Đề tài đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất cao su chất lượng cao

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 13 1.1 TÊN DỰ ÁN 13 1.2 CHỦ DỰ ÁN 13 1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 13 1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 16 1.4.1 Các công trình chính của nhà máy 16 1.4.2 Các hạng mục công trình phụ trợ 18 1.4.3 Quy trình sản xuất và sản phẩm của nhà máy 19 1.4.4 Danh mục thiết bị 25 1.4.5 Nguyên vật liệu cho nhà máy 31 1.4.6 Tổ chức thực hiện. 36 1.4.7 Tiến độ thực hiện dự án 36 1.4.8 Tổng mức đầu tư 37 1.4.9 Tổ chức sản xuất 38 CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 40 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 40 2.1.1 Điều kiện về tự nhiên (theo www.cuchi.hochiminhcity.gov.vn) 40 2.1.2 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên (theo http://www.cuchi.hochiminhcity.gov) 43 2.1.3 Thực trạng môi trường 44 2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN CỦ CHI (theo báo cáo hoạt động kinh tế – xã hội tháng 4/2010 UBND huyện Củ Chi) 50 2.2.1 Sản xuất công nghiệp: 50 2.2.2 Sản xuất nông nghiệp 50 2.2.3 Thương mại - dịch vụ 50 2.2.4 Thu - chi ngân sách: 51 2.2.5 Công tác đầu tư xây dựng cơ bản 51 2.2.6 Về giáo dục 51 2.2.7 Về y tế 52 2.3 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI XÃ TÂN THẠNH ĐÔNG (theo báo tình hình kinh tế xã hội xã Tân Thạnh Đông tháng 12/2009) 52 2.3.1 Về kinh tế: 52 2.3.2 Văn hóa xã hội 54 2.4 CƠ SỞ HẠ TẦNG CỤM CÔNG NGHIỆP TÂN QUY B 56 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 58 3.1 DỰ BÁO, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH. 60 3.1.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải. 60 3.1.2 Tác động không liên quan đến chất thải 66 3.1.3 Dự báo các rủi ro, sự cố môi trường. 66 3.1.4 Đối tượng và quy mô tác động 67 3.2 DỰ BÁO, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 67 3.2.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 69 3.2.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 81 3.2.3 Các rủi ro và sự cố có thể xảy ra 82 3.2.4 Đối tượng và quy mô bị tác động 84 3.2.5 Các tác động đến môi trường 84 3.3 NHẬN XÉT VỀ ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 90 CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 92 4.1 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG 92 4.1.1 Biện pháp giảm thiểu liên quan đến chất thải 92 4.1.2 Biện pháp giảm thiểu không liên quan đến chất thải 95 4.2 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH 97 4.2.1 Giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn 97 4.2.2 Giảm thiểu tác động đến môi trường nước 101 4.2.3 Giảm thiểu tác động do chất thải rắn 107 4.2.4 Biện pháp giảm thiểu tác động đến kinh tế xã hội 111 4.2.5 Giảm thiểu các sự cố môi trường 111 CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 119 5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 119 5.1.1 Cơ cấu tổ chức thực hiện 119 5.1.2 Quản lý môi trường 120 5.1.3 Hệ thống báo cáo 120 5.1.4 Chương trình quản lý môi trường 120 5.1.5 Kinh phí thực hiện các công trình xử lý môi trường 125 5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 125 5.2.1 Giám sát môi trường 125 5.2.2 Dự trù kinh phí giám sát, quan trắc môi trường 127 CHƯƠNG 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 130 6.1 Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TÂN THẠNH ĐÔNG. 130 6.2 Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ TÂN THẠNH ĐÔNG. 130 6.3 Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN TRƯỚC CÁC Ý KIẾN CỦA UBND VÀ UBMT TQ XÃ TÂN THẠNH ĐÔNG, HUYỆN CỦ CHI, TP.HỒ CHÍ MINH. 131 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 132 1. KẾT LUẬN 132 2. KIẾN NGHỊ 133 3. CAM KẾT 133

doc137 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4019 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất cao su chất lượng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 13 1.1 TÊN DỰ ÁN 13 1.2 CHỦ DỰ ÁN 13 1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 13 1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 16 1.4.1 Các công trình chính của nhà máy 16 1.4.2 Các hạng mục công trình phụ trợ 18 1.4.3 Quy trình sản xuất và sản phẩm của nhà máy 19 1.4.4 Danh mục thiết bị 25 1.4.5 Nguyên vật liệu cho nhà máy 31 1.4.6 Tổ chức thực hiện. 36 1.4.7 Tiến độ thực hiện dự án 36 1.4.8 Tổng mức đầu tư 37 1.4.9 Tổ chức sản xuất 38 CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 40 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 40 2.1.1 Điều kiện về tự nhiên (theo www.cuchi.hochiminhcity.gov.vn) 40 2.1.2 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên (theo 43 2.1.3 Thực trạng môi trường 44 2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN CỦ CHI (theo báo cáo hoạt động kinh tế – xã hội tháng 4/2010 UBND huyện Củ Chi) 50 2.2.1 Sản xuất công nghiệp: 50 2.2.2 Sản xuất nông nghiệp 50 2.2.3 Thương mại - dịch vụ 50 2.2.4 Thu - chi ngân sách: 51 2.2.5 Công tác đầu tư xây dựng cơ bản 51 2.2.6 Về giáo dục 51 2.2.7 Về y tế 52 2.3 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI XÃ TÂN THẠNH ĐÔNG (theo báo tình hình kinh tế xã hội xã Tân Thạnh Đông tháng 12/2009) 52 2.3.1 Về kinh tế: 52 2.3.2 Văn hóa xã hội 54 2.4 CƠ SỞ HẠ TẦNG CỤM CÔNG NGHIỆP TÂN QUY B 56 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 58 3.1 DỰ BÁO, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH. 60 3.1.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải. 60 3.1.2 Tác động không liên quan đến chất thải 66 3.1.3 Dự báo các rủi ro, sự cố môi trường. 66 3.1.4 Đối tượng và quy mô tác động 67 3.2 DỰ BÁO, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 67 3.2.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 69 3.2.