thông điệp cũng như phương thức truyền thông có hiệu quả của quốc tế đến với tất cả người dân nói chung, trong thanh thiếu niên nói riêng, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Nên xóa bỏ hình ảnh người có nhiễm HIV/AIDS là hình ảnh của một người ma túy, mại dâm. Điều này cần được thực hiện thường xuyên, liên tục tránh cảm giác tuyên truyền theo kiểu “đến hẹn lại lên” để nhằm đối phó và vì thành tích. Điều mà cộng đồng đang mong muốn hiện nay là: truyền thông tuyên truyền về HIV/AIDS phải hướng tới yếu tố tích cực, từ đó chống lại sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người có HIV, giúp cộng đồng có cái nhìn bình đẳng với người hiện đang chung sống với HIV/AIDS tại Việt Nam. Bản thân những người nhiễm HIV/AIDS là những bệnh nhân đang cần sự giúp đỡ, cộng đồng nên dang tay ra đón lấy và giúp đỡ họ. Trong các nhà trường phải có phương thức tiếp cận đến các em học sinh để các em có nhận thức tốt hơn. Thực tế, hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS hiện ở nước ta chưa triển khai sâu rộng và đồng bộ tới cộng đồng đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao và việc thay đổi hành vi của người nhiễm còn ở mức độ thấp. Do đó, sự triển khai chuyên sâu trong công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền không chỉ dừng lại ở tuyên truyền, giáo dục để thuyết phục mà còn phải bằng chính sự nêu gương, qua đó, đưa tư tưởng chống lây truyền căn bệnh và chống kỳ thị, phân biệt đối xử với những người có HIV/AIDS đạt hiệu quả cao! Thông tin, giáo dục, truyền thông góp phần làm thay đổi các hành vi có nguy cơ, nâng cao số lượng, chất lượng và tính phù hợp, hiệu quả của các hành vi phù hợp, có lợi cho công cuộc phòng, chống HIV/AIDS đồng thời từ đó tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chính sách về chương trình can thiệp nhằm làm giảm thiểu tác hại nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp can thiệp, làm chuyển biến mạnh mẽ tinh thần và trách nhiệm của toàn xã hội. "Chính phủ từng nhấn rất mạnh tầm quan trọng của giáo dục truyền thông. Hiện chưa có vacxin đặc dụng nào để phòng chống HIV/AIDS có hiệu quả. Nhưng nếu toàn xã hội nhận thức được cái tác hại của đại dịch HIV/AIDS, và nhất là các cấp chính quyền và các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao nhận thức được đúng đắn về vấn đề này thì thực sự đấy là vacxin rất hữu hiệu để chặn đứng HIV/AIDS ở nước ta". 2. Huy động tối đa sự tham gia của gia đình, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống HIV/AIDS. * Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức: - Thông qua các buổi sinh hoạt tại thôn, xóm, nhà trường đưa thêm chương trình tuyên truyền về tác hại, nguy cơ lây nhiễm từ căn bệnh thế kỷ… từ đó giáo dục và vận động các tầng lớp nhân dân, nhất là đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức, thanh thiếu niên, học sinh về ý thức phòng, chống HIV/AIDS; - Thực hiện tốt cuộc sống lành mạnh; phát huy truyền thống tương thân tương ái, chăm sóc, giúp đỡ, chống kỳ thị với những người bị nhiễm HIV/AIDS; tạo điều kiện để những người nhiễm bệnh và gia đình họ thấy rõ trách nhiệm và tự giác tham gia tích cực các hoạt động phòng, chống căn bệnh thế kỷ. - Thông qua cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, vận động nhân dân thực hiện tốt hương ước, quy ước và cam kết tại các khu dân cư, cơ quan, đơn vị, trường học không có ma tuý, mại dâm; khuyến khích các đoàn thể, tổ chức xã hội thành lập các tổ chức phòng, chống HIV/AIDS. - Phát hàng vạn tờ rơi, tranh tuyên truyền cho nhân dân; hàng năm, huyện tổ chức các hoạt động truyền thông, mít tinh, cổ động tuyên truyền rộng rãi nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS. - Đối