Đề tài Đánh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố Hà Nội

Đối với một doanh nghiệp, việc quản lý tiền mặt một cách hiệu quả là vô cùng quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp quản lý dòng vận động của tiền trong hoạt động SXKD chứ không đơn thuần chỉ là quản lý việc nên giữ bao nhiêu tiền trong két. Chính vì vậy, việc công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội quản lý tiền mặt một cách hiệu quả là rất cần thiết. Quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội, em nhận thấy rằng trên lý thuyết và trong thực tế có một khoảng cách nhất định. Bản thân em đã cố gắng tiếp thu những kiến thức cơ bản, kinh nghiệm thực tế cũng như tìm hiểu tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với kiến thức và sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế, thời gian thực tập ngắn nên khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

pdf86 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2819 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Như vậy, công ty sẽ mua nguyên vật liệu dự trữ cho công ty nhiều nhất vào quý II, III hàng năm. Từ biểu đồ trên nhận thấy, tiền nổi của công ty cao nhất vào quý I hàng năm (năm 2011 là 1.741.911.907 đồng, năm 2012 là 1.119.173.653 đồng, năm 2013 là 1.866.563.073 đồng) và thấp nhất vào quý II, III hoặc IV. Cụ thể, lượng tiền nổi thấp nhất năm 2011 là quý IV (510.281.326 đồng), năm 2012 là quý II (300.810.686 đồng), năm 2013 là quý III (365.871.844 đồng). Lượng tiền nổi cao nhất vào quý I hàng năm - 500,000,000 1,000,000,000 1,500,000,000 2,000,000,000 2,500,000,000 - 400,000,000 800,000,000 1,200,000,000 1,600,000,000 2,000,000,000 Lượng tiền trôi nổi Tổng tiền 48 là do đây là thời gian đầu năm, công ty hoạt động SXKD ít hơn do nghỉ tết, tiền chủ yếu dùng để trả lương, phụ lương, các loại thuế và tạm ứng nên chưa cần rút nhiều tiền từ ngân hàng mà chỉ cần số tiền tồn quỹ để chi trả cho các hoạt động. Trong quý này, công ty chỉ rút tiền vào một ngày duy nhất trong quý, cụ thể năm 2011 là ngày 21/03 với số tiền 900.000.000 đồng6. Trong năm 2011, lượng tiền nổi giảm đều qua các quý và bắt đầu giảm mạnh từ quý II do bắt đầu từ thời gian này công ty phải mua nguyên vật liệu dự trữ phục vụ cho hoạt động SXKD diễn ra trong những tháng sau nên cần lượng tiền lớn để chi trả. Khi số tiền tồn quỹ không đảm bảo, công ty tiến hành rút tiền từ tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng. Đặc biệt, TK 1121 liên quan trực tiếp tới TK 1111. Từ quý II đến quý IV công ty chỉ thực hiện rút tiền nhiều nhất vào quý II. Những quý còn lại, công ty chủ yếu sử dụng số tiền đã rút từ quý trước để chi trả cho các hoạt động trong doanh nghiệp. Cụ thể TK 1121 của công ty biến động như sau: Biểu đồ 2.5. Ghi nợ TK 1121 theo các quý giai đoạn 2011 – 2013 (Nguồn: Sổ cái tổng hợp – Phòng kế toán) Về tổng tiền, nhận thấy tổng tiền biến đổi cùng chiều với lượng tiền trôi nổi. Cũng giống như lượng tiền trôi nổi, tổng tiền nhiều nhất là vào quý I hàng năm (năm 2011 là 2.000.000.003 đồng, năm 2012 là 1.119.173.653 đồng, năm 2013 là 6 Số liệu trích từ số quan hệ chứng từ TK 1111 – Tiền Việt Nam từ 01/2011 đến 03/2011 4,250,000,000 1,900,000,000 1,900,000,000 1,670,000,000 4,620,000,000 1,940,000,000 1,850,000,000 1,911,302,562 2,880,000,000 2,130,000,000 1,850,000,000 1,950,000,000 - 1,500,000,000 3,000,000,000 4,500,000,000 Quý I/2011 Quý II/2011 Quý III/2011 Quý IV/2011 Quý I/2012 Quý II/2012 Quý III/2012 Quý IV/2012 Quý I/2013 Quý II/2013 Quý III/2013 Quý IV/2013 Tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng Thang Long University Library 49 2.062.498.963 đồng) do công ty vừa thu tiền nhận được do doanh thu từ năm trước cùng với đó là chi phí chi ra cũng rất ít. Lượng tiền mặt của doanh nghiệp năm 2011 và năm 2013 là gần như nhau. Trong khi đó, năm 2012 lại thấp hơn hẳn do năm 2012 công ty tăng tiền để gửi có kỳ hạn tại ngân hàng và cho vay ngắn hạn, đồng nghĩa với tổng tiền mặt giảm. 2.2.2.3. Dự toán thu chi tiền mặt giai đoạn 2011 – 2013 của công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố Hà Nội Như đã trình bày trong phần 1.2.2.1. Kiểm soát thu chi tiền mặt, muốn quản lý việc thu chi tiền mặt một cách khoa học và hiệu quả, công ty cần phải lên kế hoạch quản lý dự toán thu chi tiền mặt cụ thể. Công ty cũng đi theo trình tự cơ bản của quản lý dự toán thu chi tiền mặt với quy trình cụ thể như sau: Sơ đồ 2.2. Quy trình lập dự toán thu chi tiền mặt trong kỳ của công ty (Nguồn: Phòng tổ chức) Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất dựa trên mặt hàng đặc thù là giấy in, dầu, mực in, chỉ, keo. Vì đặc thù của công ty nên số lượng khách hàng có tính tập trung và với số lượng ít, các đơn hàng có tính cố định. Ngoài ra, công ty cũng thiết lập các loại doanh thu và chi phí khác nhau. Cụ thể, doanh thu dự kiến và chi phí dự kiến bao gồm: Phân xưởng sách Phân xưởng in Offset Phòng Tổ chức Kế hoạch sản xuất, chi tiêu trong phân xưởng Kế hoạch lương, thưởng Phòng Kế hoạch Dự toán chi phí và doanh thu Phòng Kế toán Các phòng ban khác Chi phí lưu kho, bán hàng, quản lý Dự toán nhu cầu tiền mặt Ban giám đốc 50 Doanh thu dự kiến.  Doanh thu bán hàng: được tính theo công thức sau Doanh thu = Số lượng sản phẩm x Đơn giá bán dự kiến tiêu thụ dự kiến dự kiến  Doanh thu hoạt động tài chính: lãi tiền gửi và lãi cho vay vốn.  Thu nhập khác: thu nhập từ thanh lý tài sản (nếu có), cho thuê kho, cửa hàng, quyết toán nguyên vật liệu thừa do tiết kiệm, thu nhập khác. Chi phí dự kiến. Thông thường, các công ty phải tiên đoán việc sử dụng tiền mặt của họ. Việc dự báo chi phí chỉ là cơ sở để xây dựng kế hoạch chi tiêu tiền mặt của doanh nghiệp. Thực tế, việc chi tiền mặt bao nhiêu tại thời điểm nào còn phải xem xét đến chính sách chi trả tiền cho khách hàng, cho nhân viên... Để đưa ra một dự báo khả thi nhất, ban quản trị công ty phân loại chi phí như sau:  Các thanh toán tiền và các khoản phải trả: Công ty phải trả tiền các hóa đơn nguyên liệu, vật liệu, tiền điện, nước Về chi phí nguyên vật liệu được dự kiến theo công thức sau: Chi phí nguyên = Nhu cầu sản x Đơn giá mua vật liệu dự kiến phẩm dự kiến dự kiến Công ty có thể trả tiền chậm, tức là kéo dài thời gian trả tiền cho chủ nợ. Đây chính là cách giúp doanh nghiệp “giảm tốc độ chi tiền mặt”. Việc kéo dài thời gian trả nợ là một nguồn tài trợ ngắn hạn nhưng đối với hầu hết các doanh nghiệp, nó là một nguồn chi phí vì bằng cách kéo giãn thời gian trả tiền, doanh nghiệp đã làm mất đi cơ hội được hưởng chiết khấu hay chính là uy tín doanh nghiệp. Do đó, công ty thực hiện việc chậm thanh toán hóa đơn mua hàng cần phải biết tận dụng chênh lệch giữa thời gian thu và chi.  