Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt là khi chúng ta chính thức trở thành thành viên của WTO thì hoạt động của các công ty ở Việt Nam sẽ đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn. Để tận dụng được những cơ hội và hạn chế được những thách thức trên bước đường hội nhập thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động có lãi. Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư, tạo lòng tin cho các đối tác, giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh được với các công ty khác. Vì vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh để thấy được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình.
71 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3349 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c năm. Năm 2006, tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên tăng 123.588 ngàn đồng với tỉ lệ 35,18% so với năm 2005 và năm 2007 chi phí này tăng 31.952 ngàn đồng tương đương 9,72% so với năm 2006. Mức chi trả cho cán bộ công nhân viên tăng qua các năm chứng tỏ công ty đã ngày càng quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên, đồng thời khuyến khích họ làm việc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Chi phí nguyên vật liệu: chi phí này tăng qua các năm. Công ty trang bị cho cán bộ công nhân viên đầy đủ công cụ dụng cụ khi làm việc như trang bị máy fax, văn phòng phẩm…Công ty thường xuyên giao dịch với khách hàng, mà sản lượng tăng qua các năm nên lượng giao dịch ngày càng nhiều, sử dụng khối lượng văn phòng phẩm nhiều nên chi phí này tăng qua các năm
- Chi phí dịch vụ mua ngoài thay đổi không ổn định qua các năm. Năm 2006, chi phí này tăng 361.067 ngàn đồng tương đương 793,36% so với 2005 và năm 2007, chi phí này giảm 183.808 ngàn đồng với tỉ lệ 45,21% so với năm 2006, điều này thể hiện công ty đã sủ dụng tiết kiệm và do giá điện, nước tăng nên chi phí này tăng. Và trong năm 2006 công ty quản lý rất tốt chi phí này.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định tăng qua các năm. Năm 2006, chi phí khầu hao tăng 12.986 ngàn đồng tương đương 36,46%. Đến năm 2007, chi phí này giảm 1.516 ngàn đồng với tỉ lệ 3,12%.
Chi phí quản lý doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Vì vậy, công ty cần phải quan tâm điều chỉnh sử dụng các khoản mục chi phí trong công tác quản lý doanh nghiệp một cách hợp lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 9: Bảng chi phí quản lý doanh nghiệp DVT:1000 VND
Chênh lệch năm
2007/2006
Tỷ lệ %
-24,04
9,72
-3,12
-45,21
-20,72
-23,16
Bảng 10: Bảng chi phí bán hàng DVT:1000 VND
Chênh lệch năm
2007/2006
Tỷ lệ %
18,12
18,70
45,00
-17,99
18,65
15,00
Mức
-814.596
31.952
-1.516
-183.808
-11.037
-979.005
Mức
4.093.607
409.950
145.844
-487.723
66.235
Nguồn phòng kế toán tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre
4.227.912
Chênh lệch năm
2006/2005
Tỷ lệ %
35,18
60,22
36,46
793,36
59,65
49,51
Chênh lệch năm
2006/2005
Tỷ lệ %
16,75
38,38
17,86
671,56
37,88
29,13
Mức
882.066
123.588
12.986
361.067
19.896
1.399.603
Mức
3.242.516
608.033
49.097
2.359.533
97.553
6.356.732
Năm 2007
2.574.538
360.764
47.087
222.770
42.216
3.247.375
Năm 2007
26.690.860
2.602.326
469.910
2.223.158
421.298
32.407.552
Năm 2006
3.389.134
328.812
48.603
406.578
53.252
4.226.380
Năm 2006
22.597.253
2.192.376
324.066
2.710.881
355.063
28.179.640
Năm 2005
2.507.069
205.224
35.617
45.511
33.356
2.826.777
Năm 2005
19.354.737
1.584.343
274.969
351.349
257.510
21.822.908
Chỉ tiêu
CP nguyên vật liệu
CP nhân công
CP khấu hao
CP dịch vụ mua ngoài
CP khác bằng tiền
Tổng cộng
Chỉ tiêu
CP nguyên vật liệu
CP nhân công
CP khấu hao
CP dịch vụ mua ngoài
CP khác bằng tiền
Tổng cộng
Qua bảng 10, ta thấy chi phí bán hàng tăng qua các năm. Năm 2006 so với 2005, chi phí bán hàng tăng 6.356.732 ngàn đống, tương đương 29,13% và năm 2007 chi phí bán hàng tăng 15% với mức tuyệt đối là 4.227.912 ngàn đồng.
Trong đó, chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là chi phí vật liệu. Năm 2006, chi phí vật liệu tăng 3.242.516 ngàn đồng với tỉ lệ 16,75% so với năm 2005, năm 2007, chi phí này tăng 4.093.607 ngàn đồng với tỉ lệ 18,12%. Chi phí vật liệu tăng là do khối lượng vật liệu bao bì tăng lên do xuất khẩu nhiều đồng thời giá thu mua bao bì biến động theo chiều hướng tăng lên nên đã làm cho chi phí vật liệu tăng.
Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các khoản chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí thuê kho, chi phí điện thoại, chi phí điện, năm 2006, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 2.359.533 ngàn đồng với tỉ lệ 671,56% so với 2005 và năm 2007 chi phí này giảm 487.723 ngàn đồng với tỉ lệ 17,99%. Sở dĩ chi phí này tăng cao là do chi phí vận chuyển tăng, vì giá các loại xăng dầu dùng cho các phương tiện vận chuyển luôn tăng giá đồng thời giá điện cũng tăng do đó đã làm giảm lợi nhuận đáng kể. Năm 2006, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng khá cao là do sản lượng tăng cao so với 2005 nên làm cho chi phí này tăng một lượng đột biến.
Chi phí nhân viên năm 2006 so với năm 2005 tăng 608.033 ngàn đồng tương đương 38,38% và năm 2007, chi phí nhân viên tăng 409.950 ngàn đồng với tỉ lệ 18,70% chi phí này tăng qua các năm là do doanh thu bán hàng tăng qua các năm, khối lượng mặt hàng thủy sản xuất khẩu tiêu thụ nhiều, công ty tăng lương cho nhân viên bán hàng khuuyến khích họ làm việc. Đồng thời năm 2007, lương cơ bản tăng nên chi phí trả lương cho nhân viên tăng.
3.5. Phân tích tình hình lợi nhuận
3.5.1. Tình hình lợi nhuận của Công ty trong ba năm 2005-2007
Lợi nhuận qua các năm có chiều hướng tăng. Năm 2006, lợi nhuận đạt 58.712.837 ngàn đồng, tăng 24.066.966 ngàn đồng. Đến năm 2007 lợi nuận tăng lên 9.280.028 ngàn đồng so với năm 2006. Nhìn chung Công ty hoạt động có hiệu quả.
Mặc dù chi phí hoạt động tăng nhưng do tổng doanh thu tăng đáng kể và các khoản giảm trừ giảm so với năm 2005 nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng hơn năm 2005. Thu nhập khác của Công ty cũng tăng đã đóng góp vào sự tăng trưởng lợi nhuận của công ty.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: trong ba năm 2005-2007 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hàng thủy sản xuất khẩu của Công ty có nhiều thay đổi, cụ thể:
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2006 là 23.914.797 ngàn đồng, tăng 16.397.200 ngàn đồng so với năm 2005. Nhờ có lợi nhuận gộp cao nên trang trải được khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp. Chi phí bán hàng từ 21.822.908 ngàn đồng tăng lên 28.179.640 ngàn đồng vào năm 2006, bên cạnh đó chi phí quản lí cũng tăng thêm 1.399.603 ngàn đồng so với năm 2005. Chi phí tăng cao như vậy là do nhiều yếu tố tác động (xem phân tích cụ thể ở phần 3.4.3 của chương 3).
