Đề tài Đánh giá ảnh hưởng của kết quả por6 đối với thuế chống bán phá giá ngành công nghiệp cá tra Việt Nam

Mới đây, trên website của VASEP đã công bố quyết định của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC) về kết quả cuối cùng cho POR6 (giai đoạn 1/8/2008 đến 31/7/2009) đối với thuế chống bán phá giá (CBPG) lên cá tra nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Mỹ. Chúng tôi có một số đánh giá về vấn đề này như sau: 1. Cá tra và câu chuyện thuế CBPG tại Mỹ Thuế CBPG của Mỹ là gì. Thuế CBPG là biện pháp được Mỹ, cũng như nhiều nước khác trên thế giới, áp dụng nhằm mục đích bảo vệ ngành công nghiệp sản xuất nội địa khỏi sự cạnh tranh được coi là không công bằng từ hàng hóa nhập khẩu. Thuế sẽ được áp lên hàng hóa nhập khẩu nếu thỏa mãn hai điều kiện: 1/ Bộ Thương Mại Mỹ (DOC) cho rằng hàng hóa được bán tại Mỹ thấp hơn giá thông thường. 2/ Ủy ban thương mại Quốc tế (ITC) kết luận rằng hàng hóa nhập khẩu đó có gây ra “tổn hại vật chất”. Thời hạn áp thuế là 5 năm, mỗi năm hành chính sẽ được xem xét để xác định mức thuế cuối cùng. Hàng hóa nhập khẩu nếu bị áp thuế CBPG sẽ khiến cho năng lực cạnh tranh giảm mạnh do giá nhập khẩu tăng thêm một khoản thuế CBPG và các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nước ngoài sẽ phải ký quỹ một khoản tiền với mức thuế cuối cùng chưa được xác định sẽ gây ra tâm lý e ngại. Mỹ chính thức áp thuế CBPG lên cá tra fillet từ Việt Nam từ năm

pdf6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2592 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá ảnh hưởng của kết quả por6 đối với thuế chống bán phá giá ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 [1] Đánh giá ảnh hưởng của kết quả POR6 đối với ngành công nghiệp cá tra Việt Nam  Hà Nội, Tháng 03/2011  ảả  Hà Nội, Tháng 03/2011        Báo cáo Phân tích Doanh nghiệp  ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KẾT QUẢ POR6 ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP CÁ TRA VIỆT NAM  Biến cơ hội thành giá trị   [2] Đánh giá ảnh hưởng của kết quả POR6 đối với ngành công nghiệp cá tra Việt Nam  Hà Nội, Tháng 03/2011  Mới đây, trên website của VASEP đã công bố quyết định của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC) về kết quả cuối cùng cho POR6 (giai đoạn 1/8/2008 đến 31/7/2009) đối với thuế chống bán phá giá (CBPG) lên cá tra nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Mỹ. Chúng tôi có một số đánh giá về vấn đề này như sau: 1. Cá tra và câu chuyện thuế CBPG tại Mỹ Thuế CBPG của Mỹ là gì. Thuế CBPG là biện pháp được Mỹ, cũng như nhiều nước khác trên thế giới, áp dụng nhằm mục đích bảo vệ ngành công nghiệp sản xuất nội địa khỏi sự cạnh tranh được coi là không công bằng từ hàng hóa nhập khẩu. Thuế sẽ được áp lên hàng hóa nhập khẩu nếu thỏa mãn hai điều kiện: 1/ Bộ Thương Mại Mỹ (DOC) cho rằng hàng hóa được bán tại Mỹ thấp hơn giá thông thường. 2/ Ủy ban thương mại Quốc tế (ITC) kết luận rằng hàng hóa nhập khẩu đó có gây ra “tổn hại vật chất”. Thời hạn áp thuế là 5 năm, mỗi năm hành chính sẽ được xem xét để xác định mức thuế cuối cùng. Hàng hóa nhập khẩu nếu bị áp thuế CBPG sẽ khiến cho năng lực cạnh tranh giảm mạnh do giá nhập khẩu tăng thêm một khoản thuế CBPG và các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nước ngoài sẽ phải ký quỹ một khoản tiền với mức thuế cuối cùng chưa được xác định sẽ gây ra tâm lý e ngại. Mỹ chính thức áp thuế CBPG lên cá tra fillet từ Việt Nam từ năm 2003. Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra sang Mỹ từ năm 1998 với sản lượng xuất khẩu gia tăng mạnh qua các năm. Nguyên nhân chính là do nguồn cung cá tra trong nước dồi dào nhờ ứng dụng thành công kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo trên cá tra, cá basa và việc ký kết Hiệp định thương mại song phương năm 2001 khiến thuế nhập khẩu thủy sản giảm xuống còn 0%. Với hương vị khá giống với catfish của Mỹ nhưng giá thành rẻ hơn, cá tra đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Thị phần xuất khẩu cá tra fillet Việt Nam vào Mỹ tăng từ 3,4% năm 1999 lên 15,5% vào 2001 (nguồn VASEP). (Nguồn: Hội nhập kinh tế thế giới – Bài học từ cuộc chiến cá da trơn. TS. Nguyễn Minh Đức, ĐH Nông lâm HCMP) 0 1 2 3 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Diễn biến giá fillet ($/lbs) Giá cá fillet Việt Nam Giá cá fillet Hoa Kỳ  [3] Đánh giá ảnh hưởng của kết quả POR6 đối với ngành công nghiệp cá tra Việt Nam  Hà Nội, Tháng 03/2011  Sự cạnh tranh của sản phẩm cá tra đã khiến biên lợi nhuận của nhà sản xuất catfish Mỹ giảm mạnh và họ cho rằng phía Việt Nam đã bán phá giá cá tra vào thị trường Mỹ. Năm 2002, CFA (Hiệp hội chủ trại nuôi cá nheo Mỹ) đã đệ đơn kiện lên ITC và DOC. Năm 2003, DOC ra phán quyết cá tra fillet Việt Nam đã bán phá giá. Ngoài ra, Mỹ còn ban hành quy định về việc cá tra Việt Nam không phải là catfish và không được dán nhãn “catfish” trên bao bì sản phẩm. Thuế CBPG lên cá tra fillet Việt Nam qua các năm Nguồn: SHS tổng hợp Thuế CBPG Giai đoạn Đơn vị QVD VHC AGF ACL AVF BAN Việt Nam Giai đoạn 5 năm % 37.94 47.05 63.88 POR 1 01/8/2003 31/7/2004 % 6.81 47.05 63.88 POR 2 01/8//2004 31/7/2005 % 21.23 6.81 47.05 63.88 POR 3 01/8/2005 31/7/2006 % 0.00 6.81 47.05 63.88 POR 4 01/8/2006 31/7/2007 % 0.00  6.81 0.52 0.52 0.00 63.88 POR 5 01/8/2007 31/7/2008 (USD/kg) 0.00  0.00  0.02 0.00  0.00 2.11 POR 6 01/8/2008 31/7/2009 (USD/kg) 0.00  0.00  0.02 0.00 0.00  0.00 2.11 Ảnh hưởng của thuế CBPG. Những rào cản của thuế rõ ràng đã ảnh hưởng tới việc xuất khẩu cá tra vào Mỹ, khiến kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh. Tuy nhiên, các vụ kiện cáo liên quan tới thuế và việc ghi nhãn đã khiến cá tra Việt Nam trở nên nổi tiếng. Nhiều thị trường tiêu thụ mới được mở ra, đặc biệt là thị trường EU. Hiện nay, EU là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 30% tổng sản lượng xuất khẩu. Trong khi đó, Mỹ, từ thị trường tiêu thụ lớn nhất, có thời điểm chỉ còn đứng khoảng thứ 4 – 5 trong top 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất. Nguồn: Vietfish 0 50 100 150 200 250 EU Russia Ukcraina Asean China & … USA Mexico Egypt Cơ cấu thị trường xuất khẩu (theo khối lượng) 2010 2009 2008   [4] Đánh g N 1.5 2.5 3.5 Giá x iá ảnh hưởn guồn: SHS uất khẩu cá tr trườ 2009 g của kết q Tuy n khẩu khẩu cầu k tính toán the 2. Kế Thắn giai đ bất n bộ trư trong tính quyết cá tr Bang Doa Vin Vin Agi ESS Sou a trung bình đ ng (USD/kg) 2010 uả POR6 đ hiên, Mỹ vẫ cao nhất và . Giá xuất kh hắt khe tươn o số liệu Hải t quả POR 6 g lợi từ phá oạn POR 6 gờ khi mức t ớc đó và tươ việc thuyết biên độ phá sơ bộ). Lý a rất nhỏ, s ladesh sản lư B nh nghiệp h Hoan h Quang fish LLC th Vina ến một số thị T1/2011 ối với ngàn n luôn là thị mang lại tỷ s ẩu sang Mỹ g tự là EU. quan và triển vọ n quyết cuố . Phán quyết huế đánh lên ng đương v phục Mỹ tiế giá như các do thuyết phụ ơ khai, giá ợng cá cao h iên độ phá 1 1 2 2 h công ngh trường quan uất lợi nhuậ bình quân c Nguồn ng cho ngàn i cùng của cuối cùng c một số doan ới POR 5. Đi p tục sử dụn POR trước c được đưa thành cao, ơn