Đề tài Đặc điểm chung của công ty với hach toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Mục lục Lời nói đầu Chương 1 Đặc điểm chung của công ty với hoạch toỏn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trang 1.1 lịch sử hình thành và phát triện của công ty với tính giá 1.2 thành sphẩm .2 1.3 quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất . 3 1.3.1 Đặc điểm công nghệ . 4 1.3.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất .5 1.4 Cơ cấu bộ máy quản lý 5 1.5 Tổ chức kế toán tại công ty .7 1.5.1 Tổ chức công tác kế toán .7 1.5.2 Cơ cấu bộ máy kế toán 9 Chương 2 Thực trạng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Aji no mo to việt nam 2.1 Tổng quan về tình hình hạch toán chi phí và tính giá thành tại công ty Ajinomoto việt Nam 11 2.1.1 Phân loại chi phí trong công ty 11 2.1.2 Trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành . . 11 2.2 Thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá trị sản phẩm tại công ty Ajinomoto việt nam 13 2.2.1 Kế toán NVLTT . 13 2.2.2 Kế toán CNTT . .14 2.2.3 Kế toán chi phí SXC . .15 2.2.4 Xác định giá trị sản phẩm dở dang . 17 2.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong giai doạn dóng gói . . 21 2.3.1 Kế toán CF NVL TT . .21 2.3.2 Kế toán CF NCTT . 21 2.3.3 Kế toán CF SXC .23 2.3.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ .24 2.3.5 Tính giá thàng sản phậm bột ngọt 25 Chương 3 Nhận xét và kiến nghị hoàn thiện hoạch toán chi phí sản xuất vá tính giá thành sản phẩm tại công ty Ajinomoto Việt Nam 3.1 Nhận xét rut ra từ phân tích thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Ajinomoto Việt nam . 32 3.2 Giải pháp để nhằm hoàn thiện hoạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Aji nomoto Việt nam . .35

docx43 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3076 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm chung của công ty với hach toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Hiện nay nước ta đã và đang tiến hành công cuộc cải cách kinh tế. Hàng loạt doanh nghiệp được thành lập từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Trong số các doanh nghiệp, các công ty liên doanh nước ngoài xuất hiện. Để có thể tồn tại được trên thị trường với quy luật kinh tế khắc nghiệt là các nhà doanh nghiệp phải làm cho sản phẩm của mình được chấp nhận trên thị trường. Vậy doanh thu phải bù đắp được chi phí và tạo ra lợi nhuận. Muốn đạt được lợi nhuận thì giá thành sản xuất phải hạ. Điều đó chứng tỏ trong một doanh nghiệp việc kế toán xác định đúng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chính xác là điều tất yếu, phản ảnh thực lực của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp phát hiện ra những ưu điểm, khuyết điểm trong việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất tạo ra thành phẩm. Công ty Ajinomoto Việt Nam sau hơn 15 năm thành lập và tồn tại trên thị trường đã và đang giữ vững vị trí trong việc cung cấp sản phẩm bột ngọt với thương hiệu AJINOMOTO. Bên cạnh đó Công ty cũng phải cạnh tranh và các Công ty khác như: VEDAN, AONE, MIWON… Để giữ vững vị trí của mình đòi hỏi Công ty phải luôn đổi mới, kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, giúp Công ty luôn vững vàng trong hiện tại cũng như trong tương lai. Sau thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty AJINOMOTO Việt Nam tôi xin trình bày quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Qua đó tôi xin đóng góp một vài ý kiến nhỏ cho việc ngày càng hoàn thiện hơn trong việc tổ chức hạch toán của Công ty trong tương lai. Chương I ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY VỚI HACH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty AJINOMOTO Việt Nam được thành lập theo Giấy phép Đầu tư Số 165/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 22/02/1991. Khi mới thành lập Công ty có tên là Công ty liên doanh Bột ngọt Biên Hòa. Tên tiếng Anh là Band W - Việt Nam Cốp pha.Ltd. Là một Công ty liên doanh giữa Xí nghiệp Liên hiệp Bột ngọt Mì ăn liền Việt Nam mà Công ty Brodeweek Limited (Hồng Kong), được xây dựng trên nhà máy bột ngọt Biên Hòa cũ. Xí nghiệp Liên hiệp Mì Bột ngọt Mì ăn liền lúc bấy giờ trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và hầu như độc quyền trong lĩnh vực sản xuất bột và mì ăn liền khu vực phía Nam. Sản phẩm bột ngọt của Xí nghiệp được người tiêu dùng biết đến là sản phẩm bột ngọt duy nhất được sản xuất mang nhãn hiệu trong nước như Bột ngọt Thiên Hương, Nabaco. Vào cuối những năm 80, nhận thấy bột ngọt mang nhãn hiệu trong nước hầu như hoàn toàn vắng bóng trên thị trường. Trước tình hình đó, Xí nghiệp Bột ngọt Mì ăn liền đã đề nghị ủy ban Nhà nước Hợp tác và Đầu tư xin thành lập Doanh nghiệp Bột ngọt Biên Hòa trên cơ sở cải tạo và mở rộng Nhà máy Biên Hòa (NABACO) vốn đã ngừng sản xuất vào giữa những năm 1989 do thua lỗ. Năm 1992, cơ chế xí nghiệp liên hiệp, quyền đối tác bên Việt Nam được chuyển giao cho Công ty Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam (gọi tắt là VìON) là thành viên liên hiệp trước đây. Ngày 01/12/1992 Công ty bắt đầu đi vào sản xuất (tinh chế); Tháng 04/1994, đổi tên thành Công ty AJINOMOTO Việt Nam (gọi tắt là AJINOMOTO Việt Nam Co,ltd) Công ty Brodeweed Limied (Hong Kong) là một Công ty con của AJINOMOTO Co. INC (gọi tắt là Ajino Nhật Bản) được tổ chức và hiện hữu theo luật Hong Kong. Trên thực tế, toàn bộ công nghệ của Công ty liên doanh được chuỷên giao trực tiếp từ Ajico. một tập đoàn lớn nhất tại Nhật Bản với lịch sử lâu đời trong lĩnh vực sản xuất gia vị và chế biến đồng thời cũng là tiên phong trong và lớn nhất thế giới trong lĩnh vực sản xuất bột ngọt. Năm 1993 Ajico có 53 Công ty trên 21 quốc gia. Năm tài chính 1995 sản lượng bột của tập đoàn là 770.005 tấn so với 290.000 tấn năm 1988, tốc độ phát triển bình quân sản lượng bột ngọt sản xuất đạt 15%/năm. Doanh số Công ty đạt 6,5 tỷ USD, trong đó doanh số từ bột ngọt và gia vị chiếm 19%. Vốn cố định mới thành lập là 702.127USD đến nay Công ty tiếp tục phát triển. 