- Cần đẩy mạnh việc cho vay các dự án trồng rừng nguyên liệu, trồng cây công nghiệp và các cơ sở chế biến gắn với tạo việc làm cho đồng bào dân tộc. Ngân hàng Chính sách xã hội tập trung vốn cho đồng bào vay phát triển kinh tế, thực hiện các dự án trồng cây tiểu điền, chăn nuôi đại gia súc.
- Làm tốt công tác tổ chức, tuyên truyền, hướng dẫn và vận động đồng bào tích cực tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo. Để thực hiện được mục tiêu cơ bản về xóa đói, giảm nghèo, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn, vận, động, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức cho người nghèo, cho các cộng đồng nghèo. Trong đó già làng, trưởng bản là lực lượng xung kích, đầu tàu trong việc thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo.
22 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2824 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động của các chương trình 134 -135 trong công tác giảm nghèo ở phường Pháo Đài thị xã Hà Tiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Uyện gìĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
*****
Báo cáo tốt nghiệp
ĐỀ TÀI :
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH 134 -135 TRONG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở PHƯỜNG PHÁO ĐÀI THỊ XÃ HÀ TIÊN
PHẦN DẪN NHẬP
I/ BỐI CẢNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, kề vai sát cánh với nhau trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Các dân tộc thiểu số nước ta cư trú xen kẽ trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng bào các dân tộc nước ta có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên, khắc phục thiên tai và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam thống nhất.
Cùng với sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế xã hội không đồng đều đến tất cả các vùng, các nhóm dân cư. Vì vậy, một bộ phận dân cư do các nguyên nhân khác nhau chưa bắt nhịp với sự thay đổi, gặp những khó khăn trong đời sống sản xuất, và trở thành người nghèo. Xác định rõ tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội, và khẳng định nghèo đói ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường, Đảng và Nhà nước ta coi giảm nghèo là một chủ trương lớn, là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Từ những giá trị ấy mà Khoa Xã Hội Học – Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn thuộc Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức hướng dẫn sinh viên của Khoa đi thực tập thực tế để có dịp cọ sát thực tế từ đó có sự đối chiếu giữa kiến thức ở trường lớp (lý thuyết) với thực tiển xã hội, đồng thời còn cho sinh viên có kinh nghiệm sau này khi ra trường, có cái nhìn cuộc sống được thực tế hơn.
Qua chuyến thực tập thực tế tôi chọn đề tài: “Đánh giá tác động của các chương trình 134 – 135 trong công tác giảm nghèo ở Thị xã Hà Tiên” làm đề tài báo cáo khoa học.
II/ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1-Vấn đề nghiên cứu:
Đề tài này sẽ nghiên cứu và đánh giá sự thay đổi trong quan hệ xã hội, phong tục tập quán của các dân tộc và mức thu nhập của những hộ dân trong vùng Hà Tiên. Đối tượng tiến hành khảo sát là những hộ nghèo, đồng bào dân tộc và các phong tục tập quán của người khmer tại thị xã Hà Tiên – Tỉnh Kiên Giang.
2-Phạm vi nghiên cứu:
Do thời gian tiến hành khảo sát nghiên cứu thực tế hạn chế, nên đoàn chỉ nghiên cứu giới hạn ở Phường Pháo Đài, Thị xã Hà Tiên, Tỉnh Kiên Giang.
III/ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Nhằm tìm hiểu cuộc sống hàng ngày của người dân, đặc biệt là đồng bào người dân tộc đang lao động, sinh sống tại Phường Pháo Đài- Thị Xã Hà Tiên cũng như những chính sách hỗ trợ của đảng, chính quyền đối với những gia đình, đồng bào dân người dân tộc có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ thoát nghèo, có cuộc sống ổn định, phát triển mọi mặt về kinh tế, chính trị, văn hoá,…
Tùy từng nhóm, đối tượng khác nhau chúng tôi đưa ra những mục tiêu cần thu thập thông tin khác nhau và cũng đã thu thập nhưng thông tin cần thiết cho chuyến thực tập này. Đó là các vị lãnh đạo của UBND xã, nhân dân là người dân tộc và người Kinh…, trưởng khu phố, trung niên, nam nữ,…
Ngoài ra, nhằm nắm bắt những yếu tố khách quan và chủ quan của việc thay đổi phong tục tập quán của các dân tộc tại Phường Pháo Đài – Thị xã Hà Tiên, qua đó nêu rõ chứng kiến của bản thân về những thay đổi trong từng thời đại.
Đúc kết cho bản thân những kiến thức bổ ích về các tập tục, lễ giáo, truyền thống … của các dân tộc, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer. Qua đó, ta đưa ra được các nghiên cứu cụ thể như sau:
+ Nghiên cứu lý thuyết: bao gồm các hệ thống lý thuyết, khái niệm nhằm làm sáng tỏ chương trình 134 – 135 trong công tác giảm nghèo ở Phường Pháo Đài - Thị xã Hà Tiên.
