Đề tài Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 trong quan hệ so sánh với công ty cổ phần theo luật thương mại Nhật Bản

Từ khi luật điều chỉnh về công ty cổ phần ở Việt Nam được ban hành, thực thi và đi vào cuộc sống đến nay đã là 15 năm. Bộ mặt các doanh nghiệp nước ta, trong đó có các công ty cổ phần đã có nhiều thay đổi. Các công ty đã hoạt động và phát triển, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế nước ta. Tuy vậy, vẫn cần thiết phải thường xuyên xem xét các văn bản luật ngay cả các văn bả n mới ban hành để thấy được tính hiệu quả của chúng cũng như để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thời đại. Để là m tốt việc ấy có nhiều việc phải làm, trong đó có việc học tập kinh nghiệm, thành tựu của các nhà là m luật nước ngoài-những nước đã có một lịch sử lâu đời trong công tác xây dựng luật điề u chỉnh hoạt động của các công ty cổ phần. So sánh Bộ luật thương mại Nhật Bản và Luật Doa nh nghiệp Việt Nam nă m 2005 thiết nghĩ cũng là một công việc cần thiết góp phần vào quá trình đổi mới công tác làm luật cho hoạt động của doanh nghiệp. Có như vậy, hành lang pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có công ty cổ phần sẽ thông thoáng, tạo điều kiện cho các công ty cổ phần hoạt động và góp phần vào việc xây dựng nền kinh tế nước ta phồn vinh, giàu mạnh.

pdf86 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3386 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 trong quan hệ so sánh với công ty cổ phần theo luật thương mại Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiệt hại đó. Nếu các Giám đốc đưa ra một tuyên bố sai về những vấn đề quan trọng được ghi trong bản xin mua cổ phiếu, quyền ưu tiên mua trước cổ phiếu mới, đơn xin giấy nợ, bản cáo bạch, các chứng từ kế toán hoặc các chứng từ phụ thêm, hoặc đưa ra bản đăng ký giả hoặc thông báo ra công chúng sai, Giám đốc sẽ phải chịu trách nhiệm chung về các tổn thất trừ phi anh ta chứng minh được rằng anh ta đã không cẩu thả lơ đễnh khi đưa ra một tuyên bố, đăng ký hoặc thông báo công khai (Điều 266 khoản 3.2). Giám đốc và Kiểm soát viên sẽ điều trần những vấn đề đã được cổ đông đặt ra tại Đại hội cổ đông (Điều 237-3). Tuy nhiên, Giám đốc và kiểm soát viên có thể từ chối giải thích trong các trường hợp sau: nếu vấn đề không có liên quan gì đến mục đích của hội nghị; nếu việc giải thích phương hại đến lợi ích chung của những cổ đông; nếu việc giải thích này cần phải điều tra, hoặc có bất kỳ lý do hợp lý nào khác. Giám đốc và Kiểm soát viên không thể từ chối điều trần viện lý do cần phải điều tra nếu như cổ đông đã thông báo trong thời hạn hợp lý trước đó bằng văn bản về vấn đề cần điều trần tại đại hội (Điều 237-3). Điều 116 của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 quy định Giám đốc (Tổng giám đốc) có 9 quyền và nhiệm vụ sau: quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần có quyết định của Hội đồng quản trị; tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty; Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 59 bổ nhiệm, miễm nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc (Tổng giám đốc); tuyển dụng lao động; kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Giám đốc (Tổng giám đốc) phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị, nếu trái với quy định mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc (Tổng giám đốc) phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty. 2.4.Giám đốc đại diện Bộ luật Thương mại Nhật Bản cũng đặc biệt chú trọng đến người đại diện của công ty theo pháp luật và có những điều khoản để điều chỉnh về vấn đề này, điều mà Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 chưa thật sự chú ý. Theo Bộ luật Thương mại Nhật Bản, Giám đốc đại diện là người có quyền đại diện cho công ty, có thể có một hoặc nhiều hơn Giám đốc đại diện và họ tên cũng như địa chỉ của các Giám đốc đại diện phải được đăng ký. Giám đốc đại diện được chỉ định bởi Ban giám đốc và chỉ người này sẽ giải quyết các vấn đề quan trọng hàng ngày, nhưng các vấn đề kinh doanh của công ty theo điều lệ công ty hoặc theo luật mà cần đến quyết định của Ban giám đốc hoặc Đại hội cổ đông thì Giám đốc đại diện không được quyền quyết định. Mặc dù quyền hạn của Giám đốc đại diện có thể bị giới hạn bởi Ban giám đốc hoặc Điều lệ của công ty, nhưng việc giới hạn trách nhiệm này cũng không chống lại bên thứ ba nếu như người này hoàn toàn tin vào quyền hiển nhiên của Giám đốc đại diện một cách thiện ý (Điều 261 khoản 2, Điều 78 khoản 2). Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 60 Luật Thương mại Nhật Bản cũng quy định về việc lạm dụng quyền đại diện của Giám đốc đại diện và trách nhiệm của công ty trong trường hợp này. 3. Khác biệt về các quy định liên quan đến Ban kiểm soát Ban kiểm soát của Nhật Bản chỉ áp dụng trong trường hợp các công ty lớn. Theo điều 18, và 18-2 của Luật kiểm toán đặc biệt của Nhật Bản, một công ty lớn (có tổng số vốn lớn hơn 500 triệu Yên hoặc tổng số toàn bộ trách nhiệm trên 20 tỷ Yên) cần có 3 Kiểm soát viên và những người này hợp thành Ban kiểm soát. Các công ty vừa (có tổng số vốn nằm trong khoảng từ 100 triệu đến 500 triệu Yên) và công ty nhỏ (có tổng số vốn từ 100 triệu Yên trở xuống) thì không cần phải có Ban kiểm soát. Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, thì khi công ty cổ phần có từ 11 thành viên trở lên thì phải có Ban kiểm soát. Ban kiểm soát phải có từ 3-5 thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác, Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thừơng trú ở Việt Nam và ít nhất phải có một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên. Ban kiểm soát có trưởng ban do các thành viên của ban bầu ra một người trong số họ. 3.1. Kiểm soát viên của công ty cổ phần Trong các công ty của Nhật Bản, các Kiểm soát viên được chỉ định tại Đại hội cổ đông. Để chỉ định Kiểm soát viên, số lượng cổ phiếu mà các cổ đông có mặt tại cuộc họp sở hữu dù được điều chỉnh bởi Điều lệ công ty cũng phải không ít hơn 1/3 tổng số cổ phiếu đã phát hành (Điều 256 khoản 2). Không giống như việc chỉ định các Giám đốc, bỏ phiếu tích luỹ không được phép tiến hành khi chỉ định các Kiểm soát viên. Các Kiểm soát viên có thể không phải là các cổ đông. Các tiêu chuẩn khác của Kiểm soát viên cũng giống như đối với các Giám đốc. Thêm vào đó, một Kiểm soát viên không thể đồng thời làm Giám đốc, nhà quản lý, hoặc bất cứ nhân viên nào của công ty hoặc công ty con của nó trong vòng 5 năm trước khi làm nhiệm vụ (Điều 276). Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 61 Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 , Kiểm soát viên cũng do Đại hội đồng cổ đông bầu ra (Điều96). Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát như sau: từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo Điều 13 của luật này mà đã được nói đến ở trên; không phải là vợ hoặc chồng, cha, mẹ, cha nuôi, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và người quản lý khác, thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty và không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty. 3.2. Nhiệm vụ của các Kiểm soát viên Nhiệm vụ của các Kiểm soát viên theo pháp luật của Nhật Bản quy định còn bao gồm cả việc bảo vệ các cổ đông và đầu năm 1974 Bộ luật Thương mại được sửa đổi để tăng cường trách nhiệm của họ. Nhiệm vụ của các kiểm soát viên cũng tương đối giống như trong Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 nhưng được mở rộng hơn như một kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến liên quan đến việc chỉ định hoặc thải hồi một kiểm toán tại Đại hội cổ đông (Điều 275 khoản 3). Kiểm soát viên có thể yêu cầu toà án, thay mặt công ty, đưa ra một phán quyết để bắt người giám đốc chấm dứt hành vi vi phạm luật, các đạo luật, hoặc bản Điều lệ của công ty và điều này gây ra một tổn thất thật sự cho công ty (Điều 275 khoản 2). Kiểm soát viên còn có thể đề xuất các hành động để hủy bỏ các quyết định tại Đại hội cổ đông (Điều 247 khoản 1) và huỷ bỏ việc hợp nhất (Điều 415). Cũng vậy, Kiểm soát viên có thể kiến nghị việc bắt đầu tổ chức lại công ty (Điều 381 khoản 1) và về việc ra lệnh điều tra (Điều 452 khoản 1). Trong các trường hợp mà công ty tiến hành một hành động chống lại một Giám đốc hoặc khi một Giám đốc tiến hành một hành động chống lại công ty thì Kiểm toán viên sẽ đại diện cho công ty (Điều275 khoản 4). Kiểm soát viên có trách nhiệm với công ty và trách nhiệm đối với người thứ ba. Một kiểm soát viên phải thực thi trách nhiệm của mình Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 62 với một sự quản lý tốt cẩn thận. Nếu Kiểm soát viên sao lãng trách nhiệm, Kiểm soát viên này phải chịu trách nhiệm chung và riêng đối với những tổn thất đã gây ra cho công ty (Điều 277) và bên thứ ba. Trách nhiệm của Kiểm soát viên không thể được giải phóng nếu không có sự đồng ý của tất cả các cổ đông . Kiểm soát viên theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 gồm 9 quyền và nhiệm vụ cơ bản được quy định chi tiết tại Điều 123. III. Một số khác biệt khác 1. Khác biệt về luật điều chỉnh Luật điều chỉnh công ty cổ phần của Nhật Bản trong suốt thời gian hơn 100 năm nay là Bộ luật Thương mại Nhật Bản năm 1899, chỉ bắt đầu từ thời điểm 1/5/2006 thì chuyển đổi thành Luật công ty mới (do tách một phần điều chỉnh hoạt động của các loại hình công ty ra) còn công ty cổ phần tại Việt Nam trước kia được điều chỉnh bởi Luật Công ty năm 1990, Luật Doanh nghiệp năm 1999 và từ thời điểm 1/7/2006 được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005. 2. Khác biệt về quy chế phát hành cổ phiếu của công ty cổ phần Theo Bộ luật Thương mại Nhật Bản năm 2002, để bảo toàn vốn cho công ty cổ phần, công ty phải phát hành ít nhất là 1/4 số cổ phiếu trong số cổ phiếu được phép phát hành ghi trong bản Điều lệ công ty. Số vốn không được thấp hơn 10 triệu Yên (Điều 168 khoản 4). Việc yêu cầu một số vốn tối thiểu này được đưa ra nhằm bảo vệ các chủ nợ của công ty, bởi vì trách nhiệm của cổ đông trong một công ty cổ phần chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn mà họ góp vào công ty (Điều 200). Công ty có thể phát hành cổ phiếu có ghi giá trị hoặc không ghi giá trị, hoặc phát hành cả hai loại. Nhưng nói chung vốn của công ty phải cân bằng với tổng số giá trị phát hành của tất cả các cổ phiếu đã phát hành dù có ghi giá trị hay không (Điều 284 khoản 2). Số tiền không vượt Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 63 quá 1/2 của trị giá phát hành sẽ không được tính vào số vốn đã khai. Quy định là đối với những cổ phiếu có giá trị thì giá trị sẽ được tính vào số vốn, và đối với những cổ phiếu không ghi giá trị được phát hành vào thời điểm thành lập công ty có ít nhất là 50 000 Yên cho mỗi giá phát hành cũng sẽ được tính vào số vốn. Khi số vốn ít hơn số tiền được tính toán bằng cách nhân số tiền của một cổ phiếu có ghi giá trị với tổng số cổ phiếu đã phát hành thì những cổ phiếu không ghi giá trị không thể chuyển đổi thành những cổ phiếu có ghi giá trị. Và giá trị danh nghĩa một cổ phiếu nhân với toàn bộ số cổ phiếu có ghi giá trị có được sau khi chia nhỏ cổ phiếu không được vượt quá tổng số vốn (Điều 218 khoản 2). Cổ phiếu có ghi giá trị phải được ghi rõ trong bản Điều lệ thành lập công ty. Giá phát hành của một cổ phiếu có ghi giá trị không được thấp hơn 50 000 Yên và giá trị được quy định là chung cho tất cả các cổ phiếu có ghi giá trị. Giá phát hành của một cổ phiếu không ghi giá trị không được thấp hơn 50 000 Yên một cổ phiếu. Tuy nhiên, không giống như cổ phiếu có ghi giá trị, cổ phiếu không ghi giá trị có thể được phát hành tại một giá công bằng sau khi thành lập. Tuy vậy, việc phát hành cổ phiếu không ghi giá trị là rất hiếm ở Nhật Bản. Công ty có thể, bằng quyết định của Ban giám đốc, chuyển đổi cổ phiếu có ghi giá trị đã phát hành sang cổ phiếu không ghi giá trị hoặc ngược lại. Việc chuyển đổi này được phép dù cho công ty chỉ phát hành một loại cổ phiếu có ghi giá trị hoặc không ghi giá trị. Về việc chuyển nhượng cổ phiếu cũng được Bộ luật Thương mại Nhật Bản đề cập đến. Nói chung một cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phiếu một cách tự do (Điều 204). Một cổ phiếu của công ty có thể được chuyển nhượng thông thường bằng cách chuyển nhượng giấy chứng nhận cổ phiếu (Điều 205 khoản 1). Một người có giấy chứng nhận cổ phiếu được coi là người giữ cổ phiếu một cách hợp pháp (Điều 205 khoản 2). Công ty không có trách nhiệm chuyển tên cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo một yêu cầu của người Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 64 cầm cổ phiếu đệ trình giấy chứng nhận cổ phiếu một cách bất hợp pháp nếu công ty làm điều đó bằng sự thiện ý và không hề có một sự cẩu thả lơ đễnh