- Công tác đoán đọc điều vẽ là một trong những công đoạn quan trọng không thể thiếu trong việc thành lập bản đồ địa hình bằng ảnh hàng không. Kết quả của công tác này đảm bảo tính đầy đủ, chi tiết và phong phú của nội dung bản đồ; đồng thời tính hiệu quả của công đoạn cũng quyết định đến giá thành mỗi mảnh bản đồ.
-Việc tiến hành điều vẽ ngoài trời nhằm đưa các đối tượng mới xuất hiện lên bản đồ, xoá bỏ các địa vật khác có trên ảnh nhưng không còn hoặc đã thay đổi ngoài thực địa. Công việc này giúp khai thác tối ưu tư liệu ảnh và tăng độ chính xác, tuy nhiên cũng làm giảm hiệu quả kinh tế.
-Việc thu thập các tài liệu bổ trợ, nghiên cứu và sử dụng chúng làm tăng hiệu quả kinh tế cũng như năng suất lao động của công tác đoán đọc điều vẽ.
- Biện pháp kết hợp điều vẽ giữa nội nghiệp và ngoại nghiệp là một trong những phương án tối ưu nhằm nâng cao tính hiệu quả kinh tế kỹ thuật hiện nay.
55 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3271 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác đoán đọc điều vẽ ảnh hàng không phục vụ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểu dân cư được thể hiện trên bản đồ địa hình bằng kiểu ghi chú tên của nó.
Trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000 và 1: 25.000 các điểm dân cư được biểu thị bằng ký hiệu quy ước đối với các ngôi nhà và các vật kiến trúc riêng biệt, nhưng trong đó đã có sự lựa chọn nhất định.
ă Các đối tượng kinh tế, văn hoá xã hội.
Các công trình công cộng phải biểu thị tính chất kinh tế, văn hoá xã hội của chúng như: nhà máy, nhà thờ, UBND, chùa , bưu điện, nghĩa trang, tượng đài, trường học, bệnh viện, các đường dây điện cao thế - hạ thế, đường dây thông tin…
Nói chung các đối tượng kinh tế, văn hoá xã hội khi biểu thị phải có sự lựa chọn tuỳ theo tỷ lệ bản đồ; ưu tiên biểu thị các đối tượng có ý nghĩa lịch sử, văn hoá hoặc ý nghĩa phương vị. Ghi chú chiều cao cho các đối tượng từ 15 m trở lên và ghi chú riêng nếu có.
ă Đường giao thông và các thiết bị phụ thuộc.
Hệ thống giao thông bao gồm các loại: Đường sắt, đường ô tô, đường đất, đường mòn, đường bờ ruộng và các sân bay, bến tàu thuyền, bến đò, bến phà…
- Các thiết bị phụ thuộc gồm các loại cầu, cống bắc qua đường. Các cầu ô tô qua đường đều phải ghi chú vật liệu làm cầu, trọng tải cầu, chiều dài, chiều rộng, ghi chú đầy đủ tên riêng nếu có.
Trên các bản đồ tỷ lệ 1: 10.000 và lớn hơn phải biểu thị tất cả mạng lưới giao thông và các đối tượng liên quan.
Trên các bản đồ tỷ lệ 1: 25.000 và nhỏ hơn thì sự biểu thị hệ thống đường giao thông có sự chọn lọc lấy bỏ khái quát cao hơn. Ưu tiên chọn lọc theo ý nghĩa của từng con đường.
Khi biểu thị hệ thống giao thông cần lưu ý đến các cấp đường, các đoạn đường đắp cao, xẻ sâu, cầu cống, và hướng đi tiếp theo.
Đối với đường sắt khi biểu thị cần phân loại độ rộng đường ray và lưu ý đến các đối tượng liên quan như: nhà ga, nhà tuần phòng…
Đối với đường ô tô cần thể hiện chất liệu rải mặt, độ rộng lòng đường và tên đường bằng ghi chú.
ă Thuỷ hệ và các công trình phụ thuộc.
Các yếu tố thuỷ hệ được biểu thị chi tiết trên bản đồ địa hình, gồm đường bờ, đường mép nước của biển, hồ, sông ngòi, kênh, mương, rạch… Khi biểu thị cần tách biệt đường bờ, đường mép nước.
Tuỳ theo tỷ lệ của bản đồ và độ rộng của sông, hồ, kênh, mương… mà ta thể hiện nó bằng nét đôi hay nét đơn.
Trên bản đồ biểu thị tất cả các con sông có chiều dài từ 1 cm trở lên. Độ rộng, độ sâu, độ cao mực nước của sông được tính bằng mét và được biểu thị bằng ghi chú. Phải xác định và biểu thị chất liệu đáy, hướng nước chảy.
Ngoài các yếu tố thuỷ hệ chính nêu trên, trên bản đồ địa hình còn thể hiện các nguồn nước tự nhiên và nhân tạo như giếng nước, mạch nước… và các đối tượng liên quan như: trạm bơm, máng dẫn nước, cống, các loại đê, đập…
ă Dáng đất và chất đất.
Địa hình được thể hiện lên bản đồ bằng đường bình độ. Những yếu tố dáng đất mà đường bình độ không thể hiện được thì thể hiện bằng ký hiệu riêng và ghi chú.
Tại những điểm đặc trưng của địa hình như: đỉnh núi, yên ngựa, lòng chảo, thung lũng, ngã ba đường, chân vật định hướng… cần phải ghi chú điểm độ cao để tăng cường cho biểu thị địa hình.
Tại những nơi địa hình phức tạp nếu đường bình độ cơ bản không đủ mô tả thì có thể sử dụng các loại đường bình độ nửa khoảng cao đều, đường bình độ phụ, và ký hiệu địa hình khác.
Về loại đất và chất đất trên bản đồ địa hình được biểu thị theo trạng thái bề mặt và phân ra các loại: đá, sỏi, cát, bùn, sét. Còn các yếu tố khác biểu thị theo yêu cầu cụ thể.
ă Thực vật.
Đối với thảm thực vật phải điều tra biểu thị chính xác như: loại rừng, cây công nghiệp, cây nông nghiệp, rau màu và các loại cỏ… Cây và cụm cây độc lập phải đo độ cao, đường kính thân cây và biểu thị đầy đủ ở các tỷ lệ bản đồ.
Ranh giới của các khu thực phủ được biểu thị bằng các đường chấm, ở diện tích bên trong đường viền thì vẽ các ký hiệu quy ước đặc trưng cho từng loại thực vật. Khi biên vẽ thực vật phải lựa chọn và khái quát; việc chọn lọc thường dựa theo tiêu chuẩn kích thước và diện tích nhỏ nhất của các đường viền được thể hiện trên bản đồ.
ă Địa giới, ranh giới tường rào.
Trên các bản đồ địa hình khi thể hiện địa giới hành chính thì ngoài đường biên giới quốc gia còn phải biểu thị đầy đủ địa giới hành chính của các cấp.
Các đường ranh giới phân chia hành chính đòi hỏi phải thể hiện rõ ràng chính xác theo hồ sơ địa giới hành chính (theo các tài liệu chính thức của nhà nước). Các mốc địa giới khi đo vẽ phải xác định chính xác và vẽ đúng vị trí. Đường ranh giới hành chính cấp cao được thay thế cho đường ranh giới hành chính cấp thấp và phải được khép kín.
Ranh giới thực vật và ranh giới các địa vật khác phân ra loại chính xác và không chính xác. Thể hiện bằng ký hiệu tương ứng.
ă Địa danh và các ghi chú khác.
Tên gọi vùng dân cư phải được điều tra tại UBND các địa phương. Tên sông, núi, các di tích văn hoá… phải biểu thị theo cách gọi phổ thông, lâu đời của nhân dân địa phương.
Trên các bản đồ địa hình tất cả các ghi chú bằng chữ hay bằng số phải theo kiểu chữ và kích cỡ tiêu chuẩn đã quy định.
Khoảng cách giữa ghi chú và ký hiệu được quy định trong quy phạm và ký hiệu hiện hành.
Tất cả các ghi chú bằng số, phân số đều viết song song với khung Nam bản đồ ( trừ ghi chú số tầng nhà, số đường bình độ, đường dây, số ống dẫn, tên đường, tên sông suối…). Với độ rộng, độ sâu và chất đáy của sông suối thì ghi vào bên trong lòng sông dọc theo ký hiệu mũi tên độ rộng, độ sâu đặt tại nơi đo nếu sông suối đủ rộng; các trường hợp khác đặt song song với khung Nam bản đồ.
1. 4. Độ chính xác của bản đồ địa hình.
