Vị trí, địa hình, đất đai: Đất đai là yếu tố sản xuất không thể thiếu được
trong sản xuất nông nghiệp, là mối quan tâm hàng đầu đối với người làm nông
nghiệp. Sản xuất nông nghiệp phải gắn liền với đất đai, quỹ đất nhiều hay ít, tốt hay
xấu, vị trí thuận lợi hay không, độ dốc lớn hay nhỏ,. đều ảnh hưởng đến kết quả
sản xuất và tác động đến thu nhập của người nông dân. Điều kiện tự nhiên có ảnh
hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp bởi vì đây là cơ sở để sinh vật sinh
trưởng, phát triển và tạo sinh khối. Đánh giá đúng điều kiện tự nhiên là cơ sở xác
định cây trồng vật nuôi phù hợp và định hướng đầu tư thâm canh đúng.
Ở vùng đồng bằng, đất nông nghiệp được hình thành chủ yếu do sự bồi tụ phù
sa của hệ thống các sông lớn theo những loại hình tam giác châu thổ hoặc đồng bằng
ven biển. Với các đặc điểm là địa hình tương đối bằng phẳng, có nguồn nước tưới
thuận lợi, đất đai màu mỡ phì nhiêu, đồng bằng đã và đang là những cánh đồng lớn
ngày càng phong phú về chủng loại cây trồng theo sự phát triển của giống và hệ
thống canh tác mới. Ở miền núi, đất đai rất phong phú, đa dạng, địa hình xen kẽ giữa
các cánh đồng nhỏ hẹp hình thành do phù sa sông suối, các thung lũng do đất bồi tụ
mà thành với những vùng đất cao, những triền đồi, núi dốc rất khác nhau về đặc điểm
thổ nhưỡng, thảm thực vật, nguồn nước và độ ẩm được khai thác, sử dụng bởi nhiều
tộc người khác nhau. Vì vậy, quá trình sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói
riêng ở miền núi cũng có sự khác biệt với miền xuôi, thể hiện qua chủng loại cây
trồng, cơ cấu mùa vụ, năng suất cây trồng rồi đến thu nhập của hộ nông dân.
- Khí hậu, thời tiết: Yếu tố khí hậu, thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất
nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Nhiệt độ bình quân, sự sai khác
nhiệt độ ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm, số giờ nắng,.trực tiếp ảnh hưởng tới sự phân
bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Lượng mưa có ý nghĩa quan
trọng trong việc giữ nhiệt độ, độ ẩm của đất, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp
nước cho quá trình sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi.
134 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p trên mỗi đơn
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
89
vị diện tích đất nông nghiệp; từ mục tiêu đảm bảo an ninh lương tực tại chỗ đến
phát triển nông nghiệp bền vững;
Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp của huyện
giai đoạn 2015 - 2025, định hướng đến 2030
Căn cứ vào các tài liệu về thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất, đặc điểm sinh lý,
sinh thái của cây trồng, dự kiến khả năng mở rộng diện tích cho mục đích phát triển
nông nghiệp trên địa bàn huyện đến năm 2025 là 4.000 - 5.000 ha. Trong đó:
- Mở rộng cho mục đích sản xuất nông nghiệp: 1.000 - 2.000 ha;
- Khả năng mở rộng cho mục đích sản xuất lâm nghiệp: 3.000 - 4.000 ha.
Cụ thể như sau:
+) Quy hoạch ngành trồng trọt
- Mục tiêu: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững, sản xuất
hàng hóa với quy mô lớn, chất lượng cao, sản phẩm an toàn, có sức cạnh tranh trên thị
trường. Hình thành các vùng chuyên canh tập trung có năng suất cao gắn với công
nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến, đồng thời gìn giữ và bảo vệ môi trường.
Đảm bảo an ninh lương thực, ổn định diện tích canh tác lúa, ngô sắn, chè,...Thử
nghiệm một số cây trồng như cao su và một số cây trồng khác. Hình thành các vùng
rau sạch, phát triển nghề trồng hoa, sinh vật cảnh.
- Chỉ tiêu nhiệm vụ: Các chỉ tiêu phát triển ngành trồng trọt được thể hiện cụ
thể trong Quy hoạch đối với từng nhóm cây trồng.
+) Quy hoạch ngành lâm nghiệp
- Mục tiêu: Thiết lập quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích
quy hoạch cho lâm nghiệp. Tập trung phát triển trồng rừng kinh tế ở vùng gò đồi, từng
bước chuyển giao kỹ thuật trồng rừng kinh tế ở vùng núi. Khuyến khích các thành
phần kinh tế và tổ chức xã hội tham gia hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày
càng nhiều vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo
tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao
mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ vững quốc phòng an
ninh. Phấn đấu đến 2025, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 25% tổng giá trị sản xuất
ngành nông nghiệp. Năm 2030, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 28% tổng giá trị sản
xuất ngành nông nghiệp.
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
90
+) Thủy sản
- Mục tiêu: Tận dụng tối đa diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản
để tăng sản lượng. Tăng diện tích nuôi cá ruộng, chuyển đổi những diện tích ruộng 1
vụ kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Ổn định và tiếp tục phát triển mô hình nuôi
cá lồng để tận dụng mặt nước các hồ, đầm lớn. Tiếp tục củng cố mạng lưới sản xuất
các loại giồng thủy sản, thử nghiệm đưa giống mới có năng suất và giá trị kinh tế cao
vào sản xuất. Từng bước tăng giá trị ngành thủy sản, phấn đấu đến 2025, giá trị sản
xuất thủy sản đạt 7% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, năm 2030 đạt 9% tổng
giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Các tiến bộ về khoa học công nghệ
Về giống cây trồng: Đến nay, các cơ quan và các Viện nghiên cứu đã chọn tạo
và nhập nội được một tập đoàn cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, phù hợp với
nhiều vùng sinh thái khác nhau như cây ăn quả nguồn gốc ôn đới, á nhiệt đới, các
giống chè, ngô, đậu tương năng suất, chất lượng cao, các giống bò sữa, bò thịt cho sản
lượng sữa, thịt cao. Hiện nay, các chương trình giống vật nuôi, cây trồng đang được
chú trọng ở tất cả các vùng trong huyện.
Hầu hết các loại cây trồng, vật nuôi đều có quy trình kỹ thuật được ban hành từ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Những quy trình này là kết quả của những
nghiên cứu và khảo nghiệm thực tế trên địa bàn.
3.2. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại
huyện Lệ Thủy
3.2.1. Bố trí lại cơ cấu cây trồng
a) Đối với vùng đồng bằng
- Chuyển đổi phần diện tích áp dụng các loại hình kém hiệu quả như loại hình
đậu tương - lúa hè thu, xen canh đậu tương - lạc - ngô do các mô hình này chi phí làm
đất cao, cây đậu tương được trồng với mục đích chủ yếu là chống bạc màu, cải tạo đất,
nếu muốn đạt năng suất cao phải đầu tư chuyên canh, chi phí đầu tư lớn sang các loại
hình mang lại hiệu quả cao như chuyên lúa, chuyên màu.
Ngoài ra cần đưa các giống lúa có chất lượng cao vào gieo cấy (như LT2, LT3,
Bắc thơm) trên diện tích đất chuyên lúa hoặc 1 vụ lúa - 1 vụ màu.
- Tiếp tục áp dụng các mô hình nuôi cá trên ruộng lúa do mô hình lúa - cá chi
phí đầu tư ít, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên. Trên một diện tích không chỉ cho
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
91
thu hoạch lúa và cá mà còn có các loại khác, như: cua đồng, tôm, tép, ốc..., góp phần
nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó, nhiều nông dân còn tận dụng một phần diện tích thả
nuôi vịt nhằm tăng giá trị kinh tế. Mô hình lúa - cá đang là hướng đi giúp người dân
tăng thêm thu nhập trên cùng diện tích, tránh việc bỏ hoang ruộng đất. Tuy nhiên, về
lâu dài, địa phương cũng cần tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn
chuyển đổi cây trồng, con nuôi mới vào sản xuất, nâng cao hơn nữa về giá trị thu nhập,
giúp người dân gắn bó hơn với sản xuất nông nghiệp.
- Giảm phần diện tích đất hiện đang trồng cam và các loại hoa quả có múi nằm
ở các khu vực trũng, do vùng đồng bằng trong những năm gần đây thường xuyên bị
ngập lụt, cây thường bị nhiễm bệnh, năng suất chất lượng ngày càng giảm. Loại cây
trồng phù hợp với phần diện tích này là các loại cây công nghiệp ngắn ngày như ngô,
sắn hoặc cây chuối.
