MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
NGÀNH DU LỊCH
1.1.Tổng quan về du lịch 5
1.1.1. Khái niệm cơ bản về du lịch, ngành du lịch . 5
1.1.2. Tài nguyên du lịch 6
1.1.2.1. Khái niệm . 6
1.1.2.2. Các loại tài nguyên du lịch 7
1.1.3. Các loại hình du lịch . 9
1.1.3.1. Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi 9
1.1.3.2. Căn cứ theo phương thức tổ chức 9
1.1.3.3. Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách 10
1.1.3.4. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ . 11
1.1.3.5. Căn cứ vào phương tiện giao thơng 11
1.1.4. Những điều kiện để phát triển du lịch . 12
1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch . 15
1.1.5.1. Nhân tố bên trong 15
1.1.5.2. Yếu tố bên ngồi 16
1.1.6. Sự cần thiết phải phát triển du lịch . 18
1.2. Điều kiện và lợi thế phát triển du lịch Lâm Đồng . 19
1.2.1. Những điều kiện để phát triển du lịch Lâm Đồng 19
1.2.2. Những lợi thế để phát triển du lịch Lâm Đồng . 23
1.3. Nguồn tài trợ cho phát triển du lịch và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự
phát triển ngành du lịch 29
1.3.1. Các nguồn tài trợ cho phát triển du lịch 29
1.3.2. Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của ngành du lịch 31
1.3.2.1. Ngân hàng thương mại và các chức năng của NHTM . 31
1.3.2.2. Tín dụng và các hình thức cấp tín dụng cho ngành du lịch . 36
1.3.2.3. Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành du lịch 40
1.3.2.4. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch . 52
1.4. Bài học kinh nghiệm thu hút nguồn vốn và thu hút du khách ở một số quốc gia
trên thế giới . 53
1.4.1. Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc 53
1.4.2. Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan . 54
1.4.3. Bài học kinh nghiệm từ Malaysia . 56
1.4.4. Bài học kinh nghiệm từ Singapore 58
Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG THỜI GIAN QUA.
2.1. Thực trạng hoạt động ngành du lịch trong thời gian qua 62
2.1.1. Hệ thống tổ chức kinh doanh du lịch . 62
2.1.2. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch 63
2.1.3. Thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch 66
2.1.4. Thực trạng về phát triển nguồn khách du lịch 67
2.1.5. Doanh thu và số ngày lưu trú của du khách 70
2.1.6. Về hạ tầng kỹ thuật . 71
2.1.7. Quản lý Nhà nước về du lịch 74
2.1.8. Khảo sát đánh giá của du khách về du lịch Lâm Đồng . 75
2.1.9. Những thành tựu đạt được của ngành du lịch Lâm Đồng . 76
2.1.10. Những hạn chế và nguyên nhân của ngành du lịch Lâm Đồng 77
2.2. Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch Lâm Đồng trong thời gian
qua 79
2.2.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của các ngân hàng thương mại trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng . 79
2.2.2. Thực trạng về nguồn vốn huy động và nguồn vốn điều hồ từ trung ương 81
2.2.2.1. Thực trạng về nguồn vốn huy động tại địa phương . 81
2.2.2.2. Thực trạng về nguồn vốn điều hồ từ trung ương . 85
2.2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian
qua . 87
2.2.4. Thực trạng đầu tư tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch . 90
2.2.4.1. Thực trạng đầu tư tín dụng đối với ngành du lịch Lâm Đồng . 90
2.2.4.2. Tỷ trọng dư nợ cho vay ngành du lịch trong tổng dư nợ . 93
2.2.4.3. Cơ cấu dư nợ ngành du lịch so với tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ . 95
2.2.4.4. Dư nợ cho vay ngành du lịch của một số ngân hàng thương mại trên địa bàn 96
2.2.4.5. Những dự án đầu tư du lịch trọng điểm cĩ sự tham gia tài trợ của các NHTM
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 100
2.2.4.6. Một số khảo sát đối với khách hàng vay vốn đầu tư phát triển du lịch Lâm
Đồng và hiệu quả kinh tế-xã hội đem lại từ đầu tư tín dụng . 102
2.2.4.7. Về cơ chế cho vay đối với ngành du lịch . 106
2.3. Đánh giá những mặt làm được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong đầu
tư tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng 111
2.3.1. Một số mặt làm được 111
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong đầu tư tín dụng ngân hàng đối với
ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng . 113
2.3.2.1. Những hạn chế 113
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế 116
Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG
3.1 Quan điểm phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 123
3.2. Nhu cầu vốn để đầu tư cho du lịch Lâm Đồng 129
3.3. Những giải pháp chủ yếu về tín dụng ngân hàng 131
3.3.1. Một số mơ hình tài trợ của các NHTM cho ngành du lịch . 131
3.3.2. Tăng cường cơng tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn . 135
3.3.2.1. Phát hành trái phiếu trung dài hạn của ngân hàng; bảo lãnh phát hành trái
phiếu cho các dự án du lịch . 135
3.3.2.2. Đa dạng hố các hình thức huy động vốn, kỳ hạn gửi tiền 136
3.3.2.3. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp . 138
3.3.2.4. Mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng . 140
3.3.2.5. Xây dựng trụ sở giao dịch khang trang, sạch đẹp; mở rộng huy động vốn ở
ngồi địa bàn . 141
3.3.2.6. Đẩy mạnh cơng tác thơng tin tuyên truyền . 142
3.3.3. Mở rộng đối tượng khách hàng vay, đa dạng hố đối tượng cho vay và phương thức
cho vay 143
3.3.3.1. Đa dạng hố đối tượng khách hàng vay . 143
3.3.3.2. Mở rộng các đối tượng cho vay . 146
3.3.3.3. Đa dạng hố các phương thức cho vay 146
3.3.4. Đơn giản hố qui trình, thủ tục vay vốn theo hướng tinh giản, gọn nhẹ 148
3.3.5 Giải pháp về đảm bảo tiền vay . 150
3.3.6. Giải pháp về cơ chế, kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng 154
3.3.7. Chính sách tín dụng đối với ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng 158
3.3.7.1. Chính sách lãi suất . 158
3.3.7.2. Chính sách ưu đãi về vốn, thời hạn cho vay 159
3.3.7.3. Chính sách xử lý các mĩn vay sau khi cho vay . 160
3.3.8. Tăng cường tài trợ cho vay trung, dài hạn và mở rộng các hình thức cho thuê tài chính
đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch . 160
3.3.9. Mở rộng mạng lưới giao dịch, tiếp tục hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng và mở rộng
phát hành thẻ quốc tế, cũng như mở rộng hệ thống chấp nhận thanh tốn thẻ quốc tế 162
3.3.10. Nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp và cĩ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán
bộ tín dụng 164
3.3.11. Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh du
lịch 165
3.3.12. Nâng cao vai trị, chất lượng tư vấn tài chính cho khách hàng và tăng cường kiểm tra
kiểm sốt . 167
3.4. Giải pháp hổ trợ 168
3.4.1. Đa dạng hĩa nguồn vốn phục vụ cho phát triển du lịch Lâm Đồng . 168
3.4.2. Đa dạng hố và nâng cao chất lượng các loại hình và sản phẩm dịch vụ du lịch . 175
3.4.3. Bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hố của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên,
giữ gìn an ninh trật tự xã hội và bảo vệ mơi trường sinh thái . 181
3.4.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch . 183
3.4.5. Qui hoạch tổng thể du lịch tỉnh Lâm Đồng 187
3.4.6. Liên kết phát triển du lịch . 189
3.4.7. Xây dựng thương hiệu du lịch Lâm Đồng, đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền quảng cáo
và mở rộng, phát triển thị trường 192
3.4.8. Bảo tồn và phát triển rừng 195
3.4.9. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch . 196
3.4.10. Tiếp tục hồn thiện và đổi mới cơng tác quản lý Nhà nước về du lịch 198
3.4.11. Cải thiện mơi trường đầu tư, mơi trường kinh doanh thơng thống, hấp dẫn 200
3.5 Kiến nghị 202
3.5.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành và chính quyền địa phương . 202
3.5.2. Thành lập qũi cho vay, hỗ trợ lãi suất; quĩ bảo lãnh tín dụng, qũi rủi ro tín dụng và bảo
hiểm tín dụng 206
3.5.3. Một số kiến nghị khác . 208
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục các cơng trình đã cơng bố của tác giả
241 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2690 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả hỗ trợ của ngân hàng thương mại cho sự phát triển ngành du lịch của tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn các doanh nghiệp chỉ đơn thuần là đơn vị
kinh doanh về du lịch.
