Tại Công ty Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Diana 3
1.1.Giới thiệu công ty 3
1.2. Tên, Trụ sở, ngành nghề kinh doanh của Công ty 3
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Diana. 4
2. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản trị của Công ty Diana 6
3. Các đặc điểm về kinh tế_ kỹ thuật của công ty cổ phần Diana 10
3.1. Đặc điểm cơ sở vật chất, máy móc thiết bị 10
3.2 Đặc điểm về lao động 10
3.3. Đặc điểm về vốn 11
3.4. Đặc điểm về sản phẩm và dịch vụ: 12
3.5. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh: 13
3.6. Các kết quả đạt được: 14
4. Đánh giá các hoạt động quản trị 15
4.1. Quản trị chiến lược 15
4.1.1. Giai đoạn hoạch định chiến lược 15
4.1.2 Giai đoạn thực thi chiến lược 17
4.1.3. Giai đoạn đánh giá, điều chỉnh chiến lược 19
4.2. Quản trị công nghệ 20
4.2.1. Lựa chọn công nghệ và đổi mới công nghệ 20
4.3. Quản trị nhân lực 20
4.4. Quản trị tiêu thụ sản phẩm 21
4.4.1. Nghiên cứu thị trường 21
4.4.2. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm. 22
5. Đánh giá chung. 22
5.1. Thuận lợi 22
5.2.Khó khăn 23
6. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 23
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
27 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8831 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá các hoạt động quản trị tại Công ty Diana, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm vừa qua là cột mốc đánh dấu sự chuyển mình đổi mới vô cùng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam. Cùng với việc mở rộng nền kinh tế, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, mở rộng giao lưu, hợp tác trên thị trường kinh tế rộng lớn. Đặc biệt sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, đã mở ra rất nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp song cũng tiềm ẩn không ít những khó khăn thử thách nhất là tại thời điểm hiện tại nền kinh tế đang ở trong tình trạng thiểu phát toàn cầu. Trước tình hình đó đòi hỏi Doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình để tồn tại và phát triển.
Cũng như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều thông qua quá trình mua bán, trao đổi, dự trữ và bảo quản hàng hoá. Mỗi khâu đều ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với xu hướng hội nhập và mở cửa bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Cùng với đó là sự nỗ lực của doanh nghiệp với mục tiêu cao nhất là khẳng định vị thế của mình nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung trên thị trường quốc tế.
Để tồn tại và phát triển Công ty Diana luôn nắm bắt được cơ hội một cách kịp thời và điều chỉnh bản thân doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy luật phát triển của thị trường. Công ty ngày càng dần trưởng thành hơn, luôn tạo được niềm tin cho các đối tác, bạn hàng và người tiêu dùng trong và ngoài nước. Công ty đã góp một phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội.
Chính vì vậy khi đến thực tập tại Công ty cổ phần Diana tìm hiểu thực tiễn về tất cả các mặt hoạt động của công ty cổ phần Diana, em đã có những hiều biết nhất định về thực tế công tác quản lý của công ty và hiểu sâu hơn về các mặt hoạt động của các phòng ban của công ty giúp em nâng cao năng lực thực tế, thực hành các kiến thức đã học trong thực tiễn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ngô Việt Nga đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo tổng hợp này cũng như ban Giám đốc và các anh chị phụ trách các phòng ban công ty cổ phần Diana đã tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình thực tập công ty .
Tuy nhiên do kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế và thời gian tìm hiểu chưa nhiều nên trong quá trình viết bản báo cáo thực tập, bản thân em cũng đã cố gắng hết sức mình nhưng không thể tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Vì vậy em kính mong nhận được sự giúp đỡ của cô giáo Ngô Việt Nga cùng các thầy cô giáo trong khoa QTKD trường Đh Kinh Tế Quốc Dân để bản báo cáo của em được tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2010
Sinh viên thực tập
Trần Thị Vân
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Diana
1.1.Giới thiệu công ty
Công ty cổ phần Diana là công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm chăm sóc phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam- chuyên sản xuất các mặt hàng từ giấy và bột giấy như BVS, tã giấy cho trẻ em, khăn, giấy
Với phương châm "Đưa tiến bộ của thế giới đến với phụ nữ Việt Nam", ngay từ khi có mặt tại Việt Nam, Diana luôn đi đầu trong việc áp dụng những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực này vào sản xuất trong nước, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất với mức giá phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam. Công nghệ sản xuất Băng vệ sinh và Tã trẻ em của Diana là dây chuyền hiện đại bậc nhất hiện nay tại Italy và Việt Nam.
Từ năm 1999 cho đến nay sản phẩm Diana luôn được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Diana là công ty sản xuất BVS đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được cấp chứng chỉ quốc tế ISO 9001:2000 (do tổ chức SGS-Vương quốc Anh cấp) và là sản phẩm đầu tiên và duy nhất được Hội sản phụ khoa khuyên dùng. Cho đến nay, thị phần của Công ty trên thị trường Băng vệ sinh có mức tăng trung bình 30% năm. Hệ thống phân phối của công ty được đặt trên 61 tỉnh thành phố trong cả nước đội ngũ nhân viên năng động và nhiều kinh nghiệm. Sản phẩm băng vệ sinh Diana và tã giấy Bobby cũng đã có mặt trên thị trường Quốc tế như Thái Lan, Malaysia, Philipin, Campuchia...
Là một công ty luôn quan tâm đến sự phát triển và thịnh vượng chung của cộng đồng, Diana luôn có những đóng góp tích cực trong các hoạt động xã hội như các hoạt động từ thiện ủng hộ đồng bào lũ lụt, trẻ em tàn tật..., các hoạt động tài trợ khuyến khích các cá nhân, tập thể có thành tích tốt đặc biệt là vì sự phát triển của phụ nữ, hỗ trợ tạo điều kiện cho các cá nhân có hoàn cảnh khó khăn vươn lên. Diana sẽ mãi mãi là người bạn tin cậy với người tiêu dùng và là một nhân tố đóng góp tích cực cho sự thịnh vượng của nền kinh tế đất nước.
