Đề tài Đánh giá thành quả hoạt động

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 01 Chương 1: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 02 1.1 CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ . 02 1.1.1 Khái niệm chi phí . 02 1.1.2 Phân loại chi phí . 02 1.1.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động 02 1.1.2.2 Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định . 05 1.1.2.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 05 1.2 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN 10 1.2.1 Số dư đảm phí 10 1.2.1.1 Khái niệm 10 1.2.1.2 Số dư đảm phí đơn vị . 10 1.2.2 Tỉ lệ số dư đảm phí . 11 1.2.3 Kết cấu chi phí 11 1.2.4 Đòn bẩy hoạt động 11 1.3 PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN 12 1.3.1 Khái niệm 12 1.3.2 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn . 13 1.3.2.1 Thời gian hòa vốn . 13 1.3.2.2 Tỷ lệ hòa vốn 13 1.3.2.3 Hệ số an toàn 13 1.4 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM HÒA VỐN . 14 1.4.1 Phương pháp đại số 13 1.4.2 Phương pháp số dư đảm phí . 14 1.4.3 Phương pháp đồ thị 14 1.4.3.1 Phương trình đồ thị 14 1.4.3.2 Đồ thị hòa vốn 15 Chương 2: ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG . 16 2.1 KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM . 16 2.2 ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ . 16 2.2.1 Đánh giá hiệu quả của các trung tâm đầu tư . 16 ii 2.2.1.1 Suất sinh lời của vốn đầu tư (ROI) . 16 2.2.1.2 Lợi nhuận thặng dư (RI- Residual Income) 18 2.2.2 Giá trị tăng thêm (EVA- Economics Value added) . 19 Chương 3: ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY X THÁNG 12 NĂM 2009 . 21 3.1 BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CÔNG TY X THÁNG 12 NĂM 2009 . 21 3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC CỬA HÀNG 22 KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 24

pdf27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3171 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thành quả hoạt động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH -----  ----- LỚP CAO HỌC QTKD1 KHÓA 17 CHUYÊN ĐỀ 5 ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG GVHD: TS. BÙI VĂN TRỊNH NHÓM THỰC HIỆN: 5 1. Phan Hồng Dẫn 141007 2. Đặng Văn Dư 141012 3. Huỳnh Thùy Dương 141013 4. Trần Như Hà 141020 5. Phạm Thị Hằng 141024 6. Trần Văn Hiệp 141031 7. Pham Thị Cẩm Hồng 141032 8. Nguyễn Thị Mỹ Ngân 141044 9. Mai Bảo Ngọc 141045 10. Nguyễn Thị Ngọc Phương 141055 Cần Thơ, năm 2010 i MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................. 01 Chương 1: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG.. 02 1.1 CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ ................................................... 02 1.1.1 Khái niệm chi phí ......................................................................... 02 1.1.2 Phân loại chi phí ........................................................................... 02 1.1.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động .......................... 02 1.1.2.2 Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định ..... 05 1.1.2.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí...................... 05 1.2 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN .................................................................................................... 10 1.2.1 Số dư đảm phí................................................................................ 10 1.2.1.1 Khái niệm .............................................................................. 10 1.2.1.2 Số dư đảm phí đơn vị ............................................................. 10 1.2.2 Tỉ lệ số dư đảm phí ....................................................................... 11 1.2.3 Kết cấu chi phí.............................................................................. 11 1.2.4 Đòn bẩy hoạt động........................................................................ 11 1.3 PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN .......................................................... 12 1.3.1 Khái niệm ...................................................................................... 12 1.3.2 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn ................................................... 13 1.3.2.1 Thời gian hòa vốn ................................................................. 13 1.3.2.2 Tỷ lệ hòa vốn ........................................................................ 13 1.3.2.3 Hệ số an toàn ........................................................................ 13 1.4 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM HÒA VỐN ............................... 14 1.4.1 Phương pháp đại số........................................................................ 13 1.4.2 Phương pháp số dư đảm phí........................................................... 14 1.4.3 Phương pháp đồ thị........................................................................ 14 1.4.3.1 Phương trình đồ thị .................................................................... 14 1.4.3.2 Đồ thị hòa vốn ............................................................................ 15 Chương 2: ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG ............................. 