Trải qua quá trình thực tập nhận thức tại Công ty TNHH May Thêu Mạnh Tiến,
tôi thật sự tích lũy cho mình những nhận thức quý giá từ việc hòa nhập với môi
trường doanh nghiệp, tự tìm hiểu kính thức Xuất Nhập Khẩu đến cách làm việc
của nhân viên tại phòng ban mà tôi thực tập. Tôi đề ra những mục tiêu mang tính
nhận thức ngay từ đầu, vì tôi cho rằng đó là những mục tiêu tôi có thể đạt được
khi tôi thực tập trong một lĩnh vực khác biệt với chuyên ngành. Và kết quả mà tôi
có được là hơn cả mong đợi. Tôi không chỉ được nhận thức cảm giác trở thành
một nhân viên thật sự mà tôi đã tự học hỏi kiến thức của lĩnh vực Xuất Nhập
Khẩu. Có thể những kiến thức mà tôi đang có không thật sự đầy đủ và phong phú
nhưng đó là những nỗ lực của tôi trong suốt thời gian thực tập tại phòng Xuất
Nhập Khẩu.
38 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5212 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công việc tìm hiểu quy trình khai tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC
Tên báo cáo:
CÔNG VIỆC TÌM HIỂU QUY TRÌNH
KHAI TỜ KHAI HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
XUẤT KHẨU
Tháng 03/2013
2
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC
Tên báo cáo:
CÔNG VIỆC TÌM HIỂU QUY TRÌNH
KHAI TỜ KHAI HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
XUẤT KHẨU
Tên cơ quan thực tập Công ty TNHH May Thêu Mạnh Tiến
Sinh viên thực hiện Đinh Thị Diễm Thúy
Lớp TC1011
Giảng viên hướng dẫn cô Tô Thị Tú Trang
Ngày nộp báo cáo 06/03/2013
Tháng 3/2013
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
…………………………………………………………....
Họ và tên người nhận xét
Kí tên
iii
NHẬN XÉT CỦA
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
Họ và tên giảng viên hướng dẫn
Kí tên
iv
TRÍCH YẾU
Báo cáo này là kết quả mà tôi có được sau kì thực tập nhận thức tại phòng Xuất
Nhập Khẩu của Công ty TNHH May Thêu Mạnh Tiến. Dựa trên những kiến thức
học tập tại trường, trãi qua quá trình thực tập tại công ty, tôi rút ra những nhận
thức về môi trường doanh nghiệp và bài học từ các công việc mà tôi đã thực hiện
tại phòng Xuất Nhập Khẩu. Bênh cạnh đó, kì thực tập cũng giúp tôi tìm hiểu
được về quy trình khai tờ khai Hải Quan điện tử xuất khẩu, đây là nội dung công
việc mà tôi nhận được nhiều sự hướng dẫn của nhân viên tại phòng. Báo cáo này
đã tổng kết lại thông tin về Công ty TNHH May Thêu Mạnh Tiến và quá trình
thực tập của tôi tại đây.
v
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ........................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP ........................ iii
TRÍCH YẾU .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC .................................................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH .......................................................... vi
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................vii
DẪN NHẬP ................................................................................................................ 1
1. Giới thiệu Công ty TNHH May Thêu Mạnh Tiến (*) ...................................... 2
1.1. Giới thiệu chung........................................................................................ 2
1.2. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................... 2
1.3. Sơ đồ tổ chức ............................................................................................. 4
1.4. Giới thiệu Phòng Xuất Nhập Khẩu .......................................................... 6
2. Công việc thực tập .............................................................................................. 7
2.1. Công việc tìm hiểu quy trình khai tờ khai Hải Quan điện tử xuất khẩu 7
2.1.1. Sơ lược về công việc ............................................................................. 7
2.1.2. Cách thực hiện ....................................................................................... 9
2.1.3. Thuận lợi và Khó khăn ........................................................................ 18
2.2. Một số công việc khác ............................................................................ 20
2.2.1. Hỗ trợ nhân viên phòng Kế Toán phát tiền lương tháng 12/2012 .... 20
2.2.2. Đọc tài liệu ........................................................................................... 21
2.2.3. Xác định số khối (Measurement) trên Bảng kê chi tiết hàng hóa
(Detail Parking List) ......................................................................................... 22
3. Kết quả đạt được ............................................................................................... 23
3.1. Nhận thức về môi trường làm việc ........................................................ 24
3.2. Bài học rút ra từ những công việc đã làm ............................................ 25
3.3. Kế hoạch học tập trong năm cuối .......................................................... 26
TỔNG KẾT ............................................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... viii
PHỤ LỤC ................................................................................................................... ix
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
Bảng 1: Nhập thông tin chung tờ khai .................................................................... 12
Bảng 2: Mô phỏng một phần số liệu của Bảng kê chi tiết hàng hóa ..................... 22
Bảng 3: Kết quả tính số liệu của Bảng kê chi tiết hàng hóa .................................. 23
Hình 1: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH May Thêu Mạnh Tiến ................................ 4
Hình 2: Cài đặt chương trình ECUS-EG2................................................................. 9
Hình 3: Giao diện phần mềm ECUS-EG2 .............................................................. 10
Hình 4: Nhập thông tin chung của tờ khai (giao diện toàn chương trình) ............ 11
Hình 5: Nhập thông tin chung của tờ khai (giao diện chi tiết) .............................. 13
Hình 6: Nhập thông tin chi tiêt sản phẩm trên tờ khai (giao diện chi tiết) ........... 14
Hình 7: Nhập chứng từ kèm theo tờ khai (giao diện chi tiết) ................................ 16
Hình 8: Khai xuất (giao diện chi tiết) ...................................................................... 17
Hình 9: Kết quả xử lí tờ khai (giao diện chi tiết).................................................... 18
vii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành kì thực tập nhận thức, tôi xin trân trọng cảm ơn:
Trường Đại học Hoa Sen đã đưa Thực tập nhận thức vào chương trình giảng dạy.
