Đề tài Công tác tổ chức bộ máy Kế toán - Tài chính của Công ty cổ phần than Vàng Danh

Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, mọi thành phần kinh tế đều có quyền bình đẳng như nhau, được tự do cạnh tranh với nhau. Do vậy, để có thể tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải phát huy được những điểm mạnh, hạn chế và khắc phục được những điểm yếu của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo lập, củng cố và nâng cao vai trò và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Để đạt được mục đích trên, đòi hỏi doanh nghiệp và các cán bộ quản lý doanh nghiệp phải nhận thức và áp dụng các phương pháp quản lý kinh tế hữu hiệu, trong đó có việc tổ chức công tác hạch toán tại doanh nghiệp. Tổ chức công tác hạch toán tại doanh nghiệp là một công cụ hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp có thể nhận thức một cách chính xác và toàn diện về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tài sản .của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh làm cơ sở để đưa ra các quyết định thích hợp nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay nước ta đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Công tác quản lý kinh tế đang đứng trước yêu cầu và nội dung quản lý có tính chất mới mẻ, đa dạng và không ít phức tạp. Là một công cụ thu thập xử lý và cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế cho nhiều đối tượng khác nhau bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp nên công tác kế toán cũng trải qua những cải biến sâu sắc, phù hợp với thực trạng nền kinh tế. Việc thực hiện tốt hay không tốt đều ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý. Công tác kế toán ở công ty có nhiều khâu, nhiều phần hành, giữa chúng có mối liên hệ, gắn bó với nhau tạo thành một hệ thống quản lý có hiệu quả. Mặt khác, tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý là một trong những cơ sở quan trọng trong việc điều hành, chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Chúng ta có thể nhận thấy không những hiện tại mà trong tương lai các ngành công nghiệp trên thế giới nói chung và đất nước ta nói riêng sẽ ngày càng phát triển vì vậy nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng do đó sẽ kéo theo nhu cầu về than cũng tăng. Đặc biệt là hiện nay nền kinh tế nước ta đã hội nhập nền kinh tế thế giới (WTO) thì nhu cầu đó lại càng cao. Ngoài việc là nhiên liệu chính phục vụ cho tất cả các ngành công nhgiệp, than còn phục vụ cho các ngành nông nghiệp, xây dựng .v .v. Do đó từ khi thành lập Đảng và Nhà nước đã có chủ trương xây dựng và phát triển ngành than trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Nhờ đó mà ngành than Việt Nam luôn phát triển theo hướng bền vững, tăng chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng khai thác lấy mục tiêu hiệu quả kinh tế, giảm tổn thất tài nguyên, an toàn lao động và bảo vệ môi trư¬ờng sinh thái, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Bằng sự nỗ lực không ngừng, vượt qua mọi khó khăn của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần than Vàng Danh. Đến nay sự phát triển của công ty đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước nói chung và ngành than nói riêng. Trong quá trình học tập tại trường được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong trường, các thầy cô giáo trong bộ môn Kế toán em đã được trang bị những kiến thưc chuyên ngành kinh tế. Và đặc biệt qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần than Vàng Danh với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, cán bộ công nhân viên trong công ty em đã được tiếp cận với thực tế về chuyên ngành và quy trình làm việc của công ty. Bài báo cáo của em bao gồm: Phần 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần than Vàng Danh và điều kiện sản xuất của công ty. Phần 2: Mô hình quản lý công ty và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban. Phần 3: Công tác tổ chức bộ máy Kế toán - Tài chính của Công ty cổ phần than Vàng Danh. Phần 4: Kết quả thu được qua giai đoạn thực tập nghiệp vụ.

doc79 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3113 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác tổ chức bộ máy Kế toán - Tài chính của Công ty cổ phần than Vàng Danh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế toán trưởng :01 người Phó phòng :03 người Tổ tổng hợp :06 người Tổ vật tư :10 người Tổ tài chính :06 người Tổ thống kê :22 người Trong đó: - Tổ tài chính : Thực hiện việc theo dõi vốn bằng tiền thu chi tài chính, thanh toán với cán bộ công nhân trong Công ty, thanh toán với cán bộ thu mua. - Tổ vật tư: Theo dõi kho, tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu và công tác đầu tư xây dựng cơ bản nội bộ. - Tổ thống kê: Thu thập số liệu ban đầu, phân phối tiền lương, bảo hiểm xã hội. - Tổ tổng hợp: Tập hợp chi phí giá thành sản phẩm, xác định doanh thu, tiêu thụ sản phẩm, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Ở CÔNG TY THAN VÀNG DANH KẾ TOÁN TRƯỞNG Phó phòng phụ trách vật tư tổng hợp Phó phòng phụ trách tài chính Phó phòng phụ trách thống kê Tổ tổng hợp Tổ vật tư Tổ tài chính Tổ thống kê * Quyền hạn của phòng: + Kế toán trưởng được Giám đốc ủy quyền ký sao lục các công văn do cấp trên gửi xuống, các thông báo nghiệp vụ, kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực kế toán, tài chính, thống kê. + Được tham dự các buổi họp có liên quan đến công việc của phòng hoặc các nội dung khác theo yêu cầu của công việc. + Có quyền yêu cầu các đơn vị phòng ban cung cấp các số liệu tài liệu liên quan đến công tác kế toán. + Có quyền từ chối không thanh toán các khoản chi khi chưa đủ chứng từ hợp lệ. + Kế toán trưởng có quyền đề nghị Giám đốc Công ty việc khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ thuộc phạm vi phòng. Trách nhiệm của phòng: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành về các hoạt động của phòng theo chức năng, nhiệm vụ được phân công trong công tác kế toán tài chính thống kê. * Các loại sổ kế toán sử dụng: - Nhật ký chứng từ -Sổ tổng hợp - Sổ cái - Bảng kê - Sổ hoặc thẻ chi tiết * Các tài khoản áp dụng - Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu :TK 111, 112, 131, 138, 142, 136 - Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ : TK152, 153 - Kế toán TSCĐ : TK 211, 213, 214 - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành SP : TK154, 621, 622, 627, 155 - Lập các báo cáo kế toán * Báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện nay. 3.2. Đặc điểm kế toán tại công ty cổ phần thanVàng Danh : - Hệ thống kế toán Công ty sử dụng là Hệ thống kế toán Việt Nam (VAS) và hệ thống kế toán áp dụng trong Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam được Bộ Tài chính chấp thuận. - Công ty lập sổ sách kế toán bằng tiếng Việt. Công ty sẽ lưu giữ hồ sơ kế toán theo loại hình của các hoạt động kinh doanh mà Công ty tham gia. Những hồ sơ này phải chính xác, cập nhật, có hệ thống và phải đủ để chứng minh và giải trình các giao dịch của Công ty. - Công ty sử dụng đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ dùng trong kế toán. - Công ty cổ phần than Vàng Danh áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ. - Doanh nghiệp đã thực hiện các quy định về sổ kế toán trong luật kế toán, nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều kiện của Luật Kế toán trong lĩnh vực kinh doanh. - Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty: Theo nguyên tắc giá gốc phù hợp với các quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định kế toán hiện hành áp dụng cho tập đoàn TVN. 3.3 Phương pháp kế toán 3.3.1 Phương pháp lập dự toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần phải huy động các nguồn nhân, tài, vật lực (lao động, vật tư, tiền vốn...) để thực hiện việc sản xuất chế tạo sản phẩm, thực hiện các công việc lao vụ, thu mua dự trữ hàng hoá, luân chuyển lưu thông sản phẩm, hàng hoá, thực hiện hoạt động đầu tư... kể cả chi cho công tác quản lý chung của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho quá trình hoạt động của mình. Như vậy, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng tiền. - Căn cứ vào lượng vật tư tiêu hao. - Căn cứ vào chi phí nguyên, nhiên vật liệu, động lực. - Căn cứ vào tiền lương: Dựa theo đơn giá tiền lương của phòng LĐ- TL trên cơ sở đơn giá tiền lương của tập đoàn. - Căn cứ vào khấu hao về TSCĐ theo quy định của BTC. - Căn cứ vào các chi phí khác. 3.3.2. Phương pháp hạch toán vật tư, hàng hoá, TSCĐ, kế toán tiền lương, chi phí sản xuất và giá thành, kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán nguồn vốn, các quỹ xí nghiệp: được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Là phương pháp theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên, liên tục tình hình xuất, nhập, tồn kho nguyên vật liệu, hàng hoá …trên sổ sách kế toán sau mỗi lần phát sinh nghiệp vụ nhập (mua) hoặc xuất (bán). Các tài khoản kế toán hàng tồn kho sẽ phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm nguyên vật liệu của DN. Tất cả các hoạt động gắn liền với quá trình vận hành của DN đều được ghi sổ hàng ngày, sổ sách thường xuyên được cập nhật hoá. Theo hệ thống này, DN luôn biết được chi phí của quá trình sản xuất, hàng hoá tồn kho của mình. Phương pháp này áp dụng cho những đợn vị sản xuất công nghiệp, đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng cố giá trị lớn. 3.3.2.1 Hạch toán vật tư. Trong quá trình mua bán vật tư được thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay hoặc bù trừ công nợ . Tài khoản dùng để theo dõi vật tư là TK 33 Hạch toán trên các TK 331, 133, 152,... Vật tư hàng tháng thì được theo dõi, phản ánh nửa tháng một lần giữa kế toán và các thủ kho, mỗi một lượng vật tư xuất dùng theo đơn hàng cụ thể để tiện cho công tác khi xuất dùng thủ kho với bộ phận liên quan thông qua sổ lĩnh vật tư ghi theo phương pháp ghi theo ngày, được ghi vào cuối ngày. Tuy nhiên phương pháp này vẫn còn có mặt hạn chế đó là khối lượng công tác lớn, nhiều khi lại rảnh rỗi do trong khoảng thời gian ngắn đó không có sự biến động nhiều về các điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các khách hàng cung cấp vật tư truyền thống của công ty trong năm bao gồm: + Chi nhánh công ty vật tư vận tải xếp dỡ Hà Nội + Công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Hà nội + Trung tâm xuất nhập khẩu công ty than Nội địa + Công ty cố phần cơ khí áp lực và chế tạo bình áp lực Ngoài các nhà cung cấp trên thì công ty còn mua của một số đơn vị khác nhưng khối lượng không đáng kể Hàng năm công ty Vàng Danh đều ký kết các hợp đồng mua vật tư với các nhà cung cấp trên tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng vật tư theo từng tháng và khối lượng vật tư dữ trữ trong năm. Theo tìm hiểu của tác giả thì tỷ lệ khối lượng vật tư mua của các nhà cung ứng trên thường không tuân theo một tỷ lệ cố định nào mà thường thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy mà kế toán phải chi tiết đối với từng đối tượng, từng khách hàng. Kế toán căn cứ vào đó lên bảng báo cáo nhập – xuất – tồn vào cuối tháng. phương pháp tính giá xuất vật tư được tính theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn. 3.3.2.2 Hạch toán TSCĐ. Nguyên tắc ghi nhận khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình căn cứ vào hoá đơn chứng từ gốc xác định nguyên gía tài sản cố định hữu hình, vô hình. Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình là khấu hao theo đường thẳng thời gian sử dụng hữu ích theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC và thông tư số 33/205/TT-BTC hướng dẫn. TSCĐ hữu hình bao gồm nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện, thiết bị vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý, TSCĐ phúc lợi, và các TSCĐ khác. TSCĐ vô hình bao gồm quyền sử dụng đất, nhãn hiệu... Nguyên tắc xây dựng Nguyên giá TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình : Theo giá trị ghi sổ sách kế toán. Hàng năm công ty căn cứ vào lượng TSCĐ của từng đơn vị. Căn cứ theo thông tư 206 của Bộ Tài Chính, thông tư 166 về mức khấu hao của TSCĐ. Căn cứ vào các quyết định trên hàng năm công ty phải lập kế hoạch khấu hao và phải đăng ký với cục thuế Quảng Ninh. Phương pháp khấu hao mà danh nghiệp đang áp dụng là phương pháp khấu hao bình quân (khấu hao theo đường thẳng). Mức khấu hao trung bình năm của TSCĐ = NGTSCĐ Thời gian sử dụng Mức khấu hao trung bình hàng tháng = Số khấu hao phải trích cả năm 12 tháng Trường hợp thời gian sử dụng hay NG TSCĐ thay đổi Công ty phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên cơ sở sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian sử dụng) của TSCĐ. Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa NG TSCĐ và số khấu hao lũy kế đã thực hiện đến trước năm cuối cùng của tài sản đó. Tài khoản được dùng để theo dõi TSCĐ của công ty là: 211, 213, 214. Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình đều phải lập biên bản giao nhận, biên bản thanh lý TSCĐ và phải thực hiện các thủ tục quy định. Kế toán có nhiệm vụ lập và hoàn chỉnh hồ sơ TSCĐ về mặt kế toán. TSCĐ hữu hình phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ghi TSCĐ, theo từng loại TSCĐ và địa chỉ bảo quản, sử dụng, quản lý TSCĐ. Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận là CPSX kinh doanh trong kì. TSCĐ vô hình được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong ”sổ TSCĐ’’. 3.3.2.3 Kế toán tiêu thụ sản phẩm. Công ty căn cứ vào hoá đơn bán hàng và hoá đơn giá trị gia tăng. Do đó hàng tháng kế toán tiêu thụ sản phẩm trong công ty căn cứ vào đó để lập sổ chi tiết TK131 theo nguyên tăc ghi chép theo thứ tự hoá đơn (viết trước, ghi trước). Hết tháng sau khi khoá sổ Ngân Hàng vào sổ quỹ, căn cứ vào chứng từ ngân hàng, trên cơ sở sổ quỹ căn cứ vào sổ quỹ thu tiền bán hàng, kế toán tiêu thụ sản phẩm căn cứ vào số tiền tương ứng cho từng khách hàng theo hoá đơn, sau đó tiến hành đối chiếu trên sổ chi tiết và sổ quỹ ngân hàng. Phần chưa thu tiền của từng hoá đơn cụ thể (khách hàng cụ thể) được chuyển sang theo dõi ở TK 131. Đối với TK 131 cũng như trên sổ quỹ, chứng từ ngân hàng hạch toán vào TK 131 cho từng khách hàng cụ thể sau từng công việc trên. Kế toán tiêu thụ sản phẩm kiểm tra dà soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đồng thời khóa sổ tiêu thụ (khoá sổ TK131) và phản ánh vào các tài khoản liên quan cho phù hợp và thành lập các chứng từ liên quan. 3.3.3 Phương pháp kế toán hàng tồn kho. + Nguyên tắc đánh giá: Hàng tồn kho được đánh giá theo giá thực tế. + Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Theo phương pháp bình quân gia quyền. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. Là phương pháp mà doanh nghiệp tiến hành ghi chép phản náh thường xuyên liên tục các nghiệp vụ nhập xuất hàng tồn kho của đơn vị tại tất cả thời điểm mà kế toán đều xác định số nhập, số xuất, số lượng tồn. TCK= TĐK+ NTK- TCK + TK sử dụng là 151, 152, 153, 154, 155,…. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng tồn kho, so sánh đối chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán. Về nguyên tắc số tồn kho thực tế phải luôn phù hợp với sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phảitruy tim nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời. 3.3.4 Phương pháp tính giá thành. Tính giá thành theo công đoạn. Quá trình khai thác và chế biến than của Công ty bao gồm các công đoạn: Khai thác than, sàng tuyển chế biến than và bốc xúc vận tải đi tiêu thụ. Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp có dây truyền chế biến sản phẩm phức tạp kiểu liên tục. Để tạo ra sản phẩm cuối cùng vật liệu chính phải trải qua nhiều bước chế biến theo một trình tự trước sau nhất định, sản phẩm bước trước là đối tượng chế biến của bước sau. Chu kỳ sản xuất của các doanh nghiệp này thường dài và bị gián đoạn về không gian và thời gian, do đó khối lượng sản phẩm dở dang thường nhiều và biến động nhiều giữa các kỳ. Đây cũng chính là phương pháp tính giá thành theo phương pháp phân bước trong giáo trình kế toán tài chính mà em đã được học. 3.3.5 Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất. Theo tổng chi phí phát sinh trong kỳ của các đối tượng . + Các chi phí trực tiếp (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp): được phân bổ theo từng công đoạn. + Các chi phí dịch vụ mua ngoài: Phân bổ theo sản lượng quy đổi (sản lượng quy đổi này là định mức mà Tổng công ty giao). + Các chi phí sửa chữa lớn: Phân bổ theo sản lượng quy đổi. + Các chi phí xuất dùng công cụ – dụng cụ: Chi phí này được tính cho hai kỳ kế toán (2 quý). 3.3.6 Phương pháp kế toán ghi nhận doanh thu. Doanh thu được xác định khi hàng đã xuất kho, hoá đơn đã phát hành, người mua đã chấp nhận thanh toán không phân biệt đã thu đựơc tiền hay chưa thu được tiền. Doanh thu được phản ánh trong khoản mục doanh thu bán hàng hoá dịch vụ của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 3.3.7. Phương pháp kế toán nguồn vốn và các quỹ của xí nghiệp. Hiện nay công ty đang có các loại nguồn vốn sau: Vốn CSH, vốn vay, vốn quỹ,...Bổ sung vốn từ lợi nhuận sxkd. Các quỹ của công ty: + Quỹ trợ cấp mất việc làm (trích 5% lợi nhuận sau thuế), theo quy định không vượt quá 3% tháng lương thực tế + Quỹ dự phòng rủi ro (trích 10% lợi nhuận sau thuế) nhưng quỹ này cũng không vượt quá 6 tháng lương. + Sau đó đến trích quỹ khen thưởng phúc lợi. + Chi phí lãi vay: Được phản ánh vào chi phí tài chính trên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khi phát sinh. + Lãi tiền gửi được ghi nhận trên số dư của các tài khoản tiền gửi và lãi suất áp dụng. Lãi tiền gửi được phản ánh trong thu nhập hoạt động tài chính của công ty. + Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi sang đồng Việt Nam (VNĐ) theo tỷ giá ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh. Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ được xử lý theo hướng dẫn của thông tư số 44/TC/TCDN ngày 08/07/1997 và Thông tư số 38/2001/TT – BTC ngày 05/06/2001 của Bộ Tài Chính. 3.3.8. Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ. Thuế GTGT là loại thuế gián thu đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh qua mỗi khâu của quá trình sxkd. Thuế GTGT Thuế GTGT Thuế GTGT = - phải nộp đầu ra đầu vào Thuế GTGT Giá tính thuế của Thuế suất thuế GTGT của = x đầu ra hàng hoá, dịch vụ bán ra hàng hoá, dịch vụ đó ( % ) Thuế GTGT đầu vào là tổng số thuế GTGT tập hợp trên các hoá đơn GTGT mua hàng hoá dịch vụ…. Hiện nay theo quy định thuế GTGT đầu vào phát sinh tháng nào được kê khai khấu trừ hết tháng đó không phân biệt đã xuất dùng hay còn trong kho. Khi đó, nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra phải nộp của tháng thì sẽ khấu trừ đúng bằng số phải nộp, số còn lại sẽ được khấu trừ trong những tháng tiếp theo hoặc được xét hoàn thuế. Riêng đối với thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ nếu đã khấu trừ trong 3 tháng liên tục mà số thuế GTGT được khấu trừ vẫn còn thì doanh nghiệp làm thủ tục yêu cầu cơ quan thuế hoàn lại số thuế GTGT chưa được khấu trừ đó. 3.3.9. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Công ty than Vàng Danh tập hợp chi phí theo từng phân xưởng sản xuất và chia theo 8 loại: 1. Vật liệu: bao gồm các loại phụ tùng, công cụ, dụng cụ,… 2. Nhiên liệu: Dầu điêzen, than dùng nội bộ, xăng. 3. Động lực: Điện dùng cho sản xuất. 4. Tiền lương: Lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, trợ cấp. 5. Bảo hiểm: BHXH, BHYT, KPCĐ 6. Khấu hao tài sản cố định 7. Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các chi phí trả cho các dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. 8. Chi phí bằng tiền khác: Tất cả các chi phí còn lại. Công ty than Vàng Danh là đơn vị khai thác và chế biến than nên sử dụng các tài khoản cấp 2 (6211, 6221, 6271, 1541) để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành than thành phẩm. Ở mỗi phân xưởng sản xuất mở chi tiết các tài khoản theo từng khoản mục chi phí, theo từng khâu và công đoạn sản xuất. Công ty quy định mở tài khoản cấp 3 để hạch toán chi phí theo các khâu như sau: Với TK 6211: Được chi tiết thành: - TK 62111- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp khâu đào lò chuẩn bị - TK 62112- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp khâu sản xuất than, mở thêm tài khoản cấp 4 để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo các công đoạn khai thác than như sau: + TK 621121- CPNVLTT của công đoạn lò chợ + TK 621122- CPNVLTT của công đoạn vận chuyển than ra bãi + TK 621123- CPNVLTT của công đoạn sàng tuyển than + TK 621124- CPNVLTT của công đoạn phụ trợ Với TK 6221, 6271, 1541 được mở chi tiết tương tự. a. Tổng hợp chi phí sản xuất Việc tập hợp các yếu tố chi phí sản xuất kể trên được thực hiện trên TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” nhằm phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm than. TK 154 được mở chi tiết theo từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm và từng giai đoạn công nghệ sản xuất. * Phương pháp hạch toán - Tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ (thành phẩm) được xác định bằng công thức sau: Tổng giá thành sản phẩm = CPSX kỳ trước chuyển sang + CPSX chi ra trong kỳ - CPSX chuyển sang kỳ sau - Các khoản giảm chi phí b. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ - Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất tái chế biến, đang nằm trên dây truyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới thành sản phẩm. - Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những nhân tố quyết định đến tính trung thực, hợp lý của giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tuy nhiên việc tính toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là một công việc hết sức phức tạp khó có thể thực hiện một cách chính xác tuyệt đối. - Căn cứ vào tình hình tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ của Công ty than Vàng Danh kế toán thường căn cứ vào kế hoạch của Tập đoàn than Việt Nam giao cho hệ số mét lò, hệ số bóc đất đá, đồng thời căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng sản phẩm cuối kỳ của công ty để xác định về khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Về mặt hiện vật, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định như sau: - Than bán thành phẩm: Khối lượng than nguyên khai dở dang cuối kỳ = Khối lượng than nguyên khai dở đầu kỳ + Khối lượng than nguyên khai khai thác trong kỳ - Khối lượng than nguyên khai tính vào giá thành trong kỳ Đối với các loại than dở dang cuối kỳ khác (than qua sàng BTP, than bã sàng, than bùn, than cục băng 67+68) được tính theo công thức tương tự như trên. - Mét lò: Số mét lò dở dang cuối kỳ = Số mét lò dở dang đầu kỳ + Số mét lò phát sinh trong kỳ - Số mét lò tính vào giá thành trong kỳ - Đất đá: Khối lượng đất đá bóc dở dang cuối kỳ = Khối lượng đất đá bóc dở dang đầu kỳ + Khối lượng đất đá bóc phát sinh trong kỳ - Khối lượng đất đá bóc tính vào giá thành trong kỳ Về giá trị chi phí sản phẩm dở dang, kế toán xác định theo công thức của Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam như sau: * Than bán thành phẩm: bao gồm: + Than qua sàng BTP: Chi phí than qua sàng BTP dở dang cuối kỳ = Khối lượng than qua sàng BTP tồn cuối kỳ x Giá thành một tấn than qua sàng BTP theo kế hoạch + Than nguyên khai: Chi phí than nguyên khai dở dang cuối kỳ = Khối lượng than nguyên khai tồn cuối kỳ x Giá thành một tấn than nguyên khai theo kế hoạch + Bã sàng: Chi phí than bã sàng dở dang cuối kỳ = Khối lượng than bã sàng tồn cuối kỳ x Giá thành một tấn than bã sàng theo kế hoạch + Than bùn: Chi phí than bùn dở dang cuối kỳ = Khối lượng than bùn tồn cuối kỳ x Giá thành một tấn than bùn theo kế hoạch + Than cục băng 67+68: Chi phí than cục băng 67+68 dở dang cuối kỳ = Khối lượng than cục băng 67+68 tồn cuối kỳ x Giá thành một tấn than cục băng 67+68 theo kế hoạch * Mét lò: Chi phí mét lò đào vượt hệ số = Số mét lò vượt hệ số x Giá thành một mét lò thực hiện trong kỳ * Đất đá: Chi phí đất đá bóc vượt hệ số = Số m3 đất đá bóc vượt hệ số x Giá thành một m3 đất đá bóc thực hiện trong kỳ Do đó, chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính bằng công thức: Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ = Chi phí than BTP dở dang cuối kỳ + Chi phí mét lò dở dang cuối kỳ + Chi phí đất đá dở dang cuối kỳ Do đặc thù của Ngành than nên Công ty than Vàng Danh tổ tập hợp chi phí, tính giá thành theo từng công đoạn sản xuất vì vậy sẽ phát sinh các chi phí dở dang cuối kỳ tính riêng cho từng công đoạn đó. Tại mỗi công đoạn, chi phí dở dang cuối kỳ được tập hợp theo các yếu tố chủ yếu là: - Nguyên vật liệu - Tiền lương - BHXH, KPCĐ, BHYT, KPHĐ,… - Chi phí khấu hao - Chi phí khác Tổng chi phí dở dang cuối kỳ của các công đoạn là chi phí dở dang cuối kỳ của toàn bộ quá trình sản xuất than. Việc xác định khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là do bộ phận kỹ thuật, trắc địa- địa chất đo đạc tính toán, do vậy kế toán căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng cuối kỳ để lấy số liệu về sản lượng sản phẩm dở dang. 3.3.9. Cách lập bảng cân đối kế toán. Theo quyết định số 151/ 2006/ QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC về việc ban hành chế độ báo cáo tài chính của Cty thì bảng cân đối kế toán của Cty có nội dung kết cấu như sau: Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát giá trị hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó của Công ty tại thời điểm nhất định. Phải hoàn tất việc ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết; tiến hành khoá sổ kế toán; tính ra số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích; kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán giữa các sổ sách có liên quan, bảo đảm khớp, đúng. Với tính chất phản ánh nguồn vốn và tài sản của công ty, vào hàng tháng, hàng quý và hàng năm kế toán sẽ lên bảng tổng kết tài sản đó là bảng cân đối kế toán giữa vốn kinh doanh và nguồn hình thành nên bảng được chia thành hai phần : Phần tài sản và phần nguồn vốn. + Phần tài sản : Phản ánh vốn theo hình thái tài sản Phần A: Tài sản ngắn hạn Phần B: Tài sản dài hạn + Phần nguồn vốn: Phản ánh phần hình thành các loại vốn của doanh nghiệp. Phần A: Nợ phải trả - Nợ ngắn hạn - Nợ dài hạn Phần B: Vốn chủ sở hữu Số liệu của phần tài sản và phần nguồn vốn được công ty kết cấu ở cùng một bên (Bảng một bên). Ngoài các khoản, mục trong bảng cân đối kế toán còn bao gồm 6 chỉ tiêu ngoài bảng là: - Tài sản thuê ngoài. - Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công. - Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược - Nợ khó đòi đã xử lý. - Ngoại tệ các loại. - Dự toán chi sự nghiệp, dự án + Cột số đầu năm: Căn cứ vào số liệu ở cột "số cuối kỳ" trên bảng cân đối kế toán ngày 31/ 12 năm trước để ghi. + Cột số cuối kỳ: lấy số liệu trên các sổ chi tiết để phản án: Tập Đoàn CN Than - KS Việt Nam Công Ty CP Than Vàng Danh -TKV B01-DN: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tháng 9 Năm 2008 ĐVT: Đồng CHỈ TIÊU MÃ SỐ Thuyết minh SỐ CUỐI KỲ SỐ ĐẦU NĂM A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (100)=110+120+130+140+150 100 249205512952.63 280048565563 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 124868220729 111512808919 1. Tiền 111 V.01 124868220729 111512808919 2. Các khoản tương đương tiền 112 0 0 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02 0 0 1. Đầu tư ngắn hạn 121 0 0 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn (*) (2) 129 0 0 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 44221496176 115378743728 1. Phải thu của khách hàng 131 21849489916 95279654869 2.Trả trước cho người bán 132 6833618253 3774955914 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 4173819369 6078841515 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 0 0 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 11364568638 8445291430 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 0 0 IV. Hàng tồn kho 140 79662169088 54141202721 1. Hàng tồn kho 141 V.04 79662169088 54141202721 2. Dự phòng giảm giá tồn kho (*) 149 0 0 V.Tài sản ngắn hạn khác 150 453626960 815810195 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 0 648025185 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 0 0 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà Nước 154 V.05 0 0 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 453626960 167785010 B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+240+250+260) 200 606533728530 560237671203 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 0 0 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 0 0 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06 0 0 4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 0 0 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 0 0 II. Tài sản cố định 220 601215017708 547715021318 1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 577734859157 510446449325 - Nguyên giá 222 985994086137 785558121761 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 -408259226980 -275111672436 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 0 0 - Nguyên giá 225 0 0 - Giá trị hao mòn luỹ kế(*) 226 0 0 3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10 369722509 245422738 - Nguyên giá 228 742552596 477559396 - Giá trị hao mòn luỹ kế(*) 229 -372830087 -232136658 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 23110436042 37023149255 III. Bất động sản đầu tư 240 V.12 0 0 - Nguyên giá 241 0 0 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 0 0 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 600000000 300000000 1. Đầu tư vào công ty con 251 0 0 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 0 0 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 600000000 300000000 4. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dài hạn (*) 259 0 0 V. Tài sản dài hạn khác 260 4718710822 12222649885 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 4718710822 12222649885 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 0 0 3. Tài sản dài hạn khác 268 0 0 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 = 100 + 200) 270 855739241482.63 840286236766 NGUỒN VỐN 290 0 0 A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320 + 330) 300 686479520595 674706880030.37 I. Nợ ngắn hạn 310 233354391986 316422771477.37 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 29578335227 110015532369 2. Phải trả người bán 312 72025615296 67982181732 3. Người mua trả tiền trước 313 14295963 17557614 4. Thuế và các khoản phải nộp NN 314 V.16 6606667486 10025115355 5. Phải trả người lao động 315 61978788224 79516082034 6. Chi phí phải trả 316 V.17 19427537612 9172134394 7. Phải trả nội bộ 317 4241577366 25330727988 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 0 0 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 V.18 39481574812 14363439991 10.Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 0 0 II. Nợ dài hạn 330 453125128609 358284108553 1. Phải trả dài hạn người bán 331 0 0 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 0 0 3. Phải trả dài hạn khác 333 0 0 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 452939806057 350499610831 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 0 0 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 185322552 7784497722 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 0 0 B.VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400 169259720887.63 165579356735.63 I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 157129247440.63 141111801905.63 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 152223987583 122373863861 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 0 0 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 0 0 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 0 0 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 0 0 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 0 0 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 0 3277722931 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 0 8687050893 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 0 0 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 4905259858 -0.37 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 0 6773164221 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 12130473447 24467554830 1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 431 11842708973 24142201820 2. Nguồn kinh phí 432 V.23 0 0 3. Nguồn KP đã hình thành TSCĐ 433 287764474 325353010 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (430 = 300 + 400) 434 855739241482.63 840286236766 --------------------------------------------------------------------------- 440 0 0 CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 500 0 0 1.Tài sản thuê ngoài 501 V.24 0 0 2.Vật tư , hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công, hàng viện trợ 502 0 0 2.1 Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công 502.1 0 0 2.2 Vật tư hàng hoá , TS nhận giữ hộ khi cổ phần hoá 502.2 7800776363 1027612142 2.3 Vật tư hàng hoá viện trợ 502.3 0 0 3.Hàng hoá nhận bán hộ, nhân ký gửi, ký cược 503 0 0 4. Nợ khó đòi đã xử lý 504 282309168 282309168 5. Ngoại tệ các loại 505 0 0 6.Dự toán chi phí sự nghiệp, dự án 506 0 0 Ngày 1 Tháng 12 Năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Trần Thị Oanh Đinh Quang Lung Phạm Văn Mật 3.3.9. Cách lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của Cty, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước vêd thuế và các khoản phải nộp khác. Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh gồm 3 phần: Phần I: Lãi, lỗ: Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty. Số liệu phản ánh là tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo, số liệu kỳ trước (để so sánh) , số lũy kế đầu năm đến kỳ báo cáo. Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Tất cả chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày: Số còn phải nộp đầu kỳ, số phải nộp phát sinh trong kỳ, số đã nộp trong kỳ báo cáo, số phải nộp lũy kế từ đầu năm và số đã nộp lũy kế từ đầu năm, số còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo. Phần III: Số thuế GTGT được khấu trừ, số thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT bán nội địa. Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ cuối kỳ; thuế GTGT được hoàn lại , đã hoàn lại, còn được hoàn lại cuối kỳ; thuế GTGT được giảm, đã giảm và còn được giảm cuối kỳ; thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp đầu kỳ, thuế GTGT đầu ra phát sinh, thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào ngân sách Nhà nước và còn phải nộp cuối kỳ. Nguồn số liệu để lập báo cáo: + Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động sxkd của kỳ trước. + Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ cùng các TK từ loại 5 đến loại 9 và TK 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" TK 333 "Thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước". Tập Đoàn CN Than - KS Việt Nam Công Ty CP Than Vàng Danh -TKV B02-DN: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Tháng 9 Năm 2008 ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Mã số TM Năm nay Năm trước 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 104521472152 1295746947914 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 104521472152 1295746947914 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.28 86923112632 1094630758176 5. Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh (20 = 10 - 11) 20 17598359520 201116189737 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.29 280535589 1348261292 7. Chí phí hoạt động tài chính 22 VI.30 10402099508 46433638281 - Trong đó : chi phí lãi vay 23 10382239723 46261503887 8. Chi phí bán hàng 24 90949707 13425637969 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 9591479696 109331022467 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30=20+(21-22)-(24+25)} 30 -2205633802 33274152312 11. Thu nhập khác 31 0 4529365406 12. Chi phí khác 32 56828960 1405183293 13. Lợi nhuận khác (40 = 31-32) 40 -56828960 3124182113 14. Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 50 -2262462762 36398334425 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.31 1907601020 10163396261 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.32 0 0 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51-52) 60 -4170063782 26234938164 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 0 0 Ngày 1 Tháng 12 Năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Trần Thị Oanh Đinh Quang Lung Phạm Văn Mật Các báo cáo khác cũng được lập theo đúng quy định của Bộ tài chính và của tập đoàn than khoáng sản Việt Nam. Các loại bảng báo cáo doanh nghiệp sử dụng là: 1. Bảng cân đối kế toán ( B01 - DN) 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( B02 - DN ) 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( B03 - DN) 4. Thuyết minh báo cáo tài chính ( B09 - DN ) 5. Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố ( B05 - TVN) 6. Báo cáo tăng giảm nguyên giá và hao mòn tài sản cố định ( B 06 - TVN) 7. Báo cáo tăng giảm nguồn vốn kinh doanh ( B 07 - TVN) 8. Báo cáo trích và sử dụng khấu hao ( B 08 - TVN ) 9. Báo cáo giá thành sản phẩm than ( B 09 - TVN ) 10. Báo cáo giá thành bóc đất ( B 10 - TVN) 11. Báo cáo chi phí bán hàng, Chi phí QLDN ( B12 - TVN ) 12. Báo cáo thu chi hoạt động tài chính và bất thường ( B13 - TVN) 13. Báo cáo chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền ( B14 - TVN) 14. Báo cáo trích và sử dụng quỹ lương ( B15 - TVN) 15. Báo cáo doanh thu chi phí , kết quả kinh doanh ( B16 - TVN) 16. Báo cáo chi tiết mua bán than nội bộ tổng công ty ( B 17 - TVN) 17. Báo cáo các khỏan nợ phải thu , nợ phải trả ( B18 - TVN) 18. Báo cáo kiểm kế tài sản cố định ( B19 - TVN) 19. Báo cáo kiểm kê hàng tồn kho ( B 20- TVN) 20. Báo cáo chi tiết sản phẩm dở dang và chi phí chờ phân bổ ( B21 - TVN) 21. Báo cáo các khoản phí quỹ nộp Tổng công ty ( B22 - TVN) 22. Báo cáo thực hiện DTXDCB và SCL TSCĐ ( B23 - TVN) 3.4 Hình thức kế toán: * Hình thức kế toán áp dụng : Nhật ký chứng từ. Nhật ký chứng từ dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng ký kế toán và trong niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng với các tài khoản và nghiệp vụ đó. Số liệu ghi trên nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên nợ và bên có của tất cả các tài khoản kế toán mà đơn vị sử dụng. Hình thức ghi sổ kế toán, các loại sổ kế toán sử dụng: SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Ở CÔNG TY THAN VÀNG DANH * Hệ thống sổ kế toán: - Lao động tiền lương Bảng chấm công Bảng thanh toán tiền lương Phiếu nghỉ hưởng BHXH Bảng thanh toán BHXH Bảng thanh toán tiền thưởng Phiếu xác nhận sản phẩm công việc hoàn thành Phiếu báo làm thêm giờ Hợp đồng giao khoán Biên bản điều tra tai nạn giao thông - TSCĐ Biên bản giao nhận TSCĐ Thẻ TSCĐ Biên bản thanh lý TSCĐ Biên bản giao nhận tài sản sửa chữa lớn hoàn thành Biên bản đánh giá lại TSCĐ - Tiền tệ Phiếu thu Phiếu chi Phiếu đề nghị tạm ứng Giấy thanh toán tiền tạm ứng Biên lai thu tiền Biên bản kiểm kê quỹ - Hàng nhập kho Phiếu nhậpkho Phiếu xuất kho Biên bản kiểm nghiệm Thẻ kho Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ Biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hoá - Sổ cái: Là loại sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế ài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống kế toán tài khoản kế toán áp dụng cho Công ty. Sổ cái mở cho cả năm, theo dõi từng tháng, mỗi tờ sử dụng ghi chép cho một tài khoản. sổ, thẻ kế toán chi tiết được lập cho tất cả các tài khoản được sử dụng trong doanh nghiệp như tk 111, 112, 131, 152, 331… - Nhật ký chứng từ được lập theo đúng quy định mới ban hành năm 2006của Bộ trưởng Bộ tài chính. PHẦN 4 KẾT QUẢ THUĐƯỢC QUA GIAI ĐOẠN THỰC TẬP Qua một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần than Vàng Danh, em đã có điều kiện tiếp xúc với thực tế ngành than, với quy trình hoạt động của doanh nghiệp, được tiếp cận với các phòng ban trong công ty đặc biệt là phòng thống kê- kế toán- tài chính để hiểu hơn về thực tiễn của công ty. Từ đó em có nhận thấy tình hình mọi mặt của công ty. 4.1. Điều kiện thuận lợi: - Công ty than Vàng Danh nằm trong vùng Đông bắc của Tổ quốc,là nơi có cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh phục vụ cho ngành khai thác mỏ. Công ty có hệ thống giao thông riêng biệt nối với hệ thống giao thông Quốc gia cả về đường bộ,đường sắt,đường thuỷ.Đây là điều kiện thuận lợi mà không phải công ty nào trong Tập đoàn than-KS Việt Nam cũng có được. - Chất lượng than khu vực Vàng Danh là tương đối tốt, tỷ lệ than cục và than cám tốt cao,có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. - Công ty có đội ngũ lao động có năng lực và trình độ cao có thể đáp ứng đầy đủ với yêu cầu của sản xuất. Với đội ngũ lãnh đạo của Công ty giầu kinh nghiệm, trình độ học vấn vững vàng, năng động, tâm huyết với nghề, biết phát huy sức mạnh truyền thống công nhân vùng mỏ có thể đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. - Công ty có tiềm lực về tài nguyên khoáng sản cả về trữ lượng lẫn chất lượng. - Có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. - Có nền tảng về tài chính lành mạnh. - Được thừa hưởng về dây chuyền thiết bị công nghệ do( Liên Xô) cũ để lại. - Giao thông thuận tiện cả về đường thuỷ,đường sắt lẫn đường bộ. - Đặc biệt công ty đã thực hiện thành công chiến lược tăng năng suất lao động đi đôi với tăng tiền lương, điều đáng nói ở đây là tốc độ tăng tiền lương rất phù hợp với tốc độ tăng năng suất lao động. Vậy có thể kết luận công ty than Vàng Danh có điều kiện khá thuận lợi cả về khách quan và chủ quan, đã tạo điều kiện tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. 4.2. Điều kiện khó khăn Với đặc điểm là một Công ty khai thác than hầm lò nên trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty đã gặp không ít khó khăn, cụ thể như sau: - Công ty than Vàng Danh chủ yếu khai thác than hầm lò và hiện nay điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu, tài nguyên ngày càng cạn kiệt, Theo số liệu của phòng trắc địa, địa chất trữ lượng than ở mức (+) chỉ còn 8.000.000 tấn, mức (-) 150 chỉ còn 50.000.000 tấn nên trong quá trình sản xuất phát sinh những điều kiện không thuận lợi như khâu thoát nước, thông gió, bốc xúc, vận tải…sẽ làm cho chi phí sản xuất và giá thành tăng cao. - Khoáng sàng khu vực Vàng Danh phân bố trên diện rộng, không đều, điều kiện địa chất khu mỏ phức tạp, có nhiều lớp đất đá kẹp gây nhiều khó khăn cho công tác khai thác, tỷ lệ thu hồi than thấp. - Sản xuất than của Công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu,nhất là trong khâu khai thác vào mùa mưa sản lượng thường không cao. - Thiết bị già cỗi có những loại thiết bị đã lạc hậu cần đầu tư mới đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và sản lượng mà kế hoạch đã đặt ra cho những năm tiếp theo. - Địa bàn khai trường phức tạp, quãng đường vận tải từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ xa từ đó đã làm tăng chi phí trong sản xuất và tiêu thụ dẫn đến giá thành tăng. - Ảnh hưởng quá lớn do sự điều tiết của tập đoàn về nhiều mặt như: Sản lượng, chủng loại, giá bán than, vật tư thiết bị … - Lao động quá tuổi chiếm tỷ lệ cao. - Vật tư thiết bị phải nhập ngoại nhiều, dẫn đến việc thời gian cung cấp kéo dài không đáp ứng được tiến độ,giá thành lại cao. - Việc tiêu thụ sản phẩm,còn bị phụ thuộc vào Tập đoàn quá nhiều dẫn đến tình trạng thụ động trong quá trình chế biến chủng loại,phẩm cấp than… - Trong thời gian hiện nay, sản lượng than xuất khẩu sang Trung Quốc đã giảm, sản lượng than tích trữ trong mỏ còn nhiều ảnh hưởng lớn tới doanh thu và thu nhập của công ty và tập đoàn than khoang sản Việt Nam. Mặc dù có không ít khó khăn nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty luôn cố gắng tận dụng cả tiềm năng nội lực và ngoại lực để đưa quá trình sản xuất kinh doanh của công ty phát triển ổn định bền vững. Với sự quyết tâm, khẩu hiệu: Kỷ luật và đồng tâm, toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty than Vàng Danh đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, kế hoạch mà Tập Đoàn CN Than - KS Việt Nam giao. 4.3. Ý kiến bản thân Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước, thời kỳ hội nhập đang mở ra cho nước ta nhiều hướng phát triển. Chính vì vậy mọi ngành nghề đều phải cố gắng nâng cao chất lượng, sản lượng, mẫu mã... các mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng đối với ngành than cũng cần theo xu hướng chung của nền kinh tế của toàn quốc gia. Than là nguyên liệu quan trọng cung cấp cho nhiều ngành công nghiệp không những công nghiệp nặng mà cả những ngành công nghiệp nhẹ và thiết thực với đời sống của toàn dân. 4.3.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong công ty: -Lập các kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp nhằm sử dụng đúng mục đích,tiết kiệm về tiền vốn để đạt hiệu quả cao nhất trên cở sở phân bổ vốn 1 cách hợp lý.Tổ chức nguồn vốn 1 cách kịp thời để đáp ứng nhu cầu vốn cho sxkd. -Tìm kiếm các phương án sử dụng vốn tối ưu -Thường xưyên kiểm tra phân tích hiệu quả sử dụng vốn -Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý mà phân công quản lý tài chính của doanh nghiệp chặt chẽ hơn. -Hoàn thiện hệ thống sổ sách phục vụ cho việc quản lý vốn. 4.3.2. Tận dụng tối đa TSCĐ . Để tận dụng tối đa khả năng của các TSCĐ công ty nên có những biện pháp sau: - Khi mua sắm, thanh lý bất cứ 1 loại TSCĐ nào cũng cần phải xem xét 1 cách kỹ lưỡng. Xem xét liệu phần TSCĐ hiện có cùng loại có khả năng tăng công suất làm thêm để tránh phải mua thêm TSCĐ cùng loại. - Trước khi mua sắm thêm 1 TSCĐ mới công ty phải có 1 phương án kinh doanh khả thi, để khi TSCĐ được đưa vào sản xuất kinh doanh thì có thể phát huy được hết công suất, đảm bảo đầu tư có hiệu quả. - Đối với các loại thiết bị đã có thời gian khấu hao dài, công suất kém thì công ty nên có sửa chữa lớn đế cải tạo nâng cấp, trong điều kiện chi phí bỏ ra quá lớn so với việc đầu tư thêm và hiệu quả đem lại tương đương 1 thiết bị mới cùng loại thì công ty nên mua thiết bị mới để thay thế. 4.3.3. Gắn trách nhiệm của người lao động với quá trình sử dụng các TSCĐ Có thể nói, tại công ty hầu hết lao động từ công nhân cho tới cấp quản lý cao nhất đều trực tiếp điều hành và sử dụng 1 loại TSCĐ nào đó. Cho nên gắn trách nhiệm của họ với TSCĐ mà họ sử dụng có ý nghĩa rất lớn, giúp tuổi thọ của TSCĐ được lâu dài. Tại công ty, TSCĐ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất có giá trị lớn. Người lao động trực tiếp sử dụng các loại máy móc này là những công nhân, những chi phí sửa chữa những máy móc này lại rất lớn khi hỏng hóc cho nên công ty có những nội quy quy định trách nhịêm của công nhân , nâng cao trách nhiệm của họ với các máy móc. Từ đó có những chính sách khen thưởng, kỉ luật thích đáng làm cho họ luôn có ý thức giữ gìn, bảo quản vệ sinh TSCĐ, sử dụng đúng mục đích TSCĐ . Coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý tài sản cố định. Lao động là một nhân tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cố định nói riêng và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nói chung. Trong thực tế khi tài sản cố định máy móc thiết bị càng tiên tiến thì người lao động phải được đào tạo cẩn thận qua trường lớp để họ có thể sử dụng và quản lý chúng có hiệu quả. Doanh nghiệp cũng cần có biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động và triệt để khai thác nguồn lực này. Được đào tạo, bồi dưỡng trình độ người lao động sẽ nắm vững được lý thuyết cũng như thực tế ứng dụng trong sử dụng tài sản cố định máy móc thiết bị. Đồng thời họ cũng có ý thức nghiêm túc trong lao động, chấp hành tốt các quy định nội quy của Doanh nghiệp và thực hiện nghiêm chỉnh các quy phạm trong sản xuất. Hàng năm các buổi huấn luyện các kĩ năng thao tác sử dụng, bảo quản, sửa chữa nhỏ các TSCĐ của công ty. Tổ chức các cuộc thi nâng bậc, các cuộc thi đua sản xuất an toàn, hiệu quả, cho công nhân lao động toàn công ty, có hình thức khen thưởng thích đáng với những cá nhân tập thể có thành tích xuất sắc. Tổ chức các cuộc trao đổi kinh nghiểm trong phạm vi các phòng ban, tổ, đội, giữa người lao động có sự góp mặt của các lãnh đaọ để có sự giao lưu học tập kinh nghiệm tốt của nhau giữa những người lao động. 4.3.4.Tăng cường công tác tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực. Hiện nay công tác tuyển chọn nguồn nhân lực của Công ty là tương đối hợp lý và đúng với chế độ, chính sách. Tuy nhiên để cho công tác này có hiệu quả hơn nữa thì Công ty nên: - Xác định rõ những yêu cầu về trình độ của người lao động đối với tất cả các công việc. - Việc tuyển chọn nguồn nhân lực của Công ty không nên quá tập trung vào việc xem xét bằng cấp hay sự giới thiệu của người khác. Nên tập trung vào quá trình phỏng vấn, thử việc. - Ưu tiên cho những người biết nhiều việc. Công ty nên tạo điều kiện cho công nhân viên thi nâng bậc thợ. Mặt khác đối với một số lao động trẻ, có ý thức lao động tốt thì Công ty nên gửi họ đi học để đào tạo thành thợ bậc cao hoặc giao cho những thợ lành nghề, lâu năm trong Công ty kèm cặp, đào tạo ngay trong quá trình làm việc. Công ty nên khuyến khích cán bộ công nhân viên đi học nâng cao, có thể là học tại chức, học văn bằng hai hay học cao học ... - Một vấn đề cũng rất cấp thiết hiện nay đó là Công ty nên tăng cường hơn nữa công tác trẻ hoá đội ngũ công nhân viên. Đồng thời vẫn nên trọng dụng những thợ bậc cao, những cán bộ khoa học kỹ thuật có năng lực, trình độ, công tác lâu năm trong nghề. 4.3.5. Đào tạo cán bộ kế toán. So với khu vực cũng như trên toàn thế giới, nghành đào tạo cán bộ kế toán của nước ta còn nhiều hạn chế. Khi nhu cầu của người tiêu dùng đang có những xu hướng thay đổi nhanh chóng, tức là thị trường tiêu thụ cũng biến đổi theo từng ngày thì tính năng động, đầu óc sáng tạo, khả năng ứng phó cũng như dự đoán những biến động của thị trường đang là đòi hỏi cấp bách đối vơí nước nhà. Muốn vậy, cán bộ kế toán phải được trang bị kiến thức và chuyên môn cao. Ở nước ta, các cán bộ kế toán nhiều nhưng để có thể đáp ứng được yêu cầu hiện nay lại không nhiều. Nhìn chung, trình độ chuyên môn cũng như sự nhạy bén nắm chắc tình hình, sự sắc sảo trong việc đưa ra những ý kiến mới lạ… của cán bộ kế toán nước ta còn thấp. Vì vậy, ngay từ bây giờ, đất nước nói chung cũng như từng doanh nghiệp nói riêng phải đưa ra những chính sách hợp lí dành cho các cán bộ kế toán : - Thường xuyên gửi cán bộ, nhân viên kế toán có năng lực đi nghiên cứu học tập ở các lớp đào tạo cán bộ nghiệp vụ trong nước cũng như ở nước ngoài. - Luôn cập nhật những kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ chuyên môn, có những lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ. Không chỉ vậy, các công ty cũng phải tạo điều kiện thuận lợi cho những cán bộ kế toán được gửi đi học đông thời cũng phải có những suy xét chín chắn về những ý kiến mới lạ của các cán bộ kế toán, không thể chỉ đi theo những chính sách phương pháp hoạt động cũ. Nếu dự báo được thị trường thì sự mạo hiểm càng lớn sẽ đem lại thành công lợi nhuận càng cao. Bên cạnh đó, các cán bộ kế toán phải không ngừng hoàn thiện mình trước những sự thay đổi của môi trường kinh doanh bên ngoài. Nếu chỉ biết sử dụng những kiến thức cũ thì việc thụ động như vậy sẽ là tự mình đào thải khỏi sự phát triển của thế giới và xã hội sẽ gạt bỏ những gì không còn cần thiết với nó. Tuy vậy, nếu chỉ áp dụng những kiến thức mới thì hiệu quả đem lại sẽ không thể cao, biết áp dụng xen kẽ giữa cái cũ và cái mới sẽ tạo nên thành công cho bản thân, cho doanh nghiệp cũng như toàn xã hội. Đất nước đang cần những con người cán bộ kế toán như vậy: chủ động và sáng tạo. Nhưng trong tình hình hiện nay, khi mà việc xuất khẩu than sang Trung Quốc đang tạm thời bị ngừng lại thì công ty gặp nhiều khăn. Hiện công ty đang giảm thời gian lao động của cán bộ công nhân toàn công ty từ làm 6 ngày 1 tuần xuống còn 5 ngày 1 tuần. Từ đó tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên có nhiều thời gian nghỉ ngơi cùng gia đình, được nghỉ ngơi giữ gìn sức khoẻ. Không những như vậy việc cho công nhân viên được nghỉ ngày thứ 7 còn giảm được rất nhiều khoản chi phí cho công ty như giảm được công nhân phụ trợ, giảm lượng điện tiêu thụ, tạo điều kiện bảo trì, kiểm tra máy móc thiết bị, giảm được tiền cho chi phí ăn trưa của toàn công ty... Như vậy công ty đã có những biện pháp khắc phục được một phần nhỏ khó khăn trong giai đoạn này. Tuy nhiên theo em thì trong giai đoạn này thì công ty nên giảm thời gian lao đông hơn nữa xuống còn 4 ngày tức nghỉ 3 ngày như vậy sẽ phù hợp hơn với tình hình hiện nay của công ty. Vì sản lượng than không xuất được hiện của công ty còn nhiều, tiêu thụ thì hạn chế và ít do có nhiều công ty khai thác và kinh doanh than, do đó cần giảm bớt sản lượng khai thác than giảm tình trạng ứ đọng, tuy nhiên không được gây tình trạng thất nghiệp cho công nhân viên, vẫn phải tạo việc làm và thu nhập cho toàn bộ người lao động, quan tâm tới đời sống của họ. Không được tỏ thái độ thờ ơ đối với người lao động, dù thế nào cũng phải giữ lại lao động, giữ lại nguồn lực vốn là tài sản quý nhất của công ty. Phải động viên, khích lệ cán bộ công nhân viên công ty để mọi người hiểu và thông cảm cho tình hình ngành than nói chung và công ty nói riêng. Trong mỗi cuộc họp của công ty cần phải giương cao tinh thần lắng nghe, tinh thần tự giác trong công việc, quan tâm tới nguyện vọng, ý kiến đề xuất của người lao động và cán bộ công ty từ đó phần nào hiểu được về công nhân, hiểu hơn về niềm tin, thái độ của mọi người giúp nâng cao tinh thần đoàn kết trong nội bộ công ty, và với toàn tập đoàn. Kết luận Lênin từng nói “học, học nữa, học mãi”, chính vì vậy mà công cuộc học tập cần được nâng cao và chú trọng hơn. Chính vì vậy công cuộc học tập là công cuộc của toàn Đảng, toàn dân ta không phân biệt tầng lớp, giai cấp, lứa tuổi, ai cũng cần nâng cao kiến thức về mọi lĩnh vực để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Nước ta đã hội nhập với toàn thế giới do đó sản xuất kinh doanh cần được chú trọng phát triển để hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong bất kì môi trường nào, đất nước nào dù là nước phát triển hay nước đang phát triển thì cũng cần quan tâm trong lĩnh vực giáo dục. “Học đi đôi với hành”- chân lý xây dựng giáo dục của mọi thời đại, cần được quan tâm, rút kinh nghiệm để cống hiến cho xã hội. Đây chính là tính ưu việt của Nhà nước ta về vấn đề giáo dục trong thời đại hiện nay. Chính vì vậy mà trường ĐH Mỏ- Địa Chất rất quan tâm tới nhiệm vụ giáo dục. Nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho học sinh, sinh viên được tiếp cận với thực tế từ đó củng cố thêm cho phần kiến thức đã được đào tạo trong nhà trường, và tiếp thu kiến thức thực tế góp phần củng cố kiến thức bản thân để học tập và làm việc tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & QTKD, các thầy cô trong bộ môn kế toán, sự giúp đỡ của Công ty CP than Vàng Danh đã tạo điều kiện cho em được tiếp cận thực tế và hoàn thành bài báo cáo này. Hà Nội, tháng 12 năm 2008 Sinh viên Bùi Thị Thảo Anh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác tổ chức bộ máy Kế toán - Tài chính của Công ty cổ phần than Vàng Danh.doc
Luận văn liên quan