Đề tài Công nghệ chế tạo bánh răng côn

Phần I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG I-1. Công dụng của bộ truyền động bánh răng. Truyền động bánh răng được sử dụng trong nhiều loại máy và cơ cấu khác nhau để truyền chuyển động quay từ trục này sang trục khác và để biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại. Truyền động bánh răng được sử dụng rộng rãi bởi vì chúng có những ưu điểm như khả năng truyền lực lớn, đảm bảo tỷ số truyền ổn định, hệ số có ích lớn và truyền động êm. Truyền động bánh răng là những cơ cấu quan trọng trong ôtô, máy kéo động cơ đốt trong, máy công cụ, máy nông nghiệp, máy cần cẩu và nhiều loại thiết bị khác. Phạm vi tốc độ và truyền lực của truyền động bánh răng rất lớn. Các hộp tốc độ và truyền lực có khả năng truyền công suất tới hàng chục nghìn kW. Tốc độ vòng của bánh răng trong các cơ cấu truyền chuyển động tốc độ cao có thể đạt tới 150m/s. Các bánh răng truyền chuyển động quay được gọi là bánh răng chủ động, còn bánh răng nhận chuyển động quay gọi là bánh răng bị động. Trong bộ truyền còn có khái niệm bánh răng nhỏ ( có đường kính hoặc số răng nhỏ ) và bánh răng lớn (có đường kính và số răng lớn ). Sử dụng bánh răng có thể truyền được chuyển động quay giữa các trục song song với nhau, chéo nhau hoặc vuông góc với nhau. I-2. Phân loại bộ truyền bánh răng. Tùy thuộc vào vị trí tương quan của các trục mà người ta phân biệt: - Bộ truyền bánh răng trụ: + Răng thẳng + Răng nghiêng + Chéo nhau. - Bộ truyền bánh răng côn: + Răng thẳng + Răng nghiêng + Răng cong - Bộ truyền bánh răng thanh răng. - Bộ truyền trục vít – bánh vít

pdf38 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 15701 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công nghệ chế tạo bánh răng côn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giao nhau Hai trục chéo nhau Hình II-4. Vị trí tương quan giữa hai trục. Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 8 8/4/2011 PHẦ III CÔG GHỆ CHẾ TẠO BÁH RĂG CÔ III-1. Yêu cầu kỹ thuật. Ngoài các yêu cầu về độ chính xác khi cắt răng, quy trình công nghệ chế tạo bánh răng cần đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật sau đây: - Độ không đồng tâm giữa mặt lỗ và đường tròn cơ sở (vòng chia) nằm trong khoảng 0,05 ÷ 0,1 mm. - Độ không vuông góc giữa mặt đầu và tâm lỗ nằm trong khoảng 0,01 ÷ 0,015 mm trên 100 mm đường kính. - Mặt lỗ và các cổ trục của trục răng được gia công đạt độ chính xác cấp 7,độ nhám bề mặt Ra = 1,25 ÷ 0,63. - Các bề mặt khác được gia công đạt cấp chính xác 8 ÷10, độ nhám bề mặt Rz = 40 ÷ 10. - Sau nhiệt luyện đạt độ cứng 55 ÷60 HRC, chiều sâu thấm C là 1 ÷ 2 mm; các bề mặt không gia công độ cứng thường đạt 180 ÷280 HB. III-2. Vật liệu chế tạo. - Việc chọn vật liệu để chế tạo bánh răng phụ thuộc vào điều kiện làm việc của chúng. Mỗi một loại vật liệu đều thỏa mãn những yêu cầu riêng, đặc biệt là dùng cho chế tạo ôtô, máy kéo, máy bay, các máy công cụ... - Các bánh răng truyền lực thường được chế tạo bằng thép hợp kim Crôm như 5Cr, 15CrA, 20CrA, 40Cr, 45Cr; Crôm - Niken và Crôm - Môlipden như 40CrNi, 35CrMoA, 18CrMnTi. - Các bánh răng chịu tải trọng trung bình và nhỏ được chế tạo bằng thép C chất lượng tốt như C40, C45 và gang. - Các bánh răng làm việc với tốc độ cao mà không gây tiếng ồn được làm từ chất dẻo, vải ép, da ép. - Với tiến bộ của ngành luyện kim, ngày nay người ta có thể chế tạo bánh răng từ vật liệu kim loại bột. III-3. Tính công nghệ trong kết cấu. Khi thiết kế bánh răng phải chú ý đến kết cấu bề mặt như: - Hình dáng lỗ phải đơn giản vì nếu phức tạp ta phải dùng máy Rơvônve hoặc máy bán tự động để gia công, sẽ không kinh tế. - Mặt ngoài của bánh răng phải đơn giản, bánh răng có tính công nghệ cao nhất là khi hình dáng mặt ngoài phẳng, không có mayơ. - Nếu bánh răng cần có mayơ thì nên để mayơ nằm về một phía lúc đó ta có thể gá được hai chi tiết cùng một lúc để gia công, tăng được năng suất. - Bề dày của mặt bên phải đủ để tránh biến dạng khi nhiệt luyện. - Hình dáng, kích thước các rãnh (nếu có) phải thuận tiện cho việc thoát dao. - Kết cấu bánh răng phải tạo điều kiện cho việc gia công bằng nhiều dao cùng một lúc. - Các bánh răng bậc nên có cùng một môđun để thuận tiện cho việc gia Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 9 8/4/2011 công, giảm được thời gian thay dao, tăng năng suất. III-4. Phương pháp chế tạo phôi. Chọn phương pháp chế tạo phôi phụ thuộc vào hình dáng và kích thước của chi tiết, vật liệu và công dụng của nó, sản lượng hàng năm cùng các yếu tố khác. - Trong sản xuất lớn, phôi bánh răng thép thường là phôi rèn. - Trong sản xuất nhỏ, đơn chiếc người ta thường dùng phôi thanh. - Bánh răng, bánh vít có kích thước quá lớn, phôi được chế tạo bằng phương pháp đúc. Những bánh răng, bánh vít có đường kính lỗ > 25 mm và chiều dài lỗ nhỏ hơn hai lần đường kính thì người ta tạo lỗ khi rèn hoặc đúc. - Với bánh răng được chế tạo từ kim loại bột thì phôi chính là kim loại bột. *Một số phương pháp tạo phôi bánh răng côn: + Dập nóng bánh răng côn răng thẳng: Hình III-1. Các sơ đồ cán nóng phôi bánh răng côn răng thẳng. a) bánh răng hành tinh; b) bánh răng lắp đầu trục của ôtô. Dập nóng bánh răng côn răng thẳng được dùng để chế tạo bánh răng trong bộ vi sai của ôtô với môđun ≥ 5mm. Hình là các sơ đồ dập nóng phôi bánh răng côn răng thẳng. Bánh răng hành tinh có số răng z1= 11, môđun mặt đầu ms=6,35 mm, chiều cao răng lớn nhất hmax= 12,61 mm, chiều dài răng b = 3 0mm, vật liệu thép 18CrNiTi được dập trên máy dập với lực dập 25.107 N qua hai bước . Phôi được nung nóng tới nhiệt độ 1230 ÷ 1260oC rồi được dập tạo hình răng, sau đó bước đột lỗ và cắt bavia được thực hiện trong một khuôn tổ hợp ( đột lỗ và cắt bavia ) khác. Năng suất gia công của máy đạt 120 chi tiết / giờ. Tuổi bền trung bình của khuôn dập đạt 3500 ÷4000 chi tiết. Bánh răng lắp đầu trục hình b có số răng z2 = 22 mm, môđun mặt đầu ms = 6,35 mm, chiều cao lớn nhất hmax = 12,61 mm; chiều dài răng b = 30 mm, vật liêu thép 25CrNiTi cũng được dập nóng trên máy dập với lực 25.107N qua hai bước. Tuổi bền 5000 ÷ 6000 chi tiết. Phương pháp dập nóng các bánh răng côn răng thẳng trên cho phép tiết kiệm vật liệu khoảng 20 ÷ 25%, giải phóng được một số công nhân, một số máy và giảm được diện tích sản xuất. + Cán nóng bánh răng côn răng cong. a) b) Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 10 8/4/2011 7 8 5 6 4 3 1 2 Hình III-2. Sơ đồ cán nóng bánh răng côn. 1.Bánh cán có răng; 2.Gờ chặn; 3.