Đề tài Đánh giá nguồn thu ngân sách nhà nước từ các khoản viện trợ của Việt Nam trong khoản thời gian thừ 2006 - 2010

Thông qua việc nghiên cứu và đánh giá nguồn thu NSNN từ các khoản viện trợ, đặc biệt là ODA ở Việt Nam hiện nay để thấy được những bất cập trong quá trình quản lý nguồn vốn này. Tổng quan về ODA Thực trạng nguồn thu ODA của việt Nam qua các năm 2006-2010

doc24 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá nguồn thu ngân sách nhà nước từ các khoản viện trợ của Việt Nam trong khoản thời gian thừ 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình đầy mạnh công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Để có những bước phát triển lớn hơn, chúng ta cần rất nhiều nguồn lực đặc biệt vốn là một yếu tố quan trọng, không thể thiếu.Mặc dù đã trải qua hơn một thập kỷ đổi mới nhưng Việt Nam vẫn được coi là mới bắt đầu bước vào giai đoạn đầu của tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Bên cạnh việc khơi dậy và phát huy nguồn vốn nội lực,chúng ta cần tranh thủ mọi nguồn vốn bên ngoài đặc biệt là nguồn viện trợ phát triển chính thức.Nguồn vốn này ngày càng có vai trò to lớn, quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của chúng ta hiện nay vì đây không chỉ là nguồn vốn có nhiều điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn, khối lượng, phương thức thanh toán thời gian cho vay mà nó còn có ý nghĩa trong việc chuyển giao tri thức, công nghệ thích hợp, đào tạo nguồn nhân lực, giúp xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống ở các vùng nông thôn, miền núi, cải thiện môi trường, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng...Do đó huy động nguồn thu NSNN từ các khoản viện trợ được xem là một chiến lược đặc biệt quan trọng cho việc tạo đà phát triển cho nền kinh tế Việt Nam. Việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn viện trợ phát triển chính thức còn có một ý nghĩa quan trọng trong điều kiện nguồn viện trợ này có xu hướng ngày một khan hiếm. Do vậy, làm thế nào để tạo nguồn thu và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn viện trợ trở nên bức thiết hơn bao giờ hết nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Thông qua việc nghiên cứu và đánh giá nguồn thu NSNN từ các khoản viện trợ, đặc biệt là ODA ở Việt Nam hiện nay để thấy được những bất cập trong quá trình quản lý nguồn vốn này. Đó là lý do mà nhóm chúng tôi chọn đề tài : “Đánh giá nguồn thu ngân sách nhà nước từ các khoản viện trợ trong khoản thời gian thừ 2006-2010” để nghiên cứu và báo cáo. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I.Tổng quan về các khoản viện trợ: 1.Khái niệm: Viện trợ nước ngoài là một luồng vốn đổ vào hoặc một sự trợ giúp nào đó từ những nước phát triển cho các nước kém và đang phát triển để tạo ra hoặc làm biến đổi một cách sâu sắc nền kinh tế của nước đó nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. 2.Các dạng viện trợ: Có bốn dạng viện trợ chính: Thứ nhất, các khoản cho vay dài hạn phải được thanh toán lại bằng loại ngoại tệ, thường có thể trả trong vòng 10 hoặc 20 năm. Lợi thế đói với người nhận là tiền thanh toán hàng năm ít hơn nhiều so với tiền thanh toán của các khoản cho vay ngắn và trung hạn. Thứ hai là những khoản “vay mềm” có thể được thanh toán lại bằng tiền trong nước. Một số được trả bằng ngoại tệ nhưng trong một thời gian dài chẳng hạn như 99 năm với lãi suất rất thấp, trong khi đó số nợ được thanh toán bằng tiền trong nước sẽ được cho vay lại để nước nhận tiếp tục các công trình phát triển. Đôi khi, trợ cấp trực tiếp được thực hiện. Dạng thứ ba là việc bán các sản phẩm dư thừa cho một nước để đổi lấy việc thanh toán bằng tiền trong nước của nước này như chương trình PL 480 của Mỹ. Điều này có thể rất có ý nghĩa cho một nước chậm phát triển có rất ít ngoại tệ vì nó sẽ giúp những nước này mua được hàng hóa từ nước ngoài. Các nước này thường phải nhập khẩu lương thực, thực phẩm và các hàng tiêu dùng khác vì khu vực nông nghiệp của họ không thể sản xuất ra đủ để nuôi sống công nhân thành thị trong các ngành xây dựng hoặc các công trình đầu tư khác. Dạng thứ tư của viện trợ, không hoàn toàn là một luồng vốn mà là sự trợ giúp về kỹ thuật dành cho các nước chậm phát triển. 