Đề tài Đánh giá chất lượng mạng lưới các công trình cấp điện ở công ty cấp điện

LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đã tạo nên động lực thu hút mạnh mẽ đầu tư từ nhiều nguồn cho xây dựng. Vì thế thị trường xây dựng và xây lắp nước ta trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Nhiều kỹ thuật, công nghệ tiên tiến mang tính đột phá đã được mang vào Việt Nam tạo một bước tiến khá xa về tốc độ xây lắp, về quy mô công trình, về chất lượng, về tổ chức trong xây dựng, tạo một diện mạo mới của một đất nước đang phát triển vững chắc tiến vào những năm đầu của thiên niên kỷ thứ 3. Song chính thời điểm này cũng bộc lộ sự hẫng hụt về trình độ sơ hở về quản lý, buông lỏng về kiểm soát trong lĩnh vực chất lượng mạng lưới các công trình cấp điện. Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, thúc đẩy sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quản lý chất lượng mạng lưới công trình đòi hỏi những chuyển biến mới, vững chắc nhưng cũng thực sự khẩn trương. Chúng ta đều có thể hiểu rằng, chất lượng mạng lưới không là điều xảy ra trong chốc lát. Sự theo đuổi chất lượng là một cuộc hành trình bền bỉ đòi hỏi sự đổi mới tự hoàn thiện nâng cao trình độ và phương pháp quản lý để theo kịp tiến độ và tập quán quốc tế. Công trình cấp điện với vốn đầu tư lớn không cho phép phế phẩm đã đặt ra một đòi hỏi đặc biệt cấp thiết với công tác quản lý chất lượng mạng lưới công trình. Trong những năm qua như một số công ty xây lắp điện trong cả nước, Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện IV đã từng bước đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý chất lượng mạng lưới các công trình cấp điện.Tuy vậy, công tác này vẫn còn ở thế bị động trong ngành và còn nhiều tồn tại. Với những kiến thức đã học được và tích luỹ trong nhà trường kết hợp với những tài liệu đọc thêm, xuất phát từ thực trạng của Công ty, được tiếp xúc trong thời gian đi thực tế em mạnh dạn chọn đề tài : “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG LƯỚI CÁC CÔNG TRÌNH CẤP ĐIỆN Ở CÔNG TY CẤP ĐIỆN ” với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng và cùng các anh chị trong Công ty đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MẠNG LƯỚI CÁC CÔNG TRÌNH CẤP ĐIỆN - SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN 2 I. Chất lượng mạng lưới các công trình cấp điện, vai trò của nó trong xây lắp các công trinh cấp điện và sản xuất kinh doanh. 2 1. Các quan niệm về mạng lưới và chất lượng mạng lưới. 2 2. Các loại chất lượng mạng lưới 2 3. Một số điều rút ra từ khái niệm : 3 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng mạng lưới các công trình: 5 5. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng mạng lưới công trình . 7 II. Quản lý mạng lưới. 8 1. Thực chất của quản lý chất lượng mạng lưới. 8 2. Nội dung cơ bản của quản lý chất lượng mạng lưới. 10 3. Các yêu cầu cơ bản của quản lý chất lượng mạng lưới: 12 III. Tăng cường quản lý chất lượng mạng lưới các công trình xây lắp điện là một biện pháp nâng cao hiệu quả và tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệpxây lắp hiện nay. 13 1. Tình hình phát triển của ngành xây lắp và vai trò của nó trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 13 2. Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và yêu cầu về chất lượng sản phẩm xây dựng. 17 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHẤT LƯỢNG MẠNG LƯỚI CÁC CÔNG TRÌNH CẤP ĐIỆN VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MẠNG LƯỚI CÁC CÔNG TRÌNH CẤP ĐIỆN CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP ĐIỆN IV 25 I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện IV. 25 1. Giới thiệu chung .25 2. Quá trình hình thành và phát triển 26 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 28 II. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới công tác quản lý chất lượng mạng lưới các công trình cấp điện của công ty TNHH một thành viên xây lắp điện IV. 31 1. Nhiệm vụ sản xuất của công ty TNHH một thành viên xây lắp điện IV. 31 2. Những tồn tại cần giải quyết trong công tác quản lý chất lượng mạng lưới các công trình cấp điện ở Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện IV hiện nay 32 III - Đánh giá tình hình thực hiện và đảm bảo chất lượng mạng lưới các công trình cấp điện của Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện IV trong những năm qua. 38 1. Tình hình sản xuất kinh doanh .38 2. Thực trạng các hoạt động quản lý và điều hành công ty 42 IV. Phân tích tình hình quản lý chất lượng mạng lưới các công trình cấp điện của pcc4 trong những năm vừa qua. 46 1. Tình hình quản lý chất lượng mạng lưới các công trình cấp điện của công ty .462. Những tồn tại cần giải quyết trong công tác quản lý chất lượng mạng lưới các công trình cấp điện ở Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện IV hiện nay 51 CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI CÁC CÔNG TRÌNH CẤP ĐIỆN Ở CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP ĐIỆN IV 56 I. Những cơ hội và khó khăn .56 1. Cơ hội .56 2. Khó khăn 57 II.Các biện pháp 57 1. Khuyến khích. 57 2. Đào tạo - huấn luyện: 58 3.Hợp tác nhóm: 59 4. Phối hợp giữa các phòng ban chức năng : 60 III. Một số kiến nghị về việc hoàn thiện mạng lưới các công trình cấp điện ở Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện IV 61 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . 78

doc86 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2384 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá chất lượng mạng lưới các công trình cấp điện ở công ty cấp điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i công tác chuẩn bị thi công. +) Tiến hành triển khai thi công xây lắp theo kết quả nghiên cứu ở khâu chuẩn bị. +)Thực hiện nghiệm thu, bàn giao, bảo hành sản phẩm với chủ đầu tư. Để làm được chức năng này, công ty được chủ động trong việc huy động các nguồn lực về vật tư, tiền vốn, lao động, thiết bị. Đối với các công trình lớn thì có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp ( có sự phê duyệt) của công ty. Đồng thời trên thực tế công ty phải chịu trách nhiệm vật chất cả pháp lý đối với chất lượng sản phẩm do công ty tạo ra. Như vậy quản lý chất lượng mạng lưới các công trình cấp điện là trách nhiệm của cả công ty (các phòng chức năng ), và các tổ chức, các tổ đội. Song khâu quan trọng nhất, quyết định nhất vẫn là tại công ty. 2) Những tồn tại cần giải quyết trong công tác quản lý chất lượng mạng lưới các công trình cấp điện ở Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện IV hiện nay. Trong những năm qua, nhờ có sự đổi mới trong công tác quản lý mạng lưới các công trình mà đại bộ phận những công trình cấp điện – sản phẩm chính của công ty đều có chất lượng cao, được thị trường công nhận và tín nhiệm, công ty đã và đang tiến hành thi công xây lắp một số công trình có quy mô lớn yêu cầu kỹ thuật cao, và đòi hỏi mức chất lượng cao. Công ty đã và đang một số hãng nước ngoài tín nhiệm và liên doanh liên kết trong xây dựng. Tuy nhiên đó mới chỉ là sự mở đầu, muốn có được sự tồn tại và phát triển vững vàng, theo kịp sự phát triển của