Đề tài Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa Nghi Sơn-Thanh Hóa

1. Kết luận. Thanh Hóa hiện có 08 bệnh viện tuyến tỉnh, 26 bệnh viện đa khoa huyện, 634 trạm y tế xã. Tổng số giường bệnh hiện nay là 4.520 giường (không tính giường bệnh của các trạm y tế xã) chỉ mới đạt 12,5 giường bệnh/1vạn dân. Nếu đến năm 2010 để đạt được chỉ tiêu 15 giường/1vạn dân thì số giường bệnh còn thiếu khoảng 1.000 giường bệnh. Qua đó cho thấy hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng của tỉnh Thanh Hóa hiện tại chưa đạt được mức bình quân so với cả nước, đồng thời cũng chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng tăng cao của nhân dân trong tỉnh. Dự án “Đầu tư xây dựng bệnh viện đa Nghi Sơn” là hoàn toàn phù hợp. Dự án đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ không những cho người dân địa phương mà còn cho người dân của các khu vực lân cận. Đồng thời dự án cũng góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong quá trình thi công cũng như hoạt động của dự án sẽ không tránh khỏi những tác động xấu đến môi trường như đã nêu trong báo cáo. Với việc ý thức rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường và sự giúp đỡ của các ngành, các cơ quan chức năng, chủ dự án sẽ hoàn thiện các hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn như đã nêu trong báo cáo. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và những văn bản pháp quy của Nhà nước về Bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã nêu đầy đủ các tác nhân gây ô nhiễm tác động đến môi trường cùng với các biện pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chương trình giám sát chất lượng môi trường và cam kết thực hiện nghiêm chỉnh những điều đã nói ở trên.

pdf98 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5211 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa Nghi Sơn-Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguồn : www.mtx.vn xác nhận phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa Nghi Sơn tại xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá được phê duyệt tại Quyết định số: /QĐ-UBND, ngày tháng năm 2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá./. Thanh Hóa, ngày tháng năm 2009 Sở Tài nguyên và môi trường thanh hóa KT. Giám đốc Phó Giám đốc Nguồn : www.mtx.vn Các chữ viết tắt trong báo cáo ĐTM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường. TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam. BOD5: Nhu cầu ôxy sinh học sau 5 ngày ở 200C. COD: Nhu cầu ôxy hóa học. TSS: Tổng chất rắn lơ lửng. TCCP: Tiêu chuẩn cho phép. UBND: ủy ban nhân dân. Mở đầu 1. Xuất xứ của báo cáo. Nguồn : www.mtx.vn Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Trong thời đại ngày nay, nền kinh tế tri thức đã và đang có những bước phát triển nhảy vọt đòi hỏi con người phải có thể chất và sức khoẻ tốt để đảm bảo các nhu cầu về học tập, công tác phục vụ cho công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiện nay nước ta đã có hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân đa dạng gồm: y tế công lập, y tế tư nhân, liên doanh liên kết với nước ngoài v.v... Đến năm 2007, toàn quốc đã có 30.000 cơ sở y tế hành nghề y tư nhân, trong đó có 66 bệnh viện tư, hơn 300 phòng khám đa khoa và 87 nhà hộ sinh. Số lượng bệnh viện tư chiếm 6% và số giường bệnh tư chiếm 3%, tỷ lệ này là rất thấp. Hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh ở Thanh Hoá được phân bố theo địa bàn hành chính gồm: 08 bệnh viện tuyến tỉnh, 26 bệnh viện đa khoa huyện, 634 trạm y tế xã với tổng số giường bệnh là 4.520 giường (không tính giường bệnh của các trạm y tế xã) chỉ đạt 12,5 giường bệnh/1vạn dân. Nếu đến năm 2010 để đạt được 15 giường/1vạn dân thì còn thiếu khoảng 1.000 giường bệnh. Vì vậy cần phải có sự ra đời của các bệnh viện ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân, thực hiện chính sách xã hội hoá công tác y tế của Đảng và Nhà nước. Sự hình thành khu kinh tế trọng điểm Nghi Sơn với các ngành công nghiệp mũi nhọn sẽ thu hút một lực lượng lao động lớn vào các khu công nghiệp tạo tiền đề hình thành các khu đô thị mới với dân số tăng nhanh trong vài năm tới. Song hiện tại trên địa bàn huyên Tĩnh Gia và khu kinh tế Nghi Sơn mới chỉ có một trung tâm y tế huyện với quy mô 120 giường bệnh, thực chất nhiều năm qua luôn trong tình trạng quá tải. Việc xây dựng một bệnh viện đa khoa để phục vụ cho khu kinh tế Nghi sơn nói riêng, khu đô thị Nghi Sơn nói chung là cần thiết. Vì vậy công ty cổ phần đầu tư Thăng Long lập dự án xây dựng bệnh viện đa khoa Nghi Sơn với qui mô 500 giường bệnh, có đầy đủ thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ y, bác sỹ có trình độ cao phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho cán bộ và nhân dân khu vực huyện Tĩnh Gia, các huyện lân cận, đặc biệt là phục vụ khu vực kinh tế Nghi sơn trong tương lai, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến tỉnh. Nguồn : www.mtx.vn Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, công ty CP đầu tư xây dựng Thăng Long phối hợp với Đoàn Mỏ - Địa chất - Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa Nghi Sơn. 2. Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM. Báo cáo ĐTM của bệnh viện được xây dựng dựa trên các cơ sở pháp lý sau: + Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam qui định: “Các cơ quan nhà nước, Xí nghiệp, HTX, Đơn vị vũ trang nhân dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải tạo môi trường sống”. + Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân số: 07/2003/PL-UBTVQH khoá XI, ngày 25/02/2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. + Nghị định số: 103/2003/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 12/9/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân. + Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư số: 01/2004/TT-BYT ngày 06/01/2004 của Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y, dược tư nhân. + Nghị quyết số 05/CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao. + Nghị định số: 50/1998/NĐ-CP, ngày 16/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ. + Nghị định số: 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập. + Thông tư liên tịch số: 2237/1999/TTLT/BKHCNMT-BYT của liên Bộ Khoa học công nghệ và môi trường và Bộ Y tế, ngày 28/12/1999 hướng dẫn về việc thực hiện an toàn bức xạ trong