Đề tài Công tác thẩm định dự án đầu tư ở Chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa

Chất lượng thẩm định dự án đầu tư luôn là yếu tố trọng tâm quyết định chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng, khi mà hoạt động cho vay hiện nay vẫn chiếm tới hơn 80% hoạt động kinh doanh tiền tệ. Bởi lẽ những sơ suất trong công tác thẩm định có thể dẫn đến những sai lầm lớn trong các quyết định cho vay cuối cùng. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư là một nhân tố quan trọng trong việc thực hiện mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên việc nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư là một vấn đề có phạm vi rộng lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, đồng thời là công việc đòi hỏi có thời gian lâu dài. Do vậy trong khuôn khổ giới hạn, báo cáo thực tập chủ yếu thể hiện các vấn đề : Thứ nhất, quy trình làm việc của phòng Khách hàng 2, quy trình và nội dung thẩm định dự án đầu tư được sử dụng tại chi nhánh NHCT Đống Đa. Thứ hai, công tác đánh giá thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Đống Đa thông qua trường hợp dự án cụ thể của công ty XDCTGT 892 trực thuộc Tổng công ty XDCTGT 8. Thứ ba, một số giải pháp đề xuất cho chi nhánh NHCT Đống Đa và kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

doc28 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2697 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác thẩm định dự án đầu tư ở Chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cùng với quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, hàng loạt các dự án đầu tư đang được hình thành tạo điều kiện cho quá trình đổi mới và phát triển của đất nước. Nhu cầu cấp bách về vốn cho các dự án đầu tư do đó cũng ngày càng mở rộng cả về số lượng, chất lượng lẫn quy mô. Cho vay theo dự án đầu tư vì thế đang trở thành một trong những nguồn thu chính quan trọng của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên đây lại là một hình thức kinh doanh chứa đựng rủi ro cao nhất đối với các ngân hàng thương mại. Bởi việc cho vay các dự án một cách không hợp lí không chỉ ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của bản thân các ngân hàng mà còn khiến cho các nguồn lực của nền kinh tế không được phân phối một cách hiệu quả. Chính vì vậy, để lựa chọn dự án đầu tư phù hợp, mang lại hiệu quả thực sự, vấn đề thẩm định dự án đầu tư đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thẩm định dự án đầu tư cũng như từ chính những kinh nghiệm thực tế trong quá trình đi thực tập tại Chi nhánh NHCT Đống Đa, em đã chọn nghiên cứu và hoàn thành báo cáo thực tập giữa khóa với nội dung về “ Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT Đống Đa”. Báo cáo thực tập có kết cấu như sau: Tổng quan về địa điểm thực tập. Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT Đống Đa. Đề xuất giải pháp và kiến nghị. 1. Tổng quan về địa điểm thực tập: 1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam ( Vietinbank): - Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. - Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 3 Sở Giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 điểm/phòng giao dịch. - Có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. - Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA. - Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới. - Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. - Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), - -- Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. - Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. 1.2. Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa: 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh NHCT Đống Đa: Trụ sở chính: 187 phố Nguyễn Lương Bằng, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đến nay, chi nhánh NHCT Đống Đa đã trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển. Do những thành tích xuất sắc đạt được trong quá trình hoạt động, Chi nhánh NHCT Đống Đa được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba năm 1995, năm 1998 được tặng thưởng huân chương lao động hạng hai, năm 2002 được tặng thưởng huân chương lao động hạng nhất. Đặc biệt năm 2003 chi nhánh được trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”. Đến nay chi nhánh NHCT Đống Đa đã trở thành một chi nhánh ngân hàng lớn, có uy tín trên địa bàn thành phố Hà Nội, là con chim đầu đàn trong hệ thống NHCT Việt Nam - Chi nhánh hiện có: 300 cán bộ công nhân viên. 11 phòng ban. 2 phòng giao dịch. 2 điểm giao dịch mẫu. 15 quỹ tiết kiệm. 