với việc phòng, chống HIV/AIDS trong nhóm người di biến động là những người thường xuyên sống xa gia đình, thay đổi chỗ ở và nơi làm việc, bên cạnh đó, hầu hết là người có thu nhập thấp, di chuyển từ nông thôn ra thành thị để kiếm việc làm, thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe nói chung và phòng, chống HIV/AIDS nói riêng nên rất dễ bị nhiễm HIV. Cần quy định cụ thể về trách nhiệm của gia đình, người sử dụng lao động, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Ủy ban nhân cấp xã, chủ, người quản lý điều hành cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, bến bãi đậu xe, đậu tàu, thuyền, cơ sở kinh doanh du lịch hoặc dịch vụ văn hóa, xã hội, người đứng đầu cơ quan kiểm dịch y tế tại cửa khẩu và cơ quan, tổ chức có hoạt động đưa người Việt Nam đi lao động, học tập ở nước ngoài trong việc cung cấp thông tin về phòng, chống HIV/AIDS cho nhóm đối tượng này. Bên cạnh đó cũng cần tập hợp các tổ chức xã hội, trong đó có các tổ chức phi chính phủ tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với đường lối xã hội hóa công tác phòng, chống HIV/AIDS của Đảng và Nhà nước ta. Việc tiếp tục đầu tư sẽ tạo ra một nguồn lực đủ dùng và hiệu quả cho công tác này. * Cần nhân rộng phong trào “4 tự” với những người nhiễm HIV. Đối với những người nhiễm HIV không chỉ cần tự tin, tự lập, tự công khai danh tính của mình mà rất cần phải tự giác, tự giác bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình, tự giác tham gia vào công tác phòng chống HIV/AIDS và tự giác chấp hành Pháp luật và các quy định của Nhà nước. * Tăng cường sự tham gia của người sống chung với HIV. Phát huy tính chủ động của người nhiễm HIV/AIDS tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các hoạt động xã hội khác; Chính những người sống với HIV mới hiểu rõ nhất về cuộc sống của mình và có thể cung cấp các thông tin quan trọng và sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống với HIV để thực hiện một cách có hiệu quả các chương trình phòng chống HIV. Sự tham gia của họ là khẩn thiết hơn bao giờ hết khi các quốc gia đang tăng cường mở rộng các hoạt động phòng chống AIDS nhằm đạt mục tiêu tiếp cận phổ cập với các dịch vụ dự phòng, điều trị và chăm sóc hỗ trợ. Bởi vì: - Ở cấp độ cá nhân, sự tham gia có thể làm tăng lòng tự trọng và tinh thần cho người sống với HIV, giúp họ không cảm thấy bị cô lập và trầm uất; tăng cường sức khỏe qua việc tiếp cận được các thông tin đầy đủ hơn về chăm sóc và dự phòng. Ở trong các tổ chức, sự tham gia của người sống với HIV có thể làm thay đổi nhận thức cũng như chia sẻ những trải nghiệm và hiểu biết có giá trị của chính bản thân họ. - Ở cấp độ cộng đồng và xã hội, sự tham gia của người sống với HIV ở cộng đồng có thể phá vỡ sự sợ hãi và định kiến do những người sống với HIV xuất hiện trước công chúng và chứng tỏ họ là những thành viên có ích và có đóng góp cho xã hội. Giảm kì thị, phân biệt với người có HIV: “Không ai làm tốt hơn chính bản thân người có HIV…” Để thực hiện được điều này, người sống với HIV có đầy đủ các quyền con người như mọi người khác. Đó là: - Các quyền được tiếp cận các dịch vụ phù hợp, bình đẳng giới, - Quyền tự quyết, - Quyền được tham gia vào quá trình ra các quyết định có ảnh hưởng tới chất lượng của cuộc sống của họ và quyền không bị phân biệt đối xử. Trong thời gian qua, sự tham gia của những người đang sống với HIV đã cho thấy những lợi ích chung mà nguyên tắc này mang lại là: + Tạo điều kiện để xây dựng các dịch vụ phù hợp hơn và xác định rõ nhu cầu của cá nhân; Giúp cho tất cả các loại hình can thiệp càng trở nên tin cậy và thuyết phục hơn với nhóm đối tượng hướng tới; + Nâng cao nhận thức về các vấn đề có liên quan đến hiểu biết về người