Thứ nhất, cần có những biện pháp đồng bộ với hệ thống ứng dụng công nghệ
thông tin và hoạt động kế toán. Sự phối hợp đồng bộ trên toàn hệ thống sẽ phát huy
được hiệu qủa tối đa của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh
doanh NH.
Thứ hai, tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực nhân viên trong công tác quản
trị điều hành, đồng thời, xem trọng thái độ phục vụ cũng như trình độ nghiệp vụ của
bộ phận kế toán huy động vốn, vì đây là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý hoạt động các chi
nhánh trong hệ thống.
ại học Kinh tế H
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam sông hương tỉnh thừa thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m bảo an toàn, nhu cầu
thanh toán qua NH chưa thực sự phát triển, bên cạnh đó, tiền gửi tiết kiệm của NH
luôn có nhiều chương trình khuyến mãi, dự thưởng, do đó, lượng tiền gửi tiết kiệm
vào NH chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Năm 2011, tiền gửi tiết kiệm của NH đạt 129,867 triệu đồng, chiếm 88.8%
tổng VHĐ. Đến năm 2012, tiền gửi tiết kiệm của NH đạt 164,037 triệu đồng, tăng
26.31% tương ứng với tăng 34,170 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013, tiền gửi
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 33
tiết kiệm đạt 210,558 triệu đồng, tăng 28.36% tương ứng với 46,521 triệu đồng.
Mặc dù trong hai năm 2012, 2013 có nhiều khó khăn trong thị trường tài chính, bên
cạnh đó NHNN cũng đã sáu lần hạ lãi suất, lãi suất huy động giảm từ 14%/năm vào
tháng 1/2012 xuống còn 8%/năm vào tháng 12/2012, trong năm 2013 tiếp tục hạ
xuống ở mức 7%/năm nên việc cạnh tranh trong công tác huy động vốn bằng công
cụ lãi suất giữa các NH không thể thực hiện được. Thay vào đó, AGB NSH TTH đã
nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, áp dụng những chính sách huy động vốn
mới, cung cấp nhiều sản phẩm mới như tiết kiệm rút gốc linh hoạt kết hợp với tổ
chức các chương trình bốc thăm trúng thưởng đối với những khách hàng gửi tiết
kiệm. Bên cạnh đó, trong bối cảnh tỷ giá ngoại tệ không ổn định, thị trường vàng
tiềm ẩn rủi ro, thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản đóng băng
thì việc gửi tiền tiết kiệm vào NH được xem là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả nhất
cho người dân, đồng thời mức độ tin tưởng của người dân vào NH cao nên họ an
tâm giao dịch với NH. Do đó, tiền gửi tiết kiệm của NH tăng.
Tiền gửi có kỳ hạn:
Đối tượng sử dụng sản phẩm này thường là các tổ chức kinh tế có lượng tiền
nhàn rỗi trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, doanh nghiệp sẽ ký kết một
hợp đồng gửi tiền với NH để làm tăng khả năng sinh lời cho số tiền của họ.
Năm 2011, tiền gửi có kỳ hạn tại NH đạt 1,055 triệu đồng, chiếm 0.72% tổng
nguồn vốn. Năm 2012, tiền gửi có kỳ hạn tăng trưởng đột biến đạt 5,766 triệu đồng,
tăng 446.64% tương ứng với 4,711 triệu đồng. Năm 2013, tiền gửi có kỳ hạn tại NH là
8,288 triệu đồng, tăng 43.74% tương ứng với 2,522 triệu đồng. Nguyên nhân là do với
tình hình thị trường tài chính khó khăn, NH đã áp dụng nhiều mức lãi suất linh hoạt
cho từng kỳ hạn nhằm thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp vừa và
nhỏ có lượng vốn nhàn rỗi và sẽ có nhu cầu sử dụng lại sau khi thị trường tài chính ổn
định lại, trong khi thị trường chứng khoán ở giai đoạn này sụt giảm nên các doanh
nghiệp này đã lựa chọn gửi tiền có kỳ hạn để hưởng lợi nhuận cao.
Giấy tờ có giá:
Trường hợp các NHTM cần có nguồn vốn lớn và ổn định trong thời gian dài
thì các NH có thể phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu. Nguồn vốn
Trư
ờn
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 34
được tạo ra từ hình thức này tuy có tính ổn định cao nhưng đổi lại chi phí cũng rất
lớn. Do đó, NH chỉ phát hành giấy tờ có giá ra công chúng khi có nhu cầu vốn đột
xuất và cấp thiết.
Năm 2011, phát hành giấy tờ có giá của NH là 4,029 triệu đồng, chiếm 2.75%
tổng VHĐ. Nguyên nhân là do công tác huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm, tiền
gửi có kỳ hạn và tiền gửi thanh toán đã đáp ứng khá đầy đủ chỉ tiêu được giao và
nhu cầu sử vốn của NH nên việc phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng nhỏ trong
tổng nguồn VHĐ.
Năm 2012, phát hành giấy tờ có giá của NH đạt 5,329 triệu đồng, tăng 32.27%
tương ứng với 1,300 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013, phát hành giấy tờ có giá
cũng tăng nhẹ, đạt 5,741 triệu đồng, tăng 7.73% tương ứng với 412 triệu đồng.
Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của các loại sản phẩm huy động không thể đáp
ứng nhu cầu sử dụng vốn của NH do đó NH đã phát hành thêm kỳ phiếu ngắn hạn.
2.2.2.2. Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng theo kỳ hạn
Phân loại kỳ hạn, nguồn VHĐ của AGB NSH TTH được chia thành hai loại:
có kỳ hạn và không kỳ hạn. Tình hình biến động của hai loại này được thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 4: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của Ngân hàng 2011 – 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
Chênh lệch
2012/2011
Chênh lệch
2013/2012
Số tiền % Số tiền %
Không kỳ hạn 13,412 21,642 12,857 8,230 61.36 -8,785 -40.59
Có kỳ hạn 132,841 175,121 224,507 42,280 31.83 49,386 28.2
<12 tháng 94,141 83,245 143,048 -10,896 -11.57 59,803 71.84
>= 12 tháng 38,700 91,876 81,459 53,176 137.41 -10,417 -11.34
(Nguồn: Phòng Kế toán của AGB NSH TTH)
Huy động vốn có kỳ hạn:
Năm 2011, huy động vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn
VHĐ, đạt 132,841 triệu đồng, trong khi đó, huy động vốn có kỳ hạn dài trên 12
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 35
tháng chiếm một tỷ lệ nhỏ, đạt 38,700 triệu đồng. Trong khoản mục gửi tiền có kỳ
hạn, hầu hết khách hàng lựa chon gửi tiền ở những kỳ hạn như 1 tháng, 3 tháng, 6
tháng và 12 tháng. Do dân cư không biết trước được nhu cầu sử dụng tiền của mình
nên họ chỉ gửi kỳ hạn ngắn và các doanh nghiệp có nhu cầu mua sắm nguyên vật
liệu sản xuất theo chu kỳ sản xuất kinh doanh nên họ thường lựa chọn hỳ hạn 3
tháng hay 6 tháng.
Năm 2012, huy động vốn có kỳ hạn đạt 175,121 triệu đồng, tăng 31.83%
tương ứng với 42,280 triệu đồng so với năm 2011. Tuy nhiên, kỳ hạn dưới 12 tháng
lại giảm 11.57% tương ứng với 10,896 triệu đồng; còn kỳ hạn trên 12 tháng tăng
mạnh, đạt 91,867 triệu đồng, tăng 137.41% tương ứng với 53,176 triệu đồng.
