Đề tài Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân xã Mò ó, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

Nguồn vốn vay có tác động tích cực đến việc lựa chọn hình thức sản xuất của hộ. Thời gian trước, khi được nhận vốn vay bà con không biết phải sử dụng như thế nào, có hộ không dùng đến, đến kì hạn trả lãi lại lấy tiền đó ra trả. Để khắc phục tình trạng đó, đi đôi với việc hỗ trợ nguồn vốn vay, các tổ chức đã định hường cho người dân những hướng sản xuất mới, đầu tư vào các mô hình sản xuất có hiệu quả cao. Với nguồn vốn vay lãi suất thấp hoặc không lãi suất được các chương trình cung cấp, các hộ không những có vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, mua sắm công cụ lao động, phương tiện đi lại phục vụ đời sống mà còn có tiền cho cái đi học, khám chữa bệnh. Từ đó chất lượng cuộc sống được được cải thiện, người dân yên tâm phát triển sản xuất. Trong tổng 60 hộ có 36 hộ được nhận hỗ trợ vay vốn. Hi vọng trong thời gian tới có thêm nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã được nhận nguồn vốn này để đa dạng các hình thức sản xuất của gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh việc hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay, có 17 hộ (28,33%) nhận được các loại công cụ sản xuất, thuốc bảo vệ thực vật, hỗ trợ tiền điện, gạo, muối. nhằm giảm sức ép lên cuộc sống của người dân. Bảng 2.15. Thống kê số hộ tham gia các lớp tập huấn được tổ chức tại địa bàn xã Mò Ó Tập huấn Số hộ Tỷ lệ (%) Đào tạo nghề mới 26 43,33 Tích lũy kinh nghiệm sản xuất 43 71,67 Kỹ năng ứng phó thiên tai 43 71,67 Khác 19 31,67 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra năm 2016) Thông qua các lớp tập huấn, ngoài sự hỗ trợ về vật chất, các hộ còn nhận được các kĩ năng cần thiết giúp ích cho cuộc sống hàng ngày và công việc sản xuất của mình như: được đào tạo nghề mới (26 hộ); tích lũy kinh nghiệm sản xuất (43 hộ); kỹ năng ứng phó, phòng chống thiên tai (43 hộ) và một số lớp tập huấn khi đi học người dân được nhận quà, tiền bồi dưỡng. Với phương châm “cho cần câu, không cho con cá” các kiến thức, kỹ năng mà người dân nhận được mặc dù chưa nhận thấy tức thời lợi ích của nó, nhưng về lâu về dài khi người dân ứng dụng những gì nhận được vào sản SVTH: Phạm Thị Tiên An 51 Đại học Kinh tế Hu

pdf78 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân xã Mò ó, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thác, tuy nhiên tỷ lệ diện tích này chưa được khai thác nhiều, thể hiện qua việc diện tích đất chưa sử dụng giảm quan các năm còn chậm. So với năm 2013 diện tích đất chưa sử dụng giảm 6,53 ha (giảm 1,91), năm 2015 so với năm 2014 giảm 8,41 ha (giảm 2,50%). Để có thể khai thác triệt đê diện tích đất chưa sử dụng, trong thời gian tới xã Mò Ó cần có hướng chuyển đổi đất phù hợp, tránh lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh nguồn đất đai, các yếu tố về các nguồn tự nhiên khác sử dụng cho các hoạt động sinh kế của người dân, việc tiếp cận nguồn nước của các hộ dân không gặp trở ngại. Phần lớn người dân trong thôn đều được sử dụng nguồn nước sạch từ mạch nước ngầm. Ngoài nguồn nước để phục vụ sinh hoạt cho người dân đầy đủ và dồi dào, thì nguồn nước để phục vụ tưới tiêu cũng như phục vụ cho hoạt động sản xuất đáp ứng được nhu cầu của bà con. Với vị trí địa lí tiếp giáp với dòng sông Đakrông nên người dân tận dụng nguồn nước ngọt ấy để tưới tiêu phục vụ hoạt động sản xuất, còn nguồn nước trong các ao, hồ, suối người dân sử dụng vào hoạt động trồng cây lúa, tưới tiêu trong vườn. Tuy nhiên, việc dẫn nước từ các sông, suối vào ruộng còn gặp khó khăn và cần đầu tư chi phí cao do đặc thù địa hình đồi núi. Vì vậy chính quyền địa phương cần sớm có các biện pháp thủy lợi, thường xuyên nạo vét kênh mương, xây mới, tu sửa các trạm bơm nhằm dẫn nước tưới cho người dân trên địa bàn rộng hơn. Giúp cho việc tưới tiêu thuận tiện, nhằm nâng cao năng suất cây trồng. 2.2.2.5. Nguồn vốn vật chất Nguồn vốn vật chất của hộ gia đình bao gồm nhà ở, tài sản, công cụ sản xuất. Qua điều tra hộ cho thấy, tình hình nhà ở, trang thiết bị sinh hoạt và tư liệu sản xuất của các hộ gia đình trên địa bàn xã tương đối đáp ứng những điều kiện sinh hoạt và sản xuất của các SVTH: Phạm Thị Tiên An 40 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà hộ gia đình. Để có cái nhìn tổng quát về tình hình nhà ở, cũng như trang thiết bị sinh hoạt và TLSX của các hộ gia đình chúng ta quan sát các bảng dưới đây: Bảng 2.9. Tình hình nhà ở và sử dụng điện, nước sinh hoạt của các hộ dân qua điều tra Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ người Kinh Nhóm hộ người Vân Kiều Số lượng % Số lượng % 1. Nhà ở Nhà kiên cố Cái 11 44 4 11,43 Nhà bán kiên cố Cái 14 56 18 51,43 Nhà tạm Cái 0 - 13 37,14 2. Sử dụng điện sinh hoạt 25 100 35 100 3. Sử dụng nước hợp vệ sinh 25 100 29 82,86 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016) Nhìn chung các nhóm hộ đều đã được đáp ứng các điều kiện về nhà ở và sử dụng điện, nước sinh hoạt. Ở các nhóm hộ khác nhau, chất lượng nhà ở và tình hình sử dụng điện, nước sinh hoạt lại có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể: Có 44% nhóm hộ người Kinh có nhà ở kiên cố trong khi ở nhóm hộ người Vân Kiều tỷ lệ này chỉ chiếm 11,43%, do việc xây dựng được nhà ở kiên cố đòi hòi phải có nguồn lực tài chính vững vàng, ổn định; trong khi nhóm hộ người Vân Kiều thường có đời sống thiếu bấp bênh hơn. Dẫn đến việc xây dựng nhà ở kiên cố ở nhóm người này khó khăn hơn nhóm hộ người Kinh. Phần lớn nhà ở của 2 nhóm hộ tập trung ở nhà bán kiên cố như nhà xây cấp 4, nhà gỗ vững chắc. Tỷ lệ hộ người Kinh có nhà ở kiên cố là 56% và nhóm hộ Vân Kiều là 51,53%. Để có được tỷ lệ nhà ở bán kiên cố như vậy, nguồn vốn từ các chương trình của chính phủ đã ghóp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ dân ở địa bàn xã. Nhóm hộ người Vân Kiều có tỷ lệ nhà tạm là 13%, đa số là nhà lợp tranh, nhà sàn bằng gỗ đã dựng lâu ngày bị mục, tập trung ở nhóm hộ người Vân Kiều cao tuổi và thuộc diện hộ nghèo. Tình hình sử dụng điện nước sinh hoạt của các nhóm hộ khá cao, 100% nhóm hộ người có điện để sử dụng trong sinh hoạt; 82,86% hộ Vân Kiều và 100% hộ người Kinh được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Đây là tỷ lệ được sử dụng điện nước khá cao đối với một xã miền núi như Mò Ó, có được con số này là nhờ vào sự hỗ trợ kịp thời của chương trình nông thôn mới và các dự án phi chính phủ. Từ khi có sự giúp đỡ của các chương trình