Đề tài Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư Trung tâm thương mại Minh Cầu – phường Phan Đình Phùng – thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên

Tiếng ồn được định nghĩa là tập hợp của những âm thanh tạp loạn với các tần số và cường độ âm rất khác nhau, tiếng ồn có tính tương đối và khó đánh giá nguồn tiếng ồn nào gây ảnh hưởng xấu hơn. Tiếng ồn phụ thuộc vào:  Tốc độ của từng xe;  Hiện trạng đường: độ nhẵn mặt đường, độ dốc, bề rộng;  Các công trình xây dựng;  Cây xanh (khoảng cách, mật độ). Xác định chính xác mức ồn chung của dòng xe là một công việc rất khó khăn, vì mức ồn chung của dòng xe phụ thuộc rất nhiều vào mức ồn của từng loại xe, lưu lượng xe, thành phần xe, đặc điểm đường và địa hình xung quanh. Mức ồn dòng xe thường không ổn định (thay đổi rất nhanh theo thời gian), vì vậy người ta thường dùng trị số mức ồn tương đương trung bình tích phân trong một khoảng thời gian để đặc trưng cho mức ồn của dòng xe và đo lường mức ồn của dòng xe phải dùng máy đo tiếng ồn tích phân trung bình để xác định.

doc67 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2883 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư Trung tâm thương mại Minh Cầu – phường Phan Đình Phùng – thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ron). U = Tốc độ trung bình của gió (lấy U = 1,1 m/s). M = Độ ẩm của vật liệu (lấy M = 3% cho cát). Hệ số phát thải này đã tính cho toàn bộ vòng vận chuyển và đưa đi sử dụng, bao gồm: Đổ cát sỏi thành đống. Xe cộ đi lại trong khu vực chứa vật liệu. Gió cuốn trên bề mặt đống vật liệu và vùng đất xung quanh. Lấy vật liệu đi để sử dụng. Thay các giá trị vào phương trình trên ta có: (kg/tấn) Vậy, với tổng khối lượng vật liệu đổ bê tông tập kết tại công trường 154.492,085 tấn thì lượng bụi phát sinh là: 0,00029 x 154.492,085 = 44,8kg. Khí thải phát sinh do các phương tiện máy móc thi công xây dựng tại chỗ: Các phương tiện thi công xây dựng tại chỗ trên công trường gồm các loại máy móc như máy xúc, máy khoan nhồi cọc, máy đào.... Tổng lượng nhiên liệu sử dụng cho toàn bộ máy móc thi công khoảng 188,1 l/ngày. Để tính tải lượng khí thải sinh ra do các hoạt động của các loại máy móc hoạt động tại công trường xây dựng căn cứ trên lượng nhiên liệu tiêu thụ. Dùng phương pháp đánh giá nhanh dựa trên hệ số ô nhiễm khi đốt cháy các loại nhiên liệu. Tải lượng ô nhiễm được xác định theo công thức: Q = B x K (kg) Trong đó: Q - Tải lượng ô nhiễm (kg) B - Lượng nhiên liệu sử dụng (kg) K - Hệ số ô nhiễm Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), khi đốt cháy một tấn dầu sẽ đưa vào môi trường 4,3 kg bụi muội; 20.S kg SO2 (S là hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu, với dầu diezel là 0,5%); 55 kg NOx; 28 kg CO; 2.6 kg VOC. Bảng 3.6. Mức tiêu hao nhiên liệu dầu của các loại máy móc thi công TT Tên thiết bị Số lượng Định mức nhiên liệu (lít/ca) Tổng nhiên liệu tiêu thụ (lít/ngày) 1 Máy khoan cọc nhồi 01 51,3 51.3 2 Cẩu bánh xích 01 36 72 3 Máy đào 1 gầu 02 32,4 64,8 Tổng 188,1 Bảng 3.7. Tải lượng khí thải độc hại phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu (dầu diezel) của máy móc thi công TT Loại khí thải Định mức thải (kg/tấn) Tổng lượng khí thải (g/ngày) Lượng thải do các máy móc thiết bị (mg/m2.s) 1 CO 28 4.368 0,032 2 SO2 20.S 1.561 0,0115 3 NO2 55 859 0,0063 4 Bụi, muội 4,3 671,3 0,0005 (Tỷ trọng dầu diezel là 0,83) Khí thải từ quá trình hàn các kết cấu thép: Trong quá trình hàn, các loại hóa chất trong que hàn bị cháy và phát sinh khói có chứa các chất độc hại, có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe được tóm tắt trong bảng 3.6. Bảng 3.8. Nồng độ các chất khí đo được trong quá trình hàn điện vật liệu kim loại Chất ô nhiễm (mg/1que hàn) Đường kính que hàn 2,5 3,25 4 5 6 Khói hàn (có chứa các chất ô nhiễm khác) 285 508 706 1.100 1.578 CO 10 15 25 35 50 NOx 12 20 30 45 70 Nguồn: Phạm Ngọc Đăng (2000), Môi trường không khí, NXB KHKT  Để hoàn thiện phần kết cấu công trình, ước tính phải sử dụng 277.250 que hàn loại Ф4mm và 1.144 que hàn loại Ф3,25. Như vậy, nồng độ khí thải ra môi trường là: Bảng 3.9. Nồng độ các chất khí trong quá trình hàn Chất ô nhiễm (mg/s) Đường kính que hàn 3,25 4 Khói hàn (có chứa các chất ô nhiễm khác) 0,02242 7,552 CO 0,00066 0,267 NOx 0,00088 0,321 Tải lượng khí thải từ công đoạn hàn là không cao so với các nguồn ô nhiễm khác nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người thợ hàn. Với các phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp, sẽ hạn chế được các ảnh hưởng xấu đối với công nhân lao động. b./. Phạm vi ảnh hưởng Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh, cần xem xét tính toán mức độ lan truyền của các chất ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Tính toán mức độ lan truyền bụi và khí độc Trên thực tế nghiên cứu khu vực xây dựng dự án, các yếu tố khí tượng, địa hình trong khu vực (đã được đề cập ở phần trước), dựa trên mô hình tính toán khuếch tán chất ô nhiễm trong môi trường không khí đối với nguồn đường để xác định mức độ lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường không khí trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu. Đối với nguồn đường: Phạm vi ảnh hưởng của bụi, khí độc hại trên tuyến đường như sau: Để đơn giản hoá, ta xét nguồn đường là nguồn thải liên tục và ở độ cao gần mặt đất, gió thổi vuông góc với nguồn đường. Gió thổi vuông góc với nguồn đường u (m/s) Nguồn đường E (g/m.s) x Điểm tiếp nhận Hình 3.1: Mô hình phát tán nguồn đường Nồng độ chất ô nhiễm ở khoảng cách x cách nguồn đường phía cuối gió ứng với các điều kiện trên được xác định theo công thức tính toán như sau (Nguồn: Bảo vệ môi trường không khí, 2007): C(x) = 2E/ (2P) 1/2 sz.u Hoặc có thể xác định theo công thức mô hình cải biên của Sutton như sau:C(x) = 0,8.E (e +e )/σz.u -(z+h)2/2σz2 -(z-h)2/2σz2 Trong đó: E: lượng thải tính trên đơn vị dài của nguồn đường trong đơn vị thời gian (mg/m.s), E được tính toán ở phần trên: ECO = 2 x 28 = 56 kg/1000 km.h = 0,0156 mg/m.s ESO2 = 2 x 20S = 20 kg/1000 km.h = 0,0056 mg/m.s ENOx = 2 x 55 = 110 kg/1000 km.h = 0,0306 mg/m.s EBụi (muội) = 2 x 1,6 = 3,2 kg/1000 km.h = 0,0008 mg/m.s sz: hệ số khuếch tán theo phương z (m) là hàm số của x theo phương gió thổi. sz được xác định theo công thức Slade với cấp độ ổn định khí quyển loại B (là cấp độ ổn định khí quyển đặc trưng của khu vực) có dạng sau đây: sz = 0,53.x0,73 x: khoảng cách của điểm tính so với nguồn thải, tính theo chiều gió thổi. u: Tốc độ gió trung bình (m/s), tại khu vực có tốc độ gió trung bình là 1,1 m/s. z: