Đề tài Công tác phục vụ bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Thành phố Hà Nội

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu 2 2.1. Mục đích nghiên cứu 2 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Tình hình nghiên cứu của đề tài 2 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 4.1. Phạm vi về không gian 3 4.2. Phạm vi về thời gian 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 5.1. Phương pháp luận 4 5.2. Phương pháp cụ thể 4 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn 4 6.1. Đóng góp về lý luận 4 6.2. Đóng góp về thực tiễn 5 7. Cấu trúc Khóa luận 5 CHƯƠNG I KHÁI QUẤT THƯ VIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 6 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Thư viện Hà Nội 6 1.2 Chức năng, nhiệm vụ 8 1.2.1 Chức năng 8 1.2.2. Nhiệm vụ 8 1.3. Cơ cấu tổ chức 9 1.4. Cán bộ Thư viện 10 1.5. Vốn tài liệu 10 1.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật 11 1.7. Kết quả công tác 11 1.7.1. Công tác phục vụ bạn đọc 11 1.7.2. Công tác bổ sung - biên mục 12 1.7.3. Công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo 13 1.7.4. Công tác địa chí 13 1.7.5. Công tác xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cơ sở 13 CHƯƠNG II THỨC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC KHIẾM THỊ TẠI THƯ VIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 15 2.1. Thực trạng vốn tài liệu phục vụ bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Hà Nội 15 2.1.1. Đặc điểm của người khiếm thị tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng 15 2.1.2. Nhu cầu tin và tình hình tiếp cận thông tin của người khiếm thị 17 2.1.3. Tình hình đáp ứng nhu cầu tin cho người khiếm thị tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng 18 2.1.4 Cơ cấu nguồn lực thông tin phục vụ người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội 24 2.2. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật, ngân sách phục vụ bạn đọc khiếm thị 33 2.3. Công tác phục vụ bạn đọc 35 2.3.1 Phục vụ tại Thư viện 35 2.3.2. Phục vụ lưu động 36 2.3.3 Tổ chức giới thiệu sách 36 2.4. Các hoạt động phát triển Thư viện dành cho người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội 36 CHƯƠNG III MỘT VÀI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ 38 3.1. Kết quả đạt được 38 3.2. Những mặt tồn tại 39 3.3.Một vài kiến nghị 39 KẾT LUẬN. 41 PHỤ LỤC 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cộng đồng người khiếm thị (viết tắt: NKT) nước ta hiện nay chiếm tỷ lệ trên 1% dân số. Họ đều là những người thiệt thòi về thể chất, khó khăn trong cuộc sống trong việc thu nhận thông tin, nhưng không ít trong số họ đã cống hiến sức mình làm giàu đẹp cho đất nước. Đa phần NKT thường ngại giao tiếp, mặc cảm với bản thân và cam chịu. Nhằm giảm bớt khó khăn, bù đắp thiệt thòi cho họ, việc chăm lo mọi mặt, đặc biệt là đời sống văn hóa, tinh thần cho NKT, đảm bảo quyền và sự bình đẳng trong cống hiến và hưởng thụ các dịch vụ văn hóa công - trong đó có lĩnh vực sách báo và thư viện - luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Giúp họ nâng cao dân trí, trau dồi kiến thức cũng là góp phần đào tạo nhân lực và là nghĩa cử cao đẹp, làm giàu thêm giá trị văn hóa - xã hội trước thử thách của kinh tế thị trường. Tại Điều 6 khoản 4 Pháp lệnh Thư viện đã khẳng định: “Người khiếm thị được tạo điều kiện sử dụng tài liệu thư viện bằng chữ nổi hoặc các vật mang tin đặc biệt”. Tại Điều 2 khoản Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện đã cụ thể trách nhiệm của các thư viện công cộng: “Thư viện công cộng có trách nhiệm phối hợp với Hội Người mù xây dựng bộ phận sách báo bằng chữ nổi và các dạng tài liệu đặc biệt khác phục vụ cho người khiếm thị”. Hiện nay, việc đáp ứng nhu cầu tiếp thu thông tin, kiến thức của NKT còn rất hạn chế. Việc truyền bá tri thức cho những người khiếm thị là điều cần thiết và cần được quan tâm đúng đắn của các cơ quan Thông tin - Thư viện, đặc biệt là TVTPHN - Thư viện Thủ đô. Chính vì vậy, với tinh thần cầu thị và những đòi hỏi cấp bách được đặt ra cho NKT, tôi lựa chọn đề tài “Công tác phục vụ bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Thành phố Hà Nội” làm đề tài Khóa luận Tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Góp phần giúp người khiếm thị được quan tâm thảo đáng hơn trong việc tiếp nhận thông tin, kiến thức. Qua đó góp phần giúp hoạt động Thư viện dành cho NKT tại Thư viện Hà Nội cũng như các Thư viện công cộng được biết đến nhiều hơn và quan tâm thỏa đáng hơn. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Phản ánh rõ được thực trạng phục vụ bạn đọc khiếm thị của Thư viện Hà Nội. Qua đó đề xuất những ý tưởng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Hà Nội. 3. Tình hình nghiên cứu của đề tài Các đề tài chuyên ngành Thông tin - Thư viện về đối tượng NKT còn khá mới mẻ. Trong những năm gần đây, có rất nhiều đề tài của Sinh viên Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nghiên cứu về TVHN như: - Tìm hiểu ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động Thông tin - Thư viện tại Thư viện Hà Nội. Lê Thị Thanh Nhàn. Khóa luận Tốt nghiệp K43 Chính quy, 2002. - Tìm hiểu ngôn ngữ tìn tin áp dụng tại Thư viện Hà Nội.Ngô Thị Nguyệt Minh. Khóa luận Tốt nghiệp K44 Chính quy, 2003. - Nghiên cứu công tác tuyên truyền giới thiệu sách tại Thư viện Hà Nội, Nguyễn Thị Hảo. Khóa luận Tốt nghiệp K45 Chính quy, 2004. - Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện Hà Nội. Nguyễn Thị Bình Khóa luận Tốt nghiệp K45 Chính quy, 2004. - Phát triển vốn tài liệu địa chí tại Thư viện Hà Nội. Nguyễn Thị Huyền. Khóa luận Tốt nghiệp K45 Chính quy, 2004. - Tìm hiểu vốn tài liệu văn bia tại Thư viện Hà Nội. Nguyễn Văn Dũng. Khóa luận Tốt nghiệp K45 Chính quy, 2004. - Tìm hiểu vốn Thư tịch cổ tại Thư viện Hà Nội. Vũ Thị Thủy. Khóa luận Tốt nghiệp K46 Chính quy, 2005. - Tổ chức vốn tài liệu ở thư viện Hà Nội. Khoa Thanh Ngọc. Khóa luận Tốt nghiệp K46 Chính quy, 2005. - Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện của Thư viện Hà Nội. Đỗ Thu Huyền. Khóa luận Tốt nghiệp K46, 2005. - Tìm hiểu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin tại Thư viện Hà Nội. Hồ Thị Thúy Chinh. Khóa luận Tốt nghiệp K48, 2007. v v Nghiên cứu có liên quan đến bạn đọc khiếm thị trong 6 năm trở lại đây chỉ có duy nhất một đề tài : Tìm hiểu hoạt động của một số phòng đọc sách tiêu biểu dành cho người khiếm thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Đào. Báo cáo khoa học, 2003. Với những thay đổi về phạm vi địa lý cũng như hiện trạng thực tế, tôi khẳng định đề tài “Công tác phục vụ bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Thành phố Hà Nội” là đề tài mới, trong nhiều năm trở lại đây vẫn chưa được nghiên cứu. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Phạm vi về không gian Thư viện Thành phố Hà Nội , bao gồm: - Thư viện Hà Nội 47 Bà Triệu - Hà Nội - Thư viện Hà Nội cơ sở 2 - Số 02 Đường Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội 4.2. Phạm vi về thời gian Thư viện Hà Nội từ năm 1998 đến nay. Thư viện Hà Nội cơ sở 2 từ tháng 1 năm 2009 đến nay 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Trong Khóa luận, người nghiên cứu đã áp dụng các kiến thức chuyên ngành được học và các phương pháp: Duy vật biện chứng; duy vật lịch sử và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển Kinh tế - Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa xã hội nói chung và về ngành Thông tin - Thư viện nói riêng v v 5.2. Phương pháp cụ thể - Xử lý phân tích tổng hợp tài liệu - Điều tra Xã hội học (phỏng vấn trực tiếp, quan sát ) - Thống kê, so sánh - Lịch sử - so sánh - Tiếp cận hệ thống v v 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn 6.1. Đóng góp về lý luận Phản ánh được một trong những nhiệm vụ hoạt động của Thư viện là phục vụ mọi đối tượng nhân dân. 6.2. Đóng góp về thực tiễn - Rút ra những kinh nghiệm và kết quả đã đạt được của thư viện trong công tác phục vụ người khiếm thị - Phản ánh được nhu cầu hiện nay của bạn đọc khiếm thị đối với các tài liệu tri thức - Đưa ra một vài đóng góp và gợi ý ban đầu cho việc phát triển - Đóng góp vào giá trị nhân đạo, tuyên truyền, giới thiệu nhiều hơn về hoạt động phục vụ sách báo cho người khiếm thị. 7. Cấu trúc Khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Mục lục và Phụ lục, Khóa luận gồm 3 chương: - CHƯƠNG I: Giới thiệu khái quát Thư viện Thành phố Hà Nội - CHƯƠNG II: Thực trạng công tác phục vụ tài liệu cho bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Hà Nội. - CHƯƠNG III: Một số giả pháp nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc khiếm thị.