3.Vai trò của viện trợ: Viện trợ nước ngoài giữ một vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.Viện trợ nước ngoài có thể góp phần tạo ra hoặc làm biến đổi một cách sâu sắc một ngành kinh tế hoặc thậm chí một nền kinh tế của một nước. Viện trợ nước ngoài đã nhằm hai mục tiêu song song: Mục tiêu thứ nhất: là thúc đẩy tăng trưởng dài hạn và giảm nghèo ở những nước đang phát triển; động cơ chính của mục tiêu này là sự kết hợp giữa tinh thần vị tha và những quan tâm tính toán mang tính cá nhân các nhà tài trợ hơn là nhằm vào những lợi ích lâu dài về an ninh kinh tế chính trị khi các nước nghèo tăng trưởng. Mục tiêu thứ hai: là tăng cường lợi ích chiến lược và chính trị ngắn hạn của các nước tài trợ, hoặc nhằm vào những chế độ là đồng minh chính trị của các cường quốc phương Tây. Tuy vậy viện trợ nước ngoài không phải luôn luôn tạo ra hiệu quả giống nhau mà phụ thuộc vào chính sách tiếp nhận viên trợ của từng nước Có rất nhiều nghiên cứu về lĩnh vực viện trợ nước ngoài. Tuy nhiên, có hai lý do quan trọng khiến người ta quan tâm theo dõi, nghiên cứu về vấn đề này. Thứ nhất, những thay đổi sâu sắc trong môi trường kinh tế và chính trị toàn cầu trong thời gian vừa qua - nhất là việc kết thúc chiến tranh lạnh và dòng vốn tư nhân ồ ạt đổ vào các nước đang phát triển. Thứ hai, ngày nay chiến lược phát triển kinh tế của những nước cung cấp viện trợ cũng như tiếp nhận viện trợ đã được điều chỉnh, thay đổi và do đó đã đòi hỏi phải có một phương thức viện trợ mới. Tóm lại, không thể phủ nhận tác dụng to lớn của viện trợ quốc tế trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia, chúng ta tin tuởng rằng, cùng với việc thực hiện đường lối Đổi mới về kinh tế, Việt nam đã và sẽ tiếp tục nhận được sự tài trợ mạnh mẽ của các nhà tài trợ quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Trong đó, vốn ODA là một phần chủ yếu của nguồn tài chính mà chính phủ các nước phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội cho các quốc gia này. Hơn 15 năm qua Việt Nam đã có được những thành công đáng kể trong lĩnh vực này, nhưng đồng thời cũng nổi lên nhiều bất cập đòi hỏi Chính Phủ và Quốc Hội phải quan tâm đúng mức. II.Tổng quan về nguồn viện trợ ODA: 1.Khái niệm về ODA( Official Development Assistance): Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là viện trợ phát triển chính thức (ODA - Official Development Assistance) là các khoản viện trợ không hoàn lại, khoản vay với những điều kiện ưu đãi hoặc hỗn hợp các khoản trên được cung cấp bởi các nhà nước, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và các tổ chức phi chính phủ nhằm hỗ trợ cho phát triển kinh tế - xã hội ở những nước đang và chậm phát triển được tiếp nhận nguồn vốn này. 2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA - Vốn ODA là nguồn vốn có tính ưu đãi của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế đối với các nước đang và chậm phát triển. Với mục tiêu trợ giúp các nước đang và chậm phát triển, vốn ODA mang tính ưu đãi hơn bất cứ nguồn tài trợ nào khác. Thể hiện: + Khối lượng vốn vay lớn từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD. + Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân hạn dài (chỉ trả lãi, chưa trả nợ gốc). Vốn ODA của WB, ADB, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japanese Bank for International Cooperation - JBIC) có thời gian hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm. + Thông thường vốn ODA có một phần viện trợ không hoàn lại, phần này dưới 25% tổng số vốn vay. Ví dụ OECD cho không 20-25% tổng vốn ODA. Đây chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. + Các khoản vay thường có lãi suất thấp, thậm chí không có lãi suất. Lãi suất giao động từ 0,5% đến 5% /năm (trong khi lãi suất vay trên thị trường tài chính quốc tế là trên 7% /năm và hàng năm phải thoả thuận lại lãi suất giữa hai bên). Ví dụ lãi suất của ADB là 1%/năm; của WB là 0,75% /năm; Nhật thì tuỳ theo từng dự án cụ thể trong năm tài khoá. Ví dụ từ năm 1997-2000 thì lãi suất là 1,8%/năm. Nhìn chung, các nước cung cấp vốn ODA đều có những chính sách và ưu tiên riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả năng kỹ thuật và tư vấn (về công nghệ, kinh nghiệm quản lý). Đồng thời, đối tượng ưu tiên của các nước cung cấp vốn ODA cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể. - Vốn ODA thường kèm theo các điều kiện ràng buộc nhất định: Tuỳ theo khối lượng vốn ODA và loại hình viện trợ mà vốn ODA có thể kèm theo những điều kiện ràng buộc nhất định. Những điều kiện ràng buộc này có thể là ràng buộc một phần và cũng có thể là ràng buộc toàn bộ về kinh tế, xã hội và thậm chí cả ràng buộc về chính trị. Thông thường, các ràng buộc kèm theo thường là các điều kiện về mua sắm, cung cấp thiết bị, hàng hoá và dịch vụ của nước tài trợ đối với nước nhận tài trợ. Ví dụ, Bỉ, Đức và Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải mua hàng hóa và dịch vụ của nước mình… Canada yêu cầu cao nhất, tới 65%. Thụy Sĩ chỉ yêu cầu 1,7%, Hà Lan 2,2%, hai