Đề tài Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng

1. Với năng lực sản xuất to lớn và điều kiện thuận lợi về vị trí và nguồn nguyên liệu Công Ty Xi măng Hà Tiên 2 đã và đang góp phần đáng kể cho phát triển KT-XH cho tỉnh Kiên Giang. 2. Quy mô sản xuất của Công ty rất lớn, với dây chuyền sản xuất khép kín gồm nhiều công đoạn từ khâu khai thác nguyên vật liệu đến sản phẩm cuối cùng là xi măng. Do đó việc không chế ô nhiễm môi trường các hoạt động của Công ty rất phức tạp và đòi hỏi tỷ lệ đầu tư đáng kể. 3. Kết quả khảo sát và các thông số đo đạc, tính toán trong nghiên cứu ĐTM này cho thấy hoạt động của Công ty làm nảy sinh một số vần đề môi trường cấp bách cần giải quyết hoặc phải có biện pháp hạn chế. Những vấn đề quan trọng nhất bao gồm: - Mức độ ô nhiễm bụi cao. Nguyên nhân chính là do khói thải từ dây chuyền sản xuất clinker phương pháp ướt và bụi phát tán từ hầu hết các băng tải hở để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của Công ty. - Nguy cơ tăng ô nhiễm nguồn nước do dầu thải, nước thải của Công ty; và do công tác nạo vét và hoạt động của tàu thuyền. - Công tác quản lý và xử lý chất thải chưa hợp lý có thể làm phát tán các chất ô nhiễm ra môi trường. 4. Để cải thiện tình trạng ô nhiễm hiện nay Công ty Xi măng Hà Tiên 2 cần tăng cường các biện pháp khống chế ô nhiễm, đầu tư thích đáng cho công tác bảo vệ môi trường. Công tác này đòi hỏi phải có kế hoạch, định hướng và thường xuyên. Trước mắt Công ty nên đầu tư thực hiện ngay những việc sau: - Lắp đặt bổ xung hệ thống lọc bụi tĩnh điện và lọc bụi tay áo vào những vị trí xung yếu. Nâng cấp hệ thống băng tải hở hiện này thành hệ kín nhất là đối với những băng tải vận chuyển clinker và xi măng. - Xây dựng, sửa chữa hệ thống thu gom xử lý nước thải, chú ý đặc biệt đến vấn đề tách dầu và lắng cặn. Nghiên cứu phương án xử lý cặn dầu hợp lý. - Quy hoạch công tác thu gom và xử lý chất thải. Thiết lập bãi chôn lấp rác có khống chế tại địa điểm thích hợp của Công ty. - Nhà máy cần nghiên cứu các biện pháp thực thi nhất bảo vệ môi trường khi Thị trấn mở rộng và phát triển. 5. Để tăng cường công tác bảo vệ môi trường ngoài các biện pháp kỹ thuật trình bày trong báo cáo Công ty nên áp dụng các biện pháp hành chính và giáo dục môi trường cho cán bộ công nhân viên. Bổ sung nhân lực và chức năng cho Ban an toàn. Công ty phải có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Kiên Giang thực hiện công tác giám sát ô nhiễm môi trường trong khu vực.

doc60 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 8127 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng bùn sét trong các hồ chứa có độ ẩm tới 60 - 65%, khi khai thác theo phương pháp khô đất vẫn có độ ẩm tự nhiên khá cao (16 - 20%) do đó bụi sinh ra không đáng kể. Ô nhiễm chỉ sinh ra khi tồn trữ đất sét trong bãi chứa, sân phơi ngoài trời. Vào mùa khô nóng, gió lớn, một một phần mặt đất lộ ra, khô trên bề mặt có thể theo gió phát tán vào không khí. Ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi đá trong quá trình nổ mìn, ủi, xúc lên xe tải và đập bằng cối đập. Hệ thống băng tải vận chuyển đá sau khi đập được bao kín nên đã giảm đáng kể lượng bụi đá phát tán vào không khí. Tuy vậy, ở hầu hết các vị trí khác như các điểm đầu băng tải, điểm rót đá sau khi đập xuống bãi chứa đều chưa lắp đặt hệ thống thu bụi hoặc che bao. Đặc biệt, điểm rót đá từ băng tải xuống bãi chứa đá quá cao so với mặt đất nên bụi đá trong khi rơi theo gió phát tán vào không khí đã gây ô nhiễm, ảnh hưởng trên một vùng rộng. Bụi đất đá vào phổi thường gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi, gây nên những bệnh về hô hấp. Do có đặc tính trơ và không chứa các hợp chất có tính gây độc nào khác nên bụi đá không gây ra các bệnh di truyền, độc tính mãn. Bụi đất đá có kích thước lớn (bụi thô), nặng, ít có khả năng đi vào phế nang phổi, ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Còn bụi có kích thước nhỏ (bụi hô hấp) thì nguy hiểm hơn đối với đường hô hấp. Tại vị trí đầu băng tải vận chuyển đá sau khi ra khỏi cối đập KA03, nồng độ bụi không quá cao như những nơi khác (2,5 mg/m3) nhưng lại là loại bụi có kích thước nhỏ và tác động của loại bụi có kích thước nhỏ này được đánh gía là cao hơn hẳn đối với sức khoẻ của công nhân. -Tác động của tiếng ồn, rung Quá trình khai thác đá vôi gây nên tiếng ồn lớn tại khu vực sản xuất và vùng lân cận. Các nguồn gây ồn chính là tiếng máy khoan, tiếng nổ mìn, xe xúc, tiếng ồn do các xe tải chở đá về cối đập (có 32 xe, trọng tải < 15 tấn phục vụ khai thác đá vôi). Tiếng ồn tại các mỏ đá thường ảnh hưởng trong phạm vi tương đối rộng, tiếng nổ mìn khai thác đá có thể vượt 100 dB ở khoảng cách 300 m cách điểm nổ. Nguồn ô nhiễm này không liên tục, chỉ có khi khai thác Quá trình nổ mìn tạo ra độ rung lớn trong khu vực có bán kính từ 500 đến 1.000 m cách điểm đặt mìn. Độ rung và chấn động lớn sẽ gây ảnh hưởng tới các công trình xây dựng hoặc nhà ở của nhân dân trong khu vực. Công ty đã nghiên cứu biện pháp chống rung tối thiểu do nổ mìn, giảm ảnh hưởng đến công trình xây dựng. */ Hoạt động sản xuất -quá trình sản xuất clinker Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí trong quá trình sản xuất clinker gồm: +Bụi nguyên liệu (đá vôi, đất sét, laterite, cát theo phương pháp khô và đá vôi, đất sét, laterite theo phương pháp ướt) phát sinh trong quá trình vận chuyển, dự trữ trong các kho, bãi chứa. +Bụi nguyên liệu sinh ra trong quá trình vận chuyển trên các băng tải, gầu nâng, máng trượt, phễu cân định lượng, đổ rót, nghiền, trộn +Khí thải sinh ra từ ống khói lò nung clinker có chứa bụi, CO, CO2, SO2 và NOx. +Bụi clinker trong quá trình vận chuyển clinker tới si lo, rút clinker từ silo chứa xuống băng tải, xuất clinker rời xuống xà lan tại bến xuất -Tiếng ồn và các yếu tố vi khí hậu trong khu vực sản xuất. - Khí thải của các phương tiện vận tải (ô tô, tàu, xà lan) và các loại xe nâng, ủi, xúc có chứa các chất ô nhiễm như bụi than, SO2, NOx, các chất hữu cơ bay hơi (VOC) và Pb. ·Đặc trưng của nguồn ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm của các tác nhân chính được xác định theo phương pháp trên cho từng công đoạn sản xuất clinker. Bảng 4.4 dưới đây là kết quả tính toán tổng tải lượng ô nhiễm cho cả hai dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô và theo phương pháp ướt tại Công ty. Bảng 4.4 Tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải Heä soá oâ nhieãm Taûi löôïng oâ nhieãm Hoaït ñoäng (kg/taán clinker) (taán/naêm) Buïi SO2 NOx Buïi SO2 NOx - Döï tröõ nguyeân lieäu 0,14 - - 165,2 - Ñaäp, saøng nguyeân lieäu 4,2 - - 4956,0 - Vaän chuyeån baèng