Trong bối cảnh đất nước đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá như hiện nay thì vấn đề người lao động và các chế độ chính sách đối với người lao động ngày càng trở lên quan trọng bởi nó không chỉ có ý nghía về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội sâu sắc.
Hơn thế nữa, sự mở ra của nhiều thành phần kinh tế đã và đang gây không ít khó khăn cho các nhà quản lý vĩ mô trong việc chăm lo cuộc sống và điều kiện làm việc của người lao động. Để có thể giải quyết tốt vấn đề này, trong những năm vừa quan Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quan tâm cho công tác BHXH. Từ đó giúp người lao động yên tâm hơn trong công tác.
Qua 2 năm từ khi Luật BHXH chính thức có hiệu lực, những kết quả ban đầu mà BHXH Thành phố Hà Nội, cũng như BHXH quận đã làm được là rất đáng trân trọng, góp phần giúp Thành phố giải quyết tốt các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác BHXH cho người lao động sống và làm việc trên địa bàn Thủ đô.
Ngoài ra, từ khi thực hiện Luật BHXH cũng đã tạo ra một thói quen và nhận thức mới tốt hơn, toàn diện hơn cho người lao động và người sử dụng lao động về BHXH. BHXH quận luôn được sự quan tâm chỉ đạo của BHXH HN và quận ủy, nhưng vẫn không tránh khỏi những khó khăn và hạn chế.
Những khó khăn trong công tác BHXH có nguyên nhân từ phía người lao động, người sử dụng lao động và cả nguyên nhân chủ quan từ phía BHXH quận , sự thiết hụt trong nhận thức của khá nhiều người lao động, đặc biệt là trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó, nhiều chủ doanh nghiệp không thực sự tuân thủ các quy định trong thực hiện nghĩa vụ về BHXH cho người lao động.
Tuy có những khó khăn và hạn chế như vậy trong công tác BHXH, nhưng có thể khẳng định thuận lợi là cơ bản và nếu có sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời hơn nữa của BHXH VN, BHXH HN, quận ủy và đặc biệt là sự nỗ lực của bản thân mình, thì trong thời gian tới BHXH quận tin tưởng các chính sách chế độ về BHXH cho người lao động sẽ được thực hiện tốt hơn, đáp ứng lòng mong mỏi và trông đợi của hàng nghìn người lao động sống trên địa bàn quận .
59 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2972 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác thu bảo hiểm xã hội ở bảo hiểm xã hội quận Ba Đình, thực trạng và Giải Pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hờ có BHXH mà mình có lợi và được bảo vệ. Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích được với nhau. Đối với Nhà nước và xã hội chi cho BHXH là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế chính trị và xã hội được phát triển, an toàn hơn.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH.
BHXH đã xuất hiện từ rất lâu mà mầm mống của nó từ thế kỷ 13 ở Nam Âu khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hoá đã bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, ban đầu BHXH chỉ mang tính chất sơ khai, với phạm vi nhỏ hẹp. Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII một số nghiệp đoàn thợ thủ công ra đời, để bảo vệ lẫn nhau trong hoạt động nghề nghiệp họ đã thành lập nên các loại quỹ tương trợ để giúp nhau(ở nước Anh đã thành lập hội "bằng hữu" để giúp đỡ các hội viên khi bị ốm đau hau tai nạn nghề nghiệp).
Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, BHXH lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, phát triển rất phong phú, đa dạng và có nhiều thay đổi bổ sung. BHXH ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một trong các trung tâm chú ý của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế.Theo Công ước Giơnever - 1952 của Tổ chức Lao động Quốc tế(TLO) đã xác định BHXH gồm 9 chế độ sau:
- Chăm sóc y tế.
- Trợ cấp ốm đau.
- Trợ cấp thất nghiệp.
- Trợ cấp tuổi già.
- Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Trợ cấp gia đình.
- Trợ cấp thai sản.
- Trợ cấp khi tàn phế.
- Trợ cấp cho người còn sống ( trợ cấp mất người nuôi dưỡng).
Nhưng trên thực tế không phải nước nào cũng thực hiện được toàn bộ 9 chế độ trên và không phải nước nào cũng có phạm vi, đối tượng nguồn hình thành quỹ giống nhau. Có nghĩa là việc thực hiện BHXH ở những nước khác nhau thì khác nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nước và hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn phát triển mà mỗi nước có những hình thức áp dụng khác nhau cho phù hợp.
Trên thế giới có 35 nước thực hiện được 9 chế, 37 nước chưa thực hiện được chế độ thứ 3 ( trợ cấp thất nghiệp), 67 nước chưa thực hiện được chế độ thứ 3 và chế độ thứ sáu ( trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp gia đình).
TạiViệt Nam dưới chính quyền Pháp thuộc, chúng đã thực hiện BHXH đối với công chức và quân nhân Việt Nam hưởng lương phục vụ trong bộ máy hành chính và quân đội Pháp ở Đông Dương khi họ ốm đau, tuổi già hoặc chết.
Còn đối với công nhân Việt Nam việc thực hiện BHXH hết sức khó khăn, gần như chính quyền Pháp không công nhận một quyền lợi nào về BHXH. Công nhân Việt Nam chết, ốm đau, tai nạn trong các nhà máy, đồn điền cao su không được mai táng, chữa bệnh, phụ nữ sinh đẻ vẫn phải làm việc, trẻ em sinh ra yếu ớt không được chăm sóc.
Từ khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà được thành lập. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về BHXH.Sắc lệnh 54SL ngày 14\6\1946 ấn định việc cấp hưu bổng cho công chức. Hai sắc lệnh này quy định công chức phải đóng bảo hiểm và trong quỹ hưu bổng có phần đóng thêm của nhà nước . Sắc lệnh 76/SL ngày 20\5\1950 ấn định cụ thể hơn các chế độ trợ cấp hưu trí , thai sản và chăm sóc y tế, tai nạn và tiền tuất đối với công chức. Trong khu vực sản xuất lúc này chưa thành lập quỹ BHXH , Nhưng sắc lệnh 29\SL ngày 12\3\1947 và sắc lệnh 77/SL ngày 22\5\1950 đã ấn định cụ thể hơn các chế độ trợ cấp hưu trí . tai nạn lao động , ốm đau , thai sản , tử tuất đối với công nhân.
Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc , thực hiện hiến pháp năm 1949 Hội đồng chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức nhà nước kèm theo nghị định 218/CP ra ngày 27\12\1961 của hội đồng chính phủ quy định như sau:
*Chế độ trợ cấp BHXH gồm 6 loại :
Trợ cấp ốm đau .
Trợ cấp Thai sản.
Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Trợ cấp hưư trí .
Trợ cáp mất sức lao động.
Trợ cấpTử tuất.
Do mô hình kinh tế thời kỳ bao cấp , nhìn chung 6 chế độ này đã đáp ứng được yêu cầu của người lao động và của xã hội.Góp phần vào việc thực hiện nhiều chính sáchxã hội của đảng và nhà nước.
Tuy nhiên khi chuyển sang kinh tế thị trường điều kiện kinh tế của nhà nước đã thay đổi vì vậy nghị định43\CP ra đời ngày 22/6/1993 và nghị định 12\ CP ngày 26\1\1995 đều thống nhất một quan điểm là chỉ thực hiện 5 chế độ và bỏ trợ cấp mất sức lao động (MC)
1.1.3. Tính chất của bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội gắn liền với người đời sống của người lao động, vì vậy nó có một số tính chất cơ bản sau:- Tính tất yếu khách quan trong đời sống xã hội.Trong quá trình lao động sản xuất người lao động có thể gặp phải nhiều biến cố, rủi ro khi đó người sử dụng lao động cũng rơi vào tình cảnh khó khăn không kém như: sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, vấn đề tuyển dụng và hợp đồng lao động luôn phải được đặt ra để thay thế v.v...
