VQG Phước Bình và VQG Núi Chúa là hai khu vực giàu tiềm năng cho phát
triển loại hình du lịch sinh thái cộng đồng thể hiện trên các mặt sinh thái tự nhiên đa
dạng, phong cảnh đẹp, văn hoá độc đáo, giàu bản sắc, thời gian hoạt động du lịch
trong năm khá dài, vị trí thuận tiện trong việc đi lại của du khách cũng như kết nối
với các điểm du lịch khác như Đà Lạt, Nha Trang.
- Tại khu vực vườn quốc gia Phước Bình có thể tổ chức rất nhiều hoạt động
của DLSTCĐ, lồng ghép vào các tuyến du lịch sinh thái cộng đồng như : tham quan
rừng nguyên sinh, tắm nước suối trong xanh; du thuyền trên suối ngắm cảnh; đi bộ
tham quan rừng với sự hướng dẫn của người dân địa phương ; ngủ qua đêm tại một
số bản người dân tộc; thưởng thức các món ăn địa phương; tìm hiểu các hoạt động
văn hoá, kiến trúc, đời sống người bản địa; đi bộ hoặc đạp xe đạp qua các bản làng;
thăm và khám phá những nét có một không hai trong văn hoá của người Chu Ru
- Trong những năm gần đây, lượng du khách đến với VQG Núi Chúa đã tăng
nhiều so với các năm trước. Tuy nhiên, những hoạt động kinh tế du lịch ở đây còn
chưa thể hiện rõ nét, hoạt động tham quan chỉ mang tính chất tự phát. VQG Núi
Chúa còn chưa chủ động tổ chức dịch vụ đón khách du lịch. Do đó, việc định hướng
phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái cộng đồng nói riêng là cần thiết cho
nơi đây.
39 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4106 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền kinh tế-Xã hội tại vườn quốc gia Phước Bình và vườn quốc gia Núi Chúa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng người dân bản xứ
1.4.2 Khảo sát thực địa
Được thực hiện thông qua hoạt động thực tập tại hai VQG, giúp nắm rõ tình
hình thực tế để đưa ra những đề xuất phù hợp nhất. Khảo sát thực tế về các tài
nguyên thiên nhiên, các loại hình dịch vụ du lịch, cơ sở vật chất, hạ tầng, cộng đồng
dân cư sống tại hai VQG để đánh giá tình hình hoạt động, nguồn tài nguyên thiên
nhiên, môi trường du lịch, nhận diện các tiềm năng du lịch…
Qua khảo sát thực địa để đưa ra những ý kiến nhận xét đối với những lợi ích
và hạ chế của hoạt động du lịch sinh thái nơi đây. Đồng thời ghi nhận lại hình ảnh
để làm tư liệu cho đề tài. Kiểm tra sau đó chỉnh lý bổ sung cho những tư liệu thu
được.
1.4.3 Phƣơng pháp ma trận tác động (AIM)
Các bước thực hiện:
a) Xác định các hoạt động du lịch quan trọng nhất. Xác định các hoạt động du lịch
diễn ra mang tính chất thường xuyên, có tác động nhiều nhất.
b) Xác định các thành phần kinh tế - xã hội chính của người dân bị tác động trong
hoạt động du lịch.
c) Xác định tác động của các hoạt động du lịch đến các thành phần này.
d) Xác định các tác động quan trọng nhất căn cứ vào những tác động ảnh hưởng
như thế nào đến hai VQG mà chúng ta cho các điểm 1, 2, 3, 0, -1, -2, -3 và đề
xuất giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 7
Chƣơng 2
NỘI DUNG THỰC TẬP – KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC
2.1 Vƣờn quốc gia Phƣớc Bình
2.1.1 Tổng quan
2.1.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
VQG Phước Bình có vị trí tại xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận,
cách trung tâm Thị xã Phan Rang 62 km về phía Tây Bắc, có toạ độ địa lý :
Từ 11058’32” đến 12010’00” vĩ độ Bắc;
108
0 41’00” đến 108049’05” kinh độ Đông.
Ranh giới:
+ Phía Đông giáp: huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà
+ Phía Tây giáp: Rừng phòng hộ đầu nguồn Thuỷ Điện Đa Nhim, tỉnh Lâm
Đồng.
+ Phía Nam giáp: Lâm trường Tân Tiến, tỉnh Ninh Thuận.
+ Phía Bắc giáp: VQG Bi Doup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng.
Tổng diện tích VQG Phước Bình : 19.814 ha
Trong đó:
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt : 10.486 ha
+ Phân khu phục hồi sinh thái: 9.144 ha
+ Phân khu hành chính dịch vụ: 184 ha
Vùng đệm VQG: 11.082 ha
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 8
Hình 1:Bản đồ VQG Phước Bình
Hiện trạng thảm thực vật rừng
Dựa trên phương pháp phân loại thảm thực vật của Gs.Ts. Thái Văn Trừng
(1998), Vườn quốc gia có 15 kiểu và kiểu phụ thảm thực vật Điều này cho thấy, đây
là một trong những Vườn quốc gia có kiểu thảm thực vật đa dạng ở Việt Nam. Đó
là kết quả của sự tác động của các nhóm nhân tố như địa lý, địa hình, đất đai, khí
hậu thủy văn, và xã hội… Đây là một trong những VQG có kiểu thảm thực vật đa
dạng ở Việt Nam: Kiểu rừng kín thường xanh chủ yếu cây lá rộng á nhiệt đới núi
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 9
thấp; Kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi thấp;
Kiểu rừng thường xanh chủ yếu cây lá kim á nhiệt đới núi thấp; Kiểu rừng kín
thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; Kiểu rừng thưa lá rộng nửa rụng lá hơi khô nhiệt
đới; Kiểu rừng thưa chủ yếu cây lá kim nhiệt đới.
Hiện trạng động vật rừng
Vườn quốc gia Phước Bình liên kết với Vườn quốc gia Bi Doup – Núi Bà tỉnh
Lâm đồng tạo thành một vùng rộng lớn thuận lợi cho các loài động vật hoang dã
duy trì và phát triển.
Kết quả điều tra thành phần động vật của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh
vật, phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam bộ, đã ghi nhận:
Tổng số loài có xương sống trên cạn là 327 loài, thuộc 94 họ, 28 bộ phân theo các
lớp như sau:
Lớp Số loài Số Họ Số Bộ
Thú 69 27 10
Chim 206 50 14
Bò Sát 34 12 3
Ếch Nhái 18 5 1
Tộng cộng 327 94 28
Loài đặc hữu
Hệ động vật tại có yếu tố đặc hữu cao. Thú có 4 loài đặc hữu Đông Dương
đang được thế giới quan tâm, gồm Vượn Má Hung Hylobates concolor gabriellae,
Chà Vá Chân Đen Pygathrix nigripes, Cầy Vằn BắcHemigalusowstoni,Mang Lớn
Megamumtiacus vuquangensis. Chim là loài tương đối đặc biệt vì có một số phân
bố hẹp và chỉ giới hạn ở cao nguyên Đà Lạt như: Khướu đầu đem má xám garrulax
yessini, Khướu mỏ dài Faboulleia danfoui, sẽ thông họng vàng
Carduelismongguilloti. Bò sát có loài Nhông cát sọc đặc hữu của Việt Nam,loài này
chỉ mới tìm thấy ở Thừa Thiên- Huế và Quảng Nam.Loài quý hiếm Có 50 loài quý
hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam 2000, bao gồm: 23 loài thú, 14 loài chim, 13 loài
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 10
bò sát và ếch nhái và 29 loài nằm trong sách đỏ thế giới IUCN năm 2006 gồm: 14
loài thú, 12 loài chim, 3 loài bò sát.
2.1.1.2. Đặc điểm dân sinh kinh tế xã hội
Dân cƣ
Xã Phước Bình gồm có 6 thôn, 797 hộ, 4,035 khẩu gồm có: Hành Rạc 1(134
hộ, 615 khẩu); Hành Rạc 2 (85 hộ, 395 khẩu); Gia É (173 hộ, 779 khẩu); Bố Lang
(152 hộ, 992 khẩu); Bậc Rây 1( 127 hộ, 598 khẩu) và Bậc Rây 2 ( 126 hộ, 656
khẩu).
