Đề tài Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là loại hình công ty vẫn chưa phổ b iến ở Việt Nam mặc dù ra đời từ rất sớm trên thế giới và được pháp luật nước ta ghi nhận ở Luật Doanh nghiệp từ nă m 1999 và được bổ sung, đổi mới ở Luật Doanh nghiệp 2005. Loại hình công ty hợp danh có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Và trong tiểu luận này, nhóm chúng e m cố gắng khá i quát những nét chính yếu về công ty hợp danh: - Cung cấp cái nh ìn tổng quan về loại h ình công ty hợp danh: khá i n iệm, đặc điểm chính, cơ cấu tổ chức, quy định thành viên. - Các quy định về thành lập tổ chức họat động của công ty hợp danh của bộ luật do anh nghiệp 2005. - Các quy định về tổ chức lại, g iải thể của công ty hợp danh của bộ luật doanh nghiệp 2005.

pdf27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9040 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công ty hợp danh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...............................................................................................6 1.2.2. Công ty đối vốn......................................................................................................6 1.3. Khái niệm và đặc điểm của công ty hợp danh. .......................................................6 1.3.1. Khái niệm...............................................................................................................6 1.3.2. Đặc điểm của công ty hợp danh ..........................................................................6 1.3.2.1 Đặc điểm về thành viên ...................................................................................6 1.3.2.2 Đặc điểm về hoạt động đại diện cho công ty trong các giao dịch pháp lý ........................................................................................................................................7 1.3.2.3 Đặc điểm về trách nhiệm của công ty ..........................................................7 PHẦN II: QUY CHẾ PHÁP LÍ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY HỢP DANH. ..............................................................................................................................8 2.1. Quy chế pháp lí thành lập và hoạt động của công ty hợp danh. .......................8 2.2. Thủ tục thành lập công ty hợp danh. ......................................................................8 2.2.1. Hồ sơ đăng kí kinh doanh đối với công ty hợp danh. ....................................8 2.2.2. Trình tự và thủ tục đăng kí kinh doanh. ..........................................................8 2.3. Địa vị pháp lí của công ty hợp danh. ......................................................................10 2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh. ...............................................10 2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn. ..................................................10 2.3.3. Tổ chức, quản lý công ty hợp danh. .................................................................11 2.4. Vấn đề tiếp nhận thành viên, chấm dứt tư cách thành viên, rút khỏi công ty. .................................................................................................................................................12 2.4.1. Tiếp nhận thành viên. .........................................................................................12 2.4.2. Chấm dứt tư cách thành viên. ...........................................................................12 Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 3 2.4.3. Rút khỏi công ty. ..................................................................................................13 2.5. Tổ chức lại và giải thể công ty hợp danh. .............................................................13 2.5.1. Tổ Chức Lại: .........................................................................................................13 2.5.2 Giải Thể ...................................................................................................................16 PHẦN III: TÌNH TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY HỢP DANH Ở VIỆT NAM. ....................................................................................................................................................19 3.1. Thực trạng và một số hạn chế về qui chế pháp lý thành lập và hoạt động công ty hợp danh. ...............................................................................................................19 3.1.1. Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng hoạt động của công ty hợp danh hiện nay ở Việt Nam. ......................................................................................................19 3.1.2. Một số hạn chế của qui chế pháp l ý về công ty hợp danh. ..........................20 3.1.3. Một số kiến ngị hoàn thiện chế độ pháp lý thanh lập và hoạt động của công ty hợp danh. ............................................................................................................21 3.1.3.1. Khả năng hoạt động của công ty hợp danh trên thị trường và triển vọng phát triển loại hình doanh nghiệp này ở Việt Nam. ..................................21 3.1.3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa chế độ pháp lý về thành lập và hoạt động công ty hợp danh. ........................................................................22 3.1.4. Ví dụ về công ty hợp danh: ................................................................................23 KẾT LUẬN ..............................................................................................................................26 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................27 Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 