Đề tài Đánh giá tác động của gói kích cầu đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008 - 2009

MỤC LỤC Lời mở đầu Chương 1: Lý thuyết kinh tế về vai trò điều tiết của chính phủ 1.1 Lý thuyết về kích cầu và tổng cầu của Keynes 1.1.1 Tư tưởng kích cầu 1.1.2 Khái niệm kích cầu 1.2 Lý thuyết về tổng cầu và kích cầu 1.2.1. Chính sách tài khóa 1.2.2 Tác động của chính sách tài khóa 1.2.3 Chính sách tiền tệ mở rộng 1.2.3.1 Định nghĩa chính sách tiền tệ 1.2.3.2 Các công cụ chính sách tiền tệ mở rộng 1.2.3.2.1 Nghiệp vụ thị trường mở 1.2.3.2.2 Chính sách chiết khấu 1.2.3.2.3 Dự trữ bắt buộc 1.2.4 Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng 1.2.4.1 Tác động của tăng cung tiền tới lãi suất cân bằng 1.2.4.2 Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng tới thu nhập 1.2.4.3 Chính sách tiền tệ mở rộng trong hệ trục mức giá - sản lượng 1.2.4.1 Hiệu quả của chính sách tiền tệ 1.2.5 Sự tương tác giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 1.2.5.1 Phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 1.2.5.2 Sự khác nhau giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 1.2.5.3 Sự khác nhau về hiệu quả của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 1.2.6 Cân đối ngân sách và tác động tiềm ẩn đến nền kinh tế vĩ mô Chương 2: Thực trạng áp dụng các gói kích cầu 2.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh tế thế giới năm 2008-2009 2.1.1 Thực trạng khủng hoảng 2.1.2 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính 2.1.3 Các gói kích cầu của các nước 2.2 Việt Nam 2.2.1 Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến nền kinh tế Việt Nam 2.2.2 Giải pháp của chính phủ Việt Nam 2.3 Đánh giá các gói kích cầu của Việt Nam 2.3.1 Tích cực 2.3.1.1 Đối với Doanh nghiệp Việt Nam 2.3.1.2 Đối với nền kinh tế chung 2.3.2 Tiêu cực 2.3.2.1 Đối với Doanh nghiệp Đối với nền kinh tế chung 2.4 Định hướng và thách thức 2010 2.4.1 Một số đặc thù của nền kinh tế Việt Nam 2.4.2 Định hướng thực hiện gói kích cầu năm 2010 Lời kết Tài liệu tham khảo

doc62 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4135 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động của gói kích cầu đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG, … cũng lâm nạn. Tình trạng đói tín dụng xuất hiện làm cho khu vực kinh tế thực của Hoa Kỳ cũng rơi vào tình thế khó khăn, điển hình là cuộc Khủng hoảng ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ 2008-2010. Northern Rock và Bradford và Bingley plc của Anh cũng lâm vào tình trạng đột biến rút tiền gửi và hậu quả là phải chịu quốc hữu hóa. Các ngân hàng khác phải chịu đổi chủ sở hữu bao gồm Catholic Building Society, Alliance & Leicester. London Scottish Bank và Dunfermline Building Society phải chịu sự giám sát đặc biệt của Chính phủ Anh… Khi hệ thống Ngân hàng yếu đi thì việc cho vay sẽ bị hạn chế, thu nợ khó, khiến cho lãi suất cho vay cũng tăng cao, điều này dẫn đến chi phí sản xuất tăng và đương nhiên giá cả hàng hóa cũng tăng cao, khi đó hàng tồn kho của các doanh nghiệp càng nhiều khiến lượng công nhân mất việc làm tăng lên nhanh chóng, lúc này lạm phát và thất nghiệp của các nước cũng sẽ tăng. Giá cả leo thang khiến giá dầu thế giới bất ổn Cuộc khủng hoảng kinh tế khiến an ninh lương thực toàn cầu bị đe dọa, số người bị đói tăng cao, hơn 30 quốc gia đối mặt với nguy cơ đói lương thực. Năm 2008 số người bị đói tăng lên hơn 1 tỷ người, và hơn 30 quốc gia hiện đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực đáng báo động. Tất cả các số liệu trên đây đã minh chứng một điều đó là nền kinh tế thế giới đang rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến các nước đang phát triển mà ngay cả các cường quốc có nền kinh tế phát triển dẫn đầu thế giới về nhiều mặt như Mỹ, Nhật, Anh, Trung Quốc, Đức… cũng bị thiệt hại nặng nề. Sản lượng tụt xuống quá nhanh không thể đáp ứng được nhu cầu trên thị trường. Sản lượng thiếu hụt làm cho lương thực cũng thiếu hụt khiến đời sống nhân dân cũng lâm vào tình trạng cực khổ. Không những vậy tình trạng này còn kéo theo tỉ lệ thất nghiệp tăng lên nhanh chóng, người lao động mất việc, thu nhập giảm một cách đáng kể. Điều này đồng nghĩa với việc chi tiêu của người dân giảm xuống, trong khi mức cung vẫn giữ ở trạng thái phát đạt. Như vậy là nền kinh tế mất cân băng, cung lớn hơn cầu. Đó là toàn bộ thực trạng của cuộc khủng hoảng tài chính đã và đang diễn ra trên thế giới. Để có bài thuốc hữu hiệu chữa lành căn bệnh này, chính phủ các nước phải tìm rõ căn nguyên của nó, và sau đây là nguyên nhân gây nên tình trạng suy thoái kinh tế như trên. 2.1.2 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Trong thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến cho cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ, nhưng nhìn chung có 2 nguyên nhân chúng ta cần phải xem xét. Khủng hoảng tài chính là mối lo ngại của toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây nhất xuất phát từ Mỹ với việc xoá nhoà ranh giới giữa các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và công ty bảo hiểm. Việc bành trướng về quân sự, chính trị của Mỹ đòi hỏi chi tiêu rất lớn, gây thâm hụt ngân sách với quy mô chưa từng có. Khi ngân sách thâm hụt thì nguồn vốn nước ngoài vào Mỹ sẽ tăng làm cho tổng nguồn vốn cũng tăng, lúc này chính phủ Mỹ đã cho vay dưới tiêu chuẩn tín dụng nhiều và dễ dãi trong việc cho vay bất động sản khiến cho rủi ro tăng cao. Và thực tế điều này đã vô tình tạo ra các bong bóng tài chính khổng lồ. Bên cạnh đó chính phủ Mỹ còn phát triển nhanh nhiều trái phiếu cổ phiếu có nguồn gốc bất động sản tạo ra những rủi ro lớn cho thị trường cho Ngân hàng và dân chúng. Những hoạt động trên làm cho thị trường tài chính và thị trường bất động sản sôi lên và nổ tung. Tại Mỹ Sự sụp đổ tài chính phố Wall là khởi đầu cho cuộc khủng hoảng. Tiếp theo đó bong bóng thị trường nhà ở vỡ khiến các cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ. Nhiều tổ chức tín dụng cho vay mua nhà gặp khó khăn vì không thu hồi được nợ. Giá nhà ở giảm nhanh khiến cho các loại giấy nợ đảm bảo bằng tài sản và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp do các tổ chức tài chính phát hành bị giảm giá nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan ra các nước khác và ảnh hưởng một cách mạnh mẽ. Bởi lẽ Mỹ là một cường quốc kinh tế vững mạnh, đứng đầu trên thế giới về nhiều mặt như công nghiệp, nông nghiệp, khoa học công nghệ…, hơn nữa nó cũng là một thị trường nóng đối với thế giới. Tuy nhiên xét đến tận cùng gốc rễ thì cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ vấn đề về mô hình và hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Do chính phủ Mỹ đã quá tin vào lý thuyết tự do hoá tài chính thị trường tự điều tiết và tiêu dùng cá nhân. Bên cạnh đó việc thiếu sự kiểm soát quản lý và điều tiết của Nhà nước và việc đưa ra những chính sách sai lầm trong từng thời kỳ cũng góp phần đẩy nền kinh tế Mỹ bên bờ vực thẳm. Cả 2 nguyên nhân đều bắt nguồn từ một nước có nền kinh tế mạnh nhất thế giới có quan hệ sâu rộng và chặt chẽ đến các nền kinh tế nên đã khiến cho các nước và khu vực trên thế giới cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng và Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. 