y tế. + Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội khoá XI Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và Chủ tịch Nước ký Sắc lệnh ban hành ngày 12/12/2005. Nguồn : www.mtx.vn + Luật Lao động của nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 01/01/1995. Điều 95 quy định: “Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động sản xuất phải tuân theo Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường”. + Luật Đất đai của Việt Nam (Điều 4) qui định mọi cá nhân, tổ chức sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện các chính sách của Nhà nước nhằm bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. + Nghị định số: 80/2006/NĐ-CP, ngày 09/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. + Quyết định số: 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải rắn. + Quyết định số: 2342/2006/QĐ-UBND ngày 28/8/2006 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao và xã hội. + Quyết định số: 32/2005/QĐ-BYT, ngày 31/10/2005 về việc ban hành tiêu chuẩn thiết kế khoa chuẩn đoám hình ảnh. + Các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về môi trường như: TCVN - 1995 về môi trường ban hành theo quyết định số: 229 QĐ/TĐG, ngày 25/3/1995 của Bộ KHCN&MT; TCVN theo QĐ số: 35/2002/QĐ-BKHCNMT, ngày 25/6/2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN&MT, Quyết định số: 22/2006/QĐ-BTNMT, ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, một số tiêu chuẩn của Bộ Y tế về vệ sinh môi trường ban hành theo quyết định số: 3733/2002/QĐ-BYT. Các tiêu chuẩn đó là: - TCVN: 5942 - 1995. Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. - TCVN: 5945 - 2005. Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải. - TCVN: 5937 - 2005. Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. - TCVN: 7382 – 2004. Tiêu chuẩn nước thải bệnh viện. Nguồn : www.mtx.vn - TCVN: 6772 - 2000. Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép. - TCVN: 5938 - 2005. Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - TCVN: 5949 - 1998. Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép. - TCVN: 6962 - 2001. Rung động và chấn động - Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp - Mức độ tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và dân cư. 3. Tổ chức xây dựng ĐTM. Báo cáo do Đoàn Mỏ - Địa chất - Sở Tài nguyên và môi trường Thanh Hoá lập. + Bước 1: Xây dựng đề cương chi tiết và khảo sát thực địa, thu thập tài liệu có liên quan. + Bước 2: Liệt kê, phân tích để đánh giá các tác động tiêu cực đến môi trường, đề ra các biện pháp khả thi nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đó trong quá trình xây dựng và hoạt động của bệnh viện. + Bước 3: Chủ đầu tư và cơ quan tư vấn hội thảo. + Bước 4: Thẩm định nghiệm thu báo cáo. - Danh sách cán bộ thực hiện báo cáo: + Chủ trì xây dựng báo cáo do ông Nguyễn Hữu Nghĩa, chức vụ Đoàn trưởng chủ trì. + Các thành viên tham gia: 1- Đặng Hải Yến: Kỹ sư Công nghệ Môi trường; Phó phòng PT&TVMT. 2- Lê Thế Trọng: Kỹ sư Công nghệ Môi trường. 3- Trịnh Thị Hồng: Kỹ sư Công nghệ Môi trường. 4- Lê Thị Thu Hà: Cử nhân Địa lý, Tài nguyên Môi trường. 5- Đới Xuân Anh: Cử nhân Địa lý, Tài nguyên Môi trường. 6- Lương Văn Hải: Cử nhân Môi trường. 7- Nguyễn Xuân Cường: Kỹ sư Công nghệ Môi trường. 8- Đỗ Thị Nhung: Cử nhân Hoá phân tích. Nguồn : www.mtx.vn 9- Hoàng Tiến Dũng: Cử nhân Cao đẳng Công nghệ Môi trường. 10- Trịnh Minh Tuân: Cử nhân Cao đẳng Hoá phân tích. 11- Lê Thị Thanh Hương: Cử nhân Cao đẳng Hoá phân tích. Nguồn : www.mtx.vn Chương 1 Mô tả Tóm tắt dự án 1.1. Giới thiệu chung. 1.1.1. Tên dự án: Bệnh viện đa khoa nghi sơn. 1.1.2. Chủ dự án: công ty cổ phần đầu tư thăng long. - Địa chỉ: phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. - Điện thoại: 0373.797.263; Fax: 0373.797.262. - Ông: Lương Văn Thanh, Chủ tịch hội đồng quản trị công ty. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 2603000381 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá cấp lần đầu ngày 15/3/2006 và thay đổi lần 2 ngày 07/6/2007. Ngành nghề kinh doanh: + Xây lắp các công trình đường dây và trạm biến áp đến 110KV. + Xây dựng các hạng mục công trình bưu chính viễn thông. + Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi và xây dựng dân dụng. + San lấp mặt bằng, kè đê và mặt đập, sạt sườn, xây dựng và kè móng cột điện đến 500KV. + Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản. + Khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng. + Kinh doanh khách sạn, du lịch và dịch vụ phục vụ du lịch. + Chăn nuôi bò sữa và nuôi trồng thuỷ sản. + Kinh doanh điện nông thôn. + Môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất. + Đầu tư trung tâm chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. + Hoạt động của bệnh viện đa khoa. + Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị hàng hoá. 1.1.3. Vị trí địa lý. Vị trí dự án xây dựng bệnh viện đa khoa Nghi Sơn tại xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá, trên tổng diện tích 45.000m2. - Vị trí địa lý: Nguồn : www.mtx.vn + Phía Đông: giáp Quốc lộ 1A. + Phía Tây: giáp đường theo quy hoạch. + Phía Bắc: giáp đường theo quy hoạch. + Phía Nam: giáp đường theo quy hoạch. - Vị trí này tương đối thuận lợi về giao thông, nằm giữa khu kinh tế Nghi Sơn và trung tâm kinh tế - xã hội huyện Tĩnh Gia, rất thuận lợi cho việc khám chữa bệnh của nhân dân huyện. 1.1.4. Địa hình. Khu đất dự kiến xây dựng bệnh viện đang là đất trồng lúa của nhân dân xã Nguyên Bình, địa hình tương đối bằng phẳng, cốt địa hình thấp hơn so với Quốc lộ 1A khoảng 1m, trên khu đất có một số mộ của người dân (số lượng không nhiều), khi xây dựng sẽ có phương án di chuyển và đền bù hợp lý. 1.2. Qui mô. Dự án xây dựng bệnh viện đa khoa Nghi Sơn được thiết kế hoàn chỉnh với qui mô 500 giường bệnh, bao gồm: Các khoa, phòng ban chuyên môn - quy mô STT Các khoa chuyên môn Quy mô (giường) 1 Khoa nội tổng hợp 100 2 Khoa ngoại tổng hợp 75 3 Khoa phụ 35 4 Khoa sản 35 5 Khoa nhi 45 6 Khoa răng hàm mặt 15 7 Khoa tai mũi họng 15 8 Khoa mắt 15 9 Khoa truyền nhiễm 30 10 Khoa y học cổ truyền 35 11 Khoa VLTL – PHCN 15 12 Khoa cấp cứu - 13 Khoa phẫu thuật- gây mê hồi sức - 14 Khoa chuẩn đoán hình ảnh - Nguồn : www.mtx.vn 15 Khoa xét nghiệm - 16 Khoa thăm dò chức năng - Cộng: 400 - 500 1.3. Cơ cấu tổ chức. Nguyên tắc tổ chức và cơ cấu bệnh viện thực hiện theo quy định của Pháp lệnh hành nghề Y, dược tư nhân năm 2003; Thông tư 01/2004/BYT ngày 06/01/2004 của Bộ Y tế và Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế bệnh viện. 1.3.1. Hội đồng quản trị. Là cơ quan quyền lực cao nhất của bệnh viện đa khoa Nghi Sơn. Nhiệm kỳ đầu của hội đồng quản trị do tổ chức xin thành lập bệnh viện chịu trách nhiệm. 