Đề tài Công ty dịch vụ kỹ thuật Lajolla và độ nhạy cảm chuyển đổi

MỤC LỤC CHƯƠNG 1. 3 ĐỘ NHẠY CẢM CẠNH TRANH TẠI GENERAL MOTORS. 3 I. TỔNG QUAN VỀ GENERAL MOTORS. 3 1. Thăng trầm General Motors:3 2. Tình hình kinh doanh General Motors. 3 3. Phân tích báo cáo tài chính. 3 3.1 Vị thế tài chính GM năm 2000. 3 3.2 Tài chính Quý 1 – Năm 2001. 3 II. CHÍNH SÁCH PHÒNG NGỪA CHÍNH THỨC CỦA GM . 3 1. Treasurer’s office. 3 1.1. Trách nhiệm của Treasurer’s office. 3 1.2. Hoạt động của Treasurer’s office. 3 1.3. Cơ cấu tổ chức của Treasurer’s Office. 3 2. Chiến lược phòng ngừa rủi ro của công ty. 3 2.1. Mục Tiêu. 3 2.2. Cách Thức Phòng Ngừa Của Công Ty. 3 III. ĐỘ NHẠY CẢM CẠNH TRANH3 1. Nguồn gốc độ nhạy cảm cạnh tranh của GM . 3 2 Định lượng độ nhạy cảm cạnh tranh của GM đối với đồng Yên Nhật3 2.1 Một số giả định. 3 2.2 Đo lường độ nhạy cảm cạnh tranh. 3 2.3 Phân tích độ nhạy – Hiện giá của tổn thất3 2.4 Mô phỏng Monte Carlo. 3 2.5 Độ nhạy cảm tổng quan đồng Yên của GM . 3 3. Giải pháp cho vấn đề quản trị độ nhạy cảm cạnh tranh đối với đồng Yên của GM3 3.1 Sử Dụng Chiến Lược Tài Chính Để Quản Trị Rủi Ro Độ Nhạy Cảm Cạnh Tranh3 3.2. Sử Dụng Real Options Để Phòng Ngừa Rủi Ro Độ Nhạy Cảm Cạnh Tranh3 CHƯƠNG 2. 3 ĐỘ NHẠY CẢM KINH DOANH CỦA TOYOTA TẠI CHÂU ÂU3 I. Giới thiệu về Toyota. 3 II. Phân tích cơ bản. 3 1. Tình hình thị trường chung châu Âu và đồng Euro:3 2. Tình hình kinh doanh của Toyota tại châu Âu:3 III. MINH BẠCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TOYOTA TẠI THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU.3 1.Toyota và ngành công nghiệp sản xuất xe hơi3 2. Sự biến động tiền tệ. 3 3.Cách thức quản lý phù hợp để ứng phó tình hình. 3 IV. ĐỀ XUẤT HƯỚNG GIẢI QUYẾT. 3 1.Việc công ty Toyota đã trì hoãn quá lâu để xây dựng một trung tâm sản xuất hàng hóa xuất khẩu cho thị trường châu Âu tại châu Âu.3 2. Liệu vấn đề có được giải quyết khi nước Anh gia nhập thị trường tiền tệ chung châu Âu.3 3. Phân loại các vấn đề trong ngắn hạn và dài hạn của Toyota tại châu Âu. 3 4. Giải pháp hợp lý để giúp Toyota tại châu Âu giải quyết vấn đề trì trệ trong việc vận hành sản xuất ở châu Âu.3 CHƯƠNG 3. 3 CÔNG TY DỊCH VỤ KỸ THUẬT LAJOLLA VÀ ĐỘ NHẠY CẢM CHUYỂN ĐỔI3 I. Sơ lược tình hình và vấn đề của công ty. 3 II. Vấn đề tổn thất do chuyển đổi – có phải là vấn đề cần bỏ nhiều thời gian, công sức để quản lý?3 1.Tổn thất do chuyển đổi là do phương pháp kế toán:3 2.Có nên dồn thời gian, công sức để quản lý, kiểm soát tổn thất do chuyển đổi hay không?3 III. Vấn đề gặp phải ở từng quốc gia:. 3 1.Jamaica. 3 2.Mexico. 3 3.Venezuela. 3 IV. Một số giải pháp đề xuất cho Meaghan:. 3 1.Giải pháp chung cho công ty. 3 1.1. Sử dụng các công cụ phái sinh. 3 1.2. Cải tiến cơ sở vật chất, trang thiết bị3 2.Giải pháp cho mỗi quốc gia cụ thể. 3 2.1. Jamaica. 3 2.2.Mexico. 3 2.3.Venezuela. 3 PHỤ LỤC: BÀI DỊCH TÌNH HUỐNG3 TÀI LIỆU THAM KHẢO3 . 3 CHƯƠNG 1 ĐỘ NHẠY CẢM CẠNH TRANH TẠI GENERAL MOTORS I. TỔNG QUAN VỀ GENERAL MOTORS 1. Thăng trầm General Motors: Năm 1908: GM được thành lập bởi William Durant, một nhà sản xuất xe ngựa kéo ở Flint, tiểu bang Michigan của nước Mỹ. Ban đầu công ty chỉ có duy nhất thương hiệu Buick, nhưng vào năm tiếp theo đã mua thêm Oldsmobile, Công ty ô tô Oakland (sau này là Pontiac), Cadillac, và Rapid Motor Vehicle Co. (sau này là GMC). Năm 1919: GM Acceptance Corp. (GMAC) được thành lập để cung cấp dịch vụ tài chính cho khách mua ô tô GM. Năm 1948: GM ra mắt động cơ V8 đầu tiên trên thế giới, lắp cho các xe Cadillac và Oldsmobile. Năm 1953: Chevrolet ra mắt Corvette, mẫu xe thể thao sản xuất thực tế đầu tiên, với giá bán 3.498 USD. Năm 1966: GM ra mắt Pontiac Firebird và Chevrolet Camaro, hai mẫu xe “cơ bắp” sau này trở thành biểu tượng của giới trẻ Mỹ những năm cuối thập niên 60. Năm 1990: GM mua 50% cổ phần nhà sản xuất ô tô Thụy Điển Saab, đồng thời ra mắt các mẫu xe Saturn đầu tiên. Đây cũng là thương hiệu mới đầu tiên của GM trong suốt nhiều thập kỷ Năm 2000: GM tuyên bố bỏ thương hiệu Oldsmobile. 2. Tình hình kinh doanh General Motors General Motors là hãng xe lớn nhất thế giới và dẫn đầu về doanh số thế giới từ năm 1931. Năm 2001, GM đã có doanh số 8.5 triệu xe và chiếm 15.1% thị phần toàn cầu. Được thành lập năm 1908, GM có các hoạt động sản xuất tại hơn 30 quốc gia, và các loại xe của nó được bán tại xấp xỉ 200 quốc gia. Năm 2000, công ty tạo ra thu nhập 4.4 tỷ $ trên doanh thu 184.6 tỷ $ (xem Bảng 1 về Báo cáo thu nhập hợp nhất của GM). Bắc Mỹ vẫn tiếp tục đại diện cho phần lớn doanh số đến người tiêu dùng cuối cùng và tập trung lớn nhất về tài sản ròng ( máy móc, nhà máy, xí nghiệp ) và thiết bị (xem Bảng 2 và bảng 3 ), nhưng tầm quan trọng của các hoạt động quốc tế của GM đang tăng lên trong phần trăm tổng thể kinh doanh. General Motors Corporation (GM), sản xuất ô tô, dịch vụ viễn thông và các hoạt động khác, hoạt động hợp nhất và liên quan đến thiết kế, sản xuất, và marketing về xe hơi, xe tải, và các hoạt động bổ trợ liên quan cũng như các hoạt động của Tập đoàn Hughes Electronics; và Financing and Insurance Operations (GMAC), cung cấp các dịch vụ tài chính, bao gồm tài trợ xe hơi người tiêu dùng, dịch vụ thế chấp thương mại và nhà ở, và bảo hiểm chủ phương tiện và xe hơi. GM hoạt động trong ngành xe hơi thông qua các hoạt động kinh doanh xe hơi, General Motors Automotive (GMA), gồm có 4 khu vực: GM Bắc Mỹ ( GMNA), GM Châu Âu (GME), GM Mỹ Latinh/Châu Phi/Trung Đông (GMLAAM), và GM Châu Á Thái Bình Dương ( GMAP). GMNA thiết kế, sản xuất và buôn bán xe hơi, chủ yếu ở Bắc Mỹ dưới các nhãn hiệu Chevrolet, Pontiac, Oldsmobile, Buick, Cadillac và Saturn. GME, GMLAAM và GMAP đáp ứng cầu của khách hàng bên ngoài Bắc Mỹ với các xe hơi được thiết kế, sản xuất và bán dưới các nhãn hiệu Opel, Vauxhall, Holden, Isuzu, Saab, Buick, Chevrolet, GMC và Cadillac. 3. Phân tích báo cáo tài chính 3.1 Vị thế tài chính GM năm 2000 Năm 2000, doanh thu toàn cầu đạt 185 tỷ $. Bao gồm các món hàng đặc thù, thu nhập cao thứ nhì trong lịch sử công ty đạt 8.58$ mỗi cổ phần thường.Thu nhập này đã giảm xuống 8.62$ năm 1999, nhưng vẫn còn có thể đưa ra các áp lực giá trong các thị trường lớn nhất của chúng ta toàn thế giới. GM có cả các điểm tốt và xấu trong năm 2000. Về mặt tích cực, doanh thu đạt cao thứ 2, do doanh số tăng. Ngược lại, tỷ lệ thu nhập ròng, EPS, và lợi nhuận biên, tất cả đều giảm.