baêng taûi 1,5 - - 1770,0 - Saáy nghieàn nguyeân lieäu, nung clinker theo phöông phaùp öôùt 120,0 1,02 2,15 33600,0 285,6 602,0 - Saáy nghieàn nguyeân lieäu, nung clinker theo phöông phaùp khoâ 0,34 1,02 2,15 306,0 918,0 1935,0 - Döï tröõ clinker trong silo 0,12 - - 141,6 - Xuaát & vaän chuyeån theo taøu 0,1 - - 64,4 Toång coäng 41003,2 1203,6 2537,0 Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO, hàng năm tải lượng các chất ô nhiễm thải ra từ tất cả các nguồn trong quá trình sản xuất linker vào khoảng 41003,2 tấn bụi, 1203,6 tấn SO2, 2537,0 tấn NOx. Kết quả tính toán cũng cho thấy nguồn gây ô nhiễm bụi lớn nhất là ống khói lò nung clinker theo phương pháp ướt. Lò được xây dựng từ năm 1961, đưa vào hoạt động từ năm 1964 và không trang bị hệ thống xử lý. Mặc dù sản lượng clinker hàng năm chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng chung của Công ty, nhưng lượng bụi từ lò nung của dây chuyền sản xuất theo phương pháp ướt lại đóng góp 80% tải lượng ô nhiễm bụi. Các dự đoán trên tính cho tổng nguồn, riêng ống khói của lò nung là các nguồn điểm lớn và ổn định. Để xác định phạm vi ảnh hưởng của khí thải lò nung clinker chúng tôi áp dụng phương pháp mô hình hóa. Một trong những tác nhân ô nhiễm nữa trong những năm gần đây được đánh gía là quan trọng xuất phát từ việc sử dụng gạch Cromit. Ở nhiệt độ cao một phần crom (III) chuyển hóa thành crom (VI) có độc tính cao. Hiện nay với các dây chuyền công nghệ mới như của Xi măng Sao Mai (Hòn Chông) việc sử dụng gạch có thành phần này bị loại bỏ. Dựa trên định mức hao hụt của Công ty tải lượng Crom thất thoát có thể ước tính trên cơ sở công suất lò và thành phần gạch chịu lửa. Gạch chịu lửa chứa 70% MgO và 5% Crom trong đo khoảng 2% nằm lại trong clinker, phần còn lại cháy bay vào không khí. Daây chuyeàn öôùt Daây chuyeàn khoâ Ñònh möùc tieâu hao gaïch chòu löûa kg/taán clinker 1.7 1.0 Möùc thaát thoaùt kg/taán clinker Crom 0.7 Cao nhoâm 1.0 Crom 0.4 Cao nhoâm 0.6 Löôïng thaát thoaùt toång kg/ngaøy 577.5 825 1200 1800 Phaàn vaøo khoâng khí chieám 3% kg/ngaøy 17.33 36 Toång löôïng crom phaùt taùn vaøo khoâng khí 20.93 kg/ngaøy Ghi chú: Công suất dây chuyền ướt 825 tấn clinher/ngày Công suất dây chuyền khô 3000 tấn clinher/ngày Tính trên tổng lượng khói thoát ra từ ống khói thì gía trị nồng độ crom khoảng 6.7.10-6 mg/m3. Tính toán khả năng phát tán ô nhiễm từ lò nung clinker Chọn lựa các thông số kỹ thuật cho tính toán phát tán ô nhiễm khí Các nguồn điểm chính của nhà máy đã xác định gồm: - Trạm phát điện được thiết kế gồm có 3 động cơ diesel 7500 kW - Nguồn thải từ ống khói lò khô nung clinker - Nguồn thải từ ống khói lò ướt - Và ống khói từ các lục bụi tay áo khá trong nhà máy Trong các nguồn này chúng tôi đánh gía ô nhiễm điểm chủ yếu từ ống khói dây chuyền ướt do không có hệ thống lọc bụi và đây là nguồn làm việc liên tục 24/24. Các nguồn còn lại hoặc không là nguồn liên tục (Trạm phát điện) hoặc đã có hệ thống lọc bụi. Nhờ có các hệ thống lọc bụi nên nồng độ bụi phát tán từ các nguồn này theo Công ty đạt 50 mg/m3. Với gía trị này bụi thoát ra không gây ảnh hưởng lớn và đáp ứng được TCVN. Tải lượng ô nhiễm Công ty xi măng Hà Tiên 2 đã phối hợp với Trung tâm Bảo vệ Môi trường tiến hành đo lưu lượng khí thải và nồng độ bụi trong lò nung theo phương pháp ướt. Các gía trị đo đạc trong Bảng 4.5 và tính toán tóm tắt trong Bảng 4.6. Bảng 4.5 Kết quả đo bụi trong ống khói lò Maãu Keát quaû (g/m3) Ghi chuù 1 22.5 OÁng daøi 2 17.5 OÁng daøi 3 13.8 OÁng ngaén 4 11.6 OÁng ngaén 5 16.5 OÁng ngaén Trung bình 16.4 Lò 2 Maãu Keát quaû (g/m3) Ghi chuù 1 .9 OÁng daøi 2 12.6 OÁng ngaén 3 22.9 OÁng daøi 4 17.5 OÁng daøi 5 9.2 OÁng ngaén Trung bình 16.8 Bảng 4.6 Gía trị đo đạc và tính toán về nồng độ bụi tại ống khói dây chuyền ướt Gía trò tính Gía trò ño Noàng ñoä buïi g/m3 17 - 25 16,5 Các thông số chọn lọc trên được chuyển đổi thành dạng phù hợp với mô hình phát tán của Gausse. Các giá trị chuyển đổi trình bày trong Bảng 4.7. Giá trị tải lượng ô nhiễm chọn giá trị trung bình 18 mg/m3. ·Gía trị tiêu chuẩn môi trường áp dụng -Tiêu chuẩn Việt Nam môi trường về phần khí có 2 tiêu chuẩn: - Tiêu chuẩn QCVN 23 - 2009 qui định về nồng độ cho phép các chất ô nhiễm trong khí thải. - Tiêu chuẩn QCVN 05 -2009 qui định nồng độ các chất ô nhiễm tối đa cho phép đối với chất lượng không khí xung quanh. Tóm tắt ghi trong các Bảng 4.8 - 4.9: Bảng 4.7 Tóm tắt các thông số chuyển đổi đầu vào cho tính phát tán Thoâng soá Ñôn vò Giaù trò 1 Möùc tieâu thuï daàu daây chuyeàn öôùt kg/h 5500 2 Haøn löôïng löu huyønh % wt 0,3 3 Ñaëc tính cuûa khí thaûi Nhieät ñoä khí thoaùt ra taïi mieäng thaûi cuûa oáng khoùi oC 120 oK 393 Löu löôïng khí ôû m3/h 240,000 m3/s 66.67 Löu löôïng khí ôû 120oC m3/s 95.97 4 Thaønh phaàn khí taïi mieäng thaûi cuûa oáng khoùi SO2 g/s 8.5 mg/m3 88.57 NOx g/s 17.92 mg/m3 186.73 Buïi (18 g/m3) g/s 1200,2 mg/m3 12506 5 Caáu hình cuûa oáng khoùi Ñöôøng kính oáng khoùi mm 3000 Chieàu cao oáng khoùi (thöïc teá) mm 65000 Nguoàn: Baùo caùo cuûa Coâng ty Xi maêng Haø Tieân 2 & Ñaùnh gía nhanh cuûa WHO Baûng 4.8 Tieâu chuaån veà khí thaûi Buïi mg/m3 SO2 mg/m3 NO2 mg/m3 Nguoàn loaïi A 400 1500 2500 Nguoàn loaïi B 100 500 1000 Ghi chú:Nguồn loại A áp dụng cho nhà máy (Nguồn đang tồn tại trước khi tiêu chuẩn môi trường) Buïi mg/m3 SO2 mg/m3 NO2 mg/m3 Trung bình 1 h 0.3 0.5 0.4 Trung bình 24 h 0.2 0.3 0.1 -Tính tốc độ gió nguy hiểm Tốc độ gió ảnh hưởng mạnh đến khả năng phát tán các chất ô nhiễm trong khí thải. Khi tốc độ gió tăng cao, độ dựng của ống khói bị giảm dẫn đến việc các chất ô nhiễm không phát tán đi xa. Tuy nhiên khi tốc độ gió tăng các chất ô nhiễm bị lôi cuốn mạnh hơn theo gió. Như vậy phụ thuộc vào thông số của ống khói, tồn tại một tốc độ gío, mà ứng với vận tốc đó nồng độ các chất ô nhiễm ở mặt đất đạt cực đại - còn gọi là cực đại tuyệt đối. Theo tính toán tại dây chuyền ướt tốc độ gío nguy hiểm được xác định trong khoảng 2,5 m/s tương ứng với tốc độ gío thịnh hành mùa khô. Đây cũng là một lý do để dự đoán vào mùa khô mức độ ô nhiễm nhà máy gây ra sẽ cao hơn Bảng 4.10. Tốc độ gío 2,5 m/s được chọn cho tính toán phát tán vì đây là trường hợp bất lợi nhất. -Tính toán nồng độ chất ô nhiễm tại mặt đất Một số điều kiện sau được giả định cho tính toán phát tán không khí: - Dây chuyền lò ướt hoạt động ổn định ở công suất 800 tấn clinker /ngày. - Dây chuyền lò khô và hệ thống lọc bụi vận hành tốt. Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam TCVN 2005 và QCVN 2009 được sử dụng để so sánh. Khi xem xét tỷ số giữa gía trị trung bình 24 h và trung bình 1h của bụi, qui định ngặt nghèo nhất của bộ tiêu chuẩn là gía trị nồng trung bình 1h đối với và bụi. Bảng 4.10 Tính toán tốc độ gió nguy hiểm Dây chuyền ướt không có lọc bụi tĩnh điện Chiều cao vật lý của ống xả 65.00 m Đường kính miệng ống xả 3,00 m Tải lượng ô nhiễm 1667.000 g/s Nhiệt độ dòng khí thải 393 0K Nhiệt đọ không khí xung quanh 300 0K Áp suất khí quyển 1010 mbar Tinh toán cho nguồn nhận loại B,Vùng ngoại ô Bảng 4.11 Tóm tắt kết quả tính toán nồng độ bụi tại mặt đất Toác ñoä gío 0.5 m/s 2.5 m/s 4.5 m/s tb 1h tb 24 h tb 1h tb 24 h tb 1h tb 24 h Noàng ñoä buïi max taïi maët ñaát (mg/m3) 1,62 0,82 2,83 1,44 2,56 1,30 Khoaûng caùc ñaït C max (m) 1980 760 600 Khi lò ướt hoạt động, nồng độ bụi tại mặt đất tiến tới 2,83 mg/m3 (trung bình 1h h) cực đại ở cự ly 760 m cách ống khói và khoảng 10 lần cao hơn so với TCVN là 0,3 mg/m3 ứng với tốc độ gío mùa khô 2.5 m/s (Hình 4.4). Trên cơ sở nghiên cứu các đường đẳng nồng độ Hình 4.5 cho thấy do ảnh hưởng của lò ướt khu vực chịu ảnh hưởng nồng độ bụi cao hơn 0.5 mg/m3, 1.0 mg/m3 và 2.0 mg/m3 tương ứng với diện tích 148,44 ha đến 57,54; 13,5 ha. Bảng 4.12 Tóm tắt vùng ảnh hưởng do bụi từ Công ty Vuøng ñaúng noàng ñoä (mg/m3) Vuøng aûnh höôûng töø - ñeán theo truïc doïc (m) Baùn kính aûnh höôûng ngang (m) Dieän tích aûnh höôûng (ha) 0.5 350 - 3050 350 148,44 1.0 400 - 2050 222 57,54 2.0 500 - 1300 107 13,45 ·Tác động cộng hợp tới môi trường không khí xung quanh - Do nền môi trường tự nhiên - Do các nhà máy lân cận Trong thực tế các gía trị tổng đo đạc cao hơn nhiều ở từng thời điểm do tác động cộng hợp của cả nền và của các nhà máy lân cận mà điển hình là nhà máy xi măng 62000 tấn Kiên Giang của tỉnh. Kết luận về tác động của phát tán không khí từ dây chuyền ướt Ở chế độ bình thường, nhà máy có một nguồn điểm gây ô nhiễm lớn từ nguồn xả dây chuyển sản xuất ướt. So sánh với tiêu chuẩn môi trường về tải lượng ô nhiễm ở đỉnh ống khói tiêu chuẩn về SO2 và NO2 (93.36 mg/m3 207.5 mg/m3 còn thấp hơn tiêu chuẩn cho nguồn loại A là 1500 và 2500 mg/m3. Tuy nhiên gía trị tải lượng bụi quá cao 12506 mg/m3 so với 400 mg/m3 (gấp 31.2 lần). Đồng thời với tải lượng ô nhiễm bụi cao là nồng độ bụi cực đại phát tán ra môi trường tại mặt đất cũng rất lớn. Tại mặt đất nồng độ bụi dự đoán dao động trong khoảng 1.6 - 2.8 mg/m3 tùy thuộc vào tốc độ gío và hướng gío thịnh hành. Gía trị này cao hơn từ 6 đến 9 lần TCVN cho gía trị trung bình 1h. Tương tự như vậy gía trị trung bình ngày đêm của bụi cũng vượt gía trị qui định 24h. Nếu khống chế được tải lượng bụi đầu ra ống khói đạt TCVN thì ở nồng độ bụi do phát tán từ ống khói sẽ đạt tiêu chuẩn không khí xung quanh cho khu vực dân cư. -Tác động từ quá trình sản xuất xi măng Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí trong quá trình sản xuất xi măng gồm: - Bụi clinker và phụ gia (thạch cao, pozolan) trong khu vực máy đập, nghiền bi, máy sàng, máy phân ly và hệ thống vận chuyển. - Bụi xi măng sinh ra trong quá trình vận chuyển xi măng rời, khu vực nạp và tháo xi măng ra từ silô. - Bụi xi măng sinh ra từ máy đóng bao, khu vực xuất xi măng bao thành phẩm lên ô tô và tàu. - Tiếng ồn, rung của các loại mô tơ, quạt, máy nghiền, máy đập, máy nén khí và các phương tiện vận tải. ·Đặc trưng của nguồn ô nhiễm Tải lượng bụi thải ra từ tất cả các nguồn trong quá trình sản xuất xi măng ước tính theo phương pháp đánh giá nhanh là 227,9 tấn. Bảng 4.13 Tải lượng ô nhiễm trong quá trình sản xuất xi măng Caùc hoaït ñoäng saûn xuaát Heä soá oâ nhieãm Taûi löôïng oâ (kg/taán clinker) nhieãm (taán/naêm) - Döï tröõ clinker trong siloâ 0,12 64,35 - Döï tröõ puzolan, thaïch cao 0,14 75,07 - Vaän chuyeån clinker, phuï gia 0,075 40,22 - Ñaäp phuï gia, thaïch cao 0,02 10,72 - Nghieàn phoái lieäu 0,05 26,81 - Ñoùng bao xi maêng 0,01 5,36 - Vaän chuyeån xi maêng 0,01 5,36 Toång coäng 227,89 Tổng tải lượng ô nhiễm trong toàn bộ quá trình khai thác nguyên liệu, sản xuất clinker và sản xuất xi măng tải Công ty tóm tắt trong Bảng 4.14. Bảng 4.14 Tổng tải lượng ô nhiễm trong toàn bộ quá trình khai thác nguyên liệu Hoaït ñoäng Buïi (taán) SO2 (taán) NOx (taán) - Khai thaùc ñaù voâi, ñaát seùt 1180,9 - Saûn xuaát clinker 41003,2 1203,6 2537,0 - Saûn xuaát xi maêng 227,9 Toång coäng 42412,0 1203,6 2537,0 Nhận xét hàng ngày ở Công ty xi măng Hà Tiên 2 có khoảng 8.6 tấn bụi các loại phát tán vào không khí. Đây là nguồn ô nhiễm lớn và cần có các biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng này. ·Tác động của bụi xi măng Bụi xi măng có kích thước nằm trong khoảng từ 1,5 đến 100 m và những hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 3 m tác hại đối với đường hô hấp do chúng dễ dàng theo đường thở vào tận màng phổi. Đặc biệt, khi trong bụi xi măng có trên 2% silic tự do thì có thể phát sinh bệnh bụi phổi-silic sau nhiều năm tiếp xúc. Theo báo cáo về công tác an toàn lao động của chính Công ty năm 2005 chưa phát hiện bệnh nghề nghiệp về đường hô hấp do bụi xi măng. Có một khối lượng nhỏ bụi nguyên liệu và bụi xi măng từ các nguồn phân tán, không kiểm soát được hoặc do rơi vãi có thể theo gió phát tán vào không khí sau đó sa lắng xuống mặt nước, mặt đất. Bụi sa lắng làm tăng độ đục nguồn nước, đồng thời bụi sa lắng theo thời gian sẽ tích tụ làm cho đất đai khu vực xung quanh nhà máy càng ngày càng chai cứng, tính giữ nước bị kém đi và đất trở nên nghèo dinh dưỡng. Nồng độ bụi trong không khí tại khu vực cảng khá cao, đặc biệt tại các thời điểm đổ, rót clinker rời. Kết quả đo nồng độ bụi tại khu vực bến xuất cho thấy bụi trong không khí lên đến 176,8 mg/m3 khi lấy mẫu khí ở cuối chiều gió và cách điểm rót khoảng 5 m. Cùng thời điểm, mẫu ở đầu hướng gió có nồng độ bụi cũng rất cao 27,6 mg/m3. Với nồng độ bụi nói trên, công nhân có thể bị ảnh hưởng do hít thở không khí nhiễm bụi nhất là khi không chú ý đến việc bảo hộ lao động. Mặt khác, bụi clinker và bụi xi măng phát sinh tại khu vực bến xuất có thể theo gió phát tán vào không khí sau đó sa lắng xuống kênh hoặc mặt đất. Bụi sa lắng làm tăng độ đục nguồn nước và gây bồi lắng tại khu vực cảng đồng thời bụi sa lắng theo thời gian sẽ tích tụ làm cho đất đai xung quanh khu vực sản xuất càng ngày càng chai cứng, tính giữ nước bị kém đi, đất trở nên nghèo dinh dưỡng và hệ thực vật che phủ mặt đất sẽ dần dần bị suy thoái. ·Tác động của tiếng ồn, rung Trong quá trình hoạt động của nhà máy, các loại thiết bị như cối đập đá, máy nghiền, sàng nguyên liệu, nén khí, quạt gió, máy phát điện gây nên tiếng ồn lớn trong khu vực sản xuất. Tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ công nhân gây mệt mỏi, mất ngủ... làm giảm năng suất lao động. Chịu đựng tiếng ồn quá lớn liên tục trong 