4 LỜI NÓI ĐẦU Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đánh dấu một sự thay đổi lớn trong pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời phản ánh được tư tưởng và mục tiêu nổi bật của luật Doanh nghiệp năm 2005 là hình thành một khung pháp lý chung, bình đẳng áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp. Bên cạnh các loại hình doanh nghiệp quen thuộc như Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng đề cập đến Công ty hợp danh. Hiện tại, tuy loại hình này không phổ biến tại Việt Nam nhưng Luật Doanh nghiệp 2005 đã có những đổi mới so với Luật Doanh nghiệp 1999 để tạo điều kiện thông thoáng cho công ty hợp danh phát triển hơn nữa trong tương lai. Việc có mặt của loại hình doanh nghiệp này đã mở rộng sự lựa chọn hơn nữa cho các nhà kinh doanh, thu hút được nguồn vốn trong cũng như ngoài nước, mở rộng hợp tác quốc tế trong quá trình hội nhập. Để hiểu rõ hơn về loại hình doanh nghiệp này, nhóm chúng em trình bày về đề tài: “Công ty hợp danh”. Nội dung đề tài gồm 3 phần: - Phần 1: Khái niệm và đặc điểm của công ty hợp danh. - Phần 2: Quy chế pháp lí thành lập và hoạt động của công ty hợp danh - Phần 3: Tình trạng phát triển công ty hợp danh ở Việt Nam. Bài tiểu luận này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong Thầy đóng góp ý kiến. Xin chân thành cảm ơn Thầy đã giúp đỡ nhóm chúng em hoàn thành tốt bài tiểu luận này. Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 5 PHẦN I: KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY HỢP DANH. 1.1. Nguồn gốc của công ty hợp danh. Công ty hợp danh là một trong số những loại hình công ty điển hình được quy định trong Bộ luật Thương mại Pháp từ năm 1807. Yếu tố nhân thân của thành viên hợp danh được coi trọng hàng đầu khi thành lập công ty, trong đó người ta t hường chú tâm tới t ổng tài sản dân sự hơn là số vốn góp vào công ty. Đối với bên thứ ba, việc định danh các thành viên là rất quan trọng khi thực hiện các giao dịch với công ty. Bởi vậy, cho đến năm 1985 vẫn còn tồn tại quy định về tên của công ty phải bao gồm tên của tất cả các thành viên hợp danh. Điều đó lý giải tại sao người ta gọi là công ty hợp danh.Việc điều hành công ty do Người quản lý thực hiện. Về nguyên tắc, tất cả các thành viên đều có tư cách quản lý. Họ có thể chỉ định Người quản lý trong số các thành viên của công ty hoặc người ngoài công ty. Người quản lý cũng đồng thời là người đại diện của công ty. Nét đặc trưng trong luật của Pháp là xu hướng phân biệt giữa dân luật và thương luật, do đó người ta thường chú ý xem xét tư cách thương nhân của các chủ thể kinh doanh. Theo quy định, tất cả các thành viên đều có tư cách t hương nhân, nhưng công ty không có tư cách này. Tuy nhiên, trong trường hợp Người quản lý là người ngoài công ty thì chính công ty mang tư cách thương nhân, bởi vì khi đó, Người quản lý khi t hực hiện các hành vi nhân danh công ty và phải chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh trước các thành viên.Thành viên hợp danh theo pháp luật thương mại Pháp không hạn chế là cá nhân, mà còn bao gồm cả pháp nhân. Từ đó có thể hình thành mô hình kinh doanh kết hợp, cho phép tránh được trách nhiệm vô hạn của cá nhân thành viên mà vẫn có thể khai thác được những điểm mạnh của công ty hợp danh. Ví dụ: một công ty hợp danh có t ất cả các thành viên hợp danh là pháp nhân song thực ra, việc điều hành công ty do các cá nhân là người đứng đầu pháp nhân thành viên thực h iện. Vì thế mà mặc dù quy trình, thủ tục công ty hợp danh ở Pháp rất nghiêm ngặt, song công ty hợp danh vẫn hiện diện với một số lượng đáng kể trong nền kinh tế Pháp. 1.2. Phân loại công ty. Trên thế giới hiện nay có nhiều cách phân loại công ty khác nhau ở các nước khác nhau nhưng cách xác định mô hình công ty phổ biến nhất mà các nhà khoa học pháp lí Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 6 thường sử dụng là dựa vào tính chất của sự liên kết và chế độ trách nhiệm của các t hành viên công ty. Theo cách này công ty được chia làm hai loại: công ty đối nhân và công ty đối vốn. 1.2.1. Công ty đối nhân. Công ty đối nhân được thành lập trên cơ sở sự thân cận, tín nhiệm lẫn nhau giữa các thành viên là chính, việc góp vốn chỉ là thứ yếu. Những công ty đối nhân xuất hiện đầu tiên ở một số nước ở châu Âu nơi có điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán. Hiện nay điển hình nhất cho loại công ty đối nhân là công ty hợp danh. Nói chung ở trên thế giới t heo pháp luật kinh doanh của các nước thì công ty đối nhân không có tư cách pháp nhân, bởi tài sản của các thành viên và t aì sản của công ty không có sự tách biệt rõ ràng, công ty đối nhân có trách nhiệm vô hạn về trách nhiệm của mình. 1.2.2. Công ty đối vốn. Công ty đối vốn là loại hình công ty phổ biến nhất hiện nay, công ty được thành lập trên cơ sở góp vốn của các thành viên. Khác với công ty đối nhân, công ty đối vốn khi thành lập không quan tâm dến nhân thân của người góp vốn mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp của họ. Quyền lợi của mỗi thành viên phụ thuộc vào phần vốn góp của họ, điều này cũng tương đương với việc gánh vác nghĩa vụ. Công ty đối vốn là công ty có tư cách pháp nhân. Một công ty đối vốn hiện nay như công ty TNHH, công ty cổ phần. 1.3. Khái niệm và đặc điểm của công ty hợp danh. 1.3.1. Khái niệm. Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất là hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là t hành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có t hành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. ( khoản 1 điều 130 luật DN 2005) 1.3.2. Đặc điểm của công ty hợp danh 1.3.2.1 Đặc điểm về thành viên Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 7 Công ty hợp danh có thể có hai loại thành viên với địa vị pháp lý khác nhau là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn Thành viên hợp danh là thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên hợp danh chỉ có thể là cá nhân. Thành viên hợp danh không được đồng thời là chủ một doanh nghiệp tư nhân hoặc tham gia một công ty hợp danh khác với tư cách là t hành viên hợp danh. Tất cả các thành viên hợp danh đều có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty và như vậy cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Thành viên góp vốn là cá nhân hoặc tổ chức. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại điều lệ công ty. Thành viên góp vốn không tham gia quản lý công ty và không hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Họ chỉ được tham gia thảo luận và biểu quyết về việc bổ sung, sửa đổi các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn được quy định trong điều lệ công ty, về việc tổ chức lại và giải thể công ty. Khi công ty giải thể họ được chia giá trị tài sản còn lại khi công ty giải thể theo quy định trong điều lệ công ty. Với những quyền hạn hạn chế như vậy, thành viên góp vốn có nghĩa vụ góp đủ số vốn đã cam kết. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi giá trị số vốn đã cam kết góp vào công ty. 1.3.2.2 Đặc điểm về hoạt động đại diện cho công ty trong các giao dịch pháp lý Theo khoản 1 điều 137 luật DN 2005 mọi thành viên hợp danh đều đại diện cho công ty, đều tham gia vào quan hệ pháp luật nhân danh công ty. 1.3.2.3 Đặc điểm về trách nhiệm của công ty Công ty hợp danh chịu trách nhiệm về hoạt động của mình không giới hạn trong phạm vi vốn điều lệ được đăng kí tại cơ quan đăng kí kinh doanh. Các thành viên hợp danh cùng nhau chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty bằng toàn bộ tài sản riêng của mình. Vì vậy công ty hợp danh là loại doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn. Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 8 PHẦN II: QUY CHẾ PHÁP LÍ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY HỢP DANH. 2.1. Quy chế pháp lí thành lập và hoạt động của công ty hợp danh. Quy chế pháp lí thành lập và hoạt động của công ty hợp danh được quy định trong Luật Doanh N ghiệp 2005 và được chi tiết hoá tại Nghị định của Chính phủ số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 về đăng kí Doanh N ghiệp và Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp. 2.2. Thủ tục thành lập công ty hợp danh. Theo Điều 15 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định trình tự thành lập doanh nghiệp nói chung như sau: “Người thành lập doanh nghiệp phải lập và nộp đủ hồ sơ đăng kí kinh doanh theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng kí kinh doanh thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và phải chịu trách nhiệm về t ính chính xác, trung thực của nội dung đăng kí kinh doanh”. Cũng theo Điều 15 thì “cơ quan đăng kí kinh doanh không có quyền yêu cầu ngưòi thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ, hồ sơ khác ngoài hồ sơ quy định tại luật này đối với từng loại hình doanh nghiệp. Cơ quan đăng kí kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng kí kinh doanh”. Việc thành lập công ty hợp danh tuân theo đúng trình tự nêu trên. 2.2.1. Hồ sơ đăng kí kinh doanh đối với công ty hợp danh. Được quy định t ại Điều 20 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 bao gồm: - Đơn đăng kí kinh doanh lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định - Điều lệ công ty. - Danh sách thành viên hợp danh. Đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định thì phải có thêm xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc chứng chỉ hợp pháp chứng minh về số vốn của công ty. Đối với công ty kinh doanh các ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh. 2.2.2. Trình tự và thủ tục đăng kí kinh doanh. Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 9 Trình tự và thủ tục đăng kí kinh doanh đối với công ty hợp danh như sau: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện nộp đủ hồ sơ nêu trên tại Phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng kí kinh doanh. Phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh không đựơc yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm bất cứ giấy tờ nào khác ngoài hồ sơ nêu trên. Phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh thực hiện việc tiếp nhận đơn, hồ sơ đăng kí kinh doanh và phải giao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ nếu: - Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh. - Tên doanh nghiệp được đặt đúng theo quy định của pháp luật. - Hồ sơ đăng kí kinh doanh hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Doanh nghiệp. - Nộp đủ lệ phí đăng kí kinh doanh theo quy định. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, doanh nghiệp được khắc dấu và có quyền được sử dụng con dấu của mình. Trường hợp vi phạm một trong các điều kiện nêu trên thì Phòng đăng kí kinh doanh phải thông báo ngay cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, nêu nội dung cần sửa đổi và cách thức cần sửa đổi. Quá thời hạn nói trên mà không có thông báo thì tên của doanh nghiệp coi như được chấp nhận, hồ sơ đăng kí kinh doanh đựơc coi là hợp lệ. Nếu sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh mà không nhận được giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại đến Phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh, nơi tiếp nhận hồ sơ đănh kí kinh doanh. Sau thời hạn 7 ngày kể từ ngày nộp đơn khiếu nại mà không nhận được trả lời của Phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại lên UBND cấp tỉnh hoặc kiện ra toà hành chính cấp tỉnh nơi nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật. Kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh mà không cần phải xin phép bất cứ cơ quan nhà nước nào, trừ trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có điều kiện. Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 10 Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh do Phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh cấp có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc. 2.3. Địa vị pháp lí của công ty hợp danh. 2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh. Theo quy định của Điều 134 Luật doanh Nghiệp 2005, các thành viên hợp danh có quyền và nghĩa vụ sau: - Thành viên hợp danh có quyền: + Tham gia thảo luận và biểu quyết về t ất cả các công việc của công ty. + Được chia lợi nhuận theo thoả t huận quy định trong điều lệ công ty. + Trực tiếp tham gia quản lí hoạt động kinh doanh của công ty. + Sử dụng tài sản của công ty để phục vụ cho lợi ích của công ty; được hoàn trả lại mọi khoản chi đã thực h iện để phục vụ lợi ích của công ty. + Các quyền khác quy định trong điều lệ công ty. - Thành viên hợp danh có nghĩa vụ: + Góp đủ số vốn đã cam kết vào công ty. + Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ t ài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. + Trường hợp kinh doanh bị thua lỗ thì phải chịu lỗ theo nguyên tắc quy định trong điều lệ công ty. + Khi quản lí hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh nhân danh công ty hoặc đại diện cho công ty phải hành động một cách trng thực, mẫn cán, phục vụ lợi ích hợp pháp của công ty. + Chấp hành nội quy và quyết định của công ty. + Thành viên hợp danh không được đồng thời là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân. + Thành viên hợp danh không được tự mình hoặc nhân danh ngưòi thứ ba thực h iện hoạt động kinh doanh trong cùng ngành nghề kinh doanh của công ty + Thành viên hợp danh không được nhân danh công ty kí kết hợp đồng, xác lập và t hực hiện các giao dịch khác nhằm thu lợi riêng cho các nhân và cho người khác. + Các nghĩa vụ khác do điều lệ công ty quy định. 2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn. Được qui định tại Điều 140 Luật Doanh Nghiệp 2005 như sau: Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 11 - Thành viên góp vốn có quyền: + Tham gia thảo luận và biểu quyết về việc bổ sung, sửa đổi các quy ền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn được qui định trong điều lệ công ty; về việc tổ chức lại, giải thể công ty. + Được chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu điều lệ công ty không qui định khác. + Được chia lợi nhuận, được chia giá trị tài sản còn lại khi công ty giải thể theo điều lệ công ty. + Được nhận thông t in về hoạt động kinh doanh và quản lý công ty, xem sổ kế toán và hồ sơ khác của công ty. + Các quyền khác do điều lệ công ty quy định. - Nghĩa vụ của thành viên góp vốn: + Góp đủ số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ry trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. + Không tham gia quản lý công ty, không được hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. + Chấp hành đúng nội qui và quy ết định của công ty. + Nghĩa vụ khác do điều lệ công ty qui định. 2.3.3. Tổ chức, quản lý công ty hợp danh. Các vấn đề về tổ chức quản lý công ty hợp danh được qui định tại Điều 137 Luật Doanh Nghiệp 2005 với nội dung như sau: - Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên hợp danh, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty . Hội đồng thành viên quyết định tất cả các hoạt động của công ty. Khi biểu quyết, mỗi thành viên hợp danh chỉ có một phiếu. - Quyết định về các vấn đề sau đây phải được tất cả các thành viên hợp danh có quyền biều quyết chấp nhận: + Cử giám đốc công ty. + Tiếp nhận thành viên. + Khai trừ thành viên hợp danh. + Bổ sung, sửa đổi điều lệ công ty. + Tổ chức lại, giải thể công ty. Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 12 + Hợp đồng của công ty hợp danh, người có liên quan của thành viên hợp danh. - Quyết định về những vấn đề khác phải được đa số thành viên hợp danh chấp nhận. - Tất cả các quy ết định của Hội đồng thành viên phải được ghi vào sổ biên bản và phải được lưu giữ t ại trụ sở chính của công ty. - Trong quá trình hoạt động, các thành viên hợp danh phân công đảm nhiệm các chức trách quản lý và kiểm soát hoạt động của công ty và cử một người trong số họ làm giám đốc. - Thành viên hợp danh chủ động thực h iện công việc được phân công nhằm đạt được mục tiêu của công ty; đại diện cho công ty trong đàm phán, ký kết hợp đồng thực hiện các công việc được giao; đại diện cho công ty trước pháp luật và cơ quan nhà nước trong phạm vi công việc được phân công. Khi nhân danh công ty thực hiện các công việc được giao thành viên hợp danh phải làm việc một cách trung t hực, không trái với các quy ết định của Hội đồng thành viên, không vi phạm các điều cấm. - Giám đốc công ty hợp danh có nhiệm vụ: + Phân công, điều hoà, phối hợp công việc của các thành viên hợp danh. + Điều hành công việc trong công ty. + Thực hiện công việc khác theo uỷ quyền của các thành viên hợp danh. 2.4. Vấn đề tiếp nhận thành viên, chấm dứt tư cách thành viên, rút khỏi công ty. 2.4.1. Tiếp nhận thành viên. Người được t iếp nhận làm thành viên hợp danh hoặc được tiếp nhận làm thành viên góp vốn của công ty khi được tất cả các thành viên hợp danh đồng ý trừ trường hợp điều lệ công ty qui định khác. Thành viên hợp danh được tiếp nhận vào công ty chỉ chịu trách nhiệm về các nghiã vụ của công ty phát sinh sau khi đăng ký thành viên đó với cơ quan đăng ký kinh doanh. 2.4.2. Chấm dứt tư cách thành viên. - Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau: + Đã chết hoặc bị toà án tuyên bố là đã chết. + Mất tích, bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự. + Tự nguy ện rút khỏi công ty. + Bị khai trừ khỏi công ty. Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 13 - Trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên theo qui định t ại hai điểm trên thì công ty vẫn có quyền sử dụng tài sản tương ứng với trách nhiệm của người đó để thực hiện các nghĩa vụ của công ty. - Trường hợp tư cách thành viên chấm dứt theo qui định tại hai điểm cuối ở trên thì người đó phải liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của công ty đã phát sinh trước khi đăng ký việc chấm dứt tư cách thành viên đó với cơ quan đăng ký kinh doanh. - Tư cách thành viên chấm dứt khi thành viên đó chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác. 2.4.3. Rút khỏi công ty. Thành viên hợp danh được quyền rút khỏi công ty nếu được đa số thành viên hợp còn lại đồng ý. Khi rút khỏi công ty phần vốn góp được hoàn trả theo giá thoả thuận hoặc theo giá được xác định dựa trên nguyên tắc qui định trong điều lệ công ty. Sau khi rút khỏi công ty người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty trước khi đăng ký rút khỏi công ty, chấm dứt tư cách thành viên với cơ quan đăng ky kinh doanh. Trường hợp tên của thành viên đã rút khỏi công ty được sử dụng để đặt tên công ty thì người đó có quy ển yêu cầu công ty đổi tên. Thành viên góp vốn có quyền rút phần vốn góp của mình ra khỏi công ty nếu được đa số thành viên hợp danh đồng ý. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn cho người khác được tự do thực hiện, trừ trường hợp điều lệ công ty qui định khác. 2.5. Tổ chức lại và giải thể công ty hợp danh. 2.5.1. Tổ Chức Lại: Mục đích của việc tổ chức lại là nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tổ chức lại cơ bản gồm: - Chia doanh nghiệp (điều 150 luật doanh nghiệp 2005) - Tách doanh nghiệp (điều 151 luật doanh nghiệp 2005) - Hợp nhất doanh nghiệp (điều 152 luật doanh nghiệp 2005) - Sáp nhập doanh nghiệp (điều 153 luật doanh nghiệp 2005) - Chuyển đổi doanh nghiệp (điều 154 luật doanh nghiệp 2005) Đối với loại hình công ty hợp doanh thì vấn đề chia – t ách và chuy ển đổi là không thể thực h iện được vì sẽ làm mất bản chất của công ty hợp danh, mà chỉ có t hể Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 14 thực hiện việc hợp nhất – sáp nhập công ty vì việc hợp nhất và sáp nhập chỉ làm gi tăng số lượng thành viên (góp vốn và hợp danh) nên không làm mất đi bản chất của công ty hợp danh. Hợp nhất doanh nghiệp: theo luật doanh nghiệp 2005 tại chương 8 điều 152 có quy định khác rõ ràng, cụ thể như sau: Hợp nhất doanh nghiệp là: Hai hoặc một số công ty cùng loại có thể hợp nhất thành một công ty mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Thủ tục hợp nhất: - Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu:  Tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất.  Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất.  Thủ tục, điều kiện hợp nhất.  Phương án sử dụng lao động.  Thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp công ty hợp nhất.  Thời hạn thực hiện hợp nhất.  Dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất. - Các thành viên của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ t ịch Hội đồng thành viên Tổng Giám đốc (giám đốc) công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty hợp nhất theo quy định của Luật (hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng hợp nhất). - Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua. - Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. (Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác). Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 15 - Sau khi đăng ký kinh doanh:  Các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại  Công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ. Sáp nhập doanh nghiệp: theo luật doanh nghiệp 2005 tại chương 8 điều 152 có quy định khác rõ ràng, cụ thể như sau: Sáp nhập doanh nghiệp là: Một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuy ển t oàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau: - Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu:  Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập.  Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập.  Thủ tục và điều kiện sáp nhập.  Phương án sử dụng lao động.  Thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp của công ty nhận sáp nhập  Thời hạn thực hiện sáp nhập. - Các thành viên, chủ sở hữu công ty của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 16 nhận sáp nhập theo quy định của Luật (hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập). - Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua. - Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập (trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác). Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan (trừ trường hợp pháp luật v ề cạnh tranh có quy định khác) - Sau khi đăng ký kinh doanh:  Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại.  Công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ t ài sản khác của công ty bị sáp nhập. 2.5.2 Giải Thể - Theo điều 157 luật doanh nghiệp 2005 có quy định về các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp như sau: Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 17  Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.  Theo quy ết định của chủ DN đối với DNTN; của t ất cả thành viên hợp danh đối với Cty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu Cty đối với Cty TNHH; của Đại hội đồng cổ đông đối với Cty cổ phần.  Cty không còn đủ số lượng thành viên t ối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục.  Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ t ài sản khác - Thủ tục giải thể doanh nghiệp: theo điều 158 luật doanh nghiệp 2005:  Quyết định giải thể doanh nghiệp (đã được thông qua): quyết định này bao gồm các nội dung chính như sau:  Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.  Lý do giải thể.  Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh  nghiệp (thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể)  Phương án xử lý các nghĩa vụ phát s inh từ hợp đồng lao động.  Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.  Chủ DNTN, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp (trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng).  Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được n iêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp. (trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong 03 số liên tiếp).  Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có: Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 18  Tên, địa chỉ của chủ nợ, số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó.  Cách thức và thời hạn giải quy ết khiếu nại của chủ nợ.  Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:  Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.  Nợ thuế và các khoản nợ khác.  Sau khi đã t hanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.  Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện t heo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải t hể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh.  Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.  Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trình tự và thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định tại Điều này.  Sau thời hạn sáu tháng quy định t ại khoản này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá t ên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ t ài sản khác chưa thanh t oán. Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 19 PHẦN III: TÌNH TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY HỢP DANH Ở VIỆT NAM. 3.1. Thực trạng và một số hạn chế về qui chế pháp lý thành lập và hoạt động công ty hợp danh. 3.1.1. Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng hoạt động của công ty hợp danh hiện nay ở Việt Nam. Như đã trình bày ở trên, qui chế pháp lý về thành lập và hoạt động của công ty hợp danh trong Luật Doanh nghiệp 2005 đã đánh dấu sự phát triển mới của Luật Doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu thực t ế của nền kinh tế, trong giai đoạn đất nước mở rộng hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực đặc biệt là về kinh tế, đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Loại hình doanh nghiệp mới ra đời đã tạo nhiều hơn nữa cho sự lựa chọn của các nhà đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm và trình độ quản lý cuả các nước phát triển. So sánh công ty hợp danh với các loại hình doanh nghiệp khác ta thấy một số ưu điểm sau: - Thứ nhất, so với doanh nghiệp tư nhân thì công ty hợp danh có khả năng huy động vốn lớn hơn bởi công ty hợp danh là sự kết hợp hai t hành viên hợp danh trở lên ngoài ra còn có thể có thành viên góp vốn trong khi đó doanh nghiệp tư nhân chỉ có một cá nhân thành lập doanh nghiệp và tiến hành hoạt động kinh doanh. Như vậy, công ty hợp danh có thể mở rộng qui mô kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường là hơn hẳn doanh nghiệp tư nhân. (Điểm giống nhau ở hai loại hình doanh nghiệp naỳ là chúng đều không có tư cách pháp nhân bởi tài sản của thành viên không có sự tách biệt rõ ràng với tài sản của công ty). - Thứ hai là so với các loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần,... điểm giống của công ty hợp danh với các loại hình doanh nghiệp trên là việc thành lập doanh nghiệp dựa trên cơ sở liên minh, hợp tác giữa nhiều thành viên cùng tiến hành hoạt động kinh doanh. Sự khác nhau giữa chúng là công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân tức là việc thành lập dựa trên cơ sở quan hệ thân thích là chính, vốn là yếu tố phụ, còn các doanh nghiệp kể trên thuộc loại hình doanh nghiệp đối vốn tức là việc thành lập dựa trên cơ sở góp vốn giữa các thành viên, vấn đề Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 20 quan hệ là thứ yếu. Công ty hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty, còn các loại hình doanh nghiệp kể trên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp vào công ty. Như vậy, về lý thuyết thì khả năng t hực hiện nghĩa vụ của công ty hợp danh là tốt hơn các doanh nghiệp khác, tạo ra được uy tín, tín nhiệm cao hơn trong hoạt động kinh doanh. - Thứ ba là so với các qui chế pháp lý về loại hình công ty hợp danh, ở một số nước phát triển ta thấy tương đối giống tuy nhiên còn có một số điểm khác như: việc một số nước qui định bắt buộc phải thành lập công ty hợp danh đối với một ngành nghề đòi hỏi trách nhiệm cao như luật sư, y tế, kiểm toán... còn ở nước ta không có những qui định bắt buộc này. - Thứ tư công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân, việc thành lập dựa trên cơ sở quan hệ thân thích là chủ yếu, phần vốn góp là thứ yếu. Như vậy đối với Việt Nam, đất nước m ang đậm tập quán phương đông, coi trọng tình nghĩa thì việc loại hình doanh nghiệp này có thể rất phát triển trong tương lai. Tuy nhiên hiện nay loại hình doanh nghiệp này còn rất ít ở nước ta có thể do đây là loại hình doanh nghiệp mới, còn ít người biết đến. Vấn đề thực trạng hoạt động của số ít loại hình doanh nghiệp này như thế nào thì ở đây chưa thể đưa ra câu trả lời chính xác. 3.1.2. Một số hạn chế của qui chế pháp lý về công ty hợp danh. Qua nội dung trình bày ở trên ta có thể thấy được khái quát chung về qui chế pháp lý thành lập và hoạt động của công ty hợp danh. Nhưng thực t ế cho thấy số công ty hợp danh ở nước t a rất hạn chế, nguyên nhân có thể do đây là loại hình doanh nghiệp mới còn ít người biết đến, ngoài ra còn có thể có nguyên nhân khác trong đó trực tiếp đến sự phát triển của loại hình doanh nghiệp là qui chế pháp lý. Một số hạn chế về qui chế pháp lý về công ty hợp danh có thể nhận thấy như sau: - “Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuy ên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng t oàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty”. Như vậy, thành viên hợp danh phải là người có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp. Qui định này mang t ính chất chung chung, không có qui định cụ thể đối với trình độ chuyên môn của thành viên hợp danh, hơn nữa luật cũng không qui định Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 21 loại ngành nghề kinh doanh nào bắt buộc khi hoạt động phải thành lập theo loại hình công ty hợp danh. - Thứ hai, “Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty, tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ cuả công ty”. Theo qui định này, các thành viên hợp danh có thể tự do, độc lập tiến hành hoạt động kinh doanh nhân danh công ty, nhưng các nghĩa vụ phát s inh của từng t hành viên hợp danh khi hoạt động kinh doanh độc lập thì các thành viên khác cũng phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Đặc biệt là khi các thành viên hợp danh thành lập doanh nghiệp, nhưng hoạt động kinh doanh là mang tính độc lập giữa các thành viên, cùng hoạt động một ngành nghề đăng ký kinh doanh, cũng có thể nhân danh công ty và lợi nhuận thu được thì thành viên nào làm thì thành viên đó hưởng, nhưng khi phát s inh nghĩa vụ, có thể dẫn tới phá sản của một trong thành viên hợp danh thì tất cả các thành viên còn lại cũng có nguy cơ tương tự. Đây có thể là một qui định làm hạn chế việc phát triển loại hình doanh nghiệp này. - Thứ ba: “Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề của công ty”. Công ty hợp danh là công ty đối nhân, quan hệ giữa các thành viên là chủ yếu, phần vốn góp là thứ yếu tuy nhiên với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào thì khả năng thực hiện các nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh vẫn là y ếu tố quan trọng nhất, qui định trên có thể t ạo sự bình đẳng đối với các thành viên khi quyết định các vấn đề liên quan đến công ty nhưng nó gây ra sự thiếu công bằng đối với thành viên có số vốn góp lớn hơn. - Thứ tư, một trong những điều kiện để thành lập doanh nghiệp hợp danh là phải có ít nhất hai thành viên hợp danh. Qui định này tỏ ra cứng nhắc bởi qui định về công ty hợp danh ở một số nước như Mỹ, Thái Lan... công ty hợp danh có thể được thành lập bởi một thành viên hợp danh và một thành viên góp vốn trở lên. 3.1.3. Một số kiến ngị hoàn thiện chế độ pháp lý thanh lập và hoạt động của công ty hợp danh. 3.1.3.1. Khả năng hoạt động của công ty hợp danh trên thị trường và triển vọng phát triển loại hình doanh nghiệp này ở Việt Nam. Như đã phân tích ở trên những ưu điểm của loại hình công ty hợp danh như khả năng huy động vốn lớn, là công ty có trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ nên có uy tín lơn Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 22 trong hoạt động kinh doanh của mình, khả năng được các đối tác tin tưởng, quan hệ kinh doanh cao... Hơn nữa loại hình doanh nghiệp này được thành lập trên cơ sở quan hệ họ hàng, thân t hích giữa các thành viên là chủ y ếu. Đối với Việt Nam, đất nước mang đậm nét văn hoá người phương đông thì thành lập loại hình doanh nghiệp này là rất thích hợp. Với những đặc điểm cơ bản nêu trên thì khả năng cạnh tranh của công ty hợp danh là tương đối lớn kể cả về qui mô lẫn uy tín của công ty trên thị trường. Loại hình doanh nghiệp này có thể phát triển rộng trong tương lai nếu có những qui định cụ thể hơn nữa. 3.1.3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa chế độ pháp lý về thành lập và hoạt động công ty hợp danh. Từ nội dung và một số hạn chế nêu trên về chế độ pháp lý về công ty hợp danh, tác giả xin được đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục các hạn chế, hoàn thiện hơn chế độ pháp lý về công ty hợp danh như sau: - Thứ nhất, đối với các ngành nghề đòi hỏi trách nhiệm cao thì luật nên qui định bắt buộc đối với chủ thể kinh doanh này phải thành lập công ty hợp danh. Một số ngành nghề kinh doanh cần trách nhiệm cao như: dịch vụ pháp lý; dịch vụ y tế; dịch vụ thiết kế công trình; kiểm toán; môi giới chứng khoán... đối với các loại này người thành lập doanh nghiệp cũng như t iến hành hoạt động kinh doanh đòi hỏi trình độ chuyên môn nhất định, bởi những loại ngành nghề này rất rễ gây ra thiệt hại về người và t ài sản. Vì vậy qui định bắt buộc thành lập công ty hợp danh đối với những chủ thể kinh doanh các loại ngành nghề nêu trên là tăng phần trách nhiệm đối với các chủ thể này, giảm bớt thiệt hại đáng tiếc có thể xẩy ra. - Thứ hai, theo qui định thì các thành viên hợp danh có thể tự mình tiến hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên cần phải qui định rằng việc tiến hành hoạt động kinh doanh của từng thành viên phải được các thành viên khác trong công ty đồng ý (ít nhất 2/3 số thành viên đồng ý) để hạn chế một người làm hại, toàn bộ thành viên phải gánh chịu. - Thứ ba, đối với thành viên hợp danh góp vốn nhiều hơn trong công ty cần qui định ưu tiên quyền hơn nữa đối vơí thành viên này trong các vấn đề liên quan đến công ty so với các thành viên góp ít vốn hơn. - Thứ tư, cần có những qui định nới lỏng hơn về điều kiện thành lập công ty hợp danh. Trong qui định thì điều kiện thành lập là phải có ít nhất hai thành viên hợp danh Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 23 trở lên thì có thể qui định lại là thành viên hợp danh có một và có ít nhất một thành viên góp vốn trở lên, điều này có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn trong quá trình thành lập công ty hợp danh. 3.1.4. Ví dụ về công ty hợp danh:  Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM) Thành viên Hãng Kiểm toán Moore Stephens International Limited - Tên viết tắt: CPA-VIETNAM - Tên giao dịch quốc t ế: VIETNAM AUDITING PARTNERSHIP COMPANY - Tổng Giám đốc: Nguy ễn Phú Hà Chứng chỉ KTV: 0389/KTV - Trụ sở chính tại Hà Nội:  Địa chỉ:Số 17 Lô 2C, KĐT Trung Yên, Phố Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Tp.Hà Nội  Số điện thoại: 84. 