- Dân cư sống trong vùng lõi của VQG.
VQG có một phần của thôn Hành Rạc 1, xã Phước Bình nằm trong ranh giới
vườn. Theo khảo sát điều tra hiện tại trong ranh giới vườn có 106 hộ gia đình với
508 khẩu (284 nam., 224 nữ), trong đó chủ yếu là dân tộc thiểu số với 99 hộ, 473
khẩu chiếm 93,11%, còn lại là người kinh. Tỉ lệ lao động chiếm 64,96% so với tổng
số khẩu của thôn.
Sản xuất của thôn chủ yếu là trồng lúa và cây màu với diện tích lúa nước là
100 ha, ngô là 100ha, sắn là 02 ha, bông vải 36 ha. Ngoài ra, còn có cây điều là
nguồn thu chủ yếu cho các hộ dân trong vài năm gần đây 100% hộ dân trồng điều
với diện tích là 200 ha. Trung bình mỗi hộ có 1,89 ha và thu nhập hơn 9 triệu
đồng/ha/năm.
Trong 106 hộ của thôn có 22 hộ nghèo chiếm 20,75% hộ trung bình là 73 hộ
chiếm 68,87%, còn lại số hộ có thu nhập ổn định là 11 hộ chiếm 10,38%. Các hộ
nghèo trong những tháng thiếu đói chủ yếu lấy nguồn bổ sung từ làm mướn, thu hái
lâm sản để đảm bảo nguồn thu nhập.
- Dân số và dân tộc trong vùng đệm
Dân cư xã Phước Bình chủ yếu sống trong vùng đệm, người Rắc Lây và Chu
Ru chiếm 93%, còn lại là người kinh.
Người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nhận khoán, bảo vệ rừng, trồng
rừng, dịch vụ và một số nghề khác. Canh tác thường làm hai vụ/năm và phụ thuộc
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 11
vào nước mưa. Đa số đất canh tác nằm trên đất dốc, phương thức canh tác là đốt
nên rất dễ cháy lan rừng tự nhiên. Toàn xã có 50 hộ kinh doanh buôn bán lẻ, trao
đổi hàng hóa nông sản chủ yếu là người Kinh từ Ninh Sơn lên. Những người dân
địa phương khi nông nhàn hoặc người từ nơi khác tới làm ăn là những đối tượng
tham gia vào rừng săn bắn động vật rừng và khai thác lâm sản trái phép. Sử dụng
lửa trong rừng không đúng quy định là nguyên nhân gây ra cháy rừng rất cao ( Hạt
kiểm lâm VQG Phước Bình, 2011).
Giáo dục
Bác Ái là huyện miền núi, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 95%. Đời
sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên việc đến trường, học hành của con em nơi
đây cũng còn nhiều gian nan, vất vả. Với sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của tỉnh,
đồng lòng chung sức của toàn ngành, toàn xã hội, sự nghiệp giáo dục Bác Ái ngày
càng nhiều trẻ em đi học, nhưng tỉ lệ các em trong độ tuổi từ 6 – 15 không đi học
vẫn còn khá cao.
Các giải pháp tổ chức học hai buổi trong ngày; chuyển đổi 5 trường phổ thông
sang trường phổ thông dân tộc bán trú để duy trì lớp học 2 buổi/ngày; tổ chức ăn
trưa cho học sinh bằng nguồn kinh phí từ các chính sách hỗ trợ học sinh nghèo và
huy động các tổ chức, các nhà hảo tâm hỗ trợ; không ngừng đổi mới để có những
phương pháp dạy học phù hợp, thu hút học sinh…đã khuyến khích các em đến
trường, củng cố thêm niềm tin và ý chí học tập của các em.
Trong thời gian tới, huyện Bác Ái tập trung tăng cường đầu tư cơ sở vật chất,
thiết bị cho các trường học, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán
trú theo hướng đồng bộ, hiện đại. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi, chính sách tín
dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số. Chăm lo công tác đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên.
Y tế
Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện Bác Ái, các chiến dịch tuyên
truyền và cho toàn dân uống và chích thuốc phòng ngừa được tổ chức rộng rãi trên
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 12
địa bàn, đã góp phần kiểm soát, giảm tình hình dịch bệnh. Tỷ lệ phụ nữ sinh đẻ tại
các trạm y tế, đi khám thai, khám phụ khoa tăng mạnh.
Hình 2. Trạm y tế xã Phước Chính
Trạm Y tế xã Phước Chính, huyện Bác Ái được đầu tư xây dựng và mua sắm
trang thiết bị. Công trình được đưa vào sử dụng cuối tháng 5-2012, tạo điều kiện
khám, chữa bệnh cho nhân dân địa phương.
Nhiều người dân ở các vùng dân tộc thiểu số trước đây thờ cúng để chữa bệnh
nay đã đến cơ sở y tế.
Mạng lƣới giao thông
Những năm qua, từ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và các chương trình mục
tiêu quốc gia và Dự án giảm nghèo của Chính phủ, huyện Bác Ái đã chú trọng đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trong đó tập trung mạnh ở hệ thống giao thông
(nhất là các tuyến quốc lộ 27B Ninh Bình – Khánh Hoà, Phước Thành - Phước
Chiến, Trung tâm huyện - Phước Trung, Ninh Bình- Phước Bình) về các xã vùng
sâu, vùng xa góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế, nâng cao đời sống dân sinh.
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 13
Trong 5 năm (2005-2010), huyện đã đầu tư xây dựng 37 công trình giao thông
liên thôn, liên xã với tổng chiều dài hơn 28km, vốn đầu tư thực hiện gần 38 tỷ đồng.
Nhờ đó ở tất cả 9 xã trong huyện cơ bản đã có đường giao thông vào đến trung tâm,
trên 50% tuyến nội đồng được bê-tông hóa. Hệ thống cầu, cống, tràn liên hợp được
tu sửa, nâng cấp. Mạng lưới giao thông phát triển rộng khắp đáp ứng được nhu cầu
đi lại, lưu thông hàng hóa của người dân, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn
miền núi.
Hình 3. Con đường độc đạo duy nhất vào VQG Phước Bình
2.1.2 Hiện trạng DLST và những ảnh hƣởng từ việc phát triển DLST
2.1.2.1 Hiên trạng
Như đã đánh gía ở trên, Vườn Quốc Gia Phước Bình rất có nhiều tiềm năng để
phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, tại Vườn Quốc Gia
Phước Bình chỉ mới đầu tư khai thác du lịch sinh thái ở giai đoạn đầu, vẫn còn đang
khảo sát và nghiên cứu thêm để phát triển với quy mô mở rộng.
Theo thống kê của Vườn Quốc Gia Phước Bình, Những năm gần đây lượng
khách nước ngoài đến với VQG là tương đối ít, với những quốc tịch khác nhau
(Anh, Pháp, Australia,…) Đa số khách đến đây là để nghiên cứu về các loài động
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 14
vật, thực vật, hệ sinh thái. Có thể nói rằng các tour du lịch sinh thái với các đoàn
khách còn ít, chưa được quan tâm nhiều.
Khách trong nước gia tăng hàng năm, đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên,
cán bộ tham quan và khách trong tỉnh. Năm 2011 VQG đã thiết lập được một số
tuyến tham quan sơ bộ, hệ thống đường mòn đi bộ trong rừng dễ đi, có cầu vượt
suối nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách có cơ hội tiếp cận với cảnh quan
thiên nhiên và đa dạng sinh học của khu vực trong Vườn Quốc Gia. Vườn Quốc Gia
cũng đã phối hợp với người dân địa phương thúc đẩy du lịch sinh thái. Hỗ trợ, kết
hợp với người dân bản địa đưa du khách tham quan, nghiên cứu Vườn Quốc Gia, cố
gắng chuyển đổi sinh kế mang lại thu nhập cho người dân cũng như hạn chế các tác
động mà người dân gây ra đối với Vườn.
