Đề tài Đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Huế

Trước những yêu cầu và thách thức của ngành ngân hàng thời khủng hoảng, các Ngân hàng hiện nay cần phải tận dụng được tối đa nguồn lực mà Ngân hàng có. Các Ngân hàng cần phải phát huy tối đa hoạt động chính của mình đó là huy động và cho vay. Trong đó cho vay ngắn hạn đóng vai trò then chốt cho nền kinh tế. Nó đảm bảo các doanh nghiệp có thể duy trì được một cơ cấu vốn ổn định, bổ sung lượng vốn lưu động thiếu hụt. Thêm vào đó cho vay ngắn hạn còn là một hoạt động trung tâm đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng, chiếm đa số trong tỷ lệ dư nợ cho vay. Do đó trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay việc đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn là một việc làm hết sức thiết thực và nên có để từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này tại Ngân hàng. Qua thời gian nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, cũng như trong quá trình thực tập thực tế tại PGD Mai Thúc Loan – VPBank chi nhánh Huế, em nhận thấy việc đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn là công việc hết sức quan trọng, từ những đánh giá về điểm mạnh điểm yếu của Ngân hàng về cho vay ngắn hạn nói riêng, hoạt động kinh doanh nói chung. Để từ đó Ngân hàng có thể khắc phục, thay đổi định hướng để rồi

pdf70 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng 2.2 có sự chênh lệch rất lớn giữa số tiền cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân và số tiền huy động cũng từ các khách hàng này. Có một lượng tiền chênh lệch rất lớn, khoảng tiền này đi đâu? Đó là khoảng tiền mà Chi nhánh đã điều chuyển ( hay còn gọi là bán lại) cho Chi nhánh tổng ( nằm ở Hà Nội) nhằm ngăn ngừa rủi ro và cũng để có lợi nhuận ( lãi suất tùy thời điểm nhưng thường là 8 – 8,5%/ năm và chi phí khá thấp nên số tiền điều chuyển khá lớn ở Chi nhánh). Và Chi nhánh chỉ thường cho vay lại các tổ chức kinh tế, cá nhân tầm khoảng 50% mà thôi chứ không bao giờ cho vay hết. BẢNG 2.3 THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tăng trưởng 2012/2011 (%) 1. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 705.000.285 847.104.638 950.110.563 112,16% 2. Chi phí từ hoạt động dịch vụ 103.001.242 297.100.058 286.012.305 96,27% 3. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ 601.999.043 550.004.580 664.098.258 120,74% Thông qua việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ tiện ích, Ngân hàng cũng phát triển quảng bá thương hiệu VPBank ( một trong 5 Ngân hàng TMCP hàng Đại học Kin h tế Hu ế 32 đầu Việt Nam) đã thu hút được một lượng tiền không nhỏ từ khách hàng tại Chi nhánh Huế và các vùng lân cận. Dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú và luôn phục vụ tốt khách hàng, từ đó tỷ trọng thu phí từ các dịch vụ khách hàng cũng tăng lên góp phần trực tiếp làm tăng trưởng nguồn vốn huy động được của Ngân hàng. Góp một phần không nhỏ vào lợi nhuận của Ngân hàng. BẢNG 2.4 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Doanh thu: 124.131.438.523 186.933.300.796 209.275.411.659 - TN từ HDTD 123.072.101.365 185.564.005.412 207.743.085.692 - TN từ HDDV 705.000.285 847.104.638 950.110.563 - TN từ KDNT 71.215.422 66.003.624 70.104.693 - TN từ HĐ khác 283.121.451 456.187.122 512.110.811 Chi phí: 113.558.324.049 175.694.341.551 197.860.029.625 - CP từ HĐTD 104.621.000.356 162.611.108.965 178.696.008.542 - CP từ HDDV 103.001.242 297.100.058 286.012.305 - CP từ KDNT 40.010.210 45.005.893 70.000.121 - CP từ HĐ khác 863.149.820 411.120.451 625.006.521 - CP khác 7.931.162.421 12.330.006.284 18.183.002.136 Lợi nhuận trước thuế 10.573.114.474 11.238.959.245 11.415.382.034 VPBank – Chi nhánh Huế với những chính sách thích hợp, phát triển các hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và các hoạt động khác theo hướng tăng dần theo quy mô, điều chỉnh cơ cấu hợp lý, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, qua đó đạt kết quả kinh doanh khả quan. Lợi nhuận trước thuế tăng dần từ năm 2010 đến năm 2012 ( tăng 7,97% ), tương ứng với sự mở rộng quy mô khi ta thấy rằng doanh thu và chi phí tăng lên cùng Đại học Kin h tế Hu ế 33 nhau và doanh thu thì tăng cao hơn. Điều này chứng tỏ việc mở rộng quy mô đang đem lại sự tăng về lợi nhuận. 2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Huế: 2.2.1 Tình hình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Huế: Với những số liệu Ngân hàng cung cấp ta có thể đánh giá được tình hình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thông qua chỉ tiêu dư nợ. Chỉ là bề nổi về mặt thu nhập và còn tùy thời điểm nhưng cũng đánh giá được phần nào của sự hiệu quả khi quá trình phát triển của Chi nhánh là khá cao những năm gần đây. BẢNG 2.5 DƯ NỢ VÀ DƯ NỢ NGẮN HẠN Đơn vị: VNĐ Các chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ cho vay 300.469.213.10 6 100% 325.532.265.40 7 100% 371.106.782.5 12 100% Ngắn hạn 132.761.952.83 2 44,18% 146.038.148.11 2 44,86% 165.023.107.3 39 44,47% Trun g hạn 102.323.408.11 6 34,05% 113.078.324.95 1 34,74% 120,336.219.1 04 32,43% Dài hạn 65.383.852.158 21,77% 66.415.792.344 20,40% 85.747.456.06 9 23,10% Đại học Kin h tế Hu ế 34 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ qua 3 năm từ năm 2010 - 2012 Nhận xét: - VPBank – Chi nhánh Huế có hoạt động cho vay tăng dần qua các năm ( 8,34% trong năm 2011, và 14% năm 2012). Để có được dư nợ cho vay đạt kết quả tốt như vậy là do có sự tăng lên đồng bộ của cả 3 loại hình cho vay là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tất cả đều đạt kết quả tốt và tăng dần qua các năm. Trong đó cho vay ngắn hạn ( với tỷ trọng lớn nhất luôn đạt trên 44%) là hoạt động chủ yếu. - Có sự chuyển dich cơ cấu dù là không nhiều giữa trung hạn và dài hạn. Đó là trung hạn đang giảm dần và dài hạn đang tăng dần ( nhưng rất nhỏ chỉ là 2% mà thôi). - Cho vay ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ cho vay và luôn đem lại thu nhập chính cho Chi nhánh. Với đặc điểm là vòng quay vốn nhanh, việc cho vay là thường xuyên và ít rủi ro nhất trong 3 loại nên cho vay ngắn hạn luôn được xem là một trong những hoạt động căn bản, quan trọng và luôn luôn được Chi nhánh hướng đến một tỷ trọng cao trong dư nợ của hoạt động cho vay. 2.2.1.1 Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo thành phần và ngành kinh tế: BẢNG 2.6 TÌNH HÌNH DSCV NGẮN HẠN TẠI VPBANK HUẾ Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 1. Phân theo thành phần kinh tế: 285.133.943.417 352.775.361.342 398.921.199.901 - Cá nhân, hộ cá thể 