Nguyên nhân là do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, các kênh đầu tư như bất
động sản, chứng khoán không an toàn nên nhiều doanh nghiệp cũng như người dân
tiến hàng gửi tiền vào NH nên khách hàng muốn tạo ra nhiều lợi nhuận cho số tiền
của mình, đồng thời lãi suất dài hạn lại cao nên thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Năm 2013, huy động vốn có kỳ hạn tăng 28.2% tương ứng với 49,386 triệu
đồng so với năm 2012. Điều này là do sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các loại tiền
gửi có kỳ hạn 1tháng, 3 tháng và 6 tháng. Trong năm này thì tình hình kinh tế ổn
định hơn năm 2012 nên người dân có nhiều lựa chọn hơn, nếu có nhu cầu sử dụng
tiền đột xuất thì khi rút ra khách hàng phải chịu thiệt do hưởng lãi suất không kỳ
hạn, do đó khách hàng ưu tiên lựa chọn gửi tiền ở những kỳ hạn ngắn để khi hết hạn
thì số tiền đó sẽ chuyển sang kỳ hạn mới với lãi suất mới.
Vốn huy động không kỳ hạn
Loại tiền này chủ yếu là do các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán
qua NH và một số lượng nhỏ dân cư muốn đảm bảo an toàn cho số tiền của mình
nên họ gửi vào NH. Loại tiền gửi này có sự biến động 3 năm.
Năm 2011, VHĐ không kỳ hạn đạt 13,412 triệu đồng, đến năm 2012 thì tăng
lên 21,642 triệu đồng, tăng 61.36% tương ứng với tăng 8,230 triệu đồng.
Năm 2013, VHĐ có kỳ hạn chỉ còn 12,875 triệu đồng, giảm 40.59% tương
ứng với giảm 8,785 triệu đồng. Nguyên nhân là do loại hình này có lãi suất không
cao như các khoản tiền gửi có kỳ hạn, cũng không có nhiều ưu đãi như tiền gửi tiết
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 36
kiệm, bên cạnh đó có nhiều kênh đầu tư để thu được lợi nhuận tốt hơn, nên loại hình
huy động không kỳ hạn này giảm.
2.2.2.3. Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng theo thành phần kinh tế
Xét theo đối tượng huy động thì chi nhánh huy động chủ yếu từ 2 đối tượng đó
là dân cư và tổ chức kinh tế. Tổng nguồn VHĐ từ 2 nguồn này tăng liên tục qua các
năm và chiếm tỷ trọng lớm, luôn chiếm hơn 99% trong cơ cấu huy động vốn của
NH, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5: Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế
của Ngân hàng 2011 – 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
Chênh lệch
2012/2011
Chênh lệch
2013/2012
Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi dân cư 97,942 140,916 147,870 42,974 43.88 6,954 4.93
a. Tiền gửi KKH 1,738 3,349 2,836 1,611 92.69 -513 -15.32
b. Tiền gửiCKH 96,204 137,567 145,034 41,363 43.00 7,467 5.43
Tiền gửi các TCTD 515 471 1,148 -44 -8.54 677 143.74
Tiền gửi TCKT 47,796 55,376 88,345 7,580 15.86 32,969 59.54
a. Tiền gửi KKH 1,685 7,535 14,706 5,850 347.18 7,171 95.17
b. Tiền gửi CKH 46,111 47,841 73,639 1,730 3.75 25,798 53.92
(Nguồn: Phòng Kế toán của AGB NSH TTH)
Tiền gửi dân cư:
Tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NH, và
đây cũng là đối tượng huy động chủ yếu của NH. Trong năm 2011, tiền gửi của dân
cư đạt 97,942 triệu đồng, chiếm gần 66,97% VHĐ của NH, trong đó chủ yếu là tiền
gửi có kỳ hạn. Nguyên nhân là do loại tiền gửi này có mức lãi suất hấp dẫn và các
loại kỳ hạn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của người dân.
Năm 2012, tiền gửi dân cư đạt 140,916 triệu đồng, tăng 43.88% tương ứng với
tăng 42,974 triệu đồng so với năm 2011. Việc gia tăng tiền gửi dân cư chủ yếu là do
tiền gửi có kì hạn tăng, cụ thể là tăng 43% tương ứng với 42,363 triệu đồng. Bên
Tr
ờn
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 37
cạnh đó tiền gửi không kì hạn tăng 1,611 triệu đồng góp phần gia tăng tiền gửi dân
cư. Nguyên nhân là do đa số người dân lựa chọn tiền gửi có kỳ hạn để hưởng lãi
suất cao hơn, đồng thời, các kênh đầu tư khác như thị trường chúng khoán, bất động
sản,...trở nên kém hấp dẫn đối với người dân do có nhiều rủi ro nên người dân chọn
NH để đảm bảo an toàn và thu được lợi nhuận.
Năm 2013, tiền gửi dân cư tăng nhẹ, đạt 147,870 triệu đồng, tăng 4.93% tương
ứng với 6,954 triệu đồng so với năm 2012. Trong đó, tiền gửi dân cư có kỳ hạn tăng
5.43% tương ứng với 7,467 triệu đồng; tuy nhiên tiền gửi dân cư không kỳ hạn lại
giảm 15.32% tương ứng với 513 triệu đồng. Năm 2013, NH đã tăng cường các
chương trình khuyến mãi như bốc thăm trúng thưởng để thu hút vốn từ dân cư, tuy
nhiên việc thực hiện theo chính sách lãi suất của NHNN là hạ lãi suất huy động
xuống mức thấp còn 7%/năm đã gây khó khăn cho huy động vốn, làm hạn chế VHĐ
từ dân cư vì do mục đích gửi tiền chủ yếu của họ là để sinh lời. Do đó, tiền gửi dân
cư trong năm này chỉ tăng nhẹ.
Tiền gửi của tổ chức kinh tế:
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại NH có xu hướng tăng qua 3 năm. Cụ thể
đạt 47,796 triệu đồng năm 2011, sau đó tăng lên 55,376 triệu đồng năm 2012, đến
năm 2013 lượng tiền này đạt 88,345 triệu đồng, tăng 59.54% tương ứng với 32,969
triệu đồng. Trong giai đoạn này thì các doanh nghiệp đã quen với hình thức thanh
toán qua NH và NH đã hoàn thiện hình thức tiền gửi này, áp dụng những mức lãi
suất hấp dẫn cho số dư trên tài khoản. Đồng thời trong nền kinh tế bất ổn, những
doanh nghiệp gặp khó khăn nên cần tiết kiệm thời gian và chi phí, vì thế hầu hết các
doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng loại tiền này. Trong đó, những khoản tiền gửi có
kỳ hạn được các tổ chức kinh tế sử dụng nhiều nhất, vì các doanh nghiệp được
hưởng lãi suất cao hơn so với không kỳ hạn và thời gian gửi tiền cũng phù hợp với
chu kỳ kinh doanh. Do đó, tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế tăng mạnh, tăng từ
46,111 triệu đồng năm 2011 đến 73,639 triệu đồng năm 2013.Tr
ờn
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 38
Tiền gửi của TCTD:
Tiền gửi của các TCTD khác vào NH chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng
VHĐ nhưng để thực hiện được các giao dịch thanh toán qua lại giữa NH với nhau
trên địa bàn thì chi nhánh cũng đã có những nỗ lực trong việc tạo mối quan hệ với
các TCTD khác nhằm gia tăng khoản tiền gửi này.
Tiền gửi này đạt 515 triệu đồng vào năm 2011 nhưng giảm chỉ còn 471 triệu
đồng năm 2012. Đến năm 2013, tiền gửi này đạt 1148 triệu đồng, tăng 143.74%
tương ứng với 677 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do các khách hàng
của các TCTD khác có tiền gửi tại AGB NSH TTH, nên các TCTD khác phải mở
tài khoản tại NH để thuận tiện cho việc thanh toán của khách hàng. Bên cạnh đó, do
tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại NH tăng nên các TCTD khác muốn mở rộng
giao dịch với các tổ chức này thì buộc họ phải tăng việc mở tài khoản tại NH.
