Vì nội dung tiểu luận phục vụ cho chuyên đề “Tâm lý giáo dục học Đại học”
nên phần tiếp theo nhóm xin trình bày các áp lực và đề xuất giải pháp cho mỗi trường
hợp mà nhóm cho rằng có thể khả thi đối với công việc giảng viên.
2.1. Áp lực từ những yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp và nhân cách của người
cán bộ giảng dạy:
Giảng viên đại học thường xuyên phải đối mặt với những yêu cầu nặng nề về
mặt chuyên môn và nhân cách. Đóng vai trò là một cán bộ khoa học và được kỳ vọng
là người tiên tiến của xã hội, người giảng viên phải thường xuyên rèn luyện để nâng
cao trình độ nghiệp vụ và tham gia tích cực vào công tác nghiên cứu khoa học. Trên
thực tế, để có thể hình thành tay nghề sư phạm, người cán bộ giảng dạy bên cạnh việc
phải xây dựng nền tảng tri thức sâu sắc trong lĩnh vực chuyên môn còn phải rèn luyện
một hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo nhất định, quan trọng là phải nắm vững phương pháp
khoa học về giảng dạy và giáo dục cũng như sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ
thuật trong giảng dạy.
29 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4156 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cuộc sống hiện nay dễ tạo áp lực cho con người, là giảng viên anh/chị cần đối diện với cuộc sống như thế nào để duy trì trạng thái tâm lý lành mạnh nhằm giúp cho sự thành công trong công việc và quan hệ con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA GIÁO DỤC
BÀI LUẬN CHUYÊN ĐỀ
TÂM LÝ GIÁO DỤC HỌC ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
Cuộc sống hiện nay dễ tạo áp lực cho con người, là giảng viên anh/chị cần đối
diện với cuộc sống như thế nào để duy trì trạng thái tâm lý lành mạnh nhằm giúp cho
sự thành công trong công việc và quan hệ con người?
GVHD: Th.S Lê Tuyết Ánh
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Khoá: 19
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN
STT Họ và tên Số ĐT Ghi chú
1 Dương Văn An 01684062217
2 Nguyễn Thuý An 0902488935
3 Phạm Thị Hà An 01677733074
4 Bùi Diệp Xuân Anh 0979323230
5 Võ Tuấn Anh 01648586008
6 Nguyễn Thị Vân Anh 0935846077
7 Phạm Thu Hương 0909696363
8 Phan Thị Thanh Huyền 0973472410
9 Lê Thanh Huyền Thơ 0975963975 Nhóm trưởng
10 Nguyễn Xuân Quỳnh 01687806146
11 Doãn Thị Thanh Thuỷ 0905275582
12 Nguyễn Thị Bích Trâm 0982579007
13 Lê Thị Ngọc Tú 01686779968
14 Nguyễn Trần Kiều Vân 0988664426
MỤC LỤC
DẪN NHẬP ..............................................................................................................................................1
NỘI DUNG ...............................................................................................................................................2
1. Những vấn đề chung .........................................................................................................................2
1.1. Áp lực là gì? ...................................................................................................................................2
1.2. Những dạng áp lực: ........................................................................................................................2
1.4. Những hậu quả do áp lực gây ra: ...................................................................................................4
1.5. Cách khắc phục các áp lực: ............................................................................................................5
2. Những áp lực đối với người giảng viên hiện nay: .............................................................................7
2.1. Áp lực từ những yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp và nhân cách của người cán bộ giảng dạy: .7
2.2. Áp lực từ những vấn đề phát sinh trong quá trình giao tiếp sư phạm trong trường đại học: .........8
2.3. Áp lực từ việc đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống: ..................................................................8
3. Thực trạng công việc và giải pháp cho những áp lực của giảng viên hiện nay:................................. 10
3.1. Thu nhập thấp: ............................................................................................................................ 10
3.1.1. Thực trạng: .......................................................................................................................... 10
3.1.2. Giải pháp: ............................................................................................................................ 12
3.2. Yêu cầu công việc quá nặng: ...................................................................................................... 13
3.2.1. Thực trạng: .......................................................................................................................... 13
3.2.2. Giải pháp: ............................................................................................................................ 13
3.3. Phong trào của các ban ngành đoàn thể quá nhiều:..................................................................... 14
3.3.1. Thực trạng: .......................................................................................................................... 14
3.3.2. Giải pháp: ............................................................................................................................ 16
3.4. Thanh kiểm tra quá nhiều: .......................................................................................................... 17
3.4.1. Thực trạng ............................................................................................................................ 17
3.4.2. Giải pháp: ............................................................................................................................ 18
3.5. Thái độ xã hội đối với công việc giảng viên: .............................................................................. 19
3.5.1. Thực trạng: .......................................................................................................................... 19
3.5.2. Giải pháp: ............................................................................................................................ 21
3.6. Các mối quan hệ giao tiếp của giảng viên: ................................................................................. 22
KẾT LUẬN ............................................................................................................................................ 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................... 25
1
DẪN NHẬP
Karl Marx từng nói: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố
hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà
những quan hệ xã hội”. Thật vậy, con người không thể tồn tại đơn lẻ mà phải dựa vào
xã hội của mình. Chính trong xã hội ấy con người lại bị ràng buộc bởi nhiều vấn đề
như công việc, trách nhiệm, các mối quan hệ… tất cả những điều ấy khiến cho con
người có khi cảm thấy nặng nề, nhất là trong cuộc sống ngày càng hiện đại, luôn có
nhiều đổi thay. Áp lực từ cuộc sống xung quanh ngày càng tăng cùng với một xã hội có
nhiều chuyển biến.
Không riêng ai và không riêng một ngành nghề, công việc nào mà tất cả chúng
ta hiện đều đang chịu những áp lực nhất định từ cuộc sống xung quanh. Và nhất là đối
với công việc giảng dạy của một giảng viên thì việc đương đầu với các áp lực là điều
không thể tránh khỏi. Vậy nên việc duy trì một trạng thái tâm lý lành mạnh là điều rất
cấn thiết để đạt được thành công trong công việc và quan hệ con người đối với công
việc giảng viên là điều vô cùng quan trọng. Đó là lý do mà nhóm đi tìm lời giải đáp
cho câu hỏi “Cuộc sống hiện nay dễ tạo áp lực cho con người, là giảng viên anh/chị
cần đối diện với cuộc sống như thế nào để duy trì trạng thái tâm lý lành mạnh nhằm
giúp cho sự thành công trong công việc và quan hệ con người?”
Bài tiểu luận nhằm phục vụ cho chuyên đề “Tâm lý giáo dục học Đại học” nên
góc nhìn vấn đề chủ yếu ở đây là của công việc giảng dạy. Bài viết không đặt nặng các
vấn đề lý thuyết mà nghiêng về so sánh, trình bày các vấn đề từ thực tiễn. Vậy nên
nguồn thông tin được sử dụng chủ yếu là các bài viết có liên quan đến đề tài được nói
đến trong bài cũng như kinh nghiệm thực tế từ công việc giảng dạy.
2
NỘI DUNG
1. Những vấn đề chung
1.1. Áp lực là gì?
Hầu như rất khó có thể tìm ra một định nghĩa chính xác cho câu hỏi: “Áp lực là
gì?”. Nhưng chắc chắn mọi người đều có thể hình dung một cách chung nhất rằng áp
lực là những khó khăn, trở ngại gặp phải trong công việc và cuộc sống. Đó có thể là do
những đối tượng bên ngoài tác động đến ta hoặc do chính ta tự đặt ra cho bản thân.