Tên, Trụ sở, ngành nghề kinh doanh của Công ty
Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần Diana
Tên tiếng Anh: DIANA JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: DIANA,JSC
Tổng giám đốc công ty: ông Đỗ Anh Tú
Chủ tịch Hội đồng Quản trị: Đỗ Minh Phú
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất băng vệ sinh phụ nữ, tã lót trẻ em các sản phẩm làm từ giấy; và sản phẩm làm từ giấy khác. Sản xuất hoá mỹ phẩm
Mã số thuế:0100507058
Vốn điều lệ tính tới thời điểm này:180 tỷ
Trụ sở chính:
Địa chỉ: Khu công nghiệp Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3644 5758
Fax: (84-4) 3644 5777
E-mail: diana@hn.vnn.vn
Website: www.diana.com.vn
Chi nhánh:
Địa chỉ: 186 Phan Xích Long, phường 2, quận Phú Nhuận, Tp.HCM
Điện thoại: (84-8) 5178048
Fax: (84-8) 5178046
E-mail: diana-2@hcm.vnn.vn
Website: www.diana.com.vn
Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Diana.
Công ty Diana được thành lập vào năm 1997 tại Việt Nam. Những sản phẩm đầu tiên đã được đưa ra thị trường vào tháng 11 cùng năm. Với việc không ngừng áp dụng các công nghệ tiên tiến đi đầu của thế giới vào các sản phẩm của mình, Diana đã phục vụ tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam trong các năm qua.
Các công nghệ sản xuất sản phẩm Băng vệ sinh Diana
• Công nghệ ép chân không
Công nghệ này, ngay từ năm 1997 đã được áp dụng ngay vào sản xuất những gói BVS Diana đầu tiên tại Việt Nam. Với công nghệ này sản phẩm BVS được cách mạng một cách triệt để về độ dày. Sản phẩm Diana thật mỏng nhưng hút thấm ngang thậm chí hơn loại dày của các hãng BVS khác sản xuất theo công nghệ cũ. Lần đầu tiên người tiêu dùng Việt Nam được làm quen với BVS có ba rãnh dẫn thấm và với tính năng ưu việt của mình, sản phẩm đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng.
• Tháng 6 năm 1998, công ty Diana đã đưa ra thị trường sản phẩm Diana Night dùng cho ban đêm, chăm sóc tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, và là loại sản phẩm dùng cho đêm đầu tiên và duy nhất trên thị trường Việt Nam vào thời điểm đó. Cho đến này, những tính năng của sản phẩm này vẫn chưa có đối thủ nào trên thị trường vượt được và thực sự đem lại những giấc ngủ ngon cho phụ nữ trong những ngày đó.
Giữa năm 2000; phụ nữ Việt Nam thật sự ngạc nhiên bởi công nghệ “Lớp thấm thông minh” được ứng dụng vào BVS Diana. Sự cải tiến này đã nhen nhóm cho xu hướng sử dụng BVS siêu thấm sau này. Và thêm một lần nữa Diana vẫn là sản phẩm được mọi tầng lớp phụ nữ Việt Nam tin dùng bởi sự hữu dụng hợp với nhu cầu ngày càng đòi hỏi cao của người tiêu dùng nữ. Không dừng lại ở đó Diana đã đưa ra sản phẩm mang nhãn hiệu Libera, đó là sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng như độ thấm hút, sự mềm mại tạo cảm giác thoáng mát, thoải mái và yên tâm, đặc biệt là giá cả phù hợp để ngay cả các chị em có mức thu nhập khiêm tốn cũng được hưởng những thành quả của khoa học và công nghệ tiên tiến
• Từ giữa tháng 7 năm 2001, công ty tiếp tục tung ra một loại sản phẩm thế hệ mới mang tên Diana Siêu Thấm. Bề mặt được hình thành từ lưới siêu thấm được lụa hoá, với những lỗ hút một chiều, đẩy nhanh chất lỏng đi xuống, đem lại cảm giác thật sự khô thoáng cho người tiêu dùng. Loại lưới này cho tới nay chỉ có ở sản phẩm nhập ngoại hàng đầu cho nên giá cả rất đắt. Trong khi đó do được sản xuất tại Việt Nam nên không phải chịu thuế nhập khẩu, Diana Siêu Thấm có mức giá có thể chấp nhận được, đã thực sự tạo điều kiện cho đông đảo phụ nữ Việt Nam tận hưởng những tiến bộ hàng đầu của thế giới trong lĩnh vực này đem lại.
• Năm 2002, 2003 đánh dấu một tiến bộ vượt bậc của công ty trong việc áp dụng kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất bằng việc cho ra đời sản phẩm BVS siêu mỏng Diana M và Diana M Daily, Diana Soft và Diana Soft rất mỏng
BVS Diana Mama đầu tiên đã được đưa ra thị trường vào tháng 10 năm 2003. Đây là sản phẩm BVS duy nhất trên thị trường Việt Nam dành cho các bà mẹ sau khi sinh. Sản phẩm này cho đến nay được các bà mẹ trẻ đánh giá là sản phẩm mang lại sự yên tâm và thoải mái khi dùng. Công nghệ sản xuất sản phẩm Sản phẩm tã giấy Bobby đã được Công ty đưa ra thị trường từ giữa năm 2003. Đây là loại sản phẩm được ứng dụng công nghệ màng đáy thoát ẩm thế hệ mới dạng vải tiên tiến nhất của Italia, làm tăng độ thoáng khí, thoát hơi ẩm, giảm nhiệt độ trong tã giấy từ 0.7 đến 1.5 độ C. Ngoài ra sản phẩm còn cho bé cảm giác mềm mại, không thô ráp, có độ thuần khiết cao và đặc biệt rất dễ chịu cho da bé khi tiếp xúc. Từ khi ra đời đến nay, tã giấy Bobby được các bà mẹ tín nhiệm lựa chọn khi mua sản phẩm chăm sóc sức khoẻ cho con em
2. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản trị của Công ty Diana
Công ty có tổ chức bộ máy quản lý quản trị và các phòng ban tương ứng phù hợp với chức năng nhiệm vụ cũng như đặc điểm kinh doanh của Công ty. Bộ máy tổ chức quản lý được sắp xếp theo hình thức cấp bậc từ cao xuống thấp nhằm làm cho hoạt động quản lý chi nhánh hoạt động quản lý được chặt chẽ xác thực. Các bộ phận trong doanh nghiệp có chức năng tham mưu giúp việc cho ban giám đốc thực hiện tốt các chiến lược, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Phòng kinh doanh
Phòng mua hàng
Phòng hành chính nhân sự
Phòng kế toán
Phòng sản xuất
Phòng marketing
Phòng chất lượng
BAN GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
- Ban Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Là người có quyền hành cao nhất Công ty phụ trách quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty như:
+ Công tác cán bộ, lao động tiền lương
+ Công tác kế toán tài chính, sản xuất
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và Phương án đầu tư của Doanh nghiệp
+Ban hành các quy chế nội bộ
-Phòng chất lượng
Có nhiệm vụ quản lý, kiểm tra chất lượng kiểu dáng sản phẩm. Nghiên cứu từng bước hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm. Và do tính chất đặc thù của công nghệ sản xuất sản phẩm là công nghệ tiên tiến hàng bậc nhất nên Phòng kỹ thuật lại càng có vai trò quan trọng hơn trong việc đưa ra sản phẩm đúng tiêu chuẩn, quy cách, kiểu dáng phù hợp, làm hài lòng người tiêu dùng
Phòng kinh doanh
Có các chức năng nhiệm vụ:
+ Xây dựng phương án phát triển thị trường và lập kế hoạch kinh doanh thông qua việc giới thiệu sản phẩm, tư vấn khách hàng và trình duyệt Giám đốc phê duyệt
+ Thực hiện hợp đồng và đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa
+ Giải quyết các khiếu nại và thắc mắc của khách hàng
+ Lập kế hoạch kinh doanh
Phòng kế toán
Có nhiệm vụ tổ chức tốt công tác tài chính góp phần bảo tồn và phát triển kinh doanh. Giám sát đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh thống kê tài chính kế toán và tài chính cho nhà nước.
