LỜI MỞ ĐẦU
v LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế toàn cầu, các quốc gia không ngừng phấn đấu để đưa đất nước mình phát triển đi lên, tuy nhiên mỗi quốc gia đều có điểm xuất phát không giống nhau.
Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới. Với môi trường cạnh tranh gay gắt như thế, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự đổi mới mình mới có thể tồn tại được. Trong xu thế người người hội nhập, nhà nhà hội nhập đó thì các Ngân hàng thương mại cũng phải nâng cao chất lượng phục vụ thì mới có khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài.
Trong xu thế hội nhập đó, Kiên Giang luôn chuyển mình để hoà vào dòng chảy của sự phát triển đất nước. Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp và hải sảnỦy Ban Nhân Dân tỉnh cũng như huyện Châu Thành quan tâm sâu sắc, thực tế vốn tự có dùng cho sản xuất của người dân còn hạn chế. Do đó cần có nguồn vốn, chính là nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp. Thông qua hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện Châu Thành đã đưa số vốn nhất định và cần thiết để người dân đảm bảo cho sản xuất đạt hiệu quả, NHNo & PTNT Chi Nhánh Huyện Châu Thành đã và đang cố gắng đạt yêu cầu phát triển kinh tế của huyện nhà, huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư làm nhịp cầu điều hòa vốn từ nơi “thừa” đến “thiếu” trở thành trung tâm tiền tệ lớn cả về số lượng lẫn chất lượng để huy động triệt để nguồn vốn trong dân cư và sử dụng vốn huy động để cho vay đạt hiệu quả đó là vấn đề mà cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng quan tâm.
Là người con của đất , em muốn tỉnh nhà ngày càng phát triển hơn, đời sống nhân dân ngày càng no ấm hơn. Với thế mạnh là nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, cùng với những kiến thức chuyên ngành đã học, em mong muốn rằng chúng ta không chỉ đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu thủy sản ngày càng cao mà làm sao để sản phẩm của chúng ta có được thương hiệu trên thế giới. Muốn làm được điều đó thì các doanh nghiệp phải đẩy mạnh chiến lược Marketing, đầu tư trang thiết bị hiện đại.Vì thế, NHNo&PTNT có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế của huyện nhà.
Để đáp ứng được những yêu cầu trên thì Ngân hàng phải đứng vững và phát triển, muốn vậy thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phải có hiệu quả. Việc đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua từng giai đoạn là hết sức cần thiết. Thông qua đó Ngân hàng có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình, rút ra kinh nghiệm và đề ra phương hướng hoạt động tốt cho thời kỳ tới.Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNGKINH DOANH TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình.
v MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
· Mục tiêu chung: Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Chi Nhánh huyện Châu Thành từ đó tìm ra những hạn chế, phát huy những ưu điểm, để mang lại hiệu quả tối ưu trong hiện tại và trong thời gian sắp tới.
· Mục tiêu cụ thể: Phân tích tình hình huy động vốn, cho vay, dư nợ, nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Chi Nhánh huyện Châu Thành qua 3 năm, để đánh giá được hiệu quả hoạt động của nó trong thời gian qua. Từ đó mà ta đưa ra các giải pháp hữu hiệu để Ngân hàng ngày càng thịnh vượng, luôn là người bạn đồng hành của người dân và doanh nghiệp trong huyện Châu Thành.
v PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
· Không gian:Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi Nhánh huyện Châu Thành.
· Thời gian: Đề tài này được nghiên cứu trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi Nhánh huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang với số liệu 3 năm (2007-2009).
· Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính là tình hình huy động vốn, hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi Nhánh huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang.
v PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
· Phương pháp thu nhập số liệu:
Số liệu được thu thập từ tư liệu cơ quan thực tập, lấy từ các bản báo cáo tổng kết báo cáo tháng , năm của phòng kinh doanh . Tình hình thực tế tại hộ sản xuất và các tư liệu khác ở cơ quan tham khảo ý kiến của người trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng, kế toán và kiểm toán tại Ngân hàng.
· Phương pháp phân tích số liệu:
Thống kê, so sánh số liệu giữa các năm, các chỉ tiêu giữ các thời kỳ và phân tích trên cơ sở kiến thức đã học.
62 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2549 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g muốn càng vững mạnh hơn trong thời kỳ hội nhập thì Ngân hàng phải chủ động đựơc nguồn vốn của mình. Do đặc tính của Ngân hàng thương mại ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long luôn thiếu vốn nên nguồn vốn mà Ngân hàng có được thì được huy động từ nhiều nguồn khác nhau.
- Tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế: ta thấy nó tăng liên tục qua các năm nhưng lại giảm về tỷ trọng. Nguyên nhân là do Ngân hàng điều chỉnh mức lãi suất ngày càng hợp lý đồng thời Ngân hàng cũng đa dạng hoá các hình thức huy động. Bên cạnh, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ thì Ngân hàng cũng mở các đợt rút thăm trúng thưởng, khuyến mãi nhân các dịp lễ tết như gửi tiền tiết kiệm trúng vàng AAA…
- Tiền vay của Ngân hàng Nhà nước: Đây là khoản chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn và nó giảm liên tục qua các năm. Năm 2007, Ngân hàng vay của Ngân hàng Nhà nước 1.500 triệu đồng nhưng đến năm 2009 thì Ngân hàng đã trả được 200 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2007 Ngân hàng phải vay để trả nợ công chánh. Đây là nguồn vốn huy động với chi phí cao nên trong thời gian sắp tới Ngân hàng nên giảm các nguồn vốn này để hoạt động của Ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn.
- Tài sản nợ khác: Chiếm một tỉ trọng rất lớn trong tài sản nợ của ngân hàng. Tài sản nợ khác là các khoản như vốn điều chuyển từ NHNo&PTNT Việt Nam, tiền lãi cộng dồn dự trả và các khoản phải trả. Do tình hình huy động huy động vốn của Ngân hàng chưa thật sự có hiệu quả nên tài sản nợ luôn chiếm một tỷ trọng rất cao. Tài sản nợ khác tăng liên tục qua các năm đặc biệt là năm 2009 tài sản nợ khác tăng 35.838 triệu đồng tương đương với 8,24%. Nguyên nhân là do Ngân hàng mở rộng hoạt động nên tăng các chi phí như: chi phí tiếp khách, chi phí điện thoại, chi phí in ấn…
2.3.2. Phân tích hoạt động huy động vốn
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ngoài nguồn vốn điều hòa từ Ngân hàng cấp trên, thì Ngân hàng cũng có thêm nguồn vốn do tự huy động từ các thành phần kinh tế khác nhau. Trong điều kiện tăng trưởng của nền kinh tế, thì nhu cầu vốn của các cá nhân, doanh nghiệp ngày càng cao. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập, các Ngân hàng muốn nâng cao tính cạnh tranh của mình ngay trên sân nhà thì các Ngân hàng phải chủ động được nguồn vốn. Do đó, Ngân hàng phải phát huy tốt công tác huy động vốn để góp phần ổn định nguồn vốn, giảm việc sử dụng vốn từ Ngân hàng cấp trên…và góp phần tăng lợi nhuận của Ngân hàng.