Ở một số phương diện áp lực cũng có mặt tốt, giúp ta kiểm soát bản thân tốt hơn,
luôn cố gắng ở mức cao hơn để đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên trong hầu hết các
trường hợp hiện nay khi nói đến áp lực ta thường hình dung ý nghĩa tiêu cực của nó là
khiến cho con người thấy nặng nề, giảm hiệu suất lao động, và có những tác động xấu
đến cuộc sống của chúng ta.
Áp lực có nguồn gốc từ sự căng thẳng trong chính công việc, các mối quan hệ
và cuộc sống quanh ta. Áp lực từ nghề nghiệp là một trong những vần đề phổ biến mà
chúng ta đã và đang chấp nhận như một thực tế. Nhưng sự thật, áp lực công việc lấy đi
không ít niềm vui, thậm chí có thể gây nên những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng.
1.2. Những dạng áp lực:
Ta vẫn thường nghe nói là cuộc sống càng hiện đại thì con người càng dễ chịu
áp lực và mức độ áp lực cũng nặng hơn. Điều này hoàn toàn đúng bởi cuộc sống phát
triển càng cao kéo theo công việc, những mối quan hệ cũng được nâng lên mức độ cao
hơn và điều này gây ra áp lực cho con người, đây là áp lực bên ngoài, không chỉ vậy,
chúng ta cũng tự tạo cho mình những áp lực bản thân, đều này là áp lực bản thân. Vậy
nhìn chung, con người ta luôn phải chịu hai loại áp lực là từ bên ngoài và bên trong
chính chúng ta.
3
1.3. Những nguyên nhân gây ra áp lực:
Trong bài viết “Áp lực công việc” đăng trên trang careerbuilder.vn tác giả bài
viết có đoạn ghi lại như sau:
Giáo sư Michael Marmot, người đã theo dõi sức khỏe của hơn 10.000 sĩ quan
Anh nhận xét: "Không khó khăn gì để tìm ra nguyên nhân vì sao lại có tình trạng tự tử
này. Do đòi hỏi khắt khe của lãnh đạo, các nhân viên phải vắt kiện sức mình để đáp
ứng cường độ làm việc.
Tình trạng làm việc quá giờ, làm việc trong những điều kiện kém an toàn... xảy
ra rất phổ biến. Họ còn phải đối mặt với một chế độ sử dụng nhân sự hiện đại rất ghê
gớm, đó là sự thay thế. Ở những vị trí có sự năng động, nhiệt huyết và sức trẻ, tất cả
các nhân viên đều phải gồng lên để chứng tỏ mình, tránh bị so sánh với các nhân viên
mới về chế độ, tiền lương cũng như sức làm việc, sức sáng tạo...
Ngoài ra, những áp lực cạnh tranh không lành mạnh từ các đồng nghiệp, áp lực
về cuộc sống bấp bênh nếu bị thất nghiệp cũng tạo ra những căng thẳng triền miên đối
với các nhân viên. Người lao động vì những điều này mà luôn có nguy cơ rơi vào tình
trạng thái trầm uất…”
Nhìn chung ta có thể thấy áp lực cuộc sống từ phía ngoài có thể kể đến chính là
từ công việc với những đòi hỏi, thách thức ngày càng lớn, cường độ làm việc cao, môi
trường làm việc không lành mạnh (do tính cạnh tranh gay gắt, mối quan hệ của con
người trong môi trường không tốt…), hoặc cũng có thể là do vấn đề kinh tế do tiền
lương công việc không đáp ứng được nhu cầu cùa bản thân, trình độ bản thân không
đap ứng được với yêu cầu công việc đòi hỏi sự nỗ lực lớn của con người cũng gây ra
áp lực lớn, bên cạnh đó còn là những mối quan hệ trong cuộc sống, từ những mối quan
hệ tưởng chừng như đơn giản chẳng hạn như quan hệ gia đình cũng có đôi khi khiến ta
bị áp lực đến các mối quan hệ với đồng nghiệp, lãnh đạo…
4
Một khi những áp lực bên ngoài được hình thành, quay trở lại chính bản thân
chúng ta cũng sẽ tự tạo cho mình những áp lực bên trong nếu không có những giải
pháp và cách thức chuẩn bị để đương đầu với các áp lực.
1.4. Những hậu quả do áp lực gây ra:
Căng thẳng do áp lực gây ra đã được chứng minh là có liên quan đến nhiều vấn
đề sức khỏe tiêu cực, như việc ngủ không ngon, trầm cảm, tăng cân và có nguy cơ phát
triển một số bệnh nguy hiểm, điển hình như bệnh tiểu đường, đặc biệt đối với nữ.
Áp lực công việc khiến chúng ta lão hóa nhanh. Những nghiên cứu gần đây đã
chỉ ra rằng căng thẳng trong công việc có thể là nguyên nhân chính của lão hóa nhanh.
Thậm chí căng thẳng ở mức độ cao có thể dẫn đến tuổi thọ thấp bất thường.
Áp lực công việc khiến chúng ta giảm những cảm xúc hạnh phúc. Một nghiên
cứu năm 2002 được đăng tải trên Tạp chí Military Medicine với 500 đối tượng là lính
không quân, 15% trong số này tiết lộ rằng căng thẳng là nguyên nhân đáng kể của
những cảm xúc tồi tệ, 8% cho rằng những trải nghiệm căng thẳng công việc làm tổn
hại đến khả năng thẩm thấu xúc cảm của họ.
Áp lực khiến bạn nhanh kiệt sức. Kiệt sức là dấu hiệu bộ não bạn cần phải được
nghỉ ngơi, và đó là kết quả của những căng thẳng tích lũy thường xuyên. Theo thời
gian, căng thẳng trong công việc có thể khiển bạn cảm thấy kiệt sức, thiếu sức sống và
mất tự tin.
Áp lực công việc ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống. Theo Hiệp hội tâm lý
Mỹ, 3 trong 4 nhân viên mà họ phỏng vấn nói rằng căng thẳng ngoài công việc gây trở
ngại cho nghề nghiệp của họ cũng như việc căng thẳng trong công việc sẽ ảnh hưởng
đển cuộc sống của họ.
5
Áp lực công việc tạo nên những mâu thuẫn trong các mối quan hệ cá nhân, đặc
biệt là ở nam giới. 79% nam giới và 61% phụ nữ tiết lộ rằng căng thẳng trong công
việc khiến các mối quan hệ cá nhân của họ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Áp lực công việc dễ gây trầm cảm. Theo nghiên cứu năm 2011 được đăng tải
trên tạp chí PLOS ONE, những ai làm việc 11 giờ hàng ngày dễ bị trầm cảm. Trầm
cảm có liên quan mật thiết đến các vấn đề tiêu cực về sức khỏe, bao gồm tăng nguy cơ
đột quỵ, đau tim, thiếu ngủ...
Áp lực công việc tăng nguy cơ đau tim. Đây là một trong những tác động nguy
hiểm nhất của áp lực công việc đến sức khỏe. Một nghiên cứu năm 2012 của Trường
Đại học London đã chỉ ra rằng 23% những người phải chịu áp lực công việc thường
xuyên có thể tăng nguy cơ đau tim 23% so với những người có tinh thần thoải mái
trong công việc.