+ Tham mưu cho giám đốc điều hành về kế hoạch thu chi, cập nhật chứng từ, theo dõi sổ sách và kiểm tra các chế độ tài chính kế toán.
+ Cung cấp số liệu cho việc điều hành và phát triển kinh doanh phân tích hoạt động kinh tế phục vụ cho việc lập kế hoạch và công tác thống kê.
Phòng marketing
Có chức năng nhiệm vụ:
Nghiên cứu thị trường, phân tích tiềm năng nhu cầu tiêu dùng, dự đoán triển vọng thu trường
Thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của tngười tiêu dùng
Tăng cường hiệu quả kinh doanh
Tham gia vào việc thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu dài hạn hoặc ngắn hạn theo yêu cầu của khách hàng, tạo ra kết quả và đảm bảo sự phát triển của nhãn hiệu một cách có trách nhiệm, đảm bảo về sự hiện diện, sự sẵn có và doanh số bán hàng.
Tiếp xúc với khách hàng mục tiêu bằng những cách hiệu quả nhất để tiếp cận được với họ
cung cấp những hỗ trợ tối ưu và toàn diện trong tất cả các họat động của Marketing như là chống lại các hoạt động của đối thủ cạnh tranh hay là gia tăng thị phần của mình.
Phòng mua hàng
Có chức nhăng nhiệm vụ
Tìm kiếm các nhà cung cấp vật tư như giấy, băng keo, bao bì,.....với giá cả hợp lý và chất lượng tốt nhất nhằm tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông
Lên các kế hoạch mua hàng phù hợp với sản xuất
Kiểm kê hàng hoá định kỳ, lạpcacs hồ sơ, chứng từ nhập kho
Tuân thủ tuyệt đối các qquy định của công ty về công tác phòng chống cháy nổ và an toàn lao động
Cán bộ nghiệp vụ phòng mua hàng có trách nhiệmnthông báo tới bộ phận kho về kế hoạch nhập hàng của công ty, cung cấp các thông tin: loại mặt hàng, số lượng, thời gian nhập.... để bộ pận kho chủ động bố trí mặt bằng và các điều kiện môi trường bảo quản hàng hoá tại kho
Xuất vật tư và vật liệu phụphục vụ sản xuất
Xuất kho giao cho khách hàng
- Phòng hành chính nhân sự
Bố trí nhân sự, tham gia lập kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch lao động... đáp ứng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Lập quy hoạch cán bộ trước mắt và lâu dài. Lập kế hoạch và thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển cán bộ và lao động.
- Bảo đảm chế độ cho người lao động theo chế độ chính sách hiện hành.
Phối hợp với các đơn vị, phòng ban liên quan để soạn thảo các quy chế hoạt động của Công ty và của các đơn vị.
- Quản lý văn phòng, trang thiết bị văn phòng, xe con, điện nước phục vụ cho mọi hoạt động của văn phòng Công ty và Công ty.
- Chăm lo sức khoẻ đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV
- Bảo vệ nội bộ, bảo vệ cơ quan và chỉ đạo công tác bảo vệ đối với các đơn vị.
- Phục vụ lễ tân cho hội nghị, tiếp khách và các hoạt động khác của Công ty.
- Quan hệ chặt chẽ với địa phương trong việc tham gia thực hiện các phong trào và thực hiện trách nhiệm của Công ty đối với địa bàn khu vực.
- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, ...
- Phòng sản xuất
Lên kế hoạch sản xuất, điều độ sản xuất
Kiểm tra máy móc, định kỳ sửa chữa
Tổ chức hướng dẫn xây dựng, tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, hằng năm, hằng quý của công ty, xây dựng kế hoạch tác nghiệp hàng tháng của toàn công ty.
Tổ chức xây dựng giá thành sản phẩm và các phương án khoán giá thành sản phẩm. Tham mưu cho tổng giám đốc công ty về giá bán sản phẩm, mua vật tư nguyên liệu của công ty và thông tin thị trường về giá cả, về vật tư nguyên liệu của công ty.
Tổ chức công tác quản lý thiết bị cơ điện, chất lượng sản phẩm, sang kiến tiết kiệm, quản lý công tác kỹ thuật và bảo hộ lao động.
Tham mưu giúp tổng giám đốc công ty tổ chức công tác kỹ thuật, công nghệ sản xuất
Tổ chức công tác quản lý công tác tiến bộ kỹ thuật, chế thử sản phẩm, đầu tư chiều sâu và mở rộng năng lực sản xuất công ty.