1.3.2. Ban giám đốc bệnh viện. Giám đốc và phó giám đốc giúp việc cho Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành quản lý bệnh viện. 1.3.3. Các phòng ban chức năng. - Hành chính quản trị. - Kế hoạch tổng hợp. - Tài chính kế toán. - Y tá điều dưỡng. - Phòng quan hệ hợp tác quốc tế. 1.3.4. Tổ chức nhân sự. STT Đối tượng lao động Đơn vị Số lượng 1 Chủ tịch HĐQT Người 01 2 Phó CTHHĐQT Người 03 3 Thành viên HĐQT Người 4 4 Giám đốc bệnh viện Người 01 5 Phó giám đốc Người 03 6 Trưởng khoa, phòng Người 25 7 Phó trưởng khoa, phòng Người 25 8 Bác sỹ, dược sỹ Người 80 9 Y sỹ, y tá Người 120 Nguồn : www.mtx.vn STT Đối tượng lao động Đơn vị Số lượng 1 Chủ tịch HĐQT Người 01 2 Phó CTHHĐQT Người 03 3 Thành viên HĐQT Người 4 10 Hộ lí, nhân viên giặt là Người 80 11 Cán bộ hành chính, quản trị Người 40 12 Nhân viên kỹ thuật Người 40 13 Bảo vệ Người 12 Tổng cộng 426 Nguồn cán bộ: - Các bác sỹ, dược sỹ và các nhân viên y tế, các đối tượng có chuyên môn y tế đã nghỉ hưu không làm trong các cơ sở y tế nhà nước - Các bác sỹ mới tốt nghiệp tại các trường đại học y gửi đi đào tạo chuyên khoa sơ bộ. - Hợp đồng làm ngoài giờ với các thầy thuốc đang làm trong các cơ sở y tế công lập tại các bệnh viện của Thanh Hoá và Hà Nội đưa vào cơ cấu nhân lực của bệnh viện - Các đối tượng trung cấp y, dược chưa có việc làm tại Thanh Hoá. - Ngoài ra Bệnh viện sẽ còn tuyển dụng hợp đồng tạp vụ, chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành theo qui chế hợp đồng tuyển dụng lao động của Bộ Lao động-Thương Binh Xã hội 1.4. Lưu lượng bệnh nhân khám và điều trị. Lưu lượng bệnh nhân khám và điều trị trong ngày cùng số nhân viên phục vụ, người nhà bệnh nhân, sinh viên thực tập thống kê trong bảng 1. Bảng 1: Số liệu thống kê về lưu lượng bệnh nhân trong ngày. TT Phân loại lưu lượng Số lượng người 1 Lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh 300 2 Người nhà bệnh nhân thường trú + đến thăm 1.200 3 Sinh viên thực tập 100 Tổng cộng: 1.600 lượt người Nguồn : www.mtx.vn 1.5. Cơ sở hạ tầng của bệnh viện đa khoa Nghi Sơn. 1.5.1. Hạ tầng kiến trúc chung của bệnh viện. Hướng tiếp cận chính vào bệnh viện từ hướng Đông (hướng quốc lộ 1A), hướng phụ từ đường quy hoạch phía Nam khu đất. Căc cứ vị trí khu đất cũng như tính chất, chức năng của các khối công trình của bệnh viện và định hướng phát triển của khu vực, phương án bố trí tổng mặt bằng được lựa chọn như sau: Về phân khu chức năng: khu đất được phân chi thành 2 khu chức năng chính. Khu vực phía trước bố trí các khối chính của bệnh viện bao gồm: khối khám bệnh đa khoa và điều trị nội trú, khối kỹ thuật nghiệp vụ cận lâm sàng, khối điều trị nội trú và nhà làm việc hội đồng quản trị. Khu vực phía sau bố trí các khối gồm khoa Dinh duỡng, khoa Truyền nhiễm, khoa Chống nhiễm khuẩn, và nhà tang lễ đại thể. Khối khám đa khoa và điều trị ngoại trú, khối điều trị nội trú và khối kỹ thuật cận lâm sàng sắp xếp tiếp giáp và vuông góc với nhau tạo khoảng không gian phía trước làm sân cảnh quan, khối khám và điều trị ngoại trú cao 3 tầng bố trí phía Bắc và quay hướng Nam, sảnh chính hướng ra sân trước bệnh viện. Đây là khu vực tập trung đông người và phương tiện giao thông nên được ưu tiên tổ chức các hướng tiếp cận rộng rãi và thoáng. Hình thức kiến trúc hiện đại tạo bộ mặt chính của bệnh viện. Khối kỹ thuật nghiệp vụ cận lâm sàng 3 tầng bố trí phía Nam đối diện với nhà điều trị ngoại trú, quay hướng Bắc, khối điều trị nội trú cao 11 tầng là khối kiến trúc chính đóng vai trò hạt nhân chủ đạo, thành phần quan trọng tạo cảnh quan và điểm nhấn kiến trúc cho tổng thể công trình vì vậy vị trí khối này được bố trí tại trung tâm khu đất quay mặt về phía Đông, hướng ra cổng chính bệnh viện. Các hành lang giữa các khối công trình hợp với nhau thành các tuyến giao thông vuông góc tạo sự tiện lợi trong quá trình liên hệ khám chữa bệnh của bác sĩ và bệnh nhân. Khối nhà hành chính có quy mô 3 tầng bố trí tại góc Đông - Nam khu đất, ngăn cách với nhà khám điều trị ngoại trú bằng hệ thống đường giao thông và Nguồn : www.mtx.vn sân vườn tạo không gian yên tĩnh cho khối hành chính làm việc riêng biệt. Công trình bố trí quay hướng Tây Nam, có sảnh vào riêng cách biệt. Khoa dinh dưỡng, khoa truyền nhiễm, khoa chống nhiễm khuẩn quy mô 2 tầng, nhà tang lễ – giải phẫu bệnh lí 1 tầng bố trí phía sau khối điều trị nội trú, các khối công trình này sắp xếp thẳng hàng với nhau và hướng ra phía đường giao thông nội bộ, vị trí khoa dinh dưỡng tại góc Tây – Nam khu đất, tiếp đến là khoa truyền nhiễm, khoa chống nhiễm khuẩn và cuối cùng là nhà Tang lễ – Giải phẫu bệnh (góc Tây – Bắc khu đất). Khu xử lí nước thải bố trí phía sau khoa chống nhiễm khuẩn và giáp với đường quy hoạch phía Tây để thuận tiện cho việc thu nước từ các công trình phía trong và việc thoát nước đã qua xử lí ra hệ thống thoát nước chung của khu vực. Gara xe đạp xe máy và bãi đỗ xe bố trí tại 2 khu vực phía Đông và phía Nam khu đất giáp với cổng chính và cổng phụ bệnh viện để tạo sự thuận lợi cho việc ra vào của các phương tiện giao thông. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của phương án: Tổng diện tích đất khu đất : 42.077m2. Trong đó : - Diện tích xây dựng công trình 9.423 m2. - Mật độ xây dựng 22.4% - Diện tích sân đường nội bộ 12.114 m2. - Diện tích sân lát gạch BLock 12.254 m2. - Diện tích cây xanh 8284 m2. “Quy mô công suất thiết kế xây dựng được trình bầy ở phần phụ lục”. 