39.319.970.791 40.145.836.127 57.005.839.473 -DNTN 57.368.949.418 75.282.262.176 90.794.465.063 Đại học Kin h tế Hu ế 35 - Cty TNHH, Cty cổ phần 158.762.759.732 199.494.466.822 218.090.220.005 - khác 29.682.443.476 37.852.796.217 33.030.675.360 2. Phân theo ngành nghề: 285.133.943.417 352.775.361.342 398.921.199.901 - Nông- lâm ngư nghiệp 28.941.095.262 38.911.122.357 43.003.705.351 - Công nghiệp và XDCB 89.503.544.835 115.498.653.339 127.774.460.332 - Thương mại dịch vụ 134.668.761.549 162.735.274.216 189.567.354.220 - Khác 32.020.541.771 35.630.311.430 38.575.689.998 * Xét theo thành phần kinh tế: + Đối tượng cho vay của Chi nhánh bao gồm: cá nhân, hộ cá thể, DNTN, Cty TNHH, CTCP. Trong đó Chi nhánh tập trung mạnh vào cho vay Cty TNHH, CTCP. DSCV đối với Cty TNHH, CTCP luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng lên theo các năm. Cụ thể năm 2010 đạt gần 160 tỷ chiếm 55,68%, năm 2011 đạt gần 200 tỷ chiếm 56,55% và đến năm 2012 đạt gần 220 tỷ chiếm 54,67%. Luôn chiếm hơn 50% DSCV điều này cho thấy đây là thành phần kinh tế chủ đạo mà Chi nhánh hướng đến trong cho vay ngắn hạn. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì trong các loại hình trên thì Cty TNHH, CTCP là 2 loại hình làm ăn có số vốn lớn, đầu tư lớn. Và tỷ trọng này ta nhận thấy đang giữ ổn định quanh mức 55% và thay đổi không đáng kể qua các năm. + DSCV đối với DNTN cũng chiếm tỷ trọng khá cao và tăng lên trong những năm gần đây. Năm 2010 đạt gần 60 tỷ chiếm 20,12% thì đến năm 2012 đã tăng lên đến 90 tỷ ( gấp 1,5 lần) chiếm khoảng 22,76%. Điều này chủ yếu một phần do việc vay vốn thêm của nhóm khách hàng này tăng thêm, đồng thời có thêm nhiều khách hàng đến vay vốn tại Chi nhánh. + Với cá nhân, hộ cá thể và các thành phần khác thì tỷ lệ chiếm không cao và mặc dù tăng thì tỷ lệ vẫn thấp bởi vì cá nhân và hộ cá thể thường vay nhỏ và có DSCV thực sự lớn khi tập trung rất nhiều các khoản vay như vậy. Nhưng đây cũng là một thành phần tiềm năng bởi vì mặc dù các khoản vay là không lớn nhưng số lượng cá nhân, hộ cá thể ở tỉnh TT – Huế là rất nhiều. Đại họ Kin h tế Hu ế 36 Biểu đồ 2.2: DSCV ngắn hạn theo thành phần kinh tế * Xét DSCV theo ngành nghề: Nhìn vào cơ cấu ta thấy DSCV của Chi nhánh rất hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Đó là Huế là một thành phố du lịch nên thương mại dịch vụ phát triển, tiếp đến là công nghiệp và XDCB và cuối cùng mới đến nông – lâm ngư nghiệp. + Về thương mại dịch vụ: đây là ngành nghề chiếm DSCV cao nhất, cụ thể gần 135 tỷ năm 2010 chiếm 47,23%, năm 2011 là 46,13% với 162 tỷ và năm 2012 là 190 tỷ chiếm 47,52%. Hầu như ngành nghề này tỷ trọng DSCV ít có sự biến động, nhưng về lượng thì có sự gia tăng khá lớn và nằm trong ngành được Ngân hàng chú trọng đến. + Tiếp đến tới CN và XDCB, sau đó tới nông – lâm ngư nghiệp rồi cuối cùng là các ngành nghề khác. Các ngành nghề này thật sự chưa phát triển lắm ở tỉnh TT – Huế cho nên tỷ trọng còn lại phân theo 3 loại này chỉ chiếm hơn 50%, tức chỉ hơn riêng ngành thương mại dịch vụ một tỷ trọng không đáng kể.Đại học Kin h tế Hu ế 37 Biểu đồ 2.3: DSCV ngắn hạn theo ngành nghề 2.2.1.2 Cơ cấu cho vay ngắn hạn phân theo tài sản bảo đảm: BẢNG 2.7 CƠ CẤU DƯ NỢ NGẮN HẠN PHÂN LOẠI THEO TSBĐ Đơn vị: VNĐ Tiêu chí Dư nợ ngắn hạn 2010 Tỷ lệ (%) 2011 Tỷ lệ (%) 2012 Tỷ lệ (%) 1. Có TSBĐ 123.176.539.806 92,78% 133.960.793.316 91,73% 156.029.347.968 94,55% - BĐS 112.250.780.720 84,55% 121.743.569.211 83,36% 143.110.117.922 86,72% - Động sản 5.000.967.516 3,77% 5.974.651.381 4,09% 4.992.939.133 3,03% - GTCG 4.754.614.436 3,58% 4.032.219.878 2,76% 5.835.497.611 3,54% - Bảo lãnh 1.170.177.194 0,88% 2.210.352.846 1,52% 2.090.793.256 1,26% 2. không có TSBĐ 9.585.413.022 7,22% 12.077.354.796 8,27% 8.993.759.371 5,45% Tổng 132.761.95.,832 100% 146.038.148.112 100% 165.023.107.339 100% Đại học Kin h tế Hu ế 38 Nhận xét: - Nhìn vào cả 3 năm ta đều nhận thấy rằng Chi nhánh cho vay có TSBĐ chiếm một tỷ trọng rất lớn, luôn trên 90% và năm 2012 lên đến gần 95%. Điều này là dễ hiểu vì tiêu chí của VPBank là luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu và rất chặt chẽ trong các bước cho vay. Tuy nhiên đây cũng là một điểm chưa tốt vì như vậy VPBank sẽ mất đi các khoản cho vay chất lượng tốt ( tín chấp không có TSBĐ nhưng vẫn ít rủi ro và hiệu quả). - Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản cho vay có TSBĐ đó là cho vay với TSBĐ là BĐS, chiếm đến xấp xỉ 85% toàn bộ dư nợ cho vay và lên đến 86,72% năm 2012. Tiếp theo một lượng rất nhỏ là động sản ( ở đây Chi nhánh chủ yếu chấp nhận với động sản là xe ô tô, xe cơ giới,) và GTCG, tỷ trọng gần như tương đương cho vay với TSBĐ là động sản. Các loại bảo lãnh không được Chi nhánh cho vay nhiều và chỉ có dưới 1,5% các khoản vay với TSBĐ loại này. - Qua các năm xu hướng dư nợ với TSBĐ càng thay đổi với sự tăng lên các khoản vay có TSBĐ và TSBĐ là BĐS. Tuy nhiên qua năm 2013 sẽ có một quy định linh hoạt hơn về các khoản vay không có TSBĐ, Ngân hàng đã nhận thấy được đây là các khoản vay tiềm năng mà Ngân hàng chưa khai thác. 2.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Huế: 2.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính: Với sự giám sát và điều hành của các cấp trên thì các khoản cho vay tại VPBank – Chi nhánh Huế luôn luôn tuân thủ đúng pháp luật Nhà nước, quy trình nghiệp vụ đối với một NHTM. Luôn cập nhật và tìm hiểu thông tin về các văn phạm, quy định mới để có thể thay đổi kịp thời và làm đúng pháp luật. Luôn có một sổ tay hướng dẫn cụ thể đối với các nhân viên A/O (tín dụng) trong đó đủ các quy trình nghiệp vụ, các khái niệm, quy định hướng dẫn cụ thể. Và các nhân viên A/O tại Chi nhánh luôn quan tâm, chăm sóc khách hàng, hướng dẫn họ tận tình cụ thể và giải thích rõ ràng những thắc mắc của khách hàng. Xây dựng được một mối quan hệ lâu dài. Đại học Kin h tế Hu ế 39 Khi một hợp đồng được ký kết, Ngân hàng luôn cam kết thực hiện đúng các thỏa thuận đã ghi rõ trong hợp đồng và khách hàng cũng thực hiện điều tương tự. Chưa có một trường hợp nào nhân viên của VPBank – Chi nhánh Huế bị khiển trách vì làm sai quy định, quy trình hay sai với thỏa thuận đã được ký ở hợp đồng với khách hàng. Đây là bước đầu để chứng tỏ Chi nhánh luôn luôn làm mọi điều tốt nhất để tạo niềm tin ở khách hàng. Và bước đầu của tính hiệu quả nằm ở những điều trên. 2.