Đề tài Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

Qua quá trình phân tích thực trạng hoạt động cho vay hộ sản xuất trong 3 năm vừa qua, có thể khẳng định đây là hướng đi đúng đắn của chi nhánh ngân hàng, hoạt động này đã mang lại những thành công lớn cho ngân hàng, bên cạnh việc thực hiện đúng các chính sách của Nhà nước và Ngân hàng cấp trên còn mang lại lợi nhuận cao và rủi ro ít cho ngân hàng; dư nợ cho vay hộ sản xuất tăng trưởng không ngừng qua từng năm, và luôn cao hơn so với tốc độ chung của cảchi nhánh; nợ quá hạn và nợ xấu ngày càng giảm dần, giảm mạnh cả số tương đối và tuyệt đối qua các năm; thu nhập và tỷ lệ đóng góp của thu nhập từ hoạt động cho vay hộ sản xuất ngày càng tăng; vòng quay vốn cho vay hộ sản xuất luôn được đảm bảo; cùng với đó là sự hài lòng của các khách hàng vay vốn về hoạt động cho vay của ngân hàng. Nhìn chung thì hoạt động cho vay hộ sản xuất là có chất lượng tốt. Đạt được sự thành công này là sự đóng góp nhiệt tình của nhiều phía: - Về phía ngân hàng đó là sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo trong việc xác định và đưa ra các chủ trương, chính sách hoạt động đúng đắn, sự quan tâm giúp sức của ngân hàng cấp trên, sự năng nỗ nhiệt tình, năng lực làm việc của CBTD trong công tác cho vay, mở rộng cho vay tối đa và hạn chế rủi ro tín dụng đến mức có thể. - Về phía khách hàng đó là sự tin tưởng của nhân dân đối với ngân hàng, sự hợp tác nhiệt tình của các hộ sản xuất, khả năng và quyết tâm vay vốn làm giàu chính đáng, thiện chí và ý thức trả nợ của khách hàng. - Về phía các tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương đó là sự hợp tác nhiệt tình, cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời về khách hàng vay vốn cho ngân hàng, giải quyết nhanh chóng các thủ tục công chứng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy xác nhận giúp các hộ sản xuất có thể vay được vốn một cách nhanh chóng. Có thể nói đề tài đã thành công khi giải quyết tốt vấn đề đặt ra, đó là tìm hiểu, đánh giá về chất lượng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng trị trong thời gian 3 năm từ 2009 – 2011.

pdf74 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c SVTH: Hà Văn Thực 45 Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng + Ngành SXNN. Do nông nghiệp là đối tượng cho vay chính của ngân hàng nên dư nợ của ngành này tương đối cao và tất nhiên xảy ra tính trạng nợ quá hạn là không thể tránh khỏi. Tình trạng nợ quá hạn ngành SXNN tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2009, nợ quá hạn ngành này là 7.747 triệu đồng, chiếm 62% tổng dư nợ quá hạn cho vay HSX. Đến năm 2010, dư nợ quá hạn tăng lên 1.350 triệu đồng đạt 9.097 triệu đồng, chiếm 64% tổng nợ quá hạn. Năm 2011, nợ quá hạn cho vay SXNN đạt 9.751 triệu đồng, chiếm 67% tổng nợ quá hạn. Tốc độ tăng của dư nợ quá hạn cho vay SXNN năm 2010/2009 là 17,4% cao hơn so với dư nợ quá hạn chung là 13,8%. Năm 2011/2010 là 7,2% cao hơn tốc độ tăng của nợ quá hạn cho vay HSX chung là 2,4%.Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ quá hạn của ngành trong năm 2009 và 2010 đều thấp hơn nhưng năm 2011 lại cao hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn chung khi cho vay HSX. Do đó, trong thời gian tới ngân hàng cần có biện pháp để thu hồi các khoản nợ này. + Ngành đánh bắt thủy, hải sản. Ngành này có tỷ lệ nợ quá hạn biến động cùng với sự biến động của dư nợ cho vay, tuy nhiên có tốc độ tăng lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của dư nợ quá hạn nói chung, cụ thể: Năm 2009 dư nợ quá hạn ngành đánh bắt thủy hải sản là 1.374 triệu đồng, chiếm 11% tổng nợ quá hạn. Năm 2010, dư nợ quá hạn ngành này tăng so với năm 1009 là 24,1% tương ứng tăng 331 triệu đồng đạt 1.706 triệu đồng, chiếm 12% tổng nợ quá hạn. Năm 2011, dư nợ quá hạn đạt 2.183 triệu đồng, tăng 28% so với năm 2010, chiếm 15% tổng nợ quá hạn. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ quá hạn của ngành này luôn biến động cao hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn chung khi cho vay HSX. + Ngành dịch vụ nông nghiệp. Ngành này có DSCV, DSTN và DN là khá nhỏ do đó dư nợ quá hạn cũng thấp, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại cao hơn so với bình quân chung. Cụ thể, năm 2009 dư nợ quá hạn của ngành là 625 triệu đồng, chiếm 5% tổng nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn là 24,29%. Năm 2010, dư nợ quá hạn giảm 9% đạt 569 triệu đồng, chiếm 4% với tỷ lệ nợ quá hạn là 14,09%. Và tính đến cuối năm 2011 dư nợ quá hạn là 728 triệu đồng, tăng so với cuối năm 2010 159 triệu tương ứng tăng 28%. Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực 46 Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng + Các ngành khác. Qua bảng ta thấy dư nợ quá hạn của ngành vẫn khá cao, cụ thể: Năm 2009, dư nợ quá hạn là 2.749 triệu đồng, chiếm 22% với tỷ lệ nợ quá hạn là 11,88%. Năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống còn 8,85%, dư nợ quá hạn tăng nhẹ đạt 2.843 triệu đồng, chiếm 20%. Năm 2011, dư nợ quá hạn giảm xuồng 33,5% tương ứng giảm gần 1.000 triệu đồng đạt 1.892 triệu đồng, chiếm 13% với tỷ lệ nợ quá hạn là 4,67%. Có thể thầy nợ quá hạn đạt con số khá lớn trong năm 2009 và 2010 rồi giảm mạnh trong năm 2011, lý do của việc này được giải thích là do ngân hàng muốn tập trung cho vay tam nông nên đã quyết tâm thu hồi các khoản nợ này, trong năm vừa rồi ngân hàng đã phối hợp với các tổ chức trính trị, đoàn thể để thu cho bằng được các khoản nợ xấu này, do đó số dư nợ xấu đã giảm. Để thấy rõ hơn mức độ rủi ro của ngân hàng, ta đi vào phân tích dư nợ xấu trong hoạt động cho vay HSX: Bảng 2.13: Tình hình nợ xấu HSX theo ngành nghề kinh tế trong 3 năm vừa qua. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Dư nợ nợ xấu 4.729 100 2.162 100 1.648 100 -SXNN 2.837 60 1.402 65 1.002 61 -Đánh bắt thủy, hải sản 473 10 270 12 240 15 -Dịch vụ nông nghiệp 142 3 50 2 105 6 -Khác 1.277 27 440 20 301 18 (Nguồn: Báo cáo NHNo Hải Lăng) Qua bảng ta có thể thầy dư nợ xấu của ngành SXNN qua từng năm luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ xấu, kế đến là các ngành khác như tiểu thủ công nghiệp, buôn bán, tiếp đến là ngành đánh bắt thủy hải sản, và cuối cùng là ngành dịch vụ nông nghiệp. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực 47 Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng Tiểu kết 4:Dư nợ quá hạn và dư nợ xấu trong hoạt động cho vay HSX biến động qua từng năm và có xu hướng giảm về tỷ lệ tương đối, mức tăng của dư nợ quá hạn nhỏ hơn so với mức tăng của dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu giảm dần qua từng năm là cơ sở cho chúng ta thấy hoạt động cho vay HSX là có chất lượng. 