Bảng 2.4: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
So sánh
năm 2008/2007
So sánh
năm 2009/2008
Số tiền
%
Số tiền
%
I. phân loại theo thời gian
78.654
91.214
103.759
12.560
15,97
12.545
13,75
không kỳ hạn
27.218
29.405
34.586
2.187
8,03
5.181
17,62
có kỳ hạn
51.436
61.809
69.173
10.373
20,17
7.364
11,91
II.Phân loại theo TPKT
78.654
91.214
103.759
12.560
15,97
12.545
13,75
TG các TCKT
33.596
37.991
43.319
4.395
13,08
5.328
14,02
TG tiết kiệm
45.058
53.223
60.440
8.165
18,12
7.217
13,56
Đơn vị: Triệu đồng
(nguồn: Phòng tín dụng)
Tình hình huy động vốn của Ngân hàng có xu hướng tăng liên tục qua các năm, đây là dấu hiệu hiệu đáng mừng, chứng tỏ Ngân hàng đã có nhiều hình thức huy động vốn khác nhau và khách hàng đã có sự tín nhiệm đối với Ngân hàng. Đồng thời Ngân hàng đã đa dạng hoá các khoản mục tiền gửi nên đáp ứng được nhu cầu của khách hàng như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm…với lãi suất khá hấp dẫn. Bên cạnh đa dạng hoá các khoản mục tiền gửi thì Ngân hàng còn đẩy mạnh công tác phát hành các giấy tờ có giá để cạnh tranh lãi suất với các Ngân hàng hàng khác trong địa bàn.
Để có thể hiểu rõ hơn hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thì ta lần lượt đánh giá các chỉ tiêu sau:
Tiền gửi phân theo thời gian:
- Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền gửi này chủ yếu là dùng để thanh toán cho khách hàng và các tổ chức kinh tế như các công ty chế biến và xuất khẩu thuỷ sản như Cty Huy Nam, Kiên Cường… Do họ có nhu cầu vốn thường xuyên nên họ cũng rút tiền liên tục. Để thuận tiện trong việc thanh toán của mình, các doanh nghiệp đã mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh. Bên cạnh việc thuận lợi trong việc thanh toán thì khách hàng cũng được một khoản lãi. Đó là lý do tại sao lãi suất tiền gửi không cao nhưng lại thu hút nhiều khách hàng đến gửi tiền. Đồng thời đây cũng là khoản mang lại thu nhập cao cho Ngân hàng. Tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2007 chúng ta chỉ thu hút được 27.218 triệu đồng đến năm 2008 số tiền tăng lên 29.405 triệu đồng tương đương với tốc độ là 8,03%. Năm 2009 thì số tiền tiếp tục tăng mạnh hơn so với năm trước số tiền là 34.586 tương với tốc độ 17,62%. Đây là một dấu hiệu khả quan vì tiền gửi thanh toán của khách hàng ngày càng tăng. Không những Ngân hàng có thể huy động vốn với lãi suất thấp mà Ngân hàng còn thu được phí từ dịch vụ thanh toán. Tiền gửi không kỳ hạn tăng liên tục là do Ngân hàng đã đưa ra nhiều chính sách để thu hút khách hàng về đơn vị mình. Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ở Kiên Giang hoạt động kinh doanh ngày càng có nhiều hiệu quả.
- Tiền gửi có kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, đây là nguồn vốn mà Ngân hàng có thể chủ động trong khi cho vay. Tiền gửi có kỳ hạn của Ngân Hàng cũng tăng đều qua các năm 2007 là 51.436 triệu đồng năm 2008 tăng số tiền lên 61.809 tương đương với tốc độ 20,17%, năm 2009 số tiền cũng tăng lên nhưng tốc độ giảm hơn năm trước tốc độ đạt là 11,91%.
Tiền gửi phân theo thành phần kinh tế:
Trong một nền kinh tế thị trường thì có rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau, mỗi một người đóng góp một chút công lao của mình vào sự phát triển của đất nước. Khi các thành phần kinh tế ăn nên làm ra thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng lại càng sôi nổi và nhộn nhịp thể hiện rõ nhất là trong lĩnh vực huy động vốn:
- Tiền gửi dân cư: đây là nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng. Có thể nói đây là một thành công lớn của Ngân hàng do tiền gửi dân cư rất cao nên Ngân hàng rất chủ động trong việc sử dụng vốn của mình. Qua bảng số liệu, ta thấy tiền gửi này tăng lên liên tục qua các năm. Nguyên nhân là Ngân hàng dùng lợi ích kinh tế để tác động vào từng cán bộ công nhân viên, từ đó mà người thân và bạn bè đến Ngân hàng gửi tiền rất nhiều. Tiền gửi tăng cao chính vì Ngân hàng đã đúc kết ra được đề án huy động vốn hiệu quả là phải có tỷ lệ hoa hồng nhất định đối với mọi cán bộ mà huy động vốn được bất kể là cán bộ tín dụng hay là nhân viên kế toán…Ngoài ra, năm 2007 Ngân hàng đã đưa máy ATM vào hoạt động nên có rất nhiều nguồn vốn chạy vào Ngân hàng. Mặc dù, lĩnh vực ATM của Agribank ra đời sau so với các Ngân hàng khác trên địa bàn nhưng Ngân hàng đã tận dụng những thuận lợi sẳn có của mình và đưa ra các chính sách kịp thời để thẻ ATM của Agribank ngày càng chiếm lĩnh thị trường.
Mặc khác, ta có thể nói rằng Ngân hàng rất thành công trong việc huy động vốn từ các khu dân cư được đền bù giải tõ. Do Kiên Giang là một thành phố trẻ nên việc mở rộng các công trình, xây dựng các khu đô thị là không thể thiếu được. Khi có thông tin huy hoạch ở đâu thì Ngân hàng đã tìm cách tiếp cận với dân cư ở vùng đó. Cùng với mạng lưới dày đặc và số lượng công nhân viên lớn nên mỗi năm Ngân hàng thu hút khoảng 85% số tiền đền bù giải tỏa.
- Tiền gửi các tổ chức kinh tế: đây là khoản tiền mà khách hàng gửi vào Ngân hàng để dùng chủ yếu vào việc thanh toán. Số tiền gửi của các tổ chức kinh tế này cũng tăng đều qua các năm do ngân hàng đã có những chiến lược hợp lý để thu hút lượng tiền nhàn rỗi này.
Nguồn vốn huy động từ giấy tờ có giá: Trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng thì vốn huy động từ giấy tờ có giá chiếm một tỉ trọng rất ít nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong những lúc cần thiết. Năm 2007 vốn huy động phát hành giấy tờ có giá số tiền 9.330 triệu đồng; năm 2008 số tiền 11.068 triệu đồng; năm 2009 số tiền 14.616 triệu đồng. Giấy tờ có giá chính là công cụ hữu hiệu của Ngân hàng trong lĩnh vực huy động. Mỗi khi Ngân hàng xảy ra tình trạng thiếu vốn mà NHNo&PTNT Việt Nam không thể đáp ứng thì biện pháp chữa lửa tốt nhất chính là phát hành các giấy tờ có giá ra công chúng. Ngoài ra, giấy tờ có giá còn là một chiếc đũa thần kỳ khi lãi suất huy động của các đối thủ cạnh tranh quá cao mà NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang không được phép tăng lãi suất huy động.
2.3.3. Phân tích hoạt động tín dụng
Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp đó cũng phải đầu tư để thiết kế một sản phẩm thật hoàn mỹ và sau đó đưa đến tay người tiêu dùng. Hoạt động của doanh nghiệp sẽ không còn giá trị nếu đầu ra không thành công. Hoạt động của Ngân hàng cũng như vậy, nếu đẩy mạnh chiến lược huy động vốn nhưng không có cách hợp lý để sử dụng nguồn vốn thì hoạt động của Ngân hàng cũng đứng trước bờ vực thẳm. Vì thế, bên cạnh công tác huy động vốn có hiệu quả thì Ngân hàng cũng kịp thời đẩy mạnh công tác sử dụng vốn.
Trong những năm qua, NHNo&PTNT tỉnh KIên Giang luôn tự đổi mới mình, luôn mở rộng mạng lưới phục vụ. Không những thị phần đã rộng khắp tất cả các huyện thị mà Ngân hàng còn không ngừng tăng trưởng tín dụng trong mọi lĩnh vực và các thành phần kinh tế. Đặc biệt là trong năm 2006 khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới thì Ngân hàng phải đưa ra nhiều chính sách hơn nữa để nâng cao chất lượng tín dụng và giữ vững thị phần của mình.