này, các hộ gia đình được hỗ trợ tiền khoan, đào giếng để có SVTH: Phạm Thị Tiên An 41 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà nước sạch sinh hoạt, được lắp đặt các đường dây điện lưới quốc gia. Qua đó góp phần giúp các hộ gia đình nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất, làm mới bộ mặt nông thôn. Bảng 2.10. Tình hình trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của hộ qua điều tra Tính bình quân/hộ Chỉ tiêu ĐVT Bình quân chung Nhóm hộ Người Kinh Người Vân Kiều Tivi Chiếc 0,93 1,00 0,89 Quạt điện Cái 1,35 1,96 1,71 Tủ lạnh Cái 0,10 0,20 0,03 Máy giặt Cái 0,03 0,08 0,00 Điện thoại di động Cái 1,62 2,04 1,31 Xe đạp Chiếc 0,82 0,96 0,91 Xe máy Chiếc 0,83 1,08 0,71 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016) Tình hình trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của các hộ gia đình phần lớn mới chỉ đáp ứng ở mức cơ bản, các thiết bị như tivi, quạt điện, điện thoại di động, xe đạp, xe máy bình quân chung mỗi hộ đều có tối thiểu 1 chiếc. Các thiết bị như tủ lạnh, máy giặt chỉ chiếm số ít ở cả 2 nhóm hộ. Bình quân trang thiết bị của nhóm hộ người Kinh cao hơn so với nhóm hộ người Vân Kiều. Điện thoại di động và xe máy là 2 thiết bị có sự chênh lệch khá lớn giữa 2 nhóm hộ. Trong khi 2 thiết bị này là phương tiện trợ giúp rất lớn trong liên lạc, đi lại, giao dịch buôn bán. Điều này cũng là một trong những yếu tố dẫn đến có sự chênh lệch trong thu nhập của cả 2 nhóm hộ. TLSX vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động, là những điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất. Nó có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao số lượng, chất lượng cây trồng, vật nuôi, giúp cho quá trình sản xuất diễn ra một cách nhanh chóng. Ngày nay khi mà nông nghiệp đã được cơ giới hóa thì ở Việt Nam nói chung và xã Mò Ó huyện Đakrông nói riêng thì việc trang bị TLSX hiện đại còn rất hạn chế. Để có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình trang bị TLSX của các hộ trên địa bàn xã chúng ta tham khảo bảng sau: SVTH: Phạm Thị Tiên An 42 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà Bảng 2.11. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất chủ yếu của các hộ điều tra trên địa bàn xã Mò Ó Tính bình quân/hộ Chỉ tiêu ĐVT Bình quân chung Nhóm hộ Người Kinh Người Vân Kiều Trâu bò cày kéo Con 1,06 1,04 1,02 Cày, bừa thủ công Cái 1,06 1,00 1,11 Máy bơm nước Cái 0,18 0,28 0,11 Máy cày Cái 0,05 0,08 0,03 Máy tuốt lúa Cái 0,00 0,00 0,00 Xe bán tải Chiếc 0,03 0,04 0,03 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016) Tình hình trang trang bị TLSX của các hộ trong vùng còn thấp so với các vùng nông nghiệp khác. Bình quân chung các TLSX hiện đại như máy bơm nước, máy cày, máy tuốt và xe bán tải của cả 2 nhóm hộ đều có số lượng thấp. Bình quân mỗi hộ đều có ít nhất 1 trâu bò cày kéo và cày bừa thủ công, thể hiện việc sản xuất của các hộ gia đình chủ yếu chỉ được thực hiện bằng các phương thức thủ công, lạc hậu. Hầu hết các hộ đều đi thuê các dịch vụ cày, kéo, tuốt... Chính vì việc thiếu công cụ sản xuất đã khiến cho năng suất cây trồng, vật nuôi của hộ hạn chế, không những thế còn làm hao tổn sức lao động ảnh hưởng đến sức khỏe. Để hạn chế vấn đề này, thay vì các hộ phải thuê máy móc, vì vậy cần có sự giúp đỡ giữa các nhóm hộ với nhau, giúp hộ nghèo mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, cùng góp vốn để mua trang thiết bị phục vụ sản xuất nhằm giảm thiểu chi phí trong sản xuất và cùng giúp đỡ nhau thoát nghèo. Tóm lại, đời sống vật chất, tinh thần của các hộ dân khá thiếu thốn cả về số lượng lẫn chất lượng. Đa số điều kiện đời sống của các hộ chỉ mới đáp ứng ở mức cơ bản, có sự chênh lệch khá lớn so giữa các hộ. Đòi hỏi các cấp chính quyền và các hộ gia đình trong xã cần cố gắng hơn nữa, nên có những biện pháp cụ thể để giúp cho các hộ SVTH: Phạm Thị Tiên An 43 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà nghèo, cận nghèo có cuộc sống ổn định, bớt gánh nặng về vật chất và tinh thần, nhanh chóng ổn định đời sống. Sau quá trình tìm hiểu ta thấy bên cạnh các nguồn vốn về tự nhiên, xã hội khá phong phú thì các nguồn vốn tài chính, vật chất cũng như nguồn vốn con người các hộ gia đình vẫn còn nghèo nàn. Đồng thời chúng ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn hoạt động sản xuất của các hộ gia đình. Để có thể lựa chọn hoạt động sản xuất nào phù hợp với nguồn lưc gia đình phụ thuộc rất lớn vào vai trò của người chủ hộ, chủ hộ phải làm thế nào lựa chọn phương án nhằm sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt được kết quả tối đa với chi phi thấp nhất. Thu nhập của hộ cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất vẫn là dựa vào các hoạt động sản xuất mà hộ lựa chọn. Những hộ có nguồn vốn tài chính, vật chất dồi dào sẽ thuận lợi trong việc mở rộng, đa dạng hóa các hoạt động sản xuất. Vì vậy để có thể tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có, các hộ cần mạnh dạn, chủ động, tích cực hơn trong việc học hỏi thêm kinh nghiệm sản xuất, quản lí nguồn vốn gia đình, lựa chọn các hoạt động phù hợp với điều kiện sẵn có của gia đình và địa phương. 2.3. Các hoạt động sinh kế của người dân xã Mò Ó qua điều tra Việc lựa chọn cho gia đình mình thực hiện các hoạt động nào nhằm tạo thu nhập cho gia đình là lựa chọn vô cùng khó khăn đối với các chủ hộ. Bởi việc này quyết định trực tiếp đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của cả gia đình. Đặc biệt đối địa bàn xã thuộc miêng núi như Mò Ó, việc lựa chọn này càng gặp không ít khó khăn. Vì vậy để có thể hiểu rõ hơn về các hoạt động sản xuất mà các hộ gia đình ở Mò Ó, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về các hoạt động sản xuất của hộ gia đình tại địa phương này. 2.3.1. Hoạt động nông nghiệp của các hộ điều tra Với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng sẵn có phù hợp với việc thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp vì vậy đa sô hộ gia đình trên địa bàn xã đều tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Có thể khẳng định rằng đây là lĩnh vực đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các hộ gia đình ở xã Mò Ó. Các hộ chủ yếu trồng lúa nước và các loại hoa màu như lạc, ngô, sắn, đậu, dưa hấu nhằm phục vụ nhu cầu hàng ngày và bán cho thương lái nhằm tăng thu nhập. Để có thể nắm rõ hơn tình hình tham gia các hoạt động nông nghiệp của các hộ gia đình qua điều tra, chúng ta xem xét bảng bên dưới. SVTH: Phạm Thị Tiên