2.2.2.5. Phân tích vòng quay vốn cho vay HSX Vòng quay vốn cho vay phản ánh tốc độ chu chuyển vốn của ngân hàng. Vòng quay này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, kỳ thu tiền bình quân, hiệu quả hoạt động và thiện chí trả nợ của khách hàng. Với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nông thôn đa số có chu kỳ kinh doanh ngắn nhưng hiệu quả không cao, do đó dư nợ cho vay duy trì khá đều đặn, bên cạnh đó là việc các hộ vay trung hạn có chua kỳ luân chuyển vốn dài vì thế mà vòng quay vốn không cao. Bảng 2.14: Vòng quay vốn cho vay HSX trong 3 năm vừa qua. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Số tiền Số tiền Doanh số thu nợ 159.025 165.735 254.042 Dư nợ bình quân 110.358 146.882,5 168.000,5 Vòng quay vốn cho vay HSX 1,44 1,13 1,51 Vòng quay chung 1,43 1,19 1,57 Qua bảng ta thấy, vòng quay vốn cho vay HSX biến động nhẹ trong 3 năm vừa qua, và khá đồng đều với vòng quay vốn cho vay chung của cả chi nhánh, cụ thể: Năm 2009, con số này là 1,44 vòng; năm 2010 là 1,31 vòng; năm 2011 là 1,51 vòng. Nhìn chung thì mỗi năm đồng vốn của ngân hàng luôn quay được hơn một vòng, năm 2011 là hơn 1,5 vòng, chứng tỏ rằng hoạt động cho vay của ngân hàng đối với hộ sản xuất là có chất lượng. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực 48 Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng 2.2.2.6. Phân tích khả năng sinh lời của đồng vốn cho vay HSX Bảng 2.15: Mức sinh lời của đồng vốn cho vay HSX trong 3 năm vừa qua. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Số tiền Số tiền Thu lãi cho vay HSX 13.762 22.197 38.901 Dư nợ bình quân 110.357 146.883 168.001 Mức sinh lời của đồng vốn cho vay HSX(%) 12,47 15,11 23,16 Mức sinh lời chung(%) 13,42 16,6 21,99 Qua bảng ta có thể nhận thấy mức sinh lời khi cho vay HSX tăng qua từng năm, tuy nhiên so với bình quân chung của cả chi nhánh thì thấp hơn. Cụ thể, năm 2009 mức sinh lời cho vay HSX là 12,47%. Năm 2010 con số này tăng lên đạt 15,11%. Và năm 2011 là 23,16%. Sự tăng trưởng của mức sinh lời như vậy là rất tốt, ngoài mục tiêu thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước thì cho vay đối tượng này cũng mang lại mức sinh lời khá cao. Ngoài ra ta xét thêm tỷ lệ thu lãi từ hoạt động cho vay HSX so với tổng thu nhập chung, và được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.16: Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay HSX. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Số tiền Số tiền Thu lãi cho vay HSX 13.762 22.197 38.901 Tổng thu nhập 25.347 33.021 47.993 Tỷ lệ thu nhập(%) 54,29 67,22 81,06 (Nguồn: Báo cáo NHNo Hải Lăng) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực 49 Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng Qua bảng trên ta thấy rằng hoạt động cho vay đối với HSX mang lại thu nhập rất cao, và tỷ lệ này tăng dần qua từng năm, cụ thể: Năm 2009, tỷ lệ thu nhập khi cho vay HSX là 54,29%, năm 2010 tăng lên đạt 67,22% và năm 2011 là 81,06%.Trong một vài năm qua, ngân hàng luôn quan tâm đến sự phát triển kinh tế hộ sản xuất, đã cung ứng vốn lớn cho các HSX, vì thế mà thu nhập từ lãi cho vay HSX mang tới cho ngân hàng là rất lớn. Sự tăng trưởng của thu nhập khi cho vay HSX chứng tỏ hoạt động này là có chất lượng tốt. B. Đánh giá ngoài. Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về hoạt động cho vay của ngân hàng . Phương pháp đánh giá ngoài được sử dụng đó là thiết lập phiếu điều tra khách hàng. Quy trình thực hiện như sau: -Xây dựng phiếu điều tra: Căn cứ để xây dựng là dựa vào sự tìm hiểu, tham khảo các mô hình điều tra trước đây như mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ SERVQUAL, cùng với đó là sự tìm hiểu bảng hỏi của các anh chị khóa trước cũng như việc phỏng vấn thử một số hộ sản xuất sau đó hoàn chỉnh mẫu phiếu điều tra và tiến hành điều tra toàn bộ các hộ đã chọn. - Nội dung của phiếu điều tra gồm: + Thông tin về khách hàng là các hộ sản xuất như tuổi, giới tính, trình độ học vấn. + Tình hình vay vốn tại ngân hàng theo các tiêu chí như số lần vay, mục đích vay + Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về hoạt động cho vay của ngân hàng trên các phương diện như phong cách, thái độ phục vụ của CBTD, mức cho vay, phương thức trả gốc và lãi -Phương pháp chọn mẫu được dùng là chọn mẫu thuận tiện nhằm tranh thủ thời gian trong quá trình thực tập tại ngân hàng. -Cách thức điều tra là gặp gỡ trực tiếp khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng để đưa phiếu điều tra, rồi hướng dẫn họ những câu mà họ thấy khó hiểu về mặt ngữ nghĩa. -Phương pháp xử lý số liệu thu thập được: sử dụng phần mềm SPSS để nhập số liệu rồi đưa ra kết quả thống kê mô tả. Đại học Kin h tế H ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực 50 Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng -Số phiếu phát ra là 90 bảng hỏi, thu về là 80, có 10 bảng bị loại, tỷ lệ thành công là 88,89%. Kết quả điều tra: Khách hàng đến vay vốn tại NHNo Hải Lăng chủ yếu là nam (chiếm 73,8%), trình độ học vấn của các HSX chủ yếu là cấp 2 (chiếm 70%), và độ tuổi là 31 -> 50 tuổi (chiếm 60%), đa số đều vay vốn tại ngân hàng trên 2 lần (71,2%), còn lại 28,8% là khách hàng vay lần đầu, đây chủ yếu là thành quả của việc CBTD năng nỗ trong việc tìm kiếm khách hàng cho ngân hàng. Các hộ sản xuất vay vốn chủ yếu là để chăn nuôi, trồng trọt (chiếm 50%), kế đến là mua, sửa ghe và lưới (chiếm 45%).Và các HSX thường vay vốn với thời gian ngắn (58,8%). Có thêm một thành công của ngân hàng nữa đó là đa số HSX (53,8%) sẽ tiếp tục vay vốn tại ngân hàng này1. Đánh giá của các HSX về hoạt động cho vay của ngân hàng:  Thái độ của CBTD tại NHNo Hải Lăng. Biểu đồ 2.1: Đánh giá của khách hàng về thái độ của CBTD tại NHNo Hải Lăng Con người là yếu tố quyết định thành bại của một doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là ngành ngân hàng, trong đó thái độ, cách cư xử của nhân viên tín dụng có tác động rất lớn đến hiệu quả của hoạt động tín dụng của ngân hàng. Qua điều tra các hộ sản xuất đến vay vốn tại ngân hàng thấy có 64% cho rằng thái độ của CBTD là nhiệt tình, vui vẻ; 36% cho rằng là bình thường; và 0% chọn là không nhiệt tình. Như vậy, có thể nói rằng CBTD ở NHNo Hải Lăng có thái độ làm việc, xử sự với khách hàng là rất tôt, luôn niểm nở đón tiếp khách hàng. 1Xem phụ lục 1,2,3,4,5,6,7. 