Đề tài Chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

Chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế Lời mở đầu 1.Lý do chọn đề Trải qua khoảng thời gian hai mươi mốt năm mở cửa nền kinh tế kêu gọi đầu tư năm 1988, Việt Nam nhận được nguồn vốn FDI trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau. Nhưng đặc biệt trong khoảng ba năm từ năm 2006 đến thàng 8 năm 2008, nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam không ngừng tăng lên và vượt xa so với những năm trước và liên tiếp lập những mốc kỷ lục mới về tổng mức vốn đầu tư . Nguồn vốn FDI đổ vào nước ta không chỉ là tăng về số lượng các dự án mà tăng về cả qui mô và chất lượng của các dự án. Nguồn vốn FDI phân bố rộng rãi vào nhiều tỉnh và thành phố trên khắp cả nước, các lĩnh vực tiếp nhận vốn đầu tư cũng được mở rộng tạo điều kiện cho việc tiếp nhận trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý kinh tế tầm cao, giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong nước. FDI trở thành một trong những nguồn cung cấp vốn quan trọng cho nên kinh tế, là động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, tạo nên tính năng động và cạnh tranh cho thị trường. Bên cạnh những đóng góp tích cực của luồng vốn FDI đối với sự phát triển của kinh tế và xã hội Việt Nam thì trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài đã và đang nổi lên hiện tượng các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ kéo dài nhiều năm làm cho chính phủ Việt Nam bị thất thu thuế ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách, bên cạnh đó tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước, tác động không tốt đến cơ chế quản lý tài chính của chính phủ trong lĩnh vực FDI, và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn này cũng như tác động xấu đến mục tiêu thu hút và quản lý vĩ mô vốn FDI của chính phủ. Tình trạng các doanh nghiệp FDI khai lỗ diễn ra tại nhiều tỉnh thành đã làm cho chính phủ, cơ quan thuế, các cơ quan quản lý khu vực vốn đầu tư nước ngoài cần phải nhìn nhận và xem xét vấn đề một cách đúng mức. Vấn đề “chuyển giá “tại các doanh nghiệp FDI đang là vấn đề được các đại biểu quốc hội chất vấn sôi nổi trong nhiều kỳ họp quốc hội gần đây. Trong kỳ họp quốc hội ngày 05 tháng 10 năm 2008, Đại biểu Trần Du Lịch đã cho biết thống kê qua cục thuế TP.HCM thì 70% doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố kê khai làm ăn thua lỗ cho dù làm ăn tốt, tăng trưởng cao và không ngừng mở rộng. Các đại biểu quốc hội nêu lên lo ngại tình trạng “lỗ giả, lãi thật “ở các doanh nghiệp FDI và cuối buổi thảo luận Bộ Trưởng Bộ Tài Chính Vũ Văn Ninh cũng đã thừa nhận hiện tượng “chuyển giá” là có, chính phủ đã cố gắng kiểm soát “nhưng nói thực với Quốc hội là không kiểm soát được”. Hiện nay, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là một cuộc chạy đua và cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực .Quan trọng hơn nữa là sau khi thu hút được vốn thì quản lý nguồn vốn đó sao cho có hiệu quả và phục vụ cho mục tiêu phát triển vĩ mô nền kinh tế kinh tế đồng thời tạo ra một mội trường kinh tế cạnh tranh lành mạnh. Để thực hiện được điều này cần phải có sự quan tâm một cách đúng mức của Chính Phủ Việt Nam, cơ quan thuế, hải quan và các ban ngành có liên quan. Thông qua các phương tiện truyền thông cũng như trong quá trình học tập nghiên cứu và trong thực tế công việc, tôi quyết định chọn đề tài “Chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn tốt nghiệp cao học. 2.Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Mục đích của đề tài này là tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích hiện tượng chuyển giá ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp FDI đang có mặt tại Việt Nam trong thời gian từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa kinh tế đến khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới. Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu này sẽ đề ra một số biện pháp chống chuyển giá nhằm đảm bảo ổn định phát triển kinh tế tại Việt Nam và phù hợp với kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp FDI và hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp này tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ khi mở của kinh tế đến nay. Chuyển giá là một vấn đề rất nhạy cảm trong việc kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như là đối với cơ quan quản lý nhà nước, vì vậy trong đề tài sẽ tập trung vào các sự kiện đã được công bố trên phương tiện truyền thông đại chúng và trong giới hạn tìm hiểu các ví dụ thực tế cho phép. 3.Phương pháp luận nghiên cứu Phương pháp sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương pháp duy vật biện chứng, bên cạnh đó kết hợp với các phương pháp thống kê, liệt kê, phân tích các nguồn số liệu trong và ngoài nước nhằm làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu thì đề tài được áp dụng nguyên tắc khách quan, logic trong phân tích và nhận xét.Ngoài ra, đề tài còn áp dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, so sánh trong quá trình phân tích và làm rõ vấn đề. 4.Bố cục của đề tài Đề tài được trình bày theo bố cục như sau: Chương 1: Công ty xuyên quốc gia và hoạt động chuyển giá Chương 2: Thực trạng chuyển giá tại Việt Nam Chương 3: Các giải pháp kiểm soát chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ 1.1 Khái niệm, mục tiêu và tác động các các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Đặc trưng của TNC 1.2 Các nghiệp vụ mua bán nội bộ và khái niệm hoạt động chuyển giá của TNC 1.2.1 Các nghiệp vụ mua bán nội bộ của TNC 1.2.2 Khái niệm hoạt động chuyển giá 1.3 Các yếu tố thúc đẩy TNC chuyển giá 1.3.1 Các yếu tố thúc đẩy bên ngoài (động cơ bên ngoài) 1.3.2 Các yếu tố thúc đẩy bên trong (động cơ bên trong) 1.4 Các tác động của chuyển giá 1.4.1 Dưới góc độ TNC 1.4.2 Dưới góc độ các quốc gia liên quan 1.5 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại một số quốc gia trên thế giới 1.5.1 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Mỹ 1.5.2 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Trung Quốc 1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM 2.1 Môi trường pháp lý và tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) tại Việt Nam 2.2 Phân tích tình hình hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trong thời gian qua tại Việt Nam 2.2.1 Khái quát chung về tình hình chuyển giá tại Việt Nam 2.2.2 Tìm hiểu một số trường hợp chuyển giá tiêu biểu tại Việt Nam 2.2.2.1 Nâng giá trị vốn góp 2.2.2.2 Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ 2.2.2.3 Chuyển giá nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường 2.2.2.4 Chuyển giá thông qua chênh lệch thuế suất 2.2.2.5 Tìm hiểu một ví dụ thực tế chuyển giá theo phương pháp giá vốn cộng lãi CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 3.1 Những cam kết thuế quan khi gia nhập WTO của Việt Nam và phối hợp giữa các quốc gia chống lại chuyển giá 3.2 Các biện pháp kiểm soát chuyển giá của Chính phủ Việt Nam 3.2.1 Hoàn thiện các văn bản pháp lý kiểm soát chuyển giá 3.2.2 Ổn định kính tế vĩ mô và ổn định đồng tiền Việt Nam 3.2.3 Cải cách thuế của Chính phủ 3.2.4 Nhóm giải pháp mang tính chất kỹ thuật 3.3 Một số giải pháp kiến nghị bổ sung 3.3.1 Xây cơ sở dữ liệu giá cả cho các giao dịch 3.3.2 Xây dựng bảng tổng hợp tỷ suất lợi nhuận bình quân cho ngành 3.3.3 Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của cán bộ quản lý khu vực đầu tư nước ngoài 3.3.4 Các biện pháp hành chính và biện pháp phạt KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