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức: Về tư cách pháp nhân: Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa là một đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Có tư cách pháp nhân phụ thuộc thực hiện theo sự uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong tất cả các hoạt động kinh doanh – dịch vụ, có con dấu và tài khoản riêng, thực hiện chế độ hạch toán kế toán đầy đủ chi phí và thu nhập. Hoạt động phụ thuộc vào Ngân hàng Công thương Việt Nam về phân phối thu nhập và tất cả các cơ chế quản lý, cơ chế nghiệp vụ. Về mô hình tổ chức: Ngân hàng Công thương Đống Đa là Chi nhánh cấp I của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, gồm: Ban Giám đốc ( 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc) chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam về hoạt động kinh doanh và tổ chức cán bộ tại Chi nhánh. Hoạt động nghiệp vụ chính của ngân hàng được tổ chức theo các Phòng, ban chuyên môn là: Phòng khách hàng 1, Phòng khách hàng 2, Phòng khách hàng cá nhân, Phòng Kế tóan tài chính, Phòng Tổng hợp, Phòng tiền tệ kho - quỹ, Phòng Hành chính - tổ chức, Phòng Quản lý rủi ro, Phòng nợ có vấn đề, các Phòng giao dịch ( Phòng giao dịch Kim Liên và Cát Linh), các Quỹ tiết kiệm. 1.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Đống Đa giai đoạn 2005-2007: Huy động vốn: Ngân hàng có nhiều hình thức huy động vốn đa dạng với lãi suất hấp dẫn như tiết kiệm, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi… Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2005 – 2007 Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng nguồn vốn 3.446 3.714 4.503 1 Tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư 3.016 3.264 4.103 2 Vốn khác 430 450 400 (Nguồn: Báo cáo thường niên chi nhánh NHCT Đống Đa từ năm 2005 - 2007) Sử dụng vốn: Bảng 2: Tình hình dư nợ tại chi nhánh NHCT Đống Đa từ năm 2005 -2007 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 ST Tỷ trọng % ST Tỷ trọng % ST Tỷ trọng % Tổng dư nợ 2.044 1.577 1.189 Tốc độ tăng trưởng -23% - 24% Dư nợ theo thời hạn + Ngắn hạn + Trung hạn và dài hạn 2.044 1.356 688 100% 66% 34% 1.577 1083 494 100% 68% 32% 1.189 885 314 100% 74% 26% Dư nợ theo TPKT + DNNN + DN ngoài QD 2.044 1.460 584 100 71 29 1.577 970 607 100 62 38 1.189 724 465 100 61 39 Dư nợ theo loại tiền + VNĐ + Ngoại tệ quy đổi 2.044 1.653 391 100 80 20 1.577 1.240 337 100 78 22 1.189 894 304 100 75 25 ( Nguồn : Phòng Tổng hợp chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa) Đồ thị 1: Dư nợ theo thời hạn tại chi nhánh NHCT Đống Đa Năm 2005 - 2007 Bảng 3: Chất lượng đầu tư tín dụng Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh tốc độ tăng trưởng 2006/2005(%) So sánh tốc độ tăng trưởng 2007/2006(%) Tổng dư nợ 2.044.000 1.577.000 1.189.000 -23,8 -0,25 Nợ xấu 24.440 105.490 43.200 331 -59 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ 1,2% 6,69% 3,6% Các hoạt động khác: Nhằm tăng thu dịch vụ và đa dạng hoá sản phẩm, Chi nhánh đã đẩy mạnh phát triển và thực hiện tốt các nghiệp vụ bảo lãnh như: Bảo lãnh mở L/C, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh tạm ứng… Hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh tăng mạnh qua các năm, luôn giữ được uy tín và tạo niềm tin đối với khách hàng. Số dư bảo lãnh tăng mạnh qua các năm 2005,2006 và 2007 lần lượt là 277 tỷ đồng, 301 tỷ đồng và 324 tỷ đồng ( Nguồn số liệu : Báo cáo thường niên của chi nhánh NHCT Đống Đa từ 2005-2007). Bảng 4 : Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Đống Đa từ năm 2005 đến năm 2007 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006 so với năm 2005 (%) Năm 2007 so với năm 2006 (%) Tổng thu nhập 527.126 498.983 468.017 - 5,34 -6,2 Thu từ hoạt động tín dụng 346.108 220.445 161.001 - 36,3 -2,69 Thu lãi điều hoà 158,867 254.156 238.493 + 60 -6,16 Thu phí dịch vụ 10.617 12.890 14.749 + 21.4 +14,4 Thu bất thường 11.231 