16 2.1 KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ............................................................... 16 2.2 ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ ........................................... 16 2.2.1 Đánh giá hiệu quả của các trung tâm đầu tư................................... 16 ii 2.2.1.1 Suất sinh lời của vốn đầu tư (ROI) ......................................... 16 2.2.1.2 Lợi nhuận thặng dư (RI- Residual Income) ............................ 18 2.2.2 Giá trị tăng thêm (EVA- Economics Value added) ....................... 19 Chương 3: ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY X THÁNG 12 NĂM 2009............................................................................. 21 3.1 BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CÔNG TY X THÁNG 12 NĂM 2009 ......................................................................... 21 3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC CỬA HÀNG.............................. 22 KẾT LUẬN .............................................................................................. 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 24 Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 1 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta phụ thuộc ngày càng nhiều vào nền kinh tế thế giới đó là kết quả của quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Song song với quá trình này là sự thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao. Để cạnh tranh và tồn tại được các doanh nghiệp không ngừng cải tiến công nghệ, giảm chi phí, không ngừng giảm giá thành, tập trung vào những bộ phận sản xuất có hiệu quả và luôn tìm các biện pháp để tăng lợi nhuận. Để thực hiện được các công việc này, nhà quản trị phải sử dụng các phương pháp khác nhau, trong đó không thể thiếu các phương pháp thu thập, xử lý và cung cấp thông tin của kế toán quản trị. Kế toán quản trị bao gồm nhiều nội dung và nhiều phương thức tính toán khác nhau như: xem xét mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận, lập dự toán ngân sách, ra quyết định trên chi phí và cuối cùng là đánh giá thành quả hoạt động. Có thể nói đánh giá thành quả hoạt động là một công việc rất quan trọng trong kế toán quản trị cũng như trong kinh doanh của nhà qianr trị. Bỡi vì, nó sẽ là cơ sở quan trọng để đưa ra quyết định như: bỏ hay bổ sung vào một sản phẩm, bán hay tiếp tục sản xuất một xí nghiệp,… Như vậy, “ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG” là một công việc rất quan trọng đối với bất kỳ một nhà quản trị nào. Đây cũng là đề tài mà nhóm 5 - lớp Cao học Quản trị kinh doanh, khóa 17 chọn để nghiên cứu cho nội dung môn học Kế toán quản trị. NHÓM 5 - LỚP CH QT KINH DOANH K17 Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 2 Chương 1 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 1.1 CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ 1.1.1 Khái niệm chi phí Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận. [1, trang 23] Đối với những người quản lý thì các chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Do đó, vấn đề được đặt ra là làm sao kiểm soát được các khoản chi phí. Nhận diện, phân tích các hoạt động sinh ra chi phí điều mấu chốt để có thể quản lý chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trên quan điểm của kế toán quản trị, chi phí được phân thành nhiều loại theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau phù hợp với từng mục đích sử dụng. Xem xét các cách phân loại chi phí để sử dụng chúng trong quyết định quản lý như sau: 1.1.2 Phân loại chi phí [4, trang 20] 1.1.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động a. Chi phí sản xuất. Hoạt động của một doanh nghiệp sản xuất gắn liền với sự chuyển biến của nguyên liệu thành thành phẩm thông qua sự nổ lực của công nhân và việc sử dụng thiết bị sản xuất, do đó chi phí của một sản phẩm được tạo thành từ ba yếu tố cơ bản sau: - Chi phí nguyên liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu trực tiếp là những nguyên liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm như: sắt thép, gỗ, sợi, vải…, ngoài ra trong quá trình sản xuất còn phát sinh những loại nguyên liệu có tác dụng phụ thuộc, nó kết hợp với nguyên liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm, hoặc tạo ra màu sắc, mùi vị của sản phẩm, hoặc rút ngắn chu kỳ sản xuất của sản phẩm. Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm. Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 3 Bên cạnh đó trong quá trình sản xuất còn phát sinh những loại nguyên vật liệu không tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, để cấu thành nên thực thể của sản phẩm, những loại nguyên vật liệu này được gọi là nguyên vật liệu gián tiếp và chi phí nguyên vật liệu gián tiếp được tính là một phần của chi phí sản xuất chung. - Chi phí công nhân trực tiếp: Nhân công trực tiếp là những người trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao động của họ gắn liền với việc sản xuất sản phẩm, sức lao động của họ được hao phí trực tiếp cho sản phẩm họ sản xuất ra. Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp lương và các khoản tính theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp vào sản phẩm họ sản xuất ra. Ngoài lao động trực tiếp, trong quá trình sản xuất sản phẩm còn có những lao động nhằm phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất của lao động trực tiếp, những lao động này gọi là lao động gián tiếp. Những lao động gián tiếp này tuy không sản xuất ra sản phẩm nhưng lại không thể thiếu được trong quá trình sản xuất (thợ bảo trì máy móc, thiết bị, nhân viên giám sát, nhân viên quản lý phân xưởng…) Chi phí lao động gián tiếp không thể tính được một cách chính xác và cho từng sản phẩm cụ thể mà được tính là một phần của chi phí sản xuất chung. - Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là bao gồm toàn bộ những chi phí ở phân xưởng sản xuất phát sinh để sản xuất ra sản phẩm nhưng không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Như vậy sẽ bao gồm các chi phí như: chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị, chi phí quản lý tại phân xưởng…. Trên giác độ toàn doanh nghiệp cũng phát sinh những khoản chi phí tương tự gắn liền với quá trình quản lý và tiêu thụ, nhưng không được kể là một phần của chi phí sản xuất chung. Chỉ có những chi phí gắn liền với hoạt động tại phân xưởng sản xuất mới được xếp vào loại chi phí này. Trong ba loại chi phí ở trên thì sự kết hợp giữa: - Chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được gọi là chi phí ban đầu. Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 4 - Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được gọi là chi phí chuyển đổi. b. Chi phí ngoài sản xuất. Chi phí ngoài sản xuất là những chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất liên quan đến việc quản lý chung và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, chi phí ngoài sản xuất được chia thành hai loại như sau: - Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng là bao gồm toàn bộ những chi phí phát sinh cần thiết để đảm bảo việc thực hiện các đơn đặt hàng, giao thành phẩm cho khách hàng, bao gồm các khoản chi phí như: chi phí vận chuyển, chi phí bốc vác, chi phí bao bì, chi phí lương nhân viên bán hàng, chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định và những chi phí liên quan đến khâu dự trữ thành phẩm. Loại chi phí này xuất hiện ở tất cả các loại hình doanh nghiệp như sản xuất, thương mại, dịch vụ. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp là bao gồm toàn bộ những khoản chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản lý sản xuất chung trong toàn doanh nghiệp. Đó là những chi phí như chi phí vật liệu, công cụ, đồ dùng quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung trong toàn doanh nghiệp, chi phí dịch vụ mua ngoài như: điện, nước, điện thoại, sửa chữa tài sản, các chi phí về văn phòng phẩm, tiếp tân, hội nghị, đào tạo cán bộ…Ở tất cả các doanh nghiệp đều có loại chi phí này. c. Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ hạch toán lợi tức. Ngoài việc phân chia chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất như trên, toàn bộ chi phí được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. - Chi phí thời kỳ. Chi phí thời kỳ là tất cả những chi phí phát sinh làm giảm lợi tức của đơn vị trong kỳ. Dễ thấy rằng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí thời kỳ. Những chi phí thời kỳ sẽ được tính đầy đủ trên các báo cáo thu nhập của đơn vị dù cho hoạt động của đơn vị ở mức nào đi nữa. chi phí thời kỳ ngay sau phát sinh đã được coi là phí tổn trong kỳ. - Chi phí sản phẩm: Chi phí sản phẩm là bao gồm toàn bộ những chi phí liên quan đến việc sản xuất hoặc mua các sản phẩm. Đối với các sản phẩm sản xuất công Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 5 nghiệp thì các chi phí này gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các chi phí sản phẩm được xem là gắn liền với sản phẩm khi đang còn tồn kho chờ bán và đến khi chúng được đem đi tiêu thụ thì mới được xem là những phí tổn và sẽ làm giảm lợi tức bán hàng. 1.1.2.2 Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định Theo cách phân loại này bao gồm các loại chi phí như sau: a. Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp - Chi phí trực tiếp: là những chi phí được tính thẳng vào các đối tượng sử dụng như: chi phí nguyên liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, nó được tính thẳng vào từng đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩm… - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí không thể tính trực tiếp cho một đối tượng nào đó mà cần phải tiến hành phân bổ theo một tiêu thức phù hợp như: chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ theo số giờ lao động trực tiếp, số giờ máy, số lượng sản phẩm… b. Chi phí chênh lệch Người quản lý thường phải đứng trước việc lựa chọn những phương án khác nhau, quyết định sẽ được hình thành dựa chủ yếu vào các chi phí của từng phương án. Thực tế có những chi phí xuất hiện trong phương án này nhưng lại không hoặc chỉ xuất hiện một phần trong phương án khác. Tất cả những sự thay đổi đó hình thành các chi phí chênh lệch và chính chúng sẽ là căn cức để người quản lý lựa chọn phương án. Ví dụ: Một công ty muốn chuyển từ dạng bán buôn sang bán lẽ. Bảng 1: SO SÁNH KẾT QUẢ KINH DOANH GIỮA BÁN BUÔN VÀ BÁN LẼ Bán buôn Bán lẽ Chênh lệch Doanh thu 1.000.000 1.200.000 200.000 Giá vốn hàng bán 500.000 600.000 100.000 Chi phí quảng cáo 100.000 55.000 (45.000) Hoa hồng bán hàng …….. 