khoảng 5 giá trung bì Kết quả 0.0% 5.0% 0.0% 5.0% 0.0% 5.0% VHC Biên lợi sang M Biên LN gộp iệp cá tra V trọng do đây n cao nhất ch ao hơn 30% : SHS tổng h h công nghi Bộ Thương ủa DOC cho h nghiệp giả ều đó là nhờ g Banglades đó (thay ch ra là Philipp chỉ phục vụ 9 nghìn tấn v nh POR 6 (U sơ bộ 4,22 2,44 4,22 4,22 4,22 AVF HVG A nhuận và thị ỹ của một số Biên LNS iệt Nam  Hà Nội, Th là thị trường o các doanh so với thị tr ợp và tính to ệp cá tra Việ Mại Mỹ (D giai đoạn P m mạnh so v Việt Nam đ h là quốc gi o Philippine ines chỉ có d cho nội đị à có xuất khẩ SD/kg) Kết qu Ng GF ANV AC phần xuất khẩ doanh nghiệp T Thị phần áng 03/2011 có giá nhập nghiệp xuất ường có yêu án từ BCTC t Nam OC) đối với OR 6 là một ới kết quả sơ ã thành công a tham chiếu s trong phán iện tích nuôi a, trong khi u một phần. ả cuối cùng 0,00 0,00 0,02 0,02 0,02 uồn: VASEP 0% 10% 20% 30% 40% 50% L u sang Mỹ  [5] Đánh giá ảnh hưởng của kết quả POR6 đối với ngành công nghiệp cá tra Việt Nam  Hà Nội, Tháng 03/2011  Tác động tích cực của phán quyết cuối cùng của POR 6. • Năng lực đàm phán của các doanh nghiệp Việt Nam tăng lên, đồng thời chứng tỏ uy tín của Việt Nam trong hội nhập kinh tế thế giới. • Lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra có mức thuế thấp. Hiện có VHC, Vinh Quang, ACL, Bình An, Acomfish, AVF được hưởng thuế suất 0%, các doanh nghiệp như ESS, South Vina dù bị áp thuế nhưng chỉ ở mức 0.02 USD/kg, các doanh nghiệp này sẽ thuận lợi hơn so với doanh nghiệp khác phải chịu mức thuế 2.11 USD/kg do giá bán không bị tăng cao và không phải ký quỹ hoặc ký quỹ thấp. Một số doanh nghiệp khác như VHC còn được hoàn thuế CBPG do trước đó đã nộp thuế cao hơn, và thu được khoản lợi nhuận lớn khoảng 1,2 triệu USD. • Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vào Mỹ sẽ gia tăng trong thời gian tới. Hiện tại Việt Nam có khoảng 20 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Mỹ, và với thành công của các doanh nghiệp này, dự kiến nhiều doanh nghiệp cùng ngành sẽ có kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm và thâm nhập thị trường Mỹ để hưởng lợi thế của thị trường này. • Việc thị trường Mỹ không bị thu hẹp như dự báo sẽ khiến tổng cầu với mặt hàng cá tra fillet cao hơn so với ước tính là điều kiện thuận lợi để VASEP tiếp tục ấn định mức giá sàn xuất khẩu ở mức cao và ngành công nghiệp cá tra được đẩy mạnh phát triển về chất. Theo dự báo, nếu sản lượng cá tra sản xuất không tăng đột biến, Việt Nam có thể nâng dần giá xuất khẩu trong thời gian tới, lên mức 4 USD/kg. Tuy nhiên, khó kỳ vọng xuất khẩu vào Mỹ sẽ gia tăng đột biến trong 2011: • Đạo luật Đạo luật Farm Bill 2008 chưa có kết luận cuối cùng, dự kiến đạo luật này sẽ được thông qua vào tháng 6/2011. Nếu như trước đây, Mỹ quy định cá tra Việt Nam không được dán nhãn catfish thì theo đạo luật này, cá tra Việt Nam sẽ lại được xếp vào nhóm catfish. Điều đó có nghĩa là cá tra Việt Nam sẽ phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và chế biến tương đương với của Mỹ, và do USDA thanh tra thay cho FDA trước đây. Điều kiện nuôi trồng, chế biến của cá tra Việt Nam khác biệt khá nhiều so với catfish của Mỹ, do vậy sẽ rất khó cho các doanh nghiệp đáp ứng quy định này. • Trong 7 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam là VHC, HVG, AVF, AGF, ANV, ACL và Bình An thì có hai doanh nghiệp có mức thuế cao là HVG và ANV nên khó xuất khẩu sang Mỹ, ba doanh nghiệp VHC, AVF và Bình An lại có tỷ lệ xuất khẩu sang Mỹ cao, khoảng trên 40%, trong đó Bình An lên đến 70%. 