sống với HIV, đưa tới việc mở rộng các hoạt động, bao gồm vận động chính sách về các quyền của người sống với HIV; + Tăng cường tính tự tin, nâng cao sức khỏe thể chất và cảm nhận được trạng thái sức khỏe ổn định của những người sống với HIV đang tham gia vào các hoạt động; Giảm kì thị và chống lại phân biệt đối xử với người sống chung với HIV ở những người đang làm các dịch vụ phòng chống AIDS, khách hàng sử dụng các dịch vụ và cộng đồng nói chung. * Đẩy mạnh Chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại các Doanh nghiệp. Các Doanh Nghiệp thực hiện triệt để và rộng rãi các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc. Bởi vì, khu vực này đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng chống HIV/AIDS vì HIV tấn công vào bộ phận dân cư đang ở tuổi lao động. Công nhân lao động cần được tuyên truyền về tác hại của ma tuý và cách phòng, chống HIV/AIDS. - Thực hiện phòng chống HIV/AIDS thông qua nhiều hoạt động: chiếu phim tư liệu, giải đáp thắc mắc, thi vǎn nghệ... thành lập vǎn phòng tư vấn về HIV/AIDS và thực hiện chương trình lồng ghép với kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng cho bà mẹ khi mang thai... - Cần áp dụng hình thức tuyên truyền thông qua nhóm nhỏ, từ 10 - 15 người. Các buổi tuyên truyền, tập huấn cần có sự tham gia tuyên truyền của người nhiễm HIV/AIDS. - Cần có biện pháp đủ mạnh đối với các đối tượng nghiện ma tuý, mắc vào TNXH, nhưng cũng cần phát huy hình thức tuyên truyền miệng và bằng trực quan cho Công nhân viên chức, lao động, đồng thời với việc lựa chọn những báo cáo viên có kinh nghiệm. 3. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV: Đẩy mạnh sản xuất các thuốc giá rẻ ở Việt Nam. Chương trình bao cao su, bơm kim tiêm sạch, thuốc metadon thay thế. - Triển khai đồng bộ chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS (tập trung vào nhóm có hành vi nguy cơ cao, nhóm dễ có khả năng bị lây nhiễm HIV). - Tiến hành mạnh mẽ và rộng rãi các biện pháp an toàn như phát bao cao su và kim tiêm sạch cho những người bị nhiễm bệnh. Coi đây là những biện pháp xã hội cần thiết, cần được triển khai song hành với các biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm thay đổi hành vi của người nhiễm HIV. - Không nên khoanh vùng đối tượng can thiệp, liên tục tuyên truyền - giáo dục, tránh việc bị hiểu nhầm là đang khuyến khích cho việc lây lan ra cộng đồng. - Không nên dùng những khẩu hiệu mạnh kiểu: "Đừng dùng kim tiêm bẩn" mà phải là những khẩu hiệu có tính chất khuyến khích trách nhiệm. Hơn nữa, phải cung cấp thêm hiểu biết về HIV/AIDS và cách phòng tránh lây nhiễm cho người bệnh. Ví dụ, với những người nghiện ma túy đã bị lây nhiễm, không thể ngăn cản họ thôi dùng Heroin. Thực sự là vô ích! Mà nên đưa cho họ địa chỉ cung cấp miễn phí bơm kim tiêm sạch và thuốc Methadone, khuyên họ nên đối xử với "bạn tình" một cách có trách nhiệm. CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN. I. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. * Tăng cường các hoạt động xã hội phòng chống HIV/AIDS trong mọi tầng lớp dân cư như: - Tổ chức tháng chiến dịch truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại khắp các địa phương với chủ đề như “Giữ vững cam kết - Quyết tâm ngăn chặn AIDS”… Tổ chức Mittinh và hội trại hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS “1/12”: - Nhân rộng Cuộc thi Ngày Sáng Tạo Việt Nam với các chuyên đề có nội dung về phòng chống HIV/AIDS như: chuyên đề "Cùng hát, cùng vui, cùng tìm hiểu HIV/AIDS" - Đẩy mạnh hoạt động của Chương trình Phòng, chống lây truyền HIV từ mẹ sang con: - Thường xuyên tổ chức tốt các Hội nghị, Hội thảo quốc gia về phòng chống HIV/AIDS - Khuyến khích, hỗ trợ hoạt động cho các