độ cao của điểm tính (m), tính ở độ cao 0,5 m. h: độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m), coi mặt đường bằng mặt đất, h = 0m. Bỏ qua sự ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm khác trong khu vực, các yếu tố ảnh hưởng của địa hình,... Dựa trên tải lượng ô nhiễm tính toán, thay các giá trị vào công thức tính toán, nồng độ các chất ô nhiễm ở các khoảng cách khác nhau so với nguồn thải (tim đường) được thể hiện ở bảng 3.14. Bảng 3.10. Nồng độ các chất ô nhiễm do giao thông tại khu vực dự án STT Khoảng cách x (m) sz (m) CO (mg/m3) NO2 (mg/m3) SO2 (mg/m3) Bụi (mg/m3) 1 5 1,72 217,61 12,91 2,36 3,37 2 10 2,85 113.33 7,79 1,43 2,04 3 15 3,83 97,72 5,8 1,06 1,52 4 20 4,72 79,3 4,7 0,86 1,23 5 30 6,35 58,94 3,5 0,06 0,91 6 50 9,22 40,6 2,41 0,04 0,63 QCVN 05:2009 Trung bình 1h 30.000 200 350 300 Trung bình 24h - - 125 200 Nhận xét: Từ các kết quả tính toán tại bảng 3.9 cho thấy phạm vi và mức độ ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm trên tuyến đường vận chuyển là không đáng kể. Tại những khoảng cách khác nhau (từ 5 đến 50m), các chỉ tiêu ô nhiễm không khí có sự biến đổi về nồng độ, tuy có sự biến đổi nhưng hầu hết các chỉ tiêu ô nhiễm được tính toán đều có nồng độ thấp hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần (theo QCVN 05:2009). Đối với nguồn mặt: Mặc dù hoạt động của các thiết bị thi công cơ giới có thải ra một lượng khí thải nhất định, nhưng các nguồn phát thải này thuộc dạng nguồn thấp, khả năng phát tán xa rất kém. Thêm nữa thời gian thi công tương đối dài và công việc đòi hỏi độ tỉ mỉ, có tính mỹ thuật (lao động ít sử dụng máy móc). Do vậy mức độ ô nhiễm của các chất khí phát thải từ các phương tiện máy móc tham gia thi công không đáng kể, chúng chỉ gây ô nhiễm cục bộ và ảnh hưởng đến vùng cuối hướng gió. Đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp là người công nhân làm việc trong khu vực bán kính khoảng 150m theo chiều hướng gió. c./. Mức độ ảnh hưởng Các loại khí này thường khi thâm nhập tầng bình lưu là các tác nhân gây nên khói quang hóa, phá hủy tầng ozon, góp phần tạo nên hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng chung đến thời tiết toàn cầu. Ở tầng đối lưu các loại khí này có khả năng kết hợp với hơi nước tạo ra các hạt mù axit, hoặc hòa tan vào nước mưa làm giảm độ pH của nước xuống tới 5,5. Khi rơi xuống mặt đất sẽ làm gia tăng khả năng hòa tan các kim loại nặng trong đất, làm chai đất, phá hủy dễ cây, hạn chế khả năng đâm chồi, giảm năng suất cây trồng. Đối với con người các khí này có khả năng gây kích ứng niêm mạc phổi ở nồng độ thấp, ở nồng độ cao và lâu dài, chúng có thể gây loét phế quản, giảm khả năng hấp thụ ôxy của các phế nang, tác động không tốt đến hệ tim mạch, gây suy nhược cơ thể. Đặc biệt khi có mặt đồng thời SO3 thì các tác động lên cơ thể sống mạnh hơn so với các tác động của từng chất riêng biệt, gây co thắt phế quản, gây ngạt và tử vong. Bụi là một trong nhưng tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm. Đối với thực vật, bụi lắng đọng trên lá làm giảm khả năng quang hợp của cây, làm giảm năng suất cây trồng. Các hạt bụi có kích thước nhỏ (1-5mm) dễ dàng lọt vào và tồn tại trong phế nang phổi gây bệnh về hô hấp cho người và động vật. Giai đoạn thi công xây dựng diễn ra trong thời gian dài (10 tháng), chủ dự án sẽ có các giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường không khí, sức khỏe con người và cây trồng do bụi và khí thải. Các giải pháp này sẽ được trình bày tại chương 4 của báo cáo ĐTM. 3.1.2.1.2. Tác động đến môi trường nước a./. Nguồn phát sinh Nguồn gây ô nhiễm nước trong quá trình xây dựng chủ yếu gồm các nguồn sau: Nước phục vụ thi công tại công trường, nước mưa chảy tràn và nước thải do sinh hoạt của công nhân. b./. Thành phần và tải lượng chất ô nhiễm Nước thải từ quá trình thi công xây dựng: Trong giai đoạn xây dựng ít sử dụng đến nước, nước chỉ sử dụng trong khâu làm vữa, đúc bê tông, hầu hết nước sử dụng trong các công đoạn này đều ngấm vào vật liệu xây dựng và dần bay hơi theo thời gian. Lượng nước thải do vệ sinh các máy móc thiết bị trên công trường xây dựng nhìn chung không nhiều, không đáng lo ngại. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải của quá trình thi công là đất cát xây dựng thuộc loại ít độc hại. Nước mưa chảy tràn: Lưu lượng: Trong thời gian thi công, khi có các trận mưa sẽ xuất hiện lượng nước mưa chảy tràn. Lượng nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào chế độ mưa của khu vực, theo số liệu khí tượng thuỷ văn thời gian số trận mưa lớn thường tập trung vào một vài tháng mùa hạ từ tháng 6 - 9, trong thời gian này lượng nước mưa trung bình trong tháng khá cao. Lượng nước mưa rơi chảy tràn trên diện tích đất của Dự án được tính toán theo công thức: Q = 2,78 x 10-7 x y x F x h (m3/s). (GS.TS. Trần Đức Hạ - Giáo trình quản lí môi trường nước, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2002) Trong đó: 2,78 x 10-7: Hệ số quy đổi đơn vị y: Hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào đặc điểm mặt phủ, độ dốc. .. Căn cứ vào đặc điểm bề mặt khu vực dự án, chọn hệ số y = 0,3 (lựa chọn hệ số tại bảng 3.9) Bảng 3.11. Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ Loại mặt phủ y Mái nhà, đương bê tông 0,8 – 0,9 Đường nhựa 0,6 – 0,7 Đường lát đá hộc 0,45 – 0,5 Đường dải sỏi 0,3 – 0 35 Mặt đất san 0,2 – 0,3 Bãi cỏ 0,1 – 0,15 h: Cường độ mưa trung bình tại trận mưa tính toán, mm/h (h = 150 mm/h) F: Diện tích khu vực thi công (F = 1.574,7 m2) Thay các giá trị trên vào công thức, xác định được lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án vào khoảng 0,007 m3/s. Thành phần các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn bao gồm: Trong nước mưa thường chứa lượng lớn các chất bẩn tích luỹ trên bề mặt như dầu, mỡ, bụi, BOD, COD, SS, và các tạp chất khác... từ những ngày không mưa. Theo số liệu thống kê của WHO thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường khoảng 0,5 - 1,5 mgN/l; 0,004 - 0,03 mgP/l; 10 -20 mgCOD/l và 10 - 20 mgTSS/l. Tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa: Với nước mưa chảy tràn, mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 - 20 phút sau đó). Do trong nước mưa đợt đầu chứa nhiều hàm lượng các chất ô nhiễm, chúng chưa được pha loãng so với nước mưa đợt sau. Lượng chất bẩn (chất không hòa tan) tích tụ lại trong khu vực được xác định như sau: M = Mmax (1 - e-Kzt) x F (kg) Trong đó: Mmax: Lượng chất bẩn có thể tích tụ lớn nhất (Mmax = 250 kg/ha) Kz: Hệ số động học tích lũy chất bẩn (Kz = 0,4 /ngày) t: Thời gian tích lũy chất bẩn (15 ngày) F: Diện tích khu vực thi công (F = 0,157 ha) Như vậy, lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày tại khu vực thi công là 39,1 kg, lượng chất bẩn này theo nước mưa chảy tràn gây tác động không nhỏ tới nguồn thủy vực tiếp nhận. Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt trong giai đoạn này chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật gây bệnh. Theo định mức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 1993 tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt nếu không xử lý được thể hiện như sau: Bảng 3.12. Hệ số các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) BOD5 45 - 54 COD 72 - 102 TSS 70 - 145 åN 6 - 12 Amoni 2,4 - 4,8 åP 0,4 - 0,8 Colifrom 106 - 109 MPN/100ml (Nguồn: WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí - Tập I, Generva, 1993). Nước dự kiến dùng cho vệ sinh, sinh hoạt của công nhân tại công trường khoảng 100 lít/người/ngày, với lượng công nhân làm việc tại công trường là 40 người, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh = 85% lượng nước cấp thì lưu lượng nước thải sinh hoạt được tính như sau: Q = 40 người x 100 lít/người/ngày x 85% = 3.400 (l/ngày) = 3,4(m3/ngày). Từ tải lượng chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải ta có thể tính được nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải giai đoạn xây dựng, được thể hiện tại bảng 3.11. dưới đây: Bảng 3.13. Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công xây dựng Chất ô nhiêm Tải lượng (kg/ngày) Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2008 (mg/l) (Cột B), Cmax BOD5 1,8 - 2,16 529 - 635 50 COD 2,88 - 4,06 847 - 1200 - TSS 2,8 - 5,8 824 - 1706 100 åN 0,24 - 0,48 71 - 141 - Amoni 0,096 - 0,192 28 - 60 10 åP 0,016 - 0,032 5 - 10 - Colifrom 106 - 109 MPN/100ml 5x103MPN/100ml Ghi chú: - QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. - Cột B: Áp dụng khi nước thải sinh hoạt thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Nhận xét: Với kết quả tính toán như bảng trên cho thấy, nước thải sinh hoạt khi không được xử lí thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải vượt rất nhiều lần so với QCVN 14:2008/BTNMT, qua đó gây tác động xấu tới thủy vực tiếp nhận và ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu sử dụng nước tại khu vực. c./. Phạm vi và mức độ ảnh hưởng Phạm vi và mức độ ảnh hưởng do các nguồn gây ô nhiễm nước thải trong giai đoạn này không lớn, chủ yếu ảnh hưởng cục bộ đến môi trường trong khu vực dự án. Các tác động tiêu cực trong giai đoạn này mang tính tạm thời, có thể khắc phục. 3.1.2.1.3. Tác động đến môi trường đất a./. Nguồn phát sinh Chất thải rắn xây dựng phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng cơ sở hạ tầng. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ sinh hoạt của công nhân xây dựng. Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ quá trình lau chùi bảo dưỡng thiết bị máy móc. b./. Thành phần và tải lượng các chất gây ô nhiễm Chất thải rắn xây dựng: Thành phần và tải lượng chất thải: Thành phần chủ yếu gồm vỏ bao xi măng, đất đá, cát sỏi rơi vãi, thép, xà gỗ, ván khuôn... với khối lượng trung bình khoảng 150 kg/ngày. Các chất thải này sẽ thường xuyên được thu gom để tận dụng lại, do vậy mức độ tác động của chất thải rắn xây dựng là không đáng kể. Chất thải rắn sinh hoạt: Công trường xây dựng sẽ tập trung khoảng 40 công nhân, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu là giấy, nilon các loại, đầu mẩu thuốc lá, các vỏ hộp nước ngọt, vỏ bia... Theo đánh giá của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì 1 người trung bình 1 ngày thải ra 0,5 kg rác thải sinh hoạt. Ước tính khối lượng chất thải sinh hoạt này là: 0,5 kg/người/ngày x 40 người = 20 kg/ngày. Chất thải rắn nguy hại: Thành phần chất thải chủ yếu gồm các loại giẻ lau chùi các thiết bị máy móc, bóng đèn huỳnh quang thắp sáng tại lán của công nhân với khối lượng không lớn ước tính khoảng 5 kg/tháng. Loại chất thải sẽ được chủ dự án có trách nhiệm theo dõi, thu gom và lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại phát sinh và báo cáo cơ quan quản lý chất thải nguy hại theo đúng thông tư 12/2011/TT- BTNMT ngày 14/4/2011 về quản lý chất thải nguy hại. c./. Mức độ ảnh hưởng Chất thải rắn xây dựng không nhiều nhưng là các chất khó phân hủy làm thay đổi tính chất hóa lý của đất và có thể tận dụng, thu gom trong quá trình xây dựng theo từng chủng loại. Chất thải rắn sinh hoạt: Lượng chất thải này tuy không nhiều song nếu không thu gom hàng ngày sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, cảnh quan trong công trường và khu vực xung quanh. Khi rác thải vất bừa bãi trên mặt đất, dưới tác dụng của thời tiết và vi khuẩn, các hợp chất hữu cơ bị phân hủy tạo thành các mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí. Trong những ngày có mưa, nước mưa sẽ kéo theo các chất hữu cơ xuống sông, rãnh thoát nước trong khu vực gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Chất thải rắn nguy hại phát sinh không nhiều trong giai đoạn xây dựng, ước tính khoảng 5 kg/tháng và phát sinh không thường xuyên. Chất thải lại này mang tính chất nguy hại nên có thể tác động lớn đến môi trường tự nhiên. 3.1.2.2. Tác động không liên quan đến chất thải 3.1.2.2.1. Tiếng ồn Tiếng ồn và độ rung phát sinh do hoạt động của các loại máy móc như máy đào, máy khoan nhồi cọc... và các phương tiện vận chuyển đất đá, nguyên vật liệu trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực dự án. Theo tiêu chuẩn đã ban hành về mức ồn cho phép tiếng ồn tại khu vực sản xuất (Quyết định số 3733/2002/QĐ–BYT) thì mức ồn lớn nhất cho phép là 85dBA. Đối với khu dân cư, mức ồn tối đa cho phép (QCVN 26:2010/BTNMT) là 70dBA. Mức ồn phát sinh từ các loại máy móc thiết bị xây dựng được Cục đường bộ Liên bang Hoa Kỳ thống kê như sau: TT Máy móc thiết bị Mức ồn ở vị trí cách thiết bị 15m (dBA) Quy định của cơ quan dịch vụ công cộng Hoa Kỳ 1 Máy đóng cọc 90 - 104 95 2 Búa máy và máy khoan 76 -96 75 3 Xe tải 70 - 96 75 4 Xe lu 72 - 88 75 5 Máy kéo 73 - 96 75 6 Xe trải bê tông nhựa asphan 82 - 92 80 7 Máy trộn bê tông 71 - 90 75 8 Máy đầm rung 70 - 80 75 (Nguồn: Cục đường bộ Liên bang Hoa kỳ) Để dự báo mức ồn ở môi trường xung quanh do các nguồn ồn gây ra trong khu vực dự án thường dựa vào tính toán theo các mô hình lan truyền tiếng ồn. Trong mô hình tính toán lan truyền tiếng ồn, chia nguồn ồn thành 3 loại: nguồn điểm (như tiếng ồn của một động cơ, một máy nổ,..), nguồn đường (như tiếng ồn của một dòng xe chạy liên tục…), nguồn