MỤC LỤC
Phần mở đầu
Phần I: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH .
I. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp 2
II. Tính tất yếu khách quan và những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH 3
Phần II: Thực trạng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Vân Đồn từ năm 1994 đến nay.
I. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Vân Đồn ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 10
II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Vân Đồn từ năm 1994 đến nay 17
Phần III: Phương hướng cơ bản và các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH ở huyện Vân Đồn trong thời gian tới.
I. Phương hướng cơ bản 22
II. Các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Vân Đồn trong thời gian tới 27
Kết luận 32
39 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5777 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo hướng công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện.
- Vị trí và địa thế biển - đảo của Vân Đồn là những thuận lợi cơ bản trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá- xã hội với các địa phương khác và với quốc tế bằng đường biển (gần cảng Mũi Chùa, kết hợp khai thác cảng Vạn Hoa), khai thác tài nguyên và kinh tế biển nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
- Huyện có biển, rừng là thế mạnh tiềm năng, có ngư trường rộng lớn trong vùng vịnh Bắc Bộ có thể phát triển toàn diện ngư nghiệp (đánh bắt, nuôi trồng hải sản), nông - lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng theo hệ sinh thái đa dạng miền núi - ven biển - hải đảo, tạo những điều kiện thuận lợi cho việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.
- Huyện đảo nằm trong vịnh Bái Tử Long với nhiều kỳ quan thiên nhiên, đảo đá,hang động, bãi tắm đẹp, có những di tích lịch sử đặc sắc, lại nằm gần trung tâm phát triển công nghiệp và đô thị của tỉnh, kề sát thi xã Cẩm Phả, gần thành phố Hạ Long và nằm trên tuyến du lịch Hải Phòng - Hạ Long, đường quốc lộ 18 nối Hà Nội với Hạ Long - Móng Cái nên hội đủ các lợi thế phát triển du lịch - dịch vụ, thuận lợi cho việc phát triển các ngành dịch vụ, nghỉ dưỡng ... thu hút du khách trong và ngoài nước, tạo ra vành đai môi trường xanh cho thị xã Cẩm Phả và khu công nghiệp than.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng bước đầu được xây dựng và từng bước cải thiện, nhất là giao thông, nước, bưu chính - viễn thông, tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện.
- Là huyện hải đảo, địa thế phức tạp, không gian lãnh thổ bị chi cắt bởi biển, cách ly với đất liền nhất là các đảo nhỏ xa nên giao thông đi lại khó khăn cách trở, có nhiều bất cập trong việc giao lưu kinh tế, khoa học - kỹ thuật, công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như sự thu hút đầu tư trong nước và quốc tế. Đó là những hạn chế thách thức cho việc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân các xã đảo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện.
- Xuất phát điểm kinh tế - xã hội của huyện thấp, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm so với yêu cầu phát triển. Kinh tế huyện về cơ bản là nền kinh tế khai thác tự nhiên ngư - nông - lâm nghiệp, kinh tế hàng hoá chưa phát triển, sản phẩm kém sức cạnh tranh trên thị trườnglà một khó khăn thách thức cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện.
II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN VÂN ĐỒN TỪ NĂM 1994 ĐẾN NAY.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã khẳng định: "Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế- xã hội". Với tinh thần ấy, căn cứ vào điều kiện tự nhiên là một huyện miền núi, hải đảo, Đảng bộ huyện Vân Đồn đã xác định cơ cấu kinh tế là: nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại - dịch vụ. Lấy ngư nghiệp làm trọng tâm, từng bước đưa nuôi trồng thuỷ sản phát triển vững chắc.
Trong những năm gần đây, huyện đã thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu kinh tế nông nghiệp (có sự biến đổi về tỷ trọng giữa các ngành ngư - nông - lâm nghiệp), góp phần tích cực cho nền kinh tế tăng trưởng khá.
* Về ngư nghiệp:
Vân Đồn là một huyện đảo, xung quanh có biển bao bọc, lại nằm trong vùng biển Bái Tử Long có nhiều luồng lạch, vịnh rất thuận lợi cho ngư nghiệp phát triển. Kinh tế của huyện đã coi ngư nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở của sự phát triển của nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải - thương mại, du lịch.
Vùng biển của huyện Vân Đồn có cấu tạo địa chất ổn định, thường là những bãi cát phẳng thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản. Biển của huyện có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc nuôi các loại nhuyễn thể như trai nguyên liệu, sá sùng, ngao, nuôi cá lồng.
Ngày nay, với mô hính kinh tế hộ gia đình, trang trại và hợp tác xã đã đầu tư vốn vào việc đóng mới phương tiện với công suất lớn, mua sắm ngư cụ lớn hiện đại để có thể ra khơi bám biển dài. Cùng với sự quan tâm của Đảng bộ - UBND huyện Vân Đồn đã mở chợ cá tiểu ngạch buôn bán với Trung Quốc tại đảo Hạ Mai, phát triển cả nghề cá tuyến khơi nhằm đưa sản lượng đánh bắt tăng lên.
Đồng thời với việc khai thác hải sản tuyến khơi, lộng ven bờ là phong trào nuôi trồng thuỷ sản được phát triển, diện tích nuôi trồng được mở rộng. Do chưa có kinh nghiệp, kỹ thuật nuôi trồng nên hiệu quả vẫn còn thấp. Một số xí nghiệp nước ngoài, xí nghiệp Trung ương và một số hộ gia đình đẫ đầu tư nuôi ngọc trai và đạt kết quả tốt.