1.2 quy trinh cộng nghệ và tổ chức sản xuất Sơ đồ 1 quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm BỘT NÊM BỘT NGỌT Nguyên liệu Đóng gói Sấy Tạohạt Trộn Nguyên liệu Sản phẩm Nguyên vật liệu Điều chỉnh dinh dưỡng Sàng Tiền xử lý NVI Lên men Tách Sấy Sản phẩm Tinh chế Đóng gói Sản phẩm Sơ đồ 2:Trình tự hoạch toán theo Hình thức ghi sổ tại công ty Ghi chú: Ghi lại hàng ngày Ghi lại cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Các chứng từ Sổ kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ Cái Chứng từ ghi sổ Bảng cân đối thử Báo cáo tài chính 1.2.1 đặc điểm công nghệ Loại hình sản xuất của Công ty bột ngọt AJINOMOTO Việt Nam là sản xuất hàng loạt, khối lượng lớn trên dây chuyền tự động khép kín. Nguyên vật liệu chính là sản xuất ra bột ngọt là mật rỉ đường và tinh bột khoai mì. Chủng loại sản phẩm chính của Công ty: sản phẩm chính của Công ty là bột ngọt AJINOMOTO, bột nêm Ajingon và phân bón Ami - Ami 1.2.2- Đặc điểm tổ chức sản xuất - Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 Trong năm 2006, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp sự cạnh tranh gay gắt của một số Công ty khác. Nhưng các nhà quản lý và toàn thể các cán bộ công nhân viên Công ty đã quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra và đã vượt kế hoạch. Sau đây là hoạt động kết quả kinh doanh của Công ty năm 2005 Bảng số 1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2006- 2007 Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện 2004 Thực hiện 2005 Tỷ lệ % Kế hoạch Thực hiện Tổng sản lượng Tấn 20.900 21.000 22.000 104,8 Doanh thu 1000USD 28.782 30.590 32.406 106 Lợi nhuận 1000USD 2.617 2.810 33.012 107,8 Các khoản nộp ngân sách 1000USD 1.700 2.240 2.797 124,8 1.3 cơ cấu bộ máy quản lý Bộ máy của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng với các bộ phận, phòng ban có chức năng nhiệm vụ cụ thể có trình độ chuyên môn phù hợp để hoàn thành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 1- Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Công ty : Hội đồng quản trị và Ban giám đốc gồm có 5 thành viên, trong đó: Chủ tịch hội đồng quản trị : Ông TaKuZo Kitamura Phó chủ tịch Hội đồng quản trị : Ông Nguyễn Văn Bi Thành viên HĐQT - Tổng giám đốc : Ông TAKASHI MIYAMA Thành viên HĐQT - Phó giám đốc thứ 1: Ông Nguyễn Ngọc Hùng Thành viên HĐQT - Phó Tổng giám đốc thứ 2: Ông Hidehior Shinohara Ban giám đốc Công ty là người điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty AJINOMOTO Việt Nam tại Việt Nam Tổng giám đốc: Là người đại diện cao nhất của Công ty AJINOMOTO ở Nhật bản, cũng là người có quyền hạn cao nhất ở Công ty liên doanh. Có chức năng giải quyết các vấn đề chiến lược kinh doanh, chia lãi chiếm được từ hoạt động kinh doanh. Phó tổng giám đốc thứ nhất: Là người đại diện cao nhất bên Việt Nam. Có trách nhiệm phụ trách những hoạt động có tính chất liên quan đến các cấp chính quyền, Nhà nước. Phó tổng giám đốc thứ hai: Là người đại diện bên Nhật Bản, vừa là Giám đốc sản xuất có trách nhiệm quản lý quá trình sản xuất từ khâu mua nguyên vật liệu đến khâu ra sản phẩm . SƠ ĐỒ 1 :TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC THỨ NHẤT TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC THỨ HAI PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHÒNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT PHÒNG SẢN XUẤT 1 PHÒNG SẢN XUẤT 2 PHÒNG SẢN PHẨM PHÒNG KỸ THUẬT ĐỘNG LỰC BỘ PHẬN MUA HÀNG BỘ PHẬN BÁN HÀNG PHÒNG KẾ TOÁN 1.4 tổ chức kế toán tại công ty 1.4.1. Tổ chức sổ kế toán: Hệ thống kế toán của công ty dựa vào hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo quyết định số 1141/QĐ/CĐTK ngày 1/1/1995 do bộ tài chính ban hành và căn cứ vào tình hình hoạt động của công ty cũng như các nghiệp vụ kinh tế phát sinh - yêu cầu quản lí cụ thể của công ty đẻ đề ra hệ thống tài khoản của công ty. Việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện hàn ngày . Các loại sổ sách trong công ty bao gồm: - Sổ quỹ tiền mặt - Sổ nhật kí tiền gửi ngân hàng - Chứng từ ghi sổ - Sổ tài sản cố định -Sổ cái……………………………………………… Hình thức sổ kế toán áp dụng cho công ty là hình thức chứng từ ghi sổ để theo dõi các nghiệp vụ phát sinh tại công ty. ưu điểm: - Giảm bớt số lượng ghi chép vào sổ kế toán - Việc ghi chép không trùng lặp - Kết hợp ghi chép thứ tự theo thời gian và theo hệ thống - Có hệ thống máy tính làm việc đạt hiệu quả cao nhược điểm: Các ghi chép phức tạp, đòi hỏi kế toán phải có tay nghề chuyên môn cao biết sử dụng máy tính thành thạo. Trình tự ghi sổ: - Hàng ngày, khi có chứng từ gốc phát sinh kế toán phân tích các nghiệp vụ rồi ghi định khoản cho nghiệp vụ đó vào một tờ giấy gọi là chứng từ ghi số. - Định kì và cuối kì : Căn cứ vào chứng từ ghi sổ phát sinh chuyển số liệu tài khoản có liên quan . - Các chứng từ ghi sổ phát sịnh được đánh số thứ tự thống nhất rồi đăng kí vào cuốn sổ chứng từ ghi sổ- ghi nhật kí cho chứng từ ghi sổ. - Đối với những chứng từ gốc cùng loại phát sinh nhiều lần trong kì, có thể tập chung nó lại trên bảng tổng hợp chứng từ gốc rồi căn cứ vào bảng tổng hợp để lập một chứng từ ghi sổ ghi định khoản tổng hợp cho tất cả chứng từ gốc đó . - Cuối kì kiểm tra đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán và lập báo cáo tài chính 1.4.2- Cơ cấu bộ máy kế toán Bộ máy kế toán được tổ chức theo kiểu tập trung. Những công việc như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán lập báo cáo.. đều được thực hiện tại phòng kế toán. Kế toán trưởng: Là người giúp phó tổng giám đốc thứ hai chỉ đạo công tác kế toán về quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Là người chịu điều hành mọi hoạt động của phòng kế toán, tổ chức ghi chép phản ánh đầy đủ, chính xác và kịp thời tình hình tài sản, vật tư, phân tích hoạt động kinh tế của Công ty kiểm tra kế toán nội bộ, kiểm tra việc thực hiện kế toán sản xuất, hoạt động sản xuất, đầu tư xây dựng cơ bản, định mức kinh tế kỹ thuật, vay tín dụng và các hợp đồng kinh tế của Công ty. Kế toán báo cáo tài chính và giá thành: Chịu trách nhiệm về việc tăng