64% 36% Thái độ CBTD Nhiệt tình, vui vẻ Bình thường Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực 51 Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng Về thời gian vay vốn. Biểu đồ2.2: Đánh giá của khách hàng về thời gian vay vốn. Theo bảng 11 ta có, 75% khách hàng đồng ý với thời gian vay vốn mà ngân hàng đưa ra, có 12% khách hàng chọn là dài, tức là họ chỉ cần vay vốn với thời gian ít hơn, thời gian dài họ không chủ động được nguồn trả nợ, thêm vào đó là lãi suất tăng cao; và có 13% khách hàng chọn là ngắn, không thể trả hết nợ, việc này xãy ra là do với một số khách hàng vay vốn lần đầu, họ sợ với thời gian vay như vậy thì không thể có đủ tiền để trả cho ngân hàng. Do đó, trong thời gian tới nếu ngân hàng muốn mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay HSX thì nên chú ý đến vấn đề này. Về bộ hồ sơ vay vốn. Biểu đồ2.3: Đánh giá của HSX về bộ hồ sơ vay vốn 12% 75% 13% Thời gian vay vốn Dài Phù hợp Ngắn, không thể trả hết nợ 35% 56% 9% Bộ hồ sơ vay vốn Dễ hiểu Chấp nhận được Khó hiểu Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực 52 Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng Hiện nay thì bộ hồ sơ vay vốn đã được đơn giản hóa hơn nhiều để có thể phù hợp với trình độ của khách hàng hơn, tuy nhiên khi nó đến với bà con ở nông thôn thì sẽ như thế nào? Theo kết quả điều tra, có 56% ý kiến cho rằng bộ hồ sơn là chấp nhận được, tức là không khó mà cũng không phải là dễ; 35% cho rằng bộ hồ sơ là dễ hiểu, một mặt là do các khách hàng này là người có chữ, mặt khác là khách hàng lâu năm nên quen với bộ hồ sơ này; và có 9% cho rằng bộ hồ sơ vay vốn là khó hiểu, chủ yếu là do trình độ học vấn của khách hàng và một phần do sự hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ còn chưa nghiêm túc của CBTD. Về phương thức trả lãi và gốc của ngân hàng. Biểu đồ2.4: Đánh giá của HSX về phương thức trả lãi và gốc của ngân hàng Khi tìm hiểu về phương thức trả lãi và gốc của ngân hàng thì có được kết quả như sau: có 79% chọn là phù hợp; 11% chọn là trả nhiều kỳ, phiền phức, chủ yếu là việc vay ngắn hạn và hàng quý phải trả lãi; và có 10% chọn là trả ít kỳ, không đủ khả năng trả nợ, chủ yếu là việc vay trung hạn 6 tháng và 12 tháng trả bớt nợ gốc. Như vậy, nhìn chung thì phương thức trả lãi và gốc của ngân hàng No Hải Lăng như vậy là khá tốt, tuy nhiên trong thời gian tới cần quan tâm hơn đến việc thỏa thuận về phương thức trả nợ gốc và lãi với khách hàng. 79% 11% 10% Phương thức trả lãi và gốc Phù hợp Trả nhiều kỳ, phiền phức Trả ít kỳ, không đủ khả năng trả nợ Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực 53 Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng Về mức cho vay. Biểu đồ2.5: Đánh giá của khách hàng về mức cho vay của ngân hàng Theo kết quả điều tra thì có 67% khách hàng trả lời là phù hợp với nhu cầu thực tế và có 35% trả lời là thấp so với nhu cầu thực tế, do đó họ phải vay nóng bên ngoài hoặc mượn thêm sổ đỏ của bà con, bạn bè để vay thêm tại ngân hàng, việc này tiềm ẩn rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Vì thế, ngân hàng cần chú ý đến vấn đề này khi ấn mức cho vay sao cho phù hợp với cả hai bên. 2.2.3. Đánh giá chung về chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất 2.2.3.1. Kết quả đạt được Qua những phân tích trên, ta có thể đưa ra kết luận rằng hoạt động cho vay đến hộ sản xuất là có chất lượng khá tốt. Thể hiện: Một là: Tỷ trọng cho vay HSX ngắn hạn cao hơn trung hạn là hướng đi đúng đắn của ban lãnh đạo ngân hàng, bước đầu mang lại kết quả thành công cho cả ngân hàng. Hai là: Doanh số cho vay ở ngân hàng năm sau luôn cao hơn năm trước, quy mô dư nợ không ngừng tăng trưởng, cung ứng vốn đến các ngành nghề khác nhau của nền kinh tế. DSCV tăng cao là cơ sở để ngân hàng thực hiện việc mở rộng hoạt động cho vay, tăng thu nhập cho ngân hàng. Ba là: Công tác thu nợ được chú trọng đúng mức, doanh số thu nợ tăng trưởng mạnh qua từng năm, việc phân loại nợ quá hạn, nợ xấu được tiến hành thường xuyên, tỷ lệ quá hạn, nợ xấu giảm theo từng năm. 67% 33% Mức cho vay Phù hợp với nhu cầu Thấp so với thực tế Đại học Ki tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực 54 Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng Bốn là: Đồng vốn của ngân hàng được xoay vòng khá nhanh, tạo điều kiện để tăng thu nhập cho ngân hàng. Năm là: Tỷ lệ thu lãi từ hoạt động cho vay HSX ngày càng tăng, đóng góp một phần lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Sáu là: Sự hài lòng của khách hàng với ngân hàng là khá lớn, CBTD khá nhiệt tình với khách hàng vay vốn, các quy định về lãi suất, kỳ hạn vay vốn, kỳ hạn trả nợ, mức cho vay là khá phù hợp với điều kiện của các HSX. Bảy là: Việc khoán chỉ tiêu cho từng CBTD trong thời gian qua đã gặt hái được nhiều thành công, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho vay HSX. 2.2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân a. Một số hạn chế. Như đã nói ở trên, chi nhánh NHNo Hải Lăng có chất lượng hoạt động cho vay HSX là khá tốt, tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế như sau: Thứ nhất: Cơ sở vật chất của ngân hàng còn khiêm tốn, nhiều khi máy móc gặp sự cố thì không tiến hành giải ngân cho bà con được, phải chờ đợi khá lâu. Thứ 2: Dư nợ cho vay HSX có tăng trưởng nhưng tốc độ khá chậm trong năm 2011, dư nợ cho vay với ngành dịch vụ nông nghiệp còn khá khiêm tốn mặc dù đây là ngành có tiềm năng lớn. Thứ 3: Mối quan hệ giữa dư nợ cho vay và dư nợ xấu của hoạt động cho vay trung hạn là chưa cân đối, hoạt động này còn có nhiều rủi ro. Thứ 4: Vòng quay vốn cho vay HSX khá cao nhưng vẫn nhỏ hơn so với bình quân chung của cả chi nhánh, làm chậm lại sự chu chuyển đồng vốn chung của cả chi nhánh. Thứ 5: Cơ cấu cho vay các ngành nghề kinh tế còn chưa cân đối, tập trung quá nhiều cho sản xuất nông nghiệp trong khi ngành này lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do việc sản xuất kinh doanh của họ còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Thứ 6: Nguồn vốn huy động từ dân cư chưa đủ để ngân hàng thực hiện cấp tín dụng nên phải vay vốn của ngân hàng cấp trên. Bảy là:Sự không hài lòng của các hộ sản xuất đến vay vốn tại ngân hàng vần còn, chủ yếu là phong cách làm việc của CBTD và sự khó khăn trong việc tiếp cận thủ tục vay vốn của ngân hàng . Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực 55 Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng b. Nguyên nhân của những hạn chế trên. Nguyên nhân khách quan. - Điều kiện tự nhiên: Hạn hán, bão lụt liên tục xãy ra qua từng năm đã ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng, bên cạnh đó tình hình dịch bệnh cũng xãy ra trong những năm gần đây như dịch lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm[8] đã ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất dẫn đến chậm trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. - Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém đã ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của ngân hàng, hệ thống giao thông đường bộ chất lượng kém, ở các xã như Hải Khê, Hải Vĩnhchủ yếu là đường đỏ, mùa mưa kéo dài nên rất lầy lội đã làm ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, giám sát trước và sau khi cho vay của CBTD, hệ thống kênh mương thủy lợi chưa được quan tâm đầu tư đúng mức nên khi hạn hán xãy ra thì không đủ nước tưới cho cây lúa dẫn đến năng suất lúa không ổn định, do đó ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng. - Sự biến động về kinh tế, chính trị của thế giới đã làm cho giá cả một số mặt hàng tăng mạnh như giá lúa gạo, cám, giá phân bón, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi[9] làm tăng chi phí đầu tư của hộ sản xuất và gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn cho hoạt động cho vay của ngân hàng. Nguyên nhân chủ quan. Từ phía khách hàng: - Sư dụng vốn sai mục đích: Một số HSX đã sử dụng vốn vay sai với mục đích ghi trong hợp đồng vay vốn như để trả nợ bên ngoài, chơi hụi, vay cho bạn bè, người thân đi nước ngoài gây ra những rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng. - Ý thức trả nợ của một số HSX còn chưa cao, dây dưa trong việc trả nợ, thậm chí còn không chịu trả nợ khi CBTD đến tận nhà đòi hoặc bỏ trốn vào các thành phố lớn làm ăn nhằm trốn nợ làm cho nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng tăng lên. Từ phía ngân hàng: - Chưa chấp hành tốt quy trình cho vay: Do CBTD thiếu thông tin về khách hàng, hộ sản xuất rất đông, trải rộng trên địa bàn huyện, đồng thời với ý nghĩ giải quyết hồ sơ nhanh gọn cho các HSXC, tránh đi lại nhiều lần nên việc kiểm tra Đại học Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực 56 Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng trước, trong và sau khi cho vay chưa được quan tâm đúng mức. Quá trình kiểm tra sau khi cho vay có phát hiện sử dụng vốn sai mục đích nhưng giải quyết chưa triệt để, nợ quá hạn phát sinh và kéo dài. - Việc đánh giá, thẩm định khách hàng cá nhân còn mang tính kinh nghiệm, chưa có một cơ sở khoa học nào, do đó chỉ với một sự quen biết thì HSX rất dễ vay được vốn với mức cho vay khá cao (50 triệu đồng), điều này tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng. Trong khi đó, các khoản vay trên 50 triệu phải có TSĐB thì quy trình đến khi giải ngân diễn ra khá chậm chạp, thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian của ngân hàng và khách hàng. - Công tác đào tạo và đào tạo lại CBTD vẫn chưa được tiến hành thường xuyên. - Chính sách tín dụng của ngân hàng chưa được triển khai cụ thể, đúng tiến độ nên chưa đạt được hiệu quả cao. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực 57 Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN HẢI LĂNG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Định hướng chung của NHNo&PTNT huyện Hải Lăng trong thời gian tới Căn cứ mục tiêu cụ thể, chương trình nhiệm vụ của ngân hàng cấp trên giao và định hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, NHNo Hải Lăng phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu cụ chủ yếu như sau: - Nguồn vốn tăng trưởng tối thiểu 35% so với năm 2011, trong đó huy động tiền gửi từ dân cư chiếm 65 – 75%. - Dư nợ tăng trưởng tối thiểu 27% so với năm 2011, trong đó dư nợ nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng khoảng 80% tổng dư nợ. - Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 15% trong đó tỷ lệ nợ xấu dưới 2% so với tổng dư nợ. 3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong cho vay HSX a. Thuận lợi. - Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương các xã và UBND huyện trong việc tạo điều kiện để khách hàng vay vốn xác nhận các giấy tờ liên quan. - Được NHNN cung ứng vốn để đảm bảo không thiếu cho cho khu vực tam nông. - Là ngân hàng có thời gian hoạt động rất lâu năm nên đã nắm rất rõ tình hình của người dân, có số lượng khách hàng truyền thống đông đảo. - Trụ sở chi nhánh đặt tại trung tâm của thị trấn Hải Lăng, cùng với đó là sự hiện diện của 2 phòng giao dịch được đặt ở những nơi đông dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất để giao dịch với khách hàng. - Ngân hàng có hệ thống cơ sở vật chất khá đẩy đủ và hiện đại, có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu giao dịch của khách hàng, trụ sở khang trang tạo niềm tin cho khách hàng trong việc gửi tiền, mở tài khoản - Mối CBTD phụ trách 2 xã trong huyện đã tạo điều kiện thuận lợ để áp sát địa bàn, nắm bắt kịp thời các thông tin và tạo lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực 58 Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng b. Khó khăn. - Trên địa bàn còn có các tổ chức tín dụng khác thực hiện việc huy động vốn như Ngân hàng Chính sách xã hội và quỹ tín dụng nhân dân xã Hải Phú nên khả năng thu hút vốn từ dân cư và các tổ chức bị chia sẽ. - Điều kiện giao thông nông thôn của huyện đã được các cấp chính quyền quan tâm mở rộng, nhưng các hộ vay vốn phân tán khắp nơi đã gây không ít khó khăn cho CBTD trong công tác thẩm định cho vay và thu hồi nợ, đối chiếu và xử lý nợ quá hạn - Khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các hộ sản xuất có số lượng đông đảo, địa bàn rộng, món vay có giá trị nhỏ nên công tác quản lý vốn vay gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều chi phí cho ngân hàng. - Hải Lăng là huyện có khi hậu khắc nghiệt, mùa mưa kéo dài, mùa nắng thì chịu ảnh hưởng của gió Lào khô nóng đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các HSX. 3.3. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay HSX của ngân hàng trong thời gian tới.  