Đề tài Cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay
Những vấn đề chung về lãi suất:
1. Khái niệm lãi suất:
Lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó. Lãi suất được sinh ra là bởi len người đi vay đã sử dụng vốn đó để phục vụ các nhu cầu sinh lời của mình ( trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng) trong khi người cho vay đã hi sinh quyền đó
2. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế:
a. Là công cụ khuyến khích tiết kiệm đầu tư:
Lãi suất là công cụ khuyến khích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiết kiệm của chủ thể kinh tế, tạo nên quỹ cho vay đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Theo lý thuyết tài chính chúng ta có thể đưa ra phương trình thu nhập sau:
Thu nhập = tiêu dùng + tiết kiệm
Phương trình trên không những đúng với đặc điểm tài chính của các hộ gia đình, các doanh nghiệp mà còn đúng với cả nền kinh tế quốc gia
Giả sử trong điều kiện của một nền kinh tế bình thường, tỷ lệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm là hợp lý để tăng tỷ lệ tiết kiệm cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thì biện pháp hiệu quả là tăng lãi suất huy động vốn. Khi lãi suất vốn tăng lên, thì trước hết các hộ gia đình phải xem xét các khoản chi cho tiêu dùng thường xuyên có thể giảm chi hoặc hoãn một số khoản chi để tăng thêm khoản tiết kiệm trong tổng thu nhập. Sau từ khoản tiết kiệm này họ sẽ hướng đầu tư gửi vào Ngân hàng, vào quỹ bảo hiểm hay đầu tư vào chứng khoán khi thấy có lợi hơn.
Như vậy, lãi suất là công cụ có hiệu lực để phân chia tỷ lệ giữa người tiêu dùng và tiết kiệm.
b. Lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Chính sách lãi suất là một bộ phận trong tiền tệ của nhà nước nhằm điều tiết lưu thông tiền tệ kích thích điều tiết và hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế.
Lãi suất phải trả cho khoản vay là các khoản chi phí của doanh nghiệp. Do vậy, lãi suất sẽ khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Ngược lại lãi suất cho vay cao sẽ thu hẹp đầu tư của các doanh nghiệp.
Lãi suất là công cụ buộc các doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả những ưu đãi về lãi suất, về điều kiện cung cấp tín dụng và thanh toán, là công cụ của Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các nghành, các sản phẩm cần ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế.
c. Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô:
Lãi suất tạo chi phí của người đi vay vì vậy sự biến động của lãi suất có tác động đến đầu tư, đến tiêu dùng qua đó tác động đến các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô biểu hiện trong các trường hợp:
- Lãi suất thấp → kích thích đầu tư, kích thich tiêu dùng → tăng tổng cầu → sản lượng tăng, giá tăng, thất nghiệp giảm → nội tệ có xu hướng giảm giá so với ngoại tệ.
- Lãi suất cao -> hạn chế dầu tư, hạn chế tiêu dùng → giảm tỏng cầu → sản lượng giảm→giảm giá → thất nghiệp tăng →nội tệ có xu hướng tăng giá so với ngoại tệ.
Như vậy, bằng cách giảm lãi suất, NHNN có thể tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế phát triển. Tương tự, ngân hàng có thể tăng lãi suất khi muốn thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm bớt lương, khối lượng tiền cần thiết cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và chi tiêu của người tiêu dùng.
d. Lãi suất là công cụ phân phối có hiệu quả nhằm khai thác và sử dụng triệt để các nguồn lực của nền kinh tế.
9 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4055 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
Cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay ( tháng 10 năm 2010).
sự cấn thiết phải nghiên cứu đề tài:
Cùng với sự phát triển của Thế giới,Việt nam đã và đang từng bước đi lên và đạt được những thành tựu to lớn đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Với chủ trương của Đảng và Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng của XHCN sau hơn 10 năm đổi mới các hoạt động kinh tế đã trở nên khá sôi động và tạo nên sắc thái mới cho nên kinh tế. Cùng với đà thắng lợi của đất nước trong công cuộc đổi mới nền kinh tế ngành ngân hàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới của mình đã tiến được những bước quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý lãi suất được coi là nhạy cảm nhất nó thực sự là vấn đề nóng bỏng nhất thu hút được nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội .
Lãi suất với tư cách là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ được nhiều nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu và từ lâu được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng như một công cụ hữu hiệu điều tiết nền kinh tế. Đặc biệt là trong cơ chế thị trường lãi suất trở thành công cụ đắc lực để NHTW ( ngân hàng trung ương ) thực thi chính sách tiền tệ nhằm điều tiết các mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư lạm phát và tăng trưởng kinh tế …Trong từng thời kỳ nhất định cho nên việc thi hành một chính sách lãi suất thích hợp là vô cùng phức tạp mà vai trò đó thuộc NHNN. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường các nghiệp vụ ngân hàng đã không ngừng đổi mới và phát triển để phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước. Với trọng trách đó, việc nhận thức lại những vấn đề cơ bản về lãi suất, cũng như việc học tập kinh nghiệm về quản lí và điều hành chính sách lãi suất của các nước phát triển là rất cần thiết. Điều nầy không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình xây dựng và điều hành chính sách lãi suất phù hợp với cơ chế quản lí kinh tế hiện nay, mà còn rất quan trọng đối với quá trình hình thành và hoạt động một cách hiệu quả của hệ thống thị trường tài chính ở Việt Nam góp phần giải quyết khó khăn về vốn, đảm bảo sự thắng lợi quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Những vấn đề chung về lãi suất:
Khái niệm lãi suất:
Lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó. Lãi suất được sinh ra là bởi len người đi vay đã sử dụng vốn đó để phục vụ các nhu cầu sinh lời của mình ( trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng) trong khi người cho vay đã hi sinh quyền đó
Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế:
Là công cụ khuyến khích tiết kiệm đầu tư:
Lãi suất là công cụ khuyến khích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiết kiệm của chủ thể kinh tế, tạo nên quỹ cho vay đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Theo lý thuyết tài chính chúng ta có thể đưa ra phương trình thu nhập sau:
Thu nhập = tiêu dùng + tiết kiệm
Phương trình trên không những đúng với đặc điểm tài chính của các hộ gia đình, các doanh nghiệp mà còn đúng với cả nền kinh tế quốc gia
Giả sử trong điều kiện của một nền kinh tế bình thường, tỷ lệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm là hợp lý để tăng tỷ lệ tiết kiệm cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thì biện pháp hiệu quả là tăng lãi suất huy động vốn. Khi lãi suất vốn tăng lên, thì trước hết các hộ gia đình phải xem xét các khoản chi cho tiêu dùng thường xuyên có thể giảm chi hoặc hoãn một số khoản chi để tăng thêm khoản tiết kiệm trong tổng thu nhập. Sau từ khoản tiết kiệm này họ sẽ hướng đầu tư gửi vào Ngân hàng, vào quỹ bảo hiểm hay đầu tư vào chứng khoán khi thấy có lợi hơn.
Như vậy, lãi suất là công cụ có hiệu lực để phân chia tỷ lệ giữa người tiêu dùng và tiết kiệm.
Lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Chính sách lãi suất là một bộ phận trong tiền tệ của nhà nước nhằm điều tiết lưu thông tiền tệ kích thích điều tiết và hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế.
Lãi suất phải trả cho khoản vay là các khoản chi phí của doanh nghiệp. Do vậy, lãi suất sẽ khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Ngược lại lãi suất cho vay cao sẽ thu hẹp đầu tư của các doanh nghiệp.
Lãi suất là công cụ buộc các doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả những ưu đãi về lãi suất, về điều kiện cung cấp tín dụng và thanh toán, là công cụ của Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các nghành, các sản phẩm cần ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế.
Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô:
Lãi suất tạo chi phí của người đi vay vì vậy sự biến động của lãi suất có tác động đến đầu tư, đến tiêu dùng qua đó tác động đến các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô biểu hiện trong các trường hợp:
Lãi suất thấp → kích thích đầu tư, kích thich tiêu dùng → tăng tổng cầu → sản lượng tăng, giá tăng, thất nghiệp giảm → nội tệ có xu hướng giảm giá so với ngoại tệ.
Lãi suất cao -> hạn chế dầu tư, hạn chế tiêu dùng → giảm tỏng cầu → sản lượng giảm→giảm giá → thất nghiệp tăng →nội tệ có xu hướng tăng giá so với ngoại tệ.
Như vậy, bằng cách giảm lãi suất, NHNN có thể tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế phát triển. Tương tự, ngân hàng có thể tăng lãi suất khi muốn thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm bớt lương, khối lượng tiền cần thiết cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và chi tiêu của người tiêu dùng.
Lãi suất là công cụ phân phối có hiệu quả nhằm khai thác và sử dụng triệt để các nguồn lực của nền kinh tế.
Lãi suất có tác dụng trong việc phân phối vốn. Đối với những dự án có mức độ rủi ro như nhau, dự án nào có lãi suất cao hơn thương thu hút được vốn nhanh hơn, nhiều hơn. Còn những dự án nào chứa đựng nhiều rủi ro thì phải trả lãi suất cao mới có khả năng thu hút được vốn. Như vậy bằng cách đưa ra các mức lãi suất khác nhau có thể tạo được sự phân phối các luồng vốn theo mục đích mong muốn.
Lãi suất là công cụ đo lường tình trạng của nền kinh tế
Lãi suất là biến số thường xuyên biến động trong nền kinh tế. Căn cứ vào sự biến động đó của lãi suất, người ta có thể dự báo được các yếu tố khác của nền kinh tế, như tính sinh lời của các cơ hội đầu tư, mức lạm phát dự tính, mức thiếu hụt của ngân sách, người ta có thể dựa vào lãi suất trong một thời kỳ để dự báo tình hình kinh tế trong tương lai.
Diễn biến lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam
Nguyên nhân điều chỉnh lãi suất:
Nguyên nhân điều chỉnh của ngân hàng Nhà nước là do những biến động của tình hình nền kinh tế như: lạm phát, thiểu phát, biến động của thị trường vàng, thị trường ngoại hối, sự thay đổi trong cán cân cung-cầu tiền, hoặc do mức lãi suất cũ chưa hợp lý, gây cản trở sự phát triển của nền kinh tế nên ngân hàng Nhà nước phải có biện pháp giữ ổn định cho thị trường tài chính.
Diễn biến các giai đoạn điều chỉnh lãi suất:
Giai đoạn trước tháng 6/ 1992:
NHNN can thiệp ở mức độ cao và trực tiếp vào lãi suất thông qua ấn định các mức lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay
Ưu điểm: - Phát huy tính hiệu quả trong quá trình sử dụng vốn và đảm bảo lợi nhuận cho Ngân hàng.
Nhược điểm: - Cơ chế lãi suất âm và mang nặng tính chất bao cấp
- Mức lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước thấp hơn so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Lãi suất không còn là đòn bẩy kích thích nhu cầu gửi tiền của công chúng.
