Thứ nhất: Về tình hình cơ cấu vốn trong những năm qua đã được những thành công nhất định đó là vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng lên trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Do lợi nhuận của công ty qua 3 năm luôn giữ ở mức cao đã bổ sung một lượng vốn lớn vào vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu tăng lên thể hiện năng lực tự chủ về mặt tài chính của công ty ngày càng tốt hơn.
Thứ hai: Các khoản phải thu chiếm tỷ lệ nhỏ trong tài sản lưu động trong khi đó tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ lệ lớn trong tài sản lưu động chứng tỏ công tác thu tiền từ khách hàng được quản lý tốt đem về một lượng tiền mặt lớn cho công ty, làm tăng khả năng thanh toán cho công ty.
Thứ ba: Công ty dùng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh bước đầu đã đem lại hiệu quả, sức sản xuất vốn và các tỷ số ROS, ROA, ROE đều ở mức cao chứng tỏ một đồng vốn đầu tư, một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đều mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Đây là thành quả rất lớn trong hiệu quả đầu tư mà công ty phấn đấu rất nhiều.
Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả đạt được nêu trên thì công ty vẫn còn có những hạn chế nhất định về việc sử dụng vốn của mình.
70 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2263 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Bia Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng vốn, thời hạn và chính sách thu tiền của công ty. Từ bảng 7 cho thấy, các khoản phải thu của công ty có sự biến động qua các năm. Năm 2011 các khoản phải thu giảm 12,234 tỷ đồng tương ứng giảm 34,24 % so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 tăng 10,65 tỷ đồng tương ứng tăng 56,23% so với năm 2011. Để đánh giá các khoản phải thu của công ty ở mức hợp lý hay không ta đi vào xem xét tỷ số các khoản phải thu so với doanh thu (CKPT/DT), vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân.
Bảng 8: Tình hình các khoản phải thu
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
So sánh
2011/2010
2012/2011
+/-
%
+/-
%
Doanh thu
1.420.736
1.424.807
1.779.149
4.071
0,28
354.342
24,86
Các KPT bình quân
31.172
18.938
29.587
-12.234
39,24
10.649
56,23
CKPT/doanh thu (%)
2,19
1,33
1,66
-0,86
-39,26
0,33
24,81
Vòng quay KPT (lần/năm)
45,58
75,24
60,13
29,66
65,07
-15,11
-20.08
Kỳ thu tiền bình quân
7,98
4,78
5,98
-3,20
-40,01
1,20
25,19
Chi tiết các khoản phải thu
- Phải thu của khách hàng
25.964
13.930
18.190
-12.034
-46,34
4.260
30,58
- Trả trước cho người bán
4.291
2.870
1.423
-1.421
33,11
-1.447
-50,41
- Các khoản phải thu khác
2.859
3.315
10.370
456
15,95
7.055
2,13
- Dự phòng phải thu khó đòi
-1.942
-1.177
-396
765
39,39
781
66,37
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bia Huế)
Từ bảng trên cho thấy công tác thu tiền của công ty là tốt, các khoản phải thu chiếm tỷ lệ nhỏ so với doanh thu, năm 2010 là 2,19%, năm 2011 là 1,33%, năm 2012 là 1,66%. Trong năm 2011 công tác thu tiền đạt kết quả khả quan nhất, các khoản phải thu chỉ chiếm 1,33% doanh thu. Đến năm 2012, do doanh thu tăng nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu nên các khoản phải thu trong năm này chiếm 1,66%. Thực trạng trên do các nguyên nhân sau:
Năm 2010, các khoản phải thu đạt giá trị lớn nhất trong 3 năm là 31,172 tỷ do khoản phải thu khách hàng đạt giá trị lớn, bởi vì đầu năm 2010 công ty chưa hoàn thành xong dự án nhà máy bia Phú Bài II trong khi nhu cầu tiêu thụ bia tăng lên, khách hàng ký kết nhiều hợp đồng lớn làm cho khoản phải thu khách hàng tăng cao.
Năm 2011, các khoản phải thu đạt giá trị nhỏ nhất là 18,938 tỷ đồng giảm 12,234 tỷ đồng tương ứng giảm 39,24% so với năm 2010. Do khoản phải thu khách hàng đạt giá trị nhỏ nhất, bởi vì cuối năm 2010 nhà máy Phú Bài giai đoạn II ở thị trấn Phú Bài đã đi vào hoạt động, công suất của nhà máy được nâng lên. Từ đó đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, cung cấp bia cho những khách hàng đã ký kết hợp đồng vào năm 2010, do vậy khách hàng đã thanh toán nợ hết cho công ty theo đúng hợp đồng làm cho khoản phải thu khách hàng giảm.
Năm 2012, các khoản phải thu là 29,587 tỷ đồng tăng 10,649 tỷ đồng tương ứng tăng 56,23% so với năm 2011. Nguyên nhân của tình trạng này là do chính sách nới lỏng trong công tác bán hàng của công ty làm các khoản phải thu tăng lên. Nhìn chung, sự tăng lên của các khoản phải thu trong năm 2012 được đánh giá là một dấu hiệu không tích cực bởi vì nó làm tăng khả năng bị khách hàng chiếm dụng vốn, làm giảm khả năng thanh toán ảnh hưởng tới công tác huy động vốn quay vòng, đầu tư tái sản xuất mở rộng nhằm thu lợi nhuận. Tuy nhiên các khoản phải thu còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong doanh thu nên không đáng lo ngại.
- Vòng quay khoản phải thu biến động qua các năm, năm 2010 là 45,58 lần/ năm, năm 2011 là 75,24 lần/ năm, năm 2012 là 60,13 lần/ năm. Năm 2011, vòng quay khoản phải thu tăng lên chứng tỏ tốc độ thu hồi khoản phải thu cao hơn so với năm 2010, cho thấy công ty thắt chặt chính sách bán hàng trả chậm. Đến năm 2012, vòng quay khoản phải thu giảm xuống cho thấy công ty nới lỏng chính sách bán hàng trả chậm. Mặc dù vòng quay khoản phải thu có sự biến động tăng giảm qua 3 năm nhưng vẫn giữ ở mức quá cao so với doanh nghiệp cùng ngành như công ty cổ phần bia Sài Gòn – Miền Tây năm 2012 là: 323.423/ 43.079 = 7,68 lần/ năm. Qua đây, cho thấy Bia Huế có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Như vậy ban quản trị của Bia Huế cần đưa ra chính sách bán hàng hợp lý.
- Kỳ thu tiền bình quân cũng biến động qua các năm, năm 2010 là 7,98 ngày, năm 2011 là 4,78 ngày, năm 2012 là 5,98 ngày. Nhìn chung kỳ thu tiền bình quân có xu hướng giảm qua 3 năm, cho thấy công ty làm tốt trong công tác thu hồi nợ.
c. Hàng tồn kho:
Quan sát sự biến động của hàng tồn kho để thấy hàng tồn kho ở mức độ vừa phải hay chưa?. Nếu công ty dự trữ quá thấp hàng tồn kho thì sẽ không đáp ứng kịp thời nhu cầu để hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến tình trạng khi cần nguyên liệu để sản xuất mà không có sẽ chậm tiến độ, không tốt cho việc kinh doanh lâu dài của công ty. Nhưng nếu dự trữ hàng tồn kho quá cao thì sẽ làm cho số vốn của công ty bị ứ đọng, làm tăng thời gian dự trữ hàng, gia tăng rủi ro, chi phí trong việc dự trữ và quản lý sử dụng vốn, làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm, ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Qua bảng 7 cho thấy, đứng thứ hai trong cơ cấu tài sản lưu động là hàng tồn kho, thường chiếm đến ¼ giá trị tài sản lưu động. Năm 2011, hàng tồn kho của công ty tăng cao hơn năm trước cả về tỷ trọng (+17,54%) lẫn số tuyệt đối (+17,869 tỷ đồng). Năm 2012, tỷ trọng hàng tồn kho tăng 13,66% so với năm 2011 tương ứng tăng 16,362 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng lên có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là do công ty ký kết nhiều hợp đồng lớn, do vậy chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và nguyên vật liệu tồn kho tăng lên nhằm duy trì sản xuất kinh doanh đúng tiến độ. Sự tăng lên này là không tốt làm vốn bị ứ đọng, đồng thời làm chậm khả năng quay vòng vốn, tuy nhiên chưa hẳn là dấu hiệu xấu vì công ty tăng hàng tồn kho nhằm tăng cường quá trình sản xuất kinh doanh.