- Sắp xếp cơ quan quản lý ngành du lịch theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiệu
quả: để thực hiện được điều này, ngành du lịch Lâm Đồng cần phải có chính sách đào
220
tạo đội ngũ cán bộ, tiến tới là tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ. Sắp xếp cán bộ làm việc
theo đúng năng lực, sở trường của từng cán bộ, có chính sách đãi ngộ và thưởng, phạt
công minh, thường xuyên giáo dục đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về
du lịch nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ có năng lực và có phẩm chất đạo đức tốt, tâm
huyết với ngành…
- Phối hợp tốt giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý nhà nước về du lịch,
sao cho khách du lịch đến với Lâm Đồng cảm thấy được thoải mái, an toàn và luôn
mong muốn được trở lại với Lâm Đồng sớm nhất. Cần phối hợp tốt giữa ngành du
lịch với chính quyền địa phương, văn hoá thông tin, công an, ngoại giao, hải quan,
giao thông vận tải, điện lực, cấp nước,…
- Đối với di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…cần giao trách nhiệm cho đơn vị
khai thác và có biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với đơn vị được giao trách nhiệm
khai thác và quản lý, bên cạnh đó cần có sự phối hợp giữa chính quyền và các cơ quan
đơn vị tham gia quản lý. Cần có biện pháp hữu hiệu nhằm giáo dục, tuyên truyền cho các
tổ chức, cá nhân nâng cao ý thức bảo vệ danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, bảo
vệ rừng…
- Để hoạt động kinh doanh du lịch cạnh tranh một cách lành mạnh, cần tăng
cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực du lịch: thực tế cho thấy thời gian qua các tổ chức, cá
nhân hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn xảy ra tình trạng chèo kéo khách; tình
trạng cho thuê phòng khách sạn nhiều khi giá quá cao hoặc quá thấp; tình trạng bắt du
khách mua hàng với giá “cắt cổ” thường xuyên xảy ra…những hiện tượng tiêu cực
trên nếu không có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời thì sẽ ảnh hưởng xấu đến
hình ảnh của du lịch Lâm Đồng. Để giảm thiểu những tiêu cực trên, chỉ có thể thực
hiện bằng cách tăng cường kiểm tra, kiểm soát về hoạt động du lịch và khi phát hiện
ra những tiêu cực, cần có biện pháp xử lý một cách nghiêm minh đối với các tổ chức,
cá nhân sai phạm, có như vậy mới có thể hạn chế được tình trạng tiêu cực xảy ra trong
hoạt động du lịch.
221
3.4.11. Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, môi trƣờng kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn
Trong thời gian qua, các cấp, các ngành đã có nhiều giải pháp để cải thiện môi
trường đầu tư nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển du lịch, song trên
thực tế môi trường đầu tư trên địa bàn Lâm Đồng chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư
trong, ngoài nước; so với các nước bạn trong khu vực, cũng như nhiều địa phương
khác trong nước, môi trường đầu tư của tỉnh Lâm Đồng còn thua khá xa. Nhằm thu
hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào du lịch thì Lâm
Đồng cần đưa ra nhiều chính sách cụ thể thật hấp dẫn từ đó các nhà đầu tư sẽ đầu tư
vào ngành du lịch nhiều hơn, giải pháp cụ thể là:
Nhà nước cần có chính sách hợp lý và ưu đãi về giá thuê đất, thời gian thuê đất
đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt ưu đãi đối với
các nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực du lịch được ưu tiên đầu tư như: các dự án bảo
vệ môi trường sinh thái tốt, các dự án nghỉ dưỡng chữa bệnh cao cấp, các dự án đòi
hỏi có qui trình công nghệ cao mà chúng ta chưa đáp ứng được, các dự án thu hút
nhiều lao động hoặc đào tạo lại được nhiều nguồn lao động trong nước nhằm tạo ra
đội ngũ lao động có trình độ cao…Bên cạnh việc ưu đãi như trình bày ở trên thì chính
quyền tỉnh cần đưa ra nhiều biện pháp để giao đất cho các nhà đầu tư có thể sớm có
qũi đất đi vào hoạt động. Các chính sách về giá thuê đất, thời gian thuê, thời gian bàn
giao mặt bằng cho các chủ đầu tư cần nghiên cứu và so sánh với các địa phương khác
trong và ngoài nước, sao cho có tính cạnh tranh để hấp dẫn các nhà đầu tư.
Có chính sách hữu hiệu để đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng, như: đầu tư vào hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cấp
nước, điện…Để tạo ra một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, cần có giải pháp thích
hợp nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong, ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh
vực này.
Sự sẵn sàng về nguồn nhân lực cũng là một trong những yếu tố để thu hút các
nhà đầu tư. Thực tế trong những năm qua cho thấy, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn
nhân lực có chất lượng cao sẵn sàng làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
222
Lâm Đồng vẫn còn nhiều hạn chế, điều đó cũng làm giảm đi sức thu hút đối với các
nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để các nhà đầu tư thực sự yên tâm khi đầu tư xong là
có thể chiêu mộ đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu hoạt động,
theo chúng tôi ngay từ bây giờ phải khuyến khích các trường trong và ngoài nước đầu
tư đào tạo ra một đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng cao, có tâm huyết với Lâm
Đồng để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đó; ngân sách nhà nước cần có chính sách hỗ trợ
đối với sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, có tâm huyết phục vụ ngành du lịch
Lâm Đồng.
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp giấy phép thành lập doanh
nghiệp, giấy phép đầu tư, thủ tục thanh kiểm tra đối với hoạt động du lịch sao cho thật
nhanh chóng, đảm bảo văn minh, lịch sự, song phải thực sự công bằng, chống được
tiêu cực…Thực hiện tốt cơ chế quản lý “ Một cửa, một dấu” với phương châm phục
vụ các nhà đầu tư là chính; rút ngắn thời gian xử lý các loại hồ sơ; giảm bớt các thủ
tục hồ sơ, giấy tờ không cần thiết, hướng dẫn thủ tục hồ sơ và nâng cao chất lượng
phục vụ của các chuyên viên. Thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các
doanh nghiệp, cùng đồng hành với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
trước, trong và sau quá trình đầu tư của các doanh nghiệp.
Có chính sách miễn, giảm thuế đối với các nhà đầu tư hoạt động kinh doanh du
lịch và nên miễn thuế đối với các nhà đầu tư dùng lợi nhuận để tái đầu tư cho vào các
lĩnh vực du lịch ở trong địa bàn tỉnh. Ngoài ra, chính quyền các cấp cần thành lập qũy
hỗ trợ lãi suất và các qũy khác nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có
thể giảm giá tour và các loại hàng hoá khác để kích thích nhu cầu du khách đến với
Lâm Đồng nhiều hơn.
Các ngành công an, hải quan, thông tin liên lạc…cần phối hợp chặt chẽ với
nhau để cùng có biện pháp để giảm bớt các thủ tục xuất nhập cảnh, đăng ký tạm vắng,
tạm trú, biện pháp bảo vệ an toàn con người, tài sản, chống tệ nạn chèo kéo, tăng giá
bất hợp lý đối với du khách, nhất là các dịp lễ, tết…nhằm tạo ra hình ảnh đẹp về Lâm
Đồng trong lòng du khách.