2.1.3 Các gói kích cầu của các nước Ở Mỹ, 17/2/2009 Barack Obama đã ký đạo luật American Recovery and Reinvestment Act cho phép chính phủ Mỹ thực hiện gói kích thích trị giá 787 tỷ đôla. Gói kích thích 787 tỷ USD của Mỹ bao gồm: 288 tỷ USD cho miễn giảm thuế, 144 tỷ USD cho cứu trợ tài chính Nhà nước, 111 tỷ USD cho xây dựng cơ sở hạ tầng, 81 tỷ USD cho việc bảo vệ , 59 tỷ USD cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng , 53 tỷ USD cho giáo dục và đào tạo, 43 tỷ USD cho phát triển nguồn năng lượng, 8 tỷ USD cho những việc khác. Nhìn chung gói kích thích của Mỹ hướng tới khu vực tài chính để cứu trợ hệ thống không bị sụp đổ ( phù hợp do cuộc khủng hoảng ở Mỹ là ở khu vực tài chính). Ngoài ra còn hướng tới các ngành công nghiệp chủ chốt như ngành công nghiệp xe hơi. Vì thế mà nó mang tính sửa sai nhiều hơn tính chất kích thích. Cơ cấu gói kích cầu 787 tỷ USD của Mỹ Ở Trung Quốc đã thực hiện gói kích cầu có quy mô là 586 tỷ USD hướng tới xây dựng cơ sở hạ tầng (45%), giải quyết hậu quả của quá trình phát triển quá nóng, khắc phục hậu quả của thiên tai. Thật ra việc khắc phục hậu quả của thiên tai dù kinh tế không bị suy thoái thì vẫn phải thực hiện, ở đây chính phủ Trung Quốc đã lồng ghép việc khắc phục thiên tai với kích thích phát triển kinh tế trong cùng 1 gói kích cầu nên đã tạo hiệu quả tâm lý rất cao. Malaysia là một nước đang phát triển cũng đã tung ra gói kích thích kinh tế thứ 2 trị giá 60 tỷ ringgit (tương đương 16,26 tỷ USD) trong nỗ lực nhằm ngăn chặn tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Gói kích thích này sẽ được sử dụng trong hai năm 2009 và 2010, trong đó 15 tỷ ringgit dành cho hệ thống tài chính, 25 tỷ ringgit cho các quỹ bảo đảm, 10 tỷ ringgit cho đầu tư cổ phiếu và 10 tỷ ringgit cho các biện pháp khác, bao gồm cả các ưu đãi thuế. Chính phủ Thái Lan cũng vừa thông qua gói kích cầu trị giá 8,6 tỷ USD. Dự định sẽ dùng gói kích cầu này vào việc triển khai xây dựng nhiều công trình phát triển cơ sở hạ tầng như phát triển hệ thống thủy lợi, hệ thống vận tải, các nguồn năng lượng thay thế, cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch và giáo dục, các dự án phát triển nông nghiệp… Sau đây là quy mô gói kích cầu của một số nước Quốc gia Số tiền (tỷ USD) % GDP Quốc gia Số tiền (tỷ USD) % GDP Mỹ 787 5,5% Ấn Độ 18,7 1,55% Trung Quốc 586 13,5% Australia 10 1,0% Nga 340 20,2% Pakistan 7,8 4,7% Nhật Bản 225 4,6% Việt Nam 9 9,0% Đức 50 tỷ EUR 1,8% Thái Lan 8,6 3,1% Anh 38 1,4% Malaysia 16,26 2,0% Pháp 24,5 0,85% Thụy Sĩ 1,3 0,26% Tây Ban Nha 11 0,69% Gruzia 2,2 17% Việt Nam 2.2.1 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến nền kinh tế Việt Nam Trong các nền kinh tế phát triển, hệ thống tài chính là huyết mạch của nền kinh tế nên khi gặp khủng hoảng nó sẽ làm tất cả các hoạt động kinh tế khác đình trệ. Với Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển- với tăng trưởng dựa tới gần 60% vào vốn đầu tư, có định hướng xuất khẩu (xuất khẩu so với GDP lên tới 70%), vừa mới gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO được 2 năm (1/11/2007), lại vừa trải qua lạm phát, nhập siêu cao..., nên cuộc khủng hoảng trên thế giới đã tác động đến Việt Nam, tuy có chậm hơn một số nước nhưng cũng rất lớn và khá rộng. Thứ nhất, khi hoạt động thương mại của thế giới suy giảm thì hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng gặp khó khăn lớn và giảm về cả số lượng lẫn giá cả do tổng cầu thế giới giảm và do cạnh tranh trên thế giới. Xuất khẩu có tình trạng tháng sau thấp hơn tháng trước bắt đầu từ tháng 8/2008 và gặp khó khăn nhất vào năm 2009. Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2009 ước tính chỉ đạt 3,8 tỉ USD; giảm 18,6% so với tháng 12/2008 và giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2008, giá cả các loại hàng hóa tăng mạnh, trong khi những biến động kinh tế thế giới chưa tác động nhiều đến việc xuất nhập khẩu, song tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 64 tỷ USD. Sang đầu năm 2009, do xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ và châu Âu chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu và khi mà các nước này đang gặp khó khăn trong vấn đề tài chính thì dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của người dân các nước này giảm khiến cho tổng cầu giảm, vì thế tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam vào các nước này cũng giảm. Xuất khẩu của Việt Nam được dự đoán là sẽ sụt giảm 12,2% trong năm 2009 do nhu cầu thế giới giảm và giá quốc tế thấp hơn. Năm 2009, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sự thu hẹp của thị trường xuất khẩu, kéo theo sự cạnh tranh trong khi giá cả có xu hướng giảm... Xuất khẩu suy giảm là hệ quả tất yếu khi kinh tế thế giới khó khăn, tổng cầu hàng hóa giảm dẫn đến xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với suy giảm kép tức là giảm cả về khối lượng lẫn giá cả. Và hiện nay hoạt động xuất khẩu của Việt Nam cũng đang chịu tác động của suy giảm kép: giá giảm, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước bị thu hẹp. Thứ hai là về vấn đề giảm nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia do hai nguyên nhân. Thứ nhất, do giảm lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Thứ hai, do kiều hối giảm mạnh, đặc biệt là kiều hối đầu tư. Theo Tổng cục du lịch Việt Nam trong tháng 6/2009 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 279.150 lượt. Tính chung 6 tháng đầu năm 2009, lượng khách quốc tế đạt 1.893.605 lượt, giảm 19,1% so với cùng kỳ năm 2008. Trong tháng 12, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 376,400 lượt. Tính chung cả năm 2009, lượng khách quốc tế ước đạt 3.772.359 lượt, giảm 10,9% so với năm 2008. Trong đó, lượng khách đến du lịch, nghỉ dưỡng là trên 2,2 triệu lượt; khách đến vì công việc là 783 nghìn lượt người, khách đến vì các mục đích khác là 245 nghìn lượt. So với năm 2008, các con số trên giảm tương ứng là 14,8%; 0,2% và 8,6%. Các nước có lượng du khách lớn vào Việt Nam hàng năm cũng giảm đáng kể trong năm 2009 này. Cụ thể Hàn Quốc giảm tới 19,4%, Trung Quốc giảm 18,0%, Thái Lan giảm 16,3%, Đài Loan giảm khoảng 10%, Úc giảm 6,9%... Nguyên nhân là do nền kinh tế chưa phục hồi sau khủng hoảng nên vẫn tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động du lịch. Ở nước ta, sản xuất và xuất khẩu giảm sút, thị trường tài chính, tiền tệ có nhiều biến động, tình