50.000 50.000 Khấu hao kho bãi 60.000 90.000 30.000 Chi phí khác 80.000 80.000 …. Cộng chi phí 740.000 875.000 135.000 Lãi thuần 260.000 325.000 65.000 Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 6 Qua số liệu trên bảng thấy rằng tổng doanh thu tăng 200.000đ khi chuyển từ buôn bán sang bán lẽ nhưng chi phí cũng tăng 135.000đ, căn cứ vào kết quả so sánh này mà nhà quản lý quyết định về sự lựa chọn phương án của mình. c. Chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được Chi phí kiểm soát được đối với một cấp là những chi phí mà cấp đó có thể định ra được, những chi phí nằm ngoài khả năng định ra được một cấp gọi là chi phí không kiểm soát được. Ví dụ: Tại một cửa hàng, người quản lý có thể định ra được chi phí tiếp khách của cửa hàng, nhưng chi phí khấu hao những máy móc sản xuất ra hàng hóa mà anh đang bán lại là những chi phí không kiểm soát được đối với cấp của anh. d. Chi phí cơ hội Chi phí cơ hội là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi chọn phương án này thay cho phương án khác. Ví dụ: Một công nhân hiện đang có mức lương 6.000.000 đ/năm quyết định nghĩ làm để đi học thì ngoài tiền học phí mà anh ra phải đóng khi đi học, mỗi năm theo học anh còn phải mất một khoản chi phí cơ hội là 6.000.000 đ e. Chi phí ẩn (chìm, lặn) Chi phí ẩn (chìm, lặn) là những chi phí đã bỏ ra trong quá khứ, nó không có gì thay đổi cho dù phần tài sản đại diện cho những chi phí này được sử dụng như thế nào hoặc không sử dụng. Dễ thấy rằng đó là những khoản chi phí được đầu tư để mua sắm tài sản cố định. 1.1.2.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí Việc phân loại chi phí như trên mới chỉ đơn thuần nhận diện theo những tiêu thức nhất định của toàn bộ chi phí. Nhưng việc chỉ ra những chi phí thường gắn liền với khối lượng hoàn thành như (số sản phẩm sản xuất ra, số km đi được, số giờ máy sử dụng…) gọi chung là mức độ hoạt đông kinh doanh, đó chính là cách ứng xử của chi phí. Sự hiểu biết về cách ứng xử của chi phí là chìa khóa để ra quyết định, nếu nắm được những biến đổi thì người quản lý có khả năng tốt hơn trong việc dự đoán chi phí cho các trường hợp thực hiện khác nhau. Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 7 Kinh nghiệm đã cho thấy rằng việc ra quyết định khi chưa hiểu thấu về chi phí và chưa nắm được các chi phí này sẽ thay đổi như thế nào đối với các mức độ hoạt động khác nhau có thể dẫn đến thất bại. Trên quan điểm về cách ứng xử người ra chia toàn bộ chi phí thành ba loại: - Chi phí khả biến; - Chi phí bất biến; - Chi phí hỗn hợp; Trong những doanh nghiệp khác nhau tỷ lệ của từng loại chi phí trong tổng số cũng không giống nhau. a. Chi phí khả biến Chi phí khả biến là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm theo sự tăng giảm về mức độ hoạt động. Tổng số của chi phí khả biến sẽ tăng khi mức độ hoạt động tăng và ngược lại. Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì chi phí khả biến lại không đổi trong phạm vi phù hợp. Chi phí khả biến phát sinh khi có hoạt động. Ví dụ: Tại một công ty sản xuất xe hơi, theo tiêu chuẩn kỹ thuật mỗi một xe cần một bình acquy, chi phí cho một bình acquy là 400.000 đ, như vậy nếu như xem xét chi phí bình acquy cho một xe hơi thì nó luôn giữ nguyên là 400.000 đ/xe. Giá trị này sẽ không thay đổi cho dù sản xuất bao nhiêu xe đi nữa (loại trù sự thay đổi của nhân tố giá cả). Ngược lại, tổng chi phí về bình acquy lại phụ thuộc và tỷ lệ thuận với số lượng xe được sản xuất ra. - Chi phí khả biến tuyến tính: Chi phí khả biến tuyến tính là những chi phí khả biến có sự biến động cùng tỷ lệ với mức độ hoạt động. Đường biểu diễn của chúng là một đường thẳng như đồ thị trên. Ví dụ: Chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bao bì đóng gói, chi phí hoa hồng bán hàng…là chi phí khả biến tuyến tính vì chúng biến đổi cùng một tỷ lệ với mức độ hoạt động khi mức độ hoạt động thay đổi. - Chí phí khả biến cấp bậc: Có những loại chi phí không biến động liên tục so với sự biến động liên tục của mức độ hoạt động. Sự hoạt động phải đạt được một mức độ Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 8 nào đó mới dẫn đến sự biến động về chi phí. Chi phí về thợ bảo trì máy móc thiết bị là một ví dụ. Thợ bảo trì thường nhận lương theo thời gian, do đó khi số lượng sản phẩm được sản xuất ra tăng lên thì công việc của họ cũng nhiều lên nhưng tiền lương thì vẫn giữ nguyên, đến một mức nào đó sẽ tăng lương cho họ và mức độ hoạt động vẫn tiếp tục tăng lên trong khi người thợ bảo trì máy móc thiết bị vẫn giữ nguyên mức lương cho đến lần tăng sau đó. - Chi phí khả biến phi tuyến: Trong thực tế người ta thấy rằng có rất nhiều loại chi phí khả biến không có mối quan hệ tuyến tính với mức độ hoạt động, đường biểu diễn của nó có thể là những đường cong khá phức tạp. Trong trường hợp này người ta phải xác định được phạm vi phù hợp trong mức độ hoạt động để xem xét. Nếu phạm vi càng nhỏ thì đường cong sẽ càng tiến dần về dạng đường thẳng. Phạm vi được quy định bởi sức sản xuất tối thiểu và sức sản xuất tối đa của đơn vị được xem là phạm vi phù hợp để nghiêm cứu những chi phí khả biến loại này. b. Chi phí bất biến Chi phí bất biến là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Ví dụ: chi phí thuê nhà hàng năm sẽ không thay đổi cho dù mức độ hoạt động như thế nào đi nữa. Vì tổng số không thay đổi nên khi mức độ hoạt động tăng thì phần chi phí bất biến tính trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm đi, và ngược