Trên bản đồ địa hình, chủ yếu được thể hiện 3 nội dung cơ bản là: Vị trí các điểm khống chế trắc địa; vị trí cùng các thông tin về nội dung của điểm địa vật; sự biểu thị địa hình bằng đường bình độ và điểm ghi chú độ cao, điểm đặc trưng địa hình. Độ chính xác của việc thể hiện 3 nội dung trên sẽ quyết định độ chính xác của bản đồ địa hình.
Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình quy định: Sai số giới hạn vị trí điểm khống chế mặt phẳng của lưới khống chế đo vẽ sau bình sai so với điểm khống chế trắc địa cấp cao gần nhất không vượt quá 0,2mm ở vùng quang đãng và 0,3mm ở vùng rậm rạp (tính theo tỷ lệ bản đồ).
Sai số giới hạn của điểm khống chế độ cao đo vẽ sau bình sai so với độ cao của mốc độ cao gần nhất không vượt quá 1/5 khoảng cao đều cơ bản ở vùng đồng bằng và 1/3 khoảng cao đều cơ bản ở vùng núi.
Độ chính xác vị trí mặt bằng các điểm địa vật được đặc trưng bởi sai số trung bình vị trí điểm của chúng so với điểm khống chế đo vẽ gần nhất ( điểm khống chế mặt phẳng). Người ta thường quy định sai số này không lớn quá 0,5mm trên bản đồ với các địa vật chủ yếu, rõ nét hoặc đối với khi thành lập bản đồ ở vùng đồng bằng, vùng đồi. Và sai số này không vượt quá 0,7mm trên bản đồ đối với các địa vật thứ yếu có đường viền không rõ ràng hoặc là đối với khi thành lập bản đồ ở vùng núi, núi cao.
Đối với các khu vực ẩn khuất, đầm lầy… các sai số biểu thị dáng đất nói trên được phép tăng lên 1,5 lần.
1. 5. Các phương pháp thành lập bản đồ địa hình
Có 3 phương pháp thành lập bản đồ địa hình
1. 5.1. Đo trực tiếp ngoài thực địa
1.5.1.1. Phương pháp đo vẽ bàn đạc
Được áp dụng ở khu vực không lớn, bằng phẳng, có độ dốc dưới 60 hoặc khi không có tài liệu bay chụp. Chuyển tất cả các điểm khống chế lên ván (giấy bồi lên nền cứng bằng bản kẽm, gỗ hoặc nhôm) sau đó tiến hành đo vẽ. Đo chi tiết trên trạm máy được tiến hành bằng phương pháp cực. Khi độ dốc nhỏ hơn 30 có thể dùng máy thuỷ chuẩn hoặc tia ngắm ngang của máy bàn đạc đo độ cao của điểm mia chi tiết. Khi đo vẽ chi tiết phải xác định và đưa lên bản vẽ độ cao các điểm đặc trưng của địa hình. Trên cơ sở độ cao của các điểm mia chi tiết vẽ đường bình độ ngay tại thực địa.
- Ưu điểm: Thao tác đo vẽ đơn giản, các điểm nối ít bị nhầm lẫn, có thể kiểm tra sai sót trực tiếp, giảm bớt khối lượng tính toán….
- Nhược điểm: Chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, và của địa hình, địa vật phức tạp dễ bị hư hỏng nếu bảo quản không tốt, công tác lưu trữ bản vẽ gặp nhiều khó khăn, thời gian ngoài trời chiếm 80% độ chính xác không cao chỉ cho phép đo ở khu vực nhỏ.
1.5.1.2. Phương pháp đo vẽ toàn đạc
Thường được sử dụng để đo vẽ ở khu vực không lớn, ở khu dân cư nhà cao tầng, cây cối che phủ nhiều hoặc trường hợp chỉ đo vẽ dáng đất ở khu vực đã xây dựng và khu vực có dạng dài hẹp mà các phương pháp khác sử dụng không kinh tế. Máy được sử dụng đo vẽ là máy toàn đạc điện tử hoặc máy kinh vĩ. Các số liệu đo góc, khoảng cách, được ghi vào sổ đo và vẽ sơ hoạ các điểm chi tiết kèm theo. Trên sơ đồ thể hiện các điểm định hướng, điểm mia đặc trưng địa hình và các ghi chú cần thiết khác. Tỷ lệ sơ đồ xấp xỉ bằng tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ. Việc tính toán và triển các điểm chi tiết lên ván vẽ được thực hiện ở trong phòng.
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ máy tính kết hợp sự hỗ trợ của một số phần mềm thì việc áp dụng phương pháp này sẽ giảm bớt khối lượng công tác nội nghiệp. Bằng cách nhập vào máy tính điện tử các số liệu được đo trực tiếp ngoài thực địa bằng các máy kinh vĩ thông thường, máy toàn đạc điện tử hoặc công nghệ đo GPS động. Sau đó dùng các phần mềm ứng dụng xử lý số liệu trên máy tính (tính toạ độ, độ cao cho các điểm chi tiết) và tiến hành nối điểm có sự hỗ trợ của bảng sơ hoạ.
- Ưu điểm: Đạt được độ chính xác cao, thuận lợi cho khu vực thành lập nhỏ, vùng cần thành lập có nhiều địa vật phức tạp, che khuất nhiều, tận dụng sử dụng được các loại máy móc truyền thống hiện có. Chủ yếu áp dụng cho thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn và cực lớn và bản đồ địa chính.
- Nhược điểm: Tốn nhiều công sức, thời gian thi công kéo dài, chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, hiệu quả kinh tế không cao. Việc nối các điểm chi tiết trong phòng theo sơ hoạ thực địa hay theo trí nhớ của người đo vẽ rất dễ bị nhầm lẫn bỏ sót. Đôi khi không thể thực hiện được tại vùng cần thành lập có địa hình phức tạp, khó khăn cho việc tiến hành đo đạc ngoài thực địa.
1.5.2. Biên tập từ bản đồ tỷ lệ lớn hơn.
Đây là phương pháp dùng để thành lập các bản đồ tỷ lệ trung bình, tỷ lệ nhỏ, thành lập các loại bản đồ chuyên đề. Phương pháp này được áp dụng khi khu vực cần thành lập đã có bản đồ tỷ lệ lớn hơn mới được thành lập hoặc mới được hiệu chỉnh. Có thể sử dụng bản đồ được thành lập cách thời điểm triển khai công tác thành lập khoảng 2-3 năm (tính theo thời điểm thu thập thông tin của bản đồ) song trước khi sử dụng phải đánh giá mức độ biến đổi ở ngoài thực địa so với bản đồ.
Nội dung trên bản đồ tỉ lệ lớn hơn được coi là mới và chuẩn, được sử dụng để xác định sự khác nhau với bản đồ cần thành lập trên cơ sở đó cần loại bỏ khỏi bản đồ những yếu tố không còn tồn tại và bổ sung những yếu tố mới xuất hiện.
-Ưu điểm: Công tác thành lập bản đồ được thành lập nhanh chóng, đạt độ chính xác cao, công việc thành lập được tiến hành hoàn toàn trong phòng nên triển khai công việc khá thuận tiện, chỉ cần sử dụng các phương tiện, dụng cụ truyền thống. Tính kinh tế của phương pháp rất cao
- Nhược điểm: Phương pháp này chỉ thực hiện được ở khu vực cần thành lập đã có bản đồ địa hình tỉ lệ lớn hơn mới được thành lập hoặc mới hiện chỉnh. Độ chính xác của bản đồ cần thành lập phụ thuộc vào độ chính xác của bản đồ tỷ lệ lớn hơn và phương pháp chuyển vẽ.
1.5.3. Thành lập bản đồ bằng ảnh hàng không.
Đã từ lâu ảnh hàng không đã được sử dụng rộng rãi và rất có hiệu quả trong lĩnh vực thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ, tỷ lệ trung bình và tỷ lệ lớn, ảnh hàng không còn dùng để thành lập bản đồ địa chính cho các khu vực đất nông - lâm nghiệp hoặc ở khu vực có độ che phủ ít.
ảnh hàng không cho ta khả năng đo đạc tất cả các đối tượng mà không nhất thiết phải tiếp xúc hoặc đến gần chúng, miễn các đối tượng có hình ảnh trên ảnh, ảnh hàng không giúp ta thu thập thông tin địa vật, địa hình một cách nhanh chóng và khách quan. Sử dụng ảnh hàng không để thành lập bản đồ cho phép giảm nhẹ công tác ngoài trời, tránh các ảnh hưởng của thời tiết đối với kế hoạch và kết quả công tác. Giá thành sản phẩm của các phương pháp đo vẽ ảnh hàng không thấp hơn các phương pháp đo vẽ trực tiếp từ 2 á 3 lần, thời gian thành lập cũng nhanh hơn rất nhiều và đo vẽ ở mọi địa hình, đặc biệt những vùng con người không đặt chân tới được.
