Đề tài Đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001-2010. để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn tới cần quan tâm giải quyết những vấn đề gì

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hư ớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa được Đảng và nhà nước ta coi là con đường tất y ếu để Việt Nam thoát khỏi tình trạng lạc hâu, chậm phát triển. Qua việc nghiên cứu và phân tích cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 nhóm đã rút ra được một số điều cơ bản. Thứ nhất chuy ển dịch cơ cấu ngành có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nư ớc phát triển. Thứ hai các nước đang phát triển không nên quá tham vọng mong muốn có ngay một cơ cấu kinh tế hiện đại và tốc độ chuy ển dịch nhanh trong khi các điều kiện khách quan của dạng cơ cấu đó chưa hình thành mà điều quan trọng là phải chủ động hướng tới một cơ cấu ngành phù hợp và xu hướng chuy ển dịch hợp lý.

pdf27 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2720 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001-2010. để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn tới cần quan tâm giải quyết những vấn đề gì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
....... 7 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 .... 8 2.1. Cơ cấu ngành ........................................................................................................ 8 2.1.1. Cơ cấu GDP ................................................................................................... 8 2.1.2. Cơ cấu lao động ........................................................................................... 11 2.2 Cơ cấu ngành nhỏ trong từng nhóm ngành lớn ..................................................... 12 2.2.1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản .......................................................................... 12 2.2.2. Sản xuất công nghiệp ................................................................................... 13 2.2.3. Dịch vụ ........................................................................................................ 15 III. Một số vấn đề cần quan tâm để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn tới. ................................................................. 18 1. Giải pháp cho nhóm các ngành có năng lực cạnh tranh .............................................. 18 2. Giải pháp đối với nhóm ngành có khả năng cạnh tranh trong tương lai ...................... 19 3. Đối với nhóm ngành hàng hiện đại, khả năng cạnh tranh thấp ................................... 20 KẾT LUẬN .......................................................................................................... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 Cao học KTQD khóa 21 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Cơ cấu ngành kinh tế theo mức độ thu nhập năm (%) ................................... 2 Bảng 2: Cơ cấu kinh tế thời kỳ 2001 – 2010 (giá so sánh 1994) ................................ 8 Bảng 3: Cơ cấu kinh tế thời kỳ 2001 – 2010 (giá so sánh 1994) ................................ 9 Bảng 4: Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001 – 2010 (giá so sánh 1994) ...................... 10 Bảng 5: Cơ cấu Lao động đang làm việc tại thời điểm 01/07 hàng năm thời kỳ 2001 – 2010......................................................................................................................... 11 Bảng 6: Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP thời kỳ 2001-2010 ............................... 17 Bảng 7: Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam thời kỳ 2001-2010 .............................. 18 Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 Cao học KTQD khóa 21 LỜI NÓI ĐẦU Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2010 với mục tiêu cơ bản là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Mục tiêu phát triển đối với một Quốc gia hay bất cứ địa phương nào cũng bao gồm ba mục tiêu là tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mục tiêu về phát triển xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển kinh tế, vừa là kết quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong một giai đoạn nhất định vừa là yếu tố cực kỳ quan trọng thúc đẩy phát triển, đưa quốc gia tiến lên một trình độ mới. Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển dịch, Việt Nam đã coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Bởi nó phản ánh trình độ, tính chất và hiệu quả của sự phát triển. Chuyển dịch cơ cấu nhằm mục tiêu phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội của đất nước, đẩy nhanh quá trình công nghiệp, hoá hiện đại hoá đất nước, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình tham gia hội nhập. Trong giai đoạn 2001 – 2010, những thành tựu trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Song bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm và hạn chế cần phải khắc phục để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Do đó nhóm em đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn tới cần quan tâm giải quyết những vấn đề gì?”. Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 phần: Phần I. Tổng quan về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Phần II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 Phần III. Một số vấn đề cần quan tâm để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn tới. Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 Cao học KTQD khóa 21 Khi nghiên cứu đề tài này, do bản thân nhóm còn nhiều hạn chế nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự giúp đỡ của thầy, cô giáo và sự đóng góp của các bạn. Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2013 Nhóm 4 CH210386 Nguyễn Phương Hà CH210390 Đào Thu Hằng CH210391 Đin Minh Hằng CH210396 Phạm Thị Hằng Hạnh CH210398 Đoàn Thị Thu Hiền CH210408 Đàm Thị Hoa Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 1 Cao học KTQD khóa 21 I. Tổng quan về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 1. Một số khái niệm 1.1. Cơ cấu ngành kinh tế: Là sự tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. 