giảm các chi phi của công ty, phải báo cáo đầy đủ và chính xác mọi số liệu cho cấp trên vào mỗi tháng, quý, năm.Tính toán chính xác các chi phí để xác định giá thành sản xuất. Kế toán thuế và TSCĐ: Căn cứ vào các quy định thuế do nhà nước ban hành để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của công ty và theo dõi chặt chẽ những số liệu về tài sản cố định Kế toán chi tiết về tài khoản : giám sát và phản ánh chính xác về tình hình tăng giảm các tài khoản trong bảng cân đối kế toán, theo dõi các khoản công nợ các khoản thuế phải nộp ngân sách, các khoản phải trả căn cứ vào các chứng từ thủ tục kế toán. Kế toán ngân hàng : Căn cứ vào giấy tờ công nợ của ngân hàng để kiềm tra về việc tính toán của ngân hàng để đối chiếu giữa tài khoản tiền gửi, tiền vay với chứng từ gốc, cập nhập số liệu vào máy tính sau khi nhận số phụ từ ngân hàng để phục vụ công tác của công ty. Kế toán xuất nhập khẩu : Theo dõi việc xuất nguyên liệu cuả công ty để đảm bảo cho việc sản xuất của công ty Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lí nhập xuất tiền mặt căn cứ vào phiếu thu chi để tiến hành kiểm tra định kì . Sơ đồ 2 t bộ máy kế toán của Công ty GIÁM ĐỐC TÀI CHÁNH KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÁNH KẾ TOÁN THUẾ VÀ TSCĐ KẾ TOÁN CHI TIẾT TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG KẾ TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ QUỸ CHI TIỀN MẶT Chương II THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY AJINOMOTO VIỆT NAM 2.1- Tổng quan về tình hình hạch toán chi phí và tính giá thành tại Công ty AJINOMOTO 2.1.1- Phân loại chi phí trong Công ty Chi phí sản xuất được phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được xếp thành một số khoản mục nhất định có công dụng kinh tế khác nhau để phục vụ cho yêu cầu tính giá thành và phân tích tình hình thực hiện giá thành bao gồm ba khoản mục chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, bao bì…. Sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tất cả chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất như tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích về tính vào chi phí theo quy định Chi phí sản xuất chung: là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung của phân xưởng, tổ đội sản xuất …. Ngoài hai khoản mục chi phí trực tiếp đã nêu trên bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng Chi phí nguyên vật liệu Chi phí công cụ dụng cụ Chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng ở phân xưởng Chi phí bằng tiền dùng ở phân xưởng 2.1.2- Trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành Trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được Công ty áp dụng theo hướng kê khai thường xuyên Sơ đồ 5 Quy trình tính giá thành ZSP hoàn thành ZBTP2 ZBTP1 CP.Chế biến GĐ2 CP.Chế biến GĐ2 CP.Chế biến GĐ1 ZBTPn-1 ZBTP1 CP.NVL trực tiếp Ghi chú:- Chi phí nguyên vật liệu thưc tế (CPNVL TT) Chi phí sản xuất chung (CP SXC) Giai Đoạn 1 và 2 (GĐ 1&GĐ 2) Sơ đồ số 6 trỡnh tự hạch toán tổng hợp chi phí 152 621 154 Tập hợp CPNVLTT K/C CPNVLTT 334,338 622 Tập hợp CPNVLTT KC CPNVLTT 214,334,338 627 Tập hợp CPSXC K/C. CPSXC 2.2- thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bột ngọt tại Công ty AJINOMOTO Việt Nam 2.2.1- Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản (TK) sử dụng : TK621 Nguyên vật liệu chính: tinh bột khoai mì khô, tinh bột khoai mì ướt và mật rỉ đường. - Nguyên vật liệu phụ: Amoniac (NH3), axit sunfuric (H2SO4), NAOH, axits phôtphoric (H3PO4), KCL, NACL, nước mắm,MgSO4, phèn, Clorin, hoạt chất để diệt rong tảo, Urea, VitaminK, Vitamin C, Vitamin B12, chất chống tạo bọt. Đến cuối tháng, chi phí NVL trực tiếp sẽ được tập hợp vào TK621, sau đó kết chuỷên vào TK154 để tính giá thành cuối tháng. Giá NVL xuất kho = đơn giá NVL xuất kho x khối lượng NVL xuất kho Đơn giá bình quân của NVL = Giá trị NVL tồn đầu kỳ + Giá trị NVL nhập trong kỳ Khối lượng NVL tồn trong kỳ + Khối lượng NVL nhập trong kỳ Trong tháng 11/2005 nguyên vật liệu dùng cho việc chế biến ra bán thành phẩm bột ngọt chưa đóng gói là: 15.723.220.170đ Nợ TK 621 (BTP) : 15.723.220.170 Có TK 152.1 : 7.243.856.788 Có TK 152.2 : 8.460.045.781 Có TK 152,3 : 19.317.606 2.2.2 - Kế toán nhân công trực tiếp Tài khoản sử dụng TK622 Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm : những khoản lương, phụ cấp (phụ cấp chức vụ đối với nhân viên quản lý phân xưởng và phụ cấp ca 3 đối với công nhân sản xuất) của bộ phận trực tiếp. Theo quy định của Bộ lao động và thương binh xã hội thì Công ty phải trích tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ) do Công ty quản lý. - BHXH: trích 20% căn cứ vào lương cơ bản và phụ cấp trách nhiệm (5% do người lao động đóng, 15% Công ty chịu) - BHYT: trích 3% căn cứ vào lương cơ bản và phụ cấp trách nhiệm (1% do người lao động đóng, 2% Công ty chịu) Công thức tính lương Tổng lương = Lương cơbản + phụ cấp 26 ngày X Số ngày công thực tế/tháng Tổng quỹ tiền lương của tháng 11/2005 (giai đoạn sản xuất ra bán thành phẩm là 286.537.910. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 622 (BTP) : 286.537.910 Có TK 334 : 244.904.172 Có TK 338.2 : 36.735.641 Có TK 338.4 : 4.898.096 2.2.3- Kế toán chi phí sản xuất chung Tài khoản sử dụng TK627 Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung tại Công ty AJIONOMOTO Việt Nam * Chi phí nhân viên quản lý xưởng Chi phí nhân viên quản lý xưởng bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT của nhân viên quản lý xưởng Căn cứ vảo bảng tính lương của nhân viên quản lý phân xưởng các khoản trích theo lương như BHYT, BHXH, cũng tính giống như tính với công nhân trực tiếp sản xuất kế toán định khoản. Nợ TK 627 (BTP) : 162.683.793 Có TK 334 : 139.045.784 Có TK 338.3 : 20.856.868 Có TK 338.4 : 2.780.816 * Chi phí nguyên vật liệu dùng trong việc sản phẩm sản xuất ra bán thành phẩm Chi phí NVL là những khoản chi phí như: chi phí nhiên liệu, vật liệu sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, giấy bút văn phòng, phụ tùng thay thế… dùng trong giai