Nguy cơ tử vong cao do áp lực công việc ở mức độ cao. Rất nhiều người trong
số chúng ta phàn nàn rằng công việc đang dần giết chết họ. Nghiên cứu mới đây đã chỉ
ra rằng những người hay ngồi lâu mỗi ngày sẽ không tốt cho sức khỏe. Dù bạn có tập
thể dục thường xuyên nhưng nếu ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài cũng sẽ mang lại
những hậu quả khôn lường. Bạn có thể mắc chứng bệnh béo phì, tim mạch và thậm chí
tử vong chỉ vì ngồi lâu.
1.5. Cách khắc phục các áp lực:
Trong cuộc sống có thể nói không ai là không gặp phải áp lực vậy nên cần có
những cách chuẩn bị về phía bản thân để tránh những hậu quả tiêu cực do áp lực gây ra,
phổ biến trong số những cách thường được áp dụng gồm có:
Thứ nhất, sắp xếp công việc một cách hợp lý. Những công việc khó và quan
trọng nên dành ưu tiên hoàn thành trước để có nhiều thời gian giải quyết chúng. Trước
6
khi xong việc, dành thời gian để dọn dẹp nơi làm việc cho gọn gàng và tạo ra một danh
sách các công việc phải làm cho ngày hôm sau.
Thứ hai, làm việc theo kế hoạch đã định ra. Cần phải tạo ra những kế hoạch
ngắn hạn và dài hạn trong mục tiêu. Và cần phải chú ý đến việc ấn định thời gian hoàn
thành kế hoạch.
Thứ ba, biết quan tâm đến sức khoẻ bản thân. Dành thời gian để ngủ đủ giấc,
uống nước, bổ sung vitamin, khoáng chất và tập thể dục sẽ giúp tinh thần thoải mái và
làm việc rất có hiệu quả.
Thứ tư, biết rõ nguyên nhân gây ra áp lực cho bản thân. Bằng cách trả lời các
câu hỏi như “Đâu là nguyên nhân gây ra stress trong cuộc sống của bạn? Đó có phải là
do dự án đã đến thời hạn cuối? Hay là do bạn không cân bằng được công việc của công
ty và việc nhà?” Xác định nguyên nhân của stress là bước đầu tiên để bạn khắc phục nó.
Thứ năm, biết đặt mục tiêu vừa phải để hoàn thành tốt nhất. Cần nắm rõ giới
hạn của bản thân, không nên cố gắng thực hiện ước mơ thiếu tính khả thi. Thiết lập
một mục tiêu không thực tế sẽ gây ra thêm thất bại và càng thêm phần căng thẳng. Vì
vậy, khi đặt ra mục tiêu làm việc, hãy tính đến tính khả thi của nó.
Thứ sáu, luôn biết dành thời gian thư giãn. Lập một bảng biểu cho các hoạt
động cá nhân để giúp bạn thoải mái về mặt tinh thần. Khi tỉnh dậy, hãy vận động nhẹ
và thường dành thời gian cho các hoạt động yêu thích của bản thân để tìm thấy niềm
vui và cân bằng bản thân trong cuộc sống.
Thứ bảy, cố gắng tránh xa các tác động từ bên ngoài bằng cách tập trung vào
công việc hết mức có thể. Bằng cách này, bạn có thể tập trung làm việc và hoàn thành
công việc đúng thời hạn.
7
2. Những áp lực đối với người giảng viên hiện nay:
Vì nội dung tiểu luận phục vụ cho chuyên đề “Tâm lý giáo dục học Đại học”
nên phần tiếp theo nhóm xin trình bày các áp lực và đề xuất giải pháp cho mỗi trường
hợp mà nhóm cho rằng có thể khả thi đối với công việc giảng viên.
2.1. Áp lực từ những yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp và nhân cách của người
cán bộ giảng dạy:
Giảng viên đại học thường xuyên phải đối mặt với những yêu cầu nặng nề về
mặt chuyên môn và nhân cách. Đóng vai trò là một cán bộ khoa học và được kỳ vọng
là người tiên tiến của xã hội, người giảng viên phải thường xuyên rèn luyện để nâng
cao trình độ nghiệp vụ và tham gia tích cực vào công tác nghiên cứu khoa học. Trên
thực tế, để có thể hình thành tay nghề sư phạm, người cán bộ giảng dạy bên cạnh việc
phải xây dựng nền tảng tri thức sâu sắc trong lĩnh vực chuyên môn còn phải rèn luyện
một hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo nhất định, quan trọng là phải nắm vững phương pháp
khoa học về giảng dạy và giáo dục cũng như sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ
thuật trong giảng dạy.
Người giảng viên cũng phải đối mặt với những đánh giá khắt khe của xã hội về
mặt nhân cách bởi họ được kỳ vọng sở hữu nhân cách của người tri thức hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục đại học. Nhân cách của người cán bộ giảng dạy bao gồm rất
nhiều những phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức, năng lực và các phẩm chất tâm lý
khác, trong đó quan trọng nhất là xu hướng nghề nghiệp sư phạm và năng lực sư phạm.
Theo đó, người giảng viên phải có hứng thú với nghề và có khuynh hướng chiếm lĩnh
nó; sở hữu các phẩm chất trí tuệ như tính quan sát và sự sáng tạo, các phẩm chất ngôn
ngữ như tính thuyết phục, tính nghiêm túc, tính logic của ngôn ngữ, các phẩm chất
tưởng tượng như khả năng đặt mình vào vị trí sinh viên và hiểu họ. Những yêu cầu này
tạo áp lực nặng nề cho người giảng viên trong việc phải thường xuyên rèn luyện những
nét nhân cách, phẩm chất đặc trưng cho ngành sư phạm.
8
2.2. Áp lực từ những vấn đề phát sinh trong quá trình giao tiếp sư phạm trong
trường đại học:
Giao tiếp sư phạm là những nguyên tắc, những biện pháp và kĩ xảo tác động lẫn
nhau giữa nhà giáo dục với tập thể sinh viên mà nội dung của nó là trao đổi thông tin,
chỉ ra các tác động giáo dục – học tập, tổ chức mối quan hệ lẫn nhau và cũng là truyền
lại nhân cách nhà giáo dục cho người học. Giao tiếp sư phạm là hoạt động thường ngày
của người giảng viên, tuy nhiên quá trình giao tiếp thành công đòi hỏi người giảng viên
phải rèn luyện được những kỹ năng nhất định. Theo nhà giáo dục nổi tiếng V.A.
Xukholinxki: “Giảng dạy không phải là sự truyền đạt máy móc các tri thức. Đó là
những mối quan hệ phức tạp của con người.” Theo đó, trong quá trình giao tiếp, người
cán bộ giảng dạy phải biết định hướng đúng các hoàn cảnh giao tiếp, biết lập chương
trình và thực hiện hệ thống giao tiếp, biết sử dụng ngôn ngữ và các cử chỉ giao tiếp
chuẩn mực, phù hợp với phẩm chất, nhân cách và phong cách sư phạm, phù hợp với
từng đối tượng sinh viên. Giảng viên cũng phải biết thường xuyên lắng nghe và giữ
được mối liên hệ ở giảng đường.
2.3. Áp lực từ việc đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống:
Giảng viên cũng như những thành viên khác trong xã hội đều phải gánh chịu
những áp lực nặng nề từ cuộc sống, xuất phát từ việc họ phải lao động để thoả mãn
những nhu cầu phát sinh.