Đây thật sự là môn học bổ ích và thực tế. Đồng thời Nhà trường cũng tạo điều
kiện tốt nhất để sinh viên tiếp cận với môn học, thực hiện và hoàn thành dưới sự
hỗ trợ của các anh chị phòng Hỗ trợ sinh viên và giảng viên hướng dẫn.
Ông Mai Bá Mạnh- Giám đốc Công ty TNHH May Thêu Mạnh Tiến đã đồng ý
cho tôi thực tập nhận thức tại công ty.
Cô Nguyễn Thị Chín và chị Nguyễn Thị Hoài Thương, cùng các nhân viên phòng
Xuất Nhập Khẩu đã nhiệt tình hướng dẫn tôi tìm hiểu và thực hiện các công việc
tại phòng cũng như góp ý giúp tôi hoàn thiện Báo cáo thực tập nhận thức.
Giảng viên Tô Thị Tú Trang đã tổ chức những buổi hướng dẫn thực tập và làm
báo cáo. Chân thành cảm ơn những nhận xét và góp ý của cô.
1
DẪN NHẬP
Tôi là sinh viên Ngành Tài chính-Ngân hàng. Trong kì thực tập nhận thức này, tôi
đã lựa chọn thực tập tại Công ty TNHH May Thêu Mạnh Tiến, một công ty thuộc
lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng gia công. Đây hoàn toàn là một lĩnh vực mới đối
với tôi. Tuy vậy, tôi nhận thấy đây là cơ hội tốt để tôi tìm hiểu về một lĩnh vực
khác. Tôi chú trọng vào yếu tố nhận thức là chủ yếu. Với một môi trường, một
lĩnh vực mới, việc thích nghi và học hỏi sẽ cho tôi nhiều trãi nghiệm đầy ý nghĩa.
Tôi sẽ phải biết được bản thân cần làm những gì để hòa nhập với môi trường làm
việc của phòng Xuất Nhập Khẩu. Tôi muốn biết bản thân tôi sẽ có được những
nhận thức gì sau kì thực tập này.
Để kì thực tập đi đúng với định hướng mà tôi suy nghĩ, trước khi tiến hành, tôi tự
đề ra cho bản thân các mục tiêu cần đạt được như sau:
Tiếp cận và hòa nhập môi trường doanh nghiệp.
Tìm hiểu kiến thức sơ lược về lĩnh vực Xuất Nhập Khẩu.
Nhận thức về bài học từ công việc và đề ra những kế hoạch cho tương lai.
2
1. Giới thiệu Công ty TNHH May Thêu Mạnh Tiến (*)
1.1. Giới thiệu chung
Tên đầy đủ: Công ty TNHH May Thêu Xuất Nhập Khẩu và Thương Mại
Mạnh Tiến.
Tên tiếng Anh: MATICO. LTD (MANH TIEN GARMENT AND
EMBROIDERY CO. LTD)
Địa chỉ: 170 Quốc lộ 1A, Phường Tân Thới Nhất , Quận 12, Thành
phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: +84 8719 2003 hoặc +84 5920268.
Fax: +84 8719 2003 hoặc + 5920268.
Email: Matico@hom.fpt.vn
Webite: www.manhtien.com.vn
Công ty TNHH May Thêu Mạnh Tiến là một đơn vị hạch toán độc lập có đủ tư
cách pháp nhân đối nội và đối ngoại trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu.
Công ty chịu sự quản lí trực tiếp của Sở Thương Mại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Công ty chuyên sản xuất mặc hàng may mặc công nghiệp, xuất khẩu và nhận gia
công các loại quần áo theo đơn đặt hàng cho khách hàng trong và ngoài nước để
xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Các mặt hàng chủ yếu là áo da, giả da,
jacket, áo thun, áo sơ-mi, đồ bảo hộ lao động.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Dưới sự lãnh đạo của Giám Đốc Mai Bá Mạnh và Phó Giám Đốc Ngô Ngọc
Loan cùng với đội ngũ nhân viên chuyên môn, Công ty TNHH May Thêu Mạnh
Tiến thật sự đúng như tên gọi và mục tiêu hoạt động là trở nên vững mạnh hơn để
tiến lên. Công ty đã và đang dần khẳng định vị trí và thương hiệu trong lĩnh vực
gia công. Để có được quy mô như hiện nay, công ty đã trãi qua một chặng đường
khá dài đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng cho phù hợp với tình hình.
3
Ngày 11/02/2001, Công ty được thành lập. Mặt hàng gia công chủ yếu là áo da,
áo giả da, áo Jacket, áo Jean, áo Kaki. Công ty chỉ có một khách hàng chủ yếu là
Hàn Quốc. Cơ cấu tổ chức công ty gồm một văn phòng chính và một xưởng sản
xuất (gọi là Xưởng 1).
Văn phòng chính bao gồm các thành viên Ban Giám Đốc và nhân viên các phòng
khác như phòng Tổ Chức, phòng Kế Toán, phòng Kinh Doanh và phòng Xuất
Nhập Khẩu; với tổng số nhân viên là 14 nhân viên.
Xưởng 1 bao gồm 1 văn phòng xưởng (gồm có Quản đốc xưởng, Phó Quản đốc
xưởng, Kĩ thuật xưởng, Thợ máy), 8 chuyền may, tổ cắt, tổ ủi, tổ KCS, tổ đóng
gói, tổ khuy nút; với tổng số công nhân là 465 công nhân.
Ngày 15/08/2002, công ty xây dựng thêm Xưởng 2. Cơ cấu tổ chức phân xưởng
bao gồm 1 văn phòng xưởng (gồm có Quản đốc xưởng, Phó Quản đốc xưởng, Kĩ
thuật xưởng, Thợ máy), 9 chuyền may, tổ cắt, tổ ủi, tổ KCS, tổ đóng gói, tổ khuy
nút; với tổng số công nhân là 527 công nhân.