nhóm Tình nguyện viên, các Câu lạc bộ do những người nhiễm HIV/AIDS thành lập chăm sóc, hỗ trợ lẫn nhau như: nhóm “Vì ngày mai tươi sáng” ở các tỉnh phía Bắc, nhóm “Hoa Phượng Đỏ” - Hải Phòng và nhóm “Tự lực” ở các tỉnh phía Nam, CLB “Hoa Bất tử Vân Đồn” - Quảng Ninh)… ghi nhận sự đóng góp của cá nhân, gia đình, tổ chức…có thành tích trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. - Tại các tỉnh, thành phố cũng thành lập Hội phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh nhằm thu hút sự tham gia của những người nhiễm HIV/AIDS vào hoạt động này. Với tư cách pháp nhân của mình, các Hội có thể có nhiều cơ hội để kêu gọi hỗ trợ ngân sách cho họạt động phòng chống HIV/AIDS. - Đưa nội dung giáo dục về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS đối với học sinh trong các trường phổ thông, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. - Đưa nội dung HIV/AIDS vào tài liệu giảng dạy cho sinh viên Đại học Y, tài liệu đào tạo nhân viên y tế cơ sở - Gắn vấn đề HIV/AIDS vào tài liệu truyền thông phát tay như tờ rơi phòng chống tác hại thuốc lá , phổ biến qua Website, email . - Lồng ghép phổ biến kiến thức HIV/AIDS trong truyền thông sức khoẻ tại cộng đồng dân cư, sinh viên đại học, trại giam, trung tâm 05,06... - Tổ chức lồng ghép thực hành phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng: phòng chống tai nạn thương tích và HIV tại cụm dân cư, Phòng chống tác hại thuốc lá và HIV/AIDS trong sinh viên, học sinh và các CLB phụ nữ, Đoàn Thanh niên... * Đối với Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhận thức về căn bệnh này trong cộng đồng đặc biệt là trong giới trẻ là một nhiệm vụ cần kíp hơn lúc nào hết. Tổ chức có hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền. - Các đoàn cơ sở tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến đoàn viên thanh niên trong đơn vị mình về hiểm hoạ của đại dịch HIV/AIDS, tình hình lây nhiễm căn bệnh này tại Việt Nam, phổ biến kịp thời các biện pháp phòng, chống lây nhiễm, góp phần giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên thanh niên, sinh viên hiểu đúng và thực hiện tốt Luật phòng, chống lây nhiễm cũng như các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng, chống căn bệnh “thế kỷ” này. - Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục về HIV/AIDS trong đoàn viên, thanh niên, sinh viên, học sinh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi tọa đàm, sinh hoạt., giao lưu… cung cấp kiến thức, kỹ năng sống lành mạnh với phương châm lấy giáo dục, phòng ngừa là chính. - Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các đội tuyên truyền thanh niên về phòng, chống HIV/AIDS, đưa công tác giáo dục phòng, chống căn bệnh này vào chương trình, nội dung sinh hoạt thường xuyên tại các chi đoàn và câu lạc bộ thuộc các đoàn cơ sở. Phối hợp tổ chức các hội thảo, diễn đàn, các hoạt động tư vấn, hội trại, các cuộc thi tìm hiểu, các hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS. - Hàng năm, tổ chức các chiến dịch ra quân truyền thông Tình nguyện về phòng, chống HIV/AIDS nhân các sự kiện liên quan: Ngày thế giới phòng, chống AIDS (1/12); Ngày ban hành Luật phòng, chống HIV/AIDS (31/5) với các điểm tuyên truyền cố định và lưu động, với việc phát tờ rơi, treo áp phích, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về nguy cơ và tác hại của HIV/AIDS. Nâng cao năng lực nhân sự và hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. - Trước hết, cần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Đoàn về công tác phòng, chống HIV/AIDS, đưa các nội dung về công tác trên vào chương trình đào tạo, tập huấn nghiệp vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên hàng năm ở các đơn vị