LỜI MỞ ĐẦU
Công ty phát triển công nghệ và thiết bị Mỏ là một công ty sản xuất, kinh doanh, sản phẩm chính là sản xuất quặng Manhetít cung cấp cho các nhà máy tuyển than tại Việt Nam. Trải qua hơn 10 năm hoạt động, công ty luôn đứng vững và dần dần đã chứng tỏ được vị thế của mình trong nền kinh tế đất nước. Đóng góp vào sự thành công chung của công ty có một phần rất quan trọng đó là công tác kế toán của đơn vị. Với lý do đó em đã chọn công tác kế toán của công ty làm báo cáo thực tập tổng hợp của mình.
Kết cấu của báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần chính:
- Phần I: Khái quát chung hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty
- Phần II: Thực tế tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty
- Phần III: Đánh giá thực tế tổ chức hạch toán kế toán tại công ty
67 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2330 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực tế tổ chức hạch toán kế toán tại công ty phát triển công nghệ và thiết bị Mỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng các báo cáo nội bộ cho nhu cầu quản lý
PHẦN 2: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ MỎ.
2.1. Một số vấn đề chung về công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty phát triển công nghệ và thiết bị Mỏ.
2.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Đối tượng hạch toán chi phí liên quan trực tiếp đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành vì nó là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng ảnh hưởng tới tính chính xác của thông tin kế toán cung cấpquá trình tập hợp chi phí sản xuất.
Tại công ty phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ, kế toán xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và là sản phẩm do từng phân xưởng sản xuất ra.
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng trên mỗi dây chuyền sản xuất. Đối tượng tính giá thành là căn cứ để nhân viên kế toán mở thẻ tính giá thành, tổ chức giá thành theo từng sản phẩm.
2.1.2. Phương pháp hạch toán và tính giá thành sản phẩm.
2.1.2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng kế toán chi phí.
* Phân loại chi phí
- Phân loại theo yếu tố chi phí.
Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu thống nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc lập, kiểm tra và phân tích, dự toán chi phí.
+ Yếu tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là thành phần chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu chính bao gồm Quặng Manhêtít (Fe3O4) tiêu chuẩn hàm lượng từ ≥ 90%, cỡ hạt mịn ≤ 0.1mm, độ ẩm 10%.
Chi phí nhiên liệu: được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ.
+ Yếu tố động lực: toàn bộ điện năng tiêu hao được sử dụng trong quá trình sản xuất.
+ Yếu tố công cụ dụng cụ: Công cụ dụng cụ được sử dụng trong sản xuất kinh doanh (bảo hộ lao động và các công cụ dụng cụ khác).
+ Yếu tố tiền lương và các khoản thu nhập khác.
+ Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: được trích theo tỷ lệ hiện hành. BHXH 15% tính trên qũy lương cơ bản, 2% BHYT tính trên quỹ lương cơ bản, 2% tính trên quỹ lương thực tế của đơn vị.
+ Yếu tố khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng trong sản xuất kinh doanh trong kỳ.
+ Yếu tố dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng trong sản xuất kinh doanh (vận chuyển, nước dùng...)
+ Yếu tố chi phí khác bằng tiền.
- Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.
Theo cách phân loại này, chi phí được chia làm khoản mục.
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản lương, các khoản chi BHXH, BHYT, KPCĐ.
+ Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí cần thiết còn lại như chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền,...
* Công tác quản lý chi phí sản xuất.
Việc quản lý chi phí sản xuất luôn là vấn đề hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Quản lý tốt chi phí sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại công ty phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được quản lý theo định mức cụ thể như sau:
Loại vật liệu
ĐVT
Định mức (1 tấn)
Quặng thô
Tấn
1.1
1.15
Bi thép
Kg
1
3.3
Bao bì
- Sản phẩm khô
- Sản phẩm ướt
Cái
21
1.5
21
1.5
Chi phí nhân công trực tiếp được quản lý dựa trên quyết định giao khoán chi phí sản xuất Manhêtít, đươn giá tiền lương và doanh thu tiêu thụ đạt được.
* Trình tự kế toán chi phí sản xuất.
Trình tự kế toán chi phí sản xuất tại công ty phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ được thực hiện qua các bước cơ bản sau:
- Tập hợp chi phí cho từng đối tượng
- Tính toán và phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan
- Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
- Áp dụng kĩ thuật tính giá
2.1.2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Công ty phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số qui đổi để quy đổi các loại sản phẩm gốc, rồi từ đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Giá thành đơn vị sản
=
Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm
phẩm gốc
Tổng số sản phẩm gốc
Giá thành đơn vị sản
=
Giá thành đơn vị
X
Hệ số quy đổi từng
phẩm từng loại
sản phẩm gốc
loại sản phẩm
Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm
=
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Tổng CPSX phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
2.2. Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty.
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
* Tài khoản sử dụng.
Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho do đó sử dụng tài khoản 621 "chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Công dụng và kết cấu của tài khoản như sau:
- Công dụng: Tập hợp và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành sản phẩm.
- Kết cấu:
+ Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Bên Có: Phản ánh giá trị nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập kho.
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành.
+ TK 621 không có số dư cuối kì và được mở chi tiết cho từng phân xưởng.
TK 621 - PX Manhêtít
TK 621 - TNHCTB Điện
* Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Đặc điểm nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ.
Nguyên vật liệu trực tiếp là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là thành phần chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu sản xuất bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ.
Nguyên vật liệu chính bao gồm: Quặng Manhêtít (Fe3O4) tiêu chuẩn về hàm lượng từ ≥ 90% cỡ hạt mịn ≤ 0.1mm ≥ 95%, độ ẩm 10%.
Nguyên vật liệu phụ bao gồm bi thép, bao bì, dây buộc, hoá chất xử lý nước thải, than củi cho lò sấy quặng, dầu quặng, dầu nhờn…những vật liệu này kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thành sản phẩm.
Hàng năm, nguyên liệu được công ty mua về theo kế hoạch căn cứ vào các hợp đồng kinh tế đã ký kết với nhà cung cấp. Nguyên liệu mua về đều phải kiểm tra chất lượng trước khi nhập kho.
Việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất được áp dụng theo phương pháp nhập trước xuất trước.
Theo phương pháp này, nguyên vật liệu nhập kho trước được xuất trước, nguyên vật liệu nhập kho sau được xuất kho sau theo giá thực tế của lô hàng.
- Cơ sở hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Khi xuất nguyên vật liệu xuất kho cho sản xuất.
Nợ TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Có TK 152: Giá trị NVL xuất kho
Trường hợp xuất vật tư thừa
Nợ TK 152: Giá trị NVL thừa nhập kho
Có TK 621: Giá trị NVL thừa nhập kho
- Chứng từ sử dụng.