3. Các đặc điểm về kinh tế_ kỹ thuật của công ty cổ phần Diana
3.1. Đặc điểm cơ sở vật chất, máy móc thiết bị
Hiện Diana đang tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất giấy tại xã Tân Chi-Huyện Tiên Du- Bắc Ninh, do các nhà cung cấp công nghệ và thiết bị hàng đầu tại Ý (Over Mechanica) và Áo (Andritz) cung cấp, có công suất sản xuất 20.000 tấn/năm.
Hiện tại công ty có 2 nhà máy sản xuất ở Lĩnh Nam_Hà Nội và Tiên Du_Bắc Ninh
Một chi nhánh ở 186 Phan Xích Long, phường 2, quận Phú Nhuận, Tp.HCM
Công nghệ sản xuất được công ty sử dụng:vvvv
+Công nghệ ép chân không
+Công nghệ màng đáy thoát ẩm
3.2 Đặc điểm về lao động
Bảng 1: Bảng cơ cấu lao động của doanh nghiệp:
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số lao động(người)
Cơ cấu(%)
Số lao động(người)
Cơ cấu(%)
Số lao động(người)
Cơ cấu(%)
Số lao động(người)
Cơ cấu(%)
Đại học
199
7,1
250
8,1
255
8,1
315
9,3
Cao đẳng, trung cấp
994
35,5
1100
35,5
1115
35,4
1150
33,8
Chưa đào tạo
1607
57,4
1750
56,4
1780
56,5
1935
56,9
Tổng lao động
2800
100
3100
100
3150
100
3400
100
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự
Nhận xét:
Qua từng năm ta thấy Cơ cấu lao động đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Số lượng lao động ngày càng gia tăng, hoạt động của công ty được mở rộng nên nhu cầu tuyển dụng ngày càng nhiều hơn. Cụ thể là năm 2006 tổng lao động mới chỉ là 2800 nhưng đến năm 2009 tổng lao động đã tăng lên 21,42% với 600 người. Về chất lượng lao động cũng được nâng cao hơn. Số lao động có trình độ cao ngày càng chiếm tỉ lệ lớn hơn trong tổng số lao động của doanh nghiệp như tăng từ 7,1% năm 2006 lên tới 9,3% năm 2009
3.3. Đặc điểm về vốn
Bảng 2: Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty từ năm 2007 – 2009
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Nợ phải trả
40470
42287
47732
Nợ ngắn hạn
30125
31152
35730
Nợ dài hạn
10345
11135
12002
Vốn chủ sở hữu
72101
81944
87986
Vốn chủ sở hữu
70316
80120
86100
Nguồn kinh phí khác
1785
1824
1876
Tổng nguồn vốn
102571
124231
135708
Nguồn: phòng kế toán
Qua bảng ta thấy tổng nguồn vốn tăng đều chứng tỏ công ty có nguồn tài chính ổn định, nguồn vốn này tẵng là do vốn chủ sở hữu tăng được trích từ lợi nhuận được giữ lại trong quá trình hoạt đọng sản xuất kinhdoanh của các năm. Do mở rộng quy mô sản xuất nên nợ phải trả của doanh nghiệp cũng tăng lên. Việc tăng vốn chủ sở hữu là một dâu hiệu có tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp trong những năm qua.
3.4. Đặc điểm về sản phẩm và dịch vụ:
Công ty chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng phục vụ cho phụ nữ và trẻ em BVS Diana, tã lót nhãn Bobby, khăn giấy ướt Diana care
Bảng 3: Bảng tiêu thụ các loại sản phẩm từ năm 2007 – 2009
Đơn vị: thùng
Sản phẩm
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Tã giấy
1250.000
100
1376.000
100
1440.000
100
Newborn
350.000
28,00
400.000
26,07
420.000
29.17
Bobby
480.000
38,40
500.000
36.34
540.000
37,50
Caref
130.000
10,40
176.000
12.79
180.000
12,50
Mama
295.000
23,20
300.000
24,80
300.000
20,83
BVS
1150.000
100
1336.000
100
1440.000
100
Nhãn diana
800.000
69,57
936.000
70,06
960.000
66,67
Nhãn libera
350.000
30,43
400.000
29,94
480.000
33,33
Khăn ướt
276.000
100
300.000
100
360.000
100
Từ thống kê của bảng tiêu thụ sản phẩm qua các năm ta thấy số lượng tiêu thụ đưa ra thị trường tương đối ổn định và có chiều hướng tăng lên như năm 2007 số thùng tã giấy đem ra thị trường là 1250.000 thùng thì năm 2008 là1376.000 thùng tăng 126.000 thùng và năm 2009 là 1440.000 thùng tăng 190.000 thùng so với năm 2007, và ta cũng có thể thê thấy sản phẩm tã giấy và băng vệ sinh luôn là thế mạnh của công ty và chiếm tỷ lệ sản xuất cao hơn. Ngoài ra công ty đang đẩy mạnh sản xuất khăn ướt một sản phẩm đang được ưa chuộng trên thị trường khăn giấy cao cấp. Số lượng khăn ướt đưa ra thị trường ngày một tăng nhanh từ 276.000 thùng năm 2007 lên 360.000 thùng năm 2009, một số lượng tăng đáng kể
3.5. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Diana là các doanh nghiệp chuyên sản xuất khăn tã giấy và khăn ướt trên thị trường như:
+Công ty TNHH JAVI :có trụ sở và nhà máy sản xuất tại TP HCM chuyên sản xuất kinh doanh hàng tả giấy trẻ em, người lớn và băng vệ sinh với nhãn hiệu Peppy.
+Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết
Hiện trên thị trường có khoảng 50 nhãn hiệu tã giấy trẻ em. Và Diana, Huggies của Kimberly Clark và Pampers của P&G đã chiếm tới 75% thị phần, mặc dù Diana trên thị trường Việt Nam, vượt qua hàng loạt thương hiệu tã giấy lâu đời khác để giành vị trí tã giấy bán chạy nhất tại Việt Nam nhưng đối thủ canh tranh trực tiếp của Diana cũng rất mạnh và họ cũng có những chiến lược riêng để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.