1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành: Cơ cấu ngành kinh tế là một phạm trù động, nó luôn luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu không cố định. Quá trình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ là thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí, tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch và cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn. 1.3. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành đối với phát triển kinh tế Chuyển dịch cơ cấu ngành là nội dung quan trọng nhất và là mục tiêu chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa đối với các nước đang phát triển. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng ngày càng hiện đại hơn từ một nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công- nông nghiệp rồi đến xã hội tiêu dùng cao (dịch vụ), phát triển kinh tế trí thức cũng chính là nội dung cơ bản, thể hiện mục tiêu về kinh tế của quá trình công nghiệp hóa đất nước. Ngươc lại chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt phù hợp với những điều kiện bên trong, bên ngoài và các lợi thế tương đối của nền kinh tế sẽ tạo nên tính chất bền vững, hiệu quả của quá trình tăng trưởng, kết quả đó có tác dụng củng cố thành quả của công nghiệp hóa và tiếp theo là tác dụng đến các mục tiêu khác của công nghiệp hóa như mục tiêu về xã hội, môi trường. 2. Các xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 2.1. Trong quá trình phát triển, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm đi, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Tỷ trọng ngành dịch vụ ngày càng lấn át trong cơ cấu kinh tế do tốc độ tăng của ngành dịch vụ có xu hướng ngày càng nhanh hơn tốc độ tăng Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 2 Cao học KTQD khóa 21 của công nghiệp. Đây là xu hướng rõ nhất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu của các nước đang phát triển. A Fisher cho rằng tỷ lệ nông nghiệp có thể giảm từ 80% đối với các nước chậm phát triển nhất xuống 11- 12% ở các nước công nghiệp phát triển và trong những điều kiện đặc biệt có thể xuống tới 5%, thậm chí 2%. Cùng với quá trình giảm tỷ trọng nông nghiệp trong thu nhập thì thu nhập của công nghiệp ngày càng chiếm ưu thế trong cơ cấu kinh tề và nền kinh tế phát triển thì ngành dịch vụ ngày càng tỏ ra giữ vị trí chi phối trong sự đóng góp vào tổng thu nhập nền kinh tế. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua bảng số liệu sau: Bảng 1: Cơ cấu ngành kinh tế theo mức độ thu nhập năm (%) Các mức thu nhập Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Toàn thế giới 3 28 69 Thu nhập cao 2 26 72 Thu nhập trung bình cao 5 31 64 Thu nhập trung bình thấp 13 41 46 Thu nhập thấp 25 28 48 Nguồn: WB, báo cáo phát triển Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của các nước có mức thu nhập trung bình (kể cả trung bình cao và trung bình thấp) rất cao, thể hiện quá trình các nước này chạy theo chiến lược tăng tốc để tạo ra sự khởi sắc nhanh cho nền kinh tế, để chuẩn bị tư thế cho một xã hội tiêu dùng cao. Các nền kinh tế thu nhập cao, với cơ cấu dịch vụ- công nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp rất nhỏ. Nhiều nước đang phát triển, nhất là các nước đã thành công trong chiến lược đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và đạt được những thành tựu vững chắc trong phát triển kinh tế, điển hình là các nước Đông Nam Á kể cả Trung Quốc và Việt Nam là do chính phủ đã thực hiện các chính sách nhằm hướng nền kinh tế chuyển dịch theo xu thế này. Trong quá trình phát triển xu hướng trên cũng thể hiện ở cơ cấu lao động và nó có ý nghĩa khá quan trọng. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động có tác dụng thúc đẩy hiệu quả và năng suất của từng ngành và trong toàn nền kinh tế. Các nước có thu nhập trung bình cao và trung bình thấp có tỷ lệ lao động chiếm giữ trong công nghiệp cao nhất, thể hiện quan điểm hướng tới một xã hội có nền công nghiệp hiện đại và đang Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 3 Cao học KTQD khóa 21 triển khai quá trình tăng trưởng nhanh. Các nước có mức thu nhập cao, tỷ lệ lao động ngành dịch vụ trên 50% phản ánh một xã hội tiêu dùng cao. 2.2. Trong quá trình phát triển, tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm nhiều lao động giảm, tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm có dung lượng vốn cao chiếm ngày càng lớn và tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn. Cùng với quá trình phát triển, các nguồn lực tự nhiên, đất đai và lao động trong xã hội sẽ giảm dần và trở nên ngày một đắt đỏ hơn nên sản lượng thực tế ngày càng gần với mức sản lượng tiềm năng mà mỗi quốc gia có thể có được. Đi đôi với nó và một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển là việc tăng cường hoạt động đầu tư, nghiên cứu, triển khai, phát triển khoa học công nghệ … tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn từ nguồn nguyên liệu ban đầu bằng cách hoàn thiện quá trình chế biến sản phẩm. Vì vậy, xu hướng chung của quá trình chuyển dịch cơ cấu là sự giảm dần các sản phẩm dựa trên lợi thế tài nguyên và lao động, tăng dần tỷ trọng các hàng hóa vốn cao, các hàng hóa cao cấp, chất lượng cao trải qua nhiều công đoạn chế biến tinh vi. Điều này thể hiện không chỉ trong ngành công nghệ cao với sự gia tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, ngành công nghiệp chế biến công nghệ cao mà cả trong xu hướng chuyển dịch của ngành dịch vụ. Đối với ngành dịch vụ, đó là sự phát triển mành của các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, luật, giáo dục, y tế và du lịch. Tất cả các dịch vụ này đi theo chiều hướng cung cấp hàng hóa chất lượng cao. 2.3. Xu thế “mở” trong cơ cấu ngành kinh tế Các nền kinh tế kém phát triển thường tồn tại cơ cấu kinh tế dạng “đóng”. Vì vậy cơ cấu sản xuất thường trùng với cơ cấu tiêu dùng cả về quy mô và chủng loại sản phẩm hàng hóa. Dạng cơ cấu đóng ngày trở nên ngày càng không phù hợp để cả về tính hiệu quả lẫn xu thế phát triển nền kinh tế toàn cầu. Cơ cấu mở là dạng phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường, hội nhập và hợp tác quốc tế cũng như khu vực và là xu hướng hiệu quả nhất cho việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Đặc trưng nổi bật của dạng này là cơ cấu sản xuất với cơ cấu tiêu dùng trong nước. Theo đó cho phép các nước có điều kiện lựa chọn được một cơ cấu ngành sản xuất có hiệu quả nhất. Dấu hiệu để tổ chức các ngành kinh tế này là dựa trên các yếu tố lợi thế của đất nước (có thể là lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh hay lợi thế theo giá cả nguồn lực) và những đặc trưng của thị trường quốc tế như giá cả hàng hóa, nhu cầu và chất lượng sản phẩm quốc tế. Cơ cấu mở còn giúp cho các nước tiêu dùng hàng hóa (cả về quy mô và chủng loại), kể cả các hàng hóa không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất trong nước thiếu hiệu quả, thông qua con đường nhập khẩu hoặc trao đổi hai chiều. Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 4 Cao học KTQD khóa 21 II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 1. Quan điểm, đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hóa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm mục tiêu tổng quát đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đưa nước ta cơ bản đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Do đó trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Đại hội IX đánh giá việc thực hiện chiến lược đó và quyết định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho 10 năm đầu của thế kỷ XXI như sau: - Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16-17%, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 50%. - Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 40 - 41% GDP và sử dụng 23 - 24% lao động - Tỷ trọng dịch vụ chiếm 42 - 43% GDP, 26 - 27% tổng số lao động. 1.1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn (1)- Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn. (2)- Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cấp chất lượng. Bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống. Phát triển theo quy hoạch và chú trọng đầu tư thâm canh các vùng cây công nghiệp như cà phê, cao su, chè, điều, hạt tiêu, dừa, dâu tằm, bông, mía, lạc, thuốc lá..., hình thành các vùng rau, hoa, quả có giá trị cao gắn với phát triển cơ sở bảo quản, chế biến. Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm; mở rộng phương pháp nuôi công nghiệp gắn với chế biến sản phẩm; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp. Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 5 Cao học KTQD khóa 21 Phát huy lợi thế về thuỷ sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực. Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 43%. Hoàn thành v iệc giao đất, giao rừng ổn định và lâu dài theo hướng xã hội hoá lâm nghiệp, có chính sách bảo đảm cho người làm rừng sống được bằng nghề rừng. (3)- Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học kết hợp với công nghệ thông tin. Hạn chế việc sử dụng hoá chất độc hại trong nông nghiệp. Xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệ cao. Tăng cường đội ngũ, nâng cao năng lực và phát huy tác dụng của cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. (4)- Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thuỷ lợi ngăn mặn, giữ ngọt, kiểm soát lũ, bảo đảm tưới, tiêu an toàn, chủ động cho sản xuất nông nghiệp (kể cả cây công nghiệp, nuôi, trồng thuỷ sản) và đời sống nông dân. (5)- Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Giá trị gia tăng nông nghiệp (kể cả thuỷ sản, lâm nghiệp) tăng bình quân hàng nàm 4,0 - 4,5%. Đến năm 2010, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 40 triệu tấn. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16-17%; tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên khoảng 25%. Thuỷ sản đạt sản lượng 3,0-3,5 triệu tấn (trong đó khoảng 1/3 là sản phẩm nuôi, trồng). Bảo vệ 10 triệu ha rừng tự nhiên, hoàn thành chương trình trồng 5 triệu ha rừng. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 9-10 tỷ USD, trong đó thuỷ sản khoảng 3,5 tỷ USD. 1.2. Công nghiệp, xây dựng (1)- Phát triển công nghiệp Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da - giày, điện tử - tin học, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng... Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng: dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng... với bước đi hợp lý, phù hợp điều kiện vốn, công nghệ, thị trường, phát huy được hiệu quả. Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 6 Cao học KTQD khóa 21 Phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hoá. Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất phần mềm tin học thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng vượt trội. Phát triển các cơ sở công nghiệp quốc phòng cần thiết, kết hợp công nghiệp quốc phòng với công nghiệp dân dụng. Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở. Phát triển rộng khắp các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa với ngành, nghề đa dạng. Đổi mới, nâng cấp công nghệ trong các cơ sở hiện có để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Sử dụng phù hợp các công nghệ có khả năng thu hút nhiều lao động. Phát triển nhiều hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn, giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở đảm bảo hài hoà về lợi ích. Tăng tỷ lệ nội địa hoá trong công nghiệp gia công, lắp ráp. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, bảo hộ sở hữu công nghiệp, bảo vệ môi trường. (2)- Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước và có năng lực đấu thầu công trình xây dựng ở nước ngoài. ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu lực quy hoạch, năng lực thiết kế, xây dựng và thẩm mỹ kiến trúc. Phát triển các hoạt động tư vấn và các doanh nghiệp xây dựng, trong đó chú trọng các doanh nghiệp mạnh theo từng lĩnh vực thuỷ điện, thuỷ lợi, cảng, cầu đường... Tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng. Nhịp độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp (kể cả xây dựng) bình quân trong 10 năm tới đạt khoảng 10 - 10,5%/năm. Đến năm 2010, công nghiệp và xây dựng chiếm 40 - 41% GDP và sử dụng 23 - 24% lao động. Giá trị xuất khẩu công nghiệp chiếm 70 - 75% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bảo đảm cung cấp đủ và an toàn năng lượng (điện, dầu khí, than); đáp ứng đủ nhu cầu về thép xây dựng, phân lân, một phần phân đạm; cơ khí chế tạo đáp ứng 40% nhu cầu trong nước, tỷ lệ nội địa hoá trong sản xuất xe cơ giới, máy và thiết bị đạt 60 - 70%; công nghiệp điện tử - thông tin trở thành ngành mũi nhọn; chế biến hầu hết nông sản xuất khẩu; công nghiệp hàng tiêu dùng đáp ứng được nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu. Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 7 Cao học KTQD khóa 21 1.3. Các ngành dịch vụ Phát triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động để mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế có hiệu quả. Hình thành các trung tâm thương mại lớn, các chợ nông thôn, nhất là ở miền núi, bảo đảm cung cấp một số sản phẩm thiết yếu cho vùng sâu, vùng xa và hải đảo; tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản. Phát triển thương mại điện tử. Nhà nước, các hiệp hội, các doanh nghiệp phối hợp tìm kiếm, mở rộng thị trường cho sản phẩm Việt Nam. Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hoá, hành khách ngày càng hiện đại, an toàn, có sức cạnh tranh, vươn nhanh ra thị trường khu vực và thế giới. Dành thị phần lớn cho doanh nghiệp trong nước trong vận chuyển hàng hoá Việt Nam theo đường biển và đường hàng không quốc tế. Phát triển mạnh vận chuyển hành khách công cộng ở các thành phố lớn. Tiếp tục phát triển nhanh và hiện đại hoá dịch vụ bưu chính - viễn thông; phổ cập sử dụng Internet. Điều chỉnh giá cước để khuyến khích sử dụng rộng rãi. Đến năm 2010, số máy điện thoại, số người sử dụng Internet trên 100 dân đạt mức trung bình trong khu vực. Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước. Mở rộng các dịch vụ tài chính - tiền tệ như tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán, chứng khoán,... đi thẳng vào công nghệ hiện đại, áp dụng các quy chuẩn quốc tế. Từng bước hình thành trung tâm dịch vụ tài chính lớn trong khu vực. Phát triển mạnh các dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phục vụ đời sống, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội. Toàn bộ các hoạt động dịch vụ tính theo giá trị gia tăng đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 7 - 8%/năm và đến 2010 chiếm 42 - 43% GDP, 26 - 27% tổng số lao động. Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 8 Cao học KTQD khóa 21 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 2.1. Cơ cấu ngành 2.1.1. Cơ cấu GDP Thực hiện kế hoạch 10 năm 2001-2010, trong bối cảnh thế giới và khu vực phục hồi sau khủng hoảng, tạo cơ hội tranh thủ nguồn lực hợp tác quốc tế và tiêu thụ sản phẩm; tình hình kinh tế chính trị trong nước thuận lợi, đất nước ổn định, nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được sửa đổi và ban hành đã thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Kinh tế-xã hội cả nước đạt tốc độ tăng trưởng cao 7,26%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng trong công nghiệp và dịch vụ. Một số kết quả bước đầu trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế như sau: Bảng 2: Cơ cấu kinh tế thời kỳ 2001 – 2010 (giá so sánh 1994) Đơn vị tính: tỷ đồng Năm GDP Thực hiện 2001 – 2010 Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2000 273666 63717 96913 113036 2001 292535 65618 106986 119931 2002 313247 68352 117125 127770 2003 336242 70827 129399 136016 2004 362435 73917 142621 145897 2005 393031 76888 157867 158276 2006 425373 79723 174259 171391 2007 461344 82717 192065 186562 2008 490458 86587 203554 200317 2009 516566 88166 214799 213601 2010 551609 90613 231336 229660 Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 9 Cao học KTQD khóa 21 Bảng 3: Cơ cấu kinh tế thời kỳ 2001 – 2010 (giá so sánh 1994) Đơn vị tính: % Năm Cơ cấu Thực hiện 2001 – 2010 Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2000 100 23.3 35.4 41.3 2001 100 22.4 36.6 41.0 2002 100 21.8 37.4 40.8 2003 100 21.1 38.5 40.4 2004 100 20.4 39.4 40.2 2005 100 19.6 40.2 40.2 2006 100 18.7 41.0 40.3 2007 100 17.9 41.6 40.5 2008 100 17.7 41.5 40.8 2009 100 17.1 41.6 41.3 2010 100 16.4 41.9 41.7 Qua bảng cho thấy: - Cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2010 đạt 16.4%, đạt so với kế hoạch là từ 16- 17%, cơ cấu ngành công nghiệp xây dựng năm 2010 đạt 41.9%, đạt so với kế hoạch là từ 40-41%, cơ cấu ngành dịch vụ năm 2010 là 41.7%, gần đạt so với kế hoạch là từ 42- 43%. - Quy mô GDP của các ngành đều tăng lên, chuyển dịch cơ cấu ngành theo đúng xu thế là tăng tỉ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp trong GDP, cụ thể: + Tỉ trọng của ngành nông-lâm-thuỷ sản giảm từ 23.3% năm 2000, 22.4% năm 2001 xuống còn 16.4% năm 2010. Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 10 Cao học KTQD khóa 21 + Tỉ trọng của ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 35.4% năm 2000, 36.6% năm 2001 lên 41.9% năm 2010. + Tỉ trọng của ngành dịch vụ tăng từ 41% năm 2001 lên 41.7% năm 2010. Sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu ngành kinh tế đã góp phần vào những kết quả đạt được về kinh tế trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế khá cao được thể hiện qua một số chỉ tiêu ở bảng sau: Bảng 4: Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001 – 2010 (giá so sánh 1994) Đơn vị tính: % Năm Tốc độ tăng trưởng (%) GDP Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2001 6.89 2.98 10.39 6.10 2002 7.08 4.17 9.48 6.54 2003 7.34 3.62 10.48 6.45 2004 7.79 4.36 10.22 7.26 2005 8.44 4.02 10.69 8.48 2006 8.23 3.69 10.38 8.29 2007 8.46 3.76 10.22 8.85 2008 6.31 4.68 5.98 7.37 2009 5.32 1.82 5.52 6.63 2010 6.78 2.78 7.70 7.52 Tính ra, trong mười năm 2001- 2010, bình quân mỗi năm giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.58%, khu vực Công nghiệp-xây dựng tăng 9.09%, khu vực dịch vụ tăng 7.35%. Điều đó cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu ngành hướng đến tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản. Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 11 Cao học KTQD khóa 21 2.1.2. Cơ cấu lao động Kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành theo lao động thời kỳ 2001-2010 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 5: Cơ cấu Lao động đang làm việc tại thời điểm 01/07 hàng năm thời kỳ 2001 – 2010 Năm Tổng số lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm (Nghìn người) Tỷ trọng của từng khu vực chiếm trong tổng số (%) Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2001 38180,1 63,5 13,1 22,4 2002 39275,9 61,9 15,4 22,7 2003 40403,9 60,2 16,5 23,3 2004 41578,8 58,7 17,3 24,0 2005 42774,9 57,1 18,2 24,7 2006 43980,3 55,4 19,3 25,3 2007 45208,0 53,9 19,9 26,2 2008 46460,8 52,6 20,8 26,6 2009 47743,6 51,9 21,4 26,7 2010 49048,5 48,2 22,4 29,4 Qua bảng cho thấy, quy mô lao động làm việc trong các ngành kinh tế tăng lên đáng kể đến năm 2010 đạt 49048,5 nghìn người, gấp 1,28 lần năm 2001. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch tích cực theo đúng xu thế. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng lao động làm trong ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, phù hợp với xu hướng chuyển dịch chung của cơ cấu ngành kinh tế, cụ thể: - Tỷ lệ lao động trong khu vực nông-lâm nghiệp-thủy sản giảm từ 63.5% năm 2001 xuống 48.2% năm 2010; Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 12 Cao học KTQD khóa 21 - Tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp tăng từ 13.1% năm 2001 lên 22.4% năm 2010; - Tỷ lệ lao động trong khu vực dịch vụ tăng từ 22.4% năm 2001 lên 29.4% năm 2010; 2.2 Cơ cấu ngành nhỏ trong từng nhóm ngành lớn Trước thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý, kinh tế Việt Nam chủ yếu là nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp thường xuyên chiếm trên 40% trong cơ cấu của nền kinh tế đất nước. Sau đổi mới, với chính sách phát triển nhiều thành phần, đa dạng hóa, đa phương hóa nền kinh tế đã thúc đẩy các hoạt động công nghiệp, xây dựng, đặc biệt là các hoạt động thương mại, dịch vụ, góp phần đưa cơ cấu kinh tế quốc dân chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực. 2.2.1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản a. Kết quả đạt được Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản những năm 2001-2010 tiếp tục tăng trưởng ổn định, cung cấp nhiều sản phẩm với chất lượng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tính ra, trong mười năm 2001-2010, bình quân mỗi năm giá trị sản xuất khu vực này tăng 5,2%, trong đó nông nghiệp tăng 50,4%, lâm nghiệp tăng 24,8%, thủy sản tăng gấp 2,6 lần. Cơ cấu nông, lâm nghiệp và thủy sản chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng thủy sản. Năm 2000, giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá thực tế) chiếm 79% tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; lâm nghiệp chiếm 4,7% và thủy sản chiếm 16,3%, đến năm 2010 các tỷ lệ này lần lượt là: 76,3%; 2,6% và 21,1%. Do sản xuất phát triển, tỷ suất và chất lượng nông sản hàng hoá tăng, giá nông sản trên thị trường thế giới cao nên khối lượng và giá trị xuất khẩu của hầu hết các loại nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta đều tăng lên đáng kể. Đến nay, nông sản hàng hoá của nước ta đã được xuất khẩu đến 160 nước và vùng lãnh thổ. Ngoài gạo xuất khẩu duy trì vị trí thứ 2 trong số các nước xuất khẩu lớn của thế giới, nước ta còn đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê; số 1 thế giới về xuất khẩu điều và hồ tiêu; thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản năm 2010 đạt mức kỷ lục với trên 19,1 triệu USD, trong đó xuất khẩu thủy sản đạt gần 5,0 tỷ USD, vượt xa mục tiêu Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 13 Cao học KTQD khóa 21 “xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 9-10 tỷ USD, trong đó thủy sản khoảng 3,5 tỷ USD” đã đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2001-2010. b. Hạn chế và yếu kém Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta trong những năm vừa qua vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém, thể hiện tập trung ở một số mặt sau đây: - Một là, chất lượng sản phẩm còn thấp, giá trị gia tăng thấp. Do phát triển theo chiều rộng là chủ yếu, nên chất lượng sản phẩm làm ra chưa cao, chủ yếu là sản phẩm thô, giá trị tăng thêm không lớn. Tính chung trong mười năm 2001-2010, bình quân mỗi năm tốc độ tăng giá trị gia tăng chỉ đạt 3,58%, trong đó bình quân mỗi năm trong 5 năm 2001-2005 đạt 3,93%; trong 5 năm 2006-2010 giảm xuống chỉ còn tăng 3,34%/năm; không đạt mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 là “giá trị gia tăng nông nghiệp (kể cả thủy sản, lâm nghiệp) tăng bình quân hàng năm 4,0-4,5%”.. - Hai là, một số cây công nghiệp lâu năm có thế mạnh của nước ta còn thiếu sức cạnh tranh, thiếu thương hiệu trên thị trường quốc tế. Trong sản xuất nông nghiệp, lúa và một số cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, chè, điều là những cây trồng thế mạnh, đứng thứ hạng cao trong khu vực và thế giới về khối lượng sản phẩm sản xuất ra hàng năm. Tuy nhiên, sản xuất vẫn rất phân tán theo quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, năng suất, chất lượng và tỷ suất hàng hóa thấp, sản phẩm bán ra thị trường chủ yếu ở dạng sơ chế nên giá bán không cao và thiếu sức cạnh tranh, ít sản phẩm xây dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế. - Ba là, lâm nghiệp phát triển chậm. Giá trị tổng sản lượng lâm nghiệp bình quân mỗi năm chỉ tăng 2,2%. Tỷ lệ che phủ rừng tăng, nhưng chất lượng rừng suy giảm. Công tác bảo vệ rừng hiệu quả chưa cao. Tính chung mười năm 2001-2010, tổng diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá là 74,2 nghìn ha, trong đó 48,4 nghìn ha bị cháy và 25,8 nghìn ha bị chặt phá. - Bốn là, sản xuất thủy sản thiếu vững chắc do nuôi trồng tự phát và thị trường tiêu thụ không ổn định. 2.2.2. Sản xuất công nghiệp a. Kết quả đạt được Trong mười năm 2001-2010, nhất là trong những năm 2008-2010, sản xuất công nghiệp nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu hàng công nghiệp; sau đó là sự tăng giá Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 14 Cao học KTQD khóa 21 của hầu hết các loại nguyên vật liệu của ngành công nghiệp mà nước ta phải nhập khẩu khối lượng tương đối lớn như sắt thép, hóa chất cơ bản, bông sợi và phụ liệu dệt may... làm giảm giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp chế biến. Mặc dù gặp khó khăn, thách thức nhưng sản xuất công nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá với tốc độ tăng hàng năm 2 chữ số (trừ năm 2009 tăng 7,6%). Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) năm 2010 ước tính đạt 795,1 nghìn tỷ đồng, gấp 4,0 lần năm 2000. Nếu xem xét động thái và thực trạng sản xuất công nghiệp mười năm 2001-2010 theo 3 ngành cấp I: (1) Công nghiệp khai khoáng; (2) Công nghiệp chế biến; (3) Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước thì diễn biến tình hình của từng ngành như sau: Công nghiệp khai khoáng bao gồm 4 ngành: khai thác than; khai thác dầu thô và khí tự nhiên; khai thác quặng kim loại; khai thác đá và khai thác mỏ khác. Khai thác dầu thô, chiếm tỷ trọng lớn, nhưng trong 10 năm vừa qua lượng khai thác chỉ tăng trong những năm đầu, sau đó giảm dần do điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, do chủ trương của Nhà nước hạn chế dần khai thác tài nguyên thiên nhiên cho mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, do khai thác than, khai thác khí tự nhiên và khai thác các loại khoáng sản khác tương đối ổn định nên tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khai khoáng chiếm trong giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp theo giá thực tế giảm không nhiều, từ tỷ trọng 13,2% năm 2001 xuống 9,2% năm 2010. Công nghiệp chế biến, chế tạo, bao gồm 24 ngành cấp II, nhưng sản xuất chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất với trên 20% giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong mười năm 2001-2010 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển tương đối cao với tốc độ bình quân mỗi năm tăng 16,2%. Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2010 theo giá so sánh 1994 đã gấp 4,5 lần năm 2000 và tỷ trọng chiếm trong giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp theo giá thực tế tăng từ 81,2% năm 2001 lên 85,7% năm 2009. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước, bao gồm 2 ngành cấp II là sản xuất và phân phối điện, ga; sản xuất và phân phối nước với sản phẩm chủ yếu là điện và nước máy. Đây là những sản phẩm có nhu cầu lớn và ưu tiên đầu tư nên trong những năm vừa qua duy trì được tốc độ phát triển tương đối ổn định. b. Một số hạn chế (1) Sản xuất công nghiệp nhìn chung vẫn phân tán, quá trình tích tụ trong sản xuất diễn biến chậm chạp. Chủ trương xây dựng một số tập đoàn công nghiệp nhưng định Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 15 Cao học KTQD khóa 21 hướng hoạt động không rõ ràng, đầu tư dàn trải sang cả những lĩnh vực khác như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản ngoài khả năng về vốn, công nghệ và trình độ quản trị nên mức độ thành công không cao. (2) Sản xuất công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nói riêng chủ yếu vẫn sử dụng công nghệ thấp. (3) Trong những năm vừa qua ngoại trừ dầu thô, ngành công nghiệp đã tập trung khai thác tài nguyên khoáng sản với mức độ cao. Việc cấp giấy phép dễ dãi và sơ hở, quản lý khai thác bị buông lỏng và trình độ công nghệ khai thác, tuyển chọn, chế biến thấp đã làm tài nguyên tổn thất lớn và suy giảm nhanh. (4) Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước lẽ ra là phải đi trước một bước, nhưng trong mười năm 2001-2010 ngành công nghiệp này chỉ tăng bình quân mỗi năm 13,2%, thấp hơn tốc độ tăng bình quân 14,9%/năm của toàn ngành công nghiệp. (5) Tỷ lệ chi phí trung gian chiếm trong giá trị sản xuất của khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2000 là 0,69% và năm 2007 là 0,7%. Tỷ lệ này có xu hướng tăng lên qua các năm là hệ quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa do mức độ chuyên môn hóa ngày càng cao trong sản xuất công nghiệp. Đồng thời, sự gia tăng của chi phí trung gian thể hiện sử dụng lãng phí vật tư sản xuất. 2.2.3. Dịch vụ a. Kết quả đạt được Du lịch là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng và lợi thế cạnh tranh, được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Định hướng phát triển du lịch trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 là Phấn đấu đến năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực; phấn đấu tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001-2010 đạt 11-15%. Tính chung mười năm 2001-2010, số khách quốc tế đến nước ta đạt trên 34,6 triệu lượt người, tăng bình quân mỗi năm 9%, năm 2010 đã có trên 5 triệu lượt khách quốc tế đến nước ta, gấp 2,4 lần năm 2000. Do phát triển với tốc độ tương đối cao nên du lịch ngày càng đóng góp lớn trong nền kinh tế. Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ du lịch trong tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ từ 35% năm 2003, đã tăng lên 53% năm 2009. Nếu so với tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu thì trị giá xuất khẩu dịch vụ du lịch hàng năm bằng trên dưới 7%, cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động du lịch của nước ta trong những năm vừa qua. Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 16 Cao học KTQD khóa 21 b. Một số hạn chế (1) Hoạt động thương mại trên thị trường trong nước chủ yếu vẫn là buôn bán nhỏ nên chưa khai thác được tiềm năng và lợi thế của thị trường gần 90 triệu dân. Phương thức kinh doanh văn minh, hiện đại tuy đã hình thành nhưng chưa xác lập được vai trò hướng dẫn và chi phối thị trường, văn minh thương mại kém, không niêm yết giá, nói thách, cân điêu còn khá phổ biến. Các giải pháp quản lý thị trường thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp nên tình trạng buôn bán hàng lậu và hàng giả, hàng kém phẩm chất vẫn tồn tại trên phạm vi rộng. (2) Trị giá hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu tăng nhanh, nhưng chủ yếu vẫn là tăng khối lượng xuất khẩu và được hưởng lợi do giá cả thế giới tăng và đứng ở mức cao, chưa thực sự tham gia vào chuỗi giá trị dựa trên chất lượng sản phẩm, dịch vụ. (3) Ngược lại với xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu lại là hàng chế biến; hàng thô chiếm tỷ trọng nhỏ. (4) Hoạt động du lịch tuy đạt tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chủ yếu là tham quan danh lam thắng cảnh; du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái chưa phát triển. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn hạn chế, số khách sạn và số buồng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế chưa nhiều. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chưa được đẩy mạnh. 3. Đánh giá về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 Xét về tổng thể, cơ cấu ngành của Việt Nam đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. tuy nhiên vẫn có những điểm chưa hợp lý trong sự chuyển dịch cơ cấu ngành trong vòng 10 năm từ 2001 – 2010. 3.1. Đánh giá xu hướng chuyển dịch - Cơ cấu ngành của Việt Nam có xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Đây cũng là xu thế chung của toàn thế giới. Trong vòng 10 năm, tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm từ 22,4% năm 2001 xuống còn 16,4% vào năm 2010. Còn tỷ trọng của ngành công nghiệp thì tăng từ 36,6% lên 41,9%. - Sự chuyển dịch cơ cấu ngành vẫn chưa theo kịp được xu hướng của thế giới là tăng tỷ trọng dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành sản xuất. Có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ vẫn chưa có sự vượt trội, thậm chí là giảm đi và tốc độ này đang chậm hơn so với ngành công nghiệp. Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 17 Cao học KTQD khóa 21 Bảng 6: Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP thời kỳ 2001-2010 Đơn vị tính: % Năm Tỷ trọng ngành dịch vụ 2001 41.0 2002 40.8 2003 40.4 2004 40.2 2005 40.2 2006 40.3 2007 40.5 2008 40.8 2009 41.3 2010 41.7 Trong 5 năm đầu, tỷ trọng ngành dịch vụ giảm dần, sau đó đến 5 năm tiếp theo có tăng nhẹ cho thấy sự phát triển không ổn định của ngành này. Nhìn chung là tăng giảm không đều và nếu có tăng thì vẫn rất thấp, chưa có sự vượt trội. Các ngành dịch vụ chất lượng cao vẫn chưa thật sự phát triển, sự đóng góp của các ngành như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm chưa cao. - Sự thay đổi cơ cấu đang có dấu hiệu không đúng xu thế và trì trệ. Tỷ trọng ngành nông nghiệp đang giảm nhưng vẫn chỉ giảm từ từ và chậm, còn ngành dịch vụ thì chưa thấy tăng đáng kể. Nếu Việt Nam vẫn duy trì tình trạng này thì nguy cơ là chúng ta sẽ không thể có một cơ cấu ngành vững chắc cho tăng trưởng dài hạn trong tương lai. 3.2. Đánh giá cơ cấu hiện tại So với chuẩn về cơ cấu ngành của thế giới dành cho nước có thu nhập trung bình thấp thì hiện tại cơ cấu ngành của Việt Nam đang chưa đúng chuẩn, trong đó tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn cao còn tỷ trọng ngành dịch vụ vẫn tương đối thấp. Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 18 Cao học KTQD khóa 21 Bảng 7: Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam thời kỳ 2001-2010 Đơn vị tính: % Cơ cấu ngành của Việt Nam (%) Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010 Cơ cấu ngành chuẩn thế giới (%) Nông nghiệp 22,4 19,6 16,4 13 Công nghiệp 36,6 40,2 41,9 41 Dịch vụ 41,0 40,2 41,7 46 Trong vòng 10 năm, tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ giảm được có 6 điểm%. Nếu cứ theo tốc độ này thì phải 5 năm nữa chúng ta mới đạt được tỷ trọng là 13% như chuẩn của thế giới. Còn ngành dịch vụ thì tỷ trọng vẫn quá thấp, nếu cũng với tốc độ 5 năm tăng 1,5 điểm% như thời gian qua thì cũng phải 15 năm nữa chúng ta mới đạt được cơ cấu là 46% cho ngành dịch vụ. Cơ cấu như hiện nay cho thấy đóng góp của ngành nông nghiệp vẫn còn cao, đặc biệt là nông nghiệp của chúng ta vẫn còn tình trạng thủ công, chưa được hiện đại hóa, giá trị nông sản chưa cao, vậy mà đóng góp vào GDP vẫn cao như vậy cho thấy nền kinh tế của chúng ta vẫn bị nông nghiệp chi phối tương đối nhiều. Trong khi dịch vụ là ngành mang lại giá trị gia tăng cao thì tỷ trọng vẫn còn thấp cũng phản ánh một nền kinh tế vẫn còn yếu kém, chưa biết khai thác và đầu tư đúng chỗ. Như vậy, cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam vẫn đang có vấn đề. Cơ cấu chưa hợp lý, sự thay đổi cơ cấu còn chậm và trì trệ. Và một trong những hạn chế cho sự chuyển dịch này là do thiếu vốn, thiếu công nghệ hiện đại. Thiết bị lạc hậu cũng ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Thêm nữa là sự đầu tư của chúng ta vẫn chỉ hướng tới đầu tư theo chiều rộng mà chưa có chiều sâu, chưa chú trọng các ngành thượng nguồn mà chỉ hướng đến ngành hạ nguồn, đây là một trong những bất cập về cơ cấu ngành hiện nay mà Việt Nam cần quan tâm. III. Một số vấn đề cần quan tâm để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn tới. 1. Giải pháp cho nhóm các ngành có năng lực cạnh tranh Đây là các ngành có lợi thế so sánh dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguồn lao động, chủ yếu là ngành nông nghiệp- thủy sản như gao, cà phê, điều, chè, Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 19 Cao học KTQD khóa 21 cao su tự nhiên, thủy sản và các ngành công nghiệp dệt may, da giày. Tuy nhiên lợi thế của những ngành này về giá rẻ đang bị thu hẹp dần sau khủng hoảng tài chính khu vực so với sự mất giá các đồng bản tệ ở nhiều nước. Cũng có nguy cơ những lợi thế so sánh này tiếp tục bị giảm sút trong những năm tới khi các nước trong khu vực phục hồi được nền kinh tế. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường đối với những mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu, việc chuyển dịch cơ cấu trong nhóm ngành hàng này cần tập trung vào: Xây dựng chiến lược thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, đảm bảo thị trường lâu dài có quy mô thích hợp. Xây dựng hệ thống thông tin, dự báo sự biến động của thị trường. Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại với các mặt hàng. Nâng cấp hạ tầng cơ sở, bao gồm cả hệ thống dịch vụ chuyên môn liên quan như ngân hàng, tư vấn quản lý, tư vấn pháp luật. Nâng cao công nghệ đối với toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và dịch vụ. Chú trọng tính đồng bộ trong đầu tư giữa các khâu sản xuất, chế biến, cung cấp nguyên vật liệu. Việc cắt giảm thuế quan có thể tiến hành với tốc độ nhanh, trong thời gian ngắn với nguyên tắc hàng sơ chế chịu thuế quan thấp hơn hàng chế biến; nguyên liệu chịu thuế thấp hơn thành phẩm nhưng mức chênh lệch thuế này là thấp. 2. Giải pháp đối với nhóm ngành có khả năng cạnh tranh trong tương lai Để đưa ra giải pháp thành công với nhóm ngành hàng có khả năng cạnh tranh trong tương cần có điều kiện được hỗ trợ có thời gian và tích cực nâng cao năng lực canh tranh. Đây là nhóm ngành trước mắt có nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu, nhưng có khả năng nâng cao được năng lực cạnh tranh nếu hiện tại được hưởng những hỗ trợ nhất định. Đa số trong nhóm này là các ngành công nghiệp chế biến như rau quả- thực phẩm chế biến, điện- điện tử, cơ khí, hóa chất, xi măng. Để nâng cao khả năng cạnh tranh trong nhóm ngành hàng này, cần giữ vững và mở rộng thị phần trong nước so với mặt hàng nhập khẩu, cần xác định đúng hướng phát triển và áp dụng các biện pháp hỗ trợ thích hợp,kịp thời cùng với mức độ bảo hộ hợp lí, các giải pháp cần thực hiện là: Xây dựng chiến lược phát triển dựa trên cơ sở phân tích các thế mạnh cũng như điểm yếu hiện có so với sản phẩm nhập khẩu. Hỗ trợ đổi mới công nghệ, chú trọng đầu tư chiều sâu. Thành lập trung tâm Công nghệ ở các thành phố lớn,các khu công nghiệp. Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 20 Cao học KTQD khóa 21 phát triển đối với sản phẩm mới thông qua các Trung tâm công nghệ, các tổng Công ty và Doanh nghiệp. Thực hiện chế độ bảo hộ ở mức trung bình đối với các ngành như hóa chất, xi măng,... và bảo hộ cao với điện- điện tử, cơ khí. Cải thiện môi trường đầu tư để mở rộng khả năng thu hút vốn từ nhiều nguồn, cả nguồn trong nước và nước ngoài như miễn thuế đối với máy móc,thiết bị xây dựng cơ bản hình thành dự án, miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu thô cho các dự án thuộc khu vực khuyến khích. Thực hiện yêu cầu nội địa hóa thông qua biện pháp thuế quan,đơn giản hóa thủ tục hải quan, rút ngắn thời hạn cấp giấy phép đầu tư, cải tiến thủ tục cấp giấy phép lao động đối với người nước ngoài. Khu vực dịch vụ nói chung cũng có thể xếp vào nhóm ngành có khả năng cạnh tranh có điều kiện. Mặc dù có những điểm chung như chú trọng công tác đào tạo, nâng cao kĩ năng quản lí và lao động, áp dụng những tiêu chuẩn vào thông lệ Quốc tế. Nhưng việc chuyển dịch cơ cấu có những đặc thù riêng: Một số lĩnh vực đòi hỏi nhiều vốn, công nghệ hiện đại; một số mang tính độc quyền cao; một số khác lại nhạy cảm với các vấn đề chủ quyền quốc gia và bản sắc dân tộc... Do vậy, cần có những nghiên cứu cụ thể, trước hết là những lĩnh vực dịch vụ đã cam kết trong ASEAN: hàng không, kinh doanh dịch vụ, tài chính, vận tải biển, viễn thông và du lịch. Hiện tại Việt Nam thu hút được nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài, nhưng những dự án đó mới chỉ dầu tư ở mức phù hợp với tay nghề của người lao động Việt Nam. Nghĩa là những FDI đó mới chỉ mang sang Việt Nam công nghệ trung bình phù hợp với tay nghề người lao động, chưa phải là công nghệ cao. Hầu hết những FDI ở Việt Nam chỉ dừng lại ở mức gia công sản phẩm, chưa phải là chế tạo ra sản phẩm. 3. Đối với nhóm ngành hàng hiện đại, khả năng cạnh tranh thấp Đây chủ yếu là những ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, ít phụ thuộc vào lao động và điều kiện tự nhiên. Hiện tại với nguồn vốn hạn chế, công nghệ lạc hậu là những khó khăn cho việc nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm như công nghiệp giấy, đường, luyện kim, hóa chất. Do đó, những ngành thuộc nhóm này cần có những biện pháp thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu. Trước mắt tập trung vào: + Đầu tư đồng bộ các ngành sản xuất cụ thể để có thể sản xuất được những thiết bị chính xác. + Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao và công nghân lành nghề. + Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ tiên tiến. + Duy trì bảo hộ ở mức độ thấp. Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 Cao học KTQD khóa 21 KẾT LUẬN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa được Đảng và nhà nước ta coi là con đường tất yếu để Việt Nam thoát khỏi tình trạng lạc hâu, chậm phát triển. Qua việc nghiên cứu và phân tích cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 nhóm đã rút ra được một số điều cơ bản. Thứ nhất chuyển dịch cơ cấu ngành có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước phát triển. Thứ hai các nước đang phát triển không nên quá tham vọng mong muốn có ngay một cơ cấu kinh tế hiện đại và tốc độ chuyển dịch nhanh trong khi các điều kiện khách quan của dạng cơ cấu đó chưa hình thành mà điều quan trọng là phải chủ động hướng tới một cơ cấu ngành phù hợp và xu hướng chuyển dịch hợp lý. Qua các số liệu tổng hợp phân tích nêu trên có thể thấy được phần nào thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay. Để đưa nước ta đi lên, có vị thế trên trường quốc tế chính phủ cần có các tác động tích cực để làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra một cách liên tục hiệu quả. Chính phủ cần thông qua các cơ quan chức năng, chuyên môn, chủ động nắm bắt và dự báo các yếu tố có tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành. Chính phủ cần định hướng và xác định xu thế chuyển dịch cơ cấu phù hợp với các yếu tố tác động. Cuối cùng chính phủ cần sử dụng quyền hạn của mình đưa ra các quyết sách hợp lý như hệ thống thể chế, các chính sách định hướng. Trên đây là một vài ý kiến của nhóm xung quanh vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010. Bài làm của nhóm chắc chắn vẫn còn những thiếu sót rất mong được sự góp ý của thầy để nhóm lấy đó làm kinh nghiệm, tích lũy kiến thức cho những bài tập nhóm và những bài luận văn sau. Bài tập nhóm Kinh tế phát triển Nhóm 4 Cao học KTQD khóa 21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn kiện Đại hội Đảng IX - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2001. 2. PGS.TS Ngô Thắng Lợi – TS Phan Thị Nhiệm – Giáo trình Kinh tế phát triển – – Nhà xuất bản Lao động – xã hội – năm 2008. 3. Website 4. Các tài liệu tham khảo khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfktpt_nhom_4_final__7986.pdf
Luận văn liên quan