Tăng cường công tác huy động vốn tại địa phương. Thực hiện có kết quả công tác huy động vốn là cơ sở để ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, tăng trưởng dư nợ. Hiện nay, trên địa bàn huyện ngoài NHNo Hải Lăng còn có 2 tổ chức tín dụng khác thực hiện việc huy động vốn của nhân dân nữa là ngân hàng Chính sách xã hội huyện và quỹ tín dụng nhân dân xã Hải Phú, cùng với đó là sự xuất hiện của các tổ chức tín dụng đen thường xuyên huy động vốn của người dân với lãi suất rất cao. Vì thế, trong thời gian tới ngân hàng cần đưa ra các giải pháp để thu hút dòng tiền của dân cư và các tổ chức. Một số biện pháp được tôi đưa ra là: - Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng: tăng cường công tác tiếp thị, nâng cao chất lượng phụ vụ khách hàng, luôn xem khách hàng là thượng đế, ngân hàng có hoạt động được hay không một mặt là nhờ lòng tín của dân chúng, tạo được lòng tin cho dân chúng, tạo tâm lý an toàn, thoải mái cho khách hàng sẽ thu hút được nhiều cá nhận, tổ chức đến giao dịch với ngân hàng, vận dụng chính sách lãi suất linh hoạt để khai thác tối đa những nguồn vốn có lãi suất thấp, nguồn vốn nhỏ lẻ trong dân cư, đảm Đại ọc Kin h t Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực 59 Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng bảo tăng trưởng nguồn vốn ổn định, có đủ nguồn vốn để ngân hàng cấp tín dụng không phải đi vay của cấp trên nữa. - Đa dạng hóa các hình thức huy động: cần mở rộng các hình thức huy động vốn phù hợp với nhu cầu và tâm lý của người dân, như đưa ra các sản phẩm tiền gửi tính lãi bình thường theo ngày, lãi trả trước; liên kết với các tổ chức hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế chính trị để tiến hành trả lương qua thẻ, hay thu hút các quỹ hoạt động của các tổ chức - Chính sách khuyến khích đối với khách hàng: cần có những dịch vụ ưu đãi như tiết kiệm có thưởng hoặc quà tặng vào các dịp lễ, tết cho các tài khoản, sổ tiết kiệm có số dư tiền gửi lớn, thời hạn gửi dài hay những khách hàng lâu năm. - Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở vật chất trong ngân hàng để khách hàng cảm thấy thoải mái khi tới giao dịch với ngân hàng. Mở rộng cho vay đi đôi với quản lý tốt từng món vay. Triển khai thực hiện kế hoạch của ngân hàng trong năm 2012 là mở rộng hoạt động cho vay, chú ý đến cho vay tam nông. Tuy nhiên, mở rộng cho vay phải gắn liền với quản lý tốt từng món vay, đảm bảo hoạt động cho vay HSX là có chất lượng. Do đó, để mở rộng việc cho vay cần phát huy hơn nữa việc cho vay thông qua các tổ. Vì thông qua tổ ngoài trách nhiệm tìm kiếm khách hàng thông qua các cuộc họp như họp phụ nữa, thanh niên, hội cựu chiến binh còn hướng dẫn bà con lập hồ sơ vay vốn, đôn đốc trả nợ đúng hạn, giúp đỡ lẫn nhau trong việc học hỏi các hộ kinh doanh giỏi trên địa bàn và trên cả nước, tuy nhiên cần hạn chế những khiếm khuyết khi cho vay qua tổ như việc tổ trưởng lạm dụng quyền hạn để bắt ép bà con, làm việc theo tình cảm. Rút ngắn quy trình cho vay. Đối với những hộ sản xuất quen thuộc, lâu năm thì quá trình vay vốn có thể diễn ra nhanh hơn vì CBTD đã có được thông tin về khách hàng đó, có thể không phải hướng dẫn họ cách lập hồ sơ vay vốn rút ngắn thời gian tạo điều kiện cho HSX vay vốn nhanh chóng và tăng năng suất lao động của CBTD; đối với những HSX là khách hàng lần đầu giao dịch với ngân hàng thì CBTD cần niềm nở đón tiếp và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn một cách cụ thể, tranh thủ thời gian rảnh để về địa bàn xem xét, xác minh thông tin rồi đưa ra quyết định đối với khách hàng. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực 60 Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng Nghiên cứu khách hàng. Công tác cho vay đến HSX chủ yếu là cho vay khách hàng cá nhân, CBTD thẩm định khách hàng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mà không có một cơ sở khoa học nào do đó vẫn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, do đó ban lãnh đạo ngân hàng cần đưa ra một số chỉ tiêu để chấm điểm, xếp hạng khách hàng một cách khách quan và có cơ sở hơn. Cùng với đó là việc tìm hiểu khách hàng kỹ hơn thông qua chính quyền địa phương, lịch sử quan hệ với ngân hàng, hay những khách hàng có quen biết với khách hàng đó. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ của CBTD. Ban lãnh đạo ngân hàng cần thường xuyên tiến hành các khóa tập huấn để phổ biến cơ chế tín dụng, thể lệ tín dụng, cập nhật các chính sách mới, những phần mềm quản lý tín dụng mới, cũng như cử nhân viên tín dụng tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm với các ngân hàng bạn, ngân hàng cấp trên để nâng cao hơn nữa năng lực nghiệp vụ, giúp cho hoạt động cho vay diễn ra nhanh và có chất lượng hơn.  Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay đến hộ sản xuất. Thứ nhất là chi nhánh cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc cho vay HSX với những món vay có giá trị lớn ở 2 phòng giao dịch Hội Yên và Nam Hải Lăng nhằm hạn chế những rủi ro tiềm ẩn; thứ hai là việc ban lãnh đạo đốc thúc CBTD tăng cường công tác giám sát việc sử dụng vốn vay của các HSX định kỳ hoặc bất thường nhằm hướng họ sử dụng vốn đúng mục đích, tránh gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Hiện đại hóa cơ sở vật chất ở ngân hàng. Hiện nay các máy móc thiết bị phục vụ cho công tác cho vay của ngân hàng còn hạn chế, khi bị hư hỏng thì các công đoạn sau không thực hiện được dẫn đến các hộ sản xuất phải chờ đợi lâu, có khi mất cả ngày vẫn không vay được vốn. Vì vậy, ngân hàng cần có giải pháp, kiến nghị với ngân hàng cấp trên để nâng cấp trang thiết bị, phục vụ tốt nhất cho hoạt động của mình.  Tăng cường công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, nợ xử lý rủi ro. Ngân hàng luôn cố gắng để các khoản nợ quá hạn không xảy ra bằng cách sàng lọc, phân tích, thẩm định thật kỹ khách hàng vay vốn, tuy nhiên vẫn để xãy ra hiện tượng nợ quá hạn, nợ xấu. Do đó, trong thời gian tới ngân hàng cần tăng cường công tác thu hồi các khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro như CBTD thường xuyên gửi giấy báo Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực 61 Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng nợ, gọi điện hay tới tận nhà để đòi nợ; liên hệ với tổ trưởng thúc giục các hộ sản xuất tới ngân hàng trả nợ; liên hệ với chính quyền địa phương các cấp các ngành có các biện pháp về hành chính, họp dân để xử lý nợ thu hồi quá hạn, nợ xấu, nợ tồn đọng. Theo kinh nghiệm của một số tỉnh thì một trong số các biện pháp được đưa ra để thu hồi các khoản nợ này có hiệu quả là việc CBTD thông qua các tổ phụ nữ, tổ thanh niên, hội cựu chiến binh để tiến hành các cuộc họp theo từng thôn, từng đội để nêu tên những hộ nợ quá hạn ngân hàng, sau đó mỗi buổi sáng nêu tên nhắc nhở họ qua loa đài ở địa phương, việc này đã gây ra tâm lý khó chịu cho các hộ mắc nợ này, vì người dân ở vùng quê thường rất e ngại việc xấu của mình được công khai như vậy, nhờ đó mà ngân hàng đã khá thành công trong việc thu hồi nợ.  