Để xem những năm qua hoạt động của Ngân hàng có thật sự hiệu quả hay chưa thì ta lần lượt phân tích các chỉ tiêu như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ xấu, dư nợ.
Doanh số cho vay: Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Nếu Ngân hàng có nguồn vốn càng mạnh thì doanh số cho vay càng lớn. Do bản chất tín dụng của Ngân hàng là “đi vay để cho vay”, vì thế nguồn vốn huy động được trong mỗi năm thì Ngân hàng cần có nhiều biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó. Trong những năm qua, hoạt động cho vay của Ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực, doanh số cho vay của Ngân hàng đã không ngừng tăng nhanh qua các năm. Đây là kết quả của sự nổ lực hết mình với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng cũng như tác phong phục vụ của các cán bộ tín dụng.
HÌNH 02: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009
Năm 2008, doanh số cho vay đạt 514.973 triệu đồng tăng 31.352 triệu đồng tương đương 6,48% so với năm 2007. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên rất nhanh còn doanh số cho vay dài hạn lại giảm xuống. Nguyên nhân là do Ngân hàng không ngừng đầu tư vào cho vay ngắn hạn, đây là loại hình đầu tư mang lại ít rủi ro cho Ngân hàng. Mặc khác, Ngân hàng cũng không ngừng đẩy mạnh vào công tác đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn theo đúng chủ trương và chính sách của Chính Phủ và Nhà nước giao cho. Nhằm định hướng cho tỉnh nhà phát triển theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Trong năm 2009, doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng lại tiếp tục tăng lên 540.837 triệu đồng nhưng tốc độ giảm so với năm 2008 5,02%. Đạt được kết quả như vậy là do Ngân hàng sớm nắm được nhu cầu vốn trên địa bàn. Do lượng tôm chết trên diện rộng trong năm 2008 nên các hộ nông dân cần nguồn vốn để đầu tư vào một vụ mới. Ngoài những điều kiện khách quan như vậy thì Ngân hàng còn có đội ngủ nhân viên có nhiều kinh nghiệm cùng với sự giúp đỡ của các ban ngành, Ngân hàng đã xác định được nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện Châu Thành và có kế hoạch cho vay phù hợp. Vì vậy, mà doanh số cho vay tăng qua các năm mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn tăng lên. Đây là chính sách rất phù hợp với xu thế phát triển kinh tế và nhu cầu sản xuất của người dân. Ngoài ra, đây cũng là một cách phân tán rủi ro cho Ngân hàng. Đạt được kết quả như vậy là do Ngân hàng có chính sách kinh doanh thích hợp đối với khách hàng truyền thống của mình, đồng thời cũng có biện pháp ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng mới đến giao dịch. Ngoài ra, Ngân hàng nên tiếp tục duy trì và phát huy nhằm thoả mãn nhu cầu vốn cho mọi khách hàng góp phần kích thích nền kinh tế phát triển.
Doanh số thu nợ: Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ của Ngân hàng cũng không ngừng tăng qua các năm. Nguyên nhân do khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và sinh lợi cao nên khả năng hoàn trả vốn là tốt. Mặc khác,cán bộ tín dụng thường xuyên đôn đốc việc trả nợ của khách hàng. Các cán bộ thường xuyên gửi giấy báo lãi đúng thời điểm thu hoạch nên việc thu hồi nợ cũng gặp nhiều thuận lợi.
HÌNH 03: DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009 Tình hình thu nợ trong 3 năm của Ngân hàng nhìn chung rất khả quan. Năm 2008 so với với năm 2007 tăng 47.699 triệu đồng tương đương 10,48% . Năm 2009 doanh số thu nợ tiếp tục tăng 35.515 triệu đồng nhưng tốc độ giảm hơn năm trước 7,04 %. Kết quả đạt được như vậy là do công tác thẩm định của cán bộ tín dụng tốt và thường xuyên đôn đốc việc trả nợ của khách hàng. Doanh số thu nợ tăng trưởng liên tục qua các năm điều này cũng phản ánh được hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng ngày càng có hiệu quả. Điều này sẽ góp phần phát triển kinh tế Kiên Giang ngày càng bền vững.
Dư nợ: Dư nợ là số chỉ tiêu phản ánh tại thời điểm xác định nào đó Ngân hàng còn cho vay bao nhiêu? Đồng thời cũng chính là khoản tiền mà Ngân hàng phải thu về khi những món nợ đến hạn. Mặc khác, nó còn phản ánh qui mô hoạt động của tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng qua từng thời kỳ. Vì thế, dư nợ là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động của Ngân hàng.
Nhìn chung, dư nợ tăng qua các năm, cụ thể năm 2007 dư nợ 350.708 triệu đồng đến năm 2008 tổng dư nợ 387.964 triệu đồng tương đương 10,62%, năm 2009 tổng dư nợ 411.993 triệu đồng tương đương 6,19%.Trong đó, dư nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn so với dư nợ trung và dài hạn. Nguyên nhân dư nợ tăng qua các năm do tỉnh khuyến khích đầu tư phát triển các thành phần kinh tế, mở rộng diện tích lúa và sự chuyển dịch cơ cấu của bà con nông dân sang chăn nuôi được gia tăng.
Nhìn chung qua 3 năm vừa qua NHNo&PTNT huyện Châu Thành đã cố gắng tìm mọi biện pháp để gia tăng dư nợ, đẩy mạnh cung cấp vốn trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, nhằm thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước, là phát triển kinh tế xã hội nông thôn theo hướng đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, chuyển hướng sang các loại cây có gia trị kinh tế cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện nhà.
Nợ xấu: Nợ xấu là khoản nợ mà khách hàng đã vi phạm hợp đồng tín dụng và khả năng trả nợ bị suy giảm. Đây là khoản mục quan trọng vì nó nói lên chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nợ quá hạn là vấn đề tất yếu xảy ra trong quá trình đầu tư tín dụng, nó được xem là rũi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu trong Ngân hàng chiếm một tỷ lệ tương đối thấp và tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2007 nợ xấu 1.376 triệu đồng năm 2008 nợ xấu giảm 1.297 triệu đồng tương đương 5,74%, năm 2009 nợ xấu tiếp tục giảm 1.113 triệu đồng tương đương 14,19%. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nợ quá hạn là do vốn tín dụng của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào nông nghiệp, việc gia tăng nợ quá hạn là khách quan. Bởi vì, trong năm 2008 có nhiều thiên tai, dịch bệnh, ruộng lúa, vườn cây liên tục bị mất mùa, ngập úng thất thu làm cho vốn đầu tư của Ngân hàng trong hoàn cảnh này trở thành gánh nặng cho người nông dân, đó là chưa kể một số hộ nông dân bị mất mùa đâm ra tâm lý chán nản với công việc đồng án, quay sang dùng vốn của Ngân hàng vào mục đích khác(buôn bán, chi tiêu), thiếu kinh nghiệm trong việc sản xuất , không có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, nên dễ xảy ra rũi ro ̣, dẫn đến chiếm dung vốn của Ngân hàng một cách bất đắc dĩ cũng dẫn đến mất khả năng thanh toán của khách hàng cho Ngân hàng, góp phần đẩy tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng trong năm tăng cao.
Để nợ xấu được quản lý tốt hơn, thì Ngân hàng nên tích cực tìm kiếm khách hàng làm ăn có hiệu quả để đảm bảo việc thu hồi, đồng thời Ngân hàng cũng nên mở rộng qui mô và đa dạng hoá các các hình thức hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
2.3.4. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, đi đôi với mở rộng quy mô tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng cũng từng bước nâng dần chất chất lượng tín dụng, tạo điều kiện để nâng cao vị thế cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. Đặc biệt là trong thời buổi hội nhập như ngày hôm nay thì Ngân hàng càng phải nâng cao chất lượng tín dụng để có thể cạnh tranh với các Ngân hàng cổ phần khác trên địa bàn.