Vào thời điểm này các mặt hàng của công ty gia công là tất cả các loại hàng thun
và cotton. Công ty cũng mở rộng quan hệ, có thêm khách hàng mới là Mỹ và Đài
Loan.
Tháng 08/2004, công ty tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh với việc hoàn
thành xây dựng Xưởng 3. Quy mô phân xưởng mới này gồm 1 văn phòng xưởng
(gồm có Quản đốc xưởng, Phó Quản đốc xưởng, Kĩ thuật xưởng, Thợ máy), 7
chuyền may, tổ cắt, tổ ủi, tổ KCS, tổ đóng gói, tổ khuy nút; với tổng số công
nhân là 401 công nhân.
Mặt hàng gia công chủ yếu là áo sơ-mi, đồ bảo hộ lao động. Khách hàng chủ yếu
là Nhật Bản.
Tháng 11/2005, công ty đã thực hiện mở rộng Xưởng 2 với 4 chuyền để may
thêm mặt hàng áo thun. Tổng cộng Xưởng 2 có 13 chuyền.
4
Từ tháng 12/2006 đến nay, tình hình có sự thay đổi. Số lượng công nhân biến
động. Xưởng 3 không hoạt động hiệu quả theo đúng mục tiêu ban đầu xây dựng.
Do vậy, công ty đã xác lập Xưởng 2 và Xưởng 3 thành một xưởng để tập trung
may áo thun, xưởng này có tổng cộng 17 chuyền và hoạt động cùng Xưởng 1 cho
đến nay.
1.3. Sơ đồ tổ chức
Hình 1: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH May Thêu Mạnh Tiến
(Nguồn: Tự vẽ)
BAN GIÁM ĐỐC
TỔ CẮT
P. KẾ
TOÁN
P. KẾ
HOẠCH
XƯỞNG
1
P. KĨ
THUẬT
XƯỞNG
2
P.XUẤT
NHẬP KHẨU
VĂN
PHÒNG
8 CHUYỀN
MAY
TỔ CẮT
TỔ KHUY
NÚT
TỔ ĐÓNG
GÓI
TỔ KCS
TỔ ỦI
TỔ ĐÓNG
GÓI
TỔ KCS
VĂN
PHÒNG
13
CHUYỀN
TỔ ỦI
TỔ KHUY
NÚT
5
Nhiệm vụ từng phòng ban
Ban Giám Đốc: điều hành các hoạt động trong công ty; đại diện cho pháp luật tổ
chức điều hành mọi hoạt động của công ty theo ngành nghề đăng kí và bổ nhiệm
các chức danh trong công ty, kí kết hợp đồng tuyển dụng lao động; chỉ đạo các
phòng ban khác triển khai các phương án kinh doanh; đàm phán với đối tác;
quyết định mọi vấn đề về sản xuất và tài chính.
Phòng Kế Toán: theo dõi quản lí tài chính của công ty; xây dựng các quy định,
quy chế quản lí công ty; tổ chức xây dựng quy chế quản lí nghiệp vụ thống nhất
như thông tin quản lí, thống kê số liệu, hồ sơ lưu trữ, báo cáo; tổng kết đánh giá
tình hình thực hiện nhiệm vụ theo chỉ tiêu kinh tế về sản xuất, kinh doanh.
Phòng Kế hoạch: tổ chức thực hiện các công việc được phân công; đề xuất các
phương án sửa đổi điều chỉnh cơ chế quản lí của công ty cho phù hợp với tình
hình thực tế công ty.
Phòng Kế hoạch: xây dựng các kế hoạch kinh doanh thuộc chuyên môn đảm
nhận; đề xuất phương hướng kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế công
ty.
Phòng Xuất Nhập Khẩu: lập và triển khai các kế hoạch nhận hàng và xuất hàng;
thực hiện, giám sát tờ khai và chứng từ liên quan để xuất hàng, nhận hàng đúng
thời hạn; lập báo cáo, chứng từ theo đúng yêu cầu của Hải Quan; đề xuất phương
án cải thiện và nâng cao chất lượng làm việc của phòng.
Quản đốc: xây dựng và giám sát triển khai công việc được giao; tổ chức chuyền
sản xuất hợp lí để đáp ứng nhu cầu sản xuất; phân bổ các tổ sản xuất bằng kế
hoạch cụ thể; kiểm soát hiệu suất làm việc, kiểm tra tiến độ và báo cáo hằng
ngày.
6
1.4. Giới thiệu Phòng Xuất Nhập Khẩu
Công việc cơ bản
Soạn thảo Hợp đồng ngoại thương: đối với Hợp đồng xuất khẩu, công ty thực
hiện việc xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu, thuê tàu vận
chuyển, kiểm dịch hàng hóa, làm thủ tục hải quan, mua bảo hiểm, làm thủ tục
thanh toán; đối với Hợp đồng nhập khẩu, công ty tiến hành việc xin giấy phép
nhập khẩu, thực hiện các khâu thanh toán ban đầu, thuê tàu vận chuyển, mua bảo
hiểm, làm thủ tục hải quan…
Lập chứng từ theo Hợp đồng: lập chứng từ xuất hàng giao cho khách hàng (bộ
chứng từ gồm : Invoice, Packing list, L/C, C/O, ...
Lập hồ sơ thanh lí hợp đồng: gồm thanh lí tờ khai và thanh lí nguyên phụ liệu sản
xuất.
Liên hệ hãng tàu để thực hiện công việc: liên hệ hãng tàu để Thuê tàu lưu cước
(Booking a ship’s space); dựa trên hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc điểm
hàng mua bán và điều kiện vận tải.; nếu tự thuê, phải gửi thông báo cho hãng tàu
yêu cầu họ cấp cho lịch trình tàu chạy, ngày giờ đến đi của các chuyến, sau đó
gửi email lại cho khách hàng xem. Nếu khách hàng đồng ý thì tiếp tục làm việc
với hãng tàu về giá và ngày giờ vận chuyển. Sau đó lại báo với khách hàng về giá
và điều kiện giao hàng, thường thì các doanh nghiệp việt nam áp dụng giá xuất
FOB, nhập CIF.