IV/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1- Cơ sở lý luận:
a) Khách thể nghiên cứu:
Khi nói đến văn hoá truyền thống của người Kiên Giang, người ta thường nói đến những nét bản sắc rất riêng người dân tộc miền xuôi, dân tộc Khmer, vì tại vùng đất thiên này các lễ hội cũng như kiến trúc của nguời Kh’mer được thể hiện rất rõ nét. Đồng thời lối sống sinh hoạt người Kh’mer tại Kiên Giang còn được xem là nơi bảo tồn nét văn hoá riêng của tộc người chân chất, thật thà và đầy lòng thương yêu.Trong đó, cộng đồng dân tộc Kinh và dân tộc Hoa ở địa bàn này cũng hoà nhập vào lối sống, văn hoá, phong tục người Khmer. Chính vì thế đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là người nghèo Khmer ở Phường Pháo Đài – Thị xã Hà Tiên
b) Nội dung nghiên cứu:
Những vấn đề làm ăn sinh sống của người dân, chuyện mưu sinh lập nghiệp của thanh niên, những chính sách hỗ trợ của nhà nước, ngoài ra chú ý những phong tục tập quán của người dân tộc Khmer có ảnh hưởng ra sao khi sống chung một cộng đồng.
c) Cách tiếp cận:
Hướng tiếp cận của đề tài là tiếp cận giới, đối tượng trực tiếp lao động kiếm tiền và các loại tiếp cận khác…
d) Ý nghĩa thực tiễn:
Qua đợt thực tập này giúp cho sinh viên áp dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế và làm quen các kỹ năng của phương pháp nghiên cứu Xã hội học. Đồng thời với việc nghiên cứu này sẽ góp phần nào trong việc tìm ra một số giải pháp khắc phục những khó khăn của người dân còn đang vướn mắc chưa tìm hướng đi của mình, những tác động qua lại giữa người dân, người dân tộc với chính quyền và ngược lại. Cũng qua chuyến thực tập này cũng giúp cho các bạn sinh viên khoa Xã hội học ở khoá sau, những ai quan tâm đến vấn đề về phong tục tập quán của người Khmer và những thay đổi trong quan hệ xã hội của người dân tại Phường Pháo Đài – Thị xã Hà TiênTỉnh - Kiên Giang thì có được tài liệu nghiên cứu ở mức ban đầu.
2- Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu, sử dụng 2 phương pháp phổ biến trong xã hội học là Phương pháp định tính và phương pháp định lượng.
Phương pháp cụ thể trong nghiên cứu: Phương pháp thu thập thông tin sẵn có (thu thập từ cơ quan UBND; qua các báo cáo, websize của Thị xã Hà Tiên - Tinh Kiên Giang); Phương pháp chọn mẫu (Đây là phương pháp chọn mẫu xác xuất, chọn mẫu ngẫu nhiên bằng cách liên hệ với các thôn trưởng, UBND); sử dụng phần mềm SPSS để xử lý, mã hóa, phân tích các dữ liệu định lượng; đồng thời cũng sử dụng những biên bản phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm….
Các lý thuyết được sự dụng để nghiên cứu là lý thuyết lựa chọn hợp lý, lý thuyết hành động...
PHẦN NỘI DUNG
I/ TỔNG QUAN VỀ PHƯỜNG PHÁO ĐÀI THỊ XÃ HÀ TIÊN:
1. Lịch sử hình thành:
Hà Tiên là tên gọi đã có từ xa xưa, qua từng thời kỳ, địa giới thay đổi từ vùng thành trấn, chuyển sang tỉnh, đổi thành quận, huyện và bây giờ là thị xã. Giữa thế kỷ 17, khi Mạc Cửu đến đây khai phá thì vùng đất này vẫn còn hoang sơ, vắng vẻ. Cuối thế kỷ trên, thì Hà Tiên đã trở thành một thương cảng sầm uất.
Năm 1714, khi Mạc Cửu dâng đất lên cho chúa Nguyễn, chúa Nguyễn dùng hai chữ Hà Tiên để đặt tên cho cả vùng đất bao gồm toàn bộ tỉnh Kiên Giang và một số vùng lân cận ngày nay.
Khi Gia Long lên ngôi, Hà Tiên được đặt thành trấn của Nam Kỳ, trong trấn có huyện Hà Tiên. Năm 1825, để không trùng tên với trấn, vua Minh Mạng đổi huyện Hà Tiên thành huyện Hà Châu. Năm 1832, vua Minh Mạng lại đổi trấn Hà Tiên thành tỉnh Hà Tiên. - Phường Pháo Đài Thị xã Hà Tiên thuộc vùng biển, đồi núi đồng bằng nằm trên trục đường 80 của Thị xã Hà Tiên, Tỉnh Kiêng Giang. Trước ngày 1 tháng 9 năm 1998 Phường Pháo Đài Thuộc 2 Ấp của Xã Mỹ Đức và 1 Ấp Pháo Đài B (Ấp Việt Nam và Ấp Bà Lý) của Thị trấn Hà Tiên. Sau ngày 1 tháng 9 năm 1998 từ 3 ấp thành lập Phường Pháo Đìa. Hiện nay Phường có 3 khu phố. Khu phố 1 (Pháo Đài B), Khu phố 2 (Ấp Việt Nam), Khu phốp 3 (Ấp BÀ Lý).
Về ranh giới hành chánh : Hướng Đông giáp phường Bình San, hương Tấy Bắc giáp Xã Mỹ Đức, hướng Nam giáp với biển Hà Tiên nay còn gọi là Khu du lịch Biển Nũi Nai.
2. Vị trí địa lý:
Thị xã Hà Tiên là một dải đất hẹp nằm ven biển, với đầy đủ các dạng địa hình: vũng, vịnh, đồng bằng, núi, sông, hang động, hải đảo...tạo nên nhiều cảnh quan đẹp.