ngành xây dựng , của nước bạn thì Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện IV không chỉ dừng lại ở đây mà phải liên tục đổi mới và hoàn thiện mọi mặt của mình trong đó có công tác quản lý chất lượng mạng lưới các công trình. Và thực tế cho thấy, trong những năm vừa qua tuy đại bộ phận các công trình do công ty xây lắp và xây dựng đều đạt chất lượng cao, bảo đảm về thời gian và tiến độ thi công nhưng có không ít công trình có chất lượng không tốt. Điều này chứng tỏ rằng trong công tác quản lý chất lượng mạng lưới các công trình của công ty vẫn còn những mặt hạn chế, những tồn tại cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng. Những mặt hạn chế cũng như tồn tại cần giải quyết trong công tác quản lý chất lượng công trình ở PCC4 thể hiện ở các điểm sau: +Thứ nhất : Về nhận thức và quán triệt trong quá trình vận dụng quan niệm mới về công tác quản lý chất lượng mạng lưới các công trình. Trong thực tế những năm qua công ty nhận thức được rằng quản lý mạng lưới các công trình là một hệ thống các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm – chất lượng công trình được thực hiện ở tất cả các khâu, các qúa trình tạo ra sản phẩm các công trình xây dựng và công ty đã tiến hành chia quá trình tạo ra sản phẩm thành những khâu, những giai đoạn khác nhau( từng giai đoạn nhỏ ) này lại chỉ dừng lại ở việc đánh giá tổng quát và kiểm định chất lượng ở cuối mỗi khâu chứ công ty lại không chú ý đến kiểm soát khống chế quá trình hình thành yếu tố vhất lượng trong sản xuất , quá trình của từng khâu, từng giai đoạn nhỏ và của toàn quá trình làm ra sản phẩm công trình xây dựng. Nói cách khác phương trâm làm tốt ngay từ đầu vẫn chưa được thực hiện một cách hiệu quả ở công ty. Ví dụ : Trong quá trình thi công xâp lắp, có khâu ghép cốp pha sau đó đến khâu đổ bê tông ... công ty đã tiến hành kiểm tra cuối mỗi khâu, cụ thể sau khi ghép cốp pha song, công ty đã tiến hành kiểm tra xem có đúng kích cỡ, và các tiêu chuẩn đặt ra khác, nếu đúng thì tiếp tục chuyển sang khâu đổ bê tông, còn nếu không đạt yêu cầu phải dỡ bỏ làm lại, như vậy gây ra sự lãng phí về lao động, vật tư, thời gian gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Về khâu công tác xác định mục tiêu chất lượng công trình lâu nay trong nếp nghĩ của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật cũng như công nhân PCC4 đều cho rằng, chất lượng công trình tốt nếu như nó đáp ứng được những yêu cầu thiết kế , do đó họ chỉ làm tương xứng với những yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc các tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhưng không hẳn như vậy, nếu chỉ làm tương xứng với những tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và những tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) và uỷ ban điện kỹ thuật (MEC) ban hành không phải là những tiêu chuẩn lí tưởng. Một công trình có thể thoả mãn những yêu cầu của các tiêu chuẩn Việt Nam vẫn không có thể đáp ứng được những lợi ích của người tiêu dùng, bởi lẽ nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi hàng năm ngay cả khi sửa đổi các tiêu chuẩn đó chúng ta cũng có thể không theo kịp những nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. +Thứ hai là: mặt công nghệ, ta biết rằng công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới chất lượng công trình cũng như quản lý chất lượng mạng lưới các công trình Trong quá trình sản xuất, yếu tố công nghệ có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm làm ra, nếu công nghệ là tiên tiến và hiện đại thì nó cho phép chúng ta có được những chỉ tiêu chất lượng hoàn hảo hơn, có thể làm giảm chi phí trong quá trình sản xuất do đó mà hạ giá thành sản phẩm. Còn ngược lại với công nghệ lạc hậu, cũ kỹ thì không những ta không thể kiểm soát được, khống chế được các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất mà còn gây lãng phí vè thời gian, nguyên vật liệu, sức lao động... làm tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm, nhiều khi sản phẩm làm ra không đủ chất lượng đành phải loại bỏ gây lãng phí và tốn kém lớn. Như vậy trong quá trình sản xuất , muốn có được những sản phẩm có chất lượng cao với mức giá hợp lí thì phải được trang bị một hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại. Hiện nay ở PCC4, vấn đề công nghệ vẫn là một trong những vấn đề nan giải đòi hỏi phải nghiên cứu đổi mới, cụ thể là ở Công ty hiện nay hệ thống máy móc chưa có nhiều nhưng chủ yếu vẫn là loại máy thuộc đời 70 – 80 của Liên Xô cũ, do vậy khả năng làm việc của chúng còn rất thấp, khả năng bảo đảm độ chính xác và các chỉ tiêu chất lượng khác không cao. Từ thực trạng đó đòi hỏi Công ty phải có chính sách đổi mới, thay thế công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng công trình, hạ giá thành công trình và đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trìng quản lý chất lượng mạng lưới các công trình, công nghệ có một số vai trò chủ yếu như là các công cụ, phương tiện kiểm tra, phân tích giám sát cũng như các phương tiện thông tin liên lạc. Các công nghệ trong quản lý nói chung và quản lý chất lượng mạng lưới các công trình nói riêng mà được trang bị đầy đủ tiên tiến, hiện đại thì nó đảm bảo cho việc kiểm tra được rõ ràng chính xác, quá trìng nắm bắt cũng như truyền đạt thông tin được tiến hành một cách nhanh, chính xác, gọn kịp thời. Ngược lại nếu các công nghệ trong quản lý mà không được trang bị đầy đủ, hoặc lạc hậu thì nó làm cho công tác kiểm tra trở nên khó khăn hơn, kết quả kiểm tra thường có độ chính xác thấp việc phân tích chất lượng thường chậm trễ, thiếu chính xác...Do vậy muốn quản lý chất lượng mạng lưới các công trình có hiệu quả thì cần thiết phải trang bị một cách đầy đủ hệ thống thiết bị máy móc này phải bảo đảm tính tiên tiến hiện đại. Ở PCC4 hiện nay, hệ thống máy móc thiết bị đã được trang bị một cách khá đầy đủ từ các phương tiện kiểm tra tiên tiến hiện đại như điện thoại thường, di động, fax ...Nhưng hiềm một điều thực tế các công nghệ này chưa được sử dụng đúng mức nó gần như là một đồ trưng baỳ, có cho đủ.Thực trạng này đòi hỏi công ty phải tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng một cách có hiệu quả các công nghệ đã có để đạt được chất lượng mạng lưới các công trình cao. Thứ ba là: về nhân tố con người : Con người là nhân tố quan trọng nhất, có vai trò quyết định nhất tới chất lượng mạng lưới các công trình. Trong quá trình sản xuất con người là nhân tố quan trọng, trực tiếp kết hợp các yếu tố đầu vào nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng. Trong tất cả các khâu, các giai đoạn làm ra sản phẩm, không khâu nào, giai đoạn nào lại thiếu vắng nhân tố con người. Nhân tố con người trong quá trình sản xuất đó là những người ( toàn bộ cán bộ công nhân viên) trực tiếp tham gia sản xuất. Ở PCC4 có một lực lượng lao động đông đảo, thế nhưng lại có sự mất cân đối giữa lao động kỹ thuật và lao động phổ thông, lực lượng lao động kỹ thuật về trình độ chuyên môn chưa cao, vẫn còn tình trạng người lao động làm việc thiếu nhiệt tình, thiếu trách nhiệm gây lãng phí và ảnh hưởng tới công tác thi công các công trình. Mặt