1.5.2. Hệ thống cung cấp điện. Vị trí khu đất lập dự án có tuyến điện trung thế 35KV đi qua. Để đảm bảo an khoảng cách hành lang an toàn lưới điện và cho các công trình thì tuyến đường dây trung thế này cần được di chuyển ra ngoài ranh giới khu đất lập dự án. Chiều dài tuyến đường dây trung thế 35KV cần di chuyển dự kiến dài 415m. Bảng tổng công suất TT Hộ tiêu thụ Công suất phụ tải KW Hệ số không đồng thời Kđt Hệ số cos ϕ Công suất tính toán KW Nguồn : www.mtx.vn 1 Nhà trực 1,3 0,75 0,8 1,218 2 Nhà điều hành 12,96 0,75 0,8 12,15 3 Khu khám và điều trị 500 0,75 0,8 468,75 4 Khoa truyền nhiễm 40 0,75 0,8 37,5 5 Khoa dinh dỡng 45 0,75 0,8 42,18 6 Khoa chống nhiễm khuẩn 7,5 0,75 0,8 7,03 7 Nhà tang lễ 12,6 0,75 0,8 11,81 8 Nhà làm việc 15,6 0,75 0,8 14,625 9 Điện chiếu sáng 4,5 1 1 4,5 10 Tổng 639,46 599,77 Căn cứ vào công suất toàn phần chọn máy biến áp có công suất 2x320 KVA-10(22)/0.4KV. Giải pháp về hệ thông cấp điện. - Mạng trung thế 35KV: Mạng trung thế từ diểm đấu nối đến trạm biến áp xây dựng mới dự kiến có chiều dài dự kiến 35m. Dây dẫn dùng cáp AL/XLPE/PVC. - Trạm biến áp: Xây mới 01trạm biến áp công suất 2x250KVA-35/0.4KV cấp điện cho các công trình và hệ thống điện chiếu sáng bảo vệ. - Mạng hạ thế 0.4KV: Mạng hạ thế bao gồm các tuyến cáp ngầm từ tủ điện hạ thế cấp điện cho các công trình. Tuyến cáp ngầm hạ thế dùng cáp Cu/XLPE/DSTA/PVC có chiều dài dự kiến 920m. - Hệ thống điện chiếu sáng (đèn bảo vệ): Dùng đèn thuỷ ngân cao áp 250W-220V, dây dẫn cấp nguồn được đi ngầm đất. Tuyến điện chiếu sáng có chiều dài dự kiến 740m. Điều khiển bật, tắt các đèn bằng tủ điều khiển điện chiếu sáng. - Mạng điện trong nhà: Toàn bộ hệ thống dây dẫn trong nhà đều đi ngầm tường, ngầm trần và đặt trong ống nhựa PVC. Từng tầng và từng thiết bị, tuỳ theo công suất, vị trí lắp đặt, được phân pha trực tiếp theo các đường trục ( phân Nguồn : www.mtx.vn pha nhánh ) với mục đích cân bằng phụ tải đảm bảo chất lượng điện áp và đảm bảo tính an toàn cho hệ thống. Các ổ cắm sử dụng là loại âm tường một pha ba cực 250V/10A và 250V/5A có cực nối để đảm bảo an toàn cho các thiết bị xử dụng điện. Chiếu sáng: hệ thống điện chiếu sáng được tính toán phù hợp với từng phòng, từng không gian theo yêu cầu sử dụng cụ thể; sử dụng ánh sáng đèn huỳnh quang kết hợp với ánh sáng đèn nung sáng để tạo ra môi trường ánh sáng phù hợp với mục đích sử dụng. Công suất chiếu sáng được tính theo TCVN, chủng loại và công suất của các loại đèn được tính chọn đảm bảo đúng theo độ rọi quy định. Hệ thống chống sét : Giải pháp chống sét cho công trình tuân thủ theo TCXD 46:1984. Chống sét cho các công trình xây dựng- Tiêu chuẩn thiết kế. - Hệ thống chống sét được nối đất thực hiện theo kiểu kim thu sét. - Hệ thống nối đất dùng cọc thép góc L63x63x5 dài L = 2500 đóng đúng theo sơ đồ chống sét. - Hệ thống dây dẫn dùng thép tròn Φ 16 hoặc thép dẹt 40 x4 chôn sâu 0,8 m so với cốt san nền. Điện trở nối đất Rnđ ≤ 10 Ω . 1.5.3. Hệ thống cấp nước. Nguồn nước cấp : Nguồn nước cấp (dự kiến) cho bệnh viện được lấy từ đường ống cấp nước nằm trên Quốc lộ 1A a) Nhu cầu dùng nước sinh hoạt trong ngày. Trên cơ sở tính chất công trình là bệnh viện nên tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trong công trình bao gồm: - Nước sinh hoạt của cán bộ y bác sĩ, qtc = 20 l/ người. ng đ. - Nước sinh hoạt của bệnh nhân, qtc = 250 ÷300 l/giường bệnh/ngày. ngdmQSH /5,1331000 20426 1000 500250 3 = × + × = Làm tròn QSH = 140 m3/ ngđ. - Nhu cầu nước cứu hoả cho hệ thống cứu hoả vách tường : 5 l/s. ngdmQCC /541000 360035 3 = ×× = Nguồn : www.mtx.vn b) Tính toán dung tích bể chứa. 319454140 mWBC =+= ⇒ xây dựng bể chứa có dung tích 200 m3. c) Cấp nước ngoài nhà. Dựa trên yêu cầu cần cấp đầy đủ lưu lượng và áp lực, tới tất cả các đối tượng dùng nước liên tục, an toàn trong ngày đêm nên chọn sơ đồ cấp nước như sau: Nước sạch từ mạng ngoài Bể chứa ngầm Trạm bơm Bể nước mái Cấp xuống các ống đứng (sinh hoạt + chữa cháy). Nguồn nước cấp được lấy từ hệ thống cấp nước của đô thị Nghi Sơn, cấp vào bể chứa nước ngầm , dung tích bể chứa bao gồm cả lượng nước dùng cho sinh hoạt và lượng nước chữa cháy ( trong 3 giờ). Trước khi cấp vào bể nước ngầm, bố trí hộp đồng hồ đo nước cho toàn công trình, mục đích tiện quản lý và chống rò rỉ, thất thoát. Trạm bơm nước được bố trí hợp khối với bể chứa, diện tích tối thiểu là 20 m 2 (trong đó đặt cả máy bơm sinh hoạt và chữa cháy). Tại trạm bơm bố trí hai bơm sinh hoạt chạy bằng điện (trong đó có một bơm dự phòng) bơm nước từ bể ngầm cấp lên bể nước trên mái, kết hợp bố trí hai bơm chữa cháy (trong đó một bơm chạy bằng điện, một bơm chạy bằng diezel) cấp cho các họng chữa cháy vách tường. Ngoài ra, trong sân công trình còn bố trí các trụ bổ xung nước để lực lượng PCCC cấp nước bổ xung vào hệ thống khi cần thiết. Hệ thống cấp nước ngoài nhà dùng ống thép tráng kẽm có đường kính D50 ÷D100mm. d) Cấp nước trong nhà. - Nước từ bể chứa được nhóm máy bơm sinh hoạt cấp lên két nước mái đặt trên mái khối điều trị nội trú cao 11 tâng. Nước từ két mái nước cấp xuống cho nhu cầu sinh hoạt và cho nhu cầu cứu hoả ban đầu khi có cháy của toàn nhà. Nguồn : www.mtx.vn - Đối với các khu nhà thấp tầng từ 1 ÷2 tầng (như nhà tang lễ – giái phẫu bệnh, khoa chống nhiễm khuẩn, khoa dinh dưỡng, khoa truyền nhiễm) thì chỉ cần thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt. - Đối với các khu nhà 3 tầng (như nhà điều hành, khối khám đa khoa, khối kỹ thuật cận lâm sàng) và nhà 11 tầng (khối điều trị nội trú) ngoài hệ thống cấp nước sinh hoạt, cần thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy. - Bể nước mái, két mái của công trình có tác dụng điều hoà lưu lượng và áp lực, lưu lượng nước được tính đầy đủ theo tiêu chuẩn quy phạm hiện hành trong đó có cả lượng nước sinh hoạt và dự trữ chữa cháy ( trong 10 phút). - Nước từ bể trên mái cấp xuống các ống đứng chính, ống nhánh qua các van khoá cung cấp cho tất cả các thiết bị WC cấp nước. - Vật liệu đường ống cấp nước dùng bằng nhựa cao cấp PPR có đường kính từ D20 đến D80. Đường ống cấp đi trong các hộp kỹ thuật, trên trần giả, ngầm trong sàn hoặc ngầm tường. - Các thiết bị vệ sinh và phụ tùng cấp nước phải được sản xuất từ các vật liệu rắn, bền và có bề mặt trong nhẵn và trơn, sạch và không thấm nước. Tất cả các thiết bị phải đồng bộ, mới 100% dúng chất lượng thiết kế yêu cầu, phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc các tiêu chuẩn quốc tế được các cơ quan có chủ quyền chấp thuận. 