Bảng 2.6: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tổng nguồn vốn
Triệu đồng
498.038
536.766
585.840
Vốn huy động
Triệu đồng
78.654
91.214
103.759
Tổng dư nợ
Triệu đồng
483.621
514.973
540.837
Nợ xấu
Triệu đồng
1.376
1.297
1.113
Dư nợ/Vốn huy động
%
614,87
564,58
521,24
Nợ xấu/ Tổng dư nợ
%
0,28
0,25
0,21
Dư nợ/ Tài sản
%
97,10
95,94
92,32
Nguồn: Phòng tín dụng)
Dư nợ/ Vốn huy động:
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Nhìn chung qua 3 năm thì chỉ số này có sự tiến triển khá tốt và luôn lớn hơn 521,24%. Nhưng chỉ số này lại giảm qua các năm cụ thể là năm 2008 là 564,58 % và năm 2009 là 521,24%. Chỉ số này giảm là do các nguyên nhân:
+ Khách quan: Chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn.
+ Chủ quan: Do chính sách của NHNo là muốn tăng dư nợ trên cơ sở phải tăng nguồn vốn.
Nhìn chung tỷ số này của Ngân hàng quá cao. Ngân hàng huy động vốn không đáp ứng đủ nhu cầu vay. Ta thấy rằng, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng chủ yếu phục vụ cho vay mà tín dụng là nghiệp vụ có độ rủi ro rất cao. Trong tương lai, Ngân hàng nên đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: góp vốn liên doanh, mua tín phiếu kho bạc…để phân tán rủi ro.
Nợ xấu/ Tổng dư nợ:
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt. Qua bảng số liệu, ta thấy chỉ tiêu này giảm qua các năm 2007 chỉ số này 0,28% đến năm 2008 chỉ số giảm xuống 0,25% và đến năm 2009 chỉ số này tiếp tục giảm mạnh 0,21% , nguyên nhân là do cán bộ tín dụng ra sức đôn đốc việc trả nợ của khách hàng từ đó tạo cho khách hàng có thói quen “trả lãi là trách nhiệm của mỗi người vay”. Trong tương lai, để chất lượng tín dụng được cải thiện thì Ngân hàng phải phân tích kỹ khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài ra Ngân hàng cũng thực hiện đúng nguyên tắc về phân tán rủi ro như: không tập trung vốn quá qui định vào một nhóm khách hàng hay một thành phần kinh tế… Để từ đó không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, vì nó đóng vai trò không nhỏ trong việc đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Dư nợ/Tài sản:
Đây là một chỉ số tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản, đồng thời nó cũng phản ánh qui mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Từ bảng số liệu ta thấy, tỉ lệ dư nợ trên tài sản khá cao, luôn lớn hơn 93%. Cụ thể là năm 2007 là 97,1%, năm 2008 là 95,54% và năm 2009 là 93,92%. Kết quả này cho thấy trong 100 đồng tài sản thì Ngân hàng cho vay hơn 93 đồng. Đây thật sự là một thành công trong công tác tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ số này lại giảm qua các năm nguyên nhân là do công tác thu nợ của Ngân hàng ngày càng có những chuyển biến tích cực. Các khoản nợ xấu đã lần lượt được thu hồi về. Trong tương lai, Ngân hàng cũng nên tìm thêm những đối tác có tiềm năng để cho vay từ đó mà đồng vốn của Ngân hàng luôn luôn chuyển động.
2.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NHẬP
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là một báo cáo tài chính cho biết tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của Ngân hàng. Phân tích kết quả báo cáo thu nhập sẽ giúp Ngân hàng tối thiểu hoá chi phí và tối đa hoá lợi nhuận.
Bảng 2.7: TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM GIAI ĐOẠN 2007-2009
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
- Thu nhập từ hoạt động tín dụng
58.489
92,49
64.265
95,75
65.458
91,63
- Thu nhập từ hoạt động ngoài tín dụng
4.752
7,51
5.167
4,25
5.979
8,37
Tổng cộng
63.241
100
69.432
100
71.437
100
(Nguồn: Phòng tín dụng)
Hình 04: TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009
Qua bảng số liệu, ta thấy thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỉ lệ rất cao trong hoạt động của Ngân hàng. Cụ thể là qua 3 năm thì tỷ lệ luôn chiếm hơn 90%. Bên cạnh đó thì thu nhập ngoài hoạt động tín dụng cũng tăng lên, tuy năm 2008 có giảm so với năm 2007.
Nhìn chung, thu nhập của Ngân hàng không ngừng tăng qua các năm nhưng chủ yếu là từ hoạt động tín dụng .Vì vậy, Ngân hàng cần có chính sách phù hợp để phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ mới để đa dạng hoá danh mục đầu tư, nhằm làm phân tán rủi ro và đem lại nguồn thu ổn định cho Ngân hàng trong thời gian sắp tới.
Trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt như ngày hôm nay, nhất là trong thời kỳ hội nhập thì Ngân hàng lại càng phải đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng của mình.
Trên cơ sở đó mà khách hàng có thể lựa chọn phương án tối ưa nhất cho mình. Không chỉ dừng lại ở đó mà các Ngân hàng ngày càng mở rộng về các hình thức dịch vụ để có thể cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn. Một Ngân hàng càng có nhiều sản phẩm dịch vụ thì chứng tỏ Ngân hàng đó ngày càng phát triển. Khách hàng của Ngân hàng nông nghiệp thì chủ yếu là hộ nông dân vì thế nên rủi ro lại rất cao. Vì thế, muốn đứng vững trên thị trường thì Ngân hàng cần phải nâng cao các sản phẩm của mình như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, tín dụng phục vụ cho tiêu dùng… Khi ta thấy được thu nhập chính của Ngân hàng là từ đâu thì ta có thể đánh giá được mức độ phát triển của Ngân hàng.
2.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ
Từ ngàn xưa ông cha ta đã có câu “đốn củi ba năm thiêu một giờ”. Điều đó cũng nói rằng mặc dù ta làm ra của cải rất nhiều nhưng không biết cách tiêu xài thì vẫn không thể thành công được. Cho nên muốn tối đa hoá lợi nhuận thì phải không ngừng nâng cao thu nhập. Điều đó chưa đủ để cho một doanh nghiệp hay Ngân hàng phồn thịnh. Vì thế bên cạnh nâng cao các khoản thu nhập thì chúng ta cũng nên giảm thiểu các khoản chi phí.
Bảng 2.8: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
-Chi phí từ hoạt động tín dụng
42.285
76,75
46.361
76,89
47.269
76,99
-Chi phí từ hoạt động ngoài tín dụng
12.813
23,25
13.937
23,11
14.125
23,01
Tổng cộng
55.098
100
60.298
100
61.394
100
(Nguồn: Phòng tín dụng)
Hình 05: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009
Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ nên chi phí chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là trả lãi tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá…
Qua bảng số liệu, ta luôn thấy rằng chi phí từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng hơn 75% Chi phí của ngân hàng tăng qua các năm là do ngân hàng huy động vốn nhiều hơn nên chi phí trả lãi tiền vay tăng lên qua các năm, qua bảng kết qủa kinh doanh đã cho thấy tình hình chi phí bỏ ra là phù hợp với lợi nhuận đạt đươc. Mặt khác, nguyên nhân tăng chi phí là do Ngân hàng đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, nên Ngân hàng tăng lãi suất để huy động vốn để thu hút lượng tiền nhàn rỗi từ tổ chức kinh tế và dân cư.
Tóm lại, chi phí ngoài hoạt động tín dụng tăng liên tục qua các năm là một dấu hiệu khả quan chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng được mở rộng theo chiều hướng đa dạng hóa các hình thức kinh doanh của Ngân hàng chứ không chỉ đơn thuần là hoạt động cho vay.