docx47 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3015 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của cấp quản lý doanh nghiệp (bao gồm Hội đồng quản trị và các tổng giám đốc) cũng phục vụ như là quản lý cao cấp tại doanh nghiệp khác. • Một doanh nghiệp có việc hoạt động mua và bán hàng, cung cấp và nhận dịch vụ được kiểm soát bởi một doanh nghiệp khác. Để xác định mục tiêu cho việc kiểm toán điều tra giá chuyển nhượng dễ dàng hơn, điều 29 của Guoshuifa số 2 (2009) vạch ra 7 tiêu chuẩn được sử dụng. 3 tiêu chuẩn chính trong 7 tiêu chuẩn đó là : •Người đóng thuế có lợi nhuận thấp hoặc bị lỗ liên tiếp trong 1 thời kì dài hoặc có các khoản thu nhập không phù hợp. • Người nộp thuế có một khối lượng lớn các giao dịch với các công ty đặt tại thiên đường thuế. •Doanh nghiệp không tuân thủ báo cáo các giao dịch với bên liên hết với các cơ quan Thuế. Đặc biệt ngoài việc có lợi nhuận thấp hoặc lỗ, SAT còn tập trung vào các công ty chi trả số lượng lớn tiền bản quyền cho các bên liên quan ở nước ngoài hoặc một tỷ lệ lớn các hoạt động kinh doanh chính của họ là giao dịch với các bên liên quan. Trung Quốc đồng thời cũng đưa ra các biện pháp xử phạt cụ thể đối với hành vi chuyển giá. Điều 60-73 của Luật quản lý thuế quy định rằng hành vi vi phạm luật có thể bị phạt tiền, và những vi phạm nghiêm trọng như trốn thuế, gian lận thuế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Luật thuế TNDN Trung Quốc cũng nêu rõ, từ sau ngày 01 tháng 1 năm 2008 các khoản thuế bị trả thiếu liên quan đến giao dịch giữa các bên liên kết sẽ phải chịu một khoản lãi phí. Khoản lãi suất này được tính bằng lãi suất cho vay cơ bản Nhân dân tệ của Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc cùng kì cộng 5% phí. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cung cấp được các tài liệu và thông tin liên quan khác theo quy định này thì 5% phí tăng thêm này có thể được giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn. Trung Quốc cũng khuyến cáo những hậu quả bất lợi mà những người không tuân thủ quy định giá chuyển nhượng có thể gặp.Đó là người nộp thuế có thể sẽ bị đưa vào một trong những mục tiêu đầu tiên cho một cuộc thanh tra về vấn đề định giá chuyển giao.Thông thường, người nộp thuế không được chấp nhận tham gia vào các thỏa thuận giá trước. Trung Quốc cũng đã nới lỏng các quy định để tham gia vào các thỏa thuận giá trước. Do đó các doanh nghiệp sẽ được tham gia nhiều hơn. Để hội đủ điều kiện để trở thành ứng viên cho APA các công ty phải có tổng giá trị các giao dịch hằng năm với các bên liên quan lớn hơn 40 triệu Nhân Dân Tệ, đã chuẩn bị hoặc đã nộp hồ sơ hàng năm và nộp hồ sơ tài liệu đương thời theo quy định của pháp luật. Đồng thời công ty sẽ không tốn lệ phí khi nộp đơn cho APA. Trong năm 2009, cơ quan Thuế Trung Quốc đã đặc biệt tập trung vào các chủ thể, công ty có giao dịch với các khu vực có luật thuế thấp hoặc có giao dịch với các thiên đường thuế. Ngoài ra, các phòng thuế tại các thành phố thuộc Bắc Kinh và Thượng Hải và tại các tỉnh ven biển cũng đã rất tích cực trong việc thực hiện hoạt động kiểm toán giá chuyển nhượng, các giao dịch liên quan đến tiền bản quyền và phí dịch vụ lao động cũng được kiếm soát chặt chẽ (kết quả khảo sát chuyển giá toàn cầu, Ernst & Young, 2009). Cũng theo nguồn này công bố, trong những năm qua, cơ quan thuế đã tập trung vào các ngành may mặc, điện tử và viễn thông, thực phẩm và nước giải khát, bán lẻ, công nghiệp, ô tô, dược phẩm, và các ngành công nghiệp dịch vụ, cũng như về các vấn đề tài chính liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng và các công ty có vốn đầu tư ra bên ngoài. Hiện nay, các phòng thuế cũng tăng cường các công cụ như công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu để hỗ trợ cho công tác chống tránh thuế. Phòng thuế cũng đang gia tăng huấn luyện cho các chuyên gia chống trốn thuế bao gồm cả đào tạo ngắn hạn và dài hạn, cả đào tạo trong nước và đào tạo nước ngoài. Ngoài ra, các sở thuế cũng đã tuyển dụng thêm sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành liên quan để bổ sung thêm vào lực lượng chống trốn thuế. 1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam Môi trường pháp lý Pháp luật về kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam vẫn đang trong lộ trình hoàn thiện. Chính phủ đã ban hành những quy định khá sát với các thông lệ về chống chuyển giá của tổ chức Hợp Tác Kinh Tế và Phát Triển (OECD) đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Những quy định này dựa trên nguyên tắc căn bản giá thị trường (ALP) và các phương pháp định giá chuyển giao mà tổ chức OECD đưa ra. Mặc dù Việt Nam không phải là thành viên của tổ chức này nhưng các hướng dẫn của OECD về chống chuyển giá mang tính phổ biến và được xem là những chuẩn mực quốc tế, là công cụ hữu hiệu trong việc giám sát hoạt động chuyển giá của các TNC. Tuy đã có lộ trình mở cửa kinh tế từ sớm nhưng pháp luật của Việt Nam đến năm 2005 mới bắt đầu có những quy định về vấn đề chuyển giá. Ta có thể thấy rõ điều này vì hầu hết các vụ chuyển giá trước đây đều diễn ra từ thập niên 90- những sự kiện sẽ nêu dưới đây. Đến năm 2005, đánh dấu cho bước chuyển mình trong vấn đề này là sự ra đời của Thông tư 117/2005/TT-BTC ngày 19/12/2005, có hiệu lực từ ngày 26/01/2006, nó quy định một số vấn đề về hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Tuy nhiên quá trình thực hiện quy định trong Thông tư 117 trong thời gian qua cũng có những hạn chế nhất định, chủ yếu liên quan đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu chuyển giá và vận dụng quy trình kiểm tra vào nghiệp vụ kinh doanh thực tế giữa các bên có quan hệ liên kết. Cùng với sự thay đổi của các luật thuế và những thay đổi rõ ràng trong quy trình quản lý, kiểm tra, thanh tra thuế trong vài năm gần đây, ngày 22/04/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 66/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá trị thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Thông tư 66 thay thế, sau một thời gian gián đoạn, cơ quan quản lý thuế Việt Nam sẽ có những quan tâm mạnh mẽ hơn, sẽ có những động thái tích cực hơn đối với sự gia tăng các hoạt động thanh-kiểm tra đối với vấn đề chuyển giá và những yêu cầu chính thức từ Tổng cục Thuế gửi cho các cục thuế địa phương về việc tập trung vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường xuyên có kết quả kinh doanh bị lỗ do nghi ngờ có gian lận về thuế thông qua chuyển giá. Thông tư 66/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Theo đó chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được chuyển dịch giữa các bên có quan hệ liên kết không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường, nhằm tối thiểu hoá tổng số thuế phải nộp của doanh nghiệp. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký, với đối tượng áp dụng là các Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết, có nghĩa vụ kê khai, xác định nghĩa vụ thuế TNDN tại Việt Nam. Theo đó các đối tượng thoả mãn 3 điều kiện: là doanh nghiệp; có thực hiện giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết và nộp thuế TNDN tại Việt Namtheo kê khai. Thông tư 66 nêu trên có phạm vi áp dụng đối với tất cả các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng hoá dịch vụ trong quá trình kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Để xác định được các bên có quan hệ liên kết, trong thông tư cũng chỉ rõ gồm 3 nhóm đối tượng sau: • Một là: Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào bên kia; • Hai là: Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức của một bên khác; • Ba là: Các bên cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào một bên khác. Giá sản phẩm trong giao dịch liên kết quy định tại Thông tư này được xác định theo giá thị trường trên cơ sở phân tích so sánh tính tương đương giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập để lựa chọn phương pháp xác định giá phù hợp nhất trong 5 phương pháp sau: so sánh giá giao dịch độc lập; giá bán lại; giá vốn cộng lãi; so sánh lợi nhuận hoặc chiết tách lợi nhuận. 2.Phân tích tình hình hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trong thời gian qua tại Việt Nam 2.1 Khái quát chung về tình hình chuyển giá tại Việt Nam Sau hơn 20 năm mở cửa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích xuất khẩu, giải quyết việc làm cho người lao động và hiện đang trở thành đầu tàu tăng trưởng về giá trị sản xuất của ngành công nghiệp. Tuynhiên, đóng góp của khu vực kinh tế này cho ngân sách quốc gia lại khác hẳn. Về cơ bản, sản phẩm của khu vực FDI thường được chia làm ba loại: Thứ nhất là sản phẩm trung gian. Thứ hai là sản phẩm cuối cùng nhưng được tiêu thụ ở thị trường nướcngoài theo đơn đặt hàng của công ty mẹ. Thứ ba là các sản phẩm được tiêu thụ trong nước. Với loại sản phẩm thứ nhất, các doanh nghiệp FDI thực chất là một công xưởng với nguyên vật liệu chính được nhập khẩu, toàn bộ giá trị của sản phẩm được xuất khẩu để đi qua các công đoạn tiếp theo, từ đó mới hình thành giá bán. Như vậy, về thực chất toàn bộ hoạt động của loại doanh nghiệp này hầu như không hạch toán lợi nhuận. Phía Việt Nam không những không thu được đồng thuế giá trị gia tăng nào mà ngược lại các doanh nghiệp FDI được hoàn thuế; thuế thu nhập doanh nghiệp cũng coi như không có vì không có lợi nhuận Thống kê của Cục Thuế TPHCM về kết quả kinh doanh năm 2009 của doanh nghiệp FDI trên địa bàn cho thấy, gần 60% số doanh nghiệp báo cáo thua lỗ. Năm 2008, tỷ lệ doanh nghiệp FDI ở TPHCM thua lỗ cũng chiếm tới 61,3% và trước đó, năm 2007, năm hưng thịnh của kinh tế Việt Nam, vẫn có gần 70% doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này lỗ. Kết quả trên đồng nghĩa với TPHCM không thu được một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp từ những công ty này.Có thể nói, thua lỗ đã trở thành xu hướng chung của doanh nghiệp FDI, không chỉ ở TPHCM, mà trên cả nước. Nó được phản ánh qua tỷ lệ đóng góp cho ngân sách quốc gia của khối này (không kể dầu thô) khá thấp. Trong các năm 2005-2008 chỉ dao động quanh 9-10% tổng thu ngân sách của quốc gia.Theo các chuyên gia kinh tế, tỷ lệ thua lỗ cao bất thường của doanh nghiệp FDI không hẳn tại khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn do nhiều công ty đã thực hiện chính sách chuyển giá, nhằm trốn thuế ở Việt Nam.Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, hiện có đến 20- 30% trong tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên các địa bàn kê khai có kết quả kinh doanh lỗ liên tiếp trong 2- 3 năm, thậm chí 5 năm. Rõ ràng, theo các quy định hiện hành, với tình trạng kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp đó sẽ tránh được việc nộp thuế. Nhưng nghịch lý ở chỗ, dù lỗ triền miên, nhưng các doanh nghiệp đó vẫn liên tục mở rộng sản xuất- kinh doanh. Theo nhìn nhận của các chuyên gia, đây là biểu hiện của tình trạng lợi dụng việc chuyển giá để gian lận, trốn thuế. Các doanh nghiệp FDI này đã dùng những phương thức khác nhau để trốn tránh các khoản thuế, phí thông qua việc báo lỗ trong hoạt động kinh doanh, sau đó chuyển lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài. Phổ biến hơn cả là việc kê giá nguyên liệu đầu vào rất cao, đồng thời tìm mọi cách khai tăng chi phí quảng cáo, khuyến mãi nhằm triệt tiêu lợi nhuận. Ngoài ra, để có thể “phù phép” lãi thành lỗ thông qua hình thức chuyển giá, doanh nghiệp FDI không thể làm riêng lẻ mà hoạt động trong cùng tập đoàn hoặc liên kết thành từng nhóm. Từ đó các đơn vị này tự dàn xếp giá với nhau thông qua các giao dịch liên kết nhằm tìm kiếm thêm lợi nhuận mà không phải bỏ thêm vốn hay mở rộng sản xuất. Điển hình nhất gần đây là trường hợp 17 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sản xuất, kinh doanh, chế biến chè tại Lâm Đồng.Trong đó, một doanh nghiệp làm chè xuất khẩu của Đài Loan có hiện tượng 9-10 năm nay báo lỗ đến 2-3 lần vốn điều lệ, nhưng vẫn phát triển, vẫn đầu tư. Họ xuất khẩu chè và giá bán với giá còn thấp hơn cả giá thành, đó là điều rất vô lý. Nhưng về sổ sách người ta vẫn đầy đủ. 2.2 Tìm hiểu một số trường hợp chuyển giá tiêu biểu tại Việt Nam 2..2.1 Nâng giá trị vốn góp Việc định giá cao thiết bị máy móc đầu tư ban đầu đã giúp cho các TNC chuyển một lượng tiền đi ngược trở ra cho công ty mẹ ngay từ lúc đầu tư và thông qua chi phí khấu hao hàng năm sẽ làm cho nhà nước thất thu thuế. Điển hình như, một khách sạn liên doanh giữa Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn và Vina Group đã xác định giá trị đưa vào góp vốn của Vina Group là 4,34 triệu USD. Nhưng theo sự thẩm định giá của công ty giám định giá Quốc Tế thì giá trị tài sản góp vốn của Vina Group chỉ có giá trị là 2,99 triệu USD. Như vậy trong nghiệp vụ định giá giá trị góp vốn liên doanh này phía Việt Nam đã bị thiệt 1,35 triệu USD tương đương45.2%. Theo một báo cáo giám định của công ty kiểm định Quốc Tế về việc xác định giátrị vốn góp của các bên liên doanh thực hiện vào năm 1993 cho ta kết quả trong bảng sốliệu dưới đây: Bảng: Xác định giá trị vốn góp của các bên liên doanh Stt Tên dự án liên doanh Giá trị thiết bị khai báo Giá trị thiết bị thẩm định Chênh lệnh khai khống Tỷ lệ khai khống 1 Liên doanh k/s Thăng Long(tp HCM) 496.906 306.900 190.006 40.43% 2 Công ty ô tô hòa bình (Hà Nội) 5.823.818 4.221.520 1.602.298 27.51% 3 Công ty BGI Tiền Giang 28.461.914 20.667.436 7.794.478 27.38% 4 Nhà máy sợi Joubo(tp HCM) 3.497.848 3.003.930 493.918 14.12% 5 K/s Hà Nội( Hà Nội) 2.002.612 1.738.752 263.860 13.17% 6 TT quốc tế DV-VP Hà Nội 1.288.170 1.028.170 260.000 21.16% 7 Công ty Sài Gòn Vewong Tp HCM 4.972.072 4.612.640 359.433 7.22% (Nguồn: Báo cáo kết quả giám định của SGS năm 1993) Tình trạng nâng giá tài sản góp vốn trên mang lại sự thiệt hại cho cả 3 đối tượng là phía liên doanh góp vốn Việt Nam, chính phủ Việt Nam và cả người tiêu dùng Việt Nam.Bên liên doanh Việt Nam bị thiệt trong phần vốn góp, làm cho tỷ lệ góp vốn nhỏ lại; Chính phủ Việt Nam bị thất thu thuế; còn người tiêu dùng Việt Nam phải tiêu dùng sản phẩm với giá cả đắt hơn giá trị thực tế của sản phẩm. Do nâng giá trị tài sản góp vốn nên tỷ lệ vốn cao hơn phía Việt Nam, vì vậy bên đốitác nước ngoài thường sẽ nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp. Đối tác nướcngoài sẽ điều hành công ty theo mục đích của họ để cho tình hình thua lỗ kéo dài và bên liên doanh Việt Nam không đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục hoạt động đành phải bán lại phần vốn góp và hàng loạt các công ty liên doanh trở thành công ty 100% vốn nướcngoài. 