Đầu trên; 4. Bánh răng đồng bộ trên. 5.Bàn quay; 6. Bánh răng đồng bộ dưới; 7. phôi; 8. Bộ cảm biến. Phương pháp này được dùng để cán răng côn ( thay cho cắt thô ) có môđun mặt đầu ms = 8,017 mm; số răng z =40; chiều dài răng b = 42,5 mm, góc xoắn βm =33 o37’, vật liệu là thép 12Cr2Ni4A. Phôi 7 được gá trong mâm cặp, mâm cặp nằm trên bàn quay 5. Bộ cảm biến 8 dịch chuyển vào vùng gia công để nung nóng phôi 7 tới nhiệt độ 1100 ÷ 1150oC, sau đó nó lùi về vị trí ban đầu. Đầu trên 3 của máy cán cùng với bánh cán có răng 1 và bánh răng đồng bộ 4 dịch chuyển nhanh xuống phía dưới để ăn khớp với bánh răng đồng bộ 6, lắp trên bàn quay chủ động 5. Chiều sâu của răng đạt được nhờ chuyển động chạy dao của đầu trên 3 ( theo chiều mũi tên ). Sau khi cán xong đầu trên 3 lùi lên, bánh răng được lấy ra và đặt phôi khác vào. Thời gian cán một bánh răng khoảng 3 phút, trong đó thời gian nung nóng phôi khoảng 55 giây. Bánh cán 1 có gờ chặn 2 để tạo mặt đầu bánh răng. Phương pháp cán nóng bánh răng côn trên cho phép nâng cao năng suất gia công 2 ÷ 4 lần, tiết kiệm vật liệu 20 ÷ 25% và tăng độ bền uống lên 20 ÷ 30% nhờ hướng phân bố thớ vật liệu trên răng. III-5. hiệt luyện. Do yêu cầu làm việc, răng bánh răng phải có độ cứng và độ bền, còn lõi bánh răng thì yêu cầu phải dẻo, dai để đảm bảo độ bền uốn của răng khi chịu tải va đập, vì vậy cần phải có chế độ nhiệt luyện thích hợp. - Đối với nhóm bánh răng có độ rắn của mặt răng HB ≤ 350, việc gia công chính xác bánh răng sau khi đã nhiệt luyện vì độ rắn tương đối thấp. Lúc này không cần phải qua các nguyên công chỉnh sửa đắt tiền như mài, mài nghiền... Chế độ nhiệt luyện thường là tôi cải thiện (thép C chất lượng tốt, thép hợp kim); thường hoá (thép C chất lượng thường CT51, CT61 hoặc thép C chất lượng tốt). - Đối với nhóm bánh răng có độ rắn của mặt răng HB ≥ 350, bánh răng được gia công trước rồi mới nhiệt luyện. Lúc này bánh răng có độ bền cao, khả Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 11 8/4/2011 năng tải lớn nhưng cần phải gia công lại sau nhiệt luyện để khắc phục những biến dạng do nhiệt luyện gây ra. Với bánh răng có môđun và kích thước nhỏ thường được tôi thể tích. Tuy nhiên, phương pháp này làm tăng độ bền nhưng lại làm giảm độ dẻo, dai của lõi răng nên bây giờ thường dùng thấm than, thấm Ni, thấm Cyanua thay cho tôi thể tích. Với bánh răng có môđun và kích thước lớn thường dùng tôi cao tần. Tôi cao tần tức là dùng dòng điện có tần số cao (có thể lên đến 20.000 Hz) để đốt nóng bề mặt rồi làm nguội nhanh, lúc này lõi bánh răng chưa kịp nóng nên vẫn đảm bảo được độ dẻo, dai ban đầu còn bề mặt răng thì độ bền, độ cứng được tăng lên rất cao, độ bóng bề mặt không giảm nhiều, biến dạng bé... Tuy nhiên, tôi cao tần có giá thành rất cao nên thường chỉ dùng trong sản xuất hàng loạt lớn, hàng khối. Ngoài ra, người ta còn dùng các phương pháp gia công bề mặt răng bằng năng lượng cao như tia laser, plasma... III-6. ChuLn định vị Tùy theo kết cấu, sản lượng và độ chính xác yêu cầu mà ta chọn chuNn cho thích hợp: - Khi gia công bánh răng có lỗ, dù là bánh răng trụ, côn, bánh vít thì chuNn tinh thống nhất là mặt lỗ. Ngoài lỗ ra, người ta còn chọn thêm mặt đầu làm chuNn, lúc đó mặt lỗ và mặt đầu phải gia công trong một lần gá để đảm bảo độ vuông góc giữa mặt đầu và tâm lỗ. Trong sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ, ở nguyên công đầu tiên người ta thường dùng một mặt đầu và mặt ngoài của bánh răng làm chuNn thô. Sau khi nhiệt luyện, khi cần mài lại lỗ ng-ời ta phải dùng vành răng để định vị bằng vòng lăn. Như vậy, trong những trường hợp gia công bánh răng có lỗ, chuNn định vị có thể là tất cả các bề mặt. - Đối với các loại trục răng, chuNn lắp ráp là bề mặt cổ trục. Vì vậy, phôi của các loại bánh răng này được gia công như các trục bậc và chuNn định vị có thể là mặt đầu, cổ trục và hai lỗ tâm. III-7. Quy trình công nghệ trước khi cắt răng Quy trình công nghệ gia công phôi trước khi cắt răng bao gồm các nguyên công như sau: - Gia công thô mặt lỗ. - Gia công tinh mặt lỗ. - Gia công thô mặt ngoài. - Gia công tinh mặt ngoài. Ngoài ra, nếu cần còn có thêm các nguyên công như khoan lỗ, phay rãnh then, then hoa trên trục răng hoặc làm ren... - Khi sản lượng nhỏ, việc gia công phôi trước khi cắt răng được thực hiện trên máy tiện. Lỗ bánh răng cần phải doa vì yêu cầu phải có độ chính xác cao. - Trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối, thường dùng phương pháp chuốt để gia công lỗ, kể cả lỗ có rãnh then, then hoa. Trong trường hợp này, Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 12 8/4/2011 trước khi chuốt thường được khoan hoặc khoét trên máy khoan đứng; các nguyên công khác chỉ được gia công sau khi chuốt lỗ bởi vì ph-ơng pháp chuốt có thể đạt được độ chính xác kích thước rất cao nhưng độ chính xác về vị trí tương quan của mặt lỗ với mặt khác lại khá thấp. Các mặt ngoài được gia công trên máy tiện bán tự động hoặc trên dây chuyền tự động. - Trong sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ, thường gia công chuNn bị trước khi cắt răng trên các máy tiện và các máy rơvônve. - Các bánh răng có đường kính > 500 mm thường được gia công chuNn bị trước khi cắt răng trên máy tiện đứng. + Đối với trục răng côn. 5 4 321 1 1 Hình III-3. Sơ đồ gia công phôi trục răng côn. a ) khỏa mặt đầu khoan tâm: 1-đầu dao chuyên dùng; b) tiện chép hình: 1-mũi tâm quay; 2-vấu nhọn; 3-đầu bánh răng; 4-phần đuôi của trục răng; 5-dao tiện. Phương pháp khỏa mặt đầu và khoan tâm trục răng được thực hiện cùng một lúc bằng đầu dao chuyên dùng 1. Đầu bánh răng 3 và phone đuôi 4 của trục răng côn được gia công bằng dao 5 trong một lần gá trên máy chép hình thủy lực bán tự động. Phôi bánh răng được gá trên hai mũi tâm trong đó mũi tâm 1 là mũi tâm quay. Chuyển động quay của phôi nhận được từ trục chính của máy nhờ các vấu nhọn 2 ăn vào đầu mặt phôi duới tác dụng