doc49 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3885 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác phục vụ bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng thụ các dịch vụ văn hóa công - trong đó có lĩnh vực sách báo và thư viện - luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Giúp họ nâng cao dân trí, trau dồi kiến thức cũng là góp phần đào tạo nhân lực và là nghĩa cử cao đẹp, làm giàu thêm giá trị văn hóa - xã hội trước thử thách của kinh tế thị trường. Tại Điều 6 khoản 4 Pháp lệnh Thư viện đã khẳng định: “Người khiếm thị được tạo điều kiện sử dụng tài liệu thư viện bằng chữ nổi hoặc các vật mang tin đặc biệt”. Tại Điều 2 khoản Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện đã cụ thể trách nhiệm của các thư viện công cộng: “Thư viện công cộng có trách nhiệm phối hợp với Hội Người mù xây dựng bộ phận sách báo bằng chữ nổi và các dạng tài liệu đặc biệt khác phục vụ cho người khiếm thị”. Hiện nay, việc đáp ứng nhu cầu tiếp thu thông tin, kiến thức của NKT còn rất hạn chế. Việc truyền bá tri thức cho những người khiếm thị là điều cần thiết và cần được quan tâm đúng đắn của các cơ quan Thông tin - Thư viện, đặc biệt là TVTPHN - Thư viện Thủ đô. Chính vì vậy, với tinh thần cầu thị và những đòi hỏi cấp bách được đặt ra cho NKT, tôi lựa chọn đề tài “Công tác phục vụ bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Thành phố Hà Nội” làm đề tài Khóa luận Tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Góp phần giúp người khiếm thị được quan tâm thảo đáng hơn trong việc tiếp nhận thông tin, kiến thức. Qua đó góp phần giúp hoạt động Thư viện dành cho NKT tại Thư viện Hà Nội cũng như các Thư viện công cộng được biết đến nhiều hơn và quan tâm thỏa đáng hơn. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Phản ánh rõ được thực trạng phục vụ bạn đọc khiếm thị của Thư viện Hà Nội. Qua đó đề xuất những ý tưởng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Hà Nội. 3. Tình hình nghiên cứu của đề tài Các đề tài chuyên ngành Thông tin - Thư viện về đối tượng NKT còn khá mới mẻ. Trong những năm gần đây, có rất nhiều đề tài của Sinh viên Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nghiên cứu về TVHN như: Tìm hiểu ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động Thông tin - Thư viện tại Thư viện Hà Nội. Lê Thị Thanh Nhàn. Khóa luận Tốt nghiệp K43 Chính quy, 2002. Tìm hiểu ngôn ngữ tìn tin áp dụng tại Thư viện Hà Nội.Ngô Thị Nguyệt Minh. Khóa luận Tốt nghiệp K44 Chính quy, 2003. Nghiên cứu công tác tuyên truyền giới thiệu sách tại Thư viện Hà Nội, Nguyễn Thị Hảo. Khóa luận Tốt nghiệp K45 Chính quy, 2004. Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện Hà Nội. Nguyễn Thị Bình Khóa luận Tốt nghiệp K45 Chính quy, 2004. Phát triển vốn tài liệu địa chí tại Thư viện Hà Nội. Nguyễn Thị Huyền. Khóa luận Tốt nghiệp K45 Chính quy, 2004. Tìm hiểu vốn tài liệu văn bia tại Thư viện Hà Nội. Nguyễn Văn Dũng. Khóa luận Tốt nghiệp K45 Chính quy, 2004. Tìm hiểu vốn Thư tịch cổ tại Thư viện Hà Nội. Vũ Thị Thủy. Khóa luận Tốt nghiệp K46 Chính quy, 2005. Tổ chức vốn tài liệu ở thư viện Hà Nội. Khoa Thanh Ngọc. Khóa luận Tốt nghiệp K46 Chính quy, 2005. Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện của Thư viện Hà Nội. Đỗ Thu Huyền. Khóa luận Tốt nghiệp K46, 2005. Tìm hiểu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin tại Thư viện Hà Nội. Hồ Thị Thúy Chinh. Khóa luận Tốt nghiệp K48, 2007. v…v Nghiên cứu có liên quan đến bạn đọc khiếm thị trong 6 năm trở lại đây chỉ có duy nhất một đề tài : Tìm hiểu hoạt động của một số phòng đọc sách tiêu biểu dành cho người khiếm thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Đào. Báo cáo khoa học, 2003. Với những thay đổi về phạm vi địa lý cũng như hiện trạng thực tế, tôi khẳng định đề tài “Công tác phục vụ bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Thành phố Hà Nội” là đề tài mới, trong nhiều năm trở lại đây vẫn chưa được nghiên cứu. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Phạm vi về không gian Thư viện Thành phố Hà Nội , bao gồm: Thư viện Hà Nội 47 Bà Triệu - Hà Nội Thư viện Hà Nội cơ sở 2 - Số 02 Đường Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội 4.2. Phạm vi về thời gian Thư viện Hà Nội từ năm 1998 đến nay. Thư viện Hà Nội cơ sở 2 từ tháng 1 năm 2009 đến nay 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Trong Khóa luận, người nghiên cứu đã áp dụng các kiến thức chuyên ngành được học và các phương pháp: Duy vật biện chứng; duy vật lịch sử và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển Kinh tế - Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa xã hội nói chung và về ngành Thông tin - Thư viện nói riêng v..v 5.2. Phương pháp cụ thể Xử lý phân tích tổng hợp tài liệu Điều tra Xã hội học (phỏng vấn trực tiếp, quan sát…) Thống kê, so sánh Lịch sử - so sánh Tiếp cận hệ thống v…v 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn 6.1. Đóng góp về lý luận Phản ánh được một trong những nhiệm vụ hoạt động của Thư viện là phục vụ mọi đối tượng nhân dân. 6.2. Đóng góp về thực tiễn Rút ra những kinh nghiệm và kết quả đã đạt được của thư viện trong công tác phục vụ người khiếm thị Phản ánh được nhu cầu hiện nay của bạn đọc khiếm thị đối với các tài liệu tri thức Đưa ra một vài đóng góp và gợi ý ban đầu cho việc phát triển Đóng góp vào giá trị nhân đạo, tuyên truyền, giới thiệu nhiều hơn về hoạt động phục vụ sách báo cho người khiếm thị. 7. Cấu trúc Khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Mục lục và Phụ lục, Khóa luận gồm 3 chương: CHƯƠNG I: Giới thiệu khái quát Thư viện Thành phố Hà Nội CHƯƠNG II: Thực trạng công tác phục vụ tài liệu cho bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Hà Nội. CHƯƠNG III: Một số giả pháp nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc khiếm thị. CHƯƠNG I KHÁI QUẤT THƯ VIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Thư viện Hà Nội Thư viện Hà Nội (viết tắt: TVHN) được thành lập ngày 15/10/1956 với tên gọi ban đầu “Phòng đọc sách nhân dân”. Thư viện đã qua nhiều lần thay đổi địa điểm (nhà Thuỷ Toạ, Lò Đúc, Mai Dịch, Văn Miếu - Quốc Tử Giám). Từ tháng 1/1959 Thư viện chính thức đóng tại 47 Bà Triệu và mang tên “Thư viện nhân dân Hà Nội”, nay là Thư viện Hà Nội Tên hành chính: Thư viện Thủ đô Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Capital Library Website: www.thuvienhanoi.org.vn Ảnh 01: Thư viện Hà Nội trước năm 2005 Ngày 10/10/2005, TVHN khởi công xây dựng mới trên 1.347m2 của trụ sở cũ, trụ sở mới của TVHN được đầu tư xây dựng hiện đại, gồm 8 tầng nổi và 1 tầng hầm, cao trình 29,7m, diện tích sàn 6.161m2 với hệ thống trang thiết bị đồng bộ, phụ trợ tốt cho hoạt động phục vụ người đọc. Công trình được xây dựng trong 3 năm (10/10/2005 – 10/10/2008) với tống vốn đầu tư 44 tỷ đồng. Số lượng cán bộ trong những ngày đẩu mới thành lập chỉ có 4 người, với vốn sách vài ngàn cuốn được chuyển từ kháng chiến về, ngoài ra là một số báo, tạp chí. Cơ sở vật chất của Thư viện còn nghèo nàn. Cán bộ của Thư viện đã tìm mọi cách khắc phục khó khăn để từng bước đưa Thư viện thành phố đi lên. Ảnh 02 Thư viện Hà Nội từ tháng 10/2008 Trong hoàn cảnh hoà bình vừa lập lại, một nửa đất nước bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế, THƯ VIệN đã tập trung sách báo phục vụ nhân dân Thủ đô, đồng thời chú trọng phát triển mạng lưới các thư viện cơ sở, từ một Thư viện Thành phố sau này phát triển thêm 12 thư viện quận, huyện phục vụ nhân dân nội và ngoại thành.  