223
3.5. KIẾN NGHỊ
3.5.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành và chính quyền địa phƣơng
* Chỉnh sửa, bổ sung các văn bản có liên quan đến đảm bảo tiền vay
+ Cho phép khách hàng vay đƣợc thế chấp “quyền khai thác tài sản” để
vay vốn tại các tổ chức tín dụng: đối với những công trình lớn như: các khu du lịch,
hệ thống đường giao thông,…Muốn mở rộng và phát triển để ngày càng hấp dẫn du
khách thì phải thường xuyên được đầu tư, nâng cấp và mở rộng, có như vậy mới có
thể khuyến khích du khách đi lại và tham quan nhiều hơn. Thông thường những dự án
này chủ yếu là do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn
vốn viện trợ hoặc vốn vay, các doanh nghiệp ít tham gia đầu tư vào các dự án này.
Song, theo chúng tôi, để phát huy tối đa được mọi nguồn lực của xã hội đầu tư cho
phát triển ngành du lịch, Chính phủ cần ban hành nhiều chính sách nhằm thu hút mọi
nguồn vốn trong xã hội tham gia đầu tư, từ đó mới có thể tạo ra những điểm du lịch
hấp dẫn và hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ cho việc phát triển ngành du lịch
nói riêng, kinh tế xã hội nói chung.
Trên thực tế có rất nhiều tổ chức, cá nhân muốn tham gia đầu tư vào các công
trình lớn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, hiện
nay đa số các tổ chức, cá nhân đều có nguồn vốn tự có thấp không đủ để thực hiện dự
án; trong khi huy động từ các nguồn vốn khác còn hạn chế, thì giải pháp tài trợ từ các
ngân hàng thương mại là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên trên
thực tế đối với các dự án lớn thì hiện nay các nhà đầu tư vẫn khó có thể tiếp cận được
nguồn vốn vay từ các ngân hàng do thời gian thu hồi vốn của dự án thường khá dài,
hiệu quả kinh tế không cao và đặc biệt là không có đủ tài sản thế chấp để thực hiện
đảm bảo tiền vay.
Để giải quyết vấn đề về tài sản thế chấp, theo chúng tôi, Chính phủ cần ban
hành hình thức thế chấp “quyền khai thác tài sản” đối với các công trình, dự án có
thu. Theo đó, căn cứ vào tổng số vốn đầu tư, khả năng thu hồi, thời gian thu hồi
vốn…Các tổ chức, cá nhân lập dự án trình lên các cơ quan có thẩm quyền xem xét
224
cho phép được thu phí công trình mà mình đã thực hiện đầu tư với phương thức và
thời gian thu phí cụ thể là bao lâu. Căn cứ vào các dự án đã được các cấp có thẩm
quyền phê duyệt, nguồn vốn tự có của khách hàng, tính khả thi của dự án, các ngân
hàng thương mại cho vay và nhận thế chấp bằng “quyền khai thác tài sản” để đảm
bảo nợ vay. Tổng giá trị đầu tư chính là giá trị đem thế chấp và thời gian còn lại được
khai thác, thu phí, lệ phí là thời gian được phép thế chấp. Trong trường hợp khách hàng
không trả nợ đúng hạn, thì các ngân hàng thương mại được quyền thu hồi quyền khai thác
này để quản lý, cho thuê, chuyển nhượng quyền khai thác tài sản để thu hồi nợ vay. Các
tổ chức, cá nhân khác được tiếp nhận sẽ được tiếp tục thực hiện quyền khai thác tài sản
(thu phí) của các công trình mà mình đã nhận chuyển nhượng.
Nếu được Chính phủ cho phép, theo chúng tôi hình thức này sẽ kích thích được
nhiều tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào các công trình lớn có ý nghĩa quan trọng
cho sự phát triển của ngành du lịch Lâm Đồng. Và đối với các ngân hàng thương mại
thì đây là một hình thức mà nếu được Chính phủ cho phép sẽ làm cơ sở pháp lý rõ
ràng cho các ngân hàng thương mại thực hiện, làm giải toả mối lo về tài sản thế chấp
để từ đó mạnh dạn hơn trong việc tài trợ cho vay đối với tổ chức, cá nhân vay vốn
thực hiện đầu tư vào các dự án du lịch và cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển du
lịch.
+ Chỉnh sửa một số điều qui định tại Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật dân
sự và các văn bản dƣới luật, cụ thể:
- Cần bỏ qui định tại điểm 1, Điều 130, Luật đất đai: tại điểm 1, Điều 130 Luật
đất đai qui định “Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất phải có chứng
nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng thế chấp bảo lãnh bằng quyền
sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của
công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân xã, phường nơi có đất”. Bên cạnh việc
bắt buộc phải đi công chứng, thì pháp luật cũng bắt buộc khách hàng vay phải đi đăng
ký giao dịch đảm bảo tại các phòng tài nguyên môi trường (đối với hộ gia đình, cá
nhân) và sở tài nguyên môi trường (đối với các tổ chức), việc qui định bắt buộc khách
225
hàng thế chấp bằng quyền sử dụng đất phải vừa công chứng, vừa đăng ký giao dịch
đảm bảo ở 2 cơ quan khác nhau theo chúng tôi là không cần thiết, làm mất thời gian,
tiền bạc và công sức của khách hàng. Để đơn giản hoá, nên qui định chỉ cần một cơ
quan chứng thực là đủ và theo chúng tôi nên để Phòng tài nguyên môi trường và Sở
tài nguyên môi trường là đơn vị chứng thực duy nhất đối với các hợp đồng đảm bảo
tiền vay, vì hai đơn vị này nắm rất rõ kế hoạch, tình trạng sử dụng đất, ai là người
đang có quyền sử dụng đất. Để thực hiện đồng bộ thì tại Luật nhà ở, Thông tư 05-
TTLT-BTP-BTNMT cũng nên bỏ qui định bắt buộc phải công chứng đối với nhà ở,
đất ở mà chỉ nên qui định chứng thực tại các cơ quan như chúng tôi đã đề xuất ở trên.
- Điểm 7, Điều 113 qui định “Hộ gia đình, cá nhân có quyền: thế chấp, bảo
lãnh quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại
các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất, kinh doanh”, nếu qui định như
vậy thì hộ gia đình, cá nhân không có quyền thế chấp để thực hiện các mục đích khác?
Ví dụ như thế chấp để: tiêu dùng, học tập…Tại điểm này, theo chúng tôi nên qui định
mở rộng ra thêm các mục đích khác, nên bổ sung thêm là “sản xuất, kinh doanh và
thực hiện các mục đích khác được pháp luật cho phép”.
- Cần có sự thống nhất trong Điều khoản 110 và 113 của Luật đất đai và Điều
của Luật nhà ở. Cụ thể tại Điều 110 và 113 (điểm d và 7) của Luật đất đai qui định
người sử dụng đất có quyền thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín
dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn theo qui định của pháp luật; trong
khi đó tại Điều 114 Luật nhà ở lại qui định chủ sở hữu được thế chấp nhà ở để đảm
bảo thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ nếu giá trị của nhà ở đó lớn hơn tổng giá trị
các nghĩa vụ nhưng chỉ được thế chấp tại một tổ chức tín dụng; theo chúng tôi qui
định như vậy là chưa thống nhất và chưa thực sự phù hợp với thực tế hoạt động của
các tổ chức tín dụng hiện nay. Để giải quyết vấn đề trên, theo chúng tôi Luật đất đai
và Luật nhà ở nên được sửa đổi theo hướng cho phép các tổ chức, cá nhân sở hữu nhà
và sử dụng quyền được quyền thế chấp, bảo lãnh tại nhiều tổ chức tín dụng là phù hợp
hơn, vì thứ nhất là nếu qui định chỉ cho thế chấp, bảo lãnh tại duy nhất một tổ chức tín
226
dụng để vay vốn thì các trường hợp nhiều tổ chức tín dụng tham gia đồng tài trợ cho
vay đối với khách hàng thì việc thế chấp, bảo lãnh được xử lý như thế nào; thứ hai là
nếu tài sản thế chấp bảo lãnh có giá trị lớn, khách hàng vay vốn tại một tổ chức tín
dụng không đáp ứng đủ vốn và khách hàng muốn vay vốn tại các tổ chức tín dụng
khác và trong trường hợp tài sản đã thế chấp tại một tổ chức tín dụng khác thì không
được tiếp tục thế chấp, bảo lãnh nữa thì quả thực là phi lý, gây khó khăn cho khách
hàng vay vốn…Đối với tài sản thế chấp vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng thì tài sản
phải đủ các điều kiện và tuân thủ theo qui trình sau:
+ Giá trị tài sản bảo đảm được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm
phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm.