Chứng từ sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các phiếu xuất kho nguyên vật liệu, bảng kê chi tiết nguyên vật liệu xuất kho, bảng nhập xuất tồn, bảng phân bổ nguyên vật liệu, sổ chi tiết, sổ cái.
Khi phát sinh nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, thủ kho tiến hành lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu và ghi cao thẻ kho để theo dõi tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu.
BIỂU SỐ 1
Viện khoa học CN Mỏ
Công ty phát triển CNTB Mỏ
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 3 tháng 12/2007
Nợ TK 621 …..Số: 135
Có TK 152
Họ tên người nhận hàng: Hà Văn Thông, Địa chỉ: PX Manhêtít
Lý do xuất kho: Phục vụ sản xuất
Xuất tại kho Địa điểm
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm hàng hoá
Mã số
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Quặng Thô
Tấn
25.466
759.333
19.337.174
Cộng
25.466
19.337.174
- Tổng số tiền: Mười chín triệu ba trăm ba bảy nghìn một trăm bảy tư đồng.
- Số chứng từ gốc kèm theo
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
Định kì, thủ kho chuyển các phiếu xuất kho về phòng kế toán công ty, tại phòng kế toán, căn cứ vào phiếu xuất kho nhận được kế toán vật tư tiến hành lập bảng kê chi tiết nguyên vật liệu xuất kho.
BIỂU SỐ 2
Viện khoa học CN Mỏ
Công ty phát triển CNTB Mỏ
BẢNG KÊ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU XUẤT TRONG KÌ
Tháng 12 năm 2007
STT
Phiếu xuất
Nội dung
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
S.P
Ngày, tháng
A
Cộng xuất quặng thô
Tấn
865.317
759.333
657.063.754
1
135
03.12
Xuất quặng thô
Tấn
25.466
759.333
19.337.174
2
136
04.12
Xuất quặng thô
Tấn
1.886
759.333
1.432.102
…
B
Cộng xuất bao bì
Cái
13.400
1.445,45
19.369.170
…
C
Bao bì phế liệu
Cái
800
850
645.515
...
D
Bi thép
Kg
105
8.441
886.305
E
Cộng chỉ khâu
Kg
10,4
55.000
572.000
F
Vôi cục
Tấn
01
800.000
800.000
...
G
Búa nghiền
Cái
39
30.000
1.170.000
...
H
Vật tư
Cái
2.500.000
2.500.000
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
1.781.570.380
Người lập Kế toán tổng hợp TP kế toán
Cuối tháng, căn cứ vào bảng kê chi tiết nguyên vật liệu xuất kho, kế toán tiến hành lập bảng kê nhập xuất tồn nguyên vật liệu và bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
BIỂU SỐ 3
Viện khoa học CN Mỏ
Công ty phát triển CNTB Mỏ
BẢNG KÊ CHI TIẾT NHẬP - XUẤT - TỒN NVL
Tháng 12 năm 2007
Đơn vị tính: Đồng
STT
Tên vật tư
Đơn vị tính
Tồn đầu kì
Nhập trong kì
Xuất trong kì
Tồn cuối kì
SL
Đơn giá
Thành tiền
SL
Đơn giá
Thành tiền
SL
Đơn giá
Thành tiền
SL
Đơn giá
Thành tiền
1
Quặng thô
Tấn
1.512.169
759.333
1.148.239.897
989,290
781.002
772.637.773
865.317
759.333
657.063.754
1.636.142
772.435
1.263.813.916
2
Bao bì PP
47 x 72
Cái
25.462
1.445,45
36.804.048
13.400
1.445,45
19.369.170
12.062
1.445,45
17.435.018
3
...
...
...
Tổng cộng
1.226.485.501
1.895.345.804
1.781.570.380
1.320.260.925
BIỂU SỐ 4
Viện khoa học CN Mỏ
Công ty phát triển CNTB Mỏ
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU
Tháng 12 năm 2007
STT
TK Ghi Có
TK 152 - Chi tiết nguyên vật liệu
TK ghi Nợ
Manhêtít
Bao bì
Bi thép
Chỉ khâu
Phụ tùng
VL điện
Vôi, than
Búa nghiền
Tổng cộng
1.781.570.380
I
Nguyên vật liệu trực tiếp
657.063.754
20.014.685
886.305
572.000
2.500.000
1.116.063.636
800.000
1.170.000
1.779.070.380
TK 621 - PX MHT
657.063.754
20.014.685
886.305
572.000
800.000
1.170.000
680.506.744
TK 621 - PX TNHC Điện
1.116.063.636
1.116.063.636
....
II
NVL quản lý phân xưởng
2.500.000
2.500.000
III
NVL xuất bán
0
IV
NVL phục vụ bán hàng
0
V
NVL quản lý công ty
0
Kế toán căn cứ bảng phân bổ nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán lập bảng kê số 4 "Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng". Số ghi trên bảng kê số 4 là số tổng cộng dòng TK 621, PX Manhêtít trên bảng phân bổ nguyên vật liệu.
Biểu số 5
(Trích bảng kê số 4)
Viện khoa học CN Mỏ
Công ty phát triển CNTB Mỏ
Bảng kê 4
(Trích)
TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHÂN XƯỞNG
STT
TK Ghi Có
TK 152
...
TK 621
...
Cộng
TK Ghi Nợ
1
TK 154
1.779.070.380
3.924.619.669
- PX MHT
680.506.744
877.511.547
- PX TNHC điện
...
2
TK 621
1.779.070.380
1.779.070.380
- PX MHT
680.506.744
680.506.744
- PX TNHC điện
3
TK 622
855.049.100
....
4
TK 627
1.290.500.189
....
Cộng
1.781.570.380
1.781.570.380
Như vậy, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất sản phẩm tháng 12 năm 2007 là 1.781.570.380 đồng, trong đó PX Manhêtít là 680.506.744 đồng.
Số liệu trên bảng kê số 4 được ghi vào Nhật kí chứng từ số 7. Căn cứ vào dòng cộng Nợ TK 621 trên bảng kê số 4 để xác định số tổng Nợ của tài khoản này trên Nhật ký chứng từ số 7.
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp độc hại, phụ cấp làm thê giờ...). Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với tiền lương của công nhân sản xuất.
* Tài khoản sử dụng.
Công ty sử dụng tài khoản "chi phí nhân công trực tiếp" để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Công dụng và kết cấu của tài khoản như sau:
- Công dụng: tài khoản này sử dụng để tập hợp và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành sản phẩm.
- Kết cấu:
+ Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
+ Bên Có: kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành
Tài khoản không có số dư cuối kì và được mở chi tiết cho từng phân xưởng.