của mũi tâm sau. Phôi có đường kính 75 mm, chiều dài l =245 mm, thời gian gia công Ttc = 0,96 phút. + Đối với bánh răng côn có gờ: Gia công phôi bánh răng côn có gờ trong hai nguyên công. Ở nguyên công thứ nhất tiến hành tiện thô các mặt đầu, đường kính ngoài của gờ và khoét thô lỗ. Phôi được định vị và kẹp chặt theo mặt ngoài. Ở nguyên công thứ hai tiến hành tiện thô và tiện tinh các mặt côn của đầu răng, mặt đầu phía trước và tiện tinh lỗ. Phôi có đường kính 122mm, chiều dài l = 65 mm, thời gian gia công trên mỗi nguyên công Ttc = 1,5 phút. a) b) Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 13 8/4/2011 Hình III-4. Sơ đồ gia công phôi bánh răng côn có gờ. + Đối với bánh răng côn dạng đĩa: Hình III-5. Sơ đồ gia công bánh răng côn dạng đĩa. Gia công phôi bánh răng dạng đĩa trong hai nguyên công. Ở nguyên công thứ nhất tiến hành tiện tinh lỗ và khỏa mặt đầu, còn ở nguyên công thứ hai tiến hành tiện tinh các mặt côn của bánh răng. Phôi có đường kính 165mm, thời gian gia công trên mỗi nguyên công Ttc =0,67 phút. III-8. Gia công bánh răng côn a)Gia công bánh răng côn răng thẳng 1-Phương pháp định hình * Phay định hình: Theo phương pháp này thì dụng cụ cắt có prôfin giống như prôfin của rãnh răng được gia công, trong trường hợp này là dao phay môđun (đĩa và ngón). Công việc gia công sẽ được thực hiện trên máy phay vạn năng có ụ phân độ. Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 14 8/4/2011 Hình III-6. Sơ đồ phay bánh răng côn răng thẳng bằng dao phay đĩa dịnh hình. Chi tiết được gá vào ụ phân độ đã nghiêng đi một góc phù hợp với góc côn ở chân răng. Mỗi một rãnh răng được phay qua 3 bước: - Bước 1: phay phần vật liệu 1 của rãnh, chiều rộng này tối đa bằng chiều rộng đầu nhỏ của rãnh răng. - Bước 2: phay tiếp phần vật liệu 2 bằng cách quay bánh răng đi một góc φ. - Bước 3: phay phần còn lại bằng cách quay bánh răng một góc φ về phía ngược lại. Góc nghiêng δ của trục ụ chia độ được xác định căn cứ vào góc côn chân răng trên bản vẽ. Còn góc xoay φ của bánh răng được tính bằng: L bb tg 2 21 −=ϕ ; Phương pháp này thường dùng trong sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ để gia công các bánh răng có cấp chính xác 9 ÷ 11; gia công các bánh răng có môđun lớn. * Bào theo dưỡng: ϕ δ b1 b2 L 1 2 ụ phân độ Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 15 8/4/2011 Hình III-7. Sơ đồ bào răng theo dưỡng. Sử dụng phương pháp này để gia công bánh răng côn răng thẳng có đường kính và môđun lớn với cấp chính xác 8-9 trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ. Dưỡng có bề mặt làm việc tương đương mặt thân khai của mặt bên răng gia công. Phương pháp này rất thích hợp với các nhà máy chế tạo máy hạng nặng. Hình I-12 là sơ đồ nguyên lý cắt răng theo dưỡng bằng hai dao. Các dao 11 thực hiện chuyển động tịnh tiến đi lại trên các máng trượt 10 và có khả năng quay tương đối so với trục mằm ngang 1, trục này được gá trên gá dao 9. Khi gia công, gá dao quay tương đối so với trục thẳng đứng 3, trục này đi qua tâm 2 của máy và đỉnh côn chia của bánh răng gia công 4. Con lăn 6 được lắp trên thanh giằng 7, nó trượt theo theo dưỡng 5 khi gá dao 9 quay tương đối so với trục 3. Trong quá trình gia công phôi đứng yên, còn thực hiện chuyển động tịnh tiến đi lại để cắt hết chiều dài răng và chạy dao theo chiều sâu của răng. Khi thực hiện chạy dao theo chiều sâu, con lăn trượt theo dưỡng số 5, còn các bánh răng 8 mở rộng các dao 11, nhờ đó mà các prô fin của răng được chép lại theo prô fin của dưỡng với tỷ lệ nhỏ hơn. * Chuốt định hình: Hình III-8. Sơ đồ chuốt bánh răng côn răng thẳng Trong ngành ôtô, gần đây thường dùng phương pháp chuốt định hình với dao chuốt hình tròn để cắt các bánh răng côn có môđun nhỏ và trung bình trên máy chuốt răng chuyên dùng. Phương pháp này thường sử dụng trong sản xuất loạt lớn, hàng khối vì năng suất rất cao nhưng biên dạng chỉ gần là thân khai. 2- Phương pháp bao hình. Khi gia công bánh răng côn theo phương pháp bao hình thì răng được tạo Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 16 8/4/2011 nên bởi sự lăn của côn chia bánh răng theo mặt phẳng chia của bánh dẹt sinh. Bánh dẹt sinh được coi là bánh răng côn có góc đỉnh của côn chia là 180o. Prôfin răng được tạo nên bằng sự lăn tương đối của dụng cụ cắt và bánh răng gia công. Dụng cụ cắt có lưỡi cắt dạng hình thang, thực hiện chuyển động đến đỉnh đi lại theo hướng côn chia của bánh răng. Dụng cụ cắt được gá trên một đầu dao mà dầu dao này phải thực hiện chuyển động ăn khớp với bánh răng gia công. * Phay bao hình bằng hai dao phay đĩa: Phương pháp này có quá trình cắt được thực hiện bằng hai dao phay đĩa nhưng nghiêng về hai phía và cùng nằm trong một rãnh răng gia công. Dao có đường kính lớn, dạng răng chắp, mặt bên là cạnh của hình thang giống dạng răng của thanh răng.Các mảnh lưỡi cắt của dao này nằm xen giữa các mảnh lưỡi cắt của dao kia. Trục chính của hai dao phay đĩa được đặt trên mặt đầu của một bàn trượt quay mà số vòng quay nd của nó liên hệ với số vòng quay nc của bánh răng tạo nên chuyển động lăn giữa lưỡi cắt và mặt bên của bánh răng gia công. Các dao phay thực hiện chuyển động quay để cắt và có thêm chuyển động thẳng đứng để cắt hết chiều rộng răng (nếu đường kính của dao lớn hơn nhiều chiều rộng bánh răng thì không cần). Sau khi gia công xong một rãnh, bàn quay (mang dao) quay đến vị trí ban đầu, vật gia công được quay đi một bước bằng dụng cụ chia độ và tiếp tục gia công. Gia công bánh răng côn theo phương pháp này có năng suất cao (so với bào). nc nd v S * Bào răng bao hình: Hình III-9. Phay bánh răng côn răng thẳng bằng hai dao phay đĩa bao hình Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 17 8/4/2011 Bào răng bao hình thường được sử dụng để gia công các bánh răng côn có môđun nhỏ. Phương pháp này có tính vạn năng cao, đảm bảo chất lượng gia công bằng dụng cụ đơn giản, rẻ tiền. Tuy nhiên, vì năng suất thấp, do đó nó chỉ được dùng trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ. Trong quá trình cắt, bánh răng gia công và bánh dẹt sinh ăn khớp với nhau. Các dao bào răng thực chất là một răng của bánh dẹt sinh, còn lưỡi cắt thẳng của dao là các phía của các răng kề nhau