2.2.2 Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ Ngoài việc nâng giá trị tài sản vốn góp khi tiến hành liên doanh thì các TNC còn thực hiện việc chuyển giá thông qua việc chuyển giao công nghệ và thu phí tiền bản quyền, đây là một loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn do khấu hao giá trị tài sản cố định vô hình. Một ví dụ điển hình cho việc chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ đó là tại công ty liên doanh nhà máy bia Việt Nam .Công ty liên doanh nhà máy bia Việt Nam là một công ty liên doanh hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài của Ủy ban nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là bộ kếhoạch và đầu tư) cấp phép số 287/gp ngày 9/12/1991. Hai đối tác liên doanh là công ty thực phẩm ii tại thành phố hồ chí minh và công ty heneiken international behler (hàlan). đến năm 1994 thì giấy phép liên doanh này được chuyển nhượng sang giấy phép số287/gpdci ngày 27/10/1994 liên doanh với asia pacific breweries pte.ltd(singapore). tổng số vốn đầu tư là 49,5 triệu usd và vốn pháp định là 17 triệu usd.Bên liên doanh Việt Nam chiếm 40% và bên liên doanh singapore chiếm 60% vốn, ngành nghề sản xuất của liên doanh là sản xuất bia để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tình trạng kinh doanh của công ty bị thua lỗ kéo dài qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do phải trả cho chi phí bản quyền quá cao và tăng dần qua các năm. Trong tình hình công ty liên doanh thường xuyên thua lỗ, phía liên doanh Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng ngược lại phía liên doanh nước ngoài vẫn không hề hấn gì vì họ vẫn nhận đủ tiền bản quyền từ nhãn hiệu và tiền bản quyền lại có xu hướng ngày càng tăng. Trong hơn 2.000 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép thì chỉ có 94 trường hợpchuyển giao công nghệ với tổng giá trị hơn 200 triệu USD được trình lên Bộ Khoa họcCông nghệ và Môi trường. Trong đó có 80 hợp đồng đã được phê duyệt, còn lại đang được xem xét và yêu cầu bổ sung. Trong các dự án đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam, một số công nghệ đã rất lỗi thời và bán tự động do không thông qua việc đăng ký với Bộ Khoa Học và Môi Trường vẫn được xem là chuyển giao công nghệ trong các liên doanh. Điều này đã dẫn đến tình trạng là chúng ta vẫn đang sử dụng công nghệ cũ, lỗi thời trên thế giới. Hậu quả là một mặt gây ảnh hưởng môi trường, đồng thời chúng ta phải trả phí bản quyền chuyển giao công nghệ. Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này là do chúng ta không chuẩn bị tốt trong khâu soạn thảo hợp đồng và đàm phán chi phí bản quyền khi tham gia liên doanh vì vậy mà chi phí cao hơn mức chi phí chuyển giaocông nghệ cho phép là 5%. Phía Việt Nam thường ký vào hợp đồng đã được bên đối tác soạn sẵn. Trong số hơn 80% hợp đồng đã được Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường phê duyệt thì bên Việt Nam sau khi thực hiện đàm phán lại chi phí bản quyền đã giảm đi so với giá trị hợp đồng trước khi đàm phán từ 20 đến 50%. Trong năm 1998, chỉ riêng 6 trong số các hợp đồng đã được phê duyệt đã thu lãi được 35 triệu USD. Một ví dụ cho việc này là ban đầu, liên doanh Mecedes- Benz (Đức) trước khi đàm phán đòi chi phí bản quyền chuyển giao công nghệ là 42 triệu USD. Sau khi phía Việt Nam đàm phán lại giảm xuống chỉ còn 9,6 triệu USD; giảm đi 77% so với chi phí ban đầu phía Đức đưa ra. Trường hợp khác, cũng trong ngành sản xuất xe ô tô, đó là công ty Mitsubishi Motor Corporation (Nhật Bản) trong liên doanh sản xuất ôtô Ngôi Sao đòi phí bản quyền chuyển giao công nghệ là 61 triệu USD. Sau khi đàm phán lại thì giảm xuống chỉ còn 4,4 triệu USD; tức giảm đi gần 15 lần. Một trường hợp nữa là công ty mía đường Đài Loan đòi phí bản quyền là 54 triệu USD nhưng sau khi đàm phán thì phí bản quyềnchỉ còn là 6 triệu USD, giảm 9 lần. 2.2.3 Chuyển giá nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường Các TNC khi đi vào đầu tư kinh doanh tại một quốc gia thì họ thường sẽ thích liên doanh với một công ty nội địa hơn là vào đầu tư thẳng là công ty 100% vốn nước ngoài. Nguyên nhân là các TNC này muốn sử dụng hệ thống phân phối và thị phần có sẵn của các công ty nội địa. Sau một thời gian liên doanh thì các TNC này sẽ dùng các thủ thuật khác nhau, trong đó có thủ thuật chuyển giá để đẩy công ty nội địa ra và chuyển công ty liên doanh thành công ty 100% vốn nước ngoài. Dưới đây chúng ta sẽ theo dõi hai ví dụ đã xảy ra tại công ty P&G Việt Nam P&G Việt Nam là một công ty liên doanh giữa Công ty Proter & Gamble Far Earst với Công ty Phương Đông, được thành lập vào ngày 23 tháng 11 năm 1994. Tổng số vốn đầu tư ban đầu của liên doanh này là 14,3 triệu USD và đến năm 1996 tăng lên là 367triệu USD. Trong đó Việt Nam góp 30% và phía đối tác chiếm 70% (tương đương 28triệu USD). Sau hai năm hoạt động (năm 1995 và 1996) liên doanh này đã lỗ đến một con số khổng lồ là 311 tỷ VND. Số tiền lỗ này tương đương với ¾ giá trị vốn góp của cả liêndoanh. Trong con số thua lỗ 311 tỷ này thì năm 1995 lỗ 123,7 tỷ VND và năm 1996 lỗ187,5 tỷ VND. Để giải thích cho số tiền thua lỗ này thì chúng ta sẽ phân tích các nguyên nhân và chi phí sau: Do thời điểm năm 1995 và 1996 đây là gia đoạn mới vào Việt Nam nên P&G muốn xây dựng thương hiệu tại Việt Nam và muốn các sản phẩm của mình đều được người tiêu dùng biết đến và sử dụng. Với mục đích chiếm lĩnh thị trường, trong hainăm 1995 và 1996, P&G đã chi cho quảng cáo một số tiền rất lớn lên đến 65,8 tỷ đồng.Đây là một con số quá lớn đối với quảng cáo tại Việt Nam vào thời điểm đó. Trong thờiđiểm này hầu như các kênh truyền hình. đài phát thanh và báo chí đều có sự xuất hiệnquảng cáo của các sản phẩm của công ty P&G như Safeguard, Lux, Pantene, Header &Shouder, Rejoice… Vào thời điểm này, mọi người đều nghe các khẩu hiệu quảng cáo như“Rejoice tạo mái tóc mượt và không có gàu”, “Pantene giúp tóc bạn khỏe hơn”, “Header & Shoulder khám phá bí quyết trị gàu”,“bột giặt Tide thách thức mọi vết bẩn”… Tổngcác chi phí quảng cáo này chiếm đến 35% doanh thu thuần của công ty và đã vượt xa mức cho phép của luật thuế là không quá 5% trên tổng chi phí và nó cũng đã gấp 7 lần so với chi phí trong luận chứng kinh tế ban đầu. Ngoài các khoản quảng cáo này thì các khoản chi phí khác cũng vượt xa so với luận chứng kinh tế ban đầu. Quỹ lương năm đầu tiên xây dựng trong luận chứng kinh tế là 1 triệu USD nhưng thực tế đã chi đến 3,4 triệu USD, tức là gấp 3,4 lần. Nguyên nhân chủ yếu là do P&G đã sử dụng đến 16 chuyên gia là người nước ngoài trong khi trong luậnchứng kinh tế chỉ đưa ra từ 5 đến 6 người. Ngoài hai chi phí trên thì các chi phí khác cũng phát sinh lớn hơn