nào. Việc chuyển nhượng cổ phiếu, trước khi thành lập công ty hoặc trước khi việc phát hành cổ phiếu mới có hiệu lực, không có hiệu lực đối với công ty (Điều 190) mặc dù nó có hiệu lực giữa người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng. Công ty sẽ phát hành giấy chứng nhận cổ phiếu không chậm trễ ngay sau khi nó đi vào hoạt động hoặc sau ngày thanh toán những cổ phiếu mới (Điều 226 khoản 1,2). Việc chuyển nhượng cổ phiếu trước khi giấy chứng nhận cổ phiếu được phát hành nói chung là không có hiệu lực với công ty (Điều 204 khoản 2). Tuy nhiên, việc chuyển nhượng như thế này sẽ có hiệu lực nếu như công ty chậm trễ phát hành giấy chứng nhận cổ phiếu mà không có lý do chính đáng. Một công ty có thể quy định trong bản Điều lệ thành lập rằng một cổ phiếu, khi muốn chuyển nhượng, phải có sự chấp thuận của Ban giám đốc (Điều 204 khoản 1). Tuy nhiên, ở Nhật Bản các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán không thể hạn chế việc chuyển nhượng cổ phiếu bởi vì một tiêu chuẩn để được niêm yết tại sở giao dịch đã cấm việc hạn chế chuyển nhượng này. Việc chuyển nhượng cổ phiếu mà không có sự chấp thuận của Ban giám đốc khi trong Điều lệ công ty đã quy định một điều như thế sẽ không có hiệu lực đối với công ty, nhưng vẫn có hiệu lực giữa hai bên thực hiện việc chuyển nhượng. Trong trường hợp cần có sự đồng ý của Ban giám đốc để chuyển nhượng cổ phiếu, thì người đang giữ cổ phiếu có thể yêu cầu bằng một văn bản công ty chỉ định một người để mua số cổ phiếu đó trong trường hợp công ty không tán thành việc chuyển nhượng này (Điều 204). Luật Thương mại Nhật Bản cũng cho phép công ty có thể phát hành nhiều loại cổ phiếu khác nhau về nội dung như việc chia lời, lợi ích, hoặc tài sản dư thừa hoặc rút cổ phiếu bằng tiền lời. Để phát hành các loại cổ phiếu Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 65 như thế công ty cần quy định nội dung và số lượng của mỗi loại cổ phiếu trong Điều lệ thành lập công ty. Ngoài cổ phiếu thường ra còn có các loại cổ phiếu khác như sau: cổ phiếu ưu đãi tích luỹ, cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ, cổ phiếu ưu đãi dự phần, cổ phiếu chuyển đổi...Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu được ưu tiên hơn các loại cổ phiếu khác trong việc trả cổ tức, hoặc trong việc phân chia tài sản trong trường hợp giải thể. Cổ phiếu ưu đãi có vẻ hấp dẫn với các nhà đầu tư bởi việc ưu tiên chia lãi cổ tức và nó hấp dẫn cả đối với công ty bởi vì nó cho phép công ty tăng vốn mà vẫn giữ được quyền lực quản lý của mình. Trong cổ phiếu ưu đãi lại có các loại: cổ phiếu ưu đãi tích luỹ, cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ và cổ phiếu ưu đãi dự phần.  Cổ phiếu ưu đãi tích luỹ là cổ phiếu mà trong đó quy định cổ tức năm trước không trả được có thể trả vào năm sau.  Cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ là loại cổ phiếu mà công ty có lãi đến đâu thì trả đến đó, phần nợ cổ tức không được tích luỹ vào năm sau.  Cổ phiếu ưu đãi dự phần là loại cổ phiếu mà công ty cam kết ngoài số cổ tức được trả hàng năm nếu công ty có lãi chưa chia sẽ cho phép cổ đông của loại cổ phiếu ưu đãi tham dự chia số tiền lãi chưa chia này. Cổ phiếu chuyển đổi là loại cổ phiếu mà có thể được chuyển sang loại khác theo như quy định trong Điều lệ công ty nếu công ty phát hành các loại cổ phiếu khác nhau. Cổ phiếu chuyển đổi không được thịnh hành lắm tại Nhật Bản mặc dù trái phiếu chuyển đổi lại rất thịnh hành. Một cổ đông làm mất giấy chứng nhận cổ phiếu có thể yêu cầu công ty cấp lại giấy chứng nhận cổ phiếu chỉ sau khi anh ta đã có được tuyên bố của toà án về việc vô hiệu giấy chứng nhận cổ phiếu bị mất hoặc bị mất cắp đó (Điều 230 khoản 1,2). Bộ luật Thương mại Nhật Bản cũng cho phép việc không phát hành giấy chứng nhận cổ phiếu để đề phòng trường hợp mất giấy chứng nhận cổ phiếu. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 66 Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 đưa ra định nghĩa về cổ phiếu mhư sau: Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên và phải có 9 nội dung cơ bản. Nếu có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do công ty phát hành thì quyền lợi và lợi ích của người sở hữu nó không bị ảnh hưởng. Trường hợp cổ phiếu bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác thì cổ đông vẫn có quyền được công ty cấp lại cổ phiếu theo đề nghị của cổ đông đó (Điều 85). 3. Khác biệt về quyền của cổ đông Theo Bộ luật Thương mại của Nhật Bản quyền kiểm soát tối hậu là của các cổ đông, họ thực thi quyền lực qua các phiên họp Đại hội đồng. Về một số phương diện, luật Nhật Bản đem lại cho các cổ đông của một công ty nhiều quyền lực về mặt thực chất, nhất là các cổ đông thiểu số. Cổ đông thiểu số là các cổ đông cá nhân, họ nắm giữ trong tay một số lượng rất ít cổ phiếu, sự ảnh hưởng của họ đối với công ty cổ phần là rất nhỏ. Tuy vậy, luật pháp Nhật Bản cũng đã rất chú ý bảo vệ quyền lợi cho họ. Cổ đông kiểm soát ít ra là 3% vốn của công ty có thể yêu cầu toà án buộc một Giám đốc phạm sai lầm phải từ chức (Điều 257). Cần phải có đa số hơn 2/3 số cổ đông được đại diện ở một phiên họp Đại hội đồng để thông qua những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến công ty, như là sửa đổi Điều lệ thành lập hội (Điều 343), thay đổi hoặc chuyển nhượng công việc kinh doanh của công ty hoặc một phần quan trọng của kinh doanh, hoặc thu nhận công việc kinh doanh của một công ty khác (Điều 408). Những điều khoản này có nghĩa là những cổ đông kiểm soát 1/3 cổ phần của một công ty (trong thực tế Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 67 còn ít hơn thế), có những quyền lực quan trọng để phủ quyết hành động của Ban giám đốc. Hơn nữa, quyền lợi của các cổ đông trong công cuộc kinh doanh không những được các Giám đốc bảo vệ mà còn được một tầng lớp quan chức bảo vệ; đó là các Kiểm soát viên do luật pháp quy định. Mỗi công ty phải có ít nhất một Kiểm soát viên do luật pháp quy định, do Đại hội đồng bầu ra. Mặc dù có những điều khoản pháp lý đó, cá nhân cổ đông bình thường Nhật Bản nếu mua vài ngàn, thậm chí vài chục ngàn cổ phần của một công ty, nhưng không có quan hệ gì khác với nó, có rất ít ảnh hưởng đối với công việc của công ty. Một mặt, các Giám đốc mà những cổ đông được xem như là đã bầu ra ít khi quan tâm đến quyền lợi khá hạn chế của các cổ đông bình thường trong công