lại. Thông thường trên các báo cáo, chi phí bất biến thường được thể hiện dưới dạng tổng số. Trong điều kiện kỹ thuật snar xuất ngày càng phát triển, tự động hóa càng cao, chi phí bất biến sẽ ngày càng gia tăng tỷ trọng. Sự thay đổi này rất có ý nghĩa đối với người quản lý ở phương diện là nếu trong quá trình lập kế hoạch có nhiều phương án được đề ra thì phương án căn bản nhất sẽ là sử dụng nhiều lượng chi phí bất biến, bởi vì như vậy người quản lý sẽ ít phải lựa chọn cho các quyết định hàng ngày. Chi phí bất biến có thể chia thành hai loại như sau: Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 9 - Chi phí bất biến bắt buộc Chi phí bất biến bắt buộc là những chi phí có liên quan đến những máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, chi phí ban quản lý, chi phí lương văn phòng…Những chi phí này có hai đặc điểm: + Có bản chất lâu dài: giả sử một quyết định mua sắm hoặc xây dựng các loại tài sản cố định được đưa ra thì nó sẽ liên quan đến việc kinh doanh của đơn vị trong nhiều năm. + Không thể cắt giảm đến không, cho dù mức độ hoạt động giảm xuống hoặc khi sản xuất bị gián đoạn. - Chi phí bất biến không bắt buộc Chi phí bất biến không bắt buộc là những chi phí bất biến có thể thay đổi trong từng kỳ kế hoạch của nhà quản trị doanh nghiệp. Do hành động của nhà quản trị quyết định số lượng định phí này trong các quyết định của từng kỳ kinh doanh: Thuộc loại này gồm chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu… Những chi phí này có hai đặc điểm: + Có bản chất ngắn hạn. + Trong những trường hợp cần thiết người ta có thể giảm chúng đi. - Chi phí bất biến và phạm vi phù hợp Phạm vi phù hợp cũng được áp dụng trong các trường hợp chi phí bất biến, nhất là các chi phí bất biến có bản chất không bắt buộc. Khi một công ty mở rộng mức độ hoạt động, có thể mua thêm các trang thiết bị sẽ làm cho chi phí bất biến tăng lên. Tuy nhiên, chi phí bất biến được nghiên cứu trong phạm vi phù hợp và trong phạm vi này nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. c. Chi phí hỗn hợp Ngoài khái niệm về chi phí khả biến và chi phí bất biến đã nghiên cứu ở trên còn có một khái niệm quan trọng nữa là chi phí hỗn hợp. Loại chi phí này cũng chiếm một tỷ lệ cao khi quá trình sản xuất kinh doanh phát triển. Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm của chi phí bất biến, ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiện đặc điểm của yếu tố khả biến. Sự pha trộn giữa phần bất biến và khả biến có thể theo những tỷ lệ nhất định. Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 10 Ví dụ: Chí phí về điện thoại có thể xem là một chi phí hỗn hợp trong đó phần bất biến được xem là chi phí thuê bao, phần khả biến là chi phí tính trên số lần gọi. Như vậy: - Phần bất biến của chi phí hỗn hợp thường phản ánh chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì phục vụ và để giữ dịch vụ đó luôn luôn ở tình trạng sẵn sàng phục vụ. - Phần khả biến thường phản ánh chi phí thực tế hoặc chi phí sử dụng quá định mức. Do đó yếu tố khả biến sẽ biến thiên tỷ lệ thuận với mức dịch vụ phục vụ hoặc mức sử dụng vượt định mức. 1.2 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của công ty. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của công ty, là cơ sở để đưa ra các quyết định như: chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược bán hàng v.v… Để thực hiện phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận cần thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách toàn bộ chi phí của công ty thành chi phí khả biến, chi phí bất biến, phải hiểu rõ báo cáo thu nhập theo đảm phí, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích như: 1.2.1 Số dư đảm phí 1.2.1.1 Khái niệm Số dư đảm phí là chênh lệnh giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư đảm phí được dùng để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm. Số dư đảm phí = Doanh số - Chi phí khả biến Tóm lại: Thông qua số dư đảm phí ta được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận. Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 11 1.2.1.2 Số dư đảm phí đơn vị Hay Số dư đảm phí đơn vị = Giá bán đơn vị - Chi phí khả biến đơn vị 1.2.2 Tỉ lệ số dư đảm phí Tỉ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính doanh thu. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm (cũng bằng một đơn vị sản phẩm) Hay: Tỷ lệ số dư đảm phí = 1 – Tỷ lệ chi phí khả biến Tóm lại: Thông qua tỉ lệ số dư đảm phí ta rút ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, mối quan hệ đó là: nếu doanh thu tăng một lượng thì lợi nhuận tăng một lượng bằng doanh thu tăng lên nhân với tỷ lệ số dư đảm phí. 1.2.3 Kết cấu chi phí Kết cấu chi phí là mối quan hệ tỉ trọng của từng loại chi phí khả biến, chi phí bất biến chiếm trong tổng chi phí. Chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, chi phí khả biến chiếm tỷ trọng nhỏ thì số dư đảm phí lớn → nếu tăng, giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng, giảm nhiều hơn. Chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí khả biến chiếm tỷ trọng lớn thì số dư đảm phí nhỏ → nếu tăng, giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng, giảm ít hơn. 1.2.4 Đòn bẩy hoạt động Đòn bẩy – với ý nghĩa thông thường – là công cụ chỉ cho chúng ta thấy rằng chỉ cần một lực nhỏ có thể di chuyển một vật có khối lượng