Sông Giang Thành bắt nguồn từ Campuchia, chảy vào khu vực Hà Tiên, dài khoảng 23 km. Sông đổ vào vũng Đông Hồ với chiều rộng cửa sông trên 200 m. Sông Giang Thành nối liền với kênh Vĩnh Tế tạo nên tuyến đường thủy quan trọng từ thị xã Châu Đốc đến thị xã Hà Tiên. Ngoài ra còn có sông Tô Châu và kênh Hà Tiên - Rạch Giá.
Các ngọn núi trên địa bàn thị xã hầu hết đều là những thắng cảnh như: núi Tô Châu, núi Đá Dựng, núi Bình San, núi Thạch Động...Ven biển Hà Tiên có nhiều bãi biển đẹp như: bãi biển Lộc Trĩ (bãi biển Mũi Nai). Ngoài khơi có quần đảo Hải Tặc với nhiều đảo đẹp, có tiềm năng du lịch.
Địa hình Phường có đặc điểm đồi Núi, Biển ; và Đồng Bằng có độ cao khoảng 200 m so với mực nước biển. Nền địa chất ổn định vững chắc, bãi bồi lấn biển hàng năm. Vị trí địa lý có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc khai thác đánh bắt, chế biến thủy hải sản. Nông sản (như ngô, khoai) sắn (củ mì) cây công nghiệp có sản lượng cao như : Tiêu, điều, gỗ quý và kinh doanh thương mại dịch vụ.
Phường Pháo Đài nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khí hậu ở đây có những đặc điểm chính như sau: Số giờ nắng trung bình từ 6,5 đến 7,5 giờ/ngày. Năng lượng bức xạ trung bình 150 - 160 kcal/cm2 năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 270C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 23,90C, thường rơi vào khoảng tháng 12 - tháng 1; nhiệt độ cao nhất là 30,20C, thường rơi vào tháng 4 - 5. Nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất có lần đo được là 14,80C, nhiệt độ tuyệt đối cao nhất là 37,60C. Độ ẩm trung bình 81,9%.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, có nhiều năm mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn hơn các khu vực khác của đồng bằng Sông Cửu Long. Lượng mưa lớn, trung bình 2.118 mm/năm. Vì khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên nhiệt độ ổn định quanh năm độ ẳm cao và nguồn sáng dồi dào, rất thuận lợi cho việc phát triển, nông nghiệp; lâm nghiệp công nghiệp và nuôi trồng đánh bắt và chế biến thủy hải sản.
3. Tài nguyên thiên nhiên:
Đất: Diện tích tự nhiên của thị xã là 8.851,51 ha, trong đó đất nông nghiệp 4386 ha (chiếm 49,55%), nhưng mức độ phèn mặn cao, nếu ứng dụng khoa học kỹ thuật tốt để nuôi trồng thủy sản để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra còn quỹ đất chưa sử dụng là 2.561,89 ha.
Nước: Hà Tiên nói chung vá Phường Pháo Đài nói riêng nhận nước ngọt cung cấp từ sông Hậu qua kênh Vĩnh Tế, sông Giang Thành, kênh Rạch Giá - Hà Tiên.
Biển: Phường Pháo Đài nằm trong diện tích bờ biển, vũng Đông Hồ chia thị xã làm hai khu riêng biệt: phía Đông Nam là phường Tô Châu và Thuận Yên; phía Tây Bắc là phường Đông Hồ, phường Bình San, phường Pháo Đài và xã Mỹ Đức. Xã đảo Tiên Hải (quần đảo Hải Tặc) gồm 15 đảo lớn nhỏ là ngư trường đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản đầy tiềm năng.
4. Dân số và lao động:
Người dân trong Phường Pháo Đài chủ yếu đến từ các Tỉnh vùng nông thân miền Tây Đồng bằng sông Cửu Long và trong đó có dân tộc thiệu số. Sau khi giải phóng nạn diệt củng của PônPốt Cam Pu Chia (Khơmer, Hao, Kinh). Họ di dân đến Phường Pháo Đài lệp nghiệp và sinh sống (khoảng thập niên 80, 90, từ 1979 trở lại đây) của thế kỷ 20.
Hiện nay Phường Pháo Đài có 3 khu phố, với 1780 hộ, 6315 khẩu; Tổng số lao động : 4240 trong đó có lao động nữ : 1721. Hộ đồng bào các tôn giáo chiếm 67,35% , trong đó đồng bào dân tộc kinh : 581 hộ/ 1.559 khẩu. Điện tích đất tự nhiên là 937,92 hecta; trong đó có 123,79 hecta đất trồng cây lâu năm (trong đó đất trồng lúa 97 hecta, đất trồng màu 25,79 hecta) đất trống cây lâu năm 115,07, đất lâm nghiệp 212 hecta; đất ở 18,31 hecta; đất trồng, đất hoang không hecta; đât khác 329,41 hecta.
Dân số 1,1 triệu người với ba dân tộc chính: Kinh, Khmer, Hoa, trong đó dân tộc Khmer chiếm 30% dân số. Lao động trong độ tuổi trên 60%, được đào tạo có tay nghề sẽ là nguồn cung cấp lao động tốt cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là các ngành có nhu cầu sử dụng nhiều lao động. Đây là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng dân tộc người Khmer có nền văn hóa dân tộc đặc trưng: tiếng nói, chữ viết, món ăn và đặc biệt là hệ thống chùa rất đặc thù.