nhiều so với luận chứng kinh tế ban đầu như chi phí cho chuyên gia xây dựng cơ bản ban đầu là 7 tỷ VND, chi phí tư vấn pháp lý hết 7,6 tỷ VND và chi phí thanh lý hết 20 tỷ VND… Ngoài ra một nguyên nhân khác dẫn đến việc thua lỗ nặng nề trong năm đầu tiên là do doanh số thực tế năm chỉ đạt 54% kế hoạch và phải gánh chịu chi phí tăng cao, dẫn đến kết quả là năm đầu tiên hoạt động thua lỗ 123,7 tỷ VND. Tình hình này lại tiếp tục lặp lại vào năm thứ hai và kết quả là năm thứ hai lại tiếptục thua lỗ thêm 187,5 tỷ VND với con số thua lỗ lũy kế hai năm đến 311,2 tỷ VND;chiếm ¾ tổng số vốn của liên doanh, và đến tháng 7 năm 1997 thì tổng giám đốc củaP&G đã đầu tư quá giấy phép là 6 triệu USD, công ty phải vay tiền mặt để trả tiền lương cho nhân viên. Đứng trước tình thế thua lỗ nặng nề và để tiếp tục kinh doanh thì bên phía đối tác nước ngoài đề nghị tăng vốn thêm 60 triệu USD. Như vậy phía Việt Nam cần phải tăng theo tỷ lệ vốn góp 30% (18 triệu USD). Vì bên phía Việt Nam không có đủ tiềm lực tài chính nên cuối cùng đã phải bán lại toàn bộ số cổ phần của mình cho đối tác nước ngoài. Như vậy công ty P&G Việt Nam từ hình thức là công ty liên doanh đã trở thànhcông ty 100% vốn nước ngoài. 2.2.4 Chuyển giá thông qua chênh lệch thuế suất Các trường hợp chuyển giá được xem xét ở trên là chuyển giá dựa vào sự chênh lệch thuế suất thuế TNDN giữa các quốc gia. Trong trường hợp của công ty Foster’s Việt Nam đã né tránh thuế tiêu thụ đặc biệt. Công ty Foster’s Việt Nam đã dựa vào luật pháp củaViệt Nam tại thời điểm đó chưa được chặt chẽ để né tránh và lách thuế nhằm giám đángkể số thuế phải nộp.Vào thời điểm mà giá bán một két bia Foster’s được công ty bia Foster’s Việt Nam bán cho các đại lý là 240.000 VND/két với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cho bia chai là75% thì mỗi két bia phải đóng thuế tiêu thu đặc biệt là:Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt/(1+thuế suất)= 240.000/(1+75%) = 137.143 VND. Như vậy với giá bán một két bia là 240.000 VND thì công ty bia Foster’s Việt Nam phải có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho nhà nước là 102.857 VND. Với một số thuế nộp lớn như vậy thì chủ đầu tư của Foster’s Việt Nam đã tìm cách để lách thuế và nộp số thuế nhỏ hơn. Chủ đầu tư Foster’s tại Việt Nam đã quyết định thành lập thêm một công ty TNHH Poster’s Việt Nam. Công ty này có nhiệm vụ chuyên thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm do hai nhà máy bia Foster’s sản xuất ra. Giá bán một két bia Foster’scủa hai nhà máy bia cho công ty TNHH Foster’s Việt Nam chỉ là 137.500 VND. Với giá bán như vậy thì thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp cho mỗi két bia sẽ là: [137.500/(1+75%)]*75% = 58.929 VND, Công ty TNHH Foster’s Việt Nam bán bia ra thị trườngthì công ty này phải nộp thêm thuế giá trị gia tăng là 5%. Giả sử giá bán một két bia không đổi vẫn là 240.000 VND/két thì số thuế giá trị gia tăng mà công ty TNHH biaFoster’s phải nộp là Như vậy tổng cộng số thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng mà chủ đầu tư phải nộp trong trường hợp chủ đầu tư thành lập thêm công ty TNHHFoster’s Việt Nam cho mỗi két bia là 58.929 VND + 11.429 VND = 70.358 VND. Nếuchúng ta đem so sánh tổng số tiền thuế phải nộp của chủ đầu tư trước và sau khi thành lập công ty TNHH Foster’s Việt Nam thì chúng ta có thể thấy là chủ đầu tư đã tiết kiệm đượcmột khoản tiền thuế phải nộp là 32.499 VND (tương đương 31,6%). Với cách thực hiện này thì thuế TNDN mà chủ đầu tư phải nộp có thể là không thay đổi hoặc thay đổi theohướng có lợi cho chủ đầu tư vì chủ đầu tư có thể đưa thêm các chi phí quản lý doanhnghiệp, chi phí khấu hao hay chi phí quảng cáo nhằm giảm số thuế TNDN phải nộp. Với trường hợp trên thì các chuyên gia tài chính nhận định mặc dù cơ quan nhà nước có thểnhận diện ra đây là một hành vi chuyển giá nhưng do pháp luật Việt Nam tại thời điểm đó còn nhiều điểm chưa chặt chẽ hoặc không có điều luật chế tài đối với hành vi trên vì vậymà cơ quan nhà nước không thể bắt bẻ về thủ thuật tách rời khâu sản xuất và khâu thương mại của công ty bia Foster nhằm mục đích lách thuế là giảm số thuế phải nộp. CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 3.1 Những cam kết thuế quan khi gia nhập WTO của Việt Nam và phối hợp giữa các quốc gia chống lại chuyển giá: Bộ Tài chính đã công bố toàn bộ các cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO. Theo đó, Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành với 10.600 dòng thuế. Thuế suất bình quân giảm 23% Với việc thực hiện các cam kết về thuế quan theo các văn bản đàm phán khi Việt Nam gia nhập WTO, thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Tuy nhiên, chúng ta sẽ có một thời gian để thực hiện lộ trình này từ 5 đến 7 năm. Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần - cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải. Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện-điện tử. Vẫn áp dụng cơ chế hạn ngạch đối với 4 mặt hàng nông nghiệp Trong lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21,0% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10%. Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng gồm: trứng, đường, lá thuốc lá, muối (muối trong WTO không được coi là mặt hàng nông sản). Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50-60%, thuốc lá lá: 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch. Đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16,1%, và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12,6%. So sánh với mức thuế MFN bình quân của hàng công nghiệp hiện nay là 16,6% thì mức cắt giảm đi sẽ là 23,9%. Áp dụng thuế suất 0% các sản phẩm điện tử Đối với những cam kết đầy đủ thuộc Hiệp định tự do hoá theo ngành bao gồm: sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may, thiết bị y tế và những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng thời gian để thực hiện cam kết giảm thuế sẽ được áp dụng sau 3 đến 5 năm. Trong các Hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3 đến 5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động; máy ghi hình, máy-ảnh kỹ thuật số… sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5 năm, tối đa là sau 7 năm. Việc tham gia Hiệp định dệt may (thực hiện đa phương hoá mức thuế đã cam kết theo các Hiệp định dệt may với EU, Hoa kỳ) cũng dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các mặt hàng này: vải từ 40% xuống 12%, quần áo từ 50% xuống 20%, sợi từ 20% xuống 5%. 