Giai đoạn từ tháng 6/1992 đến 1995:
Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều bước điều chỉnh trong điều hành chính sách lãi suất: chuyển từ cơ chế lãi suất thực âm sang cơ chế lãi suất thực dương, xóa bỏ về cơ bản sự chênh lệch lãi suất cho vay giữa các thành phần kinh tế. Bắt đầu từ tháng 10/1993 lãi suất cho vay có 2 loại (1.8%/ tháng đối với doanh nghiệp Nhà nước, 2.1%/ tháng cho nền kinh tế ngoài quốc doanh) và NHNN cho phép NHTM được thỏa thuận lãi suất với khách hàng (áp dụng trong trường hợp huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu lãi suất huy động có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn 0,2%/ tháng và cho vay cao hơn mức trần 2,1%/ tháng)
Ưu điểm: - Lãi suất đã bắt đầu được sử dụng như một công cụ của chính sách tiền tệ
- Chính sách lãi suất được cải cách theo hướng linh hoạt hơn và phù hợp với cơ chế thị trường
- Cho phép các tổ chức tín dụng chủ động và tự quyết định mức lãi cụ thể của đơn vị mình
- Hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp trực tiếp của NHNN vào hoạt đông của NHTM
Nhược điểm: - Cơ chế này vẫn không khống chế trực tiếp lãi suất trên thị trường, điều này làm giảm tác dụng kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng.
Giai đoạn từ năm 1996 đến tháng 7/ 2000
NHNN tiếp tục ấn định mức lãi suất tái cấp vốn và những đổi mới căn bản về điều hành lãi suất. NHNN chỉ quy định mức lãi suất trần theo thời hạn cho vay và khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn bình quân là 0,35%/ tháng. Cuối tháng 1/1998, NHNN xóa bỏ quy định chênh lệch lãi suất. Cùng với nới lỏng sự kiểm soát lãi suất, NHNN liên tục điều chỉnh trần lãi suất cho vay theo hướng giảm cơ cấu trần và mức khống chế, đặc biệt trong các năm 1998, 1999. Trong năm 1997 thay đổi hình thức quy định lãi suất tái cấp vốn sang quy định mức lãi suất cụ thể. Tháng 11/ 1999 NHNN đưa vào sử dụng nghiệp vụ chiết khấu được quy định ở mức lãi suất thấp hơn 0,05%/ tháng so với lãi suất tái cấp vốn, tháng 7/2000 NHNN đưa vòa sử dụng nghiệp vụ thị trường mở.
Ưu điểm: - Kích cầu thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng.
Nhược điểm: - Mức ảnh hưởng của lãi suất đối với tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam rất hạn chế
Tác động của chính sách vĩ mô vào tổng cầu sẽ chỉ đem lại hiệu quả hạn chế, sự điều chỉnh thường chậm nên mất đi lợi thế bất ngờ của sự thay đổi lãi suất
Giai đoạn từ tháng 8/2000 đến tháng 5/2000
Đây là giai đoạn sử dụng lãi suất cơ bản cùng với lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn trong điều hành chính sách tiền tệ. TCTD ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng trên cơ sở lãi suất cơ bản do NHNN công bố theo nguyên tắc lãi suất cho vay không được vượt quá mức lãi suất cơ bản cộng biên độ do Thống đốc NHNN quy định từng thời kỳ.
Ưu điểm:
- Chính sách lãi suất thời kỳ này đã tiến gần đến các nguyên tắc lãi suất thị trường hơn
- Việc sử dụng lãi suất cơ bản làm lãi suất tham chiếu khi cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng là bước chuẩn bị cho tụ do hóa lãi suất hoàn toàn sau này.
Nhược điểm:
Việc khống chế biên độ dao động trên của lãi suất cơ bản làm hạn chế phần nào tính thị trường của lãi suất, làm cho cơ này về bản chất vẫn là cơ chế điều hành trần lãi suất
Giai đoạn từ tháng 6/2002 đến nay:
Cơ chế lãi suất thỏa thuận áp dụng từ ngày 1/6/2002 đã xóa bỏ biên độ khống chế lãi suất cho vay, cho phép các tổ chức tín dụng được thỏa thuận lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam dựa theo quan hệ cung – cầu vốn và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng.
Ưu điểm: Cơ chế này đã tạo điều kiện khai thác triệt để sức mạnh của cơ chế thị trường trong điều tiết kinh tế vĩ mô và vi mô
Các TCTD chủ động, linh hoạt hơn trong quyết định đưa ra lãi suất kinh doanh
Khai thác hiệu quả các nguồn lực phục vụ sản xuất
Nhược điểm: Tính hiệu quả của các yếu tố vẫn còn hạn chế do các yếu tố nền tảng của cơ chế này đang trong quá trình hoàn thiện.