nước này được coi là nhữngnước có tỷ lệ ODA yêu cầu phải mua hàng hóa và dịch vụ của Nhà tài trợ thấp. Nhìn chung, 22% viện trợ của DAC phải được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia viện trợ. Nguồn vốn ODA luôn chứa đựng cả tính ưu đãi cho nước tiếp nhận và lợi ích của nước viện trợ. Các nước viện trợ nói chung đều không quên dành được lợi ích cho mình, vừa gây ảnh hưởng chính trị, vừa thực hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận viện trợ. - ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ: Vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Do đó, các nước nhận ODA phải sử dụng sao cho có hiệu quả, tránh lâm vào tình trạng không có khả năng trả nợ. 3. Phân loại nguồn vốn ODA 3.1 Theo tính chất: - ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp vốn ODA mà nước tiếp nhận không phải hoàn trả lại cho các Nhà tài trợ. - ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc; - ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc. 3.2. Theo nguồn vốn cung cấp: - ODA song phương: là nguồn vốn ODA của Chính phủ một nước cung cấp cho Chính phủ nước tiếp nhận. Thông thường vốn ODA song phương được tiến hành khi một số điều kiện ràng buộc của nước cung cấp vốn ODA được thoả mãn. - ODA đa phương: là nguồn vốn ODA của các tổ chức quốc tế cung cấp cho Chính phủ nước tiếp nhận. So với vốn ODA song phương thì vốn ODA đa phương ít chịu ảnh hưởng bởi các áp lực thương mại, nhưng đôi khi lại chịu những áp lực mạnh hơn về chính trị. 3.3. Theo đối tượng sử dụng: - ODA hỗ trợ dự án: là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ thể. Nó có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, có thể là cho không hoặc cho vay ưu đãi. - ODA phi dự án: Bao gồm các loại hình sau: + Hỗ trợ cán cân thanh toán: thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển giao tiền tệ) hoặc hỗ trợ hàng hóa, hỗ trợ nhập khẩu. Ngoại tệ hoặc hàng hóa được chuyển qua hình thức này có thể được sử dụng để hỗ trợ ngân sách. + Hỗ trợ trả nợ (hỗ trợ ngân sách). - ODA hỗ trợ chương trình: là khoản vốn ODA dành cho một mục đích tổng quát với thời gian nhất định mà không phải xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào. 3.4. Căn cứ theo mục đích - Hỗ trợ cơ bản: Là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường. Đây thường là những khoản cho vay ưu đãi. - Hỗ trợ kỹ thuật: Là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, công nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiền đầu tư, phát triển thể chế và nguồn nhân lực… hình thức hỗ trợ này chủ yếu là viện trợ không hoàn lại. 3.5. Căn cứ theo điều kiện - ODA không ràng buộc nước nhận: việc sử dụng nguồn tài trợ không bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng. - ODA có ràng buộc nước nhận: + Bởi nguồn sử dụng: Có nghĩa là việc mua sắm hàng hóa, trang thiết bị hay dịch vụ bằng nguồn vốn ODA chỉ giới hạn cho một số công ty do nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phương) hoặc các công ty của các nước thành viên (đối với viện trợ đa phương). + Bởi mục đích sử dụng: Chỉ được sử dụng cho một số lĩnh vực nhất định hoặc một số dự án cụ thể. 4. Ưu và nhược điểm của vốn ODA: Ưu điểm: -Lãi suất thấp (dưới 20%, trung bình từ 0.25%năm) -Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm) -Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA. Nhược điểm Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới).Ví dụ: - Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao - Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới). - Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất. - Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. - Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên. Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGUỒN THU NSNN TỪ KHOẢN VIỆN TRỢ ODA TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2006-2010: Các nguồn cung ODA chủ yếu Trong thời gian qua, cộng đồng tài trợ tại Việt Nam đã được mở rộng rất nhiều, số lượng nhà tài trợ ODA cho Việt Nam ngày càng tăng. Hiện nay có 51 nhà tài trợ ODA cho Việt Nam bao gồm 28 nhà tài trợ song phương, 23 nhà tài trợ đa phương và khoảng 600 tổ chức phi chính phủ đang hoạt động thường xuyên tại Việt Nam. Ngoài các nước là thành viên của Tổ chức OECD-DAC còn có các nhà tài trợ mới nổi như Trung Quốc, Ấn độ, Hung-ga-ri, Séc,... Các nhà tài trợ song phương: Ai-xơ-len, Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Ca-na-đa, Cô-oét, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hungari, I-ta-lia, Luc-xem-bua, Mỹ, Na-uy, Nhật Bản, Niu-di-lân, Ôt-xtrây-lia, Phần