Thực hiện theo quy định 6636/QĐ-TC1 về chế độ thu chi tài chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ngày 20/11/2009, các chi nhánh BIDV nói chung và trên địa bàn TPHCM nói riêng đều phải áp dụng để thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước và của Ngân hàng và thực hiện thống nhất các quy định thu chi tài chính trong toàn hệ thống. Theo đó, việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng được phân chia theo từng đối tượng khách hàng và theo dòng sản phẩm, và BIDV hướng dẫn hạch toán nhóm tài khoản thu nhập thuộc hệ thống tài khoản SIBS như sau:
Tài khoản THU NHẬP bao gồm:
1. Thu nhập từ lãi.
2. Thu nhập họat động đầu tư.
3. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và tiền tệ.
4. Thu phí dịch vụ
5. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác.
6. Thu hoàn nhập dự phòng nội bộ.
7. Thu nhập nội bộ trong hệ thống BIDV.
8. Thu nhập khác.
Tuy nhiên, tùy vào khả năng, điều kiện và tính chất thì các chi nhánh của BIDV cũng chỉ bao gồm một số loại thu nhập cơ bản chứ không bao hàm hết tất cả các loại thu nhập như trên. Cụ thể tại chi nhánh BIDV trên địa bàn TPHCM mà nhóm lựa chọn có các loại thu nhập như sau:
+ Thu nhập từ hoạt động kinh doanh, bao gồm ( từ 1 – 4):
- Thu nhập lãi (Thu lãi cho vay và thu lãi tiền gửi).
- Thu từ hoạt động tài chính.
- Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
- Thu nhập từ hoạt động dịch vụ.
24 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2788 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá cách ghi nhận các khoản thu nhập và chi phí thực tế phát sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: THU NHẬP
Thực hiện theo quy định 6636/QĐ-TC1 về chế độ thu chi tài chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ngày 20/11/2009, các chi nhánh BIDV nói chung và trên địa bàn TPHCM nói riêng đều phải áp dụng để thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước và của Ngân hàng và thực hiện thống nhất các quy định thu chi tài chính trong toàn hệ thống. Theo đó, việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng được phân chia theo từng đối tượng khách hàng và theo dòng sản phẩm, và BIDV hướng dẫn hạch toán nhóm tài khoản thu nhập thuộc hệ thống tài khoản SIBS như sau:
Tài khoản THU NHẬP bao gồm:
1. Thu nhập từ lãi.
2. Thu nhập họat động đầu tư.
3. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và tiền tệ.
4. Thu phí dịch vụ
5. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác.
6. Thu hoàn nhập dự phòng nội bộ.
7. Thu nhập nội bộ trong hệ thống BIDV.
8. Thu nhập khác.
Tuy nhiên, tùy vào khả năng, điều kiện và tính chất thì các chi nhánh của BIDV cũng chỉ bao gồm một số loại thu nhập cơ bản chứ không bao hàm hết tất cả các loại thu nhập như trên. Cụ thể tại chi nhánh BIDV trên địa bàn TPHCM mà nhóm lựa chọn có các loại thu nhập như sau:
+ Thu nhập từ hoạt động kinh doanh, bao gồm ( từ 1 – 4):
Thu nhập lãi (Thu lãi cho vay và thu lãi tiền gửi).
Thu từ hoạt động tài chính.
Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ.
+ Thu nhập khác: là những khoản thu mà mà ngân hàng không thể dự tính được hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc những khoản thu không mang tính chất thường xuyên, bao gồm (từ 5 – 7):
Thu nhập FTP.
Thu phí nội bộ khác trong hệ thống.
Thu các khoản nợ gốc và lãi đã được xử lý.
1. Nguyên tắc quản lý doanh thu
Doanh thu của Ngân hàng được xác định theo nguyên tắc phải thu.
Các khoản thu của Ngân hàng được ghi nhận trong kỳ phải trên cơ sở hoá đơn hoặc chứng từ hợp pháp, hợp lệ và phải được phản ánh đầy đủ, chính xác vào doanh thu.
2. Nguyên tắc hạch toán:
Theo BIDV, các phòng chỉ được hạch toán vào các nhóm tài khoản quy định trong hệ thống tài khoản kế toán khi đã có cơ chế nghiệp vụ phù hợp. Tài khoản thu nhập hoạt động tín dụng, thu nhập hoạt động đầu tư, thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng và thu nhập khác được phân tách theo đối tượng khách hàng. Khi hạch toán vào các nhóm tài khoản cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
a) Loại tài khoản này phản ánh tất cả các khoản thu nhập của ngân hàng. Cuối ngày 31/12, số dư các tài khoản này được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản lợi nhuận và số dư “= 0” bằng không.
b) Các khoản thu nhập bằng ngoại tệ được hạch toán bằng nguyên tệ vào tài khoản thu nhập, cuối ngày hệ thống tự động tất toán các tài khoản thu nhập bằng nguyên tệ thông qua cặp tài khoản mua bán ngoại tệ để chuyển đổi ra đồng Việt Nam hạch toán vào tài khoản thu nhập bằng đồng Việt Nam.
c) Đối với số lãi phải thu đã hạch toán thu nhập nhưng đến kỳ hạn không thu được thực hiện: Thoái thu lãi bằng cách hạch toán giảm thu lãi tương ứng số tiền lãi đã dự thu (đối với phần dự thu trong năm) hoặc hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh khác (đối với các phần dự thu các năm trước).
d) Đối với khoản thu được từ hoạt động kinh doanh có hiệu lực qua nhiều kỳ kế toán phải phân bổ phù hợp.
e) Đối với nhóm tài khoản thu nhập nội bộ:
+ Dùng để hạch toán các khoản thu nhập phát sinh giữa chi nhánh, Sở giao dịch, trung tâm với Hội sở chính hoặc giữa các chi nhánh, Sở giao dịch, trung tâm với nhau.
+ Việc hạch toán các khoản thu nhập nội bộ phải đảm bảo khớp đúng về số tiền tương ứng giữa tài khoản thu nhập tại đơn vị thu và chi phí tại đơn vị trả, tổng thu nội bộ phải bằng tổng chi nội bộ trong toàn hệ thống. Khi lập báo cáo tài chính, các khoản thu nội bộ phải được loại trừ.
+ Đối với các khoản thu dịch vụ do một chi nhánh đầu mối thực hiện thu của khách hàng và phân bổ phí cho cho chi nhánh thành viên: chi nhánh đầu mối hạch toán doanh thu vào tài khoản thu nhập tương ứng; xuất hoá đơn và hạch toán toàn bộ số VAT. Số phí phân bổ cho đơn vị thành viên là số phí không bao gồm VAT và được phản ánh trên cặp tài khoản thu/chi nội bộ tương ứng.