10.975 51.557 - 2,3 +369 Thu khác 303 517 690 + 70,6 +33,4 Tổng chi phí 418.002 587.288 347.788 +43,1 -40,7 Chi trả lãi 226.504 237.428 260.704 + 48,9 +9,8 Chi khác 191.498 349.860 87.084 + 36,2 -75 Lãi 109.124 - 88.305 +120.000 (Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của Chi nhánh NHCT Đống Đa 2005- 2007) 1.3. Khái quát về phòng Khách hàng 2: - Phòng Khách hàng 2 kết hợp cùng phòng Khách hàng 1 của Chi nhánh cho vay các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp. - Hạn mức cho vay: các món vay dưới 80 tỷ đồng. Các món vay trên 80 tỷ đồng phải trình xin ‎ kiến của Ngân hàng Công thương Việt Nam. - Quy trình làm việc của phòng: + Sau khi nhận được đơn đề nghị vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định sơ bộ đối với khách hàng và dự án xin vay vốn ( theo quy trình thẩm định dự án của chi nhánh NHCT Đống Đa). + Sau khi có kết quả thẩm định sơ bộ, hồ sơ xin vay vốn của dự án sẽ được trình lên Ban giám đốc và Hội đồng tín dụng. + Sau khi hồ sơ dự án được Ban giám đốc và Hội đồng tín dụng chấp thuận thì sẽ được chuyển sang phòng Quản lí rủi ro. Tại đây, hồ sơ dự án sẽ được Phòng Quản lí rủi ro tiến hành thẩm định độc lập. + Sau khi so sánh, đối chiếu kết quả thẩm định dự án của Phòng Khách hàng 2 và Phòng Quản lí rủi ro, Ban giám đốc cùng với Hội đồng tín dụng sẽ ra quyết định vay vốn cuối cùng. + Khi món vay được thông qua, cán bộ tín dụng sẽ bắt đầu tiến hành thực hiện những thủ tục cần thiết của quy trình cho vay. 2. Công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Đống Đa: Thực tế công việc của một cán bộ tín dụng tại phòng Khách hàng 2 bao gồm rất nhiều nghiệp vụ : từ khâu tiếp xúc với khách hàng, thẩm định khách hàng và dự án đầu tư, cho đến tiến hành những quy trình, thủ tục cho vay dự án. Tuy nhiên, do công việc thực tập chủ yếu xoay quay các vấn đề về thẩm định dự án đầu tư nên báo cáo sẽ chỉ đi sâu vào tìm hiểu, phân tích công tác thẩm định dự án tại phòng Khách hàng 2. 2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại NHCT Đống Đa: Quy trình thẩm định dự án là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định các dự án đầu tư. Trong những năm qua, chi nhánh NHCT Đống Đa đã thực hiện quy trình thẩm định dự án đầu tư theo tiêu chuẩn thẩm định dự án ISO, văn bản 072/QĐ- HĐQT – NHCT 37 ngày 03/04/2006, và quy trình cho vay theo dự án đầu tư 2207/QĐ-NHCT 5 ngày 18/12/2006. Căn cứ vào Quyết định số 072/QĐ - NHCT – HĐQT ngày 03/04/2006 của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHCT thì công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay theo dự án tại chi nhánh NHCT Đống Đa được thực hiện theo quy trình sau: Tiếp nhận hồ sơ Thẩm định KH, DAĐT và TSBĐ Lập báo cáo thẩm định DAĐT Xét duyệt khoản vay Thông báo cho Khách hàng Ký Hợp đồng TD, HĐBĐ Giải ngân Kiểm soát sau Thu nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh Thanh lý HĐTD, HĐBĐ. giải chấp TS Luôn chuyển, kiểm soát. lưu giữ hồ sơ Việc thẩm định dự án đầu tư sẽ tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chung cũng sẽ được đề cập tới tùy theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án. 2.2. Các nội dung chính khi thẩm định dự án: Về cơ bản quy trình công tác thẩm định dự án tại chi nhánh NHCT Đống Đa cũng được thực hiện giống như quy trình thẩm định dự án nói chung bao gồm những nội dung chính: Thẩm định Khách hàng vay vốn : - Thẩm định tư cách và uy tín khách hàng. - Thẩm định năng lực tài chính khách hàng : + Phân tích khả năng tài chính của doanh nghiệp thông qua : Nhóm các chỉ tiêu về tình hình, khả năng thanh toán. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính. Nhóm các chỉ tiêu về năng lực hoạt động + Khả năng sinh lời tài chính. + Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ. Thẩm định dự án đầu tư : Thẩm định về cơ sở pháp lý của DA. Thẩm định sự cần thiết đầu tư DA. Thẩm định thị trường của DA. Thẩm định kỹ thuật của DA, quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án, công nghệ thiết bị. Thẩm định công tác tổ chức thực hiện DA ( về tính hợp l‎ và kế hoạch, tiến độ thực hiện DA). Thẩm định các điều kiện ưu đãi đầu tư đối với DA. Thẩm định những rủi ro có thể xẩy ra đối với DA. Thẩm định tài chính DA. Thẩm định các điều kiện