- Đối với cây lâm nghiệp thì giữ nguyên như hiện nay, đặc biệt là bảo vệ các
khu vực rừng phòng hộ, tránh việc khai thác trái phép.
b) Đối với vùng gò đồi
- Giống như vùng đồng bằng, các loại hình cây đậu tương kết hợp với vụ lúa hè
thu, lạc, ngô không mang lại nhiều hiệu quả nhưng vẫn được áp dụng do ảnh hưởng
của nhu cầu tập quán, tự cung, tự cấp của các hộ giá đình. Cần phổ biến kiến thức, đưa
ra các loại hình phù hợp để tăng hiệu quả sử dụng đất như chuyên lúa, lúa - khoai lang,
lạc - sắn.
- Tăng diện tích các ruộng lúa đủ điều kiện kết hợp nuôi cá, tận dụng mặt nước
hiện có để phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, ngoài việc chú trọng phát triển
diện tích nuôi trồng thủy sản cần xem xét đến các yếu tố bảo vệ môi trường, tránh xảy
ra hiện tượng dịch bệnh hàng loạt.
- Tận dụng các vùng đồi trọc, chưa sử dụng để tăng diện tích trồng cây lâm
nghiệp, đặc biệt là cây keo. Hiện nay, trên địa bàn đã có các điểm thu mua, có nhà máy
chế biến bột gỗ, đầu ra cây keo khá ổn định, việc phát triển cây keo không cần nhiều
chi phí vốn đầu tư ban đầu, kỹ thuật trồng khá đơn giản.
c) Đối với vùng núi
- Giữ nguyên cơ cấu cây nông nghiệp hiện có để đảm bảo an ninh lương thực tại
vùng núi.
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
92
- Chuyển đổi diện tích trồng các cây ăn quả, cây lâu năm không có hiệu quả như
cam, quýt, cao su sang trồng các loại cây lâm nghiệp như keo để nâng cao đời sống,
tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân trong vùng.
3.2.2. Tăng cường công tác khuyến nông và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
a) Công tác khuyến nông
Thực hiện có hiệu quả việc xã hội hoá công tác khuyến nông. Cần xây dựng
phương án đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn của mạng lưới khuyến nông đến
từng thôn, bản. Các cán bộ khuyến nông cần thực hiện phương châm “3 cùng” và
“cầm tay chỉ việc” trong công tác khuyến nông, đặc biệt là trong việc áp dụng các
thành tựu khoa học công nghệ. Mặt khác, ngành nông nghiệp của huyện cũng cần điều
chỉnh chế độ thù lao đối với các cán bộ khuyến nông cơ sở nhằm động viên, khuyến
khích cán bộ khuyến nông phát huy hết năng lực. Cần dành một khoản kinh phí cho
chương trình đào tạo chuyên môn về khoa học công nghệ cho các cán bộ nông nghiệp
từ xã đến huyện.
b) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Con người là yếu tố quyết định mọi thành công, do vậy để đào tạo phát triển
nguồn nhân lực, huyện Lệ Thủy cần thực hiện các giải pháp sau:
+) Đối với đội ngũ cán bộ quản lý
- Xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị để hình thành tiêu chuẩn cán
bộ theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng cao. Trên cơ sở đó rà soát,lập kế hoạch bố
trí, đào tạo và thu hút nhân tài.
- Xây dựng chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, có
khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, thú
y, thủy sản, lâm nghiệp,...) theo hướng gửi đi đào tạo ở các trường chuyên nghiệp
trong nước.
- Có chính sách tuyển dụng cán bộ trẻ, có trình độ, năng lực. Tăng cường công
tác luân chuyển cán bộ, nhất là cán bộ quản lý.
+) Đối với nông dân
- Đào tạo một cách có hệ thống, có cấp bằng cho lao động nông nghiệp. Ban
hành chính sách khuyến khích nông dân học nghề (ưu đãi vốn vay, ưu đãi tích tụ ruộng
đất trong giới hạn được phép, hỗ trợ áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ).
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
93
- Phát huy vai trò của Hội nông dân, hợp tác xã và các Hiệp hội sản xuất trong
việc dạy nghề, tiếp thu khoa học - công nghệ, tiếp cận thông tin.
- Xây dựng đội ngũ phát triển cộng đồng, tập trung nâng cao kiến thức cho cán
bộ cơ sở.
- Khuyến khích đội ngũ trí thức phục vụ nông nghiệp, nông thôn (thành lập
doanh nghiệp, xây dựng trang trại, mở dịch vụ khoa học - công nghệ,...)
- Tăng cường công tác tuyên truyền, đổi mới, nâng cao nhận thức cho nông dân.
Tăng cường thời lượng phát sóng các kênh truyền hình, kênh phát thanh các chuyên
mục phục vụ phát triển nông nghiệp. Xây dựng chính sách khuyến khích mọi thành
phần kinh tế tham gia cung cấp thông tin về sản xuất nông nghiệp trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Ưu tiên cho công tác in ấn, phát hành sách báo phổ biến kỹ thuật
trong nông nghiệp. Xây dựng quỹ hỗ trợ cho các sáng tác có nội dung tuyên truyền về
các chương trình phát triển nông nghiệp.
c) Tổ chức sản xuất, kinh doanh
- Tổng kết, đổi mới và xây dựng các mô hình kinh tế, các hình thức tổ chức sản
xuất sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp tại các địa phương. Xây dựng chính sách
khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác
xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ
kinh tế hộ phát triển theo hướng trang trại có quy mô phù hợp, tỷ trọng sản phẩm hàng
hóa lớn.
- Tiếp tục phát triển kinh tế hộ lên một bước mới theo hướng chuyên môn hóa.
Đưa sản xuất theo mô hình trang trại ra khỏi khu dân cư, hình thành các vùng chuyên
canh sản xuất hàng hóa, các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu.
- Ưu tiên khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác (ưu đãi về vốn vay, đào tạo,
thuê đất, chuyển giao kỹ thuật, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại,...), khuyến
khích các hiệp hội ngành hàng nhằm liên kết các nông hộ, các trang trại với nhau. Có
như vậy mới thuận lợi trong việc tăng cường quy mô sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp.
- Rà soát hiện trạng sử dụng quỹ đất nông nghiệp, thu hồi đất nông nghiệp sử
dụng sai mục đích, kém hiệu quả giao lại cho chính quyền địa phương để cho các tổ
chức, cá nhân khác thuê sử dụng với hiệu quả cao hơn.
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
94
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản, thủy sản
sử dụng nguyên liệu và lao động nông nghiệp tại chỗ. Đầu tư phát triển các doanh
nghiệp công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất
nông nghiệp. Phát triển và bảo tồn các nghề mang bản sắc dân tộc và làm tăng thu
nhập của nông dân bằng việc gắn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp với du lịch
sinh thái.
- Phát động rộng rãi chương trình xây dựng nông thôn mới để các tổ chức của
nông dân đóng vai trò chủ động trong việc huy động lực lượng và tham gia quản lý các
chương trình phát triển nông thôn, Phát huy sức mạnh cộng đồng trong quá trình xây
dựng chiến lược, triển khai và quản lý xã hội, quản lý các tài nguyên nói chung và đất
nông nghiệp nói riêng.
d) Huy động các nguồn vốn, hỗ trợ về vốn và tín dụng
- Để có được khoản vốn lớn để thực hiện một hệ thống các giải pháp toàn diện
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đối với một huyện nghèo như Lệ
Thủy, huyện cần đa dạng hóa các kênh huy động. Các nguồn có thể huy động có thể
bao gồm: các nguồn ngân sách trung ương, địa phương; vốn tín dụng đầu tư; vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài; vốn doanh nghiệp và huy động từ dân cư.
- Cần tiến hành lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án để
xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Đối với những hộ trồng mới chè, trồng cây ăn quả, trồng rừng cần duy trì
hưởng chế độ đầu tư và vay vốn tín dụng lồng ghép các dự án như dự án ADB, dự án 5
triệu hecta rừng,
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ giống đối với các giống lúa, chè, cây ăn quả
và đậu tương, cỏ trồng chăn nuôi, giống cây lâm nghiệp.
- Ưu đãi vốn vay cho những hộ nông dân phát triển mô hình trang trại.
3.2.3. Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất
nông, lâm nghiệp và thủy sản
- Thực hiện mối liên kết “4 nhà”: Nhà nước - Nhà nông - Nhà khoa học - Nhà
doanh nghiệp để phát huy tổng hợp thế mạnh trong phát triển sản xuất nông nghiệp.