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng: a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về quy mô cho vay: Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn và tăng trưởng DSCV ngắn hạn tuyệt đối và tương đối phản ánh mức tăng trưởng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng, thể hiện hiệu quả hoạt động về số lượng và quy mô. Đại học Kin h tế Hu ế 40 BẢNG 2.8 TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ CHO VAY NGẮN HẠN VÀ DSCV NGẮN HẠN Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số lượng Số lượng Tăng trưởng tuyệt đối Tăng trưởng tương đối (%) Số lượng Tăng trưởng tuyệt đối Tăng trưởng tương đối (%) Dư nợ cho vay ngắn hạn 132.761.952.832 146.038.148.112 13.276.189.280 110,0% 165.023.107.339 18.984.959.227 113,0% DSCV ngắn hạn 285,133,943,417 352,775,361,342 67,641,417,925 123,7% 398,921,199,901 46,145,838,559 113,1% Đại học Kin h tế Hu ế 41 Nhận xét: * về dư nợ cho vay: - Qua bảng số liệu ta thấy, năm qua 2 năm 2011 và 2012 mức tăng trưởng của VPBank – Chi nhánh Huế là rất ổn định và tăng dần qua các năm. Với năm 2011 thì tăng 10% với hơn 13 tỷ và năm tiếp theo thì tăng 13% với gần 19 tỷ. Mặc dù sự gia tăng là không lớn so với tổng dư nợ ngắn hạn nhưng ta cần phải hiểu rằng nếu sự gia tăng dư nợ cho vay quá mức cũng đồng nghĩa với sự gia tăng của rủi ro và nợ quá hạn. - Dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong dư nợ cho vay, cụ thể như trên bảng 2.5 thì dư nợ cho vay ngắn hạn luôn đạt trên 44% và là hoạt động đem hiệu quả về mặt số lượng cho Ngân hàng. * Về DSCV ngắn hạn: - DSCV năm 2011 và năm 2012 đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2012 đã chậm lại ( 13,1% thấp hơn so với 23,7%). Ta có thể thấy khó hiểu là vì sao tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của 2012 thì lớn hơn năm 2011 nhưng qua DSCV thì lại ngược lại. Điều này có thể giải thích: có thể năm 2011 các khoản cho vay ngắn hạn tập trung nhiều về các khoản vay thời gian ngắn ( dưới 6 tháng) còn 2012 thì không, chính vì các khoản vay như 1 hoặc 2 tháng chính là yếu tố làm cho DSCV của một khoản vay lớn. Còn dư nợ chỉ là một thời điểm nhất định lượng tiền cho vay ra khách hàng. Nên 2 chỉ tiêu này có sự khác nhau là điều tất yếu. - Mặc dù có sự tăng trưởng chậm lại nhưng nhìn chung từ năm 2010 tới năm 2012 DSCV ngắn hạn đã có sự tăng lên đáng kể khi DSCV tăng lên trong vòng 2 năm vượt qua con số 100 tỷ. Điều này đem lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng khi mà cho vay ngắn hạn là hoạt động chính của Ngân hàng và thu hồi vốn nhanh, ít rủi ro hơn so với trung, dài hạn. b. Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay: Vòng quay vốn ngắn hạn phản ánh tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn của Ngân hàng. Vòng quay này phụ thuộc vào các yếu tố như chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn, kỳ thu tiền bình quân, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thiện chí trả nợ của khách hàng. Nhưng có một yếu tố ta phải xét đến đó chính là ngành nghề của doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng. Ví dụ như đối với các ngành như Đại họ Kin h tế Hu ế 42 thương mại dịch vụ thì vòng quay vốn sẽ nhanh hơn so với các ngành về lĩnh vực công nghiệp và XDCB. Bởi vì ngành thương mại dịch vụ có tính tuần hoàn cao và luân chuyển vốn nhanh. BẢNG 2.9 VÒNG QUAY VỐN VAY NGẮN HẠN Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2011 2012 Doanh số thu nợ ngắn hạn (1) 340.317.943.747 385.398.325.989 Dư nợ cho vay ngắn hạn bq (2) 139.400.050.472 155.530.627.726 Vòng quay vốn cho vay ngắn hạn (1)/(2) ( vòng) 2,44 2,48 Nhận xét: - Ta thấy trong bảng 2.9 thì vòng quay vốn cho vay ngắn hạn của Ngân hàng lần lượt là 2,44 năm 2011 và 2,48 vào năm 2012. Mặc dù vòng quay vốn cho vay ngắn hạn đã có tăng lên, tuy nhiên con số tăng lên là rất nhỏ chỉ là 0,04 vòng. Vẫn chưa có thể khai thác hết được tiềm năng ở hoạt động cho vay ngắn hạn. So với các Ngân hàng khách trong thành phố thì đây là 1 con số khiêm tốn. - Vòng quay vốn cho vay thấp là do các nguyên nhân tác động: do dư nợ bq cao nhưng DSCV lại thấp dẫn đến DSTN thấp, đây là nguyên nhân chủ yếu khiến vòng quay vốn cho vay ngắn hạn thấp. Mặc dù Ngân hàng đã tập trung cho vay vào đối tượng khách hàng thuộc ngành thương mại dịch vụ ( bảng 2.6) tuy nhiên Ngân hàng lại thường cho vay các khoản vay từ 6 – 12 tháng là chủ yếu, chính nguyên nhân này khiến cho DSCV lẫn DSTN của Ngân hàng là thấp. Bên cạnh đó cũng cần phải nhắc tới là các khoản nợ xấu vẫn tồn tại khiến cho DSTN không được cao như mong muốn. - Kết quả trên thể hiện rằng Ngân hàng còn nhiều việc phải làm nếu muốn các khoản cho vay ngắn hạn đạt hiệu quả cao hơn. c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn : Đại học Kin h tế Hu ế 43 Do điều kiện số liệu Ngân hàng không cung cấp đầy đủ nên không có được số liệu về 5 loại nợ mà như cơ sở lý luận đã từng nêu. Mà chỉ tập trung vào tất cả các nợ nhóm 2,3,4,5 tập trung thành 1 loại là nợ quá hạn mà thôi. BẢNG 2.10 NỢ QUÁ HẠN Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Dư nợ quá hạn (1) 5.048.011.243 5.654.022.384 5.808.923.428 Tổng dư nợ (2) 300.469.213.106 325.532.265.407 371.106.782.512 Tỷ lệ nợ quá hạn (1)/(2) 1,68% 1,74% 1,57% Dư nợ ngắn hạn quá hạn (3) 2.652.090.238 3.064.821.653 3.193.223.240 Tổng dư nợ ngắn hạn (4) 132.761.952.832 146.038.148.112 165.023.107.339 Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn (3)/(4) 2,00% 2,1% 1,94% Đại học Kin h tế Hu ế 44 Biểu đồ 2.4: Nợ quá hạn và nợ quá hạn ngắn hạn Nhận xét: - Đầu tiên ta thấy về con số tuyệt đối thì dư nợ quá hạn và dư nợ ngắn hạn quá hạn đều tăng lên qua các năm. Cụ thể dư nợ quá hạn đã tăng 606.011.141 đồng qua năm 2011 và tăng 154.901.044 đồng năm 2012. Và với dư nợ ngắn hạn quá hạn là 412.731.415 đồng năm 2011 và năm 2012 tăng 128.401.587. Điều này cho thấy dư nợ ngắn hạn quá hạn chiếm một tỷ lệ rất lớn trong sự tăng lên của dư nợ quá hạn. Bởi vì hoạt động cho vay quá hạn là hoạt động chính của Ngân hàng, chiếm hơn 44% dư nợ và với yếu tố là xoay vốn nhanh nên xuất hiện nợ quá hạn là điều tất yếu. - Xét về tỷ lệ nợ quá hạn thì tỷ lệ nợ quá hạn đang có xu hướng giảm vào năm 2012. Nếu như là 2010 là 1,68%, 2011 tăng lên 1,74% thì qua 2012 thì tỷ lệ chỉ giảm còn 1,57%, tương tự là đối với tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn cũng giảm còn 1,94% năm 2012. - Điều này chứng tỏ rằng việc thu hồi vốn của Ngân hàng VPBank Huế trở nên tốt hơn, nâng cao hiệu quả của khoản cho vay. Bằng các biện pháp cứng rắn, nhất quán đối với các khoản nợ xấu và yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo pháp luật, xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ Ngân hàng đã thu được một khoản đáng kể bù đắp vào tổn thất