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 81 3.2.3 Các rủi ro và sự cố có thể xảy ra 82 3.2.4 Đối tượng và quy mô bị tác động 84 3.2.5 Các tác động đến môi trường 84 3.3 NHẬN XÉT VỀ ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 90 CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 92 4.1 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG 92 4.1.1 Biện pháp giảm thiểu liên quan đến chất thải 92 4.1.2 Biện pháp giảm thiểu không liên quan đến chất thải 95 4.2 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH 97 4.2.1 Giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn 97 4.2.2 Giảm thiểu tác động đến môi trường nước 101 4.2.3 Giảm thiểu tác động do chất thải rắn 107 4.2.4 Biện pháp giảm thiểu tác động đến kinh tế xã hội 111 4.2.5 Giảm thiểu các sự cố môi trường 111 CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 119 5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 119 5.1.1 Cơ cấu tổ chức thực hiện 119 5.1.2 Quản lý môi trường 120 5.1.3 Hệ thống báo cáo 120 5.1.4 Chương trình quản lý môi trường 120 5.1.5 Kinh phí thực hiện các công trình xử lý môi trường 125 5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 125 5.2.1 Giám sát môi trường 125 5.2.2 Dự trù kinh phí giám sát, quan trắc môi trường 127 CHƯƠNG 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 130 6.1 Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TÂN THẠNH ĐÔNG. 130 6.2 Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ TÂN THẠNH ĐÔNG. 130 6.3 Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN TRƯỚC CÁC Ý KIẾN CỦA UBND VÀ UBMT TQ XÃ TÂN THẠNH ĐÔNG, HUYỆN CỦ CHI, TP.HỒ CHÍ MINH. 131 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 132 1. KẾT LUẬN 132 2. KIẾN NGHỊ 133 3. CAM KẾT 133  DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTCT : Bê tông cốt thép BQL : Ban quản lý BVMT : Bảo vệ môi trường ĐTM : Đánh giá tác động môi trường DAĐTXDCT : Dự án Đầu tư xây dựng công trình KTXH : Kinh tế xã hội KCN : Khu công nghiệp PCCC : Phòng cháy chữa cháy TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TNMT : Tài nguyên Môi trường UBND : Ủy ban nhân dân WHO : Tổ chức y tế Thế giới CTR : Chất thải rắn CTNH : Chất thải nguy hại CBCNV : Cán bộ công nhân viên DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các hạng mục công trình xây dựng của nhà máy 16 Bảng 1.2. Danh mục sản phẩm và đặc tính kỹ thuật. 25 Bảng 1.3. Danh mục trang thiết bị đầu tư mới 26 Bảng 1.4. Danh sách máy móc thiết bị hiện có di dời được sử dụng lại 28 Bảng 1.5. Danh sách máy móc cũ chờ thanh lý. 30 Bảng 1.6. Tổng chi phí cho máy móc thiết bị mới của dự án 31 Bảng 1.7. Định mức vật tư nguyên liệu chính hàng tháng 32 Bảng 1.8. Định mức nguyên liệu cho 1 đơn vị sản phẩm 34 Bảng 1.9. Định mức nhiên liệu cho 1 đơn vị sản phẩm 35 Bảng 1.10. Nhu cầu vật tư cho sản xuất của nhà máy trong 1 năm. 36 Bảng 1.11. cơ cấu nhân lực của nhà máy. 38 Bảng 2.1 Kết quả đo vi khí hậu, độ ồn 45 Bảng 2.2 Kết quả đo nồng độ bụi và hơi khí 45 Bảng 2.3 Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước mặt. 47 Bảng 2.4 Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước ngầm. 48 Bảng 3.1. Đối tượng, quy mô bị tác động 58 Bảng 3.2. Hệ số phát thải bụi 61 Bảng 3.3. Hệ số tải lượng ô nhiễm của khí thải từ các phương tiện giao thông 62 Bảng 3.4. Hệ số tải lượng ô nhiễm của khói thải do gia công hàn cắt kim loại 62 Bảng 3.5. Mức ồn các thiết bị thi công 63 Bảng 3.6. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công xây dựng. 67 Bảng 3.7. Các vấn đề ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh 68 Bảng 3.8. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất 73 Bảng 3.9. Hệ số ô nhiễm do của nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý 75 Bảng 3.10. Tổng tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý. 75 Bảng 3.11. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong của dự án 76 Bảng 3.12. Thành phần, tính chất nước mưa chảy tràn 77 Bảng 3.13. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải 78 Bảng 3.14. Thành phần cơ lý của rác sinh hoạt 79 Bảng 3.15. Đánh giá tổng hợp tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án 83 Bảng 3.16. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động 84 Bảng 3. 17. Tác động của tiếng ồn ở các mức ồn khác nhau. 86 Bảng 3. 18. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 88 Bảng 3. 19. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải 89 Bảng 3.20. Độ tin cậy của các phương pháp ĐTM 91 Bảng 4.1. Tiêu chuẩn các yếu tố vi khí hậu trong môi trường lao động 101 Bảng 4.2. Thành phần, mã chất thải nguy hại và khối lượng 111 Bảng 4.3. Trang bị thiết bị bảo hộ lao động tương ứng 112 Bảng 5.1. Tổ chức thực hiện 119 Bảng 5.2. Hệ thống báo cáo môi trường 120 Bảng 5.3. Chương trình quản lý môi trường 121 Bảng 5.4. Kinh phí dành cho giám sát chất lượng không khí xung quanh 127 Bảng 5.5. Kinh phí dành cho giám sát chất lượng không khí trong môi trường lao động 128 Bảng 5.6. Kinh phí dành cho giám sát chất lượng không khí tại nguồn 128 Bảng 5.7. Kinh phí dành cho giám sát chất lượng nước thải 129 DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ vị trí Nhà máy sản xuất phụ tùng cao su kỹ thuật cao 14 Hình 1.2. Sơ lược quy trình sản xuất phụ tùng cao su kỹ thuật 20 Hình 1.3. Sơ lược quy trình sản xuất đế giầy hoàn chỉnh 23 Hình 2.1. Điều kiện tự nhiên xung quanh dự án 40 Hình 2.2. Vị trí lấy mẫu môi trường nền 49 Hình 4.1. Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải máy cán luyện cao su 98 Hình 4.2. Quy trình xử lý hơi dung môi 99 Hình 4.3. Quy trình sử dụng nước sản xuất làm mát 102 Hình 4.4. Bể tự hoại 3 ngăn 104 Hình 4.5. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải Nhà máy sản xuất phụ tùng cao su kỹ thuật cao 105 Hình 4.6. Quy trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt 108 Hình 4.7. Quy trình thu hồi và và tái sử dụng cao su đã qua gia công 110 Hình 4.8. Sơ đồ quy trình chuẩn bị và đáp ứng sự cố cháy 116 Hình 4.9. Quy trình chuẩn bị và đáp ứng với sự cố đổ hóa chất 117 Hình 5.1. Vị trí giám sát môi trường 129 MỞ ĐẦU XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Ngành công nghiệp sản xuất cao su là một trong các ngành công nghiệp có bề dày truyền thống ở nước ta. Trong thời kì phát triển hiện nay, ngành này chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp đáng kể cho ngân sách của Nhà nước và là nguồn giải quyết công ăn việc làm cho khá nhiều lao động. Hiện nay cao su tại Việt Nam hầu hết đều xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, riêng dự án này sẽ sử dụng nguyên liệu là cao su thô ở trong nước để sản xuất ra các sản phẩm cao su cao cấp xuất khẩu, nhằm thỏa mãn các đơn hàng của công ty và nâng cao hiệu quả kinh tế cho công ty. Căn cứ theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, dự án nhà máy sản xuất Cao Su thuộc nhóm phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và trình thẩm định và phê duyệt. Báo cáo ĐTM được thực hiện nhằm cung cấp đầy đủ cơ sở khoa học để Chủ đầu tư xem xét và đánh giá tính khả thi của dự án về mặt môi trường khi lựa chọn phương án trong giai đoạn thực hiện dự án, và thực hiện các biện pháp giảm thiểu, giám sát và quản lý môi trường trong giai đoạn vận hành dự án. Báo cáo này cũng sẽ là cơ sở cho thanh kiểm tra và giám sát định kỳ trong giai đoạn vận hành nhà máy. Dự án đầu tư xây dựng công trình của dự án được công ty Desco6 lập được trình cho Chủ đầu tư là thông qua. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Các văn bản pháp lý Nghiên cứu ĐTM này dựa trên các văn bản pháp lý sau: Luật bảo vệ môi trường do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005. Luật Tài nguyên nước 20/05/1998 và được chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 01/06/1998. Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc hội thông qua ngày 29/06/2001. Luật đất đai số 13/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày ngày 26/11/2003. Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ về việc quy định cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về “Phí Bảo vệ Môi trường”. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường. Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Bảo vệ Môi trường. Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 do Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn. Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính phủ về Thoát nước đô thị và Khu công nghiệp. Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và Khu kinh tế. Quyết định số 3733/2002/QĐ - BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. Quyết định số 04/2008/QĐ – BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ TN&MT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại. Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Thông tư 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý. Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Thông tư 08/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 15/7/2009 Quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ban hành ngày 07/10/2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ban hành ngày 16/11/2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Các tiêu chuẩn môi trường áp dụng TCVN 6962-2001: Rung động và chấn động. Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp. TCVN 5949-1998: Âm học - Tiếng ồn khu vực cộng cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép. QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất. QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. QCVN 06 : 2009/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. QCVN 14: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. QCVN 19: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp Ðối với bụi và các chất vô cơ. QCVN 20: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp Ðối với một số chất hữu cơ. QCVN 24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/03/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế.. Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo Quyết định số 1329/QĐ - BYT ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế. TCVN 5308 - 1991: Qui phạm kỹ thuật an toàn trong XD Tài liệu kỹ thuật Nghiên cứu ĐTM này dựa trên các tài liệu kỹ thuật sau: Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo: Báo cáo đề tài nghiên cứu công nghệ xử lý một số chất thải rắn công nghiệp điển hình 9/2000 - Khoa Môi Trường, trường đại học Bách Khoa Tp.HCM. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 1, NXB Khoa học kỹ thuật, GS TS Trần Ngọc Chấn - 2000. Xử lý nước thải, Hoàng Huệ - 2002. Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, WHO - 1993. Air Pollution control engineering, Noel de Nevers, second edition, McGraw-Hill, Inc - 1995. Standard of methods for the examination of water and wastewater, 15th edition - 1981. Kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp, Nguyễn Văn Phước - 2006 Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự lập: Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất phụ tùng cao su kỹ thuật cao - Công ty TNHH tư vấn thiết kế đầu tư Xây Dựng số 6. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM Nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường của dự án dựa trên các kỹ thuật dưới đây: Thực địa Khảo sát thực địa để thu thập mẫu môi trường, các số liệu, quan sát hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội. Phương pháp phòng thí nghiệm Phân tích chất lượng các mẫu môi trường đã thu thập làm cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường. So sánh Dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm và kết quả tính toán theo lý thuyết so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam nhằm xác định chất lượng môi trường tại khu vực xây dựng dự án. Thống kê và phân tích hệ thống Sử dụng phương pháp thống kê trong công tác thu thập và xử lý các số liệu quan trắc về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu Sử dụng các tài liệu chuyên ngành liên quan và có tính chất tương tự như dự án để đưa vào báo cáo. Phương pháp bản đồ Dùng các bản đồ xác định vị trí dự án, phạm vi và mức độ ảnh hưởng Đánh giá nhanh Phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Assessment) do tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất, được áp dụng cho các trường hợp sau: Đánh giá tải lượng ô nhiễm trong khí thải và nước thải của nhà máy. Đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống ô nhiễm. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM Cơ quan chủ dự án: Giám đốc: Ông Cơ quan tư vấn (chủ trì thực hiện ĐTM): Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Long Châu Giám đốc: Bà Trần Thế Lệ Tâm Địa chỉ: 73/17 Lê Đình Cẩn, P. Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP HCM Điện thoại: (08) 39574187 Với sự tham gia của: Phân viện Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật – Bảo hộ lao động thực hiện quan trắc môi trường nền tại khu vực dự án. Thành viên trực tiếp tham gia thực hiện báo cáo ĐTM: Phạm Lê Du – Thạc sĩ môi trường, chủ nhiệm đề án. Lê Thị Thùy Trang – Kỹ sư môi trường, tham gia. Vương Đức Hải – Thạc sĩ môi trường, tham gia. Đỗ Trung Kiên – Thạc sĩ môi trường, tham gia. - Giám đốc Và các chuyên gia của Phân viện Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật – Bảo hộ lao động. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN TÊN DỰ ÁN Dự án đầu tư xây dựng Công suất : (Cao su kỹ thuật 12 triệu sản phẩm/năm, cao su kỹ thuật cao 11,4 triệu sản phẩm/năm, đế giày xuất khẩu 1,6 triệu sản phẩm/năm). Tổng mức đầu tư: tỷ đồng (theo dự án đầu tư tháng 01-2010) CHỦ DỰ ÁN Cơ quan chủ dự án: Giám đốc: Ông Địa chỉ liên hệ: 64/6 Lũy Bán Bích – P.Tân Thới Hòa – Q.Tân Phú. Số điện thoại: Fax: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Nhà máy nằm tại khu đất rộng 57.339 m2 thuộc cụm công nghiệp Tân Quy B, xã Tân Thạnh Đông, Huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh có vị trí như sau: Phía Đông giáp khu đất trống của cụm Công nghiệp. Phía Tây giáp với khu đất dân thuộc xã Tân Thạnh Đông – huyện Củ Chi. Phía Nam giáp Doanh Nghiệp tư nhân sản xuất thương mại Bảo Lợi, Công ty TNHH Hoằng Thăng. Phía Bắc giáp Công Ty SH TECH CO, Công Ty TRIPLE GARMENT (Việt Nam). Vị trí nhà máy nằm trong cụm công nghiệp Tân Quy B có tọa độ 10058’36” vĩ độ Bắc và 106035’20” kinh độ Đông . Vị trí nhà máy gần kênh tiêu tiêu thoát nước khu vực nối liền với rạch trước khi thoát ra rạch Bà Bếp, thuận lợi cho việc tiêu thoát nước mưa và nước thải sau khi qua hệ thống xử lý của nhà máy. Phía tây khu đất của dự án là một số hộ dân thuộc xã Tân Thạnh Đông – huyện Củ Chi nên trong giai đoạn thi công và vận hành nhà máy cần thực hiện các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân nói trên. Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân tại xã Tân Thạnh Đông, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của xã trong tương lai. Vị trí nhà máy nằm trong cụm công nghiệp Tân Quy B – xã Tân Thạnh Đông – huyện Củ Chi, với các cơ sở hạ tầng đang được hoàn thiện đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong tương lai của nhà máy. Vị trí nhà máy nằm bên cạnh tuyến đường của cụm công nghiệp Tân Quy B nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và nguyên nhiên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy sau này. Vị trí nhà máy được thể hiện trong Hình 1.1:  Hình 1.1. Sơ đồ vị trí Vị trí khu đất có liên hệ trong vùng như sau: Vị trí khu đất của nhà máy cách 500m đến tỉnh lộ 15. Vị trí khu đất của nhà máy cách thị xã Thủ Dầu Một 7 km Vị trí khu đất của nhà máy cách trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh 25 km Vị trí khu đất của nhà máy cách Sân bay Tân Sơn Nhất 19 km Vị trí khu đất của nhà máy cách thị trấn Củ Chi 11 km.  NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN Các công trình chính của nhà máy Nhà máy nằm trong cụm Công nghiệp Tân Quy B, bao gồm công trình chính với tổng diện tích m2, trong đó: Bảng 1.1. Các hạng mục công trình xây dựng của nhà máy STT  HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH  DIỆN TÍCH (M2)  TỶ LỆ %   1  Khối văn phòng  1531,59  2,69   2  Khối xưởng 1  4859,40  8,55   3  Khối xưởng 2  4859,40  8,55   4  Khối xưởng 3  3599,40  6,33   5  Khối xưởng 4  4859,40  8,55   6  Khối xưởng 5  4859,40  8,55   7  Nhà bảo vệ  54,00  0,10   8  Nhà xe  600,00  1,06   9  Nhà giặt ủi và sân phơi  107,89  0,19   10  Trạm biến thế  45,00  0,08   11  Đài nước  12,57  0,02   12  Trạm xử lý nước thải  58,14  0,10   13  Nhà nguyên liệu  574,00  1,01   14  Kho dễ cháy  49,00  0,09   15  Bể chứa nước ngầm  96,00  0,17   16  Cây xanh - thảm cỏ  16556,41  29,13   17  Diện tích còn lại đường giao thông  14112,40  24,83    Tổng cộng sau khi trừ lộ giới  56834,00  100,00   Nguồn: Theo dự án ĐTXD công trình tháng 01-2010 Khu nhà xưởng sản xuất: Phân xưởng sản xuất được xây dựng có kết cấu như sau: Móng bê tông cốt thép Cột thép hình I 600x190x12x18 dài 15 m Mái tôn tráng kẽm dày 0,5 ly Xà gồ thép Tường gạch sơn nước, cửa sổ sắt, kính lật Nền bêtông lót đá 40x60 M50 dày 150 trền là bê tông đá 10x20 M200, dày 50 xoa mặt, kẻ joint ô vuông 2000x2000, trên cùng là lớp phủ Liquid hardener. Khu nhà xưởng sản xuất gồm 5 khối xưởng: 3 xưởng sản xuất và 1 xưởng cơ khí rộng 45m, dài 105m. 1 xưởng thành phẩm rộng 45m, dài 77m. các xưởng này đề cao 15m. Nhà điều hành, làm việc: Có kết cấu công trình như sau: Móng cột đã bêtông cốt thép Mái lợp tôn Trần nhựa Tường gạch sơn nước Nền lót gạch ceramic Cửa kính khung nhôm Nhà điều hành rộng 46m, dài 16,5m, cao 10m. Nhà kho: Các nhà kho chứa hóa chất, nhà kho chứa nhiên liệu được bố trí bên trong nhà xưởng 1 và nhà xưởng 2. Các nhà kho này được xây dựng cao 4m, dầm trần thép hộp 60 x 120 x 1,8, trần thạch cao khung nhôm nổi. Vị trí và kích thước cụ thể được thể hiện tại bản đồ bố trí nhà xưởng máy móc đính kèm phần phụ lục của báo cáo. Tường rào, cổng chính: Cổng làm bằng sắt Tường rào xây gạch, cột bêtông, trên tréo kẽm gai Nhà bảo vệ: Móng bêtông. Mái tôn tráng kẽm dày 0,5 ly, trần nhựa. Xà gồ thép Tường gạch. Nền gạch ceramic. Nhà bảo vệ rộng 4,6m, dài 6m, cao 3m. Sân bãi, đường giao thông: Cấp phối đá dăm, láng nhựa 3 lớp dày 3,5cm chịu tải trọng 4,5Kg/m2. Nhà chứa nguyên liệu. Nhà chứa nguyên liệu có diện tích 574 m2, Nhà chứa nguyên liệu nằm ở góc phía tây bắc khu đất, phía phải nhà chứa nguyên liệu giáp cổng phụ số 1 của nhà máy, phía trái giáp khu vực cây xanh và trạm biến thế của nhà máy, phía trước giáp xưởng sản xuất, phía sau là tường rào của nhà máy. Nhà chứa nguyên liệu có lắp đặt hệ thống làm lạnh để bảo quản chất lượng nguyên liệu đầu vào. Nhà chứa nguyên liệu rộng 9m, dài 105m, cao 10m. Các hạng mục công trình phụ trợ Hệ thống cấp thoát nước Nguồn nước cấp được lấy từ hệ thống giếng công nghiệp tại nhà máy và được xử lý tại chỗ đạt tiêu chuẩn trước khi sử dụng. Trong tương lai, nguồn nước cấp sẽ được lấy từ hệ thống cấp nước của nhà máy nước Tân Hiệp và Kênh Đông khi hệ thống đường ống của 1 trong 2 nhà máy này được dẫn tới cụm công nghiệp. Nhu cầu cấp nước phục vụ sinh hoạt: 598 người TCXDVN 33:2006 thì tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt tính cho 1 người là 60 (l/người/ca). Lưu lượng giờ một nhóm vòi tắm hương sen trong cơ sở sản xuất công nghiệp cần lấy bằng 300l/h, thời gian dùng vòi tắm hương sen kéo dài 45 phút sau khi hết ca, 6 người cho 1 vòi hoa sen. Nước sinh hoạt công nhân: , Kh là hệ số không điều hòa giờ. Nước tắm công nhân:  Vậy tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt và tắm là: Q=Q1+Q2=89,7+22,3=112 m3. + Nhu cầu nước cho sản xuất (làm nguội máy móc, thiết bị) bể chứa nước giải nhiệt của nhà máy có thể tích 44 m3. Nhà máy có 11 tháp giải nhiệt, thể tích 1 tháp giải nhiệt là 4 m3. Lượng nước này được sử dụng vào thời điểm bắt đầu sản xuất và được sử dụng tuần hoàn. Lượng nước này được bổ sung từ hệ thống cấp nước do quá trình bốc hơi tự nhiên. Định kỳ 6 tháng sẽ được thay nước 1 lần. Theo số liệu thực tế vận hành sản xuất cao su của công ty Cao Su Thống Nhất. Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại ba ngăn, sau đó được thu gom bằng hệ thống cống dẫn nước thải để dẫn về hệ thống xử lý nước thải chung của nhà máy đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt Quy chuẩn thải QCVN 24: 2009/BTNMT, cột B giá trị C trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Nước mưa trên mái được thu gom qua các máng thu nước mưa, thông qua các ống thoát đứng, toàn bộ nước mưa trên mái được đưa xuống trệt, đi ngầm dưới đất đến các hố ga thu nước mưa xung quanh nhà máy và được dẫn ra cống thu gom nước mưa chung của cụm công nghiệp Tân Quy B. Hệ thống cấp điện Nhà máy sản xuất phụ tùng cao su kỹ thuật cao được thiết kế 5 trạm biến áp như sau: Trạm hạ thế 1250 KVA; 1500 KVA và 3 trạm hạ thế 1000 KVA. Quy trình sản xuất và sản phẩm của nhà máy Qui trình công nghệ sản xuất Công ty Cao Su Thống Nhất là một trong những nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm cao su kỹ thuật ở Việt Nam. Cao su kỹ thuật là các sản phẩm được sử dụng trong các ngành kỹ thuật được làm từ nguyên liệu cao su, phục vụ các ngành như: ngành cấp thoát nước, ngành xe máy, ô tô, ngành điện, điện tử, điện máy, các ngành công nghiệp, dân dụng khác… Cao su kỹ thuật cao là các sản phẩm cao su kỹ thuật được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ tiến tiến hiện đại, được kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu đầu vào cho tới sản phẩm đầu ra. Công ty đầu tư hàng loạt máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật cao, với tổng số vốn đầu tư mua máy móc thiết bị mới là: 47 tỷ đồng. Nhà máy xây dựng một phòng thí nghiệm cùng với các máy móc hiện đại: Máy đo độ kéo, đo độ dãn dài của sản phẩm cao su; Máy đo đường cong lưu hóa; Máy đo độ nhớt của cao su sau quá trình hỗn luyện. Các sản phẩm cao su được lấy mẫu đưa vào phòng thí nghiệm kiểm tra đạt các chỉ tiêu thiết kế mới cho xuất xưởng. Hình 1.2. Sơ lược quy trình sản xuất phụ tùng cao su kỹ thuật Mô tả quy trình sản xuất phụ tùng cao su kỹ thuật: Cao su thô dưới dạng các bánh cao su được thu mua về nhà máy từ các công ty sản xuất cao su thiên nhiên theo đơn đặt hàng của công ty và cất giữ vào khu nguyên liệu của nhà máy để bảo quản. Cao su thô được sản xuất từ mũ cây cao su, qua quá trình sơ chế hòa trộn một số hóa chất trở thành cao su thô có tính đàn hồi cao. Công đoạn tiếp theo cao su thô được đưa vào sơ luyện. Sơ luyện là bước đầu tiên của quá trình phối trộn. Do cao su thô thường được tồn trữ dưới dạng kiện hàng lớn, cần được xẻ thành bánh hay mảnh nhỏ từ 5-15kg mới cho vào máy nhồi cán được. Nên giai đoạn này cần lưu ý trọng lượng cao su đã xẻ, chất lượng thực tế bao gồm kiểm tra và xử lý tình trạng cao su ngấm nước. Cho cao su khô qua lại, cán ép giữa 2 trục máy, sau một thời gian tùy theo điều kiện làm việc, nó sẽ biến đổi trạng thái từ thể cứng dai dần dần trở nên mềm dẻo. Sau khi qua sơ luyện, dưới tác động của sự cắt xé cơ học, các phân tử carbon hydro sẽ cắt ngắn, các hạt cao su lớn vở ra → độ dẻo tăng → chúng trở thành hệ keo sẵn sàng ngậm chất độn và phụ gia khác. Trong giai đoạn này quy trình thải ra các vụn cao su. Sau quá trình sơ luyện là quá trình hỗn luyện, đây là quá trình trộn lẫn cơ học các hóa chất cần thiết vào cao su đã hóa dẽo thành một hỗn hợp. Cần phải cân đong nguyên liệu theo đúng khối lượng, tỷ lệ của công thức sau đó mới đưa vào hỗn luyện. Đầu tiên cho chất độn, phụ gia (lưu huỳnh, chất gia tốc lưu hóa, xúc tiến…), làm nguội nhanh. Sau đó trộn đều mẻ luyện → cho các chất tham gia khâu mạch, làm nguội nhanh, tồn trữ, kiểm tra chỉ tiêu thành phẩm. Vấn đề đặt ra trong công đoạn hỗn luyện là cho chất nào hay nhóm chất nào vô đầu kỳ. Định lượng hóa chất cho vào bao nhiêu là hợp lý nhất.Thứ tự bổ sung phụ gia (chất khó phân tán vào trước, phòng lão vào trước, lượng ít vào trước (xúc tiến, tạo xốp…), chất làm mềm, chất lưu hóa sau cùng). Cao su sau quá trình hỗn luyện được đưa sang khâu định hình, công việc định hình thực hiện ở máy cán. Hỗn hợp cao su đã được chế tạo cán ra thành một tờ dài, có độ dày mong muốn, đồng nhất và không đổi. Định hình cao su có thể dùng phương pháp tráng cao su dùng khi không thể cán tráng trên các loại vải mỏng, độ dày lớp cao su bọc khoảng (0,05 – 0,07 mm). Hoặc tạo hình bằng phương pháp ép xuất: tạo hình bán thành phẩm bằng cách cho hỗn hợp cao su thích hợp đi qua 1 miệng hình để có hình dạng mong muốn (Bán thành phẩm có thể được chuyển ngay sang khâu lưu hóa liên tục hay gián đoạn). Hóa chất định lượng hỗn luyện gồm chất độn, chất xúc tiến – hệ lưu hóa (hệ lưu hóa nhanh – chậm, an toàn; lưu trữ an toàn; mâm lưu hóa rộng; hiệu quả cao trên khoảng nhiệt rộng; tương hợp với chất phụ gia khác), chất tăng hoạt (ZnO, Acid stearic ), chất phụ gia khác (phòng lão hóa, chống tự lưu …). Xong giai đoạn định hình là giai đoạn lưu hóa, lưu hóa là giai đoạn quan