Kết quả sản xuất ngư nghiệp thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1:
Chỉ tiêu
Đ/v tính
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Sản lượng đánh bắt
tấn
1870
1800
1860
2246
2554
2722
3575
4240
5450
Nuôi ngọc trai
triệu con
1
3
3,3
3,5
3,8
9,5
22
19
41
Số phương tiện đánh bắt
chiếc
672
682
755
760
768
801
806
806
837
Lao động đánh bắt
người
2250
2320
2125
2440
2488
2530
2450
4030
6100
Qua bảng trên ta thấy ngành ngư nghiệp đã có sự chuyển dịch từ đánh bắt cá nay đã xuất hiện nuôi trồng hải sản như nuôi trai nguyên liệu. Số lượng nuôi trai nguyên liệu hàng năm tăng lên từ 1 triệu con năm 1994 lên 41 triệu con năm 2002. Như chúng ta đã biết trai ngọc là đối tượng nuôi mới của ngành hải sản cả nước cũng như Quảng Ninh.Vì những năm trước đây, từ năm 1969 đến năm 1975 Quảng Ninh là tỉnh duy nhất có một cơ sở nuôi trai cấy ngọc đó là quốc doanh nuôi trai Cô Tô thuộc huyện Cẩm Phả (nay là huyện Cô Tô), sau 18 năm nghề nuôi trai cấy ngọc mới được khôi phục trên vùng biển Bái Tử Long huyện Vân Đồn, đã xuất hiện một đơn vị nuôi trai cấy ngọc, đơn vị liên doanh công ty dịch vụ nuôi trồng Trung ương với một công ty Nhật Bản. Từ cơ sở trên cho đến năm 1995 lại xuất hiện một tổ nuôi trai cấy ngọc tại đảo Cát Giá thuộc địa danh xã Đông Xá, huyện Vân Đồn. Từ những cơ sở trên đến nay huyện đã có 6 công ty, xí nghiệp nuôi trai ngọc, 6 đơn vị trên đã nuôi trên 200 ha vùng đất có mặt nước và kết quả thu được hàng mấy chục tỷ đồng, số lượng nuôi mỗi năm từ 13 đến 23 triệu con. Giải quyết từ 400 - 450 lao động có công ăn việc làm với mức thu nhập bình quân:450.000đ trở lên. Ngoài nuôi trai, phong trào nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Vân Đồn hiện nay phát triển mạnh và rộng khắp, diện tích nuôi trồng tăng nhanh từ 380 ha (năm 1998) đến 674,24 ha (năm 2002), đối tượng nuôi phong phú và đa dạng: Tôm, cá lồng bè, cá nước ngọt, ghẹ, ngao, ốc...
Sản lượng đánh bắt có năm đã giảm xuống 70-10 tấn (1995 - 1996). Do phương tiện đánh bắt chủ yếu là tàu thuyền nhỏ, công suất nhỏ, ngư cụ thô sơ chỉ phù hợp đánh bắt ven bờ và trong vịnh. Nguồn hải sản ven bờ và trong vịnh đã bị cạn kiệt, đứng trước tình hình đó, cùng với sự đổi mới của Đảng về phát triển kinh tế, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đảng bộ và UBND huyện đã chỉ đạo, đầu tư vốn để đóng mới, mua sắm ngư cụ phát triển nghề cá tuyến khơi, đến nay số lượng tàu thuyền là 837 chiếc với tổng công suất 32.000.000 CV, lực lượng lao động nghề cá được tăng lên đến nay là 6.100 người.
* Về sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện có bước đầu chuyển dịch về cơ cấu vật nuôi, cây trồng, cơ cấu mùa vụ và áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, góp phần đưa sản phẩm của nông nghiệp đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lượng tốt. Đặc biệt cây thực phẩm và cây ăn quả có nhiều chủng loại có giá trị dinh dưỡng cao, đáp ứng được nhu cầu đời sống nhân dân và là sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường vùng mỏ, khu du lịch của tỉnh.
Sản lượng lương thực quy thóc hàng năm tăng từ 5-6%. Năm 2002 đạt 3.002,6 tấn, bình quân lương thực trên đầu người 80 kg/người/năm, đạt được kết quả đó trước hết là do cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn đúng đắn và hợp lòng dân, ruộng đất giao lâu dài cho các hộ, coi hộ là đơn vị tự chủ trong sản xuất. Từ đó phát huy được tiềm năng nội lực, chủ động sáng tạo của người lao động.
Bảng 2: Cơ cấu cây trồng
Chỉ tiêu
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng diện tích
gieo trồng(ha)
1473
1458
1474
1507
1484
1506
1580
1504
1552,5
Cây lương thực(ha)
Tỷ trọng (%)
1216
1213
1232
1213
1201
1293
1297
1252
1338,3
82,5
83,2
83,6
80,5
80
85,9
82,1
83,2
80,2
Cây CN (ha)
Tỷ trọng(%)
45
65
69
93
100
103
105
107
111,8
3,1
4,5
4,7
6,2
6,5
6,8
6,6
7,1
7,2
Cây thực phẩm (ha)
Tỷ trọng(%)
212
180
173
201
204
110
178
145
102,4
14,4
12,3
11,7
13,3
13,5
7,3
11,3
9,7
6,6
Qua bảng trên ta thấy, diện tích cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm trên 80% diện tích, cây công nghiệp có xu hướng tăng chậm. Như vậy, trong ngành trồng trọt đã có xuất hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng song chưa mạnh, vẫn còn mang tính thuần nông, tự cấp tự túc. Chưa hình thành nên các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, chưa khai thác hết được thế mạnh, tiềm năng của huyện. Về năng suất cây trồng, nhất là năng suất lúa có tăng nhanh từ 23,3 tạ/ha/vụ năm 1994, lên đến 32,15 tạ/ha/vụ năm 2002. Đây là kết quả của việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng như: đưa giống mới vào sản xuất, nâng cao trình độ thâm canh, hệ thống kênh mương được tu sửa, nâng cấp.
- Về chăn nuôi.
Hiện nay, chăn nuôi đã được quan tâm đến năng suất, sản lượng, chủng loại, chất lượng đàn lợn, trâu, bò, gia cầm và phần nào đã đáp ứng được nhu cầu về sức kéo và sản phẩm cho xã hội.
Bảng 3: Đàn gia súc.
Chỉ tiêu
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Đàn lợn
7800
9560
11057
8800
8970
9185
9950
11600
12882
Đàn trâu
1500
1413
1384
1405
1147
1562
1725
1860
2052
Đàn bò
200
312
393
330
372
392
557
490
561
Gia cầm
10500
28762
41690
62000
63830
71810
70000
81200
70880
Qua bảng trên ta thấy, đàn trâu, bò, lợn, gia cầm đều có xu hướng tăng lên nhanh về số lượng. Chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá trong phát triển kinh tế đặc biệt là kinh tế hộ. Trong chăn nuôi ngày càng đa dạng về chủng loại, đã đưa giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt vào thay thế cho đàn gia súc, gia cầm giống địa phương đã bị thoái hoá, như giống lợn siêu lạc, già, vịt siêu trứng, siêu thịt .. Đây là định hướng giúp cho các hộ nông dân có thêm thu nhập từ chăn nuôi, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
* Về lâm nghiệp.
Trong một thời gian dài, do việc khai thác rừng tự nhiên một cách bừa bãi, làm cho rừng tư nhiên bị cạn kiệt, việc trồng rừng, tu bổ, tái tạo rừng không đủ bù đắp, dẫn đến rừng chỉ còn cây bụi, đồi trọc nhiều, diện tích rừng giảm nhanh gây hậu quả xấu cho môi trường sinh thái. Hiện nay, còn 10.108,06 ha đất trống, đồi núi trọc chưa được đầu tư trồng rừng. Để thực hiện tốt chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc, khai thác có hiệu quả đất rừng, Huyện uỷ, UBND huyện đã có các biện pháp, chủ trương đầu tư vốn cho trồng rừng như dự án 773, 327, 661, đối ứng ngành than, chương trình xoá đói giảm nghèo. Kết quả đến nay diện tích trồng rừng hàng năm tăng từ 200 - 300 ha, với chủng loại cây lấy gỗ, cây lấy nhựa.
