MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Trong công cuộc Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhà nước đã có nhiều quan tâm đến việc phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi. Đi đôi với việc xây dựng công trình là việc cung cấp vật liệu xây dựng. Bởi vậy, trong thời gian gần đây, trên địa bàn phía nam tỉnh Hà Tĩnh nói chung và ở huyện Kỳ Anh nói riêng đang ưu tiên phát triển các cơ sở khai thác, chế biến đá phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt phục vụ cho các dự án xây dựng lớn trong Khu kinh tế Vũng Áng như khu liên hợp gang thép Formosa, các nhà máy nhiệt điện, nhà máy chế biến thép, khu tái định cư
Công ty cổ phần khai thác đá Hưng Thịnh nhận thấy đây là thị trường có tính bền vững và sản phẩm của nó có thể phục vụ một cách thiết thực cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, tạo việc làm cho lao động địa phương, đồng thời tăng nguồn thu ngân sách tỉnh nhà.
Qua khảo sát thăm dò của Liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ cho thấy mỏ đá xây dựng tại khu vực Đá Bàn, thôn Hồng Sơn, huyện Kỳ Anh có trữ lượng tương đối lớn, chất lượng đảm bảo cho việc sản xuất đá xây dựng. Báo cáo thăm dò mỏ đá xây dựng tại khu vực Đá Bàn, thôn Hồng Sơn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt tại quyết định số 2871/QĐ-UBND ngày 04 /10/2010.
Dự án nằm tại xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, thuộc khu kinh tế Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh đã được phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025. Dự án cũng nằm trong khu vực được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2007 đến 2015 có xét đến 2020 tại Quyết định số 1651/QĐ-UBND ngày 13/6/2008.
Tuân thủ Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Công ty Cổ phần khai thác đá Hưng Thịnh đã phối hợp với cơ quan tư vấn là Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường khảo sát, lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án trình Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo để chủ đầu tư tiến hành các thủ tục tiếp.
2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.1. Căn cứ pháp luật
Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;Luật Tài nguyên Nước ngày 20/5/1998;Luật Khoáng sản ngày 30/11/2010;Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định về việc thi hành Luật Tài nguyên Nước ;Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày tháng năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổ, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 05 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn đánh giá tác động môi trường, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT, ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;Thông tư số 20/2009/TT-BCT ngày 07/7/2009 của Bộ Công Thương quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên;Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT, ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Môi trường;Quyết định số 2871/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2010 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt Báo cáo thăm dò mỏ đá xây dựng tại khu vực Đá Bàn, thôn Hồng Sơn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh;
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn viện dẫn
TCVN 5178:2004: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên;QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;QCVN 14:2008/BNTMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí;QCVN19:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;QCVN26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;QCVN27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;QCVN 02:2008/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;QCVN 04:2009/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên.
2.3. Nguồn tài liệu và dữ liệu tham khảo
2.3.1. Nguồn tài liệu tham khảo
Trần Ngọc Chấn, 2001, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật;Phạm Ngọc Đăng, 2003, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật;Hồ Sỹ Giao, 2010, Bảo vệ Môi trường trong khai thác mỏ lộ thiên, Nhà xuất bản Giáo dục;Hoàng Xuân Cơ, Phạm Ngọc Hồ, 2006, Giáo trình Đánh giá tác động môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội;Lương Đức Phẩm (chủ biên), 2001, Kỹ thuật Môi trường, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật;
2.3.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập
Báo cáo kết quả thăm dò mỏ đá xây dựng khu vực Đá Bàn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh;Dự án đầu tư khai thác mỏ đá xây dựng khu vực Đá Bàn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh;Thuyết minh Thiết kế cơ sở dự án đầu tư khai thác mỏ đá xây dựng khu vực Đá Bàn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh;
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Trong quá trình thực hiện báo cáo ĐTM của Dự án đầu tư khai thác mỏ đá xây dựng khu vực Đá Bàn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, các phương pháp được sử dụng là:
3.1. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê được sử dụng nhằm thu thập xử lý số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn, KTXH khu vực huyện Kỳ Anh.
3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường
1. Đo đạc, khảo sát chất lượng môi trường
Sử dụng các máy đo, lấy mẫu chuyên dụng để lấy mẫu, đo đạc các chỉ tiêu chất lượng môi trường (chất lượng không khí, tiếng ồn, lấy mẫu nước mặt, nước dưới đất). Vị trí lấy mẫu được định vị bằng máy GPS.
2. Điều tra xã hội
Sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn để khảo sát kinh tế – xã hội.
3.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu trong phòng
Các phương pháp phân tích mẫu nước mặt, nước dưới đất, đất và trầm tích được tuân thủ theo các TCVN về môi trường năm 1995, 1998 và 2001.
3.4. Phương pháp đánh giá nhanh
Phương pháp này do Tổ chức Y tế thế giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng khí thải và các chất ô nhiễm trong nước thải của Dự án.
3.5. Phương pháp điều tra xã hội học
Điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ của 2 xã về tình hình kinh tế xã hội, chất thải và yêu cầu, nguyện vọng của họ liên quan đến Dự án.
Điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ dân trong khu vực Dự án về các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường của Dự án.
3.6. Phương pháp so sánh đối chứng
Dùng để đánh giá hiện trạng và tác động trên cơ sở so sánh số liệu đo đạc hoặc kết quả tính toán với các GHCP ghi trong các TCVN, QCVN hoặc của tổ chức quốc tế.
3.7. Phương pháp mô hình hoá
Phương pháp mô hình hóa đã được sử dụng trong chương III:
Dùng mô hình Gausse để dự báo mức độ và phạm vi lan truyền TSP, SO2, CO, NO2.
3.8. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp được sử dụng hầu như trong suốt quá trình thực hiện Dự án từ bước thị sát, xác định quy mô nghiên cứu, những vấn đề môi trường, khảo sát các điều kiện tự nhiên, sinh thái, nhận dạng và phân tích, đề xuất các biện pháp giảm thiểu, xây dựng chương trình quan trắc môi trường.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án khai thác đá xây dựng tại khu vực Đá Bàn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh do Công ty Cổ phần Khai thác đá Hưng Thịnh chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường.
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Khai thác đá Hưng Thịnh
Đại diện: Ông Nguyễn Ngọc Ân - Giám đốc
Địa chỉ liên hệ: Xóm 9, xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Đại diện: Ông Phạm Anh Tuấn – Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ liên hệ: Số 236 Phong Định Cảng, TP Vinh, Nghệ An
Điện thoại: 0386 250 236, Fax: 0383.592198
E-mail: kttnmt@gmail.com, website: tainguyenvamoitruong.com.vn
Bảng 1. Những thành viên trực tiếp tham gia thực hiện báo cáo
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Khai thác đá Hưng Thịnh
Nguyễn Ngọc Ân
-
Giám đốc
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Phạm Anh Tuấn
Kỹ sư Kinh tế
Giám đốc
Nguyễn Trần Đăng
Kỹ sư Môi trường
Phân tích tác động
Nguyễn Huy Tuấn
Kỹ sư ĐCTV – ĐCCT
Phân tích tác động
Nguyễn Trung Chính
Kỹ sư Khai thác mỏ lộ thiên
Phân tích hệ thống
Lương Thế Lượng
Cử nhân Địa lý Địa chính
Cải tạo, phục hồi MT
Nguyễn Hữu Hải Hoàng
Kỹ sư Công nghệ MT
Xử lý ô nhiễm
Đặng Văn Mạnh
Cử nhânMôi trường
Quan trắc môi trường
Nguyễn Thị Thanh Tâm
Cử nhânMôi trường
Chương trình QLMT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 1
2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1
2.1. Căn cứ pháp luật 1
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn viện dẫn 2
2.3. Nguồn tài liệu và dữ liệu tham khảo 3
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 4
CHƯƠNG 1 : MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 6
1.1. TÊN DỰ ÁN 6
1.2. CHỦ DỰ ÁN 6
1.3. VỊ TRÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN 6
1.3.2. Hiện trạng giao thông 6
1.3.3. Mối quan hệ với các dự án khác 6