trọng trong quy trình chế biến sản phẩm. Lưu hóa là quá trình (phản ứng hóa học) mà qua đó các chuỗi cao su được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học để tạo thành mạng lưới → làm thay đổi vật liệu cao su từ trạng thái lỏng nhớt, thành trạng thái rắn có sự đàn hồi và dai. Thông thường sản phẩm được lưu hóa ở khuôn đúc, máy ép, phòng nóng, nồi áp lực hay nước sôi. Nguyên tắc lưu hóa cần lưu ý: Lưu hóa đúng nhiệt độ và thời gian quy định. Đây là công việc có tính chất bắt buộc, vì lưu hóa chưa tới mức hay lưu hóa quá mức, đều tạo chất lượng sản phẩm kém, không đồng bộ và những hiện tượng phụ của sự lưu hóa cao su sẽ xảy ra, trong trường hợp công thức, nguyên liệu hóa chất chế biến đạt yêu cầu. Sự truyền nhiệt phải đồng nhất toàn bộ diện tích sản phẩm và đồng bộ suốt bề dày sản phẩm. Trường hợp sản phẩm quá dày có thể áp dụng: tạo mỗi tầng, lớp đạt mức lưu hóa tối ưu cùng thời gian, nhiệt độ giảm dần kể từ lớp tiếp nhiệt trực tiếp, hoặc thiết kế hỗn hợp có hiệu ứng đối lưu hóa. Tránh thực hiện lưu hóa nhiều giờ cho sản phẩm dày, mà công thức thiết lập không có hiệu ứng đối lưu hóa, vì có phản ứng nhiệt lão hóa xảy ra Lưu hóa với lực ép nén càng cao, hỗn hợp càng dẽ dặt, cho chất lượng càng tốt. Cao su sau khi lưu hóa xong được tách khỏi khuôn, sản phẩm cao su khi tách khỏi khuôn được giải nhiệt bằng quạt thổi trước khi cho vào công đoạn tiếp theo. Sau khi tách sản phẩm khỏi khuôn ta tiến hành gọt bỏ những phần thừa, đây là các công việc tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh nhất. Sau đó chuyển sang giai đoạn kiểm phẩm: bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ kiểm tra các tính chất ngoại quan: độ láng bóng, màu sắc, khuyết tật, kích thước…vv. Và trong bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm trực tiếp nơi sản xuất có mối quan hệ mật thiết với phòng thí nghiệm, phòng kỹ thuật để thường xuyên kiểm tra các đặc tính cơ lý (nội tính) của sản phẩm và theo dõi tính đồng bộ về chất lượng của từng lô hàng. Tất cả các thao tác này đều được thực hiện theo quy trình hệ thống quản lý chất lượng quốc tế (ISO) do công ty xây dựng nhằm nâng cao chất lượng cho sản phẩm cao su xuất khẩu. Sản phẩm cao su sau khi kiểm tra đạt tiêu chuẩn được đưa sang giai đoạn đóng gói bao bì. Các sản phẩm cao su được đóng gói bằng túi PE dày 0.03-0.1mm, dán nhãn mác TCVN, ghi đúng chủng loại và cấp hạng; bọc kín hàng không bị rách và được đóng theo từng lô hành sau đó được xe đẩy vận chuyển vào kho. Hình 1.3. Sơ lược quy trình sản xuất đế giầy hoàn chỉnh  Mô tả quy trình sản xuất đế giầy hoàn chỉnh: Công đoạn đầu tiên đó là kiểm tra nguyên liệu, đầu tiên chúng ta phải xem xét toàn bộ nguyên liệu hóa chất có theo thực tế: đã có sẵn trong kho xưởng hay chưa nhập, loại cung cấp, loại ngoại hay nội địa, đã xử lý hay chưa. Tiến hành kiểm tra các tính chất lý hóa (đã định trước) của từng chất một, từ đó tổng hợp thành chứng từ chính xác. Tiếp đến thực hiện lập phiếu miêu tả kỹ thuật về các tính chất đã kiểm tra như: độ mịn (tỷ lệ lọt qua rây), độ nguyên chất, tỷ trọng, nhiệt độ nóng chảy, độ ẩm, tỷ lệ tro, tỷ lệ tạp chất (Cu, Mn…). Nguyên liệu dùng sản xuất chính là cao su tổng hợp nên việc kiểm tra chất lượng của cao su tổng hợp là khâu rất quan trọng. Kiểm tra các đặc tính của cao su: màu, tỷ trọng, thời gian, tính chất cơ lý cần chú trọng. Sau khi kiểm tra nguyên liệu đạt yêu cầu ta đưa cao su tổng hợp vào chặt, cao su tổng hợp được đưa vào máy chặt thành những khối cao su nhỏ đều nhau, những khối cao su này được đưa sang công đoạn tiếp theo để chỉnh hình. Chỉnh hình là khâu tạo hình cho sản phẩm đế giày, những khối cao su nhỏ được đưa vào các khuôn mẫu và được máy dập tạo hình dạng cho đế giày. Những đế giày vừa tạo hình xong được đưa sang khâu vệ sinh, dùng các giẻ sạch lau chùi, sau đó dùng máy xịt, máy thổi làm sạch đế giày. Nhằm đảm bảo độ dính kết của đế giày, tăng chất lượng sản phẩm. Sau khi được làm sạch đế giày đưa sang giai đoạn xử lý: giai đoạn này có nhiệm vụ làm khô sản phẩm và loại bỏ những chi tiết thừa trong quá trình dập khuôn. Sau khi xử lý đạt yêu cầu, đế giày được thoa keo lần 1. Công việc thoa keo được thực hiện theo dây chuyền tự động và có công nhân giám sát theo dõi, kiểm tra. Đế giày tiếp tục được thoa keo lần 2 để đảm bảo sự dính bám cho công đoạn tiếp theo. Sau đợt thoa keo lần 1 nhiều sản phẩm đế giày chưa được thoa hết nên phải đưa sang thoa lần 2 để đảm bảo yêu cầu. Đế giày đã được thoa keo → sau đó đế giày được chuyển sang công đoạn dán, tại công đoạn này đế giày phải được dán chính xác, chùm hết lên lớp keo đã được thoa → sau khi dán xong đế giày được đưa lên máy dập, tại khâu này đế giày được dính chặt nhờ lực dập mạnh của máy và đạt cường độ yêu cầu → khi đế giày được dập xong những chi tiết thừa sẽ được công đoạn mài loại bỏ hết, tại công đoạn này đế giày được hoàn thiện về hình dáng và được làm bóng tạo sức hấp dẫn cho sản phẩm → tiếp đó đế giày được xử lý vệ sinh trước khi sang công đoạn đóng gói thành phẩm, tại công đoạn vệ sinh các chất bẩn, bụi được loại bỏ hết → sau khi đế giày thành phẩm và được vệ sinh sạch sẽ thì chuyển sang công đoạn cuối đó là đóng gói bao bì: đế giày được đóng vào túi PE dày 0,03-0,1mm, bọc kín và không bị rách. Sau đó sản phẩm được đóng vào thùng và dán nhãn thương hiệu của công ty. Sản phẩm của Nhà Máy. Sản phẩm của Nhà máy sản xuất cao su kỹ thuật cao được thể hiện tại bảng 1.2 Bảng 1.2. Danh mục sản phẩm và đặc tính kỹ thuật. STT  MSSP  TÊN SẢN PHẨM  ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT  SỐ LƯỢNG SẢN XUẤT /NĂM      Loại cao su  Độ cứng (SHORE)       NHÓM SẢN PHẨM DISC            1  708.1  DISC 133 I NAT 1652  NR  60 ±5  200,000   2  710.1  DISC 133 EI NAT 1651  NR  60 ±5  50,000      NHÓM SẢN PHẨM TYTON            1  1350  6" TYTON  SBR  50 ±5/80 ±5  30,000   2  1351  8" TYTON  SBR  50 ±5/80 ±5  40,000      NHÓM SẢN PHẨM CHÂN ĐẾ            1  1789  FOOT LADDER LARGE BLUE  NR  75 ±5  90,000   2  1790  FOOT LADDER LARGE YELLOW  NR  75 ±5  60,000      NHÓM ROOFTITE               1  2231  ROOFTITE 0-70 EPDM  EPDM  50 ±5  25,000   2  2232  ROOFTITE 50-155 EPDM  