docx69 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2982 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công ty dịch vụ kỹ thuật Lajolla và độ nhạy cảm chuyển đổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng Euro. Với 24% doanh thu của Toyota tại châu Âu được sản xuất tại Anh với chi phí được tính trực tiếp bằng Bảng Anh, việc nước Anh chuyển đổi sang sử dụng đồng Euro sẽ làm giảm đáng kể độ nhạy cảm giao dịch và độ nhạy cảm kinh doanh của Toyota tại châu Âu (24%). Theo quan sát biểu đồ tỷ giá giao dịch hàng ngày của Bảng Anh so với Euro, có thể thấy được rằng đồng euro ngày càng mất giá trị so với đồng Bảng Anh, do đó việc sản xuất tại Anh và tiêu thụ tại thị trường chung châu Âu sẽ khiến cho Toyota phải gánh chịu một rủi ro tỷ giá rất lớn, cụ thể là việc chi phí sản xuất sẽ tăng cao đi kèm với sự gia tăng giá trị của đồng Bảng Anh so với Euro, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận trong dài hạn của Toyota tại châu Âu. Nếu Anh gia nhập vào thị trường tiền tệ chung châu Âu, sẽ khiến nước Anh phải sử dụng đồng tiền chung Euro và mất đi vị thế độc tôn của đồng Bảng Anh, vốn là một đồng tiền có giá trị cao và có thể được lưu hành rộng rãi trên toàn thế giới với giá trị chuyển đổi cao. Ngoài ra khi đó nước Anh ít nhiều mất đi sự độc lập về công cụ tiền tệ của mình, ảnh hưởng đến quá trình điều hành chính sách tiền tệ của chính phủ. Vì những lí do đó nên trong thời gian sắp tới, nước Anh vẫn sẽ không gia nhập thị trường tiền tệ chung châu Âu và giữ vị thế của đồng Bảng Anh. 3. Phân loại các vấn đề trong ngắn hạn và dài hạn của Toyota tại châu Âu Vấn đề ở đây, theo như các dữ liệu cơ bản đã được trình bày, chính là vấn đề tỷ giá ảnh hưởng đến giá cả. Ta có thể nhận thấy trong thời gian gần đây, Toyota tại châu Âu gặp vấn đề do giá trị của đồng Euro sụt giảm so với giá trị của đồng Yen và đồng Bảng Anh. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách tăng giá bán trong một chừng mực nhất định, nhưng không thể giải quyết toàn vẹn vấn đề, vì nếu tăng giá bán sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của Toyota tại thị trường châu Âu. Do đó, Toyota tại châu Âu phải gánh chịu những thiệt hại đem đến bởi rủi ro tỷ giá biến đổi. Có thể phân loại vấn đề của Toyota tại châu Âu trong thời gian này như sau: Trong ngắn hạn: Vấn đề thua lỗ do tỷ giá thay đổi, chi phí tăng cao. Trong dài hạn: Lợi nhuận kinh doanh lâu dài của Toyota tại thị trường châu Âu. 4. Giải pháp hợp lý để giúp Toyota tại châu Âu giải quyết vấn đề trì trệ trong việc vận hành sản xuất ở châu Âu. Nếu Toyota sẵn sàng tiếp tục chấp nhận lỗ hoạt động tại thị trường châu Âu, và đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị trường cao hơn mục tiêu lợi nhuận, họ sẽ tiếp tục duy trì chiến lược vận hành sản xuất và giá cả hiện nay và chính sách giá cả phải đi theo một kế hoạch cụ thể . Đồng Euro đã có dấu hiệu khôi phục so với đồng Yên trong năm nay. Ngoài ra họ có thể áp dụng cái biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các công cụ phái sinh: Hợp đồng kỳ hạn: với tình hình tăng giá hiện nay của đồng Bảng Anh so với đồng Euro, Toyota tại châu Âu có thể thực hiện nghiệp vụ mua kỳ hạn đồng Bảng Anh và bán kỳ hạn đồng Euro để hạn chế sự tổn thất do biến động giá cả của đồng Yen Nhật và đồng euro trong tương lai. Việc tiến hành phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn như vậy có thể giảm thiểu rủi ro kiệt quệ tài chính cho Toyota ở châu Âu do đã làm giảm thiểu những rủi ro về tỷ giá. Hợp đồng giao sau: cũng sử dụng với cặp tỷ giá GBP/EUR, Toyota tại châu Âu có thể thực hiện nghiệp vụ mua giao sau đồng Bảng và bán giao sau đồng Euro. Việc các khoản thanh toán của hợp đồng giao sau được thực hiện điều chỉnh theo thị trường hàng ngày sẽ làm giảm thiểu tác động bất lợi của tỷ giá, làm giảm nguy cơ công ty bị lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Hợp đồng quyền chọn: ta có thể mua các hợp đồng quyền chọn mua Bảng Anh và mua các hợp đồng quyền chọn bán Euro để hạn chế rủi ro tỷ giá thay đổi trong tương lai, dùng biện pháp này Toyota châu Âu sẽ phải gánh chịu một khoản phí quyền chọn nhưng đổi lại họ có thể chủ động hơn trong việc thích nghi với sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Trong dài hạn, tập đoàn Toyota, cũng như các tập đoàn đa quốc gia khác, cần phải xem xét việc di chuyển nhiều hơn quá trình sản xuất và chi phí sản xuất vào thị trường châu Âu, không phải trong nước Nhật và không phải trong nước Anh. CHƯƠNG 3 CÔNG TY DỊCH VỤ KỸ THUẬT LAJOLLA VÀ ĐỘ NHẠY CẢM CHUYỂN ĐỔI I. Sơ lược tình hình và vấn đề của công ty Lajolla là một công ty dịch vụ đa quốc gia chuyên hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng hệ thống phân phối điện năng. Điều đặc biệt là đơn vị kinh doanh này đã phải chịu chi phí để sở hữu và vận hành các thiết bị chi phí cao và thiết bị nặng chuyên dụng liên quan trong việc truyền tải điện năng và xây dựng hệ thống phân phối thường được gọi là “Big Iron”.Khi Meaghan O’Connor đảm nhận vị trí giám đốc tài chính của bộ phận thiết bị kỹ thuật của Lajolla, Bà đã phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng. Bà phát hiện ra rằng các công ty con ở Mỹ latinh của bộ phận thiết bị kỹ thuật của Lajolla là nguồn gốc của những tổn thất của công ty. Hoạt động gần đây của LaJolla được tập trung vào bốn quốc gia: Argentina, Jamaica, Venezuela, và Mexico. Thật không may, giá trị của các đồng tiền này vào những năm gần đây đã không tốt lắm – đặc biệt là so với đồng đôla Mỹ. Mỗi một công ty con của LaJolla ở những nước này là sử dụng đồng tiền địa phương của quốc gia đó. Mỗi công ty này tạo ra phần lớn doanh thu từ những hợp đồng dịch vụ ở địa phương và nhiều chi phí hoạt động cũng ở địa phương. Tuy nhiên, các đơn vị này đã đầu tư vào một số thiết bị chuyên dụng được gọi là “Big Iron” đã dẫn đếnthiệt hại tài sản ròng khi LaJolla đã hoàn thành hợp nhất các hoạt động ở nước ngoài hàng năm cho mục đích báo cáo tài chính.Những lợi ích và tổn thất từ sự chuyển đổi tiền tệđã tích lũy trong dòng điều chỉnh chuyển đổi tích lũy trên sổ sách hợp nhất của công ty. II. Vấn đề tổn thất do chuyển đổi – có phải là vấn đề cần bỏ nhiều thời gian, công sức để quản lý? 1.Tổn thất do chuyển đổi là do phương pháp kế toán: Các công ty có báo cáo thu nhập và bảng cân đối. Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của tài sản và nợ phải trả của công ty. Những thay đổi trong những định giá có thể đưa ra một khoản tăng hoặc lỗ vốn được báo cáo trong báo cáo thu nhập. Một yếu tố ngoại sinh như một sự thay đổi trong lãi suất có thể thay đổi giá trị tài sản và các khoản nợ và tạo ra một tăng hoặc lỗ vốn. Nhưng sự tăng hoặc giảm vốn này không có mối quan hệ nào với các quyết định về hoạt động của công ty. Những thay đổi trong định giá tài sản và nợ phải trả của công ty là một vấn đề đặc biệt trong hoạt động quốc tế vì sự biến động tỷ giá hối đoái có thể tạo ra lợi ích và thiệt hại trên sổ sách cho công ty mẹ. Việc định giá tài sản và nợ phải trả của công ty phải được chuyển đổi sang tiền tệ của công ty nội địa. Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể làm phát sinh các khoản lợi ích hoặc thiệt hại cho công ty và bút toán trên báo cáo thu nhập có thể dẫn đến những ấn tượng bị bóp méo về những gì xảy ra ở công ty. Có hai phương pháp kế toán thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ từ tài khoản nước ngoài: Phương pháp current – rate: (hay còn gọi là phương pháp Closing – Rate Method): Tất cả các tài sản và nợ được chuyển đổi theo tỷ giá hiện tại của ngày lập bảng cân đối kế toán. Các mục trong báo cáo thu nhập, mà đại diện cho dòng chảy trong thời gian kế toán, được chuyển đổi theo tỷ giá hiện hành tại thời điểm dồn tích. Cổ tức và phân phối khác được chuyển đổi theo tỷ giá hiện hành tại thời điểm họ đã được trả tiền. Phương pháp tạm thời: Tài sản tiền tệ và nợ phải trả (tiền mặt, chứng khoán thanh khoản, tài khoản phải trả và phải thu, nợ) được chuyển đổi theo tỷ giá hiện tại của trao đổi. Các tài sản phi tiền tệ và nợ phải trả (tài sản cố định và hàng tồn kho) được chuyển đổi ở mức giá lịch sử. Vì vậy, không có lợi nhuận kế toán vốn hoặc lỗ phát sinh từ các mặt hàng này. Các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch bình quân các kỳ kế toán, trừ trường hợp khấu hao hoặc chi phí hàng tồn kho bán, trực tiếp liên kết với các sản phẩm phi tài chính. Các khoản mục này sẽ được chuyển đổi ở mức giá lịch sử. Cổ tức và các bản phân phối khác được chuyển đổi theo tỷ giá hiện tại của thời điểm họ được chi trả. Các công ty ở Mỹ thường có các nguyên tắc để sử dụng phương pháp kế toán như sau: Nếu báo cáo tài chính của các công ty liên kết nước ngoài là đola thì không cần chuyển đổi. Nếu báo cáo tài chính của các công ty liên kết nước ngoài là đồng tiền địa phương và đây cũng là đồng tiền chức năng thì sử dụng phương pháp current –rate. Nếu báo cáo tài chính của các công ty liên kết nước ngoài là đồng tiền địa phương nhưng đồng tiền chức năng là đola thì sử dụng phương pháp tạm thời. Từ các nguyên tắc trên thì rõ ràng phương pháp kế toán mà Lajolla sử dụng là phương pháp current – rate. Theo phương pháp này thì tỷ giá sử dụng là tỷ giá hiện tại. Nhưng thực tế tỷ giá biến động rất mạnh, các đồng tiền địa phương biến động theo xu hướng bất lợi thì việc chuyển đổi của công ty sẽ gây ra một khoản tổn thất rất lớn. Vấn đề được đặt ra là nhiều người cho rằng đây hoàn toàn là một hiện tượng kế toán, không nên mất nhiều thời gian và công sức cho việc quản lý, kiểm soát những tổn thất này.Vậy đâu là lựa chọn đúng cho Meaghan? 2.Có nên dồn thời gian, công sức để quản lý, kiểm soát tổn thất do chuyển đổi hay không? Nhiều người cho rằng, tổn thất ở đây hoàn toàn là do phương pháp kế toán, không nên bỏ nhiều công sức để quản lý, kiểm soát nó. Tuy nhiên, ý kiến của nhóm cho rằng trong trường hợp của Meaghan O'Connor, bà không thể bỏ qua những tổn thất như vậy, bởi vì các nguyên nhân sau: Hiện tượng này thường được đánh giá là phương pháp kế toán đơn thuần và có thể chỉ hơi ảnh hưởng đến một số công ty đa quốc gia, tuy nhiên với Lajolla, tổn thất chuyển đổi có một tác động đáng kể vào lợi nhuận của LaJolla. Với hầu hết các công ty con đặt 4 quốc gia và sử dụng đồng tiền địa phương, việctất cả các đồng tiền của các quốc gia này đều giảm giá so với đôla Mỹ là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đáng kể đến dòng tiền hợp nhất của công ty. Khi lợi nhuận, tài sản được chuyển về công ty mẹ ở nước ngoài, giá trị các đồng tiền địa phương giảm sẽ làm cho giá trị chuyển về giảm đáng kể.Điển hình là khoảng tổn thất 7 triệu đôla Mỹ trong quý IV năm 2003.Và tất nhiên, là một giám đốc tài chính, O'Connor phải tập trung giải quyết vấn đề này. Thứ hai, những tổn thất trên sẽ ảnh hưởng đến mức độ tính nhiệm và sức khỏe tài chính của công ty, làm cho chi phí sử dụng vốn gia tăng. Tuy các khoảng lỗ là do nguyên nhân khách quan. Tuy nhiên chúng được phản ảnh rõ ràng trên báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến các tỷ số tài chính của công ty.Một công ty với chỉ số sức khỏe tài chính không tốt, thường xuyên có những khoản lỗ lớn sẽ không phải là điều thuận lợi cho công ty trong quá trình huy động vốn. Chi phí sử dụng vốn của công ty sẽ gia tăng cùng với mức rủi ro cao mà nó phải gánh chịu. Bên cạnh đó, với các cổ đông và nhà đầu tư, tình hình không tốt của công ty sẽ làm cho nhà đầu tư, cổ đông có cái nhìn không tốt về cổ phiếu của công ty, cũng như thận trọng hơn trong quá trình đầu tư. Từ đó làm giảm khả năng huy động vốn của công ty và sự sụt giảm giá trị công ty. Thứ ba, sự mất mát cơ hội đầu tư. Lajolla có thể có những cơ hội đầu tư tốt, tuy nhiên công ty sẽ không đủ tiền để thực hiện các cơ hội đó.Và sự bỏ qua các cơ hội đầu tư tốt là một sự tổn thất lớn đối với công ty. Nếu kiểm soát được các khoản lỗ do chuyển đổi, dòng tiền không bị sụt giảm, công ty có thể đầu tư vào các cơ hội tốt đó và nâng cao tỷ suất sinh lợi của công ty,làm gia tăng giá trị của công ty. Và cuối cùng, với Meaghan, là một giám đốc tài chính mới được bổ nhiệm, cô không thể lơ là đối với các khoản tổn thất lớn như vậy.Kết quả công việc của Bà được phải ảnh, đánh giá qua kết quả kinh doanh của Lajolla.Cho nên.bà phải điều tra tình hình nhiều hơn nữa, và đánh giá được các mức tốn thất cũng như các lựa chọn để có thể khắc phục. Bằng cách giải quyết các vấn đề như vậy và cố gắng để quản lý các tổn thất , O'Connor quan tâm hơn đến độ nhạy cảm, và rủi ro của việc gia tăng độ nhạy cảm chuyển đổi. Và đồng thời, O'Connor nên tiếp tục điều tra tình hình và cân nhắc giữa lợi ích thu được từ việc giảm tổn thất và chi phí cho việc điều tra. III.Vấn đề gặp phải ở từng quốc gia: Trước tình hình chung của công ty như vậy, Làm thế nào để có thể kiểm soát được các tổn thất trên? Để giải quyết được vấn đề trên, chúng tôi tiến hành phân tích các vấn đề và điều kiện cụ thể ở mỗi quốc gia để có thể đưa ra lời khuyên phù hợp nhất cho từng quốc gia. Jamaica LaJolla đã khá quan tâm và hoạt động công ty con ở Jamaica được bắt đầu sớm. Tất cả doanh thu bằng Dola Jamaica (đồng tiền địa phương). Sự sụt giá của đồng đola Jamaica đã gây ra những khoản tổn thất cho Lajolla khi chuyển đổi tiền tệ.Sau sự sụt giảm của dola Jamaica năm 2003, Lajolla đã thỏa thuận chia sẻ rủi ro tiền tệ.Lajolla sẽ được thanh toán bằng tiền địa phương, nhưng bất cứ sự thay đổi tỷ giá hối đoái nào cũng được chia sẻ. Kết quả tiếp theo của thỏa thuận này cũng có nghĩa là sự sụt giảm trong đồng dola Jamaica sẽ gây ra sự tổn thất nghiêm trọng do chuyển đổi tiền tệ cho Lajolla. Bởi vì thỏa thuận này trói buộc Lajolla vào đồng tiền địa phương.Lajolla có một rủi ro chuyển đổi lớn.Chúng ta có thể thấy khi tiền tệ mất giá và yếu đi, chiến lược được quan tâm là giảm tài sản và gia tăng nợ trong chiến lược chuyển đổi sẽ cải thiện tác động lên báo cáo tài chính. Mexico Các công ty con ở Mexico chỉ mới bắt đầu hoạt động vài năm (2000 so với 2003). Nhưng khoản tổn thất do chuyển đổi tăng lên nhanh chóng. Meaghan nhận ra rằng báo cáo tài chính được viết quá lên các khoản tổn thất chuyển đổi tiền tệ hàng quý.Và những vấn đề không chính xác trong báo cáo tài chính có thể xuất phát từ các quy định của chính phủ về việc chỉ số hóa các tài sản liên quan đến tiền tệ và chuẩn mực kế toán được quy định ở Mexico.Đồng Peso Mexico giảm giá so với đồng USD, rủi ro chuyển đổi rất cao và tổn thất chuyển đổi cũng bị đội lên. Bên cạnh đó, việc chỉ số hóa cũng tạo ra các thiệt hại theocấp số nhân. Chỉ số hóa có thể đã gây ra báo cáo không chính xác vì tỷ giá hối đoái thực sự, cho dù hiện tại hay lịch sử không được sử dụng đúng giá trị các hạng mục cụ thể. Đồng tiền chức năng ở đây là đồng peso.  