mặt (như tiếng ồn của một khu vực hoạt động thi công, của một phân xưởng cơ khí…). Tiếng ồn truyền ra môi trường xung quanh được xác định theo mô hình truyền âm từ nguồn ồn sinh ra và tắt dần theo khoảng cách, giảm đi qua vật cản cũng như cần kể đến ảnh hưởng nhiễu xạ của công trình và kết cấu xung quanh. Theo Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án công trình giao thông của Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường - Cục Môi trường, 1999 thì mức độ lan truyền tiếng ồn được xác định như sau: Mức ồn ở khoảng cách r2 giảm hơn mức ồn ở điểm có khoảng cách r1 là: Đối với nguồn điểm: rL = 20.lg (r2/r1)1+a Trong đó: rL: Độ giảm tiếng ồn (dBA). r1: Khoảng cách cách nguồn ồn (r1 thường bằng 1m đối với tiếng ồn từ máy móc, thiết bị công nghiệp (nguồn điểm) và bằng 7,5 m đối với nguồn ồn là dòng xe giao thông (nguồn đường). r2: Khoảng cách cách r1 a: Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất, đối với mặt đất trồng cỏ a = 0,1, đối với mặt đất trống trải không có cây a = 0, đối với mặt đường nhựa và bê tông a = - 0,1. Với tiếng ồn phát ra từ nguồn điểm là các máy móc, thiết bị với mức ồn tối đa là 76 dBA (máy khoan cọc nhồi) (hệ số a là 0,1) thì: Với khoảng cách là 100 m cường độ âm thanh giảm một khoảng giá trị là: rL = 20.lg (r2/r1)1+a = 20.lg(100/1)1,1 = 44 dBA Khi đó cường độ âm thanh còn lại là: 76 – 44 = 32 dBA Với khoảng cách là 500 m cường độ âm thanh giảm một khoảng giá trị là: rL = 20.lg (r2/r1)1+a = 20.lg(500/1)1,1 = 59 dBA Khi đó cường độ âm thanh còn lại là: 76 - 59 = 17dBA Đối với nguồn đường: Mức độ tiếng ồn của luồng xe bằng mức ồn của xe đặc trưng cộng với gia số mức ồn của luồng xe. Gia số mức ồn của luồng xe phụ thuộc vào: Số lượng xe chạy trong 1 giờ (Ni), Ni = 2 (các phương tiện vận tải thi công) Khoảng cách đặc trưng từ luồng xe đến điểm đo ở cạnh đường có độ cao từ 1,5 - 2m (r1), r1 = 7,5m. Tốc độ dòng xe (Si), tốc độ xe ra vào công trường = 5 km/h Thời gian T = 1 Gia số mức ồn được xác định theo công thức sau: A = 10 log(Ni.r1/Si.T) = 10 log (2.7,5/5.1) = 4,77 Giả sử tiếng ồn phát ra từ xe tải đặc trưng là 70 dBA thì mức độ tiếng ồn của luồng xe tối đa đo tại vị trí cách điểm phát tiếng ồn 7,5 m là 71,76 dBA. Mức ồn giảm theo khoảng cách thực tế tính từ nguồn ồn được xác định như sau: Với khoảng cách 100 m thì cường độ âm thanh giảm đi một khoảng giá trị là: DL = 10. lg(r2/r1)1+a = 10.lg(100/7,5)1,1 = 12,4 dBA Khi đó cường độ âm thanh còn lại là: 71,76 – 12,4 = 59,36 dBA Với khoảng cách là 500 m thì cường độ âm thanh giảm một khoảng giá trị là: DL = 10. lg(r2/r1)1+a = 10.lg(500/7,5)1,1 = 20 dBA Khi đó cường độ âm thanh còn lại là: 71,76 – 20 = 51,76 dBA Qua kết quả tính toán ở trên ta thấy, các hộ dân cách khu vực dự án 100, 500 m không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn do mức ồn nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, các hộ dân sinh sống rất gần khu vực dự án và với mật độ cao. Do đó, mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn tới các hộ dân xung quanh khu vực dự án và công nhân trên công trường là đáng kể. Khi độ ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ra ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Theo Thạc sĩ Lương Thuý Nga (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), tiếng ồn có tác động xấu đối với sức khỏe con người và hạ thấp chất lượng cuộc sống của xã hội, làm phân tán tư tưởng và dẫn đến làm giảm hiệu quả lao động, tiếng ồn quấy rối sự yên tĩnh và giấc ngủ của con người. Tác dụng liên tục của tiếng ồn có thể gây ra bệnh loét dạ dày. Khi có tác động của tiếng ồn có thể dẫn tới giảm khả năng tập trung tư tưởng, giảm độ minh mẫn và giảm khả năng làm việc. Tiếng ồn có ảnh hưởng lớn đến cơ quan thính giác (gây thủng màng nhĩ, gây mất khả năng nghe) và hệ tuần hoàn, đặc biệt khi tiếng ồn có tần số cao. Tiếng ồn có tần số thấp có tác dụng đến hệ thần kinh, làm mất tập trung tư tưởng, dễ gây tai nạn giao thông, gây nôn mửa và trạng thái say sóng. Làm việc lâu dài ở khu vực có cường độ tiếng ồn cao có thể mắc bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra, tiếng ồn phát sinh do hoạt động của các máy móc thiết bị tạo ra thì nguồn phát sinh tiếng ồn và rung tương đối lớn nữa là ồn phát sinh trong công tác nổ mìn. Tuy nhiên độ ồn này chỉ phát sinh trong khoảng thời gian ngắn và diễn ra vào thời gian cố định trong ngày nên mức độ ảnh hưởng là không đáng kể. Mặc dù vậy công tác nổ mìn là rất nguy hiểm, có thể tạo ra những chấn động làm giảm kết cấu của đất đá, làm sạt lở bờ moong khai thác vì vậy chủ dự án cần có những quy định nghiêm ngặt tránh để xảy ra những sự cố đáng tiếc. Bảng 3.15. Tác động của tiếng ồn ở các dải tần số khác nhau Mức ồn (dBA) Tác động đến người nghe 0 Ngưỡng nghe thấy 100 Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim 110 Kích thích mạnh màng nhĩ 120 Ngưỡng chói tai 130-135 Gây bệnh thần kinh và nôn mửa, làm yếu xúc giác và cơ bắp 140 Đau chói tai, nguyên nhân gây bệnh mất trí, điên 145 Giới hạn mà con người có thể chịu đựng được với tiếng ồn 150 Nếu chịu đựng lâu sẽ bị thủng màng tai 160 Nếu tiếp xúc lâu sẽ gây hâu quả nguy hiểm lâu dài 3.1.2.2.2. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội a./. Tích cực Tạo việc làm và tăng thu nhập cho các đơn vị, các cá nhân tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng cho dự án. Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và toàn tỉnh. b./. Tiêu cực Mật độ giao thông gia tăng có thể gây ra tai nạn giao thông, làm cản trở việc đi lại của các phương tiện giao thông trên đường Minh Cầu. Gây bụi làm giảm khả năng quan sát đường của các lái xe khi tham gia giao thông. Gia tăng tai nạn: Trong quá trình thi công các yếu tố môi trường, cường độ lao động, mức độ ô nhiễm môi trường, tiếng ồn với cường độ cao và nhất là những ngày nắng nóng có khả năng ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người công nhân trong quá trình thi công như gây mệt mỏi, đau đầu và ngất. Trong giai đoạn này số lượng công nhân tập trung trên công trường là tương đối nhiều. Do vậy, trong quá trình làm việc cũng như sinh hoạt tại công trường có thể xảy ra những mâu thuẫn giữa công nhân với công nhân và người dân địa phương, làm nảy sinh những vấn đề không tốt ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự tại khu vực triển khai dự án. 3.1.3. Giai đoạn hoạt động 3.1.3.1. Nguồn tác động liên quan đến chất thải 3.1.3.1.1. Tác động đến môi trường không khí a./. Nguồn gốc ô nhiễm Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí trong quá trình