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 7
1.4.1. Khối lượng và quy mô của dự án 7
1.4.2. Công nghệ khai thác 8
1.4.3. Các khâu trong dây chuyền công nghệ khai thác 9
1.4.4. Máy móc sử dụng 12
1.4.5. Nhu cầu nhiên liệu 12
1.4.6. Tiến độ thực hiện 13
1.4.7. Tổng mức đầu tư 15
1.4.8. Tổ chức quản lý dự án 15
CHƯƠNG 2 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 17
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN 17
2.1.1. Đặc điểm địa hình 17
2.1.2. Đặc điểm địa chất vùng 17
2.1.3. Đặc điểm khí hậu 18
2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 20
2.2.1. Môi trường không khí 20
2.2.2. Chất lượng nước 21
2.2.3. Hệ sinh thái 23
2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ KỲ PHƯƠNG 23
2.3.1. Phát triển kinh tế 23
2.3.2. Dân số và việc làm 23
2.3.3.Cơ sở hạ tầng 24
2.3.4. Văn hoá, giáo dục 24
2.3.5. Y tế và vệ sinh môi trường 25
2.3.6. Tình hình an ninh 26
CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 27
3.1. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG 27
3.1.1. Các tác động liên quan đến chất thải 27
3.1.2. Đánh giá những tác động không liên quan đến chất thải 33
3.1.3. Những tác động môi trường khác 34
3.1.4. Sự cố thiên tai và mất an toàn lao động 34
3.1.5. Tóm tắt các hoạt động cần kiểm soát trong giai đoạn xây dựng 35
3.2. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT 35
3.2.1 Các tác động liên quan đến chất thải 35
3.2.2. Các tác động không liên quan đến chất thải 40
3.2.3. Đánh giá những tác động của chất thải tới môi trường 43
3.2.4. Sự cố môi trường, rủi ro và thiên tai 48
3.3 TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG SAU GIAI ĐOẠN KHAI THÁC MỎ 49
3.4 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 50
CHƯƠNG 4: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, NGĂN NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 52
4.1. GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU 52
4.1.1. Giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn cải tạo, xây dựng cơ bản mỏ 52
4.1.2. Giảm thiểu tác động trong giai đoạn khai thác 54
4.1.3. Giảm thiểu tác động trong giai đoạn hoàn thổ, phục hồi môi trường 60
4.2. Kỹ thuật An toàn, vệ sinh công nghiệp 60
4.2.1. Trong công tác khoan nổ mìn 60
4.2.2. Quy định về an toàn, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, vận hành máy móc phương tiện vận tải 61
4.2.3. An toàn trong khâu xúc bốc 63
4.2.4. An toàn trong công tác vận tải 63
4.2.5. An toàn về thải đá 63
4.2.6. Vệ sinh công nghiệp 64
4.2.7. An toàn lao động trong khai thác và chế biến đá 64
4.2.8. Giải pháp quản lý và sử dụng vật liệu nổ 65
4.3. Ngăn ngừa và ứng phó sự cố môi trường 65
4.3.1. Phòng chống cháy nổ 65
4.3.2. An toàn điện 66
4.3.3. Phòng chống thiên tai 66
4.3.4. Công tác phòng chống đá đổ, đá văng 66
4.3.5. Phòng chống sự cố sạt lở, bồi lấp 67
4.3.6. Biện pháp giảm thiểu sự cố tai nạn lao động 67
4.4. Cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác 68
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 69
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 69
5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG: 73
5.2.1. Giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng cơ bản 73
5.2.2. Giám sát môi trường trong giai đoạn khai thác và chế biến 73
5.3. Dự toán kinh phí bảo vệ môi trường 74
5.3.1. Kinh phí xây dựng công trình 74
5.3.2. Kinh phí giám sát môi trường 74
5.3.3. Kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường 75
5.4. Chế độ báo cáo 75
5.4.1. Báo cáo quan trắc định kỳ 75
5.3.2. Báo cáo trước khi thực hiện các hạng mục 75
CHƯƠNG 6. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 76
6.1. Ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã Kỳ Phương 76
6.2. Ý kiến của Uỷ ban mặt trận tổ quốc xã Kỳ Phương 76
6.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án 76
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 77
1. KẾT LUẬN 77
2. Kiến nghị 77
3. Cam kết của chủ dự án 78
86 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6806 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá xây dựng núi Đá Bàn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi nó thoát ra ngoài không khí (các thiết bị khoan lỗ mìn hiện đại mà mỏ sẽ áp dụng được trang bị một hệ thống thu bụi). Hệ thống này được lắp đặt trên các máy khoan thông thường mà không ảnh hưởng đến các chức năng khác của máy khoan.
- Trước khi nổ mìn cần phải tưới ẩm để giảm thiểu hàm lượng bụi phát sinh khi phát nổ.
Các lái xe phải tuân thủ các nội dung yêu cầu về tình trạng kỹ thuật xe, chấp hành đúng những quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.
Sử dụng bạt che kín các thùng xe khi vận chuyển đất đá, không chở quá thành xe, không vận chuyển quá trọng tải thiết kế của xe.
- Đường giao thông liên quan đến quá trình chở đá thành phẩm đi tiêu thụ luôn phải được cải tạo, nâng cấp, đồng thời trong quá trình khai thác luôn tưới nước thường xuyên đặc biệt là vào những ngày nắng để hạn chế khả năng khuếch tán bụi ra môi trường xung quanh.
Tất cả các loại xe vận tải vận chuyển và các thiết bị thi công cơ giới phải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường mới được phép hoạt động. Khi chuyên chở vật liệu các xe vận tải phải được phủ bạt kín để tránh rơi vãi vật liệu và giảm phát tán bụi trên đường. Không sử dụng các loại xe vận chuyển quá cũ và không chở vật liệu rời quá tải.
Trồng cây xung quanh khu vực mỏ, hai bên đường giao thông ra vào mỏ để giảm thiểu tiếng ồn, lọc không khí và giảm lượng bụi phát tán (cây thích hợp cho vùng này là bạch đàn, keo lai…). Khoảng cách giữa các cây là 1,5 m.
c/ Bụi từ khu vực chế biến đá
Khu vực chế biến là khu vực sản sinh ra nhiều bụi nhất trong quá trình khai thác và chế biến đá, bởi vậy dự án đã có nhiều biện pháp giảm thiểu trong công đoạn này, cụ thể như sau:
- Do bụi đá có tỷ trọng lớn nên chỉ có tác động trong vòng bán kính 20 - 50 m theo chiều gió, vì vậy biện pháp hữu quả nhất là xử lý cưỡng bức bằng phương pháp phun tưới ẩm đá ở các vị trí sau: khu vực cấp liệu, đầu máy kẹp hàm, đập trục, đập côn, sàng phân loại, đầu rót.
Tuy nhiên, nếu lượng nước tưới ẩm phải được tính toán vừa đủ để giảm bụi, không làm ướt đá thành phẩm. Công ty sẽ áp dụng công nghệ phun sương áp suất thấp theo sơ đồ nêu ở hình 4.3.
Bơm cao áp
Phễu cấp liệu
Đập hàm
Đập trục
Nghiền côn
Sàng phân loại
Đầu rót SP
Đường ống cấp
Vòi phun
Bơm cao áp
Phễu cấp liệu
Đập hàm
Đập trục
Nghiền côn
Sàng phân loại
Đầu rót SP
Đường ống cấp
Vòi phun
Hình 4.3. Hệ thống phun sương áp suất thấp xử lý bụi khu vực nghiền sàng
Sử dụng bạt chắn gió nhằm giảm thiểu sự phát tán của bụi theo chiều gió.
- Trồng cây xanh quanh khu vực chế biến nhằm giảm thiểu lượng bụi trong không gian rộng.
Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như áo quần bảo hộ, khẩu trang chống bụi, găng tay... cho công nhân trực tiếp sản xuất. Đối với khẩu trang chống bụi phải đảm bảo chất lượng lọc được bụi hô hấp để hạn chế bệnh nghề nghiệp do bụi đá gây ra.
Kiểm tra định kỳ bệnh bụi phổi cho công nhân làm việc trực tiếp tại các khu nghiền sàng đá để có biện pháp kịp thời.
d/ Giảm thiểu bụi trong khu vực chứa đá thành phẩm
- Khi bốc xúc, nhất là vào những ngày nắng nóng nếu phát hiện bụi bốc lên cao trong quá trình xúc bốc thì tiến hành phun ẩm. Xe chở đá thành phẩm phải được phủ bạt kĩ trước khi ra khỏi mỏ, tránh làm rơi vãi đá thành phẩm phát sinh bụi trên các tuyến đường giao thông.
- Trồng cây xanh quanh khu vực chứa đá thành phẩm nhằm hạn chế lượng bụi phát tán xung quanh.
3. Giảm thiểu tác động của chất thải
a/ Chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt, ăn uống của công nhân được thu gom vào các thùng rác được đặt tại khu vực văn phòng, thu gom hàng ngày và đào hố ở khu vực sân công nghiệp để tiến hành chôn lấp.
b/ Đất đá thải
Đất đá thải phát sinh từ quá trình bóc tầng phủ sẽ được vận chuyển về bãi thải nằm trong sân công nghiệp. Tuy nhiên hiện nay nhu cầu sử dụng đá bây cho làm đường, giao thông nông thôn ngày càng cao nên lượng đất đá thải được sử dụng triệt để, không gây ô nhiễm môi trường mà còn mang lại một phần lợi nhuận cho công ty.
Lượng đất phủ được lưu giữ tại bãi thải phục vụ công tác hoàn phục, cải tạo môi trường sau khi kết thúc khai thác.
c/ Chất thải nguy hại
Sử dụng lại các loại thùng phuy để chứa dầu thải trong giai đoạn khai thác và tiến hành các biện pháp xử lý đối với loại chất thải này như đã nêu ở phần trên. Xử lí theo quy định của Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4.1.2.2. Giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải
1. Giảm thiểu tác động do tiếng ồn
a/ Tiếng ồn do nổ mìn
Tiếng ồn gây ra do nổ mìn ở khoảng cách 150m có thể đạt 95 -105 dB tuỳ theo phương án điều khiển nổ. Để giảm thiểu ồn trên mỏ có thể áp dụng một số giải pháp sau:
- Nạp thuốc nổ và bua vào lỗ mìn đúng kỹ thuật, việc nạp thuốc nổ và bua không đúng kỹ thuật sẽ gây ra hiện tượng phụt lỗ mìn, không những giảm hiệu quả nổ mìn mà còn tạo ra tiếng ồn rất lớn.