II/ MỘT SỐ NỘI DUNG TỪ THỰC TẬP THỰC TẾ:
Qua phân tích từ tư liệu sẵn có, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, bảng hỏi từ chuyến đi thực tập thực tế cho ta những nhận định và một số nội dung đánh giá tác động của các công tác nghèo ở Phường Pháo Đài-Thị xã Hà Tiên-Tỉnh Kiên Giang
1. Trình bày kết quả nghiên cứu và nhận xét đánh giá :
*Nhà ở:
Dân cư Phường Pháo Đài về nhà ở cơ bản ổn định chỉ còn 6,1% nhà tranh, lều lán tạm. Nguồn nước sạch chiếm 86,23% chỉ còn 1,58% hộ sử dụng nước mưa. Nhà vệ sinh không đảm bảo môi trường chỉ chiếm 13,37%.
* Kinh tế:
Về cơ cấu kinh tế được chuyển dịch đúng hướng, tạo điều kiện phát triển thương mại – dịch vụ - du lịch, nông – ngư nghiệp, đẩy mạnh việc vận động chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Một số mô hình có hiệu quả kinh tế cao để phát triển nhân rộng trong cộng đồng dân cư, kết hợp với chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó, với nguồn tích lũy từ ngân sách đầu tư xây dựng đường giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Mức thu nhập trung bình đủ ăn chiếm đa số 65,95%, nhà khá chiếm 18,93%, giàu chiếm 10,93%; nghèo cận nghèo chiếm 4% như vậy trong thực tế Phường có mức sống trung bình, bình quân đầu người khoảng 4.000.000đ/tháng
* Các chính sách xã hội:
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước làm cho cuộc sống của người dân nơi đây được cải thiện đáng kể, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống hơn trước, mỗi người dân được vay vốn trong sản xuất kinh doanh, làm nông nghiệp, chăn nuôi,… Trong đó không có nghèo thuộc diện chính sách, không có hộ đói và hộ tái nghèo trên địa bàn. Việc chi trả chế độ trợ cấp luôn được thực hiện kịp thời, đúng quy định và đối tượng. Hàng năm giới thiệu và tạo việc làm từ 130 lao động đến 350 lao động.
*Giao thông đường bộ:
Phường Pháo Đài có hệ thống đường giao thông xuyên suốt trong 23,5km Đường Quốc lộ; 9,04km. Tỉnh lộ; 26,13km đường nội ô thị xã Hà Tiên và 27,5km đường giao thông nông thôn. Trong đó quan trọng nhất là tuyến Quốc lộ 80 nối thành phố Rạch Giá-Thị xã Hà Tiên và sang tận Campuchia. Đặc biệt kể từ tháng 12/2008 có thêm tuyến tàu cao tốc đi đến Huyện Đảo Phú Quốc khoảng 22 hải lý (khoảng 40km). Vì vậy Phường có lợi thế về vận chuyển, trao đổi, giao thông hàng hóa; Hoạt động Thương mại-dịch vụ-du lịch, đánh bắt, nuôi trồng Thủy hải sản, nông sản….
*Điện, nước:
Điện đã tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt chỉ còn 0,2% là những hộ ở trên cao (vùng núi, địa hình hiểm trở chưa có khả năng lắp đặt đường dẫn điện ) để sử dụng..
Mỗi hộ đều có giếng nước riêng hoặc được hổ trợ vốn xây bể chứa nước riêng, nguồn nước nơi đây chưa được lọc kỷ, người dân vẫn còn thói quen đi lấy nước trên suối, rừng, nước ở giếng khoan là sử dụng trong giặt giủ, tắm rửa, từ khi có dự án thủy điện người nữ có phần đỡ vấn vả hơn trong việc đi lấy nước ở rừng, suối, vì đã có giếng khoan của gia đình. Vì trước khi chưa có thủy điện hầu như theo phong tục của người dân tộc thiểu số là người phụ nữ đi lấy nước
*Trường học:
Tỷ lệ trẻ đến lớp học của Phường như; Mẫu giáo, tiểu học, Phổ thông cơ sở, Trung học phổ thông, nhưng cơ sở trường của Phường còn thiếu, nên phải học sắp xếp học xen kẽ (mẫu giáo học 36 buổi sau khi tiểu học nghỉ hè vào tháng 8 ). Các cấp còn lại phải gửi học tại trường ở Phường lân cận. Do đó chất lượng dạy và học không đảm bảo theo yêu cầu nội dung chương trình. Trường học xây dựng bán kiên cố, bằng gỗ, gạch, cát, ximăng tạm bợ số phòng học không đáp ứng nhu cầu học tập .