Cùng với nhịp độ tăng chi phí bán hàng của năm 2006, năm 2007 Công ty tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm cạnh tranh, tăng cường hoạt động marketing, nên làm cho chi phí bán hàng năm này tăng thêm 4.227.912 ngàn đồng so với năm 2006 và chi phí quản lý giảm 979.005 ngàn đồng nhưng do doanh thu tăng nhanh nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm đạt 42.657.304 ngàn đồng.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: trong ba năm qua, doanh thu tài chính và chi phí tài chính có nhiều biến đổi, cụ thể như sau: năm 2006 doanh thu hoạt động tài chính đạt 1.739.392 ngàn đồng, tăng 443.903 ngàn đồng so với năm 2005, năm 2007 doanh thu này tiếp tục tăng lên 15.331.346 ngàn đồng so với năm 2006.
3.5.2. Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận so với kế hoạch
Bảng 11: Bảng chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện và kế hoạch của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Doanh thu thuần
280.000
282.433
340.000
332.483
420.000
427.288
Lợi nhuận trước thuế
7.700
7.811
25.000
24.737
38.000
43.453
Thuế TNDN
-
-
-
4.293
Lợi nhuận sau thuế
7.600
7.811
24.900
24.737
31.500
39.159
Qua bảng số liệu ta nhận thấy tình hình thực hiện lợi nhuận so với kế hoạch như sau:
+ Năm 2005, Lợi nhuận của công ty so với kế hoạch bị tăng 2,78%, tương đương với 211 triệu đồng, kế hoạch lợi nhuận đặt ra là 2%. Nguyên nhân là do: công ty mới cổ phần hóa nên được miễn thuế trong 4 năm 2003-2006.
+ Năm 2006, Lợi nhuận thực hiện của công ty so với kế hoạch bị giảm 0,65%, tương đương với 163 triệu đồng. Nguyên nhân là do: doanh thu giảm so với kế hoạch, do giá nguyên liệu tăng.
+ Năm 2007, tình hình thực hiện lợi nhuận tăng 24,3% so với kế hoạch đề ra. Vì trong năm này công ty tiêu thụ thủy sản nhiều hơn và tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
QUA 3 NĂM 2005-2007
Để có thể đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình tài chính của công ty, ta cần phân tích các chỉ tiêu tài chính. Từ các chỉ tiêu này, ta có thể thấy rõ khả năng phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn của công ty, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Dựa vào phần cơ sở lý luận (trang12), ta có được bảng 12 tổng hợp các tỷ số tài chính phục vụ cho việc phân tích sau:
4.1. Phân tích các tỷ số thanh khoản:
Các tỷ số khả năng thanh toán cung cấp cho người phân tích về khả năng thanh toán của công ty trong một kì, đồng thời thông qua việc xem xét các tỷ lệ thanh toán sẽ giúp cho người phân tích nhận thức được quá khứ và chiều hướng trong khả năng thanh toán của công ty. Để phân tích khả năng thanh toán của công ty ta cần phân tích các tỷ số sau:
4.1.1. Tỷ số thanh toán hiện thời
Tỷ số thanh toán hiện thời cho thấy công ty có bao nhiêu đồng tài sản lưu động để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán hiện thời thông thường được chấp nhận xấp xỉ là 2:1. Ta thấy tỷ số thanh toán hiện thời năm 2006 cao hơn năm 2005 là 0,917 (lần). Điều này cho thấy trong năm 2006 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty trên phần tài sản lưu động tăng lên. Nguyên nhân trong năm 2006 thì tài sản lưu động của công ty tăng đến 88.528.532 ngàn đồng, và nợ ngắn hạn giảm một lượng lớn đến 15.206.552 ngàn đồng, vì thế tỷ số thanh toán hiện thời tăng lên. Đến năm 2007, tỷ lệ này giảm xuống. Cụ thể giảm 0,641 (lần) so với năm 2005. Tỷ lệ này giảm là do nợ ngắn hạn trong năm 2007 tăng cụ thể là vay và nợ ngắn hạn tăng với tốc độ khá nhanh, tăng 51.776.117 ngàn đồng so với năm 2006.
4.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh
Năm 2005 tỷ số thanh toán nhanh của công ty 0,71 (lần) có nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bằng 0,71 đồng tài sản quay vòng nhanh. Đến năm 2006 thì tỷ số này tăng 0,8 (lần) nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,51 đồng các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao, nhưng đến năm 2007 thì tỷ số này giảm 0,416 (lần) nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,094 đồng các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao.
Nhìn chung, khả năng thanh toán của công ty bằng tài sản lưu động chưa được cải thiện tốt. Công ty gặp khó khăn trong khâu thanh toán, vay ngắn hạn tăng lên khá cao 127.842.269 ngàn đồng. Do trong năm 2007 công ty đầu tư xây dựng các trại nuôi cá tra nguyên liệu.
4.2. Phân tích tỷ số quản trị nợ
Một mức nợ nhất định thì có thể chấp nhận, nhưng nợ quá nhiều là một tín hiệu báo động đối với các nhà đầu tư. Các tỷ số quản trị nợ là một công cụ quan trọng để đánh giá xem công ty có lạm dụng các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu hay không bởi đây là sự đảm bảo các khoản tín dụng của người vay.
4.2.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số này đo lường tỷ lệ phần trăm tổng số nợ do người cho vay cung cấp so với tổng giá trị tài sản của công ty. Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty trong năm 2006 giảm so với năm 2005 là 0,316 lần, điều này cho thấy trong năm 2006 tổng tài sản của công ty giảm xuống do công ty thực hiện thanh toán nợ phải trả hay nói cách khác khoản nợ mà công ty chiếm dụng trong năm 2006 giảm 19.476.841 ngàn đồng so với năm 2005.
Đến năm 2007 tỷ số này tiếp tục giảm 0,072 lần so với năm 2006. Nguyên nhân trong năm 2007 nợ phải trả của công ty còn thiếu là 127.892.516 ngàn đồng tăng 82.427.383 ngàn đồng, trong khi đó tổng tài sản tăng lên 413.961.059 ngàn đồng. Điều này cho thấy tình hình thanh toán nợ của công ty rất tốt.
4.2.2 Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2006 giảm so với năm 2005 là 1,648 (lần). Đến năm 2007 tỷ số này giảm xuống 0,212 (lần) so năm 2006. Ta thấy khả năng tự chủ về mặt nguồn vốn của công ty tốt.
Trong năm 2007 tỷ số này là 0,458 (lần) có nghĩa công ty sử dụng 0,458 đồng nợ cho một đồng vốn chủ sở hữu. Thông thường các công ty công nghiệp duy trì một tỉ lệ tối đa là 1:1, nhằm giữ cho mức nợ thấp hơn mức đầu tư của người chủ doanh nghiệp. Nhìn chung khả năng tự chủ về mặt nguồn vốn của công ty chưa cao.