của bánh dẹt sinh. Máy bào răng cổ điển Bilgram Reinecker được coi là loại máy bao hình gia công bánh răng lâu đời nhất. Hiện nay, tuy không còn được sử dụng để gia công nữa nhưng nhờ vào nó ta dễ nhận thấy được nguyên lý gia công bánh răng côn răng thẳng bằng phương pháp bao hình. - Trục vít 1 truyền chuyển động quay cho giá 3 qua bánh vít 2, giá 3 mang cả trục 4 quay quanh tâm của nó. Cam 5 là một nửa hình elip được hai băng thép 10 giữ cho luôn luôn tiếp xúc với mặt phẳng 6 và chỉ có thể lăn không trượt trên đó. Cam 5 giữ vai trò như một mặt nón có góc đỉnh đúng bằng nón chia của bánh răng gia công 8. Khi trục 4 quay quanh trục của giá 3 buộc cam 5 phải lăn không trượt trên mặt 6 làm cho bánh răng gia công 8 vừa quay trục của nó vừa quay quanh trục của giá 3.Như vậy, bánh răng gia công 8 đã thực hiện đúng chuyển động ăn khớp với bánh dẹt sinh 9 tưởng tượng đứng yên. Dao 7 chỉ có chuyển động tới lui để cắt gọt, quỹ đạo của lưỡi cắt chính là một cạnh răng của bánh dẹt sinh tưởng tượng 9. K K 1 8 7 9 3 2 6 4 5 Hình III-10. Sơ đồ nguyên lý của máy bào răng Bilgram Reinecker - Phương pháp này mỗi lần gia công được một cạnh bên của răng, gia công xong, người ta tiến hành phân độ để gia công tiếp cạnh bên của răng tiếp theo. Khi đã gia công xong cạnh bên của tất cả các răng, để gia công các cạnh bên đối diện của các răng, bánh răng gia công vẫn được gá đặt như cũ nhưng dao sẽ được thay bằng dao khác có lưỡi cắt ngược với lưỡi cắt ban đầu. Vì mỗi lần chỉ cắt một bên cạnh răng nên bào một dao cho năng suất thấp. Do vậy để năng cao năng suất, ngày nay người ta thường dùng phương pháp bào bằng hai dao với dao vừa có chuyển động cắt, vừa có chuyển động bao hình Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 18 8/4/2011 do giá dao lắc lư quay quanh trục của nó; còn chi tiết chỉ quay quanh trục của nó. Hình III-11. Sơ đồ bào bao hình bằng hai dao. Hình III-12. Kết cấu của đầu dao. Khi cắt, mỗi dao cắt một cạnh bên của răng và hai dao luôn chạy ngược chiều nhau để khử quán tính. Giá dao (có bánh dẹt sinh tưởng tượng) chỉ quay lắc lư vì nếu quay toàn vòng thì cần thêm một bàn dao nữa, sẽ rất phức tạp. b) Gia công bánh răng côn răng cong. Bánh răng côn răng cong được sử dụng nhiều vì những tính chất nổi trội như khả năng truyền mômen xoắn lớn, truyền động êm, ít ồn, hệ số trùng khớp cao, có thể đạt được tỷ số truyền lớn với không gian tương đối bé. Tuy nhiên, bánh răng côn răng cong lại có lực chiều trục lớn (hơn bánh răng côn răng thẳng). Về mặt chế tạo bánh răng côn răng cong đòi hỏi phải có thiết bị phức tạp chuyên dùng nhưng do có thể cắt được liên tục nên năng suất đạt được cao. Nếu trên bánh dẹt sinh có một vòng tròn bán kính Ra luôn luôn lăn không trượt với một vòng tròn bán kính rs trên đầu dao thì quỹ đạo chuyển động tương đối của một lưỡi cắt sẽ vạch trên bánh dẹt sinh một đường cong : - Khi rs = 0, ta có đường cung tròn, hay sẽ được bánh răng côn dạng cung tròn (còn gọi là răng hệ Gleason). Loại này có chiều cao răng thay đổi. - Khi rs = 0, ta có đường cong epixicloid, hay sẽ được bánh răng côn dạng epixicloid (còn gọi là răng hệ Mammano). Loại này có chiều cao răng không đổi. - Khi rs = ∞, ta có đường thân khai, hay sẽ được bánh răng côn dạng cung thân khai (còn gọi là răng hệ Klingelnberg). 1-Gia công bánh răng dạng cung tròn Hiện nay, loại bánh răng côn dạng cung tròn được sử dụng phổ biến. Gia công loại này được thực hiện trên máy Gleason bằng phương pháp bao hình với đầu dao phay. Nguyên lý làm việc của máy dựa trên sự ăn khớp (hay lăn) giữa bánh dẹt sinh với bánh răng gia công. Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 19 8/4/2011 Hình III-13. Sơ đồ gia công bánh răng côn răng dạng cung tròn Khi gia công, đầu dao gồm nhiều dao có dạng hình thang được lắp trên một vòng tròn, thường được bố trí một lưỡi cắt phía ngoài, một lưỡi cắt trong liên tiếp nhau. Các lưỡi cắt đóng vai trò một răng của bánh dẹt sinh ở vị trí cắt. Chi tiết được lắp trên trục chính máy và đỉnh nón chia của chi tiết được gá đặt trùng với đỉnh của bánh dẹt sinh. Chuyển động quay của đầu dao và số dao trên đó không bị ràng buộc bởi một tỷ số truyền nào cả mà chỉ phụ thuộc vào các yếu tố cắt gọt. Trước lúc bắt đầu làm việc, vật được dịch chuyển hướng kính để lấy chiều sâu rãnh răng. Ngoài chuyển động quay quanh trục của mình để tạo vận tốc cắt, đầu dao còn được quay cùng với đĩa gá thực hiện chuyển động ăn khớp của bánh dẹt sinh với chi tiết gia công. Mặt phẳng đầu răng của dao phải tiếp xúc với mặt nón chân răng của chi tiết và lăn không trượt trên nhau, cho nên giữa chuyển động lắc lư của đầu máy nbd(ωbd) (chuyển động ăn khớp của bánh dẹt sinh) với chuyển động của chi tiết nc(ω1.2) phải thoả mãn tỷ số truyền thích hợp. 2.1 2.1 2.1 Z Z i bd bd bd == ω ω ; Trong đó: ωbd – tốc độ góc của đĩa gá. ω1.2 – tốc độ góc của bánh răng gia công. Zbd – số răng của bánh dẹt sinh. Zc – số răng của bánh răng gia công. Vì lưỡi cắt của dao tạo nên giống như răng của bánh dẹt sinh nên nó tạo thành mặt cong phía bên ngoài và phía bên trong của một rãnh răng bánh răng gia công. Để ăn khớp đúng, cần thiết phải điều chỉnh sao cho đỉnh côn của bánh Hình III-14. Gia công báng răng côn cung tròn Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 20 8/4/2011 răng được phay S trùng với tâm của bánh dẹt sinh Sd và phải sao cho mặt phẳng đỉnh của mũi dao tiếp xúc với mặt côn chân răng của bánh răng gia công. c d 2α S= S 90° - δ cδ HìnhIII-15. Sơ đồ điều chỉnh dao và vật gia công. Từng khe răng được phay dần dần và sau khi phay xong một rãnh răng, đầu dao phay ra khỏi vị trí ăn khớp với bánh răng gia công. Để phay rãnh tiếp theo, đĩa gá với đầu dao phay và vật gia công quay trở về vị trí ban đầu và vật gia công được phân độ thêm một bước. Sau đó chu trình gia công được lặp lại. Dạng răng cung tròn là loại bánh răng côn duy nhất có thể tiến hành mài biên dạng được. Nguyên lý gia công khi mài cũng giống như khi cắt răng. 2-Gia công bánh răng dạng epixicloid Gia công răng côn dạng epixicloid được tiến hành trên máy Oerlikon với năng suất cao vì kết cấu máy và đầu dao cho phép gia công liên tục và đồng thời trên tất cả các răng bằng sự lăn của