hình dịch bệnh cúm A- H1N1, bão lụt dữ dội trên diện rộng ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên cũng đã làm ảnh hưởng lớn tới ngành du lịch Việt Nam. Minh chứng tiếp đó là theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến ngày 31/12/2009 kiều hối chuyển về đạt 6,283 tỉ USD, giảm 12,8% so với năm 2008. Với lao động ở nước ngoài mối năm gửi về nước trên 300 tỷ USD, đây là một nguồn tài chính quan trọng đối với các nước đang phát triển. Tiền do người thân đang làm việc ở nước ngoài gửi về thường là nguồn thu nhập quan trọng của gia đình, nó hỗ trợ việc tiêu dùng cá nhân và đầu tư vào nhà cửa. Suy giảm kinh tế toàn cầu trong hai năm 2008 và 2009 đã làm giảm lượng kiều hối của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, vì suy thoái kinh tế làm giảm nhu cầu lao động nhập khẩu. Nên khi suy giảm kinh tế xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới khiến kinh tế của các nước đông kiều bào Việt Nam cũng sút giảm dẫn đến tỉ lệ kiều bào thất nghiệp gia tăng. Vì thế lượng ngoại tệ do kiều bào gửi về cũng giảm đáng kể. Theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng với việc giảm lượng kiều hối và nguồn thu từ du lịch, các nguồn cân đối ngoại tệ của VN trong năm 2009 như xuất khẩu dự báo giảm 9,9%, FDI giảm mạnh và du lịch sụt giảm sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cân đối ngoại hối. Thứ ba, các tổ chức tài chính của Việt Nam gặp khó khăn trong giai đoạn này. Các ngân hàng đã hạn chế việc cho vay, và do không thu được nợ nên đành phải tăng lãi suất cho vay. Điều này khiến các Doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc sản xuất, nên giá cả hàng hóa leo thang khiến lạm phát và thất nghiệp cũng tăng cao. Ước tính chỉ số lạm phát trung bình năm 2008 là xấp xỉ 25%. Nhìn chung hệ thống tài chính ngân sách nguồn thu giảm rõ rệt qua lãi doanh nghiệp và thuế của dân và tổ chức kinh tế giảm. Chỉ số lạm phát của Việt Nam Đồ thị giá thép Việt Nam năm 2008 Thứ 4, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến phức tạp. Chứng khoán tụt dốc không phanh 10/2007 từ mức 1.090 điểm; đến cuối 12/2008 còn 290 điểm, tức giảm 70%. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu có tác động tới thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu tháng 9/2008. Cụ thể là sau bốn năm liền tăng trưởng trên 20%, thì lần này VN-Index (VnIndex bao gồm tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh) lại mất tới 66% giá trị trong năm 2008: mở đầu năm ở mức 921 điểm nhưng kết thúc ngày 31/12 chỉ còn hơn 315 điểm. Chỉ số HaSTC (Hastic Index bao gồm tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội) cũng mất đi 67,5%. Đây là mức độ sụt giảm cao trong khi hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới chỉ giảm từ 35%-45%. Đây là 2 chỉ số chứng khoán tiêu biểu, đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam mà hiện nay việc đánh giá chỉ số chứng khoán cũng có thể đánh giá được tình hình kinh tế của nước đó. Từ những chỉ số chứng khoán trên ta có thể thấy được kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn nghiêm trọng. Và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chỉ số chứng khoán giảm như trên là do 2 nguyên nhân. Thứ nhất, do sau Tết âm lịch nền kinh tế Việt Nam rơi vào lạm phát. Những biện pháp mạnh chống lạm phát đã làm ảnh hưởng tới thị trường. Đó là những giải pháp về chính sách tiền tệ thắt chặt quá mạnh như thực hiện Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN, ngày 1/2/2008 về sửa đổi Chỉ thị 03 về cho vay chứng khoán. Quyết định 03 này còn thắt chặt cho vay chứng khoán hơn so với Chỉ thị 03 trước đây khiến các công ty chứng khoán không còn tìm đâu ra nguồn vốn để cho khách hàng của mình thực hiện nghiệp vụ Repo, cầm cố để đầu tư chứng khoán dẫn đến thị trường bị hụt đi một lượng lớn khiến thị trường chứng khoán suy giảm mạnh. Thứ hai, cơn bão khủng hoảng tài chính ập tới. Thị trường chứng khoán thế giới bắt đầu suy giảm mạnh thì Việt Nam cũng không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 Cho đến khi bước sang năm 2009, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phục hồi đáng kể. Ngày 30/6/2009 VN-Index đã đạt tốc độ tăng lớn thứ 8 trong tổng số 89 chỉ số chứng khoán quan trọng trên thế giới khi tăng được 46% so với thời điểm đầu năm 2009. Kỷ lục về khối lượng giao dịch tại sàn HOSE (sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh) được thiết lập vào ngày 10-6 với 101.774.520 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng, con số tương tự tại HNX là 56.522.170 cổ phiếu. Sở dĩ xảy ra hiện tượng trên là do thị trường chứng khoán Việt Nam đánh dấu sự lên sàn của hàng loạt doanh nghiệp lớn như Eximbank, Bảo Việt, Vietcombank và Vietinbank... Sự góp mặt của các doanh nghiệp lớn này đồng nghĩa với việc nguồn cung trên thị trường ngày càng đa dạng hơn. Lúc này giá cổ phiếu các doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng nhờ vậy đã tăng trong một thời gian khá dài và trở thành những cổ phiếu "nóng" trên thị trường. Và thứ hai là do các công ty chứng khoán tung ra các đòn bẩy tài chính hỗ trợ các nhà đầu tư, và nguồn vốn từ những đòn bẩy tài chính này khiến thị trường liên tiếp lập các kỷ lục về thanh khoản để mua tiếp cổ phiếu. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009 là rất cao 60-70% , tuy nhiên lại không bền vững. Do chính sách tài khóa, tiền tệ nới lỏng và gói kích thích kinh tế năm 2009 của Chính phủ là động lực chính để thị trường chứng khoán phục hồi. Tuy nhiên, do những căng thẳng trên thị trường ngoại hối, nguy cơ lạm phát và nợ Chính phủ gia tăng nên trong hai tháng cuối năm 2009, chính sách tiền tệ bắt đầu có dấu hiệu thắt chặt. Hơn nữa, từ nửa cuối tháng 10-2009, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng phải chấm dứt cho vay chứng khoán mặc dù có tới 20-50% dòng tiền trên thị trường chứng khoán đến từ nguồn vốn kích thích kinh tế. Điều này làm cho cầu trên thị trường chứng khoán đã chịu tác động mạnh từ những điều chỉnh trên và dẫn tới tính thanh khoản của thị trường giảm sút dẫn tới chỉ số chứng khoán rơi vào chu kỳ giảm điểm từ tháng 11 cho đến cuối năm. Hiện tại, mức tụt giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam đứng thứ 19 trên thế giới với mức mất điểm là 48,33%. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009 (Số liệu được lấy từ công ty chứng khoán Euro Capital) Thứ 5, do tổng cầu thế giới giảm và cạnh tranh trên các thị trường sẽ khó khăn, giảm thu ngoại tệ cho quốc gia, giảm sản xuất trong nước, giảm GDP, thất nghiệp tăng… Theo số liệu của tổng cục thống kê thì tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2008 là 6,23% ; chỉ số lạm phát là 19,9% khá cao. GDP năm 2009 tăng trưởng 5,32% so với năm 2008 được đánh giá là thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Khu vực dịch vụ có mức tăng cao nhất (6,63%), kế đến là công nghiệp và xây dựng (tăng 5,52%), nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%. Kiểm soát lạm phát ở mức thấp là 6,52%. TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VIỆT NAM (2001 – Q2 2009) (Nguồn MacroReport – Công ty CK Thăng Long) Mặt khác do sản xuất trong nước giảm khiến tỉ lệ thất nghiệp tăng, năm 2008 tỷ lệ thất nghiệp là 2,38% tính chung theo cả nước; 4.65% đối với khu vực thành thị; 1,53% đối với khu vực nông thôn. Tỉ lệ thiếu việc làm năm 2008 tính chung là 5,1%; khu vực thành thị là 2,34%; khu vực nông thôn 6,1% và ta thấy khu vực nông thôn có tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất. Sang năm 2009 tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị của Việt Nam năm 2009 là 4,66%. Tỷ lệ thiếu việc làm của Việt Nam ở mức 5,1%, khu vực nông thôn lên tới 6,1%, còn khu vực thành thị là 2,3%. Theo đánh giá thì ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp. Trong đó, khu vực nông thôn thường có tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn so với thành thị. Nhưng nhìn chung cuộc khủng hoảng tài chính đã đẩy cuộc sống của một bộ phận người dân mất việc làm càng ngày càng khó khăn. Thứ 6, do lãi suất ngân hàng khá cao khiến cho việc thu hút đầu tư càng gặp khó khăn. Đầu tư nước ngoài FDI, FII, ODA giảm, giải ngân chậm…giảm nguồn thu ngoại tệ, thị trường BĐS tiếp tục khó khăn, nợ quá hạn của ngân hàng sẽ tăng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cán cân thanh toán, cán cân vốn, cán cân tổng thể. Cán cân thanh toán của Việt Nam: 2006-09 (tỷ USD) (Số liệu được lấy từ IMF, Vietnam: Article IV Consultation-Staff Report, April 2009) Nhìn vào bảng trên ta thấy, thâm hụt cán cân thương mại và vãng lai vẫn duy trì ở mức cao, dòng vốn ròng vào Việt Nam giảm rõ rệt theo từng năm, FDI dậm chân tại chỗ, Các dòng tiền danh mục (đầu tư gián tiếp) và ngắn hạn hầu như biến mất IMF không dự báo sẽ có sự thiếu hụt ngoại tệ nghiêm trọng. Việt Nam – Dòng vốn FDI 2.2.2 Giải pháp của chính phủ Việt Nam Trước thực trạng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, và những ảnh hưởng không nhỏ của nó tới nền kinh tế thế giới nói chung cũng như tới nền kinh tế nước ta nước ta nói riêng, và kinh nghiệm từ các giải pháp chống lạm phát của chính phủ các nước trên thế giới, chính phủ Việt Nam đã đưa ra quyết định kiềm chế lạm phát bằng cách tung ra một gói kích cầu để khôi phục nền kinh tế. So với các nước trên thế giới thì thủ tục để đưa ra các quyết định về chính sách tài khóa cũng như các chính sách để điều tiết nền kinh tế vĩ mô có điểm khác biệt so với nước ta đó là: Trên thế giới, hầu hết các quyết định về các chính sách tài khóa và tiền tệ đều do chính phủ quyết định và sau đó là Quốc hội thông qua và đồng ý rồi mới đưa vào thực thi. Để đưa đến quyết định các nhà lãnh đạo các nước đều phải trải qua một quá trình nghiên cứu, cân nhắc thị trường kinh tế nước mình cũng như thế giới với một thời gian khá dài và yêu cầu nhanh chóng. Việt Nam cũng vậy, nhưng điểm khác biệt ở đây chính là Chính phủ quyết định tất cả mọi vấn đề rồi sau đó mới thông qua Quốc hội. Do cơ cấu tổ chức của nước ta quá phức tạp nên các quyết định cấp bách như đưa ra các quyết định về nền kinh tế sẽ trở thành chậm trễ không phù hợp với thời đại. Chúng ta có thể nói như vậy được bởi lẽ, thời gian diễn ra kỳ họp Quốc Hội của Việt Nam là 6 tháng/1 lần, trong khi đó nền kinh tế luôn biến động một cách khó lường, do vậy để đáp ứng yêu cầu của thị trường thì chúng ta không thể chờ tới cuộc họp Quốc Hội rồi mới nghiên cứu, đưa ra các quyết định, giải pháp để khắc phục các biến cố đó. Vì lẽ nếu không đưa ra các biện pháp kịp thời thì vấn đề sẽ trở thành quá muộn, không đáp ứng được yêu cầu bức thiết của nền kinh tế khi đó nữa và có thể để lại nững hậu quả đáng tiếc cho nền kinh tế nước nhà. Đối với quyết định về gói kích cầu năm 2009 cũng như vậy, Chính phủ Việt Nam đã quyết định đưa ra gói kích cầu với tổng số tiền lên tới 9 tỷ USD. Cụ thể như sau: Theo quyết định 443/QĐ-TTg, từ ngày 1/4/2009 đến ngày 31/12/2011, Chính phủ hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng cho các doanh nghiệp với mức hỗ trợ là 4% khi vay vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh. Theo quyết định này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi khi vay vốn ngân hàng với thời gian vay ngắn hạn là 8 tháng đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian 01/02/2009 – 31/12/2009. Cùng với đó, các doanh nghiệp vay vốn trung và dài hạn (12 tháng trở lên) với mục tiêu phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh, nhưng không bao gồm vốn lưu động cũng được hưởng mức hỗ trợ lãi suất 4%. Gói hỗ trợ lãi suất này, được nhà nước đề ra với tổng số tiền lên tới 17.000 tỷ đồng (1 tỷ USD). Như vậy là nhà nước đã kích cầu bằng cách thông qua các doanh nghiệp để tác động trực tiếp vào nền kinh tế thị trường. Bởi khi phát triển doanh nghiệp thì sẽ tập hợp có hiệu quả được các nguồn lực phân tán nhưng rất to lớn và phù hợp với đường lối phát triển theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Chính sách tài chính vốn là chính sách quan trọng có tầm chiến lược lâu dài. Do đó khi nguồn vốn đầu tư tăng thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội phát triển và mở rộng thị trường. Từ đó, có thể vực dậy nền kinh tế nước nhà. Chính sách thứ hai trong quyết định này đó là Chính phủ tạm hoãn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước khoảng 3.400 tỷ đồng. Đây cũng là một chính sách nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế của chính phủ. Nhà nước xem xét tất cả các mặt của nền kinh tế cùng với tình trạng hiện hành của nó để rồi đưa ra các phương án cứu trợ kịp trên tất cả các phương diện. Ứng trước ngân sách cũng được nhà nước chú trọng tới. Do đó trong quyết định này chinh phủ đã ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách khoảng 37.200 tỷ đồng. Trong đó, ứng trước ngân sách để thực hiện một số dự án cấp bách, có khả năng hoàn thành trong năm 2009 và 2010 với lượng vốn dự kiến là 26.700 tỷ đồng. Tiếp đó là ứng vốn hỗ trợ thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo với số tiền là 1.525 tỷ đồng. Không những vậy, nhà nước còn trích ra khoảng 9.000 tỷ đồng dành cho các nguồn ứng trước một chính sách tài khóa mà nhà nước đưa ra để cứu nguy nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới này đó là miễn giảm thuế. Khoản tiền này vào khoảng 28.000 tỷ đồng (1.650 tỷ USD). Cụ thể là giảm 25% thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhờ chính sách này cùng với ưu đãi vay vốn của nhà nước đã giúp các doanh nghiệp vượt qua được khó khăn và vươn lên phát triển. Nó có tác động lớn như vậy bởi lẽ thuế thu nhập của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là 