8 giờ và kéo dài trong nhiều năm có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng hệ thần kinh, gây điếc nghề nghiệp đồng thời là một tác nhân gây nên hiện tượng ức chế (stress). ·Tác động và bệnh nghề nghiệp do crom và hợp chất của crom Tổn thương cấp tính đường hô hấp Khi hít thở bụi, hơi sương chứa crom VI có thể dẫn tới các triệu chứng cấp tính hắt hơi, tổn thương vách mũi, co thắt phế quản và một số trường hợp gặp cả những cơn hen điển hình. Tiếp xúc lâu ngày với crom có nồng độ 20 - 30 mg/m3 có thể gặp các triệu chứng ho, nhức đầu, khó thở. Viêm da Các hợp chất crom hóa trị (VI) vừa gây kích thích da trực tiếp vừa gây dị ứng. Bệnh nhân có phản ứng dương tính qua các thử nghiệm áp da với dicromat 0.5%. Viên da nghề nghiệp do cromat là viêm da thể eczema, khó khỏi và dễ tái phát. Cơ chế sinh bệnh do crom (VI) nhiễm vào da qua tuyến mồ hôi và chuyển thành crom hóa trị III và phản ứng với protein để tạo thành phức hợp kháng nguyên - kháng thể. -Tác động của khí thải máy phát điện và các phương tiện vận tải +Nhà máy có trạm phát điện với ba máy công suất 7500 kW/chiếc. Tác nhân ô nhiễm chủ yếu là SO2, tuy nhiên dầu sử dụng cho máy phát là dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp <0.3%. Hơn nữa các máy chỉ được chạy đơn chiếc và có tính chất dự phòng và phát bù công suất lưới điện nên nguồn này không lớn so với nguồn ô nhiễm từ dây chuyền công nghệ. +Khí thải các phương tiện vận tải có động cơ đốt trong có chứa bụi, SO2, NOx, CO, tổng hydrocarbon và chì (Pb). Các chất ô nhiễm này phát sinh từ các nguồn phân tán và tác động của chúng tới môi trường phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa hình và điều kiện khí tượng trong khu vực + Oxyt cacbon (CO) là khí thải từ loại xe sử dụng xăng là chủ yếu vì các xe sử dụng diesel tạo CO ít hơn 25 lần. Khi oxyt cacbon xâm nhập vào huyết cầu tố sẽ cản trở máu tải oxy. Với liều lượng thấp CO gây nên đau đầu, chóng mặt, rối loạn cảm giác. Liều lượng cao CO sẽ gây ngạt, có khi tử vong. + Chì tetraetyl được dùng làm chất phụ gia để nâng cao chỉ số ôctan của xăng, thực tế là để giảm tiếng ồn động cơ và chống hiện tượng nổ sớm. Chì đưa đến những rối loạn thần kinh nhất là trẻ nhỏ và chì cũng gây ra chứng thiếu máu vì làm rối loạn sự tổng hợp huyết cầu tố trong máu. Nhu cầu xăng không chì đã trở thành một yêu cầu tất yếu của hầu hết các nước. + Các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC): Sinh ra ở các khâu như bồn chứa xăng dầu, phương tiện vận chuyển, khu vực chạy máy phát điện. Trong khí xả các phương tiện giao thông có lẫn hydrocacbon chưa cháy. Các VOC trong đó chủ yếu là cacbua hydro có hại cho sức khoẻ (nhiễm độc, kích thích, gây ung thư hay đột biến) -Tác dộng do nước thải nhà máy +Nước thải sản xuất: Trong công nghệ sản xuất xi măng của Công ty, lượng nước được sử dụng cho sản xuất bao gồm: Nước giải nhiệt 4%: 140 m3/ngày Nước làm mát vỏ lò: 1400 m3/ngày +Nước thải sau khi làm mát thiết bị nói chung là sạch (Bảng 3.6) chỉ nhiễm bẩn dầu mỡ, chứa nhiều các chất lơ lửng; với một lượng nước thải làm mát không lớn (khoảng 65 m3/h) được sử dụng tuần hoàn, sau khi làm nguội, tách lọc dầu mỡ, kim loại có thể xả ra Kênh Ba Hòn +Nước thải từ sản xuất còn xuất phát từ nguồn thải khi vệ sinh thiết bị, nhà xưởng, kho bãi, nước thải từ xưởng sửa chữa cơ khí và nước sau khi làm mát thiết bị.... Loại nước thải này chứa hàm lượng cao chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, kim loại và đặc biệt nước thải vệ sinh khu vực sản xuất chứa nguyên liệu và xi măng có tính chất kiềm. + Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt sinh ra chủ yếu từ khu vực hành chính và nhà tắm, nhà ăn, khu vệ sinh ... của Công ty. Lưu lượng và mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước thải này phụ thuộc vào số lượng người tại đây và định mức tiêu thụ nước cấp. Nước thải sinh hoạt chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, chất dinh dưỡng và vi trùng. + Nước thải do sinh hoạt của công nhân Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO tải lượng cực đại các tác nhân ô nhiễm hàng ngày từ Công ty đưa vào môi trường tới: BOD : 40 kg Chất rắn lơ lửng : 86 kg Tổng nitơ : 7,2 kg Trung bình mỗi cán bộ, công nhân trong Công ty sử dụng 150 lít nước/ngày và nồng độ tối đa các tác nhân ô nhiễm trong nước thải sẽ là : BOD: 330 mg/l vượt Tiêu chuẩn Môi Trường Việt Nam (TCMT5945) 6,6 lần đối với nguồn tiếp nhận thuộc loại B theo phân loại. Bảng 4.15 Đặc tính nước thải sinh hoạt của Công ty xi măng Hà Tiên 2 Số người : 800 người Tiêu chuẩn dùng nước : 150 l/ng.ngày Lưu lượng nước thải : 120 m3/ngày Tải lượng ô nhiễm BOD5 40 kg/ngày TSS 86 kg/ngày Tổng N 7,2 kg/ngày Tổng P 1,92 kg/ngày Dầu, mỡ 16 kg/ngày TT Chæ tieâu Noàng ñoä (mg/l) Giaù trò giôùi haïn theo TCVN Soá laàn vöôït quaù Yeâu caàu xöû lyù (%) 1 BOD5 330 50 6,6 85 2 COD 580 100 5,8 83 3 TSS 717 100 7,2 86 4 Daàu, môõ 133 10,0 13 93 5 Toång nitô 60 60 1,0 0 6 Toång phoát pho 16 6 2,7 63 7 Amoni 24 1,0 24,0 96 Ghi chú: Tính toán dựa trên các số liệu thống kê của WHO Nguồn nhận loại B (TCVN 5945 - 1995) Do vậy mặc dầu khối lượng và tải lượng các tác nhân ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chỉ ở mức trung bình nhưng do nồng độ vượt qúa TCMT nên việc xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty là cần thiết trước khi thải ra sông. -Tác động do nước mưa chảy tràn Trong quá trình chảy tràn đáng lưu ý là nước cuốn trôi tất cả các chất ô nhiễm trên từ khu vực khai thác nguyên liệu đến sản phẩm và bán sản có chứa độ kiềm cao, nồng độ các chất rắn lơ lửng cao có thể ảnh hưởng tới chất lượng nước và đất trong khu vực do kiềm hóa và có thể gây bồi lắng dòng kênh. Tại một vị trí cao, thuận lợi (bên bờ kênh) khả năng thoát nước của nhà máy rất tốt. -Tác động của dầu đối với quần thể sinh vật - Màng dầu lm giảm oxy hòa tan trong nước gy tc hại đến đời sống các loài động vật nước. - Màng dầu bám vào các loài cây cỏ gây cản trở hô hấp, quang hợp. -Các thành phần hòa tan trong nước của dầu đều có độc tính cao với tôm cá, nhất là ở giai đoạn trứng và giai đoạn chưa trưởng thành. - Nguồn nước bị ô nhiễm dầu có thể tạo điều kiện phát triển nhiều loài tảo, trong đó có 1 số loài độc hại đối với tôm cá. -Tác động do chất thải rắn +Chất thải do hoạt động khai thác Nhà máy xi măng Hà Tiên 2 đang khai thác hai mỏ đá vôi là Núi Còm và Núi Trầu. Công nghệ khai thác được sử dụng tại đây là phương pháp tầng, sử dụng thuốc nổ. Chất thải rắn của quá trình khai thác đá vôi là đất đá bị thuốc nổ bắn ra xa khỏi khu vực khai thác, số đất đá có chất lượng kém (xử lý bề mặt trước khi khai