An 44 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà Bảng 2.12. Tình hình tham gia hoạt động nông nghiệp của hai nhóm hộ qua điều tra Hoạt động Nhóm hộ người Kinh Nhóm hộ người Vân Kiều Trồng trọt Số hộ 21 35 Tỷ lệ với nhóm hộ (%) 84 100 Tỷ lệ với tổng số hộ điều tra (%) 35 58,33 Chăn nuôi Số hộ 17 29 Tỷ lệ với nhóm hộ (%) 68 82,86 Tỷ lệ với tổng số hộ điều tra (%) 28,33 48,33 Lâm nghiệp Số hộ 0 22 Tỷ lệ với nhóm hộ (%) - 62,86 Tỷ lệ với tổng số hộ điều tra (%) - 36,67 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra hộ năm 2016) • Hoạt động trồng trọt của các nhóm hộ Là hoạt động có sự tham gia lớn nhất trong các hoạt động sản xuất, trồng trọt là hoạt động mang lại nguồn thu thường xuyên cho các hộ gia đình. Trong tổng số hộ điều tra có 56 hộ tham gia hoạt động trồng trọt, chiếm 93,33%. Cụ thể: Ở nhóm hộ người Kinh, có 21 hộ trong tổng số 25 hộ tham gia hoạt động trồng trọt, chiếm 35% so với tổng số hộ được phỏng vấn. Ở nhóm hộ người Vân Kiều, 100% các hộ tham gia trồng trọt so với số hộ người Vân Kiều được điều tra. Trồng lúa nước 2 vụ chỉ mới được người Vân Kiều áp dụng trong 5 năm qua, trước kia người Vân Kiều thường trồng lúa rẫy, chỉ được 1 vụ nên thường xuyên thiếu ăn. Sau khi được các cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách trồng lúa nước và một số cây hoa màu khác người Vân Kiều đã có đủ lương thực và tiếp tục mở rộng sản xuất để bán sản phẩm tăng thu nhập. Như vậy sinh kế của nhóm hộ Vân Kiều chủ yếu dựa vào hoạt động này để tạo thu nhập trong gia đình, trong khi nguồn thu nhập từ hoạt động trồng trọt có khá nhiều rủi ro, bà con chưa thực sự quen với các SVTH: Phạm Thị Tiên An 45 Đạ i ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà phương pháp thâm canh mới, nên năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao. Từ đó cho thấy thu nhập từ việc trồng trọt còn thấp so với các mô hình sinh kế khác. • Hoạt động chăn nuôi của các nhóm hộ Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập cho các hộ gia đình ở đây. Có 76,66% hộ tham gia điều tra thực hiện hoạt động chăn nuôi; So với trồng trọt, hoạt động chăn nuôi có số hộ tham gia ít hơn. Cụ thể: Có 68% số hộ người Kinh và 82,86% số hộ người Vân Kiều tham gia hoạt động chăn nuôi. Các hộ chủ yếu nuôi các loại gia súc và gia cầm như: trâu, bò, lợn, dê, gà, vịt.... Về gia súc, các hộ chăn nuôi trâu, bò, lợn là chủ yếu. Việc làm lúa nước hay nương định canh đòi hỏi phải có sức kéo, phân bón nên việc chăn nuôi trâu, bò lại càng được chú ý và tăng cường. Hiện tại, ở địa phương vẫn chưa có các mô hình chăn nuôi mới và hiệu quả, chủ yếu chỉ mới nằm ở quy mô hộ gia đình. Mỗi gia đình chỉ nuôi từ 1-2 con. Trước đây các hộ gia đình thường chăn thả theo lối tự nhiên. Họ có quan niệm là thả gia súc vào rừng vừa không phải tốn công chăm sóc, chăn dắt cũng như thuốc thang khi trâu, bò, dê bị dịch bệnh. Khi cần bán hay xẻ thịt chỉ cần vào rừng quây lưới bắt gia súc hoặc rẻ đàn lùa về. Cũng chính từ tập quán chăn nuôi lạc hậu ấy nên nhiều hộ chăn nuôi phải mang tiền đi đền cho những gia đình bị gia súc phá hoa màu, nhiều khi gia súc đói chết do thiếu thức ăn hoặc bị dịch bệnh nhưng nhiều hộ chăn nuôi không biết. Những năm trở lại đây, được sự hướng dẫn của các cán bộ khuyến nông người dân trên địa bàn xã Mò Ó đang dần chuyển sang trồng cỏ để nuôi nhốt gia súc, hỗ trợ nguồn vốn để hộ xây dựng chuồng trại kiên cố. Cũng nhờ nuôi nhốt gia súc nên người chăn nuôi có thể chủ động trong việc tiêm phòng, hạn chế đến mức thấp nhất vật nuôi chết do dịch bệnh gây ra. Trâu, bò bán lấy thịt được nuôi từ 2-3 năm, bán với giá giao động từ 20-25 triệu đối với trâu và 16-20 triệu đối với bò. Với gia cầm, người dân thường nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu trong gia đình là chủ yếu nên số lượng nuôi không nhiều và nuôi theo hình thức thả tự nhiên trong vườn nhà. Với diễn biến thời tiết phức tạp như hiện nay, các cán bộ thú y xã cần đặc biệt quan tâm đến công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh kịp thời để tránh gây thiệt hại lớn cho người nuôi. SVTH: Phạm Thị Tiên An 46 Đạ i h ọc K in tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà • Hoạt động sản xuất lâm nghiệp của các nhóm hộ Sau khi chính sách giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình được thực hiện vào năm 2013, đến nay hầu hết các gia đình người Vân Kiều đã có rừng sản xuất. Người Vân Kiều định cư trước nên thường đốt nương, rẫy để trồng rừng. người Kinh định cư sau nên chỉ có đất trồng hoa màu mà không có đất rừng để sản xuất lâm nghiệp. Có 62,86% số hộ người Vân Kiều tham gia hoạt động lâm nghiệp và chủ yếu là trồng và khai thác rừng. Các loại cây thường được trồng là: tràm và keo vì hai loại cây này có thể khai thác sau 5-7 năm trồng. Bình quân mỗi ha tràm cho thu hoạch từ 17-25 triệu đồng, góp phần vào nguồn thu của gia đình, có những hộ nhờ trồng rừng đã xây được nhà, mua xe, cho con đi học... Từ đó giúp cho cuộc sống gia đình của các hộ ổn định và sung túc hơn. 2.3.2. Hoạt động phi nông nghiệp của các hộ gia đình qua điều tra Với đặc thù là xã sản xuất nông nghiệp, hoạt động động phi nông nghiệp của xã Mò Ó cũng hết sức phong phú với nhiều nghề khác nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia vào các hoạt động này còn thấp và sự chênh lệch giữa hai nhóm hộ. Để có thể nhìn thấy rõ về sự chênh lệch này, chúng ta theo dõi bảng dưới đây. Bảng 2.13. Tình hình tham gia hoạt động phi nông nghiệp của hai nhóm hộ qua điều tra Hoạt động Nhóm hộ người Kinh Nhóm hộ người Vân Kiều Làm thuê nông nghiệp Số hộ 2 12 Tỷ lệ với nhóm hộ (%) 8 34,29 Tỷ lệ với tổng số hộ điều tra (%) 3,33 20 Công nhân viên chức Số hộ 8 2 Tỷ lệ với nhóm hộ (%) 32 5,71 Tỷ lệ với tổng số hộ điều tra (%) 13,33 3,33 Nghề khác Số hộ 20 13 Tỷ lệ với nhóm hộ (%) 80 37,14 Tỷ lệ với tổng số hộ điều tra (%) 33,33 21,67 (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ năm 2016) SVTH: Phạm Thị Tiên An 47 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà • Làm thuê nông nghiệp Ngoài công việc chính, các hộ gia đình có ít đất sản xuất thường đi làm thuê nông nghiệp khi có người cần giúp. Các công việc đó thường là: làm cỏ cho các loại hoa màu, trồng rừng, thu hoạch nông sản... ngày công cho các công việc này khá cao so với mức sống ở đây, khoảng 150.000 đồng/ngày công. Tuy nhiên, công việc này phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường, khối lượng công việc nên thường không mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Nhóm