Đánh giá về cơ chế điều hành lãi suất
Qua những diễn biến và cơ chế điều hành lãi suất, chúng ta rút ra được một số nhận xét về chính sách lãi suất ở Việt Nam như sau :
Một là : Chúng ta đã liên tục theo đuổi chính sách lãi suất chủ động từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới chính sách lãi suất và theo đó là cơ cấu của các loại hình lãi suất khi được định hình đúng đắn đã có tác động tích cực đến tiến trình phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam .
Hai là : chế độ kiểm soát lãi suất cứng nhắc đã dần dần được nới rộng , các mức lãi suất được quy định cụ thể theo mục đích và ngành nghề kinh doanh đã được xoá bỏ để dành quyền tự chủ cho các NHTM trong một mức độ linh hoạt nhất định
Ba là : Thực tế đã cho thấy, chừng nào có được loại hình lãi suất chủ đạo ( lãi suất cơ bản ) đồng thời xây dựng được cơ chế đảm bảo mức độ bao quát và cách thức can thiệp linh hoạt của NHNN đối với quan hệ cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế thì khi đó mới kiểm soát tốt lượng tiền trong lưu thông . Ngoài ra , chính sách lãi suất thời kỳ này cũng còn nhiều điểm bất cập cần phải khắc phục. Dù cho có thể biện minh việc kiểm soát lãi suất trong những điều kiện nhất định vù mục tiêu của chính sách tiền tệ nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiệt hại xét trên tổng thể nền kinh tế . Điều này khuyến khích sự vay mượn , chiếm dụng vốn , trốn tránh sự kiểm soát của NHNN làm méo mó chế độ lãi suất được NHTW quy định . Mức độ toàn dụng vốn trong nền kinh tế thấp , tình trạng đầu cơ trục lợi và cạnh tranh bất tương xứng về lãi suất vẫn diễn ra , nhiều nguồn vốn bị sử dụng kém hiệu quả . Chúng ta chuyển sang lãi suất trần là một bước tiến song vẫn chưa phản ánh đúng quan hệ cung-cầu vốn của nền kinh tế.
Bài học kinh nghiệm từ một số nước:
Trên thế giới ngân hàng Trung ương Mỹ từ tháng 6/1996 cho đến nay trong nhiều thập kỷ qua coi nghiệp vụ thị trường mở là yếu tố quan trọng nhất để tăng, giảm khối lượng tiền cung ứng. Ngân hàng liên bang Đức coi trọng điều kiện cấp tín dụng và cấp lãi suất chiết khấu. Ba Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc coi trọng dự trữ bắt buộc, những công cụ đó đều chứa đựng yếu tố lao động lãi suất.
Nghiên cứu luật Ngân hàng Trung ương một số nước cũng đề cập đến lãi suất Ngân hàng Trung ương về đề ngữ khác nhau, luật Ngân hàng Trung ương của nước cộng hòa liên bang Đức “ Ngân hàng Trung ương của nước cộng hòa liên bang Đức ấn định lãi suất và tỷ lệ chiết khấu được áp dụng cho Ngân hàng liên bang”. Luật Ngân hàng nhân dân Trung Quốc quy định “ xác định lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung ương ”. Luật Ngân hàng Ba Lan quy định “ Lãi suất tái chiết khấu đối với hối phiếu, lãi suất tín dụng tái cấp vốn”. Luật Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc quy định “ mức tối đa mà các tổ chức Ngân hàng tính đối với các loại cho vay”.
