Đề tài Đánh giá Tác động Môi trường dự án đầu tư Xây dựng Nhà Máy phôi thép Tuyên Quang

MỞ ĐẦU 7 Chương 1- MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 10 1.1. TÊN DỰ ÁN 10 1.2. CHỦ DỰ ÁN 10 1.3. VỊ TRÍ DỰ ÁN 10 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 12 1.4.1. Quy hoạch sử dụng đất 12 1.4.2. Các hạng mục công trình xây dựng. 12 1.4.3. Giải pháp các công trình xây dựng. 14 1.4.4. Công nghệ và thiết bị 16 1.4.5. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu đầu vào. 22 1.4.6. Sản phẩm 23 1.4.7. Nhân lực và tổ chức nhân sự của Công ty. 24 1.4.8. Tiến độ thực hiện dự án. 25 Chương 2– ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 26 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG 26 2.1.1. Vị trí dự án. 26 2.1.2. Đặc điểm khí tượng - thuỷ văn: 26 2.1.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo. 28 2.1.4. Đặc điểm địa chất công trình và điều kiện thuỷ văn. 28 2.1.5. Tài nguyên đất 31 2.1.6. Hệ sinh thái khu vực. 31 2.1.7. Hiện trạng môi trường khu vực. 32 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 36 2.2.1. Điều kiện kinh tế. 36 2.2.2. Điều kiện về xã hội 36 Chương 3- ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 39 3.1. ĐÁNH GIÁ VỀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG VÀ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CỦA NHÀ MÁY VỀ MẶT MÔI TRƯỜNG 39 3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN 41 3.2.1. Tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án. 41 3.2.2. Các tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng dự án. 47 3.2.3. Dự báo những rủi ro và sự cố trong giai đoạn xây dựng. 48 3.3. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG 50 3.3.1. Nhận dạng các nguồn thải 50 3.3.2. Nguồn gây tác động là chất thải khi dự án vào hoạt động. 51 3.3.3. Các tác động môi trường không liên quan đến chất thải 71 3.3.4. Dự báo những rủi ro và sự cố trong quá trình nhà máy hoạt động. 72 3.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ 73 3.5. TỔNG HỢP CÁC NGUỒN THẢI CỦA NHÀ MÁY CẦN ĐƯỢC KIỂM SOÁT, GIẢM THIỂU 74 Chương 4- BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 75 4.1. PHƯƠNG HƯỚNG 75 4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 75 4.2.1. Biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng. 75 4.2.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động 77 Chương 5– CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ 82 MÔI TRƯỜNG 82 5.1. NHỮNG CAM KẾT CHUNG 82 5.2. NHỮNG CAM KẾT CỤ THỂ 82 5.2.1. Trong giai đoạn xây dựng cơ bản. 82 5.2.2. Trong quá trìnhh dự án hoạt động. 83 Chương 6- CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG 84 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 84 6.1. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG 84 6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 85 6.2.1. Các biện pháp quản lý và nâng cao nhận thức về môi trường. 85 6.2.2. Nội dung giám sát môi trường. 85 Chương 7- DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 88 Chương 8: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 91 Chương 9 - CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 92 9.1. CÁC NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO 92 9.1.1. Tài liệu tham khảo. 92 9.1.2 Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập. 92 9.1.3 Tài liệu do Công ty TNHH Công nghệ Xanh (cơ quan tư vấn) thực hiện: 93 9.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 94 9.2.1. Các phương pháp áp dụng trong đánh giá. 94 9.2.2. Tự nhận xét về mức độ chi tiết và độ tin cậy của các đánh giá. 95 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ. 100 1. KẾT LUẬN 100 2. KIẾN NGHỊ. 100 PHỤ LỤC 101 MỞ ĐẦUXUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Hiện nay, theo thống kê của ngành luyện kim, sản lượng thép từ các nhà máy cán thép của Việt Nam mới đáp ứng được khoảng gần 30% nhu cầu của thị trường thép trong nước. Số lượng thép phôi phải nhập khẩu mỗi năm tới hàng triệu tấn. Nhu cầu về phôi thép của Việt Nam trong những năm tới sẽ rất lớn, tăng khoảng 7 - 7,5% theo nhịp độ tăng trưởng GDP. Trong chiến lược xây dựng và phát triển toàn diện nền công nghiệp đến năm 2020, công nghiệp khai khoáng và luyện kim được tỉnh Tuyên Quang chủ trương khuyến khích và ưu đãi cho việc đầu tư mới theo hướng hiện đại hóa các nhà máy phôi thép, nhằm đáp ứng nhu cầu về vật liệu kim loại ngày càng tăng của thị trường. Trên cơ sở đánh giá các yếu tố về thị trường, công nghệ, kĩ thuật, lao động và khả năng tài chính của Doanh nghiệp, Công ty Liên doanh khoáng nghiệp Hằng Nguyên đã tiến hành lập Dự án đầu tư nhà máy luyện phôi thép Tuyên Quang với công suất 100.000 tấn phôi thép/năm tại khu công nghiệp Long Bình An, xã Đội Cấn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Số vốn đầu tư ban đầu là 15.000.000 USD, gồm vốn pháp định và vốn vay của Công ty. Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, chủ đầu tư đã tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án. Báo cáo được xây dựng trên cơ sở các văn bản hướng dẫn về Luật bảo vệ môi trường, nhằm phân tích đánh giá hiện trạng môi trường khu vực Dự án, đánh giá các nguồn thải tới môi trường, từ đó đưa ra các giải pháp giảm thiểu, phòng ngừa và ứng phó các sự cố, bảo vệ môi trường. Báo cáo ĐTM sẽ là tài liệu để chủ đầu tư nhận thức được các vấn đề về môi trường liên quan đến Dự án và chủ động nguồn lực thực hiện trách nhiệm của mình. Báo cáo cũng là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường của địa phương theo dõi, giám sát, đôn đốc chủ đầu tư trong suốt quá trình hoạt động của Dự án.

doc101 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá Tác động Môi trường dự án đầu tư Xây dựng Nhà Máy phôi thép Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 7 Chương 1- MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 10 1.1. TÊN DỰ ÁN 10 1.2. CHỦ DỰ ÁN 10 1.3. VỊ TRÍ DỰ ÁN 10 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 12 1.4.1. Quy hoạch sử dụng đất 12 1.4.2. Các hạng mục công trình xây dựng 12 1.4.3. Giải pháp các công trình xây dựng 14 1.4.4. Công nghệ và thiết bị 16 1.4.5. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu đầu vào 22 1.4.6. Sản phẩm 23 1.4.7. Nhân lực và tổ chức nhân sự của Công ty 24 1.4.8. Tiến độ thực hiện dự án 25 Chương 2– ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 26 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG 26 2.1.1. Vị trí dự án 26 2.1.2. Đặc điểm khí tượng - thuỷ văn: 26 2.1.