2.2.2.2. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Tình hình tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty qua 3 năm (2010-2012) được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 9: Tình hình TSCĐ và đầu tư dài hạn của công ty qua 3 năm
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
So sánh
2011/2010
2012/2011
+/-
%
+/-
%
TSCĐ
513.890
603.600
641.710
89.710
17,46
38.110
6,31
Chi phí XDCBDD
246.119
-
-
-246.119
-100,00
-
-
Tổng TSCĐ
760.009
603.600
641.710
-156.409
-20,58
38.110
6,31
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bia Huế)
a. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Chi phí xây dựng cơ bản đều giảm qua các năm, đặc biệt năm 2011 và năm 2012 giảm mạnh hầu như không có. Trong năm 2010 chi phí xây dựng cơ bản đạt giá trị lớn là 246,119 tỷ đồng do nhà máy bia Phú Bài II mới hoàn thành xong vào đầu năm 2010 nên công ty chỉ đầu tư nâng cấp thêm. Đây là biểu hiện tốt vì công ty mở rộng quy mô và hướng sản xuất mới. Do đó, việc mở rộng quy mô và đa dạng hóa các hình thức kinh doanh là một “bước đột phá mới” của công ty. Từ năm 2010 trở đi thì nhà máy giai đoạn II này được hoàn thành xong và bước đi vào hoạt động nên chi phí xây dựng cơ bản dở dang không đáng kể.
b. Tài sản cố định
Qua bảng trên ta thấy tài sản cố định qua các năm đều tăng liên tục. Nếu như năm 2010 là 513,89 tỷ đồng thì đến năm 2011 con số này là 603,6 tỷ đồng và đến năm 2012 là 641,71 tỷ đồng. Qua 3 năm tài sản cố định tăng mạnh là do sau khi dự án xây dựng nhà máy bia Phú Bài giai đoạn II hoàn thành vào năm 2010, công ty tiếp tục nâng cấp thêm những máy móc, thiết bị đã quá cũ, không hoạt động. Mặt khác năm 2012, công ty bắt đầu triển khai dự án mở rộng nhà máy bia Phú Bài giai đoạn III . Như vậy sự tăng lên của tài sản cố định cho thấy công ty không ngừng đầu tư, phát triển và hiện đại hóa thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất giúp cho việc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn, đảm bảo đúng kế hoạch tiến độ được giao. Điều này chứng tỏ năng lực và phạm vi hoạt động công ty ngày càng rộng lớn và chiếm được thị phần trên thị trường trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên để đánh giá sự tăng lên này có đem lại hiệu quả hay không sẽ được phản ánh qua bảng số 10:
Bảng 10: Sức sinh lời TSCĐ
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
So sánh
2011/2010
2012/2011
LN sau thuế (tr.đ)
309.904
299.854
293.147
-10.050
-6.707
TSCĐ bình quân (tr.đ)
513.890
603.600
641.710
89.710
38.110
Sức sinh lời TSCĐ (lần)
0,60
0,50
0,46
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bia Huế)
Nhìn vào bảng 10 ta thấy, sức sinh lời TSCĐ có xu hướng giảm qua các năm cụ thể năm 2010 là 0,60 lần, năm 2011 là 0,50 lần, năm 2012 là 0,46 lần. Điều này chứng tỏ công ty chưa phát huy hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Nguyên nhân là mặc dù công ty đã hoàn thành xong dự án nhà máy bia Phú Bài giai đoạn II nhưng do công ty phải nâng cấp thêm một số máy móc thiết bị nên mức trang bị tài sản cố định của công ty tăng qua các năm, đặc biệt năm 2012 công ty triển khai dự án nhà máy bia Phú Bài giai đoạn III nên công ty tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị. Trong khi đó lợi nhuận của công ty giảm qua các năm. Qua đây cho thấy công ty chưa khai thác hết công suất của TSCĐ, làm cho tình trạng đầu tư vào TSCĐ nhiều mà không sử dụng hết gây thất thoát lãng phí.
Tóm lại, qua phân tích ở trên cho thấy mặc dù công ty đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ là lớn nhưng hiệu quả, sức sinh lời của TSCĐ đem lại là chưa cao. Đặc biệt trong 2 năm 2011 và năm 2012, TSCĐ được đầu tư nhiều nhưng sức sinh lời có xu hướng giảm. Đây là vấn đề mà công ty cần có những giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới.
2.3. Phân tích tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn
Để đánh giá chính xác và chỉ rõ vốn xuất phát từ đâu và được sử dụng như thế nào theo thứ tự thời gian. Để thấy được những trọng điểm của việc sử dụng vốn và những nguồn chủ yếu nào được hình thành để tài trợ cho việc sử dụng vốn đó ta sử dụng bảng tài trợ. Để lập được bảng này phải liệt kê sự thay đổi của các tài khoản mục trên bảng cân đối kế toán từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Mỗi sự thay đổi được phân biệt ở hai cột: sử dụng vốn và diễn biến nguồn vốn theo nguyên tắc:
- Nếu các khoản mục bên tài sản tăng hoặc các khoản mục bên nguồn vốn giảm thì điều đó thể hiện việc sử dụng vốn.
- Nếu các khoản mục bên tài sản giảm hoặc các khoản mục bên nguồn vốn tăng thì điều đó thể hiện việc tạo nguồn vốn.
Từ bảng tài trợ các năm (2010, 2011, 2012), ta phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty.