kinh tế, xã hội khác. Từ năm 2005 đến năm 2007, chi nhánh NHCT Đống Đa đã thẩm định cho vay 17 dự án với tổng số tiền là 264.551 triệu đồng. Chi nhánh đã đổi mới hoạt động cho vay theo hướng nâng cao chất lượng cho vay, kiềm chế tăng trưởng dư nợ nóng, tập trung xử lý nợ tồn đọng. Theo đó, chi nhánh đã điều chỉnh cơ cấu đầu tư vốn trung - dài hạn để giúp các đơn vị đổi mới công nghệ, chọn lọc đầu tư vốn cho các đơn vị làm ăn có hiệu quả, có uy tín, có năng lực, trình độ kinh doanh; hạn chế và thu hẹp không cho vay các đơn vị làm ăn kém hiệu quả. Tùy theo từng dự án cụ thể với những đặc điểm khác nhau, cán bộ tín dụng khi thẩm định đã tập trung, phân tích, xác định mô hình đầu vào, đầu ra phù hợp nhằm đảm bảo khi tính toán phản ánh trung thực, chính xác, hiệu quả khả năng trả nợ của dự án. 2.3. Thực tế đánh giá kết quả thẩm định dự án: Bên cạnh việc tìm hiểu, làm quen với những nội dung, quy trình trong công tác thẩm định DAĐT tại chi nhánh NHCT Đống Đa, công việc thực tập còn bao gồm cả việc đi thực tế, tiến hành thẩm định sơ bộ một dự án cùng với cán bộ tín dụng trong phòng và cuối cùng là tham gia đánh giá kết quả thẩm định sơ bộ trường hợp dự án cụ thể trong buổi họp của lãnh đạo phòng và cán bộ tín dụng trước khi lập tờ trình báo cáo lên Ban giám đốc. Tuy nhiên do hạn chế về khối lượng nội dung, đối với trường hợp hồ sơ dự án cụ thể, báo cáo thực tập sẽ tập trung vào phần đánh giá kết quả thẩm định sơ bộ của dự án. Đây được coi là khâu quan trọng nhất trước khi phòng Khách hàng lập báo cáo trình lên Ban giám đốc để xin xét duyệt hồ sơ cho vay vốn. 2.3.1. Một vài nét về dự án: Dự án được phân tích là Dự án Đầu tư thiết bị thi công đường bộ của công ty XD công trình GT 892 – đơn vị thành viên của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 tại NHCT Đống Đa. Chủ đầu tư : Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8. Hình thức đầu tư : đầu tư mới, hạng mục 11 loại thiết bị phục vụ thi công đường bộ. Tổng mức vốn đầu tư: 6.832 triệu đồng. Trong đó vốn vay ngân hàng là 6.832 triệu đồng ( chiếm 100% mức vốn đầu tư). Thời gian cho vay : 10 năm. Thời gian ân hạn : 01 năm. 2.3.2. Thực tế công tác đánh giá kết quả thẩm định sơ bộ dự án: - Sau khi đối chiếu nhu cầu, mục đích vay và sử dụng vốn của dự án là phù hợp với quy chế hiện hành của Chi nhánh NHCT Đống Đa và ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, cán bộ tín dụng trực tiếp tiến hành đi thực tế công ty XDCTGT 892, thẩm định dự án, lập báo cáo thẩm định dự án. - Việc thẩm định dự án của công ty XDCTGT 892 được cán bộ tín dụng thực hiện theo mẫu về quy trình và nội dung thẩm định dự án của Chi nhánh NHCT Đống Đa. Tuy nhiên, thông qua quá trình đánh giá ban đầu trong nội bộ phòng giữa cán bộ tín dụng trực tiếp tiếp nhận công ty XDCTGT 892 và trưởng phòng Khách hàng 2, những điểm chưa hợp lí về hồ sơ dự án đã được chỉ ra trên cơ sở các tiêu chí mà cán bộ tín dụng sử dụng để lập báo cáo thẩm định dự án. Các tiêu chí bao gồm: Giới thiệu khách hàng: Bên cạnh những thông tin cơ bản về công ty XDCTGT 892, cán bộ tín dụng vẫn còn thiếu những thông tin về quan hệ của công ty đối ới các tổ chức tín dụng, và còn chưa phân loại khách hàng hằng năm đối với công ty. Thẩm định hồ sơ pháp lí: Đối chiếu theo các quy định của chế độ cho vay khách hàng thì báo cáo thẩm định chưa đưa ra được bằng chứng cho các quyết định bổ nhiệm các chức danh quan trọng của công ty XDCTGT 8 mà mới chỉ có thông tin về Quyết định thành lập doanh nghiệp và Đăng k‎í kinh doanh của công ty. Thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp: - Do cán bộ tài chính đã sử dụng trực tiếp báo cáo tài chính do công ty lập chứ không tìm hiểu và phân tích theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập của công ty, cho nên phải có sự xác minh rõ ràng nguồn số liệu khi phân tích. - Báo cáo có nêu được những chỉ tiêu cơ bản về tình hính kinh doanh và tài chính của công ty qua 3 năm 1999, 2000, 2001. Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ để đánh giá tình hình tài chính của công ty mà phải có những phân tích cụ thể hơn, đặc biệt là các hệ số tài chính. Ví dụ : Sau khi tính toán được hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty XDCTGT 8 qua 3 năm từ 1999 đến 2001 đều là 0.96, trong đó hệ số này vào năm 2001 xấp xỉ bằng 1, kết luận được là khả năng thanh toán của công ty tốt thì cũng phải thẩm định xem độ tin cậy của kết quả tính toán là bao nhiêu. Thẩm định dự án vay vốn: Đây là phần bộc lộ rõ nhất những điểm chưa hợp lí của báo cáo thẩm định sơ bộ. Cơ sở pháp l‎í của dự án: Mặc dù đã tập hợp được những tài liệu chính bao gồm các quyết định, giấ đăng kí kinh doanh, hợp đồng kinh tế, báo giá máy móc thiết bị, hồ sơ xin vay vốn của dự án nếu xêm xét kĩ sẽ vẫn còn phải bổ sung những giấy tờ, tài liệu quan trọng khác để hoàn chỉnh cơ sở pháp lí của dự án xin vay vốn, nhất là điều lệ công ty XDCTGT 8, và Nghị quyết của HĐQT về đầu tư vốn của dự án. Thị trường sản phẩm: Dự án nhằm mua máy móc phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty nên thị trường được đánh giá bằng chính đầu ra của công ty. Thị trường sản phẩm của đối tượng đầu tư chủ yếu sử dụng trong nội bộ công ty bằng 03 hợp đồng đầu thầu: Hợp đồng 8/2000 đến 5/2002; Hợp đồng 3/2001 đến 8/2002; Hợp đồng tháng 12/2001 đến 3/2003. Cán bộ tín dụng đã thẩm định cả phương diện thị trường của dự án như các yếu tố đầu vào là nguyên liệu dùng cho sản xuất chủ yếu là đất, đá, nhựa đường, xi măng, sắt thép, xăng và dầu Diezen thì đều do đội ngũ công nhân viên của công ty vận hành. Bên cạnh đó là các yếu tố đầu ra như việc hiện nay công ty đã và đang thi công một số công trình lớn, qua cân đối, Công ty lập dự án khả thi đầu tư thiết bị thi công đường Hồ Chí Minh (Đ17), đường 4D Lai Châu, đường 37 Sơn La, khu vực Bắc Cạn, giao thông khu vực Quảng Ninh… Tuy nhiên, dự án kéo dài 10 năm, nhưng hợp đồng chỉ có tối đa 09 tháng đã phải kết thúc và nghiệm thu thanh quyết toán công trình. Đến thời điểm xin vay thì cụng ty đã thực hiện được 02 hợp đồng. Cho nên việc chứng minh nguồn thu kéo dài 10 năm sau khi dự án đi vào hoạt động là chưa có cơ sở. Tài chính dự án: Các chỉ tiêu của dự án được tính toán tương đối kỹ thông qua nguồn số liệu được kiểm chứng rõ ràng. Chỉ tiêu NPV sau khi tính toán cho ra kết quả âm. Công nghệ và môi trường: Các bằng chứng về khoản mục này của dự án được cung cấp đầy đủ, thuyết phục. Năm là khả năng tổ chức và quản lí: Khả năng tổ chức, thực hiện và quản lí dự án được trình bày rõ ràng. Hiệu quả kinh tế - xã hội: Dự án bước đầu Biện pháp bảo đảm tiền vay. 2.4. Nhận xét chung : Trong suốt quá trình thực tập, bên cạnh hồ sơ dự án của công ty XDCTGT 892, công việc thực tập còn bao gồm cả việc tiếp xúc một số hồ sơ khách hàng khác của phòng Khách hàng 2. Qua đó, báo cáo thực tập rút ra được một số nhận xét chung nhất về toàn bộ công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Đống Đa. Mặc dù được đánh giá là một trong những chi nhánh ngân hàng mũi nhọn của hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với những thành tích xuất sắc trong quá trình hoạt động, Chi nhánh NHCT Đống Đa vẫn còn gặp phải những hạn chế cơ bản: - Khâu thẩm định tại chi nhánh chưa thực sự chú trọng, nhiều nội dung còn sơ sài, thông tin chưa có sức thuyết phục cao. - Việc đánh giá tính cách và uy tín của chủ đầu tư còn chưa nghiêm ngặt, nhất là về đạo đức và năng lực pháp lý. - Việc phân tích báo cáo tài chính của chủ đầu tư còn phiến diện, chủ yếu xác định về đánh giá tỷ suất lợi nhuận, chưa xác định và đánh giá các chỉ tiêu khác như tỷ lệ thanh toán nhanh, chu kỳ thu hồi vốn bình quân... - Nhiều dự án đầu tư tại chi nhánh còn chưa chú trọng và phân tích, dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh tế – xã hội đến sự vận hành và sinh lời của dự án đầu tư. - Khi thẩm định tài chính của dự án đầu tư, tại chi nhánh NHCT Đống Đa còn áp dụng phương pháp giản đơn. Nhược điểm của phương pháp này là không tính đến yếu tố thời gian và giá trị đồng tiền. Chính điểm này, theo tác giả đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư. - Khi xác định tổng vốn đầu tư, cán bộ tín dụng đã xác định vốn lưu động cho dự án đầu tư chưa chính xác, thậm chí có những hồ sơ dự án mà cán bộ tín dụng quên không tính nên khi dự án được đầu tư, nhiều doanh nghiệp lúng túng xác định vốn lưu động, để vay ngắn hạn phục vụ quy trình sản xuất kinh doanh, vận hành của dự án. - Yếu tố lạm phát chưa được xem xét trong tờ trình thẩm định dự án