2.6. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ SINH LỢI
Bảng 2.9: CÁC CHỈ SỐ SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007- 2009
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Lợi nhuận ròng/ tài sản
1,18
1,23
1,23
Lợi nhuận ròng/ doanh thu
9,27
9,47
10,12
Lãi suất biên tế
3,35
3,46
3,34
Tổng chi phí/ tổng tài sản
11,06
11,23
10,48
Tổng chi phí/ tổng doanh thu
87,12
86,84
85,94
(nguồn: phòng tín dụng)
Lợi nhuận ròng/ tài sản:
Nhìn chung tỉ số này tăng trưởng cao điều này chứng tỏ khả năng mang lại doanh thu từ một đồng tài sản của Ngân hàng cao. Cụ thể là năm 2007 là 1,18%, năm 2009 là 1,23% . ROA lớn cho ta thấy hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả. Vì vậy, trong tương lai Ngân hàng cần có nhiều chính sách để duy trì kết quả và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hơn nửa.
Lợi nhuận ròng/ doanh thu:
Chỉ số này cho biết lợi nhuận mà Ngân hàng nhận được có tương xứng với doanh thu mà Ngân hàng đạt được hay không. Tỉ số này càng lớn thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng có nhiều hiệu quả.
Nhìn chung, chỉ số này tăng đều qua 3 năm nhưng tốc độ chậm. Cụ thề năm 2007 là 9,27% đến năm 2009 chỉ số này tăng lên 10,12% điều này thể hiện Ngân hàng đã đầu tư vào một cách có hiệu quả vào công tác huy động vốn cũng như hoạt động tín dụng. Ngân hàng ngày càng huy động được nhiều vốn nên chi phí sử dụng vốn ngày càng giảm. Bên cạnh đó, thì chất lượng tín dụng của ngân hàng luôn có những tiến triển tốt đẹp.
Lãi suất biên tế:
Qua bảng số liệu, ta thấy lãi suất biên tế có sự biến động qua các năm cụ thể là năm 2007 là 3,35%, năm 2008 là 3,46% và năm 2009 giảm 3,34%, nguyên nhân là do Ngân hàng tăng chi phí lãi suất tiền gửi lên nên lợi nhuận giảm, mức lãi suất năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng không đáng kể. Điều này chứng tỏ 100 đồng tài sản thì đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng trên 3,34 đồng tiền lãi. Qua đó, cho chúng ta thấy rằng việc đầu tư vào tài sản sinh lời của Ngân hàng đem lại hiệu quả cao hơn. Vì thế, Ngân hàng càng phải phát huy hơn nữa việc đầu tư vào tài sản sinh lời trong tương lai.
Tổng chi phí/ tổng tài sản:
Chỉ số này có sự biến động qua các năm. Năm 2008 chỉ số đạt 11,23% tăng so với 2007 điều này cho thấy chi phí bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đem đầu tư ngày càng tăng. Nguyên nhân do Ngân hàng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ trên địa bàn. Năm 2009, chỉ số này giảm điều đó thể hiện Ngân hàng có nhiều thuận lợi trong khâu quản lý chi phí của mình.
Tổng chi phí/ tổng doanh thu:
Qua bảng số liệu, ta thấy chỉ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng có hiệu quả chỉ số này giảm qua các năm chứng tỏ Ngân hàng đã quản lý tốt khâu “đi vay” cũng như “cho vay” của mình.
Tóm lại: Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã đạt thành công nhất định trong việc tự đảm bảo nguồn vốn cũng như mở rộng thị phần. Vì thế, khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều nên mang lại lợi nhuận ngày càng cao. Tuy nhiên, các chỉ số sinh lợi của Ngân hàng còn ở mức thấp, do đó đòi hỏi Ngân hàng phải chú ý đến chi phí và thu nhập trong hoạt động của mình để các chỉ số này được cải thiện trong thời gian sắp tới.
2.7. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ RỦI RO
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn có những rủi ro tiềm ẩn. Nếu rủi ro xảy ra thì hậu quả của nó không nhỏ bởi vì hoạt động của Ngân hàng liên quan đến toàn bộ nền kinh tế. Do đó, nếu một Ngân hàng nào đó phá sản thì nó sẽ xảy ra phản ứng dây chuyền giữa các Ngân hàng với nhau. Bên cạnh đó thì nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng yếu kém, trì trệ. Chính vì vậy, việc đánh giá các chỉ tiêu này là rất quan trọng.
Bảng 2.10: CÁC CHỈ SỐ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Tổng vốn huy động
Triệu đồng
78.654
91.214
103.759
Tài sản thanh khoản
Triệu đồng
9.206
11.818
21.016
Nợ xấu
Triệu đồng
1.376
1.297
1.113
Vay ngắn hạn
Triệu đồng
0
0
0
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
335.426
369.336
399.729
Tài sản nhạy cảm lãi suất
Triệu đồng
281.429
314.226
347.220
Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất
Triệu đồng
69.324
80.146
89.143
Tài sản rủi ro
Triệu đồng
483.621
514.973
540.837
- Rủi ro thanh khoản
%
11,7
12,96
20,26
- Rủi ro lãi suất
Lần
4,06
3,92
3,89
- Rủi ro tín dụng
%
0,41
0,35
0,28
-Tài sản nhạy cảm lãi suất = Dư nợ ngắn hạn + đầu tư chứng khoán và gửi tiền ở tổ chức tín dụng.
-Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất = Tổng nguồn vốn huy động – giấy tờ có giá dài hạn.
Dư nợ đầu kỳ + dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân=
2
-Tài sản rủi ro = Dư nợ của Ngân hàng.
* Rủi ro thanh khoản: Là số tiền cần thiết để thanh toán cho khách hàng và theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì chỉ số này không nhỏ hơn 20%. Qua bảng số liệu, ta thấy tình hình thanh khoản của Ngân hàng có sự biến động mạnh và nhỏ hơn 20% ở năm 2007 và năm2008. Điều này cho thấy Ngân hàng đang gặp phải rủi ro thanh khoản rất cao. Cụ thể là năm 2007 chỉ số này 11,7% đây là năm Ngân hàng gặp nhiều rủi ro thanh khoản nhất. Nguyên nhân là Ngân hàng đã rút bớt tiền gửi ở các tổ chức tín dụng để đem cho vay. Mặc dù, tiền mặt tại quỹ và đầu tư chứng khoán ngắn hạn tăng nhưng lượng tiền tăng không đáng kể so với nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được. Đến năm 2009 thì chỉ số này tăng lên 20,26% do Ngân hàng đã cơ cấu lại các khoản mục đầu tư như lượng tiền mặt tăng… Nhưng rủi ro thanh khoản vẫn còn rất cao. Do đó, Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến chỉ tiêu này để hoạt động ngày càng bền vững.
*Rủi ro lãi suất: Đây là rủi ro gắn liền với sự biến động lãi suất trên thị trường, tỷ số này gần bằng 1 là tốt nhất. Qua bảng số liệu, chỉ tiêu này giảm liên tục qua các năm. Năm 2008 chỉ số này giảm còn 3,92 lần, điều này chứng tỏ Ngân hàng đang nằm trong tình trạng rủi ro rất cao, nguyên nhân là khoản đầu tư ngắn hạn thấp hơn khoản huy động ngắn hạn. Đến năm 2009, chỉ số này lại tiếp tục giảm còn 3,89 lần đặt Ngân hàng trong tình trạng đáng lo ngại. Nguyên nhân là Ngân hàng đẩy mạnh các khoản đầu tư dài hạn trong khi nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn, nghĩa là tốc độ huy động ngắn hạn tăng nhanh hơn tốc độ đầu tư ngắn hạn. Vì vậy, vấn đề đặt ra là Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng để cơ cấu nguồn vốn huy động và cho vay hợp lý, nhằm cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro.