lớn. Đòn bẩy hoạt động chỉ cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu, sản lượng bán ra sẽ tạo ra một tốc độ tăng lớn về lợi nhuận. Một cách tổng quát là: đòn bẩy hoạt động là khái niệm phản ảnh mối quan Doanh thu Tỷ lệ số dư đảm phí = Số dư đảm phí 100% Khối lượng sản phẩm Số dư đảm phí đơn vị = Số dư đảm phí Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 12 hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu, sản lượng bán ra và tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Giả định có hai công ty cùng doanh thu và lợi nhuận, nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau, thì những công ty có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, lợi nhuận tăng lên càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và đòn bẩy hoạt động sẽ lớn hơn. Điều này cho thấy những công ty mà tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn chi phí khả biến thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn hơn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi doanh thu, sản lượng bán. Công thức tính độ lớn đòn bẩy hoạt động Như vậy tại một mức doanh thu, sản lượng cho sẵn sẽ xác định được đòn bẩy hoạt động tại mức doanh thu đó, nếu dự kiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại. Từ đây, ta cũng có thể thấy được, khi sản lượng tăng lên, doanh thu tăng lên, lợi nhuận tăng lên thì độ lớn đòn bẩy hoạt động ngày càng giảm đi. Và đòn bẩy hoạt động lớn nhất khi sản lượng vượt qua điểm hòa vốn. 1.3 PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận. Nó cung cấp cho người quản lý xác định được sản lượng, doanh thu hòa vốn, từ đó xác định vùng lãi, vùng lỗ của công ty. 1.3.1 Khái niệm Điểm hòa vốn (BEP - break even point) là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí hoặc tổng số dư đảm phí bằng tổng chi phí bất biến. Tại điểm doanh thu này, doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ; đó là sự hòa vốn. [1, trang 146] Tốc độ tăng doanh thu (sản lượng bán) Đòn bẩy hoạt động = Tốc độ tăng lợi nhuận > 1 Lợi nhuận Đòn bẩy hoạt động = Số dư đảm phí Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 13 1.3.2 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn [1, trang 147] 1.3.2.1 Thời gian hòa vốn Là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh thường là một năm trong dài hạn. Công thức: Trong đó: 1.3.2.2 Tỷ lệ hòa vốn Còn gọi là tỷ suất hay công suất hòa vốn, là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng khối lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh (giả định giá bán không đổi) Công thức: Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng điểm hòa vốn tức là chất lượng hoạt động kinh doanh. Nó có thể được hiểu là thước đo sự rủi ro. Trong khi thời gian hòa vốn phải càng ngắn càng tốt thì tỷ lệ hòa cũng vậy, càng thấp càng an toàn hơn. 1.3.2.3 Hệ số an toàn Còn gọi là doanh thu an toàn, được xác định như phần chênh lệch giữa doanh thu hoạt động trong kỳ so với doanh thu hòa vốn. Hệ số an toàn = Doanh thu hoạt động – Doanh thu hòa vốn Hệ số an toàn được quyết định bởi cơ cấu chi phí, là một cách nhìn khác về rủi ro của đòn bẩy kinh doanh. Tất nhiên, hệ số an toàn càng cao thì rủi ro càng thấp, và ngược lại. Doanh thu bình quân 1 ngày Thời gian hòa vốn = Doanh thu hòa vốn 360 ngày Doanh thu bình quân 1 ngày = Doanh thu trong kỳ Khối lượng tiêu thụ trong kỳ Tỷ lệ hòa vốn = Khối lượng hòa vốn X 100% Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 14 1.4 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM HÒA VỐN 1.4.1 Phương pháp đại số Ta có: Doanh thu – chi phí = Lợi nhuận Tại điểm hòa vốn, lợi nhuận = 0 → Doanh thu = chi phí Triển khai công thức trên ta được: Khối Giá Khối Biến phí Chi phí lượng bán lượng đơn vị bất biến Suy ra: Doanh thu hòa vốn = Khối lượng hòa vốn X Giá bán 1.4.2 Phương pháp số dư đảm phí Theo khái niệm, tại điểm hòa vốn ta có: Số dư đảm phí = Chi phí bất biến Triển khai công thức: Khối lượng X Số dư đảm phí đơn vị = Chi phí bất biến Như vậy: 1.4.3 Phương pháp đồ thị 1.4.3.1 Phương trình đồ thị Gọi: p: Giá bán; b: Chi phí khả biến đơn vị; a: Chi phí bất biến (định phí); x: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Theo khái niệm, điểm hòa vốn là giao điểm của 2 đường: doanh thu và chi phí Ta đặt: Phương trình doanh thu: RT = pX Giá bán - Biến phí đơn vị Khối lượng hòa vốn = Chi phí bất biến Số dư đảm phí đơn vị Khối lượng hòa vốn = Chi phí bất biến X = X + + Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 15 Phương trình tổng chi phí: CT = a + bX Tại điểm hòa vốn, tổng doanh thu bằng tổng chi phí, ta có thể viết: RT = CT → pX = a + bX Vậy: Gọi p – b = c : Số dư đảm phí Ta có khối lượng tại điểm hòa vốn: Vậy, doanh thu hòa vốn (RB) RB = pX = Trong đó, tỷ số c/p là tỷ lệ số dư đảm phí Ta có thể viết lại công thức: 1.4.3.2 Đồ thị hòa vốn Đồ thị 1: Đồ thị hòa vốn p - b X = a c X = a Số dư đảm phí Doanh thu hòa vốn = Chi phí bất biến c p a = p a c 0 Khối lượng (sản phẩm) Doanh thu, Chi phí (đồng) Định phí Tổng chi phí Doanh thu Vùng lãi Điểm hòa vốn a RB Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 16 Chương 2 ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG 2.1 KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM Hầu hết các tổ chức được chia thành những đơn vị nhỏ hơn - mỗi đơn vị này có những trách nhiệm riêng biệt. Những