Tiếp tục phát huy việc khoán chỉ tiêu cho từng CBTD. Việc khoán chỉ tiêu về huy động vốn, dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, thu nợ xử lý rủi ro cho từng CBTD, trên cơ sở đó để đưa ra các hình thức thưởng, phạt về mặt vật chất và tinh thần cho họ. Việc khoán chỉ tiêu này một mặt tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, mặt khác lại hạn chế được tình trạng gia tăng của nợ quá hạn và nợ xấu. 3.4. Kiến nghị Việc đưa ra các giải pháp chỉ mang tính chủ quan của riêng tôi, và để có thể triển khai tốt các giải pháp trên, tôi xin có một vài kiến nghị sau: Kiến nghị với Nhà nước. - Nghị định 41 đã được ban hành được gần 2 năm, tuy nhiên hiện nay việc một hộ sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp có thể vay được mức vốn tối đa là 50 triệu là rất khiêm tốn. Do đó, Chính phủ cần có các thông tư hướng dẫn, chỉ rõ cho các tổ chức tín dụng cũng như các hộ sản xuất biết các điều kiện cụ thể để vay được số tiền đó. - Về việc cấp và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất ruộng phải được triển khai nhanh chóng, minh bạch và tiện lợi cho người dân, vì đối với những hộ vay vốn lâu năm thì việc đổi lại sổ đỏ mới như hiện nay (sổ hồng) là khá khó khăn do thiếu thông tin. Đại ọ Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực 62 Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng Kiến nghị với NHNo&PTNT Hải Lăng. - Ngân hàng cần tăng cường công tác huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức, đoàn thể nhằm hạn chế tối đa việc phải đi vay của ngân hàng cấp trên và của NHNN. - Phối hợp với các chính quyền địa phương để xử lý thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ tồn đọng. - Thực hiện việc khen thưởng và kỷ luật đối với việc hoàn thành các chỉ tiêu được giao của từng CBTD và giám đốc của các phòng giao dịch, thường xuyên quan tâm đến đời sống của các nhân viên ngân hàng, khích lệ họ làm việc có năng suất, hiệu quả. - Thường xuyên tổ chức các cuộc tập huấn và mở các khóa đào tạo nhằm bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của ngân hàng. - Việc vay vốn qua một số tổ còn chưa đạt hiệu quả, tổ trưởng còn lơ là trong việc tìm kiếm khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, đôn đốc khách hàng trả nợ Ngân hàng cần tìm hiểu, xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp như tăng tiền hoa hồng (mức hiện nay là 6% trên tổng tiền lãi), ưu tiên cho các tổ trưởng được vay vốn với lãi suất bằng 0% (như Ngân hàng chính sách đang làm), hoặc là giải tán tổ để thành lập các tổ khác có hiệu quả hơn. - Nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất cho ngân hàng để có thể tăng năng suất và hiệu quả làm việc của nhân viên ngân hàng. - Có những khoản phụ cấp để CBTD năng nỗ hơn trong công tác đi địa bàn kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và đôn đốc thu hồi nợ. Kiến nghị với chính quyền địa phương các xã của huyện Hải Lăng. - Giải quyết nhanh chóng những thủ tục để các hộ sản xuất có thể vay vốn được ở ngân hàng. - Nhiệt tình phối hợp với ngân hàng để thu hồi nợ xấu, nợ tồn đọng của ngân hàng. - Xác nhận đúng thực tế, đúng đối tượng, đủ điều kiện cụ thể đối với từ hộ xin vay vốn ngân hàng. - Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn về kiến thức khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ mới cho các hộ nông dân, tìm kiếm đầu ra cho các nông sản, các sản phẩm gia súc gia cầm Đại học Ki tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực 63 Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng Kiến nghị với các hộ sản xuất. - Các hộ sản xuất phải nhận thức được việc sử dụng vốn sai mục đích sẽ nhận lấy hậu quả như thế nào, qua đó hướng họ phải sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng. - Phải có ý thức tích lũy kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, tiếp thu có chọn lọc thành quả sản xuất của bên ngoài để ứng dụng cho việc sản xuất kinh doanh của chính mình; tích cực tham gia các buổi tập huấn, chuyển giao công nghệ để học tập và tích lũy kinh nghiệm, tiếp nhận kiến thức khoa học kỹ thuật về những đối tượng mà mình sắp đầu tưcó như vậy mới có đủ khả năng quản lý tốt đồng vốn vay. - Phải có ý thức và thiện chí trả nợ cho ngân hàng, hãy luôn nghĩ rằng mình vay vốn đó là vay của những người bà con bạn bè của mình chứ không phải vay của một ngân hàng có nhiều tiền. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực 64 Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng PHẦN 3. KẾT LUẬN Qua quá trình phân tích thực trạng hoạt động cho vay hộ sản xuất trong 3 năm vừa qua, có thể khẳng định đây là hướng đi đúng đắn của chi nhánh ngân hàng, hoạt động này đã mang lại những thành công lớn cho ngân hàng, bên cạnh việc thực hiện đúng các chính sách của Nhà nước và Ngân hàng cấp trên còn mang lại lợi nhuận cao và rủi ro ít cho ngân hàng; dư nợ cho vay hộ sản xuất tăng trưởng không ngừng qua từng năm, và luôn cao hơn so với tốc độ chung của cảchi nhánh; nợ quá hạn và nợ xấu ngày càng giảm dần, giảm mạnh cả số tương đối và tuyệt đối qua các năm; thu nhập và tỷ lệ đóng góp của thu nhập từ hoạt động cho vay hộ sản xuất ngày càng tăng; vòng quay vốn cho vay hộ sản xuất luôn được đảm bảo; cùng với đó là sự hài lòng của các khách hàng vay vốn về hoạt động cho vay của ngân hàng. Nhìn chung thì hoạt động cho vay hộ sản xuất là có chất lượng tốt. Đạt được sự thành công này là sự đóng góp nhiệt tình của nhiều phía: - Về phía ngân hàng đó là sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo trong việc xác định và đưa ra các chủ trương, chính sách hoạt động đúng đắn, sự quan tâm giúp sức của ngân hàng cấp trên, sự năng nỗ nhiệt tình, năng lực làm việc của CBTD trong công tác cho vay, mở rộng cho vay tối đa và hạn chế rủi ro tín dụng đến mức có thể. - Về phía khách hàng đó là sự tin tưởng của nhân dân đối với ngân hàng, sự hợp tác nhiệt tình của các hộ sản xuất, khả năng và quyết tâm vay vốn làm giàu chính đáng, thiện chí và ý thức trả nợ của khách hàng. - Về phía các tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương đó là sự hợp tác nhiệt tình, cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời về khách hàng vay vốn cho ngân hàng, giải quyết nhanh chóng các thủ tục công chứng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy xác nhận giúp các hộ sản xuất có thể vay được vốn một cách nhanh chóng. Có thể nói đề tài đã thành công khi giải quyết tốt vấn đề đặt ra, đó là tìm hiểu, đánh giá về chất lượng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng trị trong thời gian 3 năm từ 2009 – 2011. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Định hướng phát triển, Xem ngày 05/03/2012, huong-phat-trien.aspx [2]Báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hải Lăng các năm 2009, 2010, 2011. [3]Quyết định 499A/NHNo- TDNT ngày 02/09/1993 của NHNo Việt Nam, phụ lục số 1. [4] Nghị định của Chính phủ số 41-CP ngày 12/04/2010, Điều 1, tr. 2. [5] Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Điều 3, tr. 4. [6] Trần Quang Huy (2003), Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp, tr. 21-23. [7] Niên giám thống kê huyện Hải Lăng năm 2011, tr.25-35. [8], [9] Báo cáo tình hình KT-XH, QP-AN năm 2011 và kế hoạch phát triển KT- XH, QP-AN năm 2012 của UBND huyện Hải Lăng.Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2 3.1. Không gian.........................................................................................................2 3.2. Thời gian............................................................................................................2 3.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................2 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG.......................................................................................................4 1.1. Hộ sản xuất............................................................................................................4 1.1.1. Khái niệm........................................................................................................4 1.1.2. Đặc điểm kinh tế hộ sản xuất..........................................................................4 1.1.3. Vai trò của kinh tế hộ sản xuất đối với nền kinh tế ........................................5 1.2. Hoạt động cho vay hộ sản xuất .............................................................................6 1.2.1. Khái niệm cho vay ..........................................................................................6 1.2.2. Đặc điểm cho vay hộ sản xuất ........................................................................6 1.2.3. Vai trò của cho vay đối với phát triển kinh tế hộ sản xuất .............................7 1.3. Chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất ...........................................................7 1.3.1. Khái niệm về chất lượng hoạt động cho vay[6] .............................................7 1.3.1.1. Chất lượng hoạt động cho vay theo quan điểm của khách hàng..............8 1.3.1.2. Chất lượng hoạt động cho vay theo quan điểm của ngân hàng................8 1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất..............9 1.3.2.1. Khái niệm về đánh giá..............................................................................9 1.3.2.2.Một số chỉ tiêu đánh giá trong về chất lượng hoạt động cho vay HSX ..10 1.3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất 12 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng 1.4. Tình hình nghiên cứu về cho vay hộ sản xuất.....................................................14 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN HẢI LĂNG....................16 2.1. Giới thiệu khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hải Lăng....................16 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................16 2.1.2. Bộ máy quản lý của chi nhánh ngân hàng ....................................................16 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức..........................................................................................16 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban...............................................17 2.1.3. Các hoạt động chính của chi nhánh ngân hàng ............................................18 2.1.4. Hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất ........................................................19 2.1.4.1. Quy định cho vay đối với hộ sản xuất....................................................19 2.1.4.2. Quy trình cho vay...................................................................................22 2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng...........................................24 2.1.5.1. Huy động vốn .........................................................................................24 2.1.5.2. Hoạt động cho vay..................................................................................25 2.1.5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh................................................................27 2.2. Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị .......................................................28 2.2.1. Tình hình cho vay hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Hải Lăng............28 2.2.2. Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất ....................................32 2.2.2.1. Phân tích doanh số cho vay hộ sản xuất.................................................32 2.2.2.2. Phân tích doanh số thu nợ hộ sản xuất ...................................................36 2.2.2.3. Phân tích dư nợ cho vay HSX ................................................................39 2.2.2.4. Phân tích dư nợ quá hạn khi cho vay HSX ............................................42 2.2.2.5. Phân tích vòng quay vốn cho vay HSX..................................................47 2.2.2.6. Phân tích khả năng sinh lời của đồng vốn cho vay HSX .......................48 2.2.3. Đánh giá chung về chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất ....................53 2.2.3.1. Kết quả đạt được ....................................................................................53 2.2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân .............................................................54 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠICHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN HẢI LĂNGTRONG THỜI GIAN TỚI......................................................57 3.1. Định hướng chung của NHNo&PTNT huyện Hải Lăng trong thời gian tới ......57 3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong cho vay HSX..............................................57 3.3. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay HSX của ngân hàng trong thời gian tới. .............................................................................................58 3.4. Kiến nghị .............................................................................................................61 PHẦN 3. KẾT LUẬN ..................................................................................................64 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng trong 3 năm vừa qua......................24 Bảng 2.2: Tình hình cho vay của ngân hàng trong 3 năm vừa qua. ..............................25 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm vừa qua............27 Bảng 2.4: Tình hình cho vay HSX tại NHNo Hải Lăng................................................29 Bảng 2.5: Doanh số cho vay hộ sản xuất theo thời hạn vay vốn...................................32 Bảng 2.6: Doanh số cho vay hộ sản xuất phân theo ngành nghề kinh tế. ....................33 Bảng 2.7: Doanh số thu nợ hộ sản xuất theo thời hạn vay vốn. ....................................36 Bảng 2.8: Doanh số thu nợ hộ sản xuất phân theo ngành nghề kinh tế. ......................37 Bảng 2.9: Dư nợ cho vay hộ sản xuất theo thời hạn vay vốn........................................39 Bảng 2.10: Dư nợ cho vay hộ sản xuất theo ngành nghề kinh tế. .................................40 Bảng 2.11: Dư nợ quá hạn hộ sản xuất theo thời hạn vay vốn......................................42 Bảng 2.12: Dư nợ quá hạn hộ sản xuất theo ngành nghề kinh tế. .................................44 Bảng 2.13: Tình hình nợ xấu HSX theo ngành nghề kinh tế trong 3 năm vừa qua. .....46 Bảng 2.14: Vòng quay vốn cho vay HSX trong 3 năm vừa qua. ..................................47 Bảng 2.15: Mức sinh lời của đồng vốn cho vay HSX trong 3 năm vừa qua.................48 Bảng 2.16: Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay HSX..................................................48 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Mô hình đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất .......................9 Sơ đồ 1.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay HSX. ...............12 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động tại NHNo Hải Lăng. .............................................16 Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tại NHNo Hải Lăng. .......................................................22 Biểu đồ 2.1: Đánh giá của khách hàng về thái độ của CBTD tại NHNo Hải Lăng ......50 Biểu đồ2.2: Đánh giá của khách hàng về thời gian vay vốn. ........................................51 Biểu đồ2.3: Đánh giá của HSX về bộ hồ sơ vay vốn ....................................................51 Biểu đồ2.4: Đánh giá của HSX về phương thức trả lãi và gốc của ngân hàng .............52 Biểu đồ2.5: Đánh giá của khách hàng về mức cho vay của ngân hàng ........................53 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng PHỤ LỤC Phụ lục 1: Giới tính. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nam 59 73,8 73,8 73,8 Nữ 21 26,2 26,2 100,0 Tổng 80 100,0 100,0 Phụ lục 2: Trình độ văn hóa. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Cấp 1 1 1,2 1,2 1,2 Cấp 2 56 70,0 70,0 71,2 Cấp 3 23 28,8 28,8 100,0 Tổng 80 100,0 100,0 Phụ lục 3: Độ tuổi. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 18-30 11 13,8 13,8 13,8 31-50 48 60,0 60,0 73,8 31-65 21 26,2 26,2 100,0 Tổng 80 100,0 100,0 Phụ lục 4: Đến vay vốn bao nhiêu lần. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Lần đầu 23 28,8 28,8 28,8 Lần thứ 2 ->5 33 41,2 41,2 70,0 Trên 5 lần 24 30,0 30,0 100,0 Tổng 80 100,0 100,0 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng Phụ lục 5: Mục đích vốn. Frequency Percent Valid Percent CumulativePercent Valid Chăn nuôi, trồng trọt 40 50,0 50,0 50,0 Mua, sửa ghe, lưới 36 45,0 45,0 95,0 Khác 4 5,0 5,0 100,0 Tổng 80 100,0 100,0 Phụ lục 6: Kỳ hạn vay vốn. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Ngắn hạn 47 58,8 58,8 58,8 Trung hạn 33 41,2 41,2 100,0 Tổng 80 100,0 100,0 Phụ lục 7: Tiếp tục vay vốn tại ngân hàng này. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chắc chắn tiếp tục vay 43 53,8 53,8 53,8 Chưa biết 31 38,8 38,8 92,5 Không vay nữa 6 7,5 7,5 100,0 Tổng 80 100,0 100,0 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng PHIẾU PHỎNG VẤN KHÁCH HÀNG Kính chào Quý bà con! Cháu hiện là sinh viên năm cuối trường Đại học kinh tế Huế. Hiện nay cháu đang làm đề tài:”Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng No&PTNT Hải Lăng”, trong đó có một phần về phân tích ý kiến của khách hàng vay vốn, vì vậy những ý kiến của bà con sẽ đóng góp một phần rất lớn đến sự thành công của đề tài. Rất mong nhận được sự ủng hộ và cộng tác nhiệt tình của bà con! Xin bà con vui lòng trả lời một số câu hỏi sau: 1. Bà con đã vay vốn tại ngân hàng này bao nhiêu lần rồi?  Lần đầu  Lần thứ 2 ->5  Trên 5 lần 2. Khi đến vay vốn, cán bộ tín dụng hướng dẫn bà con làm hồ sơ vay vốn một cách?  Nhiệt tình, chu đáo  Sơ sài, qua loa  Không được hướng dẫn 3. Khi đến vay vốn, thái độ của nhân viên tín dụng đối với bà con là?  Nhiệt tình, vui vẻ  Bình thường  Không nhiệt tình 4. Bà con vay vốn để làm gì?  Chăn nuôi, trồng trọt Mua, sửa ghe, lưới  Khác:. 5. Bà con thường vay vốn theo kỳ hạn nào sau đây?  Ngắn hạn  Trung hạn 6. Theo bà con bộ hồ sơ vay vốn mà ngân hàng cung cấp là như thế nào?  Dễ hiểu  Chấp nhận được  Khó hiểu 7. Phương thức trả lãi và gốc của ngân hàng như vậy theo bà con là?  Phù hợp  Trả nhiều kỳ, phiền phức  Trả ít kỳ, không đủ khả năng trả nợ 8. Thời gian vay vốn đối với bà con như vậy là?  Dài  Phù hợp Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đại học SVTH: Hà Văn Thực Lớp: K42 Tài chính Ngân hàng  Ngắn, không thể trả hết nợ 9. Mức cho vay như vậy đối với bà con là?  Phù hợp với nhu cầu  Thấp so với nhu cầu thực tế 10. Bà con sẽ tiếp tục vay vốn tại ngân hàng này chứ?  Chắc chắn tiếp tục vay  Chưa biết  Không vay nữa Xin bà con cung cấp một vài thông tin về bản thân: 1. Giới tính:  Nam  Nữ 2. Trình độ văn hóa:  Cấp 1  Cấp 2  Cấp 3  Trên cấp 3 3. Độ tuổi:  18 – 30  31 –50  51 – 65  Trên 65 Rất cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Qúy bà con! Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_chat_luong_hoat_dong_cho_vay_ho_san_xuat_tai_chi_nhanh_ngan_hang_nong_nghiep_va_phat_trien.pdf