TK 622 - PX Manhêtít
TK 622 - TNHCTB Điện
* Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
- Đặc điểm và cách tính lương.
công ty phát triển công nghệ và thiết bị Mỏ căn cứ theo quy định của nhà nước và áp dụng trong điều kiện cụ thể của công ty. công ty áp dụng tính lương theo sản phẩm và tính lương theo thời gian.
Cách tính lương của công ty như sau:
+ Hàng tháng, căn cứ vào biên bản nghiệm thu sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kì kế toán tính ra tổng quỹ lương phải trả cho người lao động trực tiếp và lao động gián tiếp của phân xưởng.
Tổng quỹ lương = Doanh thu x đơn giá tiền lương.
+ Tiền lương của công nhân trực tiếp được chia thành lương thời gian và lương sản phẩm.
Lương sản phẩm: trong tháng, căn cứ vào khối lượng, chất lượng sản phẩm hoàn thành của từng cá nhân trong tháng để bình công. Căn cứ bảng chấm và hệ số đóng góp thực tế của từng người, ta tính như sau:
Lương công nhân trực tiếp = (Tổng quỹ lương/ Tổng hệ số) x tổng số công hưởng lương sản phẩm trong tháng x Hệ số lương từng người.
Lương thời gian được tính như sau:
Lương thời gian = (Hệ số lương theo quy định của nhà nước x mức lương tối thiểu) x 26 công x số công tính theo thời gian.
Các chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn phải nộp cho nhà nước bằng 19% lương.
Bảo hiểm xã hội: 15%.
Bảo hiểm y tế: 2%
Kinh phí công đoàn: 2%
BHXH, BHYT, KPCĐ phải nộp = Số CN x hệ số bình quân x Mức lương cơ bản x 19%.
- Cơ sở hạch toán.
+ Khi phản ánh số tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Nợ TK 622 (chi tiết theo đối tượng): tập hợp chi phí thực tế.
Có TK 334: Tổng số tiền phải trả cho công nhân trực tiếp
+ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
Nợ TK 622 (chi tiết theo đối tượng): tập hợp chi phí thực tế.
Có TK 338 (3382, 3383, 3384).
- Chứng từ sử dụng
Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, bảng kê trích nộp các khoản theo lương, và bảo hiểm xã hội...
Áp dụng cách tính lương ở trên, cuối tháng kế toán lập bảng tính lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
BIỂU SỐ 6:
Viện khoa học CN Mỏ
Công ty phát triển CNTB Mỏ
BẢNG TÍNH XÁC ĐỊNH LƯƠNG PHẢI TRẢ CBCNV THÁNG 12 NĂM 2007
STT
Nội dung
Doanh thu lũy kế
Đơn giá
Lương theo doanh thu
Lương ứng theo SP đang trên đường TT T12
Cộng
Phân nguồn
Lương đã trích vào giá thành 11 tháng năm 2007
Còn trích T12/2007
I
Điện
...
1.014.245.570
121.657.341
II
Manhêtít
7.971.075.250
1.135.902.910
0
1.135.902.910
1.135.902.910
616.661.306
73.967.663
1
TTSX
1.093.206.887
196
214.268.550
0
214.268.550
690.628.970
194.735.149
23.358.209
2
QLPX
6.877.868.363
134
921.634.361
0
921.634.361
218.093.359
202.849.114
24.331.468
3
Quản lý
217.180.582
4
Quỹ dự phòng
5
Quỹ thưởng
III
...
Cộng
22.341.047.610
5.682.065.296
5.752.094.962
5.780.505.624
4.739.667.857
1.040.837.766
BIỂU SỐ 7
Viện khoa học CN Mỏ
Công ty phát triển CNTB Mỏ
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM
Tháng 12/2007
STT
Đối tượng sử dụng
Ghi có TK 334
Ghi có TK 338
Tổng cộng
Lương
Các khoản khác
Cộng có TK 334
BHXH
BHYT
KPCĐ
KPHĐ Đảng
334
Cộng có
1
TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp
830.876.374
830.876.374
24.172.726
855.049.100
- PX MHT
73.967.663
73.967.663
1.681.531
224.205
1.478.604
3.384.340
77.352.003
- PX TNHC điện
...
2
TK 627 - chi phí sản xuất chung
206.745.834
206.745.834
6.043.181
- PX MHT
23.358.209
23.358.209
532.131
70.951
467.913
1.070.995
24.429.204
- PX TNHC điện
...
...
...
...
....
...
....
...
....
...
...
3
....
...
...
...
Tổng cộng
1.040.837.766
16.501.333
1.057.339.099
16.344.256
2.135.696
20.771.909
13.799.160
53.051.021
1.110.390.120
Như vậy, chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất sản phẩm của công ty tháng 12 năm 2007 là 855.049.100 đồng và tại PX Manhêtít là 77.352.003 đồng.
Kế toán căn cứ bảng phân bổ tiền lương và BHXH lập bảng kê số 4 "tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng. Số ghi trên bảng kê số 4 là tổng cộng dòng TK 622 PX Manhêtít trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Số liệu trên bảng kê số 4 được đưa vào Nhật ký chứng từ số 7.
BIỂU SỐ 8
(Trích bảng kê số 4)
Viện khoa học CN Mỏ
Công ty phát triển CN TB Mỏ
Bảng kê 4
(Trích)
TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHÂN XƯỞNG
Tháng 12/ 2007
STT
TK Ghi có
TK 334
TK 338
...
TK 622
...
Cộng
TK Ghi Nợ
1
TK 154
861.092.281
3.924.619.669
- PX MHT
77.352.003
877.511.547
- PX TNHC điện
2
TK 621
...
3
TK 622
830.876.374
30.215.907
855.049.100
- PX MHT
73.967.663
3.384.340
77.352.003
- PX TNHC điện
4
TK 627
1.290.500.189
...
Cộng
1.037.622.208
30.215.907
855.049.100
3.924.619.669
2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm không bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
* Tài khoản sử dụng.
Công ty sử dụng tài khoản 627 " Chi phí sản xuất chung" để tập hợp chi phí sản xuất chung sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Công cụ và kết cấu của tài khoản này như sau:
- Công dụng: Tập hợp và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào giá thành sản phẩm.
Kết cấu:
+ Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung.
+ Bên có: Phản ánh các khoản giảm trừ chi phí sản xuất chung.
Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào giá thành.
+ TK 627 không có số dư cuối kì và được mở chi tiết thành từng tàI khoản sau:
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng.
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất.
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoàI
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
* Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ bao gồm:
- Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: tiền lương và các khoản trích theo lương.
Lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng và cách tính BHXH, BHYT, KPCĐ tương tự như của công nhân trực tiếp sản xuất.