ty. Mặt khác, những cổ đông nhỏ vốn chẳng ai biết đến và luôn luôn thay đổi thường bị lu mờ trước các cổ đông lớn-đó là các ngân hàng và bạn hàng kinh doanh của công ty, mà lợi ích của họ trong công ty chủ yếu không phải là lợi ích của cổ đông mà là lợi ích của những người cùng cộng tác kinh doanh. Cho nên, mặc dầu có các khoản của luật pháp, trong thực tiễn, các Giám đốc và ban quản trị bên trên của các công ty Nhật Bản có quyền tự do hành động rất lớn miễn là họ giữ được sự tán thành của các công ty và ngân hàng lớn đồng minh nắm giữ cổ phần của công ty. Các cổ đông nhỏ có rất ít hoặc không có ảnh hưởng gì đối với việc quản trị công ty cổ phần. Vậy thì về một phương diện nào đó, hoàn toàn đúng là các cổ đông nhỏ ít có quyền ăn nói trong công việc của một công ty hơn các nhân viên. Ở Việt Nam, Luật Doanh nghiệp năm 2005 vẫn tiếp tục duy trì cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số. Cổ đông thiểu số được chú ý bảo vệ thông qua các công cụ như : quyền kiến nghị triệu tập hoặc triệu tập họp đại hội đồng cổ đông (Điều 97 và khoản 2 Điều 79); Đại hội đồng cổ đông được triệu tập lần thứ 3 đương nhiên có hiệu lực pháp lý, bất kể số cổ đông đến dự họp (Điều 102); quyền ưu tiên mua cổ phần mới phát hành (Điều79); quyền yêu cầu Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 68 công ty mua lại cổ phần (Điều 90); quyền thỏa thuận và thống nhất về điều kiện họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, cũng như về cơ chế và cách thức ra quyết định của các cơ quan nói trên. Thêm nữa, luật cũng quy định các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng các cổ đông đa số có thể lạm dụng vị thế và quyền hạn của mình để thu vén cho cá nhân, gia đình, làm phương hại đến lợi ích của cổ đông thiểu số. Luật Doanh nghiệp năm 2005 bắt buộc phải công khai hoá các mối quan hệ của những người quản lý công ty với những người khác có quan hệ với công ty (có vợ hoặc chồng, cha, mẹ, cha nuôi, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột là thành viên hoặc là cổ đông đa số ở các công ty khác). Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng buộc phải công khai hoá các giao dịch tư lợi (giao dịch khả nghi) vì đây là những giao dịch mà những người quyết định thực hiện chúng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thu lợi bất chính, gây thiệt hại cho công ty nói chung và các cổ đông thiểu số nói riêng. Để bảo vệ cổ đông thiểu số, Luật Doanh nghiệp năm 2005 bắt buộc các giao dịch này phải được đem ra xem xét trước khi thực hiện (Điều 120). Tuy đã tạo được cơ chế bình đẳng hơn giữa các cổ đông nhằm bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông thiểu số nhưng những quy định trên của Luật Doanh nghiệp còn mang tính khái quát. IV. Nhận xét về một số tồn tại của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 trong các quy định về công ty cổ phần Sau khi đã tiến hành so sánh, phân tích những điểm khác biệt giữa Bộ luật Thương mại Nhật Bản sửa đổi năm 2002 với Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam, chúng tôi thấy rằng Luật Doanh nghiệp năm 2005 tuy rằng đã được sửa đổi và có tiến bộ hơn so với Luật Doanh nghiệp năm 1999, nhưng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế có thể nêu ra như sau: 1. Chưa có quy định chặt chẽ ràng buộc trách nhiệm của các sáng lập viên Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 69 Sáng lập viên là người quan trọng trong quá trình thành lập công ty cổ phần, việc không có các quy định để ràng buộc trách nhiệm của họ sẽ gây tổn hại đến cho những người khác nếu như có sai phạm xảy ra do lỗi của các sáng lập viên. Ngoài ra, nó cũng có thể gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc giám sát, kiểm tra hoạt động của các sáng lập viên. 2. Thiếu các quy định về nội dung cụ thể của Điều lệ thành lập công ty cổ phần Điều lệ công ty cổ phần được coi như hiến pháp, là bộ quy tắc ứng xử của công ty, là văn bản ghi nhận sự phân chia quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên, là cơ sở để thực hiện các quyền và giải quyết tranh chấp khi xảy ra. Việc mở rộng quyền hạn trong việc soạn thảo các quy định trong Điều lệ công ty (công ty có thể tự soạn thảo và tự thoả thuận với những gì không trái với pháp luật trong khi pháp luật lại không quy định cụ thể rõ ràng về những gì công ty có thể tự thoả thuận), điều này có thể sẽ gây khó khăn cho việc quản lý các hoạt động của công ty cổ phần. 3. Thiếu các quy định hướng dẫn về các thủ tục thành lập công ty cổ phần Hiện nay, dù đã đơn giản hoá rất nhiều trong thủ tục khai sinh công ty cổ phần, nhưng trong quá trình đăng ký thành lập công ty cổ phần, những nhà đầu tư vẫn còn gặp không ít những khó khăn vướng mắc như khi người có ý muốn tiến hành công việc kinh doanh trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hay các ngành nghề mới, hoặc gặp khó khăn trong việc kinh doanh các ngành nghề có vốn pháp định...Lý do là thiếu các quy định cụ thể, thiếu các văn bản hướng dẫn công việc tiến hành, thiếu các quy định về thẩm quyền, thủ tục và điều kiện cấp giấy phép kinh doanh...Những việc như thế này sẽ gây ảnh hưởng không tốt, làm chậm trễ quá trình đăng ký kinh doanh của các nhà đầu tư, thậm chí có thể làm hạn chế việc phát huy sức sáng tạo của người dân, không đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho họ trong việc Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 70 muốn thành lập công ty cổ phần hoạt động trong các lĩnh vực nói trên. Bên cạnh đó, nó cũng gây khó khăn cho cả các cơ quan trong khi tiến hành việc cấp phép cho các doanh nghiệp hoạt động. 4. Chưa có quy định hướng dẫn cụ thể để bảo vệ cho các cổ đông thiểu số Trong thực tiễn, công ty cổ phần có rất nhiều cổ đông, có công ty cổ phần có tới hàng nghìn cổ đông. Về mặt luật pháp, tất cả các cổ đông đều có quyền và nghĩa vụ như nhau nhưng sự can thiệp vào công việc kinh doanh của công ty phụ thuộc vào số cổ phần mà cổ đông nắm giữ, tức ai có nhiều tiền, kẻ đó là kẻ mạnh. Nếu một cổ đông có số cổ phiếu bằng số cổ phiếu của 1000 cổ đông khác thì một phiếu biểu quyết của họ có giá trị bằng tất cả số biểu quyết của 1000 cổ đông kia. Ngoài ra, trong thực tế, còn có hiện tượng một số cổ đông có cổ phiếu lớn liên kết với nhau tạo thành tổ chức lũng đoạn thao túng mọi hành động của công ty cổ phần vì lợi ích tối thượng của nhóm người này, hoặc những người trong ban lãnh đạo công ty vì một lý do nào đó loại bỏ quyền lợi của các cổ đông thiểu số. Và do đó, các cổ đông thiểu số là những cổ đông nhỏ, nắm giữ một số rất ít cổ phiếu bị mất hết thực quyền, tính dân chủ của công ty cổ phần cũng không còn. Ở Việt Nam, hiện nay, hiện tượng lũng đoạn này chưa biểu hiện rõ vì số lượng công ty cổ phần còn ít nhưng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN như nước ta, việc bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông thiểu số là điều cần thiết, vì vậy cần phải bổ sung những điều khoản để bảo vệ quyền lợi cho họ. Về điều này, ta cần học tập Bộ luật Thương mại Nhật Bản, họ đã xây dựng một cơ chế bảo vệ cho các cổ đông thiểu số rất chặt chẽ và hiệu quả. Các cổ đông thiểu số được trao cho những quyền lợi rất lớn. Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam tuy đã chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi cho cổ đông thiểu số, nhưng các quy định vẫn còn mang tính khái quát, chưa phát huy được hiệu quả về mặt thực tế. 5. Thiếu các quy định về trách nhiệm và quyền hạn của người đại diện theo luật cho công ty Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 71 Người đại diện của công ty là người có vai trò rất lớn trong việc thay mặt công ty thực hiện và chịu trách nhiệm về các hành vi pháp lý. Mỗi một quyết định, hành động của người này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Do vậy việc quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của người đại diện công ty là điều cần thiết để những tránh sự phương hại đáng tiếc đến lợi ích công ty. Tuy vậy, trong luật Doanh Nghiệp Việt Nam năm 2005 mới chỉ quy định Giám đốc hoặc Chủ tịch hội đồng quản trị sẽ là người đại diện theo luật cho công ty chứ chưa có những quy định cụ thể về trách nhiệm và quyền hạn của từng người như thế nào trong việc đại diện cho công ty. Đây là một hạn chế mà Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 cần có sự bổ sung và sửa đổi. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 72 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NĂM 2005 Như chúng ta đã biết, Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 mới chỉ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2006, tính đến nay là chưa đầy nửa năm. Trong một thời gian ngắn như vậy chưa thể kiểm chứng hết được tính đúng đắn và phù hợp của văn bản luật này đối với hoàn cảnh của nước ta hiện nay. Do vậy, khi so sánh Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 với Bộ luật Thương mại Nhật Bản sửa đổi năm 2002, tác giả khoá luận cũng chỉ mong muốn sẽ tiếp thu được một số điểm tiến bộ của một văn bản luật có trên 100 năm tuổi của Nhật Bản để áp dụng vào hoàn cảnh Việt Nam, từ đó đề ra một số giải pháp và kiến nghị để thực thi có hiệu quả những quy định về công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005. I. Nhóm giải pháp đối với Nhà nƣớc 1. Tiếp tục sửa đổi và bổ sung các quy định về công ty cổ phần trong Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 1.1. Bổ sung quy định cụ thể về trách nhiệm của sáng lập viên của công ty cổ phần Các sáng lập viên có vai trò là những người đặt nền móng đầu tiên cho việc thành lập công ty cổ phần. Việc thiếu những quy định cụ thể, chặt chẽ về trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền lợi của các sáng lập viên sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty cổ phần về sau. Do đó, nên bổ sung thêm các quy định về trách nhiệm của các sáng lập viên đối với công ty, khi thành lập được cũng như khi không thành lập được, các quy định về trách nhiệm Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 73 của các sáng lập viên đối với người thứ ba, các quyền lợi cụ thể mà các sáng lập viên được hưởng vào Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005. 1.2. Sửa đổi về cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần  Bổ sung thêm quy định rằng Ban kiểm soát là bắt buộc đối với công ty cổ phần ở Việt Nam Trong quá trình tồn tại của mình, số lượng cổ đông của công ty cổ phần có thể thay đổi rất linh hoạt. Việc chuyển từ công ty cổ phần có từ 11 cổ đông trở xuống sang công ty cổ phần có trên 11 cổ đông và ngược lại rất dễ dàng nhanh chóng. Để giúp các cổ đông nghiên cứu một cách hữu hiệu các tài liệu của Hội đồng quản trị đưa ra và có những quyết định đúng đắn, sáng suốt, công ty cổ phần có một cơ quan kiểm tra là Ban kiểm soát. Vì vậy chúng tôi cho rằng, dù là công ty cổ phần ở mức độ lớn hay nhỏ vẫn cần có Ban kiểm soát. Do vậy, nên bổ sung quy định này vào Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005.  Bổ sung những quy định về trách nhiệm và quyền hạn của người đại diện công ty. Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Điều 116 chỉ quy định nếu như Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty. Tuy vậy lại không quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong những trường hợp mà họ lạm dụng quyền đại diện của mình gây hại cho công ty cũng như người thứ ba. Do vậy, để tránh phương hại đến lợi ích của công ty cũng như người thứ ba thì nên bổ sung vào luật các quy định về trách nhiệm và quyền hạn của người đại diện công ty. 1.3. Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục thành lập công ty cổ phần Việc Luật Doanh nghiệp-phần quy định về công ty cổ phần-thiếu một hệ thống các quy định cần thiết, mang tính đồng bộ trong thủ tục thành lập Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 74 công ty cổ phần đã gây không ít khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư khi họ muốn tiến hành công việc kinh doanh. Do đó, chúng tôi đề nghị như sau:  Cần bổ sung trong Luật Doanh nghiệp những điều khoản cần thiết liên quan đến việc đăng ký kinh doanh và quản lý kinh doanh của công ty cổ phần. Tiếp đến, cần ban hành và công bố đầy đủ danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh cụ thể của các ngành nghề ấy, cập nhật những ngành nghề mới chưa có trong Luật Doanh nghiệp nhưng đã và sẽ xuất hiện trong thực tế để các nhà đầu tư có được sự thuận lợi hơn nữa trong việc đăng ký kinh doanh. Bổ sung một cơ chế định giá giá trị quyền sử dụng các loại tài sản không phải là tiền mặt như bất động sản, các loại chứng khoán có giá, hàng hoá...để tạo cơ sở thuận lợi cho các sáng lập viên khi thành lập công ty cổ phần cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình hoạt động sau này.  