đoạn sản xuất ra bột ngọt chưa đóng gói. Trong tháng 11/2005 Công ty xuất nguyên vật liệu xuất dùng để phục vụ cho phân xưởng là 2.459.044.555 kế toán định khoản Nợ TK 627.2 : 2.459.044.555 Có TK 1152.2 : 2.459.044.555 * Chi phí công cụ dụng cụ Trong tháng 11/2005 chi phí công cụ dụng cụ được phân bổ một lần trong kỳ là 31.610.355 Nợ TK 627.3 : 31.610.355 Có TK 153 : 31.610.355 *Chi phí khấu hao tài sản cố định Công ty trích khấu hao thep phương pháp đường thẳng tỷ lệ khấu hao TSCĐ được tính dựa trên thời gian sử dụng TSCĐ Công thức tính: Tỷ lệ khấu hao năm = 1 X 100% Thời gian sử dụng Mức trích khấu hao = Nguyên giá TSCĐ x tỷ lệ trích khấu hao Mức trích khấu hao tháng = Mức trích khấu hao năm 12 Tất cả các tài sản của Công ty được khấu hao vào giá thành. Hàng tháng kế toán lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định cho từng phân xưởng, từng bộ phận. Trong tháng 11/2005 kế toán tập hợp chi phí khấu hao như sau: Chi phí khấu hao máy móc : 3.712.536.611 Chi phí khấu hao xe : 21.431.403 Chi phí khấu hao nhà xưởng : 414.275.437 Chi phí khấu hao quyền sử dụng đất : 496.664.984 Chi phí khấu hao phần mềm máy tính : 8.623.564 Chi phí khấu hao công cụ dụng cụ quản lý : 12.568.159 Chi phí khấu hao trạm bơm nước : 12.580.333 Chi phí khấu hao tiền thuê chuyên gia nước ngoài : 1.844.078 4.880.524.569 Nợ TK 627.4 (BTP) : 4.880.524.569 Có TK 214 : 4.880.524.569 * Chi phí dịch vụ mua ngoài Hàng tháng Công ty phải nộp một khoản chi phí dịch vụ bên ngoài như: điện, nước, cước điện thoại, fax, thuê xe, xăng cho xe vận chuyển tại kho, thuê sửa chữa máy móc nhà xưởng… các chi phí này Công ty xác định dựa trên hóa đơn của bên cung cấp. Căn cứ vào bản công nợ tháng 11/2005 Công ty phải chi là:4.389.025.315 Nợ TK 627.7 : 4.389.025.315 Có TK 111 : 4.389.025.315 Chi phí bằng tiền là các khoản chi phí như:phí lao vụ, nghiên cứu, đào tạo, phí kiểm nghiệm, đo lường, phí quản lý, phí công tác, bảo dưỡng máy móc, phương tiện vận tải. Chi phí khác bằng tiền trong tháng 11/2005 là:10.881.370 Nợ TK 627.8 : 10.881.370 Có TK 111 : 10.881.370 Tỏng chi phí sản xuất chung trong tháng 11/2005 là:12.801.698.957 kế toán định khoản Nợ TK 627 (BTP) : 12.801.698.957 Có TK 214 : 12.807.698.957 Đồng thời ghi nợ TK009:12.801.698.957 Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của giai đoạn ra bột ngọt chưa đóng gói (giai đoạn sản xuất từ nguyên vật liệu ra bán thành phẩm) Cuối tháng kế toán tập hợp NVL tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ để xác định tổng giá thành bột ngọt chưa đóng gói ( hay còn gọi là bán thành phẩm). Kế toán tiến hành định khoản các tài khoản có liên quan vào tài khoản 154 (BTP) để xác định bán thành phẩm Tổng hợp chi phí sản xuất Nợ TK 154 (BTP) : 28.811.457.037,000 Có TK 621 : 15.723.220.170,000 Có TK 622 : 286.537.910,000 Có TK 627 : 12.801.698,957 2.2.4- xỏc định sản phẩm dở dang cuối kỳ Vào cuối kỳ hạch toán Công ty phải tiến hành kiểm kê và đánh giá bán thành phẩm hoàn thành và bán thành phẩm dở dang cuối kỳ, xác định mức độ hoàn thành của bán thành phẩm còn trong quá trình sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thành bán thành phẩm. Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tại Công ty trong quy trình công nghệ từ nguyên vật liệu đầu vào đến bán thành phẩm được tính dựa trên hai yếu tố sau: * Giá nguyên vật liệu cuối kỳ * Giá bột ngọt chưa đóng gói dở dang cuối kỳ * Nguyên vật liệu tồn cuối ký * Nguyên vật liệu chưa sử dụng hết còn tồn lại cuối kỳ để lại ở phân xưởng sản xuất được xác định theo giá bình quân gia quyền. Công thức tính: Giá trị NVL tồn cuối kỳ = Giá trị NVL tồn đầu kỳ + Giá trị NVL sử dụng trong kỳ x Số lượng NVL tồn cuối Số lượng NVL tồn trong kỳ + Số lượng NVL sử dụng trong kỳ Giá trị NVl tồn cuối kỳ trong tháng 11/2006 được tính như sau: Giá trị NVL tồn đầu kỳ : 1.271.242.733 Giá trị NVL sử dụng trong kỳ : 15.723.220.170 Số lượng NVL tồn đầu kỳ : 1.105.794.,635 kg Số lượng NVL sử dụng trong kỳ : 8.221.911.828 kg Số lượng NVL tồn cuối kỳ : 858.697,871 kg Giá trị NVL tồn cuối kỳ = 1.271.242.733 + 15.723.220.710 x 858.697,871 1.105.794,635 + 8.221.911,828 = 1.564.495.999 Vậy giá trị NVL chưa sử dụng hết tồn trong tháng là: Giá trị bột ngọt chưa đóng gói dở dang cuối kỳ được xác định theo phương pháp sản phẩm hoàn thành tương đương. Trong giai đoạn sản xuất từ nguyên vật liệu đầu vào qua quá trình lên men, tách, tinh chế ra bán thành phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm còn lại ở khâu tách và khâu tinh chế. Những bán thành phẩm dở dang còn trong quá trình sản xuất và được đưa vào sản xuất cho đầu kỳ sau. Cuối tháng căn cứ vào mức độ hoàn thành của bán thành phẩm dở dang từ phòng kế hoạch được xác định Công ty tính chi phí bán thành phẩm cuối kỳ Công thức tính Giá trị BTPDD cuối kỳ = Giá trị BTPDD đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ x Số lượng BTPDDCK quy đổi thành BTP hoàn thành tương đương Số lượng BTP hòan thành trong kỳ + Số lượng BTPDDCK quy đổi thành bán thành phẩm hoàn thành tương đương Số lượng BTPDDCK quy đổi thành BTP hoàn thành tương đương = Số lượng BTPDDCK x Tỷ lệ hoàn thành được xác định Khâu tách: xác định theo công thức sau: Số lượng BTPDDCK quy đổi thành BTP hoàn thành tương đương = Số lượng BTPDD cúôi kỳ X Tỷ lệ hòan thành khâu tách X Tỷ lệ hoàn thành khâu tinh chế Khâu tính chế: Số lượng BTPDDCK quy đổi thành BTP hoàn thành tương đương = Số lượng BTPDD cúôi kỳ X Tỷ lệ hoàn thành khâu tinh chế Số lượng bán thành phẩm dở dang cuối kỳ quy đổi thành bán thành phẩm hoàn thành tương đương của Công ty tháng 11/2005 Tỷ lệ hoàn thành tách khâu : 89,17% Tỷ lệ hoàn thành khâu tinh chế : 89,32% Số lượng BTPDDCK khâu tách : 165.744kg Số lượng BTPDDCK khâu tinh chế: 244.354kg Khâu tách Số lượng sản phẩm quy đổi thành BTP hoàn thành tương đương = 244.354 x 89,32% = 218.256,9928kg Tổng số lượng bán thành phẩm quy đổi thành BTP hoàn thành tương đương ở khâu tinh chế là: 132.009,5336 + 218.256,9928 = 350.266,5264kg Giá trị bán thành phẩm dở dang cuối kỳ tháng 11/2003 được tính