Các chi phí lao động, hành chính và các chi phí khác: Loại chi phí này bao gồm chi phí nhân công (tiền lương công ty thường ước tính = 75% tổng chi) và tất cả các chi phí thường xuyên khác (chi phí thanh lý tài sản, chi phí dịch vụ thuê ngoài và một vài chi phí khác thanh toán bằng tiền mặt). Chi phí này cũng có thể được giảm thiểu thông qua việc doanh nghiệp chậm trả lương bằng cách chi trả vào các ngày khác nhau, cách biệt nhau có thể chấp nhận được (trong thực tế, không ai đến lĩnh lương cùng một lúc nhất định).  Thuế: bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp (thường = 25% lợi nhuận thuần), thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất và tiền nộp phạt thuế (nếu có). Thang Long University Library 51 Về kế hoạch sản xuất trong năm 2013 của công ty như sau7:  Tổng trang in thành phẩm khổ 17 x 24cm: 1,7 tỉ trang Trong đó:  Sách giáo khoa:1,1 tỷ trang  Sách bổ trợ: 400 triệu trang  Sách khác: 200 triệu trang  Kế hoạch tài chính: Doanh thu: 25 tỷ, lợi nhuận trước thuế 2,2 tỷ  Tỷ suất lợi nhuận trên vốn: 11%  Cổ tức: 8% năm  Quỹ lương: 7,2 tỷ đồng  Tổng thu nhập bình quân: 4,5 triệu đồng người/ tháng  Kế hoạch đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất :  Thanh lý những máy móc thiết bị kém hiệu quả  Mua 01 máy in 1/1 khổ 72 x 102cm Dưới đây là dự toán thu chi tiền mặt cụ thể của công ty trong năm 2013. 7 Theo “Báo cáo thường niên năm 2012” 52 Bảng 2.10. Dự toán nhu cầu tiền mặt các quý trong năm 2013 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Quý (Năm 2013) Tổng năm 2013 Quý I Quý II Quý III Quý IV Doanh thu bán hàng 6.174.878.274 7.597.865.063 5.131.746.718 2.119.417.859 21.023.907.914 Doanh thu hoạt động tài chính 288.557.345 354.004.002 128.751.953 455.048.354 1.226.361.654 Thu nhập khác 2.045.925.559 1.369.527.404 3.463.960.009 3.607.903.500 10.487.316.472 Tổng cộng các khoản thu dự toán 8.509.361.178 9.321.396.469 8.724.458.680 6.182.369.713 32.737.586.040 Tổng cộng các khoản thu thực tế 8.109.361.178 8.721.396.469 8.824.458.680 5.982.369.713 31.464.263.897 Mua nguyên vật liệu trực tiếp 3.027.123.069 3.434.346.636 2.288.891.865 220.721.935 8.971.083.505 Trả lương nhân công trực tiếp 1.380.056.685 1.716.205.688 1.395.802.046 2.567.017.392 7.059.081.811 Thuế 465.851.325 450.713.272 79.899.311 122.921.580 1.119.385.488 Chi phí khác 1.194.627.149 3.258.959.360 5.086.930.738 4.143.452.468 13.683.969.715 Tổng cộng các khoản chi dự tính 6.067.658.228 8.860.224.956 8.851.523.960 7.054.113.375 30.833.520.519 Tổng cộng các khoản chi thực tế 5.967.658.228 9.960.224.956 9.051.523.960 6.654.113.375 31.669.789.396 Chênh lệch thu chi dự tính 2.441.702.950 461.171.513 (127.065.280) (871.743.662) 1.904.065.521 Chênh lệch thu chi thực tế 2.141.702.950 (1.238.828.487) (227.065.280) (671.743.662) (205.525.499) (Nguồn: Phòng kế toán) Từ bảng dự toán thu chi trên, nhận thấy công ty dự toán khá sát so với dự tính. Tuy nhiên, theo dự kiến của công ty, chênh lệch thu chi là 1.904.065.521 đồng trong khi thực tế lại bị -205.525.499 đồng do dự toán doanh thu cao hơn thực tế trong khi chi phí lại thấp hơn. Công ty nên đẩy cao chi phí dự kiến để chủ động trong việc chi trả. Thang Long University Library 53 Việc xây dựng kế hoạch thu chi của công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố Hà Nội chủ yếu dự toán dựa trên ngành nghề kinh doanh chính trong khi các ngành nghề kinh doanh phụ của công ty dù có quy mô nhỏ lẻ nhưng lại chiếm số lượng lớn khiến việc dự báo tiền mặt dựa trên các dự toán về thu chi lập ra hàng quý khó khăn. Dưới đây là đánh giá sự sai lệch trong công tác dự báo thu chi của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013. Biểu đồ 2.6. Chênh lệch giữa tổng thu dự tính và tổng thu thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: Đồng (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Quý I/2011 Quý II/2011 Quý III/2011 Quý IV/2011 Quý I/2012 Quý II/2012 Quý III/2012 Quý IV/2012 Quý I/2013 Quý II/2013 Quý III/2013 Quý IV/2013 dự báo 7,993,457,745 12,863,734,26 18,256,320,58 13,524,579,53 7,570,247,895 8,263,468,061 8,895,250,575 7,627,543,609 8,509,361,178 9,321,396,469 8,024,458,680 6,182,369,713 thực tế 12,534,698,70 17,632,498,72 20,826,526,02 11,464,217,08 8,269,093,870 9,147,569,650 8,048,690,372 8,411,021,598 8,109,361,178 8,721,396,469 8,824,458,680 5,982,369,713 - 5,000,000,000 10,000,000,000 15,000,000,000 20,000,000,000 25,000,000,000 54 Biểu đồ 2.7. Chênh lệch giữa tổng chi dự tính và tổng chi thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: Đồng (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Nhận thấy, trong năm 2011 công ty dự báo chênh lệch khá lớn, nhưng đến năm 2012 và 2013, công ty dự báo tương đối chính xác. Sở dĩ năm 2011 công ty dự báo không chính xác là vì đột nhiên trong năm này công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn dẫn đến doanh thu và chi phí tăng, đặc biệt trong năm này công ty gần như phải tự mua sắm nguyên vật liệu đầu vào mà không được trợ cấp từ các đơn vị đặt hàng. Bắt đầu từ quý III và quý IV năm 2011, công ty đã bắt đầu có định hướng và thay đổi dự kiến thu chi sao cho hợp lý nhất với thực tế có thể. Đặc biệt, dự báo tổng chi gần như quan trọng hơn dự báo tổng thu, công ty nên dự báo chi sao cho chi phí ấy là lớn nhất có thể để công ty chủ động hơn trong việc chi trả cho các hoạt động. Quý I/2011 Quý II/2011 Quý III/2011 Quý IV/2011 Quý I/2012 Quý II/2012 Quý III/2012 Quý IV/2012 Quý I/2013 Quý II/2013 Quý III/2013 Quý IV/2013 dự báo 10,352,625,37 25,035,298,15 28,516,812,58 17,563,510,25 7,412,850,525 12,945,804,12 13,804,573,58 11,435,625,90 6,067,658,228 8,860,224,956 8,851,523,960 7,054,113,375 thực tế 17,427,709,12 30,452,134,75 29,345,208,25 14,578,096,65 7,683,317,285 13,256,785,23 12,245,743,05 9,793,166,537 5,967,658,228 9,960,224,956 9,051,523,960 6,654,113,375 - 5,000,000,000 10,000,000,000 15,000,000,000 