1.5.4. Hệ thống thoát nước. - Do nước thải bệnh viện có chứa nhiều vi trùng gây bệnh và thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng. Do đó nước thải bệnh viện phải được xử lý trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. - Thiết kế hệ thống cống tròn BTCT có đường kính D200 ÷D300mm dẫn nước thải từ các khối nhà về bể xử lý nước thải của bệnh viện. - Trên tuyến cống D200, D300 (và tại các vị trí gần các khu vệ sinh) bố trí các hố ga thu nước. Khoảng cách 20 ÷30 m/1 hố ga. - Nước cấp sau khi sử dụng thải ra ngoài công trình, nhiệm vụ của hệ thống thoát nước là thu gom, vận chuyển và xử lý sơ bộ trước khi thoát ra mạng chung của khu vực . Nguồn : www.mtx.vn - Hệ thống thoát nước thải của công trình được thiết kế cho tất cả các khu vệ sinh. Nước thải ở các khu vệ sinh được thoát theo hai hệ thống riêng biệt: hệ thống thoát nước bẩn và hệ thống thoát phân. - Nước bẩn từ các chậu rửa, bồn tắm, lưới thu sàn được thoát vào các ống đứng thoát nước có đường kính 110 mm thoát ra các hố ga thoát nước bẩn rồi theo tuyến cống D200 ÷D300mm vào bể xử lý trước khi xả ra hệ thống chung của thành phố. - Nước thải thu từ các xí bệt và các âu tiểu được thu vào các ống đứng có đường kính D140 mm thoát riêng vào ngăn chứa của bể tự hoại để xử lý sơ bộ rồi theo tuyến cống D200 ÷D300mm vào bể xử lý trước khi xả ra hệ thống chung của Khu vực. - Bố trí các ống thông hơi cho các ống đứng thoát phân và thoát nước bẩn. Ngoài ra còn bố trí ống thông hơi cho bể tự hoại và các khu vệ sinh. Tất cả các ống thông hơi đều thiết kế vượt mái 700mm và dùng các chụp thông hơi chụp trên đầu ống để bảo vệ ống. Dường kính ống thông hơi dự kiến D60mm. - Trên các đường ống thoát phân bố trí các miệng kiểm tra ( cứ hai tầng lại bố trí một miệng kiểm tra, mục đích xúc rửa, thông tắc khi có sự cố). - Toàn bộ hệ thống đường ống thoát nước trong nhà đều sử dụng ống nhựa UPVC và các phụ kiện đồng bộ có đường kính từ D34mm ÷D150mm. đường ống trong nhà đi trên trần giả, ngầm tường hoặc ngầm nhà và đi trong các hộp kỹ thuật với độ dốc đáp ứng được các tiêu chuẩn hiện hành để đảm bảo khả năng tự chảy. - Bố trí các bể tự hoại để xử lý sơ bộ nước phân, nước tiểu. Bể tự hoại được đặt ngoài công trình, gần vị trí chân các ống đứng thoát nước phân, tiểu mục đích tiện cho việc tiếp nhận nước thải. Dung tích bể tự hoại được tính toán đầy đủ theo tiêu chuẩn hiện hành (dựa vào lưu lượng nước cấp và lượng cặn hữu cơ có trong nước thải). - Nước mưa được thu từ mái nhà bằng xi nô, phễu thu, các đường ống đứng thu nước mái và nước mặt sân, chảy vào rãnh bê tông có nắp đan, sau đó xả ra đường ống thoát nước mưa của khu vực. Nguồn : www.mtx.vn 1.6. Tổng mức đầu tư. a) Tổng hợp kinh phí phần xây lắp. Đơn vị tính: Triệu đồng STT Hạng mục công trình ĐV tính Khối lượng xuất ĐT Thành tiền A Phần công trình chính 203,056 1 Nhà khám bệnh ngoại trú m2 5,164 5.50 28,402 2 Nhà kỹ thuật cận lâm sàng m2 6,246 5.50 34,353 3 Nhà điều trị nội trú m2 18,402 6.50 119,613 4 Nhà chống nhiễm khuẩn m2 285 4.50 1,283 5 Khoa Truyền Nhiễm m2 1,012 5.00 5,060 6 Nhà điều hành m2 650 5.00 3,250 7 Nhà khoa dinh dỡng m2 1,580 5.00 7,900 8 Nhà Tang lễ – Giải phẫu bệnh m2 639 5.00 3,195 B Công trình phụ trợ 1,521 8 Nhà trực bảo vệ m2 40 3.50 140 9 Cổng chính+cổng phụ Cái 2 50.00 100 10 Hàng rào sắt thoáng M 435 1.80 783 11 Hàng rào xây gạch M 415 1.20 498 C Công trình HTKT 20,392 13 San lấp mặt bằng m3 57,927 0.25 14,482 14 Diện tích mặt đường BTXM m2 12,114 0.20 2,423 15 Diện tích mặt đường lát gạch Block m2 12,254 0.25 3,064 16 Giếng thăm Cái 15 5.00 75 17 Cống BTCT D400 M 436 0.80 349 D Phần cấp nước 239.9 20 ống HDPE D100 M 407 0.30 122.1 21 ống HDPE D60 M 209 0.20 41.8 22 ống HDPE D50 M 100 0.20 20.0 24 Trụ cứu hoả DN100 cái 2 4.00 8.0 25 Phụ kiện nối ống (tính bằng 25%) 48.0 27 Bể chứa 200 m3 Bể 1 350.00 350 E Phần thoát nước thải 303.1 26 Cống BTCT D200 M 258 0.50 129 27 Cống BTCT D300 M 115 0.70 80.5 28 Hố ga Cái 11 3.00 33 Nguồn : www.mtx.vn 29 Phụ kiện khác (25%) 60.6 F Phần cấp điện 1,901.3 30 Đường điện trung áp 22 KV M 0.075 950.00 71.25 31 Đường điện hạ thế (cáp ngầm) Km 1.20 600.00 720 32 Đường điện chiếu sáng Km 1.10 550.00 605 33 Trạm biến áp 2x320 KVA- 10(22)/0,4 KV Trạm 1 480.00 480 34 Tủ điều khiển điện chiếu sáng Tủ 1 25.00 25 Cộng phần xây lắp =A+B+C+D+E+F 227,413 b) Tổng hợp kinh phí phần thiết bị. Kinh phí đầu tư thiết bị gồm thiết bị y tế và thiết bị phục vụ xây dựng công trình. - Tổng hợp kinh phí phần thiết bị +trang bị văn phòng: Đơn vị tính :Triệu đồng STT Tên thiết bị ĐV tính Khối lượng Đơn giá Thành tiền Thang máy 9,000.00 1 Thang tải bệnh nhân Cái 5 800 4000 2 Thang máy phục vụ BS, người nhà bệnh nhân Cái 10 500 5,000.00 Phòng tổ chức cán bộ 37.00 1 Bàn làm việc Cái 6 1 6.00 2 Ghế Cái 20 0.45 9.00 3 Tủ đựng tài liệu Cái 6 2 12.00 4 Máy in + máy tính Bộ 1 10 10.00 5 Phòng hành chính quản trị 123.00 1 Tủ đựng tài liệu Cái 10 2 20.00 2 Bàn làm việc Cái 20 1 20.00 3 Ghế Cái 40 0.45 18.00 4 Hệ thống chiếu qua máy tính HT 1 20 20.00 5 Hệ thống tăng âm hội trường HT 1 15 15.00 6 Máy vi tính + máy in Bộ 5 10 50.00 Phòng kế toán tài chính 107.00 1 Bàn làm việc Cái 15 1 15.00 2 Ghế Cái 30 0.45 13.5 3 Tủ đựng tài liệu Cái 6 2 12.00 4 Giá sách Cái 5 2 10.00 Nguồn : www.mtx.vn 5 Máy vi tính + máy in Bộ 6 10 60.00 6 Két đựng tiền Cái 1 10 10.00 Tổng cộng 9,267.00 - Tổng hợp kinh phí phần thiết bị y tế : Bảng tổng hợp kinh phí đầu tư thiết bị y tế (Chi tiết xem phụ lục kèm theo dự án) Đơn vị tính : 1000 đồng TT Khoa Đơn vị tính giá trị 1 Khoa khám bệnh 1000đ 904,100 2 Khoa hồi sức cấp cứu 1000đ 2,900,150 3 Khoa nội tổng hợp 1000đ 7,359,385 4 Khoa tai mũi họng 1000đ 2,063,505 5 Khoa răng hàm mặt 1000đ 1,848,285 6 Khoa mắt 1000đ 2,054,625 7 Khoa huyết học truyền máu 1000đ 12,850,195 8 Khoa hoá vi sinh 1000đ 7,930,970 9 Khoa chuẩn đoán hình ảnh 1000đ 58,385,625 10 Khoa chống nhiễm khuẩn 1000đ 2,418,500 11 Khoa vật lý trị liệu 1000đ 3,790,585 12 Khoa truyền nhiễm 1000đ 1,892,170 13 Khoa y học cổ truyền 1000đ 458,920 14 Khoa nhi 1000đ 458,160 15 Khoa ngoại tổng hợp 1000đ 760,680 16 Khoa phẫu thuật gây mê hồi sức 1000đ 1,711,800 17 Khoa sản phụ 1000đ 1,259,800 Tổng cộng 109,047,455 c) Kinh phí đền bù GPMB. Căn cứ tính đền bù GPMB: Nguồn : www.mtx.vn - Quyết định số 4307/2004/QĐ-UB ngày 30/12/2004 của UBND tỉnh Thanh Hoá về quy định giá các loại đất. - Quyết định số 183/2005/QĐ-UB ngày 04/3/2005 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản trong giải phóng mặt bằng. - Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. - Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ. - Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. - Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ. Tổng diện tích khu đất quy hoạch : 42.077 m2 Đền bù đất (tạm tính 50.000 đ/m2 đất trồng cây nông nghiệp). 42.077 m2 x 50.000 đ/m2 = 2.103.850.000 đồng. Kinh phí hỗ trợ : (Tạm tính 25.000 đ/m2). 