+ Mỗi lần thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều
nghĩa vụ trả nợ, các bên phải lập thành văn bản và đăng ký tại cơ quan đăng ký giao
dịch bảo đảm. Thứ tự đăng ký chính là thứ tự ưu tiên thanh toán cho các tổ chức tín
dụng.
+ Các ngân hàng cho vay hợp vốn cùng nhận một tài sản bảo đảm phải thỏa
thuận với nhau bằng văn bản, cử đại diện giữ bản chính giấy tờ liên quan đến tài sản
bảo đảm, về việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ nếu khách hàng không trả được
nợ.
- Cần có nghị định hướng dẫn xử lý tài sản đảm bảo theo hướng thông thoáng
hơn cho các tổ chức tín dụng thực hiện. Trong thực tế hiện nay, khi khách hàng đến
hạn không trả được nợ thì các ngân hàng mại thương thường phải khởi kiện ra toà án
và khi xử án xong phải chuyển qua cơ quan thi hành án, nên muốn thu hồi được khoản
nợ vay này thường phải kéo dài trên 2 năm. Theo chúng tôi, Chính phủ cần ban hành
nghị định hướng dẫn qui định nếu các khoản vay đến hạn nếu khách hàng không được
các tổ chức tín dụng cho ra hạn nợ thì ngân hàng có quyền bán đấu giá tài sản để thu
hồi nợ vay. Thời gian và địa điểm bán đấu giá được công khai cho khách hàng biết và
công khai trên báo chí, kết qủa đấu giá là kết quả bắt buộc cho các bên thực hiện, đây
là một trong những cơ sở để hợp thức hoá giấy tờ cho người mua.
227
- Nên qui định cho các tổ chức, cá nhân được sử dụng đất thuê đã trả tiền trước
mà thời hạn thuê còn dưới 5 năm được sử dụng để thế chấp tại các tổ chức tín dụng để
vay vốn thay vì qui định ít nhất 5 năm như Luật đất đai qui định như hiện nay.
3.5.2. Thành lập qũi cho vay, hỗ trợ lãi suất; quĩ bảo lãnh tín dụng, qũi rủi ro tín
dụng và bảo hiểm tín dụng
Thành lập qũi cho vay và hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch: để ngành du lịch Lâm Đồng có thể phát huy hết tiềm năng thế mạnh
của mình, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và là trung tâm du lịch của khu
vực thì ngoài các chính sách ưu đãi khác, Chính phủ hoặc chính quyền địa phương
cần sớm thành lập qũi cho vay ưu đãi và hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân
kinh doanh ngành du lịch. Đối tượng được cho vay ưu đãi là các tổ chức, cá nhân như:
tham gia đầu tư vào các công trình trọng điểm có thời gian thu hồi vốn dài, hiệu qủa
kinh tế không cao nhưng có tác động lớn đến sự phát triển ngành du lịch Lâm Đồng;
các công trình, sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, tạo điểm nhấn cho phát triển du
lịch Lâm Đồng; đầu tư vào phát triển rừng, bảo tồn môi trường sinh thái; đào tạo nâng
cao trình độ cán bộ…Về hỗ trợ lãi suất ngoài các đối tượng kể trên thì tuỳ vào từng
thời điểm, nếu ngành du lịch ưu tiên phát triển lĩnh vực gì thì Chính phủ hỗ trợ lãi suất
cho các tổ chức, cá nhân vay vốn đầu tư lĩnh vực đó. Thí dụ: vào thời điểm chuẩn bị
cho Lễ hội hoa, thì chính phủ sẽ ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh hoa…Việc thực hiện chính sách cho vay ưu đãi sẽ làm cho giá thành sản phẩm,
dịch vụ của các doanh nghiệp giảm xuống, tăng khả năng thu hồi vốn đầu tư, khuyến
khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch.
Thành lập qũi rủi ro tín dụng: cũng như bất kỳ một doanh nghiệp khác, các
ngân hàng thương mại đều có thể xảy ra rủi ro. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín
dụng đối với ngành du lịch Lâm Đồng, cần thành lập một qũi rủi ro tín dụng, qũi này
được hình thành từ nhiều phía khác nhau: Ngoài qũi dự phòng rủi ro được các NHTM
trích lập theo qui định tại Quyết định 493/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà
228
nước Việt Nam thì nên nghiêm cứu trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản vay
đầu tư vào một số đối tượng cho vay có rủi ro cao.
Bảo hiểm tín dụng: để các ngân hàng có thể thực sự yên tâm cho vay, cũng
như khách hàng có vốn để đầu tư phát triển du lịch Lâm Đồng, các ngân hàng phối
hợp với các công ty bảo hiểm có uy tín để thực hiện bảo hiểm cho các khoản đầu tư
cho vay ngành du lịch. Các đối tượng được bảo hiểm như: bảo hiểm cho các món vay,
bảo hiểm về tài sản thế chấp…Phí bảo hiểm các khoản vay này được các ngân hàng
chi trả hay vận động khách hàng cùng ngân hàng chi trả. Khi có rủi ro xảy ra, cơ quan
bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo qui định. Nếu các món vay đầu
tư cho ngành du lịch được các tổ chức bảo hiểm bảo hiểm, thì sẽ hạn chế được rủi ro
cho các ngân hàng khi tài trợ cho vay, từ đó giúp các ngân hàng sẽ mạnh dạn tài trợ
cho khách hàng hơn.
Qũi bảo lãnh tín dụng: Chính phủ hoặc chính quyền địa phương cần thành lập
qũi bảo lãnh tín dụng để bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng thực
hiện các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các công trình quan trọng, nâng cao chất
lượng sản phẩm dịch vụ, xúc tiến thương mại, đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ
cán bộ công nhân viên ngành du lịch...Mục đích là để hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân
tiếp cận được nguốn vốn vay của các ngân hàng để đầu tư phát triển kinh doanh, nâng
cao trình độ phục vụ cho việc phát triển ngành du lịch.
3.5.3. Một số kiến nghị khác
* Về qui hoạch tổng thể du lịch Lâm Đồng:
- Tiếp tục hoàn thiện qui hoạch tổng thể vùng phát triển du lịch trọng điểm,
trong đó phải chú ý đến gắn kết phát triển du lịch giữa các vùng, miền để cùng hỗ trợ
cho nhau phát triển.