3. Điều kiện ghi nhận thu nhập của Chi nhánh:
3.1. Thu từ hoạt động kinh doanh:
3.1.1. Thu từ hoạt động tín dụng:
a. Thu lãi cho vay:
a1. Thu lãi cho vay: là số tiền lãi phát sinh từ hoạt động nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng gồm thu lãi cho vay đối với các loại cho vay ngắn, trung, dài hạn, lãi cho vay chiết khấu giấy tờ có giá, lãi thấu chi tài khoản tiền gửi...
a2. Điều kiện và thời điểm ghi nhận doanh thu:
- Ngân hàng hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập đối với các khoản nợ xác định là có khả năng thu hồi cả gốc, lãi đúng thời hạn và không phải trích dự phòng rủi ro cụ thể theo quy định. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại, trích lập và sử dụng dự phóng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, thì chỉ có nợ nhóm I là nợ không phải trích dự phòng rủi ro cụ thể, do đó chỉ thực hiện dự thu đối với nợ nhóm I. (Thu lãi cho vay: 339,994.58 triệu đồng)
- Đối với số lãi phải thu được hạch toán thu nhập và theo dõi trên tài khoản dự thu của Chi nhánh:
+ Chi nhánh có trách nhiệm thu hồi lãi đúng hạn.
+ Đến kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi) khách hàng không trả đúng hạn, Chi nhánh thực hiện:
Thoái thu lãi bằng cách hạch toán giảm thu lãi cho vay tương ứng số tiền lãi đã dự thu (đối với các khoản dự thu trong năm) hoặc hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh khác (đối với các khoản dự thu các năm trước)
Đồng thời hạch toán theo dõi tài khoản ngoại bảng để đôn đốc thu. Khi thu được thì hạch toán vào thu lãi cho vay. Đối với hoạt động này, năm 2009 chi nhánh thu được 16,100 triệu đồng (hạch toán vào khoản mục Thu các khoản nợ gốc và lãi đã xử lý), năm 2010 không có phát sinh.
- Đối với số lãi phải thu phát sinh trong kỳ của các khoản nợ còn lại (những khoản nợ phải trích dự phóng rủi ro cụ thể) đơn vị hạch toán theo phương pháp thực thu. Lãi phải thu phát sinh được hạch toán theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu lãi cho vay.
b. Thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính: Không phát sinh
- Là khoản thu được từ việc cho thuê tài chính các tài sản, gồm thu lãi và các khoản thu khác phát sinh trong thời gian cho thuê.
- Điều kiện và thời điểm ghi nhận doanh thu: tương tự quy định đối với thu lãi cho vay.
c. Thu khác từ hoạt động tín dụng: Là các khoản thu khác từ cho vay như thu các khoản phí từ việc cho vay (phí thu xếp trong cho vay đồng tài trợ, phí cam kết...) (391.07 triệu đồng)
3.1.2. Thu từ lãi trên thị trường tiền tệ:
- Thu lãi tiền gửi: Là số tiền lãi phải thu phát sinh từ tiền gửi của Ngân hàng tại Ngân hng Nhà nước, tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn. (Chi nhánh trong năm 2010 thu được 3.066 triệu đồng).
- Thu lãi từ đầu tư chứng khoán: Là số tiền lãi phải thu được từ việc đầu tư chứng khoán như đầu tư tín phiếu, trái phiếu Chính phủ, Kho bạc Nhà nước, trái phiếu công ty… (không bao gồm phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua chứng khoán).
Đối với các khoản thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán kinh doanh, kinh doanh chứng khoán đầu tư, chi nhánh không được thực hiện vì theo quy định tại điều 103 Luật TCTD, Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần, Ngân hàng thương mại phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu. Như vậy, các khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh chứng khoán kinh doanh, kinh doanh chứng khoán đầu tư không phát sinh trên bảng thu nhập chi phí của chi nhánh mà chỉ phát sinh tại báo cáo tài chính hợp nhật của NHTM
3.1.3. Thu từ hoạt động dịch vụ: là toàn bộ tiền thu được từ cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ được khách hàng chấp nhận thanh toán sau khi trừ (-) khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền. Trong đó:
- Thu dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế: Là khoản thu từ dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc tế... (Dịch vụ thanh toán 3,493.31 triệu đồng và Chuyển tiền kiều hối 105.77 triệu đồng)
- Thu phí dịch vụ ngân quỹ: Là các khoản thu phí nhận hoặc trả tiền mặt, phí chuyển đổi công cụ thanh toán thành tiền mặt, phí thu đổi ngoại tệ, phí thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, phí dịch vụ bảo quản tài sản, cho thu két… (66.32 triệu đồng)
- Thu phí dịch vụ thẻ: Là khoản thu phí trong việc phát hành, thanh toán thẻ và sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng bằng thẻ ATM, thẻ tín dụng (visa, Mastercard,..) và thẻ khác. (423.33 triệu đồng)
- Thu từ repo: Năm 2010, Chi nhánh không có phát sinh
Repo là nghiệp vụ phái sinh từ các nghiệp vụ cho vay có đảm bảo (hay nghiệp vụ cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay có bảo đảm bằng chứng khoán). Khi nhà đầu tư có nhu cầu về vốn trong thời gian nhất định, mà không muốn bán chứng khoán của mình, nhà đầu tư có thể ký hợp đồng mua bán có kỳ hạn (repo) với CTCK, trong đó cam kết sẽ mua lại số lượng chứng khoán đã bán này từ CTCK tại thời điểm xác định trong tương lai, với mức giá xác định trước tại thời điểm bán.
- Thu phí bảo lãnh: Là khoản thu phí từ nghiệp vụ bảo lãnh như bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh L/C, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh ứng trước... (6,077.63 triệu đồng)
- Thu từ nghiệp vụ tài trợ thương mại: bao gồm các khoản thu phí từ thanh toán nhập khẩu, xấu khẩu (1,694.89 triệu đồng)
- Thu phí nghiệp vụ uỷ thác, đại lý: Là các khoản thu phí trong hoạt động Ngân hàng thực hiện dịch vụ của ngân hàng đại lý, nhận uỷ thác cho vay, cho vay ODA, ADB, Dự án Tài chính nông thôn, uỷ thác quản lý tiền vay, uỷ thác cho vay theo các điều kiện của đơn vị uỷ thác...
- Thu dịch vụ tư vấn, môi giới: Các khoản thu từ hoạt động Ngân hàng tư vấn, môi giới cho khách hàng trong lĩnh vực được pháp luật cho phép.
- Thu các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng: như các khoản phí hoa hồng từ việc thực hiện dịch vụ, và phí từ các dịch vụ thanh toán khác Ngân hàng cung cấp cho khách hàng. (Thu từ dịch vụ BSMS: 298.13 triệu đồng, Thu từ dịch vụ uỷ thác và tư vấn: 7,287.74 triệu đồng).