Venezuela Riêng với Venezuela,Venezuela đã gặp phải cuộc khủng hoảng chính trị, và ảnh hưởng đến giá trị đồng Bolivar. Do sử dụng đồng Bolivar là đồng tiền chức năng nên khi chuyển đổi dòng tiền về công ty mẹ, công ty cũng gặp phải những tổn thất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các vấn đề về thanh toán chậm của các cơ quan chính phủ, các khoản phải thu bị trì hoãn đến 180 ngày cũng là ảnh hưởng đến khoản doanh thu bằng USD. Và đề xuất được đưa ra là di chuyển công ty con ra nước ngoài. IV. Một số giải pháp đề xuất cho Meaghan: Giải pháp chung cho công ty Từ việc phân tích các vấn đề của công ty, chúng tôi đưa ra mội số giải pháp có thể góp phần quản lý và hạn chế được những tổn thất do chuyển đổi. Trước hết là những biện pháp chung có thể sử dụng cho toàn công ty, để có một sự đồng nhất trong quản lý. 1.1. Sử dụng các công cụ phái sinh Công ty có thể sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa những tổn thất từ sự chuyển đổi. Sử dụng hợp đồng quyền chọn: hợp đồng quyền chọn là một ký kết giữa bên mua hoặc bên bán mà theo đó người mua từ người bán một quyền để được mua hoặc bán một tài sản cố định. Có hai loại quyền chọn là quyền chọn mua và quyền chọn bán. Với dự báo xu hướng tỷ giá tiếp tục giảm và doanh thu sẽ được kết chuyển về USD vào cuối kỳ kế toán, Lajolla có thể mua quyền chọn bán các đồng tiền địa phương với mức tỷ giá cố định. Khi thực hiện hợp đồng kỳ hạn, công ty sẽ phải mất một khoản phí, và do đó, lợi nhuận sẽ giảm.Tuy nhiên, với sự kỳ vọng giá xuống, công ty có thể giới hạn khoản lỗ của mình, giảm thiểu chi phí kiệt quệ tài chính do rủi ro tỷ giá. Hợp đồng kỳ hạn: hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận giữa hai bên người mua và người bán, trong đó yêu cầu giao một hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai với giả cả đã đồng ý ngày hôm nay. Trong trường hợp này, công ty có thể sử dụng hợp đồng kỳ hạn cho khoản tiền địa phương của mình.Công ty có thể bán kỳ hạn đồng tiền địa phương hoặc mua kỳ hạn đồng USD với tỷ giá cố định, tỷ giá này có thể bằng tỷ giá hiện tại hoặc bằng với mức kỳ vọng của công ty. Như vậy, với sự dự đoán xu hướng giảm giá của tỷ giá, vào ngày kết toán sổ sách, công ty sẽ có khoản USD tương ứng và không phải chịu những khoản lỗ lớn do rủi ro tỷ giá. 1.2. Cải tiến cơ sở vật chất, trang thiết bị Hầu hết các công ty ở Mỹ latinh của Lajolla đều tốn nhiều chi phí để sở hữu và vận hành các thiết bị chi phí cao và thiết bị nặng chuyên dụng, và các tài sản này thường được khấu hao trong thời gian dài, sẽ có thể chịu nhiều ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá. Như vậy trong ngắn hạn, công ty có thể đẩy nhanh mức khấu hao, giúp bảo vệ tài sản của công ty, hạn chế gặp phải những biến động của rủi ro tỷ giá. Trong dài hạn, công ty có thể thay đổi từ từ và đều đặn các nhà máy cố định và thiết bị, tài sản dài hạn của công ty, sử dụng các thiết bị ít tốn chi phí cũng như có các biện pháp bảo bệ thiết bị, tài sản tốt hơn, nâng cao thời gian sử dụng của tài sản, để giảm tổn thất trong tương lai. Giải pháp cho mỗi quốc gia cụ thể Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa chung, với mỗi trường hợp của từng quốc gia, chúng tôi đưa ra một số giải pháp mà Meaghan O'Connor có thể sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.1.Jamaica Qua phân tích ở trên, chúng tôi thấy rằng những tổn thất của các công ty con ở Meaghan không phải do hoạt động và quá trình quản lý. Các khoản tổn thất đều trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính chứ không phải từ thu nhập thực tế. Và hơn nữa, những tổn thất của công ty cũng chưa nghiêm trọng và công ty đã đạt được các thoản thuận chia sẻ rủi ro do tỷ giá hối đoái của các đối tác. Meaghan nên chấp nhận tình hình hiện nay.Tuy nhiên, để đảm bảo không làm cho các khoản tổn thất gia tăng hơn nữa, Meaghan cần có những hành động thận trọng hơn trong hoạt động của công ty.Với thỏa thuận chia sẻ rủi ro với các đối tác kinh doanh, Lajolla cần phải thận trọng hơn, xem xét kỹ hơn về đối tác của mình trước khi bắt đầu hợp tác. Mexico Với tình trạng ở Mexico, đây đơn giản không phải do nguyên nhân khách quan của tỷ giá hối đoái mà xuất phát từ hoạt động của của công ty con và các chuẩn mực kế toán mà các công ty con này áp dụng. Do đó đòi hỏi Meaghan phải tìm hiểu một cách nhanh chóng để giải quyết các vấn đề và các sai lầm. Meaghan có thể sử dụng tư vấn kế toán, kiểm toán viên độc lập, để hỗ trợ xem xét các hoạt động ở Mexico. Một báo cáo tài chính được viết quá lên (Writing up) đã không còn đảm bảo tính trung thực của nó. Do đó, Meaghan cần phải kiểm tra lại tình hình thực tế của công ty, và có thể đối chiếu với báo cáo tài chính để có thể phát hiện và làm rõ những khoản sai lệch. Việc kiểm tra tình hình thực tế của công ty cũng có thể đưa ra đánh giá chính xác cho việc sử dụng các phương pháp kế toán như hiện tại có phù hợp không.Và từ đó có thể đưa ra lựa chọn cho phương pháp kế toán phù hợp hơn. Báo cáo tài chính không trung thực và Meaghan đã nhận thấy các nhân viên địa phương viết quá lên các khoản lỗ. Và khi bà đề cập vấn đề này qua điện thoại thì kiểm soát viên địa phương trả lời đơn giản là không hiểu câu hỏi của bà. Như vậy dù sao đi nữa, Meaghan cần phải kiểm tra lại vấn đề nhân sự của công ty.Cần có một hệ thống kiểm soát nội bộ kỹ càng hơn, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các sai phạm, gian lận trong công ty, để hạn chế các khoản lỗ trên sổ sách.Và bên cạnh đó, Meaghan không nên bỏ qua việc tìm hiểu thực tế nhân viên, về sự bất hợp tác trong công việc. Cuối cùng, với vấn đề về các quy định của chính phủ đối với các khoản mục tiền tệ - đây có vẻ là một vấn đề khó giải quyết.Lajolla đang hoạt động kinh doanh trên quốc gia Mexico, và đương nhiên, công ty phải tuân thủ tất cả các quy định, luật pháp của quốc gia. Nhưng để hạn chế phần nào những tổn thất, công ty có thể xem xét, thuê các công ty tư vấn ở địa phương, họ am hiểu luật pháp và có thể đưa ra những lời khuyên để có thể tránh các khoản tổn thất trên. 2.3.Venezuela Đối với việc chậm trễ thanh toán của các cơ quan chính phủ, sự lựa chọn thực sự của Meaghan chỉ đơn giản là tiếp tục thúc đẩy các đối tác ít nhất là trả tiền đúng hạn,.Như vậy, để đạt được mục đích này, công ty cần có một sự thay đổi trong giao dich.Trước khi giao dịch, công ty cần phải tìm hiểu kỹ về tình hình của đối tác, về các quá trình kinh doanh và sự chi trả của đối tác trong quá khứ. Và hợp đồng giao dịch khi ký kết cần phải được cẩn trọng hơn, quy định rõ ràng về các điều khoản chi trả. Làm được như vậy, bước đầu công ty đã có thể hạn chế được rủi ro trả chậm. Tiếp theo, công ty có thể đưa ra các khoản chiết khấu, ưu đãi đối với khách hàng thanh toán sớm cũng như các khoản phạt cho khách hàng quá hạn. Các biện pháp trên sẽ phần nào hạn chế được sự thanh toán chậm của các công ty. PHỤ LỤC: BÀI DỊCH TÌNH HUỐNG CÁC CHIẾN LƯỢC BẢO HIỂM NGOẠI HỐI TẠI GENERAL MOTORS ĐỘ NHẠY CẢM CẠNH TRANH CASE 2A - Độ nhạy cảm cạnh tranh của General Motors. Sử dụng các giả định được trình bày trong tình huống Trường Kinh Doanh Havard “Các chiến lược bảo hiểm ngoại hối tại General