*Y tế:
Trạm y tế: 08 giường, 11 phòng, diên tích; 168m.So với tổng số hộ, số nhân khẩu của dân cư Phường Pháo Đài thì số lượng, Bác sĩ; 01, Y sĩ; 01.Trạm y tế của xã đã được phân bố bác sĩ, cán bộ y tế tạm đủ, chất lượng khám và điều trị bệnh bước đầu được người dân tin tưởng, đã có tiến bộ trong nhận thức và chất lượng phục vụ của cán bộ y tế và người dân, đa phần khi bệnh họ đến trạm khám, điều trị.... Đã hạn chế được bệnh thương hàn, sốt rét, tiêu chảy, cảm sốt; chương trình tiêm chủng, khám thai định kỳ cho phụ nữ và trẻ em được thực hiện, uống Vitamin A. Nhưng nhìn chung còn kém, vì các khu phố này là một khu phố thuần là người dân tộc nên việc ý thức bảo vệ sức khỏe chưa chú trọng lắm, nhất là còn tin vào thuốc rừng (thuốc nam), cúng kiến, chưa xóa được những tập tục của họ.
*Thông tin liên lạc:
Hệ thống thông tin liên lạc của phường đã được hiện đại hóa, phủ sóng đều khắp trong tỉnh, cả nước và trên thế giới, mọi thông tin liên lạc từ các nơi đều được phục vụ theo nhu cầu của người dân ( Điện thoại, Tivi, Đài, loa phóng thanh ). Dịch vụ viễn thông cung cấp mạng như: Vinaphone, Mobifone, Viettel, Sfone,...
* Các loại thương mại – dịch vụ khác:
Quán xá, cửa hàng, tạp hóa nơi đây rất ít, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao không thấy có ví dụ Internet, điện thoại công cộng, các đại lý thuốc tây hay các lĩnh vực nông lâm nghiệp không thấy kinh doanh, xuất hiện. Phải chăng người dân sử dụng ít hay không cần thiết sử dụng đến.
* Văn hoá – Phong tục tập quán:
Tuy là vùng đất trẻ nhưng Hà Tiên có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer. Người Khmer có chữ viết riêng, các lễ hội truyền thống như Chol chnam thmay (mừng năm mới), Dolta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Lễ hội nghinh ông (lễ cúng biển), Dâng bông, Dâng phước và các phong tục tập quán có giá trị văn hoá khác. (lễ hội nghinh ông diễn ra vào ngày 10 đến 12 tháng 5 hằng năm).
Người Khmer còn xây dựng trên địa bàn Hà Tiên nhiều chùa có kiến trúc độc đáo và hoà quyện thiên nhiên, tiêu biểu là chùa Xà Xía – Phù Dung – Tam Bảo, vượt xa số lượng của người Kinh, người Hoa và của các dân tộc khác hiện có trên địa bàn Hà Tiên cộng lại.
Ngoài ra có chùa Hang, ở khu đất 10 ha với những cây cổ thụ xum xuê rộn tiếng chim gọi bầy; chùa Nôdol còn gọi là chùa Cò vì trên khuôn viên chùa rộng 3 ha đã hơn 100 năm nay trở thành nơi cư trú của hàng ngàn con cò và nhiều loại con chim quý khác; chùa Samrônge, tương truyền được xây dựng lần đầu vào năm 642 và xây dựng lại năm 1850 với nhiều biểu tượng bằng đá quý và những tấm bia cổ khắc chữ Khmer.
Trang phục nam giới: thường nhật nam giới trung niên và người già thường mặc bộ bà ba đen, quấn khăn rằn trên đầu. Trong dịp lễ, tết họ mặc áo bà ba trắng, quần đen (hoặc áo đen, quàng khăn quàng trắng chéo ngang hông vắt lên vai trái. Trong đám cưới chú rể thường mặt bộ "xà rông" (hôl) và áo ngắn bỏ ngoài màu đỏ. Đây là loại áo xẻ ngực, cổ đứng cài cúc, quàng khăn trắng vắt qua vai trái và đeo thêm ''con dao cưới'' (kầm pách) với ý nghĩa bảo vệ cô dâu. Thanh niên hiện nay khi ở nhà thường không mặc áo và quấn chiếc ''xà rông'' kẻ sọc.
Trang phục nữ giới: Cách đây ba, bốn mươi năm phụ nữ KhMer Nam Bộ thường mặc ''xăm pốt'' (váy). Đó là loại váy bằng tơ tằm, hình ống (kín). Chiếc váy điển hình là loại xăm pốt chân khen, một loại váy hở, quấn quanh thân nhưng có điểm riêng với nhiều tộc người khác cũng có loại váy này là cách mang váy vào thân. Đó là cách mang luồn giữa hai chân từ sau ra trước, rồi kéo lên dắt cạnh hông tạo thành như chiếc quần ngắn và rộng. Nếu cách tạo hình váy và một số mô tip hoa văn trên váy có thể có sự tiếp xúc với các tộc người khác thì cách mặc váy này có thể xem là đặc trưng độc đáo của KhMer Nam Bộ. Người Khmer tự sống tập trung trong một khu vực riêng, nhưng họ vẫn theo lối sống của người Kinh và chịu một chút ảnh hưởng của cộng đồng người Hoa. Đời sống sinh hoạt, cũng như phong tục tập quán của người Khmer gắn liền với tôn giáo. Tất cả họ đều theo đạo Phật dòng Tiểu Thừa (Phật Giáo nguyên thuỷ), những nghi thức cưới sinh, giỗ kị, ma chay, lễ hội … đều gắn với nhà chùa. Vì vậy người ta thường nói câu “ở đâu có người Khmer ở đó có chùa”. Trong đó, vị trụ chì (Lục Thum – hay còn gọi là sư cả) là người có quyền lực tối cao trong cộng đồng người Khmer, có quyền cho lời khuyên và quyết định mọi vấn đề của các gia đình Khmer.