- Điều khiển nổ bãi mìn bằng phương tiện nổ vi sai điện hoặc phi điện, đây là phương pháp tiên tiến, giảm đá văng, giảm sóng địa chấn và sóng va đập không khí… mà còn giảm sự phát thải bụi và tiếng ồn.
- Chọn thời điểm nổ mìn hợp lý để hạn chế tác động của tiếng ồn.
b/ Tiếng ồn từ khu chế biến đá
Tiếng ồn và chấn động do nghiền sàng đá là không lớn, không tác động đến khu vực dân cư xung quanh ở khoảng cách 450m. Tuy nhiên để giảm thiểu mức ồn và sự chấn động trong khu vực này, Công ty sẽ áp dụng các biện pháp sau:
- Căn chỉnh dây chuyền nghiền sàng đá theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Bắt buộc công nhân đứng máy phải đeo nút chống ồn;
- Không nghiền sàng đá vào giờ nghỉ trưa và đêm khuya.
2. Giảm thiểu tác động do chấn động trong nổ mìn
- Trong kỹ thuật nổ mìn, cường độ rung động lòng đất phụ thuộc vào yếu tố sau: Loại chất nổ, kích thước lỗ khoan, độ sâu lỗ khoan, khoảng cách giữa các lỗ khoan, chiều cao của cột thuốc nổ, chiều cao cột búa, tần số nổ, khoảng thời gian ngừng nghỉ. Chủ dự án sẽ nghiên cứu các yếu tố trên để giảm chấn động do nổ mìn.
- Thống nhất lịch nổ mìn, cấm công nhân và người dân ra vào khu vực mỏ trong thời gian nổ mìn.
- Thống nhất lịch nổ với công ty Trường Thịnh, Công ty Phú Doanh, Công ty Quang Vinh… để tiến hành nổ mìn lệch giờ nhau (cách nhau tối thiểu 15 phút) để tránh những tác động cộng hưởng do nổ mìn.
- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân.
- Yêu cầu mọi công nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về nổ mìn và yêu cầu trong tình huống cụ thể của Chỉ huy nổ mìn đề ra.
3. Các tác động đến kinh tế - xã hội
Để giảm thiểu các tác động đến môi trường kinh tế - xã hội, trước hết Công ty sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường không khí, nước mặt, nước dưới đất, môi trường sinh thái để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng;
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các lực lượng dân quân để quản lý công nhân, đảm bảo tốt trật tự an ninh trong khu vực;
- Nâng cao ý thức cho công nhân về bảo vệ môi trường và an toàn lao động;
Khi phát hiện hoạt động của dự án làm hư hỏng cơ sở hạ tầng của địa phương (gây hư hỏng đường liên xã, bồi lắng kênh mương…). Chủ dự án sẽ nghiêm túc thực hiện các giải pháp sau:
- Tạm ngừng sản xuất để phối hợp với chính quyền địa phương làm rõ nguyên nhân dẫn đến hư hỏng, mức độ và tính chất.
- Hoàn trả lại các công trình đã chiếm dụng, làm hư hỏng.
4. Giảm thiểu tác động cộng hưởng của quá trình khai thác
Để giảm thiểu các tác động liên quan thực hiện một số giải pháp sau:
- Chủ đầu tư dự án phối hợp với các doanh nghiệp khai thác đá liền kề thực hiện các giải pháp giảm thiểu chung như: tưới ẩm đường giao thông vào mỏ, hoàn nguyên các tuyến đường đã bị làm hư hại...
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các doanh nghiệp khai thác và chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lao động cho công nhân.
- Phối hợp chặt chẽ xây dựng thời gian nổ mìn theo đúng quy định và đảm bảo thời gian nổ mìn của các mỏ cách nhau tối thiểu 15 phút để tránh các tác động cộng hưởng do nổ mìn.
4.1.3. Giảm thiểu tác động trong giai đoạn hoàn thổ, phục hồi môi trường
Các tác động trong giai đoạn này chủ yếu liên quan đến bụi, tiếng ồn. Để đề xuất giải pháp giảm thiểu cho 30 năm mà chưa xác định được kịch bản tăng trưởng kinh tế, mức độ phát triển công nghệ cho phép chủ dự án ứng dụng... là một điều khó khăn. Tuy nhiên, trên cơ sở các giải pháp giảm thiểu tác động xấu đến bụi, tiếng ồn, độ rung, tác động liên quan đến chất thải... được trình bày trong hai giai đoạn xây dựng cơ bản và khai thác cần phải được chủ dự án nghiêm túc thực hiện trở thành yêu cầu chung của công tác bảo vệ môi trường, một số giải pháp giảm thiểu đối với các tác động xấu trong giai đoạn này được đề xuất như sau:
- Thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động xấu do bụi, khí độc, tiếng ồn và rung động như đã đề cập trong giai đoạn xây dựng cơ bản mỏ và giai đoạn khai thác.
- Đối với các loại chất thải trong quá trình phá dỡ như bùn lắng của nhà vệ sinh, bể tự hoại thuê đơn vị vệ sinh hút, vận chuyển đến nơi xử lý và bãi chứa chất thải xây dựng của địa phương tại thời điểm thực hiện.
- Tạo điều kiện cho công nhân không còn khai thác được học nghề, chuyển đổi việc làm.
- Lắp đặt các biển báo tại khu vực khai trường trong quá trình hoàn thổ, cải tạo môi trường.
- Đánh giá lại thiệt hại và các biện pháp giảm thiểu để tính toán lại số tiền phải trả cho công tác phục hồi môi trường chưa thực hiện được.
4.2. Kỹ thuật An toàn, vệ sinh công nghiệp
4.2.1. Trong công tác khoan nổ mìn
1.An toàn về khoan
Để đảm bảo an toàn đối với khâu khoan nổ mìn, trong quá trình tiến hành khai thác cần các giải pháp cụ thể như sau:
- Quy trình đo vẽ địa hình, lập hộ chiếu khoan, cắm mốc giao cho máy thực hiện trong khoảng thời gian không quá một tuần đối với các khu vực không có máy xúc hoạt động.
- Với các khu vực có máy xúc hoạt động dưới chân tuyến phải thường xuyên cập nhật sự thay đổi địa hình vào bản đồ hiện trạng đảm bảo tính chính xác cao nhất của hộ chiếu.
- Hộ chiếu khoan lập phản ánh đủ các thông số của hộ chiếu, bao gồm: thứ tự lỗ khoan, số lỗ khoan, khoảng cách giữa các lỗ khoan, khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan đầu tiên, chiều sâu từng lỗ khoan …v.v. Dùng máy trắc địa cắm mốc giao đơn vị thi công, sau khi khoan xong cập nhật lại vị trí và đo kiểm tra chiều sâu các lỗ khoan theo thực tế, nếu sai số vượt quá trị số cho phép thì phải yêu cầu khoan lại.
2. An toàn về công tác nổ mìn
Hộ chiếu nổ mìn phải được lập trên cơ sở hộ chiếu khoan và tiến hành thi công theo đúng yêu cầu thiết kế kỹ thuật đã lập. Phải tính toán chi tiết, cụ thể các thông số của từng lỗ khoan như: Chỉ tiêu thuốc nổ căn cứ vào độ kiên cố, mức độ nứt nẻ, phân lớp của đất đá, chiều cao cột thuốc, chiều cao bua, lượng thuốc nổ mồi, loại thuốc nổ sử dụng. Trường hợp thay đổi trong phạm vi một bãi mìn, thì nhất thiết phải được sự đồng ý của trưởng phòng kỹ thuật khai thác và phó giám đốc kỹ thuật mỏ mới được phép thay đổi.
Khoảng an toàn đối với người và các thiết bị phải tính toán chi tiết cụ thể cho từng bãi mìn theo quy phạm an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên.
Việc thực hiện công tác nổ mìn phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy phạm an toàn theo QCVN 02:2008/BCT. Đối với trường hợp những khu vực khai thác có các công trình cần bảo vệ: Đường điện cao thế, kho mìn cần được tính toán xác định qui mô đảm bảo có khoảng cách an toàn cho các công trình trên.
Xác định khoảng cách an toàn khi nổ mìn:
- Khoảng cách an toàn về chấn động đối với nhà và công trình do nổ một phát mìn tập trung theo công thức sau:
Rc =α x kc x
Trong đó: Kc - Phụ thuộc vào tính chất cơ lý của đất đá nơi đặt công trình bị ảnh hưởng Kc = 9.
α: Hệ số phụ thuộc vào chỉ số tác dụng nổ khi n = 1 thì α = 1.
Q - Khối lượng một lần nổ (tuỳ thuộc vào các lần nổ);
Ví dụ bãi nổ tối đa Q = 509,3kg thì Rc = 1 x 9 x = 71 m.