2.2.2.4. Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng theo loại tiền
Xét theo loại tiền thì chi nhánh huy động từ 2 loại: nội tệ và ngoại tệ. Hai loại
tiền này biến động qua các năm, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6: Tình hình huy động vốn theo loại tiền của ngân hàng 2011 – 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
Chênh lệch
2012/2011
Chênh lệch
2013/2012
Số tiền % Số tiền %
Nội tệ 144,860 195,729 236,076 50,869 35.16 40,347 20.61
Ngoại tệ 1,393 1,034 1,288 -359 -25.77 254 24.56
(Nguồn: Phòng Kế toán của AGB NSH TTH)
VHĐ bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao, hơn 99% trong suốt giai đoạn qua.
Năm 2011, VHĐ bằng nội tệ đạt 144,860 triệu đồng, chiếm 99.05% trong tổng
nguồn VHĐ. Đến năm 2012 thì lượng vốn này tăng 50,869 triệu đồng tương ứng
với 35.16% so với năm 2011. Năm 2013, VHĐ bằng nội tệ tiếp tục tăng lên, đạt
236,076 triệu đồng, tăng 20.61% tương ứng với 40,347 triệu đồng so với năm 2012.
Điều này cho thấy công tác huy động vốn bằng nội tệ của NH rất được chú trọng
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 39
đầu tư và phát triển. Nguyên nhân là do khách hàng của NH chủ yếu là khách hàng
trên địa bàn Thành phố Huế, đồng thời NH áp dụng các chính sách khuyến mãi hấp
dẫn cũng như chăm sóc khách hàng phù hợp. Bên cạnh đó, nhu cầu thanh toán qua
NH tăng, mà đa số là các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Huế, nhu cầu sử
dụng ngoại tệ của người dân hạn chế nên VHĐ bằng nội tệ tăng nhanh và chiếm ưu
thế hơn ngoại tệ.
VHĐ bằng ngoại tệ chỉ đạt 1,393 triệu đồng vào năm 2011, giảm xuống còn
1,034 triệu đồng vào năm 2012, giảm 25,77%. Nguyên nhân là do tỷ giá không
tăng, lãi suất huy động VND cao hơn lãi suất hu động ngoại tệ nhiều lần và sự quản
lý chặt chẽ của thị trường ngoại hối làm cho VHĐ bằng ngoại tệ có sự sụt giảm
trong năm này.
Năm 2013, VHĐ ngoại tệ tăng nhẹ trở lại, đạt 1,288 triệu đồng, tăng 24.56%
tương ứng với 254 triệu đồng so với năm 2012. Trong năm này, lạm phát được kiềm
chế, chỉ số tăng giá thấp, kinh tế vĩ mô căn bản ổn định; đồng thời các hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn được cải thiện đáng kể,
cùng với đó NH cũng chú trọng huy động tiền gửi ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu
ngoại tệ cho các doanh nghiệp. Tuy tiền gửi ngoại tệ tăng nhưng chiếm tỷ trọng khá
nhỏ trong tổng nguồn VHĐ.
2.4. Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng 2011 – 2013
2.4.1. Phân tích hiệu quả huy động vốn
2.4.1.1. Phân tích tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn huy động
Để có thể phân tích về hiệu quả huy động vốn, vấn đề quan trọng hơn hết là
ta cần phải xem xét đến những lợi nhuận đem lại từ nguồn VHĐ được, có nghĩa là
những khoản lợi nhuận có được từ việc sử dụng VHĐ. Nhưng để xác định chính xác
được những khoản lợi nhuận này là một điều không dễ dàng, do đó ta có thể phân
tích khoản lợi nhuận này một cách tương đối thông qua bảng sau:Tr
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
ế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 40
Bảng 7: Tình hình lợi luận ròng trên vốn huy động bình quân
CHỈ TIÊU Đơn vị 2011 2012 2013
Lợi nhuận ròng Triệu đồng 2,860 4200 5320
Vốn huy động bình quân Triệu đồng 130987 194985 234893
Lợi nhuận ròng/Vốn huy động bình quân % 2.18 2.15 2.26
(Nguồn: Phòng Kế toán của AGB NSH TTH)
Chỉ tiêu trên thể hiện trung bình một đồng VHĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận sau thế. Ta thấy tỷ lệ này biến động qua các năm.
Năm 2011, tỷ lệ này đạt 2.18%, có nghĩa là cứ bình quân 100 đồng VHĐ thì
tạo ra 2.18 đồng lợi nhuận, đến năm 2012 thì giảm nhẹ còn 2.15%. Năm 2012, tình
hình tài chính bất ổn, thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản
đóng băng, do đó người dân ưu tiên gửi tiền vào NH để đảm bảo an toàn và sinh lời.
Do đó, lượng VHĐ của NH tăng cao trong khi nghiệp vụ cấp tín dụng của NH gặp
nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do tuy lãi suất cho vay thấp nhưng hầu hết các
doanh nghiệp không có đủ các loại tài sản đảm bảo, năng lực tài chính yếu nên làm
hạn chế hoạt động tín dụng của NH. Điều này làm tác động đến khả năng sinh lời
của VHĐ, làm giảm lợi nhuận ròng trên mỗi đồng VHĐ.
Năm 2013, bình quân 100 đồng VHĐ thì tạo ra 2.26 đồng lợi nhuận, chỉ tiêu
này tăng lên so với năm 2012. Nguyên nhân là do lãi suất đã hạ xuống ở mức thấp
nhất trong giai đoạn này làm cho chi phí trả lãi huy động nhỏ hơn, đồng thời trong
năm này, tình hình kinh tế dần ổn định, các doanh nghiệp bắt đầu vay vốn để đầu tư
nên doanh số cho vay tăng. Do đó, tỷ lệ lợi nhuận ròng trên VHĐ bình quân tăng.
2.4.1.2. Chi phí huy động vốn
Để phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn thì cần tính đến NH bỏ ra
bao nhiêu chi phí để có được số vốn đó. Trong công tác huy động ngoài những
chi phí thuần về lãi suất NH cũng cần bỏ ra những khoản chi phí để phục vụ cho
quá trình huy động vốn như chi phí cho việc quản lý, cất giữ, bảo quản, chi phí
phát hành các giấy tờ quan trọng có liên quan đến việc huy động vốn. Dưới đây
là bảng số liệu thể hiện một số chỉ tiêu nhằm đánh giá các chi phí có liên quan
đến hoạt động huy động vốn:
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 41
Bảng 8: Lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra của Ngân hàng 2011 – 2013
Đơn vị tính: %
CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
Lãi suất bình quân đầu vào 10.97 9.61 7.81
Lãi suất bình quân đầu ra 16.65 14.78 12.07
Chênh lệch lãi suất 5.68 5.17 4.26
(Nguồn: Phòng Kế toán của AGB NSH TTH)
Lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra của bảng trên được
NH tính theo công thức sau:
Lãi suất bình quân đầu ra = tổng thu nhập lãi/Tổng tài sản sinh lời *100
Lãi suất bình quân đầu vào = Tổng chi phí lãi/Tổng vốn chịu lãi *100
Qua bảng số liệu ta thấy, lãi suất bình quân đầu vào có sự biến động giảm qua
các năm. Trong năm 2011, lãi suất bình quân đầu vào đạt 10.97%, nhưng đến năm
2012 thì giảm xuống còn 9.61%. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này NHNN hạ
lãi suất huy động, từ 14% xuống còn 8%, nên lãi suất huy động của NH cũng hạ
xuống do đó lãi suất bình quân đầu vào giảm. Đồng thời, trong năm 2012 thì chênh
lệch lãi suất giảm so với năm 2011. Năm 2011, trung bình cứ 100 đồng VHĐ đem
đi cho vay thì ngânn hàng sẽ thu được 5.68 đồng thu nhập và đến năm 2012 là 5.17
triệu đồng.