Motor: Độ nhạy cảm cạnh tranh” để trả lời các câu hỏi sau đây: Định lượng độ nhạy cảm cạnh tranh của GM đối với đồng Yên Nhật Bản. Đề nghị một chính sách quản trị rủi ro dài hạn khả thi có thể giúp bảo vệ GM khỏi độ nhạy cảm cạnh tranh đồng Yên của nó. CÁC CHIẾN LƯỢC BẢO HIỂM NGOẠI HỐI TẠI GENERAL MOTORS : ĐỘ NHẠY CẢM CẠNH TRANH Vào tháng 9 năm 2001, Eric Feldstein, thủ quỹ kiêm phó chủ tịch tài chính của tập đoàn General Motors, hướng sự chú ý đến lợi ích chiến lược dài hạn: các hậu quả kinh tế do sự biến động của đồng Yên Nhật. Đồng Yên chiếm phần lớn trong cấu trúc chi phí của một số đối thủ cạnh tranh của GM, và Fledstein phải lường trước xu hướng của TGHĐ có thể tác động như thế nào đến các đối thủ cạnh tranh này và chính GM. Fledstein và đội ngân quỹ của mình (treasury team) chịu trách nhiệm quản trị các rủi ro liên quan đến các giao dịch và xu hướng ngoại hối. Các hoạt động của đội ngân quỹ của GM và sự quản trị rủi ro tiền tệ của nó xuất phát từ các hoạt động toàn cầu của nó được miêu tả chi tiết trong Mihir A. Desai and Mark F.Veblen, “ Foreign Exchange Hedging Strategies at GM: Transactional and Translational Exposures, HBS No. 205-095 (Boston: Harvard Business School Publishing, 2005). Hầu hết, các rủi ro tiền tệ xuất phát từ các hoạt động toàn cầu của GM được quản lý phù hợp với chính sách phòng ngừa chính thức của công ty.Trong khi GM có độ nhạy cảm lớn đối đồng Yên không xuất phát từ các giao dịch ngoại hối đặc biệt, tuy nhiên nó cho thấy những rủi ro thực sự đối với công ty.Feldstein phải hiểu tầm quan trọng của các rủi ro xuất phát từ độ nhạy cảm đối với đồng Yên của GM, và để xác định xem làm thế nào để quản lý tốt nhất các rủi ro này. PHẦN 1 - TỔNG QUAN VỀ GENERAL MOTORS VÀ CÁC CHÍNH SÁCH PHÒNG NGỪA RỦI RO CỦA CÔNG TY 1.1 General Motors Thống kê được vẽ từ GM, 2001 Báo cáo thường niên ( Detroit : GM,2002) và GM, 31- 12-2001 10-K (Detroit: GM,2002). General Motors là hãng xe lớn nhất thế giới và, từ năm 1931, dẫn đầu về doanh số thế giới. Năm 2001, GM đã có doanh dố 8.5 triệu xe và chiếm 15.1% thị phần toàn cầu. Được thành lập năm 1908, GM có các hoạt động sản xuất tại hơn 30 quốc gia, và các loại xe của nó được bán tại xấp xỉ 200 quốc gia. Năm 2000, công ty tạo ra thu nhập 4.4 tỷ $ trên doanh thu 184.6 tỷ $ ( xem Exhibit A1 về Báo cáo thu nhập hợp nhất của GM). Bắc Mỹ vẫn tiếp tục đại diện cho phần lớn doanh số đến người tiêu dùng cuối cùng và tập trung lớn nhất về tài sản ròng, plant ( máy móc, nhà máy, xí nghiệp..) và thiết bị ( xem Exhibit A2 và A3 ), nhưng tầm quan trọng của các hoạt động quốc tế của GM đang tăng lên trong phần trăm tổng thể kinh doanh. 1.2 Chính sách phòng ngừa của công ty GM Các hoạt đông quốc tế của GM đã dấy lên những rủi ro tiền tệ đáng kể, và Văn phòng Ngân quỹ của công ty quản lý các rủi ro này. Mục tiêu chính của chính sách quản trị rủi ro tỷ giá của của GM là giảm thiểu các biến động của dòng tiền và thu nhập; tối thiểu hóa thời gian quản trị và các chi phí dành cho quản trị FX; và cân bằng quản trị FX phù hợp với hoạt động kinh doanh ô tô của nó. Các mục tiêu này được hỗ trợ bởi chính sách phòng ngừa chính thức của công ty. GM chỉ phòng ngừa các dòng tiền (độ nhạy cảm giao dịch: transaction exposure) và lờ đi trạng thái bảng cân đối kế toán (độ nhạy cảm chuyển đổi: translation exposures). Công ty theo đuổi một chiến lược phòng ngừa thụ động là hạn chế thời gian quản lý sử dụng cho quản lý FX, kết quả của nghiên cứu nội bộ xác định là đầu tư các nguồn lực cho quản lý FX thiết thực không dẫn đến hiệu quả đáng kể của mốc chuẩn thụ động. Chính sách phòng ngừa của công ty cũng đòi hỏi độ nhạy cảm được quản lý theo cơ sở khu vực (không phải toàn thế giới), vì vậy việc quản trị tài chính phải phù hợp với hoạt động kinh doanh nền tảng của công ty. Độ nhạy cảm giao dịch là các lợi ích và tổn thất xuất phát từ các giao dịch được thiết lập theo một số đồng tiền khác với đồng tiền báo cáo của công ty. Các độ nhạy cảm này bắt nguồn từ các hoạt động mua và bán cũng như các quyết định tài chính như đi vay. Độ nhạy cảm chuyển đổi là các lợi ích và tổn thất xuất hiện khi các tài sản và nợ của công ty con ở nước ngoài của các công ty đa quốc gia được chuyển đổi trờ về với đồng tiền báo cáo của công ty đa quốc gia nhằm chuẩn bị cho báo cáo tài chính hợp nhất. Để có thêm thông tin về các chính sách phòng ngừa của GM, xem Mihir A. Desai and Mark F. Veblen, “ Foreign Exchange Hedging Strategies at GM: Transactional and Translational Exposures, HBS No. 205-095. Chiến lược phòng ngừa thụ động được GM áp dụng nhìn chung phòng ngừa được 50% của các rủi ro TG đáng kể xuất phát từ các dòng tiền kết hợp với hoạt động kinh đang đang diễn ra, như các khoản phải thu và các khoản phải trả. Các độ nhạy cảm thương mại như vậy được dự báo trên cơ sở khu vực, và cách thức được sử dụng để xác định khả năng có thể gây ra rủi ro của độ nhạy cảm và độ lớn để phòng ngừa trên cơ sở tuần hoàn 12 tháng (on a rolling twelve-month basis).Chính sách phòng ngừa cũng xác định các công cụ sử dụng cho các hoạt động phòng ngừa. Các hợp đồng kỳ hạn được sử dụng để phòng ngừa các độ nhạy cảm phát sinh trong vòng 6tháng, và các quyền chọn được sử dụng để phòng ngừa các độ nhạy cảm phát sinh trong vòng 7 đến 12 tháng. Tất cả sự chệch khỏi các đường lối chủ đạo này phải được phê duyệt bởi những nhà quản lý cấp cao, và Feldstein đã xem xét kỹ lưỡng những đề nghị như vậy một cách chặt chẽ. Feldstein và đội của mình cũng theo dõi các độ nhạy cảm TGHĐ mà không được bao gồm trong chính sách phòng ngừa của công ty nhưng có thể có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên việc kinh doanh của GM. Gần đây, Feldstein đã ngày càng chú ý đến sức mạnh của đồng đôla so với Yên Nhật và đặt câu hỏi làm cách nào để quản lý độ nhạy cảm của đồng Yên đáng kể của GM. Đặc biệt, các độ nhạy cảm “cạnh tranh” như vậy đã được thảo luận thực nghiệm nhưng không có các tiếp cận phân tích để định lượng các độ nhạy cảm này được giới hạn khả năng thực thi các phòng ngừa cụ thể. PHẦN 2 – HIỂU COMPETITIVE EXPOSURES 2.1 Nguồn gốc của Competitive Exposure Độ nhạy cảm của GM đối với đồng Yên Nhật không được tạo bởi các dòng tiền vào hay ra của GM hay cách điều hành hoạt động kinh doanh được chọn. Mà, nó là kết quả của sự cạnh tranh chống lại các công ty với các đồng nội tệ khác. Các hãng xe Nhật lớn có phần lớn trong cấu trúc chi phí của họ định danh bằng đồng Yên. Dẫn đến, bất kỳ sự sụt giảm nào của đồng Yên sẽ làm cho cấu trúc chi phí của họ thấp hơn khi so sánh với các chi phí tương đương của các nhà sản xuất ô tô ở Mỹ và Châu Âu. Nếu một số đối thủ cạnh tranh của GM giảm được chi phí đáng kể thông qua sự giảm giá tiền tệ, điều này có nghĩa là hiệu quả của việc kinh doanh của GM đối mặt với rủi ro tiền tệ: chi phí thấp hơn đối với các công ty Nhật sẽ dẫn đến giá cả đòi hỏi thấp hơn để đạt được mức lợi nhuận thông thường, vì vậy là xói mòn thị phần của GM – và giá trị thị trường. TGHĐ $/Y đã biến động mạnh hơn 2 thập kỷ trước và bây giờ đồng Yên đã giảm giá (xem Exhibit A4). Các hãng xe Nhật nhận được 56% và 43% thu nhập của họ từ thị trường Mỹ tương ứng trong năm 1999 và 2000. Trong hầu hết các năm gần đây, họ đã bán 4.1 triệu đơn vị trong thị trường Mỹ. Các phân tích hợp lý đã ước lượng rằng sự nâng giá của Yên từ 117 đến 107 ($/Y) trong suốt nữa đầu năm 2000 đã giảm lợi nhuận hoạt động toàn cầu gộp của các hãng xe Nhật 4 tỷ $. Feldstein đã lộn ngược thống kê đó theo cách nghĩ của mình: đối với sự giảm giá mỗi một Yên đối với đôla, lợi nhuận hoạt động chung của các đối thủ cạnh tranh Nhật tăng lên hơn 400 triệu $. Các ước lượng phác thảo từ các báo cáo nghiên cứu cho thấy rằng các công ty Nhật đã không có lợi nhuận khi đồng Yên mạnh hơn 110 đối với Đôla (tức là khi tỷ giá $/Y≤110 – đồng Yên tăng giá- thì các công ty Nhật không có lợi nhuận) và có lợi nhuận tại 120 hay hơn của đồngYên đối với Đôla ( tức là khi tỷ giá $/Y ≥ 120 – đồng Yên giảm giá- thì các các công ty Nhật có lợi nhuận). 