Hiện nay, các tiến độ kỹ thuật và công nghệ mới nhanh chóng được ứng dụng vào ngành đo ảnh, vì thế khả năng tự động hoá việc thành lập bản đồ bằng ảnh rất lớn, càng nâng cao hiệu suất công tác và tính kinh tế của phương pháp. Hiện nay số lượng bản đồ thành lập từ ảnh hàng không chiếm một tỷ lệ rất cao (trên 90%) trong tổng số bản đồ được thành lập ở nước ta.
1.6 Quy Trình Thành Lập bản Đồ Địa Hình
Thiết kế kỹ thuật
Đặt dấu mốc(nếu cần)
Bay chup ảnh
Chụp ảnh số
Chụp ảnh dung phim
Xử lý hoá ảnh
ảnh tương tự
Quét ảnh
Đo nối khống chế ảnh
ngoại nghiệp
ảnh số(ISRU)
Xây dung prọect (ISPM)
định hướng ISMS tăng dày
Khống chế ảnh (ISDM,ISAT)
Đo vẽ lập thể,xây dựng mô hình số DEM /DTM
(ISSD,ISFC,ISDC,ISMT)
Nắn ảnh trực giao dùng DEM
(ortho-pro,bare-rectifier)
Nắn ảnh vùng phẳng
(IRAS-C)
Cắt ghép,thành lập bình đồ ảnh
(IRAS-C)
Đoán đọc,điều vẽ
ảnh,đo vẽ bổ sung
Cắt ghép,thành lập bình đồ ảnh
(IRAS-C)
Số hoá địa vật
(microstation)
Bản đồ số,in
ấn,lưu trữ
Biên tập,kiểm tra,chỉnh sửa
(miscrostation)
1.6.1. Cơ sở toán học và độ chính xác của bản đồ địa hình
- múi chiếu và hệ toạ độ
bản đồ dịa hình tỷ lệ 1:2000,1:5000,1:10000 đuợc thành lập ở múi chiếu 3 độ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25000,1:50000 thành lập ở múi chiếu 6 độ trong hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000;hệ toạ độ cao quốc gia việt nam.
1.6.2. Chia mảnh,đạt phiên hiệu
việc chia mảnh đặt phiên hiệu và tên của mảnh bản đồ địa hình thực hiện theo quy định tại thông tư số 973/2001/IT-TCDC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của tổng cục địa chính nay là Bộ tài nguyên môI truờng về hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quôc gia VN_2000.
1.6.3. Cơ sở khống chế trắc địa để đo vẽ bản đồ
Các đặc điểm đo đặc cơ sở quốc gia: các điểm toạ độ quốc gia cấp 0, hạng I,II,III,điểm địa chính cơ sở,các điểm độ cao quốc gia hạng 1,2,3,4.
-các diểm khống chế cơ sở điểm đường chuyền cấp 1,2 và tương đương điểm độ cao kỹ thuật.
1.6.4. Độ chính xác của bản đồ địa hình quy định như sau
Sai số trung phương vị trí địa vật biểu thị trên bản đồ gốc so vói vị trí của điểm khống chế đo vẽ gần nhất tính theo tỷ kệ bản đồ thành lập không được vượt qua các giá trị sau đây:
0,5 mm khi thành lập bản đồ ở vùng đồng bằng và đồi núi
0,7 mm khi thành lập bản đồ ở vùng núi
Sai số trung phương độ cao của đường bình độ,điểm đặc trưng địa hình,điển ghi chú độ cao biểu thị trên bản đồ gốc so với độ cao điểm khống chế độ cao ngoại nghiệp gần nhất tính theo khoảng cao đều đường bình độ cơ bẳn không vượt quá các giá trị sau:
Khoảng cao đều
đường bình đồ cơ bản
Sai số trung phương về độ cao
(tính theo khoảng cao đều cơ bản)
1:2000
1:5000
1:10000
1:25000
1:50000
0,5 m và 1 m
1/4
1/4
1/4
2,5 m
1/3
1/3
1/3
1/3
5 m
1/3
1/3
1/3
1/3
1/3
10 m
1/2
1/2
20 m,40 m
1/2
đối với khu vực ẩn khuất và đặc biệt khó khăn các sai số trên được phép tăng lên 1,5 lần.
-Sai số trung phương vị trí mặt phản của điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ tỷ lệ bản đồ thành lập không vượt quá 0,1 mm ở vùng quang đãng và 0,15 mm ở vùng khuất.
- Sai số trung phương độ cao cẩu điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp,điểm khống chế đo vẽ sau đo vẽ sau bình sai so với điểm độ cao quốc gia gần nhất không vướt quá 1/10 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản ở vùng quang đãng và 1/5 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản ở vùng ẩn khuất.
1.65 Sai số giới hạn
Sai số giới hạn của vị trí địa vật; của độ cao đường bình độ, độ cao điểm đặc trương địa hình, độ cao điểm ghi chú độ cao; của vị trí mặt phẳng và độ cao điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp,điểm khống chế đo vẽ không vượt quá 2 làn các sai số quy định tại mục 1.64. khi kiểm tra, sai số vượt quá sai số giới hạn. số lượng các trường hợp có sai số vượt quá 5% tổng số các trường hợp kiểm tra ở vùng quang đãng và 10% tổng số các trường hợp kiểm tra ở vùng khó khăn, ẩn khuất. Trong mọi trường hợp các sai số đều không được mang tính hệ thống.
1.66 Nội dung bản đồ địa hình
Các nội dung phải thể hiện trên bản đồ địa hình bao gồm:
Cơ sở toán học;
Thủy hệ và các đối tượng liên quan;
Dân cư và các đối tượng kinh tế, văn hoá, xã hội ;
thực vật ;
biên giới quốc gia, địa giới hành chính ;
Ghi chú địa danh và các ghi chú cần thiết khác.
- Các yếu tố nội dung bản đồ địa hình biểu thị theo quy định của ký bản đồ địa hình tỷ lệ tương ứng.
- Độ chính xác biểu thị các yếu tố nội dung bản đồ phải bảo đảm các quy định tại mục 1.65
- Các yếu tố dạng vùng có diện tích từ 20mm vuông trở lên trên bản đồ tỷ lệ 1 :2000, 1 :5000, có diện tích từ 15mm vuông trở lên trên bản đồ tỷ lệ 1 :10000, 1 :25000 đều phải xác định để biểu thị trừ một số yếu tố nội dung có quy định riêng.Các yếu tố dạng đường có độ rộng từ 0.5mm trở lên trên bản đồ vẽ theo tỷ lệ độ rộng dưới 0.5 mm vẽ theo quy dịnh của ký hiệu
1.67. Thuỷ hệ và các đối tượng liên quan
- Các yếu tố thuỷ hệ phải thể hiện trên bản đồ địa hình bao gồm biển, đảo, hồ, ao, các loại bãi ven bờ ;sông,ngòi suối, mương máng, kênh rạch ; mạch nước khoáng thiên nhiên, giếng nước và các đối tượng khác có liên quan.
- Các sông suối trên bản đồ lớn hơn 1cm ;đều phải thể hiện. Khi sông, suối, kênh, mương, trên bản đồ có độ rộng từ 0,5 mm trở lên phải biểu thị bàng hai nét, dưới 0,5 mm biểu thị bằng một nét theo hướng dẫn của ký hiệu tương ứng. Nhưng sông, suối kênh, mương có chiều dài ngắn hơn quy định trên nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vẫn phải thể hiện.
- Các loại sông có nước theo mùa hoặc khô cạn; đoạn sông suối khó xác định chính xác, đoạn sông suối mất tích, chảy ngầm phân biệt để biểu thị theo quy định của ký hiệu.
- Hướng dòng chảy của các đoạn sông,suối,kênh rạch có ảnh hưởng của thuỷ triều và các sông, suối, kênh, rạch khó nhận biết hướng chảy trong phạm vi mảnh bản đồ đều phải thể hiện.
- Các loại bờ, bãi, đê, đập và các đối tượng liên quan khác của thuỷ hệ biểu thị theo hướng dẫn của ký hiệu.
