Đề tài Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên và nghệ thuật quân sự của người Nhật Bản

LỜI MỞ ĐẦU Nước Nhật Bản thế kỷ XX được mọi người biết đến như một quốc gia phát triển mạnh mẽ, có nền kinh tế khổng lồ đứng hàng thứ hai trên thế giới. Người ta cũng luôn nói rằng một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên điều thần kỳ ấy chính là con người Nhật Bản - những con người cần cù, yêu lao động và đặc biệt luôn mang trong mình tình yêu quê hương, đất nước nồng nàn. Nếu như trong Cách mạng Minh Trị (1868), bằng lòng tự hào dân tộc mãnh liệt, người Nhật Bản đã quyết tâm canh tân đất nước mình từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một quốc gia hùng cường sánh vai cùng các cường quốc Tây phương. Thì trong những năm tháng khổ cực sau đại chiến thế giới thứ hai, cũng chính bằng tình yêu nước thiết tha ấy, những con người xứ sở Phù Tang lại làm việc quên mình với niềm tin sẽ khôi phục lại nước Nhật đã kiệt quệ sau chiến tranh. Chính những con người đó, với truyền thống và nghị lực phi thường đã tạo nên một nước Nhật Bản thần kỳ khiến cả thế giới ngày nay phải ngưỡng mộ. Tìm hiểu về truyền thống và con người Nhật Bản từ lâu đã là một trong những hướng ưu tiên của các nhà xã hội học cũng như các nhà sử học Việt Nam và thế giới. Cá nhân tôi, với tư cách là một sinh viên chuyên ngành Nhật Bản học, tôi không có tham vọng trình bày tất cả truyền thống lâu đời của dân tộc Nhật Bản, mà trong bản báo cáo khoa học này tôi chỉ cố gắng nêu ra một vài suy nghĩ của mình về “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông -Nguyên và nghệ thuật quân sự của người Nhật Bản”. Qua đó, tôi cũng muốn phần nào giới thiệu với quý vị độc giả, nhất là với các bạn sinh viên cùng trang lứa, người Nhật Bản họ đã yêu nước như thế nào, và tình yêu ấy đã giúp gì cho họ trước những thử thách ngặt nghèo của lịch sử. Trước khi bắt tay vào thực hiện bản báo cáo này, quả thực tôi đã không lường trước hết được những khó khăn sẽ gặp phải. Trước hết là khó khăn chồng chất trong việc sưu tầm tài liệu do khả năng ngoại ngữ còn hạn chế và nguồn tài liệu tiếng Việt không nhiều. Thứ đến là do lần đầu làm một bản báo cáo khoa học tôi gặp nhiều bỡ ngỡ và rất thiếu kinh nghiệm nghiên cứu. Cuối cùng đó là sự khó khăn trong việc phân tích tài liệu do có quá nhiều cách nhìn nhận khác nhau từ các phía ( Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Phương Tây . ) về cuộc chiến tranh này. Tuy nhiên, tôi cũng gặp được nhiều thuận lợi như: do đã được học tiếng chuyên ngành Nhật Bản nên tôi có thể hiểu được một số tài liệu đơn giản bằng tiếng bản ngữ, hoặc thông qua các bạn bè người Nhật tôi có thêm được những tài liệu mới . Đặc biệt là nhờ sự hướng dẫn tận tình của một tiến sĩ - người có chuyên môn nghiên cứu nhiều năm trong lĩnh vực lịch sử Nhật Bản. Sau khi tìm hiểu các tài liệu có được, tôi nhận thấy nguồn sử liệu tiếng Anh là phong phú hơn cả. Các học giả phương Tây, đặc biệt là hai nước Anh, Mỹ đã viết rất nhiều sách nghiên cứu giá trị về lịch sử Nhật Bản. Ngay các công trình nghiên cứu lớn của Nhật Bản, phần nhiều cũng được dịch và xuất bản bằng tiếng Anh. Thêm vào đó, các độc giả Việt Nam trong đó có cả tôi, xưa nay vẫn chỉ quen tiếp xúc với các tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh. Vì lẽ ấy, trong báo cáo này tôi quyết định ghi chép các tên người, địa danh . bằng phiên âm tiếng Anh, và một số, trong chừng mực có thể tôi cũng cố gắng sử dụng tên phiên âm Hán-Việt để quen thuộc với người Việt Nam chúng ta. Với trình độ nhận thức của một sinh viên chắc chắn bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý quý báu của thầy cô và các bạn độc giả.

pdf73 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3322 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên và nghệ thuật quân sự của người Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông -Nguyên và nghệ thuật quân sự của người Nhật Bản.PDF
Luận văn liên quan