- Khoảng cách an toàn về tác động của sóng không khí
Rb = Kb x
Kb: Hệ số phụ thuộc vị trí lượng thuốc (coi như đặt nửa ngầm) và mức độ an toàn (xác định mức độ an toàn loại I, hoàn toàn không hư hại) Kb = 10;
Q - Khối lượng một lần nổ (tuỳ thuộc vào các lần nổ);
Với bãi nổ Q = 509,3kg thì Rb = 225,7 m.
Như vậy, đối với khu dân cư cách mỏ 450m thì hoàn toàn tránh được các sự cố do nổ mìn có thể gây nguy hại cho công trình và con người do tác động của sóng đập trong nổ mìn.
4.2.2. Quy định về an toàn, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, vận hành máy móc phương tiện vận tải
4.2.2.1. Bảo quản và vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp
- Bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, chống mất cắp, giữ được chất lượng nhập vào và cấp phát tiêu thụ thuận tiện.
- Kho chứa thuốc nổ phải đắp thành đê bao quanh để trong trường hợp nổ nó sẽ hướng sóng nổ và mảnh vụn lên phía trên, như vậy sẽ bảo vệ các công trình gần đó khỏi bị phá hủy.
- Kho bảo quản vật liệu nổ đã được nghiệm thu và cho phép đưa vào sử dụng (có lý lịch kho và biên bản nghiệm thu theo yêu cầu).
- Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp: Đơn vị ký hợp đồng thuê bên bán đảm trách.
Yêu cầu cụ thể khi xây dựng kho chứa thuốc nổ và VLNCN:
- Kho chứa VLNCN phải được thông gió (tự nhiên hay cưỡng bức), chống dột tốt. Tuỳ theo từng vùng, kho phải có lỗ thông hơi và các cửa sổ để thông gió tự nhiên cho tốt. Chỉ được mở cửa sổ và cửa đi để thông gió vào những lúc trời quang đãng;
- Các nhà kho chứa VLNCN phải quay theo hướng Bắc - Nam để tránh ánh sáng mặt trời chiều trực tiếp vào trong nhà. Trường hợp địa hình phức tạp thì cũng không được bố trí lệnh hướng Bắc - Nam lớn hơn 15 độ;
- Trong phạm vi kho phải có rãnh thoát nước, rãnh phải có độ nghiêng, kích thước phù hợp để tiêu nước nhanh;
- Đường ra vào kho và đường đi đến từng nhà kho phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, đi lại thuận lợi và phải luôn giữ sạch sẽ;
- Khoảng cách giữa các nhà kho và khoảng cách từ nhà kho đến các công trình ngoài phạm vi kho phải bảo đảm các yêu cầu tại khoản 8, điều 4, QCVN02:2008/BCT;
- Các kho phải có hàng rào bao quanh. Ngoài hàng rào phải có khu vực cấm các hoạt động tụ họp, đốt lửa ít nhất 50 m kể từ hàng rào. Giới hạn và qui chế sử dụng vùng cấm do cơ quan quản lý kho và cơ quan công an địa phương qui định.
4.2.2.2. Quy định về an toàn đối với các phương tiện vận tải và vận hành các loại máy chuyên dụng
a. Đối với ô tô vận tải
- Lái xe phải thường xuyên bảo dưỡng xe theo quy định kỹ thuật;
- Trước lúc xe hãm bánh, xe phải đảm bảo các thông số kỹ thuật tốt, khi xe đang hoạt động làm nhiệm vụ, lái xe phải chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông;
- Mỗi xe phải có sổ nhật trình xe như đã quy định;
- Khi chuyên chở đất đá không được vượt quá trọng tải quy định;
- Phía trên ca bin của ô tô chuyên dùng vận chuyển đất đá phải có tấm chắn để bảo vệ an toàn hoặc ca bin phải được thiết kế có đủ độ bền chặt chống được bóp méo khi vận chuyển đất đá rơi vào.
- Xe chạy trên đường phải có lệnh điều xe hay phiếu vận tải hàng, trong đó ghi rõ hành trình, địa điểm nơi bốc dỡ hàng;
- Cấm cho người ngồi ở mui xe hoặc đu bám phía ngoài thành xe, ở bậc lên xuống. Trong lúc xe chạy, khi xe chưa dừng hẳn không cho người lên xuống xe;
- Trong khi chờ nhận đất đá, xe phải đứng ngoài phạm vi hoạt động của gầu máy xúc. Chỉ sau khi nhận tín hiệu cho phép của người lái mới được vào nhận hàng và khi nhận hàng xong người lái máy xúc phát tín hiệu thì lái xe mới được rời vị trí chất hàng.
b. Đối với máy gạt, máy xúc
- Việc gạt hay xúc phải tiến hành theo quy định và chỉ dẫn của người quản lý;
- Công nhân điều khiển máy phải theo dõi thường xuyên về: nhiệt độ, áp suất, tiếng kêu của máy;
- Khi máy xúc không làm việc phải di chuyển máy đến vị trí an toàn, hạ gầu xuống đất, cắt điện, đóng buồng máy, cắt điện ngoài trời;
- Khi di chuyển máy xúc, gầu phải dỡ hết tải không còn đất đá hoặc khoáng sản.
4.2.3. An toàn trong khâu xúc bốc
Các máy xúc hoạt động trên mặt bằng dưới chân núi phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Thực hiện đúng giới hạn kế hoạch và trình tự thi công theo hộ chiếu đã được phê duyệt;
- Trong quá trình xúc nếu gặp sự cố đá treo trên gương tầng, sụt lún, sạt lở… gây nguy hiểm cho người và thiết bị phải có biện pháp xử lý tạm thời và báo ngay cho các phòng ban có liên quan để tìm biện pháp khắc phục đảm bảo an toàn;
- Khi hết ca làm việc trong thời gian bàn giao ca các máy xúc đều phải rút ra khỏi khu vực xúc và cách đống đá một đoạn ≥ 20 m;
- Luôn duy trì khoảng cách an toàn từ mép chân tuyến đến vị trí thiết bị làm việc từ 5 ÷ 10 m;
- Khi có những trận mưa lớn kéo dài phải nghỉ việc, di chuyển thiết bị ra khỏi vùng có thiết bị ảnh hưởng của đá lở.
4.2.4. An toàn trong công tác vận tải
Các xe ô tô trước khi làm việc đều phải kiểm tra an toàn, chỉ những xe đảm bảo đầy đủ điều kiện an toàn theo quy định của Nhà nước mới được đưa vào làm việc. Khi hoạt động các lái xe phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về luật lệ giao thông, các nội quy và quy trình và quy định của mỏ, của xí nghiệp ban hành.
Hệ thống đường vận tải thường xuyên được duy trì bảo dưỡng, sửa chữa, mùa mưa phải có kế hoạch chống lầy, chống trượt cho ô tô trên các tuyến dốc, đường nền mềm yếu.
4.2.5. An toàn về thải đá
Trên bề mặt tầng thải phải luôn luôn đảm bảo đủ diện tích quay xe ôtô và đổ đá thải với bán kính vòng tối thiểu của bãi thải đảm bảo đủ theo “Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên TCVN 5178:2004” Ngoài ra, phải luôn duy trì độ dốc dọc vào phía trong của bãi thải để thoát nước tốt, không để bề mặt tầng thải lầy lội, sụt lún gây nguy hiểm cho thiết bị và người.
Trong quá trình đổ thải nếu gặp các sự cố như sụt lún, nứt nẻ gây nguy hiểm phải ngừng ngay và kịp thời báo cáo cho các phòng ban liên quan để kịp thời xử lý.
4.2.6. Vệ sinh công nghiệp
- Trang bị bảo hộ lao động, chống tiếng ồn, chống bụi, an toàn lao động cho công nhân mỏ theo đúng quy định của tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
- Trên các máy khoan phải trang bị hệ thống thu lọc, phun nước sương mù nhằm hạn chế tối đa lượng bụi, bảo vệ môi trường môi sinh.
- Hạn chế các loại khí như CO, NO cần sử dụng những loại thuốc nổ có cân bằng ôxy bằng 0.
4.2.7. An toàn lao động trong khai thác và chế biến đá
Được quy định trong TCVN 5178:2004, Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên.
4.2.7.1. An toàn khi vận hành máy khoan
Trước khi khởi động máy khoan, người vận hành máy phải kiểm tra dây cáp điện, trục máy, đường ống dẫn khí nén, van an toàn... Những máy khoan sử dụng điện phải tiếp đất thân máy, động cơ và phải thực hiện đúng những quy định an toàn về điện theo các tiêu chuẩn hiện hành.
Công nhân vận hành máy khoan không được:
- Rời khỏi máy khoan khi máy đang hoạt động;
- Để các dụng cụ ở cạnh các bộ phận chuyển động của máy;
- Bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các chi tiết hoặc làm vệ sinh công nghiệp khi máy đang hoạt động;
- Để người không có nhiệm vụ có mặt trên máy.
4.2.7.2. An toàn khi vân hành máy khoan khí ép cầm tay
Thợ khoan phải được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ, gọn gàng. Khi mở lỗ khoan phải cho máy quay chậm và tăng tốc độ dần đến ổn định. Không được dùng tay giữ choòng khi khoan mở lỗ.