thác), đất đá bị vương vãi trong quá trình chuyên chở từ nơi khai thác về các cối đập. Đất đá bị bắn xa có thể làm mất đi một số diện tích đất có thể canh tác được quanh chân núi Còm và núi Trầu. Việc san ủi đất đá thải không hợp lý sẽ làm mất cảnh quan khu vực, gây xói lở. Đất đá rơi vãi trên đường chuyên chở ngoài việc gây có thể gây khó khăn cho các lái xe còn có thể gây hiện trượng trôi bùn vào mùa mưa xuống các khu đất thấp ven đường, xuống các thửa ruộng xung quanh núi. Chất thải rắn có thể phát sinh từ công nghệ khai thác đất sét và bao gồm: - Cặn bùn đất (giữ lại trước lưới lọc 10mm) trong dây chuyền khai thác theo phương pháp ướt. +Chất thải từ quá trình sản xuất clinker Chất thải rắn từ quá trình sản xuất clinker bao gồm các nguồn sau: Nguyên vật liệu không đạt chất lượng (đá vôi, đất sét), và nguyên vật liệu vương vãi từ các băng tải trong dây chuyền sản xuất Bụi clinker sa lắng và lượng cinker ra khỏi lò không đạt chất lượng Gạch chịu lửa loại bỏ khi tiến hành thay gạch định kỳ (mỗi năm hai lần) Bụi từ các hệ thống xử lý Cặn dầu từ hệ thống bồn chứa nhiên liệu (nguồn không thường xuyên, 20 - 30 năm mới súc rửa1 lần). Các nguồn chất thải này có đặc tính là khối lượng rất lớn, tuy nhiên tính độc hại thấp. Anh hưởng môi trường lớn nhất của chúng làm mất cảnh quan nếu việc san ủi, chứa không hợp lý và có thể làm tăng độ đục của nguồn nước do hiện tượng rửa trôi vào mùa mưa. Chất thải đáng quan tâm nhất tại nhà máy là cặn từ các bồn chứa dầu. Hiện nay lượng dầu căn tồn lưu tại nhà máy rất lớn. Do chất lượng cặn dầu kém (hàm lượng nước và các cặn bẩn khác khá cao) nên việc tận dụng chúng trực tiếp cho dây chuyền sản xuất clinker không đảm bảo chất lượng sản phẩm +Chất thải rắn từ dây chuyền sản xuất xi măng Nguồn chất thải này bao gồm: Bụi xi măng sa lắng xung quanh khu vực sản xuất Cặn xi măng trong quá trình vệ sinh các silo chứa Vỏ bao bị hư hỏng Bụi xi măng sa lắng được nhà máy gom vét và tái sinh. Lượng bụi này khá lớn do hệ thống khống chế bụi của hệ thống vô bao và tại các băng tải chuyển xi măng lên ô tô chưa tốt (nồng độ bụi tại khu vực này là ...). Các bụi sa lắng này nếu không được gom vét thường xuyên có thể bị rửa trôi theo nước mưa làm tăng độ đục của nguồn nước. Số xi măng cặn từ các xi lô do được đóng bao thủ công (để dùng nội bộ hoặc tái sinh), tuy số lượng không nhiều nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân vô bao. +Chất thải rắn do hoạt động của cán bộ công nhân viên nhà máy Ngoài lượng chất thải sinh hoạt ước tính khoảng 300 - 400 kg/ngày, nhà máy còn có thêm một lượng chất thải do hoạt động y tế ngay tại nhà máy. +Chất thải y tế Để đảm bảo sức khỏe cho công nhân, tổ chức dịch vụ y tế tại nhà máy có quy mô khá lớn và do đó lượng chất thải y tế sinh ra cũng rất đáng kể. Chất thải rắn dạng này khối lượng không lớn nhưng do tính nguy hại của nó nên cần được quan tâm. 4.7 Đánh giá chung về tác động môi trường hoạt động của Công Ty Hoạt động của một Công ty lớn bao gồm nhiều hoạt động trong đó có cả các hoạt động sản xuất, hoạt động phụ trợ và các hoạt động phục vụ sinh hoạt. Các hoạt động này đưa vào môi trường nhiều tác nhân có thể gây ảnh hưởng đến môi trường ở những nồng độ nhất định. Trên cơ sở phân tích các điều kiện tự nhiên và công nghệ, cân nhắc các tác động có thể phân loại theo mức độ: Mức độ cao cần thực hiện các giải pháp khống chế ngay - Tác nhân bụi từ Công ty gồm tất cả các dạng bụi. Nguồn phát sinh chủ yếu từ dây chuyền sản xuất ướt và do vận chuyển trong các băng tải hở thiếu hệ thống kiểm soát. - Do rơi vãi từ khâu vận chuyển nhiên liệu Mức độ trung bình - Nước thải của nhà máy chưa kiểm soát triệt để - Chất thải rắn gồm các phần đốt bỏ và rác y tế - Một số tác nhân liên quan đến môi trường lao động trong nhà máy như tiếng ồn, nhiệt độ cao trong buồng máy. CHƯƠNG V CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG HÀ TIÊN 2 Các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường Để nhà máy hoạt động và phát triển bền vững những tác động tiêu cực của công ty cần được hạn chế bằng những giải pháp thích hợp và thực hiện các biện pháp này là nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện của công ty Hà Tiên 2 cần phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động Định hướng quy hoạch thị trấn Kiên Lương Định hướng phát triển thị trấn chủ yếu là hướng đông và hướng nam hướng về Hòn Đất và Rạch Giá. Địa hình bằng phẳng tránh được hướng gió chính đưa bụi từ nhà máy xi măng về. Khu vực hướng bắc không được chú ‏‎ nhiều do bị ô nhiễm nặng và giao thông bất lợi. Hướng Tây cũng không ưu tiên phát triển vì để giữ hành lang an toàn giữa các nhà máy và khu dân cư trên 5 km Quy hoạch kỹ thuật Mạng lưới thoát nước mưa Nhà máy có thể dẫn nước mưa trực tiếp xuống kênh Ba Hòn qua các tuyến cống sau khi nước mưa chảy qua khu vực nhà máy không chứa các chất ô nhiễm đặc biệt Giao thông vận tải Bên cạnh các đặc điểm tự nhiên về nguyên liệu đã quyết định hình thành khu công nghiệp vật liệu xây dựng là giao thông thủy bộ Trong tương lai gần kênh Rạch Giá – Ba Hòn sẽ được nạo vét thường xuyên. Đoạn bến xuất nhập của nhà máy cần có giải pháp nạo vét hợp lý tránh ùn tắc giao thông ‏‎ Quy hoạch cấp nước Cho đến nay khu vực Kiên Lương vẫn chưa có quy hoạch cấp nước chi tiết. Việc cấp nước cho cả thị trấn phụ thuộc vào việc cấp nước và trữ của hồ 2 triệu m3 của nhà máy. Trong những năm tới tại thị trấn chủ yếu với nguồn nước cấp mới chỉ có định hướng Hoàn chỉnh bể chứa nước khu vực nhà máy với công suất 4000m3/ ngày Lắp đặt hệ thống cấp nước bằng ống f200 cho khu dân cư dài 1840 m Xây dựng đài nước mới l‏‎ Như vậy công ty phải hoàn thiện và cải tạo hệ thống cấp nước của mình để đạt yêu cầu Thoát nước thải Hệ thống thoát nước trong khu công nghiệp được tổ chức theo 1 bước là nước thải thu gom và xử lý ngay trong nhà máy để loại bỏ các chất ô nhiễm đặc biệt. Trước khi thải ra môi trường chất lượng nước thải phải đạt QCVN 24 – 2009 trước khi nước thải vào nguồn tiếp nhận chủ yếu là kênh Ba Hòn Vậy công ty cần sửa chữa, duy trì hoạt động của hệ thống hiện có và xây dựng thêm để đảm bảo khả năng xử lý nước thải nhà máy đạt quy chuẩn nguồn nhận loại B trước khi đưa vào kênh Ba Hòn vào mùa mưa Phương án như vậy phù hợp với quy hoạch của thị trấn Kiên Lương là “ thu toàn bộ nước thải đã được xử lý cục bộ chảy vào kênh Cống Tra và kênh Rạch Giá đồng thời chống ô nhiễm môi trường cho hồ ao quanh thị trấn kênh Ba Hòn” Luật môi trường và chuyển giao công nghệ Công ty xi măng Hà Tiên ra đời và vận hành vào thời điểm trước Luật Môi trường và Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam và các nghị định, thông tư hướng dẫn chi tiết việc thực hiện. Vì thế nhà máy cần phải cải tiến nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, khai thác hợp lý các nguồn nguyên liệu, mua bán công nghệ phải đảm bảo Không gây những tác động làm ảnh hưởng hoặc đưa đến hậu quả xấu cho môi trường như ô nhiễm nguồn nước, không khí, hệ sinh thái và làm ảnh hưởng đến môi trường dân cư về mặt văn hóa xã hội Đáp ứng yêu cầu về an toàn lao động điều kiện lao động Áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm là điều kiện tiên quyết để nhà máy có thể hoạt động lâu dài Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường 2.1. Các biện pháp khống chế ô nhiễm do hoạt động của dự án 2.1.1. phương pháp kiểm soát ô nhiễm Để thực hiện giảm thiểu ô nhiễm bụi, dự án cần thực hiện các biện pháp tổng hợp từ việc lựa chọn kiểu thiết bị sản xuất trên cơ sở áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm khống chế sự phát sinh bụi trong quá trình gia công chế biến kết hợp với sử dụng các thiết bị khử bụi chuyên dụng để đạt hiệu quả khử bụi tối đa Các biện pháp áp dụng gồm: Tại các trạm đập đá vôi, đập đất sét, đập phụ gia phải trang bị các thiết bị lọc bụi công suất lớn để hạn chế tối đa việc sinh bụi của quá trình tiếp nhận và đập nguyên liệu, đảm bảo hàm lượng bụi trong khí thải ≤ 50 mg/Nm3 Tại các công đoạn : nghiền phối liệu, nghiền xi măng, nghiền than, sử dụng máy nghiền đứng là thiết bị tiến bộ kỹ thuật có độ kín cao nên khó phát sinh bụi ra môi trường. Đồng thời để thu hồi sản phẩm sau khi nghiền và khử bụi trong khí thải của quá trình nghiền có sử dụng lọc bụi điện và lọc bụi túi công suất lớn đảm bảo hàm lượng bụi trong khí thải ≤ 50 mg/Nm3 Tận dụng khí thải của lò nung để sấy khi nghiền phôi liệu, tận dụng khí thải trong quá trình làm nguội clanhke để sấy khi nghiền than hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của bụi trong khí thải của hệ thống lò nung Khí thải trong quá trình làm nguội clanhke được sử l‏‎ bụi bằng thiết bị lọc bụi trong điều kiện khí thải nóng đên 180 0c Sử dụng thiết bị vậ chuyển máng khí động là thiết bị hoàn toàn kín, không gây bụi tại các công đoạn nghiền xi măng, vận chuyển xi măng bột đến si lô xi măng và vận chuyển xi măng bột từ si lô xi măng đến nhà dóng bao Sử dụng các túi lọc bụi có công suất thích hợp tại nhà máy đóng bao xi măng để khử bụi cho máy đóng bao, điểm đổ gầu nâng và các vị trí phát sinh bụi trong quá trình đóng bao xi măng. Bao che kín băng tải ở những vị trí vận chuyển nguyên liệu dạng cục cần thiết hạn chế bụi Bố trí lọc bụi ở tất cả các vị trí phta sinh bụi của các công đoạn sản xuất để đảm bảo nồng độ bụi trong khí thải ≤ 50 mg/Nm3 Sử dụng ống khói khí thải lò nung cao trên 90 m, ông khói nhà nghiền than cao 35m, và ống khói cho thiết bị làm nguội clanhke ca0 25m để phát tán bụi nhằm đảm bảo nồng độ bụi cho phép theo QCVN 23 -2009 Khí thải ra trong quá trình đốt than có chứa các chất ô nhiễm chính là: bụi, SOx, NOx, và COxKhí SOx được hấp thụ trong quá trình nung clinker ở nhiệt độ 800 – 1000 0c bởi ôxit kim loại kiềm thổ như CaO tạo thành CaSO4 và CaSO3 nồng độ NOx và SOx trong khí thải phải thấp tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ SOx, NOx và COx sẽ được pha loãng bởi ống khói có chiều cao 80 – 90 m 2.2.2. Các biện pháp giảm thiểu ổ nhiễm nguồn nước Xây dựng hệ thống thoát nước Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước tiên và có hiệu quả cao là tổ chức hợp l‏‎ hệ thống thoát nước. Hệ thống thoát nước trong nhà máy là hệ thống thoát nước riêng trong đó: Nước mưa chảy theo các máng xây, tấm đan, độ dốc trung bình khoảng 2% . Do vậy, các tuyến ống được bố trí ngắn, sau các trận mưa cần mở tấm đan để kiểm tra, nạo vét lại cống và máng, và xây dựng hố thu cát nước xả nước mưa ra môi trường. Nước thải các khu vệ sinh sau khi qua bể tự hoại cùng với nước thải tắm rửa giặt giũ của cán bộ công nhân nhà máy chảy vào mạng lưới thoát nước thải sản xuất về trạm xử lý nước thải tập trung Nước làm nguội thiết bị được thu hồi làm mát, lọc sơ bộ để sử dụng lại vòng cấp nước tuần hoàn Xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt thường được xử lý bằng các phương pháp sinh hoc, Tùy thuộc vào lưu lượng, phương thức thu gom và điều kiện mặt bằng mà người ta chọn các phương pháp thích hợp cụ thể. Phương pháp được sử dụng nhiều nhất (và hiệu quả) hiện ở nước ta để xử lý nước thải các hộ gia đình, các cơ quan, cụm dân cư là bể tự hoại. Vai trò của bể tự hoại là lắng các chất rắn,phân hủy yếm khí các chất hữu cơ và chứa cặn. Bể tự hoại có khả năng chịu tải trọng thay đổi và lớn không đòi hỏi bảo trì đặc biệt. Hiệu suất xử lý làm giảm trên 70% BOD so với đầu vào. Phương pháp này rất thích hợp với điều kiện hiện nay ở nước ta khi chưa có khả năng thu gom toàn bộ lượng nước thải trong khu vực để xây dựng các nhà máy xử lý nước thải với quy mô lớn Xử l‏‎ nước thải vệ sinh khu vực sản xuất, kho bãi và bến tàu Do đặc trưng của công nghệ sản xuất xi măng, nước thải sản xuất không chứa các chất ô nhiễm có độc tính cao và tải lượng các chất hữu cơ thấp. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải là các chất rắn lơ lửng, đất , cát và các chất vô cơ. Do vậy có thể thiết kế hệ thống xử lý đơn giản, chủ yếu là xử lý cơ học. Nước thải sau khi qua hệ thống hố ga hoặc được làm mát xả ra kênh theo hệ thống cống thoát nước sạch sẽ, có thể kiểm soát và làm vệ sinh định kỳ Biện pháp xử lý nước thải có chứa dầu Xử lý nước thải có chứa dầu trên bờ Khu vực có nguy cơ nhiễm dầu do nước mưa chảy tràn phải có hệ thống thu gom riêng. Hệ thống này đồng thời được sử dụng để thoát nước thải nhiễm dầu nước rửa sàn vêm sinh thiết bị bốc dỡ, các xưỡng thiết bị, dầu thải Toàn bộ lượng nước này phải được dẫn đến hệ thống tách dầu trước khi xả ra ngoài. Thiết bị tách dầu để xử lý nước xả đáy các bồn chứa dầu và nước mưa chảy tràn cần lắp đặt ở những chỗ cần thiết. Hệ thống phân ly dầu có thể xây bằng vật liệu bê tông cố định tại điểm gom loại nước chảy này hoặc có thể lắp đặt các thiết bị tách dầu rời có công suất và hiệu suất cao Trước mắt các hố phân tách dầu đơn giản ( nhiều cấp) cần được xây dựng. Kinh nghiệm ở nhiều nhà máy có nước thải chứa lượng dầu lớn ở TP Hồ Chí Minh như dầu ăn Tường An, Nhà máy hiện có một hệ thống tách dầu đã xây dựng 4 năm về trước có thể khôi phục hoặc cải tạo lại Lượng dầu thu gom lại được bơm vào thùng chứa và có thể tái sinh để sử dụng làm nhiên liệu đốt. Căn dầu sinh ra được xử lý bằng cách hợp đồng thu gom với công ty vệ sinh địa phương để chôn lấp ở bãi chôn lấp ở bãi rác công nghiệp hay lam nhiên liệu Xử lý nước dằn tàu thuyền