- Chính phủ mời chuyên gia trong và ngoài nước để qui hoạch tổng thể phát
triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng, chú trọng đến việc phát triển các loại hình du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thể thao…Với địa hình là rừng, núi nên trong qui
229
hoạch phải chú ý đến việc bảo tồn và phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, giữ
gìn môi trường sinh thái, bảo vệ thác, hồ nước…
- Cần nhanh chóng bảo tồn các công trình kiến trúc cổ Đà Lạt, không nên phát
triển các toà nhà cao tầng, bảo vệ nghiêm ngặt các cánh rừng thông ở Đà Lạt…
* Chính phủ cần phân cấp và tạo cơ chế đặc biệt cho chính quyền tỉnh
Lâm Đồng để giải quyết một số vấn đề có liên quan đến lĩnh vực về du lịch Lâm
Đồng: trên cơ sở qui hoạch tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt, Chính phủ nên
phân cấp cho chính quyền tỉnh được trực tiếp cấp giấy phép đầu tư nước ngoài đối với
các dự án du lịch lớn (nhóm A), nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài
nhanh chóng có giấy phép đầu tư và đi vào hoạt động; phân cấp cơ chế miễn giảm
thuế cho các nhà đầu tư; tiến hành bảo lãnh cho địa phương phát hành trái phiếu địa
phương để đầu tư vào các công trình trọng điểm trên địa bàn…
* Đẩy nhanh tiến độ giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng: thời gian qua các cấp chính
quyền tỉnh Lâm Đồng đã có những biện pháp để đẩy nhanh tiến độ giao đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Song trên thực tế vẫn còn chậm, nhiều dự án du lịch,
trồng rừng…đã được cấp phép, nhưng việc giao đất cho chủ đầu tư chậm, ảnh hưởng
đến tiến độ triển khai đầu tư của dự án. Bên cạnh đó, việc cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng ở các địa phương còn chậm, điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản
xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân; mặt khác, chính chưa có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, các tổ chức, cá nhân đã không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng
của các ngân hàng thương mại, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình mở rộng
sản xuất kinh doanh. Để khắc phục tình trạng trên theo chúng tôi các cấp, các ngành ở
tỉnh Lâm Đồng cần nghiên cứu giảm thiểu các thủ tục giấy tờ không cần thiết, để tăng
nhanh tiến độ giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, các
cá nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
230
* Cải cách thủ thục hành chính, chính sách thuế, đất đai:
- Thủ tục hành chính rườm rà là một trong những hạn chế để thu hút đầu tư
phát triển kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng. Đã có rất nhiều kiến nghị nhằm
giảm bớt các thủ tục hành chính đối với ngành du lịch, tuy nhiên đến nay vẫn chưa
được các ngành, các cấp tiến hành cải cách thực hiện một cách triệt để, nên đã làm
hạn chế việc thu hút đầu tư. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển ngành du lịch, chính quyền các cấp cần
cải cách nhanh các thủ tục hành chính, có như vậy mới thu hút được nhà đầu tư đến
với Lâm Đồng nhiều hơn.
- Để thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào phát triển du lịch
tỉnh Lâm Đồng, theo chúng tôi việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh từ 2 đến 5 năm
cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và miễn thuế đối với phần lợi nhuận dùng
để tái đầu tư ngành du lịch Lâm Đồng là một giải pháp cơ bản để thu hút đầu tư nước
ngoài. Ngoài ra, các cấp chính quyền cần đẩy nhanh tiến độ cho thuê đất, giao đất và
giải phóng nhanh mặt bằng cho các tổ chức, cá nhân có dự án phát triển du lịch trên
địa bàn. Từ đó các tổ chức, cá nhân có thể đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án, qua
đó dự án được nhanh chóng đưa vào phục vụ du khách.
* Nhà nƣớc cần có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tƣ
vào ngành du lịch: để ngành du lịch Lâm Đồng có thể phát triển tốt hơn, theo chúng
tôi Nhà nước cần có chính sách ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào ngành du
lịch, chẳng hạn như các chính sách miễn, giảm thuế, chính sách ưu đãi về giao đất,
cho thuê đất, chính sách hỗ trợ về vốn, đào tạo, công nghệ, thị trường. Đối với những
doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư vào ngành du lịch thì nên miễn thuế thu
nhập doanh nghiệp…
231
Kết luận chƣơng 3
Trong chương 3 luận án thực hiện được những vấn đề cơ bản sau:
Bên cạnh việc xác định một số mô hình tài trợ của các NHTM cho ngành du
lịch luận án đề nghị nhóm giải pháp tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là
nguồn vốn trung, dài hạn để tạo nguồn vốn tài trợ cho ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng,
trong đó đề nghị thực hiện việc đa dạng hóa kênh thu hút vốn như phát hành trái phiếu
trung dài hạn của ngân hàng; bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các dự án du lịch; đa
dạng hoá các hình thức huy động vốn, kỳ hạn gửi tiền để thu hút vốn trong công
chúng và các tổ chức kinh tế, xã hội; giải pháp xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt,
phù hợp để thu hút tiền gửi và cho vay; giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng sản
phẩm dịch vụ ngân hàng; giải pháp mở rộng mạng lưới giao dịch và xây dựng trụ sở
giao dịch khang trang, sạch đẹp; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền giới thiệu
sản sẩm dịch vụ đối với khách hàng.
Gắn liền với nhóm giải pháp huy động vốn luận án đề nghị nhóm giải pháp mở
rộng đối tượng khách hàng vay, đa dạng hoá đối tượng và phương thức cho vay nhằm
đẩy mạnh sự phát triển của ngành du lịch, bao gồm thực hiện đa dạng hoá đối tượng
khách hàng vay; mở rộng các đối tượng cho vay gắn với giải pháp tiếp tục đơn giản
hoá qui trình, thủ tục vay vốn theo hướng tinh giản, gọn nhẹ nhằm tiết kiệm thời gian
và nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho khách hàng vay vốn …
Luận án còn đưa ra giải pháp về đảm bảo tiền vay, có thể áp dụng hình thức thế
chấp quyền khai thác tài sản; mở rộng hình thức đảm bảo tiền vay; định giá tài sản thế
chấp, cầm cố sát giá thị trường; lựa chọn khách hàng cho vay không có tài sản đảm
bảo.
Cũng trong chương 3 luận án còn đề nghị nhóm giải pháp về cơ chế, kỹ thuật
nghiệp vụ tín dụng như xem xét các điều kiện vay vốn; thời hạn cho vay, kỳ hạn trả
nợ gốc và lãi vay; mức cho vay … nhóm giải pháp về chính sách tín dụng đối với
ngành du lịch Lâm Đồng; nhóm giải pháp tăng cường tài trợ cho vay trung, dài hạn và
232
mở rộng các hình thức cho thuê tài chính đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du
lịch. Đồng thời luận án đưa ra giải pháp về mở rộng mạng lưới giao dịch, tiếp tục hiện
đại hoá công nghệ ngân hàng và mở rộng phát hành thẻ quốc tế. Giải Đẩy mạnh hoạt
động Marketing ngân hàng đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.
Một trong những giải pháp quan trọng là giải pháp tiếp tục nâng cao trình độ,
đạo đức nghề nghiệp và có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm
đảm bảo phát triển vững chắc hoạt động ngân hàng.
Luận án còn đề nghị các giải pháp bổ trợ nhằm nâng cao khả năng tài trợ vốn
tín dụng ngân hàng cho ngành du lịch Lâm Đồng bao gồm những giải pháp đa dạng
hóa nguồn vốn phục vụ cho phát triển du lịch Lâm Đồng, kể cả vốn trong và ngoài
nước. Giải pháp đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình và sản phẩm dịch
vụ du lịch nhằm thu hút bền vững khách du lịch. Giải pháp tiếp tục và nâng cao việc
bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hoá của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên,
giữ gìn an ninh trật tự xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Giải pháp tăng cường
đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch. Giải pháp về qui hoạch tổng
thể du lịch tỉnh Lâm Đồng. Giải pháp liên kết phát triển du lịch nhằm tạo thế liên hoàn
và làm tăng chuỗi thu nhập. Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch Lâm Đồng, đẩy
mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo và mở rộng, phát triển thị trường; bảo tồn và
phát triển rừng. Giải pháp về bảo tồn và phát triển rừng; tiếp tục hoàn thiện và đổi mới
công tác quản lý Nhà nước về du lịch và đặc biệt là tăng cường đào tạo nguồn nhân
lực cho ngành du lịch. Trong giải pháp bổ trợ còn có giải pháp cải thiện môi trường
đầu tư, kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn để thu hút khách du lịch và nâng cao hiệu
quả kinh tế, xã hội ngành du lịch Lâm Đồng.
Luận án đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành và chính
quyền địa phương với những nội dung như cho phép khách hàng vay được thế chấp
“quyền khai thác tài sản” để vay vốn tại các tổ chức tín dụng; chỉnh sửa một số điều
qui định tại Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật dân sự và các văn bản dưới luật; thành lập
233
qũi cho vay, hỗ trợ lãi suất; quĩ bảo lãnh tín dụng, qũi rủi ro tín dụng và bảo hiểm tín
dụng cùng những kiến nghị khác về qui hoạch tổng thể du lịch Lâm Đồng, cải cách
thủ thục hành chính, chính sách thuế, đất đai; có chính sách khuyến khích các tổ chức,
cá nhân đầu tư vào du lịch.