Hiện nay, ngân sách của tỉnh dành cho Vườn Quốc Gia Phước Bình có hạn.
Nguồn thu chủ yếu của VQG Phước Bình là từ dịch vụ lưu trú, ăn uống cho thuê
phòng họp, hội thảo, bán quà lưu niệm… Vì vậy, nếu như có sự gia tăng lượng
khách tham quan và lưu trú sẽ giúp cho doanh thu Vườn Quốc Gia Phước Bình tăng
lên nhanh chóng. Doanh thu đó sẽ được Vườn Quốc Gia tái sử dụng một cách hợp
lý để phát triển, mở rộng thêm các hoạt động du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn nhằm
thu hút hơn nữa các du khách trong và ngoài nước.
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 15
Hình 4 Đánh mã la của người dân tộc Churu
2.1.2.2 Đánh giá các tác động của việc phát triển DLST đến KT-XH địa
phƣơng
Tác động tích cực của hoạt động du lịch tới Kinh tế - Xã hội.
Du lịch sinh thái góp phần tăng GDP cho nền kinh tế quốc dân và tạo nguồn
thu nhập ngoại tệ đáng kể cho quốc gia và vùng.
Du lịch sinh thái góp phần thúc đẩy sự liên kết của VQG với địa phương nhằm
quảng bá các mặt hàng thủ công như đan lát, dệt thổ cẩm…
Tạo cơ hội giải quyết việc làm cho cộng đồng dân cư sống cạnh VQG.
Thúc đẩy sự liên kết giữa VQG và cộng đồng
Tạo cơ hội cho nhiều người đến và tìm hiểu văn hóa của vùng. Tăng sự hiểu
biết của du khách về tài nguyên thiên nhiên, đất nước, con người, lịch sử văn hóa xã
hội của quốc gia tăng niềm tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ môi trường.
Phát triển du lịch sinh thái sẽ góp phần vào cải thiện các dịch vụ y tế, giáo dục
và bảo tồn thiên nhiên.
Tạo điều kiện cho việc giao lưu và phát triển khoa học – kỹ thuật.
Tăng sự đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau làm gia tăng sự đoàn kết quốc tế, hòa
bình, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.
Giúp bảo tồn và giao lưu các truyền thống văn hóa lịch sử, góp phần bảo tồn
và quản lý bền vững các tài nguyên.
Giảm các tệ nạn xã hội do có nhiều lao động thất nghiệp, tăng thu nhập người
dân địa phương qua việc giao lưu văn hóa, âm nhạc, các món ăn truyền thống hoặc
sản phẩm thủ công.
Xác định ảnh hƣởng tiêu cực của hoạt động du lịch tới Kinh tế - Xã hội.
Các hoạt động từ du lịch sinh thái có khả năng gây ảnh hưởng đến Kinh tế- Xã
hội được thể hiện trong bảng sau:
1.1.1. Hoạt động
Tác động
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 16
Ăn uống, vui chơi,
Ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân
Ảnh hưởng người xung quanh, gây stress
Vứt rác bừa bãi
Gây mất mỹ quan, phát sinh mùi hôi, ảnh hưởng
tới sức khỏe cộng đồng
Nảy sinh xung đột xã hội
Đưa du khách đi tham
quan
Gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du
khách khác
Hoạt động nấu nướng
của nhà hàng
Cháy nổ, bệnh tật
1.1.2. Hoạt động đón tiếp
khách Ảnh hưởng tới văn hóa và tôn giáo
1.1.3. Xây dựng đường giao
thông và khu cắm trại
Xáo trộn đời sống của người dân
Di dời chỗ ở của người dân
1.1.4. Nấu ăn, hút thuốc ở
trong rừng
Cháy rừng nương rấy của người dân
1.1.5. Chia sẻ không thỏa đáng
thuận lợi từ việc phát
triển du lịch.
Chia rẽ cộng đồng dân cư
1.1.6. Các lối sống mới của du
khách.
Xâm nhập vào giới trẻ và gây xung đột, chia rẽ
cộng đồng dân cư
Phân chia giữa sắc tộc và tôn giáo
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 17
Đánh giá các tác động của các hoạt động du lịch sinh thái đến VQG
Phƣớc Bình
Các tác động của hoạt động du lịch tại VQG Phước Bình ảnh hưởng đến KT-
XH của VQG được thể hiện qua ma trận sau:
Các
họat
động
chính
Các yếu tố KT – XH bị tác động
Tổng
tác
động
Tiêu cực Tích cực
X
u
n
g
đ
ộ
t
x
ảy
r
a
g
iữ
a
cá
c
cộ
n
g
đ
ồ
n
g
Ả
n
h
h
ư
ở
n
g
t
ớ
i
v
ăn
h
ó
a
v
à
tô
n
g
iá
o
Ả
n
h
h
ư
ở
n
g
t
ớ
i
sứ
c
k
h
ỏ
e
cộ
n
g
đ
ồ
n
g
T
ệ
n
ạn
x
ã
h
ộ
i
C
ải
t
h
iệ
n
c
ác
d
ịc
h
v
ụ
y
t
ế,
g
iá
o
d
ụ
c
T
ạo
c
ô
n
g
ă
n
v
iệ
c
là
m
v
à
tă
n
g
t
h
u
n
h
ập
c
h
o
n
g
ư
ờ
i
d
ân
T
ăn
g
c
ư
ờ
n
g
s
ự
h
iể
u
b
iế
t
củ
a
n
g
ư
ờ
i
d
ân
T
h
u
h
ú
t
v
ố
n
đ
ầu
t
ư
Nấu
nướng
của du
khách
trong
rừng
0 0 -1 0 0 2 2 0 3
Đưa du
khách
đi tham
quan
-2 -1 0 0 0 3 3 0 3
Hoạt
động
0 -1 0 0 2 1 1 3
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 18
Bảng: Tác động của du lịch đến môi trường.
Thang điểm đánh giá
-3 = tác động tiêu cực mạnh
-2 = tác động tiêu cực trung bình
-1 = tác động tiêu cực nhẹ
0 = Không có tác động
1 = tác động tích cực mạnh
2 = tác động tích cực trung bình
3 = tác động tích cực nhẹ
Qua bảng đánh giá ta thấy hoạt động du lịch nhìn chung ít gây ảnh hưởng tiêu
cực đến người dân .Hoạt động giải trí như uống rượu cần… cũng có phần gây ảnh
hưởng tới sức khỏe của du khách và người dân, nhưng nó là một nét văn hóa truyền
thống của cộng đồng nên cần đưa ra các giải pháp để giảm tác động từ hoạt động
này gây ra.
2.1.3 Đề xuất các hƣớng phát triển DLST gắn với sinh kế cộng đồng
đón tiếp
khách
2
Hoạt
động
giao lưu
với
cộng
đồng
dân tộc
-2 -3 0 -2 3 3 2 2 3
Hoạt
động
vui chơi
giải trí:
uống
rượu
cần.
-2 -1 -3 -3 0 3 2 0 -4
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 19
2.1.3.1 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của DLST đối với cộng
đồng tại VQG Phƣớc Bình.
Thường xuyên giám sát, đánh giá các tác động của du lịch đến cộng đồng để
đưa ra các giải pháp kịp thời và đạt hiệu quả cao.
Đánh giá sức chứa của hoạt động du lịch đối với cộng đồng địa phương và
đảm bảo thực hiện các nguyên tắc về sức chứa.
Tăng cường sự quản lý của các cấp ban ngành, xây dựng và ban hành những
quy định cụ thể dành cho khách du lịch về hoạt động DLST tại VQG và khi
tham gia vào các hoạt động gắn với cộng đồng (như quy định về trang phục,
cách ứng xử…), nâng cao nhận thức của khách du và cộng đồng trong công
tác bảo đảm an ninh trật tự và văn hóa ứng xử trong du lịch.