khác cũng phải nói tới là công ty chưa thực hiện hay áp dụng một cách có hiệu quả các biện pháp nhằm khuyến khích người lao động trong công tác chất lượng như phát huy tính chủ động, sáng tạo, phát huy tính tự giác, tự quản về chất lượng việc mình đảm nhiệm, chưa xác định được phong trào “ mọi người làm chất lượng” Thứ tư là: trong công tác kiểm tra , kiểm soát chất lượng công trình ở PCC4 chỉ dừng lại ở việc giải quyết được việc yêu cầu về thông tin liên quan tới chất lượng công trình. Chẳng hạn qua kiểm tra giám sát biết được ở khâu này, khâu kia chất lượng chưa đạt yêu cầu tiến hành từ đó sửa chữa lại, điều chỉnh lại, chứ công ty chưa thực sự chú ý đi sâu phân tích tìm nguyên nhân dẫn đến kết quả trên . Điều này thường gây ra sự lãng phí nhiều khi rất lớn mà tác dụng lại thấp. Thứ năm là: PCC4 cũng như công ty xây dựng khác đang phải chịu sự tác động theo hướng cản trở tới công tác, tác động theo hướng cản trở tới công tác quản lý chất lượng công trình từ phía môi trường kinh tế xã hội, cụ thể là: Trong công tác đấu thầu, thông thường chủ đầu tư thường chọn những nhà xây dựng nào đưa ra mức giá thấp nhất chứ ít quan tâm tới chỉ tiêu về chất lượng cũng như năng lực thực tế của công ty đang chọn một điều này dẫn đến một thực tế là có khi công ty vì muốn giải quyết việc làm trong hiện tại đã tự đưa ra mức giá thấp để trúng thầu và khi tiến hành côngviệc do mức vốn đầu tư thấp mà công ty có thể bỏ qua hoặc không thể thực hiện được đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng công trình. Trong hệ thống tiêu chuẩn xây dựng, hiện nay có rất nhiều loại, như hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của nhà nướcViệt Nam, hệ thống tiêu chuẩn nước ngoài (Anh, Pháp, Nhật ...), hệ thống tiêu chuẩn quốc tế (ISO)...điều này gây khó khăn cho công ty trong việc lựa chọn, áp dụng, có những công trình thì tiêu chuẩn này là phù hợp nhưng ở công trình khác thì không đạt yêu cầu, và như vậy cũng gây khó khăn cho công tác kiểm tra đánh giá mức chất lượng công trình vì chưa có một tiêu chuẩn thực sự chuẩn để đánh giá so sánh. CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI CÁC CÔNG TRÌNH CẤP ĐIỆN Ở CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP ĐIỆN IV I.NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ CƠ HỘI 1. Cơ hội. Là một ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, có thế nói Điện lực có vai trũ vụ cựng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi một quốc gia. Đó chính là lí do ngành điện luôn được ưu tiên hàng đầu trong quá trỡnh phỏt triển và xõy dựng đất nước (Điện - Đường - Trường - Trạm ). PCC4 là một trong những doanh nghiệp đầu ngành xây lắp điện vỡ thế nú có nhất lợi thế nhất định của mỡnh trước những đối thủ cạnh tranh. Đất nước ta đang trong quá trỡnh thực hiện cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoá đất nước vỡ vậy theo dự bỏo thị trường xây lắp sẽ rất phát triển đặc biệt là thị trường xây lắp điện, nhiều công trỡnh lớn, trọng điểm sẽ được triển khai trong năm 2009. Với những kết quả sản xuất kinh doanh đạt được trong những năm qua thỡ vị thế, uy tớn của cụng ty với cỏc chủ đầu tư đang ngày càng được khẳng định. Môi trường kinh doanh nội bộ có những thuận lợi nhất định như cơ sở khoa học kỹ thuật vật chất tương đối đáp ứng đủ cho nhu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của cụng ty, lực lượng lao động có tay nghề, các bộ phận chức năng có sự phối kết hợp với nhau tương đối nhịp nhàng. Vị trí của công ty trên thị trường xây lắp điện là cao, là một đối thủ mạng của nhiều công ty khác, đó từng đảm nhiệm thi công nhiều công trỡnh trọng điểm quốc gia và có mối quan hệ tốt đẹp với các nhà đầu tư lớn. Đó là những thuận lợi mà công ty có được tạo lợi thế cạnh tranh trước những đối thủ khác. 2. Khó khăn. Nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng mang trong nó rất nhiều rủi ro cho các doanh nghịêp và PCC4 cũng không nằm ngoái trong số đó. Năm 2008 tỡnh hỡnh giỏ cả nguyờn vật liệu cú sự biến động khá lớn gây ra nhiều tổn thất cho doanh nghiệp.Bên cạnh đó, Việt Nam đó gia nhập WTO, cụng ty khụng những sẽ phải cạnh tranh với cỏc trong nghiệp trong nước mà cũn phải cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngoài. Vỡ thế sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn. Năm 2009 dự báo ngành xây lắp điện tiếp tục có sự biến đổi về chất nhất là năng lực tổ chức và điều hành sản xuất các công trỡnh trọng điểm, công trỡnh lớn của quốc gia. Doanh nghiệp sẽ phải đứng trước những khó khăn thử thách lớn như làm thế nào để ổn định sản xuất, ổn định công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên toàn công ty, thực hiện kế hoạch mục tiêu đó đề ra. II.CÁC BIỆN PHÁP 1. Khuyến khích. Việc khuyến khích động viên nhân sự bắt đầu từ khi họ hiểu rõ nhiệm vụ mà họ sẽ thực hiện và tác động của chúng đến các hoạt động. Mọi nhân viên phải hiểu rõ lợi ích của việc hoàn thành tốt các công việc ở tất cả các giai đoạn và tác haị của việc làm chưa tốt đối với người khác, đối với sự thoả mãn khách hàng đối với chi phí và đối với lợi ích của xí nghiệp. Việc khuyến khích mọi công nhân viên hướng về chất lượng không phải chỉ áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất mà là đối với tất cả mọi người trong các lĩnh vực kể cả nhân viên hành chính và đội ngũ lãnh đạo. Việc khuyến khích phải tuân theo nguyên tắc sau: Gắn quyền lợi với chất lượng công việc. Lấy chất lượng làm tiêu chuẩn đánh giá trong việc trả lương, thưởng và các quyền lợi khác. Kết hợp giữa khuyến khích vật chấtvà khuyến khích tinh thần. Thiên lệch về một phía dễ mất tác dụng. Công bố công khai các phép đánh giá chính xác về kết quả chất lượng của công việc. Cần phải công nhận kết quả của công việc khi các mức chất lượng yêu cầu được đáp ứng. Để thực hiện khuyến khích xí nghiệp cần thực hiện các việc sau: Hệ thống truyền thông: Truyền thông có tác dụng kích thích mạnh mẽ, tạo ra một không khí làm việc hăng hái, tích cực, tạo ra sự chan hoà hợp tác trong công việc. Có thể xây dựng hệ thống truyền thông bằng các phương pháp sau: - Truyền thông bằng lời trực tiếp như báo cáo, nói chuyện, mạn dàm nhóm... - Truyền thông viết dưới hình thức thông báo, tập san, bảng tin báo cáo... - Truyền thông bằng thị giác như áp phích, băng video, triển lãm. - Yêu cầu của hệ thống truyền thông là động viên mọi người làm việc tốt và thông tin nhanh chóng kịp thời chính xác tình hình hoạt động của xí nghiệp. Hệ thống kiến nghị: hệ thống kiến nghị nhằm: - Tạo điều kiện để mọi thành viên có thể đóng góp ý kiến cải tiến nâng cao chất lượng ở mọi khía cạnh một cách dễ dàng. Các phiếu kiến nghị được in sẵn. - Các ý kiến đóng góp được phân loại ( a,b,c,d...) và nghiên cứu áp dụng. - Ghi nhận sự đóng góp của từng cá nhân, đơn vị có hình thức khen thưởng thích hợp. Hệ thống khen thưởng: Ghi nhận công lao đóng góp cải tiến chất lượng của từng cá nhân đơn vị trong xí nghiệp. 