Năm 2013, lãi suất bình quân đầu vào tiếp tục giảm xuống còn 7.81%, do
NHNN tiếp tục hạ lãi suất xuống mức thấp nhất trong giai đoạn này. Mặc khác, chênh
lệch giữa lãi suất đầu ra và đầu vào của NH tiếp tục giảm còn 4.26%. Nguyên nhân là
do lãi suất đầu ra của NH được tính toán dựa trên lãi suất đầu vào, rủi ro của những
dự án, của doanh nghiệp, đồng thời để thu hút khách hàng, cuộc cạnh tranh lãi suất
giữa các NH tăng cao, do đó, NH sẽ tiến hàng giảm lãi suất cho vay nên tốc độ giảm
của lãi suất bình quân đầu ra lớn hơn tốc độ giảm của lãi suất bình quân đầu vào làm
cho chênh lệch lãi suất trong năm này giảm so với năm 2012.
Tuy nhiên, để đánh giá chính xác những chi phí mà NH đã bỏ ra, ngoài chi phí
trả lãi thì cần phải xem xét đến một số chi phí liên quan đến công tác huy động vốn
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 42
như quảng cáo, khuyến mãi,...ta nên sử dụng cả chi phí phi lãi trong huy động vốn
để tính toán về chi phí huy động vốn bình quân, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 9: Chi phí trả lãi bình quân của Ngân hàng 2011 – 2013
CHỈ TIÊU Đơn vị tính 2011 2012 2013
Chi phí lãi Triệu đồng 16,037 18,912 18,535
Chi phí phi lãi Triệu đồng 5,880 6,954 6,600
Vốn huy động Triệu đồng 146,253 196,763 237,364
Chi phí trả lãi bình quân % 14.99 13.15 10.59
(Nguồn: Phòng Kế toán của AGB NSH TTH)
Qua bảng trên ta thấy chi phí trả lãi bình quân của NH giảm từ 14.99% vào
năm 2011 xuống 13.15% vào năm 2012. Nguyên nhân là tiền gửi tiết kiệm gia tăng
mạnh làm cho chi phí lãi gia tăng, đồng thời NH cũng phải cạnh tranh với các NH
khác bằng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng, đo đó ngoài
sự tăng lên của chi phí trả lãi thì các khoản chi phí khác cũng tăng lên như chi cho
quảng cáo, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, phát hành giấy tờ có giá. Tuy nhiên,
lãi suất huy động giảm nhiều so với năm 2011 nên tốc độ tăng của chi phí lãi nhỏ
hơn tốc độ tăng của VHĐ và chi phí phi lãi cũng chỉ tăng nhẹ nên làm cho chi phí
trả lãi bình quân giảm trong năm 2012.
Năm 2013, chi phí trả lãi bình quân tiếp tục giảm xuống còn 10.59%. Nguyên
nhân là lãi suất giảm, làm cho chi phí trả lãi giảm. Bên cạnh đó thì các chi phí cho
quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi giảm từ 71 triệu đồng năm 2012 xuống còn 45 triệu
đồng năm 2013, NH cắt giảm nhân sự, phụ cấp lương giảm góp phần làm giảm chi
phí phi lãi. Trong khi đó VHĐ của NH tăng 40,601 triệu đồng, do đó, chi phí trả lãi
bình quân của NH giảm.
2.4.1.3. Tính ổn định của nguồn vốn
Một trong những yếu tố góp phần đánh giá hiệu quả huy động vốn là xem xét
đến mức ổn định về số lượng và thời gian của VHĐ. Điều này thể hiện qua việc
tăng đều qua các năm và có độ gia tăng đều đặn. Thêm vào đó, nguồn VHĐ có số
lượng vốn kỳ hạn lớn chứng tỏ sự ổn định về thời gian của nguồn vốn cao. Dưới
đây là một số chỉ tiêu phản ánh độ ổn định của nguồn vốn:
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 43
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn:
Chỉ số này cho biết được tỷ lệ VHĐ ngắn hạn đem đi cho vay trung và dài hạn.
Bảng 10: Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn
của Ngân hàng 2011 – 2012
CHỈ TIÊU ĐVT 2011 2012 2013
Nguồn vốn ngắn hạn có thể cho
vay trung và dài hạn
Triệu đồng 107,553 104,887 155,905
Nguồn vốn trung và dài hạn sử
dụng để cho vay trung dài hạn
Triệu đồng 38,783 91,936 81,552
Dư nợ cho vay trung, dài hạn Triệu đồng 65,341 119,879 117,547
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử
dụng cho vay trung dài hạn
% 24.69 26.64 23.09
(Nguồn: Phòng Kế toán của AGB NSH TTH)
Tỷ lệ này đảm bảo an toàn cho hoạt động huy động vốn của NH, được NHNN
quy định trong thông tư 15/2009/TT-NHNN đối với NHTM là 30%, nếu tỷ lệ này
vượt quá 30% thì NH có thể gặp rủi ro do nguồn vay chưa đến hạn thu hồi mà đã
đến hạn rút tiền của khách hàng, NH sẽ không đủ khả năng chi trả cho khách hàng.
Tỷ lệ này của NH có sự biến động qua ba năm.
Năm 2011, tỷ lệ này đạt 24.69% và tăng lên 26.64% vào năm 2012. Nguyên
nhân là việc huy động vốn có thời gian ngắn giảm, bên cạnh đó việc gia tăng của dư
nợ cho vay trung và dài hạn lớn hơn sự gia tăng của nguồn vốn trung và dài hạn sử
dụng để cho vay trung và dài hạn.
Năm 2013, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn
giảm xuống còn 23.09%. Nguyên nhân là do không thể dùng công cụ lãi suất để
nâng cao năng lực cạnh tranh, do đó, NH đã đưa ra các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm
với các chương trình khuyến mãi như bốc thăm trúng thưởng, đồng thời khách hàng
chỉ gửi tiền trong thời gian ngắn để có thể kịp sử dụng vào những lĩnh vực đầu tư
sinh lời hấp dẫn khác làm cho nguồn vốn ngắn hạn tăng lên. Từ đó làm cho tỷ lệ
này giảm xuống.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 44
Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động:
VHĐ có kỳ hạn của NH luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn VHĐ, các
NHTM thường ưu tiên huy động loại vốn này vì đây là nguồn vốn ổn định, NH có
thể sử dụng cho vay hoặc đầu tư dài hạn. Chỉ tiêu này đánh giá tính ổn định của
nguồn vốn, nếu chỉ tiêu này càng cao thì nguồn VHĐ của NH càng ổn định hơn.
Bảng 11: Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động
của Ngân hàng 2011 - 2013
CHỈ TIÊU Đơn vị tính 2011 2012 2013
Vốn huy động có kỳ hạn Triệu đồng 132,841 175,121 224,507
Tổng vốn huy động Triệu đồng 146,253 196,763 237,364
Vốn huy động có kỳ hạn/ Tổng
vốn huy động % 90.83 89.00 94.58
(Nguồn: Phòng Kế toán của AGB NSH TTH)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy chỉ tiêu này có sự biến động qua 3 năm. Năm 2011,
tỷ lệ VHĐ có kỳ hạn trên tổng VHĐ đạt 90.83%, năm 2012 đạt 89%, đến năm 2013 tỷ
lệ này tăng lên đến 94.58%. Điều này cho thấy NH có khả năng kiểm soát VHĐ tốt, có
thể chủ động trong hoạt động kinh doanh và điều tiết vốn linh hoạt.
Năm 2012, tỷ lệ VHĐ có kỳ hạn trên tổng nguồn VHĐ giảm so với năm 2011
là 1.83%, nguyên nhân là do VHĐ không kì hạn tăng làm cho sự gia tăng của tổng
nguồn VHĐ lớn hơn sự gia tăng của VHĐ có kỳ hạn, do đó, tỷ lệ này giảm.