1.68. Địa hình
Địa hình được thể hiện trên bản đồ bằng đường bình độ,hướng chỉ dốc, điểm ghi chú độ cao và các ký hiệu khác. Khoáng cao đều đường bình độ cơ bản được quy định theo đôn dốc địa hình trong bảng sau :
Độ dốc
địa hình
Khoảng cao đều đường bình độ cơ bản (m)
1:2000
1:5000
1:10000
1:25000
1:50000
Từ 00 đến 20
0,5;1
0,5;1
1
2,5
5
Từ 20 đến 60
0,5 1;2,5
1;2,5
2,5
Lớn hơn 60
2,5
2,5;5
5
2,5;5
10
Từ 20 đến 150
5;10
20
Lớn hơn 250
10
20; 40
Trên mảnh bản đồ chỉ thể hiện địa hình bằng một khoảng cao đều cơ bản, khi khoảng cao đều cơ bản không mô tả hết được dáng địa hình thì sử dụng thêm đường bình độ nửa khoảng cao đều.Trường hợp phải biểu thị chi tiết cá biệt của dáng đất phải dùng đường bình độ phụ có độ cao thích hợp.
Các điểm ghi chú độ cao phải chọn vào các điểm đặc trưng của địa hình. Trên một dm2 bản đồ phải có tư 10 điểm ghi chú độ cao. Trường hơp địa hình khu đo bằng phảng, dáng đất không thể hiện đựơc bằng đường bình độ thì phải có từ 25 đến 30 diểm. Ghi chú độ cao chẵn đếm 0.01 m đối với tỷ lệ 1 :2000, 0,1m đối với tỷ lệ 1 ;5000, 1 :10000 và 1 :25000, chẵn đếm mét đối với tỷ lệ 1 :50000.
Các dạng đặc biệt của dán đất gồm khe rãnh xói mon, sườn dốc đứng, sườn đất sụt, đứt gãy, sườn đất trượt, vách đá, vùng núi đá, lũy đá, đá độc lập, dòng đá sỏi, bãi đá, miệng núi lửa, cửa hang động, địa hình casto, gò đống , các loại hố,địa hình bậc thang, bãi cát, đầm lầy biểu thị theo quy định của ký hiệu.
1.6.9.Đường giao thông và các đối tượng liên quan
- Các yếu tố giao thông thể hiện trên bản đồ địa hình bao gồm các loại đường sắt, đường ôtô có rải mặt, đường mòn, các loại đường khác và các công trình, đối tượng liên quan.
- Toàn bộ các tuyến đường sắt hiện có hoặc đang làm, đường sắt trong ga và các công trình, đối tượng liên quan của đường sắt được phân biệt và biểu thị theo quy định ký hiệu.
- Tất cả các tuyến đường ô tô có rải mặt đều phải thể hiện đầy đủ kèm theo ghi chú tên đường và tính chất đường theo quy định của ký hiệu.
- Đường đất lớn phải thể hiện đầy đủ trên bản đồ. Đường đất nhỏ và đường mòn biểu thị có lựa chọn và phải đảm bảo thể hiện đặc trưng của hệ thống giao thông.
- Hệ thống giao thông trong vung dân cư tùy từng trương hợp cụ thể có thể chọn lựa lấy bỏ nhưng phải bảo đảm thể hiện được đặc chung của vùng và tính hệ thống của mạng lưới giao thông.
- Các đối tượng liên quan của đường sắt, đường ô tô có rải mặt trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10000 và 1:25000 và 1:50000 phải biểu thi đầy đủ theo khả năng dung nạp của bản đồ hướng đẫn của ký hiệu.
- Đối với tỷ lệ 1:2000,1:5000 các đoan đường đắp cao hoặc xẻ dài từ 5 mm trở lên trên bản đồ và có tỷ cao hoặc tỷ xâu từ khoảng cao đều đường bình độ cơ bản trở lên đều phải biểu thị kèm theo ghi chú . Trường hợp đo vẽ địa hình với khoản cao đều đường bình độ cơ bản 0,5 m thì biểu thị đoạn đường đắp cao, xẻ xâu từ 0,5 m trở lên.
1.7.0. Dân cư và các đối tượng kinh tế, văn hoá, xã hội
Đồ hình vùng dân cư và nhà trong vùng dân cư thể hiện theo hướng dẫn của ký hiệu.
Đối tượng vùng dân cư nông thôn phải thể hiện thực phủ nếu độ che phủ của tán cay lớn hơn 20%. Các mảng thực vật, ô đất trồng, ô đất cacnh tác trong khu đân cư có diện tích trên bản đồ từ 4mm2 trở lên (đối với tỷ lệ 1:10000,1:25000, 1:50000) , từ 10 m2 trở lên ( 1:2000, 1:5000) đều phải thể hiện.
Tên gọi các vùng dân cư là tên chính thức được quy định trong các văn bẳn quy phạm pháp luật trường hợp văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định thì thực hiện theo các văn bản quản lý hành chính của UBND các cấp có thẩm quyền.
- phải xác định và biểu thị số của đơn vị hành chính cấp xã.
- Các đối tựng kinh tế, văn hoá, xã hội được thể hiện theo quy định sau:
a) Các đối tượng kinh tế, văn hoá, xã hội cố đồ hình vẽ được theo tỷ lệ bản đồ phải thể hiện đầy đủ.
b) Các đối tượng không vẽ được theo tỷ lệ bản đồ thì chọn lọc để biểu thị, ưu tiên những đối tượng có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, văn hoá, lịch sử đối với vùng dân cư hoặc có ý nghĩa dịnh hướng.
c) Ghi chú tên gọi đối với các đối tượng có tên khi độ dung nạp của bản đồ cho phép.
Đối vói các tuyến đường đây, chỉ thể hiện nhưng đương dây truyền tải điện lớn có ý nghĩa liên vùng, quốc gia từ 35kv trở lên đối với tỷ lệ 1:50000, từ 380v trở lên đối với tỷ lệ 1:10000 và 1:25000.các loại đường dây khác thể hiện khi có yêu cầu. Các loại đường ống dẫn trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10000 và 1:250000 thể hiện theo quy định của ký hiêu.
1.7.1. Thực vật
Trên bản đồ phảI thể hiện các loại thực vật tự nhiên và cây trồng theo phân loại và quy định của ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ tương ứng.
- Các thực vật có diện tích từ 15mm2 trên bản đồ tỷ lệ 1:10000, 1:25000, 1:25000, 1:50000, từ 20mm2 trên bản đồ tỷ lệ 1:2000, 1:5000 phảI phan biệt để biểu thị theo quy định của ký hiệu.
- Các cây và cụm cây độc lập chỉ biểu thị khi có ý nghĩa định hướng.
- Ranh giới thực vật đối với tỷ lệ 1:2000, 1:5000,1:10000 căn cứ theo thực tế để phân biệt biểu thị là ranh giới chính xác hoặc ranh giói không chính xác, đối với tỷ lệ 1:25000 và 1:50000 không cần phân biệt
1.7.2. Biên giới quốc gia, địa giới hành chính
- Trên bản đồ phải thể hiện đầy đủ đường biên giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp theo đúng vá thống nhất với các tài liệu pháp lý của nhà nước về biên giới và địa giới hành chính. Trường hợp các cấp địa giới trùng nhau thì thể hiện địa giới hành chính của cấp cao nhất.
1.7.3. Ghi chú địa danh và các ghi chú cần thiết khác
Ghi chú địa danh trên bản đồ thực hiện theo quy định của pháp luật, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định thì thực hiện theo các văn bản quản lý hành chính của UBND cấp có thẩm quyền.
Ghi chú tên, ghi chú giải thích, ghi chú số liệu và các ghi chú khác trên bản đồ thực hiện theo quy định của ký hiệu và quy định kỹ thuật số hoá bản đồ địa hình tỷ lệ tương ứng.
CHƯƠNG II
CÔNG TÁC ĐOÁN ĐỌC VÀ ĐIỀU VẼ
II.1. Khái niệm đoán đọc và điều vẽ
Không giống như bản đồ, ảnh đo chưa được tổng quát hoá mã hoá (ký hiệu) về các thông tin hình học, thông tin thuộc tính của đối tượng tại thời điểm thành lập bản đồ.cho nên phải tiến hành đoán đọc và điều vẽ ảnh.
Đoán đọc (giải đoán) ảnh là kỹ thuật chiết tách thông tin định tính và định lượng của đối tượng đo từ hình ảnh của chúng dựa trên các tri thức chuyên ngành, các tài liệu liên quan và kinh nghiệm của người giải đoán (nội nghiệp).