2.3.1. Tình hình vốn và sử dụng vốn năm 2010
Bảng 11: Bảng tài trợ năm 2010
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
Thay đổi
Nguồn vốn
Sử dụng vốn
A. Tài sản
I. TSNH
1. Tiền
278.582
224.600
-53.982
53.982
2.Các khoản ĐTCK ngắn hạn
5.000
95.000
90.000
90.000
2. Các khoản phải thu
46.845
15.499
-31.346
31.346
3. Hàng tồn kho
86.774
117.001
30.227
30.227
4. TSLĐ khác
9.173
5.168
-4.005
4.005
II. TSDH
1. TSCĐ
478.448
549.331
70.883
- Nguyên giá TSCĐ
814.059
971.040
156.981
156.981
- Gía trị hao mòn lũy kế
-356.284
-426.015
-69.731
69.731
2. Chi phí XDCB
20.673
0
-20.673
20.673
B. Nguồn vốn
I. Nợ phải trả
1. Nợ ngắn hạn
302.528
367.791
65.263
- Vay ngắn hạn
0
49.200
49.200
49.200
- Nợ khách hàng
213.984
164.714
-49.270
49.270
- Phải nộp NSNN
79.619
143.376
63.757
63.757
- Phải trả CNV
8.925
9.294
369
369
2. Nợ dài hạn
35.152
55.926
20.774
- Vay dài hạn
29.735
50.543
20.808
20.808
II. Nguồn vốn CSH
Nguồn vốn CSH
573.256
585.863
12.607
12.607
Tổng vốn
326.478
326.478
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bia Huế)
Bảng 12: Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2010
ĐVT: triệu đồng
Nội dung
Diễn biến NV
Nội dung
Sử dụng vốn
Giá trị
TT (%)
Giá trị
TT (%)
1. Dữ trự tiền mặt
53.982
16,53
1. Đầu tư CK ngắn hạn
90.000
27,57
2. Các khoản phải thu
31.346
9,60
2. Hàng tồn kho
30.227
9,25
3. Tăng TSLĐ khác
4.005
1,23
3. Tăng TSCĐ
156.981
48,08
4. Tăng chi phí XDCB
20.673
6,33
4. Chiếm dụng vốn KH
49.270
15,10
5. Phải nộp NSNN
63.757
19,52
6. Trả nợ cán bộ CNV
369
0,11
7.Trích khấu hao TSCĐ
69.731
21,36
8. Tăng vay ngắn hạn
49.200
15,06
9. Tăng vốn dài hạn
20.808
6,37
10.Tăng nguồn vốn KD
12.607
3,89
Tổng
326.478
100
Tổng
326.478
100
Nhìn vào bảng tài trợ trên ta thấy, đáng chú ý nhất là sự sụt giảm nghiêm trọng của vốn bằng tiền chiếm 16,53% tổng nguồn vốn mà nguyên nhân sâu xa và chủ yếu là do sự gia tăng hàng tồn kho. Đáng lưu ý thứ hai là sự gia tăng khoản nợ ngắn hạn chiếm 15,06% tổng nguồn vốn và tăng nợ dài hạn chiếm 6,37% tổng nguồn vốn, nguyên nhân là do trong năm 2010, công ty cần nâng cấp một số máy móc thiết bị cũ nên đã vay nợ để đầu tư trang thiết bị nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua bảng 12 ta thấy trong năm 2010 tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty là khả quan vì việc sử dụng vốn chủ yếu là đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặc dù vốn bằng tiền giảm do sự tăng lên của hàng tồn kho nhưng do công ty được khách hàng đặt hàng nhiều với số lượng lớn nên việc tăng lên hàng tồn kho là đương nhiên. Vì vậy mức độ sử dụng tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm là hợp lý.
2.3.2. Tình hình vốn và sử dụng vốn năm 2011.
Bảng 13: Bảng tài trợ năm 2011
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
Thay đổi
Nguồn vốn
Sử dụng vốn
A. Tài sản
I. TSNH
1. Vốn bằng tiền
224.600
329.084
104.484
104.484
2. Các khoản ĐTCK ngắn hạn
95.000
35.000
-60.000
60.000
2. Các khoản phải thu
15.499
22.377
6.878
6.878
3. Hàng tồn kho
117.001
122.512
5.511
5.511
4. TSLĐ khác
5.168
7.801
2.633
2.633
II. TSDH
1. TSCĐ
549.331
657.869
108.538
- Nguyên giá TSCĐ
971.040
1.165.821
194.781
194.781
- Gía trị hao mòn lũy kế
-426.015
-510.638
-84.623
84.623
2. Chi phí XDCB
0
0
0
B. Nguồn vốn
I. Nợ phải trả
1. Nợ ngắn hạn
367.791
568.649
200.858
- Vay ngắn hạn
49.200
90.209
41.009
41.009
- Nợ khách hàng
164.714
297.342
132.628
132.628
- Phải nộp NSNN
143.376
169.174
25.798
25.798
- Phải trả CNV
9.294
11.924
2.630
2.630
2. Nợ dài hạn
55.926
43.359
-12.567
- Vay dài hạn
50.543
40.677
-9.866
9.866
II. Nguồn vốn CSH
Nguồn vốn CSH
585.863
563.328
-22.535
22.535
Tổng vốn
346.688
346.688
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty cổ phần Bia Huế)
Bảng 14: Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2011.
ĐVT: triệu đồng
Nội dung
Diễn biến NV
Nội dung
Sử dụng vốn
Giá trị
TT (%)
Giá trị
TT (%)
1. Đầu tư CK ngắn hạn
60.000
17,30
1. Dự trữ tiền
104.484
30,13
2. Tăng vay ngắn hạn
41.009
11,83
2. Các khoản phải thu
6.878
1,98
3. Chiếm dụng khách hàng
132.628
38,25
3. Hàng tồn kho
5.511
1,59
4. Tăng khấu hao TSCĐ
84.623
24,40
4. TSLĐ khác
2.633
0,76
5. Phải nộp NSNN
25.798
7,44
5. Tăng TSCĐ
194.781
56,18
6. Nợ cán bộ CNV
2.630
0,78
6. Tăng vay dài hạn
9.866
2,84
7. Nguồn vốn KD
22.535
6,52
Tổng
346.688
100
Tổng
346.688
100
Trong năm 2011, công ty huy động vốn từ nguồn nợ ngắn hạn là 200,858 tỷ đồng trong đó nợ ngắn hạn chủ yếu là vay ngắn hạn chiếm 11,83% trong tổng nguồn vốn và chiếm dụng khách hàng chiếm 38,25% trong tổng nguồn vốn. Công ty dùng nợ ngắn hạn để tài trợ cho hàng tồn kho và tài sản cố định. Qua đây cho thấy, trong năm 2011 công ty sử dụng nguồn vốn chưa hợp lý. Đó là sự gia tăng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản cố định. Đây là mặt hạn chế của công ty trong việc sử dụng vốn. Công ty sẽ phải đối mặt với rủi ro trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tuy nhiên chi phí huy động nợ ngắn hạn thấp hơn chi phí tài trợ nguồn dài hạn, do đó lợi nhuận sẽ tăng.
2.3.3. Tình hình vốn và sử dụng vốn năm 2012
Bảng 15: Bảng tài trợ năm 2012
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
Thay đổi
Nguồn
vốn
Sử
dụng vốn
A. Tài sản
I. TSNH
1. Vốn bằng tiền
329.084
437.984
108.900
108.900
2. Các khoản đầu ĐTCK ngắn hạn
35.000
0
-35.000
35.000
2. Các khoản phải thu
22.377
36.798
14.421
14.421
3. Hàng tồn kho
122.512
149.725
27.213
27.213
4. TSLĐ khác
7.801
8.482
681
681
II. TSDH
1. TSCĐ
657.869
625.551
-32.318
- Nguyên giá TSCĐ
1.165.821
2.403.254c
123.754
123.754
- Gía trị hao mòn lũy kế
-510.638
-611.882
-101.244
101.244
2. Chi phí XDCB
0
0
0
B. Nguồn vốn
I. Nợ phải trả
1. Nợ ngắn hạn
568.649
479.844
-88.805
- Vay ngắn hạn
90.209
40.304
-49.905
49.905
- Nợ khách hàng
297.342
168.615
-128.727
128.727
- Phải nộp NSNN
169.174
254.553
85.379
85.379
- Phải trả CNV
11.924
16.372
4.448
4.448
2. Nợ dài hạn
43.359
15.081
-28.278
- Vay dài hạn
40.677
13.809
-26.868
26.868
II. Nguồn vốn CSH
Nguồn vốn CSH
563.328
763.990
200.662
200.662
Tổng vốn
453.601
453.601
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bia Huế)
Bảng 16: Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2012
ĐVT: triệu đồng
Nội dung
Diễn biến NV
Nội dung
Sử dụng vốn
Giá trị
TT (%)
Giá trị
TT (%)
1. Các khoản ĐTCKNH
35.000
7,71
1. Dự trữ tiền
108.900
24,01
2. Trích khấu hao TSCĐ
101.244
22,32
2. Các khoản phải thu
14.421
3,18
3. Phải nộp NSNN
85.379
18,82
3. Hàng tồn kho
27.213
6,00
4. Phải trả CNV
4.448
0,98
4. TSLĐ khác
681
0,15
5. Tăng vay dài hạn
26.868
5,92
5.Tăng tài sản cố định
123.754
27,28
6. Nguồn vốn KD
200.662
44,25
6. Tăng vay ngắn hạn
49.905
11,00
7. Chiếm dụng vốn KH
128.727
28,37
Tổng
453.601
100
Tổng
453.601
100
Qua bảng tài trợ trên cho thấy, với tổng nguồn vốn là 453,601 tỷ đồng công ty đã sử dụng để cân đối phần giảm vay ngắn hạn, vay dài hạn và tài trợ cho hàng tồn kho và tăng tài sản cố định. Trong năm này, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt được nhiều thuận lợi và lợi nhuận đem về cao đã bổ sung vào vốn chủ hữu làm cho vốn chủ sở hữu tăng lên, cụ thể vốn chủ sở hữu chiếm 44,25% trong tổng nguồn vốn. Mặc dù vốn bằng tiền tăng, các khoản phải thu tăng đồng thời hàng tồn kho cũng tăng là một dấu hiệu xấu làm cho tốc độ quay vòng của đồng vốn chậm hơn, gây lãng phí, giảm khả năng thanh toán của công ty nhưng với đặc điểm của ngành làm cho nhu cầu thu chi hằng ngày lớn, mặt khác trong năm công ty được khách hàng đặt hàng với khối lượng lớn nên làm cho hàng tồn kho tăng lên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Qua đó cho thấy mức độ sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã được hợp lý hơn so với năm 2010.