25% trong khi đó con số này ở một số nước khác chỉ là 15% - 20%. Do vậy khoản thuế này giảm đã giúp đỡ rất nhiều cho nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.Thứ tư, chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 khoảng 30.200 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước là 22.500 tỷ đồng. Còn lại là vốn trái phiếu chính phủ với số vốn là 7.700 tỷ đồng.Thứ năm, phát hành bổ sung thêm trái phiếu chính phủ năm 2009 khoảng 20.000 tỷ đồng. Không những vậy chính phủ còn tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 17.000 tỷ đồng. Không chỉ dành đầu tư cho ngành kinh tế mà chính phủ còn chi kích cầu đảm bảo an sinh xã hội vào khoảng 7.200 tỷ đồng. Theo báo cáo của Chính phủ trong kỳ họp tháng 10/2009, thực tế quy mô gói kích thích kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội đạt khoảng 122 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 6,9 tỷ USD. Giá trị thực hiện trong năm 2009 chỉ khoảng 100,6 nghìn tỷ đồng. Như vậy còn khoảng 60.000 tỷ đồng theo kế hoạch chưa được chi. Về gói hỗ trợ lãi suất, gói hỗ trợ được nhận định đem lại hiệu quả nhất đối với nền kinh tế, tính đến ngày 8/10/2009, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất là 409.406,91 tỷ đồng trên tổng số dư nợ dự kiến là 425.000 tỷ đồng. Điều này tương đương với số tiền hỗ trợ lãi suất của Chính phủ vào khoảng 11.000 tỷ đồng, gần hết số tiền hỗ trợ lãi suất 17.000 tỷ đồng được công bố hồi đầu năm. Như vậy là sau 8 tháng triển khai thực hiện gói kích cầu này chính ta đã đạt được 96.3% mục tiêu đã đề ra. Đây là thành công đáng khen ngợi của nền kinh tế Việt Nam thời kỳ khủng hoảng này. Với gói kích cầu được đưa ra, cùng với việc thu ngân sách giảm do giá dầu thô ở mức thấp và giảm thuế do gói kích cầu, theo báo cáo của Chính phủ, thâm hụt chính sách của Việt Nam năm 2009 dự kiến ở mức 6,9% GDP, cao hơn khá nhiều so với mức 5% được cho là an toàn so với thông lệ quốc tế. Nhưng trong phạm vi bài nghiên cứu này chúng tôi chỉ nghiên cứu tới tác động của gói hỗ trợ lãi suất tới nền kinh tế nước ta. Trước thực trạng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái thế giới này cùng với những ảnh hưởng khôn lường tới nền kinh tế Việt Nam. Năm 2009, nhà nước hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh hằm giảm giá thành sản phẩm, hàng hóa, duy trì sản xuất kinh doanh và tạo việc làm. Đây quả là một quyết định sáng suốt và kịp thời của Đảng và chính phủ. Bởi lẽ cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ từ cuối năm 2007, nó nhanh chóng tràn sang các nước trong năm 2008 và 2009. Đây cũng chính là thời điểm cần sự giúp đỡ của các cơ quan lãnh đạo của nhà nước. Qua đó cũng là cơ hội cho chính phủ và nhà nước củng cố quyền lực của mình và mở rộng uy tín trong doanh nghiệp. Chính sách này được áp dụng như sau: Đầu tiên là các tổ chức tín dụng cho vay vốn với các tổ chức, cá nhân (gọi chung là khách hàng vay), theo quyết định này bao gồm: các ngân hàng thương mại nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và quỹ tín dụng nhân dân trung ương (dưới đây gọi chung là ngân hàng thương mại). Thứ hai là các khoản vay ngắn hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam theo các hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong năm 2009 của các tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình …), cá nhân để làm vốn lưu động sản xuất – kinh doanh, được thống kê tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ báo cáo thống kê; trừ các khoản vay thuộc ngành, lĩnh vực theo phụ lục kèm theo Quyết định này. Với các khoản hỗ trợ đó, nguyên tắc mà chính phủ đưa ra với gói kích cầu này đó là các ngân hàng thương mại cho vay các nhu cầu vốn lưu động để hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế tín dụng thông thường và thực hiện hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của thủ tướng chính phủ và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước Việt Nam; không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất, định kỳ báo cáo ngân hàng nhà nước Việt Nam để kểm tra, giám sát tình hình hỗ trợ lãi suất. Với nguyên tắc đó, chính phủ cũng đưa ra thời hạn tương ứng cho các đối tượng được hưởng hỗ trợ lãi suất là 8 tháng đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/02 đến ngày 31/12/2009. Cũng theo quyết định này, chính phủ cũng chỉ rõ mức lãi suất hỗ trợ là 4%/năm tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế nằm trong khoảng từ 8-12 tháng – đối với các khoản vay trung và ngắn hạn, và 24 tháng đối với khoản vay dài hạn. Dưới hình thức là khi thu lãi cho vay, các ngân hàng thương mại giảm trừ số tiền lãi phải trả cho khách hàng vay. Quyết định này được đưa ra lập tức có hiệu lực và được thi hành ngay lập tức (01/02/2009) và ngân hàng nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp cùng với bộ tài chính hướng dẫn kiểm tra và giám sát việc thực hiện nghiêm túc quyết định này. Do vậy các ngân hàng thương mại Việt Nam giữ một trọng trách cao cả đó là: Thực hiện việc hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Trong 10 ngày đầu tháng 02 năm 2009, gửi giấy đăng ký và kế hoạch hỗ trợ lãi suất cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thực hiện ngay việc hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay. Áp dụng cơ chế và lãi suất cho vay thông thường khi ký kết hợp đồng tín dụng; đến kỳ hạn thu lãi tiền vay của khách hàng, các ngân hàng thương mại thực hiện việc giảm trừ số tiền lãi bằng 4%/ năm tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế phát sinh trong năm 2009; các ngân hàng thương mại được hoàn trả số tiền lãi giảm trừ này từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở báo cáo định kỳ hàng quý; Ngày 10 của tháng đầu quý gửi báo cáo số tiền hỗ trợ lãi suất và đăng ký số tiền hỗ trợ lãi suất của quý tiếp theo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Còn các khách hàng vay thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất gửi giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất cho các ngân hàng thương mại nơi vay vốn để được hỗ trợ lãi suất. Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc các ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Theo quyết định 443/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay trung dài hạn thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất, kinh doanh. Đối tượng áp dụng của quyết định này cũng giống như quyết định 131/2009/QĐ-TTg ( 23/01/2009 ). Thời hạn hỗ trợ lãi suất ở đây là 24 tháng và cũng với mức hỗ trợ lãi suất 4% , chính sách này được áp dụng từ ngày 01/04/2009 đến ngày 31/12/2009. Theo quyết định 497/2009/QĐ-TTg, gói hỗ trợ lãi suất này dành cho các khoản vay ngắn và trung hạn và dành cho những người trực tiếp sản xuất. Quyết định này áp dụng cho các sản phẩm sản xuất trong nước, cụ thể là: Sản phẩm, máy móc thiết bị, cơ khí, các phương tiện phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp; Vật tư sản xuất nông nghiệp; Các vật liệu xây dựng phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà ở nông thôn. Thời gian cho vay các khoản ưu đãi này là: Đối với sản phẩm, máy móc thiết bị cơ khí và các phương tiện phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp thì thời gian hỗ trợ là 24 tháng, còn các đối tượng còn lại thời gian chỉ là 12 tháng mà thôi. Thời gian áp dụng chính sách này cũng bắt đầu từ ngày 01/05/2009 đến ngày 31/12/2009. Trong quyết định này có điểm khác biệt so với hai quyết định trước đó là: Đối với các sản phẩm là máy móc thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất nông nghiệp thì mức hỗ trợ là 100%, còn vật tư sản xuất nông nghiệp có giá thấp hơn 7 triệu đồng/ha thì được hưởng mức hỗ trợ là 4%, và mức hỗ trợ này cũng được áp dụng cho các loại vật liệu xây dựng với giá trị nhỏ hơn 50 triệu đồng. Trên đây là toàn bộ giải pháp của Việt Nam để đối phó với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến nền kinh tế Việt Nam. Đánh giá các gói kích cầu của Việt Nam Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn giải pháp kích cầu kiểu “phòng thủ” tức là chúng ta trông đợi vào khả năng khôi phục của sức cầu từ bên ngoài hơn là tự tạo ra sức cầu mới bên trong nền kinh tế. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế giống như kiểu một trận đấu đang bế tắc, Trung Quốc và Mỹ lựa chọn tìm kiếm giải pháp tấn công mới, mô hình hỗ trợ (tạo tăng trưởng GDP mới), khai thông thế trận mới, trong khi Việt Nam lựa chọn phòng thủ và duy trì lối chơi truyền thống (mô hình tăng trưởng vẫn dựa vào xuất khẩu), chờ đợi cơ hội. Khó có thể nói là lựa chọn nào là hoàn toàn đúng, vì vấn đề còn phụ thuộc vào thực lực của từng đội. Liệu rằng ngân sách của Việt Nam có thể bền vững nếu lựa chọn giải pháp như Mỹ và Trung Quốc? Với thực lực của Việt Nam hiện nay chúng ta có thể tạm đánh giá là gói kích cầu đã phần nào tạo được hiệu quả, tuy nhiên chúng ta vẫn đang e ngại trong việc thực hiện những chính sách mạnh hơn, dẫn đến việc chúng ta sẽ bỏ qua những cơ hội đáng tiếc. Xét về tổng thể, gói kích cầu đã có những tác động tích cực đến nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh kinh tế suy giảm. Tuy nhiên, gói kích cầu mới chỉ đáp ứng được nguyên tắc: kịp thời (timely); mức độ “đúng đối tượng” chưa cao và liều lượng cũng chưa phù hợp ở một vài giải pháp cụ thể. Bên cạnh đó, có một phần gói kích cầu cũng đã bị ‘rò rỉ” ra bên ngoài (hàng nhập khẩu). Sau đây, chúng ta sẽ đánh giá những điểm tích cực và tiêu cực từ việc thực hiện gói kích cầu lãi suất 1 tỷ USD của chính phủ. 2.3.1 Tích cực 2.3.1.1 Đối với Doanh nghiệp Việt Nam Gói kích thích kinh tế của Chính phủ bao gồm hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17 nghìn tỷ đồng (1 tỷ USD); vốn đầu tư phát triển của Nhà nước khoảng 90,8 nghìn tỷ đồng; thực hiện chính sách miễn giảm thuế khoảng 28 nghìn tỷ đồng; và các khoản chi khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội khoảng 9,8 nghìn tỷ đồng. Và hiệu quả của nó đối với Doanh nghiệp Việt nam hiện nay có thể được đánh giá là khá cao. Đầu tiên là giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Nhờ giải pháp vĩ mô của Nhà nước là thực hiện gói kích cầu; năm 2009 các Doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ được hỗ trợ lãi suất khi vay vốn Ngân hàng với chi phí và lãi suất thấp; và với chính sách hỗ trợ cho những lao động mất việc thì các doanh nghiệp được vay ưu đãi để trả lương và nộp bảo hiểm cho những công nhân mất việc làm… giúp các doanh nghiệp khôi phục được sản xuất và lượng lao động mất việc làm được giảm đáng kể. Năm 2009 tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống nhiều so với năm 2008. Thứ 2, giúp các Doanh nghiệp giải quyết được nhu cầu về vốn và tiếp cận được vốn với lãi suất thấp. Với việc hỗ trợ lãi suất ở mức 4% năm, đã giúp cho doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, phục hồi sản xuất và hỗ trợ cho việc phát triển ổn định và an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng. Việc thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đã giảm bớt một phần khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, góp phần phục hồi và từng bước đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, kích thích cầu đầu tư tiêu dùng. Các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn ngân hàng với chi phí lãi suất rẻ hơn, từ đó giúp giảm bớt các chi phí kinh doanh, góp phần giảm giá, tăng cạnh tranh và tăng tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Thứ 3, giúp các DN giữ vững và mở rộng sản xuất vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính. Nhiều Doanh nghiệp đã nhận được nguồn vốn hỗ trợ kịp thời từ gói kích cầu đã sớm khôi phục lại hoạt động sản xuất, thậm chí là mở rộng sản xuất, giúp tạo ra việc làm cho công nhân, và phát triển được hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Thứ 4, làm tăng dòng vốn chảy vào và mở rộng thị trường đầu ra cho DN và nền kinh tế. Những hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại quốc gia được tài trợ từ "gói kích cầu" nếu thực hiện có hiệu quả cũng sẽ có tác động tích cực đến tăng dòng vốn chảy vào và mở rộng thị trường đầu ra cho doanh nghiệp và nền kinh tế, từ đó trực tiếp góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước... 2.3.1.2 Đối với nền kinh tế chung Khi đã góp phần tác động tích cực đến những bộ phận nhỏ của nền kinh tế là các doanh nghiệp thì nền kinh tế vĩ mô cũng được ổn định hơn nhờ chính sách kích cầu này. Đầu tiên gói kích cầu của Chính phủ đã góp phần thực hiện được mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô; các cân đối thu chi ngân sách Nhà nước, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế… được đảm bảo; lạm phát được kiềm chế ở mức thấp nhất; tốc độ tăng trưởng được duy trì hợp lý và bền vững. Thứ 2 chính sách kích cầu kinh tế làm gia tăng lòng tin của của các doanh nghiệp, ngân hàng và các nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào trách nhiệm và quyền năng của Nhà nước trong việc giải cứu các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, cũng như vào triển vọng thị trường và môi trường đầu tư trong nước,... Thứ 3, giúp các trung gian tài chính cải thiện hoạt động, giữ vững ổn định và hoạt động lành mạnh. Giúp các ngân hàng cải thiện hoạt động huy động và cho vay tín dụng của mình theo hướng: một mặt, ngân hàng không phải hạ thấp lãi suất huy động dễ gây giảm và biến động mạnh nguồn tiền gửi và huy động; mặt khác, cho phép ngân hàng mở rộng đầu ra nhờ không buộc phải nâng lãi suất cho vay dễ làm thu hẹp cầu tín dụng trên thị trường. Sự ổn định và hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng trong khi gia tăng dòng tiền bơm vào thị trường là điều kiện tiên quyết cho sự ổn định kinh tế vĩ mô và gia tăng các hoạt động đầu tư xã hội Thứ 4, đã góp phần trực tiếp vào việc góp phần gia tăng các hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế , tạo nền tảng và động lực của sự phát triển xã hội ở hiện tại và tương lai. Cụ thể thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta trong năm 2009 như sau : Thể hiện GDP tăng Quý I 3,14% Quý II 4,46% Quý III 5,67% Quý IV 6,8% Cả năm dự báo 5,2% Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 19% Khu vực công nghiệp và xây dựng 5,4% Khu vực dịch vụ 6,5% Cụ thể ở từng ngành, từng lĩnh vực đều có sự chuyển biến rõ nét. Sản xuất công nghiệp phục hồi khá nhanh, đặc biệt đến tháng 11 tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2008. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng vậy, giá trị sản suất toàn nghành nông, lâm, ngư nghiệp 9 tháng đầu năm tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước. 2.3.2 Tiêu cực 2.3.2.1 Đối với Doanh nghiệp Bên cạnh những tác động tiêu cực thì vẫn còn một số những hạn chế sau: Thứ nhất, liều lượng của gói kích cầu thì chưa phù hợp, đối tượng hạn hẹp vì chỉ có những doanh nghiệp có điều kiện 3 năm làm ăn có lãi thì mới được nhận hỗ trợ từ gói kích cầu. Chính vì thế mà một số Doanh nghiệp vừa và nhỏ không được hưởng lợi gì từ gói kích cầu này. Điều này khiến cho các Doanh nghiệp vốn đang có sức chống lại với cuộc khủng hoảng kinh tế thì lại được tiếp thêm sức, còn các Doanh nghiệp đang thoi thóp vì cuộc khủng hoảng thì lại không được hưởng sự hỗ trợ nào, dẫn đến các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đều phá sản. Thứ 2, tiềm ẩn của lạm phát vẫn chưa được loại trừ hoàn toàn vì một phần nguồn gốc của lạm phát ở nước ta là do cung tiền quá lớn trong thời gian dài, tức là để tạo ra một phần trăm (%) tăng trưởng thì cần một lượng vốn khá lớn so với các nước trong khu vực. Do các Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được Nhà nước hỗ trợ một lượng tín dụng lớn nhưng lại kém hiệu quả, mặt khác các DNNN này lại dùng số tiền đó đầu tư vào những lĩnh vực mang tính đầu cơ cao như chứng khoán và bất động sản, mà không dùng vào việc làm gia tăng hoạt động sản xuất vì thế khiến cho mục đích sử dụng gói kích cầu của chính phủ đi sai hướng. Vì thế các DNNN hay DNTN đều phải nhận thức rõ được việc cần làm, đó là thực hiện hoạt động sản xuất hiệu quả hơn nhờ kỷ luật nhà nước và kỷ luật của thị trường thì nền kinh tế Việt Nam có thể đã được chuẩn bị tốt hơn phần nào để đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế. Thứ 3, nếu không chú trọng kiểm tra, giám sát sẽ làm tăng nguy cơ nảy sinh tham nhũng, thậm chí có thể xuất hiện nhiều loại tội phạm mới có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới các "gói kích cầu" này do sự bắt tay giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp trong việc lập các dự án vay ảo để chiếm đoạt vốn hỗ trợ từ "gói kích cầu". Thứ 4, nguy cơ làm ảnh hưởng sức cạnh tranh của nền kinh tế do việc cho vay theo "gói kích cầu" thiên về quy mô và thành tích, tức góp phần níu kéo, duy trì cơ cấu kinh tế, cũng như cơ cấu sản phẩm và thị trường kinh doanh lạc hậu, kém hiệu quả; đồng thời, làm gia tăng hoặc kéo dài tình trạng bất bình đẳng thị trường giữa các loại hình doanh nghiệp, khu vực kinh tế và các địa phương nếu không tuân thủ tốt các nguyên tắc minh bạch và bình đẳng trong triển khai các "gói kích cầu". Thứ 5, tranh chấp giữa các doanh nghiệp trong việc có quyền được hưởng hỗ trợ từ gói kích cầu là rất dễ xảy ra. Điều này ảnh hưởng đến việc tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng. Đối với nền kinh tế chung Đầu tiên việc quản lý vốn của Chính phủ chưa thật sự chính xác và đúng đối tượng, làm tăng nguy cơ thất thoát, lãng phí các nguồn vốn vay, nếu không được giám sát chặt chẽ; gia tăng gánh nặng nợ nần và các hiện tượng "đầu cơ nóng" với những hệ quả đắt đi kèm cho cả Chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng và xã hội nói chung khi các dự án vay đầu tư được lập ra có chất lượng thấp hoặc triển khai kém, giải ngân không đúng mục đích vay. Thứ 2, do nguy cơ ngân hàng gây khó khăn cho doanh nghiệp để "ăn chia" phần vốn hỗ trợ trong khi thẩm định, cho vay vốn, làm tổn hại lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Thứ 3, đặc biệt, về trung hạn, tăng nguy cơ tạo áp lực tái lạm phát trong tương lai nếu sử dụng không hiệu quả "gói kích cầu" khiến gia tăng tích tụ cân đối hàng - tiền và vi phạm quy luật lưu thông tiền tệ. Thứ 4, do việc thực hiện gói kích cầu còn nhiều hạn chế gây phản tác dụng đến nền kinh tế chung, biểu hiện: Làm cho tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng ở mức cao. Cụ thể như số dư tiền gửi đến cuối tháng 10/2009 là 1.690.450 tỷ đồng, tăng 25,72% so với tháng 12/2008. Tổng phương tiện thanh toán tăng 24% so với tháng 12/2008. Dư nợ tín dụng tăng 39,46% so với tháng 12/2008. Giảm VAT đối với một số mặt hàng (chẳng hạn phụ tùng ô tô) vô tình đã hướng gói kích cầu đến hàng nhập khẩu (vi phạm nguyên tắc số 4 là “ít rò rỉ ra hàng ngoại nhập”). 2.4 Định hướng và thách thức 2010 2.4.1 Một số đặc thù của nền kinh tế Việt Nam Việt Nam thực hiện kích cầu khá hạn chế do tình trạng thâm hụt ngân sách và thương mại ở mức cao và kéo dài. Lạm phát ở Việt Nam trong 2 năm vừa qua cũng rất cao, gây tác động bất lợi về tâm lý mặc dù rủi ro lạm phát trong năm 2009 không lớn do cả hai nhóm yếu tố chi phí đẩy và cầu kéo đều đã đảo chiều. Nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng cũng như bất động sản (đặc biệt ở phân khúc nhà ở cho người có thu nhập thấp) còn rất lớn và đây là một đặc điểm thuận lợi đối với một gói kích cầu dự vào đầu tư công khá phổ biến. Tỷ trọng đầu tư công ở Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới, tuy gây ra một số quan ngại về dài hạn song lại là đặc điểm cần khai thác khi thực hiện kích thích chống sự suy giảm của nền kinh tế trong ngắn hạn. Việc hoạch định chính sách nói chung và gói kích cầu nói riêng được thực hiện trong một môi trường có tính bất định rất cao. Định hướng thực hiện gói kích cầu năm 2010 Để bảo đảm tối ưu hóa hiệu quả kích cầu, các giải pháp sắp tới của chính phủ cần bảo đảm “đúng đối tượng” và “vừa đủ”; đồng thời tập trung kích cầu hàng hóa sản xuất trong nước. Năm 2010 chúng ta vẫn sẽ tiếp tục sử dụng tiếp gói kích cầu vì quy mô của nó tới 9 tỷ USD và được sử dụng đến năm 2011. Sau đây là một số gợi ý đối với việc thực hiện gói kích cầu năm 2010. Kích cầu hướng tới tiêu dùng của người dân Tiếp tục hỗ trợ cho những gia đình nghèo, người lao động có thu nhập thấp với mức hỗ trợ cao hơn. Giảm VAT đối với các mặt hàng có tỷ lệ nội địa hóa cao. Xem xét tiếp tục miễn thuế TNCN trong năm 2010 (trừ thu nhập từ đầu tư vốn). Đẩy mạnh kích