này bao gồm: Mùi hôi do sựu phân hủy của rác thải, khu vực vệ sinh…; Khí thải từ hoạt động đun nấu kinh doanh nhà hàng, xông hơi; Bụi, khí thải từ phương tiện giao thông ra vào Trung tâm thương mại; Khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu sử dụng máy phát điện dự phòng. b./. Thành phần, tải lượng Thành phần gây tác động đến môi trường không khí chủ yếu là các loại khí thải như Hydrocarbua (HC), CO, NOx, SOx ,.. và bụi. Tác động do mùi hôi Ô nhiễm mùi hôi chủ yếu phát sinh do sự phân hủy của rác thải sinh hoạt, khu vực phòng vệ sinh, khu vực xử lý nước thải sinh hoạt… Ngoài ra, tại khu vực Trung tâm có thể bị tác động của mùi xăng dầu từ các phương tiện ra vào mua sắm. Qua khảo sát tại một số Trung tâm thương mại có quy mô tương tự thì hiện tượng ô nhiễm mùi hôi tại các khu vực này phát sinh không đáng kể. Các nguồn gây ô nhiễm từ khu xử lý nước thải, thùng chứa rác thải sẽ được quy hoạch cách ly và được kiểm soát chặt chẽ bằng các biện pháp quản lý cũng như công nghệ phù hợp. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác động của các yếu tố trên chưa được đầy đủ, nên báo cáo chỉ nêu các khả năng trên cơ sở định tính. Chủ đầu tư sẽ áp dụng các giải pháp thiết kế xây dựng phù hợp nhằm đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và vệ sinh môi trường cho dự án. Khí thải do hoạt động đun nấu, xông hơi Khi trung tâm hoàn chỉnh đi vào hoạt động thì có thể phục vụ tối đa là 588 xuất ăn/lượt và hoạt động xông hơi. Khối lượng gas sử dụng ước tính khoảng 10 tấn/tháng. Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO, có thể ước tính tải lượng ô nhiễm do hoạt động đun nấu của dự án được thể hiện trong bảng 3.17. Bảng 3.16. Tải lượng ô nhiễm do hoạt động đun nấu STT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) Tải lượng (kg/ngày) 1 Bụi 0,710 0,24 2 SO2 20S 0,0004 3 NO2 9,62 3,2 4 CO 2,19 0,73 5 THC 0,791 0,26 (Ghi chú: Hàm lượng S trong gas tự nhiên là 0,006% ) Nhìn chung, tải lượng ô nhiễm sinh ra do các hoạt động đun nấu là không lớn. Nguồn ô nhiễm này được phân tán trên một diện tích rộng, cho nên ảnh hưởng do các hoạt động đun nấu đến môi trường không khí xung quanh là không đáng kể. * Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động ra vào Trung tâm Khi dự án đi vào hoạt động, mật độ giao thông tại khu vực sẽ tăng lên đáng kể do nhiều phương tiện tập chung vào Trung tâm mua sắm vì vậy lượng khí thải phát sinh từ các phương tiện này có thể gây tác động xấu đến môi trường không khí khu vực. Lượng khí thải này rất khó định lượng vì đây là nguồn phân tán. Dự báo tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của xe cơ giới giao thông trong khu vực bằng hệ số phát thải theo phương pháp đánh giá ô nhiễm của Tổ chức y tế thế giới (WHO, 1993). Bảng 3.17. Thông số xả thải từ phương tiện giao thông chạy trong thành phố vào không khí Số TT Phương tiện và nhiên liệu sử dụng Tải lượng (kg/tấn nhiên liệu) Bụi SO2 NOx CO VOC 1 Xe con 1400 – 2000 cc 0,86 20S 22,02 194,7 27,55 2 Xe gắn máy trên 50cc - 20S 8 525 80 Ghi chú: S tỷ lệ lưu huỳnh trong nhiên liệu Theo thống kê thì định mức sử dụng nhiên liệu của xe lưu thông trên đường như trong bảng 3.19. Bảng 3.18. Định mức sử dụng nhiên liệu một số phương tiện giao thông STT Loại phương tiện Loại nhiên liệu Định mức lít/100km Định mức kg/100km 1 Xe con Xăng 5,5 - 8 4,51 - 6,56 Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007. Đối với xe gắn máy, theo báo cáo “nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh” cho biết lượng nhiên liệu tiêu thụ trung bình tính chung cho các loại xe gắn máy 2 bánh là 0,03l/km. Ước tính, mỗi ngày sẽ có khoảng hơn 20 lượt xe con (1400 - 2000 cc), và 300 lượt xe gắn máy. Đoạn đường chịu ảnh hưởng là 0,5km. Lượng tiêu hao nhiên liệu/ngày của các phương tiện lưu thông trong khu vực là: Bảng 3.19. Lượng tiêu hao nhiên liệu của các phương tiện giao thông. STT Phương tiện và nhiên liệu sử dụng Nhiên liệu tiêu hao trên đoạn đường trong 1 ngày (kg nhiên liệu/ngày) 1 Xe con 0,656 2 Xe gắn máy trên 50cc 4,5 Tổng 5.156 Với lượng không khí dư của động cơ đốt trong là 30% và nhiệt độ khí đốt thải là 200oC, thì lưu lượng khí thải sinh ra trong khi đốt 1 kg dầu, xăng là 38m³. Như vậy, lưu lượng khí thải các chất ô nhiễm trong khí thải là 195,928m3/ ngày. Khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu sử dụng máy phát điện dự phòng Nhằm ổ định nguồn điện, đảm bảo hoạt động thường xuyên của Trung tâm thương mại trong trường hợp mạng lưới điện gặp sự cố, chủ dự án trang bị một máy phát điện dự phòng công suất 1.000KVA sử dụng nhiên liệu dầu DO. Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của máy phát điện dự phòng được tính trên cơ sở tải lượng các chất ô nhiễm và lưu lượng khí thải. Bảng 3.20. Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện dự phòng Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (kg chất ô nhiễm/tấn dầu) Bụi 0,71 SO2 20S NOX 9,62 THC 9,97 CO 2,19 Nguồn: Giáo trình hóa kỹ thuật môi trường đại cương, Nguyễn Quốc bình (Ghi chú: S – Hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu diesel là 0,5%.) Khi chạy máy phát điện với công suất 1.000KVA, 1kg dầu DO sẽ thải ra 38m3 không khí, ứng với mức tiêu thụ dầu 215l/h (tương đương 178,45kg/h) sẽ thải ra 6.781,1m3 không khí trong 1h hay 1,88m3/s (Nguồn: Theo thông số kỹ thuật của hãng máy phát điện). Tải lượng và nồng độ khí thải của máy phát điện được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 3.21. Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải khi chạy máy phát điện dự phòng Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (kg ô nhiễm/giờ) Nồng độ (mg/m3) QCVN 19:2009/BTNMT Bụi 0,127 18,72 200 SO2 1,785 252,26 500 NOX 1,717 400,91 850 THC 1,779 415,38 - CO 0,391 91,3 1.000 Như vậy có thể nhận thấy nồng độ các chất khí thải do việc đốt dầu DO để vận hành máy phát điện dự phòng so với Tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chất lượng khí thải công nghiệp QCVN 19:2009/BTNMT đều không vượt quá giới hạn cho phép. Nhận xét chung về ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí chủ yếu do hoạt động giao thông. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng do ô nhiễm không khí sẽ được giảm thiểu khi áp dụng các biện pháp vệ sinh đường phố như tưới nước vào mùa khô, vệ sinh mặt đường, trồng cây xanh, quản lý chất lượng xe cộ và quản lý các hoạt động dịch vụ của dự án được tốt hơn. Lượng khí thải sinh ra từ các nguồn khác như sự phân huỷ của rác thải, các hoạt động nấu ăn, hệ thống máy điều hoà… có tải lượng nhỏ, ảnh hưởng tới môi trường không khí xung quanh không đáng kể. Nồng độ các chất ô nhiễm khi chạy máy phát điện dự phòng đều nằm trong giới hạn cho phép. c./. Các tác động của một số chất gây ô nhiễm không khí Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí được thể hiện qua bảng 3.22. Bảng 3.22: Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí TT Thông số Tác động 1 Bụi - Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi - Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hoá 2 Khí axít (SOx, NOx). - Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu. - SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu. - Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng. - Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa. - Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái. 3 Oxyt cacbon (CO) - Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với Hemoglobin thành cacboxyhemoglobin. 4 Khí cacbonic(CO2) - Gây rối loạn hô hấp phổi. - Gây hiệu ứng nhà kính. - Tác hại đến hệ sinh thái. 5 Hydrocarbons - Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan, có khi gây tử vong. 3.1.3.1.2. Tác động đến môi trường nước a./. Nguồn phát sinh chất ô nhiễm Trong giai đoạn này nguồn gây ô nhiễm môi trường nước chính là nước mưa chảy tràn và nươc thải từ các hoạt động của Trung tâm thương mại b./. Thành phần và tải lượng chất ô nhiễm Nước mưa chảy tràn Lượng nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án kéo theo rất nhiều tạp chất lơ lửng và các chất ô nhiễm khác trên mặt đất. Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án thường có lưu lượng và thành phần không ổn định. Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án cuốn theo đất, cát, dầu mỡ... chảy xuống hệ thống thoát nước của khu vực. Nếu không quản lí tốt nước thải dạng này sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới nguồn thủy vực tiếp nhận. Tác động nước mưa chảy tràn qua khu vực có thể được dự báo thông qua vấn đề thải các chất ô nhiễm vào khí quyển. Các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn sẽ ảnh hưởng tới các nguồn nước tiếp nhận chúng, gây ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái thủy vực và các mục đích sử dụng nước khác. Lưu lượng nước mưa lớn nhất chảy tràn từ khu vực dự án được xác định theo công thức thực nghiệm sau: Q = 2,78 x 10-7 x y x F x h (m3/s). (GS.TS. Trần Đức Hạ - Giáo trình quản lí môi trường nước, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2002) Trong đó: 2,78 x 10-7: Hệ số quy đổi đơn vị y: Hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào đặc điểm mặt phủ, độ dốc.. .. Căn cứ vào đặc điểm bề mặt khu vực dự án khi đi vào hoạt động, chọn hệ số y = 0,8 (Lựa chọn hệ số dựa theo bảng 3.9) h: Cường độ mưa trung bình tại trận mưa tính toán, mm/h (h = 150 mm/h) F: Diện tích khu vực dự án (F = 1.574 m2) Thay các giá trị trên vào công thức, xác định được lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án vào khoảng 0,18 m3/s. Thành phần các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn bao gồm: BOD, COD, SS, dầu mỡ và các tạp chất khác. Theo số liệu thống kê của WHO thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường khoảng 0,5 – 1,5 mgN/l; 0,004 - 0,03 mgP/l; 10 -20 mgCOD/l và 10 – 20 mgTSS/l. Tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa: Với nước mưa chảy tràn, mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 - 20 phút sau đó). Do trong nước mưa đợt đầu chứa nhiều hàm lượng các chất ô nhiễm, chúng chưa được pha loãng so với nước mưa đợt sau. Lượng chất bẩn (chất không hòa tan) tích tụ lại trong khu vực được xác định như sau: M = Mmax (1 - e-Kzt) x F (kg) Trong đó: Mmax: Lượng chất bẩn có thể tích tụ lớn nhất (Mmax = 250 kg/ha) Kz: Hệ số động học tích lũy chất bẩn (Kz = 0,4 /ngày) t: Thời gian tích lũy chất bẩn (15 ngày) F: Diện tích khu vực thi công (F = 1,574 ha) Như vậy, lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày tại khu vựcTrung tâm thương mại là 573 kg, lượng chất bẩn này theo nước mưa chảy tràn gây tác động không nhỏ tới nguồn thủy vực tiếp nhận. Nước thải Nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt của khách hàng và nhân viên làm việc trực tiếp tại các hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu vực thương mại, giải trí,…chủ yếu chứa các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD,COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật gây bệnh. Tổng lượng nước cấp phục vụ sinh hoạt của Trung tâm thương mại khi đi vào hoạt động là 72,8 m3 (Mục 1.4.3.2), với tiêu chuẩn cấp nước là 100l/người/ngày thì dự đoán lượng người hoạt động thường xuyên tại Trung tâm là khoảng 728 người/ngày. Lưu lượng nước thải tính bằng 75% lượng nước cấp ta có: QTổng nt = 75%Qnc = 54,6 (m3) Theo tổ chức Y tế thế giới WHO (1993), thì tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong giai đoạn này được thể hiện tại bảng sau: Bảng 3.23: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn hoạt động của trung tâm thương mại Chất ô nhiêm Khối lượng (g/người/ngày) Tải lượng (kg/người) Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2008 (mg/l) BOD5 45 - 54 32,76 –39,31 600 - 720 50 COD 72 - 102 52,42 –74,26 960 – 1.360 - TSS 70 - 145 50,96 –105,56 933 – 1.933 100 åN 6 - 12 4,37 – 8,74 80 - 160 - Amoni 2,4 - 4,8 1,75 - 3,49 32 - 64 10 åP 0,4 - 0,8 0,29 - 0,58 0,89 - 1,78 - Colifrom 106 – 109 MPN/100ml 5x103MPN/100ml Nhận xét: Với kết quả tính toán như bảng trên cho thấy, nước thải sinh hoạt khi không được xử lí thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải vượt rất nhiều lần so với QCVN 14:2008/BTNMT, qua đó gây tác động xấu tới thủy vực tiếp nhận và ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu sử dụng nước tại khu vực. c./. Phạm vi và mức độ ảnh hưởng Các loại nước thải phát sinh tại khu vực nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường, theo dòng nước sẽ gây ra những tác động trực tiếp đối với thuỷ vực tiếp nhận và gián tiếp tác động nên những thành phần môi trường khác, cụ thể: Chất lơ lửng (SS): Nước thải có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao, làm nước biến màu và giảm khả năng xâm nhập ánh nắng mặt trời xuống thủy vực, cản trở quá trình quang hợp của sinh vật thủy sinh, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận, ảnh hưởng đến hệ sinh thái thuỷ vực của nguồn nước tiếp nhận, gây bồi lắng nguồn tiếp nhận, tác động gián tiếp đến nhu cầu sử dụng nước tại thuỷ vực tiếp nhận cho các mục đích khác. Hàm lượng ôxy hoà tan (DO): Hàm lượng ôxy hoà tan trong nước là một trong những