2. Đào tạo - huấn luyện: Một phần quan trọng của việc nâng cao chất lượng mạng lưới các công trình là đào tạo và huấn luyện đội ngũ cán bộ công nhân viên. Đào tạo huấn luyện là phần tiếp theo tự nhiên của khái niệm gắn chất lượng vào con người. Các chương trình huấn luyện về chất lượng được xây dựng cho cán bộ cấp cao nhất, đến cấp trung gian, cho công nhân lâu năm bậc cao, đến các công nhân làm việc bán thời gian. Tất cả mọi người được huấn luyện một cách thích hợp về chất lượng. Đào tạo huấn luyện là một nhân tố hết sức quan trọng để thực hiên cải tiến chất lượng. Tuy nhiên, muốn có hiệu quả thì việc huấn luyện phải được hoạch định một cách có hệ thống và thiết thực. Việc huấn luyện phải được tiến hành liên tục để dáp ứng không những thay đổi về công nghệ mà cả những thay đổi về môi trường hoạt động của công ty cũng như những thay đổi về cơ cấu tổ chức. Bản thân mỗi nhân viên phải được huấn luyện tương ứng về vai trò của họ trong việc thực hiên cải tiến chất lượng. Trong các nỗ lực cải tiến của họ phải có khả năng phát hiện các vấn đề giải quyết chúng. Việc phát hiện các vấn đề không phải bằng cảm tính mà phải bằng các cứ liệu định lượng. Việc phân tích vấn đề phải được thực hiện qua các số liệu với phương pháp phân tích thích hợp. Mỗi người phải hiểu biết về kiểm tra chất lượng và biết sử dụng các công cụ kiểm tra chất lượng... Họ cần phải có kiến thức về quản lý chất lượng, biết rõ mục tiêu đang theo đuổi, hiểu đúng đắn các yêu cầu của khách hàng bên trong cũng như bên ngoài... Các nội dung đó phải được đưa vào chương trình huấn luyện. Để có hiệu quả huấn luyện, cân xác định đào tạo huấn luyện là một bộ phận của chính sách của công ty, phải phân công lãnh đạo phụ trách, phải xác định rõ từng mục tiêu từng đợt huấn luyện, có chương trình tài liệu, tổ chức chu đáo và qua mỗi đợt phải có đánh giá kết quả rút kinh nghiệm. Về hình thức huấn luyện có thể sử dụng các phương tiện như nghe, nhìn, thuyết trình, hội thảo ... Cần tổ chức nhẹ nhàng, không ảnh hưởng tới tác nghiệp để mọi người đều được huấn luyện về chất lượng. 3.Hợp tác nhóm: Công ty đã hình thành các nhóm nhỏ về hoạt động. Có thể định nghĩa các nhóm nhỏ là các hoạt động có tính cách tình nguyện và không chính thức, tổ chức trong xí nghiệp nhằm thực thi các nhiệm vụ cụ thể của từng tổ đội có nhiều hình thức tuỳ thuộc vào tổ đội, có những nhóm, đội tổ như nhóm thợ cả, nhóm kiểm chất lượng, nhóm kiến nghị, nhóm an toàn ... các nhóm này hình thành và hoạt động trong các phong trào cải tiến chất lượng, phong trào làm việc không sai sót. Nhóm hợp tác là hệ quả trực tiếp của quan điểm coi trọng vai trò con người, coi con người là nhân tố quyết định chất lượng. Chất lượng của sản phẩm cuối cùng là kết quả nỗ lực chung của mọi người trong tổ chức. Sự liên kết tổ đội để giải quyết chất lượng là lẽ tự nhiên. Tính chất phức tạp trong quy trình xây dựng chúng vượt quá tầm kiểm soát của bất kì cá nhân nào. Cách duy nhất để giải quyết các quy trình đó là phải hợp tác với nhau. Việc dùng hình thức hợp tác để giải quyết vấn đề có nhiều lợi thế hơn là để cá nhân giải quyết khó khăn một cách đơn độc. Sự liên kết tổ đội là tổ chức không chính thức, cho nên nó có thể vượt ra ngoài phạm vi chức năng của phòng ban. Nó sử lý các vấn đề vượt phạm vi chức năng phòng ban dễ dàng hơn linh hoạt hơn. Cho nên các vấn đề nảy sinh sẽ được giải quyết nhanh chóng. Đó là ưu việt của hình thức hợp tác tổ đội. Hợp tác tổ đội chỉ có động lực hoạt động khi con người được đề cao, giới quản lý có sự tin tưởng, khuyến khích nâng đỡ, trân trọng những đóng góp của họ 4. Phối hợp giữa các phòng ban chức năng : Xí nghiệp thường được tổ chức với các chức năng nghiên cứu thiết kế xây lắp công trình, cung ứng nguyên vật liệu. Thông qua các chức năng của các bộ phân mà xí nghiệp thức hiện được chức năng của mình, mục tiêu là nâng cao chất lượng công trình. Mục đích của việc nâng cao chất lượng công trình nhằm cải tiến tổng quát trên các lĩnh vực đảm bảo chất lượng công trình, giảm chi phí để phục vụ khách hàng tốt hơn, đảm bảo bàn giao công trình đúng thời hạn, phát triển những công trình mới. Những mục tiêu này đòi hỏi sự nỗ lực của toàn xí nghiệp. Chỉ riêng phòng đảm bảo chất lượng và kiểm tra chất lượng không thể thực hiện được, cần có sự tham gia của tất cả các phòng ban chức năng, giảm ngăn cách giữa phong ban tạo sự phối hợp nhịp nhàng để đạt được mục đích chung. Những người phụ trách các phòng ban thường dành ưu tiên cho các chức năng thuộc phòng ban của họ hơn là việc thực hiên mục tiêu chung của toàn xí nghiệp. Vì thế cần có sự phối hợp giữa các phòng ban vì mục tiêu tối hậu của xí nghiệp chứ không vì lợi ích của bộ phận nào. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI CÁC CÔNG TRÌNH CẤP ĐIỆN Ở CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP ĐIỆN IV Kiến nghị 1 : Nghiên cứu thị trường : như mẫu mã , loại hình công trình nào đang được ưa chuộng và trong tương lai sẽ được ưa chuộng tức là xác định được nhu cầu thị hiếu hiện tại và thị hiếu tương lai . Xác định những loại nguyên vật liệu và nơi cung cấp nguyên vật liệu sẽ có chất lượng tốt , thuận tiện trong công tác cung ứng . Xác định được trình độ công nghệ của công ty, của ngành , của khu vực , trên thế giới hiện tại , lựa chọn và tìm ra những loại công nghệ tiên tiến có thể trang bị cho công ty để đảm bảo sản xuất phù hợp với khả năng hiện có của xí nghiệp Nghiên cứu và tìm ra các nguyên vật liệu mới có thể sử dụng để nâng cao và đảm bảo chất lượng công trình , hạ giá thành công trình xây dựng Thiết kế : là khâu quan trọng tạo ra hình dáng sản phẩm, khả năng thoả mãn nhu cầu sử dụng của công trình đây là một trong những khâu quan trọng quyết định đến chất lượng công trình Các bản thiết kế phải được giao cho các kỹ sư có trình độ cao, phải được phê duyệt trước khi đi vào thực hiện khi thiết kế để làm sao cho công trình thể hiện qua bản thiết kế là hoàn hảo và phù hợp với nhu cầu , thị hiếu của khách hàng cả trong hiện tại và trong tương lai và thiết kế làm sao bảo đảm công trình có tuổi thọ cao, công trình có khả năng lâu bị lạc hậu tức là thời gian công trình vẫn thích nghi phù hợp phong tục tập quán, văn hoá, môi trường ... +) Tóm lại thiết kế công trình xây dựng hoàn hảo khi nó bảo đảm yêu cầu: mẫu mã đẹp, đảm bảo kết cấu bền vững, diện tích xây dựng nhỏ, diện tích sử dụng lớn thuận tiện sử dụng, tạo khả năng hạ chi phí giá thành có khả năng thích ứng với nhu cầu thị trường, công trình đó phải phù hợp với khả năng thực hiện. - Khâu cung cấp nguyên vật liệu: là một bộ phận cấu thành công trình. Do đó nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình nếu nguyên vật liệu tốt chất lượng công trình sẽ tốt và ngược lại. Vì vậy nó phải đảm bảo các yêu cầu sau: +) Việc cung cấp nguyên vật liệu: luôn đảm bảo đúng tiến độ thi công xây lắp và có thể nhanh chóng hơn để rút gọn thời gian thi công. +) Có khả năng làm hạ giá thành công trình: để đạt được những yêu cầu này thì công ty cần thực hiện các bước sau: Khi đã trúng thầu xây dựng thì công ty cần xác định rõ ràng thời gian thi công - xác định rõ các phần việc và các loại nguyên vật liệu cần dùng tương ứng với từng thời điểm từng phần việc. Tính toán khối lượng nguyên vật liệu cung cấp nó là bao nhiêu nguyên vật liệu cần dùng ứng từng thời điểm từng phần công việc và lượng