Nội dung mới đạt được là các giải pháp gắn liền với thực tiễn Lâm Đồng, trong
đó những giải pháp mới nổi trội như phát hành trái phiếu trung dài hạn của ngân hàng;
bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các dự án du lịch; nhóm giải pháp về chính sách tín
dụng đối với ngành du lịch Lâm Đồng; tăng cường tài trợ cho vay trung, dài hạn và
mở rộng các hình thức cho thuê tài chính đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du
lịch.
Những giải pháp trên đòi hỏi phải được triển khai gắn kết, đồng bộ với nhau
với những lộ trình, bước đi phù hợp để tăng tính khả thi của các giải pháp.
234
KẾT LUẬN
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án là đề cập tổng quan về du
lịch và tín dụng ngân hàng, làm rõ vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển
của ngành du lịch; làm rõ lợi thế phát triển của ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng, trên cơ
sở phân tích, đánh giá, luận giải về thực trạng và chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân hạn chế của tín dụng ngân hàng đối với phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng
để đưa ra các quan điểm, các giải pháp tín dụng ngân hàng và các giải pháp khác
nhằm phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng ; luận án đã thực hiện được những kết quả
nghiên cứu chủ yếu sau :
Một là : luận án đề cập đến lý thuyết tổng quan về du lịch trên các mặt như xác
định khái niệm cơ bản về du lịch, ngành du lịch; đề cập đến khái niệm, nội dung tài
nguyên du lịch chỉ ra tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, nguồn
tài nguyên kinh tế, kỹ thuật của du lịch … Luận án đề cập đến các loại hình du lịch;
những điều kiện phát triển, những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du
lịch và làm rõ sự cần thiết phải phát triển du lịch, coi đó là một ngành kinh tế quan
trọng trong phát triển nền kinh tế. Luận án làm rõ những điều kiện và lợi thế để phát
triển ngành du lịch Lâm Đồng so với các địa phương khác trong vùng.
Hai là : luận án tập trung đề cập và làm rõ nguồn tài trợ cho phát triển du lịch
và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành du lịch. Vai trò và đặc
điểm của tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch. Trong đó làm rõ lý luận về
NHTM và các chức năng của NHTM; tín dụng và các hình thức cấp tín dụng cho
ngành du lịch; vai trò và đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch, các
NHTM cần phải nắm bắt những đặc điểm đó để có phương thức tài trợ tín dụng cho
ngành du lịch có hiệu quả, an toàn và bền vững.
Ba là : Luận án đề cập những bài học kinh nghiệm về tín dụng ngân hàng đối
với phát triển du lịch từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Singapore.
235
Bốn là: Luận án đề cập khái quát về hệ thống tổ chức kinh doanh du lịch của
tỉnh Lâm Đồng trên các nội dung như thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật, thực
trạng nguồn nhân lực, về nguồn khách, về doanh thu và số ngày lưu trú của du khách,
những vấn đề về quản lý nhà nước về du lịch, thực hiện khảo sát đánh giá của du
khách về du lịch Lâm Đồng, qua đó chỉ ra những thành tựu đạt được của ngành du
lịch Lâm Đồng, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại của ngành du lịch Lâm Đồng
thời gian qua.
Năm là : Luận án khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của các NHTM
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng về nguồn vốn huy
động tại địa phương và tiếp nhận nguồn vốn điều hoà từ trung ương để tăng cường
khả năng tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Luận án đánh giá
thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng trong thời gian qua trên các mặt tỷ trọng dư nợ cho vay ngành du lịch trong
tổng dư nợ; xem xét cơ cấu dư nợ ngành du lịch so với tổng dư nợ cho vay ngành
dịch vụ; đề cập dư nợ cho vay ngành du lịch của một số ngân hàng trên địa bàn; khảo
sát thực tế những dự án đầu tư du lịch trọng điểm có sự tham gia tài trợ của các
NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; khảo sát đối với khách hàng vay vốn đầu tư phát
triển du lịch Lâm Đồng và hiệu quả kinh tế - xã hội đem lại từ đầu tư tín dụng cho
khách hàng.
Sáu là: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chỉ ra những mặt làm được,
những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong đầu tư tín dụng ngân hàng đối với ngành
du lịch tỉnh Lâm Đồng thời gian qua ; luận án chỉ ra 9 hạn chế bao gồm những hạn
chế về nguồn vốn và cơ cấu huy động vốn, hạn chế về tín dụng ngân hàng đầu tư cho
du lịch còn thấp, cơ cấu chưa thực sự hợp lý; hạn chế về chiến lược đầu tư, chưa xác
định đối tượng đầu tư tín dụng cho ngành du lịch; chưa xác định được phương pháp
cho vay hợp lý cho từng đối tượng vay; hạn chế về thủ tục vay vốn, về thời hạn cho
vay bởi sự thiếu hợp lý, mức cho vay chưa phù hợp; những hạn chế về vấn đề đảm
bảo tiền vay; hạn chế trong ứng dụng công nghệ ngân hàng và hạn chế về trình độ
236
chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng và chỉ ra 7 nguyên nhân hạn
chế chủ yếu gồm nguồn vốn huy động tại chỗ chưa cao, cơ cấu không thực sự vững
chắc; nguyên nhân từ một số qui định về đảm bảo tiền vay chưa phù hợp; nguyên
nhân từ trình độ và đạo đức của đội ngũ cán bộ tín dụng; nguyên nhân từ một số quy
định về hồ sơ vay vốn về qui trình vay vốn; nguyên nhân từ ứng dụng kỹ thuật công
nghệ trong hoạt động ngân hàng chưa thật đồng bộ; nguyên nhân từ các chính sách
tín dụng cho phát triển du lịch vẫn chưa được quan tâm đúng mức và nguyên nhân từ
quá trình cải cách thủ tục liên quan đến hoạt động tín dụng còn chậm, chưa sát với
thực tế.
Bảy là: Luận án xác định một số mô hình tài trợ của các NHTM cho ngành du
lịch và đề nghị nhóm giải pháp tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn
vốn trung, dài hạn. Trong đó đề nghị thực hiện việc đa dạng hóa kênh thu hút vốn
như phát hành trái phiếu trung dài hạn của ngân hàng; bảo lãnh phát hành trái phiếu
cho các dự án du lịch; đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, kỳ hạn gửi tiền để
thu hút vốn trong công chúng và các tổ chức kinh tế, xã hội; giải pháp xây dựng
chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp để thu hút tiền gửi; giải pháp mở rộng và nâng
cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng; giải pháp mở rộng mạng lưới giao dịch,
đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền giới thiệu sản phẩm dịch vụ.
Gắn liền với nhóm giải pháp huy động vốn luận án đề nghị nhóm giải pháp mở
rộng đối tượng khách hàng vay, đa dạng hoá đối tượng và phương thức cho vay nhằm
đẩy mạnh sự phát triển của ngành du lịch, giải pháp tiếp tục đơn giản hoá qui trình,
thủ tục vay vốn theo hướng tinh giản, gọn nhẹ nhằm tiết kiệm thời gian và nâng cao
khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho khách hàng vay vốn … Luận án đưa ra
giải pháp về áp dụng hình thức thế chấp quyền khai thác tài sản; mở rộng hình thức
đảm bảo tiền vay; định giá tài sản thế chấp, cầm cố sát giá thị trường; lựa chọn khách
hàng cho vay không có tài sản đảm bảo. Cũng trong chương 3 luận án còn đề nghị
nhóm giải pháp về cơ chế, kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng như xem xét các điều kiện vay
vốn; thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ gốc và lãi vay; mức cho vay … nhóm giải pháp
237
về chính sách tín dụng đối với ngành du lịch Lâm Đồng; nhóm giải pháp tăng cường
tài trợ cho vay trung, dài hạn và mở rộng các hình thức cho thuê tài chính đối với các
tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Đồng thời luận án đưa ra giải pháp về mở rộng
mạng lưới giao dịch, tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và mở rộng phát hành
thẻ quốc tế. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng đến các tổ chức, cá
nhân kinh doanh du lịch. Một trong những giải pháp quan trọng là giải pháp tiếp tục
nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp và có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán
bộ tín dụng nhằm đảm bảo phát triển vững chắc hoạt động ngân hàng.