Theo học thuyết về tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu của con người bao gồm
năm cấp bậc, bao gồm nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu được công nhận, nhu
cầu được tôn trọng, nhu cầu tự thể hiện, trong đó những nhu cầu ở cấp bậc cao hơn sẽ
phát sinh nếu những nhu cầu căn bản cấp dưới đã được thoả mãn. Đối với đặc thù nghề
nghiệp của người giảng viên, các nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự thể hiện luôn
tồn tại trong khi họ luôn gặp khó khăn trong việc thoả mãn những nhu cầu ở cấp thấp
9
hơn. Chính điều này đã tạo ra tâm lý áp lực nặng nề cho những người làm công tác
giảng dạy.
Tháp nhu cầu của Maslow
10
3. Thực trạng công việc và giải pháp cho những áp lực của giảng viên hiện nay:
3.1. Thu nhập thấp:
3.1.1. Thực trạng:
Việc phát triển khoa học và giáo dục đại học ở Việt Nam gặp không ít khó khăn,
và một trong những khó khăn đó chính là sự quá bất hợp lý trong hệ thống lương bổng
cho giảng viên đại học.
Để thấy thu nhập chính thức của các giảng viên đại học ở Việt Nam thấp đến
mức nào, có thể so sánh: Giữa thu nhập của giảng viên đại học ở VN với giảng viên ở
các nước đang phát triển khác. Giữa các giảng viên đại học ở VN và những người trình
độ tương đương nhưng làm những ngành khác như kỹ sư, bác sĩ, tài chính kế toán, v.v.
Theo cả hai so sánh đó, thì lương của giảng viên đại học công của Việt Nam đều
đang ở mức cực thấp. Ví dụ như giáo sư ở Việt Nam (tạm coi là tầng lớp trí thức cao
cấp nhất, có trình độ cao nhất của Việt Nam) được không quá 4-500 USD một tháng kể
cả phụ cấp, trong khi ở Senegal (là nước đang phát triển còn nghèo hơn Việt Nam) có
thể được trên 2000 USD một tháng, hay các cán bộ cao cấp ở các doanh nghiệp ở VN
có thể đạt thu nhập chính thức vài nghìn USD một tháng dễ dàng.
PGS. TS. Lê Trọng Thắng khẳng định: “Làm giảng viên lương khởi điểm chỉ từ
2 – 5 triệu/ tháng trong khi làm việc tại công ty hay doanh nghiệp được khoảng 10
triệu/tháng”.
Lương thấp cho giảng viên đại học dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như:
- Các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực, thoái hóa. Đấy là hậu quả tất yếu của hệ
thống “lương ít lậu nhiều”. Khi lương quá thấp và xã hội thiếu công bằng và kỷ cương,
thì người ta dễ bị cám dỗ bởi các cách kiếm tiền dễ dàng lợi dụng quyền lực trách
nhiệm trái với đạo lý nghề nghiệp, ví dụ như bán điểm cho sinh viên. Rất khó hình
11
dung một giảng viên ở một đại học tiên tiến trên thế giới lại đi bán điểm cho sinh viên
(ai làm như vậy mà bị phát hiện thì sẽ không còn mặt mũi nào nhìn đồng nghiệp),
nhưng ở Việt Nam hiện tượng này không phải là hiếm. Đây là vấn đề hệ trọng, không
chỉ riêng với các giảng viên đại học, mà với tất cả các cán bộ có quyền lực trách nhiệm
(bất kể to nhỏ ra sao) ở Việt Nam.
- Chất lượng đào tạo và nghiên cứu kém, và lãng phí chất xám. Kể cả các giảng
viên hay nghiên cứu viên có năng lực và nhiệt huyết, cũng tốn quá nhiều thời gian cho
việc “kiếm kế sinh nhai” (vì lương chính thức không đủ sống), còn rất ít thời gian dành
cho khoa học và cho sinh viên, và hệ quả tất yếu là kết quả nghiên cứu khoa học ở Việt
Nam rất thấp (thể hiện qua việc có rất ít công trình khoa học “nghiêm chỉnh” so với số
lượng giảng viên đại học và nghiên cứu viên), và chất lượng giảng dạy cũng thấp (dạy
xô bồ, chương trình và giáo án lạc hậu chậm thay đổi, v;v.). Đây chính là sự lãng phí
chất xám ghê gớm trong đại học: so với sự “chảy máu chất xám” (tức là những người
Việt có trình độ bỏ ra nước ngoài làm việc), thì sự lãng phí chất xám trong nước có thể
lớn hơn nhiều lần.
- Rất khó thu hút các tài năng trẻ đi theo con đường nghiên cứu khoa học và
giảng dạy đại học. Nếu hai công việc đòi hỏi khả năng và cố gắng tương đương, nhưng
môt việc có thu nhập 2000 USD một tháng còn việc khác có thu nhập 200 USD một
tháng, thử hỏi bạn sẽ chọn việc nào ?. Kể cả khi hệ thống đại học hiện tại đang rất
thiếu giảng viên, nhưng rất khó kiểm đủ người có trình độ để tuyển làm giảng viên ở
các trường đại học. Nếu không có một nền đại học và khoa học tử tế, thì mãi mãi Việt
Nam sẽ là nước lạc hậu.
Những hậu quả nghiêm trọng trên, phần lớn những người trong ngành, và cả
giới lãnh đạo, đều biết. Muốn phát triển hệ thống đại học và nền khoa học Việt Nam
một cách đàng hoàng, không thể không giải quyết vấn đề thu nhập và điều kiện sống
12
của giảng viên đại học và cán bộ khoa học. Đặc biệt là với các cán bộ khoa học
trẻ không có dự trữ về kinh tế, nếu không đảm bảo được điều kiện sống cho họ, thì khó
có thể hy vọng họ phát triển về sự nghiệp giảng dạy và khoa học. Tuy nhiên, Chính
phủ Việt Nam có vẻ chưa nhận thức được hoặc chưa có hướng nào để giải quyết vấn đề
này.
3.1.2. Giải pháp:
Đối với giảng viên: Sau khi hoàn tất các nhiệm vụ được giao nơi công tác, giảng
viên có thể chủ động tìm kiếm các cơ hội giảng dạy và làm việc bên ngoài để cải thiện
thu nhập, nâng cao kỹ năng giảng dạy và tiếp thu thêm những kiến thức, kinh nghiệm
mới.
Về phía nhà trường:
- Tích cực tìm kiếm các cơ hội cho giảng viên tham gia nghiên cứu các đề
tài khoa học để tăng thêm thu nhập.
- Chăm lo đời sống của giảng viên và có những sự giúp đỡ kịp thời khi họ
gặp khó khăn về kinh tế.
- Chủ động gia tăng các chương trình đào tạo để giúp giảng viên có thêm
cơ hội giảng dạy. Giảng dạy chất lượng cao, đồng thời thu học phí cao tương xứng. Để
làm được việc này, các trường (đại học công) cần có quyền tự chủ cao về tài chính, và
có quyền trả thù lao cao cho các bài giảng. Hiện tại mức thu lao này do nhà nước qui
định, và quá thấp.
- Liên kết với doanh nghiệp, làm các nghiên cứu có ứng dụng hiệu quả
thực tế vào các mảng khác nhau của nền kinh tế, tạo nguồn thu nhập từ các ứng dụng
đó.