Để ghi nhận những đóng góp đáng kể của , Đảng, Nhà nước đã trao tặng cho TVHN 03 Huân chương Lao động và Huân chương Độc lập hạng Ba. Từ ngày 01/08/2008, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập tỉnh Hà Tây và một phần địa phận các tỉnh lân cận nên hoạt động của các tổ chức hành chính của Hà Nội, trong đó có Thư viện Hà Nội cũng thay đổi, mở rộng. Tháng 2/2009, Thư viện tỉnh Hà Tây (thành lập năm 1957) chính thức sáp nhập vào Thư viện Hà Nội, đổi tên gọi là “Thư viện Hà Nội Cơ sở 2”. Tên hành chính chung của 2 cơ sở là “Thư viện Thành phố Hà Nội”. TVHN đã tổ chức tốt mọi hoạt động tại Cơ sở 2 – Số 2 Quang Trung, Hà Đông và luân chuyển sách xuống 79 tủ sách cơ sở. Hiện hai cơ sở đã và đang hoạt động vừa mang tính độc lập vừa phát huy thế mạnh tổng lực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra cho Thư viện Thủ đô. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ 1.2.1 Chức năng  TVTPHN là Trung tâm Văn hóa - Khoa học - Giáo dục quan trọng của Thủ đô, có chức năng tàng trữ, luân chuyển sách báo kể cả các loại sách, báo, tài liệu do địa phương xuất bản… đến với cộng đồng. Thư viện phục vụ rộng rãi mọi đối tượng bạn đọc, bao gồm: người lao động, người cao tuổi, thanh niên, thiếu nhi, học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý, người khuyết tật, những người nghiên cứu khoa học kỹ thuật v…v. Vì vậy, TVTPHN vừa là một Thư viện khoa học tổng hợp, vừa có chức năng nghiên cứu và hướng dẫn nghiệp vụ thư viện cơ sở, duy trì và phát triển văn hóa đọc trong nhân dân. 1.2.2. Nhiệm vụ Là trung tâm nghiên cứu và hướng dẫn phương pháp hoạt động của hệ thống thư viện, tủ sách và phong trào đọc sách của quần chúng, đề xuất phương hướng nội dung, kế hoạch tổ chức và hoạt động của từng loại hình thư viện, tủ sách đối với từng loại người đọc. Bảo quản và bổ sung các loại sách báo cũ và mới xuất bản ở trong nước và sách báo bằng tiếng nước ngoài phù hợp với đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương phục vụ yêu cầu công tác nghiên cứu, góp phần nâng cao kiên thức văn hoá cho quần chúng Tổ chức việc tuyên truyền giới thiệu sách báo với bạn đọc. Tổ chức đọc sách tại chỗ và luân chuyển cho mượn sách báo rộng rãi trong quần chúng. bảo vệ, bảo quản kho sách báo, tài sản của thư viện. Hướng dẫn nghiệp vụ cho thư viện quận, huyện, thị xã và các ngành... Hiện nay được giao thêm nhiệm vụ mới: nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện. 1.3. Cơ cấu tổ chức Hai cơ sở có đồng cơ cấu: Ban Giám đốc Phòng Hành chính Tổ chức Phòng Bổ sung - Biên mục Phòng phục vụ bạn đọc + Phòng Báo - Tạp chí + Phòng Mượn + Phòng đọc Tổng hợp + Phòng Thiếu nhi + Phòng đọc tự chọn + Phòng khiếm thị Phòng Thông tin - Thư mục - Địa chí Phòng Nghiệp vụ - Phong trào cơ sở. 1.4. Cán bộ Thư viện Thư viện Hà Nội Tổng số cán bộ: 75 người 100% cán bộ chuyên môn có trình độ cử nhân trở lên (trong đó: 01 Tiến sĩ, 09 Thạc sĩ.) Thư viện Hà Nội cơ sở 2 Tổng số cán bộ: 24 người, trong đó: Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: 02 người Cử nhân Thông tin - Thư viện: 20 người Trung cấp: 02 người 1.5. Vốn tài liệu 674.139 tài liệu và 450 loại báo - Tạp chí. Trong đó: Sách Tiếng Việt: 508.929 bản Sách ngoại văn: 30.180 bản Sách Thiếu nhi: 116.525 bản Tài liệu địa chí: 16.505 bản CSDL: 8 CSDL với 210.000 biểu ghi. Thư viện đang lưu trữ một kho tàng thư tịch khá đồ sộ của Thủ đô và nhân loại; có phòng tra cứu địa chí về Thăng Long – Hà Nội. Trong kho sách có vài ngàn bản tư liệu Hán – Nôm, các loại sách ngoại văn, các bản đồ cổ, ảnh Hà Nội xưa và nay rất quý hiếm. 1.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật Thư viện Hà Nội Cơ sở hạ tầng: 8 tầng nổi và 1 tầng hầm. TVHN có 2500m2 diện tích sử dụng. Phòng đọc khang trang, đạt tiêu chuẩn về ánh sáng, nhiệt độ v…v. Hệ thống phòng cháy tự động lắp đặt tại từng kho sách. 02 thang máy phục vụ bạn đọc và 01 thang máy chuyên dụng (khu vực riêng biệt) dùng để vận chuyển tài liệu đến từng phòng nghiệp vụ. Hiện Thư viện đang nhập về 60 máy tính phục vụ Phòng đa phương tiện, phục vụ tra cứu CSDL, tìm tin theo nhu cầu bạn đọc. TVHN hiện có 07 máy in, 03 máy photocopy. Thư viện Hà Nội cơ sở 2 Cơ sở hạ tầng: 3 tầng. Diện tích sử dụng: 2000m2 với khoảng 400 giá sách, hơn 300 chỗ ngồi đọc. Tính đến nay, TVHN2 có 29 máy vi tính, 03 máy in lazer; 01 máy photocopy; 01 máy quét Scaner; 01 ổ ghi đĩa CD & đã thiết lập mạng LAN, mạng internet. 1.7. Kết quả công tác 1.7.1. Công tác phục vụ bạn đọc Thư viện Hà Nội THƯ VIệN giảm bớt các thủ tục hành chính trong việc cấp & đổi thẻ, tạo mọi điều kiện để bạn đọc sử dụng thư viện thuận lợi hơn (nhất là dịp hè) Mở thêm phòng đọc tự chọn (tầng 5), tạo điều kiện cho bạn đọc tiếp cận tra tìm tài liệu Lượt bạn đọc : 161.467 Lượt sách báo : 747.500 Cấp & đổi thẻ các loại: 11.100 thẻ (số liệu năm 2008) 4 tháng đầu năm 2009, cấp mới: 1.410 thẻ. Thư viện Hà Nội cơ sở 2 + Lượt bạn đọc: 7.774 + Lượt sách báo: 19.145 + Tổng số thẻ: 2.100 thẻ (Số liệu quý I - 2009) 1.7.2. Công tác bổ sung - biên mục * Thư viện Hà Nội Bổ sung sách mới: 27.034 cuốn (trong năm 2008) -> Nâng tổng số sách Thư viện lên 556.972 cuốn Báo Tiếng Việt: 229 tên báo, tạp chí (tính đến tháng 4 năm 2009) Báo Ngoại văn : 30 tên báo Hoàn thành 1 tỷ đồng kinh phí bổ sung sách báo năm 2008 (Sách chương trình mục tiêu năm 2008 là 3.084 cuốn = 100 triệu đồng) * Thư viện Hà Nội cơ sở 2 Bổ sung sách mới 2.898 đầu sách với 12.163 cuốn ( trong năm 2008) Báo Tiếng Việt: 234 tên báo, Tạp chí. Báo Ngoại văn: 01 tên báo (Vietnam News). 