Luận án còn đề nghị các giải pháp bổ trợ nhằm nâng cao khả năng tài trợ vốn
tín dụng ngân hàng cho ngành du lịch Lâm Đồng bao gồm những giải pháp đa dạng
hóa nguồn vốn phục vụ cho phát triển du lịch Lâm Đồng, kể cả vốn trong và ngoài
nước. Giải pháp đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình và sản phẩm dịch
vụ du lịch nhằm thu hút bền vững khách du lịch. Giải pháp tiếp tục và nâng cao việc
bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hoá của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên,
giữ gìn an ninh trật tự xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Giải pháp tăng cường
đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch. Giải pháp về qui hoạch tổng
thể du lịch tỉnh Lâm Đồng. Giải pháp liên kết phát triển du lịch nhằm tạo thế liên hoàn
và làm tăng chuỗi thu nhập. Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch Lâm Đồng, đẩy
mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo và mở rộng, phát triển thị trường; bảo tồn và
phát triển rừng. Giải pháp về bảo tồn và phát triển rừng; tiếp tục hoàn thiện và đổi mới
công tác quản lý Nhà nước về du lịch và đặc biệt là tăng cường đào tạo nguồn nhân
lực cho ngành du lịch. Trong giải pháp bổ trợ còn có giải pháp cải thiện môi trường
đầu tư, kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn để thu hút khách du lịch và nâng cao hiệu
quả kinh tế, xã hội ngành du lịch Lâm Đồng.
Tám là: Luận án đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành và
chính quyền địa phương với những nội dung như cho phép khách hàng vay được thế
chấp “quyền khai thác tài sản” để vay vốn tại các tổ chức tín dụng; chỉnh sửa một số
điều qui định tại Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật dân sự và các văn bản dưới luật; thành
238
lập qũi cho vay, hỗ trợ lãi suất; quĩ bảo lãnh tín dụng, qũi rủi ro tín dụng và bảo hiểm
tín dụng cùng những kiến nghị khác về qui hoạch tổng thể du lịch Lâm Đồng, cải cách
thủ thục hành chính, chính sách thuế, đất đai; có chính sách khuyến khích các tổ chức,
cá nhân đầu tư vào du lịch.
Chín là: Những điểm mới đạt được của luận án.
Điểm mới nổi bật mà luận án đạt được là chỉ ra những đặc thù và lợi thế phát
triển du lịch tỉnh Lâm Đồng. Chỉ ra đặc trưng của tín dụng ngân hàng đối với ngành
du lịch nói chung và nhất là tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Chỉ ra và khẳng định vai trò
của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng. Với cách
tiếp cận mới, đánh giá toàn diện về tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch; luận
án đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân hạn chế một cách cụ thể mang rõ tính
riêng biệt của du lịch Lâm Đồng và tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch Lâm
Đồng. Các giải pháp gắn liền với thực tiễn Lâm Đồng, trong đó những giải pháp mới
nổi trội như phát hành trái phiếu trung dài hạn của ngân hàng; bảo lãnh phát hành
trái phiếu cho các dự án du lịch; nhóm giải pháp về chính sách tín dụng đối với
ngành du lịch Lâm Đồng; tăng cường tài trợ cho vay trung, dài hạn và mở rộng các
hình thức cho thuê tài chính đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.
Những giải pháp trên đòi hỏi phải được triển khai gắn kết, đồng bộ với nhau
với những lộ trình, bước đi phù hợp để tăng tính khả thi của các giải pháp.
Trong nghiên cứu có những nội dung lớn mà luận án đề cập song không phải là
mục tiêu chủ yếu của luận án như: vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa du lịch tỉnh
Lâm Đồng; vấn đề bảo tồn di tích, danh lam, thắng cảnh và văn hóa các đồng bào dân
tộc tỉnh Lâm Đồng … là những vấn đề có thể thực hiện ở những công trình nghiên
cứu khác.
Tuy đã có nhiều nỗ lực trong nghiên cứu thực hiện luận án song khó tránh khỏi
những hạn chế nhất định, tác giả rất mong muốn nhận được sự đóng góp của những
người quan tâm.
239
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt.
1. Báo điện tử Vietnamnet, Báo Thanh niên, Báo Tuổi Trẻ, Báo Nhân Dân; Tạp chí
Ngân hàng, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Tạp chí Tài chính Tiền tệ (2002-2010).
2. Bộ chính trị (2004), Thông báo kết luận số 148-TB/TW ngày 16 tháng 10 năm
2004 của Bộ chính trị về tình hình và giải pháp để phát triển kinh tế xã hội vùng Tây
Nguyên toàn diện bền vững.
3. Bộ chính trị (2002)- Nghị quyết 10/NQ/TW ngày 18/01/2002 của Bộ chính trị về
phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên thời kỳ
2001-2010.
4. Bộ tư pháp- Bộ tài nguyên môi trường (2005) Thông tư 05/2005/TTLT-BTP-
BTNMT- Thông tư liên tịch hướng dẫn đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử
dụng đất, tài sản gắn liền với đất .
5. Bùi Thị Hải Yến ( Chủ biên)(2009)- Tài Nguyên Du lịch, Nxb Giáo dục.
6. Bùi Thị Hải Yến (2007)- Qui hoạch du lịch, Nxb Giáo dục.
7. Chính phủ (2004), Chỉ thị số 45/2004/CT-TTg ngày 07/12/2004 của Chính phủ về
tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục phát triển vùng Tây Nguyên
toàn diện, bền vững.
8. Chính phủ (2002), Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về
việc bổ sung một số điều của Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về đảm
bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng.
9. Chính phủ (2004) - Nghị định 181/2004/NĐ-CP- Nghị định về thi hành luật đất đai
năm 2003.
10. Chính phủ (2006) - Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Nghị định về giao dịch đảm bảo.
11. GS. Nguyễn Tấn Đắc (2005)- Văn hoá xã hội và con người Tây Nguyên, Nxb
Khoa học Xã hội.
240
12. GS.TS. Nguyễn Văn Đính; PGS.TS. Trần Thị Minh Hoà (đồng chủ biên) (2008)-
Kinh tế du lịch, Nxb Đại học kinh tế quốc dân.
13. Lê Anh Cường (2004)- Tạo dựng và quản trị thương hiệu, danh tiếng và lợi nhuận,
Nxb Lao động – Xã hội .
14. Lê Văn Châu (1995) -Vốn nước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế- Nxb Chính
trị quốc gia.
15. Luật bảo vệ môi trường, Nxb Hồng Đức (2010).
16. Luật dân sự , Nxb Chính trị quốc gia (2006).
17. Luật các Tổ chức tín dụng (năm 1997, sửa đổi bổ sung năm 2004), Nxb Chính trị
quốc gia (2006).
18. Luật du lịch (2005).
19. Luật doanh nghiệp, Nxb Giao thông vận tải (2010).
20. Luật đất đai 2003, sửa đổi bổ sung năm 2009, Nxb Sự thật (2010).
21. Luật gia. Đào Thanh Hải (2004)- Những qui định về đổi mới chính sách quản lý
đất đai và nhà ở, Nxb Lao động .
22. Luật nhà ở 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (
2010).
23. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997, sửa đổi bổ sung năm 2003, Nxb Chính
trị quốc gia (2008).
24. MBA. Nguyễn Văn Dung (2009)- Chiến lược & Chiến thuật quảng bá Marketing
du lịch, Nxb Giao thông vận tải.
25. MBA. Nguyễn Văn Dung (2009)- Xây dựng thương hiệu du lịch cho thành phố,
Nxb Giao thông Vận tải.