3.2 Các biện pháp kiểm soát chuyển giá của Chính phủ Việt Nam 3.2.1 Hoàn thiện các văn bản pháp lý kiểm soát chuyển giá : Để hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống bán phá giá và chống trợ cấp của Việt Nam cần thực hiện các công việc sau: Tiếp tục soạn thảo và thông qua các văn bản pháp lý để hướng dẫn chi tiết (cả về thủ tục và nội dung) việc thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ các vụ điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá/chống trợ cấp đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam. Việc soạn thảo cần đi theo hướng: - Ghi nhận và nội luật hóa các quy định chi tiết có liên quan trong 02 Hiệp định liên quan của WTO; - Nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan của các nước thành viên WTO và chuyển hóa một cách hợp lý vào điều kiện của Việt Nam Xây dựng các Bảng câu hỏi điều tra mẫu, các Bản hướng dẫn về thủ tục hành chính cụ thể áp dụng cho cơ quan có thẩm quyền điều tra và các chủ thể liên quan. Các Bảng câu hỏi hay Bản hướng dẫn như thế này có thể không ở dưới dạng một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể mà chỉ là hướng dẫn thực tiễn nhưng sẽ có ý nghĩa với việc triển khai các vụ điều tra trên thực tế. Việc xây dựng các văn bản hướng dẫn này có thể được thực hiện trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh và thực tiễn phong phú về vấn đề này. Những kinh nghiệm thực tế của các vụ việc ở Việt Nam có thể sẽ là nguồn rất tốt để điều chỉnh các văn bản này (vấn đề là trong một tương lai gần, khả năng có một vụ kiện như vậy không lớn). Tóm lại, về cơ bản pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá và chống trợ cấp không có điểm mâu thuẫn hay trái với các quy định liên quan của WTO. Tuy nhiên để việc triển khai trên thực tế được khả thi và tuân thủ đúng các nguyên tắc của WTO, rõ ràng hệ thống này còn cần được hoàn thiện nhiều hơn nữa, chủ yếu theo hướng bổ sung quy định chi tiết cho các quy định “khung” hiện tại 3.2.2 Ổn định kính tế vĩ mô và ổn định đồng tiền Việt Nam Những biện pháp thắt chặt tiền tệ và tài khóa được Chính phủ công bố vừa qua, đi kèm với quyết định nâng giá các loại nhu yếu phẩm như xăng dầu, điện nước... theo một lộ trình thích hợp nhằm chấm dứt hoàn toàn tình trạng bao cấp về giá sẽ không chỉ là những biện pháp tình thế nhằm đối phó với những bất ổn do bóng ma lạm phát gây ra trong thời điểm hiện nay. Nếu thành công, chúng có thể trở thành một bước đầu quan trọng và cần thiết của chương trình tái cấu trúc kinh tế rộng lớn hơn hướng tới mục tiêu thực hiện các cân đối vĩ mô thiết yếu, tạo nên động lực thúc đẩy nền kinh tế đất nước tăng trưởng ổn định trong lâu dài. 3.2.3 Cải cách thuế của Chính phủ Nhiều ý kiến cho rằng, việc chống chuyển giá hiện nay vẫn chưa được thực hiện triệt để một phần do khuôn khổ pháp lý chưa đủ mạnh. Luật Quản lý thuế quy định cơ quan thuế có quyền ấn định thuế khi người nộp thuế: “Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường”. Mặc dù, quy định này không chỉ rõ các nội dung và chế tài cụ thể, nhưng cũng tạo ra căn cứ pháp lý nhất định để xử lý vấn đề chuyển giá. Hiện tại, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 66/2010/TT-BTC hướng dẫn việc xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Thông tư này thay thế Thông tư 117/2005/TT-BTC. Theo đó, có 5 phương pháp xác định giá thị trường là: phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập; phương pháp giá bán lại; phương pháp giá vốn cộng lãi; phương pháp so sánh lợi nhuận; phương pháp tách lợi nhuận. Thông tư này được đánh giá là giúp thêm các cán bộ ngành thuế có công cụ để đánh giá và xử lý các doanh nghiệp thực hiện chuyển giá. Để mạnh tay hơn với những hành vi chuyển giá, Bộ Tài chính đang xây dựng phương án sửa luật quản lý thuế theo hướng tập trung xử lý các hành vi gian lận thuế và chuyển giá. Dự kiến, tháng 10/2011, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế sẽ được trình và chờ thông qua ở kỳ họp Quốc hội tháng 5/2012. Mục tiêu sửa luật là tạo nền tảng pháp lý để cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Mặt khác, việc sửa luật là nhằm nâng cao cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao hiệu lực hiệu quả của cơ quan thuế, phù hợp với cơ chế thị trường. Biện pháp mạnh mẽ nhất được đề xuất là ấn định số thuế trên doanh số khi doanh nghiệp kê khai không hợp lý. Theo đó, khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, cơ quan thuế phải chứng minh được dấu hiệu đó để ấn định mức thuế. Tỷ lệ ấn định dựa trên doanh nghiệp tương tự. Cách thứ hai là làm tốt thuế nhà thầu. Đối với doanh nghiệp nước ngoài sang Việt Nam, đầu tư không ở dạng tư cách pháp nhân có thể quy định thuế khoán ấn để nhà đầu tư biết trước để đấu thầu. Cách thứ ba để hỗ trợ chống chuyển giá được đề xuất là quy định thỏa thuận giá trước. Nghĩa là, trước khi vào đầu tư, doanh nghiệp và cơ quan thuế sẽ thỏa thuận giá trước để hạn chế những vướng mắc sau này. Cơ quan thuế sẽ tính toán, tham khảo với cơ quan thuế của nước ngoài để đưa ra mức thuế, nhà đầu tư thì tính toán đầu vào, đầu ra và thấy mức thuế hợp lý thì chấp thuận hoặc trao đổi lại. 3.2.4 Nhóm giải pháp mang tính chất kỹ thuật Chuyển giá đã được các nhà hoạch định chính sách tài chính Việt Nam xác định là một vấn đề cần được quan tâm quản lý khi mà ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệuchuyển giá trong giao dịch có yếu tố nước ngoài. Văn bản pháp lý đầu tiên đề cập đếnchuyển giá là Thông tư 74/1997/TT-BTC hướng dẫn về thuế đối với nhà đầu tư nướcngoài, sau đó là Thông tư 89/1999/TT-BTC và Thông tư 13/2001/TT-BTC. Đến Thông tư 05/2005/TT-BTC hướng dẫn về thuế nhà thầu thì vấn đề này được bỏ ra khỏi nội dung điều chỉnh. Vấn đề chuyển giá đã được nhắc lại tại Thông tư 117/2005/TT-BTC do BộTài chính ban hành hướng dẫn việc thực hiện xác định giá thị trường trong các giao dịchkinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Tính đến nay, Thông tư 66/2010/TT-BTC có thể được xem là văn bản pháp lý điều chỉnh một cách khá chi tiết về biện pháp chống chuyển giá bằng phương pháp định giá chuyển giao. Ý nghĩa của việc định giá chuyển giao là xác định lại giá giao dịch giữa các doanh nghiệp liên kết nhằm đưa giá giao dịch liên kết về đúng với giá thị trường. - Đối tượng áp dụng phương pháp định giá chuyển giao: Là tổ chức, cá nhân sản xuất,kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh tạiViệt Nam có giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết có nghĩa vụ kê khai,xác định nghĩa vụ thuế TNDN ở Việt nam. Phạm vi áp dụng bao gồm các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ trongquá trình kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Nội hàm tác động của những quy định này dường như cũng không giới hạn điều chỉnh trong các giao dịch chuyển giá quốc tế. Các giao dịch liên kết bị điều chỉnh cũng tương tự quy định của các nước hoặc theo Công ước mẫu của OEDC về định giá chuyển giao. Nhưng phạm vi giao dịch chuyển giá mà Việt Nam điều chỉnh có phần hẹp hơn vì không đề cập đến những giao dịch như vay hoặc cho vay, hay như giao dịch được đề cập mở rộng mang tính dự báo mà có thể gây tác động đến lợi ích của doanh nghiệp liên kết. - Để xác định giá thị trường phải tuân thủ nguyên tắc dựa trên cơ sở so sánh tínhtương đương giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập từ đó lựa chọn ra phương pháp xác định giá phù hợp. Theo đó, dù là sử dụng phương pháp nào thì việc so sánh cũng phảiđưa giao dịch độc lập làm cơ sở quy chiếu về điều kiện tương đương với giao dịch liênkết. Do đó các giao dịch tương đối dùng để so sánh có thể không hoàn toàn giống giaodịch liên kết nhưng phải đảm bảo là không có các khác biệt trọng yếu. Trường hợp có khác biệt trọng yếu, việc so sánh phải dùng biện pháp phân tích và đánh giá các tiêu thức ảnh hưởng dẫn đến khác biệt nhằm loại trừ sự khác biệt mang lại sự tương đồng. Có 4 tiêu