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo 28 2.1.4. Đặc điểm địa chất công trình và điều kiện thuỷ văn 28 2.1.5. Tài nguyên đất 31 2.1.6. Hệ sinh thái khu vực 31 2.1.7. Hiện trạng môi trường khu vực 32 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 36 2.2.1. Điều kiện kinh tế 36 2.2.2. Điều kiện về xã hội 36 Chương 3- ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 39 3.1. ĐÁNH GIÁ VỀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG VÀ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CỦA NHÀ MÁY VỀ MẶT MÔI TRƯỜNG 39 3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN 41 3.2.1. Tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án 41 3.2.2. Các tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng dự án 47 3.2.3. Dự báo những rủi ro và sự cố trong giai đoạn xây dựng 48 3.3. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG 50 3.3.1. Nhận dạng các nguồn thải 50 3.3.2. Nguồn gây tác động là chất thải khi dự án vào hoạt động 51 3.3.3. Các tác động môi trường không liên quan đến chất thải 71 3.3.4. Dự báo những rủi ro và sự cố trong quá trình nhà máy hoạt động 72 3.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ 73 3.5. TỔNG HỢP CÁC NGUỒN THẢI CỦA NHÀ MÁY CẦN ĐƯỢC KIỂM SOÁT, GIẢM THIỂU 74 Chương 4- BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 75 4.1. PHƯƠNG HƯỚNG 75 4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 75 4.2.1. Biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng 75 4.2.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động 77 Chương 5– CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ 82 MÔI TRƯỜNG 82 5.1. NHỮNG CAM KẾT CHUNG 82 5.2. NHỮNG CAM KẾT CỤ THỂ 82 5.2.1. Trong giai đoạn xây dựng cơ bản 82 5.2.2. Trong quá trìnhh dự án hoạt động 83 Chương 6- CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG 84 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 84 6.1. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG 84 6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 85 6.2.1. Các biện pháp quản lý và nâng cao nhận thức về môi trường 85 6.2.2. Nội dung giám sát môi trường 85 Chương 7- DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 88 Chương 8: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 91 Chương 9 - CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 92 9.1. CÁC NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO 92 9.1.1. Tài liệu tham khảo 92 9.1.2 Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập 92 9.1.3 Tài liệu do Công ty TNHH Công nghệ Xanh (cơ quan tư vấn) thực hiện: 93 9.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 94 9.2.1. Các phương pháp áp dụng trong đánh giá 94 9.2.2. Tự nhận xét về mức độ chi tiết và độ tin cậy của các đánh giá 95 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 100 1. KẾT LUẬN 100 2. KIẾN NGHỊ 100 PHỤ LỤC 101 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các hạng mục công trình 12 Bảng 1.2: Thông số công nghệ của máy thiêu kết 16 Bảng 1.3: Bảng cân đối nguyên, phụ liệu sản xuất quặng thiêu kết 18 Bảng 1.4: Thông số công nghệ lò cao 18 Bảng 1.5: Bảng cân đối phối liệu và sản lượng gang 19 Bảng 1.6: Bảng cân đối nguyên, nhiện liệu và sản phẩm luyện phôi thép 20 Bảng 1.7: Nhu cầu nguyên liệu của nhà máy 22 Bảng 1.8: Nhu cầu sử dụng phụ liệu 22 Bảng 1.9: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu 22 Bảng 1.10: Các loại sản phẩm của dự án 23 Bảng 1.11: Tiến độ thực hiện dự án 25 Bảng 2.1: Lượng mưa trong các tháng và cả năm tỉnh Tuyên Quang 27 Bảng 2.2: Điều kiện địa chất công trình khu vực dự án 28 Bảng 2.3: Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất 28 Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất của xã Đội Cấn 31 Bảng 2.5: Kết quả phân tích các mẫu không khí lấy tại khu vực dự án 32 Bảng 2.6: Kết quả phân tích các mẫu nước mặt khu vực dự án 33 Bảng 2.7: Kết quả phân tích môi trường nước ngầm 33 Bảng 2.8: Kết quả phân tích bùn đáy sông 34 Bảng 2.9: Cơ cấu nông – lâm nghiệp và chăn nuôi năm 2007 của xã Đội Cấn 36 Bảng 2.10: Cơ cấu lao động của Xã Đội Cấn 37 Bảng 2.11: Tình hình bệnh tật của người dân địa phương 37 Bảng 3.1: Các nguồn gây ô nhiễm, loại chất thải và đối tượng chịu tác động 41 Bảng 3.2: Hệ số thải của từng chất ô nhiễm [9] 44 Bảng 3.3: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khu vực dự án 44 Bảng 3.4: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt [3] 46 Bảng 3.5: Chất thải nguy hại phát sinh trong khi xây dựng 47 Bảng 3.6: Mức ồn giới hạn của các thiết bị thi công [6] 47 Bảng 3.7: Tải lượng và nồng độ các các chất khí trong khói thải máy thiêu kết [7] 53 Bảng 3.8: Tải lượng và nồng độ các các chất ô nhiễm trong khói thải máy thiêu kết sau hệ thống xử lý 54 Bảng 3.9: Các thông số tính toán cho phát thải chất ô nhiễm từ ống khói máy thiêu kết 55 Bảng 3.10: Kết quả tính toán nồng độ phát tán các chất ô nhiễm trong khói thải máy thiêu kết theo các cấp ổn định của khí quyển 56 Bảng 3.11: Tải lượng và nồng độ bụi và khí thải lò cao [7] 58 Bảng 3.12: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm sau lò gió nóng và máy phát điện [7] 60 Bảng 3.13: Các thông số tính toán trong mô hình khuếch tán ô nhiễm từ ống khói lò cao [6] 61 Bảng 3.14: Kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ ống khói lò cao theo các cấp ổn định của khí quyển. 61 Bảng 3.15: Nồng độ tổng cộng của các chất ô nhiễm phát sinh từ Nhà máy 62 Bảng 3.16: Tải lượng và nồng của các chất ô nhiễm trong khí thải [7] 63 Bảng 3.17: Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt [3] 67 Bảng 3.18: Tổng hợp các chất thải rắn công nghiệp 68 Bảng 3.19: Tải lượng ô nhiễm của các phương tiện vận tải trên quỹ đường trung bình 30 km [6] 69 Bảng 3.20: Mức độ gia tăng ô nhiễm khí thải tại các điểm có khoảng cách x (2 bên đường giao thông) trong trường hợp nhiệt độ không khí 350C, tốc độ gió 3m/s 69 Bảng 3.21: Tải lượng ô nhiễm của các phương tiện vận tải trên quỹ đường trung bình 30km [6] 70 Bảng 3.22: Dự báo khối lượng chất thải nguy hại của nhà máy 71 Bảng 3.23: Mức ồn của một số nguồn như sau [6] 71 Bảng 6.1. Danh mục các công trình xử lý môi trường 84 Bảng 6.2: Chương trình quan trắc môi trường 86 Bảng 7.1. Dự toán kinh phí cho các công trình xử lý môi trường 88 Bảng 7.2: Dự trù kinh phí vận hành công trình xử lý môi trường 90 Bảng 7.3: Dự toán kinh phí giám sát môi trường hàng năm 90 Bảng 9.1: Các thiết bị dùng trong đo đạc và phân tích môi trường 94 CÁC CHỮ VIẾT TẮT BOD5: Nhu cầu ôxy hoá sinh hoá sau 5 ngày BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường COD: Nhu cầu ôxy hoá hoá học CN: Công nghiệp ĐTM: Đánh giá tác động môi trường KCN: Khu công nghiệp KH: Khoa học NM: Nhà máy QĐ: Quyết định TCCP: Tiêu chuẩn cho phép TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TT: Thông tư TP: Thành