Lan, Pháp, Séc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Singapo. Các nhà tài trợ đa phương: + Các định chế tài chính quốc tế và các quỹ: nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB), Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF), Quỹ Phát triển quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (OFID - trước đây là Quỹ OPEC),  Quỹ Kuwait. + Các tổ chức quốc tế và liên chính phủ: Ủy ban châu Âu (EC), Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Cơ quan Phòng chống ma tuý và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC), Quỹ Đầu tư Phát triển Liên hợp quốc (UNCDF), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO)... Bảng 1: Một số nhà tài trợ lớn và các lĩnh vực ưu tiên: Nhà tài trợ Ưu tiên toàn cầu Ưu tiên Việt Nam Nhật Bản Hạ tầng kinh tế và dịch vụ Hạ tầng kinh tế và dịch vụ CHLB Đức Phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện sống Hỗ trợ cải cách kinh tế, phát triển hệ thống GT Mĩ Tăng trưởng kinh tế, ổn định dân số và sức khỏe Cứu trợ nạn nhân chiến tranh và trẻ em mồ côi Pháp Phát triển đô thị, GTVT, giáo dục, khai thác mỏ Phát triển nhân lực, GTVT, thông tin liên lạc Canada Cơ sở hạ tầng, phát triển khu vực tư nhân môi trường Hỗ trợ kinh tế và tài chính, hỗ trợ thiết chế và quản lý Thụy Điển Môi trường và biến đổi khí hậu; Dân chủ và quyền con người. Môi trường và biến đổi khí hậu; Dân chủ và quyền con người; Chống tham nhũng. Thụy Sĩ Hạ tầng kinh tế; môi trường; đào tạo nguồn nhân lực; Đào tạo nhân lực; phát triển đô thị; môi trường; xóa đói, giảm nghèo; cải cách hành chính công Anh Nhiều lĩnh vực Xóa đói giảm nghèo, GTVT WB Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng phúc lợi Xóa đói giảm nghèo, GTVT ADB Tạo việc làm, thêm cơ hội cho người nghèo, người yếu thế Tạo việc làm, thêm cơ hội cho người nghèo, người yếu thế IMF Cân bằng về mậu dịch quốc tế, ổn định tỉ giá hối đoái Hô trợ cán cân thanh toán và điều chỉnh cơ cấu EU Giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng. Giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng; Hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số. Tình hình huy động vốn ODA Quy mô vốn ODA huy động giai đoạn 2006 - 2010 Nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển bền vững của nước ta. Việt Nam đã đạt được khá nhiều thành tựu trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn này qua từng năm, đặc biệt trong những năm gần đây, khi tình hình thế giới có nhiều biến đổi bất lợi cho việc gia tăng viện trợ thì cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế vẫn thể hiện sự cam kết cao và sự ủng hộ mạnh mẽ trong việc hỗ trợ sự nghiệp phát triển KT - XH và giảm nghèo của Việt Nam. Theo tập quán tài trợ quốc tế, hàng năm các nhà tài trợ tổ chức Hội nghị viện trợ quốc tế để vận động tài trợ cho các quốc gia đang phát triển. Đối với Việt Nam, các hội nghị viện trợ được gọi là Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (Hội nghị CG). Đến nay, thông qua 17 Hội nghị CG tổng số vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ cho Việt Nam đã đạt trên 56,416 tỉ USD,mức cam kết ODA năm sau luôn cao hơn năm trước và đạt kỉ lục 8,063 tỉ USD tại hội nghị CG năm 2009 (cam kết ODA cho năm 2010). Tổng vốn ODA cam kết của cộng đồng tài trợ quốc tế cho Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 đạt 26,689 tỉ USD đã vượt xa chỉ tiêu đề ra trong Đề án định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA thời kì 2006 – 2010 (từ 19 đến 21 tỷ USD ODA cam kết), chưa kể đến nguồn vốn ODA kí kết từ 5 năm 2001 – 2005 chuyển tiếp sang 5 năm 2006 – 2010 khoảng 8 tỷ USD. Biểu đồ 1: Vốn ODA cam kết đối với Việt Nam từ 2006 đến 2010 Đơn vị: Tỉ USD Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Vốn ODA cam kết cho từng năm 3,740 4,445 5,426 5,9 8,063 % Tăng vốn cam kết 9,01 18,85 22,07 8,74 36,67 Nguồn: Phân tích và dự báo kinh tế – tạp chí Kinh tế và dự báo Qua biểu đồ trên có thể thấy vốn ODA cam kết qua các năm liên tục tăng với tốc độ khá nhanh, cam kết ODA cho Việt Nam năm 2010 tăng gấp 2,16 lần so với năm 2006: từ 3,74 tỉ USD lên 8,063 tỉ USD. Năm 2009, cam kết ODA cho Việt Nam là 5,015 tỉ USD, ít hơn năm 2008 nhưng giai đoạn này trùng với cuộc khủng hoảng tài chính, đặc biệt do Nhật là nước tài trợ ODA lớn nhất của Việt Nam trong những năm trước nhưng không cam kết viện trợ cho Việt Nam trong năm này, hơn nữa nếu tính khoản ODA cam kết muộn của Nhật Bản, cam kết ODA cho nước ta trong năm 2009 đạt 5,9 tỉ USD, tăng 8,74% so với năm 2008 và vẫn cao hơn vốn cam kết của các năm trước đó. Năm 2010, vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam là 8,063 tỷ USD - tăng 1,4 tỷ USD so với 2009 và là mức cam kết cao nhất từ trước tới nay thể hiện rõ rệt sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh một số nhà tài trợ vẫn còn đang gặp khó khăn do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tình hình huy động vốn ODA từ các nhà tài trợ Việc thu hút vốn ODA từ các nhà tài trợ cho Việt Nam trong những năm qua đã có những bước khởi sắc, việc này được thể hiện qua bảng vốn ODA cam kết của một số nhà tài trợ lớn: Bảng 2: Lượng vốn ODA cam kết cho Việt Nam của một số nhà tài trợ lớn giai đoạn 2006 – 2010: Đơn vị: Triệu USD STT Nhà tài trợ 2006 2007 2008 2009 2010 1 Nhật Bản 835,6 890,3 1112 885 (cam kết muộn) 1640 2 WB 750 890 1120 1660 ~2500 3 ADB 539 1140 1350 1566,5 ~1500 4 Liên minh châu Âu EU 1062 948,2 962 893,48 1082 5 Pháp 397,7 370 228 280,96 378,26 6 Hàn Quốc 105 110,5 286,2 268,7 270 7 Đức 114,7 76,1 90 186 183,9 8 Hoa Kì 84,7 114,6 128 138 Nguồn:Vụ Kinh tế đối ngoại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Có thể thấy phần lớn các nhà tài trợ đều có mức cam kết ODA năm sau cao hơn năm trước, điển hình là WB: mức tăng năm sau luôn cao hơn năm trước, bình quân mỗi năm lượng vốn ODA cam kết cho Việt Nam tăng 35,84%; ADB: bình quân mỗi năm tăng 34,14%; Nhật Bản chỉ duy nhất năm 2009 có mức cam kết ODA giảm so với các năm trước do cam kết ODA muộn vì sự cố PCI. Từ bảng lượng vốn ODA cam kết của một số nhà tài trợ và bảng vốn ODA cam kết trong giai đọa 2006 - 2010 cũng cho thấy lượng vốn ODA cam kết cho Việt Nam tập trung vào một số nhà tài trợ chủ yếu. Ta có thể thấy điều này rõ hơn qua biểu đồ tỉ trọng vốn ODA huy động từ các nhà tài trợ: Biểu đồ 2:Tỷ trọng vốn ODA huy động từ các nhà tài trợ giai đoạn 2006 – 2010 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Mặc dù VN có quan hệ với hơn 50 nhà tài trợ song phương và đa phương nhưng 4 nhà tài trợ lớn là Nhật, WB, ADB, EU đã chiếm tới hơn 80% nguồn vốn tài trợ, chỉ có 15% lượng vốn cam kết là của các quốc gia và tổ chức tài trợ khác. Về lượng vốn ODA kí kết: dự kiến tổng giá trị ODA ký kết trong năm 2010 khoảng 5.071 triệu USD. WB, ADB và Nhật Bản tiếp tục là những nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam với giá trị chiếm khoảng 70 - 80 % tổng giá trị ODA ký kết. Con số này trong năm 2009 và 2008 lần lượt là 5.401,62 và 3953,75 triệu USD. Năm 2009, các nhà tài trợ có giá trị hiệp định ODA đã ký lớn là Nhật Bản: 2.112,28 triệu USD; WB: 1.445,86 triệu USD; ADB: 1.330,7 triệu USD. Những Hiệp định dự kiến ký kết có giá trị lớn bao gồm: Dự án xây dựng nhà ga hành khách quốc tế T2 (Nhật Bản), Dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao Láng - Hoà Lạc, Dự án xây dựng cầu Vàm Cống, dự án xây dựng đường nối từ cầu Nhật Tân đi sân bay Nội Bài, Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc II. Cuối năm 2009, nền kinh tế thế giới đã có những tín hiệu tích cực sau khủng hoảng, đặc biệt các nền kinh tế trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Singapore,...đang phục hồi mạnh mẽ, các nhà tài trợ như ADB, Nhật Bản đã có các chính sách mới và phù hợp giúp Việt Nam phục hồi kinh tế và lấy lại đà tăng trưởng như việc ADB cho Việt Nam vay 500 triệu USD nhằm khắc phục các tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và hỗ trợ các cải cách chính sách hướng đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo; Nhật Bản cung cấp khoản vay trị giá 54,9 tỷ Yên (tương đương 568 triệu USD) giúp Việt Nam phục hồi kinh tế sau khủng hoảng và chuẩn bị cho những bước phát triển mạnh tiếp theo sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu,…Đây là sự hỗ trợ rất kịp thời và có ý nghĩa mà cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế dành cho Việt Nam. Về chính sách viện trợ của các nhà tài trợ: chính sách chung của các nhà tài trợ tại Việt Nam là hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển ưu tiên của Chính phủ Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội; xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, mỗi nhà tài trợ quốc tế đều có điểm nhấn riêng trong chính sách hỗ trợ phát triển của mình đối với Việt Nam tuỳ thuộc vào quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, quy mô viện trợ cũng như định hướng chính sách tài trợ ưu tiên trong từng thời kỳ. Tình hình huy động ODA vào các ngành, lĩnh vực Bảng 3:Một số chương trình, dự án lớn sử dụng vốn ODA giai đoạn 2006- 2010: Chương trình, dự án Nhà tài trợ vốn Trị giá (triệu USD) Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo8 (PRSC8) và hỗ trợ khẩn cấp nhằm kích cầu kinh tế Nhật Bản 568,09 