3.1.4. Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng: là các khoản thu trực tiếp từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, được thực hiện ghi nhận theo quy định tại chuẩn mực kế toán, phản ánh các khoản thu nhập hoạt động kinh doanh ngoại tệ; thu nhập hoạt động kinh doanh vàng bạc, kim loại quý, đá quý; thu nhập giao dịch tài chính phái sinh. Nhưng tại BIDV chi nhánh này thì chỉ có thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ: 4,564.07 triệu đồng do chi nhánh không có hoạt động kinh doanh vàng và chưa có giao dịch tài chính phái sinh.
3.2. Thu nội bộ
Để phản ánh đầy đủ các khoản thu phát sinh tại đơn vị, ngoài các khoản thu trên còn có các khoản thu nhập phát sinh trong nội bộ hệ thống, xét trên giác độ toàn hệ thống, những khoản thu nhập này không làm phát sinh tăng thêm thu nhập thực tế song để phản ánh một cách tương đối đầy đầy đủ kết quả kinh doanh tại đơn vị, thu nhập của đơn vị bao gồm những khoản thu nội bộ sau:
3.2.1.Thu lãi FTP: 362,996.84 triệu đồng
Cơ chế quản lý vốn tập trung còn được gọi là cơ chế FTP (Fund Transfer Pricing). Cơ chế quản lý vốn tập trung là cơ chế quản lý vốn từ Trung tâm quản lý vốn đặt tại Hội sở chính của ngân hàng. Các chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với Hội sở chính (thông qua trung tâm vốn). Hội sở chính sẽ mua toàn bộ tài sản Nợ của chi nhánh và bán vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản Có. Từ đó, thu nhập và chi phí của từng chi nhánh được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với Hội sở chính. Tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về Hội sở chính.
3.2.2. Thu phí nội bộ khác trong hệ thống: 1,123.35 triệu đồng. Bao gồm thu từ việc phân chia phí do chi nhánh đầu mối chuyển trả như phí thanh toán, chuyển tiền, phí mở L/C, phí bảo lãnh, thanh toán thẻ tín dụng, ..ngoài ra còn có các khoản thu từ các chi nhánh khác trong hệ thống ngoài các khoản thu trên.
* Các khoản thu nhập không phát sinh trong năm 2010: Thu từ hoạt động tài chính, repo, thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, công cụ lao động. (Các khoản thu nhập từ nhượng bán, Thanh lý tài sản cố định, công cụ lao động thì phản ánh tổng số tiền thu được do nhượng bán thanh lý TSCĐ)
Chương II: CHI PHÍ
Khái niệm chi phí:
Trong từ điển kinh tế, người ta định nghĩa: “mọi sự tiêu phí tính bằng tiền của một doanh nghiệp được gọi là chi phí.
Chi phí của ngân hàng là số phải chi phát sinh trong kỳ. Các khoản chi phải được hạch toán kịp thời, đầy đủ và có hóa đơn chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
Nội dung các khoản chi phí trong ngân hàng rất phong phú và đa dạng có thể chia gồm: chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí quản lý kinh doanh, chi khác về hoạt động nghiệp vụ, chi phí dự phòng rủi ro và các khoản chi nội bộ trong hệ thống ngân hàng.
Chi phí hoạt động kinh doanh: bao gồm chi huy động vốn, chi phí hoạt động tín dụng, chi phí hoạt động dịch vụ, chi hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, chi phí cho hoạt động đầu tư và các chi phí hoạt động kinh doanh khác.
Chi phí quản lý kinh doanh: bao gồm ichi cho nhân viên (tiền lương, phụ cấp, ăn ca, bảo hộ lao động,… ), chi về tài sản, chi phí cho hoạt động quản lý công vụ và các khoản chi phí quản lý kinh doanh khác.
Chi khác về hoạt động nghiệp vụ: bao gồm các khoản chi như chi hoa hồng môi giới, chi về kho quỹ, chi nộp thuế, lệ phí.
Chi phí dự phòng rủi ro như: dự phòng rủi ro tín dụng, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, ..
Chi phí nội bộ trong hệ thống ngân hàng bao gồm các khoản chi điều chuyển vốn nội, chi nội bộ về các hoạt động dịch vụ trong hệ thống,…
Nguyên tắc quản lý chi phí:
Để đánh giá tính hợp lý trong việc xác định kết quả kinh doanh của một chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc đánh giá cách ghi nhận các khoản thu nhập và chi phí thực tế phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp.
Chi phí trực tiếp: Những chi phí có thể tính thẳng cho đối tượng sử dụng như chi phí nguyên liệu, nhân công.
Chi phí gián tiếp: Những chi phí phát sinh chung cho nhiều đối tượng sử dụng và phải tính cho các đối tượng bằng các phân bổ theo một tiêu thức hợp lý nào đó (chi phí quản lý, chi phí hệ thống thanh toán,…)
Các khoản chi phí luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán, ví dụ như:
Các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán
Các khoản chi phí
Cho vay khách hàng và tiền gửi khách hàng
Chi dự phòng và BHTS
Tài sản cố định
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Chi về hoạt động KDNT
Nợ phải trả
Chi phí lãi vay, điện nước, thuê tài sản
Những khoản mục về chi phí chủ yếu gắn liền với các khoản mục được trình bày trên bảng cân đối kế toán. Vì vậy, khi xem xét đánh giá các khoản chi phí trong kỳ cần đánh giá xem chúng có được trình bày một cách trung thực, hợp lý và phù hợp với các chuẩn mực cũng như các chế độ kế toán hay không. Chẳng hạn như: chi phí khấu hao sẽ gắn liền với tài sản cố định trong kỳ, vì vậy cần kiểm tra, đánh giá giá trị, hiện trạng của tài sản cố định nhằm đánh giá được tính hợp lý của chi phí khấu hao.