do nợ xấu gây ra. Và với những nghiệp vụ chặt chẽ đúng với chỉ đạo của cấp trên, tỷ lệ nợ quá hạn phần nào được siết chặt và có tỷ lệ có thể chấp nhận được ại h ọc K inh tế H uế 45 những năm gần đây. So với nợ xấu của toàn Ngân hàng VPBank là 2,72% trong năm 2012 thì quả thật Chi nhánh Huế đã kiểm soát được khá tốt tỷ lệ nợ xấu của mình. - Tuy nhiên ta cần phải thấy rằng các khoản cho vay ngắn hạn vẫn chưa đạt hiệu quả so với mặt bằng chung và tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn vẫn cao so với tỷ lệ nợ quá hạn chung. Đối với một hoạt động chủ chốt và chiếm tỷ lệ dư nợ lớn như cho vay ngắn hạn thì đây là điều chưa tốt và cần phải thay đổi. * Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm: BẢNG 2.11 TỶ LỆ CHO VAY CÓ TSBĐ Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Dư nợ cho vay có TSBĐ (1) 279.616.649.771 305.219.051.971 349.379.035.722 Tổng dư nợ (2) 300.469.213.106 325.532.265.407 371.106.782.512 Tỷ lệ cho vay có TSBĐ (1)/(2) (%) 93,06% 93,76% 94,15% Dư nợ cho vay ngắn hạn có TSBĐ (3) 123.176.539.806 133.960.793.316 156.029.347.968 Dư nợ cho vay ngắn hạn (4) 132.761.952.832 146.038.148.112 165.023.107.339 Tỷ lệ cho vay ngắn hạn có TSBĐ (3)/(4) (%) 92,78% 91,73% 94,55% Đại học Kin h tế Hu ế 46 Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ cho vay có TSBĐ từ năm 2010 -2012 Nhận xét: - Tỷ lệ cho vay có TSBĐ và tỷ lệ cho vay ngắn hạn có TSBĐ của Ngân hàng là rất cao ( luôn hơn 90% và năm 2012 vượt hơn 94%). Điều này chứng tỏ Ngân hàng chỉ cho vay vốn đối với các khoản vay được đảm bảo, dựa trên nền tảng an toàn qua đó nâng cao được hiệu quả của khoản vay. - 2 tỷ lệ trên tăng dần qua các năm ( chỉ có tỷ lệ cho vay ngắn hạn có TSBĐ năm 2011 là giảm). Sở dĩ có điều này là do khủng hoảng kinh tế làm cho các doanh nghiệp phá sản rất nhiều và làm ăn bị thua lỗ. Chính điều đó dẫn đến nợ xấu tăng và để đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng, tránh mất vốn. Tuy nhiên chính vì điều này cũng hạn chế phần nào số lượng các khoản vay của Ngân hàng. Dư nợ của Ngân hàng thuộc loại thấp nếu so với các Ngân hàng khác. Qua năm 2013 ban điều hành sẽ đưa ra một số định hướng mới giúp cho Ngân hàng nới lỏng hơn về điều kiện cho vay, sẽ có nhiều hơn các khoản vay không có TSBĐ nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu an toàn về vốn của Ngân hàng. Đại học Kin h tế Hu ế 47 d. Chỉ tiêu mức sinh lời của đồng vốn cho vay: BẢNG 2.12 MỨC SINH LỜI CỦA ĐỒNG VỐN CHO VAY Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2011 2012 Thu lãi ròng từ hoạt động cho vay ngắn hạn (1) 11.210.211.090 14.035.213.278 Dư nợ ngắn hạn bq (2) 139.400.050.472 155.530.627.726 Mức sinh lời của đồng vốn cho vay ngắn hạn (1)/(2) 0,0804 0,0902 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng mức sinh lợi từ hoạt động cho vay ngắn hạn tăng dần qua các năm, cụ thể với 0,0804 đồng sinh lời năm 2011 và qua năm 2012 tăng lên 0,0902 đồng sinh lời. Đây là một mức sinh lời cao chứng tỏ hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng đang hoạt động có hiệu quả. * Tỷ lệ thu nhập: BẢNG 2.13 BẢNG TỶ LỆ THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 TN từ HĐTD 123.072.101.365 185.564.005.412 207.743.085.692 Tổng TN ngân hàng 124.131.438.523 186.933.300.796 209.275.411.659 Tỷ lệ thu nhập 99,15% 99,27% 99,27% Nhận xét: Thu nhập từ HĐTD chiếm trên 99% tổng thu nhập của Ngân hàng (qua 3 năm), nó đóng một vai trò gọi là thiết yếu và sinh lời nhiều nhất tại Ngân hàng. ại h ọc K inh tế H uế 48 Và vì đây là hoạt động quan trọng của Ngân hàng nên việc đánh giá hiệu quả cho vay nói chung và hiệu quả cho vay ngắn hạn nói riêng sẽ giúp Ngân hàng rút ra được những thiếu sót và sẽ thay đổi để hướng đến những kết quả khả quan hơn, đạt được những mục tiêu cao hơn. 2.2.3 Đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Huế: 2.2.3.1 Những kết quả đạt được: Trong 3 năm qua Ngân hàng VPBank – Chi nhánh Huế đã hoạt động theo đúng với những quy định của NHNN, các nhân viên làm đúng theo quy chế, quy trình cho vay tại Ngân hàng VP. Đó là một điều đáng mừng trong khi năm 2012 đã có nhiều sai phạm xảy ra, tình trạng bị bắt vì cố ý làm trái, làm sai quy trình diễn ra ngày càng phổ biến. Điều này đạt được chính là nhờ việc chỉ đạo trực tiếp và sát sao của Ban lãnh đạo VPBank Huế. Bên cạnh đó ta phải đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong 3 năm qua của Chi nhánh, giữ vững được sự ổn định trong phát triển và ngày càng nâng cao hơn chất lượng, sự an toàn, chặt chẽ trong thu hồi vốn, thực hiện bài bản và nghiêm túc hơn với các điều kiện, kiểm soát cho vay. Mặc dù nợ quá hạn vẫn có tăng nhưng đó là sự tăng lên bất khả kháng khi Ngân hàng cố gắng mở rộng quy mô hoạt động, mặc dù vậy chính nhờ những quy trình chặt chẽ trong vay vốn và thu hồi vốn nên tổn thất của Ngân hàng là không đáng kể. * Đánh giá về những kết quả cho vay ngắn hạn mà VPBank – Chi nhánh Huế đã đạt được trong thời gian qua: - Thứ nhất là về quy mô hoạt động cho vay ngắn hạn: Hoạt động cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao trong hoạt động cho vay của Ngân hàng, đã, đang và sẽ luôn đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động của Ngân hàng. Quy mô cho vay ngắn hạn vẫn tăng lên nhưng tỷ trọng trong cho vay vẫn sẽ giữ một tỷ lệ ổn định như những năm qua ( hơn 44%). Điều này chứng tỏ thị trường tài chính đang dần bão hòa với sự phân chia khách hàng của các Ngân hàng đã gần như hoàn tất. Và sự tăng lên của dư nợ cho vay ngắn hạn ( mặc dù không lớn) cũng là một tín hiệu tích cực trong giai đoạn hiện nay. Đại học Kin h tế Huế 49 - Thứ hai là về vòng quay vốn vay ngắn hạn: Thực sự thì vòng quay vốn vay ngắn hạn của Ngân hàng vẫn chưa tốt, vòng quay thấp do doanh số thu nợ vẫn chưa cao. Để đạt được hiệu quả như mong muốn cùng với lợi nhuận nhiều hơn thì Ngân hàng phải tăng cao vòng quay vốn vay để có thể sử dụng tối đa hiệu quả số vốn mà Ngân hàng đã huy động được. Tuy nhiên đây là một mục tiêu khó vì phải hoàn thành tốt rất nhiều khâu quan trong như trong thu hồi nợ quá hạn, các nhân viên A/O thúc giục khách hàng đi vay trả nợ đúng hạn. Nhưng điều này còn phụ thuộc vào thiện chí trả nợ của khách hàng và điều kiện trả nợ của khách hàng. - Thứ ba là về các chỉ tiêu phản ánh độ an toàn: Những năm qua về mặt số lượng nợ quá hạn tại Ngân hàng thực sự có tăng lên nhưng vẫn còn trong tỷ lệ Ngân hàng kiểm soát được ( tỷ lệ này có xu hướng giảm). Đây là rủi ro mà tất cả các Ngân hàng đều gặp phải một khi muốn mở rộng quy mô. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thực sự hiệu quả về khâu an toàn, khi mà doanh số cho vay có TSBĐ luôn đạt trên 90% và có xu hướng tăng. Ngân hàng đánh giá cao về các TSBĐ như BĐS, động sản, GTCG, nếu như khoản vay trở thành nợ quá hạn thì sẽ không khó khăn để Ngân hàng thu hồi lại nguồn vốn của mình. Điều này chứng tỏ Ngân hàng có một quy trình làm việc rất chặt chẽ và Ban lãnh đạo định hướng rất an toàn, điều này thật sự có lợi với một Ngân hàng lấy sự ổn định phát triển làm nền tảng. - Thứ tư về các chỉ tiêu sinh lời: Hoạt động cho vay là hoạt động mang lại gần như hầu hết nguồn thu nhập của Ngân hàng ( khi chiếm đến hơn 99%), trong đó hoạt động cho vay ngắn hạn là hoạt động chủ đạo ( chiếm 44% trong dư nợ cho vay). Do đó việc tăng trưởng bền vững các chỉ tiêu về khả năng sinh lời là rất quan trọng và là mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng. Trong 2 năm qua mức sinh lời của đồng vốn cho vay ngắn hạn tăng từ 0,0804 lên 0,0902, nếu cứ duy trì mức ổn định như vậy kết hợp với việc Ngân hàng ngày càng mở rộng quy mô, tỷ lệ nợ quá hạn đang giảm thì ta nhận thấy rằng về chỉ tiêu sinh lời, Ngân hàng đang làm việc cực kỳ có hiệu quả với hoạt động cho vay ngắn hạn làm trung tâm. 2.2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân: Đại ọc Kin h tế Huế 50 a. Một số hạn chế: * Về phía ngân hàng: - Thứ nhất là về sự hạn chế về quy mô vốn: So với các NHTM quốc doanh và một số NHTM khác thì quy mô vốn của VPBank vẫn còn nhỏ. Quy mô vốn thấp sẽ ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Chính nguyên nhân này đã làm giảm tính cạnh tranh của Chi nhánh, khó có thể đạt được những khoản vay lớn, giảm khả năng đối phó với những bất lợi của thị trường. - Thứ hai là nợ quá hạn: Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn vẫn khá thấp so với ngành và đang có xu hướng giảm, tuy nhiên trong điều kiện tồn tại khắc nghiệt của thị trường tài chính – ngân hàng hiện nay thì đây là yếu tố ta cần phải loại bỏ hoàn toàn để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động và có thể đảm bảo hoạt động của Ngân hàng ổn định. - Thứ ba là tăng trưởng dư nợ vẫn chưa cao Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ của Ngân hàng vẫn còn thấp, một phần là do Ngân hàng vẫn còn quá đặt nặng về tài sản bảo đảm. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn có TSBĐ lên đến hơn 90%, bỏ qua một số khoản vay tiềm năng khi mà kế hoạch đầu tư của họ có hiệu quả, vẫn chưa thật sự có nhiều khách hàng lớn có thể vay bằng tín chấp, làm ăn lâu dài với Ngân hàng. Ngân hàng cần phải giảm bớt tỷ lệ các khoản cho vay có tài sản bảo đảm, đưa tỷ lệ này xuống thấp nhưng vẫn đảm bảo được an toàn vốn. Muốn làm được điều này thì Ngân hàng cần phải có những nhân viên thẩm định dự án tốt và nhìn thấy được tiềm năng trong các khoản vay. - Thứ tư là về vòng quay vốn cho vay: Rõ ràng với 2,44 vòng trong năm 2011 và 2,48 vòng trong năm 2012 thì đây là con số chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Vòng quay vốn là một chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh việc thu hồi nợ của Ngân hàng có tốt hay không, phản ánh Ngân hàng có vốn đầy đủ, sẵn sàng cho việc mở rộng tín dụng hay không. Các con số chỉ ra rằng Ngân hàng vẫn chưa xác định được chính xác tốc độ quay vòng vốn của các doanh nghiệp để từ đó thiết lập được một cơ cấu vốn tối ưu. Nó cho thấy hiệu quả trong sử dụng vốn của Ngân hàng vẫn chưa thật sự cao. Đại học Ki h tế Hu ế 51 * Về phía khách hàng: - Thứ nhất là việc có một số khách hàng vẫn có thái độ trả nợ không tốt: vẫn có các khách hàng không có được ý thức tốt trong việc trả nợ, luôn không trả nợ đúng hẹn, các nhân viên A/O phải thường xuyên nhắc nhở thúc giục trong việc trả nợ đúng thời hạn. Chưa hết, có một số khách hàng mặc dù kinh doanh có hiệu quả, đạt lợi nhuận nhưng vẫn cố tình không muốn trả nợ cho Ngân hàng, nhằm mục đích chiếm dụng tín dụng Ngân hàng, bằng nhiều cách nhằm lần lữa, khất nợ và xin gia hạn một cách không đúng sự thật. Điều này khiến cho việc thu hồi vốn của Ngân hàng thực sự gặp nhiều khó khăn, đồng thời ảnh hưởng lớn đến kế hoạch làm việc, kế hoạch hoạt động của Ngân hàng, gây tổn thất cho Ngân hàng. - Thứ hai là phía các khách hàng đi vay chưa có khả năng sử dụng vốn tốt: Đây là trường hợp không liên quan về vấn đề đạo đức mà liên quan đến khả năng tài chính của một khách hàng đi vay. Mặc dù khách hàng muốn trả nợ tuy nhiên lại làm ăn không hiệu quả, muốn trả nợ đúng hẹn nhưng lợi nhuận ở mức thấp hoặc thua lỗ nên “ lực bất tòng tâm”. Thì với những khoản vay như vậy, Ngân hàng có nguy cơ chậm thu hồi được vốn và thậm chí xấu nhất là mất vốn, phải thu hồi bằng TSBĐ. b. Những nguyên nhân chủ yếu: * Về phía Ngân hàng: - Chính sách lãi vay vẫn chưa có sự linh hoạt: với các món vay lớn thì các PGD đều phải trình xin ý kiến với Ban tín dụng chi nhánh cấp trên. Điều này sẽ cản trở không nhỏ đến cơ hội tiếp cận các khoản vay lớn tại các PGD - Hạn chế về năng lực chuyên mô và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng: Các nhân viên tín dụng của Chi nhánh đa số đều là các nhân viên trẻ tuổi, có trình độ, nhiệt huyết say mê với công việc song vẫn còn thiếu kinh nghiệm nên vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế trong công việc. Công tác đào tạo vẫn còn đơn điệu, thụ động và chưa sát với những công việc được giao. Chỉ mới dừng lại ở cấp tân tuyển, việc nâng cao trình độ nghiệp vụ vẫn gặp khá nhiều khó khăn và cần thời gian dài. Trong khi đó các cấp lãnh đạo trung và cao cấp không được đào tạo thường xuyên. - Về vấn đề xử lý nợ quá hạn: mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn của VPBank – Chi nhánh Huế là thấp và tất cả đều có TSBĐ (100%), song chất lượng tín dụng của Ngân hàng vẫn chưa thực sự cao, bởi việc xử lý nợ tồn đọng vẫn còn gặp khó khăn trong Đại học Ki h tế Hu ế 52 việc xử lý TSBĐ. Nguyên nhân chủ yếu là từ các khách hàng vẫn còn gây khó khăn cho Ngân hàng trong khâu thanh lý TSBĐ để thu hồi nợ. - Vấn đề về công nghệ thông tin: hệ thống thông tin của VPBank hiên nay vẫn chưa tốt. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt tại ngành ngân hàng hiện nay thì hệ thống công nghệ thông tin đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó là cầu nối cho hoạt động bên trong và bên ngoài đối với Ngân hàng. Sự liên kết chỉ mới dừng lại ở nội bộ chi nhánh, không có sự liên kết thông tin nào giữa các chi nhánh với nhau, giữa các chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2 và hội sở chính. Một khách hàng có thể bị từ chối ở chi nhánh này nhưng vẫn có thể vay ở chi nhánh khác, điều này gây lãng phí nguồn lực khi một khách hàng được thẩm định đến 2 lần, và có thể xảy ra rủi ro tín dụng cao. Việc tính lãi cũng thực sự chưa tốt, dù có phần mềm tính nhưng thường xuyên gặp trục trặc và cán bộ tín dụng phải tính toán bằng tay, việc tính lãi đôi khi có sai sót, nhầm lẫn. - Công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn còn chưa tốt: Công tác kiểm tra, kiểm soát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn là rất quan trọng, nó đảm bảo khoản cho vay có được hiệu quả tốt. Tuy nhiên các cán bộ tín dụng của VPBank vẫn chưa nhận thức hết đầy đủ sự cần thiết của công đoạn này. Các hình thức và phương pháp kiểm tra vẫn mang tính đối phó, chiếu lệ bởi đây là một công việc hết sức phức tạp khó khăn và phải có sự hợp tác rất lớn từ phía khách hàng. Khi không thể thực hiện tốt công tác này, thì các cán bộ tín dụng không thể nào phát hiện được nhanh chóng và có được các biện pháp xử lý các sai phạm kịp thời. Việc kiểm tra tình hình hoạt động thực tế của khách hàng không phải là một việc dễ dàng gì, khi mà công việc này đòi hỏi lượng lớn thời gian, công sức trong khi các cán bộ tín dụng ở VPBank quản lý một số lượng khách hàng tương đối lớn, đồng thời phải luôn đi tìm các khách hàng mới. Do đó khâu công tác kiểm tra, giám sát vẫn tồn tại ở dạng đối phó là chủ yếu. Đây là điểm yếu mà Chi nhánh cần khắc phục trong thời gian tới. * Về phía khách hàng: - Khả năng quản lý, hoạt động sử dụng vốn vay của doanh nghiệp kém: trong quá trình hoạt động thì có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khiến cho các doanh nghiệp không sử dụng được vốn vay từ Ngân hàng một cách có hiệu quả. Các yếu tố chủ quan liên quan đến khả năng làm việc của các lãnh đạo doanh nghiệp, họ không có chiến lược tốt dẫn đến Đại học Ki h tế Hu ế 53 doanh nghiệp làm ăn không có lợi nhuận tốt. Còn về nguyên nhân khách quan thì có thể đến từ các yếu tố tác động từ bên ngoài như là: đối thủ cạnh tranh, biến động bất lợi của thị trường hay là các đối tác làm ăn doanh nghiệp gặp khó khăn. Và dù có là nguyên nhân gì đi chăng nữa thì với việc doanh nghiệp hoạt động kém không thể trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng cũng tạo ra các khoản nợ xấu cho Ngân hàng. - Phẩm chất đạo đức của khách hàng: khi khách hàng có phẩm chất đạo đức không tốt, sau khi vay được vốn của Ngân hàng nhưng đến thời hạn trả nợ lại chây ì, kiếm đủ mọi cách để trốn tránh việc trả nợ, có hành vi lừa đảo các cán bộ tín dụng nhằm qua mặt để chiếm dụng vốn của Ngân hàng. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng và các nhân viên tín dụng phải cực kỳ tỉnh táo, khôn ngoan để nhận biết loại khách hàng này để có các biện pháp xử lý thích hợp, đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng. - Các nguồn thông tin không chính xác: khách hàng có thể cung cấp thông tin không có tính xác thực cho Ngân hàng để có thể vay vốn. Với điều này thì Ngân hàng cần phải có một hệ thống thu thập thông tin tốt, phải tìm hiểu thông tin bằng mọi nguồn cung cấp có thể có để đảm bảo tính xác thực thông tin. * Các nguyên nhân khác: - Do trải qua một năm 2012 đầy biến động lớn trên thị trường tài chính, ngân hàng. Mọi sự khủng hoảng toàn diện về hoạt động đều được phơi bày. NHNN buộc các NHTM cơ cấu lại nguồn lực để làm việc có hiệu quả hơn. - Môi trường cạnh tranh gay gắt trong hệ thống các NHTM của Việt Nam. Số lượng các NHTM đang gia tăng với chất lượng tốt, quy mô lớn, cơ chế cho vay thông thoáng tạo áp lực lên hệ thống Ngân hàng VPBank. - Ngoài ra có một số nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng, đó chính là những tác động của môi trường kinh tế, chính sách vĩ mô, hệ thống pháp luật Hiện nay hành lang pháp lý của ta vẫn chưa đồng bộ và đầy đủ, cần thời gian để hoàn thiện. Chính điều này gây cản trở cho công tác hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Đại họ Kin h tế Hu ế 54 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH HUẾ 3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Huế: Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 và kế hoạch hoạt động năm 2013 ngày 10/04/2013. Trên cơ sở mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước định hướng điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả, sử dụng linh hoạt các công cụcủa chính sách tiền tệ, gắn kết chặt chẽ với chính sách tài khóa theo mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo tăng trưởng hợp lý. Dự kiến, mức tăng trưởng tín dụng năm 2013 sẽ vào khoảng 12%. Đồng thời, NHNN cũng đã thể hiện quyết tâm trong công tác xử lý nợ xấu, bằng các việc làm cụ thể như triển khai đề án xử lý nợ xấu được Chính phủ thông qua, thành lập và đưa vào hoạt động công ty quản lý tài sản VAMC, thông qua gói hỗ trợ với trị giá khoảng 100.000- 150.000 tỷ đồng chủ yếu tập trung xử lý nợ xấu bất động sản. Năm 2013 cũng là một năm được kỳ vọng sẽ là năm diễn ra mạnh mẽ quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, mà trọng tâm là tái cấu trúc các Doanh nghiệp Nhà nước và Hệ thống Ngân hàng. Theo đó, hệ thống Ngân hàng Việt Nam được chia thành 3 nhóm: - Nhóm 1 bao gồm các ngân hàng có tình hình tài chính mạnh, có quy mô lớn, sẽ được tiếp tục phát triển thành các ngân hàng trụ cột. - Nhóm 2 bao gồm các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh nhưng quy mô nhỏ, được NHNN đảm bảo quy mô trong tầm kiểm soát, đảm bảo hoạt động lành mạnh trong phân khúc nhất định. Đại học Kin h tế Hu ế 55 - Nhóm 3 là nhóm các ngân hàng có tình hình tài chính khó khăn, sẽ được NHNN thực hiện tái cấu trúc bằng cách thay đổi lại cơ cấu cổ đông hoặc cho sáp nhập vào tổ chức khác. Trong hoàn cảnh chung của nền kinh tế và hoạt động của hệ thống ngân hàng với nhiều phức tạp, đồng thời kiên trì với định hướng chiến lược dài hạn, VPBank xác định tập trung vào 2 mục tiêu cơ bản trong năm 2013 như sau: - Tập trung xây dựng và củng cố hệ thống nền tảng vững chắc (với trọng tâm là hệ thống quản trị rủi ro, phát triển nhân sự và hệ thống công nghệ tiên tiến) đảm bảo một sự phát triển nhanh, nhưng ổn định và bền vững cho các năm tiếp theo. - Xây dựng một cấu trúc phát triển kinhdoanh năng động và linh hoạt nhằm tăng trưởng cơ sở khách hàng và bứt phá về thị phần trong các phân khúc khách hàng lựa chọn chủ chốt : khách hàng cá nhân, SME và doanh nghiệp lớn. 1. Phát triển khách hàng, sản phẩm và thị trường cho vay ngắn hạn : Năm 2013 VPBank sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả và chất lượng đội ngũ bán hàng, cải tiến mô hình kinh doanh, phát triển mạnh cơ sở khách hàng, kênh