20,000,000,000 25,000,000,000 30,000,000,000 35,000,000,000 Thang Long University Library 55 2.2.3. Xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ƣu Ngoài những biện pháp đã đưa ra trong phần kiểm soát thu chi tiền mặt như dự báo doanh thu, chi phí, công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội còn sử dụng mô hình Baumol để xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ưu trong kỳ8. Bản chất của mô hình Baumol là trong quá trình SXKD, khi công ty sử dụng một lượng tiền lớn hơn lượng tiền dự trữ thì công ty phải huy động tiền từ một nguồn khác, cụ thể là chứng khoán ngắn hạn vì chứng khoán có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh. Vì công ty không có hoạt động đầu tư chứng khoán ngắn hạn nên chi phí cố định (F) ở đây chính là chi phí cơ hội mà công ty mất đi (số tiền lãi mà công ty được hưởng nếu như gửi tiền ngân hàng có kỳ hạn hoặc cho vay ngắn hạn)9. Lãi suất chứng khoán (K) của công ty được dự đoán theo lãi suất tín phiếu kho bạc. Tổng nhu cầu tiền mặt (T) được công ty ước tính thông qua các năm trước đó. Cụ thể chi phí cố định, lãi suất chứng khoán, tổng nhu cầu tiền mặt được công ty xây dựng qua các năm như sau: Bảng 2.11. Chi phí cố định (F), lãi suất chứng khoán (K), tổng nhu cầu tiền mặt (T) giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: Đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tiền gửi ngân hàng 5.500.000.000 5.900.000.000 5.300.000.000 Lãi suất tiền gửi 14,7% 11% 6,2% Tiền lãi gửi ngân hàng 404,250,000 649.000.000 328.600.000 Tiền cho vay 5.000.000.000 7.900.000.000 7.900.000.000 Lãi suất cho vay 18,5% 12% 9% Tiền lãi cho vay 462.500.000 948.000.000 711.000.000 Chi phí cố định (F) 462.500.000 948.000.000 711.000.000 Lãi suất chứng khoán (K) 13,2% 8,6% 8% Tổng nhu cầu tiền mặt (T) 500.000.000 500.000.000 500.000.000 (Nguồn: Phòng tổ chức) Khi lượng dự trữ tiền mặt của công ty không đủ, công ty buộc phải sử dụng số tiền mà mình đã đi đầu tư hoặc cho vay để chi trả cho hoạt động SXKD. Trong cả 3 năm, nhận thấy tiền lãi nhận được từ số tiền cho vay luôn lớn hơn số tiền gửi nên chi phí cơ hội mất đi chính là phần lãi của khoản cho vay). Cụ thể, công ty sẽ mất đi khoản lãi mà đáng nhẽ ra công ty sẽ nhận được nếu không cho vay. Năm 2011 là 462.500.000 đồng, năm 2012 là 948.000.000 đồng và năm 2013 là 711.000.000 đồng. 8 1 kỳ = 1 năm 9 Công ty bắt đầu gửi tiền ngân hàng không kỳ hạn và cho vay ngắn hạn bắt đầu từ tháng 06/2011 56 Sau khi xác định được chi phí cố định (F), lãi suất chứng khoán (K) và tổng nhu cầu tiền mặt trong 1 năm (T), công ty tiến hành tính mức dự trữ tiền tối ưu (C*) như sau: Bảng 2.12. Mức dự trữ tiền tối ƣu qua các năm 2011, 2012 và 2013 Đơn vị: Đồng Năm 2011 C* = √ = 2.050.498.831 Năm 2012 C* = √ = 3.637.018.968 Năm 2013 C* = √ = 3.265.731.159 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Vậy với mức dự trữ tiền tối ưu (C*) tính được như trên, ta có: Bảng 2.13. Các chỉ tiêu TrC, OC, TCmin trong tƣơng ứng với C* giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: Đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chi phí giao dịch (TrC) 135.332.922,82 156.391.815,64 130.629.246,34 Chi phí cơ hội (OC) 135.332.922,82 156.391.815,64 130.629.246,34 Tổng chi phí (TCmin) 270.665.845,65 312.783.631,29 261.258.492,68 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Trên thực tế, các chỉ tiêu trên lại khác nhiều so với mô hình. Cụ thể, các chỉ tiêu đó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.14. Các chỉ tiêu C, TrC, OC, TC trong thực tế giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: Đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Mức dự trữ tiền tối ƣu (C) 1.155.379.168 841.592.026 1.630.541.028 Chi phí giao dịch (TrC) 240.180.892,72 675.861.916,97 261.630.951,12 Chi phí cơ hội (OC) 76.255.025,09 36.188.457,12 65.221.641,12 Tổng chi phí (TC) 316.435.917,81 712.050.374,09 326.852.592,24 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Từ các bảng số liệu trên, ta có biểu đồ so sánh chênh lệch giữa TC và TCmin giai đoạn 2011 – 2013 như sau: Thang Long University Library 57 Biểu đồ 2.8. Chênh lệch giữa TC và TCmin giai đoạn 2011 – 2013 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Trong năm 2011 và 2013, chênh lệch giữa TC và TCmin là không nhiều lắm. Cụ thể, năm 2011 chênh lệch giữa TC và TCmin là 45.770.072,16 đồng tương đương 16,91%, năm 2013 lần 65.594.099,56 đồng tương đương 25,11%. Năm 2012, chênh lệch là rất lớn (399.266.742,80 đồng tương đương 127,65%). Nhận thấy, trong năm 2011 và 2012, lãi suất tiền gửi ngân hàng và lãi suất cho vay là rất cao, chính vì thế công ty có xu hướng giữ ít tiền mặt hơn và chuyển lượng tiền này sang gửi ngân hàng hoặc cho vay ngắn hạn để nhận lãi hàng kỳ (công ty không đầu tư chứng khoán ngắn hạn). Từ tháng 06/2011, công ty bắt đầu gửi tiền ngân hàng có kỳ hạn và cho vay ngắn hạn nên lãi suất này chỉ được tính trên nửa năm, dẫn đến lãi mà công ty nhận được là ít hơn khoảng một nửa so với việc gửi từ đầu năm. Nếu công ty tiến hành hoạt động này từ đầu năm thì chênh lệch này cũng là rất cao, cụ thể là 173.837.500,74 đồng tương đương 45,41%. Nguyên nhân dẫn đến chênh lệch giữa TC và TCmin năm 2012 rất lớn. Thứ nhất, do mức dự trữ tiền mặt trung bình của công ty quá thấp (420.796.013 đồng) nhỏ hơn tổng nhu cầu tiền mặt mà công ty dự kiến, mức dự trữ này là thấp nhất trong ba năm 2011, 2012 và 2013. Thứ hai, do lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay khá cao nên công ty dùng tiền nhiều hơn vào việc gửi ngân hàng và cho vay dẫn tới lãi nhận được là cao nhưng dự trữ ít tiền mặt. Thực tế, công ty chỉ dự trữ 841.592.026 đồng trong khi theo mô hình công ty cần phải dự trữ 3.265.731.159 đồng. Nhìn chung, vì công ty không đầu tư chứng khoán ngắn hạn nên chi phí cơ hội mất đi là rất cao dẫn đến C* cao làm cho công việc xác định tồn trữ tiền mặt của công ty không được chuẩn xác và phù hợp. Đây cũng là một nhược điểm mà công ty cần phải khắc phục trong thời gian tới. 316,435,918 712,050,374 326,852,592 270,665,846 312,783,631 261,258,493 0 200,000,000 400,000,000 600,000,000 800,000,000 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TCmin TC 58 2.2.4. Chính sách tài chính trong quản trị tiền mặt Các chính sách tài chính trong quản lý tiền mặt được xây dựng căn cứ vào kết quả của dòng ngân lưu. Dựa vào bảng phân tích theo chiều dọc, ta có ngân lưu dòng chính là lưu chuyển tiền thuần trong kỳ. Cụ thể, năm 2011 là 8.747.104.050 đồng, năm 2012 là 3.143.106.429 đồng và năm 2013 là (205.525.499) đồng. Dòng ngân lưu năm 2011, 2012 dương chứng tỏ công ty nên đầu tư ngắn hạn để sinh lời, công ty có thể đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Dòng ngân lưu năm 2013 âm, công ty cần phải thu xếp một nguồn tiền ngắn hạn để tài trợ cho nguồn tiền đó. Nếu trong năm 2011, 2012 công ty đầu tư chứng khoán ngắn hạn thì đến năm 2013 khi dòng ngân lưu của công ty âm, công ty có thể sử dụng số tiền đầu tư chứng khoán ngắn hạn để bù đắp khoản thâm hụt. Công ty có thể mua chứng khoán của một số doanh nghiệp cùng ngành với chi phí và lãi suất hợp lý. 