Dựa theo bảng báo cáo về thu nhập và chi phí của một chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam trên địa bàn TPHCM, các khoản chi phí được Chi nhánh đưa ra gồm các khoản mục như sau:
Chi trả lãi
Chi về hoạt động KDNT
Chi dịch vụ
Chi quản lý
Chi nộp thuế và lệ phí
Chi dự phòng và BHTS
Chi phí FTP
Chi phí nội bộ khác trong hệ thống (gồm HĐLS)
Mỗi khoản chi phí trên được tương ứng với từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán nhằm phản ánh những chi phí phải bỏ ra khi tạo ra tài sản cho ngân hàng, qua đó đánh giá kết quả kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay, chi phí dịch vụ Ngân hàng, chi phí dự phòng được phân tách theo đối tượng khách hàng; Tài khoản chi phí quản lý và một số tài khoản chi phí khác được phân bổ tới các hoạt động kinh doanh/nhóm khách hàng theo tiêu thức phân bổ riêng. Việc hạch toán nhóm tài khoản này phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Cuối ngày 31/12, số dư các tài khoản này được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản Lợi nhuận và số dư “= 0” bằng không.
b) Các khoản chi phí bằng ngoại tệ được hạch toán bằng nguyên tệ vào tài khoản chi phí, cuối ngày hệ thống tự động tất toán các tài khoản chi phí bằng nguyên tệ thông qua cặp tài khoản mua bán ngoại tệ để chuyển đổi ra đồng Việt Nam hạch toán vào tài khoản chi trả lãi, phí bằng đồng Việt Nam.
c) Các khoản lãi phải trả đã hạch toán vào chi phí trong năm nhưng không phải chi trả hoặc được miễn giảm lãi theo quy định trong năm được hạch toán giảm chi trong kỳ. Đối với những khoản lãi phải trả đã ghi vào chi phí năm trước thực hiện thoái chi bằng cách hạch toán vào thu nhập khác của đơn vị.
d) Trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ, giá trị hạch toán trên tài khoản này là toàn bộ phần chi phí liên quan đến thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Tất cả các khoản thu được từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ được hạch toán vào tài khoản thu nhập không được khấu trừ với chi phí thanh lý, nhượng bán.
e) Đối với nhóm tài khoản chi phí nội bộ:
+ Dùng để hạch toán các khoản chi phí phát sinh giữa chi nhánh, Sở giao dịch, trung tâm với Hội sở chính hoặc chi nhánh, Sở giao dịch, trung tâm với nhau.
+ Việc hạch toán các khoản chi phí nội bộ phải đảm bảo khớp đúng về số tiền tương ứng giữa tài khoản chi phí tại đơn vị chi trả và thu nhập tại đơn vị nhận. Khi lập báo cáo tài chính, các khoản chi phí nội bộ phải được loại trừ.
+ Đối với các khoản chi phí dịch vụ do một chi nhánh đầu mối thực hiện với khách hàng và phân bổ chi phí cho chi nhánh thành viên: chi nhánh đầu mối hạch toán chi phí vào tài khoản chi phí tương ứng; nhận hoá đơn hạch toán toàn bộ VAT khấu trừ. Số phí phân bổ cho đơn vị thành viên là số phí không bao gồm VAT và được phản ánh trên cặp tài khoản thu/chi nội bộ tương ứng.
Hệ thống các chi phí của ngân hàng:
Hệ thống các chi phí của chi nhánh ngân hàng rất đa dạng nhưng nhìn chung có thể phân chia thành các nhóm chi phí chính như sau:
Chi phí hoạt động kinh doanh:
3.1.1 Chi huy động vốn (hay còn gọi là nhóm chi trả lãi ) là những chi phí trực tiếp phản ánh chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay; chi phí trả lãi phát hành giấy tờ có giá; chi tham gia bảo hiểm tiền gửi, chi khác trong hoạt động huy động vốn.
+ Chi phí trả lãi tiền gửi: là các khoản phải trả lãi phát sinh trên số dư tiền gửi của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ cho khách hàng,..
+ Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá: là khoản lãi phải trả đối với giấy tờ có giá do Ngân hàng phát hành để huy động vốn như trả lãi đối với chứng chỉ tiền gửi, trả lãi kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.
+ Chi phí trả lãi tiền vay: là khoản chi trả lãi trên số dư tiền vay Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính, các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác trong và ngoài nước; trả lãi thuê tài chính
Bảng 1: Chi phí chi trả lãi của chi nhánh lũy kế đến ngày 31/12/2010, ĐVT: triệu đồng.
Trả lãi tiền vay
62,909.62
Trả lãi tiền gửi
257,178.14
Trả lãi phát hành giấy tờ có giá
1,879.46
Chi trả lãi
321,967.14
+ Riêng chi phí chi tham gia bảo hiểm tiền gửi: đây là một chi phí bắt buộc đối với các đơn vị có nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp,..Việc tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi được thực hiện tập trung tại Trụ sở chính và ghi nhận vào chi phí của Chi nhánh khhi duyệt quyết toán tài chính năm.
Vì vậy, yêu cầu chi nhánh phản ánh chính xác đối tượng khách hàng được bảo hiểm nhằm đảm bảo quyển lợi người gửi tiền đồng thời phản ánh chính xác chi phí của chi nhánh.
Các chi phí này được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phát sinh. Đồng thời được hạch toán dự chi hàng ngày theo hệ thống tự động vì vậy các khoản chi này được thực hiện một cách chính xác và hợp lý.
3.1.2 Chi phí hoạt động dịch vụ:
Chi dịch vụ là những khoản chi phát sinh trực tiếp cho các dịch vụ như: dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ, tài trợ thương mại, hoạt động tín dung và các dịch vụ khác (bao gồm ủy thác).
+ Chi về dịch vụ thanh toán: là các khoản trả phí cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cho ngân hàng như trả phí thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức thanh toán trong và ngoài nước, phí chuyển tiền trong nước, quốc tế.
+ Chi dịch vụ thẻ: là các khoản chi phát hành, thanh toán và chi phí khác trong sử dụng thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ Visa, thẻ khác.
+ Chi dịch vụ ngân quỹ: bao gồm các chi phí vận chuyển, bốc xếp, áp tải tiền; chi kiểm đếm, phân loại, đóng bó và niêm phong tiền mặt; chi bảo vệ tiền, chi tiêu hủy ấn chỉ quan trọng và nhiều khoản chí khác đặc thù cho hoạt động kho quỹ.
+ Chi phí dịch vụ trong hoạt động tín dụng: bao gồm các khoản chi thuê các tổ chức được phép thực hiện dịch vụ thu nợ theo quy định của pháp luật; chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa; chi phí thu hồi nợ quá hạn khó đòi và các chi phí khác trong hoạt động tín dụng đối với các ĐCTC, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân và Hộ gia đình.
+ Ngoài ra còn những khoản chi phí khác trong hoạt động dịch vụ như chi về nghiệp vụ ủy thác, đại lý; chi về dịch vụ tư vấn,..
Các khoản chi phí này tại Chi nhánh năm 2010 tăng hơn so với 2009, trong khi chi phí từ các khoản dịch vụ này tăng 21.76% thì thu nhập từ các hoạt động dịch vụ này tăng 74.22%, khoản chi phí bỏ ra ít hơn so với khoản thu nhập được từ các hoạt động đó. Khoản thu nhập đã bù đắp được khoản chi ra từ các hoạt động dịch vụ, điều này cũng chứng tỏ các hoạt động về dịch vụ đã góp phần không nhỏ trong việc đem lại lợi nhuận cho chi nhánh.