phố TSS: Tổng chất rắn lơ lửng WHO: Tổ chức Y tế thế giới MỞ ĐẦU XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Hiện nay, theo thống kê của ngành luyện kim, sản lượng thép từ các nhà máy cán thép của Việt Nam mới đáp ứng được khoảng gần 30% nhu cầu của thị trường thép trong nước. Số lượng thép phôi phải nhập khẩu mỗi năm tới hàng triệu tấn. Nhu cầu về phôi thép của Việt Nam trong những năm tới sẽ rất lớn, tăng khoảng 7 - 7,5% theo nhịp độ tăng trưởng GDP. Trong chiến lược xây dựng và phát triển toàn diện nền công nghiệp đến năm 2020, công nghiệp khai khoáng và luyện kim được tỉnh Tuyên Quang chủ trương khuyến khích và ưu đãi cho việc đầu tư mới theo hướng hiện đại hóa các nhà máy phôi thép, nhằm đáp ứng nhu cầu về vật liệu kim loại ngày càng tăng của thị trường. Trên cơ sở đánh giá các yếu tố về thị trường, công nghệ, kĩ thuật, lao động và khả năng tài chính của Doanh nghiệp, Công ty Liên doanh khoáng nghiệp Hằng Nguyên đã tiến hành lập Dự án đầu tư nhà máy luyện phôi thép Tuyên Quang với công suất 100.000 tấn phôi thép/năm tại khu công nghiệp Long Bình An, xã Đội Cấn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Số vốn đầu tư ban đầu là 15.000.000 USD, gồm vốn pháp định và vốn vay của Công ty. Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, chủ đầu tư đã tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án. Báo cáo được xây dựng trên cơ sở các văn bản hướng dẫn về Luật bảo vệ môi trường, nhằm phân tích đánh giá hiện trạng môi trường khu vực Dự án, đánh giá các nguồn thải tới môi trường, từ đó đưa ra các giải pháp giảm thiểu, phòng ngừa và ứng phó các sự cố, bảo vệ môi trường. Báo cáo ĐTM sẽ là tài liệu để chủ đầu tư nhận thức được các vấn đề về môi trường liên quan đến Dự án và chủ động nguồn lực thực hiện trách nhiệm của mình. Báo cáo cũng là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường của địa phương theo dõi, giám sát, đôn đốc chủ đầu tư trong suốt quá trình hoạt động của Dự án. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 1. Căn cứ pháp lý - Luật bảo vệ môi trường 2005; - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP, ngày 28 tháng 02 năm 2008 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP; - Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và môi trường về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết môi trường; - Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn về điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại; - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT, ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại; - Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường; - Các văn bản pháp lý khác của dự án. 2. Căn cứ kỹ thuật - Báo cáo đầu tư dự án xây dựng Nhà máy phôi thép Tuyên Quang. - Các tài liệu chuyên ngành bảo vệ môi trường của Việt Nam và Quốc tế. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM Chủ Dự án : Công ty Liên doanh khoáng nghiệp Hằng Nguyên Đại diện: Bà Dương Thao Chức vụ: Chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc Trụ sở chính: Khu công nghiệp Long Bình An, xã Đội Cấn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang Văn phòng giao dịch: Tổ 3, xã Hưng Thành, thị xã Tuyên Quang. Điện thoại: (027) 812618 Fax: (027) 812608 Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH Công nghệ xanh Đại diện: Ông Nguyễn Viết Đại Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ: Tầng 5 - tòa nhà Sholega, 275 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng Điện thoại: (031) 3732639 Fax: (031) 3732639 Danh sách những người thực hiện 1. Chịu trách nhiệm chính : Bà Dương Thao Cơ quan công tác: Công ty Liên doanh khoáng nghiệp Hằng Nguyên Chức vụ: Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc 2. Chủ biên: Tiến sỹ: Vũ Thị Kim Tuyến Cơ quan công tác: Công ty TNHH Công nghệ xanh Chức vụ: Phó Giám đốc 3. Các thành viên của Công ty TNHH Công nghệ xanh STT  Họ tên  Học vị   1  Nguyễn Thị Hồng Hạnh  Kỹ sư   2  Đàm Thị Thu Dung  Kỹ sư   3  Ngô Tuyết Mai  Kỹ sư   4  Ngô Văn Luyện  Kỹ sư   5  Bùi Quang Thiệp  Kỹ sư   Chương 1- MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN Dự án: Xây dựng nhà máy phôi thép Tuyên Quang Tổng vốn đầu tư: 15.000.000 USD (252 tỉ đồng) Nguồn vốn: Vốn góp: 5.000.000 USD, vốn vay thương mại: 10.000.000 USD. 1.2. CHỦ DỰ ÁN Công ty Liên doanh khoáng nghiệp Hằng Nguyên 1.3. VỊ TRÍ DỰ ÁN Khu đất dự án có diện tích 202.488m2, nằm trong khu công nghiệp Long Bình An, thuộc xã Đội Cấn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, cách thị xã Tuyên Quang khoảng 10 km về phía Nam, cách sông Lô 1km về phía Đông, cách quốc lộ 2 khoảng 4km về phía Đông và cách Hà Nội khoảng 165 km. Sơ đồ vị trí thực hiện dự án được thể hiện trên hình 1.1 Hình 1.1. Sơ đồ vị trí thực hiện dự án 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1. Quy hoạch sử dụng đất Tổng diện tích khu đất là 202.488m2, được phân thành các khu chức năng như sau: - Diện tích xây dựng nhà xưởng sản xuất, văn phòng điều hành: 110.000 m2 - Diện tích cây xanh và đường giao thông nội bộ: 92.488 m2 (Sơ đồ quy hoạch mặt bằng nhà máy thể hiện trên hình 1.2) 1.4.2. Các hạng mục công trình xây dựng Các hạng mục công trình được thể hiện trong bảng 1.1 Bảng 1.1: Các hạng mục công trình Stt  Hạng mục công trình  Đơn vị  Số lượng   I  Các công trình chính   1  Khu chuẩn bị nguyên vật liệu  m2  15.000   2  Xưởng thiêu kết  m2  10.000   3  Lò cao  m2  21.000   4  Lò luyện thép  m2  11.000   5  Phân xưởng đúc phôi  m2  13.000   6  Phân xưởng cơ điện  m2  2.500   7  Khu vực tập kết sản phẩm  m2  30.000   8  Hệ thống xử lý nước tuần hoàn  m2  2.000   9  Khu vực chứa chất thải rắn  m2  200   10  Hệ thống xử lý khí thải  1  Hệ thống   11  Hệ thống cấp nước  1  Hệ thống   12  Hệ thống thoát nước  1  Hệ thống   II  Các công trình phụ trợ   1  Nhà hoá nghiệm  m2  100   2  Nhà văn phòng  m2  2.700   3  Trạm biến áp  m2  200   4  Các công trình phụ trợ (nhà ăn ca, nhà để xe, khu vệ sinh)  m2  2.300   5  Đường giao thông nội bộ  m2  50.000   6  Diện tích cây xanh  m2  42.488   Hình 1.2. Sơ đồ quy hoạch mặt bằng nhà máy 1.4.3. Giải pháp các công trình xây dựng a) Các công trình chính * Khu vực chuẩn bị nguyên vật liệu: Kết cấu: cát san nền, đầm chặt K95; dải cấp phối đá dăm loại 2, dày 15cm; cấp phối đá dăm loại 1, dày 15cm; lớp giấy dầu; bê tông mặt bãi M300, dày 15cm. * Khu vực nhà xưởng: - Kết cấu: bê tông cốt thép, một tầng, mái tôn mạ màu, nền đổ bê tông dày từ 20 ÷ 40cm. * Máy thiêu kết - Móng: Dùng cọc nhồi tiết diện tròn. Đường kính cọc là D1500, D1200 hoặc D1000, mũi cọc đặt vào lớp 5 (có cường độ chịu tải cao). Móng lò đổ bê tông tương đương