Đề tài Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2005 tại huyện Võ Nhai – Thái Nguyên

Đói nghèo đang là vấn đề xã hội bức xúc và nóng bỏng của các quốc gia trên toàn thế giới. Đây là vấn đề đã và đang được các chính phủ các nhà lãnh đạo và các tổ chức quốc tế quan tâm để tìm các giải pháp hạn chế và tiến tới xoá bỏ trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên đó mới chỉ là trên lí thuyết, thực tế cho thấy gần như không thể hoàn toàn xoá được đói nghèo trên phạm vi toàn cầu và đặc biệt là không thể xoá bỏ được khoảng cách giàu nghèo mà khoảng cách này đang có xu thế ngày càng dãn ra, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa các nước giàu và các nước nghèo ngày càng lớn hơn. Không hoàn toàn xoá được đói nghèo nhưng các nhà lãnh đạo các nước vẫn đang không ngừng tìm và có các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế tới mức có thể đói nghèo. Việt Nam là một nước nghèo, chính phủ Việt Nam coi vấn đề xoá đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính phủ và các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp thiết thực nhằm xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn trên phạm vi cả nước. Chương trình 135 là một trong những giải pháp thiết thực đó. Đây là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước và được chính phủ chỉ đạo thực

doc62 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3258 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2005 tại huyện Võ Nhai – Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể của dự án quy hoạch xây dựng CSHT đã và đang thực hiện tại các xã: * Xã Phương Giao: trong 5 dự án đã xây được trên địa bàn xã Phương Giao 6 công trình hạ tầng trong đó có 3 công trình giao thông , 3 công trình trường học. - Đường giao thông: Xây dựng 7km đường rải nhựa từ Phương Giao đi Xuất Tác với tổng số vốn 1386522 triệu đồng do NSTƯ đầu tư, thời gian thực hiện từ năm 1999- 2001. Xây dựng 5,8 km đường Phương Giao đi Phù Trì với vốn đầu tư là 935,345 triệu đồng. Thời gian thực hiện từ 2001-2002. Xây dựng 5km đường Phù Trì đi Đông Bo với số vốn đầu tư 1064,997 triệu đồng. Công trình đã hoàn thành vào năm 2002. - Công trình trường học: Xây dựng 1 trường THCS tại trung tâm xã. Công trình hoàn thành vào năm 2003 với 8 phòng học, tổng số vốn đầu tư là 1018 triệu đồng. Trong đó vốn của chương trình 135 là 300 triệu đồng, còn lại là 718 triệu đồng là vốn lồng ghép. Xây dựng 1 trường tiểu học tại xóm Xuất Tác công trình hoàn thành vào năm 2004, với tổng số vốn đầu tư là 878 triệu đồng. Trong đó vốn của chương trình 135 là 250 triệu đồng, vốn lồng ghép là 628 triệu đồng. Xây dựng 1 trường tiểu học tại Phù Trì công trình hoàn thành vào năm 2004, tổng số vốn đầu tư là 728 triệu đồng trong đó vốn 135 là 150 triệu đồng, vốn lồng ghép: 578 triệu đồng. * Xã Dân Tiến: trong 5 năm, dự án xây dựng CSHT đã đầu tư xây dựng tại xã Dân Tiến 5 công trình hạ tầng lớn, trong đó 3 công trình giao thông, 2 công trình trưòng học. - Công trình giao thông: xây dựng 1 cầu treo tại xóm Phương Bá với số vốn 238,430 triệu đồng là vốn của chương trình 135 công trình hoàn thành vào năm 2000, với chiêù dài, 70km đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Xây dựng 2 cầu treo tại Thịnh Khánh công trình hoàn thành vào năm 2000 với chiều dài 55m với số vốn 174 triệu đồng là vốn 135. Xây dựng đường giao thông Đồng Chuối đi Dân Tiến, chiều dài 3km, công trình hoàn thành năm 2001 với vốn đầu tư của chương trình 135 là 615,087 triệu đồng. - Công trình trường học: xây dựng trường tiểu học tại trung tâm xã từ năm 2000 đầu năm 2002. Tăng vốn đầu tư 862 triệu đồng, trong đó vốn 135: 500 triệu đồng, vốn lồng ghép: 362 triệu đồng. Năm 2002 trả nợ xây dựng trường THCS là 312 triệu đồng bằng nguồn vốn 135. Đến năm 2003 xây dựng thêm 10 phòng học của trường THCS với tổng số vốn đầu tư là 1473 triệu đồng, trong đó vốn 135: 750 triệu đồng, vốn lồng ghép: 723 triệu đồng. * Xã Bình Long: - Công trình giao thông: xây dựng 1 cầu treo tại xóm Phù Trì năm 1999 đến năm 2000, 1 cầu treo tại xóm Vẽn từ năm 2000 đến năm 2001 với chiều dài 81m. Tổng số vốn đầu tư của 2 cây cầu treo là 1318,932 triệu đồng từ nguồn vốn 135. Xây dựng 7,245km đường từ Bình Long đi Quảng Phúc, công tình hoành thành vào năm 2004 với số vốn đầu tư là 4068 triệu đồng từ nguồn vốn 135. - Công trình trường học: xây dựng 1 trưòng học tại trung tâm xã với tổng diện tích là 416 m2, từ năm 2000 và hoàn thành vào năm 2001, tổng số vốn đầu tư xây dựng trường học là 945 triệu đồng từ nguồn vốn 135. - Thuỷ lợi: đến năm 2002 bằng nguồn vốn 135 đã hoàn thành việc trả nợ cho việc tu sửa đập MỏMòng với số tiền là 181 triệu đồng, phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu của 250 ha đất nông nghiệp. * Xã Tràng Xá: - Công trình giao thông: xây dựng 474m nền đường đi từ làng Đèn đi Khuôn Ruộng với số vốn 135 là 100,293 triệu đồng Xây dựng 6,25km đường từ La Mọ đi Đông Bo với số vốn 135 là 1198 triệu đồng. Xây dựng 3km từ Khuôn Ruộng đi Tân Đào, 3km đường vào xóm Đồng Tác mỗi công trình với số vốn đầu tư là 400 triệu đồng từ nguồn vốn 135. Cả 3 công trình trên hoàn thành vào năm 2001, xây dựng 1 cây cầu treo tại Thành Tiến dài 54m hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2000 với số vốn đầu tư 221,997 triệu đồng từ nguồn vốn 135 của nhà nước. - Công trình trường học: xây dựng 2 trường học tại Đông Bo với quy mô phục vụ cho 350 học sinh trong vùng. Xây dựng 1 trường tiểu học tại Tân Thành phục vụ cho nhu cầu học tập của 500 học sinh. Cả 2 công trình được đầu tư với tổng số vốn là 1349 triệu đồng. Trong đó vốn 135: 674 triệu đồng, vốn lồng ghép: 675 triệu đồng, 2 công trình trên được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2001.