4.3. Phân tích tỷ số hiệu quả hoạt động
Tình hình hoạt động của công ty có chiều hướng tốt hay không, còn thể hiện qua tốc độ luân chuyển (hiệu quả sử dụng vốn) tài sản, tiền vốn trong quá trình hoạt động. Một công ty có tốc độ luân chuyển (hiệu quả sử dụng vốn) cao thể hiện tình trạng sử dụng vốn có hiệu quả và ngược lại. Có nhiều chỉ tiêu đánh giá tình hình hiệu quả sử dụng vốn, nhưng ở đây chỉ phân tích một số chỉ tiêu cơ bản như sau:
4.3.1. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
Hàng tồn kho là loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất bình thường liên tục. Mức độ dự trữ hàng tồn kho còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình kinh doanh, tính chất sản phẩm…
Ta nhận thấy rằng, tỷ số vòng quay hàng tồn kho trong năm 2006 tăng so với năm 2005 là 4,493 vòng. Đến năm 2007 tỷ số này lại tăng lên 0,643 vòng, tương đương 13,426 vòng trong năm 2007. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán luôn biến động và chính sách tồn kho của công ty không ổn định.
Nhìn chung, tỷ số vòng quay hàng tồn kho tăng trưởng qua các năm. Các tỷ số này càng cao cho thấy công ty quản lý hàng tồn rất hiệu quả. Bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được rất nhiều chi phí như chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho.
4.3.4. Vòng quay tổng tài sản
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ số luân chuyển tài sản của công ty luôn biến động qua 3 năm. Cụ thể năm 2005 tỷ số này là 3,033 (lần), có nghĩa là cứ một đồng công ty bỏ ra để đầu tư vào tài sản thì sẽ thu được 3,033 đồng doanh thu. Đến năm 2006 thì tỷ số này giảm xuống 0,245 (lần) cho thấy trong năm 2006 việc đầu tư vào tài sản của công ty kém hiệu quả hơn so với năm 2005, đến năm 2007 thì tỷ số luân chuyển tài sản lại tiếp tục giảm 1,185 (lần) cho thấy sự đầu tư trong năm 2007 của công ty về tài sản hiệu quả hơn so với năm 2006.
4.4. Phân tích tỷ số khả năng sinh lợi
Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Hay nói cách khác khả năng sinh lời là điều kiện duy trì sự tồn tại và phát triển của công ty, chu kì sống của công ty dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào khả năng sinh lời. Khi công ty hoạt động càng hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều và ngược lại. Nhưng chỉ căn cứ vào sự tăng giảm của lợi nhuận không thì chưa đủ để đánh giá chính xác hoạt động của công ty là tốt hay xấu, mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị thực hiện được, với tài sản, với vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mới có thể đánh giá chính xác hơn hiệu quả toàn bộ hoạt động cũng như từng bộ phận.
4.4.1. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu ROS
Qua số liệu ta thấy, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu tăng chậm qua 3 năm. Cụ thể năm 2005 tỷ suất này là 2,8%, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu công ty sẽ thu được 2,8 đồng lợi nhuận. Đến năm 2006 tỷ suất này tăng 4,6% so với năm 2005, thể hiện công ty hoạt động hiệu quả hơn năm 2005. Đến năm 2007 tỷ suất này tăng 1,8% so với năm 2006. Qua đó ta thấy mức lợi nhuận trên doanh thu của công ty tăng qua các năm, cho thấy công ty đang phát triển ổn định và hoạt động có hiệu quả hơn.
4.4.2. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu: ROE
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty năm 2005 là 27,9%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu được 27,9 đồng lợi nhuận đây là một tỷ suất thể hiện công ty hoạt động có hiệu quả khá cao trên nguồn vốn chủ sở hữu của mình. Đến năm 2006 tỷ suất này tăng mạnh đạt 36,4%, tăng 8,5% so với năm 2005 và đến năm 2007 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 14% giảm 22,4% so với năm 2006. Điều này cho thấy việc sử dụng nợ của công ty đã gây ra sự chênh lệch lớn về tỷ số lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữa. Qua đó ta thấy mức lợi nhuận thu được trên vốn chủ sở hữu của công ty trong 3 năm không ổn định.
4.4.3. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA
Tỷ suất này thay đổi qua 3 năm. Cụ thể năm 2006 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng 12,3% so với năm 2005, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản tạo ra được đồng lợi nhuận cao hơn năm 2006 là 20,7 đồng. Như vậy tài sản năm 2006 sử dụng có hiệu quả hơn so với năm 2005. Đến năm 2007 tỷ suất này giảm 11,2% so với năm 2006. Nhưng nhìn chung tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty tương đối thấp qua 3 năm. Song lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre cao hơn so với các công ty khác trong ngành. Vì tỉ lệ trung bình của ngành công nghiệp là 9,0%.
Tóm lại, thông qua các tỷ số tài chính nhận thấy doanh nghiệp đang phát triển rất tốt, có tiến bộ trong việc quản lý, điều tiết các khoản nợ khá hợp lý đồng thời sử dụng nguồn vốn và tài sản rất hiệu quả. Các điều trên tạo nên khả năng phản ứng tốt của doanh nghiệp về mặt tài chính.
Bảng 12: Bảng phân tích các tỷ số tài chính qua 3 năm 2005-2007
2007/2006
Tỷ lệ %
1. Các tỷ số về khả năng thanh khoản (lần)
-32,24
-27,55
2, Các tỷ số hiệu quả hoạt động (lần)
5,03
-42,50
3, Các tỷ số quản trị nợ (lần)
-18,90
-31,64
4, Các tỷ số khả năng sinh lời (%)
24,32
-54,11
-61,54
Chênh lệch
-0,641
-0,416
0,643
-1,185
-0,072
-0,212
0,018
-0,112
-0,224
2006/2005
Tỷ lệ %
0,86
1,13
0,54
-0,08
-0,45
-0,71
1,64
1,46
0,30
Chênh lệch
0,917
0,8
4,493
-0,245
-0,316
-1,648
0,046
0,123
0,085
2007
1,347
1,094
13,426
1,603
0,309
0,458
0,092
0,095
0,14
2006
1,988
1,51
12,783
2,788
0,381
0,67
0,074
0,207
0,364
2005
1,071
0,71
8,29
3,033
0,697
2,318
0,028
0,084
0,279
Tỷ số Năm
Tỷ số thanh toán hiện thời
Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay tổng tài sản
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số lợi nhuận ròng/doanh thu
Tỷ số lợi nhuận ròng/tổng tài sản
Tỷ số lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH
LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY AQUTEX BENTRE
Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và xí nghiệp. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố để từ đó xây dựng các kế hoạch, chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
5.1. Các yếu tố ảnh hưởng tình hình lợi nhuận của công ty
Xuất khẩu thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, đề tài chủ yếu phân tích các yếu tố ảnh hưởng tình hình lợi nhuận hoạt động xuất khẩu thủy sản. Vận dụng phương pháp phân tích ở phần 2.5.2 trang 10, ta lần lượt thay thế số năm gốc bằng số năm thực hiện (bảng 4 phần phục lục) của các nhân tố theo trình tự khối lượng sản phẩm, kết cấu mặt hàng, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, giá bán, mỗi lần thay thế tính được giá trị tăng giảm lợi nhuận. Cụ thể trong bảng sau:
Bảng 13: Bảng chỉ tiêu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Mức ảnh hưởng của nhân tố đến tình hình lợi nhuận
Năm 2006 so với 2005
Năm 2007 so với 2006
Sản lượng hàng hóa (∆Q)
+7.266
+13.776
Kết cấu mặt hàng (∆K)
-1
0
Giá vốn hàng bán (∆Z)
-5.144
+13.348
Giá bán (∆G)
+21.756
-19.751
Chi phí bán hàng (∆CBH)
-6.357
-4.228
Chi phí quản lý doanh nghiệp (∆CQL)
-1.399
+979
Tổng hợp các nhân tố (∆L)
+16.121
+4.124
Nhận xét:
Năm 2006-2005
Áp dụng công thức (1) và (2) trong phần 2.5.2 (xem trang 10,11). Qua bảng 13 ta nhận thấy tình hình lợi nhuận của công ty năm 2006 tăng vượt so với năm 2005 cụ thể là: 16.121 triệu đồng, tăng 281,2%.