M400. - 2 Máy thiêu kết: Vỏ máy được chế tạo bằng thép, phía trong xây lớp vật liệu chịu lửa. - Hệ thống xử lý lọc bụi bằng thép; - 2 Ống khói xây bằng gạch, cao 42 m, đường kính miệng 2,5m. * Lò cao(lò luyện gang): - Móng: Dùng cọc nhồi tiết diện tròn. Đường kính cọc là D1500, D1200 hoặc D1000 mũi cọc đặt vào lớp 5. Móng lò đổ bê tông tương đương M400. - Lò cao gồm các hạng mục sau: + Lò cao có kết cấu vỏ lò bằng thép và khung bê tông cốt thép, lớp trong là vật liệu chịu lửa; + Lò gió nóng caopơ gồm 3 lò, vỏ lò kết cấu bằng bêtông cốt thép; bên trong là vật liệu chịu lửa. + Hệ thống lọc bụi bằng thép; + Hệ thống trục liệu bằng thép; + Hệ thống cấp gió bằng thép; + Ống khói xây bằng gạch cao 46 m, đường kính miệng 2,5m. * Lò luyện thép: Lò luyện thép là loại lò thổi ôxy, công suất 25 tấn/mẻ. Diện tích xây dựng lò là 11.000 m2, gồm các hạng mục sau: + Lò luyện thép kết cấu vỏ ngoài bằng thép, lớp bên trong bằng vật liệu chịu lửa; + Trạm ôxy kết cấu bê tông cốt thép; + Hệ thống lọc bụi bằng thép; * Khu vực tập kết sản phẩm - Kết cấu: Lớp cát san nền, đầm chặt K95; cấp phối đá dăm loại 2, dày 15cm, cấp phối đá dăm loại 1, dày 15cm; lớp giấy dầu; bê tông mặt bãi M300, dày 25cm. * Hệ thống cấp điện - Trạm cao áp 35KV/10KV công suất 2.500 KVA và đấu nối với mạng điện lưới Quốc gia qua đường dây 35KV đi qua khu công nghiệp. - Trạm hạ áp 10KV/380V, công suất 1.500 KVA hạ thế từ trạm cao áp. * Hệ thống cấp nước Nhu cầu cấp nước cho hoạt động sản xuất của nhà máy khoảng 500m3/h, nguồn nước thô được lấy từ sông Lô. Hệ thống cấp nước của nhà máy được xây dựng như sau: - Tháp nước cao 15m, dung tích 30m3 có áp lực ổn định để cấp nước cho các điểm sản xuất và sinh hoạt trong nhà máy. - Bể ngầm có dung tích 1.000 m3 để dự trữ nước và phục vụ chữa cháy. * Hệ thống thoát nước Hệ thống thoát nước mưa, gồm: - Đường cống trục: đường kính 1.000 mm được đấu nối vào hệ thống thoát chung của khu công nghiệp tại cổng ra của nhà máy. - Cống nhánh: đường kính từ 400 ÷ 600mm, được thiết kế với chế độ tự chảy với các hố ga thu cặn và rác. - Độ dốc thoát nước của đường và sân công nghiệp là 1%o- 2%o, của cống thoát nước là 3%o. * Các công trình xử lý nước - Hệ thống bể xử lý tuần hoàn nước làm mát thiết bị công suất 10.000m3/ngày. - Hệ thống làm mềm nước, công suất 500m3/ngày. * Khu vực chứa chất thải rắn Khu vực chứa chất thải rắn có kết cấu sàn bê tông chống thấm, khung chịu lực, có mái che. b) Các công trình phụ trợ * Nhà văn phòng Công trình được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kiến trúc hai tầng, xung quanh có khuôn viên cây xanh. * Các công trình phụ trợ Các công trình phụ trợ (nhà bảo vệ, nhà ăn, nhà hoá nghiệm, nhà để xe, trạm biến áp...) được xây dựng một tầng, nền bê tông cốt thép, mái sơn mạ màu. * Hệ thống cây xanh: Cây xanh được trồng trên hè đường nội bộ, xung quanh phân xưởng và tường rào nhà máy. * Đường giao thông Hệ thống đường giao thông trong nhà máy gồm hai loại đường: - Đường trục chính rộng 12 m bao quanh nhà máy, dài 1.500m; - Các đường nhánh rộng từ 6 – 10 m, tổng chiều dài 755 m. Hệ thống đường được bố trí hợp lý, trải nhựa asphan, đảm bảo việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. 1.4.4. Công nghệ và thiết bị 1.4.4.1. Công nghệ a) Công đoạn thiêu kết quặng sắt Công đoạn thiêu kết quặng sắt được thực hiện trên 2 máy thiêu kết băng tải kiểu hút, công suất 50 vạn tấn/năm. Nguyên liệu thiêu kết (gồm quặng sắt, than cốc, đá vôi, đôlômit) được nghiền nhỏ đến kích thước hạt cần thiết, sau đó được trộn đều với nước theo tỷ lệ nhất định, rồi qua máy rải liệu đưa vào lò thiêu kết. Chiều dày lớp liệu khoảng 600 mm. Nhiệt độ trong lò thiêu kết khoảng 1.150 ÷ 1.2500C. Quặng sau thiêu kết được làm mát trực tiếp bằng nước và chuyển sang công đoạn đập, sàng phân loại, rồi chuyển vào kho chứa. Bản chất của quá trình thiêu kết quặng là quá trình hoàn nguyên một phần ôxit sắt về dạng sắt hóa trị thấp hơn và sắt kim loại. Tỉ lệ sắt được hoàn nguyên từ 10 – 15%. Bảng 1.2: Thông số công nghệ của máy thiêu kết Đại lượng  Ký hiệu  Giá trị  Đơn vị   Hệ số C cháy không hoàn toàn về cơ học  n1 =  0,01    Hệ số C cháy không hoàn toàn về hóa học  n2 =  0,007    Hệ số C tham gia phản ứng hoàn nguyên sắt  n3 =  0,2    Tỉ lệ sắt đã hoàn nguyên trong quặng thiêu kết  n5 =  0,15    Tỉ lệ tiêu thụ nhiên liệu khí/than  K/T =  4,43  m3/kg   Hệ số cấp dư không khí  b =  1,3    Hệ số khử S bằng chất trợ dung  n4 =  0,85    Hình 1.3: Sơ đồ công nghệ thiêu kết quặng và các nguồn thải chính Bảng 1.3: Bảng cân đối nguyên, phụ liệu sản xuất quặng thiêu kết Tên nguyên, nhiên liệu  Cỡ hạt  Định mức tấn (m3)/ tấn quặng sống   Quặng sắt  < 10 mm  1,0   Đá vôi:  < 5 mm  0,0825   Đôlomít:  < 5 mm  0,0550   Than cám (Hòn Gai):  < 10 mm  0,115   Khí than (lấy từ lò cao):  < 25 mg bụi/m3  510   Nước trộn liệu tạo hạt   0,1   p- là thành phần của chất (hợp chất) có trong nguyên, nhiên liệu khi sử dụng. b) Công đoạn luyện gang lò cao Công đoạn luyện gang được thực hiện bằng 2 lò cao 159m3. Công suất trung bình mỗi lò là 2 tấn gang/m3/ngày, tương đương với 636 tấn gang/ngày (232.140 tấn gang/năm). Mỗi lò hoạt động liên tục từ 10 đến 15 năm. Công nghệ luyện gang: quặng thiêu kết, đá vôi, đá đôlômít và than cốc được phối trộn và dùng băng tải vận chuyển vào lò qua cổ lò. Không khí nóng 1.000 ÷ 1.2500C (từ lò cao tuần hoàn) được thổi vào lò đồng thời với khí thiên nhiên (cấp oxi) qua hệ thống mắt gió. Các nhiên liệu này cùng than cốc cháy ở nồi lò tạo thành các chất khí chuyển động lên phía trên lớp phối liệu để tiến hành phản ứng hoàn nguyên sắt, mangan và một số các nguyên tố khác. Quá trình hoàn nguyên sắt được thực hiện bằng hai cách: hoàn nguyên trực tiếp (cacbon rắn) và hoàn nguyên gián tiếp (CO, H2). Trong khoảng nhiệt độ 8500C ÷ 1.1500C, quá trình hoàn nguyên trực tiếp đạt 20 ÷ 30%, hoàn nguyên gián tiếp đạt 70 ÷ 80%. Sản phẩm gồm có gang lỏng, xỉ và khí lò cao. Gang lỏng qua lỗ gang vào gầu chứa để chuyển sang công đoạn luyện thép. Xỉ lò sẽ theo lỗ xỉ vào khu vực làm nguội, rồi chuyển sang bãi chứa xỉ. Khí lò thoát ra sẽ được dẫn về hệ thống lọc bụi, sau đó qua lò gió nóng rồi cấp lại cho lò cao. Bảng 1.4: Thông số công nghệ lò cao Đại lượng  Ký hiệu  Giá trị   Hệ số C cháy không hoàn toàn về cơ học  n1  0,1   Hệ số C cháy không hoàn toàn về hóa học  n2  0,745   Hệ số phản ứng khí hóa than thành CH4  n3  0,2   Hệ số phản ứng khí hóa than thành H2  n5  0,15   Hệ số khử S bằng chất trợ dung  n6  0,40   Hình 1.4: Sơ đồ quy trình công nghệ lò cao và các nguồn thải Bảng 1.5: Bảng cân đối phối liệu và sản lượng gang Tên nguyên, nhiên liệu  Cỡ hạt  Định mức (tấn/ tấn SP)   Quặng thiêu kết - Fep