chỉ tiêu quan trọng của nước vì ôxy không thể thiếu đối với tất cả những sinh vật sống trên cạn cũng như dưới nước. Ôxy duy trì quá trình trao đổi chất, sinh ra năng lượng cho sự sinh trưởng, sinh sản và tái sản xuất. Với nước thải trong thành phần có chứa nhiều hoá chất, quá trình ôxy hoá chúng sẽ làm giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nguồn nước tiếp nhận, làm ảnh hưởng đến sự sống của các loài thủy sinh. Nhu cầu ôxy hoá học (COD): Là lượng ôxy cần thiết để ôxy hoá hoàn toàn các hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Giá trị COD và BOD của nước thải phát sinh tại khu vực thi công là không cao (bắt nguồn từ nước thải sinh hoạt), phản ánh mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải nhỏ. Tuy nhiên điều này cũng gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống của các sinh vật trong nước. Các chất dinh dưỡng như N, P gây phú dưỡng nguồn nước, ảnh hưởng tới chất lượng nước và đời sống thuỷ sinh. Dầu mỡ có khả năng loang thành vệt mỏng, che phủ mặt thoáng của nước, gây cản trở sự trao đổi ôxy của nước, cản trở quá trình quang hợp của các loài thực vật trong nước, giảm khả năng thoát khí CO2 và các khí độc khác ra khỏi nước dẫn đến làm chết các sinh vật ở vùng bị ô nhiễm và làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Vi sinh vật gây bệnh: Các vi sinh vật có trong nước thải theo dòng nước phát tán đi xa, là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hoá như tả, lỵ, thương hàn… Sự ô nhiễm nguồn nước mặt gián tiếp gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nhất là những khu vực gần nguồn tiếp nhận nước thải. 3.1.3.1.3. Tác động đến môi trường đất do chất thải rắn a./. Nguồn phát sinh Hoạt động của dự án chủ yếu là thương mại kết hợp với các dịch vụ giải trí nên chất thải rắn phát sinh chủ yếu chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt của khách hàng và nhân viên dự án. Bên cạnh đó là một lượng nhỏ chất thải rắn nguy hại phát từ hoạt động của Trung tâm. b./. Thành phần và tải lượng các chất gây ô nhiễm Chất thải rắn sinh hoạt Theo đánh giá của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì 1 người trung bình thải ra 0,5 kg rác thải sinh hoạt. Theo đặc trưng hoạt động của sự án đối với hoạt động từ các khu khách sạn, văn phòng cho thuê, khu giải trí thì lượng chất thải là không cao nhưng đối với khu vực nhà hàng, ẩm thực và khu mua sắm lượng chất thải bình quân sẽ cao. Với khoảng 728 người hoạt động trong một ngày thì dự báo lượng rác thải phát sinh bình quân trong giai đoạn này khoảng 364 kg/ngày. Thành phần rác thải sinh hoạt tương đối đa dạng, trong đó chất hữu cơ dễ phân hủy là thành phần chính. Ngoài ra, còn có các chai, lọ, vỏ bao, nilon... Lượng chất thải này tuy không nhiều nhưng nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ra mùi hôi thối, khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe người dân đồng thời gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực dự án. Chất thải rắn nguy hại Hoạt động của dự án cũng có thể phát sinh một số loại chất thải nguy hại với chủng loại như sau: Dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu nhớt từ quá trình bảo dưỡng các thiết bị kỹ thuật của dự án như máy phát điện, hệ thống điện, điều hòa,… Mực in, hộp mực in, chất màu, mực quá hạn sử dụng, ruột viết dính mực, bo mạch điện tử,… từ hoạt động của các văn phòng điều hành dự án. Bóng đèn huỳnh quang, bình xịt phòng các loại, pin hết công năng sử dụng thải ra từ các hoạt động của các phòng khách sạn, các phòng hội nghị,… Khối lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh sẽ không nhiều, ước tính khoảng 50kg/tháng. c./. Mức độ ảnh hưởng Chất thải rắn sinh hoạt của người dân với thành phần gồm các chất hữu cơ, giấy vụn các loại, nylon, nhựa, kim loại... Khi thải vào môi trường các chất thải này phân hủy hoặc không phân hủy làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường nước, gây hại cho hệ vi sinh vật đất, tạo điều kiện cho ruồi muỗi phát triển và lây lan dịch bệnh. Chất thải rắn nguy hại phát sinh không nhiều trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động. Tuy nhiên nếu không có biện pháp xử lí thì lượng chất thải này có thể gây ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng. 3.1.3.2. Tác động không liên quan đến chất thải 3.1.3.2.1. Tiếng ồn Tiếng ồn chủ yếu phát ra từ các hoạt động của khu thương mại, nhà hàng, khu vực bãi đỗ xe ô tô, xe gắn máy. Tuy nhiên, tiếng ồn từ hoạt động này không quá lớn và không thường xuyên, chỉ tập trung vào những thời điểm nhất định và phạm vi tác động không rộng. Đối với máy phát điện dự phòng gây tiếng ồn khá lớn nhưng hoạt động không thường xuyên, đã có biện pháp khống chế tiếng ồn hợp lý (trình bày trong chương 4) nên tác động của nguồn này cũng không đáng kể. 3.1.3.2.2. Ô nhiễm nhiệt Trong quá trình hoạt động của Trung tâm nguồn phát sinh nhiệt chủ yếu là từ khu vực nhà bếp của các nhà hàng và từ hệ thống làm lạnh. Ngoài ra quá trình vận hành máy phát điện dự phòng những thời điểm mất điện cũng sẽ góp phần làm tăng nền nhiệt tại khu vực dự án. Tuy nhiên các tác động này chỉ mang tính tạm thời và không thường xuyên. 3.1.3.2.3. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội a./. Tác động tích cực Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một số lao động. Hoạt động của Dự án cũng kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ khác như ngành xăng dầu, buôn bán nhỏ, xây dựng... Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và toàn tỉnh. b./. Tác động tiêu cực Sự gia tăng lưu lượng các phương tiện giao thông vận tải gây ảnh hưởng tới độ an toàn giao thông. Môi trường ô nhiễm do bụi, khí, tiếng ồn tại khu vực là nguyên nhân làm tăng các nguy cơ về sức khoẻ, gây các bệnh về đường hô hấp và tim mạch cho công nhân trực tiếp sản xuất, làm tăng các chi phí về dịch vụ chăm sóc khám chữa bệnh. Gia tăng tai nạn giao thông, tai nạn lao động gây thiệt hại về người và tài sản. Gây ra những xáo trộn về tình hình an ninh do các hộ sinh sống trong khu dân cư đến từ những nơi khác nhau dẫn đến bất đồng quan điểm sống, lối sống,… 3.1.4. Tác động do các rủi ro, sự cố Đối với sức khoẻ cộng đồng: Đây là vấn đề cần được quan tâm nhất, vì tại đây tập trung một lực lượng lao động không nhỏ nên nếu không tổ chức đảm bảo cuộc sống cho họ sẽ bị ảnh hưởng tới sức khoẻ, bệnh dịch có thể xảy ra và ảnh hưởng tới khu vực xung quanh và nhân dân trong vùng. Sự cố môi trường: Các sự cố về tràn nước thải từ hệ thống thu gom khi xảy ra mưa lớn, sự cố về úng nước... Tai nạn lao động: Tai