dao và chi tiết gia công như khi phay lăn răng bánh răng trụ. Vì đường epixicloid là đường được tạo nên từ một điểm trên một vòng tròn lăn không trượt trên một đường cong, do đó để gia công răng có dạng đường epixicloid thì việc gá đặt giống như gia công răng dạng cung tròn chỉ khác ở việc bố trí các lưỡi cắt trên đầu dao quay. Hình III-16. Sơ đồ bố trí dao. Các lưỡi cắt được bố trí trên đầu dao (là một đĩa phẳng) theo dạng đường Archimede, ứng với một đường Archimede là một dao (từ 3 ÷5 lưỡi cắt) tạo thành một răng thanh răng. Có thể dùng một dãy dao hoặc nhiều dãy dao (thường từ 2 ÷ 9 dãy). Khi gia công, dụng cụ cắt và bánh răng gia công phải thực hiện sự ăn khớp của bánh răng côn với bánh dẹt sinh tưởng tượng. Bánh răng gia công Bánh dẹt sinh Đầu dao Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 21 8/4/2011 HìnhIII-17. Sơ đồ nguyên lý tạo hướng răng. Cũng giống như phương pháp gia công dạng cung tròn, bánh dẹt sinh được thay bằng đĩa gá quay với tốc độ nd mà trên đó có đặt đầu dao phay quay với tốc độ v với tâm quay lệch so với tâm của đĩa gá. Prôfin răng của bánh dẹt sinh chính là prôfin răng dao, nó có dạng hình thang và mặt bên của răng tạo ra đường xycloid kéo dài. Góc của côn chia cũng tương tự như góc côn của chân răng và đỉnh răng, có nghĩa là với phương pháp này sẽ tạo ra răng có chiều cao không đổi. Trong quá trình gia công, ngoài chuyển động ăn khớp, đầu dao không quay độc lập như khi cắt răng dạng cung tròn mà có mối liên hệ với chuyển động quay của bánh răng gia công qua xích phân độ. Chuyển động tương đối của đầu dao phay và bánh dẹt sinh phải thỏa mãn: det det Z Z dao dao = ω ω ; Trong đó : ωdẹt – tốc độ góc của bánh dẹt hay đĩa gá. ωdao – tốc độ góc của đầu dao. Zdẹt – số răng của bánh dẹt sinh. Zdao – số dãy răng của đầu dao. Tốc độ góc ω1.2 của bánh răng gia công suy ra từ điều kiện lăn trên bánh dẹt sinh ( tốc độ góc ωdẹt ) hoặc từ quy luật ăn khớp của răng Z1.2 của bánh răng gia công với số răng Zdẹt của bánh dẹt sinh và với số nhóm răng Zdao của đầu dao, do đó ta có: 2.1 det det 2.1 Z Z = ω ω ; 2.1 2.1 Z Z dao dao = ω ω ; Nêú như ta coi đầu dao phay, bánh dẹt sinh, bánh răng gia công là ăn khớp đồng thời, ta sẽ có quan hê: det2.1 det2.1 1 : 1 : 1 :: ZZZ dao dao =ωωω ; ở đây : ω1.2 – tốc độ của bánh răng gia công. Z1.2 – số răng của bánh răng gia công. Bánh răng gia công được gá trên trục chính mà trục chính của nó nghiêng một góc so với mặt phẳng của bánh dẹt sinh bằng góc côn chia của bánh răng Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 22 8/4/2011 gia công δ1.2. Hình III-18. Sơ đồ điều chỉnh dao và vật gia công. Chuyển động lăn bao hình xuất hiện bằng chuyển động quay của vật và đĩa gá cùng với chuyển động cắt của đầu dao phay. Đầu dao phay bao gồm một số dãy răng và mỗi dãy là một phần của đường xycloid khác nhau. Khi cắt sẽ xãy ra dãy răng thứ nhất đi qua rãnh răng thứ nhất của bánh răng ; dãy răng thứ hai đi qua rãnh răng thứ hai của bánh răng v.v … Trong mỗi dãy răng được bố trí ba dao, dao thứ nhất phay vào giữa rãnh răng, dao thứ hai phay cạnh bên trái và dao thứ ba phay cạnh bên phải của rãnh răng. Tất cả các răng của bánh răng được gia công bằng lăn, đồng thời dao phay còn thực hiện tiến dao S để đạt chiều sâu rãnh răng. 3-Gia công bánh răng dạng thân khai Gia công bánh răng côn có răng dạng thân khai được thực hiện trên máy Klingelberg bằng một dao phay lăn đặc biệt. Dao phay lăn có dạng côn, răng của dao được phân bố trên đường xoắn vít côn mà bước của nó trên đường côn chia là không đổi. Rãnh thoát phoi tạo nên mặt trước của dao, mặt bên và đỉnh răng được mài tạo thành góc sau như dao phay lăn trục vít. Tuy bước của dao không đổi nhưng góc nâng của ren lại thay đổi, do đó mặt gia công không có biên dạng thân khai suốt cả chiều dài bánh răng mà biên dạng thực tế có dạng paloid. Vì thế, loại bánh răng này còn được gọi là bánh răng côn paloid. Hình III-19. Sơ đồ gia công bánh răng côn răng dạng thân khai Phương pháp này dựa trên nguyên lý ăn khớp của dụng cụ và bánh dẹt sinh tưởng tượng mà bánh này tạo nên với đĩa gá lắc lư của máy. Vật gia công Trục bánh dẹt sinh Đầu dao ωdẹt ωdao ω1.2 Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 23 8/4/2011 Dao được gá trên đĩa gá mà trục quay của nó trùng với trục quay của bánh dẹt sinh. Trục của bánh răng gia công và bánh dẹt sinh tưởng tượng cắt nhau trong mặt phẳng chia của bánh dẹt sinh. Đường sinh nón chia của dao nằm trên mặt phẳng chia của bánh dẹt sinh. Dao lăn trên bánh dẹt sinh và thực hiện thêm chuyển động quay cùng đĩa gá xung quanh trục của nó. Để lưỡi cắt tạo nên hình bao lên bánh răng gia công, giá mang đầu dao còn phảimang chuyển động quay chậm từ vị trí bắt đầu đến vị trí kết thúc với một góc quay gọi là góc bao hình. Với mỗi trị số môđun pháp tuyến và với mỗi góc ăn khớp, khi gia công cần có một dao phay riêng. Như vậy, khi gia công một cặp bánh răng côn răng thân khai ăn khớp với nhau cần phải có hai dao, một dao xoắn phải để cắt bánh răng xoắn trái và một dao xoắn trái để cắt bánh răng xoắn phải. Răng của bộ truyền được sản xuất có chiều dày bằng nhau, gia công liên tục. Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 24 8/4/2011 PHẦN IV THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG TRỤC RĂNG CÔN GLEASON (ms = 3, Z = 20, α = 20 o ) IV-1. Phân tích chức năng nhiệm vụ của chi tiết. Chi tiết là trục răng chủ động dùng để truyền chuyển động quay giữa hai trục vuông góc với nhau, thường thấy trong các hộp giảm tốc, hộp tốc độ, bộ vi sai xe ôtô con. Bề mặt răng là bề mặt làm việc chính, bề mặt cổ trục lắp ô bi yêu cầu độ nhám thấp. Chi tiết chịu tải trọng tĩnh và va đập do đó yều cầu độ cứng và độ dẻo dai khi va đập. Để đảm bảo độ chính xác khi làm việc yêu cầu độ đồng tâm giữa vòng tròn chia với tâm trục, độ đảo hướng kính của cổ trục với tâm trục, độ đảo hướng trục của mặt đầu nón mằm trong phạm vi cho phép. IV-2. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu. Chi tiêt dạng trục có răng thuộc loại chi tiết phức tạp khó chế tạo. Loại răng cong cung tròn tăng khả năng chịu tải, làm việc ổn định, có khả năng mài bằng đá mài nếu cần thiết. Hình dáng chi tiết thích hợp tạo phôi bằng phương pháp dập thể tích. Vật liệu chi tiết thép C45. Chi tiết có các rãnh thoát dao thuận lợi khi gia công nhưng làm giảm hệ số sử dụng vật liệu, gây tập trung ứng suất. IV-3. Thiết kế sơ bộ phương án công nghệ. 3-1. Chọn và xác định dạng sản xuất Theo yêu cầu trong bảng nhiệm vụ: dạng sản xuất hang loạt vừa. Tính khối lượng chi tiết: Ø 50 Ø 35 Ø 35 26 M 25 33 59 Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 25 8/4/2011 Gct = γthép. Vct γthép = 7,852 Kg/dm 3.              π+              π+              π= 33. 2 50 26. 2 25 59. 2 35 V 222 ct Vct ≈ 0,13 dm 3. Gct = 0,13.7,852 = 1.02 Kg. 3-2. Chọn phôi và phương pháp tạo phôi. Sử dụng phương pháp tạo phôi trong sản xuất hiện hành: tạo phôi bằng phương pháp dập nóng. Ưu điểm: Có thể tiết kiệm 40 % nguyên vật liệu và giảm 10÷18% giá thành sản phNm. Chi tiết có độ bền và độ cứng cao hơn các phương pháp khác do kim loại biến dạng ở lớp ngoài cùng xuất hiện ứng suất dư nén. 3-3. Thiết kế sơ bộ tiến trình công nghệ gia công cơ chi tiết. 3-3.1 Phân tích chuDn định vị khi gia công. Chi tiết dạng trục nên dùng chuNn thống nhất là hai lỗ tâm côn ở hai đầu trục. Chọn bề mặt trục Φ35 làm chuNn thô gia công mặt đầu và hai lỗ tâm. Dùng hai lỗ tâm làm chuNn định vị gia công các mặt còn lại. Khi gia công bánh răng chọn bề mặt trục Φ35+0.018 làm chuNn định vị vì đây là chuNn tinh chính. 3-3.2 Xác định các bước công nghệ gia công cho từng bề mặt và trình tự thực hiện gia công các bề mặt đó. a, Hai mặt đầu trục: Phay thô mặt đầu: đạt IT 11, Rz = 40µm Khoan 2 lỗ tâm: đạt IT 11, Rz = 40µm b, Mặt trục: M25 Tiện thô: đạt IT 12, Rz = 50µm Tiện tinh : đạt IT 11, Rz = 25µm Gia công ren M25 c, Măt bậc 018.0 002.035 + +φ Tiện thô: đạt IT 12, Rz = 50µm Tiện tinh : đạt IT 11, Rz = 10µm Mài thô: đạt IT 7, Ra = 2,5µm Mài tinh : đạt IT 6, Ra = 1,25µm d, Mặt đầu nón lớn: Tiện thô: đạt IT 12, Rz = 50µm Tiện tinh : đạt IT 11, Rz = 25µm e, Mặt gờ trục: Tiện thô: đạt IT 12, Rz = 50µm Tiện tinh : đạt IT 11, Rz = 25µm g, Mặt côn: Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 26 8/4/2011 Tiện thô: đạt IT 12, Rz = 50µm Tiện tinh : đạt IT 11, Rz = 25µm Tiện mỏng: đạt IT 8, Rz = 5 µm h, Mặt răng : Cắt thô: đạt IT 10, Rz = 50µm Cắt tinh : đạt IT 7, Ra = 1,25µm Bảng III-1 Tiến trình công nghệ gia công cơ. No Tên và nội dung nguyên công Cấp chính xác Độ nhám (µm) Kích thước gia công lớn nhất 1 2 3 4 5 6 7 8 Khỏa mặt đầu: phay thô Khoan 2 lỗ tâm Gia công mặt Ø25 - Tiện thô - Tiên bán tinh Gia công mặt gờ - Tiện thô - Tiện bán tinh - Tiện rãnh thoát dao Gia công mặt đầu nón lớn - Tiện thô - Tiên bán tinh - Tiện rãnh thoát dao - Tiện mặt côn sau Gia công thô mặt Ø30 - Tiện thô - Tiên bán tinh Gia công mặt Ø35 - Tiện thô - Tiện bán tinh Gia công mặt nón - Tiện thô - Tiên tinh - Tiện mỏng Gia công tinh mặt Ø35k6 - Mài thô - Mài tinh Gia công răng - Cắt thô - Cắt tinh Gia công ren - Tiện thô - Tiện tinh Mài răng - Mài thô - Mài tinh 11 11 12 11 12 11 11 12 11 11 8 12 11 12 11 12 11 8 7 6 8 7 8 7 7 6 Rz=40 Rz=40 Rz=50 Rz=25 Rz=50 Rz=25 Rz=25 Rz=50 Rz=25 Rz=25 Rz=25 Rz=50 Rz=25 Rz=25 Rz=50 Rz=25 Rz=5 Ra= 2,5 Ra=1,25 Ra= 2,5 Ra=1,25 Rz=25 Rz=5 Ra= 2,5 Ra=1,25 117,5 65,72 35 65,7 35 Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 27 8/4/2011 1)guyên công 1: Khỏa mặt đầu khoan 2 lỗ tâm. 117,5 - Định vị: chi tiết định vị trên khối V dài khống chế 4 bậc tự do và một chốt tỳ khống chế 1bậc tự do. - Kẹp chặt: kẹp chặt bằng cơ khí, dùng ren vít và đòn bảy. - Máy : chuyên dùng khỏa mặt đầu và khoan tâm cùng một lúc - Dao : phay mặt đầu gắn hợp kim cứng và mũi khoan tâm. 2)guyên công 2: Gia công thô và bán tinh các mặt ngoài. 18°25' 3 32,49±0,11 3 26 Ø 25 -0 ,2 2 Các mặt gia công: mặt Ø25, mặt gờ l=26, mặt đầu nón lớn, các rãnh thoát dao - Định vị: chi tiết định vị trên 2 mũi tâm, mũi tâm trước khống chế 3 bậc tự do, mũi tâm sau quay khống chế 2 bậc tự do, chi tiết quay nhờ tốc kẹp. -Kẹp chặt: kẹp chặt bằng mũi tâm sau -Máy : tiện ren vít vạn năng 16K20 -Dao : dao tiện thép gió. 3)guyên công 3: Gia công thô và bán tinh mặt Ø30 và Ø35 Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 28 8/4/2011 Ø 35 + 0, 22 20 25 Ø 30 Ø 35 + 0, 22 - Định vị: chi tiết định vị trên 2 mũi tâm, mũi tâm trước khống chế 3 bậc tự do, mũi tâm sau quay khống chế 2 bậc tự do, chi tiết quay nhờ tốc kẹp. - Kẹp chặt: kẹp chặt bằng mũi tâm sau - Máy : tiện ren vít vạn năng 16K20 - Dao : dao tiện thép gió 4)guyên công 4: Gia công mặt nón 20°13' - Định vị: chi tiết định vị trên 2 mũi tâm, mũi tâm trước khống chế 3 bậc tự do, mũi tâm sau quay khống chế 2 bậc tự do, chi tiết quay nhờ tốc kẹp. Chạy dao theo mặt côn nhờ thước chép hình. - Kẹp chặt: kẹp chặt bằng mũi tâm sau - Máy : tiện ren vít vạn năng 16K20 - Dao : dao tiện mặt đầu, dao tiện rãnh, dao tiện côn. 5)guyên công 5: Gia công tinh mặt Ø35k6. -Định vị: chi tiết định vị trên 2 mũi tâm, mũi tâm trước khống chế 3 bậc tự do, mũi tâm sau quay khống chế 2 bậc tự do, chi tiết quay nhờ tốc kẹp. -Kẹp chặt: kẹp chặt bằng mũi tâm sau -Máy : máy mài ngang -Dao : đá mài hình trụ Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 29 8/4/2011 Ø 35 k6 Ø 35 k6 6)guyên công 6: Gia công mặt răng. - Định vị: 2 mặt cổ trục được dùng làm định vị khống chế 4 bậc tự do và mặt đầu nón lớn khống chế 1 bâc tự do. - Kẹp chặt: kẹp chặt bằng đòn rút - Máy : cắt răng C285 - Dao : dao cắt răng cong d =100 7)guyên công 7: Gia công ren M25 M 25 - Định vị: chi tiết định vị trên 2 mũi tâm, mũi tâm trước khống chế 3 bậc tự do, mũi tâm sau quay khống chế 2 bậc tự do, chi tiết quay nhờ tốc kẹp. - Kẹp chặt: kẹp chặt bằng mũi tâm sau - Máy : tiện ren vít vạn năng 16K20 - Dao : dao tiện thép gió Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 30 8/4/2011 8)guyên công 8: Gia công tinh mặt răng - Định vị: 2 mặt cổ trục được dùng làm định vị khống chế 4 bậc tự do và mặt đầu nón lớn khống chế 1 bâc tự do. - Kẹp chặt: kẹp chặt bằng đòn rút - Máy : máy cắt răng C285 - Dao : đá mài răng cong d =100 IV-4. Tính lượng dư gia công. 4-1.Tính lượng dư gia công cho bề mặt Ø35k6. Chi tiết gia công gá đặt trên hai mũi tâm nên sai số gá đặt theo phương hướng kính bằng không. Sai lệch vị trí không gian của phôi xác dịnh theo công thức: 2 lt 2 cv 2 lk ρ+ρ+ρ=ρ -ρlk :độ lệch khuôn giữa hai nữa khuôn dập so với tâm danh nghĩa của phôi. ρlk = 1mm -ρcv :độ cong vênh của phôi dập. ρcv= ∆k. l ∆k= 3µm; l = 94 mm ρcv= ∆k. l = 3. 