Những điểm nêu trên đều cho thấy phong tục tập quán của các dân tộc tại Thị xã Hà Tiên có những nét thay đổi để phù hợp với mọi cộng đồng và phù hợp với mỗi thời đại xã hội, đồng thời cộng đồng tộc người Khmer luôn được nhà nước, xã hội quan tâm và tạo điều kiện phát huy bản sắc văn văn hoá của chính dân tộc mình.
2. Nguyên nhân dẫn đến cái nghèo là :
Sự phân bố tự nhiên: Đa số đồng bào Khmer đều sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ học vấn thấp, kinh tế văn hóa chậm phát triển nên điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, các loại hình giải trí còn nhiều hạn chế. Phường Pháo Đài số hộ nghèo chỉ còn 48/1.780 hộ chiếm tỷ lệ 2,69 trên tổng số hộ. Căn cứ vào chỉ số và thực tế đời số nhân dân thì Phường vẫn còn bị xếp vào loại Phường nghèo của thị xã Hà Tiên Tỉnh Kiên Giang.
Thiếu tư liệu sản xuất: Phần lớn hộ Khmer nghèo nằm trong tình trạng thiếu đất hoặc không có đất sản xuất, chủ yếu đi làm thuê mướn, cuộc sống không ổn định.
Hạ tầng kinh tế - xã hội, trình độ dân trí thấp: Người Khmer thường có học vấn thấp thậm chí có người chưa thạo tiếng việt do họ sống chủ yếu lo toan cho việc kiếm ăn là chính. Vì thế việc học hành của chính họ và con cái họ điều không quan tâm đến. Ngoài ra do bất đồng ngôn ngữ nên khả năng tiếp thu và áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất gặp nhiều trở ngại, dẫn đến khó hoà nhập vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Theo báo cáo giáo dục hiện nay Phường Pháo Đài vẫn còn nhiều phòng học làm bằng gỗ và lớp mái tôn.
Thiếu việc làm, thiếu vốn: Đây là nguyên nhân phổ biến ở nhiều huyện, đối với người nghèo ngoài sản xuất trồng trọt thì họ không có vốn để phát triển chăn nuôi. Bên cạnh đó kinh tế của họ dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp và độc canh cây lúa, việc tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ sản xuất kết hợp với trồng trọt chăn nuôi cũng như mở thêm các ngành nghề mới trong vùng cũng còn gặp nhiều khó khăn nên trong sản xuất trồng trọt cũng không thâm canh tăng vụ được dẫn đến tình trạng lao động dư thừa nhiều.
Phần lớn do hoàn cảnh khó khăn, dẫn đến bán đất, cầm cố đất, bán gia súc, gia cầm để phục vụ cho việc cưới xin, ma chay và các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của đồng bào, làm cho kinh tế gia đình thâm hụt, khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ, giữa các dân tộc cũng như giữa các vùng với nhau ngày càng chênh lệch. Vì thiếu vốn, có những hộ phải cầm cố đất để rồi lại làm thuê ngay trên mảnh đất của chính mình.
Chưa có kinh nghiệm làm ăn và thích ứng với cơ chế thị trường: Hiện nay người nông dân khmer kinh nghiệm làm ăn và kĩ thuật sản xuất rất hạn chế nên họ còn lúng túng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thường làm theo kinh nghiệm và sản xuất truyền thống (chỉ biết độc canh cây lúa). Thiếu thông tin thị trường nên khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm bán ra bị ép giá.
Một số cơ chế chính sách, nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế- xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo… chưa rộng khắp và không kịp thời. Chưa gắn kết chặt chẽ và đồng bộ giữa hỗ trợ vay vốn với việc hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực chuyên môn cho người nông dân, nên hiệu quả sử dụng đồng vốn chưa cao.
Ngoài ra, nguyên nhân nghèo còn do bị thiên tai mất mùa, địa bàn sản xuất khó khăn khắc nghiệt. Nghèo do đông con, bệnh tật, già cả, neo đơn, thiếu lao động chính…Ngoài những nguyên nhân trên còn có một bộ phận nhỏ đồng bào khmer có tư tưởng cầu an, thỏa mãn với cuộc sống hiện tại, thiếu ý chí vươn lên, thiếu chủ động trong kế họach làm ăn.
Tóm lại có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo của người dân tộc thiểu số. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu Là: sự gia tăng dân số, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cạn kiệt tài nguyên, trình độ dân dân trí thấp, nhiều tập tục lạc hậu. Bên cạnh đó, sự lạc hậu về kỹ thuật và những tập tục, về những tập quán canh tác cũng là một trở ngại rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của vùng. Để có thể xóa đói giảm nghèo, điều quan trọng là phải tập trung vào việc tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân tộc thiểu số nói riêng. Mục tiêu cần đạt được là giúp họ nhận thức quá trình phát triển này do chính bản thân họ thực hiện.