Sản xuất càng phát triển, những rủi ro đối với người lao động và những khó khăn đối với người sử dụng lao động càng nhiều và trở nên phức tạp, dẫn đến mối quan hệ chủ- thợ ngày càng căng thẳng. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước phải đứng ra can thiệp thông qua bảo hiểm xã hội. Và như vậy, bảo hiểm xã hội ra đời hoàn toàn mang tính khách quan trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi nước.
-Bảo hiểm có tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thời gian và không gian. Tính chất này thể hiện rất rõ ở những nội dung cơ bản của bảo hiểm xã hội. Từ thời điểm hình thành và triển khai, đến mức đóng góp của các bên tham gia để hình thành quỹ bảo hiểm xã hội. Từ những rủi ro phát sinh ngẫu nhiên theo thời gian và không gian đến mức trợ cấp bảo hiểm xã hội theo từng chế độ cho người lao động v.v...
- Bảo hiểm vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội , đồng thời còn có tính dịch vụ.Tính kinh tế thể hiện rõ nhất là ở chỗ, quỹ bảo hiểm xã hội muốn được hình thành, bảo toàn và tăng trưởng phải có sự đóng góp của các bên tham gia và phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích. Mức đóng góp của các bên phải được tính toán rất cụ thể dựa trên xác suất phát sinh thiệt hại của tập hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
Quỹ bảo hiểm xã hội chủ yếu dùng để trợ cấp cho người lao động theo các điều kiện của bảo hiểm xã hội. Thực chất, phần đóng góp của mỗi bên người lao động là không đáng kể, nhưng quyền lợi nhận được là rất lớn khi gặp rủi ro. Đối với người sử dụng lao động việc tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội là để bảo hiểm cho người lao động mà mình sử dụng. Xét dưới góc độ kinh tế, họ cũng có lợi vì không phải bỏ ra một khoản tiền lớn để trang trải cho những người lao động bị mất hoặc giảm khả năng lao động.
Với Nhà nước, bảo hiểm xã hội góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách, đồng thời quỹ bảo hiểm xã hội còn là nguồn đầu tư đáng kể cho nên kinh tế quốc dân.BHXH là bộ phận chủ yếu của hệ thống đảm bảo xã hội vì vậy tính xã hội của nó thể hiện rất rõ. Xét về lâu dài, mọi người lao động trong xã hội đều có quyền tham gia BHXH.
Và ngược lại, BHXH phải có trách nhiệm bảo hiểm cho mọi người lao động và gia đình họ, kể cả khi họ còn đang trong độ tuổi lao động. Tính xã hội của BHXH luôn gắn chặt với tính chất dịch vụ của nó. Khi nền kinh tế – xã hội ngày càng phát triển thì tính dịch vụ và tính xã hội hoá của BHXH cũng ngày càng cao.
1.2. Một số vấn đề cơ bản về quỹ bảo hiểm xã hội .
1.2.1.Khái niệm về quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH là tập hợp đóng góp bằng tiền của các bên tham gia bảo hiểm: người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước nhằm mục đích chi trả cho các chế độ BHXH và đảm bảo hoạt động của hệ thống BHXH.Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà nước.
1.2.2. Đặc điểm.
- Là một quỹ tiền tệ tập trung, giữ vị trí là khâu tài chính trung gian trong hệ thống tài chính quốc gia. Là tổ chức tài chính nằm giao thoa giữa ngân sách Nhà nước với các tổ chức tài chính Nhà nước, tài chính doanh nghiệp và sau đó là tài chính dân cư
.- Phân phối quỹ BHXH vừa mang tính hoàn trả, vừa mang tính không hoàn trả. Tính không hoàn trả của quỹ BHXH được áp dụng với những người đã tham gia BHXH trong suốt qúa trình lao động nhưng không ốm đau, tai nạn lao động, sinh con.
- Sự ra đời, tồn tại và phát triển của BHXH gắn liền với chức năng vốn có của Nhà nước là vì quyền lợi của người lao động chứ không vì mục đích kiếm lời, đồng thời nó cũng phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia.
Khi nền kinh tế càng phát triển thì càng có nhiều chế độ BHXH được thực hiện, và bản thân từng chế độ cũng được áp dụng rộng rãi hơn, nhu cầu thoả mãn về BHXH đối với người lao động càng được nâng cao. Mặt khác, khi nền kinh tế phát triển thì mức thu nhập của người lao động càng cao và họ càng có khả năng tham gia vào nhiều chế độ BHXH.
- Một mặt, quỹ BHXH mang tính tiêu dùng được thể hiện thông qua mục tiêu, mục đích của nó là chi trả cho các chế độ BHXH. Nhưng mặt khác nó lại mang tính dự trữ vì thông thường, khi người lao động đóng góp vào quỹ BHXH thì họ không được quỹ này chi trả ngay khi gặp rủi ro mà phải có đủ thời gian dự bị.
- Hoạt động của quỹ BHXH đặt ra yêu cầu và hình thành tất yếu chế độ tiết kiệm bắt buộc của xã hội và người lao động dành cho ốm đau, hưu trí. Đó cũng là quá trình phân phối lại thu nhập của cá nhân và cộng đồng.
2.3.Nguồn quỹ bảo hiểm xã hội.
Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà nước.Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau đây:
- Người sử dụng lao động đóng góp.
- Người lao động đóng góp.
- Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm.
-Người tự nguyện tham gia BHXH đóng.
- Các nguồn thu khác( như cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi ...).
Trong nền kinh tế hàng hoá, trách nhiệm tham gia đóng góp BHXH cho người lao động được phân chia cho cả người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở quan hệ lao động. Điều này không phải là sự phân chia rủi ro, mà là lợi ích giữa hai bên. Về phía người sử dụng lao động, sự đóng góp một phần BHXH cho người lao động sẽ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với người lao động mà mình thuê mướn.
Đồng thời nó còn góp phần giảm bớt tình trạng tranh chấp, kiến tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ – thợ. Về phía người lao động, sự đóng góp một phần để BHXH cho mình vừa biểu hiện sự tự gánh chịu trực tiếp rủi ro của chính mình, vừa có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi một cách chặt chẽ.Mối quan hệ chủ – thợ trong BHXH thực chất là mối quan hệ lợi ích. Vì thế, cũng như nhiều lĩnh vực khác trong quan hệ lao động, BHXH không thể thiếu được sự tham gia đóng góp của Nhà nước.
Trước hết các luật lệ của Nhà nước về BHXH là những chuẩn mực pháp lý mà cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải tuân theo, những tranh chấp chủ thợ trong lĩnh vực BHXH có cơ sở vững chắc để giải quyết.
Ngoài ra, bằng nhiều hình thức khác nhau, Nhà nước không chỉ tham gia đóng góp và hỗ trợ thêm cho quỹ BHXH, mà còn trở thành chỗ dựa để đảm bảo cho hoạt động BHXH chắc chắn và ổn định.Phần lớn các nước trên thế giới, quỹ BHXH đều được hình thành từ các nguồn nêu trên. Tuy nhiên, phương thức đóng góp và mức đóng góp của các bên tham gia BHXH có khác nhau.
Về phương thức đóng góp BHXH của người lao động và người sử dụng lao động hiện vẫn còn hai quan điểm.
- Quan điểm thứ nhất cho rằng, phải căn cứ vào mức lương cá nhân và quỹ lương của cơ quan, doanh nghiệp.
- Quan điểm thứ hai lại nêu lên, phải căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của người lao động được cân đối chung trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định mức đóng góp.