Tóm lại, qua 3 năm việc huy động và sử dụng nguồn vốn của công ty đã có xu hướng tích cực hơn, đặc biệt là năm 2012, nguồn vốn huy động của công ty được đảm bảo bằng việc tăng vốn chủ sở hữu, giảm nợ vay. Tình hình này nói lên rằng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang có xu hướng tốt hơn từ việc huy động vốn và sử dụng vốn hợp lý hơn.
2.4. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty
Trong sản xuất kinh doanh cùng với vốn lưu động thì vốn cố định sẽ tạo nên bộ mặt của công ty. Đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất thì vốn cố định đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kết cấu tài sản của doanh nghiệp. Cho nên việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định là một chỉ tiêu quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tiến hành hàng năm để từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng. Hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện qua bảng 17.
Bảng 17: Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
So sánh
2011/2010
2012/2011
+/-
%
+/-
%
Doanh thu thuần (tr.đ)
1.420.736
1.424.807
1.779.149
4.071
0,29
354.342
24,94
LN sau thuế (tr.đ)
309.904
299.854
293.147
-10.050
-3,24
-6.707
-2,24
VCĐ bình quân (tr.đ)
513.890
603.600
641.710
89.710
17,46
38.110
6,31
Sức sản xuất VCĐ (lần)
2,76
2,36
2,77
-0,40
-14,49
0,41
17,37
Mức doanh lợi VCĐ (lần)
0,60
0,49
0,46
-0,11
-18,33
-0,03
-6,12
Hệ số đảm nhiệm VCĐ (lần)
0,36
0,42
0,36
0,06
16,67
-0,06
-14,29
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bia Huế)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, sức sản xuất của vốn cố định của công ty có sự biến động qua các năm. Sức sản xuất vốn cố định qua các năm lần lượt là 2,76; 2,36; 2,77 lần ở các năm 2010, 2011, 2012. Nghĩa là vào năm 2010, cứ một đồng vốn cố định mà công ty sử dụng tạo ra cho công ty 2,76 đồng doanh thu. Vào năm 2011, cứ một đồng vốn cố định mà công ty sử dụng tạo ra cho công ty 2,36 đồng doanh thu. Tương tự như vậy, năm 2012 cứ một đồng vốn cố định tạo ra cho công ty 2,77 đồng doanh thu. Nguyên nhân là do trong năm 2011, doanh thu và vốn cố định bình quân đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của vốn cố định nên sức sản xuất vốn cố định giảm so với năm 2010. Đến năm 2012, do công ty làm ăn hiệu quả nên doanh thu tăng mạnh là 24,94% trong khi vốn cố định chỉ tăng 6,31% so với năm 2010, vì vậy sức sản xuất vốn cố định tăng trở lại là 2,77 lần cao hơn 0,41 lần so với năm 2011, và cao hơn 0,01 lần so với năm 2011. Cho thấy tình hình sử dụng vốn cố định của công ty được cải thiện. Do lợi nhuận giảm qua các năm trong khi vốn cố định bình quân tăng qua các năm làm cho mức doanh lợi vốn cố định giảm xuống qua các năm, nghĩa là khi bỏ ra đầu tư một đồng vốn cố định công ty sẽ thu về mức lợi nhuận ngày càng thấp. Năm 2012, mức doanh lợi vốn cố định đạt bé nhất, đạt 0,46 lần do trong năm này công ty làm ăn hiệu quả đem lại một lượng doanh thu lớn nhưng một phần doanh thu công ty dùng để thanh toán nợ vay nên lợi nhuận vẫn giảm 2,24% so với năm trước, trong khi đó vốn cố định bình quân tăng 6,31% so với năm 2011. Mặc dù mức doanh lợi vốn cố định giảm qua các năm là một dấu hiệu xấu, nhưng với lí do làm mức doanh lợi vốn cố định giảm như trên thì chưa thật sự đáng lo ngại.
Hệ số đảm nhiệm vốn cố định cũng là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định. Hệ số đảm nhiệm vốn cố định biến động qua các năm lần lượt là 0,36 lần; 0,42 lần; 0,36 lần. Năm 2011, doanh thu thuần và vốn cố định bình quân đều tăng lên, nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần thấp hơn tốc độ tăng của vốn cố định bình quân, do đó hệ số đảm nhiệm vốn cố định tăng lên. Tuy nhiên đến năm 2012, hệ số đảm nhiệm vốn cố định có xu hướng giảm xuống do tốc độ tăng của doanh thu thuần là 24,94% so với năm 2011, trong khi đó tốc độ tăng của vốn cố định bình quân là 6,31%. Sự giảm xuống của hệ số đảm nhiệm vốn cố định là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ việc sử dụng vốn cố định trong năm 2012 là hiệu quả.
Tóm lại, qua phân tích ở trên ta thấy nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn cố định chưa cao, chứng tỏ công ty chưa khai thác hết tài sản cố định của đơn vị mình. Công ty cần có biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong thời gian tới.
2.5. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động trong một đơn vị kinh doanh. Vốn lưu động là loại quỹ đặc biệt của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của họ. Vốn lưu động được chi ra để mua nguyên vật liệu, tạm ứng… vốn lưu động phải có trước khi hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra và sau một chu kỳ kinh doanh. Nếu công ty làm mất vốn lưu động cũng đồng nghĩa với việc công ty sẽ bị đe dọa các khoản nợ mà công ty đang gặp phải hay công ty sẽ tiến hành thanh toán chậm các nguồn hàng, trả lương cho cán bộ công nhân viên. Như vậy, vốn lưu động chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một đơn vị kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty, ta sẽ tiến hành xem xét bảng dưới đây.