Thị trường tã giấy đang diễn ra sôi động
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Diana:
Trong khi Diana và các công ty cạnh tranh trực tiếp đang “âm thầm” tranh giành thị phần thì các hãng tã giấy trên thế giới cũng nhăm nhe tiến vào Việt Nam khi nhận thấy thị trường còn nhiều khoảng trống nơi đây. Đây chính là thách thức đối với Diana trong thời gian tới
Hiện đang có nhiều nhãn hàng tã giấy nổi tiếng thế giới như Luvs, Drypers (Mỹ), Mamy Poko (Nhật Bản) hay Baby Love của Canada đang nhắm tới thị trường Việt Nam sau khi đã khuynh đảo các quốc gia châu Á khác như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia… những thị trường có mức tiêu thụ cao gấp 4 lần Việt Nam nhưng đang trong giai đoạn bão hoà. Như vậy đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Diana sắp xuất hiện một cách mạnh mẽ khi xâm nhập vào Việt Nam Dự báo là thị trường này sẽ có sự cạnh tranh đầy khốc liệt, ngay từ bây giờ nhiều hãng đã tính chuyện xuất khẩu để tìm kiếm thị trường rộng lớn hơn, hơn nữa các doanh nghiệp chế biến và sản xuất giấy cũng đang chuẩn bị xâm nhập vào thị trường tiềm năng này
Tất cả những điều này cho thấy, công nghiệp tã giấy đang trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt, Diana phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn với những cơ hội thách thức để vững mạnh và phát triển
3.6. Các kết quả đạt được:
Để hiểu rõ về sự phát triển và vị trí của Công ty trên thị trường ta hãy nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm gần đây:
Bảng 4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: 1000VNĐ
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
Doanh thu thuần
51548790
163427640
201675890
2
Giá vốn hàng bán
39673270
132143120
163870050
3
LN về bán hàng, dịch vụ
11875520
31284520
37805840
4
DT về hoạt động tài chính
253080
475080
296150
5
Chi phí tài chính
230430
623080
705610
6
Chi phí bán hàng
3505620
5051240
6156870
7
Chi phí quản lý doanh nghiệp
3108910
36434520
4541620
8
Tổng lợi nhuận trước thuế
5283640
22650760
269978900
9
Thuế thu nhập DN
1479420
6342220
75594100
10
Tổng lợi nhuận sau thuế
3804220
16308550
194384800
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tổng doanh thu của Công ty tăng trưởng ngày càng cao hơn và vượt trội hơn. Năm 2008 tăng 111878850000 đồng so với năm 2007 và năm 2009 tăng 150127100000 đồng so với năm 2007. Giá vốn hàng bán cũng tăng đáng kể do ảnh hưởng của thị trường giá cả của các loại sản phẩm ngày càng tăng nhanh kéo theo công ty cũng phải ra tăng nhiều hình thức quảng cáo bán hàng và chi phí phục vụ cho quá trình thu hàng hóa để hấp dẫn thu hút các đại lý khách hàng làm cho chi phí bán hàng và quản lý cũng tăng cao. Vì thế các chỉ tiêu này ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của công ty làm giảm lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Điều đó chứng tỏ kết quả kinh doanh của công ty phụ thuộc nhiều vào quy mô kinh doanh cũng như các khoản chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vậy đây thực sự là vấn đề đòi hỏi doanh nghiệp cần hết sức quan tâm.
Nhưng dưới sự lãnh đạo năng động và một cơ chế làm việc khoa học của Giám đốc công ty, mỗi thành viên trong công ty đều phát huy được tính chủ động sáng tạo có vai trò làm chủ trong kinh doanh. Nên ngay từ những ngày đầu thành lập Công ty đã xác định được vị thế của mình, hoạt động độc lập, tự chủ để thực hiện chiến lược kinh doanh có lãi. Với các biện pháp đưa ra luôn được xây dựng và phù hợp với đặc điểm quản lý hạch toán kinh doanh nhằm khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng và thế mạnh của Công ty
4. Đánh giá các hoạt động quản trị
4.1. Quản trị chiến lược
Để có những chiến lược đúng đắn và phù hợp với doanh nghiệp Diana đã tiến hành hoạt động quản trị chiến lược của mình qua ba giai đoạn:
- Hoạch định chiến lược
- Thực thi chiến lược
- Đánh giá, điều chỉnh chiến lược
4.1.1. Giai đoạn hoạch định chiến lược
Với giai đoạn hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình, Diana đã đi từ việc phân tích các yếu tố từ môi trường bên ngoài cũng như môi trường bên trong nội bộ doanh nghiệp để hiểu được tình trạng hiện tại cũng như xu hướng tương lai trong ngành kinh doanh hiện tại của Công ty đồng thời cung cấp các thông tin về các phân đoạn thị trường khác nhau của ngành, trong đó tập trung vào ảnh hưởng tiềm năng của những phân đoạn này đối với công việc kinh doanh doanh nghiệp. Nhằm đưa ra các sản phẩm mới phù hợp hơn với người tiêu dùng hay các phát triển mới sẽ đem lại lợi hay có thể gây tổn hại cho doanh nghiệp Công ty
Môi trường bên ngoài:
+ Nhu cầu của nền kinh tế: Tác động này thể hiện như sau
a.- Đòi hỏi của thị trường :
Thay đổi theo từng loại thị trường, các đối tượng sử dụng, sự biến đổi của thị trường. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải nhạy cảm với thị trường để tạo nguồn sinh lực cho quá trình hình thành và phát triển các loại sản phẩm. Điều cần chú ý là phải theo dõi, nắm chắc, đánh giá đúng đòi hỏi của thị trường, nghiên cứu, lượng hóa nhu cầu của thị trường để có các chiến lược và sách lược đúng đắn.
b.- Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất :
Đó là khả năng kinh tế (tài nguyên, tích lũy, đầu tư..) và trình độ kỹ thuật (chủ yếu là trang thiết bị công nghệ và các kỹ năng cần thiết) có cho phép hình thành và phát triển một sản phẩm nào đó có mức chất lượng tối ưu hay không.
c.- Chính sách kinh tế:
Hướng đầu tư, hướng phát triển các loại sản phẩm và mức thỏa mãn các loại nhu cầu của chính sách kinh tế có tầm quan trọng
+ Sự phát triển của khoa học-kỹ thuật :
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trình độ chất lượng của bất kỳ sản phẩm nào cũng gắn liền và bị chi phối bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là sự ứng dụng các thành tựu của nó vào sản xuất. Kết quả chính của việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là tạo ra sự nhảy vọt về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Các hướng chủ yếu của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay là :
Sáng tạo vật liệu mới hay vật liệu thay thế.
Cải tiến hay đổi mới công nghệ.