thức được xem là những yếu tố có thể gây ra sự khác biệt, đó là đặc tính của sản phẩm, chức năng hoạt động của cơ sở kinh doanh, điều kiện của hợp đồng giao dịch vàđiều kiện kinh tế khi diễn ra giao dịch. - Quá trình phân tính, đánh giá sẽ chỉ ra phương thức xác định giá thị trường nào là phù hợp nhất. Thông tư 66/2010/TT-BTC đã đưa ra 5 phương pháp định giá chuyển giao mà ta sẽ được tìm hiểu dưới đây. 3.3 Một số giải pháp kiến nghị bổ sung 3.3.1 Xây cơ sở dữ liệu giá cả cho các giao dịch Để xác định giá thị trường phải tuân thủ nguyên tắc dựa trên cơ sở so sánh tính tương đương giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập[7] từ đó lựa chọn ra phương pháp xác định giá phù hợp. Theo đó, dù là sử dụng phương pháp nào thì việc so sánh cũng phải đưa giao dịch độc lập làm cơ sở quy chiếu về điều kiện tương đương với giao dịch liên kết. Do đó các giao dịch tương đối dùng để so sánh có thể không hoàn toàn giống giao dịch liên kết nhưng phải đảm bảo là không có các khác biệt trọng yếu. Trường hợp có khác biệt trọng yếu, việc so sánh phải dùng biện pháp phân tích và đánh giá các tiêu thức ảnh hưởng dẫn đến khác biệt nhằm loại trừ sự khác biệt mang lại sự tương đồng.[8] Có 4 tiêu thức được xem là những yếu tố có thể gây ra sự khác biệt, đó là đặc tính của sản phẩm, chức năng hoạt động của cơ sở kinh doanh, điều kiện của hợp đồng giao dịch và điều kiện kinh tế khi diễn ra giao dịch. Quá trình phân tính, đánh giá sẽ chỉ ra phương thức xác định giá thị trường nào là phù hợp nhất. Khác với các quy định trước đây, chỉ có 3 phương pháp được áp dụng, không đủ để bao quát hết các khả năng phải xác định giá, chỉnh sửa, cập nhật một số quy định cho phù hợp với thay đổi về cơ sở pháp lý so với thông tư 117/2005/TT-BTC trong lần quy định này, Thông tư Số: 66/2010/TT-BTC cũng đã đưa ra 5 phương pháp định giá chuyển giao. Đó là:  1:Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập: dựa vào đơn giá sản phẩm trong giaodịch độc lập để xác định đơn giá sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch nàycó điều kiện giao dịch tương đương nhau. Ví dụ: Công ty V tại Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn của Công ty nước ngoàiS hoạt động trong lĩnh vực gia công sản phẩm dệt may. Trong năm 200x, công ty V cóhai giao dịch về nhận gia công quần âu mã số cat.347 như sau:- Giao dịch 1: Gia công cho công ty S 1.000 tá quần với giá 60 USD/tá theo điềukiện giao hàng tại cảng X, Việt Nam (công ty S sẽ chịu trách nhiệm xuất khẩu ).- Giao dịch 2: Gia công cho công ty M của nước N 1.000 tá quần với giá100USD/tá theo điều kiện giao hàng tại thành phố Y, nước N.Giả định:- Công ty M là một công ty không có quan hệ liên kết với công ty V và công ty S.- Hai giao dịch nói trên tương đương về điều kiện giao dịch trừ khác biệt trọng  yếu là chi phí vận chuyển và bảo hiểm cho việc gửi hàng từ cảng X đến thành phố Y,nước N là 3 USD/tá. Phân tích so sánh: -  Khi so sánh giao dịch 1 (giao dịch liên kết) với giao dịch 2 (giao dịch độc lập)cho thấy giao dịch 1 chưa phản ánh đúng mức giá thị trường. Trong trường hợp này,doanh thu từ giao dịch với công ty S được xác định lại như sau:(100 USD - 3 USD) x 1.000 = 97.000 USD. - Công ty V phải kê khai doanh thu gia công nhận từ công ty S là 97.000 USDthay cho 60.000 USD 2: Phương pháp giá bán lại Dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản phẩm dodoanh nghiệp bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của sản phẩm đó từ bên liênkết Ví dụ : Doanh nghiệp V tại Việt Nam là bên liên kết của Công ty nước ngoài H kinh doanh phân phối mặt hàng đồng hồ do công ty H cung cấp có một số thông tin sau:- Trong năm 200x, công ty H giao cho doanh nghiệp V 1.000 chiếc đồng hồ và yêucầu doanh nghiệp V phải thanh toán số tiền là 330.000 USD (bao gồm giá CIF + thuế, phí nhập khẩu do công ty H đã nộp).- Cuối năm 200x, doanh thu thuần doanh nghiệpV thu được từ việc bán toàn bộ số đồng hồ này cho người tiêu dùng tại Việt Nam được quy đổi là 400.000 USD.  Doanh nghiệp T là doanh nghiệp độc lập tại Việt Nam hoạt động kinh doanh phân phối đồng hồ. Năm 200x, tỷ suất lợi nhuận gộp của doanh nghiệp T đạt 20%.Giả sử doanh nghiệp T đủ điều kiện được lựa chọn để so sánh về tỷ suất lợi nhuận gộp với doanh nghiệp V thì doanh nghiệp V sẽ phải kê khai tính chi phí hợp lý được trừ cho việc mua đồng hồ từ công ty H như sau:[400.000 USD - (400.000 USD x 20%)] = 320.000 USD Doanh nghiệp V chỉ được trừ chi phí hợp lý cho giá vốn hàng bán là 320.000USD thay cho 330.000 USD.Trường hợp công ty H có cung cấp dịch vụ tư vấn bán hàng và yêu cầu doanhnghiệp V phải thanh toán chi phí này (được hạch toán vào chi phí bán hàng) thì giaodịch này được tách riêng và phải thực hiện một trong các phương pháp xác định giá giaodịch được quy định tại Thông tư này để xác định chi phí hợp lý được trừ cho dịch vụ tư vấn bán hàng. 3: Phương pháp giá vốn cộng lãi Dựa vào giá vốn (hoặc giá thành) của sản phẩm dodoanh nghiệp mua vào từ bên độc lập để xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho bênliên kết Ví dụ : Doanh nghiệp A tại Việt Nam là công ty con của công ty mẹ T (nước Y)thực hiện gia công giày xuất khẩu theo mẫu mã do công ty T giao. Công ty mẹ chịu tráchnhiệm cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng, chi phí vậntải và bảo hiểm quốc tế. Doanh nghiệp A được trả phí gia công theo đơn vị sản phẩm vàchịu các chi phí phát sinh trong quá trình gia công. Năm 20xx, thông tin về hoạt động  gia công của doanh nghiệp A như sau:- Doanh thu thuần (phí gia công): 15 tỷ VND- Giá vốn hàng bán: 13 tỷ VND- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: 1,8 tỷ VND.Giả định:- Một số doanh nghiệp độc lập khác cũng hoạt động sản xuất gia công giày chocác tổ chức, cá nhân nước ngoài và phí gia công được tính trên cơ sở: phí gia công bằng (=) tổng giá thành toàn bộ (giá vốn hàng bán + chi phí quản lý doanh nghiệp + chi phí bán hàng) cộng (+) 7% tổng giá thành toàn bộ.- Các giao dịch độc lập của các doanh nghiệp này đủ điều kiện được chọn để so sánh với giao dịch của doanh nghiệp A.Trong trường hợp này, doanh thu từ hoạt động gia công giày được xác định lạinhư sau: (13 tỷ + 1,8 tỷ) + [7% x (13 tỷ + 1,8 tỷ)] = 15,836 tỷ VND. Doanh nghiệp A phải thực hiện kê khai doanh thu là 15,836 tỷ VND thay cho số liệu cũ là 15 tỷ VND. 4: Phương pháp so sánh lợi nhuận Dựa vào tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong cácgiao dịch độc lập được chọn để so sánh làm cơ sở xác định tỷ suất sinh lời của sản phẩmtrong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương nhau. Ví dụ : Doanh nghiệp L hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô 4 chỗ nhãn hiệu N và S, trong đó: - Nhãn hiệu N được giao bán cho các bên độc lập - Nhãn hiệu S được giao bán toàn bộ cho doanh nghiệp L1 là công ty 100% vốncủa doanh nghiệp L. - Tất cả các giao dịch mua vào cho việc sản xuất, lắp ráp 2 loại ô tô trên đều là giao dịch độc lập.Trong năm 200x, số liệu sổ kế toán của doanh nghiệp L như sau: - Doanh thu thuần từ hoạt động bán xe ô tô hiệu N: 18.000 USD (là giao dịchđộc lập) - Lợi nhuận thuần trước thuế từ hoạt động bán xe ô tô hiệu N: 2.000 USD - Doanh thu thuần từ hoạt động bán xe ô tô hiệu S: 25.000 