Nguyên nhân là do các yếu tố sau:
- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2006 tăng lên 1.208 tấn so với năm 2005, tỷ lệ 121,66% đã làm cho lợi nhuận năm 2006 tăng lên 7.266 triệu đồng.
- Do công ty thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ, cụ thể tăng tỷ trọng mặt hàng nghêu, sò 35,88%, tăng tỷ trọng mặt hàng cá tra, basa 20,81% và giảm tỷ trọng mặt hàng tôm xuống 72,08% so với năm 2005. Vì thế, lợi nhuận của công ty giảm đi 1 triệu đồng.
- Tổng giá vốn tăng lên 52.194 triệu đồng nên lợi nhuận của công ty giảm 5.144 triệu đồng, nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là do giá vốn của mặt hàng nghêu, sò giảm 215.6222 đồng/tấn, giá vốn của mặt hàng cá tra, basa tăng 14.777.949 đồng/tấn còn mặt hàng tôm thì giá vốn tăng 954.736 đồng/tấn so với năm 2005 (bảng 14).
- Chi phí bán hàng năm 2006 tăng 6.357 triệu đồng so với năm 2005 nên dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm đi 6.357 triệu đồng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 tăng 1.399 triệu đồng so với năm 2005 nên đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm 1.399 triệu đồng.
- Giá bán đơn vị của từng loại mặt hàng thủy sản năm 2006 thay đổi nên đã làm cho lợi nhuận của công tăng lên 21.756 triệu đồng so với năm 2005. Cụ thể là giá bán mặt hàng nghêu, sò tăng 229.015 đồng/tấn, giá bán mặt hàng cá tra, basa 18.777.919 đồng/tấn và mặt hàng tôm giảm 16.225.129 đồng/tấn so với năm 2005.
Bảng 14: Bảng chênh lệch của các nhân tố năm 2006 so với năm 2005
Chỉ tiêu
Giá bán đơn vị
(đồng)
Giá vốn đơn vị (đồng)
Sản lượng (tấn)
Nghêu, sò
229.015
-2.156.222
889
Cá tra, basa
18.777.919
14.777.949
572
Tôm
-16.225.129
954.736
-253
Tổng cộng
3.205.987
758.022
1.208
Năm 2007-2006
Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty trong năm 2007 tăng 4.124 triệu đồng, với tỷ lệ là 116,48% so với năm 2006.
Nguyên nhân là do:
- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi đã làm cho lợi nhuận của công ty trong năm 2007 tăng lên 13.776 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ các mặt hàng cụ thể sau: khối lượng mặt hàng nghêu, sò giảm 261 tấn, mặt hàng cá tra, basa tăng 1.968 tấn và mặt hàng tôm giảm 79 tấn so với năm 2006.
- Kết cấu của các mặt hàng thủy sản không ảnh hưởng đến tình hình thực hiện lợi nhuận của năm 2007 so với năm 2006.
- Tổng giá vốn giảm đi 13.348 triệu đồng nên lợi nhuận của công ty tăng 13.348 triệu đồng, nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là do giá vốn của mặt hàng nghêu, sò giảm 2.115.924 đồng/tấn, giá vốn của mặt hàng cá tra, basa giảm 4.854.246 đồng/tấn còn mặt hàng tôm thì giá vốn giảm đi 72.194.952 đồng/tấn so với năm 2005.
- Chi phí bán hàng năm 2007 tăng 4.228 triệu đồng so với năm 2006 nên đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm đi 4.228 triệu đồng so với năm 2006.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty trong năm 2007 giảm 979 triệu đồng so với năm 2006 nên lợi nhuận của công ty tăng lên 979 triệu đồng.
- Giá bán của mặt hàng nghêu, sò giảm 5.465.886 đồng/tấn, giá bán của mặt hàng cá tra, basa giảm 4.745.748 đồng/tấn và mặt hàng tôm giảm 62.701.396 đồng/tấn nên đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm 19.751 triệu đồng.
Bảng 15: Bảng chênh lệch của các nhân tố năm 2007 so với năm 2006
Chỉ tiêu
Giá bán đơn vị (đồng)
Giá vốn đơn vị (đồng)
Sản lượng (tấn)
Nghêu, sò
-5.465.886
-2.115.924
-261
Cá tra, basa
-4.745.748
-4.854.246
1.968
Tôm
-62.701.396
-72.194.952
-79
Tổng cộng
-2.347.389
-1.586.354
1.628
Các yếu tố tăng, giảm nhiều nhất, ít nhất
Ta nhận thấy giá bán ảnh hưởng rất lớn đến tình hình lợi nhuận của công ty. Bởi vì doanh thu bằng giá bán nhân với sản lượng cho nên giá bán bán tăng thì doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận của công ty cũng tăng theo. Nhưng đến năm 2007, sản lượng hàng hóa là nhân tố làm tăng lợi nhuận nhiều nhất +13.776. Điều này cho thấy công ty đã chú trọng việc đẩy mạnh xuất khẩu.
Chi phí bán hàng là một trong những nhân tố làm giảm lợi nhuận nhiều nhất của công ty. Chủ yếu là do chi phí vận chuyển vì hiện nay giá xăng dầu tăng. Mặt khác công ty còn phải giao dịch với khách hàng.
5.2. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của công ty
5.2.1. Các yếu tố tích cực
- Công ty có vị trí thuận lợi: nằm trên trục lộ chính, gần sông và tọa lạc ngay vùng nguyên liệu tạo điều kiện cho việc vận chuyển dễ dàng có thể giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho công ty.
- Tình hình tài chính của công ty khá ổn định. Thông qua các tỷ số tài chính nhận thấy công ty đang phát triển khá tốt, có tiến bộ trong việc quản lý, điều tiết các khoản nợ hợp lý đồng thời sử dụng nguồn vốn và tài sản rất hiệu quả.
- Công ty đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đồng bộ. Đội ngũ điều hành có kinh nghiệm, lực lượng công nhân được đào tạo có tay nghề cao. Nguồn lao động dồi dào tạo điều kiện thuê mướn nhân công.
- Hệ thống dây chuyền có khả năng sản xuất đồng thời hai mặt hàng nghêu và cá tra. Điều này giúp công ty tiết kiệm được nhiều chi phí và nâng cao công suất hoạt động của dây chuyền sản xuất.
- Công ty đã tạo được uy tín thương hiệu tốt đối với khách hàng. Hiện nay công ty có lượng khách hàng ổn định tại các thị trường nhập khẩu chính.