nạn lao động có thể xảy ra trên công trường xây dựng do: Ô nhiễm môi trường có khả năng gây mệt mỏi, choáng váng hay ngất cho công nhân trong khi lao động. Công việc lắp ráp, thi công và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng với mật độ xe cao có thể gây ra các tai nạn lao động, tai nạn giao thông. Tai nạn do tính bất cẩn trong lao động, thiếu trang bị bảo hộ lao động hoặc do thiếu ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh về nội quy an toàn lao động của công nhân thi công. Tai nạn giao thông Tai nạn giao thông có nguy cơ xảy ra trong quá trình thi công, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng. Nguyên nhân có thể do phương tiện vận chuyển không đảm bảo kỹ thuật hoặc do công nhân điều khiển không tuân thủ các nguyên tắc về an toàn giao thông. Sự cố này hoàn toàn phòng tránh được bằng cách kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các phương tiện vận tải, tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người điều khiển phương tiện giao thông và cho công nhân. Sự cố về cháy nổ, chập điện: Trong quá trình thi công các hạng mục công trình của dự án có thể xảy ra sự cố về cháy nổ tại khu vực chứa nguyên liệu, chập điện .... 3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT VÀ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ Các phương pháp áp dụng trong báo cáo có độ tin cậy cao. Việc định lượng các nguồn gây ô nhiễm từ đó so sánh kết quả tính toán với các tiêu chuẩn cho phép là phương pháp thường được áp dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường. Các mô hình, công thức để tính toán các nguồn gây ô nhiễm được áp dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường của dự án đều có độ tin cậy lớn, cho kết quả đánh giá gần sát với nghiên cứu thực tế. Tuy nhiên, mức độ tin cậy của mỗi đánh giá không cao do: Mô hình tính toán được giới hạn bởi các điều kiện biên nghiêm ngặt. Trong đó các chất ô nhiễm trong môi trường được coi bằng “0”, không tính đến các yếu tố ảnh hưởng do địa hình khu vực… Các thông số đầu vào (điều kiện khí tượng) đưa vào tính toán là giá trị trung bình năm do đó kết quả chỉ mang tính trung bình năm. Để có kết quả có mức độ tin cậy cao sẽ phải tính toán theo từng mùa, hoặc từng tháng. Nhưng việc thực hiện sẽ tăng chi phí về ĐTM và tốn nhiều thời gian. Cụ thể đối với phương pháp đánh giá như sau: 3.2.1. Đánh giá đối với các tính toán về lưu lượng, nồng độ và khả năng phát tán chất khí độc hại và bụi Để tính toán tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm do các phương tiện thi công và do các hoạt động khác gây ra được áp dụng theo các công thức thực nghiệm, thừa kế các kết quả nghiên cứu, cho kết quả nhanh, nhưng độ chính xác so với thực tế không cao do lượng chất ô nhiễm này còn phụ thuộc vào chế độ vận hành như: Lúc khởi động nhanh, chậm, hay dừng lại đều có sự khác nhau đối với mỗi loại xe, hệ số ô nhiễm đối với mỗi loại xe cũng khác nhau. Ngoài ra trong thực tế lượng nhiên liệu sử dụng có thể sẽ không đúng với lượng nhiên liệu theo thiết kế ban đầu. Để tính toán phạm vi phát tán chất ô nhiễm trong không khí sử dụng các công thức thực nghiệm trong đó có các biến số phụ thuộc vào nhiều yếu tố khí tượng như tốc độ gió, khoảng cách… Các thông số về điều kiện khí tượng có giá trị trung bình năm nên kết quả chỉ có giá trị trung bình năm. Do vậy, các sai số trong tính toán so với thời điểm bất kỳ trong thực tế là không tránh khỏi. 3.2.2. Đánh giá đối với các tính toán về phạm vi tác động do tiếng ồn Tiếng ồn được định nghĩa là tập hợp của những âm thanh tạp loạn với các tần số và cường độ âm rất khác nhau, tiếng ồn có tính tương đối và khó đánh giá nguồn tiếng ồn nào gây ảnh hưởng xấu hơn. Tiếng ồn phụ thuộc vào: Tốc độ của từng xe; Hiện trạng đường: độ nhẵn mặt đường, độ dốc, bề rộng; Các công trình xây dựng; Cây xanh (khoảng cách, mật độ). Xác định chính xác mức ồn chung của dòng xe là một công việc rất khó khăn, vì mức ồn chung của dòng xe phụ thuộc rất nhiều vào mức ồn của từng loại xe, lưu lượng xe, thành phần xe, đặc điểm đường và địa hình xung quanh... Mức ồn dòng xe thường không ổn định (thay đổi rất nhanh theo thời gian), vì vậy người ta thường dùng trị số mức ồn tương đương trung bình tích phân trong một khoảng thời gian để đặc trưng cho mức ồn của dòng xe và đo lường mức ồn của dòng xe phải dùng máy đo tiếng ồn tích phân trung bình để xác định. 3.2.3. Đánh giá đối với các tính toán về tải lượng, nồng độ và phạm vi phát tán các chất ô nhiễm trong nước thải Về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải: Nước thải sinh hoạt căn cứ vào nhu cầu sử dụng của cá nhân ước tính lượng thải do vậy kết quả tính toán sẽ có sai số xảy ra do nhu cầu của từng cá nhân trong sinh hoạt là rất khác nhau. Về lưu lượng và thành phần nước mưa chảy tràn cũng rất khó xác định do lượng mưa phân bố không đều trong năm do đó lưu lượng nước mưa không ổn định. Thành phần các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tích tụ các chất ô nhiễm trên bề mặt cũng như thành phần đất đá khu vực nước mưa tràn qua. Về phạm vi tác động: để tính toán phạm vi ảnh hưởng do các chất ô nhiễm cần xác định rõ rất nhiều các thông số về nguồn tiếp nhận. Do thiếu các thông tin này nên việc xác định phạm vi ảnh hưởng chỉ mang tính tương đối. CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO GS.TS. Trần Ngọc Trấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - tập 1, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2004. Hoàng Kim Cơ, Trần Hữu Uyển, Lương Đức Phẩm, Lý Kim Bảng, Dương Đức Hồng, Kỹ thuật môi trường, Nxb KH kỹ thuật, Hà Nội, 2001. GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2003. Trần Đức Hạ, Quản lý môi trường nước, Nxb KH kỹ thuật, 2006. PGS TSKH. Nguyễn Xuân Nguyên - Công nghệ xử lý nước thải - Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ nước sạch và môi trường. Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nxb Khoa học kỹ thuật, 2000. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội - 2000. GS.TS. Lâm Minh Triết - Kỹ thuật môi trường - Nxb ĐHQG TP Hồ Chí Minh, 2006. Lê Trình, Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp và ứng dụng, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2000. TS Trịnh Xuân Lai, Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải – Nxb Xây dựng, Hà Nội, 2009. Bộ khoa học công nghệ và môi trường, Cục môi trường, Hướng dẫn lập báo cáo ĐTM, Hà Nội, 1999. Sổ tay về công nghệ môi trường - tập 1: Đánh giá nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdtm_56.doc
Luận văn liên quan