2.2 Đo lường Competitive Exposure Feldstein đã nghĩ về độ nhạy cảm này như là một sự cạnh tranh hơn là tài chính. Không có “phải thu” và “phải trả” dự kiến và không đầu tư vốn hay các khoản vay được hoàn lại, nhưng vẫn có một tác động quan trọng đến lợi nhuận mà xuất phát từ biến động trong tỷ giá. Bởi vì thiếu một giao dịch rõ ràng, Feldstein đã nhận ra rằng độ nhạy cảm này đã ở ngoài phạm vi thông thường của chính sách phòng ngừa của GM. Bất kỳ một hành động nào đối với đồng Yên dựa trên độ nhạy cảm cạnh tranh được nhận biết sẽ thiết lập một tiền lệ mới – một điều mà Feldstein cảm thấy anh ấy phải xem xét rất cẩn thận. Ít nhất, anh ấy cần một câu chuyện chặt chẽ xác minh mức độ của độ nhạy cảm và làm cách nào có thể phòng ngừa nó hiệu quả. Feldstein cảm thấy là tình huống thuyết phục có thể được thực hiện đối với một chuỗi các sự kiện sau đây : (1) Một sự sụt giảm của đồng Yên dẫn đến (2) tổng lợi nhuận tăng thêm đối với các hãng xe Nhật, họ (3) tăng một số lợi ích này đến người tiêu dùng dưới hình thức giá cả thấp hơn, và (4) dẫn đến kết quả giá cả thấp hơn góp phần làm cho các hãng xe Nhật đạt được thị phần ở Mỹ, từ đó (5) ăn vào đơn vị doanh số tại GM, điều mà làm (6) lợi nhuận của GM thấp hơn, làm (7) giảm giá trị thị trường của GM. Điểm then chốt là phải ước lượng được về số lượng các biến và các tác động này. Dĩ nhiên, Feldstein cũng sẽ cần đặt ước lượng độ nhạy cảm cạnh tranh của anh ấy trong bối cảnh độ nhạy cảm tổng quan đồngYên của GM. Điều này bao gồm một độ nhạy cảm thương mại đồng Yên dựa trên dự báo phải thu thấp hơn phải trả 900 triệu $; một độ nhạy cảm đầu tư là kết quả từ phần vốn chủ sỡ hữu trong một vài công ty Nhật ( xem Exhibit A5); và một độ nhạy cảm tài chính thông qua các khoản nợ định danh bằng đồng Yên. Gần đây, GM đã hoàn thành một phát hành trái phiếu trị giá 500 triệu của trái phiếu phụ trội định danh bằng đồng Yên. Feldstein nhận thấy rằng việc ước lượng mức độ của độ nhạy cảm cạnh tranh phụ thuộc vào số lượng giả định và liên quan phần lớn đến công việc dự đoán. Trong bất kỳ sự kiện nào, anh ấy có thể tính toán độ nhạy đối với mỗi biến đầu vào sau đó. Sau các tính toán với đội phát triển kinh doanh, anh ấy tính toán là xe hơi Nhật trung bình có từ 20% đến 40% “chất” Nhật. Điều này bao gồm các phần bắt nguồn từ các người cung cấp ở Nhật cũng như lao động và các chi phí trang thiết bị nhà xưởng phải gánh chịu ở Nhật. Do đó, một sự sụt giảm của đồng Yên tiềm ẩn khả năng giảm chi phí của hàng hóa được bán về thực chất. Hy vọng là sự hiểu biết rõ về phần tiết kiệm chi phí rút cuộc có thể đi tiếp tới các người mua cuối cùng, Feldstein đã hội ý với các đồng nghiệp của anh ấy về doanh số của GM và các tổ chức marketing. Sự phản hồi anh ấy nhận được cho thấy : ước lượng hợp lý của những gì mà các hãng xe Nhật có thể đưa ra các ưu đãi tăng thêm hay niêm yết giá cả thấp hơn - trị giá khoản 15% - 45% các khoản chi phí tiết kiệm được. Năm 2000, các hãng xe Nhật đã đưa ra tương đối ít các khoản ưu đãi khi so sánh với phần còn lại của ngành (xem Exhibit A6).Mặt khác, GM đã đưa ra các khoản ưu đãi lớn hơn trung bình ngành và khoảng 1/3 của lợi nhuận mỗi xe hơi. Hai nhân tố khó khăn nhất để ước lượng là độ co giãn doanh số tiêu thụ và độ co giãn chéo đối với doanh số GM. Feldstein đã bàn bạc với một trong số nhà quản trị doanh số đối với mạng lưới bán hàng và được nói là giá tăng 5% có thể kỳ vọng doanh số giảm khoảng 10%. Nổ lực để cách ly tác động lên GM, Feldstein giả định rằng bất kỳ thị phần nào đánh mất cho các hãng xe Nhật sẽ được chia sẻ công bằng trong số và hoàn toàn bởi ba công ty lớn ở Detroit (General Motors, Ford, và Chrysler). Feldstein tính ra rằng một tính toán phác thảo khi đồng Yên giảm giá khoảng 20% sẽ đạt cận trên của độ nhạy cảm được chờ đợi. Tác động hàng năm hợp lý lên báo cáo thu nhập của GM sau đó có thể được đánh giá với tỷ lệ chiết khấu 20% vĩnh viễn – rõ ràng sự đơn giản hóa, nhưng nếu anh ấy cần các số liệu chi tiết hơn anh ấy có thể yêu cầu đội của anh ấy nghiên cứu sâu hơn về các con số. PHẦN 3 – KẾT LUẬN Feldstein có một ý tưởng lớn để thực hiện. Trong khi nhiều quản trị xe hơi phàn nàn về giá trị của đồng Yên, Feldstein muốn quay trở về với thuật hùng biện chuẩn về TGHĐ và định lượng độ nhạy cảm của đồng Yên. Như một phân tích, anh ấy kết luận, phải củng cố bất kỳ sự đề xuất hay các quyết định về quản trị rủi ro của GM, đặc biệt khi chính sách phòng ngừa công ty không bao gồm các đường lối chủ đạo về quản trị các độ nhạy cảm cạnh tranh như vậy. CASE 2B MINH BẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA TOYOTA TẠI THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU CASE 2B: MINH BẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA TOYOTA TẠI THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU Vào tháng 1 năm 2002, nhà sản xuất mô tô tại châu Âu của Toyota (TMEM) gặp phải rắc rối.Đặc biệt hơn, Ông Toyoda Shuhei, chủ tịch mới của TMEM, cũng gặp phải rắc rối.Ông đang trên đường tới văn phòng bên ngoài Tokyo của công ty ô tô Toyota (TMC) để giải thích sự suy giảm liên tục trong sản xuất và doanh số tại Châu Âu. CEO của TMC, ông Hiroshi Okuda, đang trông đợi một đề xuất từ ông Shuhei để hạn chế và tiến tới loại bỏ những thiệt hại đó. Tình cảnh căng thẳng này đưa đến việc TMEM là chi nhánh duy nhất của công ty Toyota bị lỗ hoạt động. Toyota và ngành công nghiệp sản xuất xe hơi TMC là nhà sản xuất xe hơi hàng đầu ở Nhật Bản, nhà sản xuất lớn thứ 3 thế về doanh số (5,5 triệu chiếc hay một chiếc trong mỗi 6 giấy), nhưng lại đứng thứ tám tại lục địa Châu Âu. Ngành công nghiệp sản xuất ô tô toàn cầu, giống như nhiều ngành công nghiệp khác có sự sụt giảm doanh số toàn cầu và tiếp tục trải qua nhiều sự hợp nhất trong những năm gần đây trong hoàn cành lợi nhuận biên bị thu hẹp, quy mô và phạm vi nền kinh tế cũng biến chuyển theo chiều hướng xấu, thị phần toàn cầu bị sụt giảm. Toyota cũng vậy, tiếp tục hợp lý hóa sản xuất cùng với Region lines và gia tăng sản lượng nội địa hóa ở Bắc Mỹ. Năm 2001, hơn 60% doanh số của Toyota Bắc Mỹ là được sản xuất tại khu vực này.Nhưng sản lượng của Toyota Châu âu thì