Đề tài Cơ sở khoa học của việc thiết lập hệ thống tòa án hành chính ở Việt Nam
1. Mấy quan điểm chung xây dựng hệ thống tài phán hành chính.
2. Tình hình ban hành văn bản quản lý - một số nguyên nhân và những kiến nghị khắc phục.
3. Một số vấn đề về khiếu nại và tố cáo của công dân với vấn đề tài phán hành chính ở nước ta.
4. Xây dựng các hệ thống văn bản pháp luật về hành chính để phục vụ cho hoạt động của Tòa án hành chính.
5. Vài suy nghĩ về vấn đề khiếu nạo, tố cáo với vấn đề tài phán hành chính.
6. Kết qủa khảo sát thực tế và điều tra xã hội học.
7. Báo cáo kiểm điểm 10 năm thực hiện Pháp lệnh quy định việc xét giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân (1981-1991).
8. Một số vấn đề về tài phán hành chính của chính quyền Sài gòn và đề xuất mô hình tài phán hành chính ở Việt Nam.
9. Mô hình tổ chức tài phán hành chính của một số nước trên thế giới.
10. Thiết lập tòa án hành chính góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền
11. Quan niệm về phân công quyền lực và chức năng tài phán hành chính
12. Các cơ chế kiểm tra tính hợp pháp của các văn bản hành chính ở nước ta hiện nay
13. Vấn đề tổ chức tài phán hành chính ở nước ta
14. Một vài ý kiến về thành lập Tòa án hành chính ở nước ta
15. Vai trò của tài phán hành chính trong công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia và những yêu cầu đặt ra cho việc tổ chức cơ quan tài phán hành chính
16. Tài phán hành chính trong nền hành chính quốc gia - sự phân biệt giữa hành chính tài phán và hành chính quản lý
17. Tính đặc thù của tài phán hành chính
18. Tài phán hành chính ở một số nước trên thế giới
19. Mấy ý kiên về các mô hình tổ chức Tòa án hành chính
20. Một số phương án tổ chức Tòa án hành chính ở Việt Nam
21. Những căn cứ để xác định thẩm quyền của Tòa án hành chính
22. Bàn về thẩm quyền của Tòa án hành chính
23. Một số ý kiến về thẩm quyền của Tòa án hành chính
24. Những vấn đề về thẩm quyền xét xử của Tòa án hành chính qua nghiên cứu kinh nghiệm của Cộng hòa liên bang Đức
25. Vi phạm hành chính và giải quyết các vụ kiện hành chính có nhân tố nước ngoài
26. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc giải quyết khiếu nại theo cấp hành chính
27. Các bên trong tố tụng hành chính
28. Về vai trò của luật sư trong tố tụng hành chính
29. Cơ sở khoa học vủa việc xác định các giai đoạn tố tụng hành chính
30. Một số ý kiến về đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán hành chính
31. Tòa án hành chính - Những vấn về cần tiếp tục nghiên cứu
32. Một số vấn đề đặt ra trong các cơ chế hiện hành về giải quyết khiếu nại hành chính và phương hướng hoàn thiện
33. Báo cáo kiểm điểm 3 năm thực hiện Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo
34. Báo cáo khảo sát kinh nghiệm nước ngoài về tài phán hành chính
3 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2617 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cơ sở khoa học của việc thiết lập hệ thống tòa án hành chính ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số ý kiến về thẩm quyền của Toà án Hành chính
Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá IX, Quốc hội chưa quyết định chính thức, nhưng đại đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đều nhất trí với phương án tổ chức Toà án hành chính thành Toà chuyên trách - Toà hành chính thành Toà chuyên trách – Toà hành chính thuộc cơ cấu tổ chức Toà án nhân dân tối cao và Toà chuyên trách – Toà hành chính thuộc thuộc cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trugn ương. Ở Toà án nhân dân cấp huyện cơ thẩm quyền xét xử các khiếu kiện hành chính. Quyết định mô hình tổ chức Toà án hành chính như thế nào ở nước ta cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và có hiệu quả là rất quan trọng. Chúng ta cần phải thảo luận bàn bạc thêm để có những kiến nghị xác đáng với Quốc hội, trước khi Quốc hội quyết định chính thức về mô hình tổ chức Toà án hành chính ở nước ta vào kỳ họp sắp tới. Tuy nhiên, không phải thiết lập được một hệ thống Toà án hành chính là mọi việc sẽ ổn, việc giải quyết các khiếu kiện của công dân sẽ đựơc triệt để, đúng pháp luật. Có thể nói, một những vấn đề gay cấn hiện nay cần phải thảo luận, làm rõ các căn cứ khoa học, thực tiễn để quyết định tối ưu việc quy định thẩm quyền của Toà án hành chính.
Trong bài viết này, chúng tôi có một số ý kiến về thẩm quyền của Toà án hành chính như sau:
1- Thẩm quyền của Toà án hành chính đối với quyết định hành chính cá biệt và đối với văn bản quy phạm pháp luật.
Khái niệm quýêt định hành chính cá biệt:
Phải nói rằng cho đến nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, trong sách báo, giáo trình, chúng ta chưa có một khái niệm đầy đủ về “quyết định cá biệt”. Thực tiễn chứng minh rằng, trong lập pháp chúng ta có những quy định về thẩm quyền cơ quan, cá nhân trong quản lý hành chính nhà nước có quyền ra một số quyết định về một vấn đề cụ thể đối với một hoặc một nhóm đối tượng cụ thể và trong hành pháp cũng vậy.
Theo chúng tôi, các quyết định thuộc loại này là quyết định hành chính cá biệt.
- Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật:
Chúng ta đang soạn thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đang còn có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật mà chủ yếu tập trung vào loại văn bản nào của cơ quan nào được coi là văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, theo chúng tôi, có thể đưa ra một khái niệm chung như sau: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành bao gồm các quy định điều chỉnh một hoặc nhiều nhóm quan hệ xã hội trong một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau có tính bắt buộc đối với cộng đồng xã hội hoặc một nhóm đối tượng chung trong xã hội”.
Như vậy, qua các khái niệm chúng tôi tạm đưa ra trên đây thì đối tượng trực tiếp bị khiếu kiện sẽ là quyết định hành chính cá biệt. Người dân không buộc phải biết cơ quan đã ra quyết định hành chính cá biệt căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật nào, văn bản đó trái pháp luật hay không mà họ chỉ cần biết rằng quyết định hành chính cá biệt đó trái với văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất của Nhà nước về vấn đề đó.
Khi giải quyết vụ kiện hành chính đối với quyết định hành chính cá biệt, nếu Toà án hành chính thấy rõ ràng là trái pháp luật và quyết định đó căn cứ vào một văn bản quy phạm pháp luật khác cũng trái pháp luật thì nên xử lý như thế nào?
Trước hết phải xác định tiêu chí để đánh giá “tính trái pháp luật” của văn bản quy phạm pháp luật mà cơ quan hành chính, nhân viên hành chính căn cứ vào đó để quyết định hành chính cá biệt. Chúng tôi thiết nghĩ rằng, việc đánh giá “tính trái pháp luật” cần phải căn cứ vào nguyên tắc “tối thượng” trong lập pháp, tức là phải căn cứ vào tính hiệu lực pháp luật của các văn bản theo một thứ tự: Hiến pháp, luật và nghị quyết cảu Quốc hội; pháp lệnh và nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; nghị định và nghị quyết của Chính phủ…Trong trường hợp cùng một loại văn bản pháp luật và do cùng một cơ quan nhà nước ban hành thì lại phải căn cứ vào hiệu lực về thời gian.
Như vậy, khi có một quyết định hành chính bị khiếu kiện thì Toà án hành chính phải xem xét quyết định đó căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật nào? Do cơ quan nào ban hành? Vấn đề đó có được quy định ở trong một trong một văn bản quy phạm pháp luật nào khác nữa không. (có thể là văn bản có hiệulực pháp lý cao hơn, do cơ quan có thẩm quyền cao hơn ban hành hay do ban hành sau nên phủ nhận các quy định cảu văn bản trước). Có như vậy, Toà án hành chính mới xác định được văn bản quy phạm pháp luật đó có trái pháp luật hay không?
Sau khi xem xét một cách toàn diện, Toà án hành chính thấy ràng quyết định hành chính cá biệt là trái pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật mà cơ quan hành chính căn cứ vào đó để ra quyết định cũng trái pháp luật thì theo chúng tôi, Toà án hành chính huỷ bỏ quyết định hành chính cá biệt (vì chính là đối tượng bị khiếu kiện), đồng thời kiến nghị với cơ quan đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan cấp trên của cơ quan đó sửa đổi hoặc huỷ bỏ văn bản quy phạm đó. Toà án cũng có thể kiến nghị với Viện Kiểm sát để họ thực hiện việc kiểm sát các văn bản và quyết định kháng nghị. Trong quyết định của mình, Toà án hành chính cần chỉ rõ “tính trái pháp luật” của văn bản đó. Cũng cần có chế tài đối với các cơ quan mà Toà án có kiến nghị.
Chúng tôi không đồng ý với một số kiến nghị cho rằng trong trường hợp đó, Toà án hành chính ra quyết định tạm đình chỉ vụ kiện , kiến nghị và chờ trả lời của cơ quan có thẩm quyền đối với văn bản quy phạm pháp luật. Nếu như vậy thì mâu thuẫn với nguyên tắc “xét xử nhanh chóng, kịp thời”. Nếu chờ thì quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan tiếp tục bị xâm phạm và rất có thể hậu quả xấu sẽ xảy ra.
2. Có nên xét xử sơ thẩm đồng thời trung thẩm trong tố tụng hành chính hay không? Nếu có, nên giao cho Toà án cấp nào? Loại việc nào?
Khác với việc xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, việc xét xử các vụ án hành chính có đặc thù cần tính đến là đương sự trong vụ án; có thể nói rằng bị đơn trong vụ án hành chính là cơ quan nhà nước hoặc nhân viên nhà nước. Nguyên tắ tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta là tập trung dân chủ, quyền lực thống nhất và có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Một quy định khác cũng rất quan trọng là “Việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức do Bộ trưởng Bộ Tư pháp đảm nhiệm có sự phối hợp chặt chẽ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao…” (Điều 16 Luật tổ chức Toà án nhân dân). Bên cạnh đó là quan hệ giữa Toà án nhân dân với Hội đồng nhân dân cùng cấp trong tổ chức chính quyền…Đồng thời, tham khảo kinh nghiệm việc giải quyết các khiếu kiện hành chính đối với các cơ quan nhà nước trung ương thường do Toà án nhân dân tối cao hoặc Hội đồng tối cao của nước đó giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đồng thời trung thẩm.
Do đó, chúng tôi cho rằng, đối với các vụ án hành chính về các khiếu kiện hành chính đối với quyết định hành chính cá biệt của cơ quan trung ương và có thể của cả Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh cần giao cho Toà án hành chính Toà án nhân dân tối cao (hoặc Toà án hành chính Trung ương) xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm. Chúng ta không sợ rằng sẽ có khó khăn khi phát hiện sai lầm, bởi lẽ còn có Uỷ ban Thẩm phán, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm./.
PGS. Đặng Quang Phương
Viện trưởng Viện NCKH xét xử - Toà án nhân dân tối cao