Liên hệ với khách hàng ở nước ngoài: nhân viên tiếp nhận các đơn đặt hàng từ
phía khách hàng ở nước ngoài thông qua thư điện tử. Sau khi công ty làm mẫu thì
tiến hành gửi lại cho khách hàng xem có phù hợp chưa. Ngoài ra khi có bất kì
vấn đề phát sinh nào liên quan đến hợp đồng gia công thì nhân viên sẽ trao đổi
với khách hàng qua email.
7
Liên hệ Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Logistics: hiện tại Công ty TNHH May thêu
Mạnh Tiến đang sử dụng dịch vụ Logistics của Công ty TNHH Logistics
Solutions và TNT Logistics để vận tải hay kho vận hàng hóa.
Làm thủ tục Hải quan điện tử để xuất nhập hàng: nhân viên tiến hành khai tờ khai
Hải quan thông qua phần mềm khai hải quan điện tử ECUS-EG2 của Công ty
phát triển công nghệ Thái Sơn. Kèm theo tờ khai có thể có các phụ lục tờ khai,
nếu lô hàng có từ hai mặt hàng trở lên. Tờ khai hải quan phải được xuất trình
kèm theo một số chứng từ khác, mà chủ yếu là: giấy phép xuất nhập khẩu, hoá
đơn phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết sau khi có kết quả xử lí của Hải quan thì
công ty in tờ khai và mang Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu hoặc nhập khẩu đến
Xin các chứng từ xuất hàng: sau khi hoàn tất thủ tục hải quan, nhân viên xin Chỉ
thị xếp hàng (Shipping note). Chỉ thị này bao gồm thông tin chi tiết hàng hóa
được gửi đến cảng từ người gửi hàng đến cơ quan quản lí cảng để thực hiện xếp
hàng lên tàu; nếu lô hàng gồm nhiều hàng hóa có tên gọi khác nhau thì phải làm
Bảng kê chi tiết hàng hóa (Cargo) để bổ sung vào hóa đơn lô hàng.
2. Công việc thực tập
2.1. Công việc tìm hiểu quy trình khai tờ khai Hải Quan điện tử xuất khẩu
Trong thời gian thực tập nhận thức tại Công ty TNHH May thêu Mạnh Tiến, tôi
được tiếp xúc với thủ tục khai Hải Quan xuất khẩu cho loại hình gia công hàng
may mặc. Do công ty sử dụng phương thức khai Hải Quan điện tử nên quy trình
khai tờ khai được thực hiện thông qua phần mềm ECUS-EG2 của Công ty Phát
triển công nghệ Thái Sơn.
2.1.1. Sơ lược về công việc
Khai báo tờ khai Hải Quan xuất khẩu là một trong những công việc thuộc về thủ
tục Hải Quan khi xuất khẩu hàng hóa. Thủ tục khai Hải Quan được thực hiện
theo hai hình thức:
8
Khai Hải Quan từ xa là hình thức mà thủ tục khai bằng giấy, sau khi khai dữ liệu
sẽ được cấp số tiếp nhận. Tờ khai sẽ được mang đến chi cục Hải Quan để làm thủ
tục.
Khai Hải Quan điện tử là hình thức khai báo trên phần mềm khai báo thông quan
điện tử (đối với hàng gia công là phần mềm ECUS-EG). Sau khi khai báo xong,
dữ liệu được truyền đến hệ thống tiếp nhận của Hải Quan để tiến hành kiểm tra
sơ bộ. Đợi trong một khoảng thời gian sẽ có kết quả xử lí tờ. Nếu kết quả xử lí tờ
khai là phân luồng xanh (không bị kiểm hóa) thì công ty in tờ khai và trực tiếp ra
cảng xuất hàng. Trường hợp là phân luồng vàng (kiểm tra chi tiết hồ sơ) hoặc đỏ
(kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa) thì phải mang hồ sơ đến chi
cục Hải Quan để xử lí.
Về hồ sơ Hải Quan điện tử đối với trường hợp xuất khẩu sản phẩm gia công của
Công ty Công ty TNHH May thêu Mạnh Tiến bao gồm:
Tờ khai Hải Quan điện tử (đã in ra, Giám Đốc công ty kí tên, đóng dấu)
Nếu sản phẩm có nhiều loại khác nhau thì có kèm phụ lục tờ khai.
Thông thường công ty chỉ cần các chứng từ trên là có thể xuất hàng, tuy nhiên
khi tờ khai bị phân luồng đỏ ( kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng
hóa ) thì sẽ bổ sung thêm các chứng từ:
Bảng kê chi tiết hàng hóa (Detail Parking List)
Trên Bảng kê chi tiết hàng hóa thể hiện thông tin: mã hàng, số lượng hàng (đơn
vị là cái), số thùng (CTNS), cách thức đóng gói, số thứ tự và số lượng hàng hóa
trong mỗi thùng ... Khi kiểm tra, Hải Quan dựa trên bảng này để so sánh, đối
chiếu với thực tế hàng hóa có đúng như khai báo hay không.
Bảng đăng kí định mức
Công ty sẽ sao y bản chính Định mức của mã hàng bị kiểm hóa. Hải Quan dựa
vào bảng này để kiểm tra nguồn nguyên liệu, định mức mỗi nguyên liệu.