nguyên vật liệu cần cung cấp. Có ý nghĩa chiến lược ( tức là mua hôm nay đem lại hiệu quả cao hơn ngày mai mặc dù ngày mai vẫn chưa dùng ). Và từ đây ta lợi dụng được chính sách bán hàng của nhà máy cung ứng + Đúng chủng loại : + Nguyên vật liệu có chất lượng cao . - Lựa chọn những nguyên vật liệu nơi cung ứng có chất lượng tốt giá cả ưu đãi, thuận tiện trong công tác vận chuyển. - Luôn nghiên cứu tìm ra những loại nguyên vật liệu mới, nguyên vật liệu thay thế - Khâu thi công xây lắp : Để quản lý chất lượng công trình xây dựng được tốt thì một trong những khâu quan trọng nhất cần được ưu tiên , chú trọng đó là khâu thi công xây lắp . Bởi lẽ khâu thi công xây lắp là qúa trình kết hợp các yếu tố vật chất ( vật tư ) kỹ thuật được bàn tay của những người thợ xây dựng để tạo ra những công trình theo thiết kế ban đầu , cuối khâu này một sản phẩm là công trình xây dựng hoàn chỉnh sẽ ra đời. + Trong khâu thi công xây lắp cần thực hiện tốt các nội dung sau : Tiến hành tiếp nhận vật tư theo đúng chủng loại quy cách thiết kế và tiến độ đã xác định trước. Bố trí nhân lực theo đúng ngành nghề bậc thợ do công việc yêu cầu, đồng thời với việc đảm bảo trang bị máy móc, thiết bị công cụ. + Hướng dẫn giám sát cán bộ kỹ thuật hiện trường xác định vị trí , kích thước, yêu cầu chất lượng, khối lượng và tiến độ cho các tổ , nhóm thợ , thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh ( nếu có sai sót ) cho thợ làm đúng với những yêu cầu kỹ thuật đã nêu. Trong khâu này hình dáng kích thước của công trình được hình thành do vậy việc hướng dẫn kiểm tra cùng với tay nghề người thợ quyết định lớn tới chất lượng công trình xây dựng -Khâu nghiệm thu - bàn giao sử dụng bảo hành công trình. Trước đây coi thường khâu này là chủ yếu là các thủ tục hành chính ít có tác dụng thúc đẩy chất lượng công trình xây dựng , nói như vậy không hoàn toàn sai , nếu như khâu bàn giao - sử dụng - bảo hành chủ yếu là những thủ tục hành chính thuần tuý thì nó tạo ra một chỗ hở lớn , tạo ra sự dựa dẫm , nương nhẹ trong việc quản lý chất lượng công trình ở các khâu khác , bởi lẽ nếu chất lượng công trình có thể được nghiệm thu , điều này thật là đáng ngại . Chính vì vậy mà hiện nay các công ty xây lắp và xây dựng cần chú ý quan tâm nhiều hơn đến công tác nghiệm thu bàn giao và sử dụng và bảo hành công trình xây dựng trong khâu nghiệm thu bàn giao và sử dụng , bảo hành cần được thực hiện tốt các nội dung sau đây: Công ty phải xác định rõ ràng công trình xây lắp chỉ được bàn giao toàn bộ cho người sử dụng khi đã xây lắp hoàn chỉnh theo thiết kế được phê duyệt và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng ( kể cả việc hoàn thiện nội ngoại thất công trình và thu dọn vệ sinh môi trường ) . Khi bàn giao công trình , phải bàn giao cả hồ sơ , hoàn thành công trình và những tài liệu về các vấn đề có liên quan đến công trình được bàn giao . Để đảm bảo cho việc bàn giao sử dụng công trình được thuận tiện thì công tác nghiệm thu phải hết sức cẩn thận , cần được quản lý , giám sát chặt chẽ tư những người làm công tác nghiệm thu , đó là những người phải đối chiếu các chỉ tiêu chất lượng công trình xây dựng , đó phải là những máy móc thiết bi hiện đại , độ chính xác cao, cần đặc biệt chú ý không để các hiện tượng buông lỏng, nương nhẹ cố tình làm sai trong công tác nghiệm thu công trình xây dựng gây ảnh hưởng tới việc bàn giao và bảo hành công trình. Sau khi đã bàn giao sử dụng công trình thì công ty tiếp tục bảo hành công trình. Cần loại bỏ quan điểm cho rằng quản lý chất lượng công trình đươc kết thúc khi đã tiến hành bàn giao công trình sử dụng xong bởi lẽ việc bảo hành công trình trong qúa trình sử dụng là một trong những công việc có tác dụng duy trì , khôi phục kéo dài thêm giá trị sử dụng của công trình xây dựng trong qúa trình sử dụng điều này cũng có ý nghĩa là nó cũng có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng công trình xây dựng. Do đó mà cần phải tiếp tục công tác quản lý chất lượng công trình trong khâu bảo hành công trình. Công ty cần cần xác định rõ trách nhiệm trước pháp luật, trước công ty về chất lượng công trình bao gồm những người như : người cung cấp tài liệu , số liệu khảo sát (kể cả sản phẩm sao chụp, do vẽ, thí nghiệm) phục vụ thiết kế, xây lắp nghiệm thu, giám định công trình, chủ nhiệm đề án thiết kế, chủ thầu xây lắp, người cung ứng vật tư cho xây dựng và người giám sát xây dựng . Công ty cần xác định rõ thời hạn bảo hành đối với từng người trên. Trong đó đối với bộ phận khảo sát, thiết kế xây lắp công trình thì do bộ xây dựng quy định , còn đối với bộ phận cung ứng vật tư thiết bị là do bộ khoa học - công nghệ và môi trường quy định . Công ty cần tiến hành việc hướng dẫn sử dụng và cũng với việc vận hành thử công trình cho người sử dụng . Công ty cần thiết phải xác định rõ lịch kiểm tra, bảo hành công trình, tiếp thu ý kiến phản ánh của người sử dụng đáp ứng một cách nhanh chóng những yêu cầu của người sử dụng để làm sao đảm bảo cho khách hàng người sử dụng luôn tin tưởng vào Công ty. Trong đổi mới nhận thức thì luận điểm ( giai đoạn sau qúa trình sản xuất là người tiêu dùng sản phẩm của bạn ) là điều kiện bắt buộc đối với hoạt động bình thường của cả qúa trình sản xuất của Công ty. Đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng là giai đoạn sau của qúa trình sản xuất, là người trực tiếp được hưởng những ưu đãi về những yếu tố chất lượng của sản phẩm-công trình cấp điện và như vậy hiển nhiên ngươì tiêu dùng sẽ là người đánh giá và đánh giá chính xác mức chất lượng của sản phẩm thông qua các mức độ thoả mãn những nhu cầu của họ. Như vậy một sản phẩm công trình có chất lượng cao thì trước hết nó phải thoả mãn những yêu cầu của người tiêu dùng chứ không phải là nó thoả mãn những yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc các điều kiện kỹ thuật. Phải có sự điều chỉnh giá cả, thu nhập và chi phí. Đó là một quan điểm nữa mà xí nghiệp cần đổi mới, xí nghiệp cần phải có sự điều chỉnh chi phí hợp lý sao cho ứng với một mức chất lượng nhất định của công trình là một mức chi phí nhất định mà mức chi phí này phải làm sao cho trước hết là phải phù hợp với khả năng hiện có của Công ty và sau nữa là phải được thị trường chấp nhận. Khi mà Công ty đã bảo đảm được những điều kiện trên thì cần phải tiếp tục cố gắng điều chỉnh mức chi phí sao cho có thể hạ thấp mức chi phí xuống mà mức chất lượng vẫn tăng hoặc không thay đổi để tạo sức mạnh cho Công ty trong thị trường. Muốn đạt được những điều kiện trên thì Công ty cần phải xác lập về kế hoạch chi phí cho chất lượng một cách rõ ràng, chính xác, cân đối chi phí với chất lượng, cần tính toán một cách cụ thể mức chi cần bỏ ra trước khi muốn cải thiện hoặc nâng cao chất lượng công trình, sau đó so sánh mức chi phí đó với khả năng của bản thân công trình, so sánh chi phí bình quân để cải thiện, hoặc nâng cấp chất lượng của ngành sau đó mới quyết định có nên thực hiện hay không để sao cho các công trình xây dựng do Công ty tiến hành đều có chất lượng cao với mức chi phí hợp lý được người tiêu dùng chấp nhận. Kiến nghị 2 : Đẩy mạnh phát triển công nghệ mới và đầu tư trang thiết bị ngày càng nâng cao trình độ công nghệ xây dựng của Công ty. Đẩy mạnh phát triển công nghệ mới. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ xây dựng trong vài năm gần đây là kết quả của đường lối đổi mới nền kinh tế quốc dân và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước. Sự gia tăng nhanh chóng của các công trình xây dựng công nghệ và dân dụng đã đặt ra yêu cầu mới cho đổi mới và hoàn thiện công nghệ máy móc xây dựng của Công ty nhằm phục vụ mục tiêu phát triển trước mắt và lâu dài của mình. Trước đây nguồn vốn đầu tư chủ yếu của Công ty là do Nhà nước cấp, quản lý đầu tư Nhà nước, thực hiện cũng là Nhà nước. Từ đặc điểm hành chính bao cấp này dẫn đến sự thiếu coi trọng chất lượng công trình. Hiện nay do cơ chế thị trường người chủ đầu tư công trình muốn có công trình đẹp nhất tốt nhất nhà thầu xây dựng muốn có chi phí thấp nhất trong thiết kế và thi công xây lắp, do vậy mà cần phải có một hệ thống công nghệ hiện đại tiên tiến để tăng cường hiệu quả vốn đầu tư và thi công xây lắp. Các loại công trình trong giai đoạn hiện nay rất đa dạng và có yêu cầu cao về nhiều mặt, nhiều công trình cao tầng, kiến trúc đa dạng đòi hỏi kết cấu và trang thiết bị , tiện nghi hiện đại sử dụng nhiều loại vật liệu mới, có yều cầu về mỹ quan cũng như độ bền vững cao, yêu cầu thời gian thi công ngắn, chi phí xây dựng và vận hành công trình hợp lý. Mặt khác nhiều công trình sử dụng vốn nước ngoài cũng như các công trình liên doanh yêu cầu chất lượng cao, theo tiêu chuẩn kỹ thuật nước ngoài đòi hỏi công nghệ xây dựng đổi mới hoàn thiện. Thời gian qua do trình độ công nghệ xây lắp của xí nghiệp còn thấp, chủ yếu vẫn đang sử dụng các phương tiện, vật liệu xây dựng, công nghệ của công ty mang tính truyền thống, hiệu quả kinh tế thấp, tốc độ xây dựng chậm mặt bằng thi công công trình ảnh hưởng nhiều đến công tác môi trường đố cũng là nguyên nhân tạo nên những khó khăn làm cho việc đáp ứng các giải pháp kết cấu và hình thức kiến trúc hiện đại. Chính vì lẽ đó mà yêu cầu cấp bách đặt ra với xí nghiệp hiện nay là phải tìm cách nâng cao trình độ công nghệ của mình một cách nhanh nhất để nắm bắt, đi tắt, làm chủ các công nghệ hiện đại từ đó tạo được sức mạnh, ưu thế trên thị trường xây lắp điện trong nước cũng như tạo điều kiện trong nước có khả năng vươn ra thị trường nước ngoài đặc biêt là một số nước láng giềng trong khu vực ... Trong thời gian vừa qua Công ty đã tiến hành đổi mới và mua sắm một số thiết bị máy móc mới theo hướng hiện đại để chế tạo cột thép mạ kẽm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành công trỡnh... trong đó tiếp tục hoàn thiện hệ thống thiết bị của dây chuyền cắt, đột liên hợp CNC, đồng thời nâng cao năng lực sản xuất của hệ thống bể mạ kẽm (công suất 10.000 tấn/năm), cũng như đa dạng hoá các sản phẩm bê tông phục vụ các công trỡnh điện và giao thông. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế là hầu hết các công nghệ mới này mới chỉ được đầu tư mua sắm để đi vào hoạt động chứ chưa kịp đầu tư nắm bắt sâu về công nghệ, việc tổng kết rút kinh nghiệm nhận chuyển giao và phân tích đánh giá các công nghệ xây dựng hiện nay vẫn chưa được thực hiện. Từ những lý do trên xét thấy Công ty cần nhanh chóng đổi mới đầu tư tăng cường trình độ công nghệ xây dựng của mình theo các khía cạnh sau: Trước hết Công ty phải ý thức được trong việc đổi mới công nghệ và đầu tư cho công nghệ có ý nghĩa chiến lược cho sự sống còn trong sự nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. Tiến hành đầu tư phát triển các công nghệ tiên tiến về thiết kế và thi công các loại công trình cao tầng. Đầu tư phát triển các công nghệ đảm bảo an toàn, chất lượng đặc biệt coi trọng các giải pháp công nghệ mới về nền móng trong trường hợp đất yếu, giải pháp về công nghệ kỹ thuật công trình đảm bảo với điều kiện khí hậu và môi trường ở Việt Nam, bảo đảm an toàn phòng hoả, tiết kiệm sử dụng năng lượng... Đầu tư phát triển các công nghệ sản xuất trang bị hiện đại trong kinh doanh. Muốn đạt được những công trình có chất lượng cao phải sử dụng trang thiết bị hiện đại và đồng bộ. Hình thành và trang bị hệ thống máy móc, công cụ kiểm tra chất lượng của các bộ phận làm chất lượng từ với mọi cấp tổ đội , xí nghiệp Hệ thống các máy móc thiết bi , dụngcụ kiểm tra chất lượng là một bộ phận hết sức quan trọng trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Nó là bộ phận không thể thiếu được bởi lẽ nó là tiếng nói bằng số trong công tác quản lý chất lượng xây dựng. Nếu như khách hàng không có hệ thống máy móc, công cụ này thì không thể có cách gì xác định chất lượng xây dựng cao hay thấp của công trình . Với xu hướng quốc tế hoá như hiện nay, để công ty có nhiều khả năng và cơ hội liên doanh hợp tác với những hãng xây dựng nước ngoài cùng thi công xây lắp các công trình lớn đòi hỏi kỹ thuật cao, độ chính xác lớn thì yêu cầu đặt ra với công ty là cần tiếp tục đầu tư trang thiết bị hệ thống máy móc, công cụ kiểm tra chất lượng, sao cho Công ty có được một hệ thống công cụ kiểm tra chất lượng hiện đại, đầy đủ các công cụ này có độ chính xác cao , tốc độ xử lý thông tin nhanh, dễ dàng thuận tiện trong sử dụng và được sự thừa nhận của cộng đồng. Để có thể trang bị được hệ thống công cụ chất lượng công trình tiên tiến hiện đại và đầy đủ thì Công ty cần phải có nguồn kinh phí, nguồn kinh phí trong công tác đầu tư này là lấy từ sản xuất. Tiếp đó Công ty phải tiếp tục nghiên cứu nắm bắt các thông tin về thị trường công nghệ xây dựng nói chung và các công nghệ kiểm tra chất lượng công trình nói riêng, xác định các loại công nghệ kiểm tra nạo là tiên tiến, hiện đại nhất là những loại nào để có thể phù hợp nhất với khả năng và điều kiện thực tế của Công ty cũng như toàn ngành xây dựng hiện nay, từ đó mà Công ty xác định được những loại công nghệ mà Công ty cần và có thể đầu tư trang bị. Cuối cùng Công ty tiến hành bỏ chi phí để đầu tư trang bị. Cũng cần chú ý rằng việc xác định loại máy móc công cụ kiểm tra chất lượng công trình cần quan tâm giá cả của chúng ra sao cho khi chọn công nghệ có được những công cụ, thiết bị vừa đảm bảo tính tiên tiến hiện đại vừa đảm bảo mức chi phí hợp lý. Kiến nghị 3 : Xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức Trước hết Công ty cần chú ý xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và cán bộ làm công tác quản lý chất lượng nói riêng. Sắp xếp đội ngũ cán bộ này theo các phong ban, các chức danh cụ thể trên cơ sở căn cứ vào trình độ chuyên môn của từng người. Muốn vậy Công ty cần xây dựng các tiêu chuẩn chuyên môn cho từng chức danh quản lý và cần nghiêm túc, chặt chẽ trong qúa trình tuyển dụng cán bộ quản lý vào xí nghiệp, làm sao cho người cán bộ quản lý phải có trình độ học vấn cao ( đại học và trên đại học ) và thực sự am hiểu sâu sắc về lĩnh vực mình đang phụ trách. Về bộ phận quản lý chất lượng công trình thì Công ty cần xây dựng một hệ thống suốt từ trên xuống dưới ( xí nghiệp - tổ, đội ) tức là xây dựng ở mỗi đơn vị trực thuộc một bộ phận, các phong ban, hay những người trực tiếp làm công tác quản lý chất lượng công trình , của cấp trên giao xuống phổ biến thực hiện ở đơn