Đồng thời cùng trong năm 2001 đã tiến hành trả nợ xây dựng cho trường THCS và trường Mầm Non với tổng số tiền là 966 triệu đồng, trong đó vốn 135 là 766 triệu đồng vốn tài trợ là 200 triệu đồng. * Xã Liên Minh Giao thông: xây dựng 1 cây cầu treo tại Đồng Đanh, công trình thực hiện với số vốn đầu tư là 317,273 triệu đồng, bằng nguồn vốn 135 và đã hoàn thành vào năm 1999, giải quyết nhu cầu đi lại cho 884 hộ dân trong vùng. - Công trình trường học : Xây dựng trường trung học cơ sở tại trung tâm xã với diện tích sử dụng là 645m2 phục vụ cho nhu cầu học tập của 350 học sinh với số vốn đầu tư là 1046 triệu đồng từ nguồn vốn 135 công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2001 .Xây dựng một trường tiểu học tại trung tâm xã với 5phòng học .Tổng vốn đầu tư là 573 triệu đồng trong đó vốn 135: 383 triệu đồng còn lại là vốn lồng ghép:190 triệu đồng . công trình hoàn thành vào năm 2004. -Thuỷ lợi: Năm 2005 hoàn thành xây dựng đường tràn liên hợp tại làng Thâm. Công trình dài 131m vốn đầu tư là 1442 triệu đồng. Xây dựng một đường tràn liên hợp tại làng Vang dài 120m với vốn đầu tư là 975 triệu đồng từ nguồn vốn 135 -Y tế: Xây dựng một nhà điều trị bệnh nhân , vốn đầu tư từ nguồn vốn 135 là 225 triệu đồng công trình hoàn thành vào năm 2004 với 6 giường bệnh phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong vùng. * Xã Thượng Nung: - Công trình giao thông: Sửa chữa và nâng cấp 12km đường từ Thượng Nung đi Sảng Mộc với số vốn đầu tư là 5460 triệu đồng từ nguồn vốn 135, phục vụ cho nhu cầu đi lại của 371 hộ dân trong vùng , nâng cấp 1,5km đường vào trường THCS với vốn đầu tư từ nguồn vốn 135 là 184 triệu đồng. Công trình hoàn thành vào năm 2004, năm 2003 tiến hành san ủi mặt bằng chợ tại trung tâm xã với số vốn đầu tư từ nguồn vốn 135 là 210 triệu đồng. - Công trình trường học: Xây dựng 12 phòng học trường THCS tại trung tâm xã, tổng vốn đầu tư là 1458 triệu đồng trong đó vốn 135: 830 triệu đồng ,vốn lồng ghép 628 triệu đồng .Công trình hoàn thành vào năm 2003. -Thuỷ lợi: Xây dựng 2 trạm bơm tại Tân Thành và Trung Thành với vốn đầu tư 135 là 855 triệu đồng .Công trình hoàn thành vào năm 2004 phục vụ tưới tiêu cho 300ha đất nông nghiệp . *Xã Sảng Mộc: - Đường giao thông: Nâng cấp đường giao thông Thượng Nung đi Sảng Mộc với chiều dài 6km,vốn đầu tư từ nguồn vốn 135 là 2876 triệu đồng, công trình khởi công từ năm 1999 và hoàn thành năm 2001. -Trường học: Xây dựng 10 phòng trường THCS tại trung tâm xã tổng vốn đầu tư là 1387 triệu đồng, trong đó vốn 135:667 triệu đồng vốn lồng ghép : 720 triệu đồng, công trình hoàn thành vào năm 2003. Xây dựng 1 trường tiểu học tại trung tâm xã, phục vụ cho nhu cầu học tập của 250 học sinh trong vùng, công trình hoàn thành vào năm 2004, tổng số vốn đầu tư là 966 triệu đồng trong đó vốn 135 là 800 triệu đồng, vốn lồng ghép: 166 triệu đồng.Xây dựng 2 phòng học mầm non, tổng vốn đầu tư là 302 triệu đồng trong đó vốn 135: 57 triệu đồng, vốn lồng ghép: 245 triệu đồng, công trình hoàn thành trong năm 2003.Năm 2004 tiến hành san 3500m2 nền tại trung tâm xã để tiến hành xây dựng với số tiền từ nguồn vốn 135 là 200 triệu đồng. * Xã Cúc Đường: - Trường học: Xây dựng 486m2 nhà của trường trung học Lam Bình, công trình được thực hiện từ năm 1999 và hoàn thành vào năm 2000, với vốn đầu tư từ nguồn 135 là 900 triệu đồng. Xây dựng 4 phòng học của trường mầm non tại trung tâm xã, tổng số vốn đầu tư là 299 triệu đồng trong đó vốn 135: 59 triệu đồng, vốn lồng ghép: 240 triệu đồng, công trình hoàn thành trong năm 2004. - Đường giao thông: Nâng cấp 3km đường từ Cúc Đường đi Nước Hai, với vốn đầu tư từ nguồn vốn 135 là 837,250 triệu đồng. Công trình hoàn thành vào năm 2000, giải quyết việc đi lại của nhân dân trong vùng. Nâng cấp 6,5km từ trườngTHPT đi Mỏ Trì với số vốn đầu tư là 485 triệu đồng trong đó vốn 135: 300 triệu đồng, vốn lồng ghép: 185 triệu đồng, công trình hoàn thành vào năm 2003. - Thuỷ lợi: Xây dựng 2 đập nước tại Nà Phùng và Nà Giang, công trình được thực hiện từ năm 1999 đến năm 2000 với vốn đầu tư từ nguồn vốn 135 là 403,114 triệu đồng, công trình phục vụ tưới tiêu cho 36ha đất nông nghiệp. Xây dựng 2 trạm bơm Pá Sâu, Nà Tâm công trình thực hiện với vốn đầu tư từ nguồn vốn 135 là 1149 triệu đồng được hoàn thành vào năm 2004 phục vụ cho tưới tiêu cho 200ha đất nông nghiệp * Xã Vũ Chấn: - Trường học: Xây dựng 1 trường THCS tại trung tâm xã vào năm 2000 đến năm 2002, công trình hoàn thành. Đến năm 2004 tiếp tục xây dựng thêm 8 phòng học nhằm đáp ứng số lượng học sinh ngày càng tăng của nhân dân trong vùng. Trường THCS được xây dựng với tổng đầu tư là 1142 triệu đồng từ nguồn vốn 135. - Thuỷ lợi: Xây dựng 3 trạm bơm tại Na Mấy, Na Đồng, Na Rang, công trình thực hiện từ năm 1999 đến năm 2000. Đến năm 2004 xây dựng thêm 1 trạm bơm tại Xó Khoảng Cả 4 công trình được thực hiện đầu tư với tổng nguồn vốn là 1018,124 triệu đồng từ nguồn vốn 135, 4 trạm bơm đã phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu của 65,6ha đất nông nghiệp. - Đường giao thông: Xây dựng 5,7 km đường giao thông từ Khe Rạc đi Cao Sơn công trình hoàn thành vào năm 2005 với vốn đầu tư là 2600,602 triệu đồng trong đó vốn 135: 300 triệu đồng, vốn lồng ghép: 2300,602 triệu đồng. * Xã Thần Xa: - Đường giao thông: tiến hành sửa chữa đường Ngọc Sơn từ năm 2003 đến năm 2004 công trình với chiều dài 6,7 km đầu tư thực hiện với kinh phí ban đầu từ nguồn vốn 135 là 600 triệu đồng. Xây dựng 1 cây cầu treo tại Trung Sơn với số vốn 135 là 417,364 triệu đồng, công trình hoàn thành vào năm 2000, giải quyết việc đi lại khó khăn của nhân dân trong vùng. - Thuỷ lợi: Xây dựng đập nước tại Nà Khù với vốn đầu tư từ nguồn 135 là 293,217 triệu đồng. Xây dựng trạm bơm Kim Sơn với vốn đầu tư từ nguồn vốn 135 là 236,134 triệu đồng, phục vụ tưới tiêu cho 7,3ha đất nông nghiệp. Có 2 công trình được khởi công xây dựng trong năm 2000 và hoàn thành vào năm 2001. - Trường học: Xây dựng trường THCS công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2001. Đến năm 2004 xây dựng thêm 8 phòng học nhà cấp 4, tổng số vốn đầu tư cho trường từ năm 2001 đến năm 2004 là 1528 triệu đồng, trong đó vốn 135: 700 triệu đồng, vốn lồng ghép: 828 triệu đồng.Xây dựng 3 phòng học, sân và hàng rào trường mầm non với só vốn là 100 triệu đồng từ nguồn vốn 135, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2004. * Xã Nghinh Tường: - Đường giao thông: Sửa chữa 1km đường trong nội bộ xã từ năm 2000 đến năm 2001 với kinh phí thực hiện là 600triệu đồng. Xây dựng 1,490km đường đến trường trung học cơ sở bản Rãi với kinh phí thực hiện là 1356 triệu đồng. Công trình hoàn thành vào năm 2002. Đến năm 2004 hoàn thành việc nâng cấp 3km đường Thâu Thạo đi Bản Nhà với vốn đầu tư là 1419 triệu đồng. Từ nguồn vốn 135. - Trường học: Xây dựng 1 trường học tại trung tâm xã công trình thực hiện từ năm 1999 đến năm 2000 với số vốn đầu tư là 518,174triệu đồng từ nguồn vốn 135. *Xã Phú Thượng: -Trường học: Xây dựng trường Trung học cơ sở với vốn đầu tư từ nguồn vốn 135 là 660 triệu đồng. Vốn lồng ghép là 78 triệu đồng xây dựng 8 phòng học trường tiểu học với số vốn từ lồng ghép là 335 triệu đồng. Công trình hoàn thành vào năm 2004. - Điện sinh hoạt: Xây dựng đường điện 0,4kv Đồng Lạn đi Ba Nhất với kinh phí thực hiện từ nguồn vốn 135 là 300 triệu đồng và đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2004. *Xã Lâu Thượng: - Đường điện: Xây dựng đường điện 0,4KV trong nội bộ xã. Đến năm 2004 thì công trình hoàn thành. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng điện cho 1537 hộ dân trong vùng. Công trình được đầu tư bằng nguồn vốn 135 là 626 triệu đồng. - Trạm Y tế: Xây dựng 1 Trạm y tế tại Trung tâm xã được hoàn thành vào năm 2001 với 170m2 nhà gồm 5 phòng. Phục vụ cho việc khám chữa bệnh của nhân dân. Công trình được đầu tư bằng nguồn vốn 135 là 230 triệu đồng. - Trường học: Xây dựng 8 phòng học trường Trung học cơ sở công trình được đưa vào sử dụng từ năm 2004 với số vốn đầu tư là 1384 triệu đồng. Trong đó vốn 135: 800 triệu đồng vốn lồng ghép là 584 triệu đồng, đã trả nợ 70 triệu đồng bằng nguồn vốn 135 cho việc xây dựng 1 nhà cấp 4 và sân hàng rào của trường THCS vào năm 2000. Xây dựng 2 phòng học của trường mầm non và sân, hàng rào của trường công trình được đầu tư với số vốn là 149 triệu đồng từ nguồn vốn 135 và hoàn thành vào năm 2004. - Thuỷ lợi: Xây dựng 1 trạm bơm vào năm 2004. Với đầu tư là 450 triệu đồng từ nguồn vốn 135 . công trình phục vụ tưới tiêu cho 55 ha đất nông nghiệp của nhân dân trong vùng. * Xã La Hiên: - Đường điện: Xây dựng đường điện 0,4KV trong xã, với vốn đầu tư là 1602,765 triệu đồng từ nguồn vốn 135. Quá trình xây dựng được thực hiện từ năm 2001 và được hoàn thành vào năm 2004 đáp ứng nhu cầu cho 1972 hộ dân trong xã. - Trường học: Xây dựng trường Trung học cơ sở với số vốn là 1249 triệu đồng trong đó vốn 135: 576 triệu đồng vốn lồng ghép: 673 triệu đồng. Xây dựng 8 phòng học của trường tiểu học và vốn đầu tư là 918 triệu đồng từ nguồn vốn 135 là 700 triệu đồng. Cả hai công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2004. Xây dựng 1 Trường Dân tộc miền núi tại Trung tâm xã công trình hoàn thành vào năm 2003 với số vốn đầu tư là 289 triệu đồng. Trong đó vốn 135: 200 triệu đồng vốn lồng ghép : 89 triệu đồng. - Giao thông: Xây dựng 2 cây cầu tại Đồng Dong, Đồng Đình 2 công trình được thực hiện với tổng số vốn là 500 triệu đồng từ nguồn vốn 135 công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2004 giải quyết vấn đề đi lại của nhân dân trong vùng. Dự án quy hoạch xây dựng CSHT đã chính thức thực hiện từ năm 1999 đến năm 2005 với tổng nguồn vốn 63.276,566 trong đó vốn 135 là 51.912,964 triệu đồng còn lại là vốn lồng ghép. Trong 7 năm qua dự án xâydựng CSHT đã triển khai thi công xây dựng được nhiều công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân. Kết quả của 7 năm thực hiện như sau: + Công trình giao thông: Trong 7 năm qua dự án đã làm mới được 90,945 km đường giao thông và xâ dựng được 9 cây cầu với tổng kinh phía thực hiện là 31800,092 triệu đồng, bao gồm các công trình đường liên thông liên xã, với các bản, làng phục vụ việc đi lại, giao lưu vận chuyển hàng hoá thuận tiện. + Công trình trường học: Việc đầu tư cơ sở vật chất trường học cho các xã thuộc chương trình 135 được quan tâm đặc biệt do vấn đề học tập, nâng cao nhận thức và hiểu biết cho nhân dân vùng 135 cũng như các vùng khác trên cả nước luôn là vấn đề cấp bách ưu tiên hàng đầu. Đến năm 2005 đã xây dựng được 26 công trình trường học, một số lớp học đầu cấp thôn bản, trong đó có 1 trường Trung học phổ thông tại xã Cúc Đường, 20 trường Trung học cơ sở và trường tiểu học , 5 công trình: Trường mầm non và một số nhà công vụ trường học tại các trường tiểu học này nhằm phục vụ tốt nhất yêu cầu dạy và học ở vùng này. + Công trình thuỷ lợi, điện: Dự án đã đầu tư xây dựng công trình đường điện 0,4KV với tổng số vốn đầu tư là 2528,765 triệu đồng từ nguồn vốn 135. Về thuỷ lợi đã xây dựng được 14 công trình trong đó 2 đường tràn liên hợp, 2 đập nước và 10 trạm bơm. Với tổng vốn đầu tư là 6821,589 triệu đồng nâng mức phục vụ tưới tiêu lên 700ha. + Công trình Y tế: Đến năm 2004 đã xây dựng thêm 2 trạm y tế tại xã Liên Minh, Lâu Thượng phục vụ công tác khám chữa bệnh cho đồng bào kịp thời, giảm tải cho các tuyến trên. Dự án quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã 135 huyện Võ Nhai đã kết thúc vào năm 2005. Trong 7 năm qua dự án đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân vùng này , nhưng đổi mới về cơ sở hạ tầng không ngay lập tức làm thay đổi cuộc sống của nhân dân nhưng là điều kiện tiên quyết, bước đầu ổn định và sẽ dần phát triển về kinh tế, văn hoá cũng như đời sống xã hội vùng 135 huyện Võ Nhai. Thành quả mà dự án đạt được không chỉ đem lại lợi ích trước mắt cho các xã ĐBKK của huyện mà còn tạo ra cho nơi đây những tiềm năng mới cho sự phát triển cả về vật chất lẫn tinh thần. Dự án quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng bên cạnh những thành quả đạt được vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc trong công tác chỉ đạo thực hiện cũng như kiểm tra giám sát công trình dẫn tới nhiều công trình không đạt được kết quả như mong muốn, tuy nhiên những khó khăn này không nhiều và có thể giải quyết được. 3.1.2.2. Dự án xây dựng trung tâm cụm xã (TTCX) Dự án xây dựng TTCX được thực hiện với mục đích tạo động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc, miền núi, tạo ra sự giao lưu giữa nông thôn với các đô thị, phát triển đồng bộ các hoạt động kinh tế, xã hội gắn với an ninh quốc phòng và giữ gìn chăm sóc văn hoá dân tộc, tạo ra tiềm năng cho sự phát triển. Biểu 06: Kết quả thực hiện dự án xây dựng TTCX (1999- 2005) (Trang bên) Qua biểu 06 ta thấy được các công trình cụ thể dự án xây dựng TTCX đã thực hiện trong thời gian từ năm 1999 đến 2004. * Cụm xã Tràng Xá: Gồm 3 xã liên kề nhau là xã Tràng Xá, Lâu Thượng, Liên Minh. Vốn đầu tư được thực hiện chủ yếu tại xã Tràng Xá với tổng vốn đầu tư là 5744 triệu đồng đã triển khai thực hiện được 6 công trình hạ tầng: - Công trình trường học: Xây dựng được 1 trường học tại xã Tràng Xá bao gồm các nhà cấp 4 đến năm 2003 xây dựng thêm 8 phòng học thuộc nhà 2 tầng với tổng số vốn đầu tư là 1913 triệu đồng trong đó vốn 135: 1168 triệu đồng còn là 745 triệu đồng là vốn lồng ghép. Năm 2005 hoàn thành việc xây dựng một số phòng học của trường Trung học phổ thông với số vốn từ nguồn vốn 135 là 400 triệu đồng. - Công trình giao thông: Xây dựng 0,5km đường nội bộ xã với số vốn đầu tư là 860 triệu đồng trong đó vốn 135: 704,669 triệu đồng vốn lồng ghép: 155,331 triệu đồng. Công trình hoàn thành vào năm 23001 phục vụ cho nhu cầu đi lại của các hộ dân trong vùng. - Trạm Y tế: Từ năm 2001 đến năm 2002 xây dựng được 1 trạm Y tế với 10 giường bệnh với số vốn đầu tư là 1161 triệu đồng. Trong đó vốn 135: 1123,9 triệu đồng vốn lồng ghép: 37,1 triệu đồng. Công trình đã phục vụ tối đa nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong vùng. - Chợ: Xây dựng chợ trung tâm 3 xã diện tích 1500m2, vốn đầu tư 1202 triệu đồng. Phục vụ nhu cầu trao đổi, giao lưu hàng hoá giúp nhân dân các xã trong vùng. Công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2001. - Trạm khuyến nông: Xây dựng 1 Trạm khuyến nông là 1 nhà cấp 4, vốn đầu tư 208 triệu