Bảng 18: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
So sánh
2011/2010
2012/2011
+/-
%
+/-
%
Doanh thu thuần (Tr.đ)
1.420.736
1.424.807
1.779.149
4.071
0,29
354.342
24,87
LN sau thuế (Tr.đ)
309.904
299.854
293.147
-10.050
-3,24
-6.707
-2,24
VLĐ bình quân (tr.đ)
391.822
422.022
557.383
30.200
7,71
135.361
32,07
Vòng quay VLĐ (vòng)
3,63
3,38
3,19
-0,25
-6,89
-0,19
-5,62
Thời gian của 1 vòng quay VLĐ (ngày)
99,17
106,51
112,85
7,34
7,40
6,34
5,95
Mức doanh lợi VLĐ (lần)
0,79
0,71
0,52
-0,08
-10,13
-0,19
26,76
Hệ số đảm nhiệm VLĐ (lần)
0,27
0,30
0,31
0,03
11,11
0,01
3,33
Các KPT bình quân
31.172
18.938
29.587
-12.234
-39,24
10.649
56,23
Hàng tồn kho
101.888
119.757
136.119
17.869
17,53
16.362
13,66
Giá vốn hàng bán
716.143
748.089
1.011.943
31.946
4,46
263.854
21,90
Vòng quay các KPT (lần/năm)
45,58
75,24
60,13
29,66
65,07
-15,11
-20,08
Số ngày bình quân các KPT
7,98
4,78
5,98
-3,2
-40,01
1,2
25,10
Vòng quay hàng tồn kho (lần/ năm)
7,03
6,25
7,43
-0,78
-11,10
1,18
18,88
Số ngày bình quân vòng quay HTK (ngày)
51,21
57,60
48,45
6,39
12,47
-9,15
15,88
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bia Huế)
Qua bảng trên ta thấy, số vòng quay vốn lưu động của công ty qua 3 năm có xu hướng giảm xuống. Năm 2010 là 3,63 vòng, và năm 2011 là 3,38 vòng giảm 0,25 vòng tương ứng giảm 6,89% so với năm 2010. Nguyên nhân là do doanh thu và vốn lưu động bình quân đều tăng lên nhưng tốc độ tăng của vốn lưu động lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Đến năm 2012, số vòng quay lưu động là 3,19 vòng, giảm 0,19 vòng tương ứng giảm 5,62% so với năm trước. Số vòng quay vốn lưu động của công ty giảm qua các năm, chứng tỏ vốn lưu động quay được ngày càng ít vòng trong một năm, làm tăng tình trạng ứ đọng vốn và ảnh hưởng tới công tác thu hồi vốn. Đây là một dấu hiệu không tích cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Thời gian của một vòng quay vốn lưu động của công ty qua 3 năm đều có xu hướng không tốt. Thời gian của một vòng quay vốn lưu động của 3 năm lần lượt là 99,17 (2010); 106,51 (2011); 112,85 (2012) ngày. Thời gian của hai năm sau tăng so với năm 2010, là do số vòng quay vốn lưu động qua các năm tăng lên. Thời gian của mỗi vòng quay vốn lưu động cho biết khoảng thời gian mà công ty thu hồi lại hết nguồn vốn lưu động mà công ty đã bỏ ra cho hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Như vậy thời gian càng dài thì công ty càng khó thu hồi vốn lưu động. Qua bảng số liệu trên, thời gian của mỗi vòng quay của vốn lưu động có xu hướng tăng qua các năm. Đây là một tín hiệu xấu trong hoạt động kinh doanh của công ty. Khi thời gian của một vòng quay vốn lưu động càng dài thì làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm hơn, vốn quay được ít vòng, làm tăng khả năng ứ đọng vốn, gây ra lãng phí, khả năng tạo ra lợi nhuận chậm hơn. Nguyên nhân là mặc dù công ty làm ăn có hiệu quả làm tăng doanh thu nhưng công ty đã dùng một phần doanh thu để thanh toán nợ vay nên lợi nhuận giảm. Mặt khác công ty đang trong quá trình triển khai mở rộng dự án nhà máy bia Phú Bài giai đoạn III nên đã tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến nhập khẩu từ nước ngoài. Do hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm nên làm cho mức doanh lợi vốn lưu động từ đó cũng có xu hướng giảm xuống. Cụ thể năm 2010 mức doanh lợi vốn lưu động là 0,79 lần, tức là cứ bỏ ra một đồng vốn lưu động thì thu được 0,79 đồng lợi nhuận. Đến năm 2011 con số này là 0,71 lần giảm 0,08 lần tương ứng giảm 10,13%. So với năm 2010. Nguyên nhân là do vốn lưu động và lợi nhuận đều tăng nhưng tốc độ tăng của vốn lưu động lớn hơn so với lợi nhuận, đây là biểu hiện của việc sử dụng vốn lưu động ngày càng kém hiệu quả.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động lần lượt tăng qua 3 năm. Hệ số đảm nhiệm ý chỉ là số vốn lưu động cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu. Hệ số này càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng kém.
Vòng quay khoản phải thu biến động qua các năm nhưng luôn giữ ở mức cao cho thấy công ty luôn được khách hàng trả nợ nhanh. Tuy nhiên so với doanh nghiệp cùng ngành là Công ty cổ phần bia Sài Gòn - Miền Tây có vòng quay khoản phải thu vào năm 202 là 7,68 lần/ năm . Cho thấy công ty có khả năng mất khả năng vì khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của đối thủ cạnh tranh có chính sách tín dụng nới lỏng hơn. Vì vậy, ban quản trị của công ty cần xem xét để đưa ra chính sách tín dụng phù hợp.
Vòng quay hàng tồn kho tuy có sự biến động qua các năm cụ thể năm 2010 là 7,03 lần/ năm; năm 2011 là 6,25 lần/ năm; năm 2012 là 7,43 lần/ năm. Nhưng vẫn giữ ở mức cao so với Công ty cổ phần bia Sài Gòn – Miền Tây là 5,57 lần/ năm. Vòng quay hàng tồn kho của công ty cao cho thấy công ty bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Qua phân tích cho thấy vòng quay hàng tồn kho giữ ở mức cao một phần do giá vốn hàng bán tăng qua các năm mà nguyên nhân sâu xa là do giá nguyên liệu tăng cao. Như vậy công ty cần tìm kiếm những nhà cung cấp rẻ hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Tóm lại, nhìn chung công ty chưa khai thác hết vốn lưu động nên hiệu quả sử dụng chưa cao. Chứng tỏ, công tác quản lý chưa tốt vốn lưu động, ban quản trị của công ty cần đưa ra biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ổn định và bền vững.
2.6. Hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh
Nếu lợi nhuận là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh thì việc sử dung vốn sao cho có hiệu quả nhất được xem là khâu quan trọng trong kết quả cuối cùng đó, đây là lý do giải thích cho câu hỏi tại sao trong quá trình sản xuất kinh doanh có nhiều doanh nghiệp thua lỗ hàng năm nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp thu được lợi nhuận rất lớn. Phải chăng do những doanh nghiệp này đã sử dụng nguồn vốn của mình hợp lý, đúng hướng mang lại hiệu quả cao.