Trong đó, doanh nghiệp tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ; nông dân hợp tác sản
xuất có định hướng theo hợp đồng; nhà khoa học nghiên cứu đưa ra các giải pháp tăng
sản lượng, cải thiện chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh;
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
95
nhà nước thể hiện vai trò trung gian gắn kết giữa các nhà với nhau, đồng thời đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp thông tin, tiêu chuẩn hóa sản phẩm xuất khẩu, có cơ
chế thúc đẩy sản xuất, hỗ trợ tín dụng và tổ chức thực hiện liên kết.
- Tập trung nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật của những
ngành mũi nhọn. Ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học để chọn, tạo ra nhiều
giống cây trồng, vật nuôi và quy trình nuôi trồng, bảo quản, chế biến; tạo sự đột phá về
năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả sản xuất. Tập trung giải quyết những vấn đề
quan trọng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như: nghiên
cứu thị trường nông sản, phòng chống thiên tai, phòng chống dịch bệnh, cơ giới hóa
sản xuất nông nghiệp,...
- Nghiên cứu và ứng dụng mô hình canh tác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
và bảo vệ môi trường cho các huyện và xã vùng núi. Chú trọng kỹ thuật canh tác, hạn
chế tối thiểu xói mòn; thực hiện các biện pháp giữ ẩm, tưới tiết kiệm; áp dụng các mô
hình nông - lâm và nông - lâm - ngư nghiệp.
- Tăng cường tỷ trọng vốn ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học,
công nghệ, nâng cao tỷ lệ đóng góp của khoa học - công nghệ cho sự tăng trưởng của
ngành nông nghiệp.
- Củng cố và hoàn thiện cơ sở vật chất, nhân lực cho các đơn vị có chức năng
nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất như: Trung tâm giống vật nuôi,
Trung tâm giống cây trồng, Trại sản xuất giống lúa, Trại giống thủy sản.
- Xây dựng chính sách đãi ngộ thỏa đáng để tạo động lực phát huy tốt năng lực
cán bộ khoa học, khuyến khích mọi thành phần tham gia đầu tư nghiên cứu, chuyển
giao khoa học - công nghệ, khuyến khích thanh niên, trí thức trẻ am hiểu về khoa học -
kỹ thuật về nông thôn công tác.
- Tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,
thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ khác ở nông thôn. Gắn hiệu quả cung cấp dịch vụ
với lợi ích vật chất và tinh thần của đội ngũ cán bộ. Chọn lọc và đào tạo chuyên môn
hóa đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học, chuyển những cán bộ không có năng lực
hoạt động khoa học - công nghệ sang công tác khác.
- Xã hội hóa hoạt động khoa học - công nghệ, khuyến khích mọi thành phần
tham giá đầu tư nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ. Dành một
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
96
phần quỹ đất để nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp, đầu tư xây dựng các khu
công nghệ cao.
- Bố trí cơ cấu cấy trồng, vật nuôi và điều khiển thời vụ sát với điều kiện sinh
thái của từng vùng. Chú trọng cải tạo mặt bằng đồng ruộng kết hợp với tăng cường
thủy lợi nội đồng để tạo môi trường tốt cho việc áp dụng các kỹ thuật canh tác trên
đồng ruộng.
3.2.4. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh nông sản
- Giao thông: Là một nhân tố quan trọng nhất đến hình thành và phát triển nền
sản xuất hàng hoá, hạ tầng giao thông được cải thiện sẽ làm thay đổi phương thức sản
xuất hiện tại theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.
- Thuỷ lợi: Kết quả điều tra ở nhiều địa phương cho thấy, nơi nào làm tốt công
tác thuỷ lợi, đất ruộng được đầu tư thâm canh, tăng vụ thì nơi ấy giảm được canh tác
nương rẫy do làm ruộng đủ lương thực nên người dân sẽ dần dần chuyển đất nương
rẫy sang trồng rừng hoặc các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế và môi trường cao
hơn, đặc biệt làm tốt công tác thuỷ lợi nhỏ sẽ tạo được nguồn nước để phát triển ruộng
lúa.
- Chợ và các trung tâm thương mại: Xây dựng các trung tâm thương mại ở cấp
huyện và các trung tâm của vùng trong huyện, đồng thời cần hỗ trợ các xã xây dựng
chợ hoặc mở rộng chợ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi, mua bán hàng hóa
nông - lâm - thủy sản. Xây dựng các chợ đầu mối ở vùng trọng điểm. Trước mắt có thể
chọn những địa điểm thuận lợi về giao thông, kho bãi để xây dựng chợ nông sản đầu
mối nhằm tập trung lượng hàng lớn, chất lượng cao phục vụ cho 3 kênh tiêu thụ: nội
huyện, bán sang các huyện khác và chế biến.
3.2.5. Nâng cấp chuỗi giá trị, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và
thị trường tiêu thụ nông sản
- Nâng cao chất lượng nông phẩm, giảm giá thành, cải tiến mẫu mã để nâng cao
sức cạnh tranh trên thị trường. Thực hiện đồng bộ các khâu tiếp thị, quảng cáo,thiết lập
mạng lưới phân phối. Tăng cường các hình thức liên kết, liên doanh với các đối tác có
kinh nghiệm và truyền thống.
- Các địa phương trong huyện cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức
năng để hoạch định chiến lược thị trường phù hợp, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt
không theo quy hoạch. Theo dõi giá cả để đề xuất kịp thời với huyện và tỉnh để có
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
97
những giải pháp ứng phó kịp thời trước những biến động của giá cả, giúp nông dân ổn
định sản xuất những nông, lâm và thủy sản chính.
- Tăng cường cập nhật thông tin kinh tế, đặc biệt là các thông tin về thị trường,
giá cả và cung cấp để các tổ chức kinh tế cũng như nông dân nắm được, từ đó xác định
được kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm một cách nhanh chóng, chính xác.
- Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các khâu trong quá trình sản xuất nông
nghiệp, từ khâu cung ứng vật tư, nguyên liệu, kỹ thuật, tổ chức sản xuất cho đến tiêu
thụ sản phẩm. Hệ thống dịch vụ cũng cần được sắp xếp, tổ chức và quản lý theo hướng
gắn liền với sản xuất. Hình thành mạng lưới đại lý cung ứng giống, vật tư, thiết bị kỹ
thuật, bao tiêu sản phẩm, đặc biệt là đối với nông sản xuất khẩu.
- Tổ chức Hội chợ nông sản để quảng bá sản phẩm nông nghiệp. Thành lập các
hợp tác xã tiêu thụ làm đầu mối giữa người sản xuất và các cơ sở chế biến, các công ty
xuất khẩu để tập trung sản phẩm. Bảo vệ và tiếp tục xây dựng thương hiệu cho các loại
nông sản - đặc sản nổi tiếng của huyện...
3.2.6. Cải thiện điều kiện sản xuất của nông hộ và của vùng
Mục tiêu của nhóm giải pháp này là từng bước nâng cao năng suất lao động;
nâng cao chất lượng khâu thu hoạch, chế biến, bảo quản nông sản; tăng thêm thu nhập
từ sản xuất nông nghiệp cho nông hộ, đảm bảo mục tiêu xóa đói giảm nghèo và hướng
tới phát triển bền vững. Nội dung chi tiết của nhóm giải pháp này như sau:
- Lồng ghép với nhóm giải pháp về đào tạo và hỗ trợ vốn tín dụng để nâng cao
nhận thức và khắc phục tình trạng thiếu vốn sản xuất, kinh doanh.
- Cung cấp cho người nông dân những biện pháp thu hoạch có hiệu quả, giảm
thiểu thiệt hại do giảm phẩm cấp nông sản hay hao hụt trong quá trình thu hoạch.
- Đầu tư mua sắm, sửa chữa và cải tiến theo hướng hiện đại hóa các trang thiết
bị, máy móc tại các cơ sở chế biến nông sản trong vùng. Nâng cấp tối thiểu 50% số cơ
sở chế biến chè trong huyện để các sản phẩm đủ tiêu chuẩn tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu.
- Phổ biến, áp dụng công nghệ chế biến rau quả với nhiều hình thức từ thủ công
đến hiện đại và đa dạng hoá sản phẩm (sấy, muối, sirô, rượu vang, nước quả, đồ hộp...)
- Ở những vùng chuyên canh lớn, tập trung đầu tư các nhà máy chế biến mới
với thiết bị, công nghệ hiện đại, đồng bộ cùng với phương tiện vận chuyển và kho tàng
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
98
đạt trình độ tiên tiến. Đối với các vùng cây chuyên canh quy mô nhỏ (<500 ha), giao
thông khó khăn, cần đầu tư các nhà xưởng quy mô nhỏ phục vụ nội tiêu trong vùng.