Thoát nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2 Nhật Bản 299,97 Dự án phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ (Chương trình tín dụng chuyên ngành VI) Nhật Bản 185,76 Khoản tài trợ bổ sung cho Dự án năng lượng nông thôn II WB 200 Tài trợ chính sách phát triển lần thứ hai hỗ trợ Chương trình 135 giai đoạn II WB 100 Đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn-ga Hà Nội Pháp 112,16 Vệ tinh nhỏ quan sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai (VNREDSat-1) Pháp 78,24 Chương trình tăng cường năng lực tổng thể ngành thanh tra giai đoạn 2009-2014 (viện trợ không hoàn lại) Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan 11 Tăng cường năng lực quyết định và giám sát ngân sách của các cơ quan dân cử tại Việt Nam UNDP 5 Nguồn: Bản tin ODA số 33/ 2010 Trong giai đoạn 2006 - 2010 những chương trình, dự án sử dụng ODA có giá trị lớn được ký kết tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao thông, cấp thoát nước, phát triển đô thị, xóa đói giảm nghèo. Điển hình như 5 tháng đầu năm 2010 vốn ODA kí kết chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực trên với vốn vay thương mại lên đến 1,448 tỷ USD, chiếm trên 98% tổng số vốn ODA ký kết. Về tỉ trọng ODA kí kết cho các ngành: Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư kí kết theo ngành, lĩnh vực Ngành, lĩnh vực Dự kiến cơ cấu ODA kí kết 2006 – 2010 (%) 2006 - 7 tháng đầu năm 2010 Cơ cấu ODA kí kết(%) Tổng ODA kí kết(triệu USD) 1, Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn – xóa đói giảm nghèo 21 17,76 3212,48 2, Năng lượng và công nghiệp 15 19,93 3605,00 3, Giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và phát triển đô thị 33 36,89 6672,78 4, Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác (bao gồm thể chế, tăng cường năng lực...) 31 25,42 4598,05 Tổng 100 100 18088,31 (Nguồn: báo cáo hội nghị CG 2009 và bản tin ODA – Vụ Kinh tế đối ngoại bộ KH&ĐT) Cơ cấu vốn ODA ký kết trong bảng trên cho thấy đã có những cải thiện đáng kể trong việc thu hút vốn ODA cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (chiếm 17,76% tổng vốn ODA kí kết trong khi tỉ lệ này giai đoạn 2006 – 2008 là 13,34%); cơ cấu cho lĩnh vực giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước, phát triển đô thị vẫn được giữ ở mức cao, chiếm 36,89% tổng số vốn ODA kí kết. Tỉ lệ này phù hợp với chủ trương, chính sách của Chính phủ: coi nguồn vốn ODA giữ vị trí quan trọng và ưu tiên nguồn vốn này cho phát triển nông nghiệp nông thôn kết hợp xóa đói, giảm nghèo, xây dựng hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội theo hướng hiện đại, bảo vệ môi trường và tài nguyên, tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai. Tình hình huy động ODA vào các vùng, lãnh thổ Trong thời kỳ 2006 - 2010 Chính phủ đã hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ để tăng tỷ trọng vốn ODA hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương thuộc vùng ưu tiên; tích cực vận động ODA cho các vùng nghèo và khó khăn như vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Biểu đồ 3: Tỷ trọng thu hút ODA theo vùng, lãnh thổ. Chú thích: I: Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ II: vùng trung du và miền núi phía Bắc III: vùng đồng bằng sông Cửu Long IV: Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ V: vùng Tây Nguyên VI: Đông nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Nguồn: “phục hồi tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” – báo cáo của Chính phủ tại hội nghị CG 2009 Biểu đồ trên thể hiện rõ vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ đang là vùng được ưu tiên thu hút ODA cho phát triển nhiều nhất do đây là nơi chứa đựng nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế, do đó nhu cầu về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cao. Tuy nhiên các vùng nghèo và khó khăn như vùng Tây Nguyên, vùng đồng bằng sông Cửu Long lại chưa được chú trọng một cách thích đáng. Trong thời gian qua, nguồn vốn ODA hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội của các vùng trong cả nước phần lớn đều phù hợp với nhu cầu phát triển các lĩnh vực ưu tiên của vùng như giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, y tế, giáo dục, trường đào tạo nghề, cấp nước và vệ sinh môi trường đô thị, phòng chống và giảm nhẹ hậu quả thiên tai... Các chương trình, dự án ODA phần lớn đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao và rất được nhân dân đồng tình ủng hộ. 2.3. Đánh giá tình hình huy động vốn ODA của Việt Nam trong thời gian qua: Tình hình chính trị, xã hội ổn định; vị thế trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao; kinh tế tiếp tục hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới; môi trường thể chế, pháp lý được cải thiện và tiệm cận với thông lệ quốc tế; quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam với cộng đồng tài trợ quốc tế không ngừng được củng cố và phát triển,...là những thuận lợi cơ bản của Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn ODA * Ưu điểm: - Thông qua công tác vận động và thu hút ODA, ta đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước ta, góp phần củng cố và nâng vị thế của nước ta trên trường quốc tế. - Tranh thủ được nguồn vốn vay ODA có ý nghĩa, song khả năng trả nợ nước ngoài của ta ước tính sẽ bền vững trong trung và dài hạn. - Cải cách chính sách kinh tế được triển khai theo lịch trình phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ngân sách Nhà nước được hỗ trợ, hiệu quả và uy tín của các định chế tài chính trong nước được cải thiện… Đó là một mặt được hơn nữa của ODA thông qua các khoản vay chương trình của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), WB, ADB. Trong 10 năm qua, ta vay các Khoản vay chương trình với các điều kiện ưu đãi như: khoản vay tín dụng dự phòng (SBA), thể thức chuyển đổi cơ cấu (STF), thể thức điều chỉnh cơ cấu mở rộng (ESAF), thể chế tăng cường và xóa đói giảm nghèo (PRGF); của WB như: tín dụng điều chỉnh cơ cấu (SAC-a), chương trình tín dụng Hỗ trợ giảm nghèo (PRSC), Dự án tài chính nông thôn 1, Dự án tài chính nông thôn 2; của ADB như : Khoản vay chương trình cải cách Doanh nghiệp Nhà nước và Quản trị công ty (SCPL), Khoản vay chương trình Tài chính 2 (FSPL-2), Dự án tài chính nông thôn, Dự án tín dụng nông thôn. Tổng giá trị các khoản vay chương trình này đạt hơn 1,6 tỷ USD. Nhiều nhà tài trợ song phương cũng cung cấp ODA không hoàn lại cho các chương trình này. *Nhược điểm: - Về bộ máy và cơ chế quản lý điều phối: Chính phủ đã xác định hệ thống quản lý điều phối viện trợ của Chính phủ với 5 cơ quan tổng hợp là Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính, Bộ ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước và Văn phòng Chính phủ, do Bộ kế hoạch và đầu tư làm cơ quan đầu mối. Cơ chế quản lý thống nhất này cho phép tăng cường và phát huy hiệu quả các nguồn lực, tránh tình trạng lãng phí do trùng lắp trong quá trình sử dụng viện trợ, tạo cơ chế phối hợp thuận lợi và có hiệu quả cho cộng đồng các nhà tài trợ,… nhưng thực tế cũng đã gặp khó khăn bất cập nhất định. Đó là bộ máy con người của các cơ quan tổng hợp đó, đặc biệt là Bộ kế hoạch và đầu tư, chưa đáp ứng được so với nhu cầu của thực tế công việc. Tình trạng quá tải đã thực sự làm chậm và tác động xấu đến quá trình thực hiện các dự án viện trợ như tiến độ chậm, quy trình và thủ tục phê duyệt rườm ra và còn nhiều yếu tố quan liêu, các biện pháp phối hợp giữa các cơ quan có liên quan phức tạp và mất nhiều thời gian, tình trạng không có người chịu trách nhiệm cho những vấn đề cụ thể phát sinh và điều này sẽ kéo theo việc huy động ODA sau này gặp khó khăn - - Chính sách thu hút và sử dụng vốn ODA chậm được cụ thể hóa để hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương chủ động trong việc vận động, thu hút và sử dụng vốn ODA. Với “ Đề án thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA thời kì 2006-2010” do là văn bản pháp quy nên không được cụ thể hóa, chi tiết hóa cũng như không thể bao quát đầy đủ các nội dung liên quan tới chính sách thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA. Việc này phần nào làm hạn chế việc phát huy tính chủ động của các bộ, ngành, địa phương trong việc thu hút, quản lý và sử dụng ODA, đồng thời gây khó khăn cho các nhà tài trợ trong việc hoạch định và phối hợp chính sách viện trợ đối với Việt Nam. - Về vấn đề giải ngân vốn ODA: Các nhà tài trợ cũng bày tỏ quan điểm cho rằng Chính phủ chưa hoạt động hiệu quả đến mức cần thiết trong giải ngân ODA, Chính phủ nên xem lại toàn bộ quá trình và không nhất thiết phụ thuộc vào các nhà tài trợ trong giải ngân. Việc giải ngân của chúng ta còn quá chậm. Tỷ lệ giải ngân còn khá thấp, trung bình chỉ bằng 60% vốn cam kết và bằng khoảng 80% vốn ký kết, mức giải ngân các dự án ODA không đồng đều. Tỷ lệ giải ngân thấp còn thể hiện khả năng hấp thụ yếu kém của thể chế đối với sự quan tâm của cộng đồng thế giới. Chẳng hạn, với vốn của WB, tỷ lệ giải ngân của ta chỉ đạt xấp xỉ 12% so với mức gần 20% của khu vực hay với vốn của JICA, tỷ lệ giải ngân của ta chỉ đạt 13,6% so với mức 16,6% của quốc tế. Việc giải ngân chậm dẫn đến sự mất lòng tin đối với các nhà đầu tư và sự bất bình của xã hội. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ THU HÚT NGUỒN VỐN ODA 3.1. Tăng cường cơ quan chỉ đạo quốc gia chỉ đạo thực hiện ODA. Như đã phân tích ở trên, việc triển khai ODA ở nước ta còn chậm và điều này sẽ kéo theo việc huy động ODA sau này gặp khó khăn phải chăng một phần là do ta chưa có cơ quan chuyên trách mạnh về lĩnh vực này. Không phải chỉ dành cho một vài cơ quan hay tổ chức đặc quyền nào tham gia vào các dự án hay chương trình ODA mà đó phải là quyền lợi và nghĩa vụ của toà dân, của xã hội. Phải làm sao cho mọi người, mọi vùng trên đất nước ta đều được hưởng thành quả của sự hỗ trợ về tài chính mà cộng đồng quốc tế dành cho chúng ta. Nhưng muốn như vậy, phải có cơ quan chuyên trách mạnh và công khai đủ sức và đủ uy tín để đề xuất chủ trương, cính sách với Đảng, nhà nước và hướng dẫn các tổ chức xã hội, các địa phương trong nước xây dựng và thực hiện các dự án vừa phù hợp với đường lối chiến lược của ta vừa phù hợp với mục tiêu ODA. 3.2. Mở rộng các quan hệ phi nhà nước. Viện trợ phát triển chính thức bao gồm ba phương thức: viện trợ không hoàn lại (song phương), cho vay với điều kiện ưu đãi (song phương) và các hiệp định đa phương. Nếu như phần cho vay với điều kiện ưu đãi thường dành cho các dự án nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường … thì phần viện trợ không hoàn lại thường dành cho mục tiêu phát triển con người như y tế, cung cấp nước sạch, cải thiện điều kiện giáo dục ở nhà trường, bảo tồn khai thác các di sản văn hoá dân tộc… Trong những lĩnh vực này không chỉ có vai trò của các tổ chức nhà nước mà còn có vai trò của các tổ chức xã hội, đoàn thể, các địa phương, các tổ chức từ thiện và các tổ chức phi chính phủ. Vì thế, việc mở rộng quan hệ phi nhà nước là một điều kiện quan trọng để tìm kiếm được nhiều hơn các nguồn ODA cũng như các nguồn viện trợ khác. 3.3. Hướng dẫn lập dự án và triển khai dự án ODA. Để nhận được tài trợ ODA của các nhà tài trợ thì các địa phương phải xây dựng được các dự án có tính thuyết phục và có khả năng thực hiện được dự án một cách hiệu quả nhưng thường các dự án hỗ trợ loại này thì đối tượng nhận hỗ trợ thường không đủ khả năng để làm những việc như trên. Do đó, sự hướng dẫn, giúp đỡ của các cơ quan chuyên trách là hết sức cần thiết và quyết định đến hiệu quả của chương trình, dự án. KẾT LUẬN Qua việc đánh giá nguồn thu NSNN từ các khoản viện trợ trong thời gian qua, đặc biệt là nguồn thu từ ODA, ta thấy rằng ODA có một vai trò quan trọng hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và trên thực tế những chương trình , dự án thu hút và sử dụng vốn ODA được thực hiện đã tập trung vào những lĩnh vực đầu tư vừa có tính xúc tác, vừa mang tác dụng trước mắt đòng thời là cơ sở lâu dài cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tính đến nay tổng số vốn ODA mà cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam rất lớn và có xu hướng tăng đều qua các năm. Nguồn vốn viện trợ nước ngoài nói chung và nguồn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) nói riêng có tác dụng rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.Để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh trong khi quy mô nền kinh tế nhỏ đang thiếu vốn nghiêm trọng và tiết kiệm trong nước còn quá thấp thì cần phải bổ sung vốn đầu tư bằng khối lượng lớn nguồn vốn nước ngoài rất cần thiết để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá, phát triển để hoà nhập với nền kinh tế thế giới, thì chúng ta cần phải tranh thủ nguồnvốn viện trợ phát triển chính thức ODA. Muốn vậy Nhà nước ta cần có các chính sách phù hợp, tổ chức nhận vốn ODA cũng phải có định hướng đúng đắnvà thận trọng để thu hút và sử dụng nguồn ODA có hiệu quả hơn và có những biện phápthực hiện các chính sách đó một cách triệt để và hợp lí. Có như vậy chúng ta mới sử dụngvà quản lí có hiệu quả nguồn vốn này, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và đi lên theo định hướng XHCN mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã vạch ra Việt Nam là một trong các quốc gia tiếp nhận vốn ODA có nhiều nỗ lực trong vấn đề quản lý hiệu quả nguồn vốn này. Song, thực tiễn cho thấy còn rất nhiều bất cập trong lĩnh vực này. Hy vọng rằng các ý kiến đề xuất của những nhà nghiên cứu, sự quan tâm thích đáng từ phía Chính phủ và Quốc hội, tính chuyên nghiệp của bộ phận làm công tác quản lý ODA thật sự mang lại tác dụng, đem lại sự an tâm nơi người dân và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá nguồn thu ngân sách nhà nước từ các khoản viện trợ của Việt Nam trong khoản thời gian thừ 2006-2010.doc
Luận văn liên quan