không được như vậy. Hầu hết xe hơi và xe tải cho thị trường Châu Âu đều được sản xuất ở Nhật Bản. Năm 2001, chỉ 24% số lượng xe được bán ra tại Châu Âu là được sản xuất tại châu Âu (bao gồm cả Vương quốc Anh), phần còn lại được xuất khẩu từ Nhật Bản (xem hình B1). TME đã bán 634000 xe ô tô trong năm 2000. Châu Âu là thị trường nước ngoài lớn thứ 2 của Toyota, chỉ sau bắc Mỹ. TMEM mong đợi sự tăng trưởng đáng kể trong doanh số ở Châu Âu và có kế hoạch mở rộng sản xuất cùng doanh số lên 800000 đơn vị vào năm 2005. Nhưng năm tài chính 2001, đơn vị báo cáo thua lỗ 9,879 Tỷ yên(tương đương 82,5 triệu Đôla với mức tỷ giá 1USD=120 Yên). TMEM có ba nhà máy lắp ráp ô tô tại Anh, một nhà máy ở Thổ Nhĩ Kỳ, một ở Bồ Đào Nha. Tháng 11 năm 2000, TME thông báo chính sách không tạo lợi nhuận trong hai năm tới do sự suy yếu của đồng Euro. Gần đây, Toyota đã trình làng một mẫu xe mới- tại thị trường Châu Âu, chiếc Yaris, được xem là rất thành công. Yaris, một siêu xe nhỏ với một động cơ 1.000 cc, đã bán được hơn 180.000 đơn vị vào năm 2000. Mặc dù Yaris được thiết kế đặc biệt cho thị trường châu Âu, nhưng từ đầu lại được quyết định sản xuất tại Nhật Bản. Sự biến động tiền tệ Một nguyên nhân sâu xa khiến cho việc vận hành của TMEM bị trì trệ là sự sụt giảm giá trị của đồng Euro.Xuyên suốt năm 1999 và nửa đầu năm 2000, đồng Yên đã lên giá so với đồng Euro (xem bảng B2).Mặc dù đồng Euro có xu hướng đi lên vào thời gian cuối năm 2000, nhưng vẫn không đủ mạnh. Như đã được trình bày trong bảng B1, giá trị tiền tệ gốc tính làm giá bán cho các loại xe ô tô trong thị trường châu Âu là đồng Yên Nhật. Khi đồng Yên lên giá so với đồng Euro, chi phí tăng mạnh khi được tính toán bằng đồng Euro. Nếu Toyota muốn giữ cho mức giá của mình đảm bảo khả năng cạnh tranh trong thị trường châu Âu, nó phải nương theo toàn bộ các thay đổi của tỷ giá, chấp nhận giảm thiểu hoặc là chấp nhận lợi nhuận biên âm đối với cả mặt hàng xe hơi hoàn chỉnh và măt hàng bộ phận lắp ráp của xe vận chuyển tới trung tâm sản xuất của Toyota ở châu Âu, quyết định sản xuất mặt hàng Yaris tại Nhật Bản chỉ càng trầm trọng hóa vấn đề. Cách thức quản lý phù hợp để ứng phó tình hình Ban quản lý của Toyota không khoanh tay đứng nhìn tình hình diễn ra như vậy. Trong năm 2001, họ đã tiến hành các hoạt động lắp ráp vận hành tại Valenciennes, Pháp. Mặc dù Valenciennes vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng thị phần nhỏ trên toàn bộ thị trường châu Âu, kể từ tháng 01/2002, Toyota dự định sẽ phát triển và mở rộng công suất và tiềm năng của nó để đến năm 2004, nó có thể chiếm 25% tỷ trọng của thị trường tại châu Âu. Dây chuyền lắp ráp của Yaris được dự định di dời sang Valenciennes trong năm 2002. Vấn đề tiếp theo là nó vẫn chỉ là một công cụ lắp ráp, nghĩa là rất nhiều bộ phận quan trọng để cấu thành nên một chiếc xe vẫn phải nhập từ Nhật Bản hoặc Mỹ . Ông Shuhei, với sự phê duyệt của ông Okuda, đã đề xuất một chương trình tìm kiếm và mua bán nguồn nguyên liệu tại chỗ cho thị trường sản xuất tại Anh. TMEM có mục đích giảm thiểu số lượng các bộ phận hợp thành của xe hơi nhập từ công ty Toyota tại Nhật Bản để làm giảm thiểu sự tác động của sự biến động tiền tệ của đơn vị tại Anh. Nhưng 1 lần nữa, vấn đề sụt giảm giá trị của đồng Euro đối với đồng Bảng Anh, được trình bày trong hình B3, làm suy yếu đi tác động của giải pháp này. Câu hỏi tình huống: Tại sao bạn nghĩ công ty Toyota đã trì hoãn quá lâu để xây dựng một trung tâm sản xuất hàng hóa xuất khẩu cho thị trường châu Âu tại châu ÂuNếu nước Anh gia nhập thị trường tiền tệ châu Âu thì vấn đề sẽ được giải quyết ? Bạn nghĩ có bao nhiêu phần trăm khả năng nước Anh sẽ gia nhập thị trường tiền tệ châu Âu? Nếu đặt bạn vào vị thế của ông Shuhei, bạn sẽ phân loại vấn đề và giải pháp của bạn ra sao? Vấn đề trong ngắn hạn là gì và vấn đề trong dài hạn là gì? Giải pháp nào bạn cho là hợp lý để giúp Toyota tại châu Âu giải quyết vấn đề trì trệ trong việc vận hành sản xuất ở châu Âu? Giải pháp nào bạn cho là hợp lý để giúp Toyota tại châu Âu giải quyết vấn đề trì trệ trong việc vận hành sản xuất ở châu Âu? CASE 2C: CÔNG TY DỊCH VỤ LAJOLLA CASE 2C: CÔNG TY DỊCH VỤ LAJOLLA Meaghan O’Connor đã “thừa kế” một tập hợp lớn các vấn đề trong bộ phận thiết bị kỹ thuật hơn những gì mà bà từng mong đợi. Sau khi tiếp nhận là giám đốc tài chính của bộ phận vào tháng 3 năm 2004, Meaghan đã phát hiện ra rằng các công ty con ở Mỹ latinh của Bộ phận thiết bị kỹ thuật của LaJolla là nguồn gốc của những tổn thất và sự phát triển của các vấn đề bao gồm cả những tổn thất và những mối nguy cơ được phát sinh từ sự chuyển đổi tiền tệ. Các công ty con ở Mỹ latinh LaJolla là một công ty dịch vụ đa quốc gia với danh tiếng được tạo dựng trong ngành thiết kế và xây dựng hệ thống điện năng. Mặc dù hầu hết việc kinh doanh của LaJolla thường được miêu tả là “dịch vụ”, và do đó việc sử dụng hay sở hữu một số tài sản thực, đó không phải là cách với Bộ phận thiết bị kỹ thuật. Điều đặc biệt là đơn vị kinh doanh này đã phải chịu chi phí để sở hữu và vận hành các thiết bị chi phí cao và thiết bị nặng chuyên dụng liên quan trong việc truyền tải điện năng và xây dựng hệ thống phân phối. Trong thuật ngữ của Meaghan, bà phụ trách “Big Iron” trong một công ty tư vấn. Hoạt động gần đây của LaJolla được tập trung vào bốn quốc gia: Argentina, Jamaica, Venezuela, và Mexico. Thật không may, giá trị của các đồng tiền này vào những năm gần đây đã không tốt lắm – đặc biệt là so với đồng đôla Mỹ. Mỗi một công ty con của LaJolla ở những nước này là sử dụng đồng tiền địa phương của quốc gia đó. Mỗi công ty này tạo ra phần lớn doanh thu từ những hợp đồng dịch vụ ở địa phương và nhiều chi phí hoạt động cũng ở địa phương. Tuy nhiên, các đơn vị này đã đầu tư vào một số thiết bị chuyên dụng được gọi là “Big Iron” đã dẫn đếnthiệt hại tài sản ròng khi LaJolla đã hoàn thành hợp nhất các hoạt động ở nước ngoài hàng năm cho mục đích báo cáo tài chính. Những lợi ích và tổn thất từ sự chuyển đổi tiền tệ ( chủ yếu là những tổn thất trong những năm gần đây, đồng peso Argentina, đồng đôla Jamaica, bolivar của Venezuela, và đồng peso của Mexico đã suy yếu so với đồng đôla Mỹ) đã tích lũy trong dòng điều chỉnh chuyển đổi tích lũy trên sổ sách hợp nhất của công ty. Nhưng vấn đề đã trở nên thực tế hơn vào cuối năm. Thông thường, những tổn thất chuyển đổi tiền tệ này sẽ không là vấn đề lớn trong quản lý cho LaJolla và Meaghan, ngoại trừ một sai sót nhỏ trong tài liệu ở Argentina vào mùa thu năm 2003. LaJolla, cũng giống như nhiều công ty đa quốc gia khác, hoạt động ở Argentina trong những năm gần đây, đã từ bỏ sự tiến hành bất kỳ việc kinh doanh thực sự nào theo lời cam kết trong sự suy yếu trầm trọng sau cuộc khủng hoảng ở Argentina. Về cơ bản nó đã đóng cửa hàng ở đó trong mùa hè năm 2003.Tuy nhiên, cố vấn pháp lý của công ty ở Buenos Aires đã mắc phải một số sai lầm.Thay vì các tài sản của LaJolla Engineering Argentina, tư vấn địa phương đã nộp giấy tờ nói rằng LaJolla phá sản. Mặc dù nó dường như là một sự khác biệt nhỏ, theo U.S.GAAP và FAS52, LaJolla