3.1.3 Chi về hoạt động KDNT bao gồm:
+ Chi phí mua bán ngoại tệ: phản ánh các khoản chi phí trực tiếp từ hoạt động mua bán ngoại tệ do chênh lệch lỗ giữa giá mua và giá bán ngoại tệ, và các chi phí khác về kinh doanh ngoại hối.
+ Chi về chênh lệch tỷ giá theo quy định của chuẩn mực kế toán;
Khoản chi phí này tương ứng với khoản mục “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”. Chi phí này dùng để phản ánh các khoản chênh lệch lỗ khi thực hiện đánh giá lại số dư ngoại tệ kinh doanh (là khoản chênh lệch giữa giá đánh giá lại so với giá mua hoặc giá ứng bán ngoại tệ tại thời điểm đánh giá lại trên số dư tài khoản ngoại tệ kinh doanh). Việc đánh giá này được hệ thống tự động thực hiện vào ngày cuối cùng của tháng và phản ánh trên tài khoản Chênh lệch đánh giá ngoại tệ kinh doanh. Cuối năm được kết chuyển vào tài khoản chi phí.
Lũy kế đến 31/12/09
Lũy kế đến 31/12/2010
1,499.22
1,305.01
ĐVT: triệu đồng
Với số liệu trên, các khoản chênh lệch kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh tại thời điểm năm 2010 được đánh giá với khoản lỗ giảm hơn so với thời điểm đánh giá lại năm 2009. Việc đánh giá lại này đã được Chi Nhánh kết chuyển vào khoản mục chi phí ‘Chi hoạt động KDNT” vào cuối năm. Đây là một khoản chi phí hợp lý, khoản mục này được đánh giá theo từng tháng trong năm.
+ Ngoài ra, trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn có những chi phí cho các giao dịch phái sinh như: Chi phí giao dịch tài chính phái sinh tiền tệ, Chi phí giao dịch phái sinh hàng hoá, Chi phí giao dịch tài chính phái sinh khác (như hoán đổi lãi suất).
Chi phí quản lý kinh doanh:
Nhóm chi phí này dùng để phán ánh trực tiếp các khoản chi phí cho nhân viên, chi
phí về tài sản, chi phí quản lý công vụ, chi phí nộp thuế, chi phí lệ phí, chi quản lý khác, vì vậy đây là nhóm chi phí gián tiếp.
Thông qua việc so sánh chi phí trong năm đã thực hiện dựa trên kế hoạch đã đề ra trước đó, giúp đánh giá sự thay đổi chi phí và tỷ trọng chi phí trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, và phát hiện ra những sai biệt lớn so với dự kiến, từ đó có thể có những biện pháp xử lý kịp thời.
Chi phí quản lý là chi phí gián tiếp được phân bổ theo số lượng nhân viên thực tế tại mỗi phòng ban của chi nhánh.
3.2.1 Chi cho nhân viên:
Chi phí cho nhân viên bao gồm chi phí lương, chi ăn ca, chi BHXH,BHYT, kinh phí công đoàn, chi bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật, chi khác cho nhân viên. Các khoản chi phí cho nhân viên được phân bổ cho từng phòng ban và từng phòng ban sẽ phân bổ lại trên số lượng nhân viên.
Kế hoạch chi phí cho nhân viên năm 2010 là 23,200 triệu đồng và thực tế thực hiện là 23,200 triệu đồng; điều này chứng tỏ, việc đề ra chi phí dành cho nhân viên trong năm 2010 là hợp lý giữa kế hoạch và thực hiện. Đây là những khoản chi cần thiết và tối thiểu đối với nhân viên, và những khoản chi phí này không thể cắt giảm, như vậy sẽ không đảm bảo được đời sống cũng như tạo điều kiện tốt để cán bộ nhân viên công tác tốt. Và các khoản như chi phí lương, chi ăn ca, các khoản chi về độc hại trong năm 2011 cần có kế hoạch tăng nhiều hơn trong năm 2010 nhằm làm tăng đời sống cho nhân viên.
Dựa trên kế hoạch tuyển dụng cũng như bảng lương của Chi nhánh trong năm 2010 thì cho thấy số lượng nhân viên không tăng, đó là do trong năm 2010, Chi nhánh không có nhu cầu thêm về nhân sự và không có nhân viên nào chuyển công tác, vì vậy không có sự biến động về nhân sự, đồng thời chính sách tiền lương cũng không có gì thay đổi. Với số lượng nhân viên trong năm 2010 không thay đổi nên các khoản chi phí cho nhân viên như chi lương, cho ăn ca, chi BHXH, BHYT, kinh phí CĐ…cũng không có gì thay đổi trong năm, vì vậy sự ổn định về chi phí cho nhân viên trong năm 2010 là hợp lý.
Bảng: Chi phí cho nhân viên ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
KH năm 2010
TH năm 2010
Chi lương
20,500
20,500
Chi ăn ca
950
950
Chi BHXH, BHYT, kinh phí CĐ
1,000
1,000
Chi bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật
300
300
Chi khác cho nhân viên
450
450
Tổng
23,200
23,200
Ngoài ra chi nhánh còn có các khoản chi khác cho nhân viên như: chi khám sức khỏe định kỳ 01 năm 01 lần, chi phí trang phục nghề nghiệp, chi trợ cấp thôi việc,…
3.2.2 Chi phí về tài sản:
+ Chi khấu hao tài sản cố định:
Nó phản ánh các khoản chi phí khấu hao TSCĐ hình thành từ nguồn vốn nội ngành; TSCĐ thuê tài chính; TSCĐ hình thành từ vốn vay và TSCĐ hình thành từ các nguồn vốn khác và TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý. Những khoản chi phí về tài sản được thực hiện phân bổ theo quy định hiện hành về Quản lý tài sản. Trong đó:
Khấu hao TSCĐ tham gia quá trình hoạt đông kinh doanh: hạch toán chi phí khấu hao.
Khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý: hạch toán chi khác về tài sản.
Chi nhánh khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng trong đó chi khấu hao máy tính là chi phí trực tiếp, vì chi phí máy tính là do Hội sở phân xuống từng chi nhánh, do đó chi nhánh không trực tiếp ghi nhận chi phí vào mục chi phí của chi nhánh.
Chi khấu hao TSCĐ của năm 2010 là 2,670 triệu đồng, giảm 11% so với kế hoạch được đặt ra là 3,000 triệu đồng, và giảm so với năm 2009 là 3,30%. Việc giảm này là do trong năm 2010 chi nhánh đã thực hiện thanh lý một số tài sản cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh như: máy vi tính, máy đếm tiền, máy in sổ Oliverti, máy in HP,..
+ Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định: mức chi trong năm tối đa không vượt quá 5% nguyên giá TSCĐ bình quân năm (không bao gồm chi sửa chữa tài sản cố định thuê hoạt động)
Tỷ trọng giữa chi bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ với doanh thu thuần là
819/42,236.73= 1.94%
Với doanh thu mà chi nhánh thu được trong kỳ hoạt động, chi nhánh đã chi 1.94% cho việc bảo trì và sữa chữa TSCĐ, điều này là cần thiết và phù hợp, việc bảo trì và sữa chữa TSCĐ được thực hiện theo định kỳ nhằm phục vụ cho quá trình hoạt động tại chi nhánh được đảm bảo hơn.
+ Chi công cụ lao động:
Các khoản chi mua sắm các tài sản là công cụ lao động (những tư liệu lao động không đủ điều kiện để ghi nhận là tài sản cố định) như: Thiết bị tin học (máy PC, máy in, modem, UPS, phần mềm máy tính); bàn, ghế, quạt, tủ... bao gồm cả các chi phí mua sắm liên quan như chi phí vận chuyển, lắp đặt....; các khoản chi trang bị điện thoại cơ quan và cá nhân,... Bên cạnh đó, các thiết bị ikey sử dụng trong các chương trình ứng dụng của ngân hàng (bao gồm cả ikey sử dụng trong ngân hàng và cấp cho khách hàng trong thời gian sử dụng chương trình của ngân hàng) được quản lý và hạch toán như một công cụ lao động, không được hạch toán vào nhóm tài khoản vật liệu.
Nguyên tắc cuả chi công cụ lao động là chi trong phạm vi định mức theo quy định trong đó:
- Mức chi gắn với kết quả kinh doanh của Đơn vị.
- Trong phạm vi định mức Đơn vị chủ động chi theo kế hoạch tài chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với Chi nhánh, định mức chi được xác định gắn với hiệu quả kinh doanh và được tính luỹ thoái theo số lao động tại đơn vị như sau:
Nhóm đơn vị
Số người
Mức chi tối đa bình quân người/năm
Nhóm I
Lợi nhuận bình quân sau thuế > 350 triệu/người
£ 50
Từ 51 đến 100
Từ 101 đến 150
> 150
5,3 triệu đồng/người/năm
5,1 triệu đồng/người/năm
4,9 triệu đồng/người/năm
4,7 triệu đồng/người/năm
Nhóm II
Lợi nhuận bình quân sau thuế > 200 đến 350 triệu/người
£ 50
Từ 51 đến 100
Từ 101 đến 150
> 150
4,9 triệu đồng/người/năm
4,7 triệu đồng/người/năm
4,5 triệu đồng/người/năm
4,3 triệu đồng/người/năm
Nhóm III
Lợi nhuận bình quân sau thuế > 100 đến 200 triệu/người
£ 50
Từ 51 đến 100
Từ 101 đến 150
> 150
4,5 triệu đồng/người/năm
4,3 triệu đồng/người/năm
4,1 triệu đồng/người/năm
3,9 triệu đồng/người/năm
Nhóm IV
Lợi nhuận bình quân sau thuế ≤ 100 triệu/người
£ 50
Từ 51 đến 100
Từ 101 đến 150
> 150
3,9 triệu đồng/người/năm
3,7 triệu đồng/người/năm
3,5 triệu đồng/người/năm
3,3 triệu đồng/người/năm
Trong đó:
Lợi nhuận sau thuế xác định bằng lợi nhuận quyết toán tài chính sau thuế thực hiện của năm cao nhất trong 03 năm trước liền kề năm kế hoạch/Số người bình quân thực tế năm đó ((số người đầu kỳ + số người cuối kỳ)/2)
Số người để tính định mức được xác định là số người định biên năm kế hoạch do Trụ sở chính phê duyệt.
Chi nhánh thực hiện mua sắm theo quy định hiện hành về mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Đối với trường hợp mua sắm đột xuất mà hàng hóa có giá niêm yết công khai của chính hãng hoặc việc mua sắm đối với công cụ nhỏ, lẻ, có giá trị ≤ 5 triệu đồng/1 sản phẩm, hoặc tổng giá trị hàng hóa ≤ 20 triệu đồng/lần, đơn vị chủ động lựa chọn quyết định nhà cung cấp.
Tài sản là công cụ lao động phải được theo dõi, quản lý chặt chẽ cả về mặt hiện vật và giá trị, định kỳ phải kiểm kê, khi hết thời gian sử dụng, không sử dụng phải thanh lý theo quy định.
+ Chi thuê tài sản: bao gồm chi phí thuê hoạt động các tài sản cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị, chi tiền thuê đất, thuê trụ sở trả trước cho cả thời gian thuê được hiện phân bổ vào chi phí theo thời gian thuê.
+ Chi khác về tài sản:
Chi mua bảo hiểm tài sản: Để đảm bảo an toàn tài sản, toàn hệ thống thực hiện mua bảo hiểm đối với tất cả các tài sản. Việc mua bảo hiểm được thực hiện tập trung tại Trụ sở chính và mua của Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC). Riêng mua bảo hiểm phương tiện xe cơ giới, chi nhánh tự thực hiện trên cơ sở quy định của Nhà nước về bảo hiểm và khuyến khích mua của Công ty Bảo hiểm BIC. Đối với những loại hình bảo hiểm thực hiện mua tập trung tại Trụ sở chính, Trụ sở chính là đầu mối thực hiện thanh toán phí bảo hiểm tập trung cho các đơn vị và phân bổ hoặc ghi nhận vào chi phí của các đơn vị khi thực hiện quyết toán năm.
Về cách thức mua bảo hiểm tài sản, bồi thường thiệt hại tài sản cụ thể thực hiện theo hướng dẫn riêng của Trụ sở chính.
Chi sửa chữa tài sản thuê hoạt động.
Chi giá chọn mua tài sản thuê tài chính và các chi phí khác liên quan đến tài sản.
3.2.3 Chi phí quản lý công vụ bao gồm chi phí quản lý công vụ chung và chi phí quảng cáo, tiếp thị, khánh tiết.
- Chi phí quản lý công vụ chung bao gồm chi phí vật liệu, giấy tờ in; chi công tác phí; chi đào tạo, huấn luyện; chi bưu phí, điện thoại (không bao gồm chi mạng viễn thông, thanh toán); chi mua tài liệu, sách báo; chi các hoạt động đoàn thể; chi điện, nước, vệ sinh cơ quan; chi quản lý công vụ khác.
- Chi quảng cáo, tiếp thị, khánh tiết bao gồm chi tuyên truyền, quảng cáo; chi khuyến mại; chi lễ tân, khánh tiết; chi hội nghị.
ñ Nguyên tắc chi quản lý công vụ
- Chi phí quản lý công vụ được quản lý theo định mức. Định mức chi quản lý công vụ được xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế gắn với kết quả hoạt động kinh doanh và quy mô hoạt động của chi nhánh.
- Đảm bảo mức chi để duy trì và phát triển kinh doanh của chi nhánh.