Về mức đóng góp BHXH, một số nước quy định người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí cho chế độ tai nạn lao động, Chính phủ trả chi phí y tế và trợ cấp gia đình, các chế độ còn lại cả người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng góp mỗi bên một phần bằng nhau.
Một số nước khác lại quy định, Chính phủ bù thiếu cho quỹ BHXH hoặc chịu toàn bộ chi phí Quản lý BHXH v.v... ở nước ta, từ năm 1962 đến năm 1987, quỹ BHXH chỉ được hình thành từ hai nguồn: các xí nghiệp sản xuất vật chất đóng góp 4,7% quỹ lương của xí nghiệp, phần còn lại do ngân sách Nhà nước đài thọ. Thực chất là không tồn tại quỹ BHXH độc lập.
Từ năm1988 đến nay, các đơn vị sản xuất kinh doanh đóng góp 15% quỹ lương của đơn vị. Sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/CP ngay 22/06/1993 và Điều lệ BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995.
Trong các văn bản này đều quy định quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau đây:
- Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị. Trong đó 10% để chi trả các chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí và tử tuất.- Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động.
- Các nguồn khác.Mức đóng góp BHXH thực chất là phí BHXH. Phí BHXH là yếu tố quyết định sự cân đối thu chi quỹ BHXH. Vì vậy, quỹ này phải được tính toán một cách khoa học. Trong thực tế, việc tính phí BHXH là một nghiệp vụ chuyên sâu của BHXH và người ta thường sử dụng các phương pháp toán học khác nhau để xác định. Khi tính phí BHXH, có thể có những căn cứ tính toán khác nhau:
- Dựa vào tiền lương và thang lương để xác định mức trợ cấp BHXH, từ đó có cơ sở xác định mức phí đóng.
- Quy định mức phí BHXH trước rồi từ đó mới xác định mức hưởng.- Dựa vào nhu cầu khách quan của người lao động để xác định mức hưởng, rồi từ mức hưởng BHXH này có thể xác định được mức phí phải đóng.
- Mặc dù chỉ thuần tuý mang tính kỹ thuật nhưng xác định phí BHXH lại khá phức tạp vì nó liên quan đến cả người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Liên quan đến khả năng cân đối thu nhập của người lao động và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, khi xác định phí BHXH vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc : cân bằng thu chi , lấy số đông bù số ít và có dự phòng. Mức phí xác định phải được cân đối với mức hưởng, với nhu cầu BHXH và điều chỉnh sao cho tối ưu nhất.
Phí BHXH được xác định theo công thức:
P= f1+f2+f3
Trong đó: P: Phí BHXH.
f1: phí thuần tuý trợ cấp BHXH.
f2: phí dự phòng.
f3: phí quản lý (Phí thuần tuý trợ cấp BHXH cho cả các chế độ ngăn hạn và dài hạn)
Đối với các chế độ BHXH ngắn hạn việc đóng và hưởng BHXH xảy ra trong thời gian ngắn( thường là 1 năm) như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động nhẹ ... Vì vậy, số đóng góp BHXH phải đủ cho số phát sinh chi trả trong năm.
Đối với chế độ BHXH dài hạn như: hưu trí , trợ cấp mất người nuôi dưỡng, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp nặng v.v... quá trình đóng và quá trình hưởng BHXH tương đối độc lập với nhau và diễn ra trong khoảng thời gian nhất định. Cho nên sự cân bằng giữa đóng góp và hưởng BHXH phải được dàn trải trong cả thời kỳ dài. Vì thế, ngoài phí thuần tuý phải có phí dự phòng để đảm bảo quỹ BHXH có dự trữ đủ lớn.
1.2.4.Mục đích sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm 3 bộ phận:
- Phí thuần.
- Phí quản lý.
- Phí dự trữ.
Như vậy, quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng cho 3 mục đích: chi trả cho các chế độ bảo hiểm xã hội, chi cho việc quản lý hệ thống bảo hiểm xã hội và chi trích lập quỹ dự phòng cho những trường hợp tổn thất lớn.
Trong cơ cấu chi bảo hiểm xã hội thì chi cho các chế độ bảo hiểm xã hội là rất lớn và chiếm đa phần lớn nguồn quỹ này vì đây là mục tiêu cơ bản nhất của bảo hiểm xã hội: đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động, đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, tổ chức.
Thực tế cho thấy việc chi trả cho các chế độ bảo hiểm xã hội diễn ra thường xuyên và liên tục với số lượng lớn trên phạm vi rất rộng. Một trong những khoản chi thường xuyên là chi lương hưu cho những người đã nghỉ công tác; và chi trả trợ cấp hàng tháng cho thân nhân của người lao động khi họ đã qua đời.
Nguồn chi thứ hai trong bảo hiểm xã hội là chi cho việc quản lý nghiệp vụ bảo hiểm xã hội. Đây là nguồn chi không lớn trong cơ cấu chi bảo hiểm xã hội nhưng nó cũng là một khoản chi ngày càng lớn. Bởi vì các chế độ bảo hiểm xã hội ngày càng được mở rộng để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của người lao động, do đó đội ngũ cán bộ phục vụ bảo hiểm xã hội ngày càng nhiều dẫn đến chi lương cán bộ ngày càng lớn.
Mặt khác, xã hội càng phát triển thì nhu cầu về điều kiện làm việc ngày càng tăng. Vì vậy, chi phí cho việc xây dựng cơ bản , mua sắm máy móc, trang thiết bị văn phòng ngày càng tăng lên.
Mục đích thứ ba của quỹ bảo hiểm xã hội là chi dự trữ. Thực chất đây là quá trình tích luỹ trong quá trình sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội. Định kỳ hàng tháng (quý, năm) cơ quan bảo hiểm xã hội tiến hành giữ lại một phần quỹ của mình để thành lập nên quỹ dự trữ bảo hiểm xã hội.
Quỹ này chỉ được sử dụng trong trường hợp nhu cầu chi trả lớn dẫn đến thâm hụt quỹ bảo hiểm xã hội hoặc trong lúc đồng tiền mất giá.
1.3.Nội dung của công tác thu.
1.3.1. Đối tượng đóng bảo hiểm xã hội
Theo quy định về quản lý thu BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 177/BHXH ngày 30 tháng 12 năm 1996 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ) đối tượng thu BHXH là người sử dụng lao động và người lao động (kể cả người lao động được cử đi học, đi thực tập, điều dưỡng, công tác ở trong, ngoài nước vẫn thuộc danh sách trả lương hoặc tiền công của cơ quan và đơn vị) làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức sau đây:
- Các doanh nghiệp Nhà nước.
- Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực chế xuất, khu công nghiệp.
- Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, Đoàn thể.
- Các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức Quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
- Các đơn vị sự nghiệp gán thu bù chi, đơn vị sự nghiệp hưởng nguồn thu bằng viện trợ nước ngoài( kể cả viện trợ của tổ chức phi Chính phủ) để trả lương cho công nhân viên chức trong đơn vị.
-Các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, Đoàn thể, hội quần chúng, dân cử, từ Trung ương đến cấp huyện.
Ngoài ra, còn chú ý một số trường hợp sau:
- Cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang được cử sang làm việc tại các doanh nghiệp, liên kết, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hưởng lương của tổ chức này cũng thuộc đối tượng nộp bảo hiểm xã hội.
- Người lao động đã được đăng ký hợp đồng lao động nhưng trong thời gian đầu đang được học nghề, tập nghề, thử việc để sau đó làm việc cho người sử dụng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội ngay từ khi ký hợp đồng lao động.