nhiễm dầu Trong trường hợp nước dằn tàu thuyền và nước thải nhiễm dầu được xử lý và kiểm tra trên xà lan, trong thời gian lưu tại bến xuất nhập cần được bơm thu gom theo hệ thống thoát nước chứa dầu trên bờ Biện pháp chống nước chảy tràn Nước mưa chảy tràn được quy ước là nước sạch và có thể thải bỏ trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung ra sông sau khi được ngăn và tách dầu hoặc các chất bẩn có kích thước lớn Do nước mưa chỉ chứa một lượng nhỏ chất ô nhiễm, nên nhà máy có thể xây dựng hệ thống thoát nước nửa riêng. Hệ thống này được vận hành trên nguyên tắc dùng giêngs tràn tách nước mưa đợt đầu vào hệ thống xử lý nước thải; nước mưa đợt sau coi như sạch có thể xả thẳng vào sông. Hệ thống này cần được kiểm tra thiết kế dựa trên số liệu về đo đạc đạc lượng mưa trong mười năm trở lại đây với các yêu cầu: Thoát nhanh Khả năng tách dầu hoặc/ với các chất ô nhiễm khác trước khi thải ra sông Hệ thống này mang tính khả thi bởi vị trí công ty ven kênh Ba Hòn Phương pháp giảm thiểu ô nhiểm không khí Sử dụng các kỹ thuật xử lý ô nhiễm bụi phù hợp Phát tán bụi có thể giảm thiểu bằng cách ngăn chặn và xử lý. Các giải pháp về xử lý thường có giá thành thấp hơn ngăn chặn. Việc lọc bụi được phân thành 3 cấp (a) Cấp thô : chỉ lọc được các hạt bụi có đường kính lớn hơn 100 mm, quá trình lọc sơ bộ nằm trong cấp này. (b) Cấp trung bình ; Lọc được các hạt bụi nhở hơn 100mm, nồng độ bụi sau lọc 30 – 50 mg/ m3. (c) Cấp tinh ; lọc được bụi có đường kính nhỏ hơn 10 mm, nồng độ bụi sau khi lọc còn 1 -3 mg/ m3 Các phương pháp xử lý ô nhiễm bụi có thể lựa chọn áp dụng Tách bụi quán tính Dựa trên nguyên tắc quán tính để tách hạt bụi khỏi khí mang. Thiết bị tách quán tính thường dùng để sử lý sơ bộ tách các hạt bụi thô hoặc có kích thước trung bình bao gồm các loại buồng lắng bụi cyclone ly tâm. Buồng lắng là ngăn lắng bụi có kết cấu đường dẫn khí hoạt động dưới nguyên tắc trọng lực. Xyclon là thiết bị thiết bị thu bụi ly tâm có giá thành và chi phí vận hành hạ thường dùng để loại bụi có kích thước 10 – 100 mm. Hệ số hiệu quả lọc của xyclon điển hình thấp hơn 70% so với lọc tĩnh điện và buồng lắng. Trong khi đó các thiết bị sau có khả năng loại bỏ tới 99.9% và hơn nữa. Chính vì vậy xyclon thường được chung đường dẫn khí vào, ra và thùng chứa bụi cách này tăng hiệu suất lọc bụ đến 95%. Lắng tĩnh điện (ESP) Xử lý nước thải Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt được xử lý chung tại trạm xử lý nước tập trung. Đối với các cụm nhà cán bộ công nhân viên ở khu vực độc lập, nước thải từ khu vệ sinh được xử lý sơ bộ tại bể tự hoại. Nước thải từ các quá trình làm nguội thiết bị xử lý trong các bể làm nguội ( giảm nhiệt độ xuống 30 0c ), sau đó tách dầu và lắng cặn tại bể lắng. Nước sau khi xử lý về trạm bơm cùng nước bổ xung quay về làm nguội máy và thiết bị. Phần lớn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghệ và nước thải vệ sinh công nghiệp được xử lý bằng phương pháp sinh học tại trạm xử lý tập trung trước khi xả ra mương thoát nước để chảy ra môi trường Các phế thải rắn trong nước thải sinh hoạt phần lớn được tách từ bể tự hoại trước khi đưa về trạm xử lý tập trung. Nước thải công nghệp và vệ sinh công nghiệp được lắng và tách dầu mỡ tại bể lắng sơ bộ trong khu vực sản xuất trước khi xử lý chung với nước thải sinh hoạt Hỗn hợp nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất được xử lý bằng phương pháp sinh hoc Aeroten và lắng đợt II Nước thải của nhà máy sau quá trình xử lý ‏‎ sinh học cần đáp ứng được yêu cầu chất lượng nước thải khu công nghiệp và được phép xả thải theo QCVN 24 -2009 2.2.3. Các giải pháp khác nhằm giảm thiểu ô nhiễm và làm đẹp cảnh quan môi trường nhà máy xi măng Khống chế ô nhiễm tiến ồn và rung Để chống rung cho thiết bị, ngay từ trong quá trình thiết kế nhà máy cần thực hiện các biện pháp sau : Móng máy đúc đủ khối lượng, sử dụng bê tông mác cao, tăng chiều sâu móng, đào rãnh đổ cát khô để tránh rung theo mặt nền. Lắp đặt đệm cao su và lò so chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn. Kiểm tra sự cân bằng của máy khi lắp đặt, Kiểm tra độ mòn của các chi tiết và dầu bôi trơn thường kỳ. Những chỗ điều hành sản xuất cần được cách âm Để hạn chế ảnh hưởng ô nhiễm tiếng ồn cho người công nhân trực tiếp làm việc, vận hành trong các công đoạn sản xuất của nhà máy cần áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tối đa như: Tại nơi phát sinh cường độ âm lớn (máy đập, nghiền) ứng dụng biện pháp xây dựng chống ồn thích hợp để tránh lan truyền ra xung quanh. Các quạt công nghệ và phục vụ công nghệ đều trang bị bộ phận chống rung. Các buồng điều khiển, vị trí vận hành, hành lang được thiết kế hoặc đặt ở những nơi mức ồn tối đa không vượt quá 70 dBA khi toàn bộ các thiết bị hoạt động Cải thiện các yếu tố khí hậu trong nhà máy Yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cán bộ, công nhân viên làm việc trong nhà máy. Để giảm nhẹ các chất ô nhiễm gây ra cho con người và môi trường, các biện pháp hỗ trợ cũng góp phần hạn chế ô nhiễm và cải tạo môi trường. Thiết kế nhà xưởng đảm bảo thông thoáng và chống nóng. Để giảm nhẹ ô nhiễm nhiệt, nhà máy áp dụng các giải pháp thông gió tự nhiên hoặc kết hợp với thông gió cơ khí để giải quyết tốt môi trường làm việc của người công nhân Quy hoạch khu vực thải chất thải rắn sinh hoạt phù hợp, nhằm tránh mùi hôi do các chất phân hủy gây ra Xây dựng đường nội bộ kiên cố, nhằm giảm bụi bốc lên do xe chạy trên đường Vệ sinh nhà xưởng kho bãi sẽ được duy trì thường xuyên, nhằm thu gom toàn bộ nguyên liệu, sản phẩm rơi vãi trong phạm vi của nhà máy và tạo ra môi trường hoạt động tốt, dễ chịu Phun nước trên đường nội bộ về mùa nắng và mùa hanh khô để chống bốc bụi từ mặt đường. Trồng cây xanh xung quanh nhà máy để che nắng, giảm lượng bức xạ mặt trời, tiếng ồn và bụi phát tán ra bên ngoài nhà máy, đồng thời còn tạo thẫm mỹ và cảnh quan môi trường. Tỷ lệ diện tích đất trồng cây xanh trong nhà máy từ 15% trở lên Cung cấp nước uống giải nhiệt cho công nhân Khai thác mỏ theo đúng quy hoạch, có chế độ tái tạo môi trường , môi sinh sau khi khai thác bằng cách san lấp, trồng cây xanh Phòng chống tác nhân ô nhiễm Phòng cháy nổ: trong nhà máy cháy nổ có thể xảy ra do sử dụng nhiên liệu ( dầu DO, than ) ở các lò đốt phụ và lò nung; mạng lưới cung cấp và dẫn điện, hệ thống ống dẫn dầu . Về mùa mưa dễ xãy ra cháy nổ do sét đánh. Để đảm bảo an toàn nhà máy sẽ áp dụng các biện pháp như sau: Thiết kế bố trí trạm xăng dầu, kho thuốc nổ phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật phòng cháy chữa cháy và được thỏa thuận của cơ quan phòng cháy chữa cháy, xây