Mỗi máy khoan phải có hai người phục vụ trong một ca. Khi máy khoan làm việc phải giữ búa bằng tay, không được dùng chân giữ búa.
4.2.7.3. An toàn khi vận hành máy nén khí
Người vận hành máy nén khí phải:
- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ của nước làm lạnh, áp suất, tiếng ồn, độ rung... của máy;
- Đảm bảo không khí đưa vào máy qua bộ lọc bụi và hơi nước;
- Đảm bảo chế độ bôi trơn, bảo dưỡng và vận hành máy nén khí theo đúng các quy định hiện hành;
- Cho máy ngừng hoạt động và tìm biện pháp khắc phục, khi:
+ Áp suất tăng quá áp suất quy định;
+ Van an toàn không làm việc;
+ Nhiệt độ máy tăng quá nhiệt độ quy định;
+ Có tiếng kêu không bình thường.
4.2.7.4. An toàn trong việc xúc gạt
Thợ lái máy xúc, máy gạt phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
- Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để điều khiển máy do y tế cấp;
- Đã được đào tạo sử dụng về các loại máy này;
- Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về kỹ thuật an toàn.
Thợ lái máy phải chú ý tới vách đất đá đang xúc. Nếu có hiện tượng sụt lở thì phải di chuyển máy ra nơi an toàn và báo cho cán bộ chỉ huy trực tiếp biết để có biện pháp xử lý.
4.2.8. Giải pháp quản lý và sử dụng vật liệu nổ
4.2.8.1. Giải pháp quản lý
- Công ty thành lập một tổ chuyên trách về an toàn vệ sinh môi trường, trong đó chịu trách nhiệm quản lý vật liệu nổ và chịu trách nhiệm nếu số lượng vật liệu nổ bị thất thoát ra ngoài.
- Lập “Phương án nổ mìn” và chỉ được nổ mìn sau khi được cơ quan chức năng thẩm định phương án nổ mìn.
- Tiến hành nổ mìn theo hộ chiếu nổ mìn đã được Giám đốc điều hành mỏ phê duyệt.
4.2.8.2. Sử dụng vật liệu nổ
Việc sử dụng vật liệu nổ phải tuân thủ nghiêm ngặt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp QCVN 02:2008/BCT.
4.3. Ngăn ngừa và ứng phó sự cố môi trường
4.3.1. Phòng chống cháy nổ
Trong quá trình khai thác phải định kỳ kiểm tra công tác phòng cháy và chữa cháy. Tuyệt đối tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy do các cơ quan chức năng ban hành.
- Thông tin, biển báo cho mọi người làm việc, qua lại về mức độ nguy cơ cháy nổ, lỗ thoát hiểm v.v…
- Cán bộ công nhân viên làm công tác quản lý, vận chuyển bảo quản và sử dụng vật liệu nổ, vật dễ cháy phải được học tập, kiểm tra sát hạch, hiểu biết về quy phạm an toàn vật liệu.
- Tổ chức lực lượng PCCC tại chỗ, giáo dục tuyên truyền và huấn luyện cho CBCNV về công tác PCCC.
- Trang bị đầy đủ các loại phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại các khu vực và được kiểm tra thường xuyên; xây dựng hệ thống bể chứa nước chữa cháy.
- Xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy phù hợp để sẵn sàng đối phó kịp thời trong mọi trường hợp một cách chủ động và có hiệu quả.
4.3.2. An toàn điện
- Chống sét mặt bằng sân công nghiệp:
Chống sét mặt bằng sân công nghiệp và các nhà xưởng: Dùng các cột thu lôi độc lập có chiều cao h = 19,5 m. Tiếp địa cho các cột thu lôi chống sét từng cột riêng biệt. Điện trở tiếp địa của mỗi hố đo sau khi thi công song phải đảm bảo Rđ ≤ 10 Ω.
Các trạm biến áp, các máy công tác sử dụng điện và lưới điện trên khai trường theo phương thức trung tính không nối đất. Các trạm biến áp, máy công tác sử dụng điện và lưới điện trên mặt bằng, xưởng sửa chữa cơ khí, xưởng sàng, bơm nước sinh hoạt theo phương thức trung tính nối đất.
- Tiếp đất an toàn cho người và thiết bị
Trạm biến áp, các nhà xưởng, đường dây cao thế, đường dây và cáp hạ thế 0,4kV… dùng các dây thép tròn Φ 10mm nối với động cơ, vỏ tủ điện bảng điện và lõi thứ 4 của cáp điện… rồi nối xuống hệ thống dây và cọc tiếp điện chôn ngầm dưới đất. Điện trở tiếp địa của cả hệ thống phải đảm bảo Rđ ≤ 4 Ω.
- Khi lắp đặt các thiết bị điện và hệ thống điện cần theo đúng quy định và đúng kỹ thuật. Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, các phụ tải và các thiết bị điện.
- Khi vận hành thiết bị điện phải theo đúng quy trình, đúng thao tác và sử dụng dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm việc.
- Xây dựng nội quy về an toàn sử dụng điện, phổ biến một số hiểu biết cơ bản về an toàn điện cho cán bộ công nhân viên.
4.3.3. Phòng chống thiên tai
- Thành lập đội phòng chống bão lụt, đội ứng cứu tại chỗ.
- Xây dựng phương án phòng chống bão lụt trước mùa bão.
- Thường xuyên liên lạc với Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tại địa phương để cập nhật thông tin, học tập và trao đổi kinh nghiệm phòng chống lụt bão.
4.3.4. Công tác phòng chống đá đổ, đá văng
- Tại những nơi nguy hiểm, Công ty sẽ xây dựng tường hỗ trợ đỡ vách đá hay cần thêm để phòng đá đổ, lăn trên các sườn dốc xuống chân núi.
- Tính khoảng cách an toàn, trước khi nổ mìn phải cử người cảnh giới ở tất cả các ngả đường vào khu vực mỏ trong bán kính 300m, dùng tín hiệu báo động khi chuẩn bị và kết thúc nổ mìn.
- Trước khi tiến hành nổ mìn lần đầu, đơn vị cần thông báo cho chính quyền địa phương, công an và người dân sống trong khu vực giáp ranh biết về thời gian, địa điểm nổ mìn lần đầu, hàng ngày, giới hạn của vùng nguy hiểm, về các tín hiệu, ý nghĩa của các tín hiệu dùng khi báo động nổ mìn.
- Trước khi nổ mìn tất cả các loại kíp nổ phải được kiểm tra điện trở bằng máy đo điện trở chuyên dùng. Việc kiểm tra điện trở của kíp được làm ở khu vực không có dân cư và cách xa kho vật liệu nổ.
- Thường trước khi nổ 15 phút, người lãnh đạo công tác nổ mìn phải kiểm tra các trạm gác và đưa thợ mìn ra khỏi bãi đến vị trí an toàn, kiểm tra kỹ các phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác nổ mìn.
4.3.5. Phòng chống sự cố sạt lở, bồi lấp
- Trong quá trình khai thác để hạn chế và giảm thiểu hiện tượng sạt lở moong khai thác, bồi lấp chủ dự án đã phải lựa chọn phương pháp khai thác, đổ thải hợp lý, cụ thể có các biện pháp sau:
- Đào rãnh thoát nước nhằm hạn chế nước chảy tràn qua khu vực mỏ. Nước thoát ra từ mỏ được xử lý lắng trước khi đổ ra khe suối hoặc sẽ được tận thu phục vụ cho công tác giảm thiểu bụi trong khu vực khai thác.
- Quy hoạch đổ thải hợp lý, sử dụng bãi thải trong tức là mặt bãi thải có độ dốc 2-3% hướng vào phía trong (sát sườn núi). Vị trí bãi thải của dự án được quy hoạch ở phia Tây sân Công nghiệp, sơ đồ phần phụ lục.
- Củng cố và chỉnh sửa lại bờ mỏ trong quá trình khai thác nhằm ngăn ngừa đá bị cuốn trôi, sạt lở.
- Lựa chọn thời điểm khai thác thích hợp dựa trên phân tích chế độ thủy văn dòng chảy: khai thác chủ yếu vào mùa khô thời tiết thuận lợi, nước cạn, còn vào mùa mưa do mưa bão xẩy ra liên tục nên dòng chảy xiết, lên xuống thất thường, không đảm bảo an toàn.
- Sau khi kết thúc khai thác Công ty sẽ tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường và bàn giao cho đất lại cho địa phương.
4.3.6. Biện pháp giảm thiểu sự cố tai nạn lao động
4.3.6.1. Biện pháp an toàn lao động:
- Trong biên chế của công ty, bố trí 01 cán bộ y tế và trang bị tủ thuốc, dụng cụ thiết bị y tế để sơ cứu người bị nạn trong trường hợp xấu xẩy ra.
- Cán bộ, công nhân khi làm việc phải trang bị dụng cụ bảo hộ lao động đầy đủ.
- Thường xuyên nhắc nhở mọi người về ý thức bảo vệ an toàn lao động.
- Thực hiện chế độ khen thưởng và xử phạt trong việc thực hiện các quy trình kỹ thuật, quy tắc an toàn lao động.
- Có lực lượng chuyên trách và phương tiện phù hợp để có thể chủ động đối phó với mọi điều kiện khắc nghiệt nhất là về mưa lũ.