+ Trường hợp các cơ quan, đơn vị, tổ kinh tế bị giải thể, sáp nhập, phá sản, chuyển quyền sở hữu, cổ phần hoá đều phải đóng đủ BHXH theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
+ Trường hợp một người lao động ký kết hợp đồng lao động ở nhiều nơi với nhiều chủ sử dụng lao động khác nhau thì chỉ đóng BHXH ở một nơi ; nơi nào quản lý lao động chính thì phải đóng BHXH và đăng ký cấp sổ BHXH cho người đó; hoặc do người lao động chọn đơn vị đóng BHXH cho mình thông qua hợp đồng lao động khi ký kết.
+ Cán bộ công tác tại phường, xã hưởng sinh hoạt phí.
* Các đối tượng chưa hoặc không thu BHXH :
+ Những người lao động làm việc theo hình thức hợp đồng theo vụ, việc có thời hạn dưới 3 tháng sau đó kết thúc không ký lại hợp đồng hoặc làm những công việc có tính chất tạm thời khác đã được tính gộp tiền BHXH trong tiền lương, tiền công.
+ Lao động tự do, người sử dụng lao động không quản lý về mặt nhân sự, điều kiện và phương tiện làm việc tự nguyện tham gia.
+ Người lao động đang nghỉ hưởng chế độ BHXH như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.
+ Người lao động đã nghỉ hưu, mất sức lao động, nghỉ hưởng trợ cấp 1 lần đã quá độ tuổi lao động nhưng vẫn tiếp tục hợp đồng lao động.
1.3.2. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Tiền lương là cấp bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp( phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp tái cử, hệ số bảo lưu nếu có) của từng người. Các khoản phụ cấp ngoài quy định trên không thuộc diện phải đóng BHXH và cũng không được đóng để tính vào tiền lương hưởng BHXH.
Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thấp, tiền lương tháng trả cho người lao động không đủ mức lương cấp bậc, chức vụ của từng người để đăng ký đóng BHXH thì được đóng BHXH theo mức tiền lương đơn vị thực trả cho người lao động, nhưng mức đóng cho từng người không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Đối với người lao động đi làm việc có thời gian ở nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 05/LB-TBXH ngày 16 tháng 01 năm 1996 của Liên Bộ Tài chính - Lao động Thương binh Xã hội kể từ tháng 01 năm 1996 tổ chức hợp tác đưa người đi làm việc ở nước ngoài hàng tháng phải đóng 15% của 2 lần mức lương tối thiểu do Chính phủ Việt Nam quy định trong từng thời kỳ.
Theo Thông tư 17/TT - LĐTBXH ngày 24 tháng 01 năm 1997 thì đối với người lao động đã có quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì mức đóng bảo hiểm xã hội trước khi ra nước ngoài làm việc bao gồm:
Tiền lương cấp bậc, chức vụ, hợp đồng, hệ số chênh lệch bảo lưu và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ( nếu có).
Đối với lao động tham gia bắt buộc ở trong nước hoặc người đã có thời gian làm việc và đóng bảo hiểm xã hội ở trong nước nhưng thời gian làm việc và đóng bảo hiểm xã hội ở trong nước đã được giải quyết chế độ ở thì mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng bằng 15% của 2 lần mức lương tối thiểu của công nhân viên chức Nhà nước.
1.3.4. Cách xác định tổng quỹ tiền lương.
Cộng tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của từng người lại sẽ được tổng quỹ lương của đơn vị làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy, muốn biết tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của cả đơn vị, nhất thiết phải lập danh sách lao động thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội gồm các tiêu thức sau:
Số TT.
Họ và tên.
Năm sinh.
Nghề nghiệp cấp bậc, chức vụ.
Hệ số bậc lương.
Mức lương.
Các khoản phụ cấptiền lương
Lấy đó làm căn cứ đóng BHXH, cách xác định mức đóng bảo hiểm xã hội của từng người và của cả đơn vị khi đã có danh sách lao động và tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, ta chỉ việc lấy tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của từng người nhân với 20%( tức 0.2) sẽ được mức đóng của mỗi người. Mức đóng của cả đơn vị sẽ bằng tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nhân với 20% ( tức 0.2) hoặc bằng số tiền đóng bảo hiểm xã hội của từng người cộng lại.
1.3.5. Thời gian và phương thức đóng bảo hiểm xã hội.
Theo quy định ngay sau ngày trả lương hàng tháng nếu trả lương tháng 2 kỳ thì đóng bảo hiểm xã hội vào sau ngày trả lương kỳ thứ 2 trong tháng và có thể đóng bảo hiểm xã hội theo quý.
Nhưng phải đóng vào tháng giữa quý.(Ví dụ: Quý I đóng vào tháng 2, quý II đóng vào tháng 5, quý III đóng vào tháng 8, quý IV đóng vào tháng 11).
Nếu đóng chậm tháng nào phải nộp lãi suất tiền gửi Ngân hàng ở thời điểm nộp chậm( quy định tại Thông tư số 58/TC-HCSN ngày 24 tháng 5 năm 1995 của Bộ Tài chính).Và tại Điều 4 phần III Thông tư số 85-1998/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Tài chính quy định:" Trường hợp các đơn vị sử dụng chậm nộp bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên so với kỳ hạn phải nộp, thì ngoài việc phải nộp phạt theo quy định tại điểm 8 Điều 11 trong Nghị định số 38/CP ngày 25 tháng 06 năm 1996 quy định xử phạt hành chính về vi phạm pháp luật lao động còn phải nộp số tiền chậm nộp theo mức lãi suất tiền vay quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm truy nộp, đồng thời bảo hiểm xã hội các cấp được quyền yêu cầu kho bạc, Ngân hàng trích tiền từ tài khoản của đơn vị sử dụng lao động để nộp tiền bảo hiểm xã hội và tiền phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội ( nếu có) mà không cần có sự chấp nhận thanh toán của đơn vị sử dụng lao động"Hàng tháng, hàng quý các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động đóng, căn cứ vào kế hoạch Quỹ tiền lương để đăng ký mức đóng với cơ quan bảo hiểm xã hội. Đồng thời với việc trả lương, đơn vị sử dụng lao động trích nộp 20% tổng Quỹ tiền lương trong đó 15% tổng quỹ tiền lương do người sử dụng lao động đóng góp và 5% tiền lương của người lao động.
Cuối mỗi quý các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động cùng cơ quan bảo hiểm xã hội đối chiếu danh sách trả lương và Quỹ tiền lương, lập bảng xác nhận số nộp bảo hiểm xã hội. Nếu có chênh lệch giữa số đã nộp và số phải nộp sẽ phải nộp tiếp trong quý sau( nếu có chênh lệch thiếu) hoặc coi như nộp trước cho quý sau( nếu chênh lệch thừa) và được quyết toán trong năm.Những đơn vị sử dụng lao động cố tình vi phạm thời hạn nộp bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp có quyền từ chối việc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội đối với tất cả những người lao động của đơn vị sử dụng lao động đó. Đồng thời lập hồ sơ chuyển sang cơ quan pháp luật đối với chủ sử dụng lao động.Vì vậy, đóng bảo hiểm xã hội là nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị người sử dụng lao động và người lao động. Kết quả đóng bảo hiểm xã hội là cơ sở để thực hiện tốt các chế độ hưởng bảo hiểm xã hội.
1.3.6. Tính đặc thù của nghiệp vụ thu BHXH
Quá trình thu BHXH có những đặc thù sau:
- Việc qui định đóng BHXH đã thành mối quan hệ 3 bên: người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH, giữa các bên có sự ràng buộc giám sát lẫn nhau về mức đóng và thời gian đóng BHXH đến từng người suốt quá trình tham gia BHXH, lấy đó làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các chế độ BHXH theo luật định. Đây là một nội dung của nghiệp vụ thu BHXH không giống với các nghiệp vụ khác.