94 = 282 µm = 0,282mm -ρlt :sai lệch do tạo lỗ tâm 2 2 ph lt 25,02 +      δ =ρ ; δph = 2mm; ρlt = 1,03mm. m146303,1282,01 222 µ=++=ρ Sai lệch không gian còn lại sau khi tiện thô: ρ1 = 0,06.ρph = 0,06. 1463 = 88 µm Sai lệch không gian còn lại sau khi tiện tinh: ρ2 = 0,05.ρph = 0,05. 1463 = 74 µm Sai lệch không gian còn lại sau khi mài thô: ρ2 = 0,02.ρph = 0,02. 1463 = 29 µm Lượng dư tối thiểu được xác định theo công thức: 2Zmim = 2( RZi-1 + Ta i-1 +ρi-1 ) Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 31 8/4/2011 Như vậy ta có -Tiện thô: 2Zmim1 = 2(160 +200 +1483) = 3686 µm -Tiện tinh: 2Zmim2 = 2(50 +50 +88) = 376 µm -Mài thô: 2Zmim3 = 2(30 +30 +74) = 208 µm -Mài tinh: 2Zmim4 = 2(10 +20 +29) = 118 µm Cột kích thước tính toán được xác định như sau: Ghi kích thước chi tiết ( kích thước nhỏ nhất theo bản vẽ ) vào ô cuối cùng. Các kích thước khác hình thành bằng cách lấy kích thước tính toán của bước ngay sau nó cộng với lương dư tính toán nhỏ nhất. Mài thô: dt1 = 35,002 + 0,118 = 35,120mm Tiện tinh: dt2 = 35,120 + 0,208 =35,328mm Tiện thô: dt3 = 35,328 + 0,376 =35,704 mm Phôi : dph = 35,704 + 3,686 = 39,39 mm. Dung sai của các nguyên công: Mài tinh :δ = 16µm Mài thô :δ = 40µm Tiện tinh :δ = 250µm Tiện thô :δ = 400µm Phôi :δ = 2000µm Xác định kích thước giới hạn nhỏ nhất bằng cách làm tròn kích thước tính toán theo hàng số có nghĩa của dung sai theo chiều tăng dần. Xác định kích thước giới hạn lớn nhất bằng cách cộng kích thước giới hạn nhỏ nhất dmin với dung sai δ. Lương dư giới hạn Zbmin : hiệu các kích thước giới hạn nhỏ nhất. Zbmax: hiệu các kích thước giới hạn lớn nhất. Lương dư tổng cộng lớn nhất: Z0min = ∑ = n 1i minbZ =3,3 +0,37+ 0,21 +0,118 = 4,998 Z0max = ∑ = n 1i maxbZ =4,9 +0,72 +0,42 +0,042= 6,082 Lượng dư danh nghĩa: Z0dn = Z0min + Dph - Dct = 4998 + 700 – 2 = 5696 Kích thước danh nghĩa: d0dn = dminct +Z0d = 35,002 + 5,696 =40,698 ≈ 40,7 Kiểm tra: Zmax – Zmin = δph –δct 6082 – 4998 = 2000 -16 = 1984. Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 32 8/4/2011 Bảng III-2: Tính lượng dư gia công mặt trụ Ø35k6 Các thành phần của lượng dư Kích thước giới hạn mm Lương dư giới hạn mm Bước công nghệ Rza Ta ρa εb Lượng dư tính toán Zmin Kích thước tính toán dti(mm) Dung sai δ dmin dmax Zbmin Zbmax Phôi 160 200 1483 --- 39,39 2000 39 41 Tiện thô 50 50 88 0 3686 35,704 400 35,7 36,1 3,3 4,9 Tiện tinh 30 30 74 0 376 35,328 250 35,33 35,58 0,37 0,72 Mài thô 10 20 29 0 208 35,120 40 35,12 35,16 0,21 0,42 Mài tinh 5 15 --- 0 118 35,002 16 35,002 35,018 0,118 0,042 Tổng cộng 4,998 6,082 4-2.Tính lượng dư gia công hai mặt đầu trục. Chi tiết gia công gá đặt trên khối V dài và định vị bằng chốt tỳ ở mặt đầu nón lớn nên sai số gá đặt theo bằng không. Sai lệch vị trí không gian của phôi xác dịnh theo công thức: ρcv= ∆k. D - ρcv :độ cong vênh của phôi dập. ∆k= 3µm; D = 40 mm ρcv= ∆k. l = 3. 40 = 120 µm Lượng dư tối thiểu được xác định theo công thức: 2Zmim = 2( RZi-1 + Ta i-1 +ρi-1 ) Như vậy ta có - Phay thô: 2Zmim1 = 2(160 +200 +120) = 960 µm Cột kích thước tính toán được xác định như sau: Phôi : lt1 = 94,39 + 0,960 = 95,35 mm Dung sai của các nguyên công: Phay thô :δ = 220 µm Lượng dư danh nghĩa: Z0dn = Z0min + Dph - Dct = 610 + 700 – 110= 1200 Kích thước danh nghĩa: l0dn = lminct +Z0dn = 94,39 + 1,2 =95,59 ≈ 95,6 Kiểm tra: Zmax – Zmin = δph – δct 2390 – 610 = 2000 – 220 = 1984. Bảng III-3: Tính lượng dư gia công hai mặt đầu trục. Bước công Các thành phần của lượng dư Lượng dư Kích thước Dung sai Kích thước giới hạn mm Lương dư giới hạn mm Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 33 8/4/2011 nghệ tính toán 2.Zmin tính toán lti(mm) δ nghệ tính toán 2.Zmin tính toán lti(mm) δ Phôi 160 200 120 --- 95,35 2000 95 97 Phay thô 50 0 960 94,39 220 94,39 94,61 0,61 2,39 Tổng cộng 0,61 2,39 4-3.Tính lượng dư gia công mặt đầu nón lớn. Chi tiết gia công gá đặt trên hai mũi tâm nên sai số gá đặt theo phương hướng kính bằng không. Sai lệch vị trí không gian của phôi xác dịnh theo công thức: ρcv= ∆k. D -ρcv :độ cong vênh của phôi dập. ∆k= 3µm; D = 66 mm ρcv= ∆k. D = 3. 66 = 198 µm Sai lệch không gian còn lại sau khi tiện thô: ρ1 = 0,06.ρph = 0,06. 198 = 12 µm Lượng dư tối thiểu được xác định theo công thức: Zmim = ( RZi-1 + Ta i-1 +ρi-1 ) Như vậy ta có -Tiện thô: Zmim1 = (160 +200 +198) = 558 µm -Tiện tinh: Zmim2 = (50 +50 +12) = 112 µm Cột kích thước tính toán được xác định như sau: Tiệm thô: lt1 = 32,39 + 0,112 = 32,502mm Phôi : lph = 32,502 + 0,558 = 33,06mm Dung sai của các nguyên công: Tiện tinh :δ = 220µm Tiện thô :δ = 400µm Phôi :δ = 2000µm Lượng dư danh nghĩa: Z0dn = Z0min + Dph - Dct = 610 + 700 – 110 = 1200 Kích thước danh nghĩa: l0dn = lminct +Z0dn = 32,39 + 1,2 =33,59 ≈ 33,6 Kiểm tra: Zmax – Zmin = δph –δct 2390 – 610 = 2000 -220 = 1780 Bảng III-4: Tính lượng dư gia công mặt đầu nón lớn. Bước công Các thành phần của lượng dư Lượng dư Kích thước Dung sai Kích thước giới hạn mm Lương dư giới hạn mm Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 34 8/4/2011 nghệ tính toán Zmin tính toán lti(mm) δ nghệ tính toán Zmin tính toán lti(mm) δ Phôi 160 200 196 --- 33,06 2000 33 35 Tiện thô 50 50 12 0 558 32,502 400 32,5 32,902 0,5 2,098 Tiện tinh 25 0 112 32,39 220 32,39 32,61 0,11 0,292 Tổng cộng 0,61 2,39 4-4.Tính lượng dư gia công mặt gờ trục: Chi tiết gia công gá đặt trên hai mũi tâm nên sai số gá đặt theo phương hướng kính bằng không. Sai lệch vị trí không gian của phôi xác dịnh theo công thức: ρcv= ∆k. D -ρcv :độ cong vênh của phôi dập. ∆k= 3µm; D = 35 mm ρcv= ∆k. D = 3. 35 = 105µm Sai lệch không gian còn lại sau khi tiện thô: ρ1 = 0,06.ρph = 0,06. 