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong ngành lâm nghiệp, đến nay, một số diện tích đất lâm nghiệp được chuyển sang trồng cây ăn quả, xuất hiện một số mô hình trang trại như: nông- lâm kết hợp, nông - lâm - ngư nghiệp. Đất vườn tạp ở nông thôn đã được cải tạo, đưa các giống cây ăn quả có hiệu quả kinh tế thay thế loại cây không có hiệu quả kinh tế. Đến nay, toàn huyện đã trồng được trên 350 ha cây ăn quả. Hàng năm diện tích rừng được giao cho các chủ quản lý tăng lên từ 100 - 200 ha.
Sự chuyển dịch cơ cấu lâm nghiệp diễn ra chậm với diện tích nhỏ, cơ cấu giống chưa thể hiện rõ nét, vẫn chỉ trồng cây bạch đàn là chủ yếu. Chưa tìm ra được giống cây lâm nghiệp thích hợp với vùng đất của huyện. Công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng chưa triệt để, dẫn đến tình trạng khai thác chưa đúng quy trình kỹ thuật của các chủ rừng, khai thác trộm tài nguyên rừng vẫn xảy ra. Tốc độ phủ xanh đất trống, đồi trọc còn chậm . Đây là những vấn đề cấp bách cần phải tìm hướng giải quyết.
Tóm lại: Qua việc xem xét thực trạng cơ cấu kinh tế - xã hội, huyện Vân Đồn có những bước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá. Sự nghiệp y tế, văn hoá, xã hội được quan tâm, đầu tư phát triển nhờ thành tựu khoa học - công nghệ được ứng dụng triển khai rộng rãi vào sản xuất và đời sống xã hội. Năng lực sản xuất xã hội được giải phóng, các thành phần kinh tế ra sức đầu tư tiền vốn phát triển sản xuất, với ngành nghề đa dạng, phong phú và đang tỏ ra thích ứng với cơ chế thị trường. Những yếu tố này đã làm cho bộ mặt nông nghiệp, nông thôn biến đổi nhanh chóng. Ngày nay, nông nghiệp, nông thôn không chỉ là nơi sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp mà còn sản xuất ra những sản phẩm công nghiệp và cung cấp những sản phẩm của ngành dịch vụ.
Vân Đồn là huyện miền núi, hải đảo, kinh tế chưa thoát khỏi nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, thuần nông, sản phẩm hàng hoá chưa nhiều. Để thực hiện CNH - HĐH nền kinh tế, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là vấn đề cấp bách, cấp thiết. Trong lĩnh vực ngư - nông - lâm nghiệp, mô hình kinh tế hộ với tư cách là một chủ thể kinh tế độc lập, đó là động lực lớn, là hạt nhân cơ bản thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng và cơ cấu kinh tế nói chung. Để quá trình chuyển dịch diễn ra nhanh và có hiệu quả, cần tác động vào mô hình kinh tế hộ bằng những cơ chế, chính sách và điều kiện nhất định để khuyến khích, khai thác tiềm năng về đất đai, lao động, tiền vốn và tính năng động của các chủ thể hộ nông dân.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH là vấn đề rất phức tạp, rộng lớn, do đó không thể làm độc lập, riêng lẻ mà phải nằm trong khối thống nhất với công nghiệp, thương mại - dịch vụ, phải có sự kết hợp, tạo ra sự tác động tương hỗ tổng lực. Phải đặt chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung của huyện một cách hợp lý, cùng với những biện pháp tổng hợp nhằm tạo ra sự phát triển cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm, thông tin liên lạc, công trình thuỷ lợi ... đến những chính sách và giải pháp thiết thực, nhằm tạo ra sự phát triển toàn diện trong nông nghiệp, nông thôn.
PhầnIII
PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CNH - HĐH Ở VÂN ĐỒN TRONG THỜI GIAN TỚI .
I. PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN.
1. Quan điểm và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Vân Đồn.
1.1 Quan điển chung.
Thực chất CNH - HĐH ở nước ta hiện nay là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế với đổi mới công nghệ, nhằm khai có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương và của cả nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh về nội dung CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn: " Đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và về thu nhập trên một đơn vị diện tích; tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước, tăng đáng kể thị phần của các nông sản chủ lực trên thị trường thế giới.
Chú trọng điện khí hoá, cơ giới hoá ở nông thôn. Phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia công và dịch vụ; liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ tên từng địa bàn và trong cả nước.
Tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn. Quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả việc sử dụng quỹ đất, nguồn nước,vốn, rừng gắn với bảo vệ môi trường. Quy hoạch các khu dân cư, phát triển các thị trấn, thị tứ, các điểm văn hoá ở làng xã; nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, xây dựng cuộc sống dân chủ, công bằng, văn minh ở nông thôn".
Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH - HĐH. Huyện Vân Đồn vận dụng đúng đắn và sáng tạo xây dựng mô hình, hoạch định mục tiêu, phương hướng, chương trình, giải pháp và có bước đi thích hợp với khả năng và điều kiện kinh tế - xã hội. Trong thời gian tới, cơ cấu kinh tế vẫn được xác định "Tiếp tục cụ thể hoá phát triển kinh tế biển đảo. Cơ cấu kinh tế: Ngư nghiệp, du lịch - dịch vụ biển, công nghiệp (khai thác và chế biến), nông- lâm nghiệp. Trong đó, ngư nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung xây dựng đầu tư vào kinh tế mũi nhọn, từng bước phát triển theo hướng CNH - HĐH, nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của huyện đảo".
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn này là tiếp nối ở mức độ cao hơn trong tổng thể sự phát triển kinh tế- xã hội những năm vừa qua.
Vấn đề cốt lõi là nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong phát triển toàn diện ngư - nông - lâm nghiệp gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, tăng nhanh tỷ trọng của các ngành mũi nhọn trong nền kinh tế.
Trong thời gian tới cần xây dựng cơ sở chế biến nông sản tại huyện, tạo cơ sở vững chắc để chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho giai đoạn tiếp theo.
1.2. Mục tiêu chung:
Xác định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH phải đạt được tăng trưởng nền kinh tế nhanh, có hiệu quả kinh tế cao đi đôi với việc giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, chống tụt hậu, xây dựng huyện Vân Đồn giàu mạnh với cơ cấu kinh tế: ngư nghiệp, du lịch - dịch vụ biển , công nghiệp (khai thác và chế biến), nông - lâm nghiệp tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
2.3 Mục tiêu cụ thể:
Phấn đấu thực hiện tốt các mục tiêu sau:
- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế hàng năm:11-12%.
- Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp từ:7-8%
- Giá trị tổng sản lượng ngư nghiệp tăng từ: 10-12%
Chủ động và khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh, Trung ương và cáctổ chức quốc tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển phấn đấu có 30% số hộ khá và giàu, giảm 5% số hộ nghèo đói hàng năm. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 7,6 - 9,3 triệu đồng/người/năm vào năm 2010, gấp 3,1-3,8 lần so với năm 1997, trên cơ sở đó thu hẹp dần khoảng cánh chênh lệch so với mức GDP bình quân toàn tỉnh .
Ứng dụng triển khai những thành tựu của khoa học - công nghệ vào sản xuất, tập trung vào lĩnh vực ngư - nông - lâm nghiệp, đảm bảo cho sản xuất phát triển vững chắc, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghệp, dịch vụ du lịch để tạo việc làm cho người lao động. Tiếp tục quy hoạch các vùng lúa, cây ăn qủa, vùng rau. Coi trọng các giống lúa ngắn ngày năng suất cao, chất lượng tốt, tạo điều kiện cho việc tăng vụ, tăng sản lượng lương thực bình quân đầu người, khắc phục tình trạng độc canh, từng bước tiếp thu ứng dụng các công nghệ chế biến sau thu hoạch, làm tăng giá trị sản phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trong khu vực nông nghiệp.
2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .
Để có hiệu quả sản xuất ngư - nông - lâm nghiệp ngày càng cao, không có con đường nào khác là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay những loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng thấp bằng những loại cây trồng, vật nuôi có giá trị lớn, xoá bỏ thế độc canh, sản xuất nhỏ manh mún. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH.
* Về ngư nghiệp:
Phương hướng chủ yếu phát triển ngư nghiệp của Vân Đồn trong thời gian tới là tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh của kinh tế biển đảo (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản), phát triển đa dạng, bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm ngư nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông thôn, phù hợp với sinh thái của từng vùng đảo.
- Phát triển ngành ngư nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế của huyện. GDP ngư nghiệp tăng lên khoảng 74,8- 90,2 tỷ đồng vào năm 2010, chiếm 23,5-24% GDP kinh tế huyện. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của cả thời kỳ là: 18,5-19,6%/năm. Tăng khả năng tích luỹ và thu ngân sách cho kinh tế huyện, tạo nguồn xuất khẩu lớn, phục vụ du lịch - dịch vụ tại chỗ, cải thiện, nâng cao đời sống dân cư huyện đảo.
- Chuyển dịch cơ cấu nghề cá theo hướng đẩy mạnh khai thác tuyến khơi, phát triển nuôi trồng thuỷ sản có giá tri kinh tế cao và chế biến xuất khẩu.
- Đầu tư tăng số lượng, chất lượng tàu thuyền và các phương tiện khai thác đánh bắt theo chương trình đánh bắt xa bờ, đồng thời với việc hiện đại hoá trang thiết bị, công nghệ - kỹ thuật nghề cá, nhất là tăng cường kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cho lực lượng đánh bắt xa bờ. Số phương tiện đánh bắt tăng từ 837 tàu thuyền (năm 2002) lên 970 tàu thuyền có công suất từ 12 CV trở lên vào năm 2010, trong đó xây dựng đội tàu thuyền khoảng 80 - 90 tàu công suất lớn từ 90 - 350 CV/chiếc, để mở rộng khai thác vùng biển khơi kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng trên biển. Tổ chức tốt hơn khâu dịch vụ trên biển và đảo (phân loại, bảo quản, chế biến). Phối hợp đồng bộ giữa tàu đánh cá và tàu cung cấp dịch vụ ngoài khơi. Chủ yếu phát triển một số loại nghề chính: lưới kéo, rê các loại, lưới dầm khơi cá đáy, vó đèn, vây câu và chài mực... Đồng thời có chính sách phù hợp tạo thuận lợi cho ngư dân vay vốn đóng tàu thuyền, củng cố và phát triển các nghề khai thác hải sản ven bờ.
- Nuôi trồng thuỷ sản là một thế mạnh, tiềm năng của huyện cần được ưu tiên phát triển từng loại hình cho phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng. Đến năm 2010, đầu tư mở rộng diện tích nuôi trồng khoảng 3.000 - 4.000 ha bãi bồi, bãi triều ven biển quanh đảo Cái Bầu và các đảo... để nuôi trồng thuỷ sản (tôm, cua, nhuyễn thể, trai ngọc...). Từng bước chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, chú trọng phát triển các hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh đối với một số loại có giá trị kinh tế cao như: tôm sú... với quy mô phù hợp và nuôi cá lồng bè trên biển (xã Bản Sen, Thắng Lợi), đầu tư nuôi cấy ngọc trai xuất khẩu ở vịnh Bái Tử Long (cấy nuôi 5 triệu viên/năm, tỷ lệ thu hoạch 10 - 20%), bảo vệ và nuôi bào ngư, khoanh nuôi nhuyễn thể sò, ngán, ngao, sá sùng trên bãi triều ven biển (xã Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, đảo Cái Bầu). Đi đôi với nuôi trồng, có biện pháp bảo vệ và ngăn chặn khai thác quá mức các loại đặc sản để phát triển lâu dài.
- Phát triển các hình thức chế biến nội địa, đổi mới công nghệ chế biến thuỷ sản gắn với tổ chức hợp lý thu mua, bảo quản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Đầu tư mở rộng và hiện đại hoá của xí nghiệp chế biến thuỷ sản Cái Rồng, đa dạng hoá các mặt hàng hải sản chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Tận dụng các loại cá tạp và phụ phẩm trong chế biến để sản xuất bột cá và thức ăn cho chăn nuôi.
- Hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hoá:
1/ Vùng khai thác ven bờ, tuyến khơi và dịch vụ đánh bắt thuỷ sản gồm các xã ngoài đảo Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Thắng Lợi.
2/ Vùng nuôi trồng và khai thác ven bờ, dịch vụ thuỷ sản gồm các xã trên đảo Cái Bầu và đảo Bản Sen.
- Kết hợp khai thác với bảo vệ và làm giàu nguồn lợi, kết hợp giữa nuôi trồng thuỷ sản với bảo vệ rừng ngập mặn, tạo tỷ lệ rừng thích hợp, đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái vùng nuôi. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác ven bờ (ngăn chặn việc đánh bắt mang tính huỷ diệt như bằng chất nổ, xung điện).