- Áp dụng đồng thời 2 phương pháp bảo quản: Phương pháp cổ truyền và hiện
đại (phương pháp hoá học, sinh học). Chẳng hạn, bảo quản cam quýt truyền thống
bằng cách xử lý nước vôi trong hoặc nước vôi trong có phèn chua, bọc túi ny-lon để
trong hầm đất được 1-2 tháng. Bảo quản bằng hoá chất có thể được lâu hơn, mẫu mã
đẹp nhưng hương vị nhạt hơn. Nhìn chung, nên giảm tới mức thấp nhất lượng sản
phẩm bảo quản bằng hóa chất để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người sử dụng.
Khuyến khích và hỗ trợ về vốn để các hộ, nhóm hộ có điều kiện áp dụng công nghệ
bảo quản lạnh với nhiều ưu điểm.
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
1. Diện tích đất nông nghiệp của huyện Lệ Thủy có sự biến động do việc tách
hay gộp một số chân đất khác nhau. Trong nội bộ đất nông nghiệp cũng có sự biến
động về diện tích do chuyển đổi từ loại đất này sang loại đất khác.
2. Thách thức lớn nhất trong sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy hiện
nay là: Đa phần diện tích đất nông nghiệp sản xuất theo phương thức canh tác truyền
thống mang nặng tính khai thác tự nhiên; hiểu biết của người dân về kỹ thuật canh tác
còn hạn chế; thiếu các biện pháp chống xói mòn rửa trôi nên đất bị thoái hoá nhanh,
năng suất cây trồng giảm. Những mâu thuẫn giữa nhu cầu cuộc sống và môi trường
sinh thái ngày càng sâu sắc. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện chưa cao. Cả
năng suất vật nuôi, cây trồng, giá bán hầu hết các loại nông sản, hệ số sử dụng đất
cũng như thu nhập của các hộ nông dân của huyện Lệ Thủy đều thấp hơn mức trung
bình trong toàn tỉnh và cả nước.
3. Bằng cách kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu truyền thống với
phương pháp hiện đại, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số LUT mang lại hiệu quả
kinh tế cao và bền vững cho vùng đồng bằng là: Nuôi trồng thủy sản, kết hợp trồng lúa
với nuôi cá và trồng cây ăn quả có múi. Tại vùng gò đồi, trồng cây ăn quả có múi (đặc
biệt là cây cam), cây lâm nghiệp như cây keo, trồng cây hàng năm như ngô và gạo đặc
sản là những LUT mang lại hiệu quả kinh tế cao. Còn đối với vùng núi, trồng cây lâm
nghiệp và trồng cây lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi đại gia súc là một LUT mang lại
hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với địa phương. Trồng cây hàng năm tại vùng này chỉ
nhằm mục đích đảm bảo lương thực, thực phẩm tại chỗ trong điều kiện sản xuất hàng
hóa chưa phát triển.
4. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 6 nhân tố tổng hợp ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu. Đó là: Điều kiện tự nhiên, Điều kiện
kinh tế - xã hội, Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, Kỹ thuật - công nghệ áp dụng trong
sản xuất nông nghiệp, Điều kiện sản xuất của nông hộ và Thị trường. Tất cả các nhân
tố này đều có ảnh hưởng cùng chiều với thu nhập hỗn hợp trên một hecta đất nông
nghiệp. Kết quả mô hình cho thấy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố không như nhau,
nhưng nếu một trong các nhân tố này được cải thiện, hoặc tất cả các nhân tố này đều
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
100
được cải thiện sẽ làm tăng đáng kể thu nhập của nông hộ, làm tăng hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy.
5. Các giải pháp đề xuất nếu được thực hiện sẽ mang lại hiệu quả kinh tế với giá
trị sản lượng trên đất nông nghiệp cao hơn, thu nhập trung bình từ 1 hecta đất nông
nghiệp có thể tăng từ 18-25 triệu đồng trong giai đoạn hiện nay lên khoảng 40-60 triệu
đồng vào năm 2025. Giải pháp quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp theo hướng
nâng cao hiệu quả kinh tế cũng tạo thêm được hàng ngàn việc làm, góp phần nâng cao
thu nhập cũng như kiến thức sử dụng đất của cộng đồng dân cư.
II. Kiến nghị
1. Huyện Lệ Thủy cần tập trung xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực,
đặc biệt là chiến lược đào tạo, nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng cho
các cán bộ làm việc tại vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa nhằm đảm bảo điều kiện tiên
quyết để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp, thích ứng với biến
đổi khí hậu và phát triển bền vững.
2. Lãnh đạo huyện và các địa phương trong huyện cần tăng cường nghiên cứu,
học hỏi để rút kinh nghiệm từ các huyện khác có nhiều đặc điểm tương đồng, mạnh
dạn áp dụng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao nhằm phát
triển một nền nông nghiệp bền vững trong tương lai.
3. Huyện cần tiếp tục ưu tiên phát triển giao thông, thuỷ lợi ở các địa phương,
đặc biệt chú trọng thuỷ lợi nhỏ ở các vùng sâu, vùng xa. Đây là giải pháp thiết thực
góp phần cải thiện điều kiện sản xuất của nông hộ, làm tăng hiệu quả kinh tế trong sử
dụng đất nông nghiệp.
4. Cần có thêm những nghiên cứu phân tích chi tiết hiệu quả kinh tế của từng
loại cây trồng chính (hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ) để cung cấp những thông tin
chi tiết hơn cho người sản xuất trên đất nông nghiệp, góp phần làm tăng hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân tại huyện Lệ Thủy./.
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi cục thống kê huyện Lệ Thủy (2013-2017), Niêm giám thống kê, báo cáo
thống kê năm 2013-2017, Quảng Bình.
2. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà (2006), Kinh tế
nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
3. Phan Sỹ Cường (2000), Đánh giá hiệu quả kinh tế cây cam ở huyện Nghĩa Đàn -
Nghệ An, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
4. Bùi Thị Thùy Dung (2009), Bài giảng kinh tế sử dụng đất, Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội.
5. Phạm Văn Dư (2009), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Cộng sản, Số ra ngày 15/5/2009.
6. Nguyễn Văn Hoàn (2007), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện
Việt Yên, huyện Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam.
7. Luật đất đai (2013), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lệ Thủy (2013-2017), Báo
cáo tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2013-2017, Quảng Bình.
9. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lệ Thủy (2013-2017), Báo cáo tình hình
quản lý, sử dụng đất đai năm 2013-2017, Quảng Bình.
10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình (2015-2017), Tổng hợp báo
cáo tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2015-2017, Quảng Bình.
11. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình (2013-2017), Báo cáo tình hình quản
lý, sử dụng đất đai năm 2013-2017, Quảng Bình.
12. Ngô Trung Sơn (2008), Giáo trình Tài nguyên môi trường và phát triển bền
vững, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Trương Văn Tuấn (2007), “Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất tại huyện Ea
Kar, tỉnh Đắk Lắk”, Tạp chí Khoa học - Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
14. Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy (2013-2017), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội
năm 2013-2017.
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
102
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ (tính số người thường trú)