Điều vẽ ảnh: điều tra, đối soát và đo vẽ lại cho đúng hiện trạng về định tính và định lượng của đối tượng đo tại thời điểm thành lập bản đồ. (ngoại nghiệp , kiểm tra, chính xác hoá và bổ sung kết quả đoán đọc, đo vẽ bổ sung nhưng thay đổi…)
Đoán đọc và điều vẽ ảnh là việc xác định các thông tin có tính bản đồ của đối tượng đo thông qua hình ảnh của chúng, trong đó đoán đọc là dựa vào các quy luật tạo hình học, tạo hình quang học, quy luật phan bố của các địa vật và mối quan hệ tương hỗ của chúng để giải đoán tính chất của đối tượng đo, điều vẽ là công việc điều tra ngoài thực địa nhằm xác định các thông tin có tính bản đồ của đối tượng đo không thể nhận biết trực tiếp trên ảnh. Các quy luật của hình ảnh địa vật được sử đụng trong đoán đọc ảnh gọi chuẩn la đoán đọc ảnh hang không.
II.2. Phân loại đoán đọc, điều vẽ
Căn cứ vào nhiệm vụ cần thực hiện, người ta chia đoán đọc điều vẽ ảnh ra 2 dạng: đoán đọc điều vẽ tổng hợp (đoán đọc điều vẽ địa hình, đoán đọc điều vẽ cảnh quan và đoán đọc điều vẽ lâm nghiệp…)
Theo phương thức thực hiện, đoán đọc và điều vẽ ảnh có thể chia ra 2 loại: nhóm thứ nhất gồm các phương pháp đoán đọc dựa trên hoạt động tư duy sáng tạo của con người và nhóm thứ hai gồm các phương pháp đoán nhận tự động dựa trên các thuật toán xử lý logic hình ảnh số.
Điều vẽ thực địa được tiến hành trực tiếp trên khu đo bằng cách so sánh hình ảnh với thực địa, thu thap va nghiên cứu đề tài liên quan,điều tra phỏng vấn những người am hiểu đối tượng và biểu diễn các kết quả điều vẽ trên ảnh điều vẽ bằng hình hoạ và các nội dung thuộc tính phi không gian của đối tượng. Phương pháp điều vẽ ngoại nghiệp có các đặc điểm chủ yếu sau:
+ Có độ chính xác cao đối với tất cả các loại đối tượng từ đơn giản đến phức tạp
+ Chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện đi lại và thời tiết, tốn nhiều thời gian và công sức. Vì vậy công tác tổ chức thực hiện rât quan trọng, phải thật khoa học và hợp lý mới đạt được hiệu quả cao.
+ Những vùng khó đi lại, có thể dùng máy bay lên thẳng để tiến hành điều vẽ ngoài trời, việc điều vẽ theo cách này còn gọi là điều vẽ hàng không.
II.3. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của đoán đọc điều vẽ ảnh hàng không la thu nhận các thông tin tổng hợp của bề mặt trái đất và xác định đặc tính của tập hợp các địa vật riêng biệt trên mặt đất cũng như trong khí quyển.
Nhiệm vụ thứ nhất là phân vùng khu vực bề mặt trái đất, phát hiện các hệ thống thuỷ văn, hệ thống các vùng đân cư, thảm thực vật… xác định mối quan hệ giữa chúng phục vụ cho việc thành lập và hiệu chỉnh bản đồ địa hình.
Nhiệm vụ thứ hai bao gồm các công việc rộng hơn như việc vẽ bản đồ chuyên đề, như bản đồ địa chất, bản đồ tìm kiếm và khai thác các khoáng sản có ích, đánh giá giá trị rừng, nghiên cứu khí tượng, trinh sát các mục tiêu quân sự, giám sát môi trường…..
II.4. Cơ sở chụp ảnh của đoán đọc, điều vẽ
Các đối tượng trên bề mặt trái đất phản xạ hoặc bức xạ sóng điện từ (ánh sáng) khác nhau, thông qua môI trường trường truyền sáng, qua hệ thống kính vật tác động lên vật liệu cảm quang hoặc các bôncảm của máy chụp ảnh để thu nhận hình ảnh. Việc tìm hiểu rõ bản chất của đoán đọc trở nên linh hoạt, khai thác thông tin ảnh một cách tối đa hợp lý.
II.5. Chuẩn đoán đọc ảnh
khái niêm: Những dấu hiệu có tính quy luận thể hiện trên ảnh dùng để nhận biết thông tin hình học, thuộc tính của đối tượng gọi là các chuẩn đoán đọc ảnh
Phân loại:
+ Chuẩn đoán đọc trực tiếp
+ Chuẩn đoán đọc gián tiếp
+ Chuẩn đoán đọc cấu trúc tổng hợp
II.5.1. chuẩn đoán đọc trực tiếp
Định nghĩa: Là những đặc tính của đối tượng đo được ghi nhận trên ảnh mà mắt người cảm thụ trược tiếp được.
+ Chuẩn hình dáng
+ Chuẩn kích thước
+ Chuẩn mầu sắc
+ Chuẩn nền ảnh
+ Chuẩn bóng
II.5.2 Chuẩn hình dạng (shape)
Hình dạng xác định Hình dạng không xác định
Hinh khối hình phẳng
Hình tuyến
Ví dụ: về chuẩn hình dạng
II.5.3. Chuẩn kích thước tương đối: là sự so sánh kích thước của đối tượng này với đối tượng kia trên ảnh.
+Kích thước tuyệt đối: thước trên thực địa được tính toán thông qua kích thước trên ảnh và tỷ lệ ảnh
Ví dụ: chuẩn kích thước
II.5.4 Chuẩn tông mầu (colour/tone)
Màu và tông màu của đối tượng chụp, của đối tượng này so với đối tượng kia trên ảnh là một chuẩn được dùng để giải đoán ảnh
Có các loại như sau :
+ Trên ảnh đen trắng (toan, đen trắng) có mầu vô sắc: đen, gio đậm,gio nhạt, trắng nhạt, trắng…
+ Trên ảnh màu (tổ hợp màu) : có màu hữu sắc : đỏ, vàng, da cam, lục, lam, chàm, tím...
Màu vô sắc và mầu hữu sắc
Ví dụ: Tông màu
II.5.5. Chuẩn nền ảnh (texture)
Đặc tính tự nhiên của đối tượng chụp được thể hiện qua cấu trúc của chúng trên ảnh
Phụ thuộc vào :
khả năng phản xạ phổ, cấu trúc bề ngoài, độ ẩm của đối tượng, độ nhạy của phim.
Nền ảnh :
Rất mịn -> Mịn->Trung bình -> Thô -> Rất thô
Ví dụ: chuẩn nền ảnh
Thô
ổôtTrung trung bình
Mịn
II.5.6. Chuẩn bóng (shadow)
Ví dụ: Chuẩn bóng
+ Bóng bản thân làm nổi bật tính không gian của đối tượng
+ Bóng đổ là chuẩn đoán đọc quan trọng khi độ tương phản giữa bóng địa vật và nền lớn hơn độ tương phản giữa địa vật và nền, để phát hiện ra đối tượng. Nhưng nó cũng có tác hại la che khuất các đối tượng khác ở bên cạnh.
+ Từ chiều dài của bóng và góc nghiêng của tia sáng mặt trời có thể tính được chiều cao của địa vật.
II.5.7. Chuẩn đoán đọc gián tiếp
Dùng để chỉ ra sự có mặt các đối tượng hay tính chất của chúng không thể hiện trên ảnh hoặc không xác định được theo các chuẩn trực tiếp
Bao gồm các chuẩn sau:
Chuẩn mối quan hệ tương hỗ
Chuẩn đấu vết hoạt động
Chuẩn phân bố
Phải có kiến thức về địa hình, địa mạo,quy luật phân bố,quy hoạch...
II.5.8. Chuẩn mối quan hệ tương hỗ
+Các đối tượng thể hiện không rõ ràng
hay không đầy đủ.
+ Các đối tượng chup lên ảnh có cùng
nền màu
+ Các đối tượng bị các đối tượng khác
Che lấp
Ví dụ: Chuẩn mối quan hệ tương hỗ
II.5.9 Chuẩn đoán đọc cấu trúc tổng hợp (pareten)
Cấu trúc hình ảnh là kiểu săp xếp các yếu toó của đối tượng chụp theo một trật tự quy luật nhất định phụ thuộc vào tính chất quang học, hình học.
Bao gồm các loại cấu trúc sau :
Chấm mịn, chấm thô, dạng loang lổ, dạng vảy, dạng gợn sóng, dạng dải song song, dang răng lược, dạng ô mạng, dạng khảm, dạng cành cây.
Ví dụ: chuẩn đoán đọc cấu trúc tổng hợp
II.6. Cấu trúc logic của quá trình đoán đọc điều vẽ ảnh
Quá trình đoán đọc điều vẽ ảnh là quá trình tổng hợp, nâng cao các giai đoạn nhận thức.