dựng phương án phòng chống cháy nổ và nội quy an toàn về cháy nổ Phòng chống sự cố khu vực phòng thí nghiệm, phòng điều khiển: Xây dựng nôi quy an toàn phòng thí nghiệm, phòng điều khiển và phổ biến cho cán bộ công nhân viên làm việc đó Phòng thí ngiệm được lắp đặt các hệ thống thông gió chung và hệ thống thông gió cục bộ tại các nguồn phát sinh chất độc hại Phòng chống sự cố thiết bị lọc bụi tĩnh điện Đối với các thiết bị lọc bụi tĩnh điện khi nhiệt độ cao, hàm lượng khí CO và O2 trong khí thải cao có thể xảy mất an toàn và hiệu suất lọc bụi kém hiệu quả, vì vậy phải kiểm soát bằng các thiết bị tự động kiểm tra giám sát các thông số như: Kiểm soát nhiệt độ khí, hàm lượng khí CO và O2 của khí thải trước vào thiết bị lọc bụi tĩnh điện, đồng thời kiểm soát nồng độ bụi trong khí thải sau khi qua khi qua lọc bụi điện. Vệ sinh bảo dưỡng định kỳ thiết bị theo đúng quy trình hướng dẫn của nhà chế tạo Chế độ vận hành điều khiển hoàn toàn tự động theo chương trình đã được lập sẵn đảm bảo chế độ vận hành tối ưu Thợ vận hành thiết bị phải được đào tạo cơ bản, vận hành dung theo quy trình, hướng dẫn của nhà cung cấp thiết bị Các biện pháp khác Giáo dục ‏‎ thức vệ sinh môi trường và vệ sinh côg nghiệp cho cán bộ công nhân viên nhà máy. Thực hiện thường xuyên và có khoa học các chương trình vệ sinh, quản lỳ chất thải công ty. Cùng với các bộ phận khác trong khu vực tham gia thực hiện kế hoạch hạn chế tối đa các chất ô nhiễm, bảo vệ môi trường theo các quy định và hướng dẫn chung của các cấp chuyên môn và thẩm quyền của tỉnh Thực hiện kiểm tra sức khỏe, kiểm tra y tế định kỳ cho cán bộ công nhân viên nhà máy 2.2.4. Giải pháp giảm thiểu các tác động kinh tế - xã hội Những vị trí sử dụng đất canh tác và di chuyển dân thì phải có kế hoạch thông tin, tuyên truyền, đền bù thỏa đáng. Phải chú ‏‎ lý đến nguyện vọng của dân, tôn trọng tập quán sinh hoạt, ngành nghề sinh sống của họ. Tạo các điều kiện và phương tiện để người dân an tâm di chuyển và sớm ổn định cuộc sống tại khu vực mới Có chính sách mới với những người di chuyển từ nơi khác đến sống và làm việc trong khu công nghiệp. Đảm bảo cung cấp đầy đủ điện, nước lương thực, thực phẩm cũng như nhà cửa để họ hòa nhập được với công đồng và ổn định xã hội Có kế hoạch tăng cường xây dựng trường học, hệ thống thông tin truyền thông, xây dựng các khu văn hóa và vui chơi giair trí Xây dựng trạm y tế với trang thiết bị cần thiết, với các cán bộ y tế có trình độ, nhăm phòng ngừa bệnh dịch, chữa bệnh và bảo vệ tốt sức khỏe cho lực lượng lao động của nhà máy Phải có các phương tiện dự báo, cấp cứu khi xảy ra sụ cố môi trường CHƯƠNG VI Tham Vấn Ý Kiến Cộng Đồng Trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, ban quản lý dự án đã cùng với đơn vị tư vấn tiến hành lấy ý kiến tham vấn cộng đồng khu vực thực hiện dự án khai thác. Ban quản lý dự án đã thông báo về những nội dung chính của dự án như quy mô công suất, công nghệ khai thác, các nguồn gây ô nhiễm và các biện pháp khắc phục xử lý giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường, để xin ý kiến của Ủy Ban Nhân Dân, Hội Đồng Nhân Dân huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang và đại diện người dân quanh khu vực dự án về những nội dung này. Những nội dung chính mà ban quản lý dự án đề cập để xin ý kiến tham vấn bao gồm: 1.Dự án tác động đến kinh tế - xã hội: - Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội - Làm chậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội - Những tác động khác 2. Dự án xây dựng nhà máy xi măng tác động đến y tế, sức khỏe, giáo dục, văn hóa, di tích lịch sử 3. Dự án xây dựng nhà máy xi măng tác động tới đời sống, việc làm và thu nhập của nhân dân. 4. Dự án xây dựng nhà máy xi măng tác động tới vệ sinh môi trường của cộng đồng. Từ những nội dung trên Ủy Ban Nhân Dân, Hội Đồng Nhân Dân huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang và đại diện người dân đã cho ý kiến về việc xây dựng và mở rộng quy mô nhà máy KẾT LUẬN CHUNG 1. Với năng lực sản xuất to lớn và điều kiện thuận lợi về vị trí và nguồn nguyên liệu Công Ty Xi măng Hà Tiên 2 đã và đang góp phần đáng kể cho phát triển KT-XH cho tỉnh Kiên Giang. 2. Quy mô sản xuất của Công ty rất lớn, với dây chuyền sản xuất khép kín gồm nhiều công đoạn từ khâu khai thác nguyên vật liệu đến sản phẩm cuối cùng là xi măng. Do đó việc không chế ô nhiễm môi trường các hoạt động của Công ty rất phức tạp và đòi hỏi tỷ lệ đầu tư đáng kể. 3. Kết quả khảo sát và các thông số đo đạc, tính toán trong nghiên cứu ĐTM này cho thấy hoạt động của Công ty làm nảy sinh một số vần đề môi trường cấp bách cần giải quyết hoặc phải có biện pháp hạn chế. Những vấn đề quan trọng nhất bao gồm: - Mức độ ô nhiễm bụi cao. Nguyên nhân chính là do khói thải từ dây chuyền sản xuất clinker phương pháp ướt và bụi phát tán từ hầu hết các băng tải hở để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của Công ty. - Nguy cơ tăng ô nhiễm nguồn nước do dầu thải, nước thải của Công ty; và do công tác nạo vét và hoạt động của tàu thuyền. - Công tác quản lý và xử lý chất thải chưa hợp lý có thể làm phát tán các chất ô nhiễm ra môi trường. 4. Để cải thiện tình trạng ô nhiễm hiện nay Công ty Xi măng Hà Tiên 2 cần tăng cường các biện pháp khống chế ô nhiễm, đầu tư thích đáng cho công tác bảo vệ môi trường. Công tác này đòi hỏi phải có kế hoạch, định hướng và thường xuyên. Trước mắt Công ty nên đầu tư thực hiện ngay những việc sau: - Lắp đặt bổ xung hệ thống lọc bụi tĩnh điện và lọc bụi tay áo vào những vị trí xung yếu. Nâng cấp hệ thống băng tải hở hiện này thành hệ kín nhất là đối với những băng tải vận chuyển clinker và xi măng. - Xây dựng, sửa chữa hệ thống thu gom xử lý nước thải, chú ý đặc biệt đến vấn đề tách dầu và lắng cặn. Nghiên cứu phương án xử lý cặn dầu hợp lý. - Quy hoạch công tác thu gom và xử lý chất thải. Thiết lập bãi chôn lấp rác có khống chế tại địa điểm thích hợp của Công ty. - Nhà máy cần nghiên cứu các biện pháp thực thi nhất bảo vệ môi trường khi Thị trấn mở rộng và phát triển. 5. Để tăng cường công tác bảo vệ môi trường ngoài các biện pháp kỹ thuật trình bày trong báo cáo Công ty nên áp dụng các biện pháp hành chính và giáo dục môi trường cho cán bộ công nhân viên. Bổ sung nhân lực và chức năng cho Ban an toàn. Công ty phải có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Kiên Giang thực hiện công tác giám sát ô nhiễm môi trường trong khu vực. 6. Với lợi ích KT-XH to lớn của Công ty Xi Măng Hà Tiên 2, và để sự phát triển của Công ty bền vững đề nghị các cơ quan chức năng xem xét tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdtmximang_1182.doc