- Mọi khoản chi xuất phát từ nhu cầu thực tế, tổ chức việc chi mua hàng hoá, dịch vụ bên ngoài phải đảm bảo thực hiện theo quy định về mua sắm, hàng hoá, dịch vụ, tuân thủ các quy định của Nhà nước về đấu thầu. Việc thanh toán trên cơ sở hoá đơn, hợp đồng hoặc bảng kê hợp lệ hợp pháp và phải có chủ trương được duyệt của cấp có thẩm quyền.
- Các đơn vị thành viên thực hiện chi trong phạm vi định mức của chi nhánh và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc trong việc chi tiêu của chi nhánh mình.
Đây là những khoản chi cần tập trung thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Và theo mức đề nghị chung của Hội sở chính, trong đó tiết kiệm chi phí quảng cáo, tiếp thị khánh tiết là 12%, và các chi phí quản lý công vụ chung khác giảm từ 8% - 14%. Thực hiện theo đề nghị này, trong năm 2010 nhóm tài khoản chi phí quản lý, công vụ của chi nhánh được giảm một cách đáng kể, số liệu được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng: Chi phí quản lý, công vụ ĐVT: triệu đồng
Năm 2009
KH 2010
TH 2010
13,875
8,000
7,120
Qua đó cho thấy chi nhánh đã thực hiện cắt giảm chính sách được đề ra dựa trên cơ sở thực hiện tiết kiệm chi phí quản lý. Trong đó, một số khoản chi phí vẫn được giữ nguyên hay có khoản chi tăng nhiều hơn so với năm trước nhưng không đáng kể như: chi phí đào tạo, huấn luyện; chi mua tài liệu, sách báo; chi bưu phí, điện thoại; chi các hoạt động đoàn thể đó là những chi phí được tăng nhưng tăng rất ít, vì đây là những chi phí cần thiết phải bỏ ra trong năm nhằm đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh, những chi phí này chi nhánh không thể cắt giảm được. Ngoài ra, những chi phí khác như công tác phí; chi điện nước, vệ sinh cơ quan; đó là những chi phí mà chi nhánh đã cắt giảm trong năm 2010, điều này chứng tỏ cán bộ nhân viên trong chi nhánh đã có ý thức tiết kiệm.
Bên cạnh đó, các khoản chi phí như chi lễ tân, khánh tiết; tuyên truyền, quảng cáo, chi hội nghị cũng được cắt giảm theo chi phí. Những khoản chi phí trên được cắt giảm một cách đáng kể, được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng: Chi phí quản lý, công vụ - Chi quảng cáo, tiếp thị, khánh tiết
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009
KH 2010
TH 2010
Chi tuyên truyền, quảng cáo
6,663
1,250
1,113
Chi khuyến mại
2,029
1,450
1,291
Chi lễ tân, khánh tiết
1,614
1,800
1,602
Chi hội nghị
569
300
267
Tổng
10,875
4,800
4,272
Việc giảm chi phí một cách đáng kể như vậy đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc làm giảm chi phí quản lý của chi nhánh ngân hàng. Chi phí quản lý là một trong những chi phí quan trọng và có một sự tác động không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tỷ trọng giữa chi phí quản lý, công vụ và chi quản lý kinh doanh năm 2010 là:
7,120/43,488=16.37%
Trong khi đó, tỷ trọng giữa chi phí quản lý kinh doanh năm 2010 và doanh thu thuần năm 2010 là:
43,488/42,236.73= 102.96%
Qua việc tính tỷ trọng trên, có thể đánh giá như sau: chi phí quản lý kinh doanh đã chiếm phần lớn các loại chi phí, và khi so sánh giữa chi phí quản lý kinh doanh và doanh thu thuần thì có vẻ như chi phí quản lý kinh doanh đã vượt qua khoản doanh thu mà chi nhánh thu được. Nếu các khoản thu khác không thu được nhiều hơn các khoản chi thì nguyên nhân của việc làm chi nhánh lỗ có thể là do các khoản chi từ các hoạt động quản lý kinh doanh. Điều này cũng chứng tỏ quá trình quản lý cũng chưa hiệu quả lắm, trong khi khoản chi cho hoạt động quá nhiều nhưng khoản thu nhập của chi nhánh thu được lại không tương xứng. Vì vậy, trong kế hoạch trong năm tới thì khoản chi ra cho quản lý sẽ bị giảm khá nhiều, điều này thúc đẩy cả chi nhánh cần tích cực hơn nữa trong hoạt động kinh doanh cũng như quá trình quản lý để đem lại nhiều thu nhập hơn.
Chi nộp thuế và lệ phí:
Phản ánh các khoản thuế GTGT trực tiếp liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ liên quan đến hoạt động dịch vụ và hoạt động khác, các khoản chi nộp thuế môn bài. Ngoài ra, nhóm tài khoản chi nộp thuế và lệ phí cũng bao gồm các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Và đó cũng chính là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh của chi nhánh ngân hàng trong năm hiện hành.
Hạch toán tài khoản này, chi nhánh đã thực hiện theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp và các quy định sau:
a. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận vào tài khoản này bao gồm chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận (hoặc lỗ) của một năm tài chính.
b. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
c. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ:
- Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm
- Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.
d. Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản giảm chi phí. Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ:
Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm
Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước
Đối với chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:
a. Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập hiện hành.
b. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập hiện hành. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập hiện hành là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp.
c. Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, Ngân hàng đựơc hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm phát hiện sai sót.
d. Cuối năm tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm vào tài khoản “Lợi nhuận chưa phân phối” để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong năm.
Đối với chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
a. Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số thuế thu nhập hoãn lại phải trả để ghi nhận vàp chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Đồng thời phải xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại để ghi nhận vào thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp (ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại).
b. Kế toán không được phản ánh vào Tài khoản này tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.
c. Cuối kỳ, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có Tài khoản 550404002 - Chi phí thuế thu nhập hoãn lại vào Tài khoản 330201001: lợi nhuận năm nay chịu thuế thu nhập.
Với việc tuân thủ theo chuẩn mực lế toán trong quá trính hạch toán thuế và lệ phí thì chi nhánh đã tuân thủ đúng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17, điều này cũng chứng tỏ được tính phù hợp trong quá trình hạch toán chi phí thuế tại chi nhánh.
Chi dự phòng rủi ro:
Các khoản chi dự phòng được ngân hàng lập thông qua các khoản dự phòng như: chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chi dự phòng nợ phải thu khó đòi; chi phí dự phòng dịch vụ thanh toán; chi dự phòng giảm giá chứng khoán; chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư, mua cổ phần; chi phí dự phòng đối với các cam kết hạch toán ngoại bảng.