của cán bộ tín dụng tại chi nhánh NHCT Đống Đa. - Thẩm định dự án đầu tư về rủi ro về tiến độ thực hiện dự án đầu tư, rủi ro về thị trường, trong nhiều tờ trình thẩm định dự án của cán bộ tín dụng còn sơ sài. - Nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa, cán bộ tín dụng vẫn còn xảy ra tình trạng: kết quả thẩm định trong tờ trình có có hiện tượng sao chép số liệu của dự án đầu tư mà thiếu sự phân tích nên dẫn đến: Kết quả thẩm định chưa đầy đủ chính xác; không đánh giá được số vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào dự án đầu tư. Thực tế có nhiều dự án đầu tư, vốn tự có thực tế tham gia vào dự án đầu tư thấp so với số liệu trong dự án đầu tư. - Nhiều tờ trình thẩm định dự án đầu tư khi xác định thời gian hoạt động của dự án đầu tư được dựa vào ý chí chủ quan do đó, khi dự án đi vào hoạt động đã bộc lộ mặt hạn chế này. 3. Đề xuất giải pháp và kiến nghị : 3.1. Giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Đống Đa. Hoàn thiện quy trình thẩm định dự án: - Cải tiến quy trình thẩm định DA theo hướng cụ thể hoá các bước về nội dung tiến hành cho phù hợp với hoạt động của ngân hàng hiện nay và năng lực, trình độ các bộ tín dụng. - Áp dụng kỹ thuật tính toán hiện đại trên cơ sở phần mền máy tính để tính toán các chỉ tiêu kinh tế – Kỹ thuật cần thiết trong quá trình thẩm định DA. Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định dự án: Dưới góc độ của một ngân hàng, công tác thẩm định dự án trong hoạt động tín dụng trước tiên là vì lợi ích của chính bản thân ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả của đồng vốn tín dụng và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng khi dự án đầu tư hoạt động không có hiệu quả. Khi thẩm định dự án đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm vững chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội nhà nước, của ngành và của địa phương phải biết xác định và kiểm tra toàn diện, chính xác nhất các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật trong dự án, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn để có ý kiến đánh giá xác đáng. Như vậy, khi thẩm định một số dự án đầu tư, nhất là các dự án lớn, một cán bộ tín dụng rất khó đáp ứng được yêu cầu đó, trừ khi tiến hành tách chức năng thẩm định và chức năng theo dõi, quản lý khoản cho vay tại các chi nhánh. Hoàn thiện phương pháp thẩm định. Các phương pháp thẩm định dự án tại chi nhánh NHCT Đống Đa thường áp dụng NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, một số dự án có tiền hành đánh giá độ nhạy một chiều (theo từng biến đầu vào). Rất ít dự án được đánh giá độ nhạy nhiều chiều (theo sự biến động của nhiều yếu tố đầu vào cùng lúc) hay phân tích tình huống. Nhiều dự án phức tạp, hiệu quả tài chính chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố khả năng biến động lớn nhưng chỉ đánh giá độ nhạy với mức độ biến động thấp hơn nhiều so với khả năng có thể xảy ra. Đến nay chưa có dự án áp dụng phân tích bất định (phân tích mô phỏng) sử dụng công cụ xắc suất thống kê toán. Điều này dẫn đến đánh giá được toàn diện các rủi ro của dự án. Do đó chi nhánh NHCT Đống Đa cần có những quy định cụ thể mang tính thống nhất về các nội dung và phương pháp thẩm định dự án. Quy định này cũng nên linh hoạt, nghĩa là tuỳ theo tính chất, quy mô, mức độ phức tạp của dự án để lựa chọn các phương pháp thẩm định thích hợp, mỗi phương pháp lựa chọn sẽ có các nội dung thẩm định tương ứng tuy nhiên cách tính toán các chỉ tiêu thì phải nhất quán. Hiện nay, khi thẩm định về phương diện tài chính của dự án, chi nhánh NHCT Đống Đa còn áp dụng phương pháp giản đơn. Nhược điểm của phương án này không tính đến yếu tố thời gian của giá trị đồng tiền. Chính điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định của dự án đầu tư, nhất thiết phải tính đến yếu tố thời gian giá trị đồng tiền, tức áp dụng phương pháp tiên tiến trong thẩm định dự án đầu tư, bao gồm: Giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất nội hoàn (IRR), chỉ số doanh lợi (PI), thời gian hoàn vốn có triết khấu, điểm hoà vốn các năm, phân tích rủi ro … bằng ứng dụng chương trình phần mềm máy tính. Đào tạo đội ngũ chuyên gia về thẩm định dự án Chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kết