đồng phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin về giống, phân bón, dự báo tình hình sâu bệnh cho bà con nông dân. Công trình hoàn thành vào năm 2003. * Cụm xã Bình Long: Gồm xã Bình Long và 2 xã khác liền kề là: Dân Tiến, Phương Giao trên địa bàn xã Bình Long có 3 công trình hạ tầng được xây dựng: - Trường học: Xây dựng 10 phòng học của trường Trung học cơ sở tại trung tâm xã công trình hoàn thành vào năm 2003 với tổng vốn đầu tư là 992 triệu đồng. Trong đó vốn 135: 792 triệu đồng vốn lồng ghép: 200 triệu đồng. - Trạm Y tế: Xây dựng 1 Trạm Y tế với vốn đầu tư là 635 triệu đồng, 8 Giường bệnh, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2002. - Chợ: Xây dựng 1 chợ trung tâm diện tích 1500m2 với số vốn đầu tư 1395 triệu đồng công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 2 năm 2001 sau 2 năm xây dựng. * Cụm xã Cúc Đường: Từ năm 2001 đến năm 2003 đã xây dựng được tổng cộng 4 công trình gồm, chợ, điện sinh hoạt, trường học, trạm thu phát sóng. - Chợ: Xây dựng trung tâm 3 xã, diện tích 1500m2, vốn đầu tư 3198 triệu đồng. Công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 2 / 2002 sau 1 năm xây dựng. - Điện sinh hoạt: Xây dựng đường điện 0,4KV tại trung tâm xã Cúc Đường từ năm 2001 đến năm 2002, vốn đầu tư 997 triệu đồng. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng điện cho nhân dân trong vùng. - Trường học: Xây dựng 1 trường phổ thông trung học tại xã Cúc Đường công trình hoàn thành năm 2003, vốn đầu tư là 3438 triệu đồng. Phục vụ cho việc học tập của 1200 học sinh trong vùng. - Xây dựng Trạm thu phát lại sóng truyền hình công trình hoàn thành năm 2003, vốn đầu tư 186 triệu đồng. đáp ứng được nhu cầu nghe nhìn của nhân dân trong vùng đầy đủ nhất. * Cụm xã Nghinh Tường: - Trường học: Xây dựng Trường Trung học cơ sở vốn đầu tư 2302 triệu đồng, với quy mô phục vụ cho 1000 học sinh, trường đã đưa vào sử dụng từ năm 2004. - Giao thông: xây dựng 1,5km đường trong năm 2003, vốn đầu tư là 1676 triệu đồng phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu đi lại của nhân dân. - Chợ: xây dựng chợ trung tâm tại Nghinh Tường, diện tích 1500m2, vốn đầu tư 1370 triệu đồng hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2004. - Trạm y tế: xây dựng 2 trạm y tế tại trung tâm xã, vốn đầu tư 200 triệu đồng với 6 giường bệnh đáp ứng nhu cầu khám chũa bệnh của nhân dân trong vùng. Từ năm 1999 đến năm 2005, 4 dự án TTCX trong vùng 135 đã được nhà nước đầu tư tổng cộng là 22133 triệu đồng, làm được 17 công trình lớn nhỏ bao gồm cả giao thông, trường học, chợ, điện sinh hoạt… - Giao thông: làm mới được 2km đường, giải quyết một phần nào đó vấn đề đi lại khó khăn của nhân dân trong vùng, vốn đầu tư cho giao thông là 2536 triệu đồng. -Trường học: xây dựng được 5 công trình trường học tại 4 cụm xã, giúp các em học sinh đến trường thuận tiện, có điều kiện học tập tốt hơn, phục vụ công tác phổ cập giao dục đến bậc trung học cơ sở cho vùng 135 của huyện. Ngoài ra còn xây dựng được 4 chợ, giải quyết vấn đề buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa các xã trong vùng. Xây dựng trạm thu phát sóng, trạm khuyến nông, trạm y tế, đường điện, mục đích chung nhất là tạo ra cho nhân dân trong vùng những điều kiện tốt nhất về cơ sở hạ tầng tạo tiềm năng cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội khu vực này. Bên cạnh những thành quả đạt được vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục, đó là tiến độ thực hiện các công trình còn chậm, không theo kịp kế hoạch đề ra, việc này tuy ảnh hưởng không nhiều nhưng làm tăng thêm chi phí cho sức người, sức của và làm chậm trễ quyền hưởng lợi ích của nhân dân. UBND huyện các cơ quan chức năng và nhân dân các địa phương đã rất tích cực chỉ đạo, tổ chức xắp xếp công tác thực hiện: đầu tư đúng đối tượng, đúng mục đích,…Theo tinh thần của TTCP nên đã phát huy được hiệu quả đầu tư, giúp các xã ĐBKK của huyện giải quyết tình trạng đói nghèo về vật chất, tinh thần đồng thời tạo cho nhân dân cơ hội tiếp xúc với tiến bộ khoa học kĩ thuật phục vụ sản xuất cũng như đời sống, đưa năng xuất lao động tăng lên. 3.1.2.3. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn chế biến tiêu thụ sản phẩm. Đây là dự án mới phê duyệt và phân bổ kinh phí từ năm 2003. Nhiệm vụ là hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động sản xuất của nhân dân, dự án có quy mô không lớn, lượng vốn đầu tư nhỏ nhưng cũng góp phần giải quyết tình trạng nghèo đói cho một số lớn các hộ dân không có đủ điều kiện để sản xuất công việc cụ thể đã làm như sau: Năm 2003, dự án đầu tư 400 triệu đồng để thực hiện chương trình cải tạo và phát triển đàn bò ở các xã Thượng Nung, Cúc Đường, Tràng Xá. Kết quả hỗ trợ được 30 tấn cỏ giống, 97 con bò cái sinh sản, 3 bò đực giốngvà các dịch vụ kèm theo như thuốc thú y, tập huấn kĩ thuật… được nhân dân nghèo trong huyện đồng tình ủng hộ. Phát huy các kết quả đạt được, năm 2004 từ nguồn vốn của dự án, huyện đã đầu tư 1,2 tỷ đồng để giúp các hộ ngheò và cận nghèo phát triển sản xuất với các chỉ tiêu chính là: phát triển chăn nuôi 305 con bò, trongđó có 20 con bò đực lai Sind, 285 bò cái sinh sản. Hỗ trợ trồng 5ha măng tre, 6ha trám ghép, 2ha chè cành. Hỗ trợ mua 1o máy bơm phục vụ sản xuất. Hỗ trợ chuyển dân tái định cư cho 16 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2005, huyện đã xây dựng, báo cáo đầu tư dự án tổng nguồn vốn 421,5 triệu đồng. Đầu tư hỗ trợ nuôi 8 con bò đực lai Sind, 70 bò cái sinh sản, hỗ trợ mua 10 máy nghiền lương thực và 26 máy tách ngô. Dự án hướng dẫn người nghèo làm khuyến nông khuyến lâm thực hiện từ năm 2002 đến năm 2004 mỗi năm 78 triệu đồng, đã đầu tư xây dựng những mô hình kĩ thuật đầu tư thấp, giúp cho các hộ nghèo có cách nhìn nhận mới, thay đổi dần tập quán sản xuất để vươn lên thoát nghèo. 