Tính ra, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng của công ty tháng 12 năm 2007 là 236.961.741 đồng và tại PX Manhêtít là 24.429.204 đồng.
Kế toán căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH để ghi vào bảng kê số 4.
- Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu xuất dùng cho các hoạt động chung của phân xưởng như: xuất sửa chữa, xuất quản lý…
Cơ sở hạch toán của nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất chung của phân xưởng giống như hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tính ra, chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất chung của toàn công ty tháng 12 năm 2007 là 2.500.000 đồng, trong đó tại PX Manhêtít là 2.500.000 đồng.
- Chi phí công cụ dụng cụ.
Các loại công cụ dụng cụ cho sản xuất: Thiết bị lẫy mẫu, máy khâu bao, thiết bị kiểm nhiệt…
Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ dụng cụ và từ đó tiến hành lập bảng phân bổ công cụ dụng cụ để ghi vào bảng kê số 4. Công ty áp dụng phương pháp phân bổ 1 lần vào chi phí sản phẩm.
Tính ra chi phí công cụ dùng trong sản xuất của công ty tháng 12 năm 2007 là 127.096.200 đồng trong đó tại PX Manhê tít là 708.200 đồng.
- Chi phí khấu hao TSCĐ.
Phương pháp tính khâu hao được áp dụng trong công ty là phương pháp khấu hao đều.
Mức khấu hao hàng năm của 1 TSCĐ được tính theo công thức sau;
Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ/ số năm sử dụng.
=+ -
Kế toán căn cứ vào sổ TSCĐ để lập bảng tính và phân bổ khấu hao. Sổ TSCĐ này dùng để theo dõi TSCĐ của toàn công ty.
Chi phí khấu hao được tập hợp vào bảng kê số 4 và là căn cứ lập Nhật ký chứng từ số 7.
Tính ra chi phí khấu hao của máy móc thiết bị toàn doanh nghiệp là 47.189.049 đồng, trong đó phục vụ sản xuất của công ty tháng 12 năm 2007 là 31.599.666, tại PX Manhêtít là 20.642.316 đồng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài như: chi phí nhiên liệu, chi phí động lực.
Kế toán căn cứ vào các Nhật ký chứng từ liên quan: NKCT số 5 cột phát sịnh Nợ TK 627 để theo dõi chi phí dịch vụ mua ngoài và ghi vào bảng kê số 4 rồi vào Nhật kí chứng từ số 7.
Chi phí dịch vụ mua ngoài cho toàn doanh nghiệp tháng 12 năm 2007 (NKCT 5, biểu số 12) là 191.036.762 đồng. Sau khi phân bổ thì chi phí tại Px Manhêtít là 57.354.446 đồng.
- Chi phí khác bằng tiền: Các chi phí khác bằng tiền được tính vào khoản mục chi phí sản xuất chung ở công ty bao gồm: chi phí bồi dưỡng ca đêm, chi phí sửa chữa nhỏ máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất…
Kế toán căn cứ các Nhật kí chứng từ số 1, cột phát sinh Nợ TK 627 để theo dõi chi phí sản xuất chung phát sinh bằng tiền và ghi vào bảng kê số 4 rồi sau đó vào Nhật kí chứng từ số 7.
Chi phí khác bằng tiền phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty tháng 12 năm 2007 là 725.208.546 đồng trong đó PX Manhêtít là 14.018.634 đồng (NKCT số 1, biểu số 11).
Như vậy, tổng chi phí sản xuất chung toàn doanh nghiệp tháng 12 năm 2007 là 1.290.500.189 đồng trong đó tại Px Manhêtít là 119.652.800 đồng.
BIỂU SỐ 9
Viện khoa học Cn Mỏ
Công ty Phát triển CN TB Mỏ
BẢNG PHÂN BỔ CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Tháng 12 năm 2007
Đơn vị tính: Đồng
STT
TK ghi Có
TK 153
TK142
TK242
Cộng
Ghi chú
TK ghi Nợ
BHLĐ
CCDC
CCDC
A
TK 627: Chi phí sản xuất chung
708.200
126.388.000
0
0
127.096.200
1
PX Manhêtít
708.200
708.200
2
PX Điện
126.388.000
126.388.000
B
TK 641: Chi phí bán hàng
C
Chi phí quản lý doanh nghiệp
11.088.000
120.000
0
0
11.208.000
1
Phân bổ CCDC phục vụ quản lý
120.000
120.000
2
Phân bổ BHLĐ phục vụ quản lý
11.088.000
11.088.000
TỔNG CỘNG
1.796.200
126.508.000
0
0
138.304.200
BIỂU SỐ 11
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1
(Trích)
Ghi Có TK 111- Tiền mặt
Tháng 12 năm 2007.
STT
Ngày
Ghi Có TK 111 ghi Nợ các tài khoản
………….
627 (PX Man)
…………
Cộng có TK 111
1
01/ 12/ 2007
3.245.000
2
07/ 12/ 2007
4.650.000
28/ 12/ 2007
8
2.500.000
Tổng
14.018.634
BIỂU SỐ 12
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 5
(Trích)
Ghi Có TK 331- Phải trả người bán
Tháng 12 năm 2007.
STT
Tên đơn vị
(Người bán)
Số dư Nợ đầu
tháng
Ghi Có TK 331, Ghi Nợ TK
Ghi
Nợ TK 331
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
…
TK 627
…
…
…
1
Điện lực
150.221.358
2
Công ty cấp nước
40.815.404
Cộng
191.036.762
2.2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất.
Các chi phí sản xuất sau khi được tập hợp xong được tập hợp lại, phản ánh chi phí sản xuất sản phẩm.
2.2.4.1. Tài khoản sử dụng.
TK 154 " Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang".
- Công dụng: Tổng hợp và xác định giá thành sản phẩm hoàn thành.
- Kết cấu:
+ Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh.
+ Bên Có: Phản ánh giá trị phế liệu thu hồi trong sản xuất.
Phản ánh giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
Phản ánh giá thành sản phẩm dịch vụ hoàn thành.
Dư nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kì.
Tài khoản 154 được mở chi tiết cho toàn phân xưởng.
2.2.4.2. Hạch toán tổng hợp chi phí
Toàn bộ chi phí phát sinh tại phân xưởng đã được tập hợp theo từng khoản mục 621. 622, 627. Sau đó tập hợp lại, kế toán dùng tài khoản 154.
Nợ TK 154 : 1.779.070.380
154- PX MHT : 680.506.744
154- PXTNHC Điện : …
Có TK 621 : 1.779.070.380
Nợ TK 154 : 855.049.100
154- PX MHT : 77.352.003
154- PX TNHC Điện : …
Có TK 622 : 855.049.100
Nợ TK 154 : 1.290.500.189
154- PX MHT : 119.652.800
154- PXTNHC Điện : …
Có TK 627 : 1.290.500.189
2.3. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang.
Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm cuối mỗi tháng đại diện phòng kế hoạch, vật tư, kế toán và phân xưởng sản xuất tiến hành nghiệm thu sản phẩm hoàn thành và đánh giá sản phẩm dở dang.
Sản phẩm dở dang cuối kì được tính theo chi phí nguyên vật liệu chính.
Giá trị SPDD
=
CPNVL DD đầu kỳ + CP NVLC PS trong kỳ
X
SL SPDD
cuối kỳ
SL TP nhập kho + SL SPDD cuối kỳ
cuối kỳ
Cuối tháng căn cứ vào biên bản nghiệm thu sản phẩm có xác nhận của đại diện phân xưởng, phòng kế hoạch vật tư, phòng kế toán, kế toán tiến hành lập bảng sản lượng quặng nhập kho trong tháng.
BIỂU SỐ 15
BẢNG TÍNH SẢN LƯỢNG QUẶNG NHẬP KHO TRONG KÌ
Nội dung
Siêu mịn (Tấn)
Mịn (Tấn)
Tổng
Số lượng TP dở dang đầu kì
100.000
8.000
108.000
Số lượng Tp hoàn thành trong kì
558.975
83.118
642.094
Số lượng TP dở dang cuối kỳ
34.000
7.800
41.800
2.4. Tính giá thành sản phẩm.
Theo phương pháp hệ số, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số qui đổi để qui đổi các loại sản phẩm gốc
BIỂU SỐ 16
Bảng tính SL quy đổi
Hệ số quy đổi thành sản phẩm SM/ M: 1.22
TP nhập kho trong kì
ĐVT
SL Nhập trong kì
SL nhập qui đổi TP siêu mịn
Quặng mịn
Tấn
558.980
458.176
Quặng siêu mịn
Tấn
83.119
83.119
Tổng số
642.099
541.295
Sau đó sử dụng các công thức sau để tính ra giá thành sản phẩm.
= + -
=
= X
Căn cứ vào bảng tính sản lượng quặng nhập kho trong kì, các bảng phân bổ, bảng kê số 4, ta lâp thẻ tính giá thành sản phẩm.
Bieu so 17
Trong đó,
Giá trị SPDD cuối kì = x
= x 41.800
= 45.003.152 đồng.
= + -
= 79.237.343 + 877.511.547 - 45.033.152
= 911.746.067 đồng
=
=
= 1684.379 đồng.
= X
Hệ số qui đổi giá thành sản xuất SM/ M là 1.22
Như vậy giá thành 1 tấn quặng siêu mịn là 1684.379 đồng.
Giá thành 1 tấn quặng mịn = = 1380.638 đồng.
Số liệu tổng hợp của bảng kê số 4 và các loại sổ, thẻ chi tiết được dùng làm căn cứ lập Nhật kí chứng từ số 7.
BIỂU SỐ 18
BIỂU SỐ 19
Viện khoa học Cn Mỏ
Công ty Phát triển CN TB Mỏ
SỔ CÁI TK 621: CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có TK, đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
…
Tháng 12
Tổng cộng
TK 152
1.779.070.380
Tổng phát sinh Nợ
1.779.070.380
Tổng phát sinh Có
1.779.070.380
…
Số dư cuối tháng:
Nợ
0
Có
Người lập biểu
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Kế toán trưởng
BIỂU SỐ 20
Viện khoa học Cn Mỏ
Công ty Phát triển CN TB Mỏ
SỔ CÁI TK 622: CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có TK, đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
…
Tháng 12
Tổng cộng
TK 334
830.876.374
TK 338
24.172.726
Tổng phát sinh Nợ
855.049.100
Tổng phát sinh Có
855.049.100
…
Số dư cuối tháng: Nợ
0
Có
Người lập biểu
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Kế toán trưởng
BIỂU SỐ 21
Viện khoa học Cn Mỏ
Công ty Phát triển CN TB Mỏ
SỔ CÁI TK 627: CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có TK, đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
…
Tháng 12
Tổng cộng
TK 152
2.500.000
TK 153
127.096.200
TK 241
31.599.666
TK 334
206.745.834
TK 338
6.043.181
……..
…..
Tổng phát sinh Nợ
1.290.500.189
Tổng phát sinh Có
1.290.500.189
…
Số dư cuối tháng: Nợ
0
Có
Người lập biểu
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Kế toán trưởng
BIỂU SỐ 22
Viện khoa học Cn Mỏ
Công ty Phát triển CN TB Mỏ
SỔ CÁI TK 154: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG.
Số dư đầu năm
Nợ
Có
34.666.000
Ghi Có TK, đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
…
tháng 11
Tháng 12
Tổng cộng
TK 155
TK 621
1.779.070.380
9.123.457.797
TK 622
855.049.100
3.706.825.693
TK 627
1.290.500.189
4.745.864.704
Tổng phát sinh Nợ
3.924.619.669
17.576.158.194
Tổng phát sinh Có
…
3.582.636.857
17.268.841.382
Số dư cuối tháng: Nợ
341.982.812
341.982.812
Số dư cuối tháng: Có
Người lập biểu
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Kế toán trưởng
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ MỎ.
3.1. Đánh giá công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
3.1.1. Ưu điểm.
3.1.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty.
Được thành lập từ những năm 1998 đến nay, trải qua gần 10 năm hoạt động, Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước. Có được thành tựu đó, trước hết là do ưu điểm của tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, các phòng ban chức năng, các phân xưởng sản xuất đều có chức năng nhiệm vụ xác định, đảm bảo mọi hoạt động sản xuất và quy trình làm việc được thực hiện một cách thống nhất, khoa học, có hiệu quả cao, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt.
Ban Giám đốc là những người có trình độ cao, năng lực quản lý điều hành, luôn gương mẫn tận tâm với công việc. Bên cạnh đó, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng nên việc điều hành rất thuận lợi cho sự Giám đốc công ty.
Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ có chính sách nhân sự tốt, đảm bảo được đời sống của các cán bộ công nhân viên trong công ty, có những chính sách khuyến khích người lao động làm việc.
Xác định được tầm quan trọng của việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và nâng cao tay nghề cho công nhân viên, công ty thường xuyên đầu tư các máy móc thiết bị kỹ thuật cần thiết và tổ chức đào tạo chuyên môn cho cán bộ công nhân viêc trong công ty.
3.1.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán.