Cải tiến sản phẩm cũ và chế thử sản phẩm mới.
+ Hiệu lực của cơ chế quản lý kinh tế :
Kế hoạch hóa phát triển kinh tế
Giá cả
Chính sách đầu tư
Tổ chức quản lý về chất lượng
Môi trường nội bộ doanh nghiệp tiến hành phân tích: Đưa ra các chính sách marketing, chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách phân phối và chính sách xúc tiến hỗn hợp phù hợp với tình hình nội tại của doanh nghiệp. Trong nội bộ doanh nghiệp, các yếu tố đó có thể được biểu thị bằng qui tắc 4M, đó là :
· Men : con người, lực lượng lao động trong doanh nghiêp.
· Methods : phương pháp quản trị, công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
· Machines : khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị của doanh nghiệp
. Materials : vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư, nguyên nhiên vật liệu của doanh nghiệp.
Trong 4 yếu tố trên, con người được xem là yếu tố quan trọng nhất.
Nhận xét:
Công tác phân tích môi trường doanh nghiệp Diana đã thực hiện rất chặt chẽ và liên tục trong từng tháng, từng quý. Đem lại các kết quả sát thực cho doanh nghiệp, xác định rất chính xác các mặt yếu, mặt mạnh, thời cơ cũng như thách thức. Từ đó giảm thiểu được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, giảm được các chi phí không cần thiết, Và đưa ra được các chiến lược phù hợp đúng đắn, kịp thời.
4.1.2 Giai đoạn thực thi chiến lược
Thông qua việc rà soát lại tổ chức, doanh nghiệp đề xuất các chính sách, phân bổ các nguồn lực và tài chính phù hợp để thực thi các chiến lược đã được hoạch đinh, và lựa chọn
Các giải pháp về quản lý và cơ chế:
+Xây dựng cơ chế chính sách theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với các cơ quan, nhà cung cấp
+ Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý và ban hành một số quy định trong nội bộ doanh nghiệp, đảm bảo sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, phòng ban trong quản lý. Xây dựng và hoàn thiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO trong quản lý.
Các giải pháp về nguồn nhân lực
+Công tác định biên, tuyển dụng, bố trí - sử dụng, đãi ngộ được thực hiện theo nguyên tắc, nội dung và phương pháp của quản trị nhân lực hiện đại. Chú trọng đánh giá định kỳ các loại nhân lực theo chất lượng và hiệu quả bằng các bộ tiêu chí theo từng vị trí công việc cụ thể làm căn cứ cho việc đề ra chính sách chế độ đãi ngộ
+Chính sách lương, thưởng, đãi ngộ...nhằm thu hút nhân tài để phát triển đội ngũ cán công nhân viên có năng lực, trách nhiệm vì mục tiêu phát triển chung của toàn công ty. Thực hiện giải pháp đột phá, tuyển chọn các ứng viên ưu tú, trình độ cao tham gia công tác quản lý, sản xuất
Các giải pháp về cơ sở vật chất
+Đầu tư có trọng điểm để từng bước hiện đại hoá công nghệ sản xuất
+Đầu tư xây dựng các nhà máy có quy mô lớn, phù hợp mục tiêu sản xuất
+ Ứng dụng tin học, tự động hoá trong quản lý công ty để đánh giá công việc (Net Office)
+ Liên kết với các trường nhằm thu hút nhân tài
+tìm kiếm các công nghệ sản xuất hiện đại mới
Các giải pháp về hợp tác phát triển
+ Đưa ra các chính sách nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả của các chương trình hợp tác với bạn hàng, nhà cung cấp.
+Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, nhà trường nhằm thúc đẩy và hỗ trợ sinh viên nữ, phụ nữ. Qua đó tạo mối quan hệ bền chặt giữa doanh nghiệp và các đơn vị
Các giải pháp về tài chính:
+ Các mục tiêu chiến lược sẽ được cụ thể theo từng giai đoạn 5 năm (kế hoạch chiến lược), và từng năm (kế hoạch nhiệm vụ) để thực hiện.
+ Phân tích, hạch toán chi tiết để có căn cứ lựa chọn ưu tiên đầu tư, tiết kiệm chi và tăng thu.
+ Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích tài chính để tạo động lực cán bộ công nhân viên
+ Huy động các nguồn vốn phát triển
+ Tăng cường tìm hiểu các thông tin về chủ trương, chính sách đầu tư/tài trợ, nguồn lực tài chính,… từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để chủ động xây dựng các đề án, dự án có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của người đầu tư, tài trợ.
+Xây dựng Quỹ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Các giải pháp đảm bảo chất lượng
+ Tiếp tục cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm
+ Thực hiện thường xuyên công tác kiểm định chất lượng nguyên vật liệu đầu ra và đầu vào
+ Đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9000
Các giải pháp PR, marketing
Chuyên nghiệp hóa các hoạt động PR, marketing để giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, các sản phẩm của công ty
Xây dựng mạng lưới đại lý, kênh phân phối rộng khắp
Các chương trình khuyên mại, khuyến mãi, cung cấp cho khách hàng
Tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng
Phát triển văn hóa cộng đồng và xây dựng chiến lược thương hiệu
.+ Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, nâng cao thu nhập cho cán bộ, cộng tác viên; đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi thành viên tự hào, muốn cống hiến và gắn kết lâu dài với công ty.
+ Triển khai tích cực, có hệ thống công tác xây dựng và phát triển thương hiệu. Xây dựng hình ảnh Công ty cổ phần DIANA chăm sóc và thấu hiểu phụ nữ và trẻ em nhằm tăng uy tín, sức hấp dẫn với xã hội.