3.1.2.4. Dự án sắp xếp lại dân cư ( ĐCĐC). Trong nhiều năm qua, do cuộc sống khó khăn, không biết cách làm ăn, do thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của rừng. Một số hộ dân đã phá rừng đốt nương làm rẫy, lấy gỗ và củi bán đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái đặc biệt ở 2 xã Cúc Đường, Thượng Nung. Truớc tình trạng này UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện dự án ĐCĐC cho khu vực này, cùng với các dự án khác trên cùng địa bàn tạo mọi điều kiện thuận lợi xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá cho nhân dân vùng dự án. Công việc cụ thể là: sắp xếp lại dân cư ở những nơi cần thiết, tổ chức lao động, đưa khoa học kĩ thuật mới vào nông thôn thông qua dự án ĐCĐC tạo cho nhân dân việc làm, hỗ trợ vốn cho phát triển sản xuất để từng bước ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Từ năm 1999 đến năm 2001, 2 dự án ĐCĐC được nhà nước đầu tư riêng, từ năm 2002 trở lại dây 2 dự án này là thành phần của chương trình 135 nên nhận đầu tư từ nguồn vốn 135, được lồng ghép thực hiện cùng các dự án khác của chương trình. Trong 3 năm 1999-2001 tổng số vốn đầu tư cho dự án là 260 triệu đồng được đầu tư tập trung cho việc khai hoang đất và bố trí lại dân cư. Xã Cúc Đường đầu tư 11 triệu đồng từ NSTW cho 4 hộ để tiến hành khai phá 2,2ha đất hoang để làm đất ruộng. Qui hoạch bố trí lại 11 hộ dân và cung cấp 88 triệu đồng giúp họ ổn định cuộc sống. Xã Thượng Nung đầu tư 25 triệu đồng cho 6 hộ dân để khai phá 5ha đất hoang từ đó có thể tiến hành canh tác được. Qui hoạch bố trí lại 17 hộ dân và đầu tư 136 triệu đồng cho các hộ từ đó xây dựng cơ sở vật chất ban đầu từ bỏ cách làm ăn cũ, nâng cao cuộc sống. Từ năm 2002 thực hiện chương trình hỗ trợ đồng bào thiểu số thông qua chương trình ĐCĐC với tổng kinh phí 411 triệu đồng, hỗ trợ cho 997 hộ nghèo trong huyện mua dụng cụ sản xuất, giống cây trồng vật nuôi. Từ tháng 6/2001 do dự án ĐCĐC trở thành một trong dự án thành phần của chương trình 135 nên theo tinh thần lồng ghép có hiệu quả các dự án trên cùng địa bàn, các công trình hạ tầng còn thiếu tại các xã của dự án ĐCĐC sẽ tiếp tục thực hiện bằng nguồn vốn 135 thông qua dự án xây dựng CSHT. 3.2.2.5. Dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bản, làng, phum, sóc… Đây là nhiệm vụ quan trọng thuộc chương trình 135 nên đã được UBND huyện và ban quản lí chương trình135 quan tâm chỉ đạo và thực hiện. Nội dung đào tạo gồm những vấn đề về: cơ chế, chính sách, nội dung chương trình phát triển kinh tế- xã hội của các xã ĐBKK, hướng dẫn công tác tổ chức huy động và quản lí sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, hướng dẫn về thực hiện dân chủ công khai, quản lí giám sát công trình. Hướng dẫn công tác phát triển cộng đồng, vai trò- phẩm chất- phương pháp của người làm công tác phát triển, phương pháp xây dựng kế hoạch có sự tham gia của người dân, nhằm nâng cao nhận thúc cho cán bộ ỏ xã những kiến thức cơ bả về hệ thống văn bản pháp luật về xây dựng cơ bản khiếu nại tố cáo, luật đất đai, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, bảo vệ và phát triển rừng và các chủ trương chính sách cuả nhà nước về phát triển kinh tế- xã hội nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn… Ta theo dõi tình hình thực hiện dự án đào tạo cán bộ bản , làng, phum, sóc qua bảng sau đây: Bảng 07: Tình hình thực hiện dự án đào tạo cán bộ từ 1999-2004 STT Năm thực hiện Số lớp Lượt người Vốn đầu tư (NSTW) 1 2000 8 849 136 2 2001 9 855 137 3 2002 4 357 60 4 2003 1 120 21 5 2004 4 400 72 Tổng 26 2.581 426 (Nguồn: Kho bạc Nhà nước huyện Võ Nhai) Qua bảng ta thấy trong 5 năm qua dự án đã tổ chức được 26 lớp bồi dưỡng, đào tạo các hệ với hơn 2581 lượt người. Riêng năm 2001 từ khi dự án chính thức thành lập đã mở được 9 lớp với hơn 855 lượt người với số vốn 137 triệu đồng là cao nhất trong các năm qua. 3.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG Chương trình 135 từ khi thành lập và triển khai thực hiện dến năm 2005 đã được 7 năm. Trong 7 năm qua, trên phạm vi cả tỉnh nói chung huyện Võ Nhai nói riêng, chương trình 135 đã xây dựng được hàng ngàn công trình hạ tầng thiết yếu đáp ứng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của đồng bào các xã 135 cũng như vùng lân cận, làm thay đổi rõ rệt diện mạo kinh tế xã hội khu vực này. Theo kế hoạch chương trình 135 đã kết thúc vào năm 2005 và hoàn thành về cơ bản cơ sở hạ tầng tại các xã 135 trên phạm vi toàn huyện. Đây là một thành công lớn bước đầu phục vụ cho công tác phát triển kinh tế xã hội tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. 3.2.1 Kết quả thực hiện chương trình tại huyện Võ Nhai trong 7 năm qua Vùng 135 huyện Võ Nhai gồm 14 xã ĐBKK trong những năm qua đã đầu tư xây dựng nhiều công trình thiết yếu, đến nay chương trình đã kết thúc đời sống kinh tế xã hội khu vực này cũng đã chuyển biến rất nhiều, kết quả phân tích cụ thể bảng sau( xem bảng 08). 3.2.1.1. Kinh tế Chương trình 135 qua 7 năm thực hiện đã xây dựng được nhiều CSHT và TTCX, hệ thống cơ sở vật chất vùng 135 đã hình thành và thay đổi rõ rệt so với trước đây, góp phần thúc đẩy các xã 135 ( ĐBKK) phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hoá, sản xuất nông nghiệp kết hợp chăn nuôi với trồng trọt, so với trước đây diện mạo nông thôn vùng ĐBKK huyện Võ Nhai đã có bước phát triển to lớn, thay đổi theo hướng phát triển toàn diện, cơ chế thị trường đã hình thành và từng bước phát triển trên địa bàn. Đã có 10 trong tổng số 14 xã ĐBKK xây dựng đủ 7 hạng mục công trình chủ yếu theo chỉ tiêu kế hoạch qui định ( điện, đường,trường, trạm, chợ, bưu điện văn hoá, nước sinh hoạt). Xây dựng được 30 công trình giao thông quan trọng giúp 100% số xã 135 có đường liên thôn, liên xã, có đường ô tô đến trung tâm xã và các đường chính của thôn phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá nông sản giao lưu giữa các xã, thôn bản và địa phương khác, xây dựng mới 2 chợ nâng tổng số có 10 trên 14 xã ĐBKK có chợ vào năm 2005 giúp các xã này có điều kiện trao đổi hàng hoá tập trung, quá trình mua bán thuận tiện, nâng cao khối lượng hàng hoá chu chuyển, thúc đẩy sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá. 3.2.1.2 Xã hội - Y tế: Công tác y tế được quan tâm đầu tư, đã xây dựng được một số trạm y tế xã nhằm phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh cho đồng bào, kịp thời phòng tránh dịch bệnh nguy hiểm đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân, giảm tải các tuyến trên. - Văn hoá: Xây dựng được 3 trạm phát thanh phục vụ tốt công tác tuyên truyền các chính sách, đường lối của Đảng, phát triển kinh tế văn hoá, giúp đồng bào nâng cao mặt bằng dân trí, mở rộng tầm hiểu biết, sinh hoạt văn hoá thôn bản tại chỗ xây dựng được 10 chợ cho các xã để nhân dân trao đổi mua bán hàng hoá cũng như gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi thông tin. - Giáo dục: Xây dựng 31 công trình trường học nâng tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường, tổng số học sinh ở cả 3 cấp cụ thể là: - Tiểu học: Năm 2000 có 85,3% học sinh trong độ tuổi đến trường, đến năm 2005 tỷ lệ này đạt 99,2%. - Trung học cơ sở: Năm 2000 có 84,1% học sinh trong độ tuổi đến trường, đến năm 2005 đạt 46,5%. Những kết quả này đã tạo điều kiện cho các xã ĐBKK khắc phục tình trạng học 3 ca, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục ở bậc tiểu học và THCS. Đã xây dựng mới 14 công trình thuỷ lợi và sửa chữa, nâng cấp số công trình đã xuống cấp, hư hỏng, kịp thời đáp ứng nhu cầu tưới tiêu trong vùng, giúp đồng bào ổn