- Trên hầu hết các thị trường, giá thực phẩm thủy sản có xu hướng gia tăng. Do khuynh hướng tiêu dùng của khách hàng thay đổi nên nhu cầu nhập khẩu cá trắng tiếp tục tăng.
- Công ty được ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: miễn thuế 4 năm từ năm 2003 và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
5.2.2. Các yếu tố tiêu cực
Nguyên liệu
- Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định: ngoài một phần tôm sú nguyên liệu do công ty tự nuôi, phần lớn nguyên liệu nghêu, cá, tôm công ty phải thu mua từ bên ngoài. Do đó, các biến động của thị trường nguyên liệu đầu vào gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Đối với sản phẩm nghêu: Sản lượng nghêu nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên nên trong các năm qua, do công tác bảo vệ nguồn lợi nghêu giống chưa tốt, chưa có biện pháp khai thác, bảo vệ tái tạo phù hợp nên lượng nghêu giống xuất hiện ngày càng giảm. Trong quá trình nuôi, thời tiết nắng nóng kéo dài, môi trường ô nhiễm, xuất hiện tảo độc,…cũng làm nghêu nuôi chết nhiều.
+ Đối với sản phẩm cá tra: tình trạng phát triển thiếu qui hoạch dẫn đến tình trạng thừa thiếu cá trong từng thời điểm, nguy cơ suy thoái môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và dịch bệnh phát triển. Không xảy ra dịch bệnh lớn, nhưng bệnh cá xảy ra thường xuyên, nhất là thời điểm giao mùa.
+ Đối với sản phẩm tôm: Nghề nuôi tôm đòi hỏi đầu tư lớn nhưng lại luôn phá vỡ môi trường, dịch bệnh tôm thường xuyên xảy ra để lại hậu quả nặng nề. Việc nuôi tôm 1 vụ chính trong năm, nuôi tôm rãi vụ không khả thi dẫn đến nạn thiếu hụt tôm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
- Mặc dù Bộ Thủy sản cũng như Bộ NN-PTNT đã tăng cường quản lý việc sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong thủy sản, Chính phủ cũng đã có Chỉ thị về việc này, song, trước tình hình quy định của các nước nhập khẩu thay đổi rất nhanh, ngày càng nghiêm ngặt cho thấy việc quản lý và sử dụng hóa chất, kháng sinh trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm tại nước ta còn một số tồn tại. Cụ thể : hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm của Bộ NN-PTNT, Bộ Thủy sản vẫn được phép nhập khẩu để sử dụng rộng rãi trong y tế, công nghiệp; công tác thanh tra, kiểm tra nhập khẩu, sản xuất, mua bán và sử dụng hóa chất kháng chất của các Bộ liên quan chưa nghiêm; cơ sở chế biến chưa gắn kết với vùng nguyên liệu... Vì vậy, chất lượng nguồn nguyên liệu không ổn định còn chất kháng sinh, hóa chất Malachite green quá nhiều.
- Nhu cầu thủy sản ở các thị trường truyền thống và lớn nhất là Nhật, EU và Mỹ vẫn tiếp tục tăng trong bối cảnh dịch cúm gia cầm lan rộng làm ảnh hưởng đến nhiều nước. Tuy nhiên, việc xâm nhập vào các thị trường này vẫn còn nhiều cản trở do sự cạnh tranh của sản phẩm cùng loại, sự thay đổi hành vi tiêu dùng, đặc biệt là những qui định của nước nhập khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng nghiêm ngặt. Ngày càng ít kháng sinh, hóa chất được sử dụng. Các mức giới hạn cho phép ngày càng thấp, tần suất lấy mẫu hàng nhập khẩu tăng khi cần thiết và thiết bị phân tích ngày càng có độ nhạy cao. Điều này đã làm hạn chế lượng hàng tiêu thụ ở các quốc gia này.
Giá nguyên liệu
- Hiện nay, do ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất cá tra, cá basa nên tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn từ khâu thu mua nguyên liệu đến việc bán sản phẩm ra thị trường. Vì thế đã đẩy giá nguyên liệu tăng lên cao. Điều này gây nhiều bất lợi cho công ty. Giá nguyên liệu tăng cao làm cho các chi phí và giá vốn hàng bán tăng lên.
Tỷ giá hối đoái
- Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), việc đồng USD yếu đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN xuất khẩu thủy sản và nông dân. Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP cho biết, đối với DN, các lô hàng xuất khẩu phần lớn thanh toán bằng USD; trong khi đó, nguyên liệu, vật tư chủ yếu cho sản xuất đều sử dụng các nguồn trong nước và thanh toán bằng VND chứ không phải nhập khẩu. Tỷ giá USD trước đây là hơn 16.000đ/1 USD, nay chỉ còn 15.700đ và được dự báo sẽ còn thấp nữa. USD yếu, VND thiếu hụt trong lưu thông, các ngân hàng chủ trương hạn chế mua USD, hoặc mua với tỷ giá thấp, thu phí 2% khiến cho DN rất khó bán ngoại tệ thu về sau xuất khẩu để thu hồi vốn và trang trải chi phí sản xuất. Ngoài ra, các DN đang rơi vào tình trạng dư ngoại tệ, nhưng vẫn phải vay VND với lãi suất cao, do đó phải chịu lỗ để duy trì sản xuất và thực hiện các đơn hàng đã ký trước đây. Cùng với không khí chung đó thì công ty cũng thể tránh khỏi những ảnh hưởng của việc đồng USD mất giá.
- Hậu quả của tình trạng thiếu VND và USD yếu đã lan sang người nuôi, khi các DN buộc phải giảm giá mua nguyên liệu, hoặc ngừng mua. Nhiều hộ nuôi đã chọn giải pháp bán “non” cho các công ty để thu hồi vốn. Nhưng, người bán nhiều, người mua lại ít. Hơn nữa, nếu bán “non” sản phẩm không đủ tiêu chuẩn để chế biến xuất khẩu. Còn nếu cứ duy trì nuôi để đợi DN chế biến thì người nông dân cũng phải trả giá nặng nề, nhất là những hộ nhỏ lẻ, bởi giá thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu, phí vận chuyển đều lên cao (tăng khoảng 20%). Các chuyên gia dự báo nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất cho vụ sau là điều chắc chắn, thậm chí nghiêm trọng. Bởi, nuôi thủy sản cần vốn đầu tư lớn, người dân chỉ lỗ 1-2 vụ thì sẽ mất trắng, khó có thể hồi phục để tiếp tục đầu tư. Mặc dù thủy sản Việt Nam xuất khẩu tới 126 thị trường, giá trị mỗi năm lên tới 4 tỷ USD, nhưng phương thức làm ăn vẫn nhỏ lẻ, thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt. Do vậy, khi thiếu tiền mặt tất cả đều chao đảo nghiêm trọng.
Kết luận, qua phân tích các yếu tố tác động đến tăng giảm lợi nhuận, ta thấy mức độ ảnh hưởng của giá vốn, chi phí hoạt động, kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận doanh nghiệp. Tuy nhiên, khối lượng hàng bán tăng, giá bán hàng tăng ảnh hưởng tốt đến lợi nhuận công ty. Nguyên nhân chủ yếu là do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao. Công ty cần quản lý tốt các chi phí để góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty.