13
Về phía Nhà nước: nên có những chính sách hỗ trợ nhằm động viên và khích lệ
đội ngũ giáo viên – giảng viên như: tăng mặt bằng lương chung, nâng cao phúc lợi và
chính sách bảo hiểm…
3.2. Yêu cầu công việc quá nặng:
3.2.1. Thực trạng:
Khi bắt đầu sự nghiệp, giảng viên đại học cần phải mất một năm tập sự và áp
lực liên tục để nâng cao trình độ.
Nếu chỉ phải đứng lớp giảng dạy, công việc của giảng viên không đến nỗi quá
vất vả nhưng thường họ đều phải kiêm thêm công tác, số giáo viên chỉ đứng lớp giảng
dạy rất ít.
Các công tác mà giảng viên phải kiêm nhiệm ngoài công việc giảng dạy: công
tác chủ nhiệm, hướng dẫn học tập, coi thi, hội nghị, hội thảo, công tác nghiên cứu khoa
học, các khoá học ngắn hạn….
3.2.2. Giải pháp:
Giảng viên đại học phải duy trì vốn hiểu biết về nội dung giảng dạy ở tầm mức
cao và bảo đảm nội dung khoá học luôn được cập nhật, chính xác, tiêu biểu, và phù
hợp với vị trí của khoá học xét trong toàn bộ chương trình học của sinh viên.
Để đạt được năng lực về nội dung giảng dạy, giảng viên phải chủ động cập nhật các
lĩnh vực nội dung liên quan đến những khoá học mà mình giảng dạy; nắm được nội
dung của các khoá học mà sinh viên phải học trước khi theo học khoá này cũng như
các khoá học sử dụng khoá học hiện tại như là yêu cầu tiên quyết; và phải cung cấp
một lượng phù hợp những kiến thức tiêu biểu về các chủ đề và quan điểm quan trọng.
Thêm vào đó, để trở thành một giảng viên giỏi bên cạnh kiến thức chuyên môn,
người giảng viên còn được yêu cầu để có năng lực sư phạm. Giảng viên phải tích cực
14
cập nhật các chiến lược giảng dạy nhằm giúp sinh viên học các kiến thức và kỹ năng
phù hợp và tạo ra các cơ hội giáo dục bình đẳng cho các nhóm sinh viên khác nhau.
Điều này đòi hỏi giảng viên phải đọc nhiều tài liệu giáo dục tổng quan hay chuyên
ngành, tham dự hội thảo, hội nghị, và thử nghiệm các phương pháp giảng dạy khác
nhau trong một khoá học nhất định hay với một nhóm sinh viên nhất định.
Khi đứng lớp giảng viên còn phải xử lý một cách khéo léo các tình huống phát
sinh và các mối quan hệ với từ phía sinh viên để tránh những nguy cơ xung đột có thể
xảy ra.
3.3. Phong trào của các ban ngành đoàn thể quá nhiều:
3.3.1. Thực trạng:
Một trong những áp lực không đến từ công việc chuyên môn hay cuộc sống
thường ngày mà đến từ những vấn đề tưởng như rất nhỏ trong nhà trường, đó là việc
phát sinh quá nhiều các phong trào của các ban ngành đoàn thể. Mục tiêu của nhà
trường khi tổ chức các hoạt động này rõ ràng là tốt và hợp lý. Đó là nhằm tạo môi
trường sinh hoạt lành mạnh, bồi dưỡng về tinh thần và sức khỏe cho đội ngũ giảng
viên, tạo cơ hội cho các cán bộ, giảng viên giao lưu trao đổi kinh nghiệm giảng dạy
cũng như để tăng cường hiểu biết, tình đoàn kết, gắn bó với nhau và với nhà trường.
Tuy vậy, ngoài thời gian giảng dạy trên lớp, soạn bài, chấm bài ở nhà và thực
hiện các đề tài nghiên cứu khoa học để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, người giảng
viên phải dành thêm một khoảng thời gian không nhỏ để tham gia các hoạt động phong
trào như có thể liệt kê sơ lược dưới đây:
- Các hoạt động thi đua về mặt chuyên môn như: thi giảng viên giỏi, bài
giảng điện tử, giáo án hay … Những cuộc thi này chiếm không ít thời gian của các
giảng viên để chuẩn bị về nội dung, hình thức và tham dự các vòng thi.
15
- Tham gia các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học cùng với em sinh viên
trong vai trò định hướng, hướng dẫn sinh viên, đây là nhiệm vụ thường được giao cho
các giảng viên trẻ và các giảng viên có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu khoa học.
- Các buổi họp của đoàn thanh niên hoặc đảng bộ tại trường: ít nhất là một
buổi họp mỗi quý, chưa kể các buổi sinh hoạt chủ đề chính trị - xã hội.
- Các phong trào thể thao, văn nghệ, công tác xã hội mà trường phát động
cho giảng viên, đặc biệt là các giảng viên trẻ. Mỗi năm thường tổ chức khoảng hai đợt
hội thao, hội diễn văn nghệ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam và ngày truyền thống thành
lập trường, một kỳ công tác xã hội tổ chức tại các vùng khó khăn kéo dài từ 1 tuần đến
1 tháng và các hoạt động công tác xã hội thường xuyên khác (thăm trại trẻ mồ côi,
người khuyết tật, người già, người nghèo, …). Đây mới chỉ là những hoạt động do
trường tổ chức, chưa kể các hoạt động do Thành Đoàn hay Ngành giáo dục tổ chức.
Nếu giảng viên tham gia đầy đủ các hoạt động trên thì sẽ không còn thời gian để
nghiên cứu bài giảng trước khi lên lớp hoặc tập trung suy nghĩ cho những ý tưởng khoa
học, càng không đủ thời gian dành cho gia đình. Mặc dù đây không phải những hoạt
động bắt buộc đối với giảng viên, nhưng nếu giảng viên không tham gia bất kỳ hoạt
động nào mà chỉ tập trung vào công việc chuyên môn vốn đã nặng thì sẽ bị đánh giá là
thiếu nhiệt tình, không tích cực với các hoạt động sinh hoạt chung của trường, không
hòa đồng với đồng nghiệp. Do vậy, sẽ không được đánh giá cao trong xếp loại thi đua
hàng năm, ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của giảng viên. Hơn nữa còn bất lợi trong
gây sự chú ý của Ban lãnh đạo trường so với những giảng viên tham gia nhiều vào hoạt
động đoàn thể, do vậy mà ít tiếp cận được với các cơ hội học tập và thăng tiến nghề
nghiệp của trường. Tình thế lưỡng nan này gây cho giảng viên một áp lực không nhỏ
bên cạnh những áp lực thường nhật từ lớp học.
16
3.3.2. Giải pháp:
Vì vậy, các giảng viên cần cố gắng sắp xếp thời gian thật khoa học, chọn lọc các
phong trào cần tham gia để không vắng mặt trong mọi hoạt động đoàn thể của trường
nhưng vẫn đảm bảo được thời gian dành cho công việc chuyên môn và nghỉ ngơi.
Chẳng hạn, giảng viên không nhất thiết phải tham gia đầy đủ tất cả cuộc thi đua chuyên
môn, nếu đã tham gia thi giáo án hay thì có thể không dự thi bài giảng điện tử trong
cùng năm đó. Các hội thao, hội diễn có thể chỉ tham gia một lần mỗi năm hoặc tham
gia cách năm (năm trước đã tham gia thì năm nay có thể xin vắng mặt). Các buổi họp
đoàn, hội cũng vậy, giảng viên có thể tham gia đóng góp ý kiến tích cực trong một số
buổi họp quan trọng, còn những buổi họp mang tính hình thức hay nội dung không
quan trọng thì có thể xin phép vắng. Việc tham gia ít về lượng nhưng đảm bảo tốt về
chất lượng của mỗi hoạt động đoàn thể sẽ hiệu quả hơn là sự xuất hiện nhạt nhòa, chỉ
mang tính điểm danh trong mỗi hoạt động phong trào đoàn thể do trường tổ chức.