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị tiền mặt Bảng 2.15. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tiền mặt giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tiền mặt và các khoản tương đương tiền đầu kỳ 41.321.364.281 29.998.601.422 27.532.680.474 Nợ dài hạn đến hạn đầu kỳ (công ty không đi vay ngắn hạn) 8.103.928.879 8.390.724.561 7.470.450.000 Số dƣ thanh khoản 33.217.435.402 21.607.876.861 20.062.230.474 Tiền mặt đầu kỳ 2.330.585.534 577.689.584 420.796.013 Ngân lưu từ hoạt động kinh doanh trong kỳ 8.991.214.304 3.461.922.392 2.961.292.282 Chỉ số thanh khoản (lần) 1,12 0,48 0,45 (Nguồn: Tác giả tự tính toán) Cả 3 năm công ty đều có số dư thanh khoản khá cao. Năm 2012, số dư thanh khoản là cao nhất (21.607.876.861 đồng) nhưng chỉ số thanh khoản là 0,48 thấp hơn do ngân lưu từ hoạt động kinh doanh trong kỳ giảm (giảm từ 8.991.214.304 đồng xuống còn 3.461.922.392 đồng) trong khi nợ dài hạn chỉ tăng nhẹ (tăng từ 8.103.928.879 đồng lên 8.390.724.561 đồng). Năm 2011 là năm duy nhất có chỉ số thanh khoản lớn hơn 1 do trong năm 2011, ngân lưu dòng từ hoạt động SXKD là cao, cho thấy công ty làm ăn hiệu quả nhưng cũng cho thấy việc công ty đang lãng phí nguồn lực tiền mặt, giữ tiền mặt quá nhiều làm tăng chi phí cơ hội. Năm 2012 và 2013, Thang Long University Library 59 chỉ số thanh khoản nhỏ hơn 1 do cả tiền mặt đầu kỳ và ngân lưu từ hoạt động kinh doanh trong kỳ đều giảm mạnh. Bảng 2.16. Kỳ luân chuyển tiền mặt của công ty giai đoạn 2011 – 2013 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số vòng quay hàng tồn kho vòng / năm 3,00 2,64 2,27 Số ngày tồn kho ngày 120,07 136,13 158,34 Số vòng quay khoản phải thu vòng / năm 4,68 3,81 8,76 Số ngày thu tiền ngày 76,85 94,49 41,11 Số vòng quay khoản phải trả vòng / năm 0,75 1,04 1,68 Số ngày trả tiền ngày 481,46 344,91 214,09 Chu kỳ kinh doanh ngày 196,92 230,62 199,45 Kỳ luân chuyển tiền mặt ngày (284,53) (114,29) (14,64) (Nguồn: Tác giả tự tính toán) Nhìn chung, công ty có chu kỳ kinh doanh quá dài chủ yếu là do số ngày trả tiền bị kéo dài, khoản phải trả khách hàng của công ty là rất lớn. Trong 3 năm, kỳ luân chuyển tiền mặt của công ty đều âm do số ngày trả tiền là quá lớn so với chu kỳ kinh doanh. 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý tiền mặt của công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội giai đoạn 2011 – 2013 2.4.1. Những ƣu điểm Công ty có ưu điểm là đảm bảo được khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi giữ nhiều tiền mặt. Như vậy, mức độ tín dụng của công ty sẽ tăng và dễ huy động vốn hơn. Công ty đã có những biện pháp để quản lý tiền mặt như dự báo thu chi, xây dựng mô hình Baumol để xác định tồn trữ tiền mặt tối ưu. 2.4.2. Những tồn tại Khi dự báo thu chi, công ty chỉ tập trung dự báo những chỉ tiêu chính như doanh thu và chi phí SXKD, không có dự báo thêm cho những khoản phát sinh phụ, không thường xuyên. Đôi khi, những khoản phát sinh này cũng tác động nhiều đến dòng tiền ròng của công ty. Khi xây dựng mô hình Baumol, nhà quản trị đã bỏ qua các giả thiết của mô hình dẫn đến kết quả tính toán không phù hợp. Đặc biệt, công ty không đầu tư chứng khoán nên việc sử dụng mô hình gây ra chênh lệch rất lớn giữa C thực tế và C* (C tối ưu). 60 CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN MẶT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÁCH GIÁO KHOA TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Quản lý tiền mặt trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung Quản lý tiền mặt hiệu quả có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất vì đặc điểm của các doanh nghiệp này là dòng tiền ra (chi trả cho các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, nhân công) và dòng tiền vào (thu từ sản phẩm đầu ra, đầu tư ngắn hạn) diễn ra thường xuyên và đan xen nhau. Theo nguyên tắc của kế toán, hoạt động của doanh nghiệp phải diễn ra liên tục. Khi doanh nghiệp không có khả năng chi trả cho những yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, hoạt động sản xuất sẽ bị gián đoạn và sẽ ảnh hưởng tới vị thế của doanh nghiệp đối với khách hàng, đối tác kinh doanh, đặc biệt là rủi ro mất khả năng thanh toán và phá sản. Dự trữ tiền của doanh nghiệp này sẽ bị ảnh hưởng bởi: hợp đồng mua hàng và tiêu thụ sản phẩm, doanh thu thu được ngay bằng tiền và doanh thu trả chậm, mua hàng phải trả ngay và trả chậm, khoản phải trả có thể trì hoãn được, chính sách lãi suất, chi phí giao dịch Như vậy, có nhiều yếu tố khiến các doanh nghiệp sản xuất phải tăng cường công tác quản lý tiền mặt, cụ thể ở đây là doanh nghiệp cùng ngành in với doanh nghiệp đang nghiên cứu. Số liệu phản ánh thực trạng dòng tiền và quản lý dòng tiền của các doanh nghiệp ngành này được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 3.1. Chỉ tiêu tài chính phản ánh thực trạng dòng tiền của doanh nghiệp năm 2013 Đơn vị Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Tiền và tƣơng đƣơng tiền/TSLĐ % 54,69 5,61 0,16 Đầu tƣ tài chính ngắn hạn/TSLĐ % 61,44 0,01 - Khả năng thanh toán nhanh lần 2,72 0,14 - Khả năng thanh toán ngắn hạn lần 9,15 1,23 0,33 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ stockpro.com.vn) Qua số liệu bảng trên cho thấy, tỷ trọng khoản tiền và tương đương tiền, đầu tư tài chính của các doanh nghiệp SXKD niêm yết có sự phân hóa giữa các doanh nghiệp. Trong những doanh nghiệp có các thông tin tài chính tốt10 như Công ty TNHH in bao bì YUTO Việt Nam, tổng công ty công nghiệp in bao bì Linsin – TNHH MTV, công ty cổ phần Dân Trí, công ty bao bì xuất khẩu và thương mại Vạn Thành, tỷ trọng của tiền, tương đương tiền/TSLĐ và khả năng thanh toán nhanh của công ty TNHH in bao 10 Các doanh nghiệp đứng trong top 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập nhiều nhất Việt Nam năm 2013 Thang Long University Library 61 bì YUTO Việt Nam tương ứng 54,69% và 2,72 lần; các công ty có có mức độ dự trữ tiền và khả năng thanh toán rất thấp như công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố Hà Nội. Dự trữ tiền của công ty là 1.630.541.028 đồng, trong khí đó nợ ngắn hạn là 7.283.884.696 đồng. Theo mô hình Miller – Orr, khi tiền của công ty bị thâm hụt, công ty có thể chuyển đổi chứng khoán thanh khoản thành tiền để đáp ứng nhu cầu chi trả. Tuy nhiên, công ty không đầu tư ngắn hạn. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở mức rất thấp, tính thanh khoản kém, rủi ro thanh khoản khó có thể tránh khỏi. Theo số liệu trên báo cáo tài chính, mặc dù dự trữ tiền, khoản tương đương tiền thấp nhưng hàng tồn kho và phải thu của công ty tăng mạnh. Điều này chứng tỏ công ty bị ứ đọng vốn hàng tồn kho và bị chiếm dụng vốn lớn. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty duy trì ở mức 3,27 lần. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và thị trường gặp nhiều khó khăn như hiện nay, dòng tiền trong ngắn hạn sẽ khó dự đoán trước và đảm bảo khả năng thanh toán của công ty. Các chỉ tiêu trung bình phản ánh dòng tiền và khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở mức thấp. Tỷ trọng tiền, tương đương tiền/TSLĐ là 5,61%, kéo theo đó khả năng thanh toán nhanh rất thấp là 0,14 lần. Ngoài một số doanh nghiệp có tình hình dòng tiền tốt, dự trữ tiền đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp như Công ty TNHH in bao bì YUTO Việt Nam, tổng công ty công nghiệp in bao bì Linsin – TNHH MTV, công ty cổ phần Dân Trí, công ty bao bì xuất khẩu và thương mại Vạn Thành, các doanh nghiệp có tình hình vốn lưu động ở mức thấp, doanh thu giảm, đặc biệt mức độ bị chiếm dụng vốn (khoản phải thu) và hàng tồn kho tăng mạnh. Nhiều doanh nghiệp có vốn lưu động âm cho thấy họ chưa thực sự quan tâm tới việc quản trị dòng tiền, cụ thể các doanh nghiệp này chưa thực sự tiến hành dự báo dòng tiền, quan tâm thỏa đáng tới việc tăng cường thu hồi công nợ và thực hiện đầu tư tài chính ngắn hạn như bước đệm hiệu quả để đảm bảo dòng tiền đáp ứng được nhu cầu chi trả. Thực tế ngành nghề SXKD cho thấy, khoản phải thu (bị chiếm dụng vốn) của các doanh nghiệp SXKD niêm yết lớn hơn nhiều so với khoản phải trả (chiếm dụng vốn). Như vậy, dòng tiền thu được trực tiếp từ tiêu thụ sản phẩm giảm, dòng tiền thu chậm tăng. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới dòng tiền vào của doanh nghiệp và gây áp lực lớn tới khả năng thanh toán nhanh cũng như khả năng thanh toán ngắn hạn. Bên cạnh các doanh nghiệp cân đối được giữa khoản thu và khoản phải trả, rất nhiều doanh nghiệp của ngành này đang đối mặt với khó khăn khi bị chiếm dụng vốn lớn. 62 3.2. Tính cần thiết cải thiện công tác quản lý tiền mặt đối với Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội 3.2.1. Những yếu tố của môi trƣờng bên ngoài thúc đẩy nhu cầu hoàn thiện công tác quản trị tiền mặt 3.2.1.1. Môi trường kinh doanh Thuận lợi Cơ cấu kinh tế quốc gia chuyển dịch theo hướng phù hợp với xu thế trên toàn cầu. Nền kinh tế Việt Nam trước kia vốn coi Nông nghiệp làm chủ đạo thì cũng dần chuyển dịch sang Công nghiệp – Nông nghiệp và hiện nay là dịch vụ đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Việt Nam cải thiện hệ thống thông tin tín dụng bằng một nghị định thành lập một khuôn khổ pháp lý cho các tổ chức tín dụng tư nhân. Ngoài ra, Việt Nam tăng cường việc bảo hộ các nhà đầu tư bằng việc áp dụng yêu cầu công khai thông tin nhiều hơn của các công ty sở hữu công cộng trong các trường hợp giao dịch có liên quan đến các bên. Hơn thế nữa, Việt Nam làm cho việc đóng thuế của các công ty trở nên tốn kém hơn bằng việc gia tăng tỷ lệ đóng góp bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp. Các lĩnh vực cải cách quy định kinh doanh: vay vốn (thông tin tín dụng), bảo hộ nhà đầu tư, đóng thuế (làm cho khó khăn hơn). Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập vào thế giới. Việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã cho phép các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh và mở rộng buôn bán hợp tác với nước ngoài. Khó khăn Việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường là cơ hội nhưng đồng thời cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Giờ đây, các doanh nghiệp phải chấp nhận quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường. Mức trần lãi suất huy động các kỳ hạn chỉ giảm khoảng 1%/năm (trần kỳ hạn lãi suất dưới 12 tháng giảm từ mức 8%/năm cuối 2012 xuống 7,2%/năm vào cuối tháng 3/2013; từ cuối tháng 6/2013 chỉ quy định trần lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng tối đa là 7%/năm). Tự nhiên tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên. Độ ẩm cao ảnh hưởng rất lớn đến công ty do nguyên vật liệu chính là giấy. Thang Long University Library 63 Năm 2013 trong điều kiện nền kinh tế thế giới suy thoái toàn diện, lạm phát và giá cả đầu vào tăng cao, nguyên vật liệu chính như: Giấy, mực, bản kẽm, điện nước đều tăng từ 10 – 25 %, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tăng. Tất cả đều tác động rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung trong đó in sách giáo khoa là đơn vị sản xuất đặc thù càng khó khăn hơn. Hơn thế nữa, công ty là đơn vị gia công cho Nhà xuất bản Giáo dục trong khi công in vẫn giữ nguyên trong 3 năm liên tục từ năm 2011 – 2013. 