1.7.3. Công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo Tổ chức các phòng đọc chuyên đề Phối hợp các nhà xuất bản, Đại sứ quán, trường học v…v tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách báo. 1.7.4. Công tác địa chí Biên soạn Thư mục chuyên đề Hồi cố kho sách Hán – Nôm, Tài liệu Hương ước, khoán ước của các làng thuộc tỉnh Hà Nội (1920 – 1942) và tỉnh Hà Tây. Phục vụ tra cứu về Hà Nội, tỉnh Hà Tây (cũ) 1.7.5. Công tác xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cơ sở Tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Thư viện cơ sở Quận Huyện Xây dựng mới 1 số Thư viện cơ sở Số liệu (tính đến tháng 4 /2009) Toàn thành phố: Thư viện Quận, Huyện: 24/29 * Thư viện Hà Nội Thư viện, tủ sách cơ sỏ: 389 Điểm Bưu điện, Văn hóa Xã: 136 Phục vụ 550.000 lượt bạn đọc, 1.480.000 lượt sách báo. * Thư viện Hà Nội cơ sở 2 Thư viện, tủ sách văn hóa cơ sở: 435 Điểm Bưu điện, Văn hóa xã: 258 Tủ sách pháp luật: 325 Tủ sách trường học: 694 Phục vụ 565.000 lượt bạn đọc, 1.576.000 lượt sách báo (Trong năm 2008) Hơn nửa thể kỷ qua, TVHN đã phục vụ thông tin, sách báo cho hàng triệu người và đã trở thành địa chỉ văn hoá quen thuộc của mọi người dân Thủ đô. Với những hình thức hoạt động phong phú đa dạng, TVHN đã phục vụ đắc lực công tác nghiên cứu, học tập, sản xuất, kinh doanh và nâng cao dân trí. Sau khi sáp nhập, TVTPHN cố gắng phát huy sức mạnh của hai thư viện. Cùng sự đầu tư, quan tâm của các cấp lãnh đạo nỗ lực của toàn thể Ban lãnh đạo và cán bộ Thư viện, TVTPHN đang từng bước hiện đại hóa, nâng cao chất lượng hoạt động, phục vụ, xứng tầm với Thư viện của Thủ đô ngàn năm văn hiến. CHƯƠNG II THỨC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC KHIẾM THỊ TẠI THƯ VIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Hiện nay, công tác phục vụ bạn đọc khiếm thị tại TVHN2 đang được triển khai tại Hội Người Mù Hà Nội cơ sở 2 (HộiNgười Mù tỉnh Hà Tây cũ). Vì vậy nội dung thực trạng tập trung vào công tác phụcvụ bạn đọc khiếm thị tại TVHN. 2.1. Thực trạng vốn tài liệu phục vụ bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Hà Nội 2.1.1. Đặc điểm của người khiếm thị tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng Theo Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch): cộng đồng NKT ở nước ta chiếm tỷ lệ khoảng trên 1% dân số. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh xã hội và Viện Mắt Trung ương: hiện nay Việt Nam có trên 5,1 triệu người tàn tật và trẻ mồ côi, trong đó có trên 900.000 NKT, bao gồm khoảng 600.000 người mù (trên thực tế con số này còn cao hơn). Nhưng chỉ 40.000 NKT đăng ký là thành viên của Hội Người Mù và có thể nhận được các hỗ trợ. Hầu hết NKT lớn tuổi sống với gia đình, hoặc đăng ký là thành viên Hội Người Mù tại địa phương, trong khi đó nhiều em khiếm thị được sống tập trung tại các mái ấm tình thương, hoặc các trường đặc biệt dành cho trẻ em khiếm thị. Các mái ấm thường nhận tiền hoặc vật phẩm tài trợ từ các tổ chức hoặc cá nhân từ thiện để giúp họ có điều kiện sống, học tập và làm việc cùng nhau. Tại Hà Nội, số lượng NKT là trên 10.000 người. Phần lớn họ sinh sống cùng với gia đình, song gặp rất nhiêu khó khăn trong đi lại vì ở Việt Nam chưa có cơ sở hạ tầng và thiết kế giao thông đặc biệt dành cho người khuyết tật để họ có thể ra ngoài mà không cần đến sự giúp đỡ của người nhà. Vì vậy, NKT khó hòa nhập vào cộng đồng, phát huy năng lực, đóng góp cho xã hội. Mức sống của NKT còn rất thấp. Những NKT có khả năng sống & trang trải chi phí sinh hoạt tự lập là khoảng 50%. Số hộ nghèo có NKT trên toàn quốc là 29%, ở Hà Nội là 10 - 15%. Cuộc sống của NKT gặp rất nhiều khó khăn, không có việc làm ổn địnhk hoặc thu nhập thấp. Nghề ngjiệp chủ yếu của họ là làm kinh tế gia đình bằng chăn nuôi, trồng trọt là chủ yếu (60%); Xoa bóp: 100 người; Làm thủ công (tăm chổi, đan lát); cho thuê nhà v..v Với chức năng chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên và người mù trong cả nước, Hội Người mù Việt Nam (thành lập ngày 17/04/1969) đã tổ chức các lớp dạy chữ, dạy nghề, thành lập nhiều cơ sở sản xuất. Chương trình vay vốn từ quỹ quốc gia phát triển việc làm đã tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hội viên có việc làm và thu nhập ổn định hơn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Phần lớn NKT có trình độ văn hóa thấp so với mặt bằng xã hội, nhất là khu vực nông thôn. Vấn đề giáo dục, đào tạo, dạy nghề cho NKT là khâu quan trọng nhất để tạo điều kiện cho họ hòa nhập với cộng đồng. Hàng vạn Hội viên Hội Người mù đã được Hội tổ chức học chữ Braille để nâng cao trình độ, hòa nhập xã hội. Cho đến nay đã có hàng ngàn thanh thiếu niên mù trong cả nước được học tập hòa nhập tại các trường phổ thông công lập hoặc trường phổ thông đặc biệt. Hơn 100 sinh viên mù đã và đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng. Trình độ văn hóa, giáo dục của NKT tại Hà Nội ngày càng cao cùng với điều kiện & nhu cầu học tập của họ. Trong đó: Tốt nghiệp phổ thông: 25 - 30%; Khoảng 40 người có trình độ đại học. 2.1.2. Nhu cầu tin và tình hình tiếp cận thông tin của người khiếm thị Cùng với sự phát triển về đời sống vật chất, tinh thần, nhu cầu được đọc sách nói riêng cũng như hưởng thụ sản phẩm văn hóa nói chung của NKT ngày càng cao, phong phú và đa dạng. Sách báo chữ Braille, băng cassette, đĩa CD đã trở thành những ấn phẩm không thể thiếu giúp NKT nâng cao kiến thức, nâng cao chất lượng sống mọi mặt. Nhờ được trang bị kiến thức về tin học, rất đông cán bộ, hội viên người mù đã sử dụng thành thạo vi tính, truy cập mạng Internet, khai thác được thông tin, sách báo truyền tải trên mạng. Tuy nhiên do mất đi giác quan quan trọng nhất nên NKT bị hạn chế nhiều trong việc tiếp cận các phương tiện thông tin, các kiến thức được truyền tải qua sách báo bình thường. Theo khảo sát thực tế, đa phần người khiếm thị tiếp nhận văn hóa qua: Nghe đài, nghe Tivi…; đọc sách, báo chữ nổi; tham gia các sinh hoạt văn hóa chủ yếu tại Thành hội và do Thành Hội Người Mù tổ chức. Để đáp ứng nhu cầu văn hóa, họ phải tự thân tìm đến, tiếp cận với các nguồn tin, nguồn kiến thức hoặc thông qua các hoạt động văn hóa: câu lạc bộ văn nghệ, tủ sách của Thành hội & các quận hội. Nhưng nhìn chung, nhiệm vụ trọng tâm của Thành hội & quân hội vẫn là tập trung giải quyết vấn đề đời sống cho hội viên. Vì vậy, điều kiện tiếp nhận văn hóa của NKT chưa đáp ứng được nhu cầu văn hóa của họ, NKT rất cần những phương tiện truyền tải phù hợp (sách báo chữ Braille; máy phóng chữ nét to; đĩa, máy đọc đĩa CD; băng, đài cassette…) Việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo dục, phổ biến kiến thức và văn hóa cho NKT đòi hỏi sự chung tay giúp đỡ của toàn xã hội. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, NKT là nhóm người thiếu điều kiện truy cập thông tin cần thiết cho việc học tập và đời sống của họ. Họ có nhu cầu đọc sách và thông tin như người bình thường; họ cũng có nhu cầu học suốt đời, nhu cầu giải trí cũng như đóng góp cho xã hội. Tuy nhiên, hầu như mọi điều kiện tiếp thu thông tin - văn hóa - giải trí v...v đều không thuận lợi cho họ, tài liệu và các dịch vụ trong thư viện cũng như vậy. Cho đến nay, người ta cũng chưa thể xác định nhu cầu đọc sách của NKT ở mức nào là phù hợp. Một trong các nguyên nhân là chi phí chuyển đổi các ấn phẩm in sang định dạng khác còn quá cao, bất chấp sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. Một rào cản khác là bản quyền tác giả trong chia sẻ nguồn tin cũng gây rất nhiều khó khăn cho việc thỏa mãn nhu cầu tin của NKT. 2.1.3. Tình hình đáp ứng nhu cầu tin cho người khiếm thị tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng * Tại Việt Nam Theo thống kê của Bộ Lao động và Thương binh xã hội, có hơn 900.000 người (chiếm 1,2% dân số) có khuyết tật về mắt, bao gồm 600.000 người mù hoàn toàn. Những năm gần đây, ở Việt Nam, các hoạt động  phục vụ cho NKT trong các thư viện công cộng đã có nhiều thay đổi. Năm 1998, từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia về văn hoá đã xây dựng thí điểm 2 phòng đọc sách cho người khiếm thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ở một số thư viện tỉnh, thành cũng  lần lượt xuất hiện các hình thức phục vụ như Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Tây, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Hải Dương, Thanh Hoá... Đến nay đã có hơn một nửa các thư viện tỉnh, thành phố tổ chức phòng đọc cho NKT. Một số Tỉnh Hội, Thành