Muốn làm được điều này thì sau từng chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải phân tích, đánh giá kết quả đạt được để từ đó rút ra những mặt tồn tại thiếu sót cũng như những ưu điểm của doanh nghiệp, có kế hoạch khắc phục kịp thời những mặt hạn chế hay phát huy hơn nữa những ưu điểm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhận thức được điều này, công ty Bia Huế luôn coi trọng đến hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đã không ngừng cố gắng và đã mang lại kết quả đáng ghi nhận. Để có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này chúng ta đi vào phân tích một số chỉ tiêu sau ở bảng 19
Bảng 19: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
So sánh
2011/2010
2012/2011
+/-
%
+/-
%
Doanh thu thuần (tr.đ)
1.420.736
1.424.807
1.779.149
4.071
0,29
354.342
24,87
Lợi nhuận sau thuế (tr.đ)
309.904
299.854
293.147
-10.050
-3,24
-6.707
- 2,24
Vốn KD bình quân (tr.đ)
905.712
1.025.622
1.199.093
119.910
13,23
173.471
16,91
Tổng tài sản (tr.đ)
1.151.831
1.025.622
1.199.093
-126.209
-10,96
173.471
16,91
Vốn CSH (tr.đ)
579.560
574.595
663.659
-4.965
-0,86
89.064
15,50
Sức sản xuất vốn (lần)
1,57
1,38
1,48
-0,19
-12,10
0,10
7,24
Tỷ suất LN/DT (ROS) (%)
21,81
21,04
16,48
-0,77
-3,53
-4,56
- 21,67
ROA (%)
26,91
29,23
24,44
2,32
8,62
-4,79
16,38
ROE (%)
53,47
52,19
44,17
-1,28
2,39
-8,02
15,36
(Nguồn: Phòng kế toán công ty Bia Huế)
Nhìn vào bảng 19 cho thấy, nhìn chung hiệu quả kinh doanh của công ty diễn ra theo xu hướng tiêu cực, mặc dù doanh thu tăng lên nhưng lợi nhuận giảm qua 3 năm.
Sức sản xuất vốn biến động qua các năm do tốc độ tăng nhanh, chậm của doanh thu so với vốn bình quân. Cụ thể là năm 2010, tài sản đầu tư của công ty 905,712 tỷ đồng, thu được 1.420,736 tỷ đồng doanh thu và do vậy sức sản xuất vốn là 1,57 lần. Năm 2011, sức sản xuất vốn giảm 12,10% so với năm 2012, công ty tăng cường đầu tư lên 1.025,622 tỷ đồng mà chỉ thu về 1.424,807 tỷ đồng doanh thu. Năm 2012, sức sản xuất vốn tăng 7,25% so với năm trước đó, công ty đầu tư 1.199,093 tỷ đồng và thu về 1.779, 149 tỷ đồng doanh thu. Nhìn chung, ta thấy công ty sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả. Tuy sức sản xuất năm 2011 giảm so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 có chiều hướng cải thiện . Đây cũng là một tín hiệu khả quan trong việc sử dụng vốn của công ty.
Qua bảng 19 ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu theo xu hướng giảm qua các năm đặc biệt năm 2012 giảm mạnh. Năm 2011 tỷ số này giảm xuống mức 21,04% giảm 3,53% so với năm 2010. Năm 2012 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm, chỉ còn 16,48% giảm 21,67% so với năm 2011. Giải thích cho điều này là do trong 2 năm 2011 và năm 2012, doanh thu liên tục tăng trong khi lợi nhuận giảm. Mà nguyên nhân sâu xa là do trong năm công ty làm ăn hiệu quả đem lại doanh thu lớn nhưng công ty dành một phần để trả nợ vay của những năm trước công ty vay để xây dựng dự án nhà máy bia Phú Bài giai đoạn II. Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu diễn biến theo xu hướng giảm xuống, tuy nhiên với lý do trên làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm thì đây chưa phải là tín hiệu xấu. Công ty cần nỗ lực không ngừng để làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng trở lại.
Vốn trong công ty được dùng để tiến hành sản xuất kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho công ty. Từ đó doanh nghiệp có thể thực hiện việc tái sản xuất, mở rộng quy mô của mình. Mức độ tái sản xuất, mở rộng quy mô hoạt động như thế nào còn phụ thuộc vào khả năng sinh lời của tài sản của đơn vị. Vì vậy, đánh giá khả năng sinh lời của tài sản qua các năm (2010-2012) là cần thiết. Nhìn vào bảng ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản qua 3 năm đều giảm nhưng vẫn ở mức cao. Năm 2011 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản lớn nhất là 29,23% có nghĩa là cứ một đồng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình kinh doanh thì tạo ra được 29,23 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do trong năm này tốc độ giảm của lợi nhuận bé hơn tốc độ giảm của tổng tài sản. Đến năm 2012 tỷ suất sinh lời trên tài sản giảm 16,39% so với năm 2011 còn 24,44%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là công ty phải trang trải chi phí nợ vay khiến lợi nhuận giảm trong khi tổng tài sản tăng lên.
Nhìn chung với một đồng vốn bỏ ra đầu tư đều mang lại lợi nhuận cho công ty với một tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, năm 2012 thì tỷ lệ này có xu hướng giảm. Vì vậy các nhà quản lý của công ty cần tiếp tục cần đưa ra biện pháp để duy trì và phát triển trong tương lai.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu phản ánh hiệu quả của vốn tự có của doanh nghiệp, tỷ lệ này càng cao càng tốt. Qua bảng trên ta thấy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty đều giảm qua các năm. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu mà công ty đem vào đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Như vậy, qua 3 năm (2010-2012) cứ sử dụng một đồng vốn chủ sở hữu để sản xuất kinh doanh thì đồng vốn đó mang lại lần lượt là 53,47%; 52,47%; 44,17% đồng lợi nhuận. Số đồng vốn lợi nhuận giảm nhẹ qua các năm. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn có sự giảm sút. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu của công ty bỏ ra đầu tư đạt được mức sinh lời khá tốt luôn giữ ở mức khá cao nên đây chưa phải là dấu hiệu xấu.
Tóm lại, qua phân tích ở trên cho thấy công ty dùng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh chưa phát huy hết hiệu quả, sức sản xuất vốn cố định, sức sản xuất vốn lưu động và sức sản xuất vốn đều có xu hướng giảm qua các năm nhưng kỳ vọng sẽ tăng trở lại. Tuy nhiên vốn đưa vào sản xuất kinh doanh luôn đem lại hiệu quả khá cao thể hiện qua các giá trị của các tỷ số mặc dù giảm qua các năm nhưng vẫn giữ ở mức cao.
2.7. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn của công ty Bia Huế
2.7.1. Kết quả đạt được
Thứ nhất: Về tình hình cơ cấu vốn trong những năm qua đã được những thành công nhất định đó là vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng lên trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Do lợi nhuận của công ty qua 3 năm luôn giữ ở mức cao đã bổ sung một lượng vốn lớn vào vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu tăng lên thể hiện năng lực tự chủ về mặt tài chính của công ty ngày càng tốt hơn.
Thứ hai: Các khoản phải thu chiếm tỷ lệ nhỏ trong tài sản lưu động trong khi đó tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ lệ lớn trong tài sản lưu động chứng tỏ công tác thu tiền từ khách hàng được quản lý tốt đem về một lượng tiền mặt lớn cho công ty, làm tăng khả năng thanh toán cho công ty.
Thứ ba: Công ty dùng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh bước đầu đã đem lại hiệu quả, sức sản xuất vốn và các tỷ số ROS, ROA, ROE đều ở mức cao chứng tỏ một đồng vốn đầu tư, một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đều mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Đây là thành quả rất lớn trong hiệu quả đầu tư mà công ty phấn đấu rất nhiều.
Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả đạt được nêu trên thì công ty vẫn còn có những hạn chế nhất định về việc sử dụng vốn của mình.
2.7.2. Hạn chế
Một là: Hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng qua các năm đồng thời chiếm ở vị trí thứ 2 trong tài sản lưu động. Đây là một dấu hiệu không tích cực của công ty bởi vì hàng tồn kho tăng lên sẽ làm cho tình trạng ứ đọng hàng hóa, làm cho tốc độ quay vòng của đồng vốn chậm hơn, gây lãng phí vốn.