vị mình phụ trách, báo cáo kết quả và chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả thực hiện với cấp trên mình. Cụ thể: ở Công ty thành lập một phong ban chất lượng công trình, bao gồm những cán bộ có đầy đủ năng lực về kinh tế, kỹ thuật, am hiểu sâu sắc về chất lượng công trình có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và chiến lược chất lượng công trình cho toàn bộ Công ty, sau đó xây dựng kế hoạch thực hiện và phân nhiệm xuống các phân xưởng trực thuộc. Ở phân xưởng cũng xây dựng một bộ phận lam chất lượng công trình ( chẳng hạn đội ngũ chất lượng công trình ) có nhiệm vụ tiếp nhận kế hoạch nhiệm vụ về chất lượng công trình từ phòng ban chất lượng công trình ở Công ty phổ biến thực hiện ở phân xưởng mình đồng thới báo cáo và chịu trách nhiệm với cấp trên Công ty về kết quả thực hiện của phòng ban mình. Tiếp đó xí nghiệp cần tiến hành đào tạo cán bộ làm công tác giám sát , quản lý xây dựng nói chung và xây lắp nói riêng . Đào tạo cán bộ là một công việc cấp bách bởi lẽ Công ty không dễ gì có một đội ngũ có kiến thức về pháp luật về kinh tế và kỹ thuật với chất lượng cao cả về chuyên môn lẫn nhân cách , trong thời gian ngắn . Nếu không có lớp cán bộ được đào tạo thì dù có các phương tiện hiện đại thì chất lượng mạng lưới các công trình trở thành lời bàn xuông . Côngtác đào tạo cán bộ làm công tác giám sát, quản lý xây dựng nói chung và làm công tác quản lý chất lượng xây dựng nói riêng ở Công ty hiện nay cần được tiến hành theo các hướng sau: Công ty cần triển khai những chương trình đào tạo chi tiết cho mọi cấp công tác bao gồm giám đốc các ban, các kỹ sư, đốc công, những người phổ biến hoạt động của các nhóm, công nhân sản xuất, tổ chức các khoá chuyên cho cán bộ phòng cung ứng vật tư, kỹ thuật, phòng kinh tế thị trường. Huấn luyện dài ngày ở Công ty trong thời gian vừa qua, việc dạy các phương pháp quản lý chất lượng thông thường kéo dài năm sáu ngày. Thế chưa đủ, xí nghiệp tổ chức các lớp khoá học dài hơn chẳng hạn ba, bốn tháng, hơn nữa cần có nhiều buổi trong tháng. Học viên trong mỗi tuần hoặc tháng học thì đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn nơi làm việc. Sau đó họ chuyển sang giai đoạn học sau đã được trang bị những kết quả hoạt động thực tiễn vừa qua, nói cách khác chương trình đó đòi hỏi lý thuyết và thực hành luân phiên nhau. Có như vậy thì chương trình đào tạo mới thu được kết quả cao. Sự huấn luyện phải liên tục. Hằng năm chương trình huấn luyện tổng hợp đều bổ sung những khoá mới bởi lẽ mỗi năm mỗi người qua thêm một tuổi và lại có những cán bộ mới đến làm ở Công ty do đó qúa trình huấn luyện phải xây dựng sao cho đáp ứng được những nhu cầu của Công ty và của các thành viên trong Công ty. Kiến nghị 4: Công ty cần dựa vào đội ngũ công nhân kỹ thuật bậc cao, thợ đầu đàn làm nòng cốt đồng thời có những chính sách khuyến khích lợi ích vật chất cho cán bộ công nhân để nâng cao chất lượng mạng lưới các công trình. Để có nhiều công trình có chất lượng cao Công ty cần phải dựa vào lực lượng công nhân kỹ thuật bậc cao thợ đầu đàn của các ngành nghề của xí nghiệp, giao trách nhiệm và động viên công nhân giữ gìn vai trò hạt nhân trong công việc giúp đỡ công nhân trong tổ sản xuất, thi công theo quy trình quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo nhau làm theo bản thiết kế, chống làm dối làm ẩu để đảm bảo công trình đạt chất lượng cao theo yêu cầu công việc. Mặt khác Công ty cũng cần phải chú ý đến chế độ lương thưởng theo số lượng và chất lượng công việc, trong đó có khuyến khích đơn giá lương, khoán với những công việc đạt chất lượng theo yêu cầu, tiêu chuẩn quy định của Công ty. Đồng thời cần có chế độ trợ cấp cho công nhân, thợ đầu đàn trong những trường hợp tạm thiếu việc làm, trong trừong hợp gia đình có hiếu, hỷ ... Nhờ đó mà tạo ra sự gắn bó lâu dài giữa công nhân với xí nghiệp. Đây là những việc cần làm bởi lẽ công nhân là người trực tiếp làm ra sản phẩm, công trình đạt chất lượng cao. Ở PCC4 chú ý hết sức đến việc động viên công nhân viên chức trong toàn Công ty phát huy sáng kiến, cái tiến bộ kỹ thuật áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong sản xuất xây lắp nhằm đạt được năng suất, chất lượng hiệu quả cao. Ở PCC4 hiện nay cũng như bao công ty, xí nghiệp xây lắp điện khác công nhân của PCC4 gồm 2 bộ phận đã qua biên chế đào tạo và một bộ phận hợp đồng theo thời vụ chưa qua đào tạo hoặc có chăng thì cũng chỉ qua tập huấn 1-2 ngày. Tỉ lệ công nhân được đào tạo theo biên chế , giảm số công nhan hợp đồng theo thời vụ hoặc là tiến hành đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân hợp đồng theo thời vụ , tăng cường công tác kiểm tra đánh giá tay nghề trong khâu tuyển dụng ký hợp đồng với đội ngũ công nhân hợp đồng theo thời vụ này . Trong qúa trình làm việc cần tổ chức theo dõi , giám sát chặt chẽ để tránh hiện tượng bỏ bê công việc, làm việc thiếu trách nhiệm của công nhân. Cần cho công nhân nhận thức được rằng quản lý chất lượng công trình không phải là công việc của một ai mà của mọi ngươì cùng tham gia làm công trình. Công nhân cũng phải chịu trách nhiệm đối với chất lượng công trình. Kiến nghị 5 : Trong qúa trình tham gia dự thầu xây dựng công trình, công ty cần nhận rõ yêu cầu về kỹ thuật không đơn thuần là một tài liệu giải thích kỹ thuật cho bản vẽ mà nó còn là một bộ phận cấu thành hồ sơ mời thầu và quyết định giá thành của hợp đồng mà nhà thầu thắng thầu sẽ ký kết với chủ đầu tư . Trong bất kỳ hồ sơ mời thầu nào cũng bao gồm 2 nội dung cơ bản đó là nhà đầu tư đưa ra mức giá dự thầu và các yêu cầu về kỹ thuật về công trình của mình, trong đó các yêu cầu kỹ thuật là tài liệu bằng văn bản mô tả chi tiết nội dung công việc, vật liệu sử dụng, phương pháp lắp đặt và yêu cầu chất lượng nhằm nhân công để thực hiện một công việc đã được ký kết trong hợp đồng kinh tế. Nhiều năm trước đây trong xây dựng chưa bắt buộc tiến hành đấu thầu chỉ từ khi ban hành quy chế đầu thâù xây lắp số 60 BXD/ VKT ngày 30 /3/1994 điều lệ quản lý xây dựng cơ bản có những quy định về đấu thầu xây lắp thì công việc soạn thảo " các yếu tố kỹ thuật " trong hồ sơ đấu thầu mới được thực hiện. Chính vì vậy mà PCC4 cũng như các công ty xây lắp điện khác ít nhiều chưa quan tâm đến các yêu cầu kỹ thuật này, họ chỉ coi đó là những tài liệu giải thích kỹ thuật cho bản thiết kế. Họ chỉ chú trọng đến khối lượng và thời gian khi đưa ra giá trị thầu, điều này đã làm cho giá thầu nhiều khi chưa đủ để thực hiện công việc với các yêu cầu kỹ thuật tương ứng. Do vậy mà khi thắng thầu, tiến hành xây dựng thì không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật dẫn đến chất lượng công trình kém hay nếu đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật thì sẽ làm cho giá công trình tăng lên. Ta lấy ví dụ: Trong một cuộc đấu thầu trong các yêu cầu kỹ thuật chủ đầu tư đưa ra yêu cầu sử dụng đá đổ bê tông là một loại đá có cường độ cao chỉ có ở miền trung nước ta để chế tạo bê tông có cường độ cao. Công ty thắng thầu đã không để ý tới việc này vì cho rằng đá để đổ bê tông là loại vật liệu thông thường, khi thi công công ty đã buộc phải bỏ qua yêu cầu