tổng > 54 % - Al2O3p + SiO2p < 6% - Độ ẩm tự nhiên (w) < 3%  < 50 mm  2,045   Đá vôi:  < 30 mm  0,0450   Đôlômít:  < 30 mm  0,0235   Than cốc:  < 30 mm  0,694   c) Công đoạn đúc gang Gang lỏng ra khỏi lò cao được bảo ôn. Một phần (252,1 tấn) được chuyển trực tiếp đến lò thổi ôxy để luyện thép. Phần còn lại 383,9 tấn/ngày được đúc thành gang thỏi. Đúc gang thỏi: Gang lỏng được rót vào khuôn và hạ nhiệt độ trực tiếp bằng nước để kết tinh. Sau đó gang được tháo khỏi khuôn và tiếp tục làm nguội bằng nước rồi đưa về kho chứa Nước làm mát khuôn đúc và gang được xử lý lắng cặn, lọc dầu và sử dụng tuần hoàn. d) Công đoạn luyện thép Công đoạn luyện thép được thực hiện bằng công nghệ lò thổi ôxi, công suất 25 tấn/mẻ. Nguyên liệu được đưa vào lò theo thứ tự: thép vụn và chất trợ dung, gang lỏng, rồi cấp oxi vào lò qua ống phun. Thời gian thổi oxi từ 15 ÷ 25 phút. Nhiệt độ trong lò là 1750oC. Ôxi đi từ đỉnh lò xuống tạo thành luồng phun xuyên sâu vào gang lỏng, làm giảm hàm lượng C và Si trong gang để tạo thành thép. Tại bề mặt tiếp xúc giữa dòng ôxy và kim loại xảy ra phản ứng ôxi hoá các tạp chất Fe, C, Si, Mn, P, S tạo thành xỉ . Bảng 1.6: Bảng cân đối nguyên, nhiện liệu và sản phẩm luyện phôi thép Tên nguyên, nhiên liệu  Tiêu chuẩn  Định mức (tấn/ tấn thép)   Gang lỏng  T >12800C  0,92   Sắt vụn  L < 1m  0,2   Fero Mn, Fero Si     Đá vôi  < 10mm  0,1   Oxi kỹ thuật 95%,   0,083   Hình 1.5: Sơ đồ quy trình sản xuất thép bằng lò thổi ô xi e) Công đoạn đúc phôi thép Quá trình đúc phôi thép được thực hiện là liên tục trên máy đúc 3 dòng. Thép lỏng được được rót vào máng hộp (khuôn) và bắt đầu quá trình kết tinh đồng thời với quá trình hạ nhiệt độ của thép bằng hệ thống nước làm mát trực tiếp. Quá trình đúc diễn ra liên tục và liên hoàn với bộ phận nắn phôi và cắt phôi bằng đèn khí – ôxi. Thép sau khi ra khỏi khuôn đúc đã được định hình có nhiệt độ khoảng trên 1.0000C và tiếp tục được làm nguội trên sàn đúc bằng nước phun trực tiếp rồi được chuyển về kho. Nước làm mát khuôn đúc và phôi thép được xử lý lắng cặn, lọc dầu và sử dụng tuần hoàn. 1.4.4.2. Thiết bị Hệ thống thiết bị của Nhà máy được thể hiện ở phụ lục 5 1.4.5. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu đầu vào 1.4.5.1. Nhu cầu về nguyên liệu Nhu cầu nguyên liệu của Nhà máy được thể hiện trên bảng 1.7. Bảng 1.7: Nhu cầu nguyên liệu của nhà máy STT  Nguyên liệu  Đơn vị  Số lượng   1  Quặng sắt  tấn/năm  450.000   2  Chất trợ dung: - Đá vôi - Đolomit  tấn/năm  57.560 30.186   3  Sắt vụn  tấn/năm  20.000   4  Ôxy kỹ thuật 95%  m3/năm  5.800   5  Huỳnh thạch  tấn/năm  1.000   Bảng 1.8: Nhu cầu sử dụng phụ liệu STT  Nguyên liệu  Đơn vị  Số lượng   1  Que đốt Oxy D10  tấn/năm  10   2  Que đốt thông lò D16  tấn/năm  30   3  Mắt gió  cái/năm  40   4  Gạch chịu lửa  tấn/năm  600   5  Fero Mn, Fero Si, nhôm  tấn/năm  1.000   Bảng 1.9: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu STT  Nhiên liệu  Đơn vị  Số lượng   1  Than cốc  tấn/năm  161.111   2  Than cám – Hòn Gai  tấn/năm  51.757   3  Dầu Diezen chạy máy phát điện dự phòng  tấn/năm  56.400   1.4.5.2. Nguồn cung cấp nguyên liệu Nguồn cung cấp quặng cho sản xuất của nhà máy chủ yếu là thu mua tại Tuyên Quang và các tỉnh lân cận (Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lào Cai...) và nhập khẩu. Than cám, than cốc, chất trợ dung, ôxy, gạch chịu lửa và các nguyên phụ liệu khác mua tại thị trường trong nước hoặc nhập khẩu. Yêu cầu về thành phần hóa học của một số nguyên, nhiên liệu chính: Quặng sắt: (loại trung bình) - Fep tổng > 60%; Al2O3p + SiO2p < 6%; Độ ẩm tự nhiên (w) < 10%; Sp < 0,04%; tạp chất khác < 2% Đá vôi: CaCO3p > 98,0% Đôlômít: MgCO3p > 39,5%; CaCO3p2 > 50,0% Than cám (Hòn Gai): Ap = 12% ; Wp = 4%; Sp2 =0,6% ; Np =0,4%; Hp = 1,3%; Op = 2,1%; Cp = 81,6%; Than cốc: Ap =12%; Wp= 4%; Sp =0,4%; Np =0,1%; Hp = 0,2%; Op = 0,3 %; Cp = 83%; 1.4.6. Sản phẩm Bảng 1.10: Các loại sản phẩm của dự án STT  Sản phẩm  Đơn vị  Số lượng   1  Gang thỏi: C ≤4%; Si ≤2,5 %; P≤0,3%; S ≤0,05, Mn ≤ 1%  tấn/năm  140.140   2  Phôi thép: C≤ 0.35 %; Si≤0.3%; Mn≤0.5; P≤0.05; S≤0.04 - Kích thước 120 x 120mm, dài 12m  tấn/năm  100.000   1.4.7. Nhân lực và tổ chức nhân sự của Công ty Dự kiến tổng số lao động của nhà máy là 620 người bao gồm cả lãnh đạo và người nước ngoài. Sơ đồ tổ chức lao động của Công ty như sau: Hình 1.6. Sơ đồ tổ chức lao động 1.4.8. Tiến độ thực hiện dự án Tiến độ thực hiện dự án được thể hiện trên bảng 1.11. Bảng 1.11: Tiến độ thực hiện dự án Stt  Công việc  T1  T2  T3  T4  T5  T6  T7  T8  T9  T10  T11  T12   Năm 2008   1  Hoàn thành thủ tục đầu tư                                       2  Khoan địa chất công trình                                       3  Giải phóng, san ủi mặt bằng                                       4  Xây dựng hệ thống thiêu kết                                       Năm 2009   1  Xây dựng hệ thống lò cao                                       2  Xây dựng các công trình phụ trợ                                       3  Hợp đồng mua thiết bị                                       Năm 2010   1  Lắp đặt thiết bị máy móc                                       2  Tuyển dụng nhân viên                                       3  Hiệu chỉnh sản xuất thử                                       4  Sản xuất chính thức                                       Chương 2– ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG 2.1.1. Vị trí dự án Khu đất dự án nằm ở phía Bắc trong khu công nghiệp Long Bình An, có toạ độ 21o45 độ vĩ Bắc, đến 105o14 đến 105o17 độ kinh Đông, nguyên là đất trồng chè của xã Đội Cấn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, cách thị xã Tuyên Quang khoảng 10km về phía Nam. Ranh giới tiếp giáp của khu đất dự án như sau: - Phía Đông, Bắc giáp khu đất C6 và dải cây xanh phân cách khu công nghiệp Long Bình An 2 và đất canh tác lâm nghiệp của xã Đội Cấn. - Phía Tây giáp khu đất E, B13, C4 của khu công nghiệp Long Bình An 2. - Phía Nam giáp khu A2, A3, E2 khu công nghiệp Long Bình An 2 - Phía Bắc giáp giải cây xanh phân cách của khu công nghiệp. (Sơ đồ vị trí dự án được thể hiện trên hình 1.1) Những thuận lợi về vị trí: - Khu đất Dự án nằm gần đường 186 nối các QL 2 và QL 37 là các con đường lưu thông với các tỉnh phía Bắc, cách bến sông Lô (khu vực cầu An Hoà) 2,5 km, thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên, nhiên liệu và hàng hoá bằng đường thuỷ và đường bộ. - Do nằm trong khu CN nên các điều kiện về cơ sở hạ tầng sẽ rất thuận lợi cho các hoạt động của dự án. - Khu dân cư gần nhất cách địa điểm của dự án > 500 m, đảm bảo yêu cầu về khoảng cách từ khu công nghiệp tới khu dân