26. Minh Anh, Thân Phương Hà, Quách Thu Huyền (2009) - 99 Danh Thắng Việt
Nam, Nxb Văn Hoá Thông Tin.
241
27. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2003,2005), Quyết định số 203/QĐ-
HĐQT, ngày 16 tháng 07 năm 2003 của Hội đồng quản trị “ V/v ban hành qui định
cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”
và Quyết định số 285/QĐ-HĐQT “V/v sửa đổi, bổ sung quyết định số 203/QĐ-
HĐQT”, ngày 17/12/2005.
28. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng (2004-2010)- Báo cáo hoạt động ngân hàng;
tổng hợp dư nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
29. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001,2005)- Quyết định số 1627/2001/QĐ-
NHNN- Qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và Quyết định số
127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “
V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với
khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN.
30. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005)- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN- Qui
định về phân loại nợ và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng
của tổ chức tín dụng.
31. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2002)- Quyết định số
72/QĐ-HĐQT-TD, Qui chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
32. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Quyết định số
666/QĐ-HĐQT-TDHo, Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
33. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2006), Quyết định 228/QĐ-NHNT.HĐQT,
ngày 02/10/2006 “ V/v ban hành qui định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về
cho vay đối với khách hàng”.
34. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (2010), Quyết định số
221/QĐ/HĐQT-NHCT.35, ngày 26/02/2010 “ V/v ban hành qui chế cho vay đối với
khách hàng là tổ chức” và Quyết định số 222/QĐ/HĐQT-NHCT.35, ngày 26/02/2010
242
“ V/v ban hành qui chế cho vay đối với khách hàng là cá nhân” của Hội đồng Quản trị
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.
35. Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng (2004-2009), Cục thống kê Lâm Đồng(2010).
36. Nguyễn Đình Hoè - Vũ Văn Hiếu (2004), Du lịch bền vững, Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội.
37. Nguyễn Thị Hải Yến (2007)- Đệ Nhất Phương Đông Thắng Cảnh, Nxb Thế Giới .
38. Chính phủ(1993)-Nghị quyết 45CP của Chính phủ ngày 26 tháng 6 năm 1993 về
đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch.
39. Tỉnh ủy Lâm Đồng (2006)-Nghị quyết 06/NQ-TU ngày 21 tháng 09 năm 2006 “
phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đột phá, tăng tốc phát triển kinh tế du
lịch, dịch vụ giai đoạn 2006-1010.
40. Phạm Côn Sơn (2003)- Cẩm nang du lịch Đà Lạt- Lâm Đồng, Nxb Thanh Niên.
41. Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính (1990).
42. Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước (1990).
43. PGS. TS. Lê Văn Tề; TS. Lê Đình Viên (2008)- Tiền tệ và Ngân hàng, Nxb Lao
động- Xã hội.
44. PGS. TS. Lê Văn Tề; TS. Hồ Diệu (Biên dịch và hiệu đính) (2004)- Ngân hàng
Thương Mại, Nxb Thống kê.
45. PGS.TS. Lê Qúi Đức (2004)- Vai trò của văn hoá trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông thôn, nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng, Nxb Văn hoá-
Thông tin và Viện văn hoá.
46. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (Chủ biên) (2009) - Tiền tệ Ngân hàng, Nxb Đại học
quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
47. PGS.TS. Ngô Hướng; Ths. Tô Kim Ngọc (2001)- Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng,
Nxb Thống kê.
243
48. PTS. Nguyễn Văn Đính và Vũ Đình Thụy (1995): Sự phát triển của các nước
ASEAN và một số bài học kinh nghiệm- Tạp chí Thương mại ( 8/1995), trang 26.
49. PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh; TS. Nguyễn Đình Hoà (đồng chủ biên) (2008)-
Marketing Du Lịch, Nxb Đại học kinh tế quốc dân.
50. PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh; PGS.TS. Phạm Hồng Chương (2009)- Quản trị du
lịch lữ hành, Nxb Đại học kinh tế quốc dân (2009).
51. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2007)- Ngân hàng Thương mại, Nxb Đại học kinh tế
quốc dân.
52. Sở Thương mại Du lịch Lâm Đồng (2006), kế hoạch phát triển du lịch và thương
mại Lâm Đồng (2006-2010).
53. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Báo cáo tổng kết hoạt động( 2004-
2010).
54. Tiến sỹ Hồ Diệu (chủ biên) (2000), Tín dụng ngân hàng- Nxb Thống kê.
55. Tổng cục du lịch Việt Nam (2005), Báo cáo tóm tắt thành tích 45 năm xây dựng
và trưởng thành của ngành du lịch Việt Nam.
56. Tổng cục du lịch Việt Nam (2009)- Non nước Việt Nam .
57. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 195/2005/QĐ-TTg ngày 04/08/2005,
phê duyệt đề án phương hướng giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền
Trung-Tây nguyên.
58. Trần Văn Thông- Tổng quan du lịch, Nxb Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
59. Trần Vĩnh Bảo (2006)- Du lịch và Du học Hàn Quốc, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí
Minh.
60. Trần Vĩnh Bảo (2005)- Du lịch & Du học Singapore, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí
Minh .
61. TS. Lê Thị Tuyết Hoa; PGS. TS. Nguyễn Thị Nhung (đồng chủ biên) (2007)- Tiền
tệ Ngân hàng, Nxb Thống kê.
244
62. TS. Hồ Diệu (Chủ biên) (2000) – Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê.
63. UBND Thành phố Đà Lạt(4/2000): Đà Lạt điểm hẹn năm 2000- Nxb Văn nghệ
TP. Hồ Chí Minh.
64. UBND tỉnh Lâm Đồng(1996), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lâm Đồng
(1996-2010).
65. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XIII.
66. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI Đảng CSVN.
67. Vũ Thị Mạnh Quỳnh (2007)- Thái Lan đất nước của nụ cười, Nxb Thế giới .
68. Vũ Văn Thực (2010) “Vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển du lịch tỉnh Lâm
Đồng”- Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 48, trang 26.
69. Vũ Văn Thực (2010) “ Vốn cho phát triển du lịch Việt Nam”- Tạp chí Công nghệ
Ngân hàng, số 55, trang 21.
70. Vũ Văn Thực (2010) “ Huy động vốn của các NHTM để đầu tư phát triển kinh tế
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”- Tạp chí Đại học Công nghiệp, số 2, trang 61.
71. WWW.lamdong.gov.vn.
72. WWW.sbv.gov.vn.
73. WWW.dalat.gov.vn.
74. Và nhiều tài liệu có liên quan khác.
Tiếng Anh.
1. Baye & Jansen (1995)- Money, Banking & Finacial markets: an economic
approach.
2. Burton, Rosemary (1995)- Travel geography, Longman, Harlow.
3. Sustainable, Tourism World Conference Lanzarrote, Spain (1995) (IUCN 1998).
4. Swarbrooke, J (1995).The Development & management of visitor attractions,
Butterwood – Heinermann, Oxford.
5. Tourism trends Worldwide and in East Asia and the Pacific 1980-1992- World
Tourism Organization. Madrid (1993).
245
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Vũ Văn Thực (2008) “Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển ngành hoa thành
phố Đà Lạt”- Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 24, trang 24.
2. Vũ Văn Thực- Đào Lê Kiều Oanh (2008) “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại
ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam”- Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 29,
trang 12.
3. Vũ Văn Thực (2010) “Vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển du lịch tỉnh Lâm
Đồng”- Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 48, trang 26.
4. Vũ Văn Thực (2010) “ Vốn cho phát triển du lịch Việt Nam”- Tạp chí Công nghệ
Ngân hàng, số 55, trang 21.
5. Vũ Văn Thực (2010) “ Huy động vốn của các NHTM để phát triển kinh tế trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng”- Tạp chí Đại học Công nghiệp, số 12(02), trang 61.
6. Vũ Văn Thực (2011) “ Du lịch Lâm Đồng thực trạng và giải pháp”- Tạp chí Đại
học Công nghiệp, số 2(03), trang 66.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NHTM HT du lich Lam dong.pdf