Công tác kế toán giữ một vị trí quan trọng trong việc tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ áp dụng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán của công ty nên đã đảm bảo được công tác cung cấp thông tin cho quản lý một cách hệ thống và kịp thời, tham mưu, giúp cho lãnh đạo công ty các mặt liên quan đến công tác tài chính, kế toán.
Tại phòng Tài chính kế toán số liệu được cấp nhật hàng ngày, căn cứ vào đó kế toán lập ra các báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính vào cuối kì. Ngoài ra, phòng còn thực hiện nghiệp vụ thanh toán với khách hàng, thanh toán nội bộ, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, đề xuất thực hiện phân phối lợi nhuận.
Bộ máy kế toán của Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ được tổ chức hợp lý. Bộ máy gồm có 6 người và có sự phân công nhiệm vụ tách bạch và rõ ràng theo từng phần hành: Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp, Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, Kế toán NVL và TSCĐ, Kế toán thuế kiêm thủ quỹ, Kế toán công nợ khách hàng và tiền lương. Mỗi kế toán viên đã được phân công đảm nhận các phần hành kế toán khác nhau, điều này tạo thuận lợi cho việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên sâu của mỗi kế toán viên đồng thời khắc phục được tình trạng chồng chéo lẫn lộn trong công tác kế toán.
3.1.1.3. Công tác kế toán.
Việc tổ chức công tác kế toán, vận dụng cải tiến mới trong công tác hạch toán kế toán, được tiến hành kịp thời theo những thay đổi trong công tác kế toán của Bộ tài chính. Hơn nữa, công ty có đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ vững vàng, nắm rõ đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất. Với cách bố trí nhân viên như hiện nay, công tác kế toán nói chung của công ty nói riêng đã đi vào nề nếp và tương đối ổn định.
Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ sử dụng đầy đủ hệ thống sổ sách chứng từ theo quy định của chế độ kế toán do Nhà nước ban hành và đảm bảo phù hợp cho hoạt động của công ty, tạo mối quan hệ mật thiết giữa các bộ phận kế toán của công ty.
Công tác hạch toán khá hoàn thiện, đảm bảo phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ, thống nhất về mặt phạm vi, phương pháp tính toán và các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán và các bộ phận có liên quan.
Các phòng ban trong công ty có mối liên hệ mật thiết với nhau, điều này tạo điều kiện cho công tác kế toán được hoàn chỉnh trên trong việc xây dựng các kế hoạch và dự toán trong công ty.
3.1.1.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty đã khá hoàn thiện, đảm bảo phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ, thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa phòng kế toán và các bộ phận có liên quan. Công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với điều kiện thực tế của công ty, cung cấp kịp thời các thông tin kế toán giúp ban lãnh đạo công ty biết rõ tình hình biến động của các yếu tố chi phí trong giá thành đồng thời có biện pháp để giảm chi phí cũng như việc đưa ra các quyết định đúng đắn trong công tác lãnh đạo chung của toàn công ty.
Nhận thức được tầm quan của việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, Công ty đã tăng cường thực hiện công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán đã thực sự là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý tài chính của công ty.
Công ty áp dụng hình thức trả lương cho nhân viên theo lương sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Điều này đã tạo động lực cho công nhân nâng hứng thú trong lao động và tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó, việc trích các khoản bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế của công ty rất rõ ràng và thực hiện theo đúng quy định nên đã tạo cho người lao động yên tâm hơn trong sản xuất.
Cungc với các phòng ban khác trong công ty, bộ máy kế toán cũng đã xây dựng được một hệ thống các định mức chi phí như định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức chi phí nhân công trực tiếp, xây dựng kế hoạch giá thành sản phẩm tương đối chính xác để từ đó có những phân tích sự biến động giữa giá thành thực tế và giá thành kế hoạch và sự biến động giá thành giữa các năm để từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm ở công ty được tập hợp trực tiếp giúp cho việc quản lý, giám sát, thực hiện kế hoạch về chi phí giá thành được chính xác, giúp cho việc ra các quyết định quản lý đúng đắn để duy trì sản xuất nhịp nhàng, lựa chon cơ cấu sản phẩm thích hợp. Việc tập hợp chi phí theo khoản mục phản ánh đầy đủ, rõ ràng các chi phí cấu thành nên sản phẩm, giúp cho việc phân tích các yếu tố chi phí được xác định để từ đó có phương hướng, biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Công ty thực hiện việc tập hợp chi phí thường xuyên theo tháng, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ban lãnh đạo công ty có thể phát hiện những chi phí không hợp lý để từ đó có các giải pháp xử lý hữu hiệu và kịp thời nhất…
Phương pháp tính giá thành công ty đang áp dụng là phương pháp hệ số, phù hợp với sản phẩm của công ty được sản xuất trong cùng quá trình, cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng thu về đồng thời hai loại sản phẩm khác nhau.
Với những ưu điểm trên, công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm càng phát huy và nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác hạch toán kế toán tại công ty và việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định.
3.1.2. Nhược điểm.
3.1.2.1. Vấn đề sử dụng sổ kế toán.
Hiện nay công ty đang sử dụng hình thức sổ kế toán là hình thức " Nhật kí chứng từ", hình thức này có ưu điểm là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chi tiết nên công tác kiểm tra đối chiếu thuận lợi song lại có nhược điểm đó là số lượng sổ sách lớn.
Bên cạnh đó, Công ty chưa áp dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán nên kế toán viên mất nhiều thời gian và công sức để đối chiếu, kiểm tra. Khối lượng công việc của phòng kế toán lớn, khó tránh khỏi những sai sót trong quá trình làm việc.
3.1.2.2. Vấn đề hạch toán chi phí sản xuất.
* Về công tác hạch toán công cụ dụng cụ.
Công ty sử dụng các loại công cụ dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài nhưng hiện nay công ty không tiến hành phân bổ chi phí công cụ dụng cụ làm nhiều lần mà lại tiến hành phân bổ chi phí công cụ dụng cụ một lần vào kì đầu tiên. Việc này đã làm ảnh hưởng đến việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của kì đó và các kì liên quan.
* Về công tác hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ có số lượng máy móc, thiết bị lớn nhưng công ty không trích trước các khoản chi phí sửa chữa lớn phát sinh theo kế hoạch vào giá thành mà thường khi phát sinh kì nào thì cho luôn vào kì đó ảnh hưởng đến công tác kế toán sản phẩm sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
*Về công tác hạch toán chi phí tiền lương.
Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ là một công ty sản xuất lớn với đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất chiếm 283 số lượng công nhân viên của công ty trực tiếp sản xuất. Điều này là chưa phù hợp với đặc thù của công ty vì nếu trong tháng, số lượng công nhân này đồng loạt nghỉ phép như mùa lễ hội, du lịch thì sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, do đó sẽ làm sai lệch kết quả sản xuất kinh doanh trong tháng.