Hai là: Mặc dù các khoản phải thu chiếm tỷ lệ nhỏ trong doanh thu nhưng có xu hướng tăng. Điều này đánh giá là một dấu hiệu không tích cực bởi vì nó làm tăng khả năng bị khách hàng chiếm dụng vốn, làm giảm khả năng thanh toán ảnh hưởng đối với công tác huy động vốn quay vòng, đầu tư tái sản xuất mở rộng nhằm thu lợi nhuận.
Ba là: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động, hiệu suất sử dụng vốn cố định và hiệu suất sử dụng vốn biến động qua các năm chưa đi vào ổn đinh. Nhìn chung hiệu quả vẫn còn chưa cao. Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao chủ yếu là do công ty vừa hoàn thành xong dự án nhà máy bia Phú Bài giai đoạn II tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại doanh thu cao nhưng tốc độ tăng lợi nhuận còn chậm so với tốc độ tăng doanh thu do công ty phải thanh toán nợ vay. Mặt khác năm 2012, công ty chuẩn bị triển khai dự án nhà máy Bia Phú Bài giai đoạn III.
CHƯƠNG IIIMỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐNKINH DOANH TẠI CÔNG TY BIA HUẾ
3.1. Định hướng chiến lược phát triển của công ty trong thời gian sắp tới
Trong thời gian sắp tới, các chuyên gia kinh tế dự báo là nền kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Đứng trước tình hình đó, công ty Bia Huế đã đề ra những kế hoạch, chiến lược để kịp thời thích ứng và vượt qua những khó khăn sắp tới, cụ thể là:
Thứ nhất, công ty Bia Huế sẽ tiếp tục nắm bắt nhu cầu của khách hàng cũng như những biến động dù nhỏ nhất của thị trường. Từ những thông tin, dữ liệu có được sẽ là cơ hội để Bia Huế triển khai tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc tung ra sản phẩm mới đáp ứng đa dạng đối tượng khách hàng cũng là điều mà công ty chú trọng.
Thứ hai, tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này sẽ góp phần giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao sản lượng, đảm bảo an toàn cho lao động, bảo vệ môi trường.
Thứ ba, đẩy mạnh hơn các hoạt động an ninh xã hội vì cộng đồng. Đây chính là một trong những việc ưu tiên hàng đầu của công ty.
Thứ tư, dự án mở rộng nhà máy Phú Bài giai đoạn III nằm trong chiến lược phát triển lâu dài của công ty Bia Huế. Dự án có tổng mức đầu tư là 54,3 triệu USD (tương đương 1200 tỷ đồng) bao gồm các gói thầu về thiết bị, nhà xưởng sản xuất, nhà văn phòng. Nhà máy mới có diện tích trên 55000m2 với công suất là 200 triệu lít/ năm, sau khi đi vào hoạt động vào quý 2 năm 2014, Bia Huế sẽ cho đóng cửa nhà máy Phú Thượng cùng với hệ thống mà công ty đang có sẽ nâng cấp tổng công suất lên 360 triệu lít/ năm, có thể sản xuất được tất cả các sản phẩm bia lon và chai của Bia Huế.
3.2. Dự báo nhu cầu sử dụng vốn và xác định nguồn tài trợ năm 2013
Bên cạnh nhu cầu sử dụng vốn để trang trải chi phí sản xuất kinh doanh, năm 2013 là năm mà công ty sẽ triển khai dự án mở rộng nhà máy Phú Bài giai đoạn III có tổng mức đầu tư là 54,3 triệu USD (tương đương 12000 tỷ đồng) bao gồm các gói thầu về thiết bị, nhà xưởng sản xuất, nhà văn phòng. Vì vậy nhu cầu vốn của công ty rất lớn. Để có thể huy động vốn đầy đủ, kịp thời và chủ động vốn trong kinh doanh, công ty cần phải thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với sự biến động của thị trường và môi trường kinh doanh của công ty từng thời kỳ.
- Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín của công ty, ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn.
- Chứng minh được mục đích sử dụng vốn bằng cách đưa ra kết quả kinh doanh và hiệu quả vòng quay vốn và triển vọng trong năm tới.
Nghiên cứu tình hình biến động thị trường hiện nay cũng như phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty qua 3 năm qua cho thấy công ty có thể huy động vốn từ các nguồn sau đây:
- Vốn chiếm dụng: thực chất là các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả khác. Đây không thể được coi là nguồn vốn huy động chính nhưng khi sử dụng nguồn vốn này công ty không phải trả chi phí sử dụng nhưng không vì thế mà công ty lạm dụng nó vì đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp chỉ có thể chiếm dụng tạm thời.
- Vốn vay: với chiến lược phát triển mà công ty vạch ra sẽ hứa hẹn nhiều cơ hội tốt trong tương lai, do đó công ty có thể đưa bản kế hoach tới ngân hàng và sẽ được ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi.
- Vốn chủ sở hữu: qua 3 năm vốn chủ sở hữu đều tăng thì đã đến lúc nguồn vốn này được sử dụng.
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
Để đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng, hiệu quả sử dụng vốn càng cao khắc phục được những hạn chế, phấn đấu giữ vững và nâng cao uy tín của công ty về chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở phân tích cơ cấu nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm kết hợp với điều kiện thực tế tại công ty, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn như sau:
3.3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Thứ nhất: Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa tài sản cố định theo quy định. Một mặt đảm bảo cho tài sản cố định duy trì năng lực hoạt động bình thường, tránh được tình trạng hư hỏng. Mặt khác thông qua việc bảo quản, bảo dưỡng, đầu tư mới công ty có cơ sở quản lý tốt hơn các khoản trích chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tránh được tình trạng vốn cố định ở công ty nhiều nhưng hiệu quả mang lại không cao.
- Thứ hai: Giảm thiểu tối đa thời gian thiệt hại trong sản xuất chẳng hạn như khi thiếu nguyên vật liệu cho sản xuất thì máy móc ngừng hoạt động do đó công tác chuẩn bị nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố đinh (công ty phải chủ động nguồn cung cấp) đồng thời khi thiết bị hư hỏng thì phải nhanh chóng khắc phục sửa chữa đưa nhanh trở lại nhằm phục vụ quá trình sản xuất.
- Thứ ba: Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân để từ đó công nhân có thể sử dụng máy móc, thiết bị một cách có hiệu quả hơn.
3.3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Thứ nhất: Quản lí hàng tồn kho
Hàng tồn kho của công ty bao gồm nguyên vật liệu được mua, sản phẩm dở dang và thành phẩm chưa tiêu thụ. Quản trị hàng tồn kho bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức quản lý các hoạt động nhằm vào nguồn nguyên liệu và hàng hóa đi vào, ra khỏi doanh nghiệp, quản trị hàng tồn kho phải trả lời được hai câu hỏi:
- Lượng đặt là bao nhiêu để chi phí tồn kho là nhỏ nhất ?
- Vào thời điểm nào thì bắt đầu đặt hàng ?
Là công ty sản xuất bia nên đặc thù nguyên vật liệu chính của công ty là sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến, chúng được mua từ nhiều nguồn khác nhau chủ yếu là những hợp tác xã lương thực và những hộ dân với khối lượng lớn như đường, gạo,.. Đặc biệt với nguyên liệu chính để sản xuất bia là Malt, hoa Huplon phải nhập khẩu (Malt mua từ Pháp, hoa Huplon nhập từ Đức, Mỹ, Tiệp …). Do đó cần quản lí chặt chẽ và giám sát từ đơn vị đối tác tới đơn vị vận chuyển làm sao để nguyên liệu đến kho được an toàn, đảm bảo số lượng và chất lượng. Đồng thời tránh dự trữ tồn kho quá nhiều, bởi sẽ làm tăng chi phí bảo quản kho.