EPDM  50 ±5  20,000      NHÓM GASKET               1  8130.6  RING PRESSURE 100 MM  SBR  50 ±5/80 ±5  60,000   2  8132.5  RING PRESSURE 150 MM  SBR  50 ±5/80 ±5  40,000      NHÓM DEKS               1  DF103G  DEKTITE NO.3  EPDM  50 ±5  150,000   2  DFE55B  DFE 5-55 SQUARE DEKTITE  EPDM  50 ±5  140,000      NHÓM WASHER               1  DEKS1  DM - A25 - B14 - B (WASHERS)  EPDM  70 ±5  6,000,000   2  DEKS21  DM - A25 - B14 - A  EPDM  70 ±5  4,000,000      NHÓM NỘI ĐỊA               1  GARA4  JOINT CỬA 5 LA'  EPDM  55 ±5  2,000   2  GARA5  JOINT CỬA 4 LA'  EPDM  55 ±5  2,000   3  KV23  GỐI ĐỠ F121x60 MM  NR  60 ±5  100,000   4  KV24  GỐI ĐỠ F177x60 MM  NR  60 ±5  100,000   5  20155-0  ADJUSTOR  SBR  70 ±5  100,000   6  20156-0  ADJUSTOR 70 SHORE  SBR  70 ±5  50,000      NHÓM JOINT CẤP THOÁT NƯỚC            1  DN150  SK DN 150 MM  NR  50 ±5  170,000   2  DN225  SK DN 225 MM  NR  50 ±5  50,000   Nguồn: số liệu chủ đầu tư Công ty Cao Su Thống Nhất. Danh mục thiết bị Các thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động của Doanh nghiệp được liệt kê trong bảng sau: Bảng 1.3. Danh mục trang thiết bị đầu tư mới STT  TÊN THIẾT BỊ  SL  NGUỒN GỐC  CHẤT LƯỢNG  THÀNH TIỀN VNĐ  BỐ TRÍ KHỐI XƯỞNG   I  Thiết bị                  1  Thiết bị đo độ mài mòn  1  Mỹ  100%  64.152.538  3   2  Máy đo độ phân tán than đen  1  Mỹ  100%  583.204.887  3   3  Máy đo không tiếp xúc  1  Nhật Bản  100%  795.423.675  3   4  Máy ép thử  1   100%  330.016.206  3   5  Thiết bị đo độ cứng  1  Nhật Bản  100%  455.769.897  3   6  Thiết bị đo độ dày  2  Nhật Bản  100%  37.229.060  3   7  Nhiệt kế đo không tiếp xúc  5  Anh  100%  24.539.667  3   8  Máy kiểm tra đa năng  1  Mỹ  100%  1.302.490.915  3   9  Máy đo độ nhớt Mooney  1  Anh  100%  641.525.376  1   10  Cân phân tích  1  Nhật bản  100%  33.001.621  3   II  Máy ép và dây chuyền Profile cao su        1  700 tấn, mâm nhiệt 1,000 x 1,000,2P-1U (CK)  3  Nhật bản  100%  6.065.375.436  2   2  Dây chuyền Profile cao su và phụ kiện  1  Nhật Bản  100%  10.177.322.791  2   III  Dây chuyền nạp liệu tự động  1  Nhật Bản  100%  3.490.099.074  1   IV  Dây chuyền cán cao su   Nhật Bản      1  Máy luyện kín 75 lít và phụ kiện  1  Đài Loan  100%  4.685.079.261  1   2  Dây chuyền profile silicone  1  Đài Loan  100%  8.779.371.971  1   3  Máy cán hở phi 22’’ dạng mở  1  Đài Loan  100%  2.453.966.656  1   4  Máy cán 2 trục dài 48’’  1  Đài Loan  100%  1.496.892.544  2   5  Máy cán 2 trục dài 72’’ có blender  1  Đài Loan  100%  2.799.383.459  1   V  Máy nén khí có say  2  Đài Loan  100%  541.565.055  1&2   VI  Máy tẩy dầu  1  Nhật Bản  100%  101.543.448  1   VII  Máy bắn cát  1  Nhật Bản  100%  135.391.264  1   VIII  Cân dùng trong SX  3  Việt Nam  100%  60.926.069  1,2,4   IX  Xe nâng tay  3  Việt Nam  100%  43.663.683  1,2,4   X  Xe đẩy dùng di chuyển sản phấm  20  Việt Nam  100%  101.543.448  1,2,4   XI  Bàn làm việc + thùng đựng + kệ để keo bán thành phẩm  30  Việt Nam  100%  152.315.172  1,2,4   XII  Kệ để thành phẩm  540  Việt Nam  100%  1.416.531.098  1,2,4   XIII  Xe nâng điện 1,5 tấn  1  Nhật Bản  100%  254.432.031  1    TỔNG CỘNG         47.022.756.302      Nguồn: Theo dự án ĐTXD công trình tháng 01-2010 Các máy móc thiết bị của nhà máy được di dời từ 64/6 Lũy Bán Bích, Phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú lên Cụm công nghiệp Tân Quy B, Xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chỉ được tập kết tại nhà kho của nhà máy. Các máy móc thiết bị còn mới hoạt động tốt được sử dụng lại, danh sách máy móc sử dụng lại tại bảng 1.4: Bảng 1.4. Danh sách máy móc thiết bị hiện có di dời được sử dụng lại STT  TÊN MÁY MÓC THIẾT BỊ  SỐ LƯỢNG (CÁI)  NGUỒN GỐC  CHẤT LƯỢNG  GHI CHÚ   1  Container 20 ' RE + Phí  1  Nhật Bản  75%  Sử dụng lại   2  Dụng cụ đo độ lệch tâm  1  Mỹ  70%  Sử dụng lại   3  Dụng cụ đo độ vuông góc  1  Mỹ  75%  Sử dụng lại   4  Dụng cụ đo đường kính  1  Mỹ  70%  Sử dụng lại   5  Dụng cụ đo đường kính khuôn  1  Mỹ  75%  Sử dụng lại   6  Máy bắn cát TM_ RR_6F  1  Đài Loan  70%  Sử dụng lại   7  Máy cắt ba via lạnh  1  Đài Loan  75%  Sử dụng lại   8  Máy cán SILICONE NIL 2_3 +(B.Chuyền 31.12.04 )  1  Đài Loan  85%  Sử dụng lại   9  Máy Dập  1  Đài Loan  70%  Sử dụng lại   10  Máy ép khuôn chân không  1  Nhật Bản  98%  Sử dụng lại   11  Máy Ép phẳng 250 Tấn  1  Đài Loan  70%  Sử dụng lại   12  Máy Ép phẳng  1  Đài Loan  75%  Sử dụng lại   13  Máy Ép phẳng chân không 500 Tấn  1  Hàn Quốc  70%  Sử dụng lại   14  Máy Ép phẳng chân không 500 Tấn  1  Hàn Quốc  85%  Sử dụng lại   15  Máy Ép phẳng chân không 500 Tấn  1  Hàn Quốc  80%  Sử dụng lại   16  Máy Ép phẳng chân không 500 Tấn  1  Hàn Quốc  80%  Sử dụng lại   17  Máy Ép tiêm INJECTION + đầu bơm  1  Hàn Quốc  95%  Sử dụng lại   18  Máy Ép tiêm INJECTION + đầu bơm  1  Hàn Quốc  80%  Sử dụng lại   19  Máy Nén khí + bình 2000L  1  Hàn Quốc  80%  Sử dụng lại   20  Máy Đo RHEO. . 2000 SP FOAM  1  Nhật Bản  80%  Sử dụng lại   21  Máy định hình Barwell + 2 SEWO  1  Nhật Bản  75%  Sử dụng lại   22  Máy định hình Barwell + linh kiện 31.12.03  1  Nhật Bản  70%  Sử dụng lại   23  Máy cắt cao su  1  Nhật Bản  90%  Sử dụng lại   24  Máy ép 250 tấn  1  Nhật Bản  75%  Sử dụng lại   25  Máy ép 350 tấn  1  Nhật Bản  75%  Sử dụng lại   26  Máy ép đùn 2 độ cứng  1  Nhật Bản  90%  Sử dụng lại   27  Máy thí nghiệm độ bám dính cao su  1  Nhật Bản  80%  Sử dụng lại   28  Máy thử nghiệm (Automatic Feeding & Cutting PCS25)  1  Nhật Bản  70%  Sử dụng lại   29  Nâng tay  12  Việt Nam  85%  Sử dụng lại   30  Xe đẩy bán thành phẩm  9  Việt Nam  90%  Sử dụng lại   31  Bàn làm nguội bán thành phẩm sau lưu hóa  3  Việt Nam  90%  Sử dụng lại   32  Bàn quấn sợi  3  Việt Nam  80%  Sử dụng lại   33  Máy tẩy dầu  1  Đài Loan  85%  Sử dụng lại   34  Cân hiện số  2  Việt Nam  80%  Sử dụng lại   35  Bàn công nhân làm việc  3  Việt Nam  80%  Sử dụng lại   36  Sàn để công nhân đứng máy  3  Việt Nam  85%  Sử dụng lại   37  Máy luyện kín SKM 110 lít + hệ làm mát  1  Đài Loan  85%  Sử dụng lại   38  Máy ép loại chân không 500 tấn Đài Loan  5  Đài loan  90%  Sử dụng lại   Nguồn: Theo dự án ĐTXD công trình tháng 