Cấu trúc logic thường được áp dụng cho việc đoán đọc điều vẽ các địa vật riêng biệt. Trong quá trình đoán đọc điều vẽ ta liên tục chuyển từ việc đoán nhận địa vật này sang địa vật khác, từ việc nhận đoán các địa vật đơn giản đến đoán nhận các địa vật phức tạp hơn và ngược lại để phát hiện mối quan hệ tương hỗ giữa các địa vật và tiến hành liên kết các địa vật được đoán nhận vào một tập hợp lãnh thổ tự nhiên. Do vậy, việc đoán đọc điều vẽ không những cần những tấm ảnh riêng biệt mà còn cần cả sơ đồ ảnh, bình đồ ảnh, tức là chuyển từ việc đoán đọc điều vẽ các địa vật riêng biệt sang việc đoán đọc điều vẽ trạng thái các địa vật. Khi đã hiểu được trạng thái địa vật ta có thể quay lại việc đoán đọc điều vẽ các địa vật riêng biệt ở mức độ cao hơn việc gia công thông tin.
II.6.1. Trữ lượng thông tin của ảnh.
Với quan điểm tâm lí, đoán đọc điều vẽ ảnh hàng không là một quy trình logic thông tin gắn liền với sự hoạt động sáng tạo của con người, khi đó không có một hệ thống thuật toán nào có thể xử lý được.
So với bản đồ địa hình thì ảnh hàng không là một hình ảnh câm của cảnh quan, trên đó thiếu hầu như tất cả các tính chất đặc trưng của đối tượng và thiếu 100% các ghi chú về địa danh, địa dư. Những thông tin này cần bổ sung trong khi đoán đọc điều vẽ. Mức độ thiếu thông tin còn thể hiện ở chỗ thiếu hình ảnh các đối tượng hoặc hiện tượng mới xuất hiện sau khi chụp ảnh.
Do đặc điểm tạo hình của cảnh quan, cho nên một hình ảnh có thể đặc trưng cho nhiều đối tượng hoặc hiện tượng và ngược lại, một đối tượng hoặc hiện tượng cũng có thể có nhiều kiểu hình ảnh trên các tấm ảnh khác nhau. Như vậy đoán đọc điều vẽ ảnh được tiến hành trong điều kiện thiếu chuẩn cho trước, nhưng nhiệm vụ điều vẽ phải khai thác tối đa lượng thông tin có được trên ảnh phục vụ mục đích đặt ra.
Như vậy kết quả của công tác đoán đọc điều vẽ phụ thuộc vào trữ lượng thông tin của ảnh. Trong lý thuyết đoán đọc điều vẽ, thông tin của ảnh chia ra: thông tin hình thức, thông tin xác suất và thông tin đánh giá.
II.6.2. Thông tin hình thức.
Phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng thông tin được ghi nhận trên ảnh và khả năng phân biệt, độ tương phản của ảnh. Thông tin được cấu tạo từ các vật tải cơ bản. Trữ lượng thông tin phụ thuộc vào kích thước hạt nhũ của vật liệu ảnh và phụ thuộc vào số nền màu khác nhau.
ảnh hàng không bao gồm n yếu tố với m nền màu sẽ có L = m n trạng thái khác nhau. Trong lý thyết thông tin, trữ lượng thông tin được biểu thị:
I = log2L = nlog2m (6.1)
Ta có thể tính số lượng các yếu tố của ảnh được chụp trên ảnh hàng không theo công thức:
n = S (2R2 ) (6.2)
Trong đó: S - Diện tích của tấm ảnh hàng không.
R- Khả năng phân biệt trung bình của ảnh.
Từ công thức trên ta thấy rằng trữ lượng thông tin sẽ được tăng nhanh khi tăng khả năng phân biệt của ảnh, còn khi tăng số lượng nền màu thì trữ lượng thông tin của ảnh có tăng nhưng chậm hơn nhiều.
II.6.3 Thông tin xác suất.
Việc xác định trữ lượng thông tin của ảnh theo công thức (6.1) được thực hiện với giả thiết là tất cả sự kết hợp các yếu tố nền màu đều có xác suất như nhau, nhưng thực tế không phải như thế. Để đánh giá thông tin phải lưu ý là sự kết hợp như vậy có xác suất khác nhau và phụ thuộc vào tính chất của cảnh quan. Do vậy khái niệm về thông tin xác suất được đưa vào.
II.6.4. Thông tin đánh giá.
Bao gồm thông tin có ích, thông tin có ích quy ước và thông tin vô ích. Thông tin có ích là thông tin trực tiếp có ích cho việc đoán đọc điều vẽ. Thông tin có ích quy ước là thông tin phục vụ cho việc nhận được thông tin có ích, nó có ý nghĩa như là vật chỉ báo để đoán đọc điều vẽ. Thông tin vô ích là những thông tin không giúp gì cho việc đoán đọc điều vẽ (thông tin nhiễu).
Trên cơ sở các tính chất thông tin của ảnh người ta đánh giá khả năng đoán đọc điều vẽ tuyệt đối và khả năng đoán đọc điều vẽ tương đối. Khả năng đoán đọc điều vẽ tuyệt đối có thể biểu thị trữ lượng thông tin Imax tính theo đơn vị bit. Khả năng đoán đọc điều vẽ tương đối I 0 biểu thị qua tỷ số giữa thông tin có ích và thông tin Imax nhận được từ ảnh hàng không:
I0 = (6.3 ).
Khái niệm về mức độ đầy đủ và độ tin cậy của việc đoán đọc điều vẽ có một ý nghĩa quan trọng trong lý thuyết thông tin. Mức độ đầy đủ của đoán đọc điều vẽ được biểu thị bằng tỷ số giữa thông tin có ích được sử dụng Ii và toàn bộ thông tin có ích I:
P = (6.4 ).
Độ tin cậy của đoán đọc điều vẽ là xác suất đoán đọc điều vẽ đúng các địa vật. Nó được đánh giá bằng tỷ số giữa địa vật được đoán đọc điều vẽ đúng n và toàn bộ số địa vật được đoán đọc điều vẽ N.
D = (6.5 ).
Chỉ có điều vẽ ngoài trời mới có tính đầy đủ và độ tin cậy tuyệt đối, còn đoán đọc trong phòng luôn có độ tin cậy và tính đầy đủ nhỏ hơn 100%. Việc nâng cao tính đầy đủ và độ tin cậy của việc đoán đọc điều vẽ phụ thuộc vào khả năng của người đoán đọc điều vẽ, vào chất lượng ảnh và phụ thuộc vào cảnh quan của khu đo.
II.7. Các yếu tố ảnh huởng đến độ chính xác đoán đọc điều vẽ ảnh
Tỷ lệ ảnh, ảnh nghiêng, ảnh bằng, ảnh nắn hoặc bình đồ ảnh.
Khả năng tăng cường chất lượng ảnh
Chất lượng chụp ảnh
Khả năng quan sát của mắt người
Các tài liệu có ý nghĩa trắc địa bản đồ :bộ ảnh mẫu, khoá giải đoán, bản đồ cũ, bản đồ chuyên đề...
Kinh nghiệm của người giải đoán
II.8 Các phương pháp đoán đọc, điều vẽ
II.8.1 Phương pháp đoán đọc trong phòng
Người đoán đọc trong phòng sử đụng các chuẩn trực tiếp, chuẩn gián tiếp, chuẩn tổn hợp cùng với bộ ảnh mẫu điều vẽ và tư liệu có ý nghĩa quan sát các tấm ảnh để đoán đọc, người ta dùng kính lập thể, kính phóng đại, sau khi đoán nhận chính xác các hình ảnh địa vật người ta dùng ký hiệu tương ứng để biểu thị chúng lên trên ảnh.
Việc đoán đọc trong phạm vi diện tích đoán đọc của tấm ảnh được thực hiện theo các yếu tố riêng biệt của nội dung bản đồ, cụ thể là:
Hệ thuỷ văn và các công trình thuỷ lợi,
Các yếu tố địa hình không biểu thị bằng đường đồng mức,
Điểm dân cư, các mục tiêu công nghiệp, nông nghiệp và văn hoá Xã hội
Các vật định hướng, các công trình độc lập nằm ngoài điểm dân cư,
Lưới đường sá và công trình độc lập nằm ngoài điểm dân cư
Đường dây tải điện, dây thông tin
Lớp phủ thực vật, thổ nhưỡng
II.8.2. Phưong pháp điều vẽ ngoài thực địa
Trong phương pháp nay,người điều vẽ mang ảnh ra ngoài thực địa điều tra, khảo sát xem hình ảnh địa vật có trên ảnh là cái gì. đồng thời dùng ký hiệu tương ứng để thể hiện không còn ngoài thực địa và bổ sung lên ảnh những địa vật mới xuất hiện sau khi chụp ảnh bằng các phương pháp giao hội đơn giản. Ngoài ra, khi điều vẽ ngoài thực địa ta còn phải điều tra các địa danh, dân số ,địa giới hành chính cũng như cá yếu tố nôị dung khác cần thể hiện trên bản đồ nhưng trên ảnh không có . Phương pháp điều vẽ ngoài thực địa có độ chính xác và tính đầy đủ lớn nhưng có nhược điểm là giá thành cao do quá trình thi công tiến hành ở ngoài trời, chịu nhiều ảnh hưởng củ ngoại cảnh, tiến độ công tác chậm, cho nên phương pháp này chỉ sử dụng khi thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn, khi đo vẽ bản đồ khu vực dân cư dày đặc, khu vực có nhiều địa vật phức tạp, khi đo vẽ bản đồ địa chính và xây dựng bộ ảnh mẫu đoán đọc.