Hội Người mù đã có các thông tin nội bộ như Hà Nội: tập chí “Tri thức và đời sống” bằng băng cassette ra hàng tháng. Nam Định: báo băng “Đời mới” ra hàng quý. Thành phố Hồ Chí Minh: Bản tin chữ Braille ra mỗi năm 1 kỳĐài PT-TH Hải Phòng phối hợp Thành Hội Người mù Hải Phòng thực hiện chương trình phát thanh “Vòng tay ánh sáng” vào Chủ nhật v…v Hầu hết các cấp Hội đều có thư viện và tủ sách, cung cấp tài liệu học tập và thông tin quan trọng cho hội viên. Song vốn tài liệu phục vụ người khiếm thị quá ít. Thư viện KHTH TP. Hồ Chí Minh có 392 bản sách chữ nổi, 8 loại báo- tạp chí với 448 bản, 493 băng casette, 620 đĩa CD. Phòng đọc ở các thư viện tỉnh, thành phố khác cũng có bình quân từ 100-300 bản sách chữ nổi, 80 - 140 đĩa CD, băng cassette. Ở một số thư viện tỉnh miền núi, phòng đọc càng nghèo nàn hơn. Vốn tài liệu phục vụ ở các thư viện tỉnh, thành phố chủ yếu được cung cấp từ Hội Người mù Việt Nam, Vụ Thư viện, Thư viện KHTH TP. Hồ Chí Minh, Hội Người mù TP. Hà Nội. Ngân sách của các thư viện tỉnh, thành phố bổ sung vốn tài liệu phục vụ còn rất ít. Ngoài Thư viện KHTH TP. Hồ Chí Minh và Thư viện Hà Nội có kinh phí bổ sung vài chục triệu đồng/ năm, phần lớn chỉ có 2-3 triệu đồng và vẫn còn một số thư viện tỉnh không bổ sung tài liệu phục vụ . Lý do chính là không có nguồn tài liệu để mua hoặc lượng bạn đọc khiếm thị đến thư viện ít, khai thác vốn tài liệu không nhiều... Đó là những khó khăn lớn và khó khắc phục. Hiện nay, ở Việt Nam không có thư viện đặc biệt dành riêng cho NKT, các nhà xuất bản ở Việt nam không quan tâm đến loại tài liệu này. Hầu hết thông tin cho NKT là sách chữ nổi được được Hội Người Mù sản xuất. Bởi vậy, có sự thiếu hụt trầm trọng về nguồn lực thông tin cho NKT. Mặc dù không có một thống kê chính thức về tài liệu chuyển dạng cho NKT ở Việt Nam, nhưng có thể nhận thấy rõ là tài liệu cho NKT hiện không được quan tâm đúng mức. Kế đến là các dạng tài liệu khác như sách nói dạng băng cassette. Có một số tổ chức như hệ thống các trường phổ thông đặc biệt ở Việt Nam – Trường Nguyễn Đình Chiểu sản xuất sách chữ nổi cho học sinh Tiểu học và Trung học. Các tổ chức từ thiện khác sản xuất sách nói dạng analog như Hội Phụ nữ Từ thiện TP. Hồ Chí Minh, và Trung tâm Vì Người Mù Sao mai (sản xuất sách nói DAISY và tập huấn tin học cho NKT). Gần đây, sách nói kỹ thuật số định dạng DAISY được sản xuất bởi dự án do quỹ FORCE tài trợ. Hiện tại, các thư viện tỉnh, thành  phố tổ chức phục vụ chủ yếu là tại chỗ và cho mượn về nhà. Một số thư viện phối hợp với Hội Người mù mang sách, báo, thiết bị đến phục vụ tại hội, chi hội, các trường dạy nghề, mái ấm tình thương... Với tinh thần “Sách đi tìm người”, Thư viện KHTH TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Giang, Cao Bằng, Quảng Ngãi... đã luân chuyển tài liệu xuống các cơ sở . Thư viện KHTH TP. Hồ Chí Minh từ năm 2008 đã bắt đầu phục vụ bằng xe thư viện lưu động.  Hình thức này rất được hoan nghênh bởi đã đáp ứng nhu cầu đọc và giải trí của ở những vùng xa xôi, giúp họ tiếp cận với những phương tiện hiện đại mới. Vào thập niên 90, cùng với sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào các lĩnh vực xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt là do nhu cầu của bộ phận NKT, các trường chuyên biệt cho NKT và các tổ chức từ thiện cho người mù, một số nhóm hỗ trợ về CNTT đã bắt đầu thiết kế và thực hiện các phần mềm chuyên dụng để NKT dễ dàng tiếp cận với máy tính. Trong thời điểm này, các thư viện Việt Nam vẫn chưa có dịch vụ cho NKT. Nhận thấy sự cần thiết của dịch vụ này trong việc hỗ trợ NKT tiếp cận với nguồn lực thông tin phong phú và đa dạng, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã đầu tư thí điểm cho 02 phòng đọc cho NKT tại TVHN và TVKHTH thông qua “Chương trình Quốc gia Mục tiêu về Văn hóa”. Đây chính là hoạt động khởi xướng đầu tiên về dịch vụ cho NKT tại Hệ thống Thư viện công cộng tại Việt Nam. TVKHTH là thư viện công cộng đầu tiên đã ứng dụng CNTT vào các dịch vụ nhằm nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm cho NKT. Hơn 8 năm qua, nhờ sự hỗ trợ của Quỹ FORCE (Hà Lan), các dịch vụ cho NKT ở TVKHTH phát triển rất nhanh. Thêm vào đó, sự hợp tác chặt chẽ giữa Vụ Thư Viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Quỹ FORCE, dịch vụ cho NKT đã được mở rộng đến 64 thư viện công cộng trong cả nước. Trong đó, TVHN liên kết với Hội Người Mù Việt Nam là đơn vị duy nhất của Thủ đô trong lĩnh vực phục vụ thông tin cho NKT. Từ năm 2003, Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (viết tắt là TVKHTH) đã trở thành thư viện công cộng đầu tiên sản xuất sách nói theo định dạng DAISY này, với 02 studio sản xuất và phân phối sản phẩm cho toàn Hệ thống Thư viện Công cộng Việt Nam và các tổ chức khác. Hơn thế nữa, TVKHTH bắt đầu sản xuất các loại tài liệu khác như hình minh họa nổi, sách minh họa nổi. Đến cuối năm 2008, thêm 01 studio sản xuất sách nói được thành lập tại TVHN cũng do Quỹ FORCE tài trợ nhằm tăng cường số lượng sách nói cho cả Việt Nam. Tại Việt Nam, các Dự án cung cấp thông tin cho NKT ứng dụng CNTT đang được quan tâm & đầu tư . Có thể đơn cử như Dự án “Thư Viện Sách Nói Kỹ Thuật Số Cho Người Khiếm Thị” (Digital Talking BookProjects) - Chủ nhiệm dự án: PGS. TS: Đặng Hoài Phúc Dự án “Xây dựng thư viện sách nói kỹ thuật số và trình đọc màn hình tiếng Việt dành cho người khiếm thị” với tổng kinh phí 59.535 USD đã được triển khai từ năm 2005. Đây là một dự án phát triển công cụ trợ giúp và nguồn tài liệu tương thích nhằm giúp NKT tiếp cận với tin học một cách hiệu quả và nhanh nhất; tạo một nguồn tài liệu phong phú nhằm phục vụ cho các học sinh, sinh viên khiếm thị. Dự án được chia thành hai phần chính: Phần 1: Xây Dựng Thư Viện Sách Nói Kỹ Thuật Số. Trong phần này dự án sẽ tiến hành chuyển tòan bộ các bộ sách giáo khoa sang sách nói kỹ thuật số theo chuẩn DAISY Với lọai sách này, NKT có thể vừa đọc được văn bản bằng chữ nổi hoặc nghe sách đọc, tăng hoặc giảm tốc độ đọc, chuyển đổi giữa các trang nhanh hơn, tìm nội dung dễ hơn, đánh dấu hoặc ghi chú trực tiếp trên sách dựa trên thông tin riêng của từng người... So với lọai sách nói hiện nay, chỉ đơn giản được đọc và thu trên băng cassette nên các tính năng nêu trên hoàn toàn không được hỗ trợ. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho NKT trong việc đọc sách và tìm tài liệu. Hơn thế nữa, với lọai sách nói kỹ thuật số sẽ giúp cập nhật một bộ sách mới nhanh hơn nhiều lần. Phần 2: Dự án phát triển bộ đọc tiếng Việt theo chuẩn Sapi với giọng đọc mới. Giọng đọc hiện nay còn thiếu và không hỗ trợ nhiều từ trong tiếng Việt. Bên cạnh đó, dự án cũng sẽ tích hợp bộ đọc vào các trình đọc màn hình phổ biến hiện nay bao gồm Jaws, NVDA, đặc biệt là NVDA, một trình đọc màn hình mã nguồn mở. Được sự cho phép và hỗ trợ đầu sách của Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Dự án đã chuyển toàn bộ nội dung sách giáo khoa sang dạng sách nói kĩ thuật số dành cho NKT theo chuẩn DAISY, với tổng số 85 đầu sách từ lớp 1 đến lớp 12. Đây là dự án tập trung chủ yếu vào vấn đề giáo dục cho NKT nhằm đem lại cho NKT nguồn tài liệu học tập phong phú giúp họ sớm hòa nhập cuộc sống cộng đồng. * Tại Hà Nội, Thư viện dành cho NKT tại TVHN ra đời năm 1998 đã trở thành sự kiện văn hóa đối với những NKT, góp phần đáng kể vào việc cải thiện đời sống văn hóa - giáo dục cho NKT, đặc biệt là lớp trẻ. Đầu tháng 12/2006, Thư viện âm thanh cho người khiếm thị ra đời với sự giúp đỡ của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam và Công ty