* Về công tác quản lý chi phí sản xuất.
Mặc dù công ty đã có những biện pháp để quản lý chi phí sản xuất nhưng việc tăng cường quản lý và giảm thiểu chi phí sản xuất rất cần được thực hiện cụ thể hơn nữa.
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ.
3.2.1. Nguyên tắc hoàn thiện.
Việc hoàn thiên công tác hạch toán kế toán và tính giá thành sản phẩm là một công việc cần thiết. Việc hoàn thiện đó cần dựa trên các cơ sở sau:
- Dựa trên chế độ kế toán đã được quy định.
- Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ và yêu cầu cụ thể của các nhà quản lý doanh nghiệp…
- Đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ, có hiệu quả cho mọi hoạt động kế toán tài chính của doanh nghiệp nhằm phục vụ kịp thời cho công tác chỉ đạo sản xuất.
3.2.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
* Kiến nghi 1:
Công ty áp dụng hình thức Nhật kí- Chứng từ nên số lượng sổ sách lớn trong khi đó lại không sử dụng kế toán máy. Vì vậy, công ty nên áp dụng một phần mềm kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình để giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán viên.
* Kiến nghị 2:
Đối với công cụ dụng cụ xuất dùng có quy mô lớn, giá trị cao, có tác dụng cho nhiều kì hạch toán, công ty nên phân bổ chi phí công cụ dụng cụ cho nhiều kì để có thể tính táon và tập hợp chi phí sản xuất chính xác hơn. Việc phân bổ chi phí công cụ dụng cụ làm nhiều kì được hạch toán theo các bút toán sau:
Khi xuất dùng công cụ dụng cụ:
Nợ TK 142, 242: Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng.
Có TK 153: Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng.
Phản ánh giá trị phân bổ mỗi lần:
Nợ TK 627: Giá trị phân bổ mỗi lần.
Có TK 142, 242: Giá trị phân bổ mỗi lần.
Khi công cụ dụng cụ báo hỏng:
Nợ TK 152, 111…: Giá trị thu hồi (nếu có)
Nợ TK 627: Giá trị còn lại- giá trị thu hồi- giá trị đã phân bổ
Có TK 142, 242: Giá trị còn lại.
* Kiến nghị 3:
Công ty nên lên kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn và tiến hành thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Vì Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ là một cônb ty sản xuất, đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất lớn, số lượng và giá trị máy móc thiết bị, nhà xưởng tương đối lớn nên trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ phát sinh những khoản chi phí sửa chữa tương đối lớn. Do vậy, để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra ổn định, không bị đột biến về chi phí, công ty nên trích trước các khoản này.
- Trích trước chi phí sửa chữa lớn theo các bút toán sau:
Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn:
Nợ TK 627: Chi phí trích trước.
Có TK 335: Chi phí trích trước.
Khi tiến hành sửa chữa.
Nợ TK 2413: Giá trị sửa chữa
Có TK 111, 112, 331, 334… Giá trị sửa chữa.
Khi quyết toán.
Nợ TK 335: Giá trọ sửa chữa
Có TK 2413: Giá trị sửa chữa.
Khi cần bổ sung:
Nợ TK 627: Giá trị cần bổ sung.
Có TK 335: Giá trị cần bổ sung.
Khi thừa quỹ:
Nợ TK 335: Giá trị thừa.
Có TK 627: Giá trị thừa.
- Trích trước lương nghỉ phép theo trình tự sau:
- Căn cứ vào dự báo kế hoạch nghỉ phép năm và chính sách tiền lương tương ứng với lao động trực tiếp sản xuất để xây dựng quỹ lương nghỉ phép kế hoạch năm.
Tỷ lệ trích trước = x 100
- Hàng tháng xác định mức trích lương ghi chi để lập quỹ lương phép.
Quỹ lương phép/ tháng = Tỷ lện trích trước x Quỹ lương tháng thực tế.
Ghi bút toán sau:
Nợ TK 622, 627: Lương trích trước
Có TK 335: Lương trích trước.
- Căn cứ thực tế nghỉ phép tính mức lương phải trả để chi lương phép từ quỹ đã lập.
Ghi Nợ TK 335: Lương phép,
Có TK 334
- Cuối năm quyết toán quỹ
Nếu thừa quỹ, ghi:
Nợ TK 335.
Có TK 622, 627
Nếu thiếu quỹ, ghi:
Nợ TK 622, 627.
Có TK 335.
* Kiến nghị 4:
Công ty nên tăng cường và cụ thể hoá hơn trong công tác giảm thiểu chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Công ty có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
- Nghiên cứu các biện pháp để giảm thiểu hao hụt nguyên vật liệu, so sánh tỷ lệ hao hụt của công ty với tỷ lệ hao hụt trên thị trường để từ đó tìm cách bảo quản như: quan tâm tới các điều kiện bảo quản, kho bãi…
- Đưa ra các hình thức thưởng, phạt đối với các sáng kiến cũng như các hành vi gây ra thâm hụt nguyên vật liệu.
Đối với chi phí nhân công trưc tiếp, Công ty có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
- Thực hiện tốt các công tác tổ chức sản xuất, bố trí công nhân thực hiện quá trình sản xuất một cách phù hợp.
- Tăng cường nghiên cứu và áp dụng các kĩ thuật tiến bộ vào sản xuất để tăng năng suất lao động. Đồng thời có chính sách, chế độ thưởng phạt để khuyến khích người lao động.
Đối với chi phí sản xuất chung, Công ty nên sử dụng tiết kiệm các dịch vụ mua ngoài như điện, nước và sử dụng hiệu quả công cụ dụng cụ và các tài sản cố định của công ty.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh lành mạnh hiện nay, một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và đứng vững khi có một bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc ra các quyết định quản trị của các nhà quản lý. Nắm bắt được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán, các doanh nghiệp hiện nay đang cố gắng cải thiện tính hiệu quả trong công tác kế toán của doanh nghiệp.
Qua một thời gian thực tập tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ, được sự hướng dẫn tận tình của các cô, các chú, các anh, các chị trong công ty cùng các kiến thức được trang bị trong nhà trường và thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty, em đã đi sâu tìm hiểu chuyên đề "Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ".
Em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học để đi sâu tìm hiểu công tác hạch toán kế toán tại Công ty và đã cố gắng đưa những điều thu được vào bài viết. Song do trình độ còn nhiều hạn chế, bài viết khó tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý và chỉ bảo của các thầy cô cùng các cán bộ phòng kế toán công ty để bài viết hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chỉ bản của thầy cô giáo hướng dẫn GS.TS. Đặng Thị Loan và các cô, các chú, các anh, các chị tại phòng kế toán Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. PGS. TS. Đặng Thị Loan- 2006- Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp- NXB ĐH Kinh tế Quốc dân.