như sau: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ: 4.651.234.965,6 Giá trị sản xuất phát sinh trong kỳ:28.849.649.905 Số lượng bán thành phẩm hoàn thành trong kỳ:2.193.629,34kg Số lượng bán thành phẩm hoàn thành tương đương ở khâu tách và tinh chế của bán thành phẩm dở dang cuối kỳ: 350.266,5264kg Giá trị BTPDD cuối kỳ = 4.651.234.965,6 + 28.849.649.905 x 650.266,5264 2.193.692,23 + 350.266,5264 = 4.613.357.034,72 Tổng giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn sản xuất ra bột ngọt chưa đóng gói trong tháng 11/2005 là: 1.564.495.999 + 4.613.357.034,72 = 6.177.853.033,72 Tính giá thành bột ngọt chưa đóng gói: Như đã trình bày như trên, Công ty đã áp dụng phương pháp tính giá thành thep phương pháp nhân bước có tính giá thành bán thành phẩm. Bán thành phẩm được sản xuất ra chính là NVL khi chuyển sang phân xưởng đóng gói để tiếp tục quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm bột ngọt. Giá thành bột ngọt chưa đóng gói tại Công ty được tính như sau: Công thức tính: Giá thành BTP = Giá trị SPDD đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị SXDD cuối kỳ Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ này là chi phí sản xuất dở dang kỳ trước chuyển sang Kỳ tính giá thành hàng tháng là vào cuối tháng Tháng 11/2005 giá thành bán thành phẩm tại Công ty được tính như sau: CPSXDD đầu kỳ: 5.922.477.698,7 CPSX phát sinh trong kỳ: 28.849.649.905 CPSXDD cuốikỳ: 6.199.853.033,72 Giá thành BTP : 5922.477.698,7+ 28.849.649.905 - 6.177.853.033,72 = 28.594.274.570 Giá thành đơn vị BTP = 28.594.274.570 = 13.035đ/kg 2.193.629,34 Vậy giá thành 1kg bột ngọt là:13.035đ/kg Số lượng bột ngọt chưa đóng gói và phân xưởng sản xuất bột nêm làm nguyên liệu chính như sau: Phân xưởng đóng gói: 2.189.167 Phân xưởng sản xuất bột nêm: 4.462.23 2.3- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong giai đoạn đóng gói 2.3.1- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản sử dụng TK621 Nguyên vật liệu gồm có: Nguyên vật liệu chính: là sản phẩm bột ngọt giai đoạn 1 chuyển sang đóng gói sản phẩm Nguyên vật liệu phụ: là bao bì đóng gói sản phẩm gồm cuộn màng phim, túi nilon, thùng carton, bìa bướm, băng keo, vách rào cho thùng carton. Những NVL này xuất theo giá bình quân gia quyền, do quy cách đóng gói đa dạng nên Công ty theo dõi từng giá trị bao bì xuất dùng đóng gói cho từng laọi Công thức tính Giá trị bao bì trong kỳ từng loại = Số lượng bao bì trong kỳ từng loại X đơn giá bình quân từng loại Trong tháng 11/2005 tổng giá trị NVL dùng để sản xuất ra thành phẩm bột ngọt là: 31.454.281.635. Trong đó NVL chính: 28.505.154.705 NVL phụ: 2.949.126.660 kế toán định khoản: Nợ TK 621 (TP) : 31.454.281.635 Có TK 155 (BTP) : 28.505.154.705 Có TK 152.2 : 2.949.126.660 2.3.2- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Hình thức trả lương cho công nhân đóng gói cũng như hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất ra bán thành phẩm hình thức trả lương theo thời gian. Tổng chi phí tiền hàng của công nhân đóng gói trong tháng 11/2005 là:162.172.110 kế toán định khoản: Nợ TK 622 : 162.172.110 Có TK 334 : 138.608.641 Có TK 338.3 : 20.791.295 Có TK 338.4 : 2.772.173 2.3.3- Kế toán chi phí sản xuất chung - Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng bao gồm tiền lương và các khỏan trích theo lương như: BHXH, BHYT của nhân viên quản lý phân xưởng Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công mà tính lương cho nhân viên quản lý phân xưởng ở khâu đóng gói sản phẩm Nợ TK 627.1 (TP) : 28.295.472 Có TK 334 : 24.183.292 Có TK 338.3 : 3.627.493 Có TK 338.4 : 483.666 - Chi phí NVL Nguyên vật liệu tại phân xưởng đóng gói gồm: vật liệu sửa chữa, bảo trì máy móc, phụ tùng thay thế, giấy bút văn phòng Trong tháng 11/2005 Công ty xuất nguyên vật liệu dùng tại phân xưởng đóng gói được tính vào giá thành sản phẩm bột ngọt có tổng giá trị là 22.503.479 Nợ TK 627 (TP) : 22.503.479 Có TK 152.2 : 22.503.479 - Chi phí công cụ dụng cụ Công cụ, dụng cụ dùng cho phân xưởng đóng gói như: găng tay, đồng phục, nón, bảo hộ lao động, bàn ghế, xe đẩy, vật tư, điện nước… có giá trị nhỏ ở đó tất cả công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ phân bổ 10)5 vào chi phí sản xuất trong kỳ. Trong tháng 11/2005 tổng chi phí công cụ dụng cụ là:95.565.572 Nợ TK 627.3 : 95.565.572 Có TK 153 : 95.565.572 - Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất cũng giống như giai đoạn sản xuất ra bán thành phẩm Chi phí khấu hao nhà xưởng : 34.482.635 Chi phí khấu hao máy móc : 179.495.989 Chi phí khấu hao thiết bị văn phòng : 1.162.351 Chi phí khấu hao xe : 1.069.862 Chi phí khấu hao đất : 13.989.794 229.870.287 Kế toán định khoản: Nợ TK 627.4 (TP) : 299.870.287 Có TK 214 : 299.870.287 - Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho việc đóng gói: là tiền thuê xe, thuê sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải… Những chi phí này được xác định dựa trên hóa đơn. Căn cứ vào bản chi tiết công nợ tháng 11/2005 Nợ TK 627.7 (TP) : 137.386.693 Có TK 111 : 137.386.693 - Chi phí khác bằng tiền Trong tháng 11/2005 tổng chi phí trong tháng là: 90.549.410 Nợ TK 627.8 (TP) : 90.549.410 Có TK 111 : 90.549.410 Tổng chi phí sản xuất chung trong kỳ tại phân xưởng đóng gói là: 604.170.913 Nợ TK 627(TP) : 604.170.913 Có TK 214 : 604.170.913 Đồng thời ghi nợ TK 009: 604.170.913 + Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của giai đoạn đóng gói ra thành phẩm bột ngọt Nguyên vật liệu được đưa vào đóng gói chính là bán thành phẩm ở giai đoạn 1 chuyển sang đóng gói. Do đó tổng chi phí phát sinh trong kỳ tại phân xưởng đóng gói cũng bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh cho thành phẩm bột ngọt trong kỳ. Cúôi tháng tổng hợp chi phí sản xuất là: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là: 3.330.405.447 Nợ TK 154(TP) : 32.220.624.670 Có TK 621 : 604.172.110 Có TK627 : 31.454.281.635 2.3.4- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang cuối kỳ là bột ngọt chưa đóng gói. Công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính Giá trị bao bì tồn cuối kỳ Công thức tính: Giá trị bao bì tồn cuối kỳ = Giá trị bao bì tồn cuối kỳ + Giá trị bao bì sử dụng trong kỳ x Số lượng bao bì tồn cuối kỳ Số lượng bao bì tồn đầu kỳ + Số lượng bao bì sử dụng trong kỳ Giá trị NVL tồn cuối kỳ trong tháng 11/2005 được tính như sau: Giá trị bao bì tồn đầu kỳ: 1.026.347.097 Giá trị bao bì sử dụng trong kỳ: 2.627.762.867 Số lượng bao bì tồn đầu kỳ: 239.501.559 Số lượng bao bì sử dụng trong kỳ: 408.895,7946 Số lượng bao bì tồn cuối kỳ: 209.476,54 Giá trị bao bì = 1.026.347.097 + 2.627.762.867 x 209.476,54 239.501,559 + 408.895,7946 = 1.180.526.582,63 Tổng giá trị bao bì chưa sử dụng hết còn tồn lại cuối kỳ tại phân xưởng đóng gói trong tháng 11/2005 là: Giá trị bột ngọt dở dang cuối kỳ được tính theo công thức GTBNDDCK = SLBNDDCK x Giá trị bột ngọt đưa vào đóng gói tồn CK + Giá trị bột ngọt đưa vào đóng gói PS trong kỳ Số lượng bột ngọt đưa vào đóng gói tồn đầu kỳ + Số lượng bột ngọt đưa vào đóng 1 gói phát sinh trong kỳ Trong tháng 11/2005 giá trị bột ngọt dở dang cuối kỳ được tính như sau: Giá trị bột ngọt tồn đầu kỳ: 2.304.060.389 Giá trị bột ngọt phát sinh trong kỳ: 28.505.154.705 Số lượng bột ngọt dở dang đầu kỳ: 174.856,56 Số lượng bột ngọt phát sinh trong kỳ: 2.189.167,86 Số lượng bột ngọt dở dang cuối kỳ: 193.616,4 Tổng giá trị NBDDCK = 2.304.060.389 + 28.505.154.705 x 193.616,4 174.856,56 + 2.189.167,86 = 2.523.312.274 Tổng giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tại phân xưởng đóng gói trong tháng 11/2003 là: 1.180.526.582,63 + 2.523.312.274 = 3.703.838.857,3 2.3.5- Tính giá thành thành phẩm bột ngọt Kỳ tính giá thành được xác định là hàng tháng, sản phẩm của Công ty được đóng gói với nhiều quy cách khác nhau nhưng cùng một loại nguyên liệu đầu vào và cho ra một loại sản phẩm là bột ngọt. Đối tượng tính giá thành là 1kg thành phẩm bột ngọt hoàn thành. Do đó chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí vật liệu bao bì cho đóng gói các dạng đều nhau, chỉ chi phí vật liệu bao bì đóng gói phân bổ cho mỗi dạng. Tổng giá thành bột ngọt: 3.330.405.447 + 32.220.624.670 - 3.703.838.857,3 = 31.847.191.259 Tổng sản lượng thành phẩm bột ngọt: 2.156.431.236 Công ty chia các loại chi phí phân bổ cho từng dạng đóng gói như sau: Chi phí bột ngọt thực tế dùng trong kỳ từng dạng Chi phí bao bì thực tế dùng trong kỳ cho từng dạng Chi phí băng keo dùng trong kỳ cho từng dạng Chi phí khác (CPNCTT, CPSXC) phát sinh trong kỳ cho từng dạng Chi phí bột ngọt, bao bì, băng keo (gọi tắ là NVL) thực tế dùng trong kỳ được tính như sau: Giá trị NVL thực tế dùng trong kỳ = Giá trị NVLDD đầu kỳ X Giá trị NVL phát sinh trong kỳ - Giá trị NVLDD cuối kỳ Giá thành bột ngọt từng dạng đóng gói là tổng các chi phí theo từng dạng trên. Chi phí NVL và các chi phí khác phân bổ cho từng dạng đóng gói xác định bằng công thức sau: CP bột ngọt/gói = Giá trị bột ngọt thực tế dùng trong kỳ x SL thành phẩm/dạng Giá trị thành phẩm hoàn thành trong kỳ CP băng keo/dạng = Giá trị băng keo thực tế dùng trong kỳ x SL thùng/dạng Tổng số thùng CP khác/dạng = Chi phí khác phát sinh trong kỳ x SL thành phẩm/dạng Số lượng thành phẩm hoàn thành trong kỳ Công ty hiện nay còn rất nhiều loại kích cỡ sản phẩm bột ngọt như: gói 1kg, 25kg, 1000 - 1,50g-L, 100g - L, R, 200g, 400g, 454g…. Đặc biệt được đóng gói thành bịch 40gói, riêng loại sản phẩm 25kg chỉ bán cho các cơ sở chế biến thực phẩm không bán lẻ cho người tiêu dùng. Trong tháng 1/2005 giá thành bột ngọt nhập kho từng dạng như sau: Tổng sản lượng sản phẩm nhập kho là: 2.165.431,236 Tổng số thùng 123.718 thùng Chi phí bột ngọt thực tế dùng trong kỳ: 28.285.903.887 Chi phí băng keo thực tế dùng trong kỳ: 24.921.376,44 Chi phí bao bì thực tế dùng trong kỳ: 2.425.051.473 Chi phí khác dùng trong kỳ: 847.395.490,86 Tổng chi phí cho 1kg thành phẩm bột ngọt nhập kho tại Công ty là: 28.285.903.887 CP bột ngọt/1kg thành phẩm = 28.285.903.887 = 13.062,5đ/kg 2.165.431,236 CP khác/1kg thành phẩm = 847.395.490,88 = 391,328đ/kg 2.165.431,236 CP băng keo/thùng = 24.921.376,44 = 201,44đ/kg 123.718 Tính giá thành từng loại sản phẩm Công ty AJINOMOTO Việt Nam cho ra thị trường rất nhiều loại sản phẩm với mẫu mã đa dạng sau đây là giá thành của 1kg bột ngọt cho từng loại sản phẩm Giá thành 1kg bột ngọt loại 3g Số lượng thành phẩm nhập kho:1.505kg Số thùng: 125thùng Chi phí bao bì: 7.995.117 Tổng giá thành thành phẩm dạng gói 3g nhập kho là:28.269.433 trong đó: Chi phí bột ngọt: 13.062,5 x 1.505 = 19.659.062,5 Chi phí khác: 391,328 x 1.505 = 588.948,64 Chi phí băng keo: 201,44 x 125 = 26.305 Chi phí bao bì: 7.995.117 Vậy giá thành 1kg bột ngọt dạng gói 3g = 28.269.433 = 18.783đ/kg 1.505 Tương tự ta có bảng tính giá thành cho các loại sản phẩm bột ngọt như: Sơ đồ 6 tài khoản chữ “T” Nợ 627.2 (BTP) Có 152.2:->2.459.044.555 2.459.044.555 :->154 2.459.044.555 2.459.044.555 Nợ 627.1 (BTP) Có 334:->139.045.788 162.683.793 :->154 338.3:->20.856.868 338.4:-> 2.780.816 162.683.793 162.683.793 Nợ 622 (BTP) Có 334:->244.904.172 286.537.910 :->154 338.3:->36.735.641 338.4:->4.898.096 286.537.910 286.537.910 Nợ 621 (BTP) Có 152.1:->7.243.856.788 15.723.220.170 :->154 152.2:->8.460.045.781 152.3:->19.317.606 15.723.220.170 15.723.220.170 Nợ 154 (BTP) Có SD:0 28.811.457.037 :->155 621:-> 15.723.220.170 622:->286.537.910 627:->12.801.698.957 SD:0 Nợ 627.8 (BTP) Có 111:-> 10.881.370 10.881.370 :->154 10.881.370 10.881.370 Nợ 627.7 (BTP) Có 111:->4.389.025.315 4.389.025.315 :->154 4.389.025.315 4.389.025.315 Nợ 627.4 (BTP) Có 214:->4.680.524.569 4.680.524.569 :->154 4.680.524.569 4.680.524.569 Nợ 627.3 (BTP) Có 153:->31.610.355 31.610.355 :->154 31.610.355 31.610.355 Nợ 627.3 (TP) Có 153:-> 229.870.287 229.870.287 :->154 229.870.287 229.870.287 Nợ 627.2 (TP) Có 152.2:-> 22.503.479 22.503.479 :->154 22.503.479 22.503.479 Nợ 627.1 (TP) Có 334:->24.183.292 28.295.472 :->154 338.4:->3.627.493 338.4:-> 483.666 28.295.472 28.295.472 Nợ 622 (TP) Có 334:->4.680.524.569 162.172.110 :->154 338.4:->20.791.295 338.4:->2.772.173 