1.1. Số nhân khẩu: .......................... ..........................................................
1.2. Số người trong độ tuổi lao động: ......................................................
1.3. Nguồn thu lớn nhất của hộ trong năm qua:
□ Nông nghiệp □ Nguồn thu khác
1.4. Sản xuất chính của hộ trong nông nghiệp:
□ Trồng trọt □ Chăn nuôi □ Nuôi trồng thủy sản □ Khác
PHẦN II: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ
2.1. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu
STT Công thức luân canh Hiện đang thực hiện(X)
1 Lúa ĐX - Lúa TS - Lúa HT
2 Lúa ĐX - Lúa TS
3 Lúa ĐX - Lúa HT
4 Lúa ĐX - Lúa TS - Khoai lang
5 Lúa ĐX - Rau - Lúa HT
6 Đậu tương - Lúa HT
7 Lúa ĐX - Cá
8 Lạc - Đậu tương - Ngô
9 Lạc - Ngô
10 Khoai lang - Ngô
11 Rau - Rau - Rau
12 Lạc - Sắn
13 Chuối
14 Cá
15 Tôm
16 Bưởi
17 Cam
18 Nhãn, Vải
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
N
TẾ
HU
Ế
103
19 Keo, Tràm, Bạch đàn
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
104
2.2. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất
2.2.1. Cây trồng (tính trên 1 sào = 500m2)
Loại cây trồng
Hạng mục Đơn vịtính Lúa
ĐX
Lúa
TS
Lúa
HT
Khoai
lang Rau
Đậu
tương Lạc Ngô Sắn Cam Keo
A. Kết quả sản xuất
- Diện tích m2
- Thời gian trồng
- Thời gian thu hoạch
- Năng suất tạ
- Giá bán 1000đ/tạ
B. Chi phí
1. Vật chất
- Giống kg
- Phân chuồng kg
- NPK kg
- Urê kg
- Kali kg
- Phân vi sinh kg
- Vôi kg
- Phân bón lá kg
- Thuốc BVTV lít
- Nhiên liệu, điện 1000đ
- Vật tư khác 1000đ
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
105
Loại cây trồng
Hạng mục Đơn vịtính Lúa
ĐX
Lúa
TS
Lúa
HT
Khoai
lang Rau
Đậu
tương Lạc Ngô Sắn Cam Keo
2. Công lao động
- Lao động nhà công
- Lao động thuê ngoài công
- Giá công lao động
thuê ngoài
1000đ/
công
3. Dịch vụ thuê ngoài
- Khai hoang, xây
dựng đồng ruộng
1000đ
- Làm đất 1000đ
- Thu hoạch 1000đ
- Vận chuyển 1000đ
- Thủy lợi phí 1000đ
- Quản lý phí 1000đ
4. Chi phí khác
- Thuế sử dụng đất 1000đ
- Lãi vay ngân hàng 1000đ
- Khác
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
106
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
107
2.2.2. Nuôi trồng thủy sản (tính trên 1 sào = 500m2)
Loại thủy sản
Hạng mục Đơn vị tính
Cá Tôm
a) Thông tin chung
- Diện tích m2
- Thời gian thả
- Thời gian thu hoạch
b) Kết quả sản xuất
- Năng suất tạ/sào
- Giá bán 1000đ/tạ
c) Chi phí
- Giống kg
- Phân hữu cơ 1000đ
- Thức ăn xanh 1000đ
- Thức ăn tổng hợp 1000đ
- Vôi 1000đ
- Thuốc phòng bệnh 1000đ
- Thủy lợi phí 1000đ
- Tu bổ, nạo vét, vệ sinh ao 1000đ
- Chi phí khác 1000đ
d) Công lao động
- Lao động nhà công
- Lao động thuê ngoài công
- Giá công lao động thuê ngoài 1000đ/công
PHẦN III: VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
3.1. Theo ông/bà việc sử dụng cây trồng, vật nuôi hiện tại có phù hợp với đất
không?
□ Phù hợp □ Ít phù hợp □ Không phù hợp
3.2. Việc bón phân như hiện nay có ảnh hưởng tới đất không?
□ Không ảnh hưởng □ Ảnh hưởng ít □ Ảnh hưởng nhiều
3.3. Nếu ảnh hưởng thì ảnh hưởng theo hướng nào?
□ Tốt lên □ Xấu đi
3.3. Lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng hiện nay như thế nào?
□ Theo liều lượng □ Ít hơn liều lượng □ Nhiều hơn liều lượng
DR
AF
T
RƯ
ỜN
G
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
108
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
109
Bảng 2.4: Tình hình biến động các loại đất tại huyện Lệ Thủy từ năm 2013-2017
2013 2014 2015 2016 2017 So sánh2017/2013
Mục đích sử dụng Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(ha)
Diện tích
(ha)
Diện tích
(ha)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
+/-
(ha)
+/-
(%)
TĐPT
(%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 141.611,4 100,00 141.611,4 140.180,4 140.180,4 140.180,4 100,00 -1.431,0 0,0 99,0
I. Đất nông nghiệp 127.490,5 90,03 124.652,4 128.545,5 128.291,1 128.568,6 91,72 1.078,1 1,7 100,8
1. Đất sản xuất nông
nghiệp 22.454,1 17,61 22.701,2 22.238,6 22.226,4 21.577,4 16,78 -876,7 -0,8 96,1
a) Đất trồng cây hàng năm 14.827,7 66,04 15.155,2 16.002,3 15.992,0 15.364,0 71,20 536,3 5,2 103,6
- Đất trồng lúa 9.675,9 65,26 10.043,8 10.986,7 10.981,0 10.669,0 69,44 993,1 4,2 110,3
- Đất cỏ dùng chăn nuôi 79,4 0,54 79,4 0,0 0,0 35,1 0,23 -44,3 -0,3 44,2
- Đất trồng cây hàng năm
khác 5.072,4 34,21 5.032,0 5.015,6 5.011,0 4.659,9 30,33 -412,5 -3,9 91,9
b) Đất trồng cây lâu năm 7.626,4 33,96 7.546,0 6.236,3 6.234,4 6.213,4 28,80 -1.413,0 -5,2 81,5
2. Đất lâm nghiệp 104.683,1 82,11 101.599,0 105.889,6 105.638,4 106.551,4 82,88 1.868,3 0,8 101,8
- Đất rừng sản xuất 68.105,6 65,06 68.035,6 82.382,1 82.392,2 85.905,2 80,62 17.799,6 15,6 126,1
- Đất rừng phòng hộ 36.577,5 34,94 33.563,4 23.507,5 23.246,2 20.646,2 19,38 -15.931,3 -15,6 56,4
3. Đất nuôi trồng thủy sản 313,1 0,25 312,0 356,7 365,6 377,6 0,29 64,5 0,0 120,6
4. Đất nông nghiệp khác 40,2 0,03 40,2 60,6 60,7 62,2 0,05 22,0 0,0 154,7
II. Đất phi nông nghiệp 9.779,1 6,91 12.695,2 8.734,9 8.991,5 9.132,0 6,51 -647,1 -0,4 93,4
1. Đất ở 845,4 8,64 853,3 922,6 933,8 1.072,8 11,75 227,4 3,1 126,9
a) Đất ở nông thôn 778,8 92,12 786,7 860,9 870,2 1.005,2 93,70 226,4 1,6 129,1
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
110
2013 2014 2015 2016 2017 So sánh2017/2013
Mục đích sử dụng Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(ha)
Diện tích
(ha)
Diện tích
(ha)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
+/-
(ha)
+/-
(%)
TĐPT
(%)
b) Đất ở đô thị 66,6 7,88 66,6 61,7 63,6 67,6 6,30 1,0 -1,6 101,5
2. Đất chuyên dùng 4.229,2 43,25 7.271,0 5.813,0 6.058,8 6.058,8 66,35 1.829,6 23,1 143,3
3. Đất sông suối, mặt nước
chuyên dùng 4.309,6 44,07 4.176,0 1.422,1 1.422,1 1.420,1 15,55 -2.889,5 -28,5 33,0
4. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 4,1 0,04 4,1 8,0 8,0 8,9 0,10 4,8 0,1 217,1
5. Đất nghĩa trang, nghĩa
địa 389,4 3,98 389,4 569,2 568,8 571,4 6,26 182,0 2,3 146,7
6. Đất phi nông nghiệp
khác 1,4 0,01 1,4 0,0 0,0 0,0 0,00 -1,4 0,0 0,0
III. Đất chưa sử dụng 4.341,8 3,07 4.263,8 2.900,0 2.897,8 2.479,8 1,77 -1.862,0 -1,3 57,1
1. Đất bằng chưa sử dụng 1.502,3 34,60 1.498,4 1.345,6 1.345,7 1.047,7 42,25 -454,6 7,6 69,7
2. Đất đồi núi chưa sử dụng 2.059,4 47,43 1.985,3 1.554,4 1.552,1 1.432,1 57,75 -627,3 10,3 69,5
3. Đất núi đá không có
rừng cây 780,1 17,97 780,1 0,0 0,0 0,0 0,00 -780,1 -18,0 0,0
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lệ Thuỷ
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
111
Bảng 2.8: Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2013-2017 tại vùng đồng bằng
2013 2017 So sánh2017/2013
Mục đích sử dụng đất
Diện tích
(ha)
Cơ
cấu
(%)
2014
(ha)
2015
(ha)
2016
(ha) Diện tích
(ha)
Cơ
cấu
(%)
+/-
(ha)
+/-
(%)
TĐPT
(%)
ĐẤT NÔNG NGHIỆP 17.523,9 100,0 17.018,4 18.735,2 18.798,8 19.070,3 100,0 1.546,4 0,0 108,8
Đất sản xuất nông nghiệp 8.110,9 46,3 8.346,5 8.606,6 8.675,9 8.526,3 44,7 415,4 -1,6 105,1
Đất trồng cây hàng năm 7.949,4 98,0 8.185,2 8.449,0 8.522,6 8.372,7 98,2 423,3 0,2 105,3
- Đất trồng lúa 6.040,2 76,0 6.150,5 6.453,3 6.490,3 6.383,6 76,2 343,4 0,3 105,7
+ Đất chuyên trồng lúa nước 5.869,1 97,2 5.978,2 6.278,2 6.320,0 6.215,1 97,4 346,0 0,2 105,9
+ Đất trồng lúa nước còn lại 171,1 2,8 172,3 175,1 170,3 168,5 2,6 -2,6 -0,2 98,5
- Đất trồng rau màu 1.008,6 12,7 1.102,6 1.085,2 1.120,9 1.085,6 13,0 77,0 0,3 107,6
- Đất trồng cây hàng năm khác 900,6 11,3 932,1 910,5 911,4 903,5 10,8 2,9 -0,5 100,3
Đất trồng cây lâu năm 161,5 2,0 161,3 157,6 153,4 153,6 1,8 -7,9 -0,2 95,1
- Đất trồng cây cao su 88,5 54,8 91,6 92,7 85,2 80,3 52,3 -8,2 -2,5 90,7
- Đất trồng cây ăn quả lâu năm 42,1 26,1 40,8 35,1 32,6 33,1 21,5 -9,0 -4,5 78,6
- Đất trồng cây lâu năm khác 30,9 19,1 28,9 29,8 35,6 40,2 26,2 9,3 7,0 130,1
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lệ Thuỷ
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
112
Bảng 2.9: Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2013-2017 tại vùng gò đồi
2013 2017 So sánh2017/2013
Mục đích sử dụng đất
Diện tích
(ha)
Cơ
cấu
(%)
2014
(ha)
2015
(ha)
2016
(ha) Diện tích
(ha)
Cơ
cấu
(%)
+/-
(ha)
+/-
(%)
TĐPT
(%)
ĐẤT NÔNG NGHIỆP 26.318,1 100,0 21.235,9 21.685,2 21.890,1 21.945,7 100,0 -4.372,4 0,0 83,4
Đất sản xuất nông nghiệp 9.253,9 35,2 9.350,8 8.601,8 8.576,4 8.099,6 36,9 -1.154,3 1,7 87,5
Đất trồng cây hàng năm 5.622,6 60,8 5.690,2 6.280,4 6.218,3 5.738,4 70,8 115,8 10,1 102,1
- Đất trồng lúa 3.210,9 57,1 3.459,8 4.105,5 4.074,1 3.877,7 67,6 666,8 10,5 120,8
+ Đất chuyên trồng lúa nước 3.038,8 94,6 3.277,5 3.926,9 3.912,9 3.719,1 95,9 680,3 1,3 122,4
+ Đất trồng lúa nước còn lại 172,1 5,4 182,3 178,6 161,2 158,6 4,1 -13,5 -1,3 92,2
- Đất trồng rau màu 652,1 11,6 557,6 586,3 570,1 582,9 10,2 -69,2 -1,4 89,4
- Đất trồng cây hàng năm khác 1.759,6 31,3 1.672,8 1.588,6 1.574,1 1.277,8 22,3 -481,8 -9,0 72,6
Đất trồng cây lâu năm 3.631,3 39,2 3.660,6 2.321,4 2.358,1 2.361,2 29,2 -1.270,1 -10,1 65,0
- Đất trồng cây cao su 1.825,1 50,3 1.715,2 1.702,9 1.644,2 1.632,8 69,2 -192,3 18,9 89,5
- Đất trồng cây ăn quả lâu năm 382,6 10,5 365,2 372,6 352,3 362,7 15,4 -19,9 4,8 94,8
- Đất trồng cây lâu năm khác 1.423,6 39,2 1.580,2 245,9 361,6 365,7 15,5 -1.057,9 -23,7 25,7
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lệ Thuỷ
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
113
Bảng 2.10: Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2013-2017 tại vùng núi
2013 2017 So sánh2017/2013
Mục đích sử dụng đất
Diện tích
(ha)
Cơ
cấu
(%)
2014
(ha)
2015
(ha)
2016
(ha) Diện tích
(ha)
Cơ
cấu
(%)
+/-
(ha)
+/-
(%)
TĐPT
(%)
ĐẤT NÔNG NGHIỆP 83.648,5 100,0 86.398,1 88.125,1 87.602,3 87.552,6 100,0 3.904,1 0,0 104,7
Đất sản xuất nông nghiệp 5.089,3 6,1 5.003,9 5.030,2 4.974,1 4.951,5 5,7 -137,8 -0,4 97,3
Đất trồng cây hàng năm 1.255,7 24,7 1.279,8 1.272,9 1.251,2 1.252,9 25,3 -2,8 0,6 99,8
- Đất trồng lúa 424,8 33,8 433,5 427,9 416,6 407,7 32,5 -17,1 -1,3 96,0
+ Đất chuyên trồng lúa nước 305,7 72,0 314,9 315,1 307,3 302,1 74,1 -3,6 2,1 98,8
+ Đất trồng lúa nước còn lại 119,1 28,0 118,6 112,8 109,3 105,6 25,9 -13,5 -2,1 88,7
- Đất trồng rau màu 231,2 18,4 238,4 242,3 235,1 236,1 18,8 4,9 0,4 102,1
- Đất trồng cây hàng năm khác 599,7 47,8 607,9 602,7 599,5 609,1 48,6 9,4 0,9 101,6
Đất trồng cây lâu năm 3.833,6 75,3 3.724,1 3.757,3 3.723,0 3.698,6 74,7 -135,0 -0,6 96,5
- Đất trồng cây cao su 1.562,1 40,7 1.458,3 1.468,2 1.435,1 1.389,1 37,6 -173,0 -3,2 88,9
- Đất trồng cây ăn quả lâu năm 836,2 21,8 822,0 835,9 846,6 857,2 23,2 21,0 1,4 102,5
- Đất trồng cây lâu năm khác 1.435,3 37,4 1.443,8 1.453,2 1.441,3 1.452,3 39,3 17,0 1,8 101,2
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lệ Thuỷ
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
114
Bảng 2.11: Biến động diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2013-2017 tại vùng đồng bằng
2013 2017 So sánh2017/2013
Mục đích sử dụng đất
Diện tích
(ha)
Cơ
cấu
(%)
2014
(ha)
2015
(ha)
2016
(ha) Diện tích
(ha)
Cơ
cấu
(%)
+/-
(ha)
+/-
(%)
TĐPT
(%)
ĐẤT NÔNG NGHIỆP 17.523,9 100,0 17.018,4 18.735,2 18.798,8 19.070,3 100,0 1.546,4 0,0 108,8
Đất lâm nghiệp 12.106,2 69,1 11.790,1 8.693,8 8.718,4 8.465,7 44,4 -3.640,5 -24,7 69,9
Đất rừng sản xuất 4.063,9 33,6 3.996,8 4.022,3 4.027,9 4.001,5 47,3 -62,4 13,7 98,5
- Đất có rừng tự nhiên SX 263,2 6,5 261,7 260,2 261,6 254,2 6,4 -9,0 -0,1 96,6