3.2.1.2. Biến động cung cầu và giá cả trên thị trường Năm 2014 là giai đoạn khó khăn của kinh tế Việt Nam. Điều đó được thể hiện qua diễn biến CPI ở Việt Nam thời gian qua tăng rất chậm và có dấu hiệu giảm ở một số tháng là bởi tổng cầu giảm, vì sức mua yếu. Các doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tài chính vẫn sẽ giữ thái độ hoạt động dè dặt, đề phòng với bất cứ thay đổi nào, trong đó có mối quan hệ cung cầu, giá cả và lạm phát. Lạm phát kéo dài ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả và cung cầu trên thị trường của mọi ngành sản xuất và dịch vụ chứ không chỉ riêng gì công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội. Nói biến động của cung – cầu và giá cả là yếu tố quan trọng tới một doanh nghiệp bởi họ cần nguồn cung từ các nhà cung cấp và doanh thu thì phụ thuộc vào cầu của thị trường. Khi cung cầu thay đổi, giá cả thay đổi, nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp sẽ có nhiều biến động, ảnh hưởng đầu tiên và trực quan nhất là lượng tiền mặt công ty chi ra và thu vào. Các biến động của cung cầu và giá cả càng lớn thì kiểm soát, quản trị thu chi tiền mặt càng khó lường và phức tạp. Quản trị tiền mặt hợp lý để lượng tiền chi ra và thu vào là hợp lý sao cho công ty không rơi vào tình trạng khó khăn, thua lỗ. Dưới đây là chỉ số giá tiêu dùng của nền kinh tế giai đoạn 2002 đến tháng 06/ 2014. 64 Biểu đồ 3.1. Chỉ số CPI của một số năm so với tháng 12 năm trƣớc Đơn vị: % (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số CPI tháng 6/2014 tăng 0,30% so với tháng 5/2014; tăng 1,38% so với tháng 12/2013 và chỉ số CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2014 tăng 4,77% so với 6 tháng đầu năm 2013. Đây là mức tăng thấp nhất ở Việt Nam trong số CPI tháng 6 của 13 năm gần đây (2002 – 2014). Dựa vào số liệu trên, công ty cần theo dõi và nắm bắt xu hướng thay đổi của các chỉ tiêu kinh tế chính để có phương hướng quản trị phù hợp với tình hình chung. 3.2.2. Những yếu tố của môi trƣờng bên trong thúc đẩy nhu cầu hoàn thiện công tác quản trị tiền mặt 3.2.2.1. Chính sách đầu tư của doanh nghiệp Dự án xin đất mở rộng cơ sở SXKD được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Sở Tài Nguyên – Môi trường và Nhà đất Hà Nội, Sở Quy hoạch và Kiến trúc chấp thuận từ năm 2007. Đến thời điểm 31/12/2013, công ty đã hoàn thành các thủ cần thiết về quy hoạch, thiết kế, thực hiện giải phóng mặt bằng và đền bù cho các hộ dân có đất nông nghiệp nằm trong dự án. Toàn bộ hồ sơ của dự án đã được hoàn thiện gửi cơ quan chức năng và chờ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Dự án được tài trợ Thang Long University Library 65 bằng nguồn kinh phí từ hợp đồng hợp tác đầu tư nhà kho tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh số 47/2010/HĐGV ngày 15/7/2010 giữa Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội với 4 đơn vị là công ty con của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (công ty cổ phần Đầu tư & Phát triển Giáo dục Hà Nội; công ty cổ phần Học liệu giáo dục Hà Nội; công ty cổ phần Sách & Thiết bị trường học Miền Bắc; công ty cổ phần Sách Giáo Dục tại TP Hà Nội) với số tiền góp vốn là: 8.770.450.563 đồng. 3.2.2.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố Hà Nội tuy chỉ là đơn vị chuyên về gia công sản xuất, chủ yếu là sách giáo khoa nhưng cũng có rất nhiều ngành kinh doanh ngoài như: in thêm một số loại sách khác như sách tham khảo, vở, truyện..., bán buôn nguyên vật liệu sản xuất. Các ngành này tuy có quy mô chỉ phổ biến ở tầm trung và nhỏ nhưng do số lượng ngành là rất lớn lại không mang tính chắc chắn nên hoạt động của dòng tiền cũng khá phức tạp, nhiều nguồn thu chi và không đều. Nếu không quan tâm đến hoạt động quản lý tiền mặt khiến tiền mặt ở mỗi ngành chỉ xuất hiện một chút không hiệu quả thì khi cộng dồn lại sự kém hiệu quả này gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của công ty. Do vậy, dựa trên đặc điểm SXKD của công ty thì khi mà số lượng ngành nghề kinh doanh của công ty ngày càng tăng, công tác quản lý tiền mặt sao cho hiệu quả, chính xác ngày càng trở nên tất yếu và cần thiết. 3.2.2.3. Nguồn nhân lực của công ty Đối với đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật, hình thức kèm cặp là rất tốt với công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội vì phù hợp với tính chất công nghệ của công ty, các thao tác đơn giản và lặp lại nhiều. Hình thức này mang tính thực tiễn cao, chi phí đỡ tốn kém, số lượng đào tạo không hạn chế, có thể đáp ứng được yêu cầu về công nhân trong một thời gian ngắn. Đồng thời, nâng cao trình độ lành nghề cho công nhân thông qua tổ chức các lớp học, các lớp huấn luyện ngắn ngày nhằm hoàn thiện nghề cơ bản, bổ sung thêm kiến thức về một nghề có liên quan giúp nâng cao bậc nghề cho công nhân. Đối với lao động quản lý, công ty nên xác định nhu cầu đào tạo (xác định những kỹ năng quản lý, công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội thiếu của đội ngũ tổ trưởng sản xuất 3 ca) bằng phương pháp bảng hỏi, phỏng vấn Hàng năm công ty nên mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ năng quản lý mới, nghe báo cáo về khoa học – kỹ thuật hiện đại. Tổ chức các buổi nói chuyện, phải biến các phương pháp làm việc khoa học và khuyến khích mọi người học tập theo. Đối với phòng tổ chức hành chính, cần có sự kết hợp chặt chẽ trong việc tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo. Từ nhu cầu đào tạo của công ty, phòng tổ chức liên hệ với các trường bồi dưỡng trong ngành mở các lớp học tập trung toàn công ty. 66 Công tác tuyển chọn lao động vào công ty cần lựa chọn chặt chẽ để tìm những người phù hợp với chương trình đào tạo. 3.3. Các biện pháp cải thiện công tác quản lý tiền mặt tại Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội Qua phân tích thực trạng quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội có thể khẳng định, công ty cần thiết phải quản lý dòng tiền. Khi quản lý dòng tiền cần xác định được kỹ thuật quản lý phù hợp và lựa chọn mô hình quản lý dòng tiền tối ưu, khi đó các chi phí giao dịch, chi phí tài chính và tính thanh khoản của doanh nghiệp sẽ được cải thiện mạnh mẽ. Từ đó, việc quản lý này sẽ giúp doanh nghiệp tăng được lợi nhuận và hoạch định chính sách tài trợ vốn trong ngắn hạn cũng như khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Dưới đây, em xin đề cử một số giải pháp tăng cường quản lý dòng tiền của doanh nghiệp. Thứ nhất, xây dựng kế hoạch quản lý dòng tiền dựa trên trì hoãn khoản phải trả và tăng cường chính sách để thu hồi khoản phải thu. Cần có giải pháp đồng bộ từ giảm hàng tồn kho, tăng cường thực hiện chính sách bán hàng nhằm giảm khoản phải thu; thực hiện trì hoãn khoản phải trả như kéo dài thời gian chiếm dụng vốn, đặc biệt kết hợp xây dựng chính sách hàng tồn kho kết hợp giữa doanh nghiệp và đối tác. Thứ hai, thực hiện dự báo dòng tiền. Căn cứ vào thông