Tăng cường các biện pháp giữ vững trật tự an ninh tại các khu, các tuyến du
lịch đặc biệt là các hoạt động gắn với cộng đồng địa phương. Thành lập đội
dân phòng. Thành lập các biển báo, nội quy chi dẫn thực hiện tuân thủ các
quy định nâng cao ý thức cho du khách và cộng đồng địa phương.
Tạo điều kiện để cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch nhưng phải đảm
bảo giữ vững bản sắc văn hóa các tập tục tập quán, lối sống sinh hoạt của
cộng đồng.
Giảm thiểu đến mức thấp nhất các hoạt động DLST gây ô nhiễm môi trường
để không ảnh hưởng đến cộng đồng, đến môi trường sống của người dân địa
phương. Cần đặt các thùng rác tại các khu vực trụ sở VQG, hạt kiểm lâm, và
các nhà nghỉ dành cho khách du lịch và tiến hành thu gom, xử lý hàng tuần.
Khu vực các điểm du lịch do nằm trong khu vực bảo tồn nên không nên xây
dựng các thùng rác mà nên xây dựng các biển chỉ dẫn và tuyên truyền cho du
khách mang những rác sinh hoạt ra khỏi khu vực tham quan.
2.1.3.2 Đề xuất các hƣớng du lịch sinh thái có tham gia của cộng đồng địa
phƣơng:
Về nguồn nhân lực.
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 20
Cần khảo sát trên địa bàn lực lượng cộng đồng những đồng bào rành
tiếngkinh, thông thạo đường rừng tiến hành đào tạo những kỹ năng cơ bản về
hướng dẫn và cách ứng xử để làm lực lượng hướng dẫn viên cộng đồng.
Về cộng đồng:
Xây dựng các cửa hàng bán đồ lưu niệm kết hợp với các hộ dân để tăng thêm
kinh tế cho người dân đồng thời tạo sự thu hút cho khách du lịch bằng những
sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, đặc trưng của cộng đồng.
Xây dựng nhà trọ sinh thái và nâng cấp một số nhà dân theo kiểu nhà truyền
thống của đồng bào có đủ điều kiện thành các điểm đón khách. Nhằm phát
triển loại hình DLST gắn với cộng đồng bằng cách đưa khác đến ngủ tại nhà
dân, cùng sinh hoạt với người dân địa phương.
Khôi phục mô hình nghề đan lát, các sản phẩm thủ công của đồng bào như
gùi, nỏ… một mặt tạo ra thu nhập cho cộng đồng mặt khác tạo ra các sản
phẩm làm quà lưu niệm phục vụ cho du khách. Tìm hiểu, thống kê các thợ
lành nghề trong cộng đồng và khuyến khích, hỗ trợ truyền nghề lại cho các
thế hệ trẻ.
Quy hoạch thêm những vùng trồng cây ăn quả, những loại cây đặc sắc ở
VQG Phước Bình (như chuối cô đơn, mít ruột đỏ…) để tạo ra sản phẩm phục
vụ cho cộng đồng đồng thời phục vu cho hoạt động du lịch.
Xây dựng, duy trì đội văn nghệ cộng đồng sinh hoạt các bài hát, điệu múa
truyền thống tại các thôn.
Quy hoạch thôn làm rượu cần và các món ăn của đồng bào như lá Bép, rau
rừng, cơm lam và các món ăn đặc trưng khác
Cộng đồng bản địa đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển
DLST tại VQG Phước Bình. Và DLST cũng là một hướng giải pháp để ổn định
kinh tế xã hội cho cộng đồng.
Về các tuyến điểm du lịch: Khảo sát và lập nên nhiều tuyến du lịch mới, đa
dạng hóa sản phẩm du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương.
Điểm trụ sở ban quản lý VQG: du khách nghe giới thiệu tổng quan về VQG -
tham quan nhà bảo tàng động thực vật – tham quan vườn sưu tập thực vật.
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 21
Tuyến trạm Gia Nhông – suối Gia Nhông – Suối Gia Non – Bẫy Đá PiNang
Tắc.
Tuyến du lịch mạo hiểm đi bộ lên rừng, quan sát các loài động thực vật quý
hiếm theo các tuyến tuần tra và các chòi quan sát.
Tuyến du lịch mạo hiểm đi thuyền trên sông Cái.
Tuyến leo núi mạo hiểm: Suối Đa Mây – Núi Ra Rích.
2.2 Vƣờn quốc gia Núi Chúa
2.2.1 Tồng quan
2.2.1.1 Đặc điềm điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lí
Vườn quốc gia Núi Chúa thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, giáp với
tỉnh Khánh Hòa. Ở vị trí cực đông của Nam Trung Bộ, nơi tiếp giáp giữa vùng
Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, có toạ độ từ 11°35'25" đến 11°48'38" vĩ bắc và
109°4'5" đến 109°14'15" kinh đông, giới hạn phía bắc là ranh giới giáp tỉnh Khánh
Hòa. Nếu dựa trên địa hình tự nhiên cả quần thể vùng núi thì ranh giới phía bắc phải
đến 11°52'27" tại Mũi Xốp thuộc Hòn Một ngay cửa vịnh Cam Ranh, như vậy chiều
bắc nam sẽ là khoảng 33 km và tổng chiều dài đường bờ biển sẽ đến 57 km.
Khu vực Núi Chúa có ba mặt giáp biển. Ngay phía bắc là phần dưới của vịnh
Cam Ranh thuộc xã Cam Lập thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa, Phía đông và
nam là biển Đông với các xã Vĩnh Hải và Nhơn Hải thuộc huyện Ninh Hải. Phía
nam là đầm Nại, phía tây giới hạn bằng chính quốc lộ 1A.
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 22
Hình: Bản đồ VQG Núi Chúa
Địa hình, địa mạo
Trên phạm vi khu vực nhỏ, về mặt địa mạo thì khu vực VQG Núi Chúa thuộc
dãy núi khối tảng vòm Núi Chúa, kéo dài theo huớng bắc đông bắc-nam đông nam,
giới hạn về phía nam là đứt gãy Krongpha - Phan Rang, phái tây bởi đứt gãy Cam
Ranh - Phan Rang. Khối núi này là kết quả của hoạt động kiến tạo nâng tạo núi
nhiều lần thời kỳ Miocene và Pliocene. Hoạt động nâng tạo vòm và san bằng ở các
thời kỳ khác nhau đã tạo nên các bậc địa hình gần giống như bậc địa hình ngày nay.
Với các bề mặt san bằng Miocene giữa ở độ cao khoảng 850-1040m, Miocene
muộn 700 - 850m, Pliocene sớm 500 - 650m, Pliocene giữa 300 - 350m và Pliocene
muộn 150 - 200m. Các bề mặt này phát triển bao quanh bề mặt Miocene giữa gần
như ở trung tâm, thấp và trẻ dần theo các hướng. Khối núi này, sau pha nâng đầu
Miocene muộn, vẫn tồn tại như một đồng bằng đồi cao khoảng 170 - 200m, cho tới
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 23
Pliocene giữa, khối núi đã đạt độ cao 600-650m, và các pha nâng sau đó đã đưa độ
cao thêm 300-400m nữa. Kèm theo các hoạt động nâng thì khối núi cũng bị bóc
mòn mạnh và lộ ra các khối đá xâm nhập như khối đá xâm nhập thuộc phức hệ Cà
Ná. Cho tới nay các quá trình xâm thực, đổ lở và bóc mòn vẫn còn đang phát triển
mạnh.