- Đất có rừng trồng SX 1.135,9 28,0 1.125,7 1.058,2 1.081,1 1.052,1 26,3 -83,8 -1,7 92,6
- Đất khoanh nuôi phục hồi rừng SX 350,7 8,6 340,5 355,8 352,6 365,0 9,1 14,3 0,5 104,1
- Đất trồng rừng SX 2.314,1 56,9 2.268,9 2.348,1 2.332,6 2.330,2 58,2 16,1 1,3 100,7
Đất rừng phòng hộ 8.042,3 66,4 7.793,3 4.671,5 4.690,5 4.464,2 52,7 -3.578,1 -13,7 55,5
- Đất có rừng tự nhiên PH 4.865,2 119,7 4.785,1 1.834,5 1.851,4 1.745,2 43,6 -3.120,0 -76,1 35,9
- Đất có rừng trồng PH 621,1 15,3 600,5 554,1 561,5 560,8 14,0 -60,3 -1,3 90,3
- Đất khoanh nuôi phục hồi rừng
PH 320,1 7,9 295,1 278,2 285,1 282,9 7,1 -37,2 -0,8 88,4
- Đất trồng rừng PH 2.235,9 55,0 2.112,6 2.004,7 1.992,5 1.875,3 46,9 -360,6 -8,2 83,9
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lệ Thuỷ
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
115
Bảng 2.12: Biến động diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2013-2017 tại vùng gò đồi
2013 2017 So sánh2017/2013
Mục đích sử dụng đất
Diện tích
(ha)
Cơ
cấu
(%)
2014
(ha)
2015
(ha)
2016
(ha) Diện tích
(ha)
Cơ
cấu
(%)
+/-
(ha)
+/-
(%)
TĐPT
(%)
ĐẤT NÔNG NGHIỆP 26.318,1 100,0 21.235,9 21.685,2 21.890,1 21.945,7 100,0 -4.372,4 0,0 83,4
Đất lâm nghiệp 13.164,2 50,0 12.981,6 13.097,1 13.232,1 13.332,3 60,8 168,1 10,7 101,3
Đất rừng sản xuất 12.043,5 91,5 11.902,5 12.056,9 12.194,8 12.333,9 92,5 290,4 1,0 102,4
- Đất có rừng tự nhiên SX 3.546,3 29,4 3.694,1 3.518,2 3.521,6 3.587,2 29,1 40,9 -0,4 101,2
- Đất có rừng trồng SX 1.586,7 13,2 1.555,6 1.540,2 1.539,8 1.515,2 12,3 -71,5 -0,9 95,5
- Đất khoanh nuôi phục hồi rừng SX 1.262,1 10,5 1.225,3 1.213,2 1.216,5 1.219,2 9,9 -42,9 -0,6 96,6
- Đất trồng rừng SX 5.648,3 46,9 5.427,4 5.785,3 5.916,9 6.012,3 48,7 364,0 1,8 106,4
Đất rừng phòng hộ 1.120,7 8,5 1.079,1 1.040,2 1.037,2 998,4 7,5 -122,3 -1,0 89,1
- Đất có rừng tự nhiên PH 480,6 4,0 471,2 453,1 456,2 430,2 3,5 -50,4 -0,5 89,5
- Đất có rừng trồng PH 143,8 1,2 130,7 124,5 126,3 125,8 1,0 -18,0 -0,2 87,5
- Đất khoanh nuôi phục hồi rừng PH 75,8 0,6 69,0 66,3 65,7 64,2 0,5 -11,6 -0,1 84,6
- Đất trồng rừng PH 420,4 3,5 408,2 396,3 389,0 378,2 3,1 -42,2 -0,4 90,0
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lệ Thuỷ
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
116
Bảng 2.13: Biến động diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2013-2017 tại vùng núi
2013 2017 So sánh2017/2013
Mục đích sử dụng đất
Diện tích
(ha)
Cơ
cấu
(%)
2014
(ha)
2015
(ha)
2016
(ha) Diện tích
(ha)
Cơ
cấu
(%)
+/-
(ha)
+/-
(%)
TĐPT
(%)
ĐẤT NÔNG NGHIỆP 83.648,5 100,0 86.398,1 88.125,1 87.602,3 87.552,6 100,0 3.904,1 0,0 104,7
Đất lâm nghiệp 79.412,7 94,9 76.827,3 84.098,7 83.688,0 84.753,4 96,8 5.340,7 1,9 106,7
Đất rừng sản xuất 51.998,2 65,5 52.136,3 66.302,9 66.169,5 69.569,8 82,1 17.571,6 16,6 133,8
- Đất có rừng tự nhiên SX 38.141,4 73,4 36.717,8 45.034,7 45.236,1 48.856,9 70,2 10.715,5 -3,1 128,1
- Đất có rừng trồng SX 4.705,6 9,0 4.905,6 5.110,0 5.214,3 5.182,8 7,4 477,2 -1,6 110,1
- Đất khoanh nuôi phục hồi rừng SX 3.110,4 6,0 3.245,5 3.311,7 3.246,8 3.115,1 4,5 4,7 -1,5 100,2
- Đất trồng rừng SX 6.040,8 11,6 7.267,4 12.846,5 12.472,3 12.415,0 17,8 6.374,2 6,2 205,5
Đất rừng phòng hộ 27.414,5 34,5 24.691,0 17.795,8 17.518,5 15.183,6 17,9 -12.230,9 -16,6 55,4
- Đất có rừng tự nhiên PH 12.645,1 24,3 9.865,1 7.220,4 7.521,2 5.341,2 7,7 -7.303,9 -16,6 42,2
- Đất có rừng trồng PH 6.541,2 12,6 5.641,2 4.285,9 4.329,2 4.256,1 6,1 -2.285,1 -6,5 65,1
- Đất khoanh nuôi phục hồi rừng PH 1.898,5 3,7 4.065,9 1.842,8 1.824,6 1.805,1 2,6 -93,4 -1,1 95,1
- Đất trồng rừng PH 6.329,7 12,2 5.118,8 4.446,7 3.843,5 3.781,2 5,4 -2.548,5 -6,7 59,7
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lệ Thuỷ
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
117
Bảng 2.14: Biến động diện tích đất nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2013-2017
2013 2017 So sánh2017/2013
Mục đích sử dụng đất
Diện tích
(ha)
Cơ
cấu
(%)
2014
(ha)
2015
(ha)
2016
(ha) Diện tích
(ha)
Cơ
cấu
(%)
+/-
(ha)
+/-
(%)
TĐPT
(%)
Vùng đồng bằng
- Đất nông nghiệp 17.523,9 17.018,4 18.735,2 18.798,8 19.070,3
- Đất nuôi trồng thủy sản 191,5 1,1 187,8 229,6 234,7 244,7 1,3 53,2 0,2 127,8
Vùng gò đồi
- Đất nông nghiệp 26.318,1 21.235,9 21.685,2 21.890,1 21.945,7
- Đất nuôi trồng thủy sản 68,9 0,3 70,1 71,5 73,0 73,2 0,3 4,3 0,1 106,2
Vùng núi
- Đất nông nghiệp 83.648,5 86.398,1 88.125,1 87.602,3 87.552,6
- Đất nuôi trồng thủy sản 52,7 0,1 54,1 55,6 57,9 59,7 0,1 7,0 0,0 113,3
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lệ Thuỷ
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
118
Bảng 2.15: Mùa vụ của các cây trồng chính ở các vùng tại huyện Lệ Thủy
Thời vụ gieo trồngTT Cây trồng
Vùng đồng bằng Vùng gò đồi Vùng núi
1 Lúa đông xuân Tháng 1-2 Tháng 1-2 Cuối tháng 12 - đầu tháng 1
2 Lúa hè thu Tháng 6-7 Tháng 6-7 Tháng 4-6
3 Lúa tái sinh Tháng 4-5 Tháng 4-5
Tháng 1-2 Tháng 1-2 Tháng 1-2
Tháng 5-6 Tháng 5-6 Tháng 5-64 Ngô
Tháng 9-10 Tháng 9-10 Tháng 9-10
5 Sắn Tháng 2-3 Tháng 2-3 Tháng 2-3
Tháng 9-10 Tháng 9-10
Tháng 1-2 Tháng 1-2 Tháng 1-2
Tháng 5-6 Tháng 5-6 Tháng 5-6
6 Khoai lang
Tháng 9-10 Tháng 9-10 Tháng 9-10
Tháng 1-2 Tháng 1-2 Tháng 1-2
Tháng 6-7 Tháng 6-7 Tháng 6-77 Đậu tương
Tháng 9-10 Tháng 9-10 Tháng 9-10
Tháng 1-3 Tháng 1-3 Tháng 1-2
Tháng 5-7 Tháng 5-7 Tháng 6-78 Rau
Tháng 9-10 Tháng 9-10 Tháng 9-10
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
119
Thời vụ gieo trồngTT Cây trồng
Vùng đồng bằng Vùng gò đồi Vùng núi
Tháng
1-3 Tháng 1-3
Tháng
1-3
9 Lạc
Tháng
6-7 Tháng 6-7
Tháng
6-7
10 Mía Tháng 2-3 Tháng 2-3 Tháng 2-3
11 Chè Tháng 2-3 Tháng 2-3 Tháng 2-3
12 Mít Tháng 6-7 Tháng 6-7 Tháng 6-7