- Xây dựng đồng bộ cảng cá và các dịch vụ hậu cần nghề cá ở Cái Rồng, Hạ Mai, Quan Lạn, Minh Châu, Thắng Lợi. Hình thành trung tâm dịch vụ - kỹ thuật nghề cá ở Cống Yên (Ngọc Vừng), Cồn Trụi (Minh Châu) và Cái Rồng làm đầu mối ra ngư trường đánh bắt xa bờ, chế biến hải sản gồm cảng, chợ cá, khu điều hành kỹ thuật, xưởng sửa chữa tàu thuyền, hệ thống nhà kho, cung ứng nhiên liệu (xăng dầu), nước ngọt, cơ sở sản xuất nước đá, dịch vụ thu mua tiêu thụ hải sản... phục vụ cho ngư dân hoạt động đánh bắt nhiều ngày trên ngư trường.
- Kết hợp huy động nguồn vốn trong dân, vay vốn tín dụng ưu đãi đóng mới tàu thuyền để đánh bắt xa bờ, tranh thủ sự hỗ trợ của chương trình Biển Đông, Chương trình phát triển nghề cá xa bờ. Đào tạo cho ngư dân kỹ thuật tay nghề, sử dụng trang thiết bị hiện đại , có sức khoẻ, quen chịu sóng gió nhiều ngày trên biển. Đề nghị Nhà nước có các chính sách ưu đãi về tín dụng đối với nhiên liệu, ngư cụ và trợ giá về giống cho phát triển nghề cá vùng hải đảo. Tạo điều kiện thuận lợi liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài đầu tư vào phát triển nghề cá.
* Về nông- lâm nghiệp.
Phương hướng chủ yếu phát triển nông-lâm nghiệp trong giai đoạn đến năm 2010 là tập trung khai thác tiềm năng đất đai, rừng, phát triển sản xuất nông - lâm đa dạng, bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến, chuyển đổi mạnh cơ cấu vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng xã đảo, đa dạng hoá ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, tạo cơ hội có việc làm cho người lao động.
GDP nông- lâm nghiệp trong tổng GDP của huyện tăng lên khoảng 24,6-25,5 tỷ đồng (năm 2010). Tốc độ tăng bình quân hàng năm của cả thời kỳ là 3,5-4 %/năm.
a. Nông nghiệp.
Phướng hướng phát triển nông nghiệp huyện Vân Đồn là đảm bảo một cách tối đa nhu cầu của dân cư địa phương và một số nông sản chủ yếu và cung cấp thực phẩm, rau quả tươi sạch cho khu công nghiệp Cẩm Phả, Cửa Ông và du lịch tại chỗ. Chuyển mạnh cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng nhanh ngành chăn nuôi và cây ăn quả.
GDP trồng trọt tiếp tục tăng bình quân 2,5 - 3%/ năm, tỷ trọng trong GDP nông nghiệp sẽ giảm xuống 45 - 48% (năm 2010). Tỷ trọng GDP chăn nuôi tăng lên 52 - 55% (năm 2010), với nhịp độ tăng bình quân 6,2 - 6,5%/năm.
- Trồng trọt: Phấn đấu đưa tốc độ phát triển sản xuất lương thực bình quân hàng năm 2,5 - 3,0% đạt và giữ ổn định sản lượng lương thực khoảng 5.200 - 5.500 tấn/năm vào năm 2010. Lương thực bình quân đầu người khoảng 116 - 125 kg/người. Để đảm bảo mục tiêu lương thực cần đầu tư thâm canh, tăng vụ với việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng cũng như đẩy mạnh áp dụng giống mới, đồng thời khai hoang mở rộng diện tích thêm khoảng 250 - 500 ha vào sản xuất. Chuyển đổi cơ cấu lương thực theo hướng tăng lúa, giảm màu. Mở rộng diện tích tưới tiêu chủ động, đầu tư xây dựng mới đập dâng, hồ chứa, các trạm bơm ở Ngọc Vừng, Bình Dân, Đài Xuyên, Vạn Yên; nâng cao trình độ dâng tăng dung tích chứa nước, kiên cố hoá hệ thống kênh mương nội đồng, đê ngăn mặn để tăng hệ số sử dụng đất lên 1,8; nâng cao kỹ thuật canh tác và cung cấp giống mới cho nông dân để đảm bảo đến năm 2010, năng suất lúa bình quân đạt từ 35 - 40 tạ/vụ/ha. Tăng dần tỷ trọng các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả cao để đạt dược giá trị cao trên một ha diện tích đất canh tác.
- Chăn nuôi: Điều kiện tự nhiên của huyện cho phép ngành chăn nuôi phát triển rộng khắp, có quy mô nhỏ - hộ gia đình lẫn quy mô theo mô hình kinh tế trang trại vườn rừng. Phấn đấu đưa chăn nuôi lên thành một ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, với nhịp độ tăng bình quân hàng năm 6,2 - 6,5%. Tập trung phát triển chăn nuôi gia súc (lợn, bò, trâu và gia cầm -tăng đàn lợn từ 12.882 con năm 2002 lên 14.320 con năm 2010), phát triển đàn dê, thỏ ở một số đảo. Đưa công nghệ chăn nuôi lợn hướng nạc, đàn bò thịt, sữa, dê, ong, gà, vịt siêu thịt, siêu trứng vào sản xuất.
b. Lâm nghiệp.
- Phát triển mạnh ngành lâm nghiệp không chỉ là nhiệm vụ bảo vệ, duy trì môi trường sinh thái mà còn là một trong những trọng tâm phát triển ưu tiên của huyện nhằm tạo cảnh quan đẹp, không khí trong lành phục vụ du lịch nghỉ dưỡng.
- Đầu tư bảo vệ rừng tự nhiên hiện có, khoanh nuôi tái sinh rừng nhất là ở những nơi xung yếu như rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng cảnh quan, khu bảo tồn thiên nhiên, làm tăng vốn rừng cả về diện tích lẫn trữ lượng. Nâng độ che phủ của rừng lên khoảng 57 - 58,6% diện tích, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho hộ nông dân, đi đôi với biện pháp quản lý chặt chẽ, đúng mục đích. Huy động nội lực và tạo động lực cho các thành phần kinh tế để đẩy nhanh tốc độ trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, trồng rừng chắn sóng, chắn cát, khoanh nuôi bảo vệ rừng; đồng thời tham gia thực hiện các dự án 327, 773, dự án trồng mới và khoanh nuôi 5 triệu ha rừng của cả nước.
- Trồng cây tạo cảnh quan, công viên xanh ở các bãi tắm, khu vui chơi giải trí trên các đảo Cái Bầu, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng.
- Đầu tư bảo vệ và trồng rừng theo chương trình sản xuất gỗ trụ mỏ cung cấp cho khai thác than.
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và khai thác tàn phá rừng.
- Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, mỗi năm cần phải trồng thêm bình quân từ 900 - 1.000 ha, để đến năm 2010 tổng diện tích rừng tăng thêm là: 11.000 -12.000 ha, trong đó khoảng 50% rừng kinh doanh và rừng phòng hộ.