Ngoài ra, điều này còn giúp giảng viên xây dựng được mối quan hệ tốt với các đồng
nghiệp, tạo được ấn tượng tốt hơn trong mắt đồng nghiệp và Ban Lãnh đạo trường. Với
những kết quả tích cực này, các phong trào đoàn thể sẽ trở thành một hình thức giải trí
tốt, giúp tạo tinh thần thoải mái, vui tươi hơn cho người giảng viên để sau đó có thể
thực hiện các công việc chuyên môn hiệu quả hơn.
Về phía nhà trường, để các hoạt động phong trào đoàn thể đạt được mục đích tốt
như đã nêu ở phần đầu của mục này, trường không nên chỉ chú trọng đến tổ chức thật
nhiều hoạt động, cố gắng lôi kéo thật nhiều giảng viên tham gia bằng mọi hình thức
động viên, thưởng phạt. Ngược lại, mỗi năm chỉ nên tổ chức khoảng hai hoạt động lớn
để giảng viên có thể sắp xếp tham gia một cách tốt nhất. Ban Lãnh đạo trường cũng
như Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn thanh niên cần chọn lọc các chương trình hoạt
động có nội dung chất lượng, phát huy được hiệu quả trong nâng cao kỹ năng giảng
17
viên hoặc thực sự tạo được cho giảng viên không khí vui vẻ, thân thiện sau những
khoảng thời gian làm việc căng thẳng.
3.4. Thanh kiểm tra quá nhiều:
3.4.1. Thực trạng
Thanh kiểm tra là một trong những vấn đề gây áp lực khá lớn đến người lao
động nói chung và giảng viên nói riêng vì lo lắng nếu không thể hiện tốt thì công việc
trong nhiều năm có thể sẽ bị đánh giá sai lệch từ kết quả một lần thanh kiểm tra. Các
hình thức kiểm tra, giám sát phổ biến ở trường cao đẳng, đại học là:
- Kiểm tra giờ giấc giảng dạy, gồm giờ vào lớp, giờ tan lớp. Giảng viên
không được cho lớp vào học trễ hay về sớm, phải đảm bảo một cách cứng nhắc thời
lượng học mỗi buổi. Trong khi đó, nội dung mỗi bài học có thể dài ngắn khác nhau,
việc kiểm soát giờ học khiến giảng viên khó điều khiển lớp theo mạch bài giảng.
Chẳng hạn, nếu được tự do quyết định giờ học, giảng viên có thể cho lớp về trễ khi nội
dung bài học khá dài mà nếu ngừng hôm nay thì hôm sau sẽ phải mất thêm thời gian ôn
lại thì mới giảng tiếp bài học đó được. Và bù lại, lớp học có thể về sớm khi bài ngắn để
giảng trọn vẹn bài giảng trong một buổi học, tránh việc phải chắp nối bài giảng từ buổi
này sang buổi khác, làm giảm sự tập trung học tập của sinh viên.
- Kiểm tra chất lượng giảng dạy bằng việc dự giờ trực tiếp trên lớp. Hầu
hết các giảng viên đều luôn tự ý thức được trách nhiệm nghề nghiệp cơ bản của mình là
phải truyền đạt đầy đủ và chính xác nội dung kiến thức của môn học đến sinh viên,
đảm bảo mục tiêu đặt ra trong chương trình học của trường. Tuy nhiên, việc có mặt của
Lãnh đạo và đồng nghiệp để nghe giảng và tìm kiếm những sai sót chi tiết của giảng
viên khiến không ít các giảng viên cảm thấy rất áp lực, giống như đang phải trình diễn
chứ không thể tập trung toàn tâm vào giảng bài cho sinh viên. Vì vậy, nhiều khi các tiết
được dự giờ sẽ không tốt bằng những tiết học mà giảng viên được tự do giảng cho sinh
18
viên của mình, do đó cũng không phản ánh được chính xác chất lượng giảng dạy thực
tế của giảng viên.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về giáo án, bài giảng. Các giảng
viên trước khi lên lớp đều đã tự chuẩn bị cho mình kiến thức chuyên sâu về môn học
cũng như những kiến thức nền để phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy. Tuy nhiên, việc
xây dựng giáo án, bài giảng một cách chi tiết theo đúng quy định và giảng đúng với
giáo án đã soạn tiêu tốn khá nhiều thời gian của giảng viên cũng như giảm sự linh hoạt
của giảng viên trong lớp học. Đặc biệt, đối với những giảng viên nhiều kinh nghiệm thì
điều này không thực sự cần thiết vì mọi kiến thức cũng như các cách truyền đạt đều đã
rất quen thuộc đối với họ.
- Thanh tra kết quả chấm bài thi, bảng điểm sinh viên. Đây là công việc
cần thiết để đảm bảo sự công bằng khi đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Vì mỗi
lớp học có số lượng sinh viên rất đông nên đôi khi giảng viên có thể có những nhầm
lẫn trong việc chấm bài hay nhập điểm cho sinh viên. Nhưng mặt khác có những
trường hợp, mỗi giảng viên có một cách đánh giá riêng của mình mà cán bộ trực tiếp
kiểm tra có thể không hiểu hết được hoặc có quan điểm khác với giảng viên. Điều này
cũng gây ra sự căng thẳng cho giảng viên khi ra đề, tạo đáp án và chấm điểm vì phải
nghĩ đến những quan điểm của bộ phận thanh kiểm tra mà không được độc lập thực
hiện theo chủ ý riêng của mình.
3.4.2. Giải pháp:
Đối với vấn đề này, giải pháp quan trọng xuất phát từ phía nhà trường. Một khi
đã đánh giá giảng viên đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất để được tuyển dụng và
giao cho giảng dạy một môn học nào đó, nhà trường cần có sự tin tưởng tuyệt đối ở
người giảng viên, cho phép người giảng viên có quyền tự do quyết định phương pháp
giảng dạy, những kiến thức quan trọng cần truyền đạt cho sinh viên cũng như cách
thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Vì vậy, các cuộc thanh kiểm tra nêu trên là
19
không cần thiết, để người giảng viên thực hiện công việc chuyên môn của mình bằng
tinh thần nhà giáo chứ không để đối phó với sự giám sát của nhà trường. Hơn nữa,
những đợt thanh kiểm tra đột xuất hay thường xuyên cũng không thể đảm bảo chất
lượng giảng dạy và học tập tốt nếu giảng viên thực sự muốn đối phó để giữ được công
việc của mình mà không có ý thức trách nhiệm về nhiệm vụ người thầy. Nếu cần thiết,
thỉnh thoảng có thể tổ chức cho những giảng viên trong cùng một khoa đến dự giờ của
đồng nghiệp mình trên tinh thần các giảng viên cùng giúp nhau cải thiện kỹ năng giảng
dạy nhằm thực hiện tốt hơn công việc chuyên môn.