người Vân Kiều có số hộ tham gia hoạt động này nhiều hơn nhóm người Kinh, cụ thể: có 12 hộ người Vân Kiều (chiếm 34,29% trong số hộ người Vân Kiều được điều tra) và chỉ có 2 hộ người Kinh (chiếm 8%) • Công nhân viên chức Công việc này đòi hỏi trình độ học vấn của người tham gia phải cao mới có thể thực hiện, tuy nhiên số người có trình học vấn cao trong số các hộ được phỏng vấn lại có số lượng ít và chủ yếu tập trung ở nhóm hộ người Kinh, do đó số hộ có thành viên tham gia vào hoạt động này ở cả 2 nhóm người chỉ chiếm 16,67% trong 60 hộ được phỏng vấn. Cụ thể, nhóm hộ người Kinh có 8 hộ và người Vân Kiều có 2 hộ. có 32% số hộ người Kinh tham gia vào hoạt dộng này, trong khi ở nhóm hộ người Vân Kiều chỉ có 5,71% số hộ tham gia, điều này dẫn đến tính bấp bênh trong thu nhập của nhóm hộ Người Vân Kiều, bởi vì người Vân Kiều chủ yếu tham gia các hoạt động trong nông nghiệp, mà các hoạt động này lại phụ thuộc vào tính mùa vụ, thời tiết cũng như biến động của thị trường lớn. Trong khi hoạt động này lại mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định hơn so với các hoạt động khác thì số lượng tham gia vào hoạt động này còn quá ít, do vậy địa phương cần có hướng đào tạo nguồn nhân lực tăng về cả số lượng và chất lượng nhằm bổ sung nguồn lực vào các cấp quản lý, qua đó giúp tăng thêm việc làm cho thế hệ trẻ, tạo điều kiện cho họ đóng góp công sức, trí tuệ của mình vào việc xây dựng quê hương của chính mình. • Một số nghề khác Có 55% số hộ được phỏng vấn làm các nghề phụ khác như: phụ hồ, lái xe, buôn bán tạp hóa, dịch vụ,... nhóm người Kinh thường tham gia vào các công việc này nhiều hơn, cụ thể có 20 hộ người Kinh tham gia chiếm 33,33% và 21,67% hộ người Vân Kiều tham gia so với tổng số hộ điều tra. SVTH: Phạm Thị Tiên An 48 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà So với tổng sô hộ điều tra của mỗi nhóm hộ,ở nhóm hộ người Kinh có 80% số hộ và có 37,14% số hộ tham gia điều tra có thực hiện các nghề phụ khác. Điều này cũng quyết định đến sự chênh lệch về mức thu nhập của 2 nhóm hộ. Cùng với trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ buôn bán, thủ công nghiệp sản xuất các loại công cụ đơn giản, đồ dùng thiết yếu hàng ngày cũng là một ngành nghề quan trọng trong tập quán mưu sinh của người dân ở xã Mò Ó. Các nghề thủ công truyền thống của được hình thành từ lâu đời, song vẫn chưa tách khỏi nông nghiệp trở thành ngành kinh tế độc lập còn bó hẹp trong khuôn khổ nghề phụ gia đình. Hoạt động của nghề thủ công mang tính thời vụ và thường được làm vào lúc nhàn rỗi như: dệt vải, làm chổi đót, đan lát mây tre... do nguyên liệu khó kiếm, sản phẩm đầu ra tiêu thụ chậm, giá bán lại thấp nên người dân ít mặn mà với nghề này. Các nghề mới được các cán bộ địa phương đưa về tập huấn cho bà con như: trồng nấm, trồng rau sạch, trồng sả... mới chỉ có ít hộ tham gia. Đa phần bà con quen với các công việc truyền thống, ngại thay đổi, thử nghiệm cái mới, sợ sản phẩm làm ra không có nơi tiêu thụ. Do vậy, việc mở rộng thị trường tiêu thụ và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm là công việc cần làm của các cán bộ địa phương trong thời gian tới, nhằm giúp hộ gia đình yên tâm sản xuất, đầu tư vốn. 2.4. Lợi ích các hộ dân trên địa bàn xã Mò Ó nhận được từ các chương trình, dự án hỗ trợ sinh kế và nhận thức của người dân về các chương trình dự án qua quá trình điều tra hộ 2.4.1. Lợi ích các hộ dân trên địa bàn xã Mò Ó nhận được từ các chương trình, dự án hỗ trợ sinh kế Kể từ năm 2011, được sự chỉ đạo hướng dẫn của Đảng và Nhà nước, xã Mò Ó được chọn làm xã điểm xây dựng nông thôn mới, lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân nơi dây trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống của người dân, tuy kết quả đạt được là chưa cao nhưng so với các năm về trước thì lợi ích mà các chương trình, dự án đem lại cho người dân xã Mò Ó là rất lớn. Thông qua các buổi tập huấn, người dân được hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi có năng suất chất lượng cao, phân bón, và SVTH: Phạm Thị Tiên An 49 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà đặc biệt là nguồn vốn vay lãi suất thấp từ các ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp huyện. Bảng 2.14. Hình thức hỗ trợ của các chương trình dự án trên địa bàn xã Mò Ó Hình thức hỗ trợ Số hộ được nhận (hộ) Tỷ lệ (%) Giống cây 52 86,67 Giống vật nuôi 11 18,33 Phân bón 14 23,33 Vốn vay 36 60 Khác 17 28,33 (Nguồn: kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2016) Trong tất cả các hình thức hỗ trợ, có 86,67% hộ dân được nhận giống cây trồng. Loại giống chủ yếu được đem hỗ trợ là giống lúa các loại, lạc L14, giống bắp, giống chuối lùn,... cho năng suất chất lượng tốt. Cách đây 5 năm, người dân ở đây vẫn làm lúa theo cách làm lúa rẫy là gieo hạt giống xuống đồng và phó mặc cho trời nên năm nào được mùa, năng suất khá lắm cũng chỉ đạt khoảng 1 tạ/sào thì nay bà con đã biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc trồng lúa như chọn giống, làm cỏ, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức ra quân diệt chuột bảo vệ mùa màng... Dù chưa đảm bảo đúng quy trình thâm canh lúa nước như người miền xuôi nhưng thông qua các buổi tập huấn, tuyên truyền vận động của cán bộ địa phương, đồng bào nơi đây đã nắm được những kỹ năng cơ bản về sản xuất lúa nước. Bên đó còn hỗ trợ phân bón cho các loại cây trồng (14 hộ) giúp cây trồng phát triển tốt, cho ra sản lượng cao. Có 11 hộ (chiếm 18,33%) trong tổng số 60 hộ được nhận giống trâu, bò của các chương trình, tổ chức như: tập đoàn viễn thông quân đội Vtel, Chương trình 30a, 135, Nông thôn mới, Phương án 39, Ngân hàng bò, Chương trình Chung tay vì cộng đồng,... các hộ được nhận hỗ trợ thường là các hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa được nhận hỗ trợ giống vật nuôi. Bên cạnh việc hỗ trợ giống, UBND huyện Đakrông còn xây dựng quy chế quản lý sử dụng của các Chương trình và bản cam kết với các hộ gia đình được hỗ trợ nhằm tránh trường hợp hộ được nhận hỗ trợ đem giống vật nuôi đi bán, chăm sóc không tốt dẫn đến việc gia súc, gia cầm chết... tránh trường hợp hiệu quả của việc hỗ trợ không cao như thời gian trước. SVTH: Phạm Thị Tiên An 50 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà Nguồn vốn vay có tác động tích cực đến việc lựa chọn hình thức sản xuất của hộ. Thời gian trước, khi được nhận vốn vay bà con không biết phải sử dụng như thế nào, có hộ không dùng đến, đến kì