Năm 2013, tỷ lệ này đã tăng lên 5.58% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự
tăng trưởng trên là do VHĐ có kỳ hạn có mức lãi suất cao hơn, có nhiều kỳ hạn
thích hợp để khách hàng lựa chọn, bên cạnh đó, NH có chính sách huy động vốn ổn
định, đưa ra nhiều ưu đãi cho khách hàng khi sử dụng loại sản phẩm này, đồng thời,
khách hàng lựa chọn gửi tiền vào NH để đảm bảo an toàn vừa có lợi nhuận; đồng
thời VHĐ không kỳ hạn giảm xuống làm cho sự gia tăng của VHĐ có kỳ hạn lớn
hơn sự gia tăng của tổng nguồn VHĐ nên tỷ lệ này tăng lên.
Nhìn chung, VHĐ có kỳ hạn của NH ổn định tương đối cao, tạo điều kiện
thuận lợi cho cho việc sử dụng vốn của NH, góp phần nâng cao lợi nhuận.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 45
Vốn huy động trung và dài hạn trên tổng vốn huy động:
Bảng 12: Vốn huy động trung và dài hạn trên tổng vốn huy động 2011 – 2013
CHỈ TIÊU Đơn vị tính 2011 2012 2013
Vốn huy động trung và dài hạn Triệu đồng 38,700 91,876 81,459
Tổng vốn huy động Triệu đồng 146,253 196,763 237,364
VHĐ trung và dài hạn/Tổng vốn huy
động % 26.46 46.69 34.32
(Nguồn: Phòng Kế toán của AGB NSH TTH)
VHĐ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng trung bình trong tổng cơ cấu nguồn
vốn và tỷ lệ này biến động qua các năm.
Năm 2011, tỷ lệ VHĐ trung và dài hạn trên tổng VHĐ đạt 26.46%, tuy
nhiên đến năm 2012, tỷ lệ này tăng mạnh, đạt 46.69%, nguyên nhân là do VHĐ
trung và dài hạn tăng mạnh, đây là dấu hiệu tốt vì NH huy động được vốn này nhiều
có nghĩa là việc cho vay khách hàng trong thời gian dài hạn tăng, từ đó lợi nhuận
của NH tăng.
Năm 2013, tỷ lệ này giảm xuống còn 34.32%, nguyên nhân là do trong giai
đoạn này khách hàng muốn gửi với kì hạn ngắn để có thể sử dụng khi có nhu cầu,
đồng thời nhu cầu sử dụng vốn vào kinh doanh, mở rộng sản xuất của khách hàng
nên lượng VHĐ trung và dài hạn bị hạn chế. Do đó, tỷ lệ VHĐ trung và dài hạn trên
tổng VHĐ giảm.
Nhìn chung, tỷ lệ VHĐ trung và dài hạn trên tổng nguồn VHĐ của NH ở
mức khá tốt, tăng nguồn vốn sử dụng cho việc cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên,
NH cần phải đưa ra những chiến lược phù hợp để có thể huy động những nguồn vốn
trung và dài hạn nhiều hơn để nâng cao lợi nhuận của NH.
2.4.1.4. Khả năng đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn
Để đẩy mạnh công tác huy động và sử dụng vốn trong NH, vấn đề đặt ra là
phải quản lý hữu hiệu cả nguồn VHĐ và tổng dư nợ. Công tác huy động vốn và sử
dụng vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sau đây là bảng số liệu thể hiện sự
tương quan giữa VHĐ và dư nợ của NH:
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 46
Bảng 13: Khả năng sử dụng vốn huy động để cho vay
của Ngân hàng 2011 – 2013
CHỈ TIÊU Đơn vị tính 2011 2012 2013
Dư nợ Triệu đồng 142,485 195,732 242,866
Vốn huy động Triệu đồng 146,253 196,763 237,364
Dư nợ/Vốn huy động Lần 0.97 0.99 1.02
(Nguồn: Phòng Kế toán của AGB NSH TTH)
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng VHĐ vào việc cho vay vốn. Thông
thường khi nguồn VHĐ ở NH chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì
dư nợ gấp nhiều lần so với VHĐ. Nếu NH sử dụng vốn cho vay phần lớn từ vốn cấp
trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng VHĐ được. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1
thì càng tốt cho hoạt động NH.
Qua bảng số liệu trên, ta thấy tỷ lệ Dư nợ/Vốn huy động tăng qua các năm và
luôn ở con số xấp xỉ bằng 1. Năm 2011, bình quân 0.97 đồng dư nợ thì có 1 đồng
VHĐ tham gia, đến năm 2012, tỷ lệ này tăng lên đạt 0.99 lần. đến năm 2012, tỷ lệ
này tiếp tục tăng lên đạt 1.02 lần. Trong năm 2011, 2012, ta thấy nguồn VHĐ cũng
tương đối đủ để đáp ứng cho nhu cầu vay vốn, tuy nhiên năm 2013 thì NH có dấu
hiệu huy động nguồn vốn chưa được tốt, không thể đáp ứng cho việc cho vay buộc
NH phải sử dụng thêm nguồn vốn khác. Nguyên nhân là do năm 2012, tình hình
kinh tế gặp khó khăn, các kênh đầu tư như bất động sản, chứng khoán gặp nhiều rủi
ro nên khách hàng lựa chọn gửi tiền vào NH làm gia tăng một lượng VHĐ lớn, tuy
nhiên, trong nền kinh tế hiện thời, các doanh nghiệp không thể trả được nợ cho NH
đồng thời có nhiều doanh nghiệp lâu năm với NH thực hiện các khoản vay mới để
đưa doanh nghiệp của mình qua khỏi khó khăn, điều đó làm cho sự gia tăng của dư
nợ lớn hơn sự gia tăng của VHĐ, do đó dư nợ/vốn huy động tăng. Đến năm 2013,
tình hình kinh tế ổn định hơn, lãi suất giảm xuống, do đó, nhiều doanh nghiệp tiến
hành vay vốn kinh doanh hơn trong khi đó thì lãi suất huy động thấp nên khách
hàng tiến hành lựa chọn các cơ hội đầu tư khác, từ đó khiến cho sự gia tăng của dư
nợ lớn hơn sự gia tăng của VHĐ, nên tỷ lệ dư nợ/vốn huy động tăng.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 47
Ngoài việc đẩy mạnh cộng tác huy động vốn, NH còn cần phải chú ý đến việc
giải quyết đầu ra của nguồn VHĐ, cần cân đối hợp lý giữa huy động vốn và sử dụng
vốn để có thể nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn.
2.4.1.5. Thông qua một số chỉ tiêu khác
Để thấy rõ hơn hiệu quả của công tác huy động vốn của AGB NSH TTH, ta
cần xem xét các chỉ tiêu tài chính liên quan đến huy động vốn.
Bảng 14: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn
của Ngân hàng 2011 – 2013
CHỈ TIÊU ĐVT 2011 2012 2013
Vốn huy động Triệu đồng 146,253 196,763 237,364
Vốn huy động bình quân Triệu đồng 130,987 194,985 234,893
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 154,421 207,165 256,685
Doanh số cho vay Triệu đồng 174,528 265,157 317,701
Dư nợ Triệu đồng 142,485 195,732 242,866
Doanh thu Triệu đồng 24,760 30,074 30,452
Tổng chi phí huy động vốn Triệu đồng 17,364 21,994 21,175
Tổng chi phí Triệu đồng 21,917 25,866 25,135
Lãi thu từ cho vay Triệu đồng 23,726 28,936 29,316
Lãi chi cho huy động vốn Triệu đồng 16,037 18,912 18,535
1. Chênh lệch thu chi Triệu đồng 7,689 10,024 10,781
2. Vốn huy động/Tổng nguồn vốn % 94.71 94.98 92.47
3. Vốn huy động/Doanh số cho vay lần 0.84 0.74 0.75
4. Vòng quay vốn huy động vòng 0.19 0.15 0.13
5. Chi phí huy động/Tổng chi phí lần 0.79 0.85 0.84
6. Lãi thu từ cho vay/Lãi chi cho huy động vốn lần 1.48 1.53 1.58
7. Chênh lệch thu chi/Vốn huy động bình quân % 5.87 5.14 4.59
(Nguồn: Phòng Kế toán của AGB NSH TTH)Trư
ờng
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 48
Vốn huy động trên tổng nguồn vốn:
VHĐ của các NHTM chiếm tỷ trọng hơn 90% trong tổng nguồn vốn, NH tồn
tại và phát triển chủ yếu là nhờ việc sử dụng nguồn vốn huy động này. Do đó, để có
thể kinh doanh đem lại lợi nhuận cao nhất thì NH phải chú trọng thực hiện tốt công
tác huy động vốn.