tin tài chính trên hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cần thu thập thêm thông tin giao dịch hàng ngày trên thị trường chứng khoán, từ đó lựa chọn và tiến hành dự báo dòng tiền của doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngắn hạn. Để tiến hành dự báo dòng tiền hiệu quả, doanh nghiệp cần đánh giá biến động tài chính trong nước và quốc tế để lựa chọn chính sách tài trợ ngắn hạn phù hợp nhằm giảm chi phí tài chính và lựa chọn lãi suất chiết khấu phù hợp. Đối với công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội, công ty đã sử dụng phương pháp định lượng nhằm dự báo doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Giải pháp đưa ra là công ty nên sử dụng thêm một số phương pháp định tính. Các phương pháp dự báo định tính là các phương pháp dự báo bằng cách phân tích định tính dựa vào suy đoán, cảm nhận. Các phương pháp này phụ thuộc nhiều vào trực giác, kinh nghiệm và sự nhạy cảm của nhà quản trị trong quá trình dự báo, chỉ mang tính phỏng đoán, không định lượng. Tuy nhiên chúng có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, thời gian nghiên cứu dự báo nhanh, chi phí dự báo thấp và kết quả dự báo trong nhiều trường hợp cũng rất tốt. Sau đây là một số phương pháp dự báo định tính chủ yếu: Phương pháp lấy ý kiến của ban quản lý điều hành. Đây là phương pháp dự báo được sử dụng khá rộng rãi. Trong phương pháp này, cần lấy ý kiến của các nhà quản trị cao cấp, những người phụ trách các công việc quan trọng thường hay sử dụng các Thang Long University Library 67 số liệu thống kê, chỉ tiêu tổng hợp của doanh nghiệp. Ngoài ra cần lấy thêm ý kiến đánh giá của các cán bộ điều hành marketing, kỹ thuật, tài chính và sản xuất. Phương pháp này sử dụng được trí tuệ và kinh nghiệm của những cán bộ trực tiếp liên quan đến hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên nó có nhược điểm là mang yếu tố chủ quan và ý kiến của những người có chức vụ cao nhất thường chi phối ý kiến của những người khác. Phương pháp lấy ý kiến hỗn hợp của lực lượng bán hàng. Những người bán hàng là người hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng của người tiêu dùng. Họ có thể dự báo được lượng hàng hoá, dịch vụ có thể bán được trong tương lai tại khu vực mình bán hàng. Từ đó, công ty tập hợp ý kiến của nhiều người bán hàng tại nhiều khu vực khác nhau, có thể dự báo nhu cầu hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp. Phương pháp này có nhược điểm là phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người bán hàng. Một số người bán hàng thường có xu hướng đánh giá thấp lượng hàng hoá, dịch vụ bán được để dễ đạt định mức, ngược lại một số khác lại chủ quan dự báo ở mức quá cao để nâng danh tiếng của mình. Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng. Đây là phương pháp lấy ý kiến khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu thường do bộ phận nghiên cứu thị trường thực hiện bằng nhiều hình thức như tổ chức các cuộc điều tra lấy ý kiến của khách hàng, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, gửi phiếu điều tra tới gia đình hoặc cơ sở tiêu dùng. Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng giúp doanh nghiệp không chỉ chuẩn bị dự báo nhu cầu của khách hàng mà còn có thể hiểu được những đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để có biện pháp cải tiến, hoàn thiện cho phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tốn kém về tài chính, thời gian và phải có sự chuẩn bị công phu trong việc xây dựng câu hỏi. Đôi khi phương pháp này cũng vấp phải khó khăn là ý kiến của khách hàng không xác thực hoặc quá lý tưởng. Phương pháp chuyên gia (Delphi). Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học – kỹ thuật hoặc sản xuất. Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu trả lời một cách khoa học. Nhiệm vụ của phương pháp là đưa ra những dự báo khách quan về tương lai phát triển của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá dự báo của các chuyên gia. Chuyên gia giỏi là người thấy rõ nhất những mâu thuẫn và những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời về mặt tâm lý họ luôn luôn hướng về tương lai để giải quyết những vấn đề đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm sản xuất phong phú và linh cảm nghề nghiệp nhạy bén. 68 Thứ ba, xây dựng mô hình quản lý dòng tiền dựa trên mô hình quản lý dòng tiền của Miller – Orr và Stone. Khi xây dựng mô hình dự trữ tiền mặt tối ưu theo mô hình Stone, cần đánh giá tác động tổng hợp (nhân tố bên trong và bên ngoài) tới lượng dự trữ tiền mặt tối ưu. Nhân tố quan trọng cần quan tâm đó là nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp. Ứng dụng mô hình Miller – Orr Bước 1: Thiết lập giới hạn dưới cho số dư phụ thuộc và những chỉ số nền Giới hạn dưới cho số dư phụ thuộc được xây dựng tùy theo mức rủi ro chi tiêu cao nhất mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Theo dõi chi tiết tiền mặt giai đoạn 2011 – 2013, mức ngân lưu âm gặp phải là vào từ quý II đến cuối năm, các năm xuất hiện không giống nhau. Mức ngân lưu âm trung bình trong tháng lớn nhất là 720.215.697 đồng (năm 2013) do vậy ta chọn 700.000.000 đồng làm giới hạn dưới L. Theo ACBS, chi phí giao dịch chứng khoán ngắn hạn tính từ 01/01/2013 như sau: Bảng 3.2. Chi phí giao dịch chứng khoán ngắn hạn tính từ 01/01/2013 của ACBS STT Giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trong ngày Theo tổng giá trị giao dịch trong ngày 1 Tổng giá trị giao dịch nhỏ hơn 100 triệu đồng/ngày 0,35% * Giá trị giao dịch 2 Tổng giá trị giao dịch từ 100 triệu đến dưới 300 triệu đồng/ngày 0,30% * Giá trị giao dich 3 Tổng giá trị giao dịch từ 300 triệu đến dưới 500 triệu đồng/ngày 0,25% * Giá trị giao dich 4 Tổng giá trị giao dịch từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng/ngày 0,20% * Giá trị giao dich 5 Tổng giá trị giao dịch từ 1 tỷ đồng/ngày 0,15 % * Giá trị giao dịch 6 Giao dịch thỏa thuận 0,15 % * Giá trị giao dịch 7 Giao dịch chứng khoán qua internet Tối đa 0,25%* Giá trị giao dịch 8 Giao dịch chứng khoán qua Trung tâm Bizlink Tối đa 0,30%* Giá trị giao dịc (Nguồn: Biểu phí của công ty ACBS) Giả sử, công ty giao dịch 90.000.000 đồng/ngày thì phí giao dịch là F = 90.000.000 * 0,35% = 315.000 đồng/ngày = 113.400.000 đồng/năm Thang Long University Library 69 Lãi