đoàn cơ sở đồng thời tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ tuyên truyền, đưa tin bài về công tác phòng, chống HIV/AIDS. Phấn đấu 100% cán bộ Đoàn cơ sở được tập huấn về nội dung này. - Xây dựng và nâng cao hiệu quả, nhân rộng các mô hình thanh niên phòng, chống HIV/AIDS thông qua hình thức các “Câu lạc bộ Thanh niên truyền thông phòng, chống HIV/AIDS”, “Đội Thanh niên Tình nguyện phòng, chống HIV/AIDS”, “Đội kỹ năng sống”… Từ đó, tổ chức các diễn đàn, trao đổi, toạ đàm giữa các đội, câu lạc bộ đồng thời phối kết hợp với các ban, ngành hữu quan tổ chức các cuộc thi sáng tác các tác phẩm truyền thông phục vụ công tác phòng, chống HIV/AIDS hoặc tổ chức rộng rãi các hoạt động tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc tư vấn qua cộng đồng cho toàn thể đoàn viên thanh niên về phòng, chống HIV/AIDS. - Từng cấp, bộ Đoàn cần phải xác định phòng, chống HIV/AIDS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm công tác hàng năm của mình, từ đó, chủ động nâng cao hiệu quả chỉ đạo của mình thông qua xây dựng nội dung chương trình hoạt động phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của đơn vị mình, chủ động phối kết hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan tạo sức mạnh tổng hợp nhằm ngăn chặn, hạn chế sự lây nhiễm HIV/AIDS trong đoàn viên thanh niên nói riêng và trong cộng đồng nói chung. II. KẾT LUẬN. Như vậy Chiến lược quốc gia phòng, chống AIDS khẳng định hệ thống quan điểm phòng, chống AIDS của Đảng và Nhà nước ta trong đó : “HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm… tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, văn hoá, trật tự và an toàn xã hội của quốc gia. Do đó, phòng, chống HIV/AIDS phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, và lâu dài…”, “Đầu tư cho phòng, chống AIDS là đầu tư góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của đất nước…” đã tạo cơ sở tư tưởng quan trọng nhằm lãnh đạo và điều hành công cuộc phòng, chống AIDS. Sau 17 năm thực hiện Chương trình, nước ta đã thu được những thành công nhất định nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế lớn gây khó khăn cho cuộc chiến chống lai và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS. Các hạn chế này cần phải được sự tham gia giải quyết của tất cả mọi thành viên trong xã hội một cách mạnh mẽ, đồng thuận…vì một mục tiêu chung: Đẩy lùi và thanh toán đại dịch HIV/AIDS. Làm cho cuộc sống ngày càng trong sạch hơn. Trong công tác phòng chống này điều quan trọng là mỗi cá nhân phải xác định được vai trò của mình và có những cam kết trong phòng, chống HIV/AIDS. ********************************* Thanh Hóa với công tác phòng chống HIV/AIDS. Thanh Hóa là tỉnh có dân số đông, lại có nhiều huyện, thị miền núi, vùng sâu, vùng xa. Cũng như một số địa phương khác, các tệ nạn xã hội, nhất là ma túy ở Thanh Hóa đang gia tăng, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cao. Hiện nay, số đối tượng nghiện ma túy có hồ sơ quản lý là 3.099, độ tuổi từ 16 - 35 chiếm 75%. Thành phần nghiện rất đa dạng: giáo viên, cán bộ công nhân viên, học sinh, sinh viên, lao động tự do... Nhận thức của nhóm đối tượng này về HIV/AIDS rất hạn chế. Cuối tháng 5/2006, toàn tỉnh đã phát hiện 3.473 trường hợp nhiễm HIV/AIDS, trong đó có 488 người đã tử vong; Có 369/634 xã phường, thị trấn phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS. Trong số người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện có 79,89% là đối tượng nghiện ma tuý, 16,9% là gái mại dâm; Độ tuổi dưới 19 chiếm 7,01%, từ 20 đến 39 tuổi chiếm 87,77%. Thực hiện Thông tư liên tịch số 11 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, tháng 11. 