- Yêu cầu theo dõi kết quả đóng BHXH của từng cơ quan, đơn vị theo từng tháng, để từ đó ghi nhận kết quả đóng BHXH cho từng người, tương đương với mức lương làm căn cứ đóng BHXH. Đây là công việc đòi hỏi tính chính xác cao, thường xuyên, liên tục kéo dài hàng chục năm, lại có sự biến động về mức đóng. Đồng thời việc theo dõi ghi chép kết quả đóng BHXH của mỗi người là căn cứ pháp lý để thực hiện chế độ BHXH, do đó mỗi lần giải quyết chế độ BHXH là mỗi lần kinh tế, xác định độ chuẩn xác của nghiệp vụ BHXH.
- Trong nghiệp vụ Quản lý thu BHXH, ngoài nghiệp vụ kế toán thực hiện quản lý theo chế độ tài chính thực hiện thu tập trung vào một tài khoản của cơ quan BHXH các tỉnh, thành phố chuyển lên quỹ BHXH trung ương đúng kịp thời; còn có nghiệp vụ quản lý thu BHXH theo danh sách lao động đăng ký đóng BHXH của từng cơ quan, đơn vị cùng với sổ BHXH của từng người mà việc quản lý theo dõi phảI được thực hiện ở cả 3 cấp là : BHXH thành phố quản lý danh sách, lao động, tiền lương đơn vị, cơ quan đăng ký đóng BHXH cơ bản tăng, giảm hàng tháng để ghi nhận kết quả đóng lập thành hồ sơ gốc. BHXH quận, huyện làm nhiệm vụ đôn đốc và đối chiếu kết quả đóng của cơ quan, đơn vị theo địa bàn quản lý, từ đó hướng dẫn cơ quan, đơn vị ghi kết qủa đóng BHXH vào sổ BHXH của từng người. Đây là căn cứ để giải quyết chế độ hưởng BHXH.
Chính vì những đặc thù trên mà hoạt động thu BHXH đòi hỏi phải được tập trung thống nhất, có sự ràng buộc chặt chẽ từ trên xuống dưới, đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài chính tiền tệ, đảm bảo độ chính xác trong việc ghi chép kết quả đóng BHXH của từng cơ quan, đơn vị đến từng lao động theo tiền lương, lấy đó làm căn cứ đóng BHXH từng tháng trong nhiều năm, kể cả trường hợp liên tục cũng như gián đoạn, làm việc một nơi hay nhiều nơi ...
Như vậy, quá trình theo dõi ghi kết quả thu BHXH đòi hỏi liên tục trong nhiều năm, kể cả thời gian ngừng đóng BHXH vẫn phải lưu giữ để đảm bảo khi người lao động tiếp tục đóng hoặc yêu cầu giải quyết chế độ đều được thực hiện ngay. Hoạt động thu của BHXH là hoạt động của cả đời người, có tính kế thừa, cho nên nghiệp vụ quản lý thu, lưu giữ sổ biều là không có giới hạn và thời gian.
1.4. Tổ chức và quản lý BHXHVN.
Theo nghị định19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ, hệ thống BHXH được thành lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, sự quản lý Nhà nước của Bộ lao động – thương binh xã hội và các cơ quan Quản lý Nhà nước có liên quan, sự giám sát của Tổ chức công đoàn.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CỐNG TÁC THU BHXH Ở BHXH QUẬN BA ĐÌNH
2.1 .Quy trình thu BHXH bắt buộc tại BHXH quận Ba Đình.
2.1.1. Đối với NSDLĐ tham gia BHXH lần đầu.
-NLĐ : Căn cứ vào hồ sơ gốc của mình (Quyết định tuyển dụng , quyết định nâng lương hoặc hợp đồng lao động …)k ê khai 03 bản “Tờ khai tham gia BHXH , BHYT bắt buộc’’ (mẫu số 01 -TBH)nộp cho NSDLĐ , trường hợp đã được cấp sổ BHXH thì không phải khê khai mà chỉ nộp sổ BHXH.
*NSDLĐ :
- Kiểm tra , đối chiếu tờ khai tham gia BHXH với những hồ sơ gốc của từng người lao động , ký xác nhận và chịu trách nhiệm về những nội dung trên tờ khai của NLĐ.
- Lập 02 bản “Danh sách tham gia BHXH , BHYT bắt buộc ’’(mẫu số 02a-TBH) và bản sao quyết định thành lập hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động , trường hợp NSDLĐ là cá nhân thì nộp bản hợp đồng lao động .
Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng , NSDLĐ phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định đã nêu ở trên và sổ BHXH của NLĐ (nếu có ) cho cơ quan BHXH.
*Cơ quan BHXH quận :
- Tiếp nhận hồ sơ , kiểm tra số lượng , tính hợp pháp của các loại giấy tờ , đối chiếu với hồ sơ của NLĐ , ghi mã quản lý đơn vị và từng NLĐ trên danh sách và trên tờ khai tham gia BHXH bắt buộc . Trường hợp hồ sơ chưa đủ , cơ quan BHXH phải hướng dẫn cụ thể để đơn vị hoàn thiện.
- Ký , đóng dấu vào “Danh sách lao động tham gia BHXH ,BHYT bắt buộc’’trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải trả lại đơn vị 01 bản danh sách để đơn vị thực hiện đóng BHXH , BHYT , BHXH quận lưu 01 bản dạnh sách , riêng 03 tờ khai (mẫu số 01_TBH) của NLĐ sau khi cấp sổ BHXH hoàn chỉnh thì trả lại đơn vị 02 tờ khai cùng với sổ BHXH .
2.1.2 . Đối với NSDLĐ đang tham gia BHXH .
- Tăng giảm lao động hoặc thay đổi căn cứ đóng BHXH , BHYT trong tháng
- NSDLĐ : Lập 02 bản “Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH BHYT bắt buộc (mẫu 03 _TBH) kèm theo hồ sơ như: Tờ khai quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển , nghỉ việc thôi việc hoặc hợp đồng lao động , quyết định tăng giảm lương , thẻ BHYT , các tờ khai , nộp cho cơ quan BHXH trước ngày 20 của tháng . Các trường hợp tăng giảm từ ngày 16 của tháng trở đi thì lập danh sách và thực hiện vào đầu tháng kế tiếp .
- Cơ quan BHXH quận : Tiếp nhận kiểm tra , thẩm định hồ sơ , ký , đóng dấu vào danh sách tham gia BHXH , BHYT , các tờ khai , thông báo cho đơn vị đóng BHXH , BHYT , BHTN , cấp thẻ BHYT kịp thời cho NLĐ.
- Khi NSDLĐ di chuyển từ địa bàn này sang địa bàn khác , phải xuất trình hồ sơ kèm theo “Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH , BHYT, BHTN cho người lao động đến thời điểm di chuyển , cơ quan BHXH tỉnh nơi đi xác nhận sổ BHXH cho NLĐ , NSDLĐ đăng ký tham gia BHXH với cơ quan BHXH tỉnh nơi chuyển đến theo thủ tục tham gia BHXH , BHYT , BHTN lần đầu.
- NSDLĐ thay đổi pháp nhân , chuyển quyền sỡ hữu , sát nhập hoặc giải thể , phá sản theo quy định của pháp luật phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan BHXH quận và đóng đủ BHXH cho NLĐ đến thời điểm thay đổi . Cơ quan BHXH quận xác nhận sổ BHXH cho NLĐ theo nguyên tắc đóng đến thời điểm nào thì xác định đến thời điểm đó.
2.2 Thực trạng thu BHXH tại BHXH quận Ba Đình .
.2.2.1.. Đối với khối doanh nghiệp nhà nước .