4.1.3. Giai đoạn đánh giá, điều chỉnh chiến lược
Doanh nghiệp đã thực hiện rất tốt từ khâu hoạch định chiến lược đến khâu đánh giá, điều chỉnh chiến lược này. Giai đoạn đánh giá vẫn được doanh nghiệp thực hiện rất chi tiết từ việc xem xét, đánh giá các yếu tố bên ngoài, bên trong doanh nghiệp, công ty đã nhận thấy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm trong nước ngày càng nâng cao cùng vơi sự phát triển từ đời sống của người dân. Nhưng kết quả này còn chưa được như mong đợi, sản phẩm tiêu dùng còn mới chỉ tập trung chủ yếu ở Hà Nội, các thành thị do giá thành sản phẩm nay còn cao so với người dân nông thôn, và trước sự cạnh tranh về giá của các sản phẩm khác hơn nũa chưa được phát triển mạnh mẽ đến tay các khách hàng nhỏ lẻ trong cả nước. Tuy nhiên sản phẩm này còn rất tiêm năng nên công ty sẽ mở thêm cơ sỏ sản xuất tại Bắc Ninh
4.2. Quản trị công nghệ
4.2.1. Lựa chọn công nghệ và đổi mới công nghệ
Công nghệ được doanh nghiệp lựa chọn phải thỏa mãn các yêu cầu cơ bản như đảm bảo tính chất tiên tiến, đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm lao động chân tay, nặng nhọc và cải thiện điều kiện lao động.
Căn cứ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp và để phù hợp về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế doanh nghiệp đã lựa chọn công nghệ. Nhờ đó tòan bộ máy móc, thiết bị của Diana đều xếp loại hiện đại, luôn đi đầu trong cả nước về ứng dụng công nghệ mới.
Cách lựa chọn công nghệ phù hợp là một trong những yếu tố làm nên vị thế doanh nghiệp. Sự khẳng định thương hiệu của Diana chính là sự khẳng định của chất lượng cao, kết quả chỉ có được nhờ dựa trên nền tảng năng lực chế biến tốt.
Với phương án cái tiến cho phép hoàn thiện dần công nghệ đã có, cho phép cải tiến, nâng cao trình độ và hiện đại hóa từng phần công nghệ. Không làm xáo trộn nhiều hoạt động sản xuất, giảm được lượng vốn đầu tư cho công nghệ so với sự thay đổi hoàn toàn.
Có thể thấy những kết quả rõ nét trong việc liên tục đổi mới công nghệ của Diana là luôn tạo ra sản phẩm mới, chất lượng cao luôn làm hài lòng những người tiêu dùng khó tính nhất
4.3. Quản trị nhân lực
Nguồn nhân lực luôn là yếu tố rất quan trọng và quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Cùng với khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực luôn được Diana coi trọng từ tuyển dụng đến đào tạo và phát triển.
Tuyển chọn nguồn nhân lực: Một số cách tuyển dụng được doanh nghiệp áp dụng như đăng quảng cáo tuyển dụng trên báo chí, Internet, hợp tác với các trung tâm giới thiệu việc làm, các dịch vụ săn đầu người. Sau khi hồ sơ được thu nhận, phòng hành chính sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp các ứng cử viên, và lựa chọn người phù hợp với công ty mình trên các tiêu chí đã đề ra.
Sử dụng nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực được sử dụng là toàn bộ đội ngũ cán bộ có trình độ tay nghề cao từ trong và nước ngoài. Nguồn nhân lực chủ yếu được sử dụng để trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp cũng dần thay đổi qua các năm.
4.4. Quản trị tiêu thụ sản phẩm
Để phát triển trong một môi trường cạnh tranh như hiện nay. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là cả một quá trình diễn ra với nhiều công việc khác nhau từ việc tìm hiểu nhu cầu nhu cầu thị trường , tìm nguồn hàng, chuẩn bị hàng, tổ chức bán hàng, xúc tiến bán hàng... cho đến các phục vụ sau bán hàng đều được Diana coi trọng.
4.4.1. Nghiên cứu thị trường
Thị trường là nơi mà người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và lượng hàng mua bán. Như vậy thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và dịch vụ. Để thành công trên thương trường doanh nghiệp đã thực hiện công tác nghiên cứu, thăm dò và thâm nhập thị trường qua 3 bước:
- Thu thập thông tin
- Xử lý thông tin
- Ra quyết định
à Do công tác nghiên cứu thị trường luôn được diễn ra thường xuyên, nguồn thông tin luôn được cập nhật và sử lý kịp thời. Khi có sự thay đổi của doanh nghiệp đã nhanh chóng nắm bắt và đưa ra những quyết định đúng đắn, hợp lý . Đưa ra được các định hướng cụ thể để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh chóng
4.4.2. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
Để phù hợp với nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau, nhưng hai hình thức ta thấy khá phổ biến trong doanh nghiệp đó là : Bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng, Và thông qua các nhà buôn, đại lý.
5. Đánh giá chung.
5.1. Thuận lợi
Do Công ty chỉ chuyên sản xuất và kinh doanh các chủng loại sản phẩm băng vệ sinh, tã giấy, khăn ướt,… vốn là những sản phẩm có mức tiêu thụ gần như không phụ thuộc vào tình hình kinh tế trong nước, khu vực cũng như toàn cầu nên cho dù kinh tế có tăng trưởng hay giảm sút đều không ảnh hưởng nhiều đến sản lượng, doanh số và lợi nhuận của Công ty. Ngay cả trong hoàn cảnh chi phí tiêu dùng của toàn xã hội giảm đáng kể thì phần chi phí cho các loại sản phẩm thiết yếu, có giá trị thấp như bông, băng,… vẫn ổn định.
. Để hạn chế rủi ro tỷ giá, hàng năm Công ty còn trích một phần lợi nhuận vào khoản mục dự phòng tài chính. . Xây dựng, củng cố kênh phân phối hiện có, thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở miền Bắc, nâng cao thị phần, tăng khả năng cạnh tranh. Tiếp thị quảng bá thương hiệu sang các nước trong khu vực để mở rộng thị trường tiêu thụ
Đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty có bề dày kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất và có tay nghề chuyên môn lỹ thuật trong thực thi nhiệm vụ tổ chức sản xuất kinh doanh. Tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, khuyến khích mọi người hăng say lao động, tiết kiệm chi phí để tăng thu nhập. Nội bộ đoàn kết nhất trí tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng uỷ và ban lãnh đạo.
Các sản phẩm của công ty đã được thị trường chấp nhận. Công ty luôn quan tâm giữ vững khách hàng truyền thống và mở rộng thị trường.
. Công ty thương xuyên giải quyết tốt các mối quan hệ với khách hàng và các ngành các cấp ở địa phương. Thực hiện tốt các chính sách về kinh tế, xã hội đặc biệt thường xuyên chăm lo đến đời sống cán bộ công nhân viên chức đảm bảo đủ công ăn việc làm, thu nhập ngày càng cao
Lợi thế vẫn thuộc về Bobby khi nhà máy sản xuất tại Việt Nam của Diana đang có những công nghệ hiện đại, và vì thế chỉ với một động thái nhỏ nhằm hạ giá thành sản phẩm thì hai nhãn hàng còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng thị phần một cách tương đối lớn. Đặc biệt, Diana lại mới nhận được đầu tư của Tập đoàn Goldman Sachs.