2. PGS. TS. Nguyễn Văn Công- 2006- Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính- NXB ĐH Kinh tế Quốc dân.
3. Quyết định số 15/ 2006/ QĐ- BTC ngày 26/3/ 2006 về chế độ kế toán trong doanh nghiệp.
4. Các tài liệu của Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ.
5. Các website: www.mof.gov.vn
www.webketoan.vn
www.kiemtoan.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2007
Đơn vị tính: vnđ
TÀI SẢN
Mã số
Thuyết minh
Số cuối năm
(3)
Số đầu năm
(3)
1
2
3
4
5
9.185.674.753
6.391.531.535
A-TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150)
100
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
110
1.586.313.760
1.068.058.723
1. Tiền
111
V. 01
1.586.313.760
1.068.058.723
2. Các khoản tương đương tiền
112
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
V. 02
1. Đầu tư ngắn hạn
121
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
129
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
130
5.193.791.175
3.921.009.807
1. Phải thu khách hàng
131
5.178.968.358
3.401.209.298
2. Trả trước cho người bán
132
30.000.000
34.000.000
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
133
494.000.000
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
134
5. Các khoản phải thu khác
135
V. 03
654.508
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
139
(15.177.183)
(8.853.999)
IV. Hàng tồn kho
140
2.241.404.417
1.226.269.583
1. Hàng tồn kho
141
V. 04
2.297.408.417
1.321.450.307
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
149
(56.004.000)
(95.180.724)
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
164.165.401
176.193.422
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
151
2. Thuế GTGT được khấu trừ
152
130.579.176
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
154
V. 05
1
2
3
5. Tài sản ngắn hạn khác
158
33.586.225
176.193.422
B- TÀI SẢN DÀI HẠN (200= 210+220+240+250+206)
200
2.451.241.908
2.370.990.141
I. Các khoản phải thu dài hạn
210
21.500.368
67.500.368
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
211
46.000.000
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
212
3. Phải thu dài hạn nội bộ
213
V. 06
4. Phải thu dài hạn khác
218
V. 07
21.500.368
21.500.368
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
219
II. Tài sản cố định
220
2.429.741.540
2.303.489.773
1. Tài sản cố định hữu hình
221
V. 08
2.316.891.719
2.303.489.773
- Nguyên giá
222
5.120.783.176
4.886.239.582
- Giá trị hao mòn luỹ kế
223
(2.803.891.457)
(2.582.749.809)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
224
V. 09
- Nguyên giá
225
- Giá trị hao mòn luỹ kế
226
3. Tài sản cố định vô hình
227
V.10
- Nguyên giá
228
- Giá trị hao mòn luỹ kế
229
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
V. 11
112.849.821
III. Bất động sản đầu tư
240
V. 12
- Nguyên giá
241
- Giá trị hao mòn luỹ kế
242
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
250
1. Đầu tư vào công ty con
251
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
252
3. Đầu tư dài hạn khác
258
V.13
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn
259
V. Tài sản dài hạn khác
260
1. Chi phí trả trước dài hạn
261
V. 14
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
262
V. 21
3. Tài sản dài hạn khác
268
Tổng tài sản (270 = 100 + 200)
270
11.636.916.661
8.762.521.676
NGUỒN VỐN
10.431.053.645
7.331.908.221
A- NỢ PHẢI TRẢ ( 300 = 310 + 330)
300
I. Nợ ngắn hạn
310
8.975.883.089
6.968.107.196
1. Vay và nợ ngắn hạn
311
V. 15
2. Phải trả người bán
312
3.677.113.233
1.025.485.361
3. Người mua trả tiền trước
313
405.688.838
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
314
V. 16
157.883.441
363.651.083
5. Phải trả người lao động
315
1.506.922.282
1.386.285.894
6. Chi phí phải trả
316
V. 17
7. Phải nộp nội bộ
317
3.298.953.064
3.542.920.375
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
318
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
319
V. 18
78.102.904
21.189.483
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn
320
256.908.165
222.885.162
II. Nợ dài hạn
330
1.455.170.556
363.801.025
1. Phải trả dài hạn người bán
331
16.500.000
27.785.243
2. Phải trả dài hạn nội bộ
332
V. 19
1.438.670.556
336.015.782
3. Phải trả dài hạn khác
333
4. Vay và nợ dài hạn
334
V. 20
1
2
3
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
335
V. 21
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
336
7. Dự phòng phải trả dài hạn
337
1.205.863.016
1.430.613.455
B- VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410+ 430)
400
I. Vốn chủ sở hữu
410
V. 22
1.205.863.016
1.430.613.455
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
1.205.863.016
1.430.613.455
2. Thặng dư vốn cổ phần
3. Vốn khác của chủ sở hữu
413
4. Cổ phiếu quỹ
414
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
415
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
416
7. Quỹ đầu tư phát triển
417
8. Quỹ dự phòng tài chính
418
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
419
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
420
11. Nguồn vốn đầu tư chưa phân phối
421
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
430
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
431
2. Nguồn kinh phí
432
V. 23
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
433
Tổng nguồn vốn (440 = 300+ 400)
440
11.636.916.661
8.762.521.676
Lập, ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Giám đốc
Phụ lục 2
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2007
Đơn vị tính: vnđ
CHỈ TIÊU
Mã số
Thuyết minh
Năm
nay
Năm
trước
1
2
3
4
5
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
VI. 25
22.341.047.610
22.611.306.381
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
02
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
10
22.341.047.610
22.611.306.381
(10 = 01 - 02)
4. Giá vốn hàng bán
11
VI. 27
17.341.161.167
17.611.177.222
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20
20
4.999.886.443
5.000.129.159
= 10- 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
VI. 26
26.860.434
26.978.961
7. Chi phí tài chính
22
VI. 28
- Trong đó: Chi phí lãi vay
23
8. Chi phí bán hàng
24
444.513.291
740.837.500
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
3.951.259.369
3.690.396.837
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30
630.974.217
595.873.786
{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}
11. Thu nhập khác
31
17.714.286
51.113.747
12. Chi phí khác
32
26.038.275
13. Lợi nhuận khác (40 = 31- 32)
40
17.714.286
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
50
648.688.503
620.949.255
(50 = 30 +40)
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
VI. 30
181.632.781
173.865.791
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
VI. 30
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(60 = 50- 51- 52)
60
467.055.722
447.083.464
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)
70
Lập,ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Giám đốc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá thực tế tổ chức hạch toán kế toán tại công ty phát triển công nghệ và thiết bị Mỏ.docx