Để thấy rõ tình hình thu BHXH ở quận ta có bảng số liệu sau:
Bảng 1:Tình hình thu nộp BHXH tại khối doanh nghiệp nhà nước.
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
2009
01
Số lao động tham gia BHXH
Người
17.576
18.130
18.942
19.636
02
Tổng quỹ lương
Đồng
232.349.867.580
295.627.865.630
370.843.761.494
428.606.373.518
03
Số tiền BHXH phải thu
Đồng
53.440.469.543
60.994.409.095
76.164.190.807
86.302.887.085
Khèi DN Nhµ Níc
109
19,636
#############
#############
############
############
366,029,340
151,904,960
23,178,935,395
1,352,295,056
############
25,361,202,760
86,302,887,085
414,306,496
7,316,902,916
04
Số tiền BHXH đã thu
Đồng
50.538.390.919
59.786.987.324
81.268.778.966
85.721.274.706
05
Số tiền lãi đã thu
Đồng
764.638.980
82.586.442
109.884.152
114.306.496
06
Số tiền còn nợ đọng
Đồng
949.840.377
874.986.672
624.875.456
516.902.916
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lao động tham gia BHXH bắt buộc tăng dần theo từng năm .
Năm 2006 có 17.576 người đến năm 2009 tăng 2062 người . Do đơn vị tăng nên tổng quỹ lương cũng tăng theo 196.256.487.264 đồng ,tăng 54.5% . Số tiền nợ đọng của các đơn vị giảm dần qua từng năm .
Năm 2006 nợ là 949.840.377 đồng nhưng đến năm 2009 đã giảm xuống còn 316.902.916 đồng , đã giảm 632,937,461 đồng
. Có được kết quả này là do sự tăng lên của tổng quỹ lương , số thu BHXH qua từng năm cũng tăng lên (35,182,883,787 đồng ). Số nợ BHXH của khối nhà nước ít và giảm theo từng năm .
2.2.2 .Đối với khối hành chính sự nghiệp đoàn thể .
Năm 2006 số lao động của quận thuộc khối HCSN là 22.366 người . Số tiền phải thu bắt buộc là 82.078.531.468 đồng , số đã thu là 86.673.324.980 đồng , và số nợ đọng là 4.768.982.098 đồng .
Năm 2007 , số lao động tham gia 22,872 người , số tiền phải thu bắt buộc 102,345,782,786 đồng , số đã thu là 103,765,892,009 đồng và số nợ đọng là 2,102,467,981 đồng .
Năm 2008 , số lao động tham gia giảm xuống 16,675 người , số phải thu là 81,009,284,578 đồng , số đã thu là 80,786,973,587 đồng và số nợ đọng 823,909,457 đồng , lãi 67,809,213 đồng .
Năm 2009 , số lao động tham gia BHXH là 17,354 người , số phải thu là 83,833,978,188 đồng , số đã thu là 82,833,978,188 đồng , số nợ đọng 786,396,987 đồng .
Qua các số liệu trên ta thấy số lao động trong khối hành chính sự nghiệp biến động nhẹ ,vì thế tổng quỹ lương và số thu BHXH cũng bị ảnh hưởng .Số nợ đọng giảm đi đáng kể từ 4,768,982,098 đồng giảm xuống còn 786,396,987 đồng (đã giảm 3,982,585,111đồng)
. Nguyên nhân là do sự tăng giảm nhân sự trong các đơn vị sử dụng lao động thuộc khối HCSN , lương người lao động được tăng lên , luật BHXH có nhiều sửa đổi ,bổ sung về đối tượng tham gia BHXH.Hơn nữa đây là khối HCSN đoàn thể của nhà nước nên việc thực hiện các quy định của Nhà nước càng được thực hiện nghiêm túc và triệt để hơn .
Bảng 2 Tình hình thu nộp BHXH tại khối HCSN đoàn thể .
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
2009
01 01
Số lao động tham gia BHXH
Người
22.366
22,872
16,675
17,354
02
Tổng quỹ lương
Đồng
356,863,180,296
447,810,943,785
352,528,169,423
414,169,890,940
03
Số tiền BHXH phải thu
Đồng
82,078,531,468
102,345,782,786
81,009,284,578
83,833,978,188
04
Số tiền BHXH đã thu
Đồng
86,673,324,980
103,765,892,009
80,786,973,587
82,833,978,188
05
Số tiền lãi đã thu
Đồng
46,983,203
50,563,098
67,809,213
72,984,927
06
Số tiền nợ đọng
Đồng
4,768,982,098
2,102,467,981
823,909,457
786,396,987
2.2.3.Đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh .
Do địa bàn quận Ba Đình là một quận trung tâm của Hà Nội , nên nhiểu doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã chiếm một tỷ lệ lớn trên địa bàn quận .
Năm 2006 , khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhà nước , doanh nghiệp ngoài quốc doanh tư nhân,có tổng số lao động tham gia BHXH là 22000 lao động .Trong năm này , quận đã tiến hành thu được 54,958,481,450 đồng tiền BHXH , số tiền nợ là 9.987.374.098 đồng .
Năm 2007, số lao động tăng lên là 25.150 người ,BHXH quận đã thu được 75.623.380.831 đồng , trong khi đó số phải thu là 76.764.782.098 đồng , số tiền nợ là 8.171.903.450 đồng .
Năm 2008 , số lao động 32.534 , tổng quỹ lương 514.692.897.674 đồng , số tiền BHXH đã thu 130.009.675.982 đồng và lãi 656.368.098 đồng .
Năm 2009 , số lao động tăng 33.592 ,tổng quỹ lương 680.434.847.025 đồng , số tiền BHXH đã thu 136.674.985.008 đồng , nợ 4.578.368.098 đồng.
Qua số liệu trên cho ta thấy số lao động từ năm 2006 đến 2009 tăng 65% , tổng quỹ lương của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh , số nợ giảm dần qua các năm .
Tuy nhiên đây là khối có số tiền nợ đọng lớn nhất do nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh cố tình đóng BHXH chậm .Đồng thời doanh nghiệp nhỏ chưa nắm bắt được quy đóng BHXH , họ từ chối hoặc không đóng. Người lao động cũng là tác nhân góp phần sự kém tuân thủ , nhưng tự họ không thể tự trốn đóng BHXH nếu không có sự thông đồng của chủ SDLĐ .
Dưới đây là bảng số liệu phản ánh tình hình thu nộp BHXH khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh qua 4 năm :
Bảng 3: Tình hình nộp BHXH tại khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
2009
01
Số lao động tham gia BHXH
Người
22.000
25.150
32.534
33.592
02
Tổng quỹ lương
Đồng
238.985.473.496
328.986.486.395
514.692.785.908
680.434.847025
03
Số tiền BHXH phải thu
Đồng
56.985.278.786
76.764.782.098
134.895.405.097
138.707.525.400
04
Số tiền BHXH đã thu
Đồng
54.958.481.450
75.623.380.831
130.009.675.982
136.674.985.008
05
Số tiền lãi đã thu
Đồng
56.982.786
79.895.483
190.673.786
312.816.543
06
Số nợ đọng
Đồng
9.987.374.098
8.171.903.450
6.894.372.986
4.578.368.098
2.2.4.Đối với khối hộ kinh doanh cá thể .