9
2.1.2. Cách thực hiện
Tìm hiểu cách download và cài đặt phần mềm ECUS-EG2
Đầu tiên, tôi đăng nhập Website của Công ty Phát triển công nghệ Thái Sơn theo
địa chỉ . Chọn thẻ Download Khai điện
tử Download Khai điện tử 2 ECUS-EG (Gia công). Sau đó chọn vào
link download ECUS_EG2_CD.exe
Khi đã tải phần mềm về máy, màn hình xuất hiện giao diện sau:
Hình 2: Cài đặt chương trình ECUS-EG2
(Nguồn: Chụp từ màn hình)
10
Tiếp tục thực hiện cài đặt theo hướng dẫn để có được giao diện sau:
Hình 3: Giao diện phần mềm ECUS-EG2
(Nguồn: Hình này chỉ mang tính minh họa phần mềm sau khi đã cài đặt và khai
báo thành công thông tin công ty sử dụng, hình được lấy từ Tài liệu tập huấn thủ
tục Hải Quan điện tử-Khóa Doanh nghiệp)
11
Quan sát nhân viên thực hiện các bước khai báo
Dưới đây là quy trình khai báo tờ khai Hải Quan xuất khẩu cho loại hình gia
công hàng may mặc. Thông tin được khai báo là thông tin về Hợp đồng gia công
(số 02.12/MT-EU) giữa Công ty TNHH May thêu Mạnh và khách hàng Euha
International. Ltd.
Bước 1: Nhập thông tin chung cho tờ khai
Chọn tờ khai xuất khẩu để có giao diện sau:
Hình 4: Nhập thông tin chung của tờ khai (giao diện toàn chương trình)
(Nguồn: Chụp từ màn hình máy tính tại công ty)
Theo đúng quy trình, người khai sẽ tiến hành khai báo các nội dung sau:
Mục cần khai báo Thực hiện Nội dung thực hiên
1. Người xuất khẩu Nhập vào khung trống CTY TNHH MAY THEU MANH
TIEN
170 QUOC LO 1A, P. TAN THOI
NHAT, Q12, TPHCM
Nhập vào Mã 0302128990
12
2. Người nhập khẩu Nhập vào khung trống EUHA INTERNATIONAL. LTD
Euha Building, #175-22
Nonhyun-Dong, Kangnam-Ku,
Seoul, Kore
5. Loai hình Đánh đáu vào ô GC
Nhấp vào mũi tên
chọn
Xuất gia công
7. Hợp đồng Nhập vào ô Số 02.12/MT-EU
Nhập vào ô Ngày 02/07/2012
Nhập vào ô HH 02/07/2013
8. Nước nhập khẩu Nhấp vào mũi tên
chọn
Canada
9. Cửa khẩu xuất hàng Nhấp vào mũi tên
chọn
Cảng Tân cảng (Hồ Chí Minh)
10. Điều kiện giao hàng Nhấp vào mũi tên
chọn
FOB
11. Đồng tiền thanh toán Nhấp vào mũi tên
chọn
Dola My
Nhập vào ô Tỷ giá tính
thuế
20828
Bảng 1: Nhập thông tin chung tờ khai
(Nguồn: Tự vẽ)
13
Sau khi khai báo nội dung trong bảng trên, sẽ có giao diện sau:
Hình 5: Nhập thông tin chung của tờ khai (giao diện chi tiết)
(Nguồn: Chụp từ màn hình máy tính tại công ty)
14
Bước 2: Nhập thông tin chi tiết của sản phẩm trên tờ khai
Chọn thẻ Danh sách hàng khai báo. Dựa trên Đơn đặt hàng (Order Status) để
nhập thông tin về sản phẩm vào bảng. Sau khi hoàn thành việc nhập liệu sẽ có
giao diện sau:
Hình 6: Nhập thông tin chi tiêt sản phẩm trên tờ khai (giao diện chi tiết)
(Nguồn: Chụp từ màn hình máy tính tại công ty)
15
Bước 3: Nhập các chứng từ kèm theo tờ khai
Tùy vào bộ hồ sơ sẽ chọn các chứng từ kèm theo. Trong trường hợp tờ khai được
phân luồng xanh ( không bị kiểm hóa) thì chỉ ghi vào trong ô đề xuất khác của
doanh nghiệp tên người nhận hàng và số N’W. Không phải chọn bất kỳ chứng từ
nào kèm theo. Trong trường hợp tờ khai phân luồng đỏ (tức là bị kiểm hóa) thì
theo Hải Quan yêu cầu xuất trình bộ hồ sơ giấy bao gồm Comercial Invoice,
Paking List, Detail Packing List và sao y bản chính Bảng định mức của các mã
hàng trong tờ khai xuất khẩu, nếu Hải Quan yêu cầu bộ chứng từ file hình ảnh thì
công ty sẽ scan các chứng từ giống như bộ hồ sơ giấy rồi gửi lên.
Chọn thẻ Chứng từ kèm theo. Vì Hải Quan yêu cầu khi xuất khẩu hàng hóa phải
có thông tin về trọng lượng và Người nhận hàng để hoàn thành thủ tục xuất hàng
nên người khai báo sẽ nhập vào ô Đề xuất khác của doanh nghiệp thông tin
sau:
N’W=19KGS
Người nhận hàng MICHEAL KORS CANADA CO.WAREHOUSE
16
Sau khi hoàn tất bước 3, trên màn hình sẽ có giao diện sau:
Hình 7: Nhập chứng từ kèm theo tờ khai (giao diện chi tiết)
(Nguồn: Chụp từ màn hình máy tính tại công ty)
17
Bước 4: Thực hiện khai báo tờ khai đến Hải Quan
Sau khi khai báo chứng từ kèm theo tờ khai, quay lại chọn thẻ Thông tin chung
tờ khai và nhấp chọn Khai báo.
Hình 8: Khai xuất (giao diện chi tiết)
(Nguồn: Chụp từ màn hình máy tính tại công ty)
18
Bước 5: Kết quả xử lí của Hải Quan
Chọn thẻ Kết quả xử lí tờ khai để xem số tờ khai, kết quả phân luồng và hướng
dẫn thủ tục Hải Quan.