- Hệ thống biển báo, bảng khẩu hiệu nhắc nhở về an toàn lao động sẽ bố trí hợp lý tại các điểm dễ quan sát và tập trung đông công nhân.
- Theo dõi hàng ngày bản tin thời tiết để phòng ngừa mưa lũ bất thường.
4.3.6.2. Phòng tránh bệnh nghề nghiệp
Như đã đánh giá, bệnh đáng kể nhất và cần quan tâm đối với người công nhân mỏ là bệnh bụi phổi, hậu quả của việc tiếp xúc thường xuyên với môi trường làm việc bị ô nhiễm bụi. Các đề xuất đối với bệnh này là ưu tiên các giải pháp phòng tránh. Cụ thể:
Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu hạn chế tối đa ô nhiễm bụi.
Trang bị đồ bảo hộ đầy đủ cho công nhân theo tiêu chuẩn quy định bệnh nghề nghiệp (theo hướng dẫn của cán bộ ngành y tế), đặc biệt là khẩu trang để phòng tránh bệnh bụi phổi và viêm đường hô hấp.
Chủ đầu tư phải luân phiên thay đổi công nhân làm việc tại khu vực ô nhiễm bụi nặng, khu đập đá, nghiền đá.
Công ty đảm bảo mua đầy đủ các bảo hiểm thân thể, bảo hiểm y tế cho 100% lao động tại mỏ để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Tiến hành tổ chức tập huấn kiến thức phòng bệnh và sơ cấp cứu cơ bản cho công nhân dưới sự hướng dẫn của cán bộ ngành y tế.
Giám sát thường xuyên sức khỏe của người lao động theo cách định kỳ tổ chức khám sức khỏe cho công nhân mỏ thông qua các bệnh viện địa phương, trung tâm y tế dự phòng,… (đề xuất tần xuất giám sát là 1 năm/lần).
4.4. Cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Các hạng mục hoàn thổ môi trường sẽ được Công ty trình bày rõ trong dự án cải tạo phục hồi môi trường theo quyết định 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ và thông tư 34/2009/TT-BNTMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
Phương án cái tạo khu vực khai thác được trình bày cụ thể trong Dự án cải tạo, phục hồi môi trường riêng. Phương án được chọn là: cải tạo khu vực xung quanh moong khai thác, phần đáy mỏ được san gạt được phủ lớp đất màu sau đó trồng cỏ.
Các công việc và công trình cần thực hiện là:
Củng cố bờ moong khai thác tầng đất, tầng đá;
San gạt bãi thải;
Lập hàng rào, biển báo;
Trồng cỏ ở moong khai thác;
Tạo hệ thống thoát nước cho hố mỏ;
Tháo dỡ các công trình không còn sử dụng.
Sau khi dự án Cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện sẽ góp phần đáng kể trong việc cải tạo môi trường khu vực mỏ và các vùng lân cận, cụ thể như sau:
- Phủ xanh các bãi thải và moong khai thác;
- Hạn chế và khắc phục được các hiện tượng xói mòn, sạt lở;
- Ngăn ngừa được bụi và tiếng ồn;
- Cải thiện môi trường không khí, nước và sinh vật;
- Tạo cảnh quan khu vực xanh, sạch đẹp.
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Chương trình quản lý môi trường của dự án được tổng hợp trong bảng 5.1.
Bảng 5.1. Chương trình quản lý môi trường
TT
Hoạt động của dự án
Chất thải
Biện pháp giảm thiểu
Cơ quan thực hiện
Cơ quan giám sát, kiểm tra
Giai đoạn xây dựng
1
- Hoạt động của máy đào, máy xúc , máy san,...
- Hoạt động của các loại ôtô chuyên dùng vận chuyển nguyên vật liệu
Khí thải
Bụi
- Các loại phương tiện tham gia thi công đảm bảo chất lượng.
- Tưới ẩm các vị trí đào đất, các tuyến đường thi công, vận chuyển.
- Chủ dự án
- Cơ quan xây dựng
- Chủ dự án giám sát
- UBND xã Kỳ Phương có trách nhiệm kiểm tra quá trình thực hiện dự án.
- Cơ quan bảo vệ môi trường cấp tỉnh, huyện
2
- Nước rửa các trang thiết bị, phương tiện thi công, nước làm mát động cơ máy
- Dầu mỡ thải bỏ từ các phương tiện vận chuyển, phương tiện thi công
- Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân.
- Nước mưa chảy tràn từ khu vực công trường
Chất thải lỏng
- Với nước thải sinh hoạt
Xây dựng nhà vệ sinh cố định phục vụ cho giai đoạn thi công xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động.
- Với nước thải trong quá trình thi công
Dầu mỡ thải được chứa trong các phuy cất giữ nơi có mái che, cách xa khu dân cư, được xử lý cùng lượng dấu mỡ thải ra khi dự án đi vào hoạt động
- Nước mưa chảy tràn
Nước mưa một phần được ngấm xuống đất, bốc hơi, còn lại thu gom đổ ra khe suối gần khu vực dự án.
- Chủ dự án
- Chủ dự án giám sát
- UBND xã Kỳ Phương có trách nhiệm kiểm tra quá trình thực hiện dự án.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý KKT Vũng Áng.
3
- Vận chuyển đất đá từ việc bóc tầng phủ.
- Chất thải rắn xây dựng rơi vãi trong quá trình vận chuyển.
- Đất đá thải trong quá trình thi công, làm đường.
- Chất thải sinh hoạt của công nhân khi tham gia thi công tại công trường.
Chất thải rắn
- CTR phát sinh trong thi công, xây dựng
Sử dụng chất thải rắn, phế liệu là các chất trơ dừng để hoàn thổ, làm đường, san lấp.
- CTR sinh hoạt
Rác thải không có khả năng tái chế đều được thu gom và tiến hành chôn lấp.
- Chất thải nguy hại
Thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Chủ dự án
- Cơ quan xây dựng
- Chủ dự án giám sát
- UBND xã Kỳ Phương có trách nhiệm kiểm tra quá trình thực hiện dự án.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý KKT Vũng Áng.
4
- Trong quá trình vận hành của các máy móc thi công
- Trong quá trình sinh hoạt của công nhân
- Tiếng ồn
- Độ rung
- Không thi công vào sau 22h đêm hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau.
- Việc sử dụng các loại máy khoan, búa phải đúng công suất.
- Chủ dự án
- Cơ quan xây dựng
- Chủ dự án giám sát
- UBND xã Kỳ Phương có trách nhiệm kiểm tra quá trình thực hiện dự án.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý KKT Vũng Áng.
Giai đoạn khai thác và chế biến
1
Phát sinh trong quá trình khoan phá đá, nổ mìn.
Phát sinh trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển nguyên vật liệu về kho.
Phát sinh trong quá trình đổ đá vào phễu tiếp liệu; chuyển đổi giữa các băng tải vận chuyển.
Phát sinh trong quá trình đập, nghiền đá tại chỗ.
Phát sinh từ các phương tiện máy móc khai thác, vận chuyển nguyên vật liệu sử dụng nhiên liệu.
Khí thải, bụi
- Thường xuyên tưới ẩm vào các vị trí bốc dỡ, đổ đá nhằm hạn chế bụi phát tán.
- Trồng cây xanh quanh khu vực chứa đá thành phẩm, hai bên đường vào mỏ và xung quanh mỏ.
- Khu vực nghiền sàng được xây dựng tại nơi khuất gió, có thiết bị thu gom bụi, có hệ thống phun sương đặt tại trạm nghiền sàng.
- Trồng cây xanh quanh khu vực chế biến, khu thành phẩm, hai bên đường vào mỏ và xung quanh mỏ.
Chủ dự án
- UBND xã Kỳ Phương;
- - Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý KKT Vũng Áng..
2
Dầu thải từ các thiết bị máy móc.
Nước mưa chảy tràn từ khai trường và sân khai thác chế biến, khu nhà ở.
Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên.
Chất thải lỏng
- Nước thải trong khai thác, chế biến
- Nước sản xuất trong công nghệ khai thác và chế biến ít, lượng nước này được đưa vào bể lắng để xử lý.
- Nước thải có chứa dầu mỡ được thu gom qua hệ thống dẫn có vách ngăn để thu váng dầu
- Nước thải sinh hoạt
- Nguồn thải sinh hoạt sau khi được xử lý qua các hầm tự hoại cùng với nước thải trong quá trình tắm, giặt...sẽ được đưa vào bể lắng và thải.
- Nước mưa chảy tràn
- Một phần ngấm xuống đất, bay hơi, phần còn lại thu qua rãnh, đê bao vào hố lắng và nước này được tái sử dụng vào mục đích tưới ẩm.
Chủ dự án
- UBND xã Kỳ Phương và cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện các công trình môi trường của dự án
- Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý KKT Vũng Áng.
3
- Chất thải công nghiệp: đất phủ, đá thải.
- CTNH bao gồm các loại dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu mỡ...
- CTSH từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên
Chất thải rắn
- Chất thải rắn sản xuất
Thường xuyên thu dọn các chất thải rắn để tái sử dụng vào mục đích đóng táp lô.