- GDP lâm nghiệp sẽ tăng bình quân 4,5 - 5,0%/năm trong giai đoạn đến năm 2010, tỷ trọng lâm nghiệp trong cơ cấu GDP ngư - nông - lâm nghiệp cũng tăng từ 19,2% hiện nay lên 22 - 25% (năm 2010). Từ đó tạo điều kiện kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến lâm sản như: Chế biến gỗ, nhựa thông, các sản phẩm từ rừng...
Để thực hiện các mục tiêu trên ngành lâm nghiệp cần được phát triển theo các hướng sau:
- Khoanh nuôi bảo vệ vốn rừng tự nhiên hiện có bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh học, đặc biệt là bảo vệ và phục hồi khu rừng bảo tồn thiên nhiên đảo Ba Mùn (diện tích 1.870 ha).
- Rừng phòng hộ: Dự kiến trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc khoảng 5.500 - 6.000 ha, bình quân mỗi năm phải trồng khoảng 450 - 500 ha/năm ở các vùng xung yếu, vùng hồ chứa nước, chủ yếu ở đảo lớn Cái Bầu và các đảo nhỏ nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, giữ ẩm cho đất, chống xói mòn, cung cấp nguồn nước cho sản xuất, phòng tránh thiên tai, phân bố ở các xã Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên, Vạn Yên và các xã đảo Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
- Rừng kinh tế: Trồng mới khoảng 5.500 - 6.000 ha, trong đó 10 - 15% cây đặc sản (thông nhựa), 80 - 85% cây lấy gỗ (thông mã vĩ, keo), khoảng 5 - 6% cây ăn quả các loại (cam, vải, nhãn, chuối, các loại dưa...).
Về tổ chức lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên môn hoá tập trung, phát triển mô hình kinh tế rừng- vườn, lâm - nông, lâm - ngư kết hợp nhằm khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên.
- Vùng cây lương thực: Phân bố tập trung ở các xã Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên ... chủ yếu trồng lúa và hoa màu, đảm bảo một phần nhu cầu lương thực của huyện.
- Vùng cây công nghiệp: Gồm các xã Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên, Vạn Yên, Bản Sen, chủ yếu trồng thông nhựa, chè ... Kết hợp chăn nuôi đại gia súc.
- Vùng cây ăn quả: Tập trung ở đảo Cái Bầu, đảo Bản Sen, chủ yếu trồng các loại như cam, vải, nhãn, chuối...
- Vùng cây thực phẩm: Phân bố ở ven thị trấn Cái Rồng, các xã Hạ Long, Đông Xá, và một phần xã đảo Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng... kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm.
II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIẸP Ở HUYỆN VÂN ĐỒN TRONG THỜI GIAN TỚI.
1. Giải pháp chung.
Động viên, khai thác mọi tiềm năng của huyện, tìm chiến lược kinh tế - xã hội một cách phù hợp, gắn phát triển kinh tế với thực hiện các chương trình xã hội, quan tâm thích đáng tới sự nghiệp y tế, giáo dục, coi trọng đúng mức chiến lược con người, thực hiện tốt chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình, coi chính sách xã hội là bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, trên cơ sơ đảm bảo an toàn lương thực quốc gia. Trước hết hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung để có điều kiện áp dụng công nghệ tiên tiến cho những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Xây dựng vùng chuyên canh để có nông sản hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến, tăng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn phải nhằm tăng tỷ trọng và tốc độ phát triển của công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Muốn vậy, coi trọng công nghệ sinh học và công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch nông - lâm - thuỷ nghiệp để nâng cao cạnh tranh của hàng nông sản.
Tăng cường mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá nông sản, coi trọng phát triển chợ nông thôn. Thông tin thường xuyên về nhu cầu thị trường giá cả hàng hoá nông sản cho các hộ nông dân. Khuyến khích tạo điều kiện hỗ trợ cho người sản xuất, các ngành kinh tế cụ thể tạo ra sự phát triển đồng bộ, toàn diện trong các ngành kinh tế.
Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong sản xuất nông nghiệp, gắn chuyển đổi xây dựng và phát triển đa dạng các hình thức kinh tế trên cơ sở tự nguyện của các hộ nông dân, từ hợp tác xã kiểu cũ thành hợp tác xã kiểu mới, kết hợp hài hoà giữa quan hệ sở hữu với phương thức quản lý, mô hình tổ chức, quan hệ phân phối trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nhằm tạo ra việc làm tăng thu nhập cho dân cư.
Có chính sách đầu tư thích đáng vào những ngành nghề mới có hiệu quả. Lựa chọn những công nghệ phù hợp, tích cực chuyển giao những tiến bộ khoa học - kỹ thuật tới hộ gia đình nông dân, nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động xã hội.
Tăng cường việc huy động nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, thực hiện tốt công tác hạch toán kinh doanh trong các đơn vị kinh tế.
CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, trong đó các hộ gia đình nông dân vừa là chủ thể, vừa là đối tượng CNH - HĐH. Vì vậy cần phải nâng cao trình độ dân trí, phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội ở nông thôn.
Không ngừng nâng cao, củng cố vai trò của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng. Tích cực tuyên truyền rộng rãi các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước tới các đối tượng quần chúng. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần coi trọng công tác chỉ đạo, sơ kết, tổng kết các mô hình, từ đó rút ra kinh nghiệp, kịp thời triển khai ra diện rộng những mô hình tiên tiến.
2. Những giải pháp cụ thể.
2.1. Cân đối sử dụng đất đai.
Để đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cũng như đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng, cần hoàn thành giao quyền sử dụng đất, giao đất khoán rừng cho hộ nông dân theo luật để họ có thể huy động các tiềm năng còn tiềm ẩn vào sản xuất. Chuyển dần sang mô hình kinh tế trang trại với quy mô thích hợp, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng cho phù hợp và có hiệu quả trên từng loại đất, hình thành tập đoàn cây trồng đặc sản và cây ăn quả... Có các cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia, đầu tư, bỏ vốn và kỹ thuật xây dựng các trang trại vườn rừng, nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái.
2.2 Cân đối sử dụng nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực của huyện Vân Đồn tuy số lượng dồi dào song phần lớn là lao động phổ thông, chưa được qua đào tạo nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực của huyện đang bất cập so với nhu cầu phát triển. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trạng thái hoạt động của nguồn nhân lực trong những năm tới sẽ biến đổi theo hướng tăng số người đi học PTTH, trung học chuyên nghiệp, học nghề, cao đẳng và đại học, để tăng nhanh đội ngũ lao động kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án quốc gia, vay vốn tín dụng...