hạn trả lãi lại lấy tiền đó ra trả. Để khắc phục tình trạng đó, đi đôi với việc hỗ trợ nguồn vốn vay, các tổ chức đã định hường cho người dân những hướng sản xuất mới, đầu tư vào các mô hình sản xuất có hiệu quả cao. Với nguồn vốn vay lãi suất thấp hoặc không lãi suất được các chương trình cung cấp, các hộ không những có vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, mua sắm công cụ lao động, phương tiện đi lại phục vụ đời sống mà còn có tiền cho cái đi học, khám chữa bệnh. Từ đó chất lượng cuộc sống được được cải thiện, người dân yên tâm phát triển sản xuất. Trong tổng 60 hộ có 36 hộ được nhận hỗ trợ vay vốn. Hi vọng trong thời gian tới có thêm nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã được nhận nguồn vốn này để đa dạng các hình thức sản xuất của gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh việc hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay, có 17 hộ (28,33%) nhận được các loại công cụ sản xuất, thuốc bảo vệ thực vật, hỗ trợ tiền điện, gạo, muối... nhằm giảm sức ép lên cuộc sống của người dân. Bảng 2.15. Thống kê số hộ tham gia các lớp tập huấn được tổ chức tại địa bàn xã Mò Ó Tập huấn Số hộ Tỷ lệ (%) Đào tạo nghề mới 26 43,33 Tích lũy kinh nghiệm sản xuất 43 71,67 Kỹ năng ứng phó thiên tai 43 71,67 Khác 19 31,67 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra năm 2016) Thông qua các lớp tập huấn, ngoài sự hỗ trợ về vật chất, các hộ còn nhận được các kĩ năng cần thiết giúp ích cho cuộc sống hàng ngày và công việc sản xuất của mình như: được đào tạo nghề mới (26 hộ); tích lũy kinh nghiệm sản xuất (43 hộ); kỹ năng ứng phó, phòng chống thiên tai (43 hộ) và một số lớp tập huấn khi đi học người dân được nhận quà, tiền bồi dưỡng. Với phương châm “cho cần câu, không cho con cá” các kiến thức, kỹ năng mà người dân nhận được mặc dù chưa nhận thấy tức thời lợi ích của nó, nhưng về lâu về dài khi người dân ứng dụng những gì nhận được vào sản SVTH: Phạm Thị Tiên An 51 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà xuất, đời sống hàng ngày họ sẻ nhận thấy được giá trị của nó. Theo kết quả phiếu điều tra hộ có 83,3% số hộ sau khi tham gia các lớp tập huấn có ứng dụng các kinh nghiệm, kỹ năng vào đời sống hàng ngày, nếu con số này được nâng lên ngày càng cao thì chắc chắn kết quả sản xuất cũng như khả năng ứng phó với rủi ro của các hộ gia đình sẻ được nâng cao, từ đó đời sống của họ được ổn định và bền vững hơn. 2.4.2. Nhận biết của người dân về các chương trình dự án hỗ trợ sinh kế Bảng 2.16. Mức độ nhận biết các chương trình hỗ trợ của người dân qua điều tra Mức độ Số hộ Tỷ lệ (%) Hoàn toàn không biết 21 35 Biết một số chương trình dự án hỗ trợ 34 56,7 Biết tất cả các chương trình dự án hộ trợ 5 8,3 Tổng 60 100 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra hộ năm 2016) Mặc dù, nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các chương trình dự án, nhưng sự hiểu biết của người dân về các chương trình này là rất ít. Có đến 35% số hộ phỏng vấn không hề có sự hiểu biết về các chương trình hỗ trợ sinh kế cho mình, 56% số hộ biết một số chương trình dự án và một vài thông tin về nó, chỉ có 8,3% số hộ biết rõ các chương trình đó tên là gì, do các tổ chức nào tài trợ, cũng như đối tượng mà các dự án hướng đến. Điều này cho thấy sự quan tâm cũng như hiểu biết của người dân đến vấn đề này còn hạn chế. Trong khi họ chính là các đối tượng trực tiếp được hưởng lợi từ các chương trình này. 2.5. Kết quả sinh kế của người dân Mò Ó Kể từ khi nhận được sự hỗ trợ của các chương trình dự án của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, đến nay kinh tế của các hộ gia đình đã có những chuyển biến rõ. Thực tế cho thấy, trước đây nhiều hộ nghèo của xã Mò Ó cũng nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các chương trình, dự án để phát triển sản xuất nhằm thoát nghèo nhưng do không có cơ chế ràng buộc giữa chính quyền địa phương với các hộ dân nên khi hỗ trợ gia súc, gia cầm thì họ đem bán hoặc chăm sóc không tốt dẫn đến việc gia súc, gia cầm chết... nên hiệu quả của việc hỗ trợ không cao. Riêng với phương án 39 do có cơ chế SVTH: Phạm Thị Tiên An 52 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà ràng buộc, cam kết chặt chẽ giữa các hộ tham gia với chính quyền địa phương nên đến nay mô hình này đã đem lại hiệu quả trông thấy. Bảng 2.17. Bảng kết quả sinh kế phân theo nhóm hộ điều tra Chất lượng cuộc sống Nhóm hộ người Kinh Nhóm hộ người Vân Kiều Tốt hơn Số hộ 20 27 Tỷ lệ với nhóm hộ (%) 80 77,1 Tỷ lệ với tổng số hộ điều tra (%) 33,33 45 Không thay đổi Số hộ 5 8 Tỷ lệ với nhóm hộ (%) 20 22,9 Tỷ lệ với tổng số hộ điều tra (%) 8,3 13,3 (Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2016) Kết quả sinh kế (tốt hay không tốt) của nông hộ sẻ ảnh hưởng đến quyết định gia tăng hay giảm nguồn vốn sinh kế, hoặc điều chỉnh chiến lược sinh kế mới. Khi các tài sản sinh kế và hoạt động sinh kế của hộ gia đình được đa dạng thì khả năng phục hồi của sinh kế đối với các tác động bất lợi của các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội sẻ tăng lên. Qua kết quả điều tra các tài sản và các hoạt động sinh kế của các hộ gia đình tại xã Mò Ó ta thấy có sự khác biệt trong cách lựa chọn cũng như kết hợp các nguồn vốn sẵn có trong gia đình cũng như địa phương của hai nhóm hộ, dẫn đến thu nhập của hai nhóm hộ cũng có phần khác nhau. Trong tổng sô hộ điều tra có 47 hộ gia đình có cuộc sống tốt hơn sau khi nhận sự hỗ trợ của các tổ chức, chương trình dự án (chiếm 78,33% trong tổng số), trong đó có đến 80% hộ người Kinh và có 77,1% sô hộ người Vân Kiều có cuộc sống thay đổi tốt hơn. Mặc dù đây là một con số chưa thật sự cao, nhưng để đạt được kết quả đó là một quá trình nổ lực, cố gắng của cả chính quyền địa phương và người dân nơi đây. Họ đã tìm được những sinh kế phù hợp với hoàn cảnh của gia đình mình, có nhiều hộ đã ổn định được cuộc sống, nhưng cũng có nhiều hộ còn gặp khó khăn nhất là những hộ lao động tuổi cao lại có trình độ thấp. Người dân đã biết chuyển đổi giống cây trồng phù hợp với điều kiện của địa phương, an ninh lương thực được đảm bảo, người dân đã biết bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh chung, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, an ninh quôc phòng được giữ vững. SVTH: Phạm Thị Tiên An 53 Đạ i ọc K inh t H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SINH KẾ CHO CÁC HỘ DÂN TẠI XÃ MÒ Ó, HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1. Giải pháp phát triển con người - Thay đổi con người trước hết là thay đổi về nhận thức, hành vi của họ, điều này đòi hỏi cần phải có các chính sách cũng như các chương trình dự án nhằm nâng cao trình độ dân trí. - Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho người dân, đào tạo nghề đặc biệt là các nghề nông nghiệp phù hợp với điều kiện của hộ nhằm phát huy thế mạnh địa phương. - Mở các nhóm xóa mù chữ tại các thôn, xóm, bản. Đẩy mạnh phong trào đọc sách, báo qua các thư viện, tủ sách cơ sở, các trường học. - Tổ chức các đợt khám chữa bệnh lưu động và miễn phí định kì xuống thôn bản. - Chuyển giao công nghệ kết hợp với việc “cầm tay chỉ việc”, thường xuyên trở lại kiểm tra kết quả, điều chỉnh kịp thời khi người dân làm chưa đúng. - Đa dạng các hình thức sinh kế của người dân, khuyến khích người dân tham gia nhiều hoạt động sản xuất, nhằm tận dụng tối đa các nguồn vốn sẵn có của địa phương và gia đình. - Khuyến khích người dân tham gia các tổ chức xã hội để giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, tạo thêm nhiều mối quan hệ trong cộng đồng, tăng cường mối liên kết giữa các hộ, các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng như mối liên kết giữa các thôn bản. - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân biết rõ tầm quan trọng của việc đào tạo nghề, tiếp nhận khoa học kỹ thuật tiên tiến, có ý chí phấn đấu vươn lên thoát nghèo. 3.2. Giải pháp chính sách  Chính sách phát triển nguồn lực con người - Có các chính sách hỗ trợ bằng các hình thức khuyến học, quỹ học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, nhằm nâng cao dân trí. SVTH: Phạm Thị Tiên An 54 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà - Có sự ưu tiên thỏa đáng với giáo viên về chương trình, giáo trình, hình thức tuyển chọn, thi cử, tổ chức nơi ăn học, trợ cấp để các cán bộ, giáo viên có điều kiện yên tâm công tác, giảng dạy tại địa phương.  Chính sách tín dụng - Có nhiều chính sách hỗ trợ các hộ dân vốn vay với lãi suất thấp, kéo dài thời gian trả lãi. - Đơn giản hóa thủ tục vay vốn. - Gắn chặt hoạt động vay vốn của hộ với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương và hệ thống khuyến nông nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vay vốn sản xuất của người dân.  Chính sách khuyến nông, khuyến lâm - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm. - Đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng công tác tập huấn chuyển giao kỹ thuật. - Nâng cao chất lượng mô hình khuyến nông và đẩy mạnh ứng dụng nhân rộng các mô hình khuyến nông có hiệu quả. - Đi đôi với việc hỗ trợ giống cây, con, phân bón, cần có các cơ chế ràng buộc để có sự cam kết chặt chẽ giữa người dân và tổ chức hỗ trợ. - Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng, khai hoang, phục hóa đất hiện có, mở rộng diện tích gieo trồng ở những nơi có điều kiện canh tác, nhất là diện tích nằm trong khả năng tưới của các công trình thủy lợi. - Chuyển giao khoa học công nghệ mới gắn liền với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Khuyến khích người dân tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao kỷ thuật, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, phòng trừ dịch bệnh. SVTH: Phạm Thị Tiên An 55 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà  Chính sách lao động việc làm - Có chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề phù hợp với điều kiện địa phương như: làm chổi đót, trồng nấm, làm đồ thủ công mỹ nghệ... - Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động giúp giải quyết việc làm ổn định cho người dân trong thời gian dài.  Chính sách sử dụng, khai thác tài nguyên - Có kế hoạch sử dụng, khai thác đất đai, nguồn nước, rừng... hợp lý, tiết kiệm. bằng cách giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng cho các hộ, gắn quyền lợi và trách nhiệm trong việc khai thác sử dụng nhằm nâng cao việc bảo tồn tài nguyên. - Tránh khai thác cạn kiệt các nguồn lợi tự nhiên, có các quy định về giới hạn khai thác cho phép. - Có các chính sách tuyên truyền cho người dân về vai trò của việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên kết hợp với việc thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền đến tận các thôn bản, trường học.  Chính sách thị trường - Cần có sự hỗ trợ tìm kiếm đầu ra, mở rộng thị trường tiêu thụ, cho các sản phẩm của người dân. - Có các chính sách trợ giá, thu mua, bảo hiểm nông nghiệp nhằm hỗ trợ cho người dẫn trước các rủi ro về thiên tai, giá cả.  Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng - Chính sách nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi trên toàn địa bàn xã giúp thuận tiện cho việc sản xuất, giao thương hàng hóa với bên ngoài. - Tận dụng các nguồn vốn hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn từ các chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới, các nguồn vốn hỗ trợ từ UBND tỉnh, huyện nhằm nâng cấp, xây mới các công trình giao thông, thủy lợi, trường lớp. 3.3. Giải pháp ứng phó với rủi ro Trong những năm qua hiện tượng El Nino kéo dài với cường độ lớn, vì vậy chính quyền địa phương cần xây dựng phương án chống hạn như: - Tập trung thực hiện kế hoạch tưới luân phiên, điều tiết nước một cách hợp lý, tận dụng các nguồn nước hồi quy ở các ao hồ sông suối, tích trữ nguồn nước ở các hồ chứa để bơm tát phục vụ sản xuất. SVTH: Phạm Thị Tiên An 56 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà - Chủ động be bờ giữ nước trong ruộng trước lúc vào vụ sản xuất. - Các tổ quản lý thủy nông ở các công trình thủy lợi thuộc các xã, thị trấn cần tăng cường công tác kiểm tra để kịp thời điều chỉnh kế hoạch tưới cho phù hợp với diễn biến tình hình thời tiết và tình hình nguồn nước. Điều tiết nước theo đúng kế hoạch, chống lãng phí thất thoát nước. - Tăng cường các biện pháp tưới tiết kiệm, tưới luân phiên ở các tuyến kênh, kết hợp cắt, giảm các đợt tưới hợp lý để tiết kiệm nước. Ưu tiên nước cho giai đoạn lúa làm đòng và lúa trổ. - Thường xuyên tổ chức ra quân làm thủy lợi như: Tập trung tu bổ, nạo vét những kênh mương bị bồi lấp, vệ sinh kênh mương từ kênh chính đến kênh nội đồng để đảm bảo thông dòng chảy, giảm tổn thất nước. - Tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng nước có hiệu quả và tưới tiết kiệm hợp lý ngay từ đầu vụ; vận động người dân thường xuyên thăm đồng be bờ giữ nước, chống rò rỉ thất thoát nước. - Tuyên truyền vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển các vùng không đủ nước tưới sang trồng ngô, đậu xanh và