Hình 9: Kết quả xử lí tờ khai (giao diện chi tiết)
(Nguồn: Chụp từ màn hình máy tính tại công ty)
2.1.3. Thuận lợi và Khó khăn
Trong quá trình thực tập tại phòng Xuất-Nhập khẩu của Công ty TNHH May
Thêu Mạnh Tiến, tôi được các nhân viên của phòng tạo điều kiện tốt nhất để tìm
hiểu công việc tìm hiểu khai tờ khai Hải Quan điện tử xuất khẩu sản phẩm gia
công. Mặc dù có những thuận lợi về môi trường làm việc, nhưng đối với lĩnh vực
kinh doanh của công ty, tôi không có nhiều kiến thức để nắm được các công việc
phòng Xuất Nhập Khẩu. Cho nên trong quá trình thực tập, tôi đã gặp khá nhiều
khó khăn. Tôi đã phải đọc nhiều tài liệu và cố gắng hỏi nhân viên phòng những
gì có thể.
19
Thuận lợi
Các nhân viên tại phòng Xuất Nhập Khẩu tận tình hướng dẫn, cung cấp các tài
liệu có thể giúp tôi hiểu được công việc khai tờ khai. Khi có tờ khai cần khai báo,
nhân viên cho phép tôi quan sát quy trình khai. Nhằm giúp tôi có được những
hình ảnh trực quan về tờ khai xuất khẩu của công ty, nhân viên mở lại một tờ
khai cũ, chụp lại từng bước thưc hiện và ghi chú lại các lưu ý để tôi nắm được sơ
lược quy trình. Ngoài ra, nhân viên khuyến khích tôi đặt câu hỏi để tìm hiểu vấn
đề, giúp tôi điều chỉnh thông tin ghi nhận sao cho phù hợp với thực trang tại công
ty.
Khó khăn
Khó khăn lớn nhất là sự thiếu hụt kiến thức liên quan công việc phòng Xuất
Nhập Khẩu nói chung và kiến thức về tờ khai Hải Quan nói riêng. Có rất nhiều tư
liệu phải đọc.
Khó khăn thứ hai, do thiếu kiến thức chuyên ngành nên mặc dù nhân viên phòng
Xuất Nhập Khẩu đã hướng dẫn nhưng tôi vẫn không nắm được quy trình. Về
tổng thể công việc, tôi có thể hiểu được nhưng khi tìm hiểu kĩ hơn thì phát hiện
thêm nhiều vấn đề vẫn chưa nhận thức được.
Khó khăn thứ ba khi chọn đề tài này là có nhiều văn bản pháp lý liên quan, nhiều
tư liệu và sự chênh lệch giữa lí thuyết với thực tế. Ví dụ như đối với hồ sơ hai
quan điện tử đối với hàng xuất khẩu, về lí thuyết gồm nhiều chứng từ nhưng thực
tế tại công ty thì không cần hết các chứng từ này, tùy trường hợp Hải Quan mới
yêu cầu thêm chứng từ bổ sung. Chính sự chênh lệch này khiến công việc tìm
hiểu kiến thức gặp khó khăn, lúng túng với nhiều thông tin không thống nhất.
20
2.2. Một số công việc khác
Trong thời gian thực tập nhận thức tại Công ty TNHH May Thêu Mạnh Tiến, tôi
có cơ hội học tập và rèn luyện kĩ năng với một số công việc khác. Cụ thể là hỗ
trợ nhân viên phòng Kế Toán thực hiện công tác phát lương tháng 12/2012 cho
công nhân phân xưởng, đọc tài liệu tại phòng Xuất Nhập Khẩu, tính số khối hàng
hóa được đóng vào thùng dựa vào Bảng kê chi tiết hàng hóa. Sau mỗi công việc,
tôi đều rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích cho bản thân.
2.2.1. Hỗ trợ nhân viên phòng Kế Toán phát tiền lương tháng 12/2012
Tôi đã từng thực tập hai ngày tại phòng Kế Toán của công ty, công việc của tôi là
hỗ trợ nhân viên của phòng phát tiền lương tháng 12/2012 cho công nhân phân
xưởng.
Cách thực hiện
In 'Phiếu lương CTy Mạnh Tiến (Tháng 12/2012)" cho mỗi công nhân.
Sắp xếp các phiếu này theo số thứ tự chuyền may.
Dán phiếu lương lên mặt trước của bì thư và bó lại theo số thứ tự chuyền may.
In 'Phiếu lương tổng cộng" của một chuyền may và dùng kim kẹp gắn phiếu này
vào bó bì thư theo đúng số thứ tự chuyền may.
Cộng số tiền lương trên mỗi bì thư của một chuyền may xem có đúng với "Phiếu
lương tổng cộng" được gắn kèm hay không. Nếu thiếu hoặc thừa thì ghi nhận lại
bó bì thư đó và báo cáo với nhân viên để nhân viên kiểm tra dữ liệu trên máy.
Nhận từ nhân viên số tiền lương tổng của một chuyền may và phân phối vào từng
bì thư theo đúng số tiền lương được dán trên bì thư đó. Các bì thư đã được bỏ
tiền lương vào sẽ đưa cho một nhân viên khác kiểm kê lại, sau đó đưa lại cho
người bỏ tiền thực hiện niêm phong bì thư. Quá trình phân phối tiền lương vào bì
thư phải luôn được thực hiện theo một chuyền may. Tuyệt đối không làm lẫn với
chuyền may khác.
21
Tập hợp các Phiếu lương của các tháng 9/2012, 10/2012, 11/2012 của những
công nhân chưa kí nhận tiền lương. Dán các phiếu này vào giấy A4 theo thứ tự
thời gian để gửi xuống phân xưởng cho công nhân kí nhận.
Thuận lợi và Khó khăn
Thuận lợi: Khi hỗ trợ nhân viên phòng Kế toán thực hiện công việc phát lương,
tôi được nhân viên hướng dẫn tận tình. Ngoài ra nhân viên cũng hướng dẫn tôi
cách lập Bảng lương tháng 12 năm 2012 của công ty và phương pháp tính lương
giãn ca, lương thực lãnh.