*Rủi ro tín dụng: tỷ số này giảm mạnh qua 3 năm, năm 2007 là 0,41 %, năm 2008 giảm xuống 0,35% và năm 2009 tiếp tục giảm còn 0,28%. Đạt được kết quả như vậy do Ngân hàng đẩy mạnh biện pháp thu hồi nợ quá hạn và thẩm định dự án vay vốn kỹ hơn nên Ngân hàng đã thu hồi được cáckhoản nợ xấu. Điều quan trọng hơn là tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng ngày càng ổn định nên Ngân hàng thu được nợ đúng hạn nhiều hơn.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của tất cả các tổ chức kinh tế. Do nền kinh tế ngày càng phát triển thì hoạt động của Ngân hàng ngày càng thịnh vượng. Trước tình hình đó, có rất nhiều đối thủ nhảy vào hòng chiếm lĩnh thị trường “béo bở” này. Muốn có thể đứng vững và phát triển trong môi trường cạng tranh ngày càng khốc liệt này thì các Ngân hàng không ngừng đưa ra các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đồng thời cũng khẳng định vị trí của mình trước các đối thủ cạnh tranh. Với thị trường bé nhỏ như Kiên Giang nhưng lại có rất nhiều NHTM tham gia hoạt động. Vì thế, việc đưa ra các giải pháp trong từng thời kỳ là một điều tất yếu đặc biệt là NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang. Trên cơ sở đánh giá hoạt động kinh doanh và tình hình thực tế tại Ngân hàng, tôi xin đưa ra một số biện pháp và hy vọng sẽ giúp ích cho việc kinh doanh của Ngân hàng.
3.1.GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ
Mặc dù quá trình sản xuất có tự động hoá đến đâu chăng nữa thì cũng có yếu tố con người tác động. Con người là yếu tố hàng đầu quyết định nên sự thành công của một nền kinh tế nói chung và Ngân hàng nói riêng. Do đó, Ngân hàng nên thực hiện các biện pháp để đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giỏi về nghiệp vụ, giàu về kinh nghiêm. Hoạt động của Ngân hàng chưa thật sự thành công nếu các cán bộ có kiến thức vững vàng mà thiếu đi phẩm chất đạo đức. Vì thế, Ngân hàng muốn càng vững bước trên con đường hội nhập thì Ngân hàng càng chú trọng công tác đào tạo thông qua các biện pháp sau:
- Phong cách phục vụ là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp vào tâm lý khách hàng, họ là cầu nối giữa khách hàng và Ngân hàng. Do đó, những nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng cần có một tác phong như: ân cần, niềm nở, lịch sự, nhã nhặn, cởi mở, tận tâm. Đặc biệt là phải hiểu biết sâu để giải thích cho khách hàng một cách tường tận, cặn kẽ những vấn đề mà khách hàng quan tâm. Ngoài ra, các cán bộ nhân viên cũng nên mở rộng dịch vụ chăm sóc khách hàng mặc dù không nằm trong trách nhiệm của mình như: đổi tiền lẻ cho khách hàng trong những dịp lễ tết, những lời cám ơn chân thành khi khách hàng đến giao dịch với chúng tôi… Chính những điều rất nhỏ này nhưng nó tạo ra một ấn tượng rất tốt trong tâm trí của khách hàng. Mặc dù trong hiện tại, chúng ta không có lợi khi thực hiện các nghiệp vụ này nhưng khi cần đến giao dịch với Ngân hàng thì khách hàng sẽ nhớ đến Agribank huyện Châu Thành Kiên Giang.
- Ngân hàng cũng từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ bảo vệ vì đây là một hình ảnh tốt đẹp ban đầu khi nhận các dịch vụ từ phía Ngân hàng. Khi thấy khách hàng bước vào Ngân hàng thì bảo vệ nên kéo cửa mời vào và hỏi khách hàng muốn giao dịch nghiệp vụ gì và sau đó hướng dẫn đến đúng quầy mà khách hàng cần giao dịch.
- Qua phân tích hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng, ta thấy nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được còn rất khiêm tốn nên Ngân hàng cần có các cán bộ chuyên về nghiệp vụ huy động vốn. Một chiến lược huy động vốn có hoàn mỹ đến đâu đi chăng nữa nhưng có thể đi đến phá sản nếu không có sự hợp tác của những con người nhiệt huyết.
+ Đội ngũ chuyên nghiệp về huy động vốn phải là những người trẻ, năng động, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao và khả năng giao tiếp tốt đặc biệt là phải tinh thông về nghiệp vụ huy động vốn. Họ sẽ giải thích cho khách hàng biết về các lợi ích khi gửi tiền tại Agribank Chi nhánh huyện Châu Thành mà các Ngân hàng khác không có được… Nhìn chung, đội ngũ này sẽ hướng dẫn khách hàng từ khi bước vào giao dịch đến khi nhận được sổ tiết kiệm như:
• Trao đổi với khách hàng xem khách hàng muốn gửi hình thức nào.
• Giải thích cho khách hàng về khung lãi suất, hình thức trả lãi, cũng như các hình thức khuyến mãi mà Ngân hàng đang áp dụng.
• Hướng dẫn cho khách hàng thực hiện các nghiệp vụ nhưng các cán bộ phải thay khách hàng điền vào bảng kê.
• Hướng dẫn cho khách hàng việc dùng sổ tiết kiệm.
• Cám ơn quý khách đã đến giao dịch với chúng tôi khi khách hàng rời khỏi Ngân hàng.
+ Ngân hàng cũng nên thành lập cán bộ kế toán ngân quỹ kiêm về huy động vốn khi có nghiệp vụ phát sinh. Để khi khách hàng vào giao dịch thì khách hàng không phải chờ lâu. Tùy theo quy mô của từng chi nhánh mà nên có một bộ máy phù hợp.
+ Ngoài ra, Ngân hàng nên đẩy mạnh nhanh các cán bộ huy động vốn tại nhà. Bộ máy gọn nhẹ nhưng hiệu quả phải cao. Khi khách hàng có nhu cầu gửi tiền mà không muốn đến Ngân hàng thì Ngân hàng cũng có sẵn một đội ngũ huy động tại nhà để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
3.2. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
Ngân hàng hoạt động với phương châm “đi vay để cho vay” do đó nguồn vốn luôn là mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng, vì huy động được nhiều vốn thì Ngân hàng mới có khả năng đáp ứng vốn cho mọi thành phần kinh tế. Vì thế, Ngân hàng luôn nhìn nhận rằng huy động vốn chính là mạch máu huyết quản của mình. Qua phân tích hoạt động tại Ngân hàng, ta thấy nguồn huy động luôn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Nguồn vốn mà Ngân hàng cho vay chủ yếu là vốn điều chuyển từ NHNo&PTNT Việt Nam xuống. Do vậy, NHNo&PTNT huyện Châu Thành không thể chủ động được nguồn vốn, đồng thời phải chịu thêm chi phí sử dụng vốn tương đối cao (theo kinh nghiệm sử dụng vốn trong những năm qua thì vốn tự huy động với chi phí là 0,4-0,5% nhưng đối với vốn điều chuyển từ NHNo&PTNT Việt Nam thì đến 0,77%). Ngoài ra, tỉnh Kiên Giang có nền kinh tế cũng khá phát triển, lượng tiền nhàn rỗi còn trong dân cư rất nhiều. Vì thế, Ngân hàng vẫn còn nhiều tiềm năng về huy động vốn rất lớn. Ngoài chiến lược xây dựng những con người nhiệt huyết thì Ngân hàng cũng nên thực hiện các biện pháp sau:
@Đa dạng hoá các thể thức huy động vốn, áp dụng linh hoạt lãi suất huy động và thực hiện đầy đủ các hình thức huy động đã được NHNo quy định. Trong năm tới, Ngân hàng nên nhanh chóng mở hình thức huy động vốn bằng vàng. Ta thấy người dân có thói quen là mua vàng cất trữ nếu ta mở hình thức huy động này thì sẽ thu hút được một nguồn vốn rất lớn.