các rau các loại phù hợp hơn. Cơ cấu giống và chất lượng giống cây trồng là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, hiệu quả sản xuất. Tùy theo tính chất đất, điều kiện độ ẩm và tập quán canh tác của nông dân ở từng vùng để lựa chọn cây trồng cạn chuyển đổi cho phù hợp, các cây trồng có thể chuyển đổi trên đất trồng lúa thiếu nước và đất màu trong vụ Hè Thu là: Cây ngô, đậu xanh, dưa hấu. Trong phương án này cây ngô và cây đậu xanh được lựa chọn là cây chuyển đổi chính trên đất lúa thiếu nước và đất màu. Bên cạnh việc chống hạn cho cây trồng cần có các biện pháp bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng trong giai đoạn nắng nóng kéo dài: kiểm soát việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, lực lượng chức năng phối hợp với người dân phòng chống cháy rừng, tuyên truyền người dân canh tác nương rẫy đúng cách. Vận động người dân thường xuyên thăm đồng, ngăn chặn và xử lý kịp thời sự phá hoại của các sinh vật gây hại cho mùa màng. SVTH: Phạm Thị Tiên An 57 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Qua quá trình tìm hiểu các hoạt động sinh kế, thực trạng các nguồn vốn sinh kế, cũng như các yếu tố tác động đến việc lựa chọn các hoạt động sinh kế của người dân xã Mò Ó. Có thể nhận thấy rằng đời sống của người dân xã Mò Ó vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn sinh kế hộ, phần lớn người dân kết hợp tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi và làm một số nghề phụ như: thợ xây, làm thuê,... dẫn đến thu nhập của các hộ vẫn còn khá thấp, đời sống chưa ổn định, trong khi đó người dân vẫn chưa trang bị cho mình các kiến thức kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó các hoạt động sinh kế của hộ còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất lợi, làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn sinh kế của mỗi hộ như: trình độ dân trí còn thấp, thiếu kinh nghiệm sản xuất, diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn manh mún, TKSX lạc hậu,... Để khắc phục các yếu tố làm ảnh hưởng đến sinh kế hộ, cần có các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước nhằm hỗ trợ phát triển sinh kế hộ như: chính sách đào tạo nghề, chính sách vay vốn, tìm kiếm nguồn đầu ra cho sản phẩm; cùng với đó là sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ thông qua các chương trình hỗ trợ người nghèo, người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em,... Vì vậy, để hoạt động sản xuất của người dân được thuận lợi, cuộc sống của người dân được nâng cao, bên cạnh sự nổ lực của bản thân các hộ nông dân thì sự giúp đỡ của nhà nước, chính quyền địa phương và các tổ chức là hết sức cần thiết. 2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ  Đối với nhà nước - Phát hiện, xây dựng và nhân rộng mô hình sinh kế bền vững, phù hợp với địa phương. - Khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, thông qua các chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn. SVTH: Phạm Thị Tiên An 58 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà - Tập trung đẩy lùi lạc hậu, nâng cao trình độ dân trí, tạo cơ hội để người dân tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ. - Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình về phát triển nông thôn. - Các chương trình, dự án nên thực hiện ở quy mô thôn, bản, tập trung vào các địa bàn đặc biệt khó khăn, ưu tiên phụ nữ, trẻ em. - Hoàn thiện về cơ chế lồng ghép các chương trình dự án, chính sách xã hội ở nông thôn. - Kiên quyết chống bệnh thành tích trong việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, mô hình nông thôn mới.  Đối với chính quyền cơ sở - Kết hợp biện pháp và đẩy mạnh công tác dạy tiếng phổ thông, phổ cập giáo dục cho người dân địa phương. - Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho người dân, gọn nhẹ về thủ tục bàn giao. - Tuyên truyền, vận động người dân thực hiện sản xuất gắn với bản vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Khuyến khích người dân phát triển nhóm những người cùng sản xuất, mô hình trang trạng, mô hình hợp tác xã, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất với quy mô lớn. - Phổ biến thông tin về thị trường và giá cả rộng rãi hơn. - Ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. - Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đoàn thể trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nhà nước đề ra. - Đánh giá một cách khách quan và sát thực tình hình sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo, tìm hiểu nguyên nhân khách quan, chủ quan. - Thường xuyên tổ chức các buổi đói thoại trực tiếp với nhân dân, trực tiếp trao đổi, lấy ý kiến, lắng nghe nguyện vọng của người dân để kịp thời điều chỉnh các vấn đề đặt ra, trao quyền cho người dân, để người dân tham gia vào các dự án mà chính họ được hưởng lợi. SVTH: Phạm Thị Tiên An 59 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các báo cáo tổng kết Kinh tế-chính trị-xã hội của xã Mò Ó, của huyện Đakrông qua các năm 2012,2013, 2014, 2015. 2. Bộ kế hoạch và đầu tư, sử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế và khung phân tích, 2003. 3. Hoàng Mạnh Quân, Báo cáo khoa học công nghệ đặc điểm văn hóa kiến thức và chiến lược sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại Đarkrông – Quảng Trị. 4. Mai Lệ Quyên, bài giảng phương pháp nghiên cứu nông thôn, ĐH Kinh tế Huế, 2012. 5. Nguyễn Mỹ Vân, bài giảng sinh kế bền vững, Đại học khoa học Huế, 2009 6. Nguyễn Văn Sửu, “Khung sinh kế bền vững: một cách phân tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo”. In trong “Nhân học phát triển: lich sử, lý thuyết và công cụ thực hành”. Nxb Tri thức, Hà Nội, 2015. 7. Phùng Thị Hồng Hà, giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp, ĐH Kinh Tế Huế, 2015. 8. Tạp chí khoa học,đại học Huế, số 72b, số 3, 2012, Nguyễn Văn Toàn, Ảnh hưởng của chương trình 135 đến sinh kế của đồng bào dân tộc ít người huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. SVTH: Phạm Thị Tiên An 60 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN Số phiếu: ........................ Ngày điều tra: .............. Xin chào ông/bà, tôi là sinh viên trường Đại Học Kinh Tế Huế, trong kế hoạch thực tập nghề của mình, tối đến xã Mò Ó để tìm hiểu về hoạt động sinh kế của bà con tại địa bàn. Vấn đề mà tôi muốn đi sâu tìm hiểu trong phiếu điều tra này là tình hình thực hiện các hoạt động tạo sinh kế của hộ gia đình. Từ đó đánh giá hoạt động sinh kế của bà con tại địa bàn xã Mò Ó huyện Đakrông, đề xuất một số giải pháp cải thiện sinh kế hộ, đồng thời giúp hoàn thiện bài tốt nghiệp của mình. Cuộc trao đổi lấy ý kiến này là hoàn toàn tự nguyện, việc lực chọn hộ gia đình là hoàn toàn ngẫu nhiên. Những thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông/bà và gia đình. I. Thông tin hộ điều tra 1.1. Địa điểm: ....................................................... 1.5. Tuổi: ................................................................... 1.2. Tên chủ hộ: ..................................................... 1.6. Trình độ văn hóa: ................................................................... 1.3. Nam/Nữ: .............................. 1.7. Gia đình thuộc diện: ................................................................... 1.4. Dân tộc: ................................... 1.8. Số nhân khẩu: ...............(người) SVTH: Phạm Thị Tiên An Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà II. Bảng hỏi 2.1. Tính đến nay Ông/bà định cư ở địa phương này được bao nhiêu năm? □ Dưới 10 năm □ Từ 10-20 năm □ Từ 20-30 năm □ Từ 30-40 năm □ Trên 40 năm 2.2. Gia đình Ông/Bà thực hiện các hoạt động nào để tạo thu nhập? □ Trồng trọt □ Chăn nuôi □ Lâm nghiệp □ Công nhân viên chức □ Làm thuê nông nghiệp □ Khác 2.3. Thu nhập bình quân/người/tháng của gia đình Ông/bà là bao nhiêu? □ Dưới 1 triệu đồng □ Từ 1 đến 1,5 triệu đồng □ Từ 1,5 đến 2 triệu đồng □ Trên 2 triệu đồng SVTH: Phạm Thị Tiên An Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà 2.4. Gia đình ông/bà có các loại đồ dùng nào sau đây? Loại tài sản ĐVT Số lượng 1. Tivi Cái 2. Quạt điện Cái 3. Tủ lạnh Cái 4. Máy giặt Cái 5. Điện thoại di động Cái 6. Xe đạp Chiếc 7. Xe máy Chiếc 2.5. Gia đình ông/bà có các loại tư liệu sản xuất nào sau đây? Tư liệu sản xuất ĐVT Số lượng 1. Trâu bò cày kéo Con 2. Cày bừa thủ công Cái 3. Máy bơm nước Cái 4. Máy cày Cái 5. Máy tuốt lúa Cái 6. Xe bán tải Chiếc 2.6. Nhà ở của ông bà thuộc loại nào? □ Nhà ở kiên cố (nhà tầng, nhà gỗ vững chắc) □ Nhà bán kiên cố (nhà xây cấp 4, nhà gỗ vững chắc) □ Nhà tạm (lợp tranh, tôn, vách tạm) 2.7. Ông/bà có sử dụng điện sinh hoạt không? □ Có □ Không SVTH: Phạm Thị Tiên An Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà 2.8. Nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt của gia đình ông/bà? □ Nước máy, nước giếng hợp vệ sinh. □ Nước sông suối, ao hồ. 2.9. Ông/bà có được nhận hỗ trợ từ các chương trình, dự án đầu tư cho hoạt động tạo thu nhập của mình không? □ Có □ không 2.10. Mức độ hiểu biết của ông/bà về các chương trình, dự án hỗ trợ cho hoạt động sản xuất của mình? □ Hoàn toàn không biết □ Biết một vài thông tin □ Biết rõ các thông tin 2.11. Ông /bà nhận được sự hỗ trợ nào từ các chương trình, dự án? □ Giống cây trồng □ Giống vật nuôi □ Phân bón □ Vốn vay □ Khác 2.12. Ông/Bà có sử dụng nguồn vốn hộ trợ vào các hoạt động sinh kế của mình không? □ Có □ Không SVTH: Phạm Thị Tiên An Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà 2.13. Ông/bà có thường xuyên tham gia các lớp tập huấn do các chương trình, tổ chức tài trợ không? □ Chưa tham gia lần nào □ Ít tham gia □ Tham gia thường xuyên 2.14. Ông/bà nhận nhận được những gì từ các buổi tập huấn trên? □ Đào tạo nghề mới □ Tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ kỹ thuật □ Kỹ năng ứng phó với thiên tai □ Khác 2.15. Sau khi tham gia các lớp tập huấn Ông/Bà có ứng dụng những gì nhận được vào cuộc sống? □ Có □ Không 2.16. Ông/bà thấy đời sống gia đình thay đổi như thế nào kể từ khi nhận được sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án về sinh kế? □ Tốt hơn □ Không thay đổi Cảm ơn sự giúp đỡ của quý Ông/bà! SVTH: Phạm Thị Tiên An Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà PHỤ LỤC 2 XỬ LÝ SỐ LIỆU BẰNG SPSS trinhdochuho * dantoc Crosstabulation Count dan_toc Total dan toc Kinh dan toc Van Kieu Trinhdochuho 1 0 7 7 2 2 12 14 3 13 12 25 4 9 3 12 5 0 1 1 6 1 0 1 Total 25 35 60 thu nhap binh quan/nguoi/thang * dan_toc Crosstabulation dan_toc Total dan toc Kinh dan toc Van Kieu thu nhap binh quan/nguoi/thang 1 Count 1 9 10 % within dan_toc 4.0% 25.7% 16.7% % of Total 1.7% 15.0% 16.7% 2 Count 7 19 26 % within dan_toc 28.0% 54.3% 43.3% % of Total 11.7% 31.7% 43.3% 3 Count 13 6 19 % within dan_toc 52.0% 17.1% 31.7% % of Total 21.7% 10.0% 31.7% SVTH: Phạm Thị Tiên An Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà 4 Count 4 1 5 % within dan_toc 16.0% 2.9% 8.3% % of Total 6.7% 1.7% 8.3% Total Count 25 35 60 % within dan_toc 100.0% 100.0% 100.0% % of Total 41.7% 58.3% 100.0% $hdnn*dan_toc Crosstabulation dan_toc Total dan toc Kinh dan toc Van Kieu hdnna trong trot Count 21 35 56 chan nuoi Count 17 29 46 lam nghiep Count 0 22 22 Total Count 23 35 58 Percentages and totals are based on respondents. a. Dichotomy group tabulated at value 1. $hdphinn*dan_toc Crosstabulation dan_toc Total dan toc Kinh dan toc Van Kieu hdphinna lam thue nong nghiep Count 2 12 14 cong nhan vien chuc Count 8 2 10 nghe khac Count 20 13 33 Total Count 24 24 48 Percentages and totals are based on respondents. SVTH: Phạm Thị Tiên An Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà $hdphinn*dan_toc Crosstabulation dan_toc Total dan toc Kinh dan toc Van Kieu hdphinna lam thue nong nghiep Count 2 12 14 cong nhan vien chuc Count 8 2 10 nghe khac Count 20 13 33 Total Count 24 24 48 a. Dichotomy group tabulated at value 1. loptaphuan Frequencies Responses Percent of Cases N Percent loptaphuana duoc dao tao nghe moi 26 19.8% 43.3% tich luy kinh nghiem sx 43 32.8% 71.7% ky nang ung pho thien tai 43 32.8% 71.7% Khac 19 14.5% 31.7% Total 131 100.0% 218.3% nhan biet cac chuong trinh du an Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid hoan toan khong biet 21 35.0 35.0 35.0 biet mot it 34 56.7 56.7 91.7 biet ro 5 8.3 8.3 100.0 Total 60 100.0 100.0 SVTH: Phạm Thị Tiên An Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hoà chat luong cuoc song * dan_toc Crosstabulation dan_toc Total dan toc Kinh dan toc Van Kieu chat luong cuoc song tot hon Count 20 27 47 % within dan_toc 80.0% 77.1% 78.3% % of Total 33.3% 45.0% 78.3% khong thay doi Count 5 8 13 % within dan_toc 20.0% 22.9% 21.7% % of Total 8.3% 13.3% 21.7% Total Count 25 35 60 % within dan_toc 100.0% 100.0% 100.0% % of Total 41.7% 58.3% 100.0% SVTH: Phạm Thị Tiên An Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hoat_dong_sinh_ke_nguoi_dan_xa_mo_o_huyen_dakrong_tinh_quang_tri_4898.pdf
Luận văn liên quan