II.8.3. Phương pháp đoán đọc và điều vẽ kết hợp
+ Phương án 1: Điều vẽ trứơc ở ngoài thực địa theo tuyến rồi đoán đọc trong phòng tiếp theo
Phương án này nên tiến hành trong các trường hợp:
- khu đo là khu vực mới hoàn toàn, người đoán đọc chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ địa hình và tìm tài liệu trong khu vực đoán đọc không có đủ
- Khu vực đoán đọc có nhiều địa vật có kích thước nhỏ và độ tương phản bé, ở trên ảnh không thấy rõ hoặc không đoán nhận đựơc
- Khu vực có nhiều loại địa vật khác biệt nhưng lại có cùng hình dạng. nền màu trên ảnh,
- Khu vực có nhiều địa vật khó xác định lượng theo ảnh của chúng (khu vực bị lớp phủ thực vật che khuất)
- Khu vực sau khi chụp ảnh có nhiều thay đổi.
+ Phương án 2: Đoán đọc trong phóng trước rồi điều vẽ ngoài thực địa bổ sung
Phương án 2 nên tiến hành cho những khu vực có đầy đủ các tài liệu tham khảo và việc đoán đọc trong phòng có thể đoán nhận chính xác nhiều địa vật.
Trong trường hợp đó việc đoán đọc và điều vẽ tiến hành theo quy trình:
-Nghiên cứu khu đo, khảo sát sơ bộ khu đo, lập mẫu đoán đọc, phân tích các tài liệu đó có đựơc và chỉ thị đoán đọc điều vẽ:
- Đoán đọc trong phòng:
- Lập thiết kế khảo sát, điều vẽ ngoài thực địa
- Điều vẽ ngoài thực địa bổ sung
- Kiểm tra và nghiệm thu
II.9. Chuyển kết quả đoán đọc điều vẽ lên bản đồ
II.9.1. Phương pháp truyền thống
Kết quả của đoán đọc điều vẽ bao giờ cũng đợc chuyển lên bản đồ nền. Bản đồ nền để thể hiện kết quả đoán đọc điều vẽ phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Có một tỷ lệ phù hợp và đủ chính xác.
- Các hệ thống định vị toạ độ địa lý phải được thể hiện đầy đủ.
- Nền bản đồ phải sáng và các thông tin cơ bản phải đươc in sao cho không gây khó khăn cho việc thể hiện các kết qủa đoán đọc điều vẽ.
Có 4 phương pháp để chuyển kết quả đoán đọc điều vẽ lên bản đồ nền:
1. Can vẽ
Kết quả đoán đọc điều vẽ được đặt trên bàn sáng và bản đồ nền đợc đặt lên trên sao cho các địa hình, địa vật trùng nhau và sau đó thao tác viên chỉ đựơc can lại những gì cần thiết.
2. Chiếu quang học
ảnh đã được đoán đọc điều vẽ đợc chiếu lên bản đồ thông qua một hệ thống quang học. Hệ thống này cho phép thực hiện một số phép hiệu chỉnh hình học cơ bản nh hiệu chỉnh tỷ lệ, xoay trong không gian và trong mặt phẳng. Dựa theo nguyên tắc nắn phân vùng, phương pháp này cho kết quả tương đối tốt so với phương pháp can vẽ.
3. Sử dụng lưới ô vuông
Trong trường hợp không có thiết bị chiếu hình hoặc thiết bị nắn chỉnh hình học theo nguyên lý quang học có thể sử dụng phương pháp chiếu ô vuông. Bằng phương pháp nắn hình học đơn giản có thể tạo được hai hệ lưới trên bản đồ và ảnh và căn cứ vào vị trí tương đối của đối tượng trong hệ lưới đó có thể chuyển nội dung đoán đọc điều vẽ từ ảnh lên bản đồ.
4. Sử dụng các thiết bị đo ảnh
Trong trừơng hợp có các thiết bị đo ảnh hiện đại như các máy nắn ảnh quang cơ, máy đo vẽ ảnh hàng không việc hiệu chỉnh hình học sẽ đạt kết quả chính xác hơn so với các phương pháp khác. Bản chất nguyên lý dựa vào việc dựng lại mô hình chụp ảnh và thực hiện việc chuyển vẽ thông qua các mô hình đó.
5. Phương pháp số hoá
Bình đồ ảnh đoán đọc điều vẽ đợc quét và số hoá địa vật theo các lớp thông tin dùng để biên tập bản đồ cùng với file địa hình.
CHƯƠNG III
THỰC NGHIỆM
3.1. Tình hình chung của khu vực đo vẽ.
- Từ cơ sở lý thuyết đã trình bày trên, em đã tiến hành làm thực nghiệm đoán đọc điều vẽ phương pháp điều vẽ ảnh ngoài trời, trên cơ sở sử dụng bản đồ ảnh in trên giấy trắng có phiên hiệu F – 48 - 41- A – a – 1, tỷ lệ 1/10.000, chất lượng hình ảnh rõ nét rất thuận tiện cho việc đoán đọc điều vẽ.
để thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 Khu vực điều vẽ thuộc địa phận gồm: Xã Vạn hòa – Thành phố Lào Cai, Xã Thái Liên và một phần diện tích xã Phong Hải thuộc huyện Bảo Thắng – Thành phố Lào Cai.
3.2. Khái quát khu đo.
3.2.1. Điều kiện vị trí địa lý.
Khu vực điều vẽ thuộc địa phận gồm: Xã Vạn hòa – Thành phố Lào Cai, Xã Thái Liên và một phần diện tích xã Phong Hải thuộc huyện Bảo Thắng – Thành phố Lào Cai.
Khu vực này có kinh độ từ 104000’ đến 104000’45’’, từ vĩ độ 22030’ đến 22026’15”
- Phía bắc là Xã Vạn Hòa giáp đường phố mới.
- Phía đông là Xã Phong Hải thuộc huyện Bảo Thắng.
- Phía nam là xã Thái Liên thuộc huyện Bảo Thắng.
- Phía tây là khu vực cần điều vẽ lại thuộc địa phận xã Nam Cường – Bắc Cường thuộc thành phố Lào Cai.
3.2.2. Điều kiện địa hình và địa lý tự nhiên.
Khu điều vẽ thuộc vùng đồi núi, chạy dọc dài theo bờ sông Hồng có địa hình tương đối phức tạp, có biên độ dốc từ 100-500m, hệ thống thủy lợi và ao hồ khá thưa thớt. Vì núi cao nên khu vực dân sinh sống chỉ tập trung ở những khu vực bằng phẳng, nhìn chung địa hình tương đối thuận lợi cho công tác ngoại nghiệp và điều vẽ.
3.2.3. Điều kiện về giao thông
Khu vực điều vẽ có đường giao thông chạy qua đã được trải dựa đó là đường phố mới đi Phong Hải về đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy dọc bờ Sông Hồng và nhiều tuyến đường được trải cấp phối, hơn nữa khu vực điều vẽ có cả tuyến đường Sông Hồng nên có điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, đây là điều kiện tương đối thuận lợi chi công tác điều vẽ ngoại nghiệp.
3.2.4. Điều kiện dân cư – kinh tế - chính trị - xã hội.
Khu điều vẽ có mật độ dân cư tương đối thưa thớt, sinh sống phân bố chủ yếu là ở trung tâm khu vực có các xã thuận lợi về giao thông. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, một số ít sống bằng nghề phi nông nghiệp, với thực tế cho thấy dân cư khu vực này đã định cư định canh lâu dài. Cây trồng chủ yếu là hoa màu và lúa nước, vùng đồi núi chiếm phần lớn là phòng hộ, một số khu vực của xã đang chuyển đổi mạnh mẽ từ nông lâm nghiệp sang công nghiệp.