162.172.110 162.172.110 Nợ 621(TP) Có 155:->28.505.154.705 31.454.281.635 :->154 152.2:->2.949.126.660 31.454.281.635 31.454.281.635 Nợ 154 (TP) Có 621:-> 31.454.281.635 32.220.624.658 :->154 622:-> 162.172.110 627:-> 604.170.913 SD:0 Nợ 267.8 (TP) Có 111->:90.549.410 90.549.410:->154 90.549.410 90.549.410 Nợ 627.7 (TP) Có 111->: 137.386.693 137.386.693 :->154 137.386.693 137.386.693 Nợ 627.4(TP) Có 214 ->: 229.870.287 229.870.287->:154 229.870.287 229.870.287 Chương III Nhận xét và kiến nghị hoàn thiện hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty ajinomoto việt nam 3.1- Nhận xét rút ra từ phân tích thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty AJINOMOTO Việt Nam đánh giá khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh trong thời gian qua. Nhìn chung trong thời gian vừa qua (từ khi thành lập cho đến nay). Công ty AJINOMOTO luôn hoạt động tích cực trong nền kinh tế nước ta, luôn mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm đến doanh thu hàng năm tăng liên tục. Trang thiết bị mới nhất đưa vào sản xuất để đạt hiệu quả cao. Đồng thời trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên cũng được nâng lên. l Thuận lợi : Thứ nhất: Vốn tự có chiếm tỉ lệ cao trong tổng tài sản và luôn có sự hỗ trợ của tổng công ty, công ty hoàn toàn tự chủ về vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thứ hai: Nguyên vật liệu thì chủ yếu có sẵn trong nước như: tinh bột khoai mì, mật rỉ đường. Những loại này được trồng rất nhiều trên cả nước nên nguồn cung cấp nguyên liệu trên cả nước ổn định. Thứ ba: Lực lượng lao động: công ty sử dụng người lao động trẻ có sẵn trong nước được đào tạo và bồi dưỡng tay nghề. Đồng thời Công ty cũng sử dụng đông đảo đội ngũ kỹ sư Nhật Bản. Thứ tư: Sản phẩm: từ nguyên liệu dồi dào ổn định cộng với kỹ thuật công nghệ tay nghề cao và quản lý tốt, mẫu mã bao bì đẹp , chủng loại đa dạng, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng. Nhãn hiệu của Công ty đã trở thành quen thuộc với thị hiếu người tiêu dùng. Thứ năm: Thị trường : rộng khắp thế giới. * Khó khăn: Thứ nhất: Sự cạnh tranh gay gắt của các loại bột ngọt cùng loại. Thứ hai: Hàng giả, hàng nhập lậu mang nhãn hiệu AJINOMOTO Việt Nam ngày càng phổ biến trên thị trường Việt Nam. Việc gian lận thương mại ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm và thị phần của Công ty . Thứ ba : Một số nguyên vật liệu vẫn còn bị chi phối bởi những nhà cung cấp độc quyền như hóa chất, dầu……làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng Phương hướng và nhiệm vụ công ty trong thời gian tới Phương hướng * Trong thời gian dài : - Phát huy hết khả năng kinh doanh, phát triển quy mô sản xuất và doanh số bán hàng. - Bảo toàn và không ngừng phát triển về vốn. - Bảo đảm đầu tư mở rộng. - Mở rộng thị trường xuất khẩu. - Nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới. * Trong thời gian ngắn: - Tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối ra những thị trường tiêu thụ mà Công ty chưa vươn tới, từ đó tăng doanh số bàn toàn Công ty. - Công ty tiếp tục phấn đấu để đạt hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh cao bằng cách cải tiến kỹ thuật công nghệ cao, đổi mới công tác tổ chức quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. - Tiết kiệm chi phí sử dụng chi phí hợp lý và giảm giá thành Công ty AJINOMOTO Việt Nam được thành lập với sự liên kết của tập đoàn AJINOMOTO Nhật Bản. Công ty kỹ nghệ Việt Nam (gọi tắt là vifon) và Công ty Brodoc Week Hồng Kong. Chức năng chính của Công ty là sản xuất vfa kinh doanh các mặt hàng bột ngọt, bột nêm hỗn hợp và sản phẩm phụ là phân bón lỏng (Amin - Amin) Đội ngũ nhân viên trong hệ thống quản lý của Công ty đa số đềucó trình độ phù hợp với công việc cũng như trong chuyên môn. Lực lượng lao động trực tiếp đa số là những người có tuổi đời trẻ đa phần đều tốt nghiệp phổ thông trung học, đại đa số họ đều nhiệt tình trong công tác, năng động sáng tạo nắm bắt và vận dụng công nghệ mới vào sản xuất nhanh. Bộ máy kế toán của Công ty được xây dựng theo mô hình tập trung bảo đảm được sự lãnh đạo tập trung nhất, phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất của Công ty. Ngoài ra bộ phận kế toán còn áp dụng kỹ thuật vi tính hiện đại đảm bảo được sự gọn nhẹ, nhanh chóng, chính xác đảm bảo cung cấp mọi thông tin một cách kịp thời cho việc quản lý chỉ đạo trong việc kinh doanh. ưu điểm: Của cách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty AJINOMOTO Việt Nam - Vì loại hình sản xuất của Công ty AJINOMOTO Việt Nam là dây chuyền hiện đại và khép kín nên việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo kiểu trực tiếp là phù hợp. - Công ty đã áp dụng máy vi tính để thực hiện nhanh chóng chính xác tiết kiệm được thời gian làm việc. Mặt khác còn giúp cho việc sửa chữa dễ dàng hơn khi có sai sót,việc đối chiếu giữa các bộ phận kế toán và việc kiểm tra đối ứng các tài khoản được chặt chẽ. - Hình thức chứng từ ghi sổ đang được Công ty áp dụng hiện naylà hoàn toàn phù hợp. Nó giúp cho việc ghi nhận và xử lý thông tin được đơn giản, đầy đủ, hợp lý. Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương được công ty tiến hành trích nộp theo đúng quy định đảm bảo quyền lợi cho người lao động . Việc theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp khá chặt chẽ. Ngoài việc ghi chép theo dõi định mức nguyên vật liệu dùng trong định mức, cũng như lượng nhập và xuất kho, tồn kho nguyên vật liệu để có kế hoạch cung cấp cho nhà sản xuất, dự trữ, hợp lý, hạn chế hao hụt, mất mát. Tuy lượng hàng nhập xuất kho thường xuyên nhưng Công ty đã áp dụng máy vi tính để sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá xúât kho là giá bình quân khá hợp lý . Tuy vậy cách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty vẫn còn một số nhược điểm . Việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân không được thực hiện .Mặc dù Công ty đă cho cán bộ công nhân viên nghỉ phép đều đặn hàng năm vì vậy theo em Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép . Qua nghiên cứu về