13 Dứa Vụ xuân hè (3-5), Vụ thu (9-10) Vụ xuân hè (3-5), Vụ thu (9-10)
14 Chuối Vụ xuân (2-3), Vụ thu (8-10) Vụ xuân (2-3), Vụ thu (8-10)
15 Nhãn Vụ xuân (2-4), Vụ thu (8-10) Tháng 6-7
16 Vải Vụ xuân (2-4), Vụ thu (8-10) Vụ xuân (2-4), Vụ thu (8-10) Tháng 6-7
17 Cam Vụ xuân (2-3), Vụ thu (8-10) Vụ xuân (2-3), Vụ thu (8-10) Tháng 6-7
18 Bưởi Vụ xuân (2-3), Vụ thu (8-10) Vụ xuân (2-3), Vụ thu (8-10) Tháng 6-7
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Lệ Thuỷ
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
120
Bảng 2.16: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng, vật nuôi tại vùng đồng bằng
Cây trồng/
Vật nuôi 2014 2016 2017
So sánh
sản lượng
2017/2014
Cây hàng năm DT(ha)
NS
(tạ/ha)
SL
(tấn)
DT
(ha)
NS
(tạ/ha)
SL
(tấn)
DT
(ha)
NS
(tạ/ha)
SL
(tấn)
+/-
(tấn) (%)
Lúa cả năm 7.788,7 54,1 421.368,7 7.830,9 56,3 440.879,7 7.520,8 51,8 389.577,4 -31.791,2 92,5
- Lúa đông xuân 4.725,1 65,3 308.549,0 4.676,7 68,6 320.821,6 4.821,3 63,8 307.598,9 -950,1 99,7
- Lúa hè thu 2.165,9 49,3 106.778,9 1.848,7 46,8 86.519,2 1.867,8 48,0 89.654,4 -17.124,5 84,0
- Lúa tái sinh 897,7 26,1 23.430,0 1.077,5 26,4 28.446,0 974,9 22,7 22.130,2 -1.299,7 94,5
Ngô cả năm 245,8 32,5 7.988,5 233,0 32,5 7.572,5 233,0 35,2 8.201,6 213,1 102,7
Sắn cả năm 852,1 162,0 138.040,2 945,2 168,5 159.266,2 872,4 173,9 151.710,4 13.670,2 109,9
Khoai lang 359,6 53,2 19.130,7 443,0 53,7 23.789,1 434,6 49,0 21.295,4 2.164,7 111,3
Đậu tương 112,4 6,4 719,4 104,8 6,7 702,2 99,6 6,9 687,2 -32,1 95,5
Lạc 132,8 8,9 1.181,9 131,2 9,0 1.180,8 131,2 9,7 1.272,6 90,7 107,7
Cây lâu năm (ha) (tạ/ha)(m3/ha)
(tấn)
(m3) (ha)
(tạ/ha)
(m3/ha)
(tấn)
(m3) (ha)
(tạ/ha)
(m3/ha)
(tấn)
(m3)
+/-
(tấn) (m3) (%)
Chè 18,2 60,2 1.095,6 18,0 59,6 1.072,8 17,8 56,5 1.005,7 -89,9 91,8
Cây ăn quả 26,3 260,1 6.840,6 26,6 247,1 6.572,9 25,8 250,6 6.465,5 -375,2 94,5
Cây lâu năm (8 năm) 30,2 80,5 2.431,1 29,6 81,3 2.406,5 30,8 79,4 2.445,5 14,4 100,6
Nuôi trồng thủy sản (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) +/-(tấn) (%)
Cá 187,8 43,0 8.075,4 234,7 43,0 10.092,5 244,7 38,9 9.518,8 1.443,4 117,9
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Lệ Thuỷ
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
121
Bảng 2.17: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng, vật nuôi tại vùng gò đồi
Cây trồng/
Vật nuôi 2014 2016 2017
So sánh
sản lượng
2017/2014
Cây hàng năm DT(ha)
NS
(tạ/ha)
SL
(tấn)
DT
(ha)
NS
(tạ/ha)
SL
(tấn)
DT
(ha)
NS
(tạ/ha)
SL
(tấn)
+/-
(tấn) (%)
Lúa cả năm 5.037,5 50,3 253.386,3 4.929,1 48,8 240.540,1 4.706,6 49,3 232.035,4 -21.350,9 91,6
- Lúa đông xuân 3.124,1 58,1 181.510,2 3.031,0 56,9 172.463,9 2.879,5 55,8 160.676,1 -20.834,1 88,5
- Lúa hè thu 1.587,6 39,4 62.551,4 1.555,8 39,0 60.676,2 1.478,0 38,6 57.050,8 -5.500,6 91,2
- Lúa tái sinh 325,8 24,0 7.819,2 342,3 25,7 8.797,1 349,1 25,7 8.971,9 1.152,7 114,7
Ngô cả năm 536,1 28,6 15.332,5 552,2 28,6 15.792,9 546,7 29,7 16.237,0 904,5 105,9
Sắn cả năm 1.523,2 150,7 229.546,2 1.537,5 164,5 252.918,8 1.460,6 161,2 235.448,7 5.902,5 102,6
Khoai lang 269,5 44,7 12.046,7 283,0 45,6 12.904,8 297,2 45,6 13.552,3 1.505,7 112,5
Đậu tương 56,1 5,6 314,2 58,3 5,4 314,8 55,4 5,3 293,6 -20,5 93,5
Lạc 186,6 8,1 1.511,5 179,1 8,5 1.522,4 186,3 8,4 1.564,9 53,5 103,5
Cây lâu năm (ha) (tạ/ha)(m3/ha)
(tấn)
(m3) (ha)
(tạ/ha)
(m3/ha)
(tấn)
(m3) (ha)
(tạ/ha)
(m3/ha)
(tấn)
(m3)
+/-
(tấn) (m3) (%)
Chè 351,2 50,0 17.560,0 372,6 50,0 18.630,0 369,7 52,0 19.224,4 1.664,4 109,5
Cây ăn quả 268,1 241,9 64.853,4 235,9 251,6 59.352,4 248,9 249,1 62.001,0 -2.852,4 95,6
Cây lâu năm (8 năm) 126,9 70,0 8.883,0 121,8 69,3 8.440,7 120,9 65,8 7.955,2 -927,8 89,6
Nuôi trồng thủy sản (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) +/-(tấn) (%)
Cá 70,1 39,6 2.776,0 73,0 40,4 2.948,8 73,2 42,0 3.074,4 298,4 110,8
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Lệ Thuỷ
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
122
Bảng 2.18: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng, vật nuôi tại vùng núi
Cây trồng/
Vật nuôi 2014 2016 2017
So sánh
sản lượng
2017/2014
Cây hàng năm DT(ha)
NS
(tạ/ha)
SL
(tấn)
DT
(ha)
NS
(tạ/ha)
SL
(tấn)
DT
(ha)
NS
(tạ/ha)
SL
(tấn)
+/-
(tấn) (%)
Lúa cả năm 433,5 43,8 18.970,4 389,8 46,4 18.073,0 396,0 46,8 18.548,8 -421,6 97,8
- Lúa đông xuân 345,2 51,1 17.649,4 310,7 52,3 16.263,5 314,1 51,9 16.301,6 -1.347,8 92,4
- Lúa hè thu 78,0 35,5 2.765,9 70,2 33,2 2.327,1 72,5 33,6 2.436,0 -329,8 88,1
- Lúa tái sinh 10,3 21,8 225,0 9,0 23,6 211,9 9,4 23,6 221,6 -3,3 98,5
Ngô cả năm 35,2 24,6 865,8 31,7 25,2 797,3 32,0 25,2 808,6 -57,1 93,4
Sắn cả năm 45,1 137,1 6.184,9 40,1 153,0 6.140,7 42,8 153,1 6.561,3 376,4 106,1
Khoai lang 22,6 39,3 889,0 20,1 42,9 862,2 21,2 43,3 920,3 31,3 103,5
Đậu tương 42,3 5,2 220,3 36,0 4,8 170,9 38,1 4,6 173,5 -46,8 78,8
Lạc 56,8 7,5 423,3 50,0 8,0 399,4 50,6 7,7 390,7 -32,6 92,3
Cây lâu năm (ha) (tạ/ha)(m3/ha)
(tấn)
(m3) (ha)
(tạ/ha)
(m3/ha)
(tấn)
(m3) (ha)
(tạ/ha)
(m3/ha)
(tấn)
(m3)
+/-
(tấn) (m3) (%)
Chè 125,7 45,0 5.656,5 108,1 42,5 4.594,3 111,9 48,4 5.410,2 -246,3 95,6
Cây ăn quả 52,1 220,1 11.468,7 46,4 239,0 11.083,1 46,9 231,7 10.862,7 -606,0 94,7
Cây lâu năm (8 năm) 592,4 63,7 37.735,9 545,0 60,3 32.859,1 550,9 59,9 32.988,7 -4.747,2 87,4
Nuôi trồng thủy sản (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) +/-(tấn) (%)
Cá 54,1 36,4 1.971,0 49,2 36,0 1.770,1 49,2 36,5 1.798,9 -172,1 91,3
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Lệ Thuỷ
DR
AF
T
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_nong_nghiep_tai_huyen_le_thuy_tinh_quang_binh_701_2085730.pdf