Tuy nhiên, nếu nhà trường không chấp nhận được đề xuất nêu trên thì người
giảng viên cũng cần tự rèn luyện cho mình phong cách giảng dạy chuyên nghiệp, tự
trau dồi kiến thức và thực hiện các hồ sơ giảng dạy khoa học, thể hiện rõ được cơ sở
cho mỗi nội dung giảng dạy cũng như chấm điểm sinh viên của mình. Có như vậy thì
người giảng viên có thể tự tin vượt qua các đợt thanh kiểm tra mà không phải rơi vào
sự căng thẳng mỗi khi bị kiểm tra đột xuất hay đến đợt thanh tra thường xuyên. Ngoài
ra, việc giữ mối quan hệ tốt với Lãnh đạo và các phòng thanh tra, khảo thí - kiểm định
chất lượng sẽ giúp tạo ra không khí thoải mái hơn trong mỗi đợt thanh kiểm tra. Khi
đó, giảng viên có thể coi đây là một cơ hội để tìm kiếm những điểm chưa tốt để hoàn
thiện hơn nghiệp vụ sư phạm của bản thân.
3.5. Thái độ xã hội đối với công việc giảng viên:
3.5.1. Thực trạng:
“Người cán bộ giảng dạy là một cán bộ khoa học, nắm vững các phương pháp
khoa học về giảng dạy và giáo dục, biết sử dụng thành thạo các phương tiện kĩ thuật
trong giảng dạy, thường xuyên rèn luyện để nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình,
20
tham gia tích cực vào công tác nghiên cứu khoa học và đời sống khoa học. Đó là người
tiên tiến của xã hội”. (1)
Không chỉ là đối với chuyên môn mà người giảng dạy còn phải thuân theo
những yêu cầu khắt khe cả về mặt nhân cách. Có thể nói thái độ của xã hội đối với
công việc giảng viên là cao hơn hẳn so với các công việc khác. Xã hội đánh giá nhân
cách của một giảng viên thông qua rất nhiều các phẩm chất như tư tưởng chính trị, đạo
đức, năng lực và các phẩm chất tâm lý khác. Chính vì vậy mà giảng viên không chỉ cần
phải cố gắng nâng cao nghiệp vụ sư phạm mà còn phải rèn luyện cả về nhân cách.
Nghề giảng viên được quan niệm là công việc “trồng người”, vậy nên người làm công
việc này thường chịu sự soi xét của xã hội ở tất cả các mặt từ thái độ, hành vi, lời ăn
tiếng nói, …điều này khiến giảng viên chịu một áp lực vô hình và luôn phải cố gắng gò
mình theo những chuẩn mực do xã hội đã định sẵn.
Dù trong hoàn cảnh nào: đang trong lớp học, hay ra ngoài xã hội đời thường thì
giảng viên không được có những hành vi bộc phát, nhất thời. Chẳng hạn khi đối diện
với những tình huống khó khăn, giảng viên luôn phải cố gắng giữ thái độ bình tĩnh, tìm
cách giải quyết vấn đề. Mọi thái độ nóng nảy nóng nảy, không kiềm chế sẽ phải chịu
sự phê phán rất nặng nề. Công việc của một giảng viên cũng chịu rất nhiều áp lực như
mọi công việc khác, thậm chí là có thể nhiều hơn, đây là công việc không chỉ cần
chuyên môn tốt mà còn đòi hỏi sự dung hoà trong các quan hệ giữa con người (đối với
sinh viên, đồng nghiệp, lãnh đạo và cả xã hội)… nhưng do quan niệm về người thầy,
người cô từ xưa, thậm chí có những quan niệm không còn phù hợp với thời đại mà vô
tình khiến cho giảng viên cảm thấy trách nhiệm công việc là quá sức đối với họ.
Chẳng hạn từ thực trạng hiện nay là công việc giảng dạy chưa được đánh giá
đúng và mức lương của đa số giảng viên còn chưa phù hợp nhưng quan niệm về một
“nghề thanh cao”, khiến cho những đòi hỏi về mặt vật chất đều bị cho là sai trái, trong
khi cuộc sống hiện nay đang có nhiều thay đổi, làm cho con người ta phát sinh những
(1) Nguyễn Thạc (chủ biên) (2009), Tâm lí học sư phạm đai học, NXB. Đại học Sư phạm, tr. 173
21
nhu cầu mới, đòi hỏi phải có kinh tế vững chắc thì mới đáp ứng được, và trong trườg
hợp này thì nếu những ngành nghề khác việc đòi hỏi về nâng lương hay cải thiện mức
sống được xem là phù hợp thì đối với việc dạy học đó lại là việc không đúng đắn,
chính. Đây là một trong những ví dụ điển hình cho quan niệm, thái độ không còn phù
hợp với công việc của giảng viên trong giai đoạn hiện nay.
Nhận định công việc dạy học là tách biệt với những đòi hỏi về vật chất như vậy
nhưng đối với quan hệ với sinh viên xã hội luôn mặc định cho họ những chuẩn mực
cao mà người giảng viên cần có, chẳng hạn luôn phải theo sát, hỗ trợ, động viên,
khuyến khích và thấu hiểu sinh viên của mình. Nhưng thực tế hiện nay tình trạng lớp
học với quá nhiều sinh viên, thời gian tiếp xúc giữa giảng viên và sinh viên bị rút ngắn
do chương trình học thay đổi nên việc buộc giảng viên phải chú ý đến từng sinh viên
trong lớp là điều khó có thể thực hiện. Dù công việc phải tiếp xúc với nhiều sinh viên
với nhiều tính cách, trình độ khác nhau nhưng xã hội luôn nhìn nhận giảng viên luôn
phải giữ thái độ bình tĩnh và có cách cư xử đúng mực trong mọi tình huống gặp phải.
Quan hệ giữa giảng viên và sinh viên thực chất cũng là quan hệ giữa người với người
nên những sai sót mắc phải trong mối quan hệ là điều không thể tránh khỏi nhưng
giảng viên luôn phải cố gắng sao cho những sai phạm này ở mức tói thiểu, đồng thời
còn phải điều chỉnh, uốn nắn hành vi của cả sinh viên, đây là một công việc rất khó
khăn đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của cả giảng viên và sinh viên nhưng giảng viên luôn
được cho là phải chủ động, luôn phải có tác động tích cực đối với sinh viên.
3.5.2. Giải pháp:
Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều những quan niệm xã hội nhìn nhận một
người giảng viên, tuy cũng có quan niệm đúng đắn, giúp giảng viên có thể điều chỉnh
hành vi của mình để xứng đáng với công việc giảng dạy nhưng cũng tồn tại nhưng thái
độ bảo thủ của xã hội khiến người giảng viên chịu không ít áp lực thế nên cần phải có
những giải pháp cho vấn đề này từ nhiều phía:
22
Về phía xã hội: Nên nhìn nhận việc giảng dạy cũng như những ngành nghề khác
trong xã hội, đánh giá, nhìn nhận đúng thực chất công việc của giảng viên và thay đổi
những quan niệm, thái độ bảo thủ, lỗi thời, tránh đặt áp lực, kì vọng hay xét nét đối với
giảng viên không còn phù hợp với cuộc sống hiện nay.
Về phía nhà trường: Tạo điều kiện cho giảng viên có cơ hội được nâng cao kinh
nghiệm, chuyên môn thông qua việc tổ chức những buổi nói chuyện, trao đổi kinh
nghiệm giữa các giảng viên lâu năm và giảng viên trẻ, giữ quan niệm ủng hộ cho
những ý kiến tích cực của các giảng viên trẻ nhằm tạo ra một môi trường sư phạm hoàn
thiện hơn.