42.077 m2 x 25.000 đ/m2 = 1.051.925.000 đồng. Chi phí phục vụ hội đồng đền bù GPMB. 2.103.850.000 đ x 2% = 42.077.000 đồng. Giá trị đền bù GPMB tạm tính. 3.155.775.000 đồng + 42.077.000 đồng = 3.197.852.000 đồng. d) Tổng hợp kinh phí đầu tư. Đơn vị tính: triệu đồng TT Hạng mục công trình Kí hiệu Định mức Thành tiền Ghi chú A Xây lắp GXD 27.412,60 B Thiết bị GTB 118.314,46 1 Thiết bị y tế 109.047,46 2 Thiết bị khác 9.267,00 C Bồi thường GPMB Ggpmb 3.197,85 Nguồn : www.mtx.vn D Chi phí QLDA GQLDA 1,392% 4.812,52 = 1.392%*(GXD+GTB) E Chi phí t vấn đầu t xây dựng GTV 9.448,39 1 Khảo sát địa hình ( tạm tính) 20,00 2 Khảo sát địa chất CT (tam tính) 200,00 3 Lập dự án đầu tư 0,244% 843,57 = 0.244%*(GXD+GTB) 4 Thiết kế KTTC 2,08% 4.730,18 = 2.08%*GXD 5 Thẩm tra TKKT thi công 0,075% 170,56 = 0,075*Gxd 6 Thẩm tra dự toán công trình 0,0725% 164,87 = 0.0725%*GXD 7 Lập hồ sơ mời thầu thi công XD 0,0685% 155,78 = 0.0685%*GXD 8 Lập hồ sơ mời thầu cung cấp TB 0,07% 86,37 = 0.07%*GTB 9 Giám sát thi công 1,21% 2.751,69 = 1.21%*GXD 10 Giám sát lắp đặt thiết bị 0,28% 325,36 = 0.28%*GTB F Chi phí khác 1.514,28 1 Chi phí bảo hiểm công trình 0,308% 1.064,84 = 0.3%*(GXD+GTB) 2 Chi phí thanh quyết toán 0,130% 449,45 = 0.13%*(GXD+GTB) G Dự phòng DP 54.553,59 1 Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh 5,0% 18.235,01 = 5%(A+B+C+D+E+F) 2 Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá 10,00% 36.318,58 = 10%(A+B+C+D+E) Tổng mức đầu tư 419.253,69 = A+B+C+D+E+F+G Tổng mức đầu tư : 419.253.690.000 đồng. (Bốn trăm mười chín tỷ, hai trăm năm ba triệu, sáu trăm chín mươi nghìn đồng chẵn) Nguồn vốn đầu tư: - Vốn tự có của doanh nghiệp. - Vốn vay ưu đãi. - Vốn huy động từ các cổ đông khác. Ghi chú : Cách tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá căn cứ theo hướng dẫn tại thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007. Do tỉnh Thanh Hoá chưa ban hành chỉ số giá xây dựng, đơn vị tư vấn sử dụng chỉ số giá xây dựng áp dụng cho thành phố Hà Nội do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo văn bản số Nguồn : www.mtx.vn 1601/BXD-VP ngày 25/7/2007. Thời gian dự kiến thực hiện dự án trong 3 năm . Chỉ số giá xây dựng tính trong dự án là chỉ số giá xây dựng bình quân trong 5 năm gần nhất là 2004, 2005,2006, 2007 và 2008. 1.7. Dự kiến tiến độ thực hiện dự án. Căn cứ tổng mức đầu tư 419.253.690.000 dự án bệnh viện đa khoa Nghi Sơn thuộc dự án nhóm B theo nghị định 209/NĐ-CP thời gian thực hiện dự án là 04 năm . Như vậy thời gian thực hiên dự án như sau : - Thẩm định và phê duyệt dự án : tháng 05 năm 2009 - Lập Thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán : tháng 6 - 8 năm 2009 - Thẩm tra thiết kế bản vẽ TC và DT : tháng 9 năm 2009 - Lựa chọn nhà thầu – khởi công : Tháng 10 năm 2009 - Hoàn thành đưa vào sử dụng : Tháng 10 năm 2012 Nguồn : www.mtx.vn Chương 2 Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội khu vực dự án 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên. 2.1.1. Vị trí địa lý. Tĩnh Gia là một huyện cực Nam của tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Đông giáp biển, phía Bắc giáp huyện Quảng Xương, phía Tây giáp huyện Nông Cống và Như Thanh. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Tĩnh Gia là 450 km2. Địa hình bán sơn địa, bao gồm những hang động hoang sơ, vùng đồng bằng và đất bãi ven biển, đường biển dài với những bãi cát mịn, cùng với quần thể các đảo nhỏ, 3 cửa lạch, 2 cảng biển lớn đã tạo cho Tĩnh Gia tiềm năng và lợi thế đặc biệt. 2.1.2. Đặc điểm khí hậu. - Huyện Tĩnh Gia mang những đặc tính của khí hậu tỉnh Thanh Hoá, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đây là vùng có nền nhiệt độ cao, mùa Đông không lạnh lắm, mùa Hè tương đối nóng do ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam. 2.1.2.1. Nhiệt độ. Nền nhiệt độ của huyện Tĩnh Gia khá cao 8.6000C/năm, nằm trong giới hạn của chế độ khí hậu nhiệt đới (7.500 - 9.5000C). Biên độ trung bình ngày: 6,30C. Chế độ nhiệt được hình thành theo 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mùa nóng với nhiệt độ trung bình tháng trên 250C. Tháng 7 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình 28,90C và đạt cực đại trên 400C. Mùa lạnh với nhiệt độ trung bình tháng nhỏ hơn 200C. Tháng 1 là tháng rét nhất với nhiệt độ trung bình 15,50C và nhiệt độ tối thấp nhiệt đới đạt thấp nhất là 4 - 50C. Nhiệt độ trung bình, lớn nhất và nhỏ nhất các tháng trong năm tại Thanh Hoá được trình bày trong bảng 2. Bảng 2: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Thanh Hoá: Nguồn : www.mtx.vn Tháng Nhiệt độ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lớn nhất 21,0 20,8 23,5 27,8 31,9 33,6 33,9 33,8 30,3 27,8 28,0 22,0 T. bình 17,9 18,1 20,4 24,0 27,5 29,3 29,5 28,6 26,8 24,4 21,7 18,9 Nhỏ nhất 15,5 16,2 18,2 21,3 24,4 25,8 25,9 25,4 24,1 21,9 19,4 16,5 Các số liệu thống kê về nền nhiệt trong vòng 40 năm qua cho thấy nền nhiệt tăng khoảng 0,50C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối và thấp nhất tuyệt đối đều có xu hướng tăng cao, mùa nóng nóng hơn, mùa lạnh lạnh hơn nhưng nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối lại có xu thế tăng. 2.1.2.2. Độ ẩm. Độ ẩm không khí tương đối cao với mức trung bình tương đối trong năm khoảng 89%. Các tháng 1, 2 và 3 có độ ẩm cao nhất do có mưa phùn. Do ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam vào các tháng đầu mùa hè (tháng 5 và 6) và gió hanh vào các tháng đầu đông (tháng 10 và 11) thời gian này có độ ẩm rất thấp khoảng 40 - 45%. 