105 = 6 µm Lượng dư tối thiểu được xác định theo công thức: Zmim = ( RZi-1 + Ta i-1 +ρi-1 ) Như vậy ta có -Tiện thô: Zmim1 = (160 +200 +105) = 465 µm -Tiện tinh: Zmim2 = (50 +50 +6) = 106 µm Cột kích thước tính toán được xác định như sau: Tiệm thô: lt1 = 36,89 + 0,106 = 36,996 mm Phôi : lt2 = 36,996 + 0,465 = 37,461 mm Dung sai của các nguyên công: Tiện tinh :δ = 220µm Tiện thô :δ = 400µm Phôi :δ = 2000µm Lượng dư danh nghĩa: Z0dn = Z0min + Dph - Dct = 110 + 700 – 110 = 700 Kích thước danh nghĩa: l0dn = lminct +Z0dn = 36,89 + 0,7 =37,59 ≈ 37,6 Kiểm tra: Zmax – Zmin = δph –δct 1890 – 110 = 2000 – 220 = 1780 Bảng III-4: Tính lượng dư gia công mặt gờ trục. Bước công Các thành phần của lượng dư Lượng dư Kích thước Dung sai Kích thước giới hạn mm Lương dư giới hạn mm Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 35 8/4/2011 nghệ tính toán Zmin tính toán lti(mm) δ nghệ tính toán Zmin tính toán lti(mm) δ Phôi 160 200 105 --- 37,461 2000 37 39 Tiện thô 50 50 6 0 465 36,996 400 36,9 37,3 0,1 1,7 Tiện tinh 25 0 106 36,89 220 36,89 37,11 0,01 0,19 Tổng cộng 0,11 1,89 4-5.Tính lượng dư gia công bề mặt Ø25: Chi tiết gia công gá đặt trên hai mũi tâm nên sai số gá đặt theo phương hướng kính bằng không. Sai lệch vị trí không gian của phôi xác dịnh theo công thức: 2 lt 2 cv 2 lk ρ+ρ+ρ=ρ -ρlk :độ lệch khuôn giữa hai nữa khuôn dập so với tâm danh nghĩa của phôi. ρlk = 1mm -ρcv :độ cong vênh của phôi dập. ρcv= ∆k. l ∆k= 3µm; l = 25 mm ρcv= ∆k. l = 3. 25 = 75 µm = 0,075mm -ρlt :sai lệch do tạo lỗ tâm 2 2 ph lt 25,02 +      δ =ρ ; δph = 2mm; ρlt = 1,03mm. m143603,1075,01 222 µ=++=ρ Sai lệch không gian còn lại sau khi tiện thô: ρ1 = 0,06.ρph = 0,06. 1436 = 86 µm Lượng dư tối thiểu được xác định theo công thức: 2Zmim = 2( RZi-1 + Ta i-1 +ρi-1 ) Như vậy ta có -Tiện thô: 2Zmim1 = 2(160 +200 +1436) = 3592 µm -Tiện tinh: 2Zmim2 = 2(50 +50 +86) = 372 µm Cột kích thước tính toán được xác định như sau: Tiện thô: dt1 = 24,89 + 0,372 = 25,262 mm Phôi : dph = 25,262 + 3,592 = 38,854 mm. Dung sai của các nguyên công: Tiện tinh :δ = 220µm Tiện thô :δ = 400µm Phôi :δ = 2000µm Lượng dư danh nghĩa: Z0dn = Z0min + Dph - Dct Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 36 8/4/2011 = 4220 + 700 – 220 = 4700 Kích thước danh nghĩa: d0dn = dminct + Z0d = 24,78 + 4,7 = 29,48 ≈ 29,5 Kiểm tra: Zmax – Zmin = δph –δct 6000 – 4220 = 2000 -220 = 1780 Bảng III-6: Tính lượng dư gia công mặt trụ Ø25 Các thành phần của lượng dư Kích thước giới hạn mm Lương dư giới hạn mm Bước công nghệ Rza Ta ρa εb Lượng dư tính toán Zmin Kích thước tính toán dti(mm) Dung sai δ dmin dmax Zbmin Zbmax Phôi 160 200 1436 --- 28,744 2000 29 31 Tiện thô 50 50 86 0 3592 25,152 400 25,2 25,6 3,8 5,4 Tiện tinh 25 0 372 24,78 220 24,78 25 0,42 0,6 Tổng cộng 4,22 6 4-6.Tính lượng dư gia công bề mặt côn. Chi tiết gia công gá đặt trên hai mũi tâm nên sai số gá đặt theo phương hướng kính bằng không. Sai lệch vị trí không gian của phôi xác dịnh theo công thức: 2 lt 2 cv 2 lk ρ+ρ+ρ=ρ -ρlk :độ lệch khuôn giữa hai nữa khuôn dập so với tâm danh nghĩa của phôi. ρlk = 1mm -ρcv :độ cong vênh của phôi dập. ρcv= ∆k. l ∆k= 3µm; l = 15 mm ρcv= ∆k. l = 3. 15= 45 µm = 0,045mm -ρlt :sai lệch do tạo lỗ tâm 2 2 ph lt 25,02 +      δ =ρ ; δph = 2mm; ρlt = 1,03mm. m143603,1045,01 222 µ=++=ρ Sai lệch không gian còn lại sau khi tiện thô: ρ1 = 0,06.ρph = 0,06. 1436 = 86 µm Sai lệch không gian còn lại sau khi tiện tinh: ρ2 = 0,05.ρph = 0,05. 1436 = 72 µm Lượng dư tối thiểu được xác định theo công thức: 2Zmim = 2( RZi-1 + Ta i-1 +ρi-1 ) Như vậy ta có -Tiện thô: Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 37 8/4/2011 2Zmim1 = 2(160 +200 +1436) = 3592 µm -Tiện tinh: 2Zmim2 = 2(50 +50 +86) = 372 µm -Tiện mỏng: 2Zmim3 = 2(25 + 25 +74) = 248 µm Cột kích thước tính toán được xác định như sau: Tiện tinh: dt1 = 65,646 + 0,248 =65,894 mm Tiện thô: dt2 = 65,894 + 0,372 =66,266 mm Phôi : dph = 66,266 + 3,592 = 69,858 mm. Dung sai của các nguyên công: Tiện mỏng :δ = 54µm Tiện tinh :δ = 250µm Tiện thô :δ = 400µm Phôi :δ = 2000µm Xác định kích thước giới hạn nhỏ nhất bằng cách làm tròn kích thước tính toán theo hàng số có nghĩa của dung sai theo chiều tăng dần. Xác định kích thước giới hạn lớn nhất bằng cách cộng kích thước giới hạn nhỏ nhất dmin với dung sai δ. Lương dư giới hạn Zbmin : hiệu các kích thước giới hạn nhỏ nhất. Zbmax: hiệu các kích thước giới hạn lớn nhất. Lương dư tổng cộng lớn nhất: Z0min = ∑ = n 1i minbZ Z0max = ∑ = n 1i maxbZ Lượng dư danh nghĩa: Z0dn = Z0min + Dph - Dct = 4354 + 700 – 54 =5000 µm Kích thước danh nghĩa: d0dn = dminct +Z0d = 65,646 + 5,0 =70,646 ≈ 70,5 Kiểm tra: Zmax – Zmin = δph –δct 6082 – 4998 = 2000 -16 = 1984. Bảng III-7: Tính lượng dư gia công mặt côn. Các thành phần của lượng dư Kích thước giới hạn mm Lương dư giới hạn mm Bước công nghệ Rza Ta ρa εb Lượng dư tính toán Zmin Kích thước tính toán dti(mm) Dung sai δ dmin dmax Zbmin Zbmax Phôi 160 200 1436 --- 69,858 2000 70 72 Tiện thô 50 50 86 0 3592 66,266 400 66,3 66,7 3,7 5,3 Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Công nghệ chế tạo bánh răng côn. SVTH: Huỳnh Anh Thắng 38 8/4/2011 Các thành phần của lượng dư Kích thước giới hạn mm Lương dư giới hạn mm Tiện tinh 25 25 72 0 372 65,894 250 65,89 66,14 0,41 0,56 Tiện mỏng 5 0 248 65,646 54 65,646 65,7 0,244 0,44 Tổng cộng 4,354 6,3 Bảng III-8: Lượng dư và dung sai các bề mặt trục răng. Lượng dư Bề mặt Kích thước Tra bảng Tính toán Dung sai 2 mặt đầu trục 94 2. 2,7 +1,8 - 1 018,0 002,035φ 2. 2,7 +1,3 - 0,7 Mặt đầu nón lớn 32 2,2 +1,3 - 0,7 Mặt gờ trục 37 2,2 +1,3 - 0,7 Ø25 Ø25 2,2 +1,3 - 0,7 Mặt răng 2a =0,5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrduphong.pdf
  • pdf1921_MCosmos.pdf
  • pdf217%20HO%2005%20Transfer%20Case%20(IC%20GC%20OP%20TF)%201-30-03.pdf
  • pdf24232mtcge8ms39cm4wg.pdf
  • dmpacadstk.dmp
  • dwgbanh rang thang.dwg
  • dwgbg.dwg
  • bakcatranhrang.bak
  • dwgcatranhrang.dwg
  • bakchitietbrcon.bak
  • dwgchitietbrcon.dwg
  • pdfcls10_asy_seq_04.pdf
  • pdfcorp.pdf
  • dwgDAOCHUOT.dwg
  • dwgdogacatrang.dwg
  • dwgDOGACATRANG2X1.dwg
  • dwgdogatien.dwg
  • dwgDOGATIEN2X1.dwg
  • dwghrang.dwg
  • dwgkremberl.dwg
  • dwgluckep.dwg
  • dwgNC1-4.dwg
  • dwgNC5-8.dwg
  • dwgnglygiacong.dwg
  • dwgrang nghieng.dwg
  • dwgranhrang.dwg
  • pdfSpur%20and%20Helical%20Master%20Gears.pdf
  • dwgtaophoi1.dwg
  • dwgthang1.dwg
  • bakthbrc.bak
  • dwgthbrc.dwg
  • bakthongsobrcon.bak
  • dwgthongsobrcon.dwg
  • dbThumbs.db
  • baktknc.bak
  • dwgtknc.dwg