cư, thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng. - Trong và xung quanh khu vực dự án không có các khu vực quân sự, các di tích lịch sử, các công trình văn hoá, các khu vực sinh thái cần được bảo tồn. 2.1.2. Đặc điểm khí tượng - thuỷ văn: Theo niên giám thống kê của tỉnh Tuyên Quang năm 2006 (tại trạm Tuyên Quang), điều kiện khí hậu khu vực có những đặc điểm sau: Tỉnh Tuyên Quang nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Có hai mùa chính trong năm: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, rất ít mưa. - Nhiệt độ trung bình cả năm là 240C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất đạt 29,2oC (tháng 6,7), tháng thấp nhất 17,1oC (tháng 12); mùa đông thường có sương mù về buổi sớm. - Độ ẩm tương đối trung bình cả năm là trên 83%. Độ ẩm trung bình tháng cao nhất đạt 89 % (tháng 8), trung bình tháng thấp nhất 78 % (tháng 1). - Hướng gió chính của mùa mưa là gió Đông Nam và mùa khô là gió Đông Bắc. Vận tốc gió trung bình đạt 2 - 3 m/s. - Số giờ nắng trong cả năm là 1.425 giờ/năm, tập trung vào mùa mưa với số giờ nắng tới 170 ( 274 giờ/tháng. - Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 ÷ 1.800 m (bảng 2.1), tập trung vào mùa mưa (chiếm 85% lượng mưa cả năm), đặc biệt là các tháng 6, 7 và tháng 8, có thể có gió lốc, mưa đá, sét và gây ra lũ quét, .... gây thiệt hại về người, lúa, hoa màu và tài sản của nhân dân địa phương. Bảng 2.1: Lượng mưa trong các tháng và cả năm tỉnh Tuyên Quang Đơn vị: (mm) Năm Tháng  2001  2003  2004  2005  2006   Tháng 1  10,9  39,6  22,9  19,8  1,0   Tháng 2  37,2  90,1  10,6  18,1  14,5   Tháng 3  105,8  14,0  41,5  82,0  12,8   Tháng 4  74,0  71,4  244,0  120,5  64,9   Tháng 5  191,6  251,1  299,0  110,8  262,0   Tháng 6  276,0  299,2  145,4  281,5  114,5   Tháng 7  567,6  245,3  333,3  182,2  458,3   Tháng 8  265,8  236,4  159,6  337,9  458,0   Tháng 9  117,4  164,4  48,0  171,7  94,0   Tháng 10  33,92  27,4  9,0  11,3  57,3   Tháng 11  14,5  1,9  41,7  44,4  50,4   Tháng 12  7,2  4,3  3,3  38,5  6,5   Cộng cả năm  2007,2  1535,1  1358,0  1418,7  1594,2   - Dông và sấm sét: Hàng năm, Tuyên Quang trung bình có khoảng 55 ( 65 ngày có dông. Dông lớn thường kèm theo mưa lớn và gió mạnh và có thể xảy ra các sự cố do sét, hiện tượng xói mòn, trượt lở đất trên quy mô lớn. - Lốc (gió xoáy) thường xảy ra vào tháng 4 và tháng 5 hàng năm. Gió xoáy và mưa lớn có thể gây lũ đột ngột với cường độ lớn. - Sương mù thường xuất hiện vào các tháng 11và tháng 12. Trung bình hàng năm có khoảng 25 ( 55 ngày có sương mù, ở khu vực phía Bắc có khoảng 30 - 60 ngày/năm. - Sương muối xuất hiện ít hơn. Trung bình khoảng 2 năm có 1 ngày có sương muối và thường xảy ra vào tháng 11 hoặc tháng 1. 2.1.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo Địa hình khu vực dự án là khu đồi thấp dạng bát úp, có cốt cao lớn nhất là 49 m, thấp nhất là 26 m, được thành tạo bởi các đá trầm tích lục nguyên bị phong hóa, bóc mòn và tích tụ với các trầm tích eluvi, deluvi, bị phân cắt bởi hệ thống sông và suối trong khu vực. 2.1.4. Đặc điểm địa chất công trình và điều kiện thuỷ văn 2.1.4.1. Địa chất công trình Nhà máy sẽ được xây dựng trên nền đất phong hoá của vùng đồi. Kết quả khoan địa chất công trình khu vực dự án cho thấy các lớp đất chính từ trên xuống dưới như sau (bảng 2.2): Bảng 2.2: Điều kiện địa chất công trình khu vực dự án Stt  Số hiệu lớp  Chiều sâu (m)  Mô tả   1  Lớp 1  0,5 ÷ 9 m  Đất trồng trọt, màu xám vàng, nâu đỏ, thành phần chủ yếu là sét pha có lẫn sỏi sạn, kết cấu rời rạc, xốp, độ lỗ rỗng lớn   2  Lớp 2  4,0 ÷ 20,0 m  Sét pha có lẫn nhiều sỏi sạn, màu loang lổ xám vàng, nâu đỏ, trắng, có nguồn gốc eluvi, trạng thải dẻo cứng đến nửa cứng.   - Các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất được thể hiện trên bảng 2.3 Bảng 2.3: Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất Stt  Đại lượng  Ký hiệu  Đơn vị  Giá trị       Lớp 1  Lớp 2   1  Độ ẩm tự nhiên  W  %  29,16  27,36   2  Dung trọng tự nhiên  (  g/cm3  1,925  1,95   3  Dung trọng khô  (c  g/cm3  1,49  1,53   4  Tỷ trọng  (  g/cm3  2,69  2,7   5  Hệ số rỗng  (   0,805  0,75   6  Độ lỗ rỗng  n  %  44,55  43,13   7  Độ bão hoà  G  %  97,55  96,4   8  Giới hạn chảy  Wch  %  36,85  36,93   9  Giới hạn dẻo  Wd  %  22,95  22,86   10  Chỉ số dẻo  Id   13,95  14,03   11  Độ sệt  B   0,465  0,316   12  Lực dính kết  C  kg/cm2  0,195  0,23   13  Góc nội ma sát  (  độ  17055  20058   14  Hệ số nén lún  a1-2   0.034  0,029   15  Mô đun tổng biến dạng  E  kg/cm2  28,46  34,25   16  Áp lực tính toán quy ước  R0  kg/cm2  1,64  1,95   17  Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn  N30  búa  14  26   Công trình nằm trên nền đất tương đối đồng nhất. Lớp 1 có sức chịu tải không cao nên dễ gây hiện tượng lún, lệch móng công trình. Lớp thứ hai có cường độ chịu tải trung bình, bề dày lớp lớn nên có đủ điều kiện đặt móng công trình. Như vậy, có thể xây dựng các công trình nhà xưởng với kết cấu móng như đã trình bày ở chương 1 là đảm bảo ổn định. Động đất: Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam (quyết định 439/BXD-CSXD ngày 25/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng), khu công nghiệp Long Bình An nằm trong vùng chấn động cấp 6 (MSK) với tần suất lặp lại B1( 0,002 (T1(500 năm), áp lực gió Wo = 65 daN/m2. Kết cấu móng và các công trình xây dựng đã tính đến các thông số về động đất của khu vực. 2.1.4.2. Điều kiện thủy văn a, Nguồn nước mặt Mạng lưới nước mặt khu vực gồm có sông Lô chảy qua phía Đông dự án, cách dự án 1 km và suối Kỳ Lãm chảy trong khu vực dự án. Sông Lô bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua Hà Giang, Tuyên Quang, chảy qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc và nhập vào sông Hồng ở Việt Trì. Đoạn sông Lô chảy qua tỉnh Tuyên Quang dài 145 km. Lưu lượng nước sông lớn nhất (mùa mưa) là 11.700 m3/s và lưu lượng nhỏ nhất là 128 m3/s. Trong khu vực, có nhiều suối nhỏ phân bố qua các dải đồi núi chảy vào sông Lô. Về mùa mưa, nước sông thường dâng cao, gây ngập khu vực hai bên bờ, nhiều năm đã gây ngập cả khu vực thị xã Tuyên Quang. Mực nước trung bình lớn nhất vào mùa lũ thường đạt ở mức +26 m đến +27,5m. Đỉnh lũ cao nhất (năm 1971) ở mức + 30 m. Suối Kỳ Lãm chảy qua khu vực dự án ở các phía Tây Nam, Tây Bắc và Đông rồi chảy vào sông Lô. Đoạn suối chảy qua dự án có chiều rộng từ 3 đến 5 m. Lưu lượng nước lớn nhất khoảng 20 m3/s; nhỏ nhất khoảng 2 m3/s (mùa khô). Suối Kỳ Lãm sẽ là nguồn cấp nước cho sản xuất và tiếp nhận nước thải của khu công nghiệp. b, Nước dưới đất Nước dưới đất chủ yếu tồn tại dưới hai dạng là nước lỗ hổng và nước khe nứt. * Nước lỗ hổng được chứa trong các trầm tích Đệ tứ (Pleistocen