đơn vị này được gọi bằng những tên khác nhau: khu vực, đơn vị kinh doanh, bộ phận,…đó chính là sự phân cấp quản lý. Mỗi bộ phận có những người chịu trách nhiệm đối với những nhiệm vụ hoặc chức năng quản lý riêng biệt. Các nhà quản lý của tổ chức nên đảm bảo rằng mọi người trong từng bộ phận đang cố gắng hướng đến các mục tiêu chung. Chính vì vậy, kế toán trách nhiệm là 1 hệ thống báo cáo thông tin mà (1) phân loại tài liệu chính theo vùng trách nhiệm trong mỗi tổ chức, (2) báo cáo các hoạt động bao gồm doanh thu và chi phí mà các nhà quản trị có thể kiểm soát. Cũng có thể gọi là kế toán lợi nhuận, 1 hệ thống kế toán trách nhiệm cá nhân hóa các báo cáo kế toán, như 1 trung tâm nhấn mạnh đến trách nhiệm các nhân. [2, trang 164] 2.2 ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ 2.2.1 Đánh giá hiệu quả của các trung tâm đầu tư 2.2.1.1 Suất sinh lời của vốn đầu tư (ROI) [1, trang 250] Các trung tâm đầu tư (investment centers) chịu trách nhiệm không chỉ về lợi nhuận mà còn phải chịu trách nhiệm về vốn đầu tư để tạo ra lợi nhuận đó. Các trung tâm đầu tư được đánh giá là hoạt động hiệu quả khi họ kiếm được lợi nhuận cao trên đồng vốn đầu tư bỏ ra. Để đánh giá thành quả của một trung tâm đầu tư, người ta sử dụng suất sinh lợi trên vốn đầu tư (ROI - Return on Investment). ROI = Lợi nhuận / vốn đầu tư Chúng ta có thể triển khai công thức ROI thành các nhân tố cấu thành như sau: Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 17 * Ý nghĩa: chỉ tiêu ROI cho biết bình quân 1đồng vốn đưa vào hoạt động kinh doanh thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. nếu tai sản được sử dụng có hiệu quả thì thu nhập và ROI sẽ cao và nếu ngược lại thu nhập và ROI sẽ thấp. Như vậy, biện pháp để tăng ROI là tăng các hệ số thành phần trên nhưng không phải bao giờ cả hai cũng đều có thể tăng cùng một lúc. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt trước cơ chế thị trường, thậm chí để tăng một số phải đánh đổi bằng cách giảm hệ số còn lại. Các biện pháp để tăng ROI  Tăng doanh thu  Xem xét chính sách giá bán.  Xem xét chính sách quảng cáo, khuyến mãi, cổ động bán hàng.  Chính sách về sản phẩm: chất lượng, nhãn hiệu…  Chính sách về nghiên cứu & phát triển.  Giảm chi phí: Tăng năng suất để giảm chi phí nhân công, giảm các chi phí bất hợp lý…  Tiết kiệm NVL trong quá trình sản xuất.  Nghiên cứu sử dụng NVL rẻ hơn trong sản xuất.  Tự động hóa qui trình sản xuất để tiết kiệm chi phí lao động.  Giảm vốn động bằng cách sử dụng hợp lý vốn tránh tồn kho ứ đọng.  Cắt giảm tồn kho (hệ thống JIT, các mô hình tồn kho tối ưu).  Đẩy nhanh việc thu hồi nợ phải thu ---> cắt giảm các khoản đầu tư không cần thiết, trả bớt nợ vay. Nói chung, không nên đầu tư quá mức vào vốn lưu động. Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 18 Ưu điểm của ROI:  Đồng nhất với phân tích tỷ lệ sinh lời.  Số đo tương đối nên so sánh được giữa các trung tâm có quy mô, tính chất hoạt động khác nhau.  Khuyến khích mua duy trì tài sản tạo lợi nhuận cao, loại bỏ tài sản không tạo mức lợi nhuận cần thiết. Một số điểm hạn chế của ROI:  Có xu hướng chấp nhận các dự án sinh lãi ngắn hạn hơn dài hạn.  Không phù hợp với cách tính toán các dòng tiền.  Không tính đến thời giá của tiền.  Không hoàn toàn chịu sự điều hành của các nhà quản lý bộ phận. 2.2.1.2 Lợi nhuận thặng dư (RI- Residual Income) [1, trang 256] RI = Lợi nhuận - (Vốn đầu tư X Tỉ lệ lãi suất ấn định) Trong đó, tỉ lệ lãi suất ấn định là chi phí sử dụng vốn hay còn gọi là chi phí cơ hội sử dụng vốn của công ty. Tuy nhiên, RI không phải là chỉ tiêu hoàn hảo. Nó vẫn có nhược điểm nhất định là đã bỏ qua sự so sánh về qui mô hoạt động (hay qui mô đầu tư), dẫn đến kết quả sai lầm, không công bằng. Ví dụ: xét kết quả của hai xí nghiệp sợ và xí nghiệp may trong công ty X Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XÍ NGHIỆP SỢI VÀ XIE NGHIỆP MAI (Đơn vị tính: triệu đồng) Khoản mục Xí nghiệp sợi Xí nghiệp may Chênh lệch Lợi nhuận 80 200 120 Vốn đầu tư 400 1000 600 Tỉ lệ lãi suất ấn định 15% 15% - (-) Số tiền trả lãi ấn định 400x15%=60 1000x15%=150 90 (=) Lợi nhuận thặng dư 80 - 60 = 20 200 – 150 = 50 30 Suất sinh lời vốn đầu tư ROI 20% 20% 0% Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 19 Ta không thể kết luận rằng hiệu quả của xí nghiệp may cao hơn xí nghiệp sợi vì có RI lớn hơn, trong khi có ROI bằng nhau. Chúng không thể so sánh được chỉ bởi vì chúng không cùng qui mô đầu tư. Trong mọi trường hợp, phương án tốt nhất vẫn là phương án kết hợp cả hai chỉ tiêu ROI và RI khi xem xét, đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm đầu tư. 2.2.2 Giá trị tăng thêm (EVA- Economics Value added) Là một thước đo sự hoạt động của doanh nghiệp và nó được xem là thước đo gía trị doanh nghiệp tạo ra đáng tin cậy hơn thước đo thu nhập ròng. Nhờ đó mà chúng ta có thể xác định được mức độ thành công cũng nhu thua lỗ của doanh nghiệp trong một khoản thời gian nào đó một cách chính xác hơn và đơn giãn hơn. Giá trị kinh tế gia tăng EVA cũng là một thước đo hữu ích đối với nhà đầu tư khi muốn xem xét một cách định lượng giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể dùng thước đo EVA để so sánh doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác cùng ngành một cách nhanh chóng. Trong đó: Lãi suất Lãi suất đi Nợ dài Lãi suất sử Thị giá vốn bình quân vay sau thuế hạn dụng vốn CSH CSH (WACC) Ý nghĩa: EVA giúp nhà đầu tư xác định được các doanh nghiệp có khả năng tạo ra giá trị hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu các yếu tố khác đều tương tự nhau, doanh nghiệp nào có EVA cao hơn thường là sẽ tốt hơn so với các doanh nghiệp có EVA thấp hơn hay tệ hơn là EVA âm. Giá trị kinh tế Lợi nhuận Lãi suất Tổng Nợ tăng thêm = sau thuế - bình quân * tài sản - ngắn hạn (EVA) = + + + Nợ dài hạn + Vốn CSH Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 20 MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA RI VÀ EVA:  Lợi nhuận trong công thức tính RI được thay bằng lợi nhuận hoạt động sau thuế.  