Ở phạm vi rộng hơn, cho cả vùng Phan Rang liền kề thì Phan Rang thuộc kiến
trúc hình thái kiểu đồng bằng tích tụ rìa vòng tân kiến tạo.. Đồng bằng được hình
thành từ kết quả của sụt lún kèm theo bóc mòn, là nơi giao nhau của các hệ thống
đứt gãy Cam Ranh-Phan Rang, Krongpha-Phan Rang, địa hình bị hạ thấp và bóc
mòn nhiều. Giới hạn phía bắc chính là khối Núi Chúa. Xem xét tổng thể thì khu vực
Phan Rang bị giới hạn xung quanh bởi các khối núi tảng cao hơn hình thành một
dạng bồn trũng khép kín chỉ hở ra mặt phía Đông là biển. Từ các hoạt động tân kiến
tạo hình thành địa hình ngày nay ở các khu vực lân cận VQGNC và tại ngay khu
vực Núi Chúa, về mặt địa hình, VQGNC có các đặc điểm sau đây:
Khu vực Núi Chúa là một khối núi khá liền lạc, nhìn từ ảnh vệ tinh thì Núi
Chúa có hình dạng như một con rùa có đầu quay về phía Nam, đuôi là phần nhô ra
của mũi Xốp thò vào vịnh cam Ranh như đang từ biển bò lên đất liền. Khối núi này
có nhiều đỉnh ở các độ cao khác nhau, mà đỉnh cao nhất là đỉnh núi Cô Tuy có dộ
cao 1.039m.
Địa hình thấp dần từ trung tâm ra, phần phía bắc và tây có độ dốc lớn hơn phía
nam và phía đông. Phía tây và tây nam địa hình bị chia cắt do có các khối núi nhỏ
tạo thành các thung lũng sườn núi theo hướng đông bắc-tây nam; còn phía bắc,
đông và đông nam địa hình ít bị chia cắt, thấp dần từ đỉnh núi ra biển
Địa hình có độ cao dưới 300m: phân bố phía đông và nam và các khu vực ở
phía bắc giáp biển, địa hình ít bị chia cắt, độ dốc dưới 200.
Địa hình có độ cao từ 300-700m: phân bố phía tây và tây nam, địa hình bị chia
cắt mạnh, hình thành các thung lũng và sườn vách dốc trên 200, cho đến 350.
Địa hình có độ cao trên 700m: phân bố phần trung tâm, có nhiều đỉnh núi ở
các độ cao khác nhau, bị ngăn cắt bởi các thung lũng, có độ dốc từ 200 đến 400.
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 24
Xa hơn về phía tây nam là đồng bằng nhỏ Phan Rang, bao bọc xung quanh bởi
các khối núi cao. Cả khu vực Núi Chúa-Phan Rang gần như hình thành dạng địa
hình lòng chảo, ngăn cách ở phía bắc, tây và nam là các khối núi có địa hình cao
trên 500m cho đến trên 1000m. Ở hai đầu phía bắc và nam bị chặn lại bởi các khối
núi ăn lan ra biển có cao độ trung bình 500-700m.
Khí hậu, thủy văn
Khu vực VQG Núi Chúa nằm lọt hoàn toàn trong khu vực khí hậu ven biển
miền trung thuộc vùng khí hậu Nam Trung Bộ với đặc điểm là khô hạn cao trong
toàn bộ chế độ mưa-ẩm, mà đặc điểm này liên quan đến vị trí bị che khuất của vùng
này bởi các vòng cung núi bao bọc phía bắc, tây và nam với hai luồng gió mùa
chính. Trong vùng khí hậu khô hạn này thì khu vực Phan Rang được coi là trung
tâm khô hạn nhất nước, với lượng mưa trung bình năm dưới 700mm, có những năm
dưới 500mm.
Mùa mưa ở khu vực này đến muộn so với các vùng khác và kết thúc cũng sớm
hơn, bắt đầu khoảng tháng 9 - 10 và kết thúc khoảng tháng 12. Gió mùa Đông Bắc
không ảnh hưởng nhiều đến khu vực nên không cung cấp thêm lượng ẩm vào mùa
gió mùa đông bắc, còn gió mùa Tây Nam vào mùa mưa thì lại bị các khối địa hình
cao hơn ở vị trí bên trong hứng gần hết lượng ẩm mà gió mùa tây nam mang lại và
chỉ có tác dụng vào gần cuối mùa gió mùa Tây Nam. Do vị trí tiếp giáp như vậy
lượng mưa tại khu vực Núi Chúa có thể đạt xấp xỉ 1000mm hoặc hơn so với trung
tâm khô hạn Phan Rang-Mũi Dinh chỉ đạt 650-750mm/năm.
Chế độ nhiệt của khu vực mang những nét đặc trưng của chế độ nhiệt miền
Nam, không có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 260C, nhiệt độ
tháng lạnh nhất không xuống thấp hơn 230C (cho địa hình thấp, đồng bằng), nền
nhiệt độ các tháng trong năm khá ổn định theo kiểu chuyển tiếp khí hậu xích đạo –
nhiệt đới. Các yếu tố cực trị về nhiệt có thể thấy qua các trị số cực tiểu như nhiệt độ
tối thấp tuyệt đối có thể đạt 14-150C ở đồng bằng và giảm thêm theo độ cao.
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 25
Độ ẩm không khí liên quan đến chế độ nhiệt và mưa như trên nên độ ẩm trung
bình chỉ khoảng 80%, trong các tháng mùa mưa thì cũng chỉ đạt khoảng 85%, trong
các tháng mùa khô, độ ẩm tối thấp tuyệt đối có thể xuống dưới 20-25%.
Theo Luận chứng Khoa học của VQG Núi Chúa (4), tính toán các chỉ số nhiệt
và mưa hàng tháng thì khu vực này có 9 tháng khô, 4 tháng hạn và 2 tháng kiệt và
được xếp vào loại khô hạn nhất ở Việt Nam. Chỉ số khô hạn X = 9 . 4 . 2
Hệ thống dòng chảy – thủy văn: Với địa hình là một khối núi nhỏ độc lập như
vậy nên hệ thống thủy văn sông suối trong khu vực này có đặc trưng là dòng chảy
ngắn, nhỏ và lưu lượng thay đổi theo mùa, diện tích lưu vực cho từng dòng chảy
không lớn.
Nhìn chung khu vực VQGNC không có suối lớn, chỉ có một số suối nhỏ, ngắn
đến mùa khô gần như không có nước. Các suối có dòng chảy đáng kể như suối
Nước ngọt, Suối Nước giếng, Suối Kiền Kiền, suối Đông Nha, suối Lồ ồ, suối Đá.
Các suối trên đều bắt nguồn từ trên núi cao chảy ra biển đông.
Ngoài ra trong vùng đệm còn có một số sông suối nhỏ khác, có lưu lượng
không đáng kể, về mùa khô hầu như khô kiệt không có nước.
Thủy văn: Do địa hình hiểm trở, độ dốc cao 10 – 25o nên đã hình thành hệ
thống suối trong vùng với mật độ khe suối 0,7 km/km2. Trong khu VQG có các suối
với diện tích lưu vực nước lớn như: Suối Nước Ngọt, Suối Kiền Kiền, Suối Đông
Nha.
Hầu hết các suối trên đều bắt nguồn từ các khu vực núi cao chảy ra biển Đông.
Ngoài ra, VQG Núi Chúa có khoảng hơn 40 km bờ biển trong đó có một số bãi cát
và cồn cát nhỏ, và có một hồ nước nhỏ trên núi Đá Vách, ở gần biển khu vực Vĩnh
Hy có nước ngọt tồn đọng quanh năm, là nơi có khá nhiều thực vật thân thảo, cây
bụi và động vật: thú, lưỡng thê, bò sát sinh sống.
Thủy triều trong khu vực mang tính bán nhật triều không đều, trong ngày có
hai lần triều lên và hai lần triều rút. Độ lớn của thuỷ triều trong kì nước cường
khoảng 2 – 3,5m.
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 26
Sóng biển: Từ tháng 1 – 4: Hướng thịnh hành là Tây – Tây Nam, độ cao trung
bình 1 – 1,1m, cực đại khoảng 2m; Từ tháng 10 – 12: Hướng thịnh hành là Đông
Bắc, độ cao trung bình khoảng 1,2m, cực đại khoảng 2,5m. Nhiệt độ trung bình của
nước biển trong các tháng trên 250C, Độ mặn trung bình của nước biển từ 31 –
33%.