VHĐ của AGB NSH TTH chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của NH.
Tỷ lệ này đạt 94.71% vào năm 2011, tăng nhẹ lên 94.98% năm 2012, và giảm
xuống còn 92.47% năm 2013. Năm 2012, mặc dù trong giai đoạn này nền kinh tế
gặp nhiều khó khăn bất ổn, NHNN hạ lãi suất, nhưng NH đã đưa ra nhiều chương
trình khuyến mãi hấp dẫn, đồng thời NH đã tạo được uy tín lâu năm đối với khách
hàng nên trong điều kiện thị trường tài chính khó khăn thì khách hàng đặt niềm tin
vào NH để thu được sự an toàn cũng như lợi nhuận từ các nguồn vốn của họ, điều
đó khiến cho VHĐ tăng , nên tỷ lệ VHĐ/tổng nguồn vốn tăng. Năm 2013, nền kinh
tế đã dần ổn định trở lại, nhiều khách hàng quen thuộc với NH vẫn tiếp tục duy trì
quan hệ với NH, tuy nhiên với việc hạ lãi suất xuống mức thấp nhất trong giai đoạn
này khiến tốc độ tăng của VHĐ năm 2013 nhỏ hơn năm 2012, đồng thời, việc gia
tăng của vốn khác làm cho tổng nguồn vốn gia tăng lên nhiều. Do đó, tỷ lệ vốn huy
động/tổng nguồn vốn giảm xuống.
Vốn huy động trên doanh số cho vay:
Tỷ lệ VHĐ trên doanh số cho vay thể hiện khả năng và hiệu quả sử dụng VHĐ
của NH. Tỷ lệ này của AGB NSH TTH luôn nhỏ hơn 1 trong giai đoạn 2011 – 2013.
Năm 2011, tỷ lệ này là 0.84 lần, có nghĩa là để cho vay 1 đồng thì NH sử dụng
0.84 đồng VHĐ. Năm 2012, tỷ lệ này giảm xuống còn 0.74 lần. Nguyên nhân của
sự sụt giảm này là do trong năm này, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nên
nhiều doanh nghiệp có quan hệ lâu năm với NH vay vốn để giải quyết khó khăn do
đó làm cho doanh số vay vốn tăng mạnh, điều này làm cho tỷ lệ VHĐ trên doanh số
cho vay giảm xuống.
Năm 2013, tỷ lệ VHĐ trên doanh số cho vay tăng nhẹ lên 0.75 lần. Nguyên
nhân là do người dân vẫn muốn đảm bảo an toàn đồng thời để thu được lợi nhuận
nên họ tiếp tục gửi tiền ở NH, NH luôn có khách hàng lâu năm gửi tiền nên mặc dù
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 49
lãi suất giảm nhưng lượng VHĐ cũng tăng, doanh số cho vay tăng ở mức hơn VHĐ
một ít nên tỷ lệ này tăng nhẹ.
Vòng quay vốn huy động:
Nếu vòng quay VHĐ càng lớn thì NH càng sử dụng vốn hiệu quả. Vòng quay
VHĐ của NH giảm trong giai đoạn này.
Năm 2011, vòng quay VHĐ đạt 0.19 vòng , đến năm 2012 thì giảm xuống còn
0.15 vòng, năm 2013 tiếp tục giảm xuống còn 0.13 vòng.
Vòng quay VHĐ của NH chưa cao, tốc độ luận chuyển vốn còn chậm do một
phần VHĐ được vẫn còn ứ đọng, chưa thể giải ngân hết do tình hình hoạt động của
các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số lượng khá lớn VHĐ được dùng cho vay
trung và dài hạn chưa đến hạn thu hồi, đồng thời các doanh nghiệp gặp khó khăn
nên nợ cho vay chưa thể thu hồi về đúng thời hạn nên làm giảm tốc độ luân chuyển
vốn của NH.
Nhìn chung, việc sử dụng vốn của NH vẫn chưa linh hoạt, chưa đem lại hiệu
quả cao nhất, tốc độ luân chuyển vốn còn hạn chế do đó NH cần chú trọng hơn
trong việc phát triển, thúc đẩy vòng quay vốn.
Chi phí huy động trên tổng chi phí
Chỉ tiêu này đánh giá chi phí của NH phải bỏ ra cho hoạt động huy động vốn
so với tổng chi phí hoạt động.
Qua bảng số liệu ta thấy, chỉ tiêu này biến động qua 3 năm. Năm 2011, chỉ
tiêu này đạt 0.79 lần nhưng đến năm 2012, chỉ tiêu này đã tăng lên 0.85 lần. Nguyên
nhân là do trong năm 2012 thì thị trường tài chính gặp khó khăn, NH phải thực hiện
các chương trình chăm sóc khách hàng kết hợp với việc đưa ra các sản phẩm phù
hợp, tổ chức nhiều chương trình bốc thăm trúng thưởng để cạnh tranh với các NH
khác nên chi phí phi lãi cho huy động vốn tăng lên đáng kể. Do đó, tỷ lệ chi phí huy
động trên tổng chi phí tăng.
Năm 2013, tỷ lệ chi phí huy động trên tổng chi phí giảm nhẹ xuống còn 0.84
lần. Nguyên nhân là do NHNN đã hạ lãi suất xuống thấp làm cho chi phí trả lãi
cũng giảm xuống nhẹ, đồng thời sự giảm xuống của chi phí huy động vốn lớn hơn
của tổng chi phí, do đó, tỷ lệ chi phí huy động trên tổng chi phí giảm.
Trư
ờ
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 50
Lãi thu từ cho vay trên lãi chi cho huy động vốn:
Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữ doanh thu từ cho vay và chi phí cho huy
động vốn, tỷ lệ này càng lớn càng tốt.
Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2011, lãi thu từ cho vay gấp 1.48 lần lãi chi cho
huy động vốn. Năm 2012, tỷ lệ này tăng lên đạt 1.53 lần. Nguyên nhân là do lãi thu
từ cho vay tăng mạnh, sự gia tăng của lãi thu từ cho vay lớn hơn so với sự gia tăng
của lãi chi cho huy động vốn, điều này làm cho tỷ lệ này tăng.
Năm 2013, tỷ lệ này tiếp tục tăng, đạt 1.58 lần. Nguyên nhân là do thu nhập
của người dân không tăng đồng thời NHNN đã hạ lãi suất xuống thấp nên chi phí
trả lãi giảm xuống do đó lãi chi cho huy động vốn giảm, trong khi đó thì nhiều
doanh nghiệp vay vốn làm ăn, nhiều hợp đồng đến hạn trả lãi nên lãi thu từ cho vay
tăng. Do đó, lãi thu từ cho vay trên lãi chi cho huy động vốn tăng.
Nhìn chung, tỷ lệ lãi thu từ hoạt động cho vay trên lãi chi cho huy động vốn
của NH tăng qua các năm. Mặc dù vậy NH cần phải tăng cường công tác huy động
vốn từ khách hàng và tìm kiếm những khách hàng vay vốn tiềm năng, đưa ra những
chính sách cho vay phù hợp.
Chênh lệch thu chi trên VHĐ bình quân:
Chỉ tiêu này nhằm kiếm chứng khả năng sinh lợi của VHĐ thông qua việc
xem xét khoản lợi nhuận thu được trên mỗi đồng VHĐ, chỉ số này càng cao càng tốt
cho NH.