giữa trên QII-III và Holoxen QIV), là các sản phẩm bồi tích của sông suối, phân bố dọc theo các sông suối trong vùng. Thành phần thạch học của đất đá chứa nước gồm: dăm, sạn, cát, sét, Trong các giải trầm tích đệ tứ lớn thuộc bồi tích sông Lô, nước lỗ hổng chứa trong tầng cát cuội sỏi, chiều dày lớp cuội sỏi đến 30m; chiều dày chứa nước từ 5 – 28 m, mực nước tĩnh cách mặt đất 1,7 m. Lưu lượng lỗ khoan từ 2 – 3l/s đến 20 – 30 l/s. Nước thuộc loại nước nhạt, độ khoáng hoá từ 0,1 – 0,5g/l. Nước dưới đất được cung cấp bởi nước mưa và nước từ các tầng đá gốc xung quanh khu vực. Biên độ dao động mực nước dưới đất giữa các mùa từ 1 đến 5 m. Mùa mưa nước thường bị đục do ảnh hưởng của nước mặt. Hiện tại, khu dân cư xung quanh đều sử dụng nước ngầm làm nước sinh hoạt (giếng khoan, giếng đào) . * Nước khe nứt Các thành tạo chứa nước khe nứt chiếm trên 95% diện tích tỉnh. Thành phần thạch học bao gồm chủ yếu là trầm tích lục nguyên bị nứt nẻ, biến chất ở những mức độ khác nhau. Hầu hết là đá phiến xerixit, clorit, cát kết dạng Quăczit, cát kết, cát bột kết. Các tầng chứa nước khe nứt được phân chia theo mức độ giàu nước, gồm: tầng giàu nước, tầng chứa nước trung bình và tầng nghèo nước - Tầng giàu nước chiếm phần lớn diện tích trong tỉnh, phân bố từ Na Hang, Chiêm Hoá, núi Liên và phía nam thị xã Tuyên Quang. Thành phần thạch học gồm trầm tích lục nguyên hạt mịn xen đá vôi, bị phông hoá nứt nẻ. Ở vùng thị xã Tuyên Quang, tầng nước này bị phủ bởi trầm tích Đệ tứ diện lộ không lớn. Mức độ nứt nẻ, cactơ phát triển theo chiều sâu từ 19 ÷ 24 m đến 71 ÷ 72 m. Mực nước tĩnh là 1 – 3 m, lưu lượng các lỗ khoan từ 0,2 đến 16 l/s, tỷ lưu lượng có thể đạt đến 7,691 l/sm. - Tầng chứa nước trung bình thuộc hệ tầng Đại Thị. Thành phần gồm đá phiến sét xen cát kết dạng quăczit. Chiều sâu mực nước tuỳ thuộc vào địa hình, mực nước tĩnh từ 0,7 ÷ 6,6m biến động mạnh theo mùa. Lưu lượng các lỗ khoan thay đổi từ 0,2 đến 15 lít/s, tỷ lưu lượng từ 0,02 đến 5,74 lít/sm, trung bình 0,97 lít/sm. - Tầng nước nghèo chiếm diện tích nhỏ hẹp và rải rác ở nhiều nơi. Thành phần gồm các trầm tích lục nguyên hạt mịn: sét kết, bột kết, đá phiến, các trầm tích phun trào, các trầm tích hạt thô như sạn kết, các kết tuổi neogen (N1 nd) hoặc triats (T3 n – r (l ), cấu tạo chặt xít. 2.1.5. Tài nguyên đất Tổng diện tích đất của xã Đội Cấn là 2.580 ha, trong đó phần lớn là đất canh tác nông lâm nghiệp, đất sử dụng cho sản xuất và kinh doanh, phần còn lại là đất ở và đất chưa sử dụng. Hiện trạng sử dụng đất của xã Đội Cấn như sau (bảng 2.4): Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất của xã Đội Cấn TT  Hiện trạng sử dụng đất  Số lượng   1  Đất canh tác nông – lâm nghiệp  2.204,78 ha   2  Đất sản xuất và kinh doanh  239,42 ha   3  Đất ở  46,9 ha   4  Đất chưa sử dụng  88,9 ha   2.1.6. Hệ sinh thái khu vực Hệ sinh thái trên cạn - Hệ động vật cạn ở khu vực khá nghèo nàn. Động vật hoang dã chỉ gồm: một số loài chim, bò sát (rắn, kì nhông... ), lưỡng cư (ếch, nhái, cóc), động vật có vú (chuột, cáo, chồn...) và các loài côn trùng. Trong các hộ gia đình có các loài vật nuôi thả như: lợn, trâu bò, chó, mèo, gà, vịt... - Hệ thực vật nông nghiệp chủ yếu là cây chè và một số diện tích trồng lúa, ngô, khoai, sắn ở khu địa hình thấp xen giữa các ngọn đồi; các loại cây ăn quả được trồng trong vườn của các hộ gia đình như bưởi, cam, chuối, na, mít,... và một số cây có bóng mát như: bằng lăng, xoan, si,… Hệ sinh thái nước Động vật dưới nước trong khu vực bao gồm các loài thuỷ sản nuôi thả trong các ao, hồ như các loài cá nước ngọt (trắm, mè, chép, …), các loài thủy sinh tự nhiên trong sông Lô, suối, vũng hoặc mương như các loài cá (trắm, trôi, chép, rô…), tôm, cua, ốc...; các loài nhuyễn thể (trai, hến), động vật phù du, các loài thực vật dưới nước thông thường như rong, rêu, tảo,.... Trong khu vực dự án, hệ động thực vật đều thuộc các loài thông thường, số lượng ít; không còn các loài quý hiếm. 2.1.7. Hiện trạng môi trường khu vực Để đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án, Công ty TNHH Công nghệ xanh đã tiến hành khảo sát, đo đạc, lấy mẫu phân tích môi trường tại khu vực dự án vào ngày 21/05/2008. Các chỉ tiêu phân tích được chọn trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm của công nghiệp luyện kim và đặc trưng của các nguồn thải. Việc đo đạc và phân tích các chỉ tiêu về môi trường do Trung tâm quan trắc môi trường biển thực hiện. Kết quả như sau: a, Môi trường không khí Bảng 2.5: Kết quả phân tích các mẫu không khí lấy tại khu vực dự án Điều kiện khí hậu: trời nắng nhạt, nhiệt độ 300C, gió 1,2 m/s, hướng Đông Bắc TT  Thông số  Đơn vị  Số hiệu mẫu  TCVN 5937-2005      KK1  KK2  KK3  KK4  KK5    1  CO  mg/m3  1,12  1,17  1,25  1,02  1,2  30   2  NO2  mg/m3  0,016  0,02  0,025  0,021  0,018  0,2   3  SO2  mg/m3  0,024  0,030  0,037  0,033  0,032  0,35   4  Hydrocacbon  mg/m3  -  -  0,23  -  -  5*   5  Hàm lượng bụi  mg/m3  0,013  0,038  0,048  0,014  0,017  0,3   6  Độ ồn  dBA  48,8  62,0  60,5  61,2  57,4  75**   Ghi chú số hiệu mẫu: - KK1: Trung tâm khu đất dự án - KK2: Khu dân cư cách dự án 500 m về phía Đông - KK3: Đường giao thông nối QL 2 và QL 37 - KK4: Khu dân cư cách khu công nghiệp khoảng 1 km về phía Tây Bắc - KK5: Khu dân cư cách khu công nghiệp khoảng 1 km về phía Tây Nam - Tiêu chuẩn so sánh:TCVN 5937 – 2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh - * TCVN 5938 – 2005: Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - ** TCVN 5949 – 1998:Tiêu chuẩn âm học – tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép Kết quả phân tích cho thấy, nồng độ các chất ô nhiễm đều có giá trị thấp hơn tiêu chuẩn cho phép đối với môi trường khu vực xung quanh. b, Môi trường nước mặt Bảng 2.6: Kết quả phân tích các mẫu nước mặt khu vực dự án TT  Thông số  Đơn vị  Số hiệu mẫu  TCVN 5942 – 1995 (cột A)  TCVN 5942 – 1995 (cột B)      NM1  NM2     1  pH   7,34  7,95  6 đến 8,5  5,5 đến 9   2  TSS  mg/l  30  16  20  80   3  BOD5  mg/l  8  5  < 4  < 25   4  COD  mg/l  13,1  9,7  < 10  < 35   5  Cu  mg/l  0,007  0,008  0,1  1   6  Pb  mg/l  0,004  0,002  0,05  0,1   7  Zn  mg/l  0,015  0,017  1  2   8  Fe  mg/l  0,021  0,024  1  2   9  Hàm lượng dầu mỡ  mg/l  0,1  0,2  0  0,3   10  Coliform  MNP/100 ml  950  2.400  5000  10.000   Ghi chú số hiệu mẫu: + NM1: Nước suối Kỳ Lãm chảy qua phía Tây và phía Bắc khu vực dự án + NM2: Nước sông Lô chảy qua phía Đông khu vực dự án - Tiêu chuẩn so sánh TCVN 5942 – 1995: Chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt c, Nước ngầm Bảng 2.7: Kết quả phân tích môi trường nước ngầm TT  Thông số  Đơn vị  Số hiệu mẫu NN1  TCVN 5944 - 1995   1  pH   