Khó khăn: Số liệu bị sai có thể do tính toán nhầm nên trước khi báo cáo phải
kiểm tra lại. Điều này làm mất nhiều thời gian.
2.2.2. Đọc tài liệu
Trong vài ngày đầu đến công ty, tôi đã thực tập tại phòng Xuất Nhập Khẩu. Công
việc chủ yếu của tôi là đọc một số tài liệu tại phòng.
Cách thực hiện
Xin phép nhân viên phòng Xuất Nhập Khẩu về tài liệu tôi mong muốn sử dụng.
Đọc tài liệu và ghi chép lại những vấn đề chưa hiểu.
Mượn một số tài liệu về nhà để tiếp tục tìm hiểu.
Trao đổi với nhân viên để được giải đáp thắc mắc.
Ghi nhận lại thông tin mà nhân viên đã hướng dẫn vào sổ tay.
Thuận lợi và Khó khăn
Thuận lợi: Tôi nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình từ các nhân viên phòng Xuất
Nhập Khẩu. Khi tôi trao đổi với các nhân viên, họ vui vẻ và sẵn lòng hỗ trợ. Một
điều thật tốt từ các nhân viên mà tôi đã làm việc cùng, họ giúp tôi nhận thức
được lỗi sai của mình, giúp tôi chỉnh sửa để hoàn thiện nội dung mà tôi ghi nhận.
22
Khó khăn: Tài liệu mà tôi đọc, thuộc về lĩnh vực Xuất Nhập Khẩu. Đây là một
lĩnh vực mới đối với tôi nên trong quá trình thực hiện công việc, tôi gặp phải
nhiều khó khăn. Tài liệu có nhiều thuật ngữ và cách lí luận mang đặc thù ngành.
2.2.3. Xác định số khối (Measurement) trên Bảng kê chi tiết hàng hóa
(Detail Parking List)
Công việc khác mà tôi thường thực hiện khi thực tập tại phòng Xuất Nhập Khẩu
là xác định số khối của từng kích cỡ hàng trong cùng một mã hàng hóa. Mục đích
của việc tính số liệu này là để phục vụ cho công việc đặt hàng với hãng tàu thông
qua trang đặt hàng điện tử của hãng (ví dụ như hãng Yusen Logistics, TNT
LOgistics).
Cách thực hiện
Tôi sẽ mô phỏng lại một vài số liệu cần sử dụng trên Bảng kê chi tiết hàng hóa
(Detail Parking List).
Box size: 85(L) x 52(W) x 25(H)
CTNS
SIZE
XS S M L XL
1 30 8
1 42
1 25 15
Bảng 2: Mô phỏng một phần số liệu của Bảng kê chi tiết hàng hóa
(Nguồn: Tự vẽ)
Công thức tính số khối: Số khối = Số thùng x (L) x (W) x (H) x 1.03
Giải thích:
L, W, H lần lượt là chiều dài, chiều rộng, chiều cao của thùng hàng.
23
CTNS là số thùng.
XS, S, M, L, XL là kích cỡ của một mã hàng, theo thứ tự tăng dần.
3% là tỉ lệ hao hụt.
Các số 30; 42; 8... Là số lượng (đơn vị là cái) của mỗi kích cỡ.
Cách xác định số thùng cho mỗi kích cỡ: trong cùng một thùng, số lượng (cái)
của kích cỡ nào lớn hơn thì tính theo kích cỡ đó.
Ví dụ: Đối với kích cỡ XS số thùng là 1, còn kích cỡ XL số thùng là 0 vì số
lượng cái của XL nhỏ hơn số lượng cái của XS.
Theo đó, tôi tính được kết quả như sau:
Kích cỡ XS S M L XL
Số thùng 1 1 1 0 0
Số khối 0.114 0.114 0.114 0 0
Bảng 3: Kết quả tính số liệu của Bảng kê chi tiết hàng hóa
(Nguồn: Tự vẽ)
Thuận lợi và Khó khăn
Thuận lợi: Nhận được sự hướng dẫn tận tình của nhân viên
Khó khăn: Nếu tính số khối trên Bảng kê chi tiết hàng hóa có nhiều mã hàng thì
dễ gây nhầm lẫn khi lấy số liệu.
3. Kết quả đạt được
Sau thời gian thực tập tại phòng Xuất Nhập Khẩu của Công ty TNHH May Thêu
Mạnh Tiến, tôi có cơ hội để nhận thức được nhiều điều từ việc tìm hiểu các hoạt
động xuất nhập khẩu đến tìm hiểu môi trường doanh nghiệp. Tôi đã cùng làm
việc với những nhân viên chuyên nghiệp và thân thiện, nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của họ.
24
3.1. Nhận thức về môi trường làm việc
Nhân viên chuyên môn cao, độc lập và xử lí linh hoạt trong công việc
Nhân viên ở phòng làm việc với mức độ chuyên môn rất cao, họ nhạy bén và xử
lí tình huống rất tốt. Mỗi người một việc, họ hoàn thành nhiệm vụ được giao một
cách độc lập. Thông thường, nhân viên trao đổi yêu cầu và phản hồi với nhau qua
email, trong một số trường hợp họ mới trao đổi bằng lời nói. Điều đó cho thấy
rằng khối lượng cũng như áp lực công việc tại phòng rất lớn, đòi hỏi nhân viên
phải tập trung cao độ và có phương thức kết nối phù hợp. Tôi đã trãi nghiệm
khung cảnh tất bật, đầy áp lực của phòng khi có nhiều đơn hàng hoàn thành, phải
nhanh chóng được xuất đi. Cách mà những nhân viên ở đây đã làm cũng như tác
phong của họ, tôi chỉ có một cảm giác, rằng tôi muốn được làm như họ. Tôi phải
công nhận là tôi đã thấy áp lực rất nhiều nhưng hơn hết tôi có được cảm giác làm
việc trong một môi trường thật sự tuyệt vời. Tất cả nhân viên đều đã làm việc rất
chăm chỉ và hiệu quả.