suất (chi phí cơ hội) tiền gửi thanh toán hiện tại là K = 0,02%/ ngày Thông tin dùng để tính độ lệch chuẩn được sử dụng là thống kê từ chi tiết tiền mặt năm 2013 và sử dụng phần mềm Excel với hàm STDEV.P() là công cụ tính toán. Ta tính được độ lệch chuẩn dòng tiền theo ngày là 54.418.474 đồng. Bước 2: Tính toán các điểm mốc của mô hình  Số dư tiền mặt mục tiêu: Z * = √ + 750.000.000 = 1.080.638.742 (đồng)  Giới hạn trên: H * = 3 x 1.080.638.742 – 2 x 750.000.000 = 1.741.916.226 (đồng)  Số dư tiền mặt trung bình: C * = = 1.190.851.656 (đồng)  Khoảng dao động tiền mặt: d = 3 x √ = 991.916.226 (đồng) Bước 3: Thiết lập sơ đồ Biểu đồ 3.2. Mô hình dự trữ tiền mặt tối ƣu Miller – Orr cho công ty năm 2013 (Nguồn: Tác giả tự tính toán) Như vậy, công ty cho phép tồn quỹ tiền mặt biến động ngẫu nhiên trong phạm vi giới hạn là (750.000.000, 1.741.916.226). Nếu tồn quỹ tiền mặt vẫn nằm trong khoảng trên thì công ty không cần thiết thực hiện giao dịch mua hay bán chứng khoán ngắn hạn. Khi tồn quỹ tiền mặt đụng giới hạn trên là 1.741.916.226 đồng (tại điểm A) thì công ty sẽ mua 661.277.484 đồng chứng khoán ngắn hạn để giảm tồn quỹ tiền mặt trở A Tiền mặt B 1.741.916.226 Thời gian 1.080.638.742 750.000.000 70 về 1.080.638.742 đồng. Ngược lại, khi tồn quỹ tiền mặt giảm đụng giới hạn dưới là 750.000.000 đồng (tại điểm B) thì công ty sẽ bán 330.638.742 đồng chứng khoán ngắn hạn để gia tăng tồn quỹ tiền mặt lên đến 1.080.638.742 đồng. Theo tính toán, công ty nên duy trì lượng tồn quỹ tiền mặt trung bình là 1.190.851.656 đồng và nên dao động trong khoảng 991.916.226 đồng. Ứng dụng mô hình Stone Mô hình xác định giới hạn trên 1 (1.741.916.226 đồng) và giới hạn dưới 1 (750.000.000 đồng) giống như mô hình Miller – Orr. Khi tiền mặt chạm hoặc vượt quá tiền mặt giới hạn trên 1 hoặc tiền mặt giới hạn dưới 1 thì giám đốc tài chính sẽ phải dự đoán trong một vài ngày tới liệu số dư tiền có giảm về trong giới hạn cho phép là tiền mặt giới hạn trên 2 và tiền mặt giới hạn dưới 2 không. Giả sử, ta dự đoán giới hạn trên 2 là 1.650.000.000 đồng, giới hạn dưới 2 là 950.000.000 đồng. Ta có số liệu được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 3.3. Quản lý số dƣ tiền qua mô hình Stone cho công ty năm 2013 (Nguồn: Tác giả tự tính toán) Từ biểu đồ trên ta thấy, nếu trong ngắn hạn, số dư tiền mặt được dự báo là quay về trong khoảng dao động (950.000.000, 1.650.000.000) thì doanh nghiệp sẽ không phải thực hiện bất kỳ quyết định nào liên quan tới dòng tiền. Tuy nhiên, nếu số dư tiền được cho là không quay được về mức dự trữ dao động trong giới hạn trên 2 là 1.650.000.000 đồng và giới hạn dưới 2 là 950.000.000 đồng thì doanh nghiệp sẽ phải mua hoặc bán chứng khoán thanh khoản. Tiền 1.741.916.226 1.650.000.000 750.000.000 950.000.000 1.080.638.742 Thời gian Thang Long University Library 71 Nhận thấy, thực tế số dư tiền mặt của công ty năm 2013 là 1.630.541.028 đồng. Số dư này nằm trong khoảng dự báo của mô hình Miller – Orr và mô hình Stone. Trong khi đó, dự trữ tiền mặt mà mô hình Baumol dự báo năm 2013 là 3.265.731.159 đồng. Như vậy, mô hình Baumol ở đây được sử dụng không hiệu quả, công ty nên thay thế mô hình này bằng việc sử dụng mô hình Miller – Orr và mô hình Stone. KẾT LUẬN Đối với một doanh nghiệp, việc quản lý tiền mặt một cách hiệu quả là vô cùng quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp quản lý dòng vận động của tiền trong hoạt động SXKD chứ không đơn thuần chỉ là quản lý việc nên giữ bao nhiêu tiền trong két. Chính vì vậy, việc công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội quản lý tiền mặt một cách hiệu quả là rất cần thiết. Quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội, em nhận thấy rằng trên lý thuyết và trong thực tế có một khoảng cách nhất định. Bản thân em đã cố gắng tiếp thu những kiến thức cơ bản, kinh nghiệm thực tế cũng như tìm hiểu tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với kiến thức và sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế, thời gian thực tập ngắn nên khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế trường Đại học Thăng Long và các cô, chú trong công ty đã giúp em hoàn thành bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trần Phương Thảo Thang Long University Library TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Nguyễn Tấn Bình (2007), Quản trị tài chính ngắn hạn, NXB Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh 2. Nguyễn Văn Dung (2009), Chiến lược quản trị dòng tiền mặt tạo lợi nhuận, NXB Tài chính 3. Dương Hữu Hạnh (2011), Tài chính công ty – Các nguyên tắc căn bản và các áp dụng, NXB Thành phố Hồ Chí Minh 4. Vũ Duy Hào và Đỗ Hồng Nhung, Luận bàn về quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Báo Kinh tế và Phát triển số 192 tháng 06/2013 5. Lưu Thị Hương (2008), Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội 6. Nguyễn Hải Sản (2007), Quản trị tài chính doanh nghiệp (chương 15) 7. TS. Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại (chương 28, 30) 8. ThS. Chu Thị Thu Thủy, Bài giảng môn Quản lý tài chính doanh nghiệp 1, Bộ môn Tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Thăng Long 9. TS. Nguyễn Thu Thủy (2011), Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế quốc dân 10. PGS.TS. Phạm Quang Trung (2009), Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp 11. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2008), Quản lý tài chính doanh nghiệp Tiếng Anh: 12. Amy L. Geile (2007), Cash flow managementand the cost of debt, The university of Azirona 13. Baumol W (1952), The transaction demand for cash: An inventory theoretic approach, The quarterly journal of Economics 14. Keynes, J. M (1936), The General Theory of Employment, Interest and Money 15. Miller H.M and Orr D (1966), A model of demand for money by firms, The Quarterly Journal of Economics 26. Terry S. Maness và John T. Zietlow (2005), Short-Term Financial Management (third edition) Trang web: www.vneconomy.com.vn PHỤ LỤC 1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013, 2012, 2011 của Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội 2. Bảng cân đối kế toán năm 2013, 2012, 2011 của Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2013, 2012, 2011 của Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa19645_3896.pdf