2.3. Huy động nguồn vốn và chính sách đầu tư.
Đẩy mạnh đầu tư phát triển là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tăng trưởng kinh tế, đồng thời là giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Để thực hiện đầu tư, cần có các chính sách thích hợp để kêu gọi, thu hút vốn đầu tư, tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (Trung ương, tỉnh), kết hợp với các chương trình, dự án quốc gia, các nguồn tài trợ trong và ngoài nước, liên doanh, liên kết, cùng với đẩy mạnh tích luỹ trong nội bộ nền kinh tế của huyện. Thực hiện luật khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài, cần có các chính sách và cơ chế thích hợp trên địa bàn huyện nhằm huy động thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài để đảm bảo có đủ vốn cần thiết cho đầu tư phát triển.
a) Khả năng nguồn vốn tại chỗ: Có chính sách hữu hiệu hơn nữa để phát huy nguồn nội lực khuyến khích mọi thành phần kinh tế, doanh nhân, hộ gia đình bỏ vốn đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh, phát triển ngành nghề, phát triển trang trại vườn rừng, đầu tư đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản và các loại hình du lịch, thương mại - dịch vụ, xuất khẩu để thu hút nguồn vốn trong dân và doanh nghiệp. Đồng thời xem xét các cơ chế chính sách tín dụng, ngân hàng nhằm huy động các nguồn vốn nhàn rỗi tiềm ẩn trong dân.
b) Khă năng nguồn vốn tín dụng liên doanh, liên kết từ bên ngoài: Khuyến khích phát triển các hình thức liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, nhất là trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp chế biến. Có chính sách đặc biệt khuyến khích đối với các nhà đầu tư từ ngoài huyện đến đầu tư cho phát triển ở Vân Đồn, bằng cách ưu đãi cho thuê sử dụng đất lâu dài, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, miễn giảm thuế những năm đầu tuỳ theo quy mô, tính chất và hiệu quả của từng dự án. Tranh thủ sự hỗ trợ từ các nguồn vốn tín dụng, vốn vay ưu đãi, các nguồn đầu tư từ các chương trình Quốc gia như: Chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chương trình biển Đông, chương trình đánh bắt xa bờ, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và các tài trợ khác... để tăng nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
c) Khả năng nguồn vốn nước ngoài: Để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cần xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ ở thị trấn Cái Rồng, Hạ Long và khu vực các đảo Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, tạo môi trường thuận lợi hấp dẫn hơn nữa cho các nhà đầu tư góp vốn vào các dự án phát triển của huyện, trước hết nguồn vốn nước ngoài sẽ thu hút vào du lịch, dịch vụ, nuôi trồng và chế biến hải sản xuất khẩu, bao gồm cả vốn ODA, FDI và các khoản viện trợ, tài trợ của các tổ chức quốc tế phi chính phủ và các nguồn vốn đầu tư của các tỉnh, thành phố khác (Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh), để liên doanh tổ chức tuyến du lịch sinh thái - văn hoá.
d) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ.
Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ là khâu then chốt để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, trở thành yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp . Vì vậy cần mở rộng áp dụng tiến bộ kĩ thuật - công nghệ hiện đại trong việc khai thác đánh bắt hải sản (tàu thuyền, phương tiện, ngư cụ), sản xuất nông lâm nghiệp và bảo vệ môi trường. Tổ chức các hoạt động khuyến ngư, khuyến nông - lâm. Khuyến khích hỗ trợ và hướng dẫn các hộ nông dân sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới, ứng dụng công nghệ sinh học, gắn với công nghệ bảo quản sau thu hoạch, nhất là bảo quản hải sản cho đội tàu đánh bắt xa bờ. Từng bước đưa cơ giới hoá, điện khí hoá vào sản xuất nông - lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chủ yếu là cơ khí nhỏ trong các khâu làm đất, thuỷ lợi, chế biến.
Từng bước đầu tư đổi mới trang thiết bị, áp dụng công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá trị hàng hoá để có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu khoa học của trung ương và của tỉnh, đồng thời có chính sách thu hút và đãi ngộ sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học - kĩ thuật để nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ mới vào phát triển kinh tế xã hội của huyện.
e) Khai thác và mở rộng thị trường: Mở rộng thị trường, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ nhằm làm tăng nhanh hơn khả năng tiêu thụ sản phẩm. Lượng hàng hoá sản xuất tại huyện và được lưu thông trên thị trường hiện nay chưa nhiều, chưa thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đa dạng của các tầng lớp dân cư (thực phẩm, rau quả, hải sản ... ). Do chưa có cơ chế chính sách kích thích thực sự hấp dẫn tăng khả năng tiêu dùng nên chưa khuyến khích mạnh mẽ được nhân dân bỏ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Do vậy cần có các chính sách phù hợp kích thích đầu tư và tiêu dùng, làm tăng sức mua của dân cư ở thị trường nội huyện bằng các biện pháp kích cầu, hỗ trợ việc áp dụng các hình thức mua hàng (mua hàng trả góp, trả chậm hoặc cung cấp tín dụng), huy động thêm vốn tăng nhanh khả năng đầu tư, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn (ngân sách và tín dụng), đẩy mạnh sản xuất hàng hoá và dịch vụ với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Kích cầu có thể thực hiện bằng cách giảm lãi suất cho vay tín dụng, giảm thuế những năm đầu đối với những doanh nghiệp mới để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vốn. Đối với nông dân, ngư dân cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho họ tiêu thụ được các sản phẩm sản xuất ra và có thể vay vốn tín dụng dễ dàng, mua hàng trả góp, trả chậm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Đồng thời mở rộng thị trường trong tỉnh, nhất là ở thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, khu công nghiệp than, thị trường các tỉnh đồng bằng sông Hồng, chủ yếu tiêu thụ các sản phẩm nông - lâm và thuỷ hải sản của huyện như: thực phẩm, rau quả (cam, nhãn ... ), cây dược liệu (ba kích, sa nhân), lâm sản (các loại tre, róc, mây, ràng) và hải đặc sản (tôm cua, mực, sò, ngao, sá sùng ... ).
Mở rộng thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá trên cơ sở phát triển các thị trường hiện có (Quảng Đông, Quảng Tây), thị trường mới với các mặt hàng hải đặc sản có lợi thế truyền thống (Tôm sú, cua, mực ống, sá sùng, ngọc trai, bào ngư, các loại cá Song, Thu, Chim, Nhụ ...), đặc sản rừng (tắc kè, ba kích, mật ong, vỏ quế, nhựa thông ...).
f) Đổi mới tổ chức và phương hướng hoạt động của hệ thống chính trị nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lí Nhà nước và xây dựng chính quyền vững mạnh, phấn đấu cho sự ngiệp "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Phải xác định rõ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân chứ không phải của cán bộ nông nghiệp. Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng trong hệ thống chính trị ở nông thôn là những người trực tiếp tổ chức, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân. Để lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới, người cán bộ phải được nâng cao về nhiều mặt, vững vàng về bản lĩnh chính trị, có trình độ quản lí, am hiểu về pháp luật và quản lí nhà nước. Cùng với đổi mới đội ngũ cán bộ cần coi trọng xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh. Đảng viên phải gương mẫu trong nhận thức, hành động biết vươn lên làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình, đồng thời nêu cao gương sáng dẫn dắt quần chúng học tập làm kinh tế giỏi.