cầu đối với khu vực nông nghiệp – nông thôn: + Tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất theo QĐ 497; đồng thời có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao hiệu quả chương trình này. + Đẩy mạnh việc thu mua dự trữ nông sản Kích cầu thông qua các ưu đãi đối với doanh nghiệp Đẩy mạnh hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp thâm dụng lao động. Giám sát chặt chẽ các khoản hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp lớn thâm dụng vốn. Hỗ trợ và khuyến khích các DN xuất khẩu tìm kiếm thị trường XK mới. Kích cầu thông qua chi tiêu của chính phủ Đầu tư cho giáo dục đào tạo, y tế, đặc biệt là các dự án có thể giải ngân ngay và sử dụng nguồn vốn trong nước (tăng lương GV, tăng học bổng …). Đầu tư cơ sở hạ tầng: đặc biệt là tại khu vực nông nghiệp nông thôn, các dự án nhỏ có khả năng triển khai nhanh và hoàn thành sớm: tiếp tục tăng cường mua lương thực của nông dân; xây dựng cơ sở hạ tầng kho chứa lương thực … Tiếp tục thực hiện hỗ trợ đối với các dự án xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp; nhà ở cho công nhân, sinh viên thuê … Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, các dự án án năng lượng sạch để tạo cơ sở cho sự tăng trưởng bên vừng trong tương lai. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính phủ cần ưu tiên giải ngân cho các dự án, công trình có tính chất cấp bách, quan trọng, có khả năng kích thích phát triển kinh tế của vùng, miền, những dự án mang lại nguồn thu ngân sách Nhà nước lớn, tạo việc làm cho người lao động; đồng thời tìm các biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn như vốn ngân sách Nhà nước, vốn TPCP, vốn ODA, tín dụng đầu tư, nhất là đối với các công trình dự án quy mô lớn, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lời kết Như vậy việc thực hiện gói kích cầu 9 tỷ USD đã mang lại những hiệu quả đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam, nó thực sự là một biện pháp hữu hiệu giúp nền kinh tế nước ta phần nào vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính mang tầm thế giới này. Tuy nhiên, con đường để nền kinh tế Việt Nam trở thành một nền kinh tế phát triển và ổn định còn rất rất nhiều chông gai và thử thách, chính vì vậy Chính phủ Việt nam nói riêng và toàn bộ những công dân Việt Nam nói chung cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để thực hiện được mục tiêu tầm cỡ quốc gia này. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Đức Thành (2008), “ Kích cầu vào đâu?”, Sài gòn Tiếp thị, 2008. 2. John Maynard Keynes (1994), Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ; NXB Giáo Dục. 3. PGS. TS Trần Bình Trọng (2008), Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Đại học kinh tế Quốc dân. 4. PGS.TS Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình Lý thuyết tài chính- tiền tệ, NXB Đại học kinh tế Quốc dân. 5. Vụ công tác chính trị bộ giáo dục và đào tạo (2007), Kinh tế vĩ mô, NXB Giáo dục. 6. PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng (12/2009), Thuyết trình kích cầu, Website: www.tailieu.vn 7. Bộ trưởng bộ tài chính Vũ Văn Ninh (18/12/2008), Báo cáo về giải pháp kích cầu, Website: www.mof.gov.vn 8. Phòng phân tích công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn- Hà Nội (2009), Luận bàn về gói kích cầu kinh tế, Website: www.shs.com.vn 9. Phòng phân tích công ty chứng khoán Euro capital (2009), Báo cáo nhận định thị trường- phân tích cơ hội đầu tư, Website: www.tailieu.vn 10. PGS. TS Ngô Hướng- Hiệu trưởng DH Ngân hàng TP HCM (2008), Nguyên nhân và bản chất của khủng hoảng kinh tế tài chính hiện nay- những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, Website: www.caohockinhte.info 11. Cựu Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam- Lê Đức Thúy (2010), Một số vấn đề kinh tế, tiền tệ - ngân hàng năm 2009-2010; Tạp chí Ngân hàng (Số 2+3/2010) 12. PGS. TS Trần Hoàng Ngân- Trường ĐH Kinh tế TP HCM (2009), Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và Thế giới tới Việt Nam, Website: www.vneconomy.vn 13. Thủ tướng chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (2009), Các quyết định thực hiện các gói kích cầu- QĐ443, QĐ497, QĐ579, QĐ622; Website: www.chinhphu.vn 14. Friedman Milton (1962 [2002]), Capitalism and Freedom, Website: www.tailieu.vn 15. Phạm Chi Lan- Viện nghiên cứu phát triển IDS, Kinh tế Việt Nam trong suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008-2009, www.vneconomy.vn 16. PGS.TS Trần Đình Thiên- Viện trưởng viện kinh tế Việt Nam (2009), Báo cáo triển vọng nền kinh tế nhìn từ gói kích cầu, Wesite: www.vnexpress.vn Mục lục Lời mở đầu Chương 1: Lý thuyết kinh tế về vai trò điều tiết của chính phủ 1.1 Lý thuyết về kích cầu và tổng cầu của Keynes 3 1.1.1 Tư tưởng kích cầu 3 1.1.2 Khái niệm kích cầu 8 1.2 Lý thuyết về tổng cầu và kích cầu 8 1.2.1. Chính sách tài khóa 8 1.2.2 Tác động của chính sách tài khóa 14 1.2.3 Chính sách tiền tệ mở rộng 15 1.2.3.1 Định nghĩa chính sách tiền tệ 15 1.2.3.2 Các công cụ chính sách tiền tệ mở rộng 16 1.2.3.2.1 Nghiệp vụ thị trường mở 16 1.2.3.2.2 Chính sách chiết khấu 16 1.2.3.2.3 Dự trữ bắt buộc 17 1.2.4 Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng 18 1.2.4.1 Tác động của tăng cung tiền tới lãi suất cân bằng 18 1.2.4.2 Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng tới thu nhập 19 1.2.4.3 Chính sách tiền tệ mở rộng trong hệ trục mức giá - sản lượng 20 1.2.4.1 Hiệu quả của chính sách tiền tệ 20 1.2.5 Sự tương tác giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 23 1.2.5.1 Phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 23 1.2.5.2 Sự khác nhau giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 24 1.2.5.3 Sự khác nhau về hiệu quả của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 24 1.2.6 Cân đối ngân sách và tác động tiềm ẩn đến nền kinh tế vĩ mô 24 Chương 2: Thực trạng áp dụng các gói kích cầu 2.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh tế thế giới năm 2008-2009 29 2.1.1 Thực trạng khủng hoảng 29 2.1.2 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính 35 2.1.3 Các gói kích cầu của các nước 36 Việt Nam 39 2.2.1 Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến nền kinh tế Việt Nam 39 2.2.2 Giải pháp của chính phủ Việt Nam 49 2.3 Đánh giá các gói kích cầu của Việt Nam 56 2.3.1 Tích cực 56 2.3.1.1 Đối với Doanh nghiệp Việt Nam 56 2.3.1.2 Đối với nền kinh tế chung 58 2.3.2 Tiêu cực 59 2.3.2.1 Đối với Doanh nghiệp 59 Đối với nền kinh tế chung 61 2.4 Định hướng và thách thức 2010 61 2.4.1 Một số đặc thù của nền kinh tế Việt Nam 61 Định hướng thực hiện gói kích cầu năm 2010 62 Lời kết 64 Tài liệu tham khảo 65

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tác động của gói kích cầu đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008- 2009.doc
Luận văn liên quan