định cuộc sống, tăng thu nhập. Trước năm 1999 mức thu nhập bình quân chỉ đạt 2,235 triệu đồng/ người/ năm, đến năm 2003 con số này đã đạt 2,967 triệu đồng / người / năm và cuối năm 2005 con số này đã đạt 3,5 triệu đồng / người / năm. Cùng với mức thu nhập thấp, trước nămn 1999 bình quân lương thực / người / năm tại các xã ĐBKK chỉ đạt 290kg / người / năm. Năm 2003 chỉ tiêu này là 420kg / người / năm. Đến cuối năm 2005 mức lương thực bình quân / người đã đạt 445kg / người / năm, đây là những bước chuyển biến đáng kể với một số vùng nghèo và khó khăn. Đặc biệt, công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả to lớn: Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh năm 2005 chỉ còn 14,17% so với trước năm 1999 là 28,87%. Nhờ sự đầu tư trợ giúp của Đảng, Nhà nước, các cơ quan ban ngành, đời sống nhân dân tại các xã này đã có sự chuyển biến , bộ mặt nông thôn vùng 135 huyện Võ Nhai đã thay đổi, cơ sở vật chất, hạ tầng được vững chắc , đời sống kinh tế nâng lên. Đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân tiếp tục phấn đấu, bước đầu ổn định và phát triển kinh tế khu vực này. - Điện: Trước năm 1999 trong 14 xã chỉ có 4 xã có điện, tỉ lệ hộ dùng điện tại các xã này đạt 10,34%, đến năm 2005 có 14 xã đã có điện, tỷ lệ hộ dùng điện 83,73%. - Nước sinh hoạt: Nhờ sự đầu tư của chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch cho nhân dân nâng tỉ lệ dùng nước sạch năm 2001 là 19% lên 39,95% vào năm 2005. - Vấn đề nghèo đói: Giảm từ 3909 hộ bằng 28,87% trước năm 1999 xuống còn 2962 hộ bằng 21,15% năm 2003, đến năm 2005 tỷ lệ này còn 14,17% bằng 1958 hộ, vượt mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo đói xuống còn dưới 25% năm 2005 do TTCP đề ra. Tuy nhiên đầu năm 2005 Chính phủ đã ban hành chuẩn hộ nghèo mới cho giai đoạn 2006 – 2010 nên số hộ nghèo sẽ tăng lên đáng kể. - Việc làm: Với việc hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi cho 997 hộ nghèo trong huyện đã mang lại hiệu quả thiết thực tạo cho nhân dân hướng làm ăn, sử dụng hữu ích lao động dư thừa. 3.2.1.3. Chính trị Thực hiện đồng bộ 5 dự án thành phần của chương trình 135 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao mức sống và trình độ dân trí. Điều đặc biệt quan trọng là nâng cao một bước năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ và chính quyền cơ sở xã, bản, làng , Phum, Sóc,… góp phần củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững an ninh quốc phòng, tình hình đoàn kết giữa các dân tộc được tăng cường niền tin của đồng bào các dân tộc vào Đảng và Nhà nước tiếp tục đựơc củng cố. 3.2.1.4. Môi trường Ổn định sản xuất và đời sống cho người dân chính là điều kiện tiên quyết để giữ gìn và bảo vệ môi trường. Trước khi thực hiện chương trình 135, nhiều hộ dân vẫn còn phá rừng lấy gỗ, lấy củi đốt và làm nương rẫy, nhiều hộ còn chưa định cư gây nhiều thiệt hại tới môi sinh, môi trường. Đến nay cùng với công tác bảo vệ đã được tăng cường và đời sống nhân dân cũng khá hơn, các hộ gia đình chuyển hướng sinh nhai nên hiện tượng chặt phá rừng đã không còn là vấn đề cấp bách nữa. Huyện đã có chủ trương giao đất giao rừng cho hộ nông dân quản lý là chủ trương đúng đắn giúp giảm một cách nhanh chóng nạn chặt phá rừng. Rừng đã được bảo vệ tốt hạn chế được nhiều thiên tai, giảm những thiệt hại không đáng có. Từ kết quả 7 năm thực hiện ta có thể đánh giá tổng quát: Chương trình 135 đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng và có hiệu quả. Chương trình đã gây được cảm tình và sự giúp đỡ , trách nhiệm của nhân dân các xã trong vùng, tập trung được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong huyện trong công tác chỉ đạo thực hiện, kinh tế các xã ĐBKK đã có bước phát triển nhanh chóng, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, tăng cường tính đoàn kết giữa các dân tộc trong vùng, rút ngắn khoảng cách về trình độ, phát triển giữa các vùng trong huyện, góp phần thực hiện công bằng xã hội, củng cố niềm tin của đồng bào của Đảng và Nhà nước. 3.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác thực hiện chương trình 135 tại huyện Võ Nhai Chương trình 135 đã được thực hiện trên địa bàn 14 xã ĐBKK với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền và địa phương trong công tác triển khai thực hiện chương trình, do vậy việc thực hiện chương trình 135 có những thuận lợi như: - Mỗi dự án đều được sự quan tâm chỉ đạo từ Trung ương, hướng dẫn thực hiện quản lý đầu tư xây dựng dự án. - Cơ chế quản lý chương trình đầy đủ, rõ ràng, khâu khảo sát thiết kế có sự tham gia của cơ sở , giúp cho việc xác định ưu tiêu đầu tư được đúng đắn. - Được nhân dân các xã 135 tích cực hướng dẫn và đồng lòng ủng hộ, cùng tham gia vào công tác thực hiện và giám sát chất lượng công trình, tham gia đóng góp bằng lao động công ích như đào đắp, san nền, vận chuyển nguyên vật liệu, hoặc đóng góp bằng tiền. Vừa góp phần đảm bảo chất lượng công trình, mặt khác đã gắn bó tình cảm và trách nhiệm vào công trình nên có ý thức giữ gìn và bảo vệ. - Địa bàn các xã 135 của huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng. Cùng với những thuận lợi, việc thực hiện chương trình 135 trên địa bàn huyện Võ Nhai vẫn còn một số khó khăn, tồn tại cần khắc phục như: - Chương trình thực hiện trên địa bàn rộng, địa hình hiểm trở, các hộ dân cư trú phân tán trên diện rộng gây khó khăn trong việc đưa công trình về tận thôn bản. - Nhân dân còn mang nặng tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước khiến việc huy động nội lực không đạt hiệu quả cao tại một số xã. - Đội ngũ cán bộ cơ sở (cán bộ xã, thôn, bản, cán bộ Ban quản lý và giám sát xã…) còn yếu kém về công tác chuyên môn, nghiệp vụ quản lý Nhà nước, làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình. - Cơ sở hạ tầng còn sơ khai cần đầu tư nhiều hạng mục công trình những nguồn vốn của chương trình cấp cho mỗi xã còn chưa đủ đáp ứng yêu cầu thực tế, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. - Dự án ổn định và phát triển sản xuất: Dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Bản, Làng,… Chưa thực hiện đồng bộ với các dự án khác của chương trình khiến cho nhiều nơi nhân dân có điều kiện mà không biết cách làm ăn, vẫn chưa thoát khỏi đói nghèo. - Tỷ lệ hộ nghèo trong các xã ĐBKK còn cao, đến nay có giảm nhưng tình trạng đói nghèo vẫn có nguy cơ xảy ra. 3.2.3. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác thực hiện - Tiến độ thực hiện chậm: Trong thực hiện dự án TTCX tại các xã 135 từ năm 1999 có một số công trình xây dựng hạ tầng không hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra kết thúc nghiệm thu vào năm 2003 đến tận năm 2004 mới hoàn thành. Nguyên nhân là do lượng vốn đầu tư cho dự án còn hạn chế nên thời gian thực hiện kéo dài, các xã ĐBKK còn tồn tại tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước nên chưa phát huy hết nội lực của địa phương, chưa động viên được nhân dân tham gia cùng làm và giám sát tiến độ, cũng như chất lượng công trình, phối kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân chưa tốt. - Nhiều nơi chất lượng công trình thấp, tiến độ thực hiện chậm, sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng đã nhanh chóng xuống cấp. Nguyên nhân do công tác giám sát kiểm tra thi công chưa tốt, cán bộ cơ sở trình độ còn kém, đôn đốc kiểm tra, tham mưu trong việc chỉ đạo thực hiện còn hạn chế, tổng hợp báo cáo tình hình chưa kịp thời nên không kịp sửa chữa trước khi đưa vào sử dụng. Cũng có nhiều địa phương do cơ chế quản lý , bàn giao công trình chưa rõ ràng công khai và dân chủ nên việc khai phá và sử dụng kém hiệu quả, không bảo dưỡng kịp thời nên công trình nhanh chóng xuống cấp. - Do các dự án được giao cho xã làm chủ đầu tư nên còn nhiều hạn chế, đặc biệt là về một thủ tục, từ việc ưu tiên hạng mục đầu tư đến các thủ tục thanh quyết toán còn chậm trễ. 3.2.4. Đánh giá chung về chương trình 135 Từ những thành quả đã đạt được trong những năm qua cho ta thấy: - Chương trình hợp lòng dân, được nhân dân ủng hộ. - Chương trình 135 đã được chỉ đạo đầu tư đúng đối tượng, đúng mục đích, kết hợp hài hoà với các chương trình, dự án khác đang thực hiện trên cùng địa bàn. - Chương trình đầu tư theo kế hoạch hàng năm của BCĐ chương trình, đã được UBND huyện chỉ đạo thiết kế, lập dự toán, chỉ định thầu hoặc tổ chức thầu đúng quy định hiện hành của Nhà nước và xây dựng cơ bản. - Các công trình đều được thực hiện trên cơ chế dân chủ từ khi xây dựng dự án, quy hoạch và triển khai thực hiện, Đảng uỷ, UBND, HĐND các xã lấy ý kiến nhân dân tham gia về hạng mục ưu tiên đầu tư, thứ tự ưu tiên, sau đó tổng hợp và thông qua thành Nghị quyết của địa phương. Trên cơ sở đó trình duyệt các cấp lãnh đạo và BCĐ chương trình để có quyết định phê duyệt và triển khai thực hiện. - Các công trình đều được đầu tư tập trung dứt điểm, có sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương với các ngành trong công tác huy động vốn, triển khai đầu tư. - Thực hiện có hiệu quả công tác lồng ghép, làm tăng nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn phân công nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm cho từng ngành từng địa phương. - Phối hợp giữa các cơ quan chức năng và nhân dân địa phương trong công tác kiểm tra giám sát, nghiệm thu công trình tương đối chặt chẽ, đảm bảo chất lượng công trình khi đưa vào sử dụng. 3.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ những đánh giá chung về chương trình 135 cũng như quá trình thực hiện chương trình tại huyện Võ Nhai ta rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau: - Tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình phải đồng bộ, không chồng chéo, phải tôn trọng và lấy ý kiến từ cơ sở, dân cần gì trước ta làm trước, chọn đúng hạng mục đầu tư, đầu tư đúng trọng điểm, giải thích để nhân dân hiểu và hợp tác tích cực cùng thực hiện chương trình. Những công trình dự án nào nhân dân được tham gia bàn bạc ngay từ đầu thì sự huy động được nguồn lực tốt hơn. Nhằm đối ứng của nhân dân nên đưa vào các hạng mục mà nhân dân có thểm tham gia trực tiếp bằng công lao động, điều đó sẽ tạo điều kiện cho nhân dân có khả năng tham gia đối ứng được nhanh hơn, đầy đủ hơn. Tăng thêm thu nhập cho các hộ nghèo. - Phải thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình trên cùng địa bàn, tránh lãng phí đồng thời mang lại hiệu quả đầu tư cao hơn. Nhiều nơi không thực hiện tốt công tác này nên đã gây lãng phí tiền của và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân, gây dư luận không tốt, làm giảm lòng tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ, vào Đảng và Nhà nước. Ví dụ: Tại xã Đồng Văn – Tân Kỳ – Nghệ An hiện nay có tới 2 đường dây điện dài 4km đang cùng xây dựng dở dang trên cùng một con đường, trong khi những người dân sống dưới 2 đường dây đó vẫn chưa có điện dùng. Tại công trình đó có một công trình được thực hiện bằng nguồn vốn 135 đang xây dựng dở dang thì thiếu vốn nên dừng lại, một công trình mới xâydựng năm 2004 được đầu tư với nguồn vốn 7 tỷ đồng, đến nay do 2 đường dây chùng nhau gây khó khăn trong việc thực hiện thì dừng lại không xây dựng tiếp được. Đây là một hiện tượng đáng phê phán, là một lãng phí lớn, thể hiện công tác chỉ đạo chương trình 135 quá lỏng lẻo tại đây, không có sự thống nhất, lồng ghép có hiệu quả các chương trình trên cùng địa bàn nên đã dẫn đến hiện tượng đáng buồn trên. - Cần phát huy nội lực của địa phương, tránh tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước. Do vốn các chương trình 135 cấp cho mỗi xã ĐBKK chỉ có hạn, nếu chỉ sử dụng phân tán, chia đều cho các dự án hoặc không có lồng ghép giữa các dự án thì các công trình sẽ kéo dài thời gian thực hiện, hiệu quả đầu tư thấp. Giải pháp là phải huy động đóng góp công sức của nhân dân, thực hiện chủ trương. Nhà nước và nhân dân cùng làm, đồng thời thực hiện lồng ghép các chương trình dự án trên cùng địa bàn để đầu tư dứt điểm từng hạng mục công trình. - Thực hiện chủ trương: Dân biết- dân bàn- dân làm- dân kiểm tra để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân và chương trình cũng đáp ứng đúng mong muốn của nhân dân. Dân cùng làm cùng kiểm tra sẽ tránh hiện tượng thất thoát và không đảm bảo chất lượng công trình. - Công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng cần có quy chế quản lý, bàn giao dân chủ, công khai, rõ ràng để việc khai thác và sử dụng công trình đạt hiệu quả cao nhất. Cần có cơ chế bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời khi xuống cấp. - Cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành để tổ chức chỉ đạo thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, tham mưu trong quá trình thực hiện để nhằm đạt kết quả cao nhất. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Qua nghiên cứu tình hình thực hiện chương trình 135 tại huyện Võ Nhai từ năm 1999 đến năm 2005 cho thấy: Huỵên Võ Nhai có 14 xã ĐBKK thuộc diện đầu tư của chương trình 135, trước khi chương trình được thực hiện là 14 xã đều là những xã nghèo chưa có đủ những hạng mục công trình hạ tầng cơ bản nhất, đời sống người dân khó khăn, phương thức sản xuất còn lạc hậu, năng xuất lao động thấp. Mặc dù có dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đào tạo cán bộ… Thuộc chương trình xoá đói giảm nghèo thực hiện trong nhiều năm trước nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển, tỷ lệ đói nghèo còn cao. Cùng với các huyện trong cả nước có xã 135, huyện Võ Nhai đã triển khai thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2005 đã được 7 năm với nhiều thành quả đáng kể: Đã có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã. 100% số xã có Trạm y tế xã. 100% số xã đã phổ cập giáo dục tiểu học. Có 3/14 xã có trạm truyền thanh phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin kinh tế, văn hoá. 100% số xã có điện, tỷ lệ hộ dùng điện đạt 83,73%. Tỷ lệ đói nghèo giảm còn 14,17%. Thu nhập bình quân / người / năm đạt 3,5 triệu đồng. Bên cạnh những thành quả đạt được, trong công tác thực hiện chương trình 135 vần còn một số mặt chưa được cần quan tâm giải quyết. - Các xã 135 đã có điện kéo về đến thôn để phục vụ sản xuất và đời sống nhưng trên thực thế số hộ sử dụng điện chưa cao, ở một số thôn bản xa tỷ lệ này mới là 55% do nhân dân còn ở rải rác, giá điện cao, nhiều hộ chưa đủ điều kiện sử dụng. - Tỷ lệ hộ nghèo giảm những nhiều hộ vẫn chưa thoát nghèo, nguy cơ đói nghèo vẫn còn cao. - Một số công trình chất lượng kém chưa được sửa chữa làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân. - Công tác phối hợp giữa cán bộ và nhân dân trong thực hiện chương trình chưa tốt, nhiều nơi nhân dân còn mang nặng tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước, phó mặc cho cán bộ trong công tác thực hiện, giám sát, kiểm tra. Mặc dù chưa thành công toàn diện về mọi mặt nhưng việc thực hiện chương trình 135 tại huyện Võ Nhai đã đem lại nhiều lợi ích cho đồng bào các dân tộc vùng 135 của huyện, Cùng với các chương trình khác, chương trình 135 đã góp phần to lớn làm thay đổi diện mạo kinh tế –xã hội các xã 135, tạo cho khu vực này những tiềm năng mới cho sự phát triển. Những thành công đó cho thấy: Chương trình 135 là một chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là một chương trình hợp lòng dân và được nhân dân cả nước nói chung và đồng bào14 xã 135 huyện Võ Nhai nói riêng đồng lòng ủng hộ. Có được những thành công như trên là do chương trình được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo từ huyện đến xã và các cơ quan chức năng trong huyện, đã tổ chức triển khai thực hiện chương trình một cách thống nhất, đồng bộ và hiệu quả. Trong những năm qua tại huyện Võ Nhai chưa phát hiện trường hợp nào gây thất thoát nguồn vốn của chương trình, đó là một thành công thể hiện công tác kiểm tra giám sát được thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên trong triển khai thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân, cần phải có giải pháp hữu hiệu để tránh tình trạng này. KIẾN NGHỊ Qua thời gian thực tập, giúp tôi thấy và nhận thức rõ hơn về vai trò của công tác xoá đói giảm nghèo, ý nghĩa và mục đích của chương trình 135 – một trong những quyết sách đúng đắn và quan trọng của Chính phủ, những thành công cũng như những thiếu sót trong công tác thực hiện chương trình. Công tác xoá đói giảm nghèo dù ở hình thức nào cũng cần sự quan tâm, cố gắng và tinh thần trách nhiệm của toàn xã hội. Cá nhân tôi xin mạnh dạn có một số kiến nghị mong có thể giúp công tác thực hiện chương trình 135 tại huyện đạt kết quả cao hơn như sau: * Trung ương: đã có sự quan tâm nhưng cần quan tâm hơn nữa, tập trung vốn đầu tư nhất là khi chương trình đã vào giai đoạn cuối. Trong vốn đầu tư trong một năm cho mỗi xã của chương trình 135, mức 500 triệu đồng/ năm là thấp so với nhu cầu. Đồng thời phân bố vốn đầu tư cho các công trình tập trung hơn để đảm bảo hoàn thành kế hoạch theo đúng thời hạn quy định, sớm đưa vào sử dụng. Đặc biệt cần tăng vốn đầu tư cho dự án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm lên tương ứng với các dự án khác để thực hiện được đồng bộ và có hiệu quả. * Tỉnh Thái Nguyên - Cần quan tâm hơn nữa, tổ chức tốt công tác chỉ đạo thực hiện các dự án của chương trình 135 và thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án đang cùng thực hiện trên địa bàn để đạt hiệu quả đầu tư cao hơn. - Tăng cường kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện có hiệu quả các nguyên tắc quản lí đầu tư và xây dựngcông trình hạ tầng và các xã 135 để kịp thời phát hiện và ngăn chặn thất thoát trong quá trình đầu tư. Nâng mức hỗ trợ kinh phí cho hoạt động giám sát ở cơ sở để công tác này thực hiện được tốt hơn. - Gắn quyền lợi với trách nhiệm của từng cán bộ, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác thực hiện. - Có biện pháp thực hiện nâng cao trình độ cho cán bộ huyện theo yêu cầu của dự án: mở các lớp tập huấn, cung cấp các tài liệu cần thiết, đưa cán bộ có trình độ của chương trình về công tác tại huyện để nắm tình hình… * Huyện Võ Nhai. Phối hợp tốt các cơ quan cấp trên cũng như cấp dưới, xác định đúng địa điểm đầu tư, lựa chọn đúng hạng mục công trình thiết yếu cho từng địa phương. Muốn vậy, BCĐ chương trình cấp huyện cần bám sát tình hình địa bàn, phân công cán bộ huyện hoạt động tại các xã, nắm bắt tình hình, tăng cường giám sát, kiểm tra kịp thời phát hiện những sai sót, tồn tại để khắc phục cho hợp lí. -Củng cố tổ chức thôn bản ,nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như ý thức của người dân đối với những lợi ích chung mà các dự án đem lại . Có đề nghị để BCĐ tỉnh phân cán bộ đúng chuyên môn và giúp huyện thực hiện các dự án, đào tạo cán bộ , chuyển giao tiến độ khoa học kỹ thuật vào trong nông nghiệp nông thôn . *Cấp xã -Thực hiện tốt quy chế dân chủ . công khai trong xác định hạng mục đầu tư cũng như trong công tác giám sát thi công công trình, kiểm tra chất lượng công trình trước khi đề nghị cơ quan cấp trên nghiệm thu. Công khai các hoạt động để nhân dân phát huy vai trò cũng như trách nhiệm của mình đối với mục tiêu lâu dài, tránh việc để nhân dân thấy mình không liên quan đến công việc của chương trình, thờ ơ, gây tổn thất cho chính mình. - Tăng cường đào tạo cán bộ địa phương. - Cần có sự thống nhất cao, tập trung trong mọi công tác từ điều tra, phân tích tình hình, họp lấy ý kiến của nhân dân xét ưu tiên đầu tư…đến đôn đốc, kiểm tra giám sát công trình. - Đi sâu, sát, khách quan, nắm bắt nhu cầu của nhân dân hỗ trợ hộ nông dân phát triển sản xuất. - Cuối kỳ có nhận xét, tổng kết đánh giá những mặt được cũng như chưa được, nhân rộng những điển hình tiên tiến. Nhìn chung sau khi thực hiện bất kỳ chương trình nào đều cần tổ chức đánh giá để rút ra những bài học kinh nghiệm thành công, thất bại tìm ra những nguyên nhân của thành công cũng như thất bại đó để giúp cho việc thực hiện tốt hơn các chương trình lần sau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá kết quả thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2005 tại huyện Võ Nhai – Thái Nguyên.doc
Luận văn liên quan