Ở Pháp, lãi suất cơ bản là lãi suất Ngân hàng trên cơ sở đó tính các lãi suất cơ bản cho vay khác và nguyên tắc mỗi Ngân hàng được định ra lãi suất của mình trên cơ sở có sự nhất trí nào đó giữa Ngân hàng. Do vậy lãi suất cơ bản chính là kết quả của những cuộc thương lượng giữa Ngân hàng, lãi suất chiết khấu của Ngân hàng Trung ương hoàn toàn không phụ thuộc vào lãi suất cơ bản mà phụ thuộc vào lãi suất trên thị trường tiền tệ thông thường được ấn định hằng ngày đối với các khối lượng tiền cun g ứng cho từng kỳ hạn 1,2,3 tháng…
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc hiện nay đang điều hành trần lãi suất tối đa cho các tổ chức tín dụng. Từ mức lãi suất này Ngân hàng Trung ương sẽ quy định lãi suất tái cấp vốn cho các Ngân hàng thương mại tùy theo yêu cầu khách quan của việc tăng hay giảm khối lượng tiền cung ứng. Với cách làm này, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã áp dụng thành công từ tháng 6/1996 đến nay.
Một số giải pháp điều hành lãi suất ở Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới.
Đổi mới cơ chế điều hành, cơ chế lãi suất Ngân hàng
Chính sách lãi suất phải đảm bảo, NHNN thống nhất quản lý một cách ổn định theo cơ chế định hướng, còn các lãi suất cụ thể phải theo cơ chế thị trường. Cần làm rõ phần chính sách lãi suất để thực hiện các mục tiêu xã hội như chính sách đối với dân tộc vùng sâu vùng xa, chính sách xóa đói giảm nghèo song việc đầu tư phải được rạch ròi.
Việt Nam đang thực hiện chính sách lãi suất cao có sự can thiệp mạnh mẽ của Nhà nước, trong đó Nhà nước ổn định trần lãi suất cho vay nhằm kiềm chế lạm phát và huy động tiết kiệm cho đầu tư phát triển trong giai đoạn vừa qua.
Một số nhà kinh tế cho rằng nên hạ mức lãi suất xuống cho ngang bằng với mức trung bình Quốc tế, một số nhà kinh tế lại đề nghị thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất để cho cung cầu thị trường tự thiết lập. Từ thực tế trong những năm vừa qua cho thấy Việt Nam vẫn rất cần có sự can thiệp từ Nhà nước và việc hình thành lãi suất vẫn cân duy trì lãi suất tiền gửi ở mức cao hơn so với mức trung bình trên thị trường quốc tế.
Đổi mới cơ chế quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.
NHNN cần nhanh chóng chuyển sang điều hành theo lãi suất cơ bản trên cơ sở tiền đề của nó là tạo ra sự thông thoáng trong cơ chế tác động vào lĩnh vực huy động vốn của các Ngân hàng thương mại, làm cho lãi suất huy động vốn thể hiện được diễn biến cân đối cung cầu về vốn trên thị trường. Để làm được điều này, NHNN cân tập trung vào một số vấn đề sau:
- Giảm lãi suất cho vay và lãi suất huy động
Thực tế, hiện nay có hai xu hướng xử lý vấn đề lãi suất Ngân hàng.
Xu hướng 1: Giảm lãi suất cho vay để tăng trưởng kinh tế
Xu hướng 2: Tăng lãi suất để huy động tối đa vốn nhàn rỗi trong dân cư vào sản xuất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cần kết hợp hài hòa giữa hai hướng đó ưu tiên cho hướng thứ nhất, tức là giảm lãi suất cho vay kích thích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Nâng cao tính ổn định của lãi suất tín dụng và tỷ lệ lãi suất ổn định phải thấp hơn tỷ lệ lạm phát.
- Tạo lập môi trường pháp lí lành mạnh để khuyến khích sự cạnh tranh giữa các NHTM và các tổ chức tín dụng phù hợp với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước.
- Tạo lập môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sự cạnh tranh giữa các NHTM và các tổ chức tín dụng phù hợp với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay ( tháng 10 năm 2010).doc