phân phối, tăng cường bán chéo sản phẩm dịch vụ, thực hiện cá biệt hóa mạnh mẽ trong các chính sách khách hàng và sản phẩm đối với từng phân nhóm khách hàng riêng biệt, tập trung vào những subsegment cụ thể. - Tăng trưởng mạnh mẽ cơ sở khách hàng. Bứt phá mạnh về thịphần trong các phân khúc trọng tâm: Khách hàng cá nhân, doanh nghiệp SME, Doanh nghiệp lớn. - Thực hiện cá biệt hóa mạnh mẽ trong các chính sách khách hàng và sản phẩm đối với từng phân nhóm khách hàng riêng biệt. - Tập trung trọng tâm vào huy động vốn thị trường I. - Tăng trưởng tín dụng có kiểm soát. - Tăng cường kiểm soát và thu hồi nợ xấu. - Tập trung vào công tác cải tạo bố trí và di dời địa điểm các chi nhánh nhằm nâng cao hiệu quả mạng lưới giao dịch. 2. Tăng cường xây dựng hệ thống nền tảng và củng cố hệ thống quản trị nội bộ Mục tiêu bao quát là tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động, cải tiến mô hình kinh doanh để tối ưu hóa nguồn lực, đảm bảo sự thông suốt, phối hợp nhịp nhàng Đại họ Kin h tế Hu ế 56 giữa các khâu, các bộ phận, nâng cao năng suất, hiệu quả, hạn chế rủi ro và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. - Hoàn thiện mô hình cơ cấu tổ chức hoạt động: hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, bộ máy, tổ chức hoạt động và ổn định nhân sự của các Khối nhằm nâng cao vai trò quản lý, hỗ trợ kinh doanh của các Khối. - Nâng cao hiệu quả của mạng lưới phân phối, tái cơ cấu, sắp xếp lại hệ thống chi nhánh. - Triển khai đồng bộ hệ thống quản trị rủi ro và hệ thống kiểm soát rủi ro trong đó trọng tâm là hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng và rủi ro vận hành. Nâng cấp hệ thống giám sát và quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành trên toàn hệ thống. - Hoàn tất việc xây dựng chiến lược công nghệ thông tin, triển khai các dự án sáng kiến CNTT. - Mô hình hóa hoạt động kinh doanh theo hướng tiếp tục tăng cường hoạt động bán hàng, marketing, và phát triển dịch vụ phục vụ khách hàng tại các đơn vị. - Hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị MIS, tăng cường công tác kiểm soát kế toán, đồng thời xúc tiến triển khai các dự án nền tảng như IFRS, ERP, tự động hóa MIS... - Xây dựng chính sách đãi ngộ cạnh tranh, giúp thu hút và duy trì nguồn nhân lực trình độ cao. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp mang bản sắc VPBank. - Hoàn thiện mô hình tập trung một số chức năng hỗ trợ. Tập trung củng cố, hoàn thiện các quy trình vận hành cơ bản của ngân hàng - Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quan hệ công chúng để quảng bá, duy trì và nâng cao hình ảnh thương hiệu mới của VPBank, tăng cường độ nhận diện thương hiệu trong công chúng. 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Huế: Qua cả bài phân tích về hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Huế, em xin đưa ra một số giải pháp sau: a. Về chính sách lãi vay: Đại ọc Kin h tế Huế 57 Chính sách lãi vay cần có sự linh hoạt, linh động hơn. Trao quyền hạn lớn hơn đối cho các PGD để các PGD có thể tiếp cận dễ dàng hơn đối với các khoản vay lớn. Từ đó làm tăng lên doanh thu và thu nhập của Ngân hàng. Các nhân viên tín dụng tại các PGD có thể làm việc với các đối tác lớn hơn để cho vay các khoản cho vay cao như là 1 tỷ hay vài tỷ chứ không hạn chế. Với điều kiện như vậy các nhân viên tín dụng của Ngân hàng chắc chắn sẽ làm việc hiệu quả hơn, nâng cao về DSCV ngắn hạn và tăng dư nợ ngắn hạn cho Ngân hàng. b. Nâng cao trình độ nhân viên của Chi nhánh: VPBank luôn chú trọng đến hoạt động đào tạo và đào tạo lại các cán bộ tín dụng của mình về mặt nghiệp vụ, về quy trình cho vay, về kiến thức Marketing. Nhưng ngày nay do đòi hỏi yêu cầu công việc, một cán bộ không chỉ là giỏi về nghiệp vụ, mà còn cần phải có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực như nhà đất, thẻ thanh toán, tin học, ngoại ngữ. Về các kiến thức này thì các cán bộ tín dụng của Ngân hàng vẫn chưa được thuần thục cho lắm. Do đó Ngân hàng một mặt đào tạo chuyên sâu hơn tùy theo từng lĩnh vực mà có các biện pháp khác nhau. Đối với các kiến thức về chuyên môn, Chi nhánh nên tiến hành các lớp tự đào tạo do các cán bộ nhiều kinh nghiệm tại Ngân hàng giảng dạy, đây chính là cách tốt nhất để các nhân viên trẻ học hỏi kinh nghiệm và nâng cao năng lực. Đây chính là nâng cao trình độ của các nhân viên trong Chi nhánh, ngoài ra Chi nhánh có thể nâng cao trình độ cán bộ tín dụng ngay từ trong khâu tuyển lựa. Trong quá trình phỏng vấn Chi nhánh nên chú ý quan tâm đến phần tin học, ngoại ngữ và nhận biết các kiến thức liên quan đến lĩnh vực chuyên môn để từ đó tuyển lựa được những nhân viên tốt nhất, đạt yêu cầu nhất. c. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định và xử lý nợ quá hạn: Công tác thẩm định của Ngân hàng VPBank quả thật rất chặt chẽ và an toàn. Ta có thể đánh giá được một phần như vậy thông qua các nguồn vay được bảo đảm đến hơn 90% bằng TSBĐ. Điều này mang lại lợi ích cho Ngân hàng là có thể thu hồi được nợ xấu tránh mất mát nguồn vốn cho Chi nhánh. Tuy nhiên chính vì quá chú trọng vào TSBĐ có thể các nhân viên đã bỏ qua các khoản cho vay tốt ( dựa trên tín chấp). Ngân hàng nên nới lỏng các quy định về TSBĐ và mở rộng cho vay hơn dựa trên tín chấp nhưng vẫn phải đảm bảo được sự an toàn. Điều này phụ thuộc vào khả năng nhận định Đại họ Kin h tế Hu ế 58 của các nhân viên tín dụng rất nhiều. Nếu có thể làm được điều này thì Chi nhánh có thể tiếp cận được với nhiều khoản vay hơn và đem lại thu nhập đáng kể cho Ngân hàng. Bên cạnh đó các nhân viên tín dụng phải cứng rắn và kiên quyết hơn trong xử lý nợ quá hạn. Khi xem xét thấy được khách hàng mất khả năng trả nợ hoặc có ý đồ trốn tránh việc trả nợ. Các nhân viên tín dụng phải mạnh tay trong việc thu hồi vốn, đồng thời giải quyết tốt các TSBĐ, không để dây dưa và giải quyết trong thời gian sớm nhất. d. Đổi mới trang thiết bị công nghệ: Công nghệ là đòn bẩy của sự phát triển, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng tín dụng. Trong lúc các Ngân hàng cạnh tranh mạnh mẽ trong việc chiếm lĩnh thị phần cho vay thì việc cung cấp tín dụng nhanh gọn, chính xác, quy trình cấp tín dụng tiên tiến hiện đại sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí, tăng sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ được cung cấp. Đồng thời với công nghệ hiện đại thì Chi nhánh sẽ dễ dàng hơn trong việc quản trị rủi ro, thực hiện công tác kiểm tra rà soát nhanh chóng, chính xác, kịp thời phát hiện và điều chỉnh những sai phạm xảy ra trong quá trình cho vay, dẫn đến giảm thiểu rủi ro xảy ra cho Ngân hàng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho vay. Hiện nay cơ sở trang thiết bị công nghệ trong các Ngân hàng Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu. Sự phát triển không đồng đều giữa các Ngân hàng TMCP nói riêng và toàn hệ thống NHTM nói chung còn nhiều hạn chế. Chương trình phần mềm chưa đáp ứng được yêu cầu về hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Ngân hàng VPBank cần phải đầu tư, mua sắm thêm trang thiết bị công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ, đáp ứng các giao dịch kinh doanh, quản trị rủi ro, có thể diễn ra thuận tiện hơn. e. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát: Hoạt động tín dụng là hoạt động sử dụng vốn rất lớn mang lại thu nhập cho Ngân hàng VPBank, thu nhập này chiếm hơn 99% tổng thu nhập VPBank thời gian qua. Tuy nhiên đây cũng là một hoạt động phức tạp mang lại nhiều rủi ro, và nếu rủi ro xảy ra gây ra thiệt hại về vốn của Ngân hàng. Chính các công tác như kiểm tra, kiểm soát các món vay sẽ làm giảm đáng kể rủi ro có thể xảy ra. Đại học Kin h tế Hu ế 59 Do vậy Ngân hàng cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc tăng cao khả năng quản trị ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị, năng lực điều hành, quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay. Xây dựng ban hành cá quy trình quy chế hoạt động, xây dựng hệ thống giám sát chặt chẽ. Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nội bộ, kịp thời ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra. 3.3 Một số kiến nghị: Thông qua những hiểu biết còn khá hạn chế của em trong quá trình thực tập tại Ngân hàng, em xin đưa ra các kiến nghị sau: * Kiến nghị với Nhà nước và cấp chính quyền địa phương: * Đối với Nhà nước - Nhà nước cần tạo lập môi trường kinh tế pháp lý đồng bộ cho hoạt động tín dụng ngắn hạn theo các hướng. - Có quy hoạch phát triển tổng thể theo vùng lãnh thổ và theo các khu vực cũng như quy hoạch và hướng phát triển của từng ngành kinh tế. Định kì lập và công bố định hướng phát triển từng thời kỳ đó. Đây là cơ sở để NHNN hoạch định chính sách đầu tư cho vay ngắn hạn cho từng ngành kinh tế cụ thể. - Việc điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội là cần thiết nhưng không nên quá nhiều lần trong năm ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền, khó huy động được vốn ngắn hạn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay. - Nghiên cứu việc mở rộng hoạt động của các cơ quan kiểm toán tài chính và các tổng cục quản lí vốn doanh nghiệp. Các cơ quan này có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát quá trình hạch toán vốn của doanh nghiệp theo định kỳ và khi có yêu cầu, xác nhận vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp trước khi chủ đầu tư gửi báo cáo đến Ngân hàng. * Đối với cấp chính quyền: - Đối với các cấp chính quyền địa phương, nên tạo mọi điều kiện để Chi nhánh có thể tiếp cận với các dự án phục vụ cho mục tiêu phát triển của tỉnh, mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. * Kiến nghị đối với Ngân hàng VPBank – Chi nhánh Huế: Đại học Kin h tế Hu ế 60 - Quy định thẩm quyền quyết định cho vay đối với khách hàng lớn hơn, tạo điều kiện cho chi nhánh chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. - Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng tín dụng, tích cực thu hồi số nợ tồn đọng, nợ quá hạn cũ, hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới. - Cần phải mở rộng hơn quy mô, tăng lượng tiền cho vay và thay đổi quy chế thoáng hơn về tài sản bảo đảm, tăng tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm vì đây là một thị trường Ngân hàng chưa khai thác hết. - Lập ra các chiến lược về quản trị điều hành, quản trị rủi ro, quản trị tài chính, kiểm tra, kiểm soát, chiến lược về phát triển mạng lưới. - Đổi mới, cập nhật các công nghệ mới để theo kịp xu hướng chung. Đại học Kin h tế H ế 61 KẾT LUẬN Trước những yêu cầu và thách thức của ngành ngân hàng thời khủng hoảng, các Ngân hàng hiện nay cần phải tận dụng được tối đa nguồn lực mà Ngân hàng có. Các Ngân hàng cần phải phát huy tối đa hoạt động chính của mình đó là huy động và cho vay. Trong đó cho vay ngắn hạn đóng vai trò then chốt cho nền kinh tế. Nó đảm bảo các doanh nghiệp có thể duy trì được một cơ cấu vốn ổn định, bổ sung lượng vốn lưu động thiếu hụt. Thêm vào đó cho vay ngắn hạn còn là một hoạt động trung tâm đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng, chiếm đa số trong tỷ lệ dư nợ cho vay. Do đó trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay việc đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn là một việc làm hết sức thiết thực và nên có để từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này tại Ngân hàng. Qua thời gian nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, cũng như trong quá trình thực tập thực tế tại PGD Mai Thúc Loan – VPBank chi nhánh Huế, em nhận thấy việc đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn là công việc hết sức quan trọng, từ những đánh giá về điểm mạnh điểm yếu của Ngân hàng về cho vay ngắn hạn nói riêng, hoạt động kinh doanh nói chung. Để từ đó Ngân hàng có thể khắc phục, thay đổi định hướng để rồi nâng cao hiệu quả trong công việc của mình. Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng do hạn chế về thời gian và mặt kiến thức nên khóa luận thực hiện còn có nhiều thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý, dạy bảo của các thầy cô, Ban lãnh đạo, các anh chị tại Ngân hàng và các bạn để khóa luận có thể được hoàn thiện hơn. Đại học Kin h tế Hu ế MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách và tài liệu tham khảo : 1. PGS. TS 1.PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM. 2.PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2009), “Giáo trình Tài chính – Tiền tệ Ngân hàng”, nhà xuất bản Thống kê. 3.TS. Nguyễn Minh Kiều (2011), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, nhà xuất bản Lao động xã hội. 4. Lý thuyết đại cương về tín dụng ở ngân hàng VPBank. Website: 5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, www.sbv.gov.vn. 6. Kho tài liệu – kho tri thức số, www.khotailieu.com. 7. Thư viện tài liệu tổng hợp miễn phí, www.tailieutonghop.com. 8. Thư viện pháp luật, 9. Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, 10. Trang web tìm kiếm tổng hợp, www.google.com.vn. Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_cho_vay_ngan_han_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_viet_nam_thinh_vuong_chi_nhanh_h.pdf
Luận văn liên quan