Chính quyền cơ sở là những người thường xuyên, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế nên phải được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế thị trường, pháp luật nhằm nâng cao năng lực quản lí, điều hành, khắc phục tình trạng đùn đẩy, chồng chéo.
Các đoàn thể quần chúng là chỗ dựa tin cậy của nhân dân. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, các đoàn thể phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tích cực tạo dựng mô hình động viên mọi đoàn viên, hội viên tham gia phát triển kinh tế làm giàu cho chính mình và cho xã hội.
Kết Luận
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH là bước phát triển quan trọng hàng đầu và trọng tâm trong thời gian tới. Đó là con đường nhanh chóng thoát khỏi nguy cơ tụt hậu và giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh, bảo vệ độc lập chủ quyền và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH là con đường cơ bản để tiến hành phân công lại lao động, xã hội hoá sản xuất, phát triển kinh tế hàng hoá tạo ra nhiều việc làm, sản xuất ra nhiều của cải, nâng cao thu nhập, tăng sức mua ổn định và cải thiện đời sống cho nhân dân. Tác động tích cực đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế xã hội một cách vững chắc. Việc xác định lựa chọn cơ cấu đầu tư, cơ cấu vùng, các thành phần kinh tế, vấn đề thị trường công nghệ sản xuất như thế nào để đảm bảo hiệu quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đó. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Vân Đồn là một huyện miền núi, hải đảo giàu tiềm năng về biển, rừng, đất đai, các tài nguyên khác đó là yếu tố vô cùng thuận lợi phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế ở điạ phương, cùng với cơ sở vật chất hạ tầng đã được Đảng bộ và nhân dân tập trung xây dựng trong nhiều năm qua đang được sử dụng và phát huy tác dụng. Đó là những thuận lợi to lớn nhằm thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH mới đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện được mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" mà nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra.
Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Vân Đồn từ nay cho tới những năm tiếp theo là dựa trên thực tiễn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các năm trước đây và căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, lợi thế so sánh hiện tại của huyện. Các giải pháp đưa ra trên đây là có cơ sở phù hợp và khả năng thực hiện trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH của huyện trong thời gian tới.
Trên cơ sở đường lối đổi mới của Đảng, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ huyện Vân Đồn, với sự chỉ đạo sáng tạo, chặt chẽ, nhạy bén của chính quyền các cấp sẽ tạo điểm tựa cho nhân dân tiếp tục con đường đổi mới, làm giàu đất nước, từng bước đưa Vân Đồn phát triển bền vững giàu mạnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ V, VI, VII, VIII, IX.
2. Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn - ĐH Kinh tế Quốc dân.
3. Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Vân Đồn thời kì (1999 - 2010) - UBND huyện Vân Đồn - 1999.
4. Số liệu báo cáo thống kê - Phòng thống kê huyện Vân Đồn.
5. Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản biển và nước lợ huyện Vân Đồn, Quảng Ninh giai đoạn (2002 - 2010) - UBND huyện Vân Đồn - Hợp phần Su ma Bộ Thuỷ Sản.
6. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai huyện Vân Đồn thời kì (2002 - 2010) - UBND huyện Vân Đồn, 2002.
7. Mác - Ăng ghen, tuyển tập, tập 2 - NXB Sự thật 1970.
8. Các Mác - Góp phần phê phán chính trị học - NXB Sự thật 1964.
Phụ Lục
Phần mở đầu ............................................................................................... 1
Phần I:
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH .
I. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp ....................................................................... 2
II. Tính tất yếu khách quan và những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH .................................... 3
Phần II:
Thực trạng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Vân Đồn từ năm 1994 đến nay.
I. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Vân Đồn ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ............................................. 10
II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Vân Đồn từ năm 1994 đến nay ................................................................................................. 17
Phần III:
Phương hướng cơ bản và các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH ở huyện Vân Đồn trong thời gian tới.
I. Phương hướng cơ bản ............................................................................. 22
II. Các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Vân Đồn trong thời gian tới ............................................... 27
Kết luận ..................................................................................................... 32
công trình dự thi
giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học
năm 2003
Tên công trình:
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện vân đồn - quảng ninh theo hướng cnh - hđh
Thuộc nhóm ngành: 1C
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NĂM 2003
Tên công trình:
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN VÂN ĐỒN - QUẢNG NINH THEO HƯỚNG CNH - HĐH
Thuộc nhóm ngành: 1C
Họ và tên sinh viên: Vương Thị Thanh Ngát - Nữ - D©n téc: S¸n d×u
Líp: KV12 N¨m thø 3/4
Khoa: Kinh tÕ n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n
Ngêi híng dÉn: PGS. TS Ph¹m V¨n Kh«i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA: KTNN & PTNT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------- ***** -------
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP KHOA
Về công trình NCKH Sinh viên dự thi Giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học" năm 2003
Tên đề tài: ChuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ n«ng nghiÖp ë huyÖn V©n §ån, Qu¶ng Ninh theo híng CNH - H§H
Gi¸o viªn híng dÉn: PGS . TS Ph¹m V¨n Kh«i
Do sinh viªn: V¬ng ThÞ Thanh Ng¸t Sè n¨m ®µo t¹o: 3/4
Khoa: KTNN & PTNT
1. VÒ néi dung khoa häc (tèi ®a 6 ®iÓm)
(1) §iÓm sè: ........... ®iÓm
2. VÒ ph¬ng ph¸p nghiªn cøu (tèi ®a 1,5 ®iÓm)
(2) §iÓm sè: ............ ®iÓm
3. VÒ hiÖu qu¶ kinh tÕ, x· héi, gi¸o dôc (tèi ®a 1,5 ®iÓm)
(3) §iÓm sè: .......... ®iÓm
4. VÒ c¸ch tr×nh bµy (tèi ®a 1 ®iÓm)
(4) §iÓm sè: ......... ®iÓm
Tæng ®iÓm c«ng tr×nh [= (1) + (2) + (3) + (4)] = ............ ®iÓm
(...............................®iÓm)
xÕp lo¹i cÊp khoa (nhÊt, nh×, ba): .......................
Hµ Néi, ngµy .... th¸ng ...... n¨m ...........
chñ tÞch héi ®ång khoa häc khoa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo hướng CNH - HĐH.doc