Năm 2011, tỷ lệ chênh lệch thu chi trên VHĐ bình quân đạt 5.87%, có nghĩa là
cứ 100 đồng VHĐ NH tạo ra được 5.87 đồng thu nhập ròng. Đến năm 2012, tỷ lệ này
giảm xuống còn 5.14% . Nguyên nhân là do VHĐ bình quân tăng mạnh, tăng 63,998
triệu đồng; trong khi đó chênh lệch thu chi chỉ tăng nhẹ vì do tình hình kinh tế khó
khăn, thị trường tài chính bất ổn, nên tỷ lệ chênh lệch thu chi trên VHĐ giảm.
Năm 2013, tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống còn 4.59%, nguyên nhân là do nguồn
thu từ hoạt động cho vay tăng không đáng kể , trong khi đó NH tiếp tục huy động
khá nhiều vốn.
Từ đó cho thấy tuy VHĐ của NH ngày càng tăng nhưng NH chưa đạt hiệu quả
trong việc giải quyết đầu ra làm cho hiệu quả sinh lời của VHĐ giảm rõ rệt.
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 51
2.5. Đánh giá hiệu quả huy động vốn
2.5.1. Những kết quả đạt được
Huy động vốn:
NH đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác huy động vốn. Cụ
thể, VHĐ của NH tăng liên tục qua 3 năm, năm 2011 đạt 146,253 triệu đồng, 2012
đạt 196,763 triệu đồng, 2013 đạt 237,364 triệu đồng. Trong đó, NH lợi thế về VHĐ
có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm. Do các loại sản phẩm này có mức lãi suất hấp dẫn
và NH cung cấp các chương trình ưu đãi cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm
trên. Đặc biệt, tiền gửi tiết kiệm tăng mạnh qua các năm, năm 2012 đạt 164,037
triệu đồng, năm 2013 đạt 210,558 triệu đồng. Cho thấy NH đã phát triển tốt công
tác huy động vốn đối với những loại sản phẩm truyền thống và tạo ra một số sản
phẩm mới dựa trên những sản phẩm truyển thống.
Ngoài ra, NH còn tập trung khai thác tiềm năng huy động vốn ở các TCTD
khác, tiền gửi ở các TCTD mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng năm 2013 thì tăng
nhiều so với năm 2012, điều này chứng tỏ NH đã chú trọng mở rộng mạng lưới giao
dịch.
Hiệu quả huy động vốn:
NH có khả năng quản lý tốt chi phí huy động vốn, cụ thể là năm 2013 để huy
động được một đồng vốn, NH bỏ ra 0.1059 đồng chi phí mặc dù có sự cạnh tranh
gay gắt giữa các NH. Bên cạnh đó, NH đã tuân thủ đúng quy định của NHNN về sử
dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ này cao nhất là năm 2012 đạt
26.64%. Đồng thời, VHĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn, chiêm
trên 92%. Tỷ lệ lãi thu từ cho vay trên lãi chi cho huy động vốn tăng qua các năm.
Từ các yếu tố này, có thể thấy VHĐ của NH có thể đáp ứng được phần lớn nhu cầu
vay vốn của khách hàng.
2.5.2. Những hạn chế còn tồn tại
Qua những kết quả phân tích trên ta thấy, bên cạnh những thành tựu đạt được,
NH cũng còn tồn tại một số hạn chế như sau:
Công tác huy động vốn: Tiền gửi thanh toán có sự sụt giảm ở năm 2013,
giảm 40.93%. Trong công tác huy động vốn bằng ngoại tệ, doanh số vẫn còn rất
Trư
ờn
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 52
thấp trong tổng nguồn VHĐ của NH, thể hiện khả năng thanh toán quốc tế của NH
còn hạn chế.
Hiệu quả sử dụng vốn của NH chưa cao, tỷ lệ VHĐ trên doanh số cho vay
năm 2011 đạt 0.84 lần nhưng đến năm 2013 thì chỉ còn 0.75 lần.
Hiệu quả sinh lời của vốn mà NH huy động được còn ở mức thấp, tỷ lệ
chênh lệch thu chi trên VHĐ bình quân giảm qua các năm , đồng thời tỷ lệ lợi
nhuận ròng trên VHĐ bình quân còn ở mức thấp, chỉ đạt 2.26% năm 2013.
Ngân hàng AGB NSH TTH chủ yếu tập trung phát triển và đầu tư các loại
sản phẩm truyền thống và phục vụ cho khách hàng truyền thống. Chưa tiếp cận
nhiều với các loại sản phẩm mới và khai thác các đối tượng khách hàng tiềm năng.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 53
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH NAM SÔNG HƯƠNG
3.1. Định hướng phát triển
Tập trung thực hiện các biện pháp duy trì và khai thác hiệu qủa nguồn tiền gửi
của khách hàng. Sử dụng linh hoạt các hình thức huy động vốn từ thị trường nhằm
đảm bảo hoạt động kinh doanh .
Mở rộng hoạt động tín dụng phù hợp với nguồn VHĐ: sắp xếp, tiếp cận với
các dự án có hiệu quả, chú trọng công tác thẩm định hồ sơ vay vốn.
Tăng cường giới thiệu sản phẩm dịch vụ để tăng cường nguồn thu dịch vụ.
Đẩy mạnh công tác quảng bá thẻ, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu được giao.
Mở rộng mạng lưới theo tiêu chí của Ban lãnh đạo, củng cố mô hình hoạt động.
Giữ gìn sự đoàn kết thống nhất, tập trung dân chủ, phát huy vai trò nòng cốt
của các tổ chức đoàn thể, tuân thủ theo đúng những nguyên tắc phục vụ khách hàng.
3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu qủa huy động vốn
Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn:
Thứ nhất, bên cạnh những sản phẩm truyền thống thì NH cần triển khai và
phát triển các sản phẩm huy động vốn mới như tiết kiệm xây dụng nhà ở,...
Thứ hai, NH nên chú trọng các hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu dài
hạn, thực hiện chuyển nhượng các giấy tờ có giá, đồng thời đẩy mạnh hoạt động sử
dụng có hiệu quả các nguồn vốn này theo các dự án đầu tư.
Thứ ba, chi nhánh nên phát hành một số loại thẻ mới thẻ ghi nợ quốc tế và
tăng cường đưa ra các chính sách phù hợp để thu hút lượng tiền gửi thanh toán
nhằm mở rộng mối quan hệ giao dịch với các NH khác. Đẩy mạnh công tác huy
động vốn bằng USD bằng cách đưa ra nhiều loại sản phẩm tiền gửi bằng USD với
những ưu đãi kèm theo.
Trư
ờng
Đạ
i ọ
c K
inh
t H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 54
Đơn giản hóa các thủ tục nhận tiền gửi cho tới các thủ tục cho vay:
Hiện nay, nếu một người gửi tiền thông thường phải mất khoảng 15 – 30 phút
cho một lần gửi hoặc rút, đối với cho vay, thủ tục này còn kéo dài nhiều ngày. Các
thủ tục này NH làm theo quy định nhưng cần phải nghiên cứu biện pháp rút ngắn
thời gian. Chẳng hạn như trang bị máy vi tính cho các quỹ tiết kiệm, máy của kế
toán kết nối với máy của kế toán trưởng và thủ quỹ, qua đó có thể kiểm tra lẫn nhau,
đảm bảo tính chính xác, giảm bớt thời gian chờ đợi của khách hàng.
Đưa ra những chiến lược huy động vốn phù hợp theo từng đối tượng khách
hàng:
NH có thể cung cấp sản phẩm thẻ liên kết sinh viên – học sinh dành cho đối
tượng sinh viên và học sinh, loại thẻ này mang tính tiện ích vì là thẻ sử dụng dịch
vụ của NH vừa là thẻ sinh viên và thẻ thư viện của trường.
Đồng thời, chi nhánh cần chú ý tiếp cận những đơn vị có nguồn vốn lớn trên
địa bàn như Bảo hiểm Xã hội, Sở công thương,...nếu có thể thu hút được một trong
số những khách hàng này thì nguồn VHĐ được sẽ lớn.
Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ
Chú trọng công tác phát triển thẻ và hệ thống ATM, tạo ngày càng nhiều tiện
ích cho khách hàng khi sử dụng thẻ, nâng cao và đổi mới công nghệ, đặt nhiều máy
rút tiền cho khách hàng khi sử dụng thẻ.
Hợp tác với siêu thị, spa,...để họ sẵn sàng chấp nhận thanh toán thẻ của NH. Bên
cạnh đó, NH cũng cần chú ý đảm bảo luôn có tiền mặt luôn có trong các máy ATM.
Tăng cường công tác marketing ngân hàng:
Để thu hút khách hàng đến với NH ngày càng một nhiều thì NH phải đặt ra
chiến lược khách hàng. NH cần có phòng marketing riêng chuyên thu thập thông
tin, nắm bắt nhu cầu của khách hàng, phân lại thị trường, phân loại khách hàng để
từ đó có cách xử lý cho phù hợp. Ví dụ như đối với những khách hàng lâu năm, có
số dư tiền gửi lớn, được NH tín nhiệm, thì NH sẽ có chính sách ưu tiên về lãi suất
cũng như xét thưởng.
Đặc biệt, NH cần đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo về các sản phẩm của
NH để khách hàng hiểu rõ hơn.
Trư
ờng
Đạ
i họ
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 55
Nâng cao hiệu quả huy động vốn:
Muốn công tác huy động vốn được tăng cường thì phải kết hợp với sử dụng
vốn có hiệu quả. Đối với vốn trung và dài hạn phải đầu được đầu tư theo dự án, trên
cơ sở các dự án sản xuất kinh doanh đã được thẩm định kỹ lưỡng, đạt hiệu qủa kinh
tế xã hội cao. Bên cạnh đó, NH cần tập trung đẩy mạnh huy động vốn ngắn hạn để
đảm bảo nhu cầu thanh khoản và mức độ an toàn cho NH.
Căn cứ vào số lượng VHĐ, thời hạn cụ thể là bao lâu mà NH lựa chọn các
hình thức huy động thích hợp với mức lãi suất hợp lý.
Tăng cường huy động vốn trung và dài hạn bằng cách quy định mức lãi suất
hấp dẫn cho loại vốn này, ví dụ như rút lãi hoặc vốn định kỳ với lãi suất thấp hơn.
Đẩy mạnh công tác cho vay vốn phù hợp, tăng cường nghiên cứu, thẩm định
khách hàng, khai thác những nhu cầu vốn vay đủ tiêu chuẩn để có thể sử dụng
nguồn VHĐ một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả huy động vốn cũng như làm tăng
lợi nhuận cho NH.
Quản lý rủi ro và giảm chi phí hoạt động:
Đưa ra chính sách lãi suất huy động hợp lý: đưa ra mức lãi suất có thể bù đắp
chi phí hoạt động và phản ánh đúng quan hệ cung cầu về tiền tệ trên thị trường
Tuân thủ các quy định về quản trị rủi ro của Hội sở, chú ý đến vấn đề thanh
khoản và có những kiến nghị lên Hội sở khi cần thiết.
NH phải thường xuyên thống kê các khế ước đến hạn, có kế hoạch đôn đốc trả nợ
đối với các doanh nghiệp có nợ quá hạn trên tinh thần giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau.
Đồng thời, phối hợp với cơ quan chính quyền địa phương để quản lý tài sản thế chấp.
Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ đội ngủ cán bộ:
Tập trung đào tạo chuyên sâu các nghiệp vụ truyền thống, đồng thời cập nhật
thêm các kiến thức, những sản phẩm mới và công nghệ của NH hiện đại. Có chính
sách thưởng phạt rõ ràng để khuyến khích mọi người cùng cố gắng.
Đồng thời, phải biết sắp xếp đội ngủ cán bộ một cách hợp lý, mạnh dạn đề bạt,
sử dụng cán bộ có năng lực.
Nên có những buổi thảo luận giữa cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn để có
thể cùng nhau học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm làm việc, tạo ra môi trường làm việc và
cạnh tranh lành mạnh giữa các cán bộ.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
i
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 56
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Kết quả đạt được
Một là, đề tài đã tổng hợp lại một số lý luận cơ bản về nghiệp vụ huy động vốn
và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn, làm cơ sở để tiến hành phân tích,
đánh giá hiệu quả huy động vốn của chi nhánh 2011 – 2013.
Hai là, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình huy động vốn của
chi nhánh trong giai đoạn 2011 – 2013, qua đó thấy được quy mô, cơ cấu và tốc độ
tăng trưởng của nguồn VHĐ.
Ba là, tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả huy động trong giai đoạn 2011 -
2013 vốn thông qua một số chỉ tiêu.
Bốn là, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi
nhánh, dựa trên tình hình thực tiễn và hiệu quả nghiệp vụ huy động vốn đã phân
tích ở trên.
1.2. Hạn chế
Đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa trên phương pháp phân tích số liệu thứ cấp nên tính
chính xác của việc phân tích còn phụ thuộc vào chất lượng số liệu do NH cung cấp.
Một số nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu nêu chưa đầy đủ do không có
điều kiện tiếp xúc với những người có kinh nghiệm trong NH để trao đổi.
Tôi vẫn còn nhiều hạn chế về năng lực, kinh nghiệm nên giải quyết một số vấn
đề chưa được thấu đáo.
2. Kiến nghị
2.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, có cơ chế chính sách phù hợp nhằm ổn định mức lãi suất huy động
và cho vay trên thị trường.
Thứ hai, cung ứng tiền tệ phù hợp với từng thời kỳ của nền kinh tế nhằm hạn
chế lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động của NH.
Thứ ba, tạo một môi trường pháp lý thuận lợi, đồng bộ tạo điều kiện để
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 57
NHTM hoạt động kinh doanh có hiệu quả theo quy định của Pháp luật.
Thứ tư, giải quyết công ăn việc làm cho người dân để họ có thu nhập ổn
định. Một khi đời sống của người dân được nâng cao thì họ sẽ tiếp cận với các hình
thức thanh toán qua NH, tạo điều kiện cho NHTM dễ dàng thu hút vốn từ mọi tầng
lớp dân dư và các tổ chức kinh tế.
2.2. Kiến nghị đối với Hội sở của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn chi nhánh Nam Sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế
Thứ nhất, cần có những biện pháp đồng bộ với hệ thống ứng dụng công nghệ
thông tin và hoạt động kế toán. Sự phối hợp đồng bộ trên toàn hệ thống sẽ phát huy
được hiệu qủa tối đa của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh
doanh NH.
Thứ hai, tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực nhân viên trong công tác quản
trị điều hành, đồng thời, xem trọng thái độ phục vụ cũng như trình độ nghiệp vụ của
bộ phận kế toán huy động vốn, vì đây là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý hoạt động các chi
nhánh trong hệ thống.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Hồ Thị Ngọc Châu 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Hữu Hòa (2008), Thống kê kinh doanh 1, Tủ sách Đại học Kinh tế
Huế.
2. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản
thống kê.
3. Nguyễn Minh Kiều (2011), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao
động xã hội.
4. Nguyễn Văn Tiến, Tài chính – Tiền tệ - Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.
5. Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động xã
hội.
6. Website Ngân hàng Nhà nước: www.sbv.gov.vn
7. Website: www.laisuat.vn
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), Thông tư số 15/2009/TT-NHNN về
việc ban hành quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho
vay trung hạn và dài hạn đối với TCTD.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_huy_dong_von_tai_ngan_hang_nong_nghiep_va_phat_trien_nong_thon_chi_nhanh_nam_song.pdf