3. Rủi ro đối với ngành công nghiệp cá tra: Bên cạnh những thông tin tích cực như nhu cầu gia tăng, thị trường không bị thu hẹp và giá xuất khẩu cao, thì ngành cá tra Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với một số rủi ro do hậu quả của quá trình phát triển nóng giai đoạn trước đây. • Thiếu nguyên liệu cho sản xuất. Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã nâng cao tỷ lệ tự chủ nguyên liệu nhờ xây dựng vùng nguyên liệu riêng, tuy nhiên, chỉ tập trung ở các doanh nghiệp lớn. Đa phần các doanh nghiệp hiện  [6] Đánh giá ảnh hưởng của kết quả POR6 đối với ngành công nghiệp cá tra Việt Nam  Hà Nội, Tháng 03/2011  Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ  Phòng Phân tích ‐ Công ty Cổ Phần Chứng khoán Sài Gòn Hà ‐ Nội  Trụ sở chính  Tòa nhà Đào Duy Anh, Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội Tel: (84-4)-3537 8010 Fax: (84-4)-3537 8005  Chi nhánh Hồ Chí Minh 141 – 143 Hàm Nghi, Quận I, TP. Hồ Chí Minh Tel: (84-8)-3915 1368 Fax: (84-8)-3915 1369  Chi nhánh Đà Nẵng 97 Lê Lợi, Hải Châu, Đà Nẵng Tel: (84-511)-352 5777 Fax: (84-511)-352 5779  Chi nhánh Nghệ An 9A Hồ Tùng Mậu, Hưng Bình, TP. Vinh Tel: (84-38)-860 2767 Fax: (84-38)-860 2757 Website: www.shs.com.vn  Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo nghiên cứu này đã được xem xét cẩn trọng, tuy nhiên Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) không chịu bất kỳ một trách nhiệm nào đối với tính chính xác của những thông tin được đề cập đến trong báo cáo. Các quan điểm, nhận định và đánh giá trong báo cáo này là quan điểm cá nhân của các chuyên viên phân tích mà không đại diện cho quan điểm của SHS. Báo cáo này chỉ nhằm mục tiêu cung cấp thông tin mà không hàm ý khuyên nguời đọc mua, bán hay nắm giữ chứng khoán. Người đọc chỉ nên sử dụng báo cáo nghiên cứu này như là một nguồn thông tin tham khảo. SHS có thể có những hoạt động hợp tác kinh doanh với các đối tượng được đề cập đến trong báo cáo này. Người đọc cần lưu ý rằng SHS có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi thực hiện báo cáo nghiên cứu phân tích này. Người thực hiện:  Phùng Thị Hương Giang  giang.pth@shs.com.vn  Kiểm duyệt:  Nguyễn Hải Dương  duong.nh@shs.com.vn  đang phải đối mặt với việc nhà máy chỉ chạy được 50% do không có nguyên liệu và giá nguyên liệu ở mức cao. • Cá tra bị bôi xấu tại nhiều thị trường. Năm 2011, ngành cá tra Việt Nam tiếp tục bị phản ánh không trung thực, tiếp theo chiến dịch bôi xấu tại Mỹ, Tây Ban Nha, Trung Đông,… truyền hình Đức thời gian qua đã phát phóng sự “the Pangasius Lie” mô tả bức tranh tồi tệ về ngành công nghiệp cá tra Việt Nam. • Rủi ro thuế chống bán phá giá và rủi ro hàng rào kỹ thuật khác. Cá tra Việt Nam vẫn tiếp tục bị áp thuế CBPG tại Mỹ, và có nguy cơ bị áp thuế 35% tại Brazil. Kết luận: Với những thông tin tích cực từ phán quyết cuối cùng của DOC đối với giai đoạn POR 6 và chiến lược phát triển ngành công nghiệp cá tra theo hướng bền vững, SHS đánh giá đây là ngành sẽ có nhiều triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới. Với việc tập trung phát triển về chất và khép kín quy trình sản xuất từ khâu chọn giống, nuôi trồng đến chế biến sẽ là yếu tố tích cực giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra giảm thiểu được các rủi ro về nguồn nguyên liệu cũng như hàng rào kỹ thuật ở các thị trường khó tính như Mỹ, EU.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KẾT QUẢ POR6 ĐỐI VỚI thuế chống bán phá giá NGÀNH CÔNG NGHIỆP CÁ TRA VIỆT NAM.pdf
Luận văn liên quan