Đa dạng sinh học
Với diện tích rừng nguyên sinh khoảng 29.865ha với các kiểu rừng chính như
kiểu thực vật trên cát biển, phần lớn là những loài chịu được khô hạn trên những
giồng cát dọc theo bờ biển; kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới, thực vật
chủ yếu là những loài chịu được khô hạn; kiểu truông bụi gai hạn nhiệt đới, thực vật
chủ yếu là các loài có gai; kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới, chủ yếu
các loài chịu được khô hạn; kiểu rú kín lá cứng hơi khô nhiệt đới, thực vật chủ yếu
là những loài thường xanh lá cứng dai; kiểu rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới
núi thấp. Bên cạnh đó có kột số lòai thực vật điển hình mang lại giá trị kinh tế về gỗ
như họ sồi giẻ, họ vang, họ Bàng, họ Re…và cây có giá trị dược liệu như Xá xị, Mã
tiền, Quế chi, Trầm…; cây làm cảnh như họ lan (quế Lan hương, Lan thuỷ tiên, Lan
vảy rồng…). Ngoài ra Vườn quốc gia Núi Chúa cần bảo vệ nghiêm ngặt một số loài
thực vật quý hiếm như mun, trầm, Gõ mật, gõ cà te. Về động vật có một số loài quý
hiếm cần bảo vệ nghiêm ngặt ở mợc độ nguy cấp như Gấu Ngựa, Gấu chó, hổ…
Núi Chúa có độ cao 1.040m so với mặt biển, nơi có 1.265 loài thực vật bậc
cao, đặc hữu quý hiếm; 306 loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài được ghi
vào sách đỏ thế giới như chà vá chân đen đen, gấu ngựa, gấu chó, beo lửa…
2.2.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội
Tình hình dân sinh kinh tế
Vườn Quốc Gia Núi Chúa nằm trên địa phận 3 xã, trong VQG dân cư phân bố
ít, không đáng kể (chỉ có khoảng 50 hộ thuộc vùng phân khu phục hồi hệ sinh thái ),
dân số của 3 xã chủ yếu nằm ở vùng đệm, các đặc điểm về kinh tế - xã hội của 3 xã
( theo số liệu thống kê năm 2006 ) là:
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 27
- Tổng số hộ là 960 hộ, dân số 5 912 nhân khẩu, mật độ dân số trung bình 150
người/km2
- Phần lớn người dân 3 xã là người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất 75% , đồng bào
dân tộc Raglay 22% và người Chăm chiếm 3%. Dân cư phân bố chủ yếu dọc theo
các đường liên thôn và liên xã xung quanh vùng đệm VQG Núi Chúa.
- Dân số trong độ tuổi lao động chiếm đến 48% tổng số dân trong vùng, tỉ lệ
lao động phụ (nhỏ hơn 16 tuổi) chiếm 46 % tổng số dân. Người già chiếm 6%. Như
vậy tiềm năng lao động của khu vực là tương đối lớn trong nhưng năm sắp tới. Đặc
biệt có 4388 hộ chiếm 48% tổng số hộ thuộc 17 thôn sinh sống trong hoặc tiếp cận
với Vườn Quốc gia.
Dân sinh của các xã nằm trong VQG Núi Chúa có cơ cấu phát triển kinh tế là
Nông- Ngư nghiệp và chăn nuôi, trong đó sản xuất Nông nghiệp là là ngành nghề
chính của cư dân sinh sống trong vùng. Do đất đai khô cằn, chưa chủ động được
nguồn nước tưới tiêu nên hàng năm lương thực sản xuất ra không đủ tự cấp, tự túc.
tình trạng dựa vào rừng để săn bắn chim, thú, đố than, phát rừng làm rẫy, trồng
thêm hoa mầu, cây ăn quả, đổi lấy lương thực vẫn còn phổ biến. Bình quân thu nhập
đạt 170 kg thóc/ năm. Nếu tính cả giá trị cây công nghiệp có thể đạt 200kg thóc/
người/ năm. Theo đánh giá cuả bộ lao động thương binh và xã hội thì một người ở
nông thôn có thu nhập như trên được xếp vào mức nghèo (dưới 13kg gạo/ tháng)
Trong những năm gần đây chính quyền địa phương đã có sự quan tâm sâu sắc
đến bà con dân tộc Răglay, đã đầu tư nhiều vốn, kỹ thuật, trang thiết bị, tuy nhiên
đời sống của người dân tộc trong vùng vẫn được xếp vào mức nghèo khổ .
Tình hình giao thông.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Vườn Quốc Gia Núi Chúa trong những năm qua từng
bước được quan tâm đầu tư, đã có đường trải nhựa từ thị trấn Khánh Hải, huyện
Ninh Hải đến trung tâm xã Vĩnh Hải dài 35 km và từ xã Công Hải đến thôn Bình
Tiên. Các tuyến đường liên thôn, khu dân cư còn lại từ Vườn Quốc Gia đến các xã
khác chủ yếu là đường bê tong và đường sỏi, mùa mưa đi lại rất khó khăn.
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 28
Các thôn đều tập trung trên 2 trục đường giao thông chính là quốc lộ 1A và
tỉnh lộ 702.
Y tế, giáo dục.
- Về y tế: Mặc dù đã được quan tâm đầu tư trạm y tế ở tuyến xã, nhưng chỉ
khám và điều trị thong thường hoặc sơ cứu các trường hợp khẩn cấp cho người dân.
Tham gia thực hiện chương trình y tế quốc gia, tiêm chủng mở rộng, phòng chống
sốt rét.Tuy nhiên công tác vệ sinh môi trường phòng dịch chưa được thực hiện
thường xuyên; cơ sở, thuốc để điều trị không đủ, thiếu kinh phí để hoạt động, thiếu
thầy thuốc trực để kịp thời cứu chữa cho nạn nhân.
- Về giáo dục: Thực hiện chương trình phổ cập cho trẻ em từ độ tuổi đi học.
Mở các lớp xóa mù chữ cho thanh niên quá tuổi đi học và người lớn.
2.2.2. Hiện trạng DLST và những ảnh hƣởng từ việc phát triển du lịch sinh
thái
2.2.2.1. Hiện trạng
Với tổng diện tích tự nhiên trên 24.300 ha, nằm trên địa giới của 5 xã (Công
Hải, Lợi Hải, Phương Hải, Vĩnh Hải, Nhơn Hải) thuộc huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh
Thuận. Vườn quốc gia Núi Chúa đang thực sự cuốn hút khách du lịch với những giá
trị nổi bật về địa hình, địa thế, khí hậu và tính đa dạng sinh học cao. Tuy chưa được
phát triển mạnh về du lịch nhưng đã có nhiều nhà kinh doanh "để mắt" đầu tư các
''tour'' du lịch sinh thái vào vùng đất này.Vườn quốc gia Núi Chúa có rất nhiều tiềm
năng để phát triển du lịch sinh thái.
Vườn quốc gia Núi Chúa là nơi có hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng hiếm
thấy ở nước ta với nhiều loài sinh vật quần tụ rất phong phú và đa dạng về số lượng
cũng như chủng loại. Theo khảo sát ban đầu của các nhà khoa học, nơi đây có 664
loài thực vật và 201 loài động vật, đặt biệt có nhiều loài động thực vật quý hiếm.
Qua nhiều năm được bảo tồn, Vườn quốc gia Núi Chúa dần trở lại với tính
nguyên sơ của nó, người dân quanh vùng tự nguyện bảo tồn vốn quý của quốc
gia.Cây rừng xanh tươi, nhiều loài động vật quý hiếm tìm nơi yên tĩnh để xây tổ,
duy trì nòi giống. Chạy dọc theo tuyến đường 702 đã được nâng cấp, qua những
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 29
đoạn đường quanh co uốn khúc với những địa danh như: Núi Ðá Vách, Suối Ðông
Nha nổi tiếng, hệ núi nằm sát bờ biển tạo nên nhiều thắng cảnh rất đẹp.