Để thấy rõ được tình hình thu nộp của khối hộ kinh doanh cá thể , có bảng số liệu sau:
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
2009
01
Số người lao động
Người
25
28
51
50
02
Tổng quỹ lương
Đồng
107.900.000
157.300.897
384.950.094
590.839.098
03
Số tiền BHXH phải thu
Đồng
24.679.000
33.197.674
88.874.098
151.899.096
04
Số tiền BHXH đã thu
Đồng
21.637.098
31.156.098
87.622.086
150.786.453
05
Số tiền lãi đã thu
Đồng
320.983
498.892
781.329
890.092
06
Số nợ đọng
Đồng
3.043.907
2.041.576
1.252.986
1.112.643
Năm 2009 số lao động tham gia BHXH tăng 25 người so với năm 2006 , tổng quỹ lương tăng mạnh vào năm 2009 (tăng 428.939.098 đồng) ,vì vậy số tiền BHXH thu ở khối kinh doanh hộ cá thể cũng tăng theo (tăng 29.149.355 đồng ), số nợ đọng giảm nhẹ các năm ( giảm 2.931.264 đồng ) .Số tiền thu BHHX tăng nhanh vi người sử dụng đã nhận thức được lợi ích của BHXH mang lại .Đồng thời khối hộ kinh doanh cá thể chiếm tỷ trọng nhỏ trong địa bàn quận , tính đến năm 2009 khối này chỉ có 7 đơn vị , chiếm 0.32% trong tổng các khối đơn vị trên địa bàn quận ,nên số nợ đọng ít ,giảm nhẹ qua các năm .
2.3 Đánh giá công tác thu BHXH tại BHXH quận Ba Đình .
2.3.1 . Những kết quả đạt được.
Trong bốn năm qua, với những nỗ lực trong việc triển khai thực hiện công tác thu BHXH theo Luật BHXH, số người tham gia BHXH bắt buộc được mở rộng và ngày một tăng theo từng khối .
Việc chấp hành các qui định của pháp luật về BHXH của người sử dụng lao động và người lao động trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đa số các đơn vị sử dụng lao động đã chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về việc ký kết hợp đồng lao động, đăng ký sử dụng thang, bảng lương, kê khai, lập hồ sơ đăng ký tham gia BHXH cho người lao động.
Nhiều đơn vị ngay sau khi thành lập và bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động đã đăng ký tham gia và đóng BHXH cho người lao động.
Đặc biệt, nhiều hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác có sử dụng lao động đã đăng ký tham gia và đóng BHXH theo qui định cho người lao động.
Những tồn tại, vướng mắc:
Bên cạnh những chuyển biến tích cực, việc thực hiện Luật BHXH trong thời gian qua vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc. Tình trạng đối tượng tham gia BHXH là người sử dụng lao động và người lao động không đóng, đóng không đúng thời gian, không đúng mức qui định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc vẫn còn xảy ra.
Luật BHXH qui định: “trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ tham gia BHXH cho tổ chức BHXH”.
Nhưng thực tế có một số doanh nghiệp đi vào hoạt động. Tình trạng đóng BHXH không đúng thời gian qui định (chậm đóng, nợ đọng, nợ dây dưa kéo dài) còn diễn ra như công ty TNHHMTV Viễn duơng VINASHIN , công ty cổ phần đầu tư xây dựng công trình 256…, thậm chí có doanh nghiệp nợ tiền BHXH lên đến hàng tỷ đồng trong thời gian vài năm. Cơ quan quản lý Nhà nước đã tiến hành thanh tra, xử phạt nhưng cũng chưa giải quyết được dứt điểm.
Việc thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với các đơn vị không tuân thủ pháp luật về BHXH đã được thực hiện, nhưng vẫn còn nhiều trường hợp sau khi nộp phạt doanh nghiệp vi phạm vẫn không chấp hành nghiêm túc qui định về thu nộp BHXH, việc xử lý tiếp theo chưa được giải quyết dứt điểm, thậm chí có doanh nghiệp không nộp phạt.
Một trong những tồn tại lớn nhất trong việc thực hiện những qui định về BHXH hiện nay là công tác quản lý chưa đồng bộ, cơ quan BHXH cũng như các ban, ngành chức năng chưa nắm chắc hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ngoài công lập.
Có những doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đăng ký thành lập nhưng không có trụ sở giao dịch, không hoạt động theo nội dung đăng ký, giải thể sau khi thành lập và hoạt động một thời gian ngắn, không đăng ký sử dụng lao động... Cũng không cơ quan nào quản lý, theo dõi và nắm được thông tin về những doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, có mã số thuế nhưng không có trụ sở làm việc thực chất có hoạt động hay không, còn kinh doanh hay đã dừng hoặc thay đổi phạm vi hoạt động.
Ngoài ra, khu vực ngoài công lập còn có nhiều nhà trẻ mầm non tư thục, các quán bar, vũ trường, cơ sở thể dục thể hình, thể dục thẩm mỹ... không ký kết hợp đồng với người lao động. Do vậy, việc quản lý, theo dõi, yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện chính sách BHXH cho người lao động theo luật định ở các đơn vị này thực sự là vấn đề không dễ đảm bảo.
+ Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc là cơ chế, chính sách, chế độ đã ban hành chưa đồng bộ, chậm được triển khai, hướng dẫn.
Nhận thức về BHXH của người lao động thuộc khu vực kinh tế ngoài Nhà nước còn hạn chế, nhiều chủ sử dụng lao động và người lao động chưa có nhận thức đúng về BHXH.
Sự phối kết hợp trong hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về công tác chỉ đạo, kiểm tra, xử lý vi phạm BHXH còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay.
Các đoàn thể như Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ trong nhiều doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước, đơn vị ngoài công lập chưa có hoặc có nhưng vừa thiếu, vừa yếu.
Các cơ quan thông tin đại chúng chưa chú trọng và chưa thực sự vào cuộc trong việc thực hiện thông tin, tuyên truyền về chính sách, chế độ BHXH của Đảng và Nhà nước.
Chức năng kiểm tra, xử lý của cơ quan BHXH đối với những vi phạm chính sách BHXH của người sử dụng lao động còn hạn chế, chế tài xử phạt chưa đồng bộ, tính pháp chế chưa được đề cao, do đó nhiều chủ sử dụng lao động tìm cách tránh né, không thực hiện BHXH cho người lao động hoặc dây dưa chậm nộp, nợ đọng trong thời gian dài nhưng không bị xử lý.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU BHXH Ở BHXH QUẬN BA ĐÌNH .
3.1 Một số kiến nghị.
3.1.1 Đối với BHXH quận .
Qua quá trình thực tập tại BHXH quận Ba Đình em muốn đưa ra một số kiến nghị của bản thân em về những tồn tại trong công tác thu của BHXH quận Ba Đình, cũng như trong công tác thu BHXH nói chung.
Kiến nghị thứ nhất: Hiện nay BHXH quận Ba Đình đang phải sử dụng chung cơ sở vật chất với xí nghiệp kinh doanh nhà của Quận Ba Đình để làm việc. Chính vì chưa có trụ sở của riêng cơ quan nên mọi sinh hoạt, làm việc của cán bộ trong cơ quan rất bất tiện, do vậy mà đã tạo ra một tâm lý không thoải mái và hứng khởi cho các cán bộ trong cơ quan khi là việc. Công việc của các bộ phận phải làm là rất lớn, nhất là bộ phận thu, số lượng cán bộ quản lý đơn vị từ các đơn vị tham gia BHXH lên làm việc với cơ quan trong ngày là nhiều, mà không gian làm việc chật hẹp, nhiều khi các cán bộ quản lý đơn vị lên làm việc không có chỗ để ngồi. Đây là một điều bất lợi cho cơ quan nên em có kiến nghị đối với BHXH Việt Nam, BHXH Thành Phố Hà Nội các cơ quan chức năng của Quận ba dinh cần khẩn tương cấp cho cơ quan một địa điểm riêng để làm trụ sở của cơ quan.