3.2.5. Điều kiện khí hậu.
- Khu điều vẽ mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa vì vậy có sự phân chia 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 04 đến tháng 09 hàng năm
+ Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 03 năm sau.
Vì vậy ta phải lựa chọn thời gian đi ngoại nghiệp cho hợp lí.
3.2.6. Về chính trị - xã hội.
Là khu vực biên giới 2 nước Việt Nam – Trung Quốc, việc giao thương diễn ra thường xuyên, đời sống, trình độ dân trí được nâng cao. Biểu hiện như các trung tâm văn hóa được xây dựng tương đối đầy đủ, hệ thống các cơ quan đoàn thể, chợ nơi giao lưu văn hóa kinh tế, bệnh viện, trường học… Mặt khác cư dân sống tập trung thành cụm nên việc tuyên truyền quản lí về văn hóa tư tưởng và đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đến người dân rất kịp thời.
3.2.7.Tài liệu trắc địa để điều vẽ bản đồ.
- Bản đồ ảnh chụp hàng không do tổng cục địa chính cấp.
- Bản đồ tỉ lệ 1/100000 được thành lập bằng phương pháp đo vẽ ảnh hàng không thành lập vào tháng 3 năm 2004, có hệ tọa độ quốc gia Việt Nam 2000 kinh tuyến trục tuyến 104045’.
- Bản đồ địa chính và hành chính các xã tỉ lệ 1/100000.
- Trên khu vực này đã có một số điểm khống chế tam giác, qua việc khảo sát thực địa có thể dùng làm điểm khống chế gốc.
Tóm lại:
Khu vực điều vẽ có nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác ngoại nghiệp, hệ thống giao thông đi lại thuận tiện, trình độ dân trí đồng đều, người dân sống tập trung, các đối tượng cần điều vẽ không bị phân tán nên rất thuận lợi cho công tác ngoại nghiệp và điều vẽ.
3.3. Nội dung công việc điều vẽ.
Trong khu đo các đối tượng thường đa dạng vì vậy công tác đoán đọc điều vẽ cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố để xác định như địa hình, địa vật…
Việc chuẩn bị cho công tác ngoại nghiệp khu đo bắt đầu từ việc phân tích các tư kinh tế, xã hội…). Ta chia nhỏ diện tích để công tác khảo sát không bị sót hoặc bị trùng lặp, sau đó lập kế hoạch khảo sát ngoài trời.
Việc khảo sát ngoài trời bao gồm: xác định đặc trưng giống nhau của các yếu tố cảnh quan và khả năng phát hiện theo các chi tiết nhìn thấy của ảnh, phân tích các thay đổi tầng bên trên của lớp phủ thực vật và mối quan hệ của chúng với độ ẩm bề mặt với khe nước, mức độ chia cắt…Xác định các địa vật có tính chất định hướng ra thực địa ta điều vẽ rồi thể hiện kết quả lên bình đồ ảnh theo các kí hiệu quy ước và ghi chú để tránh nhầm lẫn…
3.3.1. Xác định biên điều vẽ.
Biên điều vẽ được vạch sẵn, ta thường chọn biên điều vẽ tõ ràng và dễ tiếp biên với mảnh bên cạnh, biên không cắt qua các địa vật quan trọng, không cắt qua khu dân cư…thường người ta chọn biên điều vẽ theo các địa vật hình tuyến như đường giao thông, mương, đường biên làng xóm…
3.3.2. Các nội dung điều vẽ.
Với mục đích cho sinh viên làm quen với công tác điều vẽ ảnh nên nội dung của điều vẽ cho bài tập trung chủ yếu vào 5 lớp thông tin đó là:
3.3.3. Dân cư.
Khoanh vùng dân cư, các mục tiêu công nghiệp, nông nghiệp và văn hóa xã hội. Yêu cầu phải ghi rõ chú thích tên: tên xóm, tên cơ quan, tên trường học, tên khu công nghiệp…
3.3.4. Thủy văn và các công trình thủy lợi.
Khoanh vùng sông, ao, hồ, kênh mương, và các công trình liên quan như trạm bơm, cầu cống…Ghi rõ tên sông tên trạm bơm, tên cống, hướng dòng chảy.
3.3.5. Ranh giới hành chính, ranh giới làng.
Xác định rõ ranh giới tên các làng, xóm. Về ranh giới hành chính nếu không xác định được rõ ranh giới thì cần phải ghi rõ địa phận này thuộc xã nào.
3.3.6. Giao thông.
Vẽ đường rộng trên 5m, ghi rõ tên đường, chất liệu đường. Cần tuân thủ theo quy tắc kí hiệu địa vật nào nằm ở trên thì vẽ liền, địa vật nào nằm dưới vẽ khuất (như cầu vượt, mương máng cao…). Với cầu cống cần xác định chính xác giới hạn, tên..
3.3.7. Lớp phủ đất.
Thể hiện ranh giới lớp phủ, vẽ các bờ vùng lớn, trải kí hiệu theo quy định như hoa màu, cây ăn quả, ruộng lúa, nghĩa trang…
3.3.8. Trình bày bản vẽ.
Sử dụng mẫu kí hiệu bản đồ địa hình do tổng cục địa chính xuất bản năm 1995 để trình bày bản vẽ.
Thể hiên nội dung như thủy hệ, đường giao thông được dùng 3 màu:
Màu đỏ dùng để vẽ đường bao lô thửa.
Màu nâu dùng để thể hiện giao thông đường bộ
Màu xanh lơ thể hiện màu thủy văn( ao, hồ, sông, mương…)
Các kí hiệu chú thích trình bày theo hướng Bắc – Nam, các địa vật hình tuyến theo hướng dòng chảy, bắc nam, trái phải…
Màu vẽ và lực nét để kí hiệu được trình bày cụ thể trên bản vẽ.
Kết luận
Sau một thời gian thực tập và làm đồ án tốt nghiệp tại bộ môn đo ảnh và viễn thám, Trường ĐH Mỏ- Địa Chất, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Trần Trung Anh, trên cơ sở đoán đọc và điều vẽ ảnh hàng không, kết quả thực nghiệm em đã rút ra một số kết luận sau:
- Công tác đoán đọc điều vẽ là một trong những công đoạn quan trọng không thể thiếu trong việc thành lập bản đồ địa hình bằng ảnh hàng không. Kết quả của công tác này đảm bảo tính đầy đủ, chi tiết và phong phú của nội dung bản đồ; đồng thời tính hiệu quả của công đoạn cũng quyết định đến giá thành mỗi mảnh bản đồ.
-Việc tiến hành điều vẽ ngoài trời nhằm đưa các đối tượng mới xuất hiện lên bản đồ, xoá bỏ các địa vật khác có trên ảnh nhưng không còn hoặc đã thay đổi ngoài thực địa. Công việc này giúp khai thác tối ưu tư liệu ảnh và tăng độ chính xác, tuy nhiên cũng làm giảm hiệu quả kinh tế.
-Việc thu thập các tài liệu bổ trợ, nghiên cứu và sử dụng chúng làm tăng hiệu quả kinh tế cũng như năng suất lao động của công tác đoán đọc điều vẽ.
- Biện pháp kết hợp điều vẽ giữa nội nghiệp và ngoại nghiệp là một trong những phương án tối ưu nhằm nâng cao tính hiệu quả kinh tế kỹ thuật hiện nay.
Nội dung của đề tài đã được hoàn thành đúng thời gian quy định và đáp ứng hầu hết các mục đích cũng như yêu cầu đặt ra; song do điều kiện thời gian và kinh nghiệm có hạn công việc còn mới mẻ nên trong quá trình thực hiện còn thiếu xót rất kính mong nhận đựơc ý kiến đóng góp của các thầy cô trong bộ môn và bạn bè đồng nghiệp để đồ án được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo Trần Trung Anh, cùng các thầy cô giáo trong bộ môn đo ảnh và viễn thám, các anh chị và bè bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2011.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Trung Khiêm
Lớp : Trắc địaB – K51
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Vọng Thành – Giáo trình Trắc địa ảnh- ( Phần cơ sở chụp ảnh và chụp ảnh hàng không).
2. Trương Anh Kiệt - Giáo trình Trắc địa ảnh- ( Phần cơ sở đo ảnh ).
3. Phan Văn Lộc - Giáo trình Trắc địa ảnh –(Phần phương pháp đo ảnh lập thể).
4. Phạm Vọng Thành – Giáo trình Trắc địa ảnh- ( Phần đoán đọc điều vẽ ảnh).
5. Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 10.000 – 1: 25.000 – Tổng cục Địa chính ban hành năm 1995.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuan2__1542.doc