Đối với nhóm dự phòng, lập bảng kê phân tách theo đối tượng khách hàng để điều chỉnh số dư sang tài khoản mới thích hợp
Khoản chi dự phòng này trong năm 2010 thì chi nhánh đã thực hiện trích lập cao hơn năm 2009 nguyên nhân là do trong năm 2010 chi nhánh có một số khoản nợ xấu buộc phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
3.5 Các khoản chi nội bộ trong hệ thống ngân hàng:
Phản ánh các khoản chi điều chuyển vốn nội bộ, chi nội bộ về các hoạt động dịch vụ trong hệ thống BIDV, chi giao dịch tài chính phái sinh nội bộ, phân bổ khấu hao TSCĐ nội bộ và các chi phí nội bộ khác.
3.5.1 Chi phí FTP:
Chi phí này được sử dụng để phản ánh các khoản trả lãi nội bộ liên quan đến lãi FTP, cụ thể:
- Trả lãi FTP từ việc mua bán vốn giữa Hội sở chính và Chi nhánh do chương trình tự động tính.
- Các khoản lãi FTP được điều chỉnh.
- Các khoản phân bổ lãi FTP từ khoản tiền gửi do nhiều chi nhánh phối hợp huy động theo chỉ đạo của Hội sở chính.
- Các khoản phân bổ chi phí lãi FTP do việc sử dụng ngoại tệ tiền mặt trong nghiệp vụ xuất khẩu ngoại tệ.
- Các khoản khác liên quan đến lãi FTP.
Trong năm 2010, chi nhánh đã có khoản chi phí FTP cao hơn so với năm 2009 là 192,510.52 triệu đồng, chứng tỏ trong năm 2010 chi nhánh đã có nhiều khoản huy động hơn, vì vậy chi phí FTP do mua bán vốn với Hội sở sẽ cao hơn so với năm 2009.
3.5.2 Chi phí nội bộ khác:
Những khoản chi phí nội bộ khác chẳng hạn như chi phí trả lãi tiền gửi nội bộ, cho vay nội bộ… những khoản này sẽ được loại trừ vào cuối kỳ kế toán khi lập báo cáo tài chính. Khi đó chi lãi nội bộ phải bằng tổng thu lãi nội bộ trong hệ thống TCTD.
Tài khoản này sử dụng để phản ánh các khoản chi phí lãi nội bộ khác không liên quan đến lãi FTP, cụ thể:
- Các khoản phân bổ lãi cho thuê tài chính trong hạch toán tài sản cố định tập trung giữa HO và các chi nhánh,…
- Các khoản trả lãi tiền gửi, tiền vay giữa HO với SGD3 như: lãi tiền gửi thanh toán của SGD3 tại HO (ODA),…
- Các khoản lãi giữa Sở giao dịch 3 (SGD3) với các chi nhánh từ các khoản vay nguồn JBIC, EIB, NIB,...
- Các khoản trả lãi nội bộ khác không liên quan đến lãi FTP
Ngoài ra còn có những khoản chi phí nội bộ khác như: chi trả phí lắp đặt mạng, cài đặt chương trình do Trung tâm CNTT thực hiện, chi phí đào tạo trả cho đơn vị đầu mối tổ chức lớp học, chi trả phí chuyển tiền, phí thanh toán quốc tế... trả cho đơn vị cùng tham gia thực hiện.
3.6 Các khoản chi không tính vào chi phí hợp lý
+ Chi khấu hao tài sản cố định trong các trường hợp:
Tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (không bao gồm tài sản dự phòng, tài sản chờ thanh lý); không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính); không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của đơn vị (tài sản cố định được trích khấu hao kể từ ngày hạch toán nhập tài sản, chi phí khấu hao tài sản trước khi nhập tài sản cố định không được tính là chi phí hợp lý).
Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.
+ Chi tiền lương, tiền công thuộc một trong các trường hợp sau:
Chi tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Các khoản tiền thưởng cho người lao động không mang tính chất tiền lương, các khoản tiền thưởng không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể.
Các khoản chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp của năm trước nhưng trả sau thời điểm 25/3 của năm kế tiếp, trừ các khoản chi từ quỹ tiền lương dự phòng do Trụ sở chính quản lý và thực hiện chi trả. Trụ sở chính thực hiện trích dự phòng tiền lương nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện và quản lý quỹ tiền lương dự phòng này, nhằm bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề, bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không sử dụng vào mục đích khác.
+ Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà Ngân hàng không có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến.
+ Phần trích nộp quĩ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn vượt mức quy định. Phần chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên, chi đóng góp vào các quỹ của hiệp hội vượt quá mức quy định của hiệp hội.
+ Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính; lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh).
+ Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế.
+ Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.
+ Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân.
+ Các khoản chi không liên quan đến hoạt động kinh doanh của đơn vị, các khoản chi không có chứng từ hợp lệ.
ö Đánh giá tính hợp lý:
Trong bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào thì người quản lý luôn hướng về mục tiêu làm gia tăng lợi nhuận và tiết giảm chi phí. Việc tiết giảm chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong ngân hàng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu để đảm bảo cho ngân hàng tăng trưởng và phát triển bền vững.
Qua bảng số thu nhập và chi phí của chi nhánh tại thời điểm 31/12/2010 ta có thể nhận thấy chênh lệch thu chi sai khi trích DPRR (bao gồm các khoản thu nợ, lãi ngoại bảng) đạt 42,291 tỷ đồng tăng 5,78 tỷ so với tháng trước.
Các khoản chi phí trong chi nhánh được hạch toán một cách phù hợp giữa thu nhập và chi phí. Mỗi khoản mục sẽ có sự tương ứng giữa thu nhập và chi phí. Mỗi một thay đổi nhỏ trong chi phí cũng ảnh hưởng đến thu nhập của chi nhánh. Tuy chi nhánh có những chi phí tăng rất nhiều, thậm chí khi so sánh tỷ trọng với thu nhập mà chi nhánh đạt được thì chi phí
đó đã vượt hơn rất nhiều, nhưng bù lại, có những chi phí mà chi nhánh đã cắt giảm được một cách đáng kể. Chẳng hạn như, chi nhánh đã bỏ ra một khoản chi phí nhỏ cho hoạt động dịch vụ, nhưng chi nhánh đã thu được một khoản thu nhập đáng kể. Tỷ trọng giữa chi phí dịch vụ và thu nhập dịch vụ là:
1,604.94/19,900.96 = 8.06%
Chi phí dịch vụ chỉ chiếm 8.06% thu nhập thừ hoạt động dịch vụ. Do đó, chi nhánh ngân hàng đã lên kế hoạch cũng như hoạch định những chiến lược phát triển kinh doanh, từ đó đưa ra những chi phí sao cho phù hợp với khoản thu nhập mà chi nhánh có được đối với hoạt động kinh doanh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Danh gia tinh hop ly viec ghi nhan ket qua kd cua cac chi nhanh ngan hang.doc