2004, UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định về việc phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS tại Thanh Hoá. Đầu năm 2006, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục ra quyết định số 216 về việc thành lập Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS. Đây là cơ sở để việc thực hiện chương trình phòng, chống HIV/AIDS đạt hiệu quả. Các cấp ủy, chính quyền ở Thanh Hóa đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nhằm giảm tác hại lây nhiễm HIV/AIDS; - Tập trung đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới và Luật phòng, chống HIV/AIDS tới từng chi bộ, từng Đảng viên và người dân; - Mở rộng hoạt động truyền thông trực tiếp thông qua tư vấn xét nghiệm tự nguyện, các câu lạc bộ giáo dục đồng đẳng. - Tỉnh thường xuyên kiểm tra, đánh giá năng lực hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các huyện; - Phối hợp với Tỉnh đoàn xây dựng các Câu lạc bộ phòng, chống AIDS ở địa phương. - Thanh Hóa đã thực hiện chương trình bơm kim tiêm sạch ở 9 huyện với 195 đối tượng nghiện chích ma túy tham gia; - Tổ chức tiếp thị bao cao su ở 250 điểm tại các huyện, thành phố như Thanh Hoá, Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Tĩnh Gia; - Tổ chức khám, điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) tại các cơ sở dịch vụ y tế công lập và tư nhân. Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn còn tổ chức 6 đội khám STI lưu động ở 6 huyện thị, thường xuyên tổ chức khám lưu động tại các nhà hàng khách sạn. - Thông qua mạng lưới y tế ở cơ sở, tạo điều kiện cho người nhiễm bệnh và gia đình được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc Công tác chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng được chú trọng.. - Công tác quản lý thai nghén được tăng cường, hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS cho phụ nữ có thai được đẩy mạnh, bảo đảm 100% phụ nữ có thai phát hiện nhiễm HIV/AIDS sớm được điều trị, hạn chế nguy cơ lây từ mẹ sang con. Tuy nhiên, quá trình thực hiện các biện pháp giảm tác hại lây nhiễm HIV/AIDS ở Thanh Hoá gặp khó khăn. - Do dân số đông, địa bàn rộng, tỷ lệ người đi làm ăn xa trong thời kỳ nông nhàn nhiều; - Các khu công nghiệp, du lịch được mở rộng nên tệ nạn ma tuý, mại dâm gia tăng. Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. - Bên cạnh đó, chính quyền và các ngành ở một số địa phương chưa thật sự quan tâm đến công tác này. - Đối tượng nguy cơ cao thường xuyên biến động, gây khó khăn cho việc quản lý và tiến hành các biện pháp can thiệp. Để tiếp tục phòng ngừa và đẩy lùi bệnh HIV/AIDS, giảm tác hại của căn bệnh thế kỷ đối với KT – XH, Thanh Hóa đang tập trung đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng chống HIV/AIDS, coi đây là giải pháp có tính liên ngành cao, huy động được mọi lực lượng xã hội tham gia, lồng ghép được các chương trình hoạt động để đạt hiệu quả cao. Các cấp chính quyền phải đưa công tác phòng chống HIV/AIDS vào kế hoạch phát triển KT – XH ở địa phương, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên để tập trung chỉ đạo thực hiện và đẩy mạnh công tác truyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân trong việc phòng chống HIV/AID. ********************************************** Thay đổi hành vi là cách phòng chống AIDS duy nhất. Một vài tuần trước đây, khi lễ kỷ niệm ngày đầu tiên phát hiện đại dịch AIDS ở Mỹ diễn ra khá rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng, tôi cũng hiểu ra rằng, so với 25 năm trước đây, hiện nay chúng ta vẫn chưa thể tìm ra một liều thuốc chữa trị cũng như vắc xin phòng chống căn bệnh này. Hầu hết các cuộc thảo luận tôi được nghe trên Đài phát thanh cộng đồng quốc gia về những tiến bộ đạt được trong cuộc chiến chống đại