3. Hậu quả của các chính sách giảm nghèo tại địa phương :
Đổi mới một cách cơ bản quản lý nhà nước về kinh tế, bảo đảm cho kinh
tế phát triển thực sự hiệu quả vì cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân.. Nhiều chương trình, dự án kinh tế còn mang nặng tính chủ quan, chạy theo phong trào, mang tính hình thức, gây lãng phí lớn không xuất phát từ quy luật của kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Cần xác định công cuộc xoá đói, giảm nghèo là chiến lược lâu dài, có ý nghĩa cách mạng mà chương trình 134, 135 là cốt lõi. Đây là quyết tâm chính trị cao, tập trung thực hiện chương trình có mục tiêu cụ thể, có huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, cộng đồng xã hội. Hiện nay, nước ta cơ bản không còn hộ đói, chỉ còn hộ nghèo trong chuẩn còn 13% số hộ, tương đương với khoảng 10 triệu dân.
Từ nay đến hết năm 2010, các cấp phải tập trung giải quyết xoá bỏ nhà tạm cho nhân dân, hỗ trợ xây mới bằng nguồn kinh phí của cả TW, địa phương và cộng đồng. Tập trung hỗ trợ đào tạo, giải quyết việc làm cho nông dân, lấy 10 triệu đồng bào làm đối tượng hỗ trợ chính sách, làm cho đồng bào tự lực vươn lên trong cuộc sống.
Cùng với chương trình 135, 134 và các chính sách giảm nghèo, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đã thu được những thành tựu quan trọng.
Các hoạt động vay vốn, giúp hộ nghèo làm nhà tình nghĩa thông qua các tổ chức đoàn thể đã hình thành hệ thống cơ chế, chính sách giảm nghèo và ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp, tập trung vào các nhóm giải pháp lớn như:
Hỗ trợ cho người nghèo (cho vay tín dụng, dạy nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu…); giúp họ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (về y tế, giáo dục, nhà ở…). Qua đó, hàng triệu hộ nghèo đã được hỗ trợ về nhà ở, vay vốn tín dụng, hàng chục triệu người nghèo được trợ giúp kiến thức sản xuất, học sinh được miễn giảm học phí…
Tuy nhiên có những hộ rất đáng trách vì ỷ lại vào chính sách hỗ trợ người nghèo, nhất định không chịu nhận thoát nghèo, cũng do một phần cán bộ chuyên trách xác nhận hộ đói nghèo còn nặng về tình cảm, có sai sót vì nhiều hộ không chịu xác nhận đã thoát nghèo chờ hưởng chính sách với người nghèo. Còn có hộ mới được xếp diện đói nghèo nhưng tháng sau đã làm nhà khá to, trong nhà có máy xát, có xe máy và nhiều gia súc, gia cầm.
Trong cách tuyên truyền, vận động, thực hiện chính sách cho người nghèo của chúng ta còn tồn tại những yếu kém cần khắc phục. Cơ chế xin – cho kéo dài tạo tâm lý trông chờ, ỷ lại ở không ít hộ nghèo. Tư tưởng đói xin trợ cấp, nghèo xin hỗ trợ ăn sâu vào nếp nghĩ của không ít người. Lâu rồi thành quen, bệnh “há miệng chờ sung” rơi cả vào những người khỏe mạnh, sống trong điều kiện có tiềm năng về đất đai.
Trong công tác tuyên truyền xóa đói giảm nghèo, chúng ta vẫn nặng về nêu gương, cổ vũ. Những hiện tượng tiêu cực như nêu ở trên chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí xuất hiện thái độ coi thường, không chấp với những loại người lười nhác, ỷ lại. Quan điểm của chính quyền, cộng đồng không dứt khoát khi lên án, hoặc xử lý dẫn tới hệ lụy là nhiều hộ vẫn cố tình không chịu... thoát nghèo.
Bên cạnh nhưng nguyên nhân khách quan, một nguyên nhân khác làm cản trở công cuộc xoá đói giảm nghèo của nước ta là do trình độ dân trí thấp, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số. Chính vì dân trí thấp nên người nghèo không nắm được kỹ thuật sản xuất, chi tiêu, phân bổ đồng vốn không hợp lý, kém hiệu quả. Không ít gia đình được dự án hỗ trợ cho vay tiền với lãi suất ưu đãi, nhưng không biết sử dụng vào sản xuất, kinh doanh nên cuối cùng vẫn không thoát được nghèo. Mặt khác với địa hình, thời tiết khắc nghiệt, nhiều nơi thường xuyên xảy ra bão lũ nên mặc dù thường xuyên được hỗ trợ nhưng tình trạng đói nghèo vẫn tiếp diễn.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết Luận:
Nhìn chung, kinh tế của Phường Pháo Đài phát triển còn chậm, trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác còn lạc hậu. Chất lượng sản phẩm thấp, tiêu thụ rất khó khăn. Một số hộ còn thiếu đất sản xuất. Kết cấu hạ tầng ở một số vùng sâu, vùng xa còn rất thấp kém. Kinh tế lâm nghiệp chuyển biến chậm, chính sách đối với lâm nghiệp chưa thật sự bảo đảm cho đồng bào sống và gắn bó với nghề rừng. Nhiều nơi môi trường sinh thái đang tiếp tục bị suy thoái.
Cuộc sống của người dân có nhiều thay đổi chuyển biến trong cách sống, sinh hoạt, nhất là làm thay đổi rất nhiều ở những người là người dân tộc thiểu số. Những thay đổi này mỗi năm mỗi giai đoạn là khác nhau và cũng luôn theo chiều hướng tích cực, năng động hơn; những thay đổi này làm thay đổi rất lớn cho người nữ trong việc quyết định những công việc của gia đình, xã hội, được công bằng trong việc tiếp cận các giá trị của cuộc sống, những trẻ em được đối xử ngang bằng nhau, cho dù là trẻ em gái hay em trai, cơ hội học tập là ngang nhau nếu có đủ điều kiện, những người dân tộc được nhiều ưu đãi từ các chính sách của Đảng, nhà nước.