6,6  6,5 – 8,5   2  TSS  mg/l  105  -   3  Độ cứng (theo CaCO3)  mg/l  80  300 – 500   4  Tổng độ khoáng hoá  mg/l  107,1  -   5  Clorua (Cl-)  mg/l  63,8  200 – 600   6  Pb  mg/l  0,002  0,05   7  Cu  mg/l  0,012  1,0   8  Fe  mg/l  1,65  1 – 5   9  Zn  mg/l  0,024  5,0   10  Tổng số Coliform  MNP/100 ml  2,8  3   Ghi chú số hiệu mẫu NN1: Nước giếng đào tại nhà bà Lưu Thị Thích, thôn 9, xã Đội Cấn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (độ sâu 7 m). Mẫu nước ngầm ở khu vực dự án tại thời điểm lấy mẫu chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. d, Bùn đáy sông Bảng 2.8: Kết quả phân tích bùn đáy sông TT  Thông số  Đơn vị  Số hiệu mẫu TT1  TCCP Canada (1996)       TEL  PEL   1  Cr  mg/kg  13,5  52,3*  160*   2  Cd  mg/kg  0,11  0,596  3,530   3  Cu  mg/kg  12,7  35,7  197   4  Pb  mg/kg  14,2  35,0  91,3   5  Zn  mg/kg  41,2  123  315   6  Dầu khoáng  mg/kg  2,32  -  -   Ghi chú số hiệu mẫu: - TT1: Mẫu bùn đáy sông Lô (khu vực cầu An Hoà) - Tiêu chuẩn cho phép của Canada (1996) - TEL: Ngưỡng bắt đầu ảnh hưởng - PEL: Ngưỡng chắc chắn bị ảnh hưởng * Theo TCCP Canada 1996 Nồng độ của các chất ô nhiễm trong mẫu bùn đáy sông Lô (khu vực cầu An Hoà) tại thời điểm lấy mẫu chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. * Nhận xét chung về hiện trạng môi trường khu vực dự án: Các kết quả phân tích cho phép đánh giá về các yếu tố môi trường tự nhiên khu vực dự án như sau: - Môi trường không khí xung quanh, môi trường nước mặt, nước ngầm và bùn đáy sông (sông Lô) chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp. - Hệ sinh thái khu vực gồm một số loài sinh vật bản địa thông thường, không thuộc các loài quý hiếm. Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu môi trường nền 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.2.1. Điều kiện kinh tế Theo tài liệu điều tra của Công ty TNHH Công nghệ xanh tại xã Đội Cấn, huyện Yên Sơn (năm 2007), có thể tóm lược về điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực dự án như sau: 2.2.1.1. Nông – lâm nghiệp và chăn nuôi Cơ cấu nông nghiệp và chăn nuôi của xã Đội Cấn được thể hiện trên bảng 2.9. Bảng 2.9: Cơ cấu nông – lâm nghiệp và chăn nuôi năm 2007 của xã Đội Cấn Diện tích trồng trọt (ha)  Chăn nuôi   Diện tích trồng hoa màu  379,43  Số đại gia súc  1.993 con   Diện tích trồng lúa  234,94  Số lợn  2.281 con   Diện tích trồng cây lâu năm  348,97  Số gia cầm  19.784 con   Trong những năm gần đây, tỷ trọng nông nghiệp của xã có xu hướng tăng. So với năm 2006, tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp tăng 4,7%, ngành chăn nuôi tăng 6,23%. 2.2.1.2. Công nghiệp, thương mại và dịch vụ - Công nghiệp: Hiện tại, trên địa bàn xã Đội Cấn có 7 doanh nghiệp hoạt động trong các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất và chế biến chè. Trong đó, có 3 doanh nghiệp cá nhân và 4 doanh nghiệp cổ phần. - Thương mại, dịch vụ: Ngành dịch vụ thương mại chưa phát triển. Trên địa bàn xã hiện nay có 02 chợ với quy mô kinh doanh nhỏ. Nhìn chung, sự phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ khu vực dự án chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của địa phương. 2.2.2. Điều kiện về xã hội 2.2.2.1. Dân cư và lao động Trong những năm gần đây, cơ cấu sử dụng đất cũng như cơ cấu lao động của địa phương có những biến đổi mạnh mẽ theo hướng chuyển dịch sang kinh tế công nghiệp. Từ đó, lực lượng lao động dư ở khu vực sản xuất nông nghiệp đã chuyển đổi sang làm lao động phổ thông ở các cơ sở sản xuất công nghiệp hoặc được đào tạo nghề nên đã giảm đáng kể tỷ lệ lao động nông nghiệp. Ngoài ra, trong các thời kì nông nhàn, một bộ phận lao động trong độ tuổi từ 18-40 thường đi tìm việc làm ở các thị trấn, thị tứ. Dân số của xã là 6.699 người, gồm 1.716 hộ gia đình. Mật độ dân số là 149 người/km2. Cơ cấu lao động theo ngành nghề của địa phương như sau: Bảng 2.10: Cơ cấu lao động của Xã Đội Cấn Nông dân  Công nhân  Thương mại, dịch vụ  Công chức   65 %  22 %  10 %  3 %   2.2.2.2. Mạng lưới giáo dục và y tế - Giáo dục: Xã Đội Cấn có 01 nhà trẻ mẫu giáo; 01 trường tiểu học; 01 trường THCS, 01 trường PTHH với tổng số 74 lớp và 176 giáo viên. - Y tế: Xã có 01 trạm y tế với 08 giường bệnh, 01 bác sỹ, 03 y, dược sỹ. Bảng 2.11: Tình hình bệnh tật của người dân địa phương Stt  Các bệnh thường gặp  Số người mắc bệnh  Tỷ lệ người mắc bệnh (%)  Tỷ lệ chữa khỏi (%)     Người lớn  Trẻ em (dưới 6 tuổi)     1  Đường hô hấp  1.800  250  30,60  85 %   2  Đường tiêu hoá  700  120  12,24  90 %   3  Bệnh về mắt  200  50  3,73  95 %   4  Tim mạch  300  20  4,78  75 %   5  Ung thư  50  0  0,75  01 %   Bảng 2.11 cho thấy các bệnh thường gặp ở khu vực này là bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá, mắt và tim mạch. Trong đó, tỷ lệ người lớn mắc bệnh khá cao, tập trung vào các bệnh về đường hô hấp và tiêu hoá. Điều này cho thấy điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm tại địa phương còn chưa tốt. 2.2.2.3 Cơ sở hạ tầng a) Về hệ thống đường giao thông: Dự án nằm ở khu vực có hệ thống giao thông tương đối tốt, gần QL 2 và QL 37 nối với mạng lưới giao thông toàn quốc. Trục giao thông chính của KCN Long Bình An qua Khu dự án là đường rộng 20m, có dải phân cách 5m và hành lang hai bên rộng 7,5m nối với Quốc lộ 2. Các đường từ nhà máy nối với trục đường chính rộng 7,5m, hành lang hai bên rộng 7,5m. Hệ thống đường liên thôn, liên xã có tổng chiều dài là 27 km, trong đó, đường trải nhựa 8,5 km; đường bê tông 5,4 km, đường rải đá, đường đất là 13,1 km. Dự án nằm cách sông Lô 1km về phía Tây. Đây là điều kiện thuận lợi để sử dụng giao thông đường thuỷ. b) Hệ thống cấp điện: Mạng lưới điện của xã được đấu nối với hệ thống điện tỉnh Tuyên Quang gồm: - Đường dây cao thế 35 KV, cung cấp điện cho khu công nghiệp. - Lưới điện hạ thế 220 V, cung cấp điện sinh hoạt cho 100% hộ gia đình trong xã c) Hệ thống cung cấp nước: Nguồn nước cấp cho sinh hoạt chủ yếu được lấy từ nước dưới đất bằng giếng đào (chiếm 80%), giếng khoan (5%) và nước máy là 15%. Nguồn nước cấp cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp được lấy từ nước mặt (sông, suối, ao, hồ). d, Hệ thống thoát nước: Hiện nay, do chưa có hệ thống thoát nước chung của KCN, nên việc thoát nước mưa cho khu vực này dựa vào địa hình dốc tự nhiên, sau đó nước thoát vào các ao, hồ, suối trong khu vực. Suối Kỳ Lãm chảy ra sông Lô, điểm cửa suối cách khu vực dự án khoảng 3,5 km. Đoạn suối chảy bao quanh khu vực khu CN dài khoảng 4,2 km. Hiện tại, khả năng thoát nước mưa ở khu vực này tốt, mùa mưa lũ ít bị ngập lụt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo ĐTM dự án đầu tư Xây dựng NM phôi thép Tuyên Quang.doc