- Thứ hai: Quản lí các khoản phải thu
Phân tích tình hình các khoản phải thu qua 3 năm qua, cho thấy các khoản phải thu có xu hướng tăng. Vì vậy công ty cần thực hiện tốt chính sách công tác thu hồi nợ. Cụ thể bộ phận kế toán có trách nhiệm theo dõi khoản phải thu và đôn đốc, ghi nhận thời hạn trả nợ của khách hàng. Bộ phận kế toán có thể kết hợp với bộ phận kinh doanh trong việc gửi thư thông báo thời hạn trả nợ hoặc điện thoại với khách hàng xác nhận thời hạn trả nợ. Khi khách hàng chậm thanh toán một khoản nợ, DN có thể tìm hiểu thông tin và sẵn sàng trợ giúp. Chẳng hạn khách hàng chậm thanh toán do bản thân họ không giải quyết được lượng hàng tồn kho, DN có thể giúp khách hàng bằng cách thu hồi lại một phần hàng đã cung cấp và qua kênh phân phối của DN tìm phương án giúp giải tỏa lượng tồn kho để có tiền để trả nợ cho DN.
3.3.3. Giải pháp về tổ chức, quản lý
Việc nắm bắt và nghiên cứu thị trường là vấn đề quan trọng quyết định sự thành công của Công ty trong điều kiện biến động thị trường như hiện nay. Công ty cần phải nắm bắt thông tin về giá, về thị trường, nhu cầu tiêu thụ bia. Từ đó có kế hoạch dự trữ nguyên liệu nhằm chủ động hơn trong việc sản xuất kinh doanh của Công ty.
Đối với công ty với số lượng lao động năm 2012 khoảng 600 người, mặt khác địa bàn hoạt động của công ty phân tán. Do đó việc quản lý giờ làm việc và nguyên liệu của công ty cũng gặp không ít khó khăn, phần lớn công nhân làm việc muộn lại nghỉ sớm làm cho năng suất của công ty hạn chế. Vì vậy, công ty cần có chính sách quản lý giờ làm việc và nguyên vật liệu hợp lý gắn chặt với lợi ích của công ty. Cần có chế độ thưởng phạt hợp lý đối với công nhân hoàn thành tốt công việc hay không chấp hành đúng với chế độ thực hiện của công ty. Qua đó, công ty có thể nâng cao năng suất hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn.
3.3.4. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường nhằm mục đích ký kết hợp đồng để tăng doanh thu và lợi nhuận tạo ra hướng phát triển cho công ty. Vì vậy để có kết quả kinh doanh khả quan, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của công ty, công ty cần nâng cao đội ngũ nhân viên có trình độ năng lực và đam mê trong lĩnh vực marketing.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hiện nay công tác quản lý doanh nghiệp nói chung và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói riêng đã trở thành công cụ sắc bén trong công tác quản lý của doanh nghiệp góp phần vào việc tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp.
Quá trình phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cho thấy đang được cải thiện dần, hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào ổn định, có hiệu quả, luôn mang lại lợi nhuận cao. Tình hình vốn kinh doanh qua 3 năm của công ty Bia Huế không ngừng được cải thiện, trang thiết bị máy móc ngày càng hiện đại, đời sống nhân viên ngày càng nâng cao, thực hiện tốt đối với nghĩa vụ nhà nước. Ngoài những thành quả mà công ty đạt được trong 3 năm báo cáo. Khi đi vào tình hình cụ thể chúng ta thấy rằng, mặc dù hiệu quả sử dụng vốn tương đối chưa cao, số vốn huy động được chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản chiếm dụng, tình hình công nợ công ty đã thanh toán phần lớn, hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động ở mức khá cao. Những điều này đã ảnh hưởng tốt đến sản xuất kinh doanh của công ty.
Trong thời gian tới đòi hỏi công ty phải nỗ lực hơn nữa từ chính bản thân, đông thời tranh thủ được sự chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ban ngành có liên quan để đạt được hiệu quả cao trong tổng vốn trong sản xuất kinh doanh của đơn vị phát triển bền vững về mọi mặt. Hy vọng rằng, trong năm 2013 và các năm sau nữa công ty sẽ sử dụng nguồn vốn ngày càng có hiệu quả hơn và chuẩn bị thật tốt tư thế của mình để bước vào xu thế hội nhập quốc tế với những thời cơ và thách thức, với những gian nan và chiến thắng.
2. Kiến nghị
Qua nghiên cứu tình hình sử dụng vốn của công y, tôi xin có một số ý kiến sau:
* Đối với Nhà nước, cơ quan có chức năng
Một là: Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với ngành sản xuất bia – rượu. Ban hành các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng bia. Đồng thời sóm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn một cách đồng bộ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đạt được những bước tiến vững chắc và ổn đinh.
Hai là: Nhà nước cần có chính sách thuế suất, thuế nhập khẩu hợp lý, để công ty có điều kiện nhập các máy móc công nghệ hiện đại từ nước ngoài cũng nhập khẩu nguyên liệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất.
Ba là: Đề nghị các ban ngành, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tạo điều kiện cho công ty về mặt cơ sở vật chất trên địa bàn hoạt động của công ty nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của công ty, dảm bảo việc làm cho người lao động.
Bốn là: Tạo điều kiện và cho phép doanh nghiệp xây dựng áp dụng phương pháp khấu hao nhanh tài sản cố định tạo cho các doanh nghiệp sớm thu hồi nhằm đầu tư sản xuất.
* Đối với Công ty
Một là: Tích cực mở rộng được thị trường kinh doanh rộng lớn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, trong đó đặc biệt là xây dựng các công trình thủy lợi.
Hai là: Thu hút lưc lượng lao động bên ngoài để bổ sung, thay thế hàng năm cho công ty. Chính vì lực lượng cán bộ có trình độ tay nghề cao vẫn chưa nhiều, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của công ty.
Ba là: Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực hiện có.
Bốn là: Công ty cần cố gắng tăng cường thu hồi các khoản phải thu, đặc biệt là các khoản phải thu kéo dài.
Năm là: Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các nội quy, quy chế về quản lý trong nội bộ công ty. Tăng cường tiết kiệm, giảm chi phí đến mức cần thiết đối với tất cả các khâu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Thứ sáu: Cần thực hiện tốt cơ chế quản lý nội bộ, đảm bảo tính gọn nhưng hiệu quả trong hoạt động. Cần quan tâm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên có đủ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ. Nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ vào trong quá trình sản xuất đáp ứng công việc cụ thể.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS Lưu Thị Hương (2002), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Giáo dục.
Nguyễn Văn Chương (2003),Giáo trình Quản Trị Tài Chính, Trường Đại Học Kinh Tế Huế.
Hoàng Hữu Hòa (2002),Giáo trình Thống Kê Doanh Nghiệp, Trường Đại Học Kinh Tế Huế.
TS Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính Doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê.
Lê Thị Hương Lan (2005), Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học An Giang, Khoa Kinh tế - QTKD.
Nguyễn Thị Hằng (2010), Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông vận tải 4, trang 8 – 32, khóa luận tốt nghiệp đại học, khoa QTKD – ĐHKTH
Báo cáo tài chính của công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm từ 2010 – 2012.
Bài giảng của các thầy cô trong khoa Kế toán Tài chính, Trường Đại Học Kinh Tế Huế.
Báo cáo thường niên của công ty cổ phần bia Sài Gòn – Miền Tây (năm 2012)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_su_dung_von_tai_cong_t_5132.doc