4. 3783 2121/23/24/25/26  Số Fax: 84. 4. 3783 2122  Website:  Email: hanoi@cpavietnam.org - Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí M inh:  Địa chỉ: Số 21, Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí M inh.  Số điện thoại: 84. 8. 6294 7970/ 6294 8003  Số Fax: 84. 8. 6294 7779  Website:  Email: hochiminhcty@cpavietnam.org - Chi nhánh Miền Trung tại thành phố Đà Nẵng:  Địa chỉ: Số 71 Đường Lý Tự Trọng, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng  Số điện thoại: 84. 511. 3898 222Số Fax: 84. 511. 3898 922  Website:  Email: danang@cpavietnam.org - Lĩnh vực hoạt động:  Kiểm toán báo cáo tài chính;  Tư vấn t ài chính; Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 24  Tư vấn thuế;  Tư vấn nguồn nhân lực;  Tư vấn quản lý;  Dịch vụ kế toán, … - Giới thiệu về DN:  CPA VIETNAM được thành lập với tư cách là Công ty hợp danh đầu tiên trong lĩnh vực kế toán, kiểm t oán ở Việt Nam t heo Quyết định số 105 ngày 30/03/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập.  Là thành viên của Hãng Kiểm toán Quốc t ế Moore Stephens International (MSI), CPA VIETNAM được mở rộng nguồn lực từ hệ thống các thành viên của MSI tại 95 nước trên toàn cầu.  Khái quát về HỘI KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ VIỆT NAM (VACPA) - Tên giao dịch quốc t ế là: Vietnam Associat ion of Certified Public Account ants - Tên viết t ắt : VACPA Qua 19 năm hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã có bước phát triển: Năm 1991 chỉ có hai công ty với 15 nhân viên, đến nay cả nước đã có trên 170 công ty kiểm toán đang hoạt động với trên 10.000 người làm việc, trong đó có 4 công ty 100% vốn nước ngoài, 24 công ty của Việt Nam là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế. 1.800 người được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp chứng chỉ kiểm toán viên, trên 400 kiểm toán viên đạt trình độ quốc tế. Năm 2009 đã cung cấp trên 20 loại dịch vụ nghề nghiệp cho 26.000 khách hàng với doanh thu 2.200 tỷ đồng Ngày 15/4/2005: theo đề nghị của Bộ Tài chính, được phép của Bộ Nội vụ, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã được thành lập tại Hà Nội và chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2006. Ngày 14/07/2005: t ại Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chính thức chuyển giao chức năng quản lý hành nghề kiểm toán cho VACPA. VACPA được tổ chức t heo nguy ên tắc t ập trung từ Ban Chấp hành Trung ương trực tiếp đến từng Hội viên, gồm:  Đại hội đại biểu toàn quốc 3 năm một lần  Ban Chấp hành  Ban Thường trực Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 25  Ban Kiểm tra  Các Ban chuyên môn: Ban Đào t ạo, Ban Tư vấn, Ban Kiếm soát chất lượng, Ban Đối ngoại  Văn phòng Hội tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. VACPA: Là tổ chức nghề nghiệp phi lợi nhuận của công dân Việt Nam có chứng chỉ kiểm toán viên độc lập ở Việt Nam hoạt động vì mục tiêu:  Tập hợp, đoàn kết những cá nhân cùng nghề kiểm toán  Duy trì, phát triển và nâng cao trình độ kiểm toán viên hành nghề, chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán  Giữ gìn uy tín và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để trở thành Hội nghề nghiệp chuyên nghiệp được khu vực và quốc tế t hừa nhận Sau 5 năm di vào hoạt động từ 2005-2010  VACPA đã đạt được các mục đích đã đề ra và không ngừng gia t ăng số lượng và chất lượng hội viên  Tạo được niềm tin của Hội viên và các công ty kiểm toán, được nhà nước tin tưởng giao thêm nhiều trọng trách (Xây dựng chuẩn mực kiểm toán, tài liệu chuyên môn, văn bản pháp luật...) - Đặc biệt được cộng đồng quốc tế chính thức thừa nhận (được kết nạp làm thành viên chính thức của Hiệp hội kế toán Châu Á - Thái Bình Dương (CAPA) từ tháng 6/2010, các tổ chức nghề nghiệp quốc tế danh tiếng như ACCA, CPA Aus, ICAEW, ICAA, CIMA, NIA...đánh giá cao và đặt quan hệ hợp tác...). Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 26 KẾT LUẬN Công ty hợp danh là loại hình công ty vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam mặc dù ra đời từ rất sớm trên thế giới và được pháp luật nước ta ghi nhận ở Luật Doanh nghiệp từ năm 1999 và được bổ sung, đổi mới ở Luật Doanh nghiệp 2005. Loại hình công ty hợp danh có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Và trong tiểu luận này , nhóm chúng em cố gắng khái quát những nét chính yếu về công ty hợp danh: - Cung cấp cái nh ìn tổng quan về loại h ình công ty hợp danh: khá i n iệm, đặc điểm chính, cơ cấu tổ chức, quy định thành viên. - Các quy định về thành lập tổ chức họat động của công ty hợp danh của bộ luật do anh nghiệp 2005. - Các quy định về tổ chức lại, g iải thể của công ty hợp danh của bộ luật doanh nghiệp 2005. - Tình trạng phát triển công ty hợp danh tại Việt Nam và 01 ví dụ cụ thể về công ty hợp danh. Trong quá trình thực hiện bà i t iểu luận với kiến thức còn chưa nhiều, chắc chắn bài tiểu luận sẽ có những chỗ chưa được thật sự tốt , cá nhân tôi mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp của các bạn và đặc biệt là của Thầy Tiến sĩ Trần Anh Tuấn. Xin chân thành cảm ơn. Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Nhóm 06 –MBA11B 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2006) 2. Ngh ị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 3. Ngh ị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 4. Luật kinh doanh- Ths. Nguyễn Thị Khế, Ths. Bùi Thị Khuyến, Nhà xuất bản thống kê 5. http ://www.luatkinhdoanh.tk/ 6. http ://www.saga.vn/dictview.aspx?id=38077.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf6_lopmba11b_nhom06_congtyhopdanh_1__7737.pdf