Kiến nghị thứ hai: Do đây là cơ quan trực tiếp tiếp xúc với các đơn vị tham gia BHXH nên khối lượng công việc của các cán bộ trong cơ quan là nhiều do vậy em kiến nghị với BHXH cấp trên cần bố trí thêm cán bộ về công tác tại BHXH quận để có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
Kiến nghị thứ ba: Hàng năm BHXH Việt Nam phải quản lý số đối tượng rất lớn, cần ứng dụng công nghệ thông tin cho ngành để việc quản lý và việc hoàn thành nhiệm vụ mà Chính phủ giao sẽ dễ dàng hơn. Cần mở các lớp bổ sung kiến thức tin học cho các cán bộ trong ngành BHXH.
Kiến nghị thứ tư: Hàng năm cần tổ chức các cuộc thi giữa các cán bộ trong ngành BHXH để tạo điều kiện cho các cán bộ trong ngành có mối quan hệ với nhau tốt hơn và thông qua cuộc thi sẽ giúp cho các cán bộ trao đổi kinh nghiệm. Cũng thông qua cuộc thi thì các cán bộ phấn đấu hơn để có thể dự thi và đạt giải.
Kiến nghị thứ năm: Nhắm mục đích hoàn thành tốt kế hoạch thu đặt ra.
3.1.2 Đối với Nhà nước, BHXH Việt Nam , BHXH thành phố Hà Nội .
Từ thực tiễn thực hiện Luật BHXH t¹i BHXH quận , để sớm khắc phục những khó khăn, nhằm đưa chính sách BHXH đến với người lao động ngày một hiệu quả hơn, xin đề xuất một số kiến nghị sau:
3.1.1.1.Nhà nước.
- Hiện nay, trong một đơn vị sử dụng lao động, người lao động đang thực hiện và được hưởng các quyền lợi về BHXH và BHYT cùng một lúc; tuy nhiên phương thức, căn cứ đóng và một số trường hợp đối tượng tham gia BHXH và BHYT chưa đồng bộ, thống nhất. Đề nghị các cấp, các ngành liên quan cần sớm xác định đồng bộ và nhất thể hoá các đối tượng cùng tham gia BHXH và BHYT bắt buộc; thay đổi và hoàn chỉnh phương thức quản lý, thu nộp BHXH và BHYT nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người lao động yên tâm khi tham gia BHXH, BHYT; cơ quan BHXH có điều kiện, cơ sở pháp lý đầy đủ để triển khai thực hiện.
- Cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương trong việc thực hiện chính sách BHXH cho người lao động. Đặc biệt là thực hiện các quy định xử phạt các đơn vị vi phạm pháp luật BHXH, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
- Xem xét lại mức xử lý và cơ chế xử lý vi phạm Luật BHXH: Các hành vi vi phạm pháp luật lao động dẫn đến vi phạm Luật BHXH vẫn tiếp tục diễn ra chủ yếu do mức xử lý như hiện nay là quá nhẹ, không đủ sức răn đe hành vi vi phạm trốn đóng BHXH, chủ yếu ở các đơn vị lớn, nhưng mức phạt tối đa không quá 20 triệu đồng là quá ít. Cơ chế xử lý vi phạm như hiện nay, là không kịp thời: Cơ quan BHXH nắm chắc tình hình thu nộp BHXH của đơn vị, nhưng không có thẩm quyền xử phạt, mà chỉ có thể kiến nghị, khi các cơ quan chức năng nghiên cứu xử phạt thì có thể đơn vị đã không còn tồn tại.
- Có cơ chế phối hợp từ Bộ, ngành Trung ương, hướng dẫn kịp thời thống nhất các quy định của Luật BHXH, hướng dẫn về quy trình, thủ tục cụ thể trong việc xử lý các hành vi vi phạm Luật BHXH và biện pháp xử lý triệt để nhằm đảm bảo tăng cường pháp chế của Luật.
3.1.1.2.BHXH ViÖt Nam,BHXH HN.
- KÞp thêi ban hµnh c¸c v¨n b¶n híng dÉn thùc hiÖn c¸c quy ®Þnh cña c¸c Th«ng t híng dÉn thùc hiÖn LuËt BHXH.
- T¨ng cêng ®µo t¹o c¸n bé ®Ó cã ®ñ kiÕn thøc vÒ kinh tÕ, y tÕ, x· héi, ®ñ n¨ng lùc hoµn thµnh nhiÖm vô .
- Hoµn thiÖn c«ng t¸c qu¶n lý trong toµn ngµnh.
- Nghiªn cøu söa ®æi chÕ ®é tiÒn l¬ng hîp lý cho CBCNV ngµnh m×nh.
- BHXH Việt Nam và BHXH TP cần xây dựng kÞp thêi ch¬ng tr×nh phÇn mÒm c«ng nghÖ th«ng tin cho công tác BHXH.
- BHXH HN cÇn bæ sung cho BHXH quận Ba Đình cán bộ làm công tác thu và trang bị thêm máy vi tính, điều hòa.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh đất nước đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá như hiện nay thì vấn đề người lao động và các chế độ chính sách đối với người lao động ngày càng trở lên quan trọng bởi nó không chỉ có ý nghía về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội sâu sắc.
Hơn thế nữa, sự mở ra của nhiều thành phần kinh tế đã và đang gây không ít khó khăn cho các nhà quản lý vĩ mô trong việc chăm lo cuộc sống và điều kiện làm việc của người lao động. Để có thể giải quyết tốt vấn đề này, trong những năm vừa quan Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quan tâm cho công tác BHXH. Từ đó giúp người lao động yên tâm hơn trong công tác.
Qua 2 năm từ khi Luật BHXH chính thức có hiệu lực, những kết quả ban đầu mà BHXH Thành phố Hà Nội, cũng như BHXH quận đã làm được là rất đáng trân trọng, góp phần giúp Thành phố giải quyết tốt các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác BHXH cho người lao động sống và làm việc trên địa bàn Thủ đô.
Ngoài ra, từ khi thực hiện Luật BHXH cũng đã tạo ra một thói quen và nhận thức mới tốt hơn, toàn diện hơn cho người lao động và người sử dụng lao động về BHXH. BHXH quận luôn được sự quan tâm chỉ đạo của BHXH HN và quận ủy, nhưng vẫn không tránh khỏi những khó khăn và hạn chế.
Những khó khăn trong công tác BHXH có nguyên nhân từ phía người lao động, người sử dụng lao động và cả nguyên nhân chủ quan từ phía BHXH quận , sự thiết hụt trong nhận thức của khá nhiều người lao động, đặc biệt là trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó, nhiều chủ doanh nghiệp không thực sự tuân thủ các quy định trong thực hiện nghĩa vụ về BHXH cho người lao động.
Tuy có những khó khăn và hạn chế như vậy trong công tác BHXH, nhưng có thể khẳng định thuận lợi là cơ bản và nếu có sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời hơn nữa của BHXH VN, BHXH HN, quận ủy và đặc biệt là sự nỗ lực của bản thân mình, thì trong thời gian tới BHXH quận tin tưởng các chính sách chế độ về BHXH cho người lao động sẽ được thực hiện tốt hơn, đáp ứng lòng mong mỏi và trông đợi của hàng nghìn người lao động sống trên địa bàn quận .
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Bảo hiểm - trường Đại học Kinh tế Quốc dân; NXB Thống kê - Hà Nội - 2000
2. Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm - trường Đại học Kinh tế Quốc dân; NXB Giáo dục - 1998
3. Giáo trình Thống kê bảo hiểm trường Đại học Kinh tế Quốc dân; NXB Thống kê - Hà Nội 1996
4. Hệ thống các văn bản pháp quy về BHXH - BHXH Việt Nam.
5. Tạp chí BHXH - các số năm 2007, 2008.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công tác thu bảo hiểm xã hội ở bảo hiểm xã hội quận Ba Đình , thực trạng và giải pháp.doc