Qua trình bày là những gì mà người viết như chúng tôi chứng kiến và được sự hỗ trợ của các bạn sinh viên cùng lớp trong các nhóm công cụ khác như phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, tư liệu sẵn có cung cấp, chia sẻ. Nhưng dù sao người dân nơi đây cũng một lần nữa cảm ơn những chính sách, đường lối, chiến lược phát triển của Đảng, nhà nước đã giúp họ thoát khỏi một phần nào cuộc sống nghèo nàn, khó khăn vốn bao quanh họ.
Theo tôi để giải quyết và thoát nghèo cho họ cần để khắc phục tình trạng đói nghèo trong đồng bào các dân tộc miền núi, theo chúng tôi cần tiến hành đồng bộ và thường xuyên các giải pháp cơ bản sau đây.
- Tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc. Thực hiện khai thác có hiệu quả quỹ đất đai, tài nguyên rừng; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho đầu tư phát triển và sản xuất - kinh doanh cho các thành phần kinh tế trên địa bàn và phát triển ngành nghề truyền thống có nguồn nguyên liệu dồi dào.
- Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực và việc làm cho vùng đồng bào dân tộc. Không ngừng nâng cao dân trí cho đồng bào; hướng dẫn, khuyến khích đồng bào thay đổi tập tục lạc hậu trong sinh hoạt và sản xuất - đây là vấn đề cốt lõi để nâng cao đời sống mọi mặt của đồng bào. Đẩy mạnh việc đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; ưu tiên việc dạy nghề, đào tạo lao động tại chỗ, tạo điều kiện cho lao động vùng nghèo đi xuất khẩu lao động, tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn.
- Khuyến khích các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất - kinh doanh. Thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật; tổ chức tham quan học tập, xây dựng mô hình trình diễn để đồng bào "mắt thấy, tai nghe", khuyến khích đồng bào vươn lên thoát nghèo.
- Cần đẩy mạnh việc cho vay các dự án trồng rừng nguyên liệu, trồng cây công nghiệp và các cơ sở chế biến gắn với tạo việc làm cho đồng bào dân tộc. Ngân hàng Chính sách xã hội tập trung vốn cho đồng bào vay phát triển kinh tế, thực hiện các dự án trồng cây tiểu điền, chăn nuôi đại gia súc.
- Làm tốt công tác tổ chức, tuyên truyền, hướng dẫn và vận động đồng bào tích cực tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo. Để thực hiện được mục tiêu cơ bản về xóa đói, giảm nghèo, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn, vận, động, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức cho người nghèo, cho các cộng đồng nghèo. Trong đó già làng, trưởng bản là lực lượng xung kích, đầu tàu trong việc thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo.
Thực hiện lồng ghép các chương trình quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội, đi đôi với phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động.Bên cạnh đó, cần tăng cường tuyên truyền giáo dục sâu rộng đến từng hộ nghèo, hộ cận nghèo để họ hiểu, nâng cao nhận thức, khắc phục khó khăn để vươn lên, tránh tư tưởng trong chờ ỷ lại vào Nhà nước và cộng đồng.
2. Khuyến nghị:
- Thực hiện các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, đầu tư có hiệu quả phát triển kinh tế xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán, nét văn hoá đặc trưng của các vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt là dân tộc Khmer.
- Tăng cường công tác khuyến nông chuyển giao kỹ thuật tại chỗ. Thực hiện tốt phương án đầu tư ứng trước cho các hộ đồng bào, dân tộc và chính sách trợ giá thu mua sản phẩm, tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh, đẩy mạnh phát triển ngành nghề truyền thống,…
- Chú trọng nhiều hơn cho công tác dạy và học, nâng cấp trạm y tế, thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình, nhất là phòng chống
dịch bệnh, sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, trẻ em gái, dinh dưỡng…
- Bảo vệ tài nguyên rừng, khai thác phải có chiến lược cụ thể, sử dụng đúng mục đích. Giao rừng cho các họ dân để quản lý và họ cũng phải cam kết 100% không có hộ phá rừng làm rẫy và khai thác trái phép.
- Phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở, trẻ em đến tuổi đi học phải được đến trường. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, xã hội và nhà trường. Nâng cao chất lượng dạy và học, quan tâm hơn nữa về chỗ ăn, nghỉ, lương của giáo viên để họ yên tâm phục vụ lâu dài. Tiếp tục đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất cho trường.
- Xây dựng gia đình theo mô hình gia đình văn hóa, gia đình tiên tiến, hay gia đình kiểu mẫu… Xóa bỏ dần các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, bài trừ các tệ nạn xã hội. Khôi phục và giữ vững các lễ hội văn hóa truyền thống của từng dân tộc.
- Đầu tư hệ thống giao thông đường xá, điện, thủy lợi trong sản xuất và trong sử dụng.
- Chuyển biến cây trồng, vật nuôi gắn liền với việc áp dụng khoa học kỷ thuật tiến bộ vào sản xuất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_tot_nghiep_nganh_xa_hoi_hoc_6968.doc