@Ngân hàng nên đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngân hàng nên thiết lập một mẩu quảng cáo thật sinh động gây chú ý cho người xem và phải nên quảng cáo trong một giờ nhất định để thuận tiện cho sự theo dõi của khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cũng nên treo các băng gôn khuyến mãi tại các nơi mà có khách hàng tiềm năng lớn. Để đạt được kết quả tốt thì Ngân hàng cần có một chuyên gia trong việc thiết kế các mẫu quảng cáo, các băng gôn cũng như việc lựa chọn địa điểm thuận lợi để treo chúng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng có các chương trình khuyến mãi công khai đối với khách hàng có số dư cao. Giả sử như số dư đến 200 triệu đồng thì Ngân hàng sẽ tặng đồ tiêu dùng trong gia đình, số dư đến 300 triệu đồng thì Ngân hàng sẽ tặng các món quà để trang trí nội thất…. Nhân viên nên giải thích rõ ràng với khách hàng, nếu khách hàng gửi tới mức đó thì sẽ được các phần quà đó. Ngân hàng cũng nên trưng bày các quà tặng trong phòng giao dịch để thuận tiện trong việc giới thiệu cũng như tăng lòng tin đối với khách hàng.
@Ngân hàng càng đẩy mạnh hơn nữa về chiến lược tặng quà trong các dịp lễ tết. Tuỳ theo từng khách hàng mà Ngân hàng nên có những món quà thích hợp. Giả sử đối với những người có thu nhập vừa phải thì chúng ta tặng những hàng tiêu dùng và có in logo của Agribank. Nhưng đối với những khách hàng là công viên chức nhà nước hoặc khách hàng có nguồn tài chính mạnh thì Ngân hàng nên tặng vật dụng trang trí trên các bàn làm việc hoặc các tấm lịch thật có giá trị, khi năm mới lại đến nhưng khách hàng cảm thấy rất tiếc khi bỏ chúng đi nên chỉ thay lốc lịch mà thôi.
+ Đối với những khách hàng VIP: (số dư trên 500 triệu)
• Ngân hàng nên có những món quà nho nhỏ và gọi điện chúc mừng nhân ngày sinh nhật của họ. Đây là một điều rất nhỏ nhưng khi nhắc đến Ngân hàng thì họ lại nghĩ đến Agribank.
• Ngân hàng cũng nên có riêng một phòng dùng để tiếp khách. Khi khách hàng đến gửi tiền thì mời họ vào ăn một miếng bánh, uống một ly nước. Những người có tiền thì họ rất cần được người khác tôn trọng nhất là đối với những khách hàng VIP số tiền lãi đối với họ không là vấn đề mà cái họ cần là cái được tôn trọng.
@Ngân hàng nên chú trọng đến nhiều đến huy động vốn tại nhà:
- Đối với vùng nông thôn: thông qua việc đôn đốc thu hồi nợ, các cán bộ tín dụng nên tuyên truyền đến các hộ gia đình, cá nhân có khả năng tài chính tốt ở các vùng nông thôn về sự tiện ích của gửi tiền tiết kiệm. Do chi phí đi lại trong những vùng nông thôn khá tốn kém và tâm lý của người dân là ngại tiếp xúc với các tổ chức tín dụng.Vì thế, thông qua nghiệp vụ tiếp thị này thì Ngân hàng có thể phát triển thêm dịch vụ huy động vốn tại nhà khách hàng. Các cán bộ tín dụng cũng nên chuẩn bị mọi thủ tục như sổ tiết kiệm, phiếu đăng ký… nên khi khách hàng đồng ý gửi tiền thì ta có thể đáp ứng được ngay mà khách hàng không cần phải đến Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cũng có thể huy động được các nguồn vốn mà người dân cho là quá ít nên họ đang đắn đo giữa chi phí đi lại và số tiền lãi mà mình nhận được.
- Đối với vùng thành thị: Ngân hàng nên tuyên truyền với các khách hàng rằng việc huy động vốn tại nhà. Khi có nhu cầu thì khách hàng chỉ cần gọi điện đến Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ đến tận nhà để cấp sổ tiết kiệm cho khách hàng.
@Từng cán bộ công nhân viên thông qua mối quan hệ gia đình, bạn bè có nguồn vốn nhàn rỗi, tạo cơ hội tiếp cận để huy động vốn. Từng cán bộ cũng nên giải thích rõ về tiện ích của gửi tiền tiết kiệm đồng thời cho dân chúng thấy rằng sự quá rủi ro của việc chơi hụi trong vùng nông thôn. Tạo cho khách hàng tin tưởng rằng để có được sự an toàn và sinh lợi thì họ nên gửi tiền vào Ngân hàng. Ngân hàng cũng kịp thời động viên, khen thưởng đối với các cán bộ thực hiện tốt công tác huy động vốn.
@Việc càng rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng là càng tốt. Ngân hàng phải tạo sự gắn kết song hành trong phòng kế toán- ngân quỹ như một bên thực hiện các thủ tục hành chính thì bên kia lại thực hiện nghiệp vụ kiểm tra tiền. Khi thủ tục hoàn tất thì khách hàng cũng có thể nhận được sổ tiết kiệm ngay. Ngoài ra, nhân viên cũng nên kê khai phiếu gửi tiền giùm cho khách hàng. Từ những điều đó mà khách hàng có thể cảm nhận được sự tôn trọng từ phía khách hàng.
3.3. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Bên cạnh việc huy động vốn ngày càng linh hoạt, hấp dẫn thì Ngân hàng cũng phải nổ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Mặc dù, doanh số cho vay của Ngân hàng đã không ngừng tăng trưởng qua các năm nhưng thị trường tiềm năng vẫn còn rất lớn. Vì vậy, NHNo&PTNT huyện Châu Thành cần thực hiện các biện pháp sau để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Nghiên cứu khai thác các sản phẩm có thể cho vay mới để xây dựng phương án đầu tư thích hợp, vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn, vừa góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng.
Mở rộng quan hệ tín dụng duy trì khách hàng truyền thống đồng thời tìm kiếm thêm nhiều khách hàng có uy tín.
+ Đối với khách hàng truyền thống: nếu hoạt động kinh doanh của họ có hiệu quả thì Ngân hàng nên cho vay mức lãi suất ưu đãi để tạo ra lợi thế cạnh tranh có lợi cho Ngân hàng.
+ Đối với khách hàng có uy tín: Ngân hàng không nên xem việc thế chấp là yếu tố quyết định cho vay, mà chủ yếu là mục đích vay có mang lại hiệu quả khả thi hay không? Nếu có khả năng trả nợ cho Ngân hàng thì mới quyết định cho vay.
Tiếp tục nghiên cứu thị trường, lựa chọn các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đang kinh doanh có hiệu quả để đặt quan hệ tín dụng. Thông qua đó phát triển nghiệp vụ mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
* Biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng:
Chất lượng tín dụng thấp sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhìn chung, chất lượng tín dụng của Ngân hàng đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, Ngân hàng cần áp dụng những biện pháp sau để chất lượng tín dụng không ngừng nâng cao.
• Hạn chế tới mức thấp nhất việc cho vay qua uỷ quyền. Nếu có cho vay thì cán bộ cũng thực hiện việc kiểm tra trước và sau cho vay.
• Phát huy hơn nữa vai trò tư vấn của Ngân hàng đối với khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, hạn chế nợ xấu.
• Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt đối với các món vay, theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay, trả nợ và đồng thời tất cả các món vay đều nằm trong tầm kiểm soát của từng cán bộ tín dụng.
• Có chính sách khen thưởng khi cán bộ tín dụng hoàn thành chỉ tiêu thu nợ ngoại bảng. Ngoài ra, Ngân hàng cũng nên có những kỹ sư thuỷ sản để hướng dân nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để nguồn thu nhập của Ngân hàng được đảm bảo.