- Chất thải rắn sinh hoạt
Rác thải được thu gom và tiến hành chôn lấp, các hố chôn lấp có kích thước 9m3.
- Chất thải nguy hại
Thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chủ dự án
UBND xã Kỳ Phương và cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện các công trình môi trường của dự án.
4
Hoạt động khoan nổ mìn, máy móc khai thác và các phương tiện vận chuyển; hoạt động đập, nghiền sàng.
- Tiếng ồn
- độ rung
- Sử dụng công nghệ hiện đại, và thường xuyên bảo dưỡng thiết bị máy móc, sử dụng kíp nổ vi sai, đặt lớp vật liệu cách rung.
- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân.
- Thực hiện quy định bắt buộc về vệ sinh an toàn lao động theo TCVN 5308 – 1991.
- Trồng cây xanh quanh khu vực chứa đá thành phẩm, hai bên đường vào mỏ và xung quanh mỏ.
Chủ dự án
UBND xã Kỳ Phương và cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện các công trình môi trường của dự án.
5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG:
5.2.1. Giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng cơ bản
5.2.1.1. Giám sát môi trường không khí xung quanh
Giám sát môi trường xung quanh chỉ tiến hành đối với không khí.
- Chỉ tiêu giám sát: Bụi tổng số, bụi PM10, CO, SO2, NO2, Tiếng ồn.
- Vị trí: + 01 mẫu không khí tại vị trí mở mỏ.
+ 01 mẫu không khí tại vị trí làm đường từ trạm nghiền sàng vào mỏ.
+ 01 mẫu không khí tại vị trí dự kiến xây dựng trạm nghiền sàng.
- Tần suất: Do công tác XDCB mỏ tiến hành chỉ trong vòng 6 tháng nên tiến hành giám sát 1 lần vào tháng thứ 3 từ lúc bắt đầu giai đoạn xây dựng.
- Tiêu chuẩn, so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN19:2009/BTNMT QCVN26:2010/BTNMT, QCVN27:2010/BTNMT
5.2.1.2. Giám sát nước thải sinh hoạt
- Chỉ tiêu: pH, TSS, tổng Nitơ, tổng Photpho, COD, BOD, Coliforms.
- Vị trí: mẫu nước thải đã qua xử lý tại khu vực nhà văn phòng.
- Tần suất: lấy mẫu 01 lần vào tháng thứ 3 từ khi bắt đầu giai đoạn xây dựng.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT, cột B.
5.2.2. Giám sát môi trường trong giai đoạn khai thác và chế biến
5.2.2.1. Giám sát môi trường xung quanh
- Chỉ tiêu giám sát: Bụi tổng số, Bụi PM10, CO, SO2, NO2, Tiếng ồn, độ rung.
- Vị trí:
+ 01 mẫu tại Khai trường.
+ 01 mẫu tại đường vận chuyển đá từ khu chế biến ra QL1A.
+ 01 mẫu tại khu chế biến.
+ 01 mẫu tại khu vực văn phòng.
- Tần suất: 3 tháng/lần.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN19:2009/BTNMT QCVN26:2010/BTNMT, QCVN27:2010/BTNMT
5.2.2.2. Giám sát chất lượng nước mặt
- Chỉ tiêu: pH, TSS, tổng Nitơ, tổng Photpho, COD, BOD5, Coliforms, Dầu mỡ
- Vị trí: 01 mẫu nước mặt khe Miễu.
- Tần suất: 6 tháng/lần.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1.
5.2.2.3. Giám sát nước thải sinh hoạt
- Chỉ tiêu: pH, TSS,, tổng Nitơ, tổng Photpho, COD, BOD, Coliforms, Dầu mỡ
- Vị trí: 01 mẫu nước thải tại nguồn thải đã qua xử lý sau bể phốt của khu văn phòng.
- Tần suất: 3 tháng/lần
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT.
Sơ đồ vị trí giám sát ở phần phụ lục.
5.3. Dự toán kinh phí bảo vệ môi trường
5.3.1. Kinh phí xây dựng công trình
Kinh phí thực hiện các công trình bảo vệ môi trường ở bảng 5.1.
Bảng 5.1. Kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường
TT
Tên công trình
Kinh phí
(triệu đồng)
1
Hệ thống phun sương xử lý bụi trong khu nghiền sàng
15
2
Rãnh thu gom nước mưa quanh moong khai thác
20
3
Rãnh thu nước mưa trong khu điều hành và khu chế biến
20
4
Hố lắng
50
5
Hệ thống bể tự hoại, nhà tắm khu điều hành
15
5
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
20
7
Thùng đựng rác thải sinh hoạt (5 thùng)
10
8
Thùng đựng dầu nhớt thải (2 thùng)
4
Tổng
154
5.3.2. Kinh phí giám sát môi trường
Kinh phí giám sát môi trường thực hiện theo đơn giá ban hành kèm theo Quyết định 03/2011/QĐ-UBND ngày 10/3/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành đơn giá quan trắc, phân tích môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Bảng 5.3. Khái toán kinh phí giám sát môi trường
Stt
Hạng mục
Thông số
Số mẫu
Tần suất
Thành tiền
Giai đoạn xây dựng (26 tháng)
1
Không khí
Bụi tổng số, bụi PM10, CO, SO2, NO2
3
1 lần
1.727.000
2
Tiếng ồn
Laeq
3
1 lần
210.000
3
Nước thải
pH, TSS, tổng Nitơ, tổng Photpho, COD, BOD, Coliforms
1
1 lần
1.934.000
Giai đoạn hoạt động
4
Không khí
Bụi tổng số, Bụi PM10, CO, SO2, NO2,
4
4 lần/năm
6.908.000
5
Ồn và rung
Laeq, gia tốc rung
4
4 lần/năm
208.000
6
Nước mặt
pH, TSS, tổng Nitơ, tổng Photpho, COD, BOD5, Coliforms, Dầu mỡ
1
4 lần/năm
1.265.000
Nước thải
pH, TSS, tổng Nitơ, tổng Photpho, COD, BOD, Coliforms
1
4 lần/năm
1.934.000
Tổng (tính cho 1 đợt quan trắc)
10.315.000
5.3.3. Kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường
Thực hiện theo Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM và Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của Ban Quản lý KKT Vũng Áng.
5.4. Chế độ báo cáo
5.4.1. Báo cáo quan trắc định kỳ
Chủ dự án sẽ có báo cáo quan trắc định kỳ (bao gồm báo cáo giám sát xung quanh và giám sát tác động) với Ban Quản lý KKT Vũng Áng, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Kỳ Anh để biết, giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện dự án.
Trong quá trình thực hiện, dựa trên kết quả giám sát tác động, nếu dự án nảy sinh những tác động xấu, gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường, Chủ dự án thực hiện các biện pháp ứng phó và báo cáo đến Sở Tài nguyên và Môi trường để phối hợp xử lý ô nhiễm.
5.3.2. Báo cáo trước khi thực hiện các hạng mục
Cùng với báo cáo quan trắc định kỳ, trong quá trình thực hiện thi công các hạng mục, Chủ dự án tiến hành báo cáo tiến độ thi công với Ban Quản lý KKT Vũng Áng và UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Quá trình thi công và vận hành thử nghiệm dự án nếu xẩy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, Chủ dự án sẽ dừng hoạt động và báo cáo kịp thời cho UBND huyện Kỳ Anh, Ban Quản lý KKT Vũng Áng để phối hợp thực hiện.
CHƯƠNG 6. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
Công ty CP khai thác đá Hưng Thịnh đã gửi công văn đến UBND và UB MTTQ xã Kỳ Phương về những nội dung cơ bản của Dự án đầu tư khai thác mỏ mỏ đá xây dựng khu vực Đá Bàn, thôn Hồng Sơn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh”, những tác động xấu về môi trường của dự án và những biện pháp giảm thiểu tác động xấu về môi trường. UBND và UBMTTQ xã Kỳ Phương có ý kiến như sau:
6.1. Ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã Kỳ Phương
UBND xã Kỳ Phương nhất trí với những đánh giá tác động môi trường cũng như những giải pháp và biện pháp giảm thiểu tác động xấu mà dự án đưa ra.
Trong quá trình khai thác đá xây dựng, yêu cầu Chủ dự án phải nghiêm chỉnh chấp hành các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
6.2. Ý kiến của Uỷ ban mặt trận tổ quốc xã Kỳ Phương
UBMTTQ xã Kỳ Phương thay mặt cộng đồng dân cư trên địa bàn xã thống nhất với ý kiến của UBND xã về việc ủng hộ chủ dự án thực hiện dự án. Trong quá trình khai thác đá xây dựng, yêu cầu Chủ dự án phải nghiêm chỉnh chấp hành các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường như đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
6.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án
Chủ đầu tư xin tiếp thu ý kiến đóng góp của UBND và Uỷ ban MTTQ xã Kỳ Phương, đồng thời cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường cũng như đời sống của công nhân và người dân xung quanh khu vực hoạt động của mỏ.
(Các văn bản góp ý của UBND và UBMTTQ xã Kỳ Phương được đính kèm trong phần phụ lục của báo cáo).