USD (là giao dịchliên kết) - Lợi nhuận thuần trước thuế từ hoạt động bán xe ô tô hiệu S: 1.800 USD. - Công ty L1 cho công ty L vay và giá trị lãi tiền vay tính theo lãi suất thị trường là 100 USD.Tỷ suất lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuầnđối với ô tô hiệu N: 2.000/18.000 x 100% = 11,1%Tỷ suất lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuầnđối với ô tô hiệu S: 1.800/25.000 x 100% = 7,2%Giả sử các sự khác biệt có ảnh hưởng trọng yếu giữa 2 giao dịch bán xe N và xeS đã được điều chỉnh để kết quả giao dịch với công ty L1 phải đạt tỷ suất lợi nhuận thuầntrước thuế thu nhập doanh nghiệp và trước khi chi trả lãi tiền vay trên doanh thu thuầnlà 11,1%. Trường hợp này, số liệu về giao dịch bán xe ô tô hiệu S đuợc xác định lại như  sau:Tổng giá thành toàn bộ: 25.000 – 1.800 - 100 = 23.100 USD. Doanh thu thuần: 23.100 / (1 – 0, 111) = 25.984 USD. Lợi nhuận thuần trước thuế, trước lãi vay: 25.984 – 23.100 = 2.884 USD Lợi nhuận thuần trước thuế: 2.884 – 100 = 2.784 USDCông ty L phải kê khai lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp đối với giao dịch bán ô rô S là 2.784 USD thay cho số liệu cũ trong sổ kế toán là 1.800 USD.   5:Phương pháp tách lợi nhuận: Dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch liên kếttổng hợp do nhiều doanh nghiệp liên kết thực hiện để xác định lợi nhuận thích hợp chotừng doanh nghiệp liên kết đó theo cách các bên độc lập thực hiện phân chia lợi nhuậntrong các giao dịch độc lập tương đương. Ví dụ : Doanh nghiệp A tại Việt Nam và doanh nghiệp B tại nước ngoài có một số thông tin sau:- Cả hai công ty đều là các công ty thành viên của tập đoàn T sản xuất sản phẩmđiện tử.- Cả hai công ty tham gia vào sản xuất sản phẩm mới là ti vi màn hình tinh thể lỏng.- A chịu trách nhiệm thiết kế, sản xuất vỏ máy và đèn hình để chuyển cho B lắpráp với các bộ phận khác (cài đặt các mạch vòng, chíp điện tử ...) do B sáng chế và sản xuất. Ti vi màn hình tinh thể lỏng thành phẩm được bán cho C là nhà phân phối độc lậpvới giá là 550 USD.- Tổng giá thành sản phẩm do A giao cho B là 300 USD. B bỏ ra chi phí để sản xuất tiếp theo là 150 USD. Lợi nhuận được phân bổ cho A được tính như sau:[(550 - (300 + 150)) : 450] x 300 = 66,66 USD Trường hợp do tính đặc thù hoặc duy nhất của giao dịch liên kết mà không có có giao dịch độc lập tương đương để chọn một trong các phương pháp trên so sánh thì có thể sử dụng biện pháp tổng hợp (như mở rộng phạm vi lựa chọn sang phân ngành khác, xác định biên độ giá thị trường thích hợp bằng các phương pháp tổng hợp...) hoặc vận dụng các số liệu giữa kỳ (để tính mức giá sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận...). 3.3.2 Xây dựng bảng tổng hợp tỷ suất lợi nhuận bình quân cho ngành 3.3.3 Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của cán bộ quản lý khu vực đầu tư nước ngoài Nghiên cứu giao quyền điều tra cho cơ quan thuế. Trước mắt, có thể chỉ giao quyền điều tra cho cơ quan thuế cấp Tổng cục. Về lâu dài, khi lực lượng công chức thuế đã được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng đòi hỏi của chức năng điều tra thì có thể mở rộng quyền điều tra cho cơ quan thuế cấp tỉnh. Việc giao quyền điều tra không chỉ giúp cơ quan thuế có điều kiện làm tốt hoạt động chống chuyển giá mà còn tạo điều kiện làm tốt hiệu quả quản lý thuế nói chung. Thành lập bộ phận tình báo thuế ở Tổng cục Thuế. Đây chính là cơ quan có chức năng chuyên trách thu thập thông tin phục vụ quản lý thuế ở cả trong nước và quốc tế. Tình báo thuế không chỉ cần thiết cho hoạt động chống chuyển giá, mà còn rất hữu ích cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về người nộp thuế. Có hai việc quan trọng cần làm để hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về người nộp thuế là: (i) Mở rộng nguồn thu thập thông tin bằng các hoạt động nghiệp vụ của các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế mà đặc biệt là của bộ phận tình báo thuế (nếu được thành lập); (ii) Đẩy nhanh tiến trình xây dựng chính phủ điện tử, đảm bảo sự kết nối và trao đổi thông tin tự động giữa cơ quan thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác như: công an, kiểm sát, địa chính, kế hoạch – đầu tư... 3.3.4 Các biện pháp hành chính và biện pháp phạt - Thực hiện cải cách hành chính trong khâu nhận thủ tục và cấp giấy phép đầu tư. Khi nhận các dự án đầu từ và cấp phép phải xem xét thật kỹ hiệu quả kinh tế mà dự án đómang lại trong ngắn hạn và dài hạn. Chúng ta đang rất cần vốn đầu tư nước ngoài để pháttriển kinh tế nhưng cũng phải lựa chọn công nghệ và dự án kèm theo tiêu chí môi trườngvà phát triển bền vững. Không nên lựa chọn các dự án tuy có mức đầu tư lớn nhưng lại làcông nghệ cũ và tác hại đến môi trường, dự án phải hài hòa với mục tiêu quy hoạch pháttriển của từng vùng và của cả nước.Thủ tục đăng ký kinh doanh và cấp phép sau khi đã được chấp thuận thì cần phải rútngắn thời gian thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tránh trường hợp chồng chéo thủ tục giữa các bên làm kéo dài thời gian đang ký và gây phiền hà tốn kémcho các nhà đầu tư.Hiện nay, Thông tư 66/2010 hướng dẫn việc xác định giá cho các giao dịch đã ra đờinhưng văn bản hướng dẫn cụ thể các mức phạt hay các hình thức xử phạt cụ thể vẫn chưacụ thể rõ ràng. Thiết nghĩ, chính phủ cần ban hành qui chế xử phạt cụ thể cho các trườnghợp phát hiện hành vi chuyển giá, phổ biến rộng rãi cho mọi thành phần kinh tế và nhàđầu tư đều biết và chấp hành. - Việc cụ thể hóa hình thức phạt và mức phạt sẽ tạo nên sư công bằng và hiệu quả trong công tác kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm đồng thời giảm các tiêu cực có thể xảy ra trong công tác kiểm tra.Dựa vào kinh nghiệm của các quốc gia khác thì Việt Nam có thể xây dựng cho mìnhmột tỷ lệ phạt cho các trường hợp thực hiện hành vi chuyển giá. Tương tự như mức phạt tại Mỹ thì Việt Nam có thể áp dụng như sau: Khi cơ quan thuế xem xét các nghiệp vụchuyển giao tại MNC trên cơ sở áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường theohướng dẫn Thông tư 66/2010, nếu phát hiện có sai biệt giữa giá doanh nghiệp kê khai vớigiá thị trường, đồng thời doanh nghiệp không chứng minh được lý do hợp lý của sự sai  biệt này thì cơ quan thuế có thể áp dụng mức phạt từ 20% đến 40% tùy theo mức độ sailệch lớn hay nhỏ. Trường hợp cơ quan thuế xem xét sự khác biệt này dựa vào lợi nhuậnsau khi áp dụng các phương pháp căn bản so sánh lợi nhuận của doanh nghiệp với lợinhuận bình quân ngành thì có thể đưa ra một tỷ lệ phạt sao cho phù hợp, đồng thời phảiđảm bảo tính răn đe cho các doanh nghiệp khác.Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có đầy đủ chứng từ hợp pháp để chứng minh sự khác biệt về giá cả là hợp lý thì doanh nghiệp sẽ không bị phạt. Tóm lại, để nâng cao hiệu quả hoạt động chống chuyển giá ở Việt Nam trong thời gian tới, cần quan tâm trước tiên đến việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chống chuyển giá và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong quản lý thuế nói riêng và quản lý nhà nước nói chung./. Tham khảo các tài liệu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxChuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.docx
Luận văn liên quan