CHƯƠNG 6
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre, nhìn chung công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đang trên đà phát triển. Bên cạnh đó, công ty cũng còn một số vấn đề còn tồn động làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, cần sớm được giải quyết. Để khắc phục những vấn đề còn hạn chế, cũng như phát huy được những mặt tích cực góp phần tăng lợi nhuận của công ty, sau đây xin đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề.
6.1. Tăng doanh thu:
Qua phân tích ta nhận thấy, doanh thu của công ty trong 3 năm qua có xu hướng tăng ổn định, vì thế việc duy trì tốc độ tăng doanh thu là một trong những việc làm cần thiết. Muốn thế, trước hết cần phải chú trọng đến chất lượng của sản phẩm, luôn đảm bảo sản phẩm đúng chất lượng và ngày càng nâng cao chất lượng trên thị trường để phù hợp với nhu cầu của khách hàng vì như thế sẽ tạo ra được niềm tin cậy cho khách hàng và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng. Mặt khác đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm nó cũng là nền tảng để thu hút khách hàng mới và sẽ tăng lượng tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, công ty cần phải chú trọng đến chiến lược marketing, nghĩa là tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm những thị trường mới đồng thời duy trì thị trường cũ để phân phối sản phẩm của công ty. Công ty có thể nghiên cứu chế biến thành những sản phẩm mang đặc tính mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của khách hàng.
Nhanh chóng tìm các thị trường mới, thị trường thay thế. Theo cơ cấu thị trường, dẫn đầu qua các năm là EU. Điều đó cho thấy tiềm năng của thị trường này, song, dễ dẫn tới rủi ro khi quá phụ thuộc vào một thị trường. Do vậy, cần tăng cường công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường hiện có, tìm kiếm và phát triển thị trường mới. Tiếp tục có giải pháp để tăng mạnh trở lại và ổn định xuất khẩu vào Trung Quốc, Hongkong.
Cần dự báo và chỉ đạo sớm, kịp thời, hiệu quả. Sự biến động của kinh tế thế giới đang tác động trực tiếp hoạt động trong ngành du lịch, tăng giá nhiên liệu, cước vận chuyển, giảm cầu... Điều này có thể ảnh hưởng và tác động xấu đến thị trường xuất khẩu thuỷ sản. Vì vậy đòi hỏi cần theo sát các diễn biến trên để lường trước khó khăn, kịp thời đưa ra kiến nghị, giải pháp khả thi.
Để nâng cao tỷ suất lợi nhuận ngoài việc tăng doanh thu thì tiết kiệm chi phí cũng là một trong những giải pháp để tăng lợi nhuận.
6.2. Tiết kiệm chi phí:
Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty trong 3 năm ta nhận thấy. Để tiết kiệm được chi phí thì cần phải chú trọng đến giá vốn hàng bán, nhìn chung giá vốn hàng bán của công ty luôn biến động. Vì thế ta cần phải chú trọng ở những khoản mục của giá vốn hàng bán và phân bổ sau cho hợp lý, nếu làm được điều này thì tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu sẽ giảm xuống, từ đó làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên.
Để đạt được các mục tiêu mà công ty đề ra cần tiến hành các biện pháp
Hiện đại hoá năng lực sản xuất, đầu tư xây dựng dây chuyền mới hiện đại.
Dành nguồn lực thích đáng cho nghiên cứu cải tiến công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển mặt hàng mới.
Xây dựng đội ngũ bán hàng và hệ thống phân phối hiện đại, bảo vệ thị phần tại thị trường truyền thống, gia tăng thị phần ở các thị trường tiềm năng.
Phát triển nguồn nhân lực, thu hút lao động trẻ có trình độ ở địa phương, không ngừng nâng cao đời sống của người lao động.
Tăng cường sức mạnh tài chính thông qua thị trường chứng khoán.
Để có thể huy động được đồng vốn của nhà đầu tư thì công ty cần phải tăng cường công tác truyền bá sản phẩm, và luôn tạo được uy tín với khách hàng của mình, luôn hoạt động đúng qui định của pháp luật, không ngừng duy trì và ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm .
Mặt khác cần quan tâm đến tình hình hoạt động bên trong của công ty mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới và tạo ra sự công bằng giữa các công nhân trong phân xưởng, khen thưởng và xử phạt hợp lý, để tạo ra không khí làm việc tốt góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Ngoài việc phát hành thêm cổ phiếu để đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, công ty cần thu hút thêm các nhà đầu tư chiến lược có kinh nghiệm trong các lĩnh vực quản lý, tài chính, marketing…góp phần xây dựng công ty thêm vững mạnh.
6.3. Nguồn nguyên liệu
- Do sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp chế biến thủy sản nên đã làm cho giá nguồn nguyên liệu tăng cao và chất lượng nguồn nguyên liệu không ổn định đáp ứng yêu cầu sản xuất của công ty, để tránh được tình trạng này công ty nên:
+ Đầu tư xây dựng các dự án nuôi cá tra để đáp ứng nguồn nguyên liệu ổn định cho công ty.
+ Tổ chức lại sản xuất để phát triển bền vững: đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ; áp dụng và thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xây dựng và hợp chủng chất lượng từ ao nuôi đến chế biến sản phẩm xuất khẩu; nâng cao năng lực cạnh tranh bằng uy tín và thương hiệu, chất lượng và giá thành sản phẩm.
+ Liên kết cộng động xây dựng vùng nuôi an toàn, thân thiện với môi trường: không sử dụng chất kháng sinh và hoá học bị cấm; khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học; thực hành tốt GAP (Good Aquaculture Practice); bảo vệ môi trường.
+ Liên kết với các hộ nuôi cá thật thân thiết hơn, ta không nên bỏ họ khi giá cá bị sụt giảm. Hãy quan tâm đến họ nhiều hơn để lúc giá cá tăng cao thì nguồn nguyên liệu cung cấp cho công ty vẫn đảm bảo. Nói cách khác đừng bao giờ áp dụng phương châm “cá ăn kiến, kiến ăn cá” thay vào đó là phương châm hợp tác “đôi bên đều có lợi”. Muốn làm tốt công tác này hãy thực hiện một cách chân thành mà người trực tiếp tham gia trong công tác ấy chính là ban thu mua, hãy có “khẩu vụ” cho họ biết về chính sách này của công ty và quan sát, kiểm tra cách họ thực hiện khẩu vụ ở trên đưa xuống.
- Nguồn nguyên liệu hay bị nhiễm chất kháng sinh, hóa chất thì ta có thể ngăn chặn bằng cách tư vấn và cung cấp những thông tin cho người dân để hạn chế tối đa dư lượng hóa chất.
- Hạn chế tới mức thấp nhất tác hại của hoạt động bơm chích tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản, đảm bảo nguyên liệu sạch cho xuất khẩu. Cần tích cực áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến của thế giới trong nuôi trồng thủy sản và chế biến, như GMP, GAP, HACCP... ; thực hiện việc kiểm soát chất lượng theo hệ thống; hướng dẫn ngư dân và tìm biện pháp xử lý kiên quyết đối với người sản xuất vi phạm. Trong việc này, cần hết sức coi trọng vai trò của chính quyền cấp cơ sở, các tổ chức hội, hiệp hội địa phương.
Các giải pháp khác như:
- Liên kết, hợp tác với các nhà phân phối lớn ở các thị trường: xây dựng mối quan hệ hợp tác với các nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị, các tổ chức dịch vụ thực phẩm tại các thị trường, dự báo nhu cầu và diễn biến thị trường. Từng bước xây dựng hệ thống phân phối thuỷ sản Việt Nam tại nước ngoài.