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1. Việc thực hiện Dự án khai thác mỏ đá xây dựng núi Đá Bàn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đáp ứng nhu cầu sử dụng VLXD ngày càng tăng trên địa bàn, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng ngân sách cho địa phương và thu nhập cho chủ dự án.
2. Công ty Cổ phần Khai thác đá Hưng Thịnh là chủ đầu tư và quyết định phê duyệt dự án. Dự án do Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản .
3. Dự án được đầu tư khai thác đá xây dựng công suất thiết kế là 490.000 m3/năm, dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2011. Dự án nằm trong khu vực phân vùng thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2007 đến 2015 có xét đến 2020 tại Quyết định số 1651/QĐ-UBND ngày 13/6/2008, đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt báo cáo thăm dò tại Quyết định số 2871/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2010.
4. Kết quả khảo sát môi trường tại khu vực thực hiện dự án cho thấy: tại khu vực khu vực dự kiến khai trường và trạm nghiền sàng chưa bị ô nhiễm bụi và các khí độc, nước mặt tại các khe suối khu vực mỏ chưa bị ô nhiễm. Chất lượng môi trường nền cũng như điều kiện KT – XH phù hợp với việc triển khai dự án và có khả năng tiếp nhận các nguồn thải.
5. Tác động trong giai đoạn XDCB mỏ không lớn, tác động trong thời gian ngắn. Tác động lớn nhất trong khai thác và chế biến là ô nhiễm bụi, tiếng ồn, các tác động do sóng xung kích, mất an toàn trong hoạt động nổ mìn và các tác động do chiếm dụng đường giao thông trong quá trình vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ.
6. Các biện pháp giảm thiểu đối với những tác động xấu của Dự án đã được đề xuất dựa trên căn cứ theo từng nguyên nhân tạo tác động và khả năng, năng lực của chủ Dự án. Các biện pháp giảm thiểu này có tính khả thi cao.
6. Các biện pháp quản lý và giám sát môi trường phải được tiến hành trong suốt quá trình thực hiện dự án để phát hiện, bổ sung các tác động và đề xuất những giải pháp giảm thiểu để dự án không gây ô nhiễm môi trường trong các quá trình thực hiện.
2. Kiến nghị
- Công ty cổ phần Khai thác đá Hưng Thịnh rất mong được sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong quá trính thực hiện dự án, tạo điều kiện cho Công ty triển khai hoạt động và đáp ứng tiến độ.
- Công ty cổ phần Khai thác đá Hưng Thịnh kính đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt báo cáo ĐTM để sớm triển khai các bước tiếp theo của dự án.
3. Cam kết của chủ dự án
1. Chủ dự án cam kết thực hiện nghiêm luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005; Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật BVMT; Nghị định số 21/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chỉnh sửa, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 09/8/2006; Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Thông tư số 05/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; thực thi các biện pháp giảm thiểu, khống chế ô nhiễm đã đề ra để đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường trong giai đoạn xây dựng và khai thác, chế biến đá mỏ đá núi Đá Bàn, bao gồm:
Niêm yết công khai tại nơi thực hiện dự án và Uỷ ban nhân dân xã Kỳ Phương về nội dung báo cáo ĐTM sau khi được phê duyệt;
Báo cáo với UBND huyện Kỳ Anh, UBND xã Kỳ Phương về quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM và Dự án cải tạo, phục hồi môi trường;
Cam kết chỉ đưa dự án đi vào hoạt động khi hoàn thành các công trình xử lý môi trường và được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh xác nhận theo đúng quy định của Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT;
Thực hiện tất cả các biện pháp giảm thiểu tác động xấu (ô nhiễm do khí, bụi, ồn, chất thải rắn, nước thải,....), phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đã được nêu ra trong chương 4;
Thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường;
Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh về việc thu gom, quản lý, lưu giữ chất thải rắn, xử lý chất thải đúng nơi quy định;
Cam kết thực hiện việc giám sát định kỳ chất lượng môi trường không khí, môi trường nước như đã đề cập trong chương 5 của báo cáo;
2. Chủ dự án cam kết tiếp tục cải tiến và áp dụng các phương pháp nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của dự án tới môi trường. Thường xuyên đào tạo nhân viên nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác BVMT, nỗ lực quản lý và cải thiện điều kiện hiện trường nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực của dự án tới môi trường khu vực.
3. Trong quá trình thi công xây dựng và khai thác, chế biến chủ dự án cam kết đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam và quốc tế về môi trường, bảo đảm chất lượng không khí, nước mặt, nước dưới đất, các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế về môi trường, bao gồm:
QCVN08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
QCVN09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
QCVN 14:2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
QCVN05:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với môi trường không khí xung quanh.
QCVN 19:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Tiêu chuẩn thải khí công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
QCVN26:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn.
QCVN27:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
Bảng 1. Những thành viên trực tiếp tham gia thực hiện báo cáo 5
Bảng 1. Toạ độ các điểm góc 6
Bảng 1.2. Công trình xây dựng cơ bản của dự án 7
Bảng 1.3. Các thông số của hệ thống khai thác 9
Bảng 1.4. Bảng tóm tắt các thông số khoan nổ mìn 9
Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ trạm nghiền sàng chế biến đá 11
Bảng 1.5. Tính năng kỹ thuật của hệ thống thiết bị khai thác 12
Bảng 1.6. Tiến độ thực hiện dự án 14
Bảng 1.7. Tổng mức đầu tư của dự án 15
Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí tại trạm Kỳ Anh 18
Bảng 2.2. Độ ẩm tương không khí tại Kỳ Anh 19
Bảng 2.3. Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm tại trạm Kỳ Anh (mm) 19
Bảng 2.4. Lượng mưa trung bình tháng, năm trạm Kỳ Anh (mm) 19
Bảng 2.5. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí 20
Bảng 2.6. Kết quả phân tích mẫu nước mặt khu vực dự án 21
Bảng 2.7. Kết quả phân tích mẫu nước dưới đất khu vực dự án 22
Bảng 2.8. Hiện trạng cơ sở hạ tầng 24
Bảng 2.9. Tình hình y tế 25
Bảng 3.1. Các nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn xây dựng 27
Bảng 3.2. Nồng độ khí, bụi do vận chuyển vật liệu xây dựng 29
Bảng 3.3. Dự báo khối lượng chất thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng 29
Bảng 3.4. Dự báo khối lượng chất thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng 30
Bảng 3.5. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 31
Bảng 3.6. Số liệu dự báo mức ồn trong quá trình xây dựng dự án 33
Bảng 3.7. Các nguồn gây ô nhiễm, phạm vi và mức độ gây ô nhiễm trong giai đoạn sản xuất 35
Bảng 3.8. Tải lượng bụi do khai thác và vận chuyển đá 36
Bảng 3.9. Nồng độ khí thải tại các khoảng cách khác nhau 38
Bảng 3.10. Khối lượng chất thải sinh hoạt trung bình của mỏ khu vực Đá Bàn. 39
Bảng 3.11. Dự báo khối lượng chất thải phát sinh trong giai đoạn sản xuất 39
Bảng 3.12. Mức ồn trung bình sinh ra do một số thiết bị sàng tuyển 41
Bảng 3.12. Mức ồn trung bình của một số thiết bị, máy móc khai thác 41
Bảng 3.13. Mức độ lớn nhất phát sinh từ các nguồn ồn chính trong giai đoạn khai thác và chế biến đá 41
Bảng 3.14. Mức độ dự báo của các nguồn ồn chính trong giai đoạn khai thác và chế biến đá ở khoảng cách 100m và 300m 42
Bảng 3.15. Hàm lượng bụi phát tán khi nổ mìn (lượng thuốc nổ 90 kg) 44
Bảng 3.l6. Tác động môi trường của các sự cố, rủi ro môi trường và thiên tai trong khai thác 48
Bảng 5.1. Chương trình quản lý môi trường 69
Bảng 5.1. Kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường 74
Bảng 5.3. Khái toán kinh phí giám sát môi trường 74
DANH MỤC BẢNG
Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ khai thác và chất thải phát sinh chủ yếu 8
Hình 1.2. Tổ chức quản lý dự án 15
Hình 4.1. Sơ đồ bể tự hoại 54
Hình 4.2. Sơ đồ chung xử lý nước thải 55
Hình 4.3. Hệ thống phun sương áp suất thấp xử lý bụi khu vực nghiền sàng 57
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD5
BVMT
CBCNV
COD
DO
ĐTM
WHO
UBND
UBMTTQ
HTKT
TN & MT
TNHH
QCVN
TCVN
TSS
QĐ
KTXH
THCS
VLXD
MTV
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Nhu cầu ôxy sinh học
Bảo vệ môi trường
Cán bộ công nhân viên
Nhu cầu ôxy hóa học
Oxy hòa tan
Đánh giá tác động môi trường
Tổ chức y tế thế giới
Ủy ban nhân dân
Ủy ban mặt trận tổ quốc
Hệ thống khai thác
Tài nguyên và Môi trường
Trách nhiệm hữu hạn
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tổng chất rắn lơ lửng
Quyết định
Kinh tế xã hội
Trung học cơ sở
Vật liệu xây dựng
Một thành viên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CD203.docx