Cần bổ sung các qui định về các thủ tục trong trường hợp công ty không thể thành lập được giống như trong Bộ luật Thương mại Nhật Bản. Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp cũng cần phải định ra chế tài đối với các hành vi khai báo gian dối các thông tin trong hồ sơ đăng ký kinh doanh cũng như trong việc báo cáo hậu đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 về công ty cổ phần Ở Việt Nam, một điều có thể dễ nhận thấy là các văn bản luật thường đưa ra các quy định hết sức chung chung , không được chi tiết, rõ ràng. Do vậy khi một văn bản luật mới ra đời thì phải kèm theo nó hàng loạt các văn bản dưới luật như nghị định, nghị quyết, thông tư... Mặc dù các văn bản dưới luật này có hạn chế là giá trị pháp lý và tính ổn chưa cao song nó thường được các doanh nghiệp chú ý hơn vì đã đưa ra những quy định chi tiết và hướng Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 75 dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp thực thi pháp luật. Tuy nhiên quá trình từ việc ban hành luật, nghị định, nghị quyết, thông tư thường là mất rất nhiều thời gian, tạo ra nhiều khoảng trống lớn cho các doanh nghiệp thực thi pháp luật. Trong quá trình chờ đợi các văn bản dưới luật được ban hành, các công ty thực sự cảm thấy lúng lúng không biết phải làm thế nào cho phù hợp với nững quy định rất chung chung trong luật mới. Do vậy, vấn đề cần thiết phải đặt ra cho Nhà nước để thực thi có hiệu quả Luật Doanh nghiệp năm 2005 mới có hiệu lực này là phải nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành đặc biệt là các văn bản về thuế, về định giá tài sản doanh nghiệp, cơ chế đối với người lao động... Đó là một số những nội dung cần thiết mà doanh nghiệp, trong đó có công ty cổ phần, mong muốn được nắm bất rõ ràng trong quả trình thực thi luật. 3. Tăng cường phổ biến về công ty cổ phần và Lụât Doanh nghiệp năm 2005 về công ty cổ phần Như chúng ta đã biết, công ty cổ phần là một loại hình công ty mới ra đời ở Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển hơn 10 năm qua chưa phải là nhiều, do vậy nhận thức của toàn dân cũng như của các doanh nghiệp về loại hình công ty này chắc chắn còn nhiều hạn chế. Hơn thế nữa, trong những năm qua, luật điều chỉnh hoạt động của công ty cổ phần cũng đã thay đổi nhiều lần, với luật mới đây nhất là Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, có hiệu lực từ ngày 1/7/2006. Do vậy, để nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt là của các doanh nghiệp và để văn bản luật mới này sớm được biết đến và thực hiện thì vai trò của Nhà nước trong việc phổ biến chúng là hết sức cần thiết. Để tăng cường chức năng trên, Nhà nước có thể áp dụng một vài biện pháp sau: Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 76  Thực hiện công tác giải thích pháp luật để làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với công ty cổ phần.  Chú trọng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như các đài truyền hình, truyền thanh, các báo, tạp chí trung ương và địa phương về các nội dung của văn bản luật mới hay có các tin, bài đi sâu vào phân tích để nhân rộng điển hình các công ty cổ phần chấp hành đúng pháp luật và chỉ ra những thủ đoạn và vi phạm mà các công ty cổ phần thường lợi dụng.  Phối hợp với các bộ, ngành trung ương và các địa phương mở các lớp đào tạo và tập huấn, các hội nghị, các cuộc toạ đàm về công ty cổ phần, pháp luật mới ban hành về công ty cổ phần cho đông đảo các đại diện của doanh nghiệp và dân chúng tham gia. II. Nhóm giải pháp đối với các công ty cổ phần 1. Nâng cao nhận thức về vấn đề cổ phần hoá và pháp luật về công ty cổ phần Để có thể hoạt động tốt được thì vấn đề bắt buộc đặt ra với các công ty cổ phần là phải nâng cao sự hiểu biết của chính mình về vấn đề cổ phần hoá và pháp luật về công ty cổ phần. Mỗi một công ty nên có sự tìm hiểu và nắm bắt được những đặc điểm cơ bản của loại hình công ty mà mình đang hoạt động, tìm hiểu về các công ty cổ phần hoạt động có hiệu quả khác ở trong nước cũng như ở nước ngoài để rút ra những bài học và kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Ngoài ra, là một chủ thể của pháp luật, hoạt động dưới sự điều tiết của các văn bản luật thì việc nắm bắt những quy định của pháp luật là điều không thể thiếu với các công ty cổ phần. Để tăng cường chức năng này các công ty cổ phần nên có riêng một bộ phận tìm hiểu và tư vấn Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 77 pháp luật, hay hợp đồng với các luật sư, các nhà tư vấn luật có trình độ chuyên môn trong việc giúp công ty hiểu và thực thi đúng pháp luật. 2. Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động Như ở trên đã phân tích, một trong những nguyên nhân ra đời của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 là việc nước ta ngày một hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế, đăc biệt trong thời điểm Việt Nam sắp trở thành thành viên chính thức của WTO, thì yêu cầu của luật doanh nghiệp mới này là phải tạo ra được một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Như vậy, theo như những quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thì những ưu tiên dành cho các công ty ở Việt Nam, trong đó có công ty cổ phần sẽ giảm đi đáng kể. chính vì lý do phân tích ở trên nên việc đổi mới cơ chế quản lý hoạt động của công ty cổ phần là hết sức cần thiết. Một mặt điều này làm cho các công ty cổ phần có thể thực thi đúng quy định của pháp luật mà cụ thể ở đây là Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, mặt khác cũng giúp các công ty cổ phần nâng cao năng lực tự chủ và cạnh tranh của mình trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vì các công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các DNNN được cổ phần hóa nên họ luôn được hưởng những chính sách ưu đãi nhất định về thuế, tài chính , tín dụng...Do vậy nếu không đổi mới thì các doanh nghiệp này sẽ khó có thể trụ vững trên thị trường canh tranh mạnh mẽ với các công ty, tập đoàn lớn của nước ngoài khi không còn được ưu tiên nữa. Để đổi mới cơ chế quản lý hoạt động của công ty cổ phần làm cho các công ty này hoạt động hiệu qủa hơn thì cần phải có sự liên kết, phân công hợp lý các tầng nấc trong nội bộ công ty, đặc biệt là trong bộ máy quản lý-đầu tầu của điều khiển các hoạt động của công ty cổ phần. Đây có thể coi là một biện pháp quan trọng hàng đầu để công ty cổ phần