3.4. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
Nhìn chung, hoạt động dịch vụ của Ngân hàng còn rất đơn điệu, điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì Ngân hàng nên đưa ra các loại hình dịch vụ mới, nhanh chóng, tiện ích… Điều đó sẽ giúp Ngân hàng nâng cao vị thế cạnh tranh của đơn vị mình trên thị trường. Vì thế, Ngân hàng nên đưa ra các loại hình dịch vụ sau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
• Mở thêm dịch vụ chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp có số lượng lao động nhiều thông qua thẻ ATM cũng như tài khoản cá nhân. Đây là dịch vụ đầy tiềm năng và cũng hứa hẹn nhiều thành công nhất. Qua dịch vụ này tiền sẽ không bị đóng băng trong túi của cá nhân và Ngân hàng có điều kiện tăng số dư trong tài sản nợ cho vay.
• Ngân hàng nên nghiên cứu thêm các tiện ích gia tăng của thẻ thanh toán hoá đơn tiền điện, tiền nước, mua thẻ điện thoại trả trước…tại máy ATM.
• Nhìn chung phí chuyển tiền đối với thẻ ATM làm từ 2 tỉnh khác nhau còn rất cao. Điều này, sẽ làm cho dịch vụ ATM hạn chế so với các đối thủ khác. Do vậy, Ngân hàng nên giảm tỉ lệ thu phí đối với dịch vụ này.
3.5. KIẾN NGHỊ
3.5.1 Đối với NHNo&PTNT Việt Nam
Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam kiến nghị với NHNN nâng tỉ lệ sử dụng vốn không kỳ hạn để cho vay lên 25-30%, tạo điều kiện cho các NH giảm mặt bằng lãi suất và nên tính nguồn tiền vay của các tổ chức tín dụng trong nước vào nguồn vốn huy động khi áp dụng Thông tư 13.
Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam cho phép chi nhánh áp dụng lãi suất huy động vốn ngang bằng với các Ngân hàng thương mại cổ phần khác trên địa bàn.
NHNo&PTNT Việt Nam cần có cơ chế tín dụng, cơ chế đảm bảo tiền vay phù hợp đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu thuỷ sản. Vì giá trị tôm xuất khẩu lớn nên nhu cầu vốn rất lớn, nếu buộc thế chấp tài sản thì khó có thể phát triển tín dụng trên lĩnh vực này. Từ đó không thể mua được ngoại tệ và mở rộng nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mở rộng hoạt động kinh doanh.
NHNo&PTNT Việt Nam nên thiết kế máy ATM, có khả năng gửi tiền mà không cần thông qua phòng kế toán-ngân quỹ như Ngân hàng Công Thương và Đông Á đã từng làm.
NHNo&PTNT Viêt Nam cũng nên chú trọng đến việc đầu tư một sổ tiết kiệm thật hấp dẫn. Sổ tiết kiệm đó càng đa dạng theo số dư của số tiền gửi tiết kiệm, số dư càng cao thì sổ tiết kiệm càng hấp dẫn. Làm được điều này Ngân hàng sẽ được 2 lợi ích lớn:
+ Khách hàng có tâm lý là gửi càng nhiều tiền càng tốt, nhiều khách hàng có nguồn tài chính lớn họ đến giao dịch với chúng ta không chỉ là số tiền lãi mà cái họ cần là cái danh dự, là cái được tôn trọng. Nếu sổ tiết kiệm càng có giá trị thì họ sẽ càng tự hào khi đến giao dịch với chúng ta.
+ Khi ra khỏi Ngân hàng, khách hàng cầm một vật thật có giá trị thì sẽ gây sự chú ý cho những người xung quanh. Vì thế, thương hiệu của Ngân hàng vô tình lại được nhiều người biết đến.
3.5.2. Đối với NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang
Ngân hàng nên thỏa thuận với doanh nghiệp chuyển tiền gửi không kỳ hạn sang gửi kỳ hạn 1 ngày hoặc 1 tuần, biến vốn ngắn hạn thành dài hạn thông qua các sản phẩm tiền gửi rút vốn linh hoạt.
Do thế mạnh là nuôi trồng và chế biến thuỷ sản nên Ngân hàng cần có thêm các kỹ sư thuỷ sản trong khâu thẩm định, điều này sẽ làm cho hiệu quả thẩm định được nâng cao.
Ngân hàng cũng nên thành lập một trang web riêng để thuận tiện trong việc giao dịch, tháo gỡ những vướng mắc cho khách hàng. Từ đó mà mối quan hệ thân thiết của Ngân hàng và khách hàng truyền thống ngày càng bền vững hơn.
Ngân hàng cũng nên trang bị thêm các máy vi tính, máy photo, điện thoại cho từng phòng để các cán bộ thuận tiện trong việc xử lý nghiệp vụ của mình.
Ngân hàng đưa ra nhiều biện pháp để thu hút tiền giử tiết kiện như : Tiết kiệm có thưởng , tặng quà lưu niệm, hoặc tặng quà trong ngày lễ cho khách hàng
Giao chỉ tiêu huy động cho từng Cán bộ tín dụng và từng bộ phận kế toán và tập trung ở các xã có tiềm năng kinh tế lớn, và có chế độ khen thưởng đối với cán bộ có chỉ tiêu huy động đạt theo kế hoạch.
Phong cách giao dịch phải lịch sự , niểm nở với khách hàng
3.6 KẾT LUẬN
Qua phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ta thấy Ngân hàng gặt hái được những thành công nhất định nhưng vẫn còn những hạn chế cần khắc phục.
Huy động vốn: trong những năm qua, tình hình huy động vốn của Ngân hàng đã có những tiến triển rất tốt đẹp. Đạt được những thành tựu trên là do phí dịch vụ hợp lý, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao và sự đóng góp nhiệt tình của toàn thể cán bộ Ngân hàng. Không những chất lượng tốt mà Ngân hàng còn đa dạng các sản phẩm tiền gửi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhưng những thành công đó chưa thật sự xứng đáng với nền kinh tế phát triển như Kiên Giang. Vì thế, Ngân hàng nên có những biện pháp hữu hiệu hơn trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư.
Hoạt động tín dụng: Luôn tăng trưởng qua các năm do Ngân hàng đã thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm tín dụng, lãi suất cho vay hợp lý, thái độ phục vụ nhiệt tình chu đáo. Mặt khác, Ngân hàng còn mở rộng hoạt động tiếp thị và nâng cao chất lượng tín dụng đối với mỗi thành phần kinh tế. Các cán bộ tín dụng không ngừng kiểm tra, đôn đốc việc thu hồi các khoản nợ đã đến hạn. Nên trong những năm qua nợ xấu của Ngân hàng luôn giữ ở một tỷ lệ khá thấp điều này thể hiện chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, tình hình dư nợ lại giảm qua các năm do đó Ngân hàng cũng nên tăng cường mở rộng lĩnh vực cho vay vì đây là nguồn lợi nhuận chính của Ngân hàng.s
Về lợi nhuận: Ngân hàng hoạt động rất hiệu quả do lợi nhuận của Ngân hàng tăng nhanh qua mỗi năm. Nhưng lợi nhuận chủ yếu của Ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, đây là lĩnh vực tồn tại nhiều rủi ro nên Ngân hàng nên đẩy mạnh các khoản thu nhập từ các hoạt động dịch vụ khác. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng nên giảm thiểu các khoản chi phí không cần thiết để lợi nhuận của Ngân hàng ngày càng cao hơn.
I. Tài liệu ngoài Ngân hàng:
1. ThS.Trần Ái Kết (1998 ). “Lý thuyết tài chính tín dụng”. Tủ sách đại học Cần Thơ. NXB Tài Chính.
2. ThS. Nguyễn Thanh Nguyệt, ThS. Trần Ái Kết (1997). “Quản Trị Tài Chính”. Tủ sách đại học Cần Thơ. NXB Tài Chính.
II. Tài liệu trong Ngân hàng:
1. Báo cáo thường niên.
2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh.
3. Chiến lược kinh doanh 2001-2010.
4. Nghị định, nghị quyết của NHNo&PTNT Việt Nam.
5. Sổ tay tín dụng.