quá trình hạch toán kế toán của Công ty AJINOMOTO Việt Nam cho thấy Công ty AJINOMOTO Việt Nam là một Công ty lớn phương pháp hạch toán chủ yếu dựa vào máy vi tính, tình hình kinh doanh hoạt động diễn ra tốt. Tuy nhiên Công ty vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Em xin đưa ra một số ý kiến đóng góp của em như sau: - Về sản xuất kinh doanh + Cần phải phát triển thêm chi nhánh gần nơi cung cấp nguyên vật liệu, giảm chi phí, tận dụng lao động có sẵn. + Sản phẩm không ngừng được cải thiện, thay đổi mẫu mã tránh hàng giả - Về hoạt động sản xuất kinh doanh + Cần đầu tư mạnh mẽ hơn trong việc quảng cáo sản phẩm tạo uy tín cho thương hiệu. + Cần có chương trình khuyến mại, giảm giá cho khách hàng - Về hạch toán kế toán. + Tiền mặt phát sinh nhiền nên cần mỗi ngày tính thu - chi - tồn cuối ngày để thuận tiện hơn cho việc quản lý, báo cáo. + Kế toán công nợ phải chi tiết rạch ròi dễ hiểu, nên hạn chế những khoản nợ tránh ứ đọng về vốn. + Phải hạn chế tối đa chi phí để giảm giá thành, kết quả sản xuất kinh doanh phù hợp với chi phí để mang lại hiệu quả cao, đáp ứng được tình hình khách hàng hiện nay. + Tránh những khoản nợ khó đòi. 3.2- Giải pháp để nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty AJINOMOT Việt Nam Sau thời gian thực tập ở Công ty, về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Ajinomoto Việt Nam, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện những vắn đề mà em đưa ra là hợp lý . Việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất : Do khi chi phí này phát sinh kế toán trích thẳng vào chi phí trong kỳ, điều này làm cho chi phí trong kỳ tăng lên đồng thời cũng làm cho giá thành cũng tăng lên trong kỳ đó. Vì vậy để đảm bảo được cho gía thanh không bị đột biến ,tiền lương nghỉ phép cuả công nhân phải được tính vào chi phí sản xuất thông qua phương pháp trích trước sao cho phù hợp với số phát sinh nhằm phản ánh số chi phí tiền lương vào chi phi sản xuất. Đối với chi phí trích trước tiền lương như sau: Mức trích trước TL nghỉ phép của CNSXTT = Tiền lương chính của CNTTSX trong tháng X Tỷlệ trích trước tiền lương nghỉ phép Mức tích trước TL nghỉ phép = Tổng tiền lương nghỉ phép CNTTSX theo kế hoạch Tổng tiền lương chính CNTTSX theo kế hoạch + Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất kế toán ghi: Nợ TK622 Có TK335 + Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả, kế toán nghi: Nợ TK335 Có TK334 Cuối niên độ kế toán tiến hành điều chỉnh: - Nếu số trích trước nhỏ hơn số thực tế phải trả, kế toán ghi Nợ TK622 Có TK335 - Nếu số trích trước lớn hơn số thực tế phải trả, kế toán ghi Nợ TK335 Có TK711 Kết luận Đối với các nhà doanh nghiệp hiện nay, vấn đề quan tâm nhất là lợi nhuận. Nhưng lợi nhuận còn chịu ảnh hưởng bởi doanh thu và chi phí sản xuất sản phẩm. Để đạt được doanh thu cao, doanh nghiệp phải bán được sản phẩm. Trong thị trường cạnh tranh như hiện nay để bán được sản phẩm, sản phẩm phải có giá thành hạ so với các sản phẩm khác cùng loại mà vẫn bù đắp được chi phí và đem lại lợi nhuận cho Công ty. Việc lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm phù hợp với yêu cầu sản xuất là điều tất yếu. Ban lãnh đạo trong Công ty đã đề ra những biện pháp và thực hiện có hiệu quả trong kinh doanh cũng như trong công tác kế toán là hạ giá thành sản phẩm Bằng tất cả sự cố gắng trong việc vận dụng lý thuyết vào thựctế mà em đã ghi nhận được qua bài báo cáo này, em hy vọng rằng nó giúp em nâng cao được kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn các anh (chị) trong Công ty AJINOMOTO Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! Mục lục Lời nói đầu Chương 1 Đặc điểm chung của công ty với hoạch toỏn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trang lịch sử hình thành và phát triện của công ty với tính giá thành sphẩm……………………………………………………..……..….2 quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất…………………….…..…..3 Đặc điểm công nghệ……………………………………………….…..…4 Đặc điểm tổ chức sản xuất……………………………………….….….5 Cơ cấu bộ máy quản lý…………………………………..………..….….5 Tổ chức kế toán tại công ty……………………………………........….7 Tổ chức công tác kế toán……………………………………........…….7 Cơ cấu bộ máy kế toán…………………………………………………..9 Chương 2 Thực trạng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Aji no mo to việt nam 2.1 Tổng quan về tình hình hạch toán chi phí và tính giá thành tại công ty Ajinomoto việt Nam…………………………………………………..…..…11 2.1.1 Phân loại chi phí trong công ty……………………………………..…11 2.1.2 Trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành…………….……….……11 2.2 Thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá trị sản phẩm tại công ty Ajinomoto việt nam…………………………………………………………13 2.2.1 Kế toán NVLTT……………………………………………….…………..13 2.2.2 Kế toán CNTT……………………………………………………….…….14 2.2.3 Kế toán chi phí SXC……………………………………………….…….15 2.2.4 Xác định giá trị sản phẩm dở dang……………………………………………….………………………………17 2.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong giai doạn dóng gói………………………………………………….………………….……21 2.3.1 Kế toán CF NVL TT…………………………………….………..……….21 2.3.2 Kế toán CF NCTT………………………………………..………….……21 2.3.3 Kế toán CF SXC………………………………………..……………..….23 2.3.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ……………..…..……………...24 2.3.5 Tính giá thàng sản phậm bột ngọt………………..…………..………25 Chương 3 Nhận xét và kiến nghị hoàn thiện hoạch toán chi phí sản xuất vá tính giá thành sản phẩm tại công ty Ajinomoto Việt Nam 3.1 Nhận xét rut ra từ phân tích thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Ajinomoto Việt nam………...…32 3.2 Giải pháp để nhằm hoàn thiện hoạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Aji nomoto Việt nam…………………….………….35 Nhận xét của công ty Ajinomoto Việt Nam ……...…………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……...…………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… .………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Ngày tháng năm 2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBáo cáo thực tập tại công ty Aji no mo to việt nam.docx
Luận văn liên quan