cổ phần Vincom. Thư viện âm thanh ra đời với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các em khiếm thị tại Hà nội tự học tập và nâng cao kiến thức. Đây là một thư viện nhỏ gồm tư liệu âm thanh dưới dạng băng cassette và đĩa CD với các nội dung như đọc sách văn học, đọc sách phổ biến kiến thức khoa học và xã hội, đọc sách nâng cao kiến thức văn hoá, xã hội, đọc sách giáo khoa, ca nhạc... Kinh phí ban đầu xây dựng thư viện âm thanh là 70 triệu đồng. Thư viện được đặt tại Trung tâm phục hồi chức năng và Dạy nghề cho người mù trẻ Hà Nội (gọi tắt là PDM - địa chỉ 21B - phố Lạc Trung - Hà Nội), nơi đón tiếp các em khiếm thị lui tới thường xuyên để tham khảo tài liệu, trao đổi ý kiến hay giải trí, nghe nhạc… Thành Hội Người Mù Hà Nội cũng là địa chỉ cung cấp thông tin cho NKT. Tại Thành Hội (Cơ sở 1 - số 22 Lý Thái Tổ và Cơ sở 2 - Đường Tô Hiệu - Hà Đông) đều có tủ sách, phòng đọc và các thiết bị máy hỗ trợ NKT đọc tài liệu tại chỗ. Hàng năm, Thành Hội Người mù Hà Nội đã phối hợp với TVHN chuyển dịch hàng chục đầu sách, hàng ngàn trang văn học xã hội, lịch sử, khoa học thường thức… sang chữ Braille. Thành Hội cũng tổ chức nhiều hoạt động câu lạc bộ tuyên truyền, giới thiệu sách và nhiều lĩnh vực khác thu hút sự tham gia của hàng ngàn người. Ngoài hoạt động phối hợp với TVHN, Thành Hội còn chủ động mỗi năm sản xuất, luân chuyển hàng chục đầu sách chữ Braille và trên 1.000 băng cassette “Sách nói”, tạp chí truyền thanh từ nguồn của Trung ương Hội và Thư viện Sách nói TP.HCM gửi tặng, đưa về cơ sở phục vụ hội viên. Thành hội cũng đã chỉ đạo mỗi một đơn vị Quận, Huyện trực thuộcphải xây dựng một tủ sách ở địa phương và hàng năm có kế hoạch làm sách bổ sung thêm vào tủ nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ của bạn đọc. Tuy nhiên, việc tiếp cận sách báo, tài liệu của NKT tại Hà Nội vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Theo thống kê của Hội Người Mù Hà Nội, toàn thành phố, lượng sách chữ nổi Braille mới chỉ đáp ứng 2 - 3 % nhu cầu của NKT. Số cuốn (bản) sách cho mỗi đầu sách còn rất hạn chế, gây khó khăn, chậm trễ cho việc luân chuyển sách đến từng bạn đọc có nhu cầu. Các thiết bị hỗ trợ đọc còn thiếu: số lượng máy đọc Daisy Book chỉ đếm trên đầu ngón tay; số NKT có và có thể sử dụng máy vi tính chưa nhiều (chỉ khoảng vài trăm người). 2.1.4 Cơ cấu nguồn lực thông tin phục vụ người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội * Khái niệm nguồn lực thông tin Nguồn lực thông tin là tất cả các tài liệu đã được thu thập, chọn lọc, xử lý, bao gói và sắp xếp theo một trật tự nhất định để người dùng tin có thể tra cứu và sử dụng. Theo nghĩa đó, có thể xem nguồn lực thông tin là các sản phẩm thông tin mà các trung tâm Thông tin - Thư viện lưu trữ ở những vật mang tin khác nhau, bảo quản, sắp xếp và tổ chức cung cấp cho người dùng tin theo nhu cầu; bao gồm toàn bộ vốn tài liệu như tài liệu truyền thống, tài liệu điện tử v..v ; là phương tiện phục vụ con người trên tất cả các lĩnh vực đời sống, kinh tế - văn hóa - xã hội… * Đặc điểm nguồn lực thông tin phục vụ người khiếm thị Nguồn lực thông tin phục vụ NKT tồn tại dưới dạng loại hình vật chất đặc biệt, được sản xuất riêng theo quỹ hỗ trợ, các dạng mang tin chủ yếu thông qua thính giác & xúc giác như : sách chữ nổi, băng cassette, đĩa CD v..v Nội dung thông tin cho NKT rất đa dạng: khoa học sản xuất, văn học; lịch sử; các vấn đề văn hóa - xã hội; sức khỏe v…v Vốn tài liệu cho NKT nói chung thường phát triển & luân chuyển chậm, vì vậy hầu hết ở các kho tài liệu cho NKT không có báo - tạp chí chữ nổi. NKT cập nhật tin tức chủ yếu qua nghe các bản tin hoặc nhờ người khác đọc giúp. Thư viện dành cho NKT tại TVHN được thành lập năm 1998, với chủ trương xây dựng mô hình Thư viện truyền thống, phù hợp với trình độ đại đa số NKT tại thành phố, nhằm mục đích nâng cao dân trí cho NKT, giúp họ có thêm những kiến thức khoa học đời sống cơ bản để kiếm sống; giúp họ giải trí, nâng cao đời sống văn hóa, hòa nhập cộng đồng thông qua việc tham gia hoạt động tại thư viện công cộng. 2.1.4.1 Nguồn lực thông tin truyền thống Hiện tài liệu phục vụ NKT của TVHN được đặt tại tầng 2 (Phòng báo - Tạp chí) với: Sách chữ nổi: 2326 cuốn (đã làm phích, dán nhãn và số đăng ký cá biệt) Tài liệu do TVHN bổ sung từ nguồn tài liệu của Hội Người Mù Việt Nam. Hội Người Mù sản xuất sách, làm mục lục và luân chuyển sách đến TVHN. Cán bộ Thư viện phụ trách làm phích, dán nhãn và các khâu xử lý kỹ thuật có liên quan. Đặc điểm: Sách chữ nổi có khổ cỡ thống nhất, bìa cứng, trước trang tên sách bằng chữ nổi có 1 trang ghi chú các thông tin của sách bằng chữ thường. Vốn tài liệu truyền thống của NKT tại TVHN không có Báo - Tạp chí. Cách tổ chức: Sách trong kho xếp theo số đăng ký cá biệt, từ trái qua phải, từ trên xuống dưới của giá sách. Phương pháp khai thác: Bạn đọc khiếm thị đến Thư viện có thể tra cứu sách theo mục lục sách chữ nổi do Hội Người Mù cung cấp hoặc tra mục lục trên máy tính (có sự giúp đỡ của cán bộ thư viện). Gần đây, NKT thường liệt kê danh sách các tài liệu muốn mượn và cử đại diện đến thư viện, cán bộ đại diện có thể tra phích và vào kho lấy sách theo thông tin trên sách. Hiệu quả sử dụng: Sách chữ nổi cho NKT còn hạn chế về nội dung, môn loại cũng như số lượng. Khả năng nhân được những thông tin về sách mới của NKT còn rất hạn chế. Vì thế lượng sách luân chuyển không cao. Một số sách từ những năm cũ đã không còn giữ được chất lượng tốt. (a) (b) Ảnh 03: Một phần kho sách chữ nổi tại TVHN Ảnh 04: Toàn cảnh khu vực phục vụ bạn đọc khiếm thị tại TVHN Ảnh 05: Trang tên sách của cuốn sách chữ nổi Ảnh 06: Trang sách chữ nổi Nguồn lực thông tin điện tử Băng cassette: hơn 1700 cuốn CD : hơn 100 đĩa CD là loại hình tài liệu cho NKT đang được TVHN chú trọng đến. CD, băng cassette đã hoàn thành được lưu tại phòng Báo - Tạp chí (khoảng 82 CD), còn một số CD đang sản xuất tại Phòng Ghi câm. (Studio) Việc thu âm sách cho NKT được thực hiện bởi chuyên viên Kỹ thuật thực hiện tại phòng thu được quỹ FORCE (Hà Lan) đầu tư tài trợ. Những người đọc sách đều là những tình nguyện viên, các cán bộ của TVHN (trong đó có sự đóng góp của bà Nguyễn Ngọc Nguyên - Phó Giám đốc TVHN). Cách thức tổ chức: Các bài trong sách được ghi âm, chỉnh sửa, ghép nhạc (nếu cần), lưu lại dưới dạng file để ghi ra dĩa CD, 1 phần sách ghi âm trước kia là ghi bằng đài radio, thu vào băng cassette. 1 phần được bổ sung vào CSDL trên máy tính, bạn đọc khiếm thị đến thư viện có thể sử dụng các file ghi âm trên máy tính. Phương thức tra cứu: Bạn đọc Khiếm thị đến TVHN được cung cấp danh mục các tài liệu bằng chữ nổi theo từng loại hình (khoa học, văn học, chính trị v..v). Cán bộ thư viện có thể giúp bạn đọc tìm tài liệu dựa trên CSDL trên máy tính. (TVHN đã xây dưng hệ CSDL cho NKT). Bạn đọc chọn CD/ băng cassette, dùng máy đọc Victor Reader hoặc đài cassette để nghe. Ngoài ra, TVHN còn phục vụ bạn đọc mượn CD về nhà Hiệu quả phục vụ: Do một số thiết bị đã hỏng nên NKT khó có điều kiện sử dụng nguồn sách nói này tại Thư viện. TVHN còn phục vụ tài liệu điện tử theo các hình thức khác như: Chuyển tải các file vào Ipot theo yếu cầu của bạn đọc Xây dựng thư viện sách nói trên trang web của Thư viện. (Nghe tài liệu online, tải dữ liệu về máy tính v..v) Ảnh 07: Sinh viên tình nguyện thu âm sách cho NKT Ảnh 08: 1 số CD và băng cassette đã hoàn thiện 2.2. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật, ngân sách phục vụ bạn đọc khiếm thị TVHN đã dành một phòng rộng 50m2 được tài trợ và trang bị: Điều hòa Máy tính với phần mềm Winbraille, Nuendo3. Máy in chữ nổi (hiện đã hỏng) Máy đọc Victor Reader Máy nhược thị Tự trang bị 12 máy cassette (hiện đã hỏng) Studio Record Source Room do quỹ FORCE (Hà Lan) tài trợ tổng giá trị 21.900 USD, bao gồm: phòng thu đạt tiêu chuẩn với các trang thiết bị cơ bản chuyên dụng hiện đại. Theo kế hoạch, mỗi năm studio này sẽ sản xuất 120 đĩa CD * Ngân sách dành cho phục vụ bạn đọc khiếm thị Nguồn kinh phí bổ sung hàng năm: 30 triệu với khoảng 2000 trang sách đọc và 120 băng cassette Ảnh 09: Máy đọc Victor Reader tại TVKHTH Tp.HCM Ảnh 10: Máy nhược thính tại TVHN Ảnh11 : Studio sản xuất sách nói tại tầng 1 TVHN. 2.3. Công tác phục vụ bạn đọc 2.3.1 Phục vụ tại Thư viện * Thư viện Hà Nội: Số lượng thẻ bạn đọc khiếm thị là 200 thẻ (số liệu năm 2008), NKT đến đọc tại chỗ không cần trình thẻ. Bạn đọc đến mượn thu mỗi thẻ 5000 VND (quy định từ năm 1998). Số tiền này được dùng là “tiền trách nhiệm với tài liệu” - dùng để tu bổ, sửa chữa sách cũ, hỏng, bổ sung sách mới, sách mất v…v Từ năm 2000 đến 2005: Bình quân 4 người đọc tại chỗ và 6 người đến mượn sách/ ngày * 20 ngày/ tháng * 12 tháng = 2400 lượt bạn đọc / năm. Lượng bình quân 5 - 6 cuốn sách chữ nổi hoặc băng / lần / người Trong thời gian tạm chuyển địa điểm chờ xây mới (2006 - 2008), do điều kiện đến với TVHN khó khăn hơn với NKT nên lượt bạn đọc giảm đến 2/3. Cán bộ phục vụ: Chưa có cán bộ riêng, Hiện có 02 cán bộ kiêm nhiệm tại Phòng phục vụ độc giả (Phòng cấp thẻ bạn đọc). * Thư viện Hà Nội cơ sở 2: Hiện nay, Thư viện Hà Nội cơ sở 2 không phục vụ bạn đọc tại trụ sở mà luân chuyển toàn bộ vốn tài liệu về Thư viện của Hội Người Mù tỉnh Hà Tây (cũ) - nay là Thành Hội Người Mù Hà Nội cơ sở 2. Thư viện hiện có 02 cán bộ kiêm nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ tại Thành Hội từ Phòng phong trào và Công tác cơ sở và Phòng phục vụ. 2.3.2. Phục vụ lưu động Từ năm 1998 đến 2005, TVTPHN duy trì việc phối hợp với thành Hội Người Mù; đưa sách luân chuyển xuống các chi Hội Người Mù tại quận huyện. Một số quận huyện tự luân chuyển tài liệu cho nhau. Ở một số đơn vị chưa có Chi Hội Người Mù, các Quận Hội cũng tạo điều kiện chuyển sách xuống các tủ sách xã phường. Từ năm 2006, TVHN tạm dừng đến năm 2008 lại tiếp tục triển khai. Hoạt động phục vụ lưu động của TVHN2 rất phong phú, do địa bàn rộng, địa hình nhiều nơi phức tạp nên công tác luân chuyển phục vụ sách vẫn gặp nhiều khó khăn. 2.3.3 Tổ chức giới thiệu sách Chu kỳ tổ chức giới thiệu sách cho NKT của TVTPHN trung bình 1 lần / quý, phối hợp Thành Hội Người Mù. TVTPHN mời diễn giả xuống Thành Hội nói chuyện, giới thiệu, hiện nay vẫn duy trì. TVHN còn có hoạt động tổ chức thi kể chuyện hè hàng năm và mời bạn đọc thiếu nhi khiếm thị tham gia Các em đã đoạn giải cao trong kỳ thi. 2.4. Các hoạt động phát triển Thư viện dành cho người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội Quán triệt chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho người khuyết tật, tích cực vận động mọi sự đóng góp, đầu tư của các cơ quan đoàn thể. Trao đổi tài liệu với các địa phương khác trong cả nước để tăng cường vốn tài liệu, tiết kiệm kinh phí. Phối hợp thanh niên tình nguyện của các phường, hoặc các trường để xây dựng đội ngũ cộng tác viên mang sách đến tận tay người đọc. Phối hợp THƯ VIệN trường Nguyễn Đình Chiểu tổ chức phòng đọc cho NKT tại trường cũng như tạo điều kiện để các em học sinh của trường đến với Thư viện. Đa dạng hóa hình thức phục vụ hợp tác với các Câu lạc bộ Người khiếm thị tại Hà Nội để tổ chức phục vụ bạn đọc khiếm thị sử dụng máy tình và tra cứu Internet bằng các phần mềm dành cho NKT. Phối hợp Phòng phong trào cơ sở của THƯ VIệN tiếp tục tổ chức phục vụ lưu động tài liệu khiếm thị. Với cách này TVHN sẽ chủ động hơn trong việc phục vụ đến tận nơi độc giả. Tăng cường giới thiệu sách cho NKT tại Thành Hội Người mù HN. Tăng cường kinh phí và tiếp tục phối hợp với Thành Hội để sản xuất sách chữ nổi. Trên thực tế nhu cầu đọc sách chữ nổi là cao nhất - đây cũng là hình thức xóa nạn mù chữ cho NKT. Là đơn vị đầu tiên trong hệ thống thư viện công cộng phía Bắc có Studio sản xuất sách nói dành cho , trong những năm tới, Thư viện Hà Nội phấn đấu trở thành trung tâm cung cấp vốn tài liệu CD cho các thư viện tỉnh, thành phố khác trên toàn miền Bắc nhằm phục vụ đối tượng bạn đọc khiếm thị. Tăng cường chủ động quảng cáo dịch vụ tài liệu cho NKT bằng các chương trình thông tin thường xuyên và qua các hoạt động tiếp cận với NKT trong cộng đồng. CHƯƠNG III MỘT VÀI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết quả đạt được Với sự cải thiện về phương thức phục vụ (từ tháng 4 năm 2009), TVHN đã từng bước cải thiện hệ thống phòng đọc, phương thức phục vụ cũng như vôn tài liệu và hồi cố kỹ thuật các kho… Nhờ đó, công tác phục vụ sách cho NKT cũng được đầu tư cải thiện. Vốn tài liệu phục vụ NKT ở TVHN đã được đầu tư hơn so với trước kia, nhất là tài liệu điện tử. So với năm 1998 - khi bắt đầu triển khai hoạt động phục vụ NKT, TVHN đã tích cực sản xuất các sách nói cho NKT dưới dạng file lưu trên máy tính, CD. Vì thế mà vốn tài liệu điện thử của TVHN là một nguồn tài liệu quan trọng, phát huy được hiệu quả phục vụ nhanh chóng và tiện lợi Từ năm 2006 - 2008: Trong khi cơ sở mới đang xây dụng, cơ sở tạm thời của TVHN tạm thời di chuyển đến nằm trong khuôn viên Thành cổ Hà Nội. Với điều kiện làm việc xa trung tâm, diện tích phòng ban & các kho hạn hẹp, chỉ tổ chức cho mượn, không có chỗ triển khai phòng đọc cho NKT; mức độ bổ sung với nguồn kinh phí có hạn; vốn tài liệu phát triển chậm… là những lý do ảnh hưởng đến lượng sách luân chuyển giảm còn 2/3. Cuối năm 2008, TVHN khánh thành trụ sở mới, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng khang trang hơn, “ Thư viện dành cho người khiếm thị” tại TVHN cũng đã được chú trọng và nhận được sự ủng hộ từ nhiều đơn vị, tổ chức. 3.2. Những mặt tồn tại TVHN đã chú trọng đến công tác phục vụ NKT, tuy nhiên kinh phí do Nhà nước cấp, nên rất hạn hẹp. Giá thành bổ sung sách chữ nổi rất đắt. Vì vậy vốn tài liệu sau 10 năm xây dựng THƯ VIệN dành cho NKT còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu bạn đọc. Cơ sở vật chất trang thiết bị cung cấp tài liệu cho NKT còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Năng suất sản xuất các tài liệu điện tử còn thấp do thiếu cán bộ đảm trách (thu âm, xử lý Công nghệ thông tin…), thiếu thiết bị xử lý đồng bộ và thiếu tình nguyện viên. Ghi âm sách nói. Việc xây dựng Thư viện dành cho NKT theo mô hình truyền thống, trước đây là rất phù hợp. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế hiện tại, cần xây dựng THƯ VIệN dành cho NKT hiện đại song song với Thư viện truyền thống để tăng khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin và trình độ ngày càng cao của bạn đọc khiếm thị. Thư viện phải là môi trường giáo dục với đúng nghĩa của nó: Giáo dục qua sách vở, qua phương thức phục vụ, tạo điều kiện cho họ được tiếp xúc & học hỏi bằng các thiết bị hiện đại. Công tác tuyên truyền quảng bá Thư viện dành cho NKT chưa tốt nên chưa thu hút được đông đảo bạn đọc khiếm thị đến với TV. Các chính sách, hoạt động xã hội hóa trong việc xây dựng Thư viện cho NKT còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn. NKT ở các vùng ngoại thành chưa có điều kiện tiếp xúc với các nguồn thông tin. 3.3.Một vài kiến nghị Dựa trên thực trạng công tác phục vụ NKT tại TVHN, qua quá trình nghiên cứu và trực tiếp đóng góp phục vụ bạn đọc khiếm thị, tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài kiến nghị đối với Thư viện Hà Nội: Tích cực sửa chữa khắc phục các trang thiết bị đã cũ hỏng (máy cassette, máy in chữ nổi v..v), tạo điều kiện thuận lợi hơn để NKT sử dụng tài liệu tại TV. Xây dựng văn bản hướng dẫn nghiệp vụ và phương thức cụ thể cho cán bộ và bạn đọc về công tác phục vụ NKT. Tất cả mọi nhân viên nên được tấp huấn để biết nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin thư viện của NKTvà huấn luyện các dịch vụ hiện có trong chương trình đào tạo chính thức đội ngũ nhân viên, nội dung và điểm trọng tâm sẽ thay đổi tùy theo cấp độ của nhân viên được tập huấn. Phải xin ý kiến tham khảo để thiết kế chương trình tập huấn từ các tổ chức bên ngòai nơi có kinh nghiệm phục vụ cho NKT. Phân phối đến các phòng đọc khiếm thị, các tủ sách khiếm thị đủ các loại hình dịch vụ như tài liệu ở hình thức sách nổi, CD, cassette, nguồn tin điện tử v…v và các hỗ trợ chuyên môn để giúp truy cập được dễ dàng Phối hợp với các Thư viện cơ sở chương trình phục vụ bên ngoài như phục vụ tại nhà, trung tâm chăm sóc, trung tâm cộng đồng hay câu lạc bộ mà những NKT tham gia. Sử dụng dịch vụ chuyển phát bưu điện miễn phí Truy cập thông tin qua điện thọai và máy tính giữa NKT và thư viện. Tích cực phổ biến thông tin về Thư viện KẾT LUẬN. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, giá trị nhân văn là điều đáng trân trọng và giữ gìn, toàn xã hội vẫn luôn cần những sự sẻ chia, giúp đỡ những người khuyết tật để họ có điều kiện bình đẳng hòa nhập cuộc sống, lao động, học tập và sản xuất. Với tinh thần trách nhiệm & ý nghĩa nhân đạo đó, Thư viện đã từng bước đẩy mạnh công tác phục vụ thông tin cho NKT, coi đó như một phần nghĩa vụ không thể thiếu của sự nghiệp Thư viện Nhân dân. TVTPHN sẽ thành nơi hội tụ, trau dồi tri thức, học tập và nghiên cứu của những NKT không chỉ trong mà còn ngoài Hà Nội, để họ có thể vươn lên hòa nhập với cuộc sống, không còn mặc cảm là gánh nặng của gia đình và xã hội, để họ tìm được Tia sáng - Tia sáng tri thức - Tia sáng cuộc đời. PHỤ LỤC Tình hình đáp ứng nhu cầu tin cho người khiếm thị trên thế giới Hiện nay, trên thế giới có 161 triệu người mù và khiếm thị một phần. Lượng sách trên thế giới hiện nay xuất bản để phục vụ NKT dưới các định dạng chữ nổi Braille, chữ in cỡ lớn, âm thanh kỹ thuật tương tự hoặc âm thanh kỹ thuật số… rất hạn chế. Trên thế giới, chỉ có khoảng 5% tài liệu dạng in được chuyển dạng phù hợp cho nhu cầu NKT. Tình trạng này diễn ra trên toàn thế giới, từ các nước nghèo nhất đến các nước giàu nhất. Thư viện phục vụ NKT là tổ chức duy nhất, không chỉ cung cấp các dịch vụ thông tin và thư viện mà còn chịu trách nhiệm xuất bản sách dưới định dạng phù hợp với NKT. Nếu không có hoạt động này, các thư viện sẽ không có sách lưu trữ, vì ở hầu hết các nước thị trường thương mại sách cho NKT rất hạn chế. Trước đây, các thư viện như vậy có xu hướng tập trung chủ yếu cho nhu cầu của NKT, do đó khi bộ phận này của thư viện ra đời, đã được đặt tên là “Thư viện phục vụ người khiếm thị”. Với xu hướng tăng lên hàng năm, nhiều thư viện phục vụ NKT đã nhận thức được rằng, các kỹ năng và sự phục vụ của họ đã phát huy tác dụng đối với đối tượng độc giả đặc biệt này. Trong một số trường hợp, thực tế này được phản ánh thông qua các tên gọi như: Dịch vụ thư viện quốc gia cho NKT và khuyết tật ở Mỹ; Thư viện chữ nổi Braille và sách kể chuyện (TPB) (Thụy Điển). Thực tế cho thấy, các thư viện phục vụ NKT đã nhận thức được giá trị thông qua việc mở rộng phạm vi phục vụ. Các thư viện phục vụ NKT chia sẻ nhận thức chung với các ưu tiên của IFLA, bao gồm: Ủng hộ vai trò của các thư viện trong xã hội; Thúc đẩy tri thức, phong trào đọc sách và học tập suốt đời; Cung cấp sự tiếp cận không hạn chế với các nguồn thông tin; Cân bằng quyền sở hữu trí tuệ của các tác giả với nhu cầu của người đọc; Thúc đẩy việc chia sẻ nguồn lực thông tin; Phát triển chuyên ngành thư viện; Thúc đẩy việc xây dựng các tiêu chuẩn, hướng dẫn và thực hành; Đưa các thư viện tham gia thị trường công nghệ. Có rất nhiều lý do cho vấn đề thiếu điều kiện truy cập thông tin, tuy nhiên có 02 vấn đề mà các thư viện công cộng có thể giúp đỡ họ trong việc tăng cường khả năng truy cập thông tin là: Làm cho nguồn lực của thư viện dễ dàng truy cập với mọi người. Tập huấn và cung cấp các thiết bị chuyên dụng cho NKT trong việc truy cập thông tin. Hiện nay, có nhiều cơ hội mở ra cho việc cung cấp thông tin cho NKT, đồng thời với việc cung cấp thông tin cho người bình thường thông qua mạng thông tin Internet. Cơ hội là như vậy, song thực tế lại khác. Kết quả khảo sát do Uỷ ban về quyền của người khuyết tật Anh thực hiện năm 2004 cho thấy, 81% website trên thế giới hiện nay thậm chí không đáp ứng các tiêu chuẩn truy cập cơ bản. Những người không có khả năng đọc sách đang bị tụt hậu đối với thế giới trong lĩnh vực tiếp cận máy tính. Đi kèm với các công nghệ hỗ trợ là giá thành của máy tính. Giải pháp mã nguồn mở có thể giúp làm giảm giá thành, song hình như công nghệ mã nguồn mở chưa thực sự được áp dụng trong lĩnh vực này. Với các công nghệ mới và rẻ hơn, mô hình sao chép truyền thống có thể được thay thế bằng mô hình mới, nhờ đó, bất kỳ cuốn sách nào cũng có thể được xuất bản và phát hành dưới dạng định dạng phù hợp với nhu cầu của độc giả. Kết quả là có thể đáp ứng 100% nhu cầu của độc giả, không phụ thuộc vào số lượng sách được chuyển đổi. Tuy nhiên, việc thực hiện đầy đủ ý tưởng này còn đang ở phía trước, ngay cả đối với các nước công nghiệp phát triển. Ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay, các nhà xuất bản còn tỏ ra lưỡng lự trong việc uỷ thác sách cho các thư viện phục vụ NKT. Theo Hội người mù Hoàng gia Anh (RNIB), hiện vẫn còn 95% sách vẫn chưa được chuyển sang dạng chữ nổi để phục vụ cho các độc giả khiếm thị. John Gobber- người đứng đầu uỷ ban phụ trách các sản phẩm và sách báo xuất bản của RNIB cho biết: “Rất nhiều người bị tước bỏ quyền được đọc chỉ vì họ là . Hầu hết các nhà xuất bản không nhận thức được rằng những cũng muốn được đọc sách”. Ông cũng cho rằng các nhà xuất bản cũng như chính phủ phải chia sẻ trách nhiệm trong việc cải thiện tình trạng này. Tại Mỹ, công ty truyền thông và xuất bản dành cho trẻ em Scholastic cũng kết hợp với National Braille Press - một tổ chức phi lợi nhuận trong việc xuất bản các tác phẩm chữ nổi Braille để phát hành phiên bản chữ nổi của các cuốn sách văn học nổi tiếng thế giới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vĩnh Quốc Bảo. Mở rộng dịch vụ và sản phẩm thông tin cho người khiếm thị tại Thư viện Khoa học Tổng hợp và Hệ thống Thư viện công cộng Việt Naml. Báo cáo tại Đại hội cán bộ thư viện các nước Đông Nam Á CONSAL lần thứ 14 , 2009. [2] Jean Machell. Dịch vụ Thông tin và Thư viện dành cho Người khiếm thị: Hướng dẫn Quốc gia. Báo cáo cho Tổ chức Share The Vision/ Hội Thư viện, 2007. [3] Vũ Hồng Khanh. Thư viện phục vụ người khiếm thị. Tạp chí Thông tin tư liệu 2007/ Số 3. 2007. [4] Nguyễn Ngọc Nguyên. Công tác phục vụ bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Hà Nội - Thực trạng và giải pháp. Chuyên đề, 2008. [5] Hội thảo “Tăng cường và nâng cao chất lượng các dịch vụ thư viện công cộng phục vụ người khiếm thị” [6] Thế Minh. "Harry Potter" chữ nổi dành cho độc giả khiếm thị, (Theo BBC News, AP), 2005 [7] Hội thảo: “Tăng cường và nâng cao chất lượng các dịch vụ thư viện công cộng phục vụ người khiếm thị”. Vụ Thư viện; Trung ương Hội Người Mù Việt Nam. 2008.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA5383.DOC
Luận văn liên quan