Nơi đây, có Hồ treo trên núi Ðá Vách với đường kính 80m, tuy nằm trong
vùng cực khô nhưng quanh năm vẫn có nước. Ven hồ có nhiều vỉa đá nổi nhấp nhô,
cảnh vật như một 'hòn non bộ'.Ngược dòng suối Lồ Ồ, Ðông Nha, Kiền Kiền có
nhiều thác nước cao tạo nên cảnh quan thật đẹp và mát mẻ.Dọc bờ biển dài hơn 40
km nối liền với khu du lịch nổi tiếng Ninh Chữ là thế mạnh để phát triển du lịch.Ở
đây có vịnh Vĩnh Hy với nhiều bãi tắm lý tưởng, vùng biển có thảm san hô nổi
tiếng. Nếu được đầu tư khai thác du lịch, thì du khách đến đây có thể hít thở không
khí trong lành, đi dạo chơi dưới thảm cây rừng râm mát, nghỉ ngơi, nghe tiếng chim
hót, tiếng róc rách của dòng suối. Sự trong lành của thiên nhiên sẽ là liều thuốc thần
để du khách thật sự thanh thản thoải mái sau những ngày căng thẳng vì công việc.
Ngoài ra, rừng và biển ở Vĩnh Hy là nơi in đậm dấu tích lịch sử của một thời
hào hùng chống ngoại xâm. Ðó là căn cứ CK19, một trong những nơi trú đóng của
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh vẫn còn để lại di tích như hầm hào, bếp hoàng cầm...
Chính quyền và nhân dân địa phương mong muốn được khôi phục và tôn tạo khu di
tích này để giáo dục truyền thống cách mạng và phát triển du lịch di tích lịch sử.
Hiện tại VQG Núi Chúa đã được chọn là điểm đến của nhiều tour du lịch trong
nước với mục đích khám phá và nghiên cứu khoa học. Hằng năm có khoảng hơn
1000 lượt khách đến đây tham quan tìm hiểu, chủ yếu là sinh viên và các nhà
nghiên cứu, ngoài ra còn có các du khách quốc tế muốn khám phá “Châu Phi” của
Châu Á cũng đã tìm đến đây. Tuy nhiên, lượng du khách vẫn còn ít so với tiềm
năng của vùng.Với những tiềm năng và thế mạnh đó nếu được đầu tư đúng mức sẽ
biếnVQG trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, góp phần tạo sinh kế cho người
dân trong vùng và nâng cao ý thức của mọi người về vấn đề bảo tồn.
2.2.2.2. Đánh giá các tác động của việc phát triển dlst đến KT-XH địa
phƣơng
Những tác động tích cực
- Tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng, hàm lượng văn hóa và giá trị
đạo đức.
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 30
- Giúp giữ gìn và phát huy một ngành nghề truyền thống của cộng đồng dân
tộc ở VQG Núi Chúa như làm gốm, dệt thổ cẩm
- Giúp người dân cải thiện hơn về y tế, giáo dục, nhờ vào việc thu hút đầu tư
- Giúp người dân cải thiện thu nhập nhờ vào việc tham gia các hoạt động phục
vụ DLST
- Giúp xuất khẩu được các loại nông sản đặc trưng của vùng như hành, tỏi,
nho, thuốc lá…
Những tác động tiêu cực
- Quản lý du lịch ở VQG chưa chặt chẽ có thể tạo điều kiện cho các cá nhân
có ý đồ lôi kéo, dụ dỗ người dân, gây mất an ninh – trật tự, ảnh hưởng tới đời sống
của người dân trong khu vực.
- Việc cho người dân tiếp xúc với người lạ có thể khiến họ bị đồng hóa, mất
đi các truyền thống văn hóa vốn có
- Việc xây dựng cơ sở hạ tầng có thế khiến người dân phải di dời, khó khăn
cho việc phát triển sinh kế mới cho họ
- Người dân chưa được đào tạo bài bản sẽ không có công việc ổn định khi
tham gia các hoạt động phục vụ DLST
Đánh giá các tác động của các hoạt động du lịch sinh thái đến VQG Núi Chúa
Các tác động của hoạt động du lịch tại VQG Núi Chúa ảnh hưởng đến KT-XH
của VQG được thể hiện qua ma trận sau:
Các
họat
động
chính
Các yếu tố KT – XH bị tác động Tổng
tác
động
Tiêu cực Tích cực
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 31
X
u
n
g
đ
ộ
t
x
ảy
r
a
g
iữ
a
cá
c
cộ
n
g
đ
ồ
n
g
Ả
n
h
h
ư
ở
n
g
t
ớ
i
v
ăn
h
ó
a
v
à
tô
n
g
iá
o
Ả
n
h
h
ư
ở
n
g
t
ớ
i
sứ
c
k
h
ỏ
e
cộ
n
g
đ
ồ
n
g
T
ệ
n
ạn
x
ã
h
ộ
i
C
ải
t
h
iệ
n
c
ác
d
ịc
h
v
ụ
y
t
ế,
g
iá
o
d
ụ
c
T
ạo
c
ô
n
g
ă
n
v
iệ
c
là
m
v
à
tă
n
g
t
h
u
n
h
ập
c
h
o
n
g
ư
ờ
i
d
ân
T
ăn
g
c
ư
ờ
n
g
s
ự
h
iể
u
b
iế
t
củ
a
n
g
ư
ờ
i
d
ân
T
h
u
h
ú
t
v
ố
n
đ
ầu
t
ư
Nấu
nướng
của du
khách
trong
rừng
0 0 -1 0 0 2 2 0 3
Đưa
du
khách
đi
tham
quan
-2 -1 0 0 0 3 3 0 3
Hoạt
động
đón
tiếp
khách
0 -1 0
2
0 2 1 1 3
Hoạt
động
giao
lưu
với
cộng
đồng
dân
-2 -3 0 -2 3 3 2 2 3
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 32
Bảng: Tác động của du lịch đến môi trường.
Thang điểm đánh giá
-3 = tác động tiêu cực mạnh
-2 = tác động tiêu cực trung bình
-1 = tác động tiêu cực nhẹ
0 = Không có tác động
1 = tác động tích cực mạnh
2 = tác động tích cực trung bình
3 = tác động tích cực nhẹ
Qua bảng đánh giá ta thấy hoạt động du lịch nhìn chung ít gây ảnh hưởng tiêu
cực đến người dân do người dân sinh sống trong VQG có rất ít.
2.2.3 Đề xuất các hƣớng phát triển DLST gắn với sinh kế cộng đồng
2.2.3.1 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của DLST đối với cộng
đồng tại VQG Phƣớc Bình
Kinh tế:
Khi phát triển các dự án du lịch, cần phải đánh giá tác động kinh tế, xác định
rõ loại hình ưu tiên phát triển để mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương
và giảm thiểu các tác động tiêu cực tới đời sống của họ.
Tăng cường liên kết nhằm khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ hơn của các
cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch.
tộc
Xây
dựng
hệ
thống
giao
thông
phục
vụ DL
-2 0 -3 0 1 3 0 3 2
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 33
- Chất lượng sản phẩm du lịch của điểm đến cần phải nêu bật được nét hấp dẫn
đặc thù và chú trọng tới giá trị gia tăng.
- Xúc tiến quảng bá du lịch phải đảm bảo tôn trọng tính nguyên vẹn về văn
hóa, kinh tế, tự nhiên và xã hội; khuyến khích phát triển các loại hình du lịch phù
hợp với hoàn cảnh thực tế.
- Tạo dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, đưa ra giá cả hợp lý và xây
dựng mối quan hệ kinh doanh chia sẻ trách nhiệm cả trong rủi ro và thành công;
tuyển dụng và đào tạo nhân viên làm việc có tay nghề.
- Dành hỗ trợ đáng kể cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và rất nhỏ hoạt động
trong các lĩnh vực liên quan tới du lịch bền vững.
Xã hội
Tích cực thu hút cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào quá trình hoạch
định chính sách và ra quyết định, nâng cao năng lực để họ hiện thực hóa các sáng
kiến đề ra.
- Đánh giá tác động xã hội thông qua quá trình vận động dự án ngay từ khâu
lập kế hoạch, thiết kế dự án nhằm giảm thiểu các tác động xã hội và tối đa hóa yếu
tố tích cực.