5.2.Khó khăn
+ Rủi ro về tỷ giá Đối với Công ty, do hầu hết máy móc, thiết bị, nguyên liệu bông xơ, giấy,… phục vụ cho sản xuất đều được nhập khẩu từ nước ngoài nên nếu đồng Việt Nam mất giá sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, việc nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất là tình hình chung đối với tất cả các Công ty trong ngành này, vì nguyên liệu, vật liệu trong nước không đủ cho nhu cầu, hơn nữa giá lại cao hơn nhiều nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu
+Giá thành sản phẩm của một số đơn vị còn cao so với sản phẩm cùng loại của các đơn vị khác cùng sản xuất trên địa bàn. Điều đó làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công ty.
Công tác tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và mang tính mùa vụ. Điều kiện làm việc nặng nhọc phần lớn lao động chân tay trong tình trạng môi trường chưa được cải thiện.
+Ngoài ra Công ty còn chịu các rủi ro về nguyên vật liệu do Công ty phải nhập khẩu nguyên liệu chính để sản xuất, rủi ro do pháp luật, chính sách của Nhà nước như chính sách di dời vào khu công nghiệp…
6. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới
Minh bạch hơn, hiệu quả hơn. Nội dung của các cải cách nhằm tới sự hiệu quả và tính minh bạch trong quản lý đảm bảo lợi ích của các chủ sở hữu và công chúng. Tính minh bạch, rõ ràng và dự đoán được là yếu tố quan trọng để thu hút những nhà đầu tư nghiêm túc và tối đa hóa giá trị. Hệ thống quản lý được xây dựng dựa trên kết hợp hai yếu tố thiết chế quản lý khoa học, linh hoạt và công nghệ quản lý hiện đại
Kế hoạch SXKD dài hạn: Tiếp tục phát triển ngành nghề truyền thống Phát triển thêm những ngành sản xuất sản phẩm phục vụ ngành y tế, sản phẩm phục vụ nữ giới và trẻ em. Nâng cao vị thế cạnh tranh ngang tầm thế giới
Kế hoạch ngắn hạn: Tiếp tục tìm kiếm nhà cung ứng, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị phần tăng lợi nhuận, doanh thu, đảm bảo đời sống của công nhân viên, tạo niềm tin với khách hàng
Chiến lược dài hạn của doanh nghiệp: Diana tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực truyền thống của mình (những sản phẩm chăm sóc dùng một lần) và mở rộng sang ngành hàng tiêu dùng gần gũi để tận dụng tối đa kinh nghiệm sẵn có trong sản xuất và phân phối (giấy tisue, các sản phẩm tã lót người lớn...).
Công ty cũng chú ý tới hoạt động của kênh phân phối, mở rộng thị trương tiêu thụ
Theo ông Đỗ Anh Tú - Tổng giám đốc Công ty Diana: “Có được thành công trong ngành hàng này phải kết hợp nhuần nhuyễn và hiệu quả được tất cả các yếu tố: từ thị trường, giá cả, đến kênh phân phối. Mà kênh phân phối hiệu quả nhất của loại hàng này ở Việt Nam không phải là siêu thị hay những đại gia phân phối lớn mà chính là các cửa hàng nhỏ”. (Theo nghiên của của TNS, 88% sản lượng tã giấy bán tại Hà Nội từ các cửa hàng nhỏ. “Kênh phân phối” này cũng chiếm tới 65% sản lượng bán ra trên toàn quốc).
KẾT LUẬN
Kinh tế thị trường phát triển đặt các doanh nghiệp vào một môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Đặc biệt, Việt Nam gia nhập WTO là một thách thức lớn với các doanh nghiệp trong nước. Để đứng vững và phát triển được trong môi trường cạnh tranh như vậy, các doanh nghiệp phải tìm ra một hướng đi riêng cho mình. Trong đó phát triển nguồn nhân lực là một yếu tố cực kỳ quan trọng.
Trong cơ chế thị trường để có thể đứng vững, tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải ưu tiên về sản phẩm như luôn có sự sáng tạo, phù hợp với người tiêu dùng. Doanh nghiệp nào có chất lượng sản phẩm tốt hơn, có giá cả hợp lý phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn sẽ có khả năng dành thắng lợi trong cạnh tranh và ngược lại sẽ rất kho đứng vững trên thị trường.Đây là những điều mà Ban Giám đốc công ty cũng như cán bộ công nhân viên trong công ty trăn trở. Thực tế cho thấy đây chính là thách thức lớn nhất đối với ngành sản xuất tã giấy phục vụ trẻ em và phụ nữ nói chung và công ty cổ phần Diana nói riêng. Để thích ứng kịp thời với tình hình này Công ty cổ phần Diana đã và đang thực hiện chiến lược sản phẩm kinh doanh và năng động đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất của mình để dần chiếm lĩnh thị trường, phấn đấu trở thành một công ty tạo niềm tin với chất lượng sản phẩm tốt nhất của Việt Nam trong thời gian tới
Công ty cổ phần Diana đang nỗ lực vươn mình để bắt kịp với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do vậy các nhà quản trị, ban lãnh đạo công ty đã đưa ra những quyết định và phương pháp quản lý đúng đắn để đảm bảo cho việc kinh doanh có hiệu quả. Cùng với sự phát triển ngày càng cao của công nghệ, nguồn nhân lực trở thành một tài sản cố định của doanh nghiệp được Diana đặc biệt quan tâm.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s. Ngô Thị Việt Nga cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần Diana đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. www.diana.com.vn
2.Số liệu được cung cấp bởi phòng kế toán, phong kinh doanh và phòng nhân lực của công ty cổ phần Diana
3. Tạp chí kinh tế
4. Các tài liệu tham khảo khác.
5. Sổ tay chất lượng của công ty cổ phần Diana
6. Giáo trình Quản trị kinh doanh, chủ biên GS.TS Nguyễn Thành Độ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, Nxb Đại học KTQD.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập Tại Công ty Diana.DOC