Tỷ lệ hoàn vốn mong muốn tối thiểu trong công thức tính RI được thay bằng lãi suất bình quân.  Vốn đầu tư trong công thức tính RI được thay bằng phần còn lại của tổng tài sản sau khi trừ đi nợ ngắn hạn. [3, trang 129] Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 21 Chương 3 ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY X THÁNG 12 NĂM 2009 3.1 BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CÔNG TY X THÁNG 12 NĂM 2009 Công ty X là công ty là một công ty thương mại, kinh doanh duy nhất một loại sản phẩm K, ở 3 cửa hàng A, B, C trong tháng 12 năm 2009 có các số liệu liên quan đến sản phẩm này như sau: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Đơn vị: 1,000 đồng Chia ra: CÁC CỬA HÀNG Khoản mục Tổng cộng Doanh nghiệp A B C Doanh số 350,000 175,000 105,000 70,000 Chi phí khả biến, gồm: 147,000 70,000 35,000 42,000 Giá vốn hàng bán 110,000 52,000 26,000 32,000 Vận chuyển 15,000 7,000 4,000 4,000 Bao bì đóng gói 22,000 11,000 5,000 6,000 Số dư đảm phí 203,000 105,000 70,000 28,000 Chi phí bất biến, gồm: 125,000 59,000 30,000 36,000 Lương cố định 50,000 29,500 10,500 10,000 Bảo hiểm xã hội 3,000 2,000 500 500 Quảng cáo 17,000 1,500 6,000 9,500 Khấu hao TSCĐ 5,000 1,000 2,000 2,000 Thuê nhà 20,000 10,000 4,000 6,000 Quản lý chung 30,000 15,000 7,000 8,000 Lãi (lỗ) 78,000 46,000 40,000 (8,000) Với: Chia ra: CÁC CỬA HÀNG Khoản mục Tổng cộng Doanh nghiệp A B C Số sản phẩm 4,231 2,000 1,000 1,231 Giá vốn hàng bán 1000đ/ 1SP 26 26 26 26 Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 22 3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC CỬA HÀNG Khoản mục Cửa hàng A Cửa hàng B Cửa hàng C Lợi nhuận 46,000 40,000 (8,000) Vốn đầu tư 272,000 129,000 65,000 Tỉ lệ lãi suất ấn định 15% 15% 15% (-) Số tiền trả lãi ấn định 40,800 19,350 9,750 (=) Lợi nhuận thặng dư (RI) 5,200 20,650 (17,750) Suất sinh lời vốn đầu tư (ROI) 17% 31% -12% Lợi nhuận do cửa hàng A, B mang lại là 86,000, nhưng cửa hàng C lỗ 8,000 nên lợi nhuận của toàn công ty là 78,000 Câu hỏi đặc ra là có nên đóng cửa cửa hàng C không? và làm thế nào để tăng ROI của cửa hàng C? Phân tích: Tập trung vào các chi phí có thể tránh được và không thể tránh được của chi phí bất biến khi ra quyết định. Với các chi phí bất biến nêu trên, những chi phí không thể tránh được là: Khấu hao tài sản cố định, thuê nhà, chi phí quản lý chung, vậy thì: - Nếu đóng cửa cửa hàng C, thoạt đầu ta thấy giảm lỗ 8,000, nhưng vẫn phải chi các khoản khấu hao tài sản cố định, thuê nhà, chi phí quản lý chung là: 16,000 (=2,000+6,000+8,000) vì vậy lợi nhuận của toàn công ty sẽ phải giảm đi 8,000 (= -16,000+8,000) - Hoặc nhìn góc cạnh khác, ta thấy rằng, khi đóng cửa cửa hàng C, ta sẽ tiết kiệm các chi phí có thể tránh được là 20,000, gồm: lương, quảng cáo, bảo hiểm xã hội, nhưng phải mất đi số dư đảm phí là 28,000. Do đó, lợi nhuận của toàn công ty sẽ phải giảm đi 8,000 (= - 28,000 + 20,000) Quyết định sẽ nên là: duy trì cửa hàng C, và tìm biện pháp tăng trưởng thêm doanh thu. Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 23 KẾT LUẬN Qua việc phân tích thành quả hoạt động của một xí nghiệp sản xuất, giữa các xí nghiệp hoặc sản phẩm nào đó của một công ty bằng các phương pháp của kế toán quản trị sẽ giúp cho nhà quản trị ra quyết định tiếp tục cho hoạt động xí nghiệp, hay tiếp tục kinh doanh một sản phẩm,…Chứ không phải chỉ thấy một xí nghiệp hay một sản phẩm bị lỗ thì cho ngừng ngay lại. Phân tích hiệu quả hoạt động sẽ giúp cho nhà quản trị đánh giá được tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, lợi nhuận còn lại, giá trị tăng thêm và từ đó so sánh giữa các đơn vị kinh doanh trong công ty, giữa các sản phẩm kinh doanh của công ty để tập trung vào những bộ phận, sản phẩm có khả năng sinh lợi cao hơn. Đây là điều rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Tuy nhiên điều quan trọng hơn nhiều là việc thu thập số liệu, để có thế đánh giá đúng hiệu quả của nó nhà quản trị phải xây dựng một hệ thống kế toán quản trị ngay từ đầu để các nhân viên kế toán thực hiện được kịp thời và hiệu quả. Chuyên đề 5: Đánh giá thành quả hoạt động Môn: Kế toán quản trị GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh Trang 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tấn Bình (2003), Kế toán quản trị, Nxb Đại học Quốc gia TP. HCM; 2. Phan Đức Dũng (2008), Kế toán quản trị, Nxb Thống kê 3. Bùi Văn Trịnh (2010), Bài giảng kế toán quản trị; 4. Trường Đại học kinh tế TP. HCM – Khoa Kế toán Kiểm toán - Bộ môn Kế toán Quản trị - Phân tích Kinh doanh (2004), Kế toán Quản trị, Nxb Thống kê.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá thành quả hoạt động.pdf
Luận văn liên quan