- Đưa du lịch thành nhu cầu trải nghiệm chung của toàn xã hội nhằm đảm bảo
quyền lợi cho tất cả mọi người, đặc biệt là những nhóm người và cá nhân dễ bị tổn
thương và thiệt thòi.
- Giảm thiểu thiệt hại trong quá trình khai thác và sử dụng các nguồn lực; phát
triển du lịch gắn chặt với mục tiêu vì người nghèo và hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo.
- Tôn trọng phong tục, tập quán của cư dân bản địa; bảo tồn và phát huy tính
đa dạng về văn hóa và xã hội.
- Đảm bảo du lịch đóng góp đáng kể vào cải thiện y tế và giáo dục.
2.2.3.2 Đề xuất các hƣớng du lịch sinh thái có tham gia của cộng đồng địa
phƣơng
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 34
Định hƣớng các hoạt động có sự tham gia của ngƣời dân
- Phối hợp với người dân địa phương trong quản lý vận hành DLST.
- Sử dụng lao động địa phương vào các hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch.
- Chia sẻ lợi ích thông qua hỗ trợ cộng đồng.
Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào hoạt động DLST
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia vào các hoạt động du lịch
trong VQG, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập từ đó họ nhận thức được
tầm quan trọng của việc bảo tồn TNTN, không xâm phạm vào rừng săn bắt nữa góp
phần phát triển bền vững DLST nơi đây. Để thu hút cộng đồng dân cư vào hoạt
động du lịch, VQG Núi Chúa cần thực hiện các biện pháp:
- Thu mua các sản phẩm từ hoạt động nông nghiệp và thủy sản của người dân
lân cận để phục vụ trong nhà hàng.
- Thu mua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để làm quà lưu niệm bán tại quầy
hàng lưu niệm của VQG.
- Thuê các nhân viên phục vụ nhà hàng, bán quà lưu niệm, tài công và nhân
viên lao công từ cộng đồng địa phương.
- Xây dựng một số của hàng bán hàng lưu niệm giao khoán cho cộng đồng địa
phương nhằm tăng thu nhập.
- Liên kết với một số chủ cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ để phát triển mô
hình du lịch tham quan làng nghề truyền thống, tăng thêm thu nhập. Qua đó quảng
bá được sản phẩm do chính tay cộng đồng bản địa làm ra.
- Thu hút vốn của cộng đồng dân cư trong xây dựng nhà nghỉ sinh thái và chia
lợi nhuận cho người dân, tránh sự rò rỉ về lợi nhuận. Chăm lo cải thiện đời sống
cộng đồng từ các nguồn doanh thu của hoạt động DLST.
- Ký kết hợp đồng với người dân có khả năng múa hát, biểu diễn văn nghệ, sử
dụng các nhạc cụ truyền thống. Họ làm việc theo phương thức bán thời gian hay
cộng tác viên với Vườn. Biểu diễn tại nhà hàng trung tâm khi du khách có nhu cầu.
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 35
- Khảo sát cộng đồng địa phương để tìm ra loại nhà đủ điều kiện có thể sử
dụng cho loại hình du lịch homestay, kết hợp với chủ nhà trong việc cho khách
thuê vào những mùa cao điểm, khi nhà nghỉ của VQG không đáp ứng đủ nhu cầu và
trong những dịp lễ hội.
- Khảo sát cộng đồng dân cư để rò sát phát triển các mô hình truyền thống phù
hợp với đặc tính của vùng như khai thác thuỷ sản bảo vệ môi trường,…
- Đẩy mạnh chương trình tuyển dụng và đào tạo đội ngũ lao động được tuyển
chọn về kỹ năng hướng dẫn, giao tiếp khách để các tuyến du lịch làng nghề truyền
thống có người dân bản địa hướng dẫn truyền đạt các giá trị văn hoá bản địa của
chính mình.
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 36
Chƣơng 3
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận:
VQG Phước Bình và VQG Núi Chúa là hai khu vực giàu tiềm năng cho phát
triển loại hình du lịch sinh thái cộng đồng thể hiện trên các mặt sinh thái tự nhiên đa
dạng, phong cảnh đẹp, văn hoá độc đáo, giàu bản sắc, thời gian hoạt động du lịch
trong năm khá dài, vị trí thuận tiện trong việc đi lại của du khách cũng như kết nối
với các điểm du lịch khác như Đà Lạt, Nha Trang.
- Tại khu vực vườn quốc gia Phước Bình có thể tổ chức rất nhiều hoạt động
của DLSTCĐ, lồng ghép vào các tuyến du lịch sinh thái cộng đồng như : tham quan
rừng nguyên sinh, tắm nước suối trong xanh; du thuyền trên suối ngắm cảnh; đi bộ
tham quan rừng với sự hướng dẫn của người dân địa phương ; ngủ qua đêm tại một
số bản người dân tộc; thưởng thức các món ăn địa phương; tìm hiểu các hoạt động
văn hoá, kiến trúc, đời sống người bản địa; đi bộ hoặc đạp xe đạp qua các bản làng;
thăm và khám phá những nét có một không hai trong văn hoá của người Chu Ru…
- Trong những năm gần đây, lượng du khách đến với VQG Núi Chúa đã tăng
nhiều so với các năm trước. Tuy nhiên, những hoạt động kinh tế du lịch ở đây còn
chưa thể hiện rõ nét, hoạt động tham quan chỉ mang tính chất tự phát. VQG Núi
Chúa còn chưa chủ động tổ chức dịch vụ đón khách du lịch. Do đó, việc định hướng
phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái cộng đồng nói riêng là cần thiết cho
nơi đây.
3.2 Kiến nghị:
- Chính sách của tỉnh Ninh Thuận đã có quan tâm nhiều tới vấn đề du lịch,
bảo tồn và phát huy văn hoá của đồng bào dân tộc thông qua các quyết định, văn
bản, đề án phát triển nhưng thiếu sự quan tâm đầu tư và xúc tiến đầu tư. Đây là lúc
thể hiện sự quan tâm hơn nữa của UBND tỉnh, UBND huyện trong vấn đề xúc
tiến đầu tư và các hoạt động đầu tư cho phát triển cho sở kỹ thuật, tu tạo một số di
tích lịch sử, lập tuyến du lịch, đẩy mạnh hoạt động quảng bá.
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 37
- Phải xây dựng được mô hình du lịch sinh thái cộng đồng, xây dựng được
tuyến, điểm du lịch hoàn chỉnh. Đây là bước đầu trong việc du lịch sinh thái cộng
đồng đi vào hoạt động.
- Xây dựng quy chế phối kết hợp của các bên tham gia. Trong quy chế cần
nêu rõ vai trò, trách nhiệm và lợi ích của mỗi bên khi tham gia vào hoạt động du
lịch tại địa phương.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông tin nâng cao nhận thức về du lịch
cho người dân trên địa bàn huyện, có các văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành, chính
quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong khuôn khổ pháp luật cho việc thực
hiện phát triển du lịch.
Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và
Núi Chúa
Nhóm 2 Page 38
Tài liệu tham khảo
1. Ngô An, 2009. Giáo trình du lịch sinh thái. Đại học Nông Lâm tp. HCM (lưu
hành nội bộ).
2. Lê Huy Bá,2009, Du lịch sinh thái, Nhà xuất bản ĐHQG thành phố Hồ Chí
Minh
3. Website Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, Vườn quốc gia Núi Chúa
(Ninh Thuận - Điểm du lịch sinh thái lý tưởng
Thuan)---Diem-du-lich-sinh-thai-ly-tuong.aspx
4. Website Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Ninh Thuận, Vườn Quốc
gia Núi Chúa
vuon-quoc-gia-nui-chua.html
5. Website Vƣờn Quốc Gia Phƣớc Bình, Vẻ đẹp Phước Bình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_danh_gia_tac_dong_cua_dlst_doi_voi_nen_kinh_te_xa_hoi_tai_vqg_phuoc_binh_va_vqg_nui_chua_0527.pdf