Nhân viên thân thiện, hòa đồng
Khi công việc không quá gấp rút, các nhân viên thường giải trí bằng những câu
chuyện vui. Những giây phút như vậy khiến nhân viên viên lấy lại tinh thần, tâm
trạng tốt hơn và làm việc hiệu quả hơn. Ngay sau đó, mỗi nhân viên quay lại tiếp
tục công việc của mình. Một điều tôi rất thích khi được thực tập ở đây so với
những phòng ban khác, nhân viên ở đây rất thân thiết. Khi một nhân viên mở
nhạc cho cả phòng nghe, những nhân viên khác hát theo bài hát. Sau đó họ nhận
xét lẫn nhau và cười rất vui vẻ. Từ đó, tôi nhận thấy không chỉ công việc phù hợp
cho ta niềm say mê để làm việc mà môi trường cũng tạo nên những động lực bất
ngờ.
25
3.2. Bài học rút ra từ những công việc đã làm
Tìm hiểu quy trình khai tờ khai Hải Quan điện tử xuất khẩu
Có kiến thức sơ lược về quy trình khai tờ khai Hải Quan điện tử xuất khẩu.
Tiếp xúc môi trường mới đặc biệt là môi trường có tính chuyên môn cao như
phòng Xuất Nhập Khẩu cần có sự chuẩn bị trước về kiến thức ngành và cập nhật
các văn bản pháp lý.
Trong khi tìm hiểu tư liệu liên quan tờ khai cần lưu lại thông tin cẩn thận, vì
thông tin nhiều và một số chưa hoàn toàn đúng với thực tế.
Đọc trước lý thuyết về tờ khai sau đó khi được hướng sẽ dễ nắm bắt được điều
mà người hướng dẫn đang đề cập.
Hỗ trợ nhân viên phòng Kế Toán phát tiền lương tháng 12/2012
Rèn luyện tính nhẫn nại và cẩn thận khi thực hiện công việc phát tiền lương.
Tuyệt đối không bỏ nhầm bì thư hoặc bỏ sai số tiền lương đã dán trên bì thư. Lấy
đúng chuyền may được yêu cầu, nhận đúng tổng số tiền lương của chuyền đó và
phân phối chính xác vào bì thư.
Quan sát được công tác phát lương bằng tiền mặt cũng như cách phân phối công
việc của nhân viên rất cẩn thẩn, chu đáo.
Học được phương pháp tính tiền lương thực lãnh, lương giãn ca mà công nhân
nhận được.
Đọc tài liệu
Ghi nhận lại thuật ngữ và chú ý quan sát cách nhân viên sử dụng các thuật ngữ
này sẽ giúp hiểu rõ thuật ngữ và biết cách sử dụng cho đúng.
Kết nối lý thuyết với thực tế sẽ dễ dàng nắm bắt được ý nghĩa của thuật ngữ hoặc
ít nhất cũng là nắm được cơ bản.
26
Xác định đối số khối (Measurement) trên Bảng kê chi tiết hàng hóa
(Detail Parking List)
Học được cách tính số khối trên Bảng kê chi tiết hàng hóa.
Khi tính số thùng để tránh nhầm lẫn với số liệu khác nên sử dụng một cây thước
để che cột liền trước cột số thùng.
3.3. Kế hoạch học tập trong năm cuối
Sau khi hoàn thành kì thực tập nhận thức, tôi sẽ trở lại chương trình học theo
chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng. Tôi sẽ hoàn thành những môn học còn lại
trong lộ trình để hoàn thành chuyên ngành.
Bên cạnh đó, kì thực tập đã mở ra những định hướng khác cho tôi. Tôi nhận thấy
Xuất Nhập Khẩu cũng là một lĩnh vực khá cuốn hút, tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu về
lĩnh vực này.
Ngoài ra, tôi cần rèn luyện các kĩ năng soạn thảo văn bản. Tôi sẽ tham gia môn
học Soạn thảo văn thư.
27
TỔNG KẾT
Trãi qua quá trình thực tập nhận thức tại Công ty TNHH May Thêu Mạnh Tiến,
tôi thật sự tích lũy cho mình những nhận thức quý giá từ việc hòa nhập với môi
trường doanh nghiệp, tự tìm hiểu kính thức Xuất Nhập Khẩu đến cách làm việc
của nhân viên tại phòng ban mà tôi thực tập. Tôi đề ra những mục tiêu mang tính
nhận thức ngay từ đầu, vì tôi cho rằng đó là những mục tiêu tôi có thể đạt được
khi tôi thực tập trong một lĩnh vực khác biệt với chuyên ngành. Và kết quả mà tôi
có được là hơn cả mong đợi. Tôi không chỉ được nhận thức cảm giác trở thành
một nhân viên thật sự mà tôi đã tự học hỏi kiến thức của lĩnh vực Xuất Nhập
Khẩu. Có thể những kiến thức mà tôi đang có không thật sự đầy đủ và phong phú
nhưng đó là những nỗ lực của tôi trong suốt thời gian thực tập tại phòng Xuất
Nhập Khẩu.
28
viii
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(*) 60% Thông tin lấy từ website TNHH May Thêu Mạnh Tiến.
Tổng Cục Hải Quan.
Cục Hải Quan Thành Phố Hồ Chí Minh.
Kiến thức về Xuất Nhập Khẩu từ website của Công ty Cổ Phần EXIM Việt
Nam.
Tư liệu từ website của Công ty Phát triển công nghệ Thái Sơn.
Tài liệu Tập huấn thủ tục Hải Quan điện tử.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
Thông tư số 15/2012/TT-BTC.
Công ty TNHH May Thêu Mạnh Tiến.
ix
PHỤ LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 104594_dinh_thi_diem_thuy_5964.pdf