01-2010 Các máy móc thiết bị cũ, hết thời gian hoạt động sẽ được di dời lên kho của nhà máy và chờ thanh lý, danh sách các máy móc thiết bị cũ thanh lý tại bảng 1.5. Bảng 1.5. Danh sách máy móc cũ chờ thanh lý. STT  TÊN MÁY MÓC THIẾT BỊ  SỐ LƯỢNG (CÁI)  NGUỒN GỐC  CHẤT LƯỢNG  GHI CHÚ   1  Hệ thống nồi hơi SHE _35D  2  Đài Loan  40%  Thanh lý   2  Lò hấp + khay hấp  1  Đài Loan  50%  Thanh lý   3  Máy cán luyện 400 ĐL + (phụ tùng 28.12.04)  1  Đài Loan  50%  Thanh lý   4  Máy cán nguội 530 + (hộp số 1/20-180HP 22.9.00)  1  Đài Loan  50%  Thanh lý   5  Máy Ép Đài Loan 350 Tấn  1  Đài Loan  50%  Thanh lý   6  Máy Ép Đài Loan 500 Tấn  1  Đài Loan  50%  Thanh lý   7  Máy Ép đôi + (S/ch 30.12.02) + Bơm thủy lực (20/03/2006)  1  Đài Loan  15%  Thanh lý   8  Máy ép tiêm 2000 cc_300 Tấn + bộ đ.khiển  6  Hàn Quốc  50%  Thanh lý   9  Máy đo không tiếp xúc  1  Hàn Quốc  45%  Thanh lý   10  Máy đo độ cứng  1  Nhật Bản  30%  Thanh lý   11  Máy đo độ cứng HR-150A  1  Nhật Bản  40%  Thanh lý   12  Máy ói 90x1500 + VS 60HP 01.9.03  1  Nhật Bản  50%  Thanh lý   13  Máy ói 2 độ cứng 90  1  Nhật Bản  50%  Thanh lý   14  Máy ói 2 độ cứng 90 x 1.000 x 1.200  1  Nhật Bản  55%  Thanh lý   15  Máy ói 2 độ cứng 90 x 1.000 x 1.200  1  Nhật Bản  50%  Thanh lý   16  Máy Hàn ITG 202P + vỏ chai khí  1  Đài Loan  50%  Thanh lý   17  Máy lắp chi tiết kim loại vào sản phẩm cao su  1  Mỹ  50%  Thanh lý   18  Tủ sấy (CE 3F – 2)  1  Đài Loan  45%  Thanh lý   19  Tháp giải nhiệt Reetech RTC 30  1  Thái Lan  50%  Thanh lý   20  Máy nạp và cắt tự động  1  Đài Loan  50%  Thanh lý   21  Thùng đựng bằng nhựa  48  Việt Nam  50%  Thanh lý   22  Máy nén khí có sấy  1  Đài Loan  35%  Thanh lý   Nguồn: Theo dự án ĐTXD công trình tháng 01-2010 Bảng 1.6. Tổng chi phí cho máy móc thiết bị mới của dự án STT  THIẾT BỊ  KHỐI LƯỢNG  Đ.VỊ   ĐƠN GIÁ  Đ.VỊ   THÀNH TIỀN      1.  Thiết bị sản xuất ( Bảng 1.3)        47.022.756.302  đ   2.  Chi phí di dời thiết bị củ  71  máy  x  2.000.000  đ/máy  =  142.000.000  đ    Tổng giá trị        47.164.756.302  đ   Nguồn: Theo dự án ĐTXD công trình tháng 01-2010 Nguyên vật liệu cho nhà máy Định mức nguyên liệu cho sản phẩm. Mỗi năm nhà máy sản xuất 23,4 triệu sản phẩm phụ tùng cao su kỹ thuật và phụ tùng cao su kỹ thuật cao, 1,6 triệu sản phẩm đế giầy với định mức tiêu hao nguyên nhiên liệu cho mỗi loại sản phẩm được cho ở bản dưới đây: Định mức nguyên vật liệu chính hàng tháng của nhà máy thể hiện bảng 1.7 : Bảng 1.7. Định mức vật tư nguyên liệu chính hàng tháng STT  VẬT TƯ  ĐƠN VỊ TÍNH  TRỌNG LƯỢNG   1  CAO SU CSV 3L  kg  7144   2  CAO SU CSV 10  kg  10200   3  CAO SU CSV 20  kg  3825   4  CAO SU TÁI SINH  kg  1403   5  CAO SU IR 200  kg  6460   6  CAO SU SBR 1502  kg  7565   7  CAO SU KRYNAC 3330F  kg  4335   8  CAO SU BR 01  kg  217   9  CAO SU SBR 1712  kg  5440   10  CAO SU NIPOL HS 870  kg  1276   11  CAO SU BAYPRENE 111  kg  544   12  CAO SU KELTAN DE 3072  kg  3570   13  CAO SU KNB 35L  kg  1275   14  CAO SU SBR 1778K  kg  3188   15  CAO SU NORDEL 4520  kg  2890   16  CAO SU SILICO HR 600  kg  1148   17  CAO SU SILICON NPC_40  kg  1020   18  CAO SU SILASTIC NPC_80  kg  370   19  CAO SU SILASTIC TR_70  kg  128   20  GP 300  kg  357   21  CAO SU KEP 350  kg  2295   22  CAO SU VISTALON 5601  kg  119   23  CAO SU NORDEL 4570  kg  7327   24  CAO SU NORDEL 4520  kg  1530   25  CARBON BLACK N110  kg  2678   26  CARBON BLACK N330  kg  12431   27  CARBON BLACK N550  kg  7820   28  CARBON BLACK N774  kg  5100   29  CARBON BLACK N660  kg  468   30  BỘT ĐẤT  kg  15717   31  CaCO3  kg  6061   32  SILICA  kg  3383   33  TiO2  kg  850   34  DẦU P140  kg  1947   35  DẦU D.O.P  kg  94   36  DẦU FLEXON 815  kg  2202   37  DẦU DT2  kg  9818   38  ZnO  kg  3349   39  ACID STEARIC  kg  748   40  PEG 4000  kg  522   41  AFLUX 42  kg  235   42  ANTILUX 110  kg  94   43  ANTILUX 500  kg  20   44  ANTILUX 654  kg  531   45  PHÒNG LÃO 6PPD (4020)  kg  570   46  PHÒNG LÃO IPPD  kg  168   47  PHÒNG LÃO TMQ/ANOX (HB)  kg  319   48  BHT / ANOX T  kg  14   49  RHENOFIT C  kg  61   50  XÚC TIẾN DPG  kg  9   51  XÚC TIẾN EZ  kg  34   52  XÚC TIẾN MBT  kg  170   53  XÚC TIẾN TMTD  kg  567   54  XÚC TIẾN CBS  kg  240   55  ZDBC  kg  221   56  MBTS  kg  124   57  LƯU HUỲNH  kg  816   TỔNG CỘNG  kg  151007   Nguồn: số liệu chủ đầu tư Công ty Cao Su Thống Nhất. Định mức nguyên vật liệu cho từng sản phẩm cao su của nhà máy được thể hiển bảng 1.8. Bảng 1.8. Định mức nguyên liệu cho 1 đơn vị sản phẩm STT  MSSP  TÊN SẢN PHẨM  SỐ LƯỢNG SẢN XUẤT /NĂM  ĐỊNH MỨC VẬT TƯ/ 1 đơn vị sản phẩm       HỖN HỢP CAO SU (kg)      NHÓM SẢN PHẨM DISC         1  708.1  DISC 133 I NAT 1652  200,000  0.270   2  710.1  DISC 133 EI NAT 1651  50,000  0.606      NHÓM SẢN PHẨM TYTON         1  1350  6" TYTON  30,000  0.250   2  1351  8" TYTON  40,000  0.450      NHÓM SẢN PHẨM CHÂN ĐẾ         1  1789  FOOT LADDER LARGE BLUE  90,000  0.069   2  1790  FOOT LADDER LARGE YELLOW  60,000  0.075      NHÓM ROOFTITE         1  2231  ROOFTITE 0-70 EPDM  25,000  0.162   2  2232  ROOFTITE 50-155 EPDM  20,000  0.356      NHÓM GASKET         1  8130.6  RING PRESSURE 100 MM  60,000  0.130   2  8132.5  RING PRESSURE 150 MM  40,000  0.289      NHÓM DEKS         1  DF103G  DEKTITE NO.3  150,000  0.306   2  DFE55B  DFE 5-55 SQUARE DEKTITE  140,000  0.106      NHÓM WASHER            1  DEKS1  DM - A25 - B14 - B (WASHERS)  6,000,000  0.0034   2  DEKS21  DM - A25 - B14 - A  4,000,000  0.0027      NHÓM NỘI ĐỊA         1  GARA4  JOINT CỬA 5 LA'  2,000  1.560   2  GARA5  JOINT CỬA 4 LA'  2,000  1.560   3  KV23  GỐI ĐỠ F121x60 MM  100,000  0.056   4  KV24  GỐI ĐỠ F177x60 MM  100,000  0.056   5  20155-0  ADJUSTOR  100,000  0.018   6  20156-0  ADJUSTOR 70 SHORE  50,000  0.018      NHÓM JOINT CẤP THOÁT NƯỚC         1  DN150  SK DN 150 MM  170,000  0.232   2  DN225  SK DN 225 MM  50,000  0.350   Nguồn: số liệu chủ đầu tư Công ty Cao Su Thống Nhất. Định mức nhiên liệu phục vụ cho sản xuất của nhà máy được thể hiện tại bảng 1.9 Bảng 1.9. Định mức nhiên liệu cho 1 đơn vị sản phẩm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất cao su chất lượng cao.doc
Luận văn liên quan