dịch AIDS đã khiến tôi tin tưởng rằng, công tác nghiên cứu y học vẫn chưa tìm thấy câu trả lời cho đại dịch. Thật khó khi các nhà nghiên cứu muốn tìm kiếm lại số tiền của 25 năm trước đây. Không ai muốn đề cập đến vấn đề này và có những người đã coi đại dịch là căn bệnh mà chỉ những người có quan hệ tình dục đồng tính mới phải lo lắng, quan tâm. Việc tuyên truyền rộng rãi, hiệu quả về những nạn nhân “vô tội” của đại dịch AIDS như Ryan White đã giúp người dân hiểu rằng, đại dịch không phải chỉ là căn bệnh của riêng những người đồng tính ở San Francisco. Chính những nhân vật có thật như Magic Johnson đã giúp dân Mỹ nhận thức được rằng, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của đại dịch. Điều khiến tôi phải suy nghĩ nhiều nhất sau những cuộc trao đổi mà tôi nghe được trong vài tuần qua là việc các giới chức tôn giáo đã được thuyết phục như thế nào để ủng hộ công tác nghiên cứu AIDS. Mặc dù sau khi vượt qua rất nhiều trở ngại và tiêu tốn hàng triệu đô la trong việc tìm kiếm thuốc chữa hay vắc xin cho căn bệnh thế kỷ song các nhà khoa học sau 25 năm vẫn không đạt được gì. Một nhà nghiên cứu lý giải rằng, việc tìm kiếm một vắc xin là điều không thể vì các vắc xin cần phải qua những thử nghiệm nhằm tìm kiếm một liều thuốc điều trị có khả năng tăng mức miễn dịch mà không làm tổn hại tới người bệnh. Virus HIV có thể thích nghi rất nhanh và giai đoạn thử nghiệm đó có thể dẫn tới những phiên bản virus gây bệnh thậm chí còn nguy hiểm hơn. Vì thế, có phải tôi đã sai không khi cho rằng những khoản tiền quyên góp rất khó khăn mới có được đó đã bị lãng phí? Có vẻ một thực tiễn mang tính khoa học hơn - bất kể những nghiên cứu đã có – đó là cách ngăn chặn đại dịch AIDS nhờ sự thay đổi hành vi. Tôi tự hỏi liệu rằng người ta có quyền để thuyết phục giới cầm quyền tôn giáo tham gia gây quỹ nghiên cứu phòng chống AIDS. Chúng ta không phải là những nhà truyền giáo mà khuyến khích giải pháp hiệu quả nhất chỉ qua việc khích lệ đạo đức giới tính cổ xưa của Thanh giáo. Tôi cho rằng một phần của số tiền đã được chi dùng cho việc tìm kiếm thuốc chữa và vắc xin phòng chống AIDS đáng lẽ nên dành cho công tác giáo dục giới tính. Tôi đã được nghe nói tới một xu hướng đang gia tăng tại Kenya để tôn vinh sự trong trắng của các cô gái: Các thủ lĩnh bộ lạc ở những làng nhỏ cho rằng, các dịch vụ y tế thì rất chậm chạp, vì vậy ca ngợi sự trong trắng của các thiếu nữ sẽ là cách phòng ngừa đại dịch AIDS tốt hơn. Còn về phía các nhà ủng hộ tích cực phong trao chăm sóc y tế toàn cầu thì họ chỉ trích ý tưởng này vì cho rằng, những người dân trong bộ lạc có phương pháp kiểm tra sự trong trắng của các thiếu nữ rất mất vệ sinh. Nhưng nếu quả thực như vậy thì tại sao người ta không gửi tới cho họ những chuyên gia giáo dục về phương pháp vệ sinh trong xét nghiệm thay vì gây khó khăn cho việc thực thi chiến dịch? Tôi nhận thấy những quan điểm nói trên là rất vô lý, thiếu thực tiễn và cổ hủ. Nhưng khuyến khích sự thay đổi hành vi chính là phương pháp đắc dụng hơn trong phòng ngừa căn bệnh. Không ai đề cập về những cách thức khiến hút thuốc bớt độc hại hơn; người ta chỉ đơn giản bảo với người dân đừng hút thuốc nữa. Các bác sĩ không khuyến khích những cách giảm thiểu tác động của sản phẩm do hãng McDonald’s sản xuất mà chỉ yêu cầu người bệnh ngừng ăn nó. Mặc dầu vậy ý tưởng bảo người dân hãy từ bỏ những quan hệ tình dục vô trách nhiệm được bị coi như một giải pháp vô tác dụng. Cho tới một thời điểm nào có ai đó chỉ cho tôi thấy có cách thức nào tốt hơn, tôi vẫn sẽ tiếp tục phòng chống đại dịch AIDS bằng cách quyên góp từ thiện cho nhà thờ của tôi. theo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftieu_luan_vh_gd_yt_hiv_8019.pdf
Luận văn liên quan