bây giờ sẽ phải nhận ra trong thu nhập hiện tại những tổn thất do chuyển đổi tích lũy đã lớn dần lên trong những năm qua từ các doanh nghiệp Argentina. Và đây là những con số đáng kể: tổn thất 7 triệu đôla Mỹ trong quý IV năm 2003. Ban quản trị của LaJolla đã không hài lòng về điều đó. LaJolla năm 2004 Như là một kết quả từ những kinh nghiệm gần đây, LaJolla đang xem xét cẩn thận lại tất cả các tổn thất và lợi ích từ sự chuyển đổi tiền tệ của các đơn vị kinh doanh khác nhau của nó trên toàn thế giới. Một lần nữa, hoạt động của những công ty ở Mỹ latinh là những tiêu điểm, vì đặc điểm chung là nhiều các loại tiền ở Mỹ latinh trong thời gian gần đây đã bị suy yếu so với đồng đôla Mỹ, mặc dù chính đồng đôla cũng khá yếu so với đồng euro. Jamaica, Venezuela, và Mexico mỗi một quốc gia đều có các vấn đề và thách thức riêng, nhưng tất cả đều đặt ra mối nguy cơ cho sự điều chỉnh chuyển đổi tiền tệ cho LaJolla. Jamaica.Công ty đã khá quan tâm đến các công ty ở Jamaica và có những hợp đồng từ rất sớm. Ngay từ đầu, công ty đã chấp nhận có tất cả doanh thu bằng Đôla Jamaica (đồng tiền địa phương được chỉ định là đồng tiền chưucs năng hiện hành), nhưng sau sự sụp đổ của đồng Đôla Jamaica trong đầu năm 2003 (xem hình C1), công ty đã thương lượng lại mối quan hệ với công ty đó, mặc dù LaJolla sẽ tiếp tục được thanh toán bằng đồng tiền địa phương, hai công ty sẽ chia sẻ bất kỳ thay đổi trong tỷ giá hối đoái kể từ quý IV năm 2003 khi thành lập chi phí như hóa đơn. Tuy nhiên, sự tiếp tục suy giảm của đồng Đôla Jamaica đã tạo ra tổn thất đáng kể  khi chuyển đổi tiền tệ  cho LaJolla ở Jamaica. Mexico. Mặc dù, đồng peso của Mexico đã khá ổn định trong một vài năm, nó rõ ràng đã bắt đầu trượt giá so với đồng USD trong năm 2002 và 2003 (xem hình C2). Meaghan đã trở nên đặc biệt thất vọng với tình hình Mexico khi bà xem xét nó kỹ hơn. LaJolla đã bắt đầu sự hoạt động của công ty con ở Mexico vào đầu năm 2000, nhưng những tổn thất về chuyển đổi tiền tệ từ đồng Mexico được báo cáo đã phát triển nhanh hơn nhiều so với những gì bà dự kiến. Bà cũng đã trở nên khá bối rối khi bà nhận ra rằng các báo cáo tài chính từ các văn phòng Mexico của bà dường như "sáng tác" những tổn thất do chuyển đổi tiền tệ hàng quý. Khi bà đặt nghi vấn, đầu tiên qua điện thoại và sau đó đích thân gặp, kiểm soát viên tài chính địa phương của bà chỉ nói một cách đơn giản (bà đang làm việc thông qua một thông dịch viên), tuyên bố họ chỉ đơn giản là không hiểu câu hỏi của bà.  Meaghan là không phải là người mới bắt đầu trong lĩnh vực tài chính quốc tế, và bà biết rằng các báo cáo tài chính ở Mexico thường chỉ rõ các tài khoản bằng ngoại tệ phù hợp với các bảng tra cứu được chính phủ ban hành về giá trị tài sản có liên quan đến tiền tệ. Bà tự hỏi liệu việc lập các bảng tra cứu đó có phải là nguyên nhân của sự gia tăng nha chóng trong tổn thất do chuyển đổi tiền tệ. Venezuela. Tiếp tục cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezuela xoay quanh việc tổng thống Hugo Chavez gây ra một hậu quả xấu lên đồng Bolivar của Venzuela (xem hình 3.3). Không chỉ là LaJolla chịu ảnh hưởng bởi sự suy giảm của đồng Đôla Mỹ trong doanh thu từ các hoạt động của nó ở Venezuela, mà còn tiếp tục phải chịu các hình thức thanh toán trễ nghiêm trọng từ các cơ quan chính phủ khác nhau mà công ty được độc quyền cung cấp dịch vụ. Hoá đơn trung bình là hơn 180 ngày để được giải quyết, và sự suy giảm của đồng bolivar đã làm gia tăng các khoản lỗ. Thiệt hại do chuyển đổi tiền tệ được tích lũy ở đây, một lần nữa từ công ty con có chức năng tiền tệ là đồng đồng tiền địa phương. Các kiểm soát viên của LaJolla ở Venezuela đã fax một đề xuất có liên quan đến việc thay đổi các loại tiền tệ được sử dụng cho sổ sách kế toán ở Venezuela làĐôla Mỹ, cũng như đề nghị họ xem xét việc di chuyển công ty con ra nước ngoài (ra khỏi Venezuela) cho mục đích kế toán và sự thống nhất trong công ty. Ông đã đề nghị một trong hai quần đảo Cayman hoặc đảo Antilles Hà Lan ngoài khơi bờ biển. Tóm lại, Meaghan đã bắt đầu nghĩ rằng bà đã phạm sai lầm lớn khi bà chấp nhận sự đề bạt chức vụ giám đốc tài chính của khu vực này. Bà mở mắt một lần nữa để nhìn ra Thái Bình Dương và suy nghĩ về những lựa chọn thay thế để có thể quản lý những rủi ro này, và những gì - nếu bất cứ điều gì bà ấy nên làm ngay lập tức. Câu hỏi tình huống: 1. Bạn có nghĩ Meaghan O'Connor nên dành nhiều thời gian và nguồn lực để cố gắng quản lý những tổn thất của chuyển đổi tiền tệ tiền tệ, điều mà nhiều người cho rằng đó hoàn toàn là một hiện tượng kế toán không? 2. Bạn mô tả hoặc hệ thống lại những phân tích của bạn về những mối đe dọa của các quốc gia riêng biệt đến La Jolla? Những đặc điểm cụ thể của các vấn đề riêng rẽ của họ dường như có mối liên hệ chặt chẽ với các vấn đề tiền tệ? 3. Bạn muốn khuyên Meaghan làm những gì? DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG CASE 2A: Bảng A1 – Báo cáo thu nhập hợp nhất của GM ( triệu $). Hình A2: GM Segment Breakdown of Salé to End Customers, 2000. Hình A3: GM Geographic Breakdown of Net Property, 2000. Hình A4: Diễn biến tỷ giá hối đoái của Yên so với Dola. Hình A5: Đầu tư của GM trong thị trường ô tô Nhật. Hình A6: 2000 average Incentive per Unit in the United States. CASE 2B: Hình B1: Cấu trúc thị phần của công ty Toyota tại châu Âu Hình B2: tỷ giá giao dịch hàng ngày của Yên so với Euro Hình B3: tỷ giá giao dịch hàng ngày của Bảng Anh so với Euro CASE 2C: Hình C1: Tỷ giá hối đoái trung bình hàng tháng: Dola Jamaica/ US Dollar Hình C2: Tỷ giá hối đoái bình quân hàng tháng: peso Mexico/ US Dollar Hình C 3: Tỷ giá hối đoái bình quân hàng tháng: đồng Bolivar/ đồng USD. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ths. Đinh Thị Thu Hồng 2011, Giáo trình Tài chính công ty đa quốc gia. GS.TS Trần Ngọc Thơ, TS. Nguyễn Ngọc Định 2010, Giáo trình tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang 2010, Giáo trình quản trị rủi ro, Nhà xuất bản Thống kê Alexander J. Triantis, Corporate Risk Management: Real Options and Financial Hedging, Journal of Applied Corporate Finance, summer 2000. Gordon Bodnar, Techniques for Managing Exchange Rate Exposure Pantzalis, Christos; Simkins, Betty J.; Laux, Paul A, Operational hedges and the foreign exchange exposure of U.S. Multinational Corporations, Journal of International Business Studies, December 22, 2001 G.Mustafa Mohatarem, Impact Of The Strong Dollar On The US Auto Industry, Institute for International Economics, 2003. www.sjsu.edu/faculty/watkins/accountrisk.htm - Hoa Kỳ - phương pháp chuyển đổi tiền tệ. Mihai Sebea, Emu Enlargement: Will Great Britain Join?, Romanian Economic and Business Review – Vol. 2, No. 1 The European Single Currency Attitudes Towards UK Participation in the Eurozone Toyota Financial Summary , 2001. Toyota In Europe, March 2008 Edition. www.forexticket.com – tỷ giá lịch sử EUR/JPY. www.forexticket.com – tỷ giá lịch sử GBP/EUR.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCông ty dịch vụ kỹ thuật lajolla và độ nhạy cảm chuyển đổi.docx
Luận văn liên quan