kỹ thuật này vì công trình lại ở Hà nội, điều này dẫn đến chất lượng bê tông nói riêng hay chất lượng công trình nói chung đã giảm thấp. Trong cuộc đấu thầu khác trong các yêu cầu kỹ thuật nối xây là một dọc một ngang công ty không tính đến nên để tốn nhiều nhân công để thực hiện công việc này gây tốn phí lớn. Một số ý kiến với Nhà nước: Thứ nhất: Nhà nước cần tiếp tục, sửa đổi, bổ sung và ban hành quy chế đấu thầu nhằm tiếp tục đổi mới quản lý đầu tư xây dựng, đáp ứng tăng cường quản lý lĩnh vực này trong giai đoạn đổi mới. Trong đó Nhà nước cần quan tâm chú ý đến " các yêu cầu kỹ thuật " trong các hồ sơ mời thầu bắt buộc các hồ sơ 2 phải có và làm sao cho trong đấu thầu ngày mội nghiêm về đấu các yêu cầu kỹ thuật hơn là về đấu giá, tức là nhà đầu tư đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cao và ngày càng cao trong hồ sơ mời thầu. Các nhà đấu thầu sẽ xem đánh giá nếu bảo đảm được hơn thì thắng thầu, lấy các yêu cầu kỹ thuật là tiêu chuẩn để nghiệm thu bàn giao công trình khi đã hoàn thành. Thứ hai: phải thiết lập một chính sách chiến lược trong ngành xây dựng và vạch ra các bước thực hiện cụ thể trong đó cần nhìn rộng ra thế giới và khu vực để học tập nhằm tăng tốc độ và đuổi kịp trình độ chung trong thời gian ngắn nhất. Thứ ba: Phải hoàn thiện quản lý chất lượng thống nhất từ Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng tới các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, các bộ và cơ quan ngang bộ, các tổng công ty lớn. Thực hiện chế độ phân cấp, nhằm quản lý cho công tác quản lý chất lượng của các công trình xây dựng trong phạm vi toàn quyền. Thứ tư : Phải đánh giá phân loại và quản lý được các tổ chức tư vấn hành nghề đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm à công trình xây dựng. Muốn quản lý chất lượng công trình thì phải quản lý và kiểm tra các chất lượng hoạt động của các tổ chức này trong qúa trình làm ra sản phẩm thiết kế, khảo sát lập dự án thiết kế - các giai đoạn thi công xây lắp và cả trong quy trình khai thác sử dụng hoạt động có chất lượng của thị trường cung cấp dịch vụ chất xám này sẽ đảm bảo cho thị trường xây dựng lành mạnh. Thứ năm: Phải đầu tư thiết bị đo lường và thí nghiệm ở cấp độ khác nhau để tạo thành một hệ thống các phòng thí nghiệm sắp tới các phòng thí nghiệm phải được phân theo ba cấp: Phòng thí nghiệm của các nhà đầu tư xây dựng, phòng thí nghiệm này đảm bảo chất lượng công việc của nhà thầu xây lắp. Phòng thí nghiệm tĩnh hoặc phòng thí nghiệm hậu trường của các đơn vị tư vấn, quản lý chất lượng. Các phòng thí nghiệm này giúp cho chủ đầu tư kiểm soát chất lượng công trình của các nhà thầu xây lắp. Phòng thí nghiệm trọng điểm thực hiện các xí nghiệp trọng tài hoặc phúc tra, phục vụ các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng. Các phòng thí nghiệm này có thể đặt ở các viện nghiên cứu lớn, các trường đại học lớn vì ở đó có đội ngũ chuyên gia giỏi đủ năng lực tổ chức thực hiện và đánh giá. Hệ thống các phong thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại đội ngũ cán bộ thí nghiệm viên tinh thông nghề nghiệp và đội ngũ kỹ sư giỏi sẽ là công cụ không thể thiếu được trong qúa trình quản lý chất lượng công trình xây dựng. Tới một thời điểm nào đó chỉ các tổ chức tư vấn các phòng thí nghiệm được công nhận theo ISO-9000 mới có quyền tham gia công việc đảm bảo chất lượng công trình xây dựng. Thời điểm đó sẽ không còn xa nữa vì qúa trình công nhận lẫn nhau giữa các nước ASEAN đã tới gần. Thứ 6 là: Nhà nước cần tổ chức hội nghị chất lượng công trình xây dựng trong toàn quốc để bàn về các biện pháp lớn nhằm tăng cường năng lực của các Nhà nước trong lĩnh vực khảo sát thiết kế thi công xây lắp và nghiệm thu công trình, sản xuất vật liệu xây dựng, cung ứng vật tư thiết bị, phục vụ xây dựng công trình, tăng cường năng lực của ban quản lý dự án, công trình các công ty tư vấn đầu tư và xây dựng, hệ thống kiểm định và đánh giá chất lượng công trình, hệ thống giám định Nhà nước về chất lượng. Thứ bảy: Cần có quy chế khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp Trách nhiệm hữu hạn trong việc áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế về chất lượng như ISO 9000 trong xây dựng và tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. ISO 8402-1994 TCVN 5814-1994 ISO 9000-1 TCVN 5200-1994 ISO 9001-1994 TCVN 5201-1995 ISO 9002-1994 TCVN 5202-1995 ISO 9003-1994 TCVN 5203-1995 ISO 9004-1-1994 TCVN 5204-1-1995 ISO 9004-2-1994 TCVN 5204-2- 995 ISO 10011-1- 1994 TCVN 5950-1-1995 ISO 10011-2- 1994 TCVN 5950-2-995 ISO 10011-3- 1994 TCVN 5950-3-1995 ISO 10013-1994 TCVN 5951-1995 Thứ tám là: Nhà nước cần có chương trình, kế hoạch văn bản pháp quy biên soạn các phương pháp luận của đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình xây lắp điện, những người thẩm định viên, thẩm kế viên và giám định viên xây dựng. KẾT LUẬN Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước như nước ta hiện nay. Mọi tổ chức sản xuất kinh doanh đều đang đứng trước những khó khăn thử thách lớn trong việc làm như thế nào để tồn tại và phát triển được trước các tổ chức sản xuất kinh doanh trong và ở khu vực cũng như trên thế giới. Khó khăn và thách thức này chỉ có thể giải quyết khi doanh nghiệp chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm của mình mà muốn vậy thì không còn gì khác là phải nâng cao chất lượng mạng lưới các công trình. Mạng lưới các công trình cấp điện ở PCC4 hiện nay cũng như ở một số công ty xây lắp điện khác vẫn đang ở bước giao thời từ nhận thức đến thực hiện, vẫn chưa được đúng đắn và hiệu quả do đó mà nó đòi hỏi sự đổi mới và hoàn thiện mạng lưới các công trình cấp điện ở PCC4 chỉ có thể thành công khi công ty xác định được những tồn tại để tìm ra những nguyên nhân của nó từ đó đưa ra một hệ thống các giải pháp khắc phục, đối chiếu với các giải pháp với khả năng hiện thực của công ty để tìm ra biện pháp hiệu quả nhất , có tính khả thi cao để rồi áp dụng một cách triệt để. Việc đổi mới và hoàn thiện mạng lưới các công trình cấp điện ở PCC4 cũng cần phải có sự hỗ trợ kết hợp cuả Nhà nước. Nhà nước cần có chính sách, biện pháp của mình để tạo ra một môi trường thuận lợi cho các công ty xây lắp điện nói chung và PCC4 nói riêng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kinh tế phát triển - NXB thống kê - 2000 Quản tri chất lượng mạng theo phương pháp Nhật bản Giáo trình tổ chức thi công - ĐHXD Quản lý chất lượng đồng bộ Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng Các tiêu chuẩn nghiệm thu kỹ thuật công tác bê tông, lề cốt thép – Bộ XD Các tạp chí xây dựng Các điều lệ xây dựng cơ bản Báo cáo tổng kết của công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 giai đoạn 2004-2008. Ấn phẩm giới thiệu về công ty TNHH một thành viên xây lắp điện IV Phân cấp quản lý giữa công ty và các đơn vị thành viên DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TNHH: Trách nhiệm hữu hạn. PCC4 (Power construction installation limited company N04): Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây lắp điện 4 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA5314.DOC
Luận văn liên quan