quả thẩm định dự án. Chính vì vậy, cán bộ thẩm định phải là người có tư cách phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức chuyên môn sâu rộng cũng như kiến thức ở một số lĩnh vực, ngành nghề kinh tế, kỹ thuật nhất định mà mình trực tiếp phụ trách. Chỉ có như vậy thì mới nâng cao được chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định nói riêng và chất lượng thẩm định mỗi dự án nói chung. Thực hiện tốt các quy định về bảo đảm tiền vay - Yêu cầu thực hiện nghiêm túc các quy trình, quy chế về đảm bảo tiền vay cũng như chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh NHCT Đống Đa về đảm bảo tiền vay: Các dự án cho vay mới nhất thiết phải có đủ tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Các hợp đồng thế chấp, cầm cố phải qua công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo qui định. - Khi nhận tải sản thế chấp, cầm cố ngoài các thủ tục về giấy tờ, cần đi kiểm tra thực tế từng tài sản để xác định chính xác quyền sở hữư tài sản của khách hàng vay vốn nhằm ngăn chặn và tránh hiện tượng lừa đảo làm giả các giấy tờ sở hữu. - Tài sản bảo đảm thế chấp phải đáp ứng đủ các điều kiện quản lý và kinh tế theo quy định hiện hành, đảm bảo không tranh chấp. Khi thực hiện nội dung này, Ngân hàng cần yêu cầu khách hàng vay, bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản về việc tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình. - Nâng tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản nhằm mục đích giảm thiểu tối đa rủi ro dài hạn. Thực hiện các biện pháp bảo đảm tài sản bổ sung đối với các khoản cho vay dự án chưa đủ tài sản thế chấp theo qui định. - Tài sản nhận bảo đảm phải được phép giao dịch và có tính thanh khoản cao: Đó là những tài sản mà Pháp luật cho phép hoặc không cấm mua, bán, tặng, cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác, khi xử lý thu hồi nợ dễ dàng, nhanh chóng. Thường xuyên thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với công tác thẩm định dự án : Chi nhánh NHCT Đống Đa cần tiến hành các bước kiểm tra tương ứng với các giai đoạn phát sinh cho đến khi kết thúc quá trình thẩm định, bao gồm 3 giai đoạn: - Kiểm soát trước: Giai đoạn này dựa vào sự thành thạo về quy chế mà tiến hành kiểm tra, mục đích phát hiện ra những điểm bất hợp lý của nghiệp vụ thẩm định trước khi thực hiện. - Kiểm soát trong khi cho vay: Tác dụng của giai đoạn này là giám sát quá trình thực hiện, hạn chế những thiếu sót, thực hiện không đúng trình tự nghiệp vụ, sai sót về thủ tục … nhằm ngăn chặn kịp thời những thiệt hại về sau. - Kiểm soát sau: được thực hiện khi nghiệp vụ thẩm định về cơ bản đã được hoàn thành, kiểm tra hồ sơ, chứng từ, rà soát lại tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ ở giai đoạn trước. Mục đích, phát hiện ra những hiện tượng bất thường trong nghiệp vụ đã hoàn thành, đảm bảo tính đúng đắn trước khi ra quyết định cho vay. 3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam : - Về giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay, theo Quyết định số 072/QĐ/NHCT-HĐQT ngày 03/04/2006, thời gian thẩm định dự án vay đối với các món vay trung và dài hạn là 07 ngày tại Chi nhánh, 10 ngày nếu dự án phải qua thẩm định độc lập và Hội đồng tín dụng Chi nhánh, và 15 ngày nếu phải trình lên NHCT Việt Nam. Thời gian thẩm định quá dài như vậy sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của khách hàng nên Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nên xem xét rút ngắn thời gian thẩm định hơn nhằm phù hợp với yêu cầu kinh doanh của cả khách hàng và ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay. - Về nâng cao hiệu quả của việc ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay, đề nghị trước khi ban hành, các phòng ban chức năng của Ngân hàng Công thương Việt Nam cần tìm hiểu thực tế tại các chi nhánh, xem xét biện pháp quản lý, phân cấp tài chính của khách hàng vay vốn tránh để tình trạng khi đã có văn bản hướng dẫn, các chi nhánh lại phải có tờ trình xin ý kiến, hoặc văn bản vừa ra đời đã lạc hậu, phải chỉnh sửa…. Mặt khác, những món vay lớn mà hồ sơ bảo lãnh vượt quá phán quyết của Chi nhánh, phải trình lên Hội sở thì NHCT Việt Nam cần có sự trả lời nhanh chóng và đúng hạn; nếu chậm trễ sẽ làm mất khách hàng tốt. - Cần nâng cao vai trò của ban kiểm tra kiểm soát nội bộ, thường xuyên kiểm tra định kỳ, đột xuất ..., không chỉ kiểm tra tình hình cho vay tại chi nhánh mà cần kiểm tra các mặt hoạt động khác nhằm giúp chi nhánh hoàn thiện hơn trong hoạt động kinh doanh, góp phần an toàn hóa hệ thống. KẾT LUẬN Chất lượng thẩm định dự án đầu tư luôn là yếu tố trọng tâm quyết định chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng, khi mà hoạt động cho vay hiện nay vẫn chiếm tới hơn 80% hoạt động kinh doanh tiền tệ. Bởi lẽ những sơ suất trong công tác thẩm định có thể dẫn đến những sai lầm lớn trong các quyết định cho vay cuối cùng. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư là một nhân tố quan trọng trong việc thực hiện mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên việc nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư là một vấn đề có phạm vi rộng lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, đồng thời là công việc đòi hỏi có thời gian lâu dài. Do vậy trong khuôn khổ giới hạn, báo cáo thực tập chủ yếu thể hiện các vấn đề : Thứ nhất, quy trình làm việc của phòng Khách hàng 2, quy trình và nội dung thẩm định dự án đầu tư được sử dụng tại chi nhánh NHCT Đống Đa. Thứ hai, công tác đánh giá thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Đống Đa thông qua trường hợp dự án cụ thể của công ty XDCTGT 892 trực thuộc Tổng công ty XDCTGT 8. Thứ ba, một số giải pháp đề xuất cho chi nhánh NHCT Đống Đa và kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Mặc dù báo cáo đã cố gắng thể hiện những nội dung bao quát nhất về quy trình làm việc và thực tế hoạt động tại phòng Khách hàng 2 – Chi nhành NHCT Đống Đa, song trong quá trình thực hiện, báo cáo vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy cô, các bạn. Cuối cùng, em xin trân trọng cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan đã tận tình hướng dẫn em trong việc định hướng và hoàn thành báo cáo thực tập này. Em cũng xin chân thành cảm ơn cô trưởng phòng Khách hàng 2 và các anh chị trong phòng Khách hàng 2 – Chi nhánh NHCT Đống Đa đã tạo điều kiện giúp em không chỉ hoàn thành báo cáo mà còn thu được những kinh nghiệm quí báu về thực tiễn công việc của một cán bộ nhân viên ngân hàng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC vụ và mô hình tổ chức: 3 1.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Đống Đa giai đoạn 2005-2007: 4 1.3. Khái quát về phòng Khách hàng 2: 8 2. Công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Đống Đa: 9 2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại NHCT Đống Đa: 9 2.2. Các nội dung chính khi thẩm định dự án: 10 2.3. Thực tế đánh giá kết quả thẩm định dự án: 12 2.3.1. Một vài nét về dự án: 12 2.3.2. Thực tế công tác đánh giá kết quả thẩm định sơ bộ dự án: 12 2.4. Nhận xét chung : 15 3. Đề xuất giải pháp và kiến nghị : 18 3.1. Giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Đống Đa. Error! No index entries found.18 3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam : 21 KẾT LUẬN 23 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tổng quan về địa điểm thực tập: 2 1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam ( Vietinbank): 2 1.2. Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa: 2 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh NHCT Đống Đa: 2 1.2.2. Chức năng nhiệmError! No table of figures entries found. vụ và mô hình tổ chức: 3 1.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Đống Đa giai đoạn 2005-2007: 4 1.3. Khái quát về phòng Khách hàng 2: 8 2. Công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Đống Đa: 9 2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại NHCT Đống Đa: 9 2.2. Các nội dung chính khi thẩm định dự án: 10 2.3. Thực tế đánh giá kết quả thẩm định dự án: 12 2.3.1. Một vài nét về dự án: 12 2.3.2. Thực tế công tác đánh giá kết quả thẩm định sơ bộ dự án: 12 2.4. Nhận xét chung : 15 3. Đề xuất giải pháp và kiến nghị : 18 3.1. Giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Đống Đa. Error! No index entries found.18 3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam : 21 KẾT LUẬN 23

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT Đống Đa.doc
Luận văn liên quan