2.1.2.3. Chế độ mưa. Tổng lượng mưa trung bình năm tại huyện Tĩnh Gia khoảng 1.700 - 1.800mm. Tổng lượng mưa năm cực đại là 3.000mm và tổng lượng mưa năm cực tiểu là 1.000mm. Chế độ mưa được chia làm 2 mùa: Mùa mưa nhiều và mùa mưa ít. Mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Thời kỳ mưa nhiều xảy ra vào các tháng 8, 9 và 10. Tổng lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 80 - 90% tổng lượng mưa cả năm. 2.2. Hiện trạng môi trường khu vực dự án. Ngày 18/8/2008 Công ty CP đầu tư Thăng Long đã phối hợp với Đoàn Mỏ - Địa chất - Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá tiến hành khảo sát đo đạc, lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường không khí, nước tại khu đất dự kiến xây dựng bệnh viện. Kết quả như sau: a) Chất lượng môi trường không khí. Nguồn : www.mtx.vn Bảng 3: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí. TT Chỉ tiêu ĐVT M1 M2 M3 TCVN: 5937 -2005 TCVN: 5938-2005 1 Nhiệt độ t0C 37,5 37,1 37,4 - - 2 Vận tốc gió m/s 0,45 0,35 0,5 - - 3 Độ ẩm % 67,2 67,8 67,5 - - 4 NO2 µg/m3 22,87 15,3 15,4 200 - 5 SO2 µg/m3 68,4 25,6 34,2 350 - 6 NH3 µg/m3 210,3 139,0 140,7 - 200 7 H2S µg/m3 3,57 1,79 1,80 - 42 8 Bụi µg/m3 213,5 198,7 200,6 300 - 9 CO µg/m3 225 1.129 677 30.000 - 10 CO2 µg/m3 35.600 37.000 42.200 - - 11 Cl2 µg/m3 KPHĐ KPHĐ KPHĐ - 100 M1: Trung tâm khu đất dự kiến xây dựng bệnh viện. M2: Phía Bắc khu đất (giáp đường theo quy hoạch). M3: Phía Nam khu đất (giáp đường theo quy hoạch). Ghi chú: TCVN: 5937 - 2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. Nhận xét: Tất cả các chỉ tiêu tại các điểm đo đều nhỏ hơn TCCP, so sánh với TCVN: 5937 - 2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. b) Hiện trạng môi trường nước. Bảng 4: Kết quả phân tích chất lượng nước. TT Chỉ tiêu ĐVT M1 M2 M3 M4 TCVN: 5942-1995 TCVN: 5944-1995 Nguồn : www.mtx.vn 1 PH - 6,7 6,8 6,9 7,0 5,5 - 9 6,6 - 8,8 2 COD mg/l 37,5 46,6 23,4 6,0 < 35 - 3 BOD5 mg/l 24,4 31,2 15,2 3,2 < 25 - 4 ΣN mg/l 1,75 1,24 0,77 0,27 - - 5 ΣP mg/l 0,24 1,68 0,21 0,03 - - 6 Cl- mg/l 85 21,3 92,3 31,2 - - 7 NO2- mg/l 0,48 0,03 0,01 0,22 0,05 - 8 NO3- mg/l 1,01 3,03 1,01 0,46 15 45 9 NH4+ mg/l 0,06 0,72 2,35 0,12 1 - 10 Fe mg/l 0,62 4,1 0,44 5 2 - 11 Mn mg/l 0,07 0,09 2,13 0,99 0,8 0,1 - 0,5 12 SS mg/l 17,5 52,5 24,5 5,0 80 1 - 5 13 Coliform MNP/100ml 110 6.800 1.100 15 10.000 3 M1: Nước ruộng lúa phía Nam khu đất. M2: Nước hồ tại trung tâm khu đất. M3: Nước ao phía Nam khu đất. M4: Nước giếng khoan gia đình ông Tiến, xóm 1, Cao Thắng, Nguyên Bình. Ghi chú: - TCVN: 5942 - 1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. - TCVN: 5944 - 1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm. Nhận xét: - Theo kết quả phân tích, đa số các chỉ tiêu nước giếng khoan gia đình ông Tiến, xóm 1, Cao Thắng, Nguyên Bình nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN 5944 – 1995. Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ tiêu cao hơn tiêu chuẩn cho phép như: + Mn cao hơn TCCP 1,98 lần. + Coliform cao hơn TCCP 5 lần. Nguồn : www.mtx.vn - Theo kết quả phân tích, đa số các chỉ tiêu ở cả 3 điểm nước mặt nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN 5942 - 1995. Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ tiêu cao hơn tiêu chuẩn cho phép như: + COD: Mẫu 1 cao hơn TCCP 1,7 lần. Mẫu 2 cao hơn TCCP 1,33 lần. + BOD5 Mẫu 2 cao hơn TCCP 1,26 lần. + NO2- Mẫu 1 cao hơn TCCP 9,6 lần. + Fe Mẫu 2 cao hơn TCCP 2,05 lần. + Mn Mẫu 3 cao hơn TCCP 2,66 lần. - Từ kết quả phân tích trên chủ dự án kết hợp với UBND xã Nguyên Bình khuyến cáo nhân dân xử lý nước (như lọc nước qua cát, đun nước sôi trước khi uống) trước khi đưa vào sử dụng. c) Chất lượng môi trường đất. Bảng 5: Chất lượng môi trường đất. Bảng 10: Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất. TT Vị trí lấy mẫu pHKCL Tổng N (%) Tổng P (%) K2O (%) Hữu cơ (%) 1 Đất tại mặt bằng dự án 5,4 0,17 0,047 2,136 0,77 2 Đất ruộng tại đường vào khu vực dự án 5,8 0,09 0,031 1,645 0,35 Nhận xét: Hàm lượng N nghèo. Hàm lượng P từ nghèo đến trung bình. Hàm lượng hữu cơ tổng số tương đối nghèo. Đất có độ pH thấp. 2.3. Đặc đỉểm các yếu tố kinh tế, văn hoá - xã hội khu vực xây dựng bệnh viện. 2.3.1. Đặc điểm kinh tế, văn hoá - xã hội huyện Tĩnh Gia. Theo báo cáo định hướng kế hoạch kinh tế - xã hội quốc phòng an ninh năm 2008 huyện Tĩnh Gia. Trong đó thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc phòng năm 2007 của huyện thì: a) Điều kiện về kinh tế huyện Tĩnh Gia. Nguồn : www.mtx.vn Với tiềm năng biển, đất rừng, trong những năm qua kinh tế huyện Tĩnh Gia đã có bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng GDP cao và tương đối toàn diện. - Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển khá. Các loại cây lương thực và công nghiệp tăng nhanh cả về diện tích và năng suất. Đặc biệt, diện tích cây lạc cây chủ lực trong sản xuất hàng hoá xuất khẩu tăng rất nhanh do toàn huyện tập trung thực hiện chiến lược mở rộng diện tích lạc thu, thu đông bằng phương pháp phủ nilon. - Chăn nuôi cũng phát triển mạnh nhờ triển khai sinh hoá đàn bò, đưa giống lợn nạc vào chăn nuôi. - Với bờ biển dài 42 km, 3 cửa lạch và hệ thống sông ngòi khá dày đặc, bãi biển rộng lớn đã tạo nên thế mạnh cho Tĩnh Gia phát triển thuỷ, hải sản. Do vậy, trong những năm qua, kinh tế biển có những chuyển biến rõ rệt và thu được nhiều kết quả quan trọng cả về khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề biển. - Sản xuất tiểu thủ công nghiệp được duy trì, ngành nghề được mở rộng, chất lượng sản phẩm từng bước được nâng lên. Một số ngành có tiềm năng, lợi thế được khuyến khích phát triển, hoạt động có hiệu quả như đóng sửa tàu, thuyền, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí dân dụng, đồ mộc, chế biến thuỷ, hải sản. Trong những năm tới, mức tăng trưởng và tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sẽ còn cao hơn khi Khu công nghiệp - đô thị Nghi Sơn đi vào hoạt động và nhà máy xi măng Công Thanh, Liên hiệp nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn và nhiều nhà máy chế biến nông, hải sản khác sẽ được xây dựng. - Dịch vụ thương mại có bước phát triển mạnh mẽ. Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển tương đối đa dạng ở tất cả các thành phần kinh tế và trên khắp các vùng, miền trong huyện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. - Kết cấu hạ tầng - xã hội được tăng cường. Hệ thống giao thông được chú trọng phát triển. Một số các trục giao thông liên xã được nâng cấp, cứng hoá. Hệ Nguồn : www.mtx.vn thống thuỷ lợi được nâng cấp, kiên cố hoá. Hệ thống điện lưới được xây dựng đến 34/34 xã, thị trấn với 98,6 hộ được dùng điện. b) Điều kiện về văn hoá - xã hội huyện Tĩnh Gia. Hoà nhịp cùng với sự đi lên của các ngành kinh tế, văn hoá - xã hội huyện Tĩnh Gia cũng đạt được kết quả đáng mừng. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. - Hoạt động giáo dục và đào tạo: Hệ thống giáo dục - đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ bậc mầm non đến trung học phổ thông với các loại hình công lập và bán công. Toàn huyện hiện nay có 3 trường phổ thông trung học, 1 trường trung học bán công, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề có đủ khả năng thu hút trên 70% số học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Hệ thống các trường học được kiên cố hoá với tốc độ nhanh. Quy mô các cấp học, ngành học ổn định, chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên. Tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp các cấp đạt 96%/năm trở lên. Tỷ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng và trung cấp đạt 21 - 25%/năm. Huyện đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi và đang phấn đấu hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. - Mạng lưới y tế được củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ thầy thuốc từ cấp huyện đến cơ sở. Các xã, thị trấn đều có y, bác sĩ, qua đó triển khai thực hiện có hiệu quả nghiệp vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. - Công tác an ninh, chính trị - quốc phòng, nhất là trong công tác an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo được giữ vững. Phong trào quần chúng bảo vệ Tổ quốc phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, chống các tệ nạn xã hội được triển khai thường xuyên, đồng bộ đã góp phần đảm bảo an ninh toàn xã hội, giảm số vụ phạm tội, giữ vững sự bình yên cho nhân dân. 2.3.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội xã Nguyên Bình. Theo báo cáo kinh tế - xã hội quốc phòng an ninh năm 2007 và định hướng phát triển năm 2008 của UBND xã Nguyên Bình: a) Đặc điểm về kinh tế. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế 13%. Nguồn : www.mtx.vn - Tổng sản lượng lương thực đạt 4.000 - 4.300 tấn/năm. - Bình quân thu nhập đầu người 5.000.000 đ/năm. - Giá trị thu nhập bình quân 40 triệu/ha canh tác. - Nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng 427,65 ha. Trong đó: Diện tích cấy lúa là 379,4 ha, diện tích lúa lai 191,2 ha. Tổng sản lượng đạt 4.919,5 tấn. + Diện tích trồng khoai lang 23 ha, năng suất 85 tạ/ha. + Diện tích trồng khoai tây 4 ha, năng suất 130 tạ/ha. + Diện tích trồng rau màu các loại 22,7 ha, giá trị thu nhập 18 - 20 triệu đồng/ha. + Diện tích trồng mía nguyên liệu 28,4 ha, giá trị thu nhập 55 - 60 triệu đồng/ha. Ngoài ra còn trồng xen đậu tương với diện tích 19,85 ha, giá trị thu nhập đạt từ 18 – 22 triệu đồng/ha. - Chăn nuôi: Đàn gia cầm ước tính khoảng 12.000 con, giảm 8.000 con so với năm 2006. Tổng đàn lợn 4.500 con, tăng 366 con so với năm 2006. Đến nay đã có 10 hộ xây dựng trang trại nuôi bò. UBND xã đã kết hợp với liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Thanh Hoá quy hoạch và lập thiết kế xây dựng trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp. b) Đặc điểm văn hóa - xã hội xã Nguyên Bình. - Công tác văn hoá: Tuyên truyền kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà Nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Duy trì tốt việc thực hiện chỉ thị 27 của Bộ Chính trị và Quyết định số: 1232 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc cưới, việc tang lễ và lễ hội. Tổ chức bình xét được 03 gia đình văn hoá tiêu biểu đi dự hội nghị gia đình văn hoá cấp huyện. Đón nhận danh hiệu 03 làng văn hoá cấp huyện, xét và đề nghị huyện công nhận 03 làng còn lại. - Công tác y tế: Tổ chức thực hiện tốt các chương trình Quốc gia về y tế, xã đã thành lập ban chỉ đạo tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân. Năm 2007 đã khám bệnh cho 5.438 lượt người. Trong đó khám tại trường học là 3.000 lượt người, khám tại trạm là 1.704 lượt người và tại nhà là 734 lượt, Nguồn : www.mtx.vn tổ chức tiêm chủng và uống Vitamin A cho các cháu trong độ tuổi đạt 100%. Trong năm vừa qua không có dịch bệnh xảy ra và đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân. Trạm y tế giữ vững danh hiệu chuẩn Quốc gia về y tế xã. Đã phối hợp với hội phụ nữ xã, mở hội hạnh phúc hàng tháng, tuyên truyền động viên các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai. Do làm tốt công tác tuyên truyền nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong năm qua ổn định ở mức dưới 0,8%. - Công tác giáo dục: Địa phương luôn quan tâm xây dựng cơ sở vật chất bổ sung sửa chữa, làm mới kịp thời, đáp ứng nhu cầu dạy và học của cả 3 khối trường, phục vụ tốt cho việc dạy và học. Chất lượng dạy và học đã được nâng lên ở các khối trường. Nguồn : www.mtx.vn Chương 3 Đánh giá các tác động môi trường Các giai đoạn phát triển của dự án từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến đưa dự án vào sử dụng có những tác động khác nhau tới môi trường xung quanh. Việc dự báo, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án là hết sức quan trọng không những đưa ra những dự báo về các mặt tích cực mà còn dự báo, đánh giá về những tác động nguy hại tới môi trường của dự án. Các tác động môi trường bao gồm những tác động trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và lâu dài, những tác động tiềm ẩn và tích luỹ, những tác động có thể khắc phục hoặc không thể khắc phục có tiềm năng lớn gây ô nhiễm môi trường khu vực. Việc (ĐTM) dự án bệnh viện đa khoa Nghi Sơn được tiến hành cho hai giai đoạn: + Giai đoạn xây dựng bệnh viện. + Giai đoạn bệnh viện đi vào hoạt động. 3.1. Nguồn gây tác động. 3.1. Gia đoạn trước thi công. - Các hoạt động của dự án trước khi thi công bao gồm: Thu hồi đất và giải phóng mặt bằng để thi cụng cỏc hạng mục của dự ỏn. - Tác động tiêu cực của các hoạt động này mang tích chất dài hạn và trong nhiều trường hợp có thể là vĩnh viễn. - Khu đất hiện tại là đất cát, bạc màu, đang được nhân dân xã Nuyên Bình trồng lạc và một số cây lương thực khác nhưng cho năng suất thấp. - Khi đi vào giải phóng mặt bằng công ty sẽ đền bù cho nhân dân đúng theo quy định của Nhà nước. 3.1.2. Giai đoạn xây dựng bệnh viện. Với khối lượng xây dựng lớn, thời gian xây dựng kéo dài 24 tháng vấn đề ô nhiễm môi trường do xây dựng là không thể tránh khỏi. ở giai đoạn này ảnh hưởng tới môi trường được thể hiện ở bảng sau: Bảng 5: Nguồn gây ô nhiễm và chất ô nhiễm của giai đoạn san lấp mặt bằng và thi công xây dựng bệnh viện. Nguồn : www.mtx.vn TT Nguồn Tác nhân ô nhiễm Tác động ảnh hưởng 1 Hoạt động thi công + Bụi, đất đá, cát. + Chất thải: dầu, mỡ. + Tác động tới nguồn nước mặt, nước sinh hoạt. + Tác động đến hệ sinh thái. 2 Phương tiện vận tải và Phương tiện thi công + Nhiệt. + Khí thải (SO2, CO, CO2, NO2) + Muội khói. + Hơi xăng,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa Nghi Sơn-Thanh Hóa.pdf