- Tăng cường đào tạo cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ nghiên cứu và cán bộ marketing để chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế thừa.
- Giải quyết vụ kiện bán phá giá cá tra, cá ba sa. Hiện nay, vụ kiện này đang ở giai đoạn cuối và còn diễn biến phức tạp. Các vụ, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) chủ động bám sát, giải quyết vụ kiện. Bên cạnh đó, chú ý theo dõi thông tin về vụ kiện một số nước bán phá giá tôm tại thị trường Mỹ, trong đó có Việt Nam.
CHƯƠNG 7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1. Kết luận
Sau khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ta rút ra được những mặt tích cực mà công ty có được trong 3 năm qua.
Nhìn chung công ty có xu hướng hoạt động ngày càng hiệu quả sau khi đã cổ phần hóa thành công ty cổ phần và đang từng bước phát triển trên con đường kinh doanh của mình. Doanh thu của công ty trong 3 năm qua có xu hướng tăng liên tục. Năm 2005, doanh thu đạt 282,433 tỉ đồng tăng 33,47% so với năm 2004, lợi nhuận sau thuế đạt 7,811 tỉ đồng tăng (44,84%). Năm 2006, doanh thu đạt 332,74 tỉ đồng tăng 17,72% so với năm 2005 và lợi nhuận sau thuế đạt 24,74 tỉ đồng. Trong năm 2007, Công ty đã đạt được 427,288 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế là 39,159 tỉ đồng. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre đã có những chuyển biến tốt đẹp nhờ khả năng quản lý của của ban lãnh đạo công ty, đem lại sự hài hoà về quyền lợi giữa người lao động, nhà nước và các cổ đông.
Công ty đã thành công trong việc quản lý tốt chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp góp phần tăng lợi nhuận và tạo ra sản phẩm chất lượng tốt và tạo uy tín ngày càng tốt hơn đối với khách hàng. Trong năm 2007, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 789.005 ngàn đồng so với năm 2006.
Công ty đã chú ý đầu tư vào hoạt động tài chính, đây là điều đáng quan tâm bởi vì nó cũng phù hợp với loại hình công ty cổ phần để vừa tạo ra thêm thu nhập cho công ty vừa tạo điều kiện tiếp cận với thị trường chứng khoán.
Công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình mà đã được Nhà nước vạch ra ngay từ đầu mới thành lập đó là tạo ra công ăn việc làm cho người dân, luôn trả lương thỏa đáng, khen thưởng, xử phạt hợp lý và đặc biệt là đội ngủ ban lãnh đạo và công nhân luôn nhiệt tình trong công việc của mình. Ngoài ra, công ty cũng chú trọng đến quá trình đầu tư vào cơ sở vật chất và trang thiết bị nhằm không ngừng cải tiến cho phù hợp với khoa học công nghệ tiên tiến hiện nay.
Bên cạnh những mặt tích cực có được thì công ty cũng gặp phải một số hạn chế nhất định.
Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định, chất lượng không được đảm bảo còn nhiễm chất kháng sinh, hóa chất quá nhiều.
Khó khăn thứ hai mà công ty gặp phải là lợi nhuận của công ty giảm do đồng USD bị sụt giá. Trong khi đó, giá nguyên liệu vật tư ngày càng tăng kéo theo giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý của công ty tăng cao.
7.2. Kiến nghị
Công ty
Công ty cần phải tập trung nguồn vốn của mình vào đầu tư máy móc hiện đại, để thích ứng với nền kinh tế hội nhập hiện nay đặc biệt lĩnh vực hoạt động của công ty rất nhạy cảm với sự biến động của thị trường.
Tăng cường hoạt động marketing quảng bá thương hiệu, tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, mở rộng thị phần ở các thị trường tiềm năng khác nhằm gia tăng doanh thu cho công ty.
Xây dựng mối quan hệ tốt giữa công ty với các hộ nuôi cá, nhằm tạo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cho công ty.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, quản lý tốt dư lượng chất kháng sinh tạo uy tín đối với khách hàng.
Nhà nước
Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Thời gian tới, cần tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính, giảm phiền hà, giảm chi phí không cần thiết để giúp doanh nghiệp hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Hỗ trợ ngân hàng thương mại mua ngoại tệ của các doanh nghiệp thu được từ xuất khẩu không thu thêm phí, đồng thời tạo điều kiện giảm lãi suất tiền VND khi các doanh nghiệp vay chế biến thủy sản. Với nông dân, Nhà nước cần nhanh chóng xem xét các biện pháp bù lỗ giá dầu để có thể duy trì sản xuất.
Hỗ trợ ngân sách cho hoạt động kiểm tra của cơ quan Nhà nước, giảm bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng sẽ có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp hội viên áp dụng thực sự hiệu quả các hệ thống đảm bảo an toàn thực phẩm như HACCP, SSOP... không nhằm đối phó mà phục vụ thực sự cho yêu cầu cạnh tranh và hội nhập.
Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và DN để siết chặt công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh chất lượng hàng thủy sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Huỳnh Đức Lộng, (1997), Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê.
Nguyễn Tấn Bình, (2004), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê.
Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết, (1997), Quản trị tài chính, Tủ sách Đại học Cần Thơ.
Trương Đông Lộc, Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn Thị Lương, Trương Thị Bích Liên (2007), Bài giảng Quản trị tài chính 1, trường Đại học Cần Thơ
Vũ Văn Dũng, Tồn tại và các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra, cá basa ở các tỉnh ĐBSCL, Tạp chí thủy sản, số 7-2007, trang 13.
Nguyễn Long, Một số xu hướng trong nuôi trồng thủy sản, Áp dụng những biện pháp cấp bách kiểm soát dư lượng hóa chất kháng sinh cấm trong thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản, Tạp chí thủy sản, số 2-2007, trang 41.
Xu hướng tiêu thụ thủy sản Việt Nam vào thị trường EU, website: www.fistenet.gov.vn, Bộ thủy sản.
Những quy định pháp lý đối với thủy sản vào thị trường EU, website: www.fistenet.gov.vn, Bộ thủy sản.
Những thách thức khi xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU, website: www.fistenet.gov.vn, Bộ thủy sản.
Những giải pháp nuôi trồng và chế biến thủy sản, website: www.fistenet.gov.vn, Bộ thủy sản.
Tình hình thực hiện nghị quyết HĐND tỉnh Bến Tre về phát triển kinh tế-xã hội năm 2006 và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2007, website: www.bentre.gov.vn, UBND tỉnh Bến Tre.
Hà yên, 5 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, website: www.vnn.vn, vietnamnet.vn
PHỤC LỤC
Bảng 1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh qua 3 năm 2005-2007
Đơn vị tính: ngàn đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
01
288.744.451
332.645.708
429.104.073
2. Các khoản giảm trừ
02
6.311.761
162.462
1.815.785
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
10
282.432.690
332.483.246
427.288.288
4. Giá vốn hàng bán
11
247.786.818
273.770.409
359.295.423
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
20
34.645.872
58.712.837
67.992.865
6. Doanh thu từ hoạt động
tài chính
21
1.295.849
1.739.392
17.070.738
7. Chi phí tài chính
22
3.774.438
4.131.412
6.751.372
- Trong đó: chi phí lãi vay
23
3.444.343
3.776.797
3.915.521
8. Chi phí bán hàng
24
21.822.908
28.179.640
32.407.552
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
2.826.777
4.226.380
3.247.375
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30
7.517.598
23.914.797
42.657.304
11. Thu nhập khác
31
1.030.255
1.080.848
2.049.758
12. Chi phí khác
32
737.050
258.338
1.254.412
13. Lợi nhuận khác (31-32)
40
293.205
822.510
795.346
14. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế (30+40)
50
7.810.802
24.737.307
43.452.650
15. Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp
51
-
-
4.293.408
16. Lợi nhuận sau thuế
TNDN (50-51)
60
7.810.802
24.737.307
39.159.242
17. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
70
2.341
8.623
8.018
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: ngàn đồng
TÀI SẢN
Mã số
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
A. TÁI SẢN NGẮN HẠN
100
63.959.758
88.528.532
172.144.186
I. Tiền và khoản tương
đương tiền
110
5.698.540
5.400.446
16.184.521
1. Tiền
111
5.698.540
5.400.446
16.184.521
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
-
24.000.000
23.433.000
1. Đầu tư ngắn hạn
121
-
24.000.000
25.325.119
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn
-
-
(1.892.119)
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn
130
34.954.255
34.515.055
96.841.535
1. Phải thu của khách hàng
131
18.889.773
25.400.902
57.533.065
2. Trả trước cho người bán
132
5.054.259
3.501.368
38.023.504
5. Các khoản phải thu khác
138
11.010.223
5.612.785
1.284.966
IV. Hàng tồn kho
140
21.565.116
21.266.792
32.256.754
1. Hàng tồn kho
141
21.565.116
21.266.792
32.256.754
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
1.741.847
3.346.239
3.428.376
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
151
-
88.903
128.250
2. Thuế GTGT được khấu trừ
152
1.490.405
3.068.412
3.008.462
3. Thuế và các khoản khác
phải thu Nhà nước
154
-
12.600
-
4. Tài sản ngắn hạn khác
158
251.442
176.324
291.664
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
200
29.160.523
30.695.761
241.816.873
I. Các khoản phải thu dài hạn
210
-
-
-
II. Tài sản cố định
220
24.772.762
28.244.904
43.041.910
1. Tài sản cố định hữu hình
221
20.359.601
26.791.189
21.921.216
- Nguyên giá
222
35.480.466
44.520.116
42.656.334
- Giá trị hao mòn lũy kế
223
(15.120.865)
(17.728.926)
(20.735.118)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
224
-
-
-
3. Tài sản cố định vô hình
227
50.446
23.475
7.312.860
- Nguyên giá
228
134.851
134.851
7.447.711
- Giá trị hao mòn lũy kế
229
(84.406)
(111.376)
(134.851)
4. Chi phí xây dựng cơ bản
230
4.362.715
1.430.240
13.807.834
III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
250
512.500
532.500
196.889.951
2. Đầu tư vào công ty liên kết. liên doanh
252
-
-
4.003.459
3. Đầu tư dài hạn khác
258
512.500
532.500
192.886.492
IV. Tài sản dài hạn khác
260
3.875.261
1.918.357
1.885.012
1. Chi phí trả trước dài hạn
261
3.875.261
1.918.357
1.885.012
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
270
93.120.281
119.224.293
413.961.059
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
300
64.941.974
45.465.133
127.892.516
I. Nợ ngắn hạn
310
59.739.715
44.533.163
127.842.269
1. Vay và nợ ngắn hạn
311
43.837.375
25.004.988
76.781.105
2. Phải trả cho người bán
312
2.913.416
3.470.770
22.070.340
3. Người mua trả tiền trước
313
692.822
1.223.042
652.121
4. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước
314
344.527
785.498
3.142.362
5. Phải trả người lao động
315
4.544.060
3.193.995
3.116.190
6. Chi phí phải trả
316
-
-
22.080.093
9. Các khoản phải trả. phải nộp khác
319
7.407.515
10.854.870
-
II. Nợ dài hạn
330
5.202.258
931.970
50.247
4. Vay và nợ dài hạn
334
5.202.258
916.275
-
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
336
-
15.695
50.247
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
400
28.178.307
71.865.826
286.068.543
I. Vốn chủ sở hữu
410
28.013.796
67.953.420
279.460.681
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
25.000.000
33.000.000
62.999.990
2. Thặng dư vốn cổ phần
412
153.214
20.879.964
194.685.364
7. Quỹ đầu tư phát triển
417
2.649.328
4.660.826
9.143.446
8. Quỹ dự phòng tài chính
418
211.255
612.174
1.339.614
10. Lợi nhuận chưa phân phối
420
-
8.800.456
11.292.267
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
430
164.511
3.912.406
6.607.862
1. Quỹ khen thưởng. phúc lợi
431
166.487
3.914.382
6.609.838
2. Nguồn kinh phí
432
-
-
(1.976)
3. Nguồn kinh phí đã hình thành Tài sản cố định
433
(1.976)
(1.976)
-
C. LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
500
-
1.893.334
-
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
430
93.120.281
119.224.293
413.961.059
Bảng 3: Tình hình sản lượng hàng hóa tiêu thụ. giá bán đơn vị và giá vốn đơn vị của công ty qua 3 năm 2005-2007
Năm 2007
Giá vốn
đv (đồng)
22.584.997
47.141.237
66.631.579
38.120.395
Giá bán
đv (đồng)
26.936.252
56.812.819
73.421.053
45.821.488
Sản
lượng (tấn)
3.106
5.289
19
Nguồn phòng kế toán tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre
8.414
Năm 2006
Giá vốn
đv (đồng)
24.700.921
51.995.483
138.826.531
39.706.749
Giá bán
đv (đồng)
32.402.138
61.558.567
136.122.449
48.168.877
Sản
lượng (tấn)
3.367
3.321
98
6.786
Năm 2005
Giá vốn
đv (đồng)
26.857.143
37.217.534
137.871.795
38.948.727
Giá bán
đv (đồng)
32.173.123
42.780.648
152.347.578
44.962.890
Sản lượng (tấn)
2.478
2.749
351
5.578
Chỉ tiêu
Nghêu. sò
Cá tra. basa
Tôm
Tổng cộng
Căn cứ vào số liệu đã thu thập ở bảng 3 ta lập bảng tính toán phục vụ cho phân tích như sau:
Bảng 4: Tổng doanh thu của công ty
Đơn vị tính: ngàn đồng
Sản phẩm
Tổng doanh thu tính theo
Q05G05
Q06G05
Q06G06
Q07G06
Q07G07
Nghêu, sò
79.725
108.327
109.098
100.641
83.664
Cá tra,basa
117.604
142.075
204.436
325.583
300.483
Tôm
53.474
14.930
13.340
2.586
1.395
Tổng cộng
250.803
305.118
326.874
405.293
385.542
Bảng 5: Tổng giá vốn của công ty
Đơn vị tính: ngàn đồng
Sản phẩm
Tổng giá vốn tính theo
Q05Z05
Q06Z05
Q06Z06
Q07Z06
Q07Z07
Nghêu, sò
66.552
90.428
83.168
76.721
70.149
Cá tra,basa
102.311
123.599
172.677
275.004
249.330
Tôm
48.393
13.511
13.605
2.638
1.266
Tổng cộng
217.256
264.306
269.450
334.093
320.745
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre.doc