Về bản thân các giảng viên: Luôn phải ý thức được công việc của mình là công
việc đòi hỏi cả tài và đức, và được sự trọng vọng về phía xã hội nên phải không ngừng
hoàn thiện bản thân, lòng yêu nghề, giữ tinh thần lạc quan đối với công việc.
Có như vậy giảng viên mới không bị chán nản trước những khó khăn do công
việc đặt ra và hoàn thành tốt các chức năng công việc của mình.
3.6. Các mối quan hệ giao tiếp của giảng viên:
Theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Văn Ngọc(2) thì mối quan hệ với sinh viên,
quan điểm và thái độ của lãnh đạo, mối quan hệ với đồng nghiệp là 3 trong số các nhân
tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giảng viên3. Với khoa học công nghệ hiện
đại trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt là sự phát triển của internet, điện thoại di động
và các trang mạng xã hội tuy có giúp ích rất nhiều cho giảng viên trong việc tạo điều
kiện thuận lợi cho sinh viên học tập và tiến bộ những cũng gây áp lực không nhỏ lên
giảng viên trong mối quan hệ với sinh viên, việc gặp gỡ trao đổi qua không gian ảo làm
giảm đi những mối liên hệ hữu hình chặt chẽ giữa giảng viên và sinh viên. Ngoài ra,
cuộc sống thực dụng thiên về vật chất đang làm cho các giảng viên rơi vào các tình
(2) Khoa Kinh tế - Đại học Nha Trang
(3) Kết quả nghiên cứu đào tạo sau đại học: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giáo viên
trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, duyệt đăng trên Tạp chí Khoa học – Công
nghệ Thủy sản ngày 12/09/2012
23
huống khó xử khi sinh viên tặng quà, mời cơm,... sự thoái hóa của một số giảng viên
cũng đã làm giảm đi sự tôn trọng của các em đối với người thầy của mình. Chính vì
vậy bản thân giảng viên cần chủ động có các buổi gặp mặt trực tiếp đối với sinh viên
của mình, giữ chừng mực trong giao tiếp với sinh viên và đặc biệt phải giữ vững đạo
đức nghề nghiệp.
Về quan điểm của lãnh đạo, bất cứ giảng viên nào cũng mong muốn lãnh đạo
nhà trường cho rằng giảng viên là tài sản quan trọng nhất, khuyến khích sự hợp tác
giữa các giảng viên và luôn có các quyết định sáng suốt và thấu hiểu các khó khăn mà
giảng viên gặp phải khi công tác. Bên cạnh đó, các giảng viên còn cho nhu cầu được
thảo luận các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp với lãnh đạo nhà trường. Tuy nhiên,
với áp lực về kinh tế và thời gian của cuộc sống hiện nay thì cơ hội gặp gỡ trao đổi
giữa giảng viên và lãnh đạo nhà trường chưa được thường xuyên, về phía giảng viên
còn tâm lý dè dặt trước cấp trên, về phía lãnh đạo đôi khi còn khoảng cách giữa các thế
hệ và vị trí quản lý. Do đó, các giảng viên cần nêu rõ các mong muốn của mình thông
qua các kênh tiếp cận lãnh đạo sẵn có như điện thoại, email, các buổi hội thảo, tọa đàm
hay mạnh dạn trao đổi trực tiếp với lãnh đạo trong các dịp tiếp xúc trực tiếp.
Về mối quan hệ với đồng nghiệp, các giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ mong
muốn nhận được sự khuyến khích làm việc tốt hơn từ các đồng nghiệp, cung cấp
những đề nghị hoặc phản hồi về việc dạy học đồng thời sẵn sàng chia sẻ những ý tưởng
phát sinh trong hoạt động giảng dạy và sẵn sàng tham gia vào việc nghiên cứu tập thể
về những vấn đề mà mọi người có chung đam mê. Tuy nhiên, với khối lượng công việc
của tất cả mọi người đều nhiều, quỹ thời gian ngày càng thu hẹp thì tính khả thi của
những mong muốn vừa nêu ngày càng ít đi. Để có thể phát triển tốt mối quan hệ này
thì các giảng viên trước tiên cần nâng cao tinh thần học tập và chia sẻ của bản thân
mình đối với đồng nghiệp và nhất là cần chủ động tìm kiếm sự hợp tác từ đồng nghiệp.
24
KẾT LUẬN
Giảng viên ngày này đang phải đối mặt với những áp lực ngày càng tăng. Vấn
đề nhức nhối nhất đang làm nản lòng rất nhiều giảng viên là họ chỉ nhận được mức
lương quá khiêm tốn trong khi phải chịu áp lực quá nặng từ công việc giảng dạy và làm
nghiên cứu khoa học. Tiêu chuẩn xã hội đặt ra cho người giảng viên ngày càng tăng,
họ không chỉ phải hoàn thành tốt công việc giảng dạy mà còn phải không ngừng tự
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia các phong trào đoàn thể được tổ
chức ngày càng nhiều và chịu sự thanh kiểm tra quá thường xuyên. Giảng viên ngày
này cũng đang phải đối mặt với những áp lực to lớn xuất phát từ sự thay đổi thái độ của
xã hội đối với công việc của một người giảng viên. Điều này cũng gây ra nhiều rắc rối
và xung đột trong quá trình giao tiếp giữa giảng viên với các sinh viên trên giảng
đường. Để đối mặt với thực trạng trên, bản thân người giảng viên phải có kế hoạch cụ
thể để nâng cao trình độ chuyên môn, xem đây là một nhiệm vụ thường xuyên để phát
triển nghề nghiệp, khắc phục tình trạng quá phụ thuộc vào một giáo trình duy nhất và
hoàn toàn thiếu sự cập nhật những tri thức mới trong một thời gian dài. Giảng viên
cũng nên chủ động tìm kiếm cơ hội những cơ hội dạy thêm ở các trường đại học khác
hoặc các trung tâm đào tạo nghiệp vụ để cải thiện thu nhập và nâng cao tay nghề, giải
quyết những áp lực về mặt chuyên môn và thanh kiểm tra. Giảng viên cũng phải nuôi
dưỡng tình yêu và niềm tự hào về nghề nghiệp giảng dạy, tự rèn luyện các kỹ năng
giao tiếp với các đối tượng sinh viên khác nhau nhằm làm giảm thiểu tối đa những
xung đột không đáng có. Bên cạnh đó, nhà trường, chính phủ và xã hội cũng nên xây
dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sống cho đội ngũ giảng viên.
Tăng lương cơ bản, tạo nhiều cơ hội giảng dạy, giảm thiểu các hoạt động đoàn thể, các
hoạt động thanh kiểm tra mang nặng tính hình thức là những biện pháp được kỳ vọng
sẽ giúp giảm bớt áp lực cho người giảng viên, giúp họ duy trì tâm lý lành mạnh để
thành công hơn trong công việc.
25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu sách
Nguyễn Thạc (chủ biên) (2009), Tâm lí học sư phạm Đại học, Phạm Thành
Nghị, NXB. Đai học sư phạm.
Tài liệu internet:
Áp lực công việc
Linh Chi, Áp lực công việc giết bạn như thế nào?
250188.html
Báo Mới, GS. TS. Nguyễn Minh Thuyết, Áp lực xã hội – gốc rễ chuyện giảm tải.
chuyen-giam-tai/59/7119248.epi
Báo Lao động, Áp lực công việc và những cách khắc phục
cach-khac-phuc-92.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom01_final_761.pdf