của Việt Nam đã phát triển và sẽ phát triển trong tương lai. III/ Nhóm giải pháp khác 1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 78 Trong nền kinh tế thị trường, công ty cổ phần và thị trường chứng khoán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau . Công ty cổ phần cung cấp hàng hoá (cổ phiếu, trái phiếu) cho thị trường chứng khoán và ngược lại sự hoạt động nhộn nhịp của thị trường chứng khoán càng kích thích thúc đẩy sự ra đời của công ty cổ phần nhanh hơn, mạnh hơn và hoạt động có hiệu quả hơn. Do đó, vai trò của thị trường chứng khoán với công ty cổ phần là rất quan trọng. Nó là công cụ để huy động vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Nó thu hút các nguồn vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp Việt Nam, một lĩnh vực mà hệ thống các ngân hàng thương mại hiện nay chưa thể đáp ứng được cho các doanh nghiệp Ngoài ra, thị trường chứng khoán còn góp phần điều hoà vốn giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân, do đó tạo nên sự phát triển nhanh và đồng đều của nền kinh tế. Trong điều kiện hiện nay, thị trường chứng khoán còn là công cụ để dẫn vốn đầu tư của nước ngoài vào trong nước. Do nhu cầu huy động vốn vào đầu tư sản xuất cũng như nhu cầu của các chủ thể muốn trở thành nhà đầu tư trực tiếp ngày càng tăng, và cũng do nhận biết được vai trò quan trọng cũng như ưu thế huy động vốn của thị trường chứng khoán, năm 1998 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/1998-NĐ/CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nghị định này đã có những quy định cụ thể về hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng, thị trường giao dịch tập trung, công ty chứng khoán, quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Sau mấy năm qua, Nghị định 48/CP đã bộc lộ nhiều bất cập và cần được thay thế. Vì vậy,ngày 28/11/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2003-NĐ/CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán để tạo đà phát triển mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Vào giữa tháng 7/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên mới được hình thành tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy, thị trường chứng khoán tại Việt Nam vẫn còn kém phát triển, các công ty niêm yết cũng như số lượng Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 79 cổ phiếu được giao dịch không được như mong muốn, chủng loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán còn rất nghèo nàn và khan hiếm. Việc thị trường chứng khoán hoạt động chưa hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của công ty cổ phần bởi phương thức huy động vốn của công ty cổ phần là phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác. Vì vậy cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán, phát triển cả về lượng và chất của chứng khoán và thị trường chứng khoán. Kiến nghị cho việc này là:  Phổ biến và nâng cao nhận thức về Luật Chứng khoán mới được quốc hội thông qua vào ngày 29/09/2006 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 để tạo ra hành lang pháp lý có hiệu quả để cho thị trường này hoạt động tốt hơn.  Đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực cho thị trường chứng khoán Xây dựng đội ngũ nhân viên có kiến thức tốt, thạo việc, và năng động. Tiến hành bồi dưỡng nghiệp vụ cho họ bằng cách hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ từ các Sở giao dịch trên thế giới, các tổ chức, học viện tài chính quốc tế để đưa cán bộ đi đào tạo ngắn hạn, dài hạn và tham quan học tập kinh nghiệm thực tế ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển.  Đổi mới và tăng cường cơ sở vật chất Tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hoá các phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động của thị trường chứng khoán, xây dựng và phát triển các trung tâm chứng khoán và sở giao dich chứng khoán.  Tăng cường tuyên truyền về hoạt động của thị trường chứng khoán cho công chúng Khác với nhiều nước trên thế giới nơi mà thị trường chứng khoán đã được hình thành cách đây một vài trăm năm, ở Việt Nam thị trường chứng khoán còn là một vấn đề rất mới mẻ. Do đó cần phải qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền thanh, truyền hình, các khoá đào tạo Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 80 miễn phí...làm cho người dân nắm được những kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Ngoài ra cần có những biện pháp tuyên truyền đặc biệt cho công chúng đầu tư, các doanh nghiệp tham gia thị trường...để có thể huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi vào sản xuất kinh doanh.  Đẩy mạnh hơn nữa cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và thành lập các công ty cổ phần mới Sự phát triển của thị trường chứng khoán phụ thuộc chủ yếu vào việc trên thị trường có chứng khoán để giao dịch hay không. Các công ty cổ phần thường là loại doanh nghiệp cung cấp chứng khoán với tỷ lệ lớn hơn so với các loại doanh nghiệp khác. Do vậy, việc đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và thành lập công ty cổ phần mới là hết sức cần thiết để tạo ra hàng hoá cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển. 2. Đánh giá đúng hiệu quả thực tế của các công ty cổ phần Đây có thể coi là biện pháp mang tính tổng thể cao. Cả về phía Nhà nước, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đều cần có một cái nhìn đúng đắn về hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần. Về phía Nhà nước, nếu đánh giá đúng thì sẽ đưa ra được những chính sách và biện pháp hợp lý trong việc hỗ trợ công ty hoạt động tốt, mà một trong những tiêu chí quan trong nhất là hoạt động theo đúng pháp luật. Về phía công ty cổ phần, có đánh giá đúng thì họ mới có những quyết định hoạt động đúng. Còn về phía người dân, khi họ đã hiểu được sự hiệu quả của các công ty cổ phần thì mới có mong muốn đầu tư vào tthị trường với nhiều lợi nhuận tiềm năng này. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 81 KẾT LUẬN 1. Công ty cổ phần là mô hình kinh tế có sự phát triển lâu đời ở các nước có nền kinh tế thị trường lớn mạnh, công ty cổ phần có ưu thế trong sản xuất và kinh doanh, trong huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cũng như trong việc phân bố rủi ro cho các nhà đầu tư. 2. Để tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của các công ty cổ phần, các nước đều quan tâm tới việc xây dựng một văn bản luật có tính hiệu quả và hợp lý. Ở Nhật Bản, trong hơn 100 năm qua các công ty cổ phần chịu sự điều tiết chính của Bộ luật Thương mại Nhật Bản ra đời năm 1899 và có sự điều chỉnh thích hợp qua các năm. Mặc dù kể từ ngày 1/5/2006 Luật Công ty mới của Nhật Bản chính thức được đưa vào áp dụng nhưng đây cũng chỉ thực chất là việc tách ra và có một số điều chỉnh trong các quy định về hoạt động của các công ty thương mại để hình thành nên luật mới. Do vậy giá trị của Bộ luật thương mại Nhật Bản từ trước tới giờ là không thể phủ định được. Các nhà làm luật Nhật Bản đã tạo ra được một hành lang pháp lý thích hợp cho hoạt động của các công ty cổ phần từ thủ tục thành lập công ty đến Điều lệ, từ quy định về cơ cấu tổ chức đến hoạt động của Ban giám đốc và Giám đốc, đến Ban giám sát và kiểm tra, từ quy chế phát hành cổ phiếu đến quyền của cổ đông. Ở Việt Nam, hoạt động của công ty cổ phần chịu sự tác động chính của Luật Công ty năm 1990, Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật Doanh nghiệp năm 2005 (mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2006). Đây có thể được coi là một sự điều chỉnh cần thiết cho Việt Nam trong thời kỳ mới-thời kỳ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 82 3. Từ khi luật điều chỉnh về công ty cổ phần ở Việt Nam được ban hành, thực thi và đi vào cuộc sống đến nay đã là 15 năm. Bộ mặt các doanh nghiệp nước ta, trong đó có các công ty cổ phần đã có nhiều thay đổi. Các công ty đã hoạt động và phát triển, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế nước ta. Tuy vậy, vẫn cần thiết phải thường xuyên xem xét các văn bản luật ngay cả các văn bản mới ban hành để thấy được tính hiệu quả của chúng cũng như để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thời đại. Để làm tốt việc ấy có nhiều việc phải làm, trong đó có việc học tập kinh nghiệm, thành tựu của các nhà làm luật nước ngoài-những nước đã có một lịch sử lâu đời trong công tác xây dựng luật điều chỉnh hoạt động của các công ty cổ phần. So sánh Bộ luật thương mại Nhật Bản và Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thiết nghĩ cũng là một công việc cần thiết góp phần vào quá trình đổi mới công tác làm luật cho hoạt động của doanh nghiệp. Có như vậy, hành lang pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có công ty cổ phần sẽ thông thoáng, tạo điều kiện cho các công ty cổ phần hoạt động và góp phần vào việc xây dựng nền kinh tế nước ta phồn vinh, giàu mạnh. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật Công ty 1990, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Luật Doanh nghiệp 1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật doanh nghiệp 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội. 4. Nguyễn Thanh Bình (2005), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với công ty cổ phần ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Hà Nội. 5. Lê Hồng Hạnh (2004), Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Đặng Nguyên Hùng (2006), 255 câu hỏi và trả lời về luật doanh nghiệp năm 2005 và vấn đề cổ phần hóa công ty nhà nước, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 7. Nguyễn Đăng Liêm (1994), Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước - một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, Luận án phó tiến sỹ khoa học kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh. 8. GS.TS Nguyễn Thị Mơ - Hoàng Ngọc Thiết (2005), Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 9. Nguyễn Hoàng Phương Thảo (2003), Tìm hiểu về công ty cổ phần theo Luật Thương mại Nhật Bản trong quan hệ so sánh với công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 1999, Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội. 10. Trọng Thắng ( biên soạn) (2006), Tìm hiểu luật doanh nghiệp Việt Nam 2005, Nxb Lao động, Hà Nội. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 84 11. Đặng Thị Cẩm Thúy (1999), Một số vấn đề lý luận về công ty cổ phần và vận dụng vào Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Hà Nội. 12. GS.TS Lê Văn Tư (2005), Thị trường chứng khoán, Nxb Thống kê, Hà Nội. II.Tài liệu nƣớc ngoài 1. Luật Thương mại Nhật Bản năm 2002, tài liệu Internet: 2. Giới thiệu về luật thương mại Nhật Bản, tài liệu Internet : al_ Law/. 3. Japan s Changing Economic laws & regulation, tài liệu Internet: . 4. J.E de Becker (Tranlated) (1927), The Commercial Code of Japan, J.l Thompson Blutter Worth & Co, London. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 85 PHỤ LỤC Doanh thu thuần của doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp (Tổng cục thống kê Việt Nam- Tài liệu vi tính) 2000 2001 2002 2003 2004 Tỷ đồng TỔNG SỐ 809786 897856 1194902 1436151 1750046 Doanh nghiệp Nhà nước 444673 460029 611209 666022 724962 Trung ương 316896 334637 466788 504577 541888 Địa phương 127777 125392 144421 161445 183074 Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 203156 260565 362615 482181 644086 Tập thể 9729 10083 11196 12603 11704 Tư nhân 71072 77512 91882 103745 136156 Công ty hợp danh 24 16 2738 10409 40 Công ty TNHH 105892 136743 203269 269696 358773 Công ty cổ phần có vốn Nhà nước 10275 21934 29322 42535 63321 Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 6164 14277 24208 43193 74092 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 161957 177262 221078 287948 380998 DN 100% vốn nước ngoài 59400 71933 95541 129207 188535 DN liên doanh với nước ngoài 102557 105329 125537 158741 192463 Cơ cấu (%) TỔNG SỐ 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 Doanh nghiệp Nhà nước 54.91 51.24 51.14 46.37 41.43 Trung ương 39.13 37.27 39.05 35.13 30.97 Địa phương 15.78 13.97 12.09 11.24 10.46 Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 25.09 29.02 30.35 33.58 36.80 Tập thể 1.20 1.12 0.94 0.88 0.67 Tư nhân 8.78 8.63 7.69 7.22 7.78 Công ty hợp danh 0.00 0.00 0.23 0.73 0.00 Công ty TNHH 13.08 15.23 17.01 18.78 20.50 Công ty cổ phần có vốn Nhà nước 1.27 2.45 2.45 2.96 3.62 